Đề tài Quy định về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU . 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI .4 1.1 Khái quát chung về Trọng tài .4 1.1.1 Khái niệm Trọng tài .4 1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài 4 1.1.3 Vai trò của Trọng tài 5 1.2 Sự hình thành và phát triển của Trọng tài .6 1.3 Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằngTrọng tài .8 1.4 Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay .9 1.4.1 Thẩm quyền của Trọng tài .9 1.4.2 Điều kiện để vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng Trọng tài 12 1.4.2.1 Phát sinh từ hoạt động thương mại 12 1.4.2.2 Có thỏa thuận Trọng tài .13 1.4.2.3 Chủ thể .14 1.5 Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài .14 1.5.1 Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài .14 1.5.2 Hội đồng Trọng tài do các bên thành lâp. .15 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17 2.1 Khái niệm của việc thi hành quyết định của Trọng tài 17 2.2 Bản chất của việc thi hành quyết định của Trọng tài 17 2.3 Sự cần thiết của việc thi hành quyết định của Trọng tài 19 2.4 Trình tự, thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện hành .21 2.4.1 Điều kiện để thi hành quyết định của Trọng tài 22 2.4.2 Thủ tục yêu cầu thi hành quyết định của Trọng tài tại cơ quan thi hành án dân sự 23 2.4.2.1 Ra quyết định thi hành án 24 2.4.2.2 Để tự nguyện thi hành án 26 2.4.2.3 Cưỡng chế thi hành án .27 2.4.2.4 Kết thúc việc thi hành án .29 2.5 Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tàithương mại tại Việt Nam. .31 2.5.1 Căn cứ hủy quyết định của Trọng tài 31 2.5.2 Thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam 32 2.6 Trình tự, thủ tục về việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 34 2.6.1 Trình tự, thủ tục xét đơn công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. 34 2.6.2 Các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài. .38 2.6.3 Trình tự thủ tục cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài tại Việt Nam. 44 CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA THỰC TIỄN CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM . 48 KẾT LUẬN 58

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy định về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm sát nhân tối cao là 30 ngày kể từ ngày Tòa ra quyết định. Tòa án nhân dân tối cao xét quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần yêu cầu giải thích thêm về quyết định thời hạn này đựợc kéo dài nhưng không quá 02 tháng. 2.6.2 Các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2004 Việc pháp luật quy định các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài là một trọng những cơ sở để Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận quyết định của Trọng tài trái với quy định của pháp luật Việt Nam, việc quy định này là cần thiết vì nó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự (có trường hợp là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; có trường hợp là cá nhân, pháp nhân Việt Nam; có trường hợp là cả cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước) và thực tế có nhiều quyết định của Trọng tài nước ngoài xin công nhận và thi hành ở Việt Nam đã bị Tòa án có thẩm quyền Việt Nam hủy bỏ do trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Các trường hợp không được công nhận quyết định của Trọng tài: Trường hợp thứ nhất: Liên quan đến thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận Trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận Trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Bản chất của tố tụng Trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên, ý chí đó là hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, không bên nào bị lừa dối hoặc đe dọa. Do đó thỏa thuận Trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật thì Tòa án có thể từ chối công nhận quyết định của Trọng tài. Một trong những vấn đề của thỏa thuận Trọng tài là năng lực ký kết thỏa thuận Trọng tài, quyết định của Trọng tài dựa trên ký kết thỏa thuận Trọng tài của các bên không đủ năng lực ký kết thỏa thuận Trọng tài theo quy định của pháp luật áp dụng cho mỗi bên (theo điểm a, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) thì có thể bị Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận và không cho thi hành tại Việt Nam. Quy định này được hiểu là các bên ký kết thỏa thuận Trọng tài phải đủ năng lực ký kết. Như vậy, một trong các bên đương sự chứng minh được rằng bên còn lại không đủ năng lực hành vi ký kết thỏa thuận Trọng tài thì phán quyết của Trọng tài dựa trên cơ sở thỏa thuận đó sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Theo quy định này, thì pháp luật áp dụng để xác định năng lực hành vi ký kết thỏa thuận Trọng tài của các bên là luật quốc tịch của các bên. Theo đó luật quốc tịch sẽ là cơ sở pháp lý để xác định năng lực hành vi ký kết của các bên. Theo npháp luật Việt Nam năng lực ký kết thỏa thuận Trọng tài của các bên là: cá nhân phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, pháp nhân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ỷ quyền bằng văn bản. Thực tiễn là ngày 18/11/1997 bằng quyết định của mình Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã không công nhận quyết định của Trọng tài Nga xin được công nhận và thi hành tại Vịêt Nam do người ký kết thỏa thuận Trọng tài của bên phải thi hành không thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam (không được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền ký kết thỏa thuận Trọng tài). Trường hợp thứ hai: Liên quan đến giá trị pháp lý của thỏa thuận Trọng tài đó là: quyết định của Trọng tài dựa trên sự thỏa thuận Trọng tài không có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật áp dụng cho thỏa thuận Trọng tài (theo điểm b, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).Trường hợp này có thể xảy ra khi: - Trái với pháp luật mà các bên đã thỏa thuận áp dụng. - Trái với pháp luật nơi ra quyết định Trọng tài (nếu các bên không chọn luật áp dụng). Theo quy định của pháp luật, quyết định của Trọng tài không có giá trị pháp lý khi: - Về hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật (thỏa thuận Trọng tài phải được lập thành văn bản, điện báo, fax, telex, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác). - Về nội dung, đối tượng tranh chấp của thỏa thuận Trọng tài phải thuộc phạm vi vụ việc có thể được giải quyết bằng Trọng tài. Nếu đối tượng tranh chấp đã được pháp luật quy định không thể giải quyết bằng Trọng tài mà các bên vẫn thỏa thuận đưa ra Trọng tài giải quyết thì thỏa thuận đó vô hiệu (phạm vi giải quyết của Trọng tài là tranh chấp phát sinh từ phap luật kinh doanh, thương mại, lao động) 31 . Việc pháp luật quy định cụ thể các trường hợp nói trên về thỏa thuận Trọng tài là nhằm mục đích để các bên có trách nhiệm khi tham gia ký kết thỏa thuận Trọng tài, đồng thời là căn cứ để Tòa án xem xét phán quyết của Trọng tài có phù hợp với pháp luật hay không. Trường hợp thứ ba: Quyết định Trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng (theo điểm c, đ, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Thủ tục tố tụng Trọng tài là một trong những nội dung thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Các bên có thể tự đưa ra nhưng quy tắc riêng của mình thông thường họ có thể chọn một trong những bản quy tắc Trọng tài của các Trung tâm Trọng tài có uy tín quốc tế. Do đó một khi quyết định của Trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng thì phán quyêt Trọng tài dựa trên cơ sở đó có thể bị Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam từ chối công nhận và không cho thi hành. Ví dụ: Người phải thi hành quyết định Trọng tài không được thông báo kịp thời và hợp thức đối với việc chỉ định Trọng tài hoặc không được thông báo về thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài hoặc vì nguyên nhân chính đáng mà người phải thi hành đã không được thực hiện quyền tố tụng Trọng tài của mình hoặc thành phần thủ tục Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận Trọng tài. Qua ví dụ cho thấy các trường hợp nói trên không được Tòa án Việt Nam công nhận và 31 Khoản 2 Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB chính trị quốc gia. cho thi hành vì trong quá trình giải quyết đã sai thủ tục theo Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Trường hợp thứ tư: Liên quan đến phạm vi thỏa thuận Trọng tài giải quyết tranh chấp. Các bên khi tham gia hợp đồng đã thỏa thuận xác định phạm vi tranh chấp mà họ giao cho Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. Nếu quyết định của Trọng tài nằm ngoài yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên hoặc vược qua yêu cầu của các bên trong thỏa thuận Trọng tài thì phán quyết của Trọng tài dựa trên cơ sở đó có thể bị Tòa án xem xét không công nhận và không cho thi hành tại Việt Nam32 . Ví dụ: Các bên thỏa thuận Trọng tài về điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng nhưng khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài lại giải quyết các điều khoản liên quan đến số lượng hay chất lượng hàng hóa trong hợp đồng. Từ ví dụ trên cho thấ việc pháp luật quy định phạm quy thỏa thuận Trọng tài nhằm mục đích giúp cho các bên có trách nhiệm ký kết trong phạm vi mà pháp luật quy định. Đồng thời cũng giúp cho Tòa án căn cứ vào đó đểv xem phán quyết của Trọng tài có phù hợp với pháp luật hay không. Trường hợp thứ năm: Quyết định Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc bị Cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành33 . Đây là trường hợp phổ biến được đặt ra không chỉ đặt ra đối với việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài mà còn đặt ra đối với việc công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài. Về nguyên tắc, quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được công nhận và cho thi hành khi có hiệu lực pháp luật. Nếu quyết định không có hiệu lực thì không thể phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên. Thời hạn có hiệu lực của quyết định phụ thuộc vào quy tắt tố tụng của Trọng tài của quốc gia nơi quyết định được tuyên hoặc của quốc gia có pháp luật làm cơ sở cho Trọng tài thành lập và hoạt động. Nếu quyết định không đươc tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi 32 Điểm d, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB chính trị quốc gia. 33 Điểm e, q, khoản 1, Điều 370, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, NXB chính trị quốc gia. hành và theo điều ước quốc tế các bên đã ký kết có nội dung liên quan. Như vậy, thời hạn ở đây được ghi rõ trong quyết định. Quyết định của Trọng tài có hiệu lực kể từ thời điểm đưa ra quyết định. Như vậy, thời hạn có hiệu lực của quyết định Trọng tài khác với thời hạn có hiệu lực của quyết định Tòa án. Thông thường quyết định của Tòa án có hiệu lực sau một thời gia nhất định. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Quyết định của Trọng tài có hiệu lực pháp luật khi nó được thi hành theo trật tự pháp luật của quốc gia của Trọng tài đưa ra quyết định ấy. Bởi vậy, các quy định của pháp luật quốc gia đó về các trường hợp hủy hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài trên cũng là một bộ phần cấu thành của hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hiệu lực pháp luật của quyết định Trọng tài. Do vậy, nếu ở quốc gia có Trọng tài, đưa ra quyết định mà quyết định đó không được coi là có hiệu lực pháp luật thì ở nước ngoài về nguyên tắc không thể tiến hành công nhận và thi hành quyết định ấy. Quy định như vậy là phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như các nguyên tắc chung của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nói chung và Trọng tài nước ngoài nói riêng34 . Trường hợp thứ sáu: Quyết định của Trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam. Những quy định trên đây về việc không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và bảo vệ được quyền lợi của các bên đương sự và nó không làm mất đi ý nghĩa của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài mà còn làm tăng thêm giá trị của của các phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam, và việc quy định các điều khoản nêu trên là đem lại sự công bằng cho các bên tranh chấp. Ví dụ: Ngày 17/10/1995, công ty Tyco services Singapore Pte. Ltd (trụ sở chính số 10 Pandan Crescent # 03 - 01 UE Tech Park, Singapore 128466), (sau đây gọi tắt là Tyco) ký kết với công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess (gọi tắt là HVT), nay đổi là công ty Leighton contractors Ltd. (Việt Nam), một thỏa thuận liên doanh Thies-Tyco. Theo thỏa thuận này công ty HVT là đơn vị được cấp giấy phép đầu 34 Nguyễn Trung Tín: Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, nhà xuất bản Tư Pháp – Hà Nội 2005. tư theo pháp luật Việt Nam có tư cách pháp nhân làm đơn vị dự thầu xây dựng khách sạn Indochina Beach tại Đà Nẵng, cho chủ đầu tư là công ty liên doanh khách sạn Indochina (một pháp nhân thành lập theo pháp luật Việt Nam), nếu công ty HVT trúng thầu thì hai bên cùng nhau hợp tác thực hiện dự án trên cơ sở phân chia công việc của dịch vụ cụ thể. Thỏa thuận liên doanh Thiess-Tyco có điều khoản về Trọng tài quy định rằng “Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên thỏa thuận, tranh chấp đó sẽ được đưa ra xé xử bởi một Trọng tài độc lập theo yêu cầu của một trong hai bên đã gởi thông báo, Trọng tài này sẽ được bổ nhiệm bởi Chủ tịch của Viện kỹ sư ở Austrlia. Việc xét xử diễn ra tại bang Queensland theo luật của bang Queensland điều chỉnh và diễn giải”. Khi thỏa thuận liên doanh Thiess-tyco, các bên có phát sinh tranh chấp. do các bên không đạt được sự thỏa thuận trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, ngày 30/7/1998 công ty Tyco gửi thông báo cho công ty HVT xác định các cố gắng giải quyết tranh chấp đã không thành và sau đó họ đã khởi kiện vụ tranh chấp ra Trọng tài bang Queensland, nước Úc. Ngày 9/4/2000, Trọng tài bang Queensland có hai phán quyết Trọng tài như sau: - Đối với vụ kiện, trong đó công ty HVT là nguyên đơn: Trọng tài bang Queensland phán quyết công ty HVT thua kiện, buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco một khoản tiền là 60.000 USD; và 263.320 đô la Úc. - Đối với vụ kiện, trong đó công ty Tyco là nguyên đơn: Trọng tài bang Queensland phán quyết công ty HVT thua kiện, buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco một khoản tiềnlà 1.805.342.37USD; và 526.641 đô la Úc. Tổng số tiền mà Trọng tài bang Queensland buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco trong hai vụ kiện là 1.805.342.37USD; và 789.961 đô la Úc. Các khoản tiền này không không được công ty Leighton contractors Việt Nam (công ty HVT chuyển đởi) thực hiện dù đã được cong ty Tyco nhiều làn nhắc nhở và yêu cầu thanh toán. Do công ty Leighton contractors Việt Nam không thực hiện thanh toán, công ty Tyco đã nộp đơn kiện yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 27/9/1995. Nội dung đơn đề nghị Bộ Tư pháp và Tòa án Việt Nam công nhận và chấp thuận cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của Trọng tài bang Queensland, buộc công ty Leighton contractors Việt Nam (công try Leighton đã chuyển trụ sở chính đến số 123 đường Lê Lợi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) phải thực hiện nghiêm túc phán quyết Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh. Ngày 01/8/2001, Bộ Tư pháp có công văn số 598/ TP-PL-PLQT/HTQT gởi đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển hồ sơ, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định Trọng tài nước ngoài đối với hai phán quyết của Trọng tài Queensland, cộng hòa Úc của công ty Tyco để giải quyết theo thẩm quyền. Kết quả là Hội đồng xem xét Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra phán quyết không công nhận và không cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của Trọng tài bang Queensland; với hai lý do như sau: một là, giữa Tyco và Leighton (tiếp nói công ty HVT) không có quan hệ thương mại với lý do là hoạt động xây dựng không phải là một hành vi thương mại: hai là, công nhận quyết định của Trọng tài bang Queensland là trái pháp luật Việt Nam vì Tyco ký kết hợp đồng với công ty HVT khi không có giấy phép của Bộ xây dựng. Từ đó, Tòa này nhận định hợp đồng vi phạm pháp luật Việt Nam và không được pháp luật bảo vệ. 2.6.3 Trình tự, thủ tục cho thi hành tại Việt Nam các quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài theo các quy định của Pháp lệnh về thi hành án dân sự năm 2004. Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đang xem xét hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành tại Việt nam thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và gửi bản sao quyết định đó cho Tòa án đã ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo đảm cần thiết cho việc tiếp tục thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu có yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thi hành. Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và gửi bản sao quyết định đó cho Cơ quan thi hành án. Ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án, Thủ trương Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Trình tự, thủ tục công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được thực hiện thông qua các bước sau: - Quyết định của Trọng tài nước ngoài yêu cầu được công nhận và thi hành tại Việt Nam. - Quyết định được bên phải thi hành tự nguyện thi hành trong thời hạn pháp luật quy định (pháp luật nước ngoài, nơi có Trọng tài nước ngoài ra quyết định). - Quyết định không được bên phải thi hành tự nguyện thi hành, trong thời gian hạn định, cũng không được bên được thi hành yêu cầu thi hành trong thời gian có hiệu lực thi hành. - Quyết định được chuyển tới Bộ Tư pháp Việt Nam cùng với đơn yêu cầu của bên được thi hành kèm theo các giấy tờ theo quy định. - Quyết định cùng hồ sơ cần thiết kèm theo được Bộ Tư pháp Việt Nam chuyển tới Tòa án có thẩm quyền, nơi tổ chức phải thi hành có trụ sở chính, nơi cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành. - Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. - Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu tổ chức, cá nhân được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân phải thi hành đã tự nguyện thi hành; tổ chức phải thi hành đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thi hành đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế. - Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. - Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc Cơ quan, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính ở Việt Nam hoặc không xác định được địa điểm nơi có tài sản liên quan đến tài sản. - Tòa án có thẩm quyền mở phiên họp xét đơn yêu cầu. - Tòa án ra quyết định không công nhận hoặc công nhận cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. - Quyết định được yêu cầu cho thi hành tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. - Quyết định của Tòa án về việc công nhận hoặc không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa án nhân dân tối cao. - Tòa án nhân tối cao ra quyết định giữ nguyên quyết định của Tòa án xét công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. - Tòa án nhân tối cao ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Tòa án xét công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. - Tòa án nhân tối cao ra quyết định đình chỉ việc kháng cáo, kháng nghị. - Tòa án tiếp tục xét kháng cáo, kháng nghị khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi xem xét việc ủng hộ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã ra quyết định đình chỉ việc xem xét đó, hoặc không hủy bỏ, hoặc không đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. ó Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Việc công nhận và cho thi hành tại việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài là một việc làm cần thiết của các quốc gia. Hay nói cách khác việc đó có ý nghĩa to lớn với chính các quốc gia nơi quyết định cần được công nhận và thi hành. Trước hết là việc đó cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Bởi lẽ, các quan hện mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài phát triển, thường làm nảy sinh các tranh chấp có yếu tố nước ngoài và các tranh chấp đó có trường hợp được giải quyết bằng Trọng tài nước ngoài. Việc công nhận và cho thi hành quyết định đó với các điều kiện phù hợp sẽ bảo vệ được lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Ngoài ra, việc không công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài sẽ có thể làm thiệt hại tới lợi ích công dân và pháp nhân của quốc gia nơi quyết định đó cần được công nhận và thi hành. Việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài trong các trường hợp thỏa đáng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài phát triển. Tất nhiên, trong quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài phụ thuộc không chỉ hoạt động công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài mà còn phụ thuộc vào các vấn đề khác như: giải quyết xung đột pháp luật, phân định thẩm quyền, ủy thác tư pháp quốc tế. Ngoài ra, việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài trong các điều kiện phù hợp là cơ sở để quyết định của Tòa án quốc gia đó được công nhận và thi hành tại nước đó (trong trường hợp quốc gia thực hiện nguyên tắc có qua có lại). Như vậy, trong trường hợp đó việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài có ý nghĩa không chỉ trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhân, pháp nhân nước ngoài và cả cá nhân, pháp nhân của quốc gia nơi quyết định cần được công nhận và thi hành mà con đảm bảo hiệu quả quyết định của Trọng tài quốc gia đó ngoài lãnh thổ trong trường hợp cần thiết. CHƯƠNG 3 NHỮNG KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA THỰC TIỄN CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Ở nước ta hiện nay có hai hệ thống Cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đó là Tòa kinh tế và Trung tâm Trọng tài thương mại. Thế nhưng, hệ thống Tòa án hiện nay đang trong tình trạng quá tải, chưa kể thủ tục kéo dài khiến cho các nhà doanh nghiệp vô cùng mệt mỏi khi giải quyết tranh chấp. Do vây, việc phát triển hệ thống Trọng tài thương mại là rất cấp thiết để giảm gánh nặng cho Tòa kinh tế. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là: - Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công đoạn tố tụng, nhanh gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan. - Nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện cạnh tranh. - Các bên đương sự được lựa chọn Trọng tài viên. Cách thức lựa chọn Trọng tài và Hội đồng Trọng tài phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng. - Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng Trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi hành, nên các bên đương sự nào không đồng ý phán quyết của Trọng tài thì có thể kiện ra Tòa kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ việc. - Quyết định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại phải được các bên thi hành nhanh chóng. - Tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là một tổ chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của Tòa án. Tuy nhiên, có một khó khăn trong giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua là các doanh nghiệp thường lựa chọn Tòa kinh tế để giải quyết các vụ tranh chấp. Trong khi đó, như đã phân tích những mặt ưu điểm cũng như hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì chưa được các doanh nghiệp để ý đến. Thực tế cho thấy, hiện nay số lượng giải quyết tranh chấp qua Trọng tài thương mại dừng lại ở một con số rất nhỏ như: thành phố Hà Nội, tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng Trọng tài năm 2005, chỉ với 13 vụ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nền kinh tế sôi động nhất nước tuy nhiên, số vụ đưa ra giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ với 27 vụ. Trong khi đó thì hệ thống Tòa kinh tế trong cả nước đang quá tải với con số lên đến 3000 vụ trên một năm. Nguyên nhân thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều lý do khác nhau: theo Điều 6 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định Quyết định Trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Tòa án hủy quyết định Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này. Cũng theo Điều 346 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy đinh: + Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp lực như bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam; + Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Tuy nhiên những điều luật nói trên chỉ quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà không quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Thế nên, Cơ quan thi hành án hoàn toàn có thể viện dẫn vào Pháp lệnh thi hành án dân sự để không thi hành các quyết định của Trọng tài. Và như vậy, các vụ tranh chấp lại tìm đến Tòa án nhiều hơn. Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề nêu trên: Pháp luật Việt Nam đã quy định khá sớm vai trò của Trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Không thể phủ nhận cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài, giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài với những ưu điểm: thủ tục đơn gian, tiết kiệm đơn gian, bảo đảm bí mật trong kinh doanh… Tuy nhiên, xung quanh của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và tính hiệu lực của phán quyết Trọng tài vẫn còn nhiều điểm cần phải bàn thảo lại, để pháp luật quy định thuyết phục và phù hợp hơn. Tránh tình trạng phán quyết của Trọng tài bị hủy. Đối với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sử đổi bổ sung năm 2001. Hiến pháp chưa có quy định về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và các nguồn quốc gia của pháp luật Việt Nam; Hiến pháp chưa quy định Trọng tài như một bộ phận của hệ thống cơ quan của nhà nước. Hiến pháp cần bổ sung quy định Trọng tài như một thực thể trong hệ thống các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp sẽ tốt hơn nếu Hiến pháp có quy định khẳng định rằng Trọng tài cũng là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp ở nước ta. Tính hiệu lực của phán quyết Trọng tài có giá trị như các bản án khác của Tòa án điều này được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà không quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Như vậy pháp lệnh thi hành án đã không quy định rõ vấn đề này làm cho quá trình thi hành án các đương sự gặp không ít những khó khăn. Với sự ra đời của Luật thi hành án đã quy định cụ thể hơn về vấn đề này, đuợc quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 335 . Với sự quy định chi tiết về vấn đề này thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ đủ tự tin và mạnh dạng lựa chọn Trọng tài để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Và như vậy thì phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài sẽ thực sự có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Các quyết định của Trọng tài nước ngoài muốn được thi hành tại Việt Nam thì phải được Tòa án của Việt Nam công nhận mới được thi hành. Như vậy, để đạt được mục đích đó thì các đương sự cần tiến hành các thủ tục: xin công nhận và cho thi hành (do Tòa án xem xét), đề nghị thi hành án (do Cơ quan thi hành án thực hiện). Để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần phải bảo đảm thuận lợi cho các đương sự tiến hành các thủ tục đơn giản. Chỉ có như vậy thì giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài mới phát huy được ý nghĩa nhanh, gọn, thủ tục đơn giản. Cần ban hành Luật Trọng tài phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. Luật Trọng tài phải dựa trên những bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 mà quy định thẩm quyền của Trọng tài phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh có một khó khăn ảnh hưởng mạnh đến quyết định Trọng tài đó là việc các vụ kiện đã được Trọng tài giải quyết và Tòa án có thẩm quyền cho thi hành, thì các bên lại không chịu thi hành. Nguyên nhân của vấn đề trên là: thực tế có tới 90% số trường hợp thưa kiện lại không tự nguyện thi hành nghiêm túc. Theo Nghị định 116 ban hành năm 1994 quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài thương mại, nếu không thực thi 35 Điểm 1, khoản 1, Điều 3 Dự thảo luật thi hành án dân sự. Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành. quyết định của Trọng tài thì nguyên đơn hay bị đơn có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại. Điều này, phán quyết của Trọng tài nhiều lúc làm cho bên thắng kiện không yên tâm. Trên thực tế, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 có 31 vụ tranh chấp được giải quyết bằng con đường Trọng tài thương mại và đã có đến 17 vụ kiện lại ra Tòa án. Tuy nhiên những vụ kiện đó được Tòa án xem xét lại và không có vụ nào bị hủy, vẫn quyết định y như quyết định của Trọng tài và cho thi hành án. Như vậy, cho ta thấy tính khả thi của giải quyết tranh cháp bằng con đường Trọng tài là khá cao và hiệu quả không kém so với cách giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án. Giả pháp: Quyết định của Trọng tài nên là quyết định duy nhất và cuối cùng nếu các bên tranh chấp chọn Trọng tài để giải quyết. Theo quy định của pháp luật thì các bên đương sự không đồng ý với quyết định của Trọng tài thì có thể kiện ra Tòa án theo thủ tục giải quyết các vụ việc như vậy, chính điều này của pháp luật đã phủ quyết lại quyết định của Trọng tài. Một số vấn đề khác là các doanh nghiệp không mặn mà với hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là vì: Cơ quan Trọng tài kinh tế không có quyền ra lệnh kê biên khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ chỉ được thực hiện thông qua Tòa án trên cơ sở yêu cầu của Trọng tài. Quá trình kê biên theo trình này có thể kéo dài, không đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để đề phòng việc tẩu tán tài sản. Một số doanh nghiệp không có lòng tin vào các hệ thống giải quyết các tranh chấp bằng con đương Trọng tài. Cũng như không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố tụng thông qua con đường Trọng tài tương mại. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, ở nước ta có Trọng tài kinh tế nhà nước – cơ quan này quản lý hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhà nước. Nhưng việc đó đã bãi bỏ lâu, từ đó, các doanh nghiệp và nhân dân chỉ quan với giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án. Trọng tài kinh tế là một tổ chức phi Chính phủ, chúng ta sống trong hệ thống chính trị mà người dân chỉ nghĩ rằng có quyết định của Đảng và Nhà nước mới có hiệu lực và tính khả thi. Bên cạnh đó cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, thì số lượng tranh chấp thương mại đầu tư ngày càng gia tăng và nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp hơn. Thực tế cho thấy, khi xảy ra tranh chấp quốc tế, doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian công sức và cả tiền bạc. Trong nhiều trường hợp, do còn thiếu kinh nghiệm và am hiểu về pháp luật quốc tế nên các doanh nghiệp thường thua kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cần phải quảng bá cũng như phủ sóng rộng hơn nữa các Trung tâm Trọng tài trong cả nước. Cần tuyên chuyền phổ biến cho doanh nghiệp hiểu thấu đáo về những điểm mạnh của cách giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài kinh tế. Làm thế nào để các doanh nghiệp luôn nhớ đến các trung tâm Trọng tài trong mọi hoạt động của mình. Bên cạnh đó trình độ của Trọng tài viên cần phải được chú ý và năng cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Các trung tâm Trọng tài của Việt Nam cần mở rộng liên kết với các trung tâm Trọng tài trên thế giới, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các đoàn luật sư của các tỉnh. Một vấn đề khó khăn trong việc thi hành quyết định của Trọng tài, các quyết định của Trọng tài trong nước muốn trở thành hiện thực thì phải qua giai đoạn thi hành. Riêng quyết định của Trọng tài thương mại nước ngoài thì phải qua giai đoạn công nhận thì mới được thi hành. Hai quyết định trên được thi hành bởi Cơ quan thi hành án dân sự. Khó khăn ở đây là: thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công đoạn tố tụng, nhanh gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan. Quyết định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại phải được các bên thi hành nhanh chóng. Như vậy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài với nhữnh ưu điểm đó nhưng khi khi hành quyết định thì phải chuyển cho Cơ quan thi hành án với những công đoạn cùng với những thủ tục kéo dài (pháp luật không quy định rõ thời gian thi hành án quyết định của Trọng tài. Sau một bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật cũng có không ít chuyện để nói. Trước hết, đương sự trong bản án muốn được thi hành án thì phải làm đơn gửi lên Cơ quan thi hành án. Đơn gửi đi rồi, đương sự còn thắc thỏm không biết ngày nào cơ quan thi hành án sẽ bắt tay vào việc? Công việc nếu được tiến hành sẽ kéo dài bao lâu? Và sẽ kết thúc ra sao?...Có những bản án, thời gian thụ lý hồ sơ, xét xử chỉ trong vòng vài tháng nhưng thời gian thi hành án có khi kéo dài hàng năm. Thậm chí có những bản án vĩnh viễn chỉ nằm trên giấy) 36 thì ý nghĩa của việc nhanh, gọn, thủ tục đơn gian của giải quyết bằng Trọng tài sẽ không phát huy được hết ý nghĩa của nó. Theo người viết thì hiện nay việc thi hành án quyết định của Trọng tài do Cơ quan thi hành án thực hiện sẽ không phát huy được những ưu việt của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Vì Cơ quan thi hành án mang tính quyền lực Nhà nước thì có những thủ tục nhất định. Hơn nữa, hiện nay Cơ quan thi hành án đang quá tải với các bản án của Tòa án cần phải thi hành. Theo người viết cần phải có tổ chức thi hành án hoạt động tư (phi Chính phủ) sẽ hoạt động gắng liền với hoạt động của trung tâm Trọng tài. Trên thực tế hiện nay có Phòng công 36 Dddn.com.VN/2008102209144953 cat103/thi hanh an dan su can-qyu- ve-mot-moi.htm chứng tư hoạt động rất hiệu quả, đáp ứng được về mặc thời gian nhanh, gọn và đã gớp phần giảm bớt gánh nặng cho các Phòng công chứng của Nhà nước. Từ những phân tích trên thì người viết kiến nghị chúng ta có thể thành lập tổ chức thi hành án tư sẽ đáp ứng được nhu cầu thi hành án hiện nay. Một số vướng mắc trong công tác thi hành án. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng hiện nay. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì cũng có những nguyên nhân chủ quan từ chính các cán bộ thi hành án như: Chậm ra quyết định thi hành án; chưa kịp thời xác minh điều kiện thi hành án hoặc không kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án có điều kiện thi hành; có trường hợp Chấp hành viên, cán bộ thi hành án trong tác nghiệp thi hành án còn cẩu thả, tuỳ tiện dẫn đến sai phạm; thậm chí có trường hợp thoái hoá, biến chất, tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân... Trong thời gian qua, một số Cơ quan thi hành án đã để xảy ra tình trạng Chấp hành viên, cán bộ thi hành án vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức của ngành bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, khiển trách, cách chức, buộc thôi việc (năm 2005 xử lý kỷ luật: 25 trường hợp, năm 2006: 30, năm 2007: 36, năm 2008: 30 trường hợp) hoặc có trường hợp Chấp hành viên, cán bộ thi hành án vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự. 37 Đối với các trường hợp có hành vi tiêu cực, vi phạm quy tắc đạo đức Chấp hành viên, Bộ Tư pháp chỉ đạo các Cơ quan thi hành án dân sự kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp án có điều kiện nhưng chậm tổ chức thi hành hoặc có biểu hiện nhũng nhiễu, kéo dài do lỗi của Chấp hành viên và cán bộ thi hành án. Bộ Tư pháp, các Cơ quan thi hành án đã thiết lập và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phát hiện, xử lý, thông báo công khai những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động thi hành án. Một bộ phận cán bộ, công chức trình độ chuyên môn còn yếu kém không đáp ứng được yêu cầu cũng như nhiệm vụ của mình. Cần tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên, công chức thi hành là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án dân sự. 37 htt://www.Cand.com.vn/VI-VN/pháp luật 2009/3/110640 Cand Bên cạnh đó thì một số cán bộ, công chức chưa thực sự tích cực trong những trường hợp khó khăn, phức tạp ngại va chạm, hơn nữa có một số cán bộ của ngành liên quan tiếp tay cho người phải thi hành án. Phải luôn sẵn sàng ứng phó với thái độ bất hợp tác của người phải thi hành án, các chấp hành viên cũng rất mệt mỏi khi vấp phải sự thiếu thiện chí của các cơ quan liên quan. Do bên phải thi hành án không chịu thi hành án, mặc dù quyết định của bản án là đúng pháp luật và đương sự có khả năng thi hành án. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức pháp luật của đương sự không cao, họ nêu lý do việc xét xử của Tòa án là không đúng nên còn đang khiếu nại để không chịu thi hành án, có trường hợp Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã có công văn trả lời khiếu nại của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục khiếu nại và cố tình tìm mọi cách để không chịu thi hành án, Cơ quan thi hành án báo nhưng không đến để thi hành án, có trường hợp chống lại việc thi hành án. Có một số cơ quan, đoàn thể nhận đơn khiếu nại, thậm chí đơn kêu cứu khẩn cấp của đương sự lại hiểu nhầm là việc xét xử của Tòa án là không đúng, gây oan sai cho đương sự nên đã có ý kiến can thiệp việc thi hành án. Có những vụ án chính quyền địa phương không ủng hộ việc thi hành án, hoặc gây khó khăn cho việc thi hành án mặc dù việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật. Ví dụ: Phát hiện người phải thi hành án có tiền trong tài khoản ngân hàng, nhưng khi cán bộ thi hành án đến xác minh để phong tỏa tài khoản thì bị khất, hẹn, đến khi trở lại thì tiền đã được đương sự rút ra. Có khi chấp hành viên đang làm việc với lãnh đạo phòng giao dịch ở tầng trên thì ở tầng dưới người phải thi hành án đã kịp đến rút tiền. Có những quy định của Bộ luật dân sự chưa hợp lý, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với cuộc sống nên sau khi xét xử việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn như: khi áp dụng quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự về giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà đặc biệt là với hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu, việc tính thiệt hại như thế nào cho thỏa đáng thì trong Bộ luật dân sự không quy định rõ (cách tính thiệt hại), nên trên thực tế xét xử Tòa án đã buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn lại cho nhau những gì đã nhận: người bán trả lại tiền cho người mua, người mua trả lại nhà (đất) cho người bán. Có trường hợp Tòa án chỉ buộc người bán trả lại nguyên số tiền đã nhận, có trường hợp Tòa án lại tính lãi suất khoản tiền này theo lãi suất tiền gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định. Nhưng dù tính như thế nào thì so với trượt giá nhà, đất, bên mua phải nhận lại tiền cũng bị rất thiệt, có trường hợp chênh lệch hàng trăm triệu đồng nên khi thi hành án người dân không chấp nhận, tiếp tục có đơn khiếu nại hoặc có phản ứng quyết liệt. Có trường hợp khi giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm tuyên khác nhau nên dẫn đến việc khó hiểu cho đương sự và chính Cơ quan thi hành án. Chẳng hạn như Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bên A phải trả cho bên B số tiền 200.000.000 đồng giá trị hợp đồng xây dựng, nhưng cấp phúc thẩm lại tuyên bác yêu cầu của B đòi A trả 150.000.000 đồng. Bên B yêu cầu thi hành án với lý do Tòa án cấp phúc thẩm chỉ bác yêu cầu của B đòi A 150.000.000 đồng, B yêu cầu thi hành án phần chênh lệch 50.000.000 đồng so với án sơ thẩm. Thực chất vụ án này là Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện của B đòi A trả 150.000.000 đồng (B khởi kiện đòi A 150.000.000 đồng), khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm tính lãi thành 200.000.000 đồng, nên việc Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu cầu của B là bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Chính vì sự tuyên không rõ ràng này dẫn đến việc hiểu lầm quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm, nên đương sự khiếu nại, cơ quan thi hành án cũng khó hiểu quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó thì hiện nay số lượng bản án phải thi hành còn tồn đọng rất nhiều. Năm 2005 có 327.658 vụ việc tồn đọng - chiếm 58.38%; năm 2006 có 331.092 vụ việc - chiếm 54.99%; năm 2007 có 311.443 vụ việc - chiếm 48.04%. Nguyên nhân, theo nội dung Tờ trình của Chính phủ về xây dựng Luật Thi hành án, là do những hạn chế, bất cập, nhất là trong quy định về trình tự, thủ tục; trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án. Bên cạnh đó còn do bản án tuyên không rõ, không khả thi; người phải thi hành án không có điều kiện thi hành, không có địa chỉ rõ ràng; do tạm đình chỉ, hoãn thi hành án và đang chờ giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền... Để tháo gỡ những khó khăn hiện nay thì Dự thảo Luật thi hành án dân sự sắp có hiệu lực sẽ giải quyết được những khó khăn trên, Điều 1438 . Xã hội hoá hoạt động thi hành án. 38 Điều 14 Dự thảo Luật thi hành án dân sự 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện việc xã hội hoá trong hoạt động thi hành 2. Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được cấp giấy phép hành nghề thi hành án. Người được cấp giấy phép hành nghề được thành lập hoặc tham gia tổ chức hành nghề thi hành án để tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự hoặc thực hiện một số công việc thi hành án theo uỷ quyền của Chấp hành viên, Cơ quan thi hành án. Thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực thi hành án, nó sẽ giảm được những gánh nặng công việc thi hành án cho Nhà nước, đồng thời sẽ năng cao hiệu quả của công tác thi hành án. Theo kiến nghị của bản thân, trước mắt chúng ta chỉ thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn mới tiếp tục áp dụng trên phạm vi cả nước. KẾT LUẬN Có thể nói nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây đã phát triển vượt bậc, hàng năm trong cả nước có khoảng một ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ xin thành lập. Bên canh đó cùng với việc Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc mở rộng quan hệ đối ngoại với mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, tất nhiên, sẽ không tránh khỏi những tranh chấp với nhau. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay cùng với việc hội nhập WTO, sẽ đồi hỏi những điều kiện hết sức khắt khe. Như vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam là vấn đề cần thiết. Để có được sự ổn định và phát triển của xã hội thì trước tiên phải có một nền kinh tế ổn định .Việc các doanh nghiệp cần phải có ý thức và tuân thủ pháp luật là nguồn để có 3. Khi thực hiện việc thi hành án, người được cấp giấy phép hành nghề thi hành án có nghĩa vụ như Chấp hành viên và có một số quyền hạn của Chấp hành viên theo quy định của Luật này. Trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án thì phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi thi hành án. được nền kinh tế nói trên. Chính vì vậy việc nâng cao vai trò lãnh đạo của nhà nước đối với các doanh nghiệp là cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp tránh bớt những rủi ro, những tranh chấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường pháp lý ổn định an toàn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay góp phần tạo nên niềm tin sự an tâm giúp các nhà kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng tìm đến với Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu nhất nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay là cần thiết đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thi hành án một quyết định của Trọng tài hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, muốn thi hành phải qua một giai đoạn, trình tự, thủ tục nhất định . Cùng với sự yếu kém về trình độ chuyên môn hay một yếu tố chủ quan khác của Chấp hành viên hay cán bộ trong Cơ quan thi hành án. Như thiếu tinh thần trách nhiệm, không cương quyết đấu tranh trong mọi trường hợp của một số cá nhân trong cơ quan. Cùng với sự bất cập một số vấn đề quy định của pháp luật làm cho công tác thi hành án các quyết định của Trọng tài còn gặp nhiều khó khăn như: bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp lực như bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Tuy nhiên những điều luật nói trên chỉ quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà không quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Thế nên, Cơ quan thi hành án hoàn toàn có thể viện dẫn vào Pháp lệnh thi hành án dân sự để không thi hành các quyết định của Trọng tài. Và như vậy, các nhà doanh nghiệp tìm đến Tòa án mà không chọn con đường Trọng tài để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Chính vì sự bất cập đó mà Luật thi hành án dân sự ra đời, đã sửa đổi, thay thế những điểm bất cập của Pháp lệnh (Điều 3 của Luật thi hành án dân sự đã bổ sung những quyết định thi hành. Trong đó có quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành) cùng với sự ra đời của Luật thi hành án thì Luật Trọng tài cũng được ban hành, sẽ tránh đi được những khó khăn nói trên. Với sự nổ lực của Chính phủ và các Cơ quan thi hành án hiện nay thì những vấn đề khó khăn, bất cập nói trên dần sẽ được khắc phục, tạo được niềm tin cũng như sự yên tâm cho doanh nghiệp nói riêng và nhân dân nói chung đúng như chủ trương của Đảng xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân./. TÀI LIỆU THAM KHẢO @ & ? C Văn bản luật: 1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 2. Bộ luật dân sự năm 2005 3. Luật thương mại năm 2005 4. Dự thảo luật thi hành án dân sự 5. Dự thảo luật Trọng tài 6. Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995 7. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 8. Pháp lệnh thi hành án năm dân sự năm 2004 9. Nghị định số 04-TTG ngày 01/04/1960 của Thủ Tướng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. 10. Nghi định số 29-CP ngày 23/2/1962 của Chính Phủ đã quy định các nguyên tắc và thủ tục chính thức của Hội đồng Trọng tài. 11. Nghị định 75-CP ngày 14/4/1975 quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước 12. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Trọng tài thương mại. 13. Nghị định 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004. của Chính phủ quy định về các bên không khởi kiện. 14. Công ước NewYork năm 1958. C Sách báo tạp chí: 1. Hoàng Phước Hiệp - Vấn đề công nhận và thi hành ở Việt Nam quyết định của trọng tài nướcc ngoài . tạp chí nhà nước pháp luật , số 3/1994 2. Dương Thanh Mai - Về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong việc đảm bảo hiệu quả giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/1997. 3. Đoàn Năng - Một số ý kiến về thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay. Tạp chí luật học, Số1, 1998. 4. Lê Minh Thông - Vai trò của Nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/1998. 5. Dương Đăng Huệ - Những nguyên nhân hạn chế tác dụng của Trọng tài kinh tế và những giải pháp khắc phục, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1999. 6. Nguyễn Công Khanh - Cần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế ở nước ta, tạp chí dân chủ pháp luật, số 3/2000. 7. Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2000. 8. Đoàn Năng - Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quồc tế, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội -2001 9. Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội – 2004. 10. Dương Văn Hậu - Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005. 11. Nguyễn Trung Tín - Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, nhà xuất bản Tư Pháp – Hà Nội 2005. 12. Đỗ Hải Hà - “Bàn về khái niệm quyết định của Trọng tài nước tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” tạp chí khoa học pháp lý, số 12/2006. 13. Bùi Ngọc Cường và Lê Đình Vinh - Đề tài khoa học cấp trường, mã số LH95/008. 14. Tạp chí luật học, số 5-2006. 15. Tạp chí luật học, số 12-2006, theo TS. Nguyễn Trung Tín. C Các trang web: www.Googel.com.vn htt://www.Cand.com.vn/VI-VN/pháp luật 2009/3/110640 Cand htt://www.dddn.com.VN/2008102209144953 cat 103/thi hanh an dan su can-quy-ve- mot-moi.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67814 kilobooks.com.doc
  • pdf67814 kilobooks.com.pdf