Đề tài Quy định pháp luật về điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trừ hoạt động cho vay)

Bên bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. - Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hành chấp nhận thanh toán. - Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng. - Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng.

pdf45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy định pháp luật về điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trừ hoạt động cho vay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 29/12/2006, Điều 11 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 4) Các quy định chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá: 4.1. Các quy định chung:  Chủ thể xin chiết khấu phải đủ năng lực phấp luật và năng lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện chung bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.  Công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá phải đủ các tiêu chuẩn sau đây: + Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng. + Chưa đến hạn thanh toán + Được phép giao dịch (mua bán, tặng cho, chuyển đổi, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch khác) + Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành.  Cơ sở pháp luật: Điều 6 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006, Điều 6 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 4.2. Các quy định về Giá, thời hạn, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và các chi phí liên quan: 7  Giá chiết khấu, tái chiết khấu do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trên cơ sở giá trị thanh toán của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khi đến hạn, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá.  Thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá.  Lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và các chi phí khác có liên quan do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.  Cơ sở pháp luật: Điều 9 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006, Điều 9 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 4.3. Mức chiết khấu, tái chiết khấu tối đa đối với một khách hàng: Ngoài việc quy định các điều kiện chiết khấu như trên, để đảm bảo sự an toàn của hoạt động kinh doanh của các TCTD, pháp luật còn quy định về giới hạn chiết khấu, tái chiết khấu tối đa đối với một khách hàng:  Tổ chức tín dụng xem xét quy định mức chiết khấu, tái chiết khấu tối đa đối với các trường hợp sau đây phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng: + Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng là tổ chức tín dụng; + Mức tái chiết khấu tối đa đối với một khách hàng. Được quy định tại điều 128, 130 Luật các TCTD 2010. 8  Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải là tổ chức tín dụng bằng 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì mức chiết khấu đối với một khách hàng tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ.  Cơ sở pháp luật: Điều 10 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006, Điều 10 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 5) Các Phương thức chiết khấu, tái chiết khấu: Có 2 phương thức:  Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá là phương thức mua hẳn giấy tờ có giá theo giá chiết khấu, tái chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngay quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá đó cho tổ chức tín dụng. Khi giấy tờ có giá đó đến hạn thanh toán, tổ chức tín dụng xuất trình công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá để thanh toán với tổ chức phát hành.  Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn: + Các tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá theo thời hạn và giá chiết khấu, tái chiết khấu, đồng thời kèm theo cam kết của khách hàng về việc mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá vào ngày đến hạn chiết khấu, tái chiết khấu. + Trường hợp hết thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu mà khách hàng không thực hiện việc mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá, thì tổ chức tín dụng là chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá. 9  Cơ sở pháp luật: Điều 10 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006, Điều 10 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 6) Cơ sở pháp luật:  Luật các tổ chức tín dụng 2010  Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006  Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004  Thông tư 01/2012/TT-NHNN Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN VN đối với các TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài. 10 PHẦN II: NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN I. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ BTT 1. Khái niệm Bao thanh toán (factoring) là hình thức tài trợ cho những hoạt động mua bán những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các hoạt động SXKD, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Nói đơn giản BTT là việc các tổ chức tài chính mua lại các khoản đòi nợ của các chủ nợ. Theo từ điển kinh tế Factoring là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ-Factor) mua lại các khoản nợ của một doanh nghiệp với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Theo công ước về BTT quốc tế của UNIDROIT 1988 Bao thanh toán là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng. ắc GRIF (General Rules for International factoring) 01-07-2002 BTT là một hợp đồng theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị BTT, có thể với mục đích nhận tài trợ thương mại hoặc không, để nhận được ít nhất một trong các chức năng sau: theo dõi sổ sách các khỏan phải thu, thu hộ các khỏan phải thu, bảo hiểm 11 rủi ro nợ xấu. ết định số 1096/2004/QĐ-NHNN Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa 2. Đặc điểm ủ thể tham gia: người bán nợ, người mua nợ, người mắc nợ ức tín dụng ngắn hạn ản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ 3. Phân loại Phân loại BTT theo phạm vi hoạt động ớc (Domestic Factoring) ốc tế ( International Factoring) Phân theo phương thức ừng lần ịnh kì ồng BTT Phân theo tính chất hoàn trả ền truy đòi 12 ền truy đòi Phân theo quy mô tài trợ Phân theo việc thông báo cho người mua 4. Lợi ích Đối với bên bán/bên xuất khẩu Được tài trợ vốn và tăng vòng quay vốn lưu động. Tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí đòi nợ, chi phí quản lí khoản phải thu Hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ từ bên mua/nhà NK. Nhận được nhiều dịch vụ hỗ trợ khác Có thêm thông tin về bên mua ... Đối với bên mua/nhà nhập khẩu ợc NH tài trợ vốn tín dụng ải quyết những bất đồng về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, phong tục tâp quán ận được nhiều dịch vụ hỗ trợ khác Đối với Ngân hàng ạng hóa sản phẩm tín dụng 13 ồn thu, tăng lợi nhuận ển mối quan hệ với khách hàng 5. Điều kiện trong hợp đồng BTT ản phẩm được bao thanh toán phải là những sản phẩm có chất lượng tốt ối tựơng khách hàng ỷ lệ ứng trước cho khách hàng (80-90%) ản lý, phí xử lý hóa đơn, phí bảo đảm rủi ro tín dụng, phí thu ) lãi vay được trừ vào tiền ứng trước. Các khoản phải thu phát sinh không được BTT ừ hoạt động mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm ừ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp, có tranh chấp ợp đồng hàng hóa dưới hình thức ký gửi ời hạn còn lại dài hơn 180 ngày ản phải thu đã được gán nợ, cầm cố, thế chấp ản đã quá thời hạn thanh toán theo Hđ 14 II. QUY TRÌNH BAO THANH TOÁN 1. Quy trình BTT trong nước Người bán (Client) Người mua (Debtors) 11 . T h a n h to á n ứ n g trư ớ c 8 .Ứ n g trư ớ c 7 . C h u y ển n h ư ợ n g h ó a đ ơ n đ ã đ ư ợ c B T T 5 .K ý k ết H Đ B T T 3 b . T h ẩ m đ ịn h tín d ụ n g 9 . T h u n ợ k h i đ ến h ạ n 1 0 . T h a n h to á n 4 .T rả lờ i (1) HĐ mua bán h2 6. Giao hàng Người bán (Client) Người mua (Debtors) 4 .T rả lờ i 2 .Y êu cầ u tín d ụ n g Đơn vị bao thanh toán ( Factor) 15 2. Bao thanh toán quốc tế: Exporter (Client) XK Importer (NK) 1 3 . T h a n h to á n ứ n g trư ớ c 9 .Ứ n g trư ớ c 8 . C h u y ển n h ư ợ n g h ó a đ ơ n 6 . K ý k ết H Đ B T T 4 . Đ á n h g iá tín d ụ n g 1 0 . T h u n ợ k h i đ ến h ạ n 5 .T rả lờ i 3.Yêu cần tín dụng (7) Giao hàng (1) HĐ mua bán h2 2 .Y êu cầ u tín d ụ n g Export Factor(NHNK) 11 . T h a n h to á n Import Factor (NHNK) 5. Trả lời tín dụng 8. Chuyển nhượng 12. Thanh toán 16 Văn bản pháp lý liên quan ớc về BTT quốc tế của UNIDROIT 1988 ắc GRIF (General Rules for International factoring) 01-07-2002. ết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ật TCTD 2010 17 PHẦN III: NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1. Khái niệm cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đãđược hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. (Trích nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính). Ở đây: Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cho thuê tài chính cổ phần. Cụ thể hoá những đặc trưng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, quy định của pháp luật hiện hành ghi nhận giao dịch cho thuê tài chính phải có một trong những dấu hiệu sau đây: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thu hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên; 18 - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; - Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê; - Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận Ýt nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Cho thuê tài chính được phân loại thành nhiều phương thức tuỳ theo từng tiêu chí phân loại. Một số tài liệu phân loại cho thuê tài chính dựa theo nguồn gốc sở hữu hoặc nguồn gốc tài chính của tài sản thuê mà theo đó, cho thuê tài chính bao gồm: Cho thuê đơn giản, cho thuê hợp vốn, cho thuê bắc cầu, bán và cho thuê lại v.v.. Tuy nhiên theo, để làm nổi bật bản chất tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính có thể được phân loại như sau: Cho thuê tài chính không hoàn lại tài sản thuê là phương thức cho thuê tài chính mà theo đó, bên thuê có quyền sở hữu tài sản thuê khi chấm dứt hợp đồng thuê. Khi kết thúc hợp đồng, bên cho thuê có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê. Đối với phương thức này, số tiền thuê thường không thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm giao kết hợp đồng và khi chuyển giao quyền sở hữu, bên thuê chỉ phải thanh toán theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của tài sản tại thời điểm chuyển giao. Cho thuê tài chính có hoàn lại tài sản thuê là phương thức cho thuê tài sản mà theo đó, tài sản thuê không đương nhiên được chuyển giao quyền sở hữu khi chấm dứt hợp đồng thuê. Với phương thức cho thuê này, số tiền thuê có thể thấp hơn giá trị của tài sản tại thời điểm thuê. Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê có quyền thuê tiếp hoặc mua lại tài sản thuê. Giá chuyển nhượng (nếu có) sẽ được các bên thương lượng 19 dựa trên giá trị còn lại của tài sản thuê. 2. Hoạt động của Công ty CTTC: - Huy động vốn từ các nguồn sau:  Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước;  Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; c) Được vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; d) Được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Cho thuê tài chính. - Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (dưới đây gọi tắt là mua và cho thuê lại). Theo hình thức này, công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. - Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. - Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Được quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 20 3. Những đối tượng được thuê tài chính: Tất cả các tổ chức hoạt động, cá nhân sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình, gồm:  Cá nhân, hộ gia đình  Doanh nghiệp (Tổ chức)  Các tổ chức khác thuộc đối tượng vay của các tổ chức tín dụng.  Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê tài chính đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng. Được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 4. Tài sản thuê gồm các loại: Các tài sản được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; còn mới hoặc đã qua sử dụng được phép giao dịch, được Bên thuê sử dụng để phục vụ cho hoạt động của mình, gồm:  Phương tiện vận chuyển  Máy móc, thiết bị thi công  Dây chuyền sản xuất  Thiết bị gắn liền với bất động sản Được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 5. Một số đặc trưng của cho thuê tài chính - Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản so với các loại cho thuê tài sản khác là có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. - Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (tài sản này có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác...) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài 21 chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (khách hàng có nhu cầu thuê thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế). - Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng. - Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê có nghĩa vụ nộp tiền thuê (tiền trích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục cho thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê. - Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên... 6. Lợi ích của hoạt động cho thuê tài chính.  Đối với bên cho thuê Đối với bên cho thuê, việc ra đời và áp dụng phương thức tài trợ cho thuê tài chính không phải là loại hình thay thế các phương thức tài trợ cổ điển như cho vay trung và dài hạn bằng tiền, mà nó là hình thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các định chế tài chính mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau: Bên cho thuê với tư cách là sở hữu chủ về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại. 22 Trong trường hợp bên đi thuê bị phá sản thì tài sản cho thuê tài chính không bị phát mãi, bên cho thuê thu hồi lại được. Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn.  Đối với bên đi thuê: Hoạt động cho thuê tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ, các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp có được cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để sử dụng. Thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Giúp cho bên đi thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh, như ngành công nghiệp máy tính chẳng hạn. Hoạt động cho thuê tài chính sẽ tạo khả nâng dự trữ các nguồn tín dụng cho tương lai của doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó khăn về tài chính trước mắt. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để kinh doanh. 7. Giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng: - Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho thuê tà i chính từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc khách hàng thuê là tổ chức tín dụng; - Trường hợp nhu cầu thuê của một khách hàng vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các công ty 23 cho thuê tài chính được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 79 của Luật Các tổ chức tín dụng. Được quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 8. Quy trình cho thuê Tài chính - Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thoả thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc Bản ghi nhớ. - Bên thuê: Bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê Tài chính trên cơ sở hồ sơ pháp lý/ phương án sản xuất kinh doanh/ hợp đồng mua máy móc thiết bị/ kết quả thẩm định của Công ty cho thuê Tài chính đồng ý cho thuê. - Bên cho thuê: Nhà cung cấp ký kết hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài sản thuê theo thoả thuận giữa Bên thuê và Nhà cung cấp. - Nhà cung cấp giao hàng cho Bên thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản giao nhận. - Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho Nhà cung cấp. - Bên cho thuê thanh toán tiền thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê Tài chính và phụ lục kèm theo. Được quy định tại Điều 17 Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 9. Cơ sở pháp luật: - Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. 24 - Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. - Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính 25 PHẦN IV: NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ: Theo điểm d, khoản 3, điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng thì phát hành thẻ tín dụng là một trong các hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Theo khoản 7, điều 16 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: “Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.” II. KHÁI NIỆM VỀ THẺ TÍN DỤNG: Xuất phát từ Mỹ, thẻ tín dụng lan nhanh ra toàn thế giới vì là phương tiện thanh toán tiện dụng nhất, vượt ra khỏi rào cản khác biệt của tiền mặt. Điều lý thú nhất là không cần có tiền trong thẻ, bạn vẫn có thể mua hàng, thậm chí có thể rút tiền mặt xài trước rồi trả sau. Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ được phát hành bởi một tổ chức (là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) để cho người tiêu dùng vay tiền để trả cho người bán hàng. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh 26 toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt. III. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG: Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ. Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ hoặc vắng chủ thẻ (CNP - Card/Cardholder Not Present). Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh trong vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS - Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng. Đầu đọc đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Loại thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ "chip" hoặc thẻ EMV. 27 Các nhà bán hàng trực tuyến thường sử dụng một các thức khác để xác minh tài khoản thẻ, trong đó chủ thẻ thường phải cung cấp thêm thông tin như mã số an ninh in ở mặt sau thẻ, địa chỉ chủ thẻ hoặc mật khẩu định trước. Hàng tháng, chủ thẻ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại bác bỏ một số giao dịch mà anh/chị ta cho là không đúng. Nếu không khiếu nại gì, trước ngày đến hạn, chủ thẻ phải trả một phần tối thiểu định trước, hoặc nhiều hơn, hoặc trả hết món nợ. Nhà cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác). Nhiều tổ chức tài chính có thể sắp xếp việc trả nợ tự động, cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ (nếu có đủ tiền) để tránh trễ hạn trả nợ. IV. HÌNH THỨC THẺ: Hầu hết các thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng địa phương hay các tổ chức tín dụng. Thẻ tín dụng ban đầu chỉ được làm bằng giấy cứng, có nhiều hình thức, kích cỡ khác nhau tùy theo ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành ra nó. Cách thức sử dụng thẻ cũng chỉ giới hạn trong khu vực hẹp, nơi mà người ta có thể nhận dạng trực tiếp các chủ thẻ. Do sự tiến bộ của khoa học, cùng với sự phát triển của nhu cầu sử dụng, thẻ tín dụng ngày nay đều dùng chất liệu nhựa polyme, thống nhất có cùng hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 Các loại thẻ tín dụng thông dụng hiện nay là Visa, Master, American Express, JCB, Amex,… với các đặc điểm sau: • Biểu tượng của tổ chức phát hành thẻ • Bản vi mạch trên thẻ (EMV chip) 28 • Ảnh nổi ba chiều • Mã số thẻ (16 chữ số) • Biểu tượng của loại thẻ • Thời gian có hiệu lực của thẻ Hình ảnh 1 số thẻ tín dụng phổ biến: 29 PHẦN V: NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (Khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12) I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG: 1.1 Khái niệm bảo lãnh, đồng bảo lãnh: (Điều 2-26/2006/QĐ-NHNN) “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. 1.2 Đồng bảo lãnh: (Điều 12-26/2006/QĐ-NHNN) “Đồng bảo lãnh” là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc các bên tham gia bảo lãnh theo các phần độc lập. Trường hợp, tổ chức tín dụng đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng thì các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại cho tổ chức tín dụng đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thoả thuận. 1.3 Chủ bên trong quan hệ bảo lãnh: (Điều 2, 3-26/2006/QĐ-NHNN) - “Bên bảo lãnh”: là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - “Bên được bảo lãnh”: là khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh. 30 - “Bên nhận bảo lãnh”: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng. - “Các bên có liên quan”: Là các bên có liên quan đến việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng, như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh và các bên khác (nếu có). Trong đó, Bên được bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, ngoại trừ các đối tượng sau: * Đối tượng không được bảo lãnh: (Điều 126-47/2010/QH12) - Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với những tổ chức, cá nhân sau đây: o Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/ Phó giám đốc, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; o Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/ Phó giám đốc. - Tổ chức tín dụng không được cấp bảo lãnh cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản trên. Tổ chức tín dụng không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản trên. 31 - Donh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. - Tổ chức tín dụng không bảo lãnh trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. * Đối tượng hạn chế bảo lãnh (Điều 127- 47/2010/QH12). - Tổ chức tín dụng không được cấp bảo lãnh không có bảo đảm, cấp bảo lãnh với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 32 - Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng. - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. 1.4 Các loại bảo lãnh: (Điều 5 -26/2006/QĐ-NHNN) - Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. - Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. - Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 33 - Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - “Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. - “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng. - Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.5 Các hình thức phát hành bảo lãnh (Điều 2 -26/2006/QĐ-NHNN) a. “Thư bảo lãnh”: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 34 b. “Hợp đồng bảo lãnh”: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. c. Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu và các hình thức khác. II.NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 2.1. Điều kiện bảo lãnh: (Điều 8 -26/2006/QĐ-NHNN) a. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; b. Mục đích đề nghị tổ chức tín dụng bảo lãnh là hợp pháp; c. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn cam kết; d. Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam. 2.2. Phạm vi và giới hạn bảo lãnh (Điều 6-26/2006/QĐ-NHNN) Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây: - Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay; - Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống; 35 - Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước; - Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu; - Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước; - Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn bị giới hạn trị giá hợp đồng bảo lãnh theo quy định sau theo Điều 7-26/2006/QĐ-NHNN, Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12. - Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán. - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 36 - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. - Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại đối với từng trường hợp cụ thể. - Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2.3. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh: (Điều 9-26/2006/QĐ-NHNN) Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng bao gồm đề nghị bảo lãnh và các tài liệu có liên quan đến giao dịch bảo lãnh do tổ chức tín dụng quy định. Khách hàng cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu này. 2.4. Hợp đồng cấp bảo lãnh (Điều 10-26/2006/QĐ-NHNN) Hợp đồng cấp bảo lãnh do bên bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) thoả thuận bao gồm các nội dung sau đây: 37 a. Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, khách hàng và thời gian ký hợp đồng; b. Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh; c. Mục đích bảo lãnh; d. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; đ. Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh, giá trị tài sản làm bảo đảm; e. Quyền và nghĩa vụ của các bên; g. Quy định về hoàn trả của khách hàng sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; h. Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh; i. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; k. Những thoả thuận khác. 2.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh 2.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh: (Điều 23 -26/2006/QĐ-NHNN) * Bên bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định 38 bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có); d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay. g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. * Bên bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. 2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng: (Điều 24 -26/2006/QĐ-NHNN) * Bên bảo lãnh đối ứng có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng; b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh; 39 c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có). d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. * Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. 2.5.3. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh: (Điều 25 -26/2006/QĐ-NHNN) * Bên xác nhận bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng; b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan 40 đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có). c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh; d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh. đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. * Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh. 2.5.4. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng: (Điều 26-26/2006/QĐ-NHNN) 41 * Khách hàng có quyền: a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình; b.Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh; c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. * Khách hàng có nghĩa vụ: a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh; b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận; d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh. 2.6. Cam kết bảo lãnh: (Khoản 2 Điều 2-26/2006/QĐ-NHNN) Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm: a. “Thư bảo lãnh”: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách 42 hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. b. “Hợp đồng bảo lãnh”: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 2.7. Phí bảo lãnh: (Điều 2-26/2006/QĐ-NHNN) - Bên bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này. - Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hành chấp nhận thanh toán. - Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng. - Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng. III.THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẢO LÃNH 3.1 Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Đ27-26/2006/QĐ-NHNN) - Trong thời hạn của bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo 43 lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh. - Trường hợp các bên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó. - Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đề nghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, sau khi trừ phần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có). - Bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang áp dụng, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện trả thay. 3.2 Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Đ19-26/2006/QĐ-NHNN) - Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Trong trường hợp một trong số các tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh liên đới cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. 3.3 Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt (Đ20-26/2006/QĐ-NHNN) 44 Nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng chấm dứt trong các trường hợp sau: - Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh; - Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; - Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; - Thời hạn của bảo lãnh đã hết; - Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật; - Theo thoả thuận của các bên IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH: Tổ chức tín dụng ban hành quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định cấp bảo lãnh cho khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức tín dụng và từng loại bảo lãnh. (Đ17-26/2006/QĐ-NHNN) * Các bước cơ bản trong nghiệp vụ bảo lãnh: 1. Khách hàng nộp hồ sơ đề nghị ngân hàng cấp bảo lãnh. 2. Hướng dẫn khách hàng nộp tiền ký quỹ, tiến hành khoanh số tiền ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh/ thủ tục cầm cố STK, GTCG/ tài sản khác. 3. Thu phí bảo lãnh; 4. Nhập ngoại bảng 100% giá trị bảo lãnh; 5. Lập bộ hồ sơ bảo lãnh và ký hợp đồng bảo lãnh; Phát hành Thư bảo lãnh/ Hợp đồng cấp bảo lãnh. 45 6. Trong thời hạn của bảo lãnh, nếu bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong Thư bảo lãnh, ngân hàng dùng số tiền ký quỹ của khách hàng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; 7. Trường hợp số tiền ký quỹ và/hoặc số tiền thu được từ xử lý TSBĐ không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì Ngân hàng trả thay phần còn thiếu và ghi nợ cho khách hàng. Khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền Ngân hàng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho Ngân hàng, khách hàng phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ Ngân hàng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà Ngân hàng đang áp dụng (có các điều kiện tương ứng), kể từ ngày Ngân hàng thực hiện trả thay; 8. Xuất ngoại bảng 100% giá trị bảo lãnh khi Ngân hàng thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh hoặc thời hạn bảo lãnh đã hết; Các văn bản pháp luật - 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006. Quyết định về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng. - Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_12__7304.pdf
Luận văn liên quan