Bài tập 11:
1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội.
2. Anh H vào làm việc tại công ty xây dựng Y từ ngày 20/05/1987. Ngày 23/08/2007 theo yêu cầu của giám đốc anh ở lại công ty làm thêm giờ. Trong lúc làm thêm giờ, không may dàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Tháng 7 năm 2010 vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 1 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Mặc dù mới có 52 tuổi nhưng anh làm đơn xin được nghỉ việc và đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí.
Anh ( chị) hãy tư vấn các quyền lợi về an sinh xã hội cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm:
Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội:
☼ Khái niệm:
Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước, xã hộ, cộng đồng bằng những biện pháp và những hình thức khác nhau đối với đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khả năng không tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân, nhằm giúp họ vượt qua những khó khan, ổn định cuộc sống
Chế độ bảo trợ xã hội là ổng hợp các quy phạm pháp luật xác định quyền vf nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các thành viên gặp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
☼ Ý nghĩa:
Bảo trợ xã hội, từ khi ra đời được xem là một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “ người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.
♥ Dưới góc độ kinh tế, bảo trợ xã hội không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh của xã hội, thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống, giảm bớt bần cùng, nghèo đói. ở khía cạnh này, cứu trợ xã hội chính là biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Với mỗi thành viên xã hội nói chung và đối tượng cứu hộ nói riêng, cứu trợ xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và tạo cơ hội vượt qua những khó khăn, túng quẫn về kinh tế. Đối tượng cứu trợ xã hội là những người có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội, các yêu cầu tối thiểu về kinh tế như ăn, mặc, chi phí chữa bệnh,… không được đảm bảo. Tình trạng này có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài, có thể nhất thời với những hoàn cảnh xác định. Những yêu cầu tối thiểu về kinh tế này đã vượt ra khỏi khả năng đảm bảo thực tế của đối tượng, nếu không có cứu trợ họ không thể duy trì được mức sống tối thiểu, không tự giải quyết nổi những bất hạnh và có nguy cơ không trụ được trong cuộc sống. Trong tình thế đó cứu trợ xã hội chính là “ lưới đỡ” kinh tế cuốc cùng về miếng cơm, manh áo hàng ngày cho đối tượng. Không dừng lại ở đó, bảo trợ xã hội còn đưa đến những cơ hội thuận lợi để đối tượng tự vươn lên, đảm bảo và nâng cao đời sống. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng, bảo trợ xã hội không loại trừ được nghèo túng, bất hạnh, rủi ro,…nhưng là biện pháp kinh tế góp phần đẩy lùi nghèo túng, khắc phục rủi ro, tiến bộ xã hội.
♥ Dưới góc độ chính trị xã hội, bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa. Đây không chỉ là thái độ của nhà nước, là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, khó khăn mà còn làm giảm thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ổn định trong xã hội, trong đó có ổn định chính trị. Sở dĩ có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc xuất phát từ chỗ nền tảng của bảo trợ xã hội là hợp tác, tương trợ cộng đồng của các thành viên xã hội trước những bất hạnh, rủi ro của mỗi cá nhân. Theo đó, những khó khăn, bất hạnh này được cả cộng đồng gánh vác, sẻ chia mà không đòi hỏi một nghĩa vụ nào về tài chính từ phía đối tượng. Ở đây không có sự phân biệt về đối tượng hưởng cũng như chủ thể thực hiện mà hơn thế nữa lại là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế,… Có thể nói bảo trợ xã hội là hình thức tương trợ cộng đồng phổ biến nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mỗi cá nhân và có sức hút hấp dẫn trước những giá trị nhân bản của con người.
Với mỗi nhà nước, sự tồn tại của bộ phận người yếu thế và thái độ của Nhà nước đối với họ cũng là khía cạnh thể hiện bản chất nhà nước. Ngược lại, một xã hội muốn phát triển bền vững phải đảm bảo được sự bình ổn về chính trị, xã hội. Xét cho cùng nguyên nhân của những bất ổn xã hội cũng từ nguồn gốc của sự đói nghèo và suy thoái về đạo đức. Khi các nhu cầu thiết yếu của con người không được đảm bảo rất dễ dẫn đến phẩm giá và nhân cách của họ không được bảo đảm, xã hội sẽ trở thành bất ổn, thiếu an toàn. Lúc này bảo trợ xã hội đóng vai trò là “ chiếc van an toàn” thu hẹp dần khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư, điều tiết trật tự xã hội, hạn chế từ gốc rễ những bất ổn xã hội, từ đó bình ổn chính trị.
Ngày nay, cứu trợ xã hội không còn là vấn đề chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính quốc tế. Việc thực hiện bảo trợ xã hội không bị giới hạn bởi bất kì rào cản chính trị hay địa lí nào, nó có ý nghĩa toàn cầu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển hơn.
♥ Dưới góc độ pháp luật, bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tự lo liệu, đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình. Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi con người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn, bảo vệ trước những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mình, các quốc gia đều luật hóa ở mức độ khác nhau để tổ chức thực hiện. ở Việt Nam , quyền bảo trợ xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp ( điều 67) và nhiều văn bản pháp luật khác. Điều đó cho thấy bảo trợ xã hội không chỉ đơn thuần là hoạt động tự phát mang tính nhân đạo của cộng đồng mà dưới góc độ pháp luật nó đã được luật hóa, trở thành chế định an sinh xã hội của một quốc gia. Cũng từ đó phải nhận thức được rằng bảo trợ xã hội không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp hèn, những người cùng cực mà là quyền của mỗi thành viên xã hội, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng.
Tình huống:
Mặc dù đề bài không nêu rõ tuy nhiên có thể khẳng định anh H tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì:
+) Anh H làm việc cho công ty xây dựng Y tính đến năm 2010 là được 23 năm.
+) Đến năm 2010 anh H được 52 tuổi
Kết hợp điều kiện về độ tuổi và nghề nghiệp có thể nhận định anh H và công ty Y là quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì anh H là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, theo quy định tại Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội thì khi đủ điều kiện pháp luật quy định anh H có thể được hưởng các chế độ sau: a) ốm đau; b) Thai sản; c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Hưu trí; đ) Tử tuất.
2.1. Để giải quyết quyền lợi cho anh H theo pháp luật hiện hành trước hết phải xác định được tai nạn mà anh H gặp phải là tai nạn lao động hay là tai nạn rủi ro?
۵ Cơ sở pháp lý: Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội 2006; Điều 19, Nghị định 152/2006/NĐ-CP; hướng dẫn điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP tại thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.
۵ Cơ sở thực tiễn: Ngày 23/08/2007 theo yêu cầu của giám đốc anh ở lại công ty làm thêm giờ. Trong lúc làm thêm giờ, không may dàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều trị mất 2 tháng.
à Như vậy, về thời gian xảy ra tai nạn đối với anh H là thời gian ngoài giờ làm việc, theo yêu cầu của giám đốc công ty.
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2006 ; khoản 2, Điều 19 nghị định 152/2006/NĐ-CP về trường hợp được coi là tai nạn lao động khi xảy ra ngoài giờ làm việc là : “Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;” thì đòi hỏi tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc phải đáp ứng điều kiện là việc tiến hành công việc ngoài giờ làm việc đó phải theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Đồng thời, theo hướng dẫn tại thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH thì : “ công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.” Áp dụng quy định trên của pháp luật vào tai nạn mà anh H gặp phải có thể khẳng định đó là tai nạn lao động. Vì anh H bị tai nạn khi đã hết giờ làm việc nhưng anh H thực hiện công việc ngoài giờ làm việc là theo yêu cầu của người sử dụng lao động- giám đốc. Do đó, có thể khẳng định tai nạn anh H gặp phải là tai nạn lao động.
v Quyền lợi anh H được hưởng theo quy định của pháp luật:
◙ Vì tai nạn anh H gặp phải là tai nạn lao động, do đó anh H được hưởng chế độ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội mà anh tham gia. Căn cứ theo quy định tại điều 39, Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, anh H đủ 2 điều kiện để hưởng các quyền lợi dành cho chế độ tai nạn lao động. Cụ thể:
+) Anh H bị tai nạn lao động ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
+) Anh H phải vào viện điều trị mất 2 tháng. Ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Như vậy, anh H bị suy giảm khả năng lao động trên 5% do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
◙ Các quyền lợi dành cho chế độ tai nạn lao động mà anh H được hưởng là:
♥ Được giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 41 Luật bảo hiểm xã hội và điều 20 nghị định 152/2006/ NĐ-CP
“Điều 41: Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;”
Như vậy anh H có đủ điều kiện để được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
♥ Hưởng chế độ tai nạn lao động:
۵ Cơ sở thực tiễn: anh H bị suy giảm 45% khả năng lao động do tai nạn lao động.
۵ Cơ sở pháp lý: điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2006, điều 22 Nghị định 152/2006/NĐ-CP, theo đó:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được tính theo công thức như khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trong đó:
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Và theo quy định tại thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH 3. Trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH
=
+
{0,3 x Lmin + (m – 31) x 0,02 x Lmin }
=
+
{0,005 x L + (t – 1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin : mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.”(1)
Như vậy, căn cứ vào công thức trên, có thể áp dụng những số liệu thực tế để tính được mức hưởng chế độ tai nạn của anh H.
Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng của anh H căn cứ khoản 1 điều 44 Luật bảo hiểm xã hội “Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện”.
♥ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn:
۵ Cơ sở thực tiễn :Anh H bị tai nạn lao động phải điều trị trong viện 2 tháng.
۵ Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào quy định tại Điều 48, Luật bảo hiểm xã hội 2006; Điều 24, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật thì:
+) Thời gian anh H được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là 7 ngày (căn cứ theo khoản 2, Điều 24, Nghị định 152/2006/NĐ-CP:
“2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30 % do tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp
+) Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: “bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn, ở”(khoản 3 điều 24 nghị định 152/2006/NĐ-CP)
Như vậy, tùy vào nơi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mà anh H có thể nhận được mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mỗi ngày tương ứng.
Chế độ anh H được hưởng giai đoạn vết thương tái phát:
☼ Giám định lại:
۵ Cơ sở thực tiễn: tháng 7 năm 2010 vết thương của anh H bị tái phát, phải vào viện điều trị mất 1 tháng, sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động.
۵ Cơ sở pháp lý: điều 41 Luật bảo hiểm xã hội, điểm b khoản 1 điều 20Nghị định số 152/2005/ NĐ- CP “1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.”
Như vậy anh H sẽ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động.
☼ Anh H được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng được xác định theo mức suy giảm khả năng lao động mới được giám định lại là 61%.
Căn cứ theo điều điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2006, điều 22 Nghị định 152/2006/NĐ-CP và thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH và thời gian bắt đầu hưởng trợ cấp hàng tháng lần này được tính theo khoản 2, điều 44 luật bảo hiểm xã hội “Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa”
☼ Hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 22, Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng chế độ ốm đau : “1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.” Như vậy, anh H đủ 2 điều kiện để hưởng các quyền lợi dành cho chế độ ốm đau. Cụ thể:
+) Vết thương do bị tai nạn lao động ngày 23/08/2007 của anh H bị tái phát vào tháng 7 năm 2010. Và anh không thuộc trường hợp ốm đau, tai nạn không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật (do tự hủy hoại sức khỏe; do say rượu...)
+ Anh H phải vào viện điều trị trong 1 tháng. Như vậy, anh H phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
v Các quyền lợi dành cho chế độ ốm đau mà anh H được hưởng là:
+) Thời gian hưởng:
۵ Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào quy định tại Điều 23, Luật bảo hiểm xã hội 2006; Điều 9, Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Cụ thể Điều 23 quy định: “1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên”.
۵ Cơ sở thực tiễn: anh H làm việc trong công ty xây dựng Y, anh H làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Do đề bài không nêu rõ thời gian đóng BHXH của anh H nên áp dụng quy định của pháp luật thì thời gian tối đa anh H được hưởng chế độ ốm đau trong một năm (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) là 30 ngày nếu anh M đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
+) Mức hưởng chế độ ốm đau:
۵ Cơ sở thực tiễn: Căn cứ theo quy định của pháp luật về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì trường hợp của anh M không phải là loại bệnh phải chữa trị dài ngày
۵ Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2006; Điều 11, Nghị định 152/2006/NĐ-CP; 1, I, Mục B của thông tư số 03/2007. Cụ thể khoản 1, Điều 25 quy định: “1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thông tư 03/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
Tiền lương,tiền công đóng BHXH Số ngày
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nghỉ việc
Mức hưởng chế độ ốm đau = x 75% x được hưởng
26 ngày chế độ ốm đau
Như vậy, căn cứ vào công thức trên, có thể áp dụng những số liệu thực tế để tính được mức hưởng chế độ ốm đau của anh H
♥ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
۵ Cơ sở thực tiễn :vết thương do tai nạn lao động của anh H bị táiphát, phải vào viện điều trị 1 tháng.
۵ Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào quy định tại Điều 26, Luật bảo hiểm xã hội 2006; Điều 12, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật thì:
+ Thời gian anh H được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là 5 ngày (căn cứ theo khoản 2, Điều 12, Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.”
+) Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: “bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung”(khoản 3 điều 12 NĐ 152/2006/NĐ-CP)
Như vậy, tùy vào nơi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mà anh H có thể nhận được mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mỗi ngày tương ứng.
♥ Anh H không phải đóng bảo hiểm xã hội trong 2 tháng nằm viện:
Căn cứ theo quy định tại thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH: “Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
♥ Anh H được hưởng bảo hiểm y tế:
۵ Như đã phân tích ở trên, hợp đồng lao động giữa anh H và công ty xây dựng Y là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 12, Luật bảo hiểm y tế 2008, anh H thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
۵ Quyền lợi về bảo hiểm y tế mà anh H được hưởng:
+) Phạm vi được hưởng: Căn cứ theo quy định tại Điều 21, Luật bảo hiểm y tế 2008: “1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.” thì anh H được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh
+) Mức hưởng bảo hiểm y tế: Căn cứ theo quy định tại Điều 22, Luật bảo hiểm y tế 2008: “1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;
d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.” thì anh H được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh
2.3. Anh H có thể xin nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí hàng tháng trong trường hợp đáp ứng quy định của pháp luật về chế độ hưu trí.
۵ Cơ sở thực tiễn :
+) Anh H làm đơn xin được nghỉ việc và đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí khi anh H 52 tuổi.
+) Sau khi ra viện vì điều trị vết thương do tai nạn lao động tái phát anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động
+) Anh H làm việc trong điều kiện bình thường.
Như vậy, trong trường hợp này, anh H chưa đến tuổi nghỉ hưu ( < 60 tuổi ); tuy nhiên anh H lại bị suy giảm khả năng lao động. Do đó, nếu anh H đáp ứng đủ các điều kiện đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động trong điều kiện lao động bình thường thì có thể được nghỉ hưu ( sớm ) và hưởng lương hưu hàng tháng.
۵ Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 51, Luật bảo hiểm xã hội 2006 ; Điều 27, Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Cụ thể: Khoản 1, Điều 51 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động trong điều kiện lao động bình thường như sau: “Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật người lao động được nghỉ hưu sớm trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, trong điều kiện lao động bình thường khi đáp ứng tất cả các điều kiện như sau:
● Đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên
● Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
● Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì anh H đủ điều kiện để xin về hưu và hưởng chế độ lương hưu hàng tháng vì anh H đã đáp ứng được điều kiện về tỷ lệ suy giảm khả năng lao động và tuổi, thoi gian dong bao hiem xa hoi
Kết luận: anh H có thể được nghỉ việc và được hưởng chế độ hưu tri hàng tháng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an sinh.doc
- 1.doc