Đề tài Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thủy sản giá trị gia tăng alpha

Ưu điểm: - Có khả năng chịu đựng các thay đổi lớn đột ngột của lưu lượng và chấthữu cơ. - Thời gian thi công nhanh do đĩa quay sinh học đã được chế tạo sẵn. - Vận hành đơn giảnhơn bể bùn hoạt tính vì không cần hoàn lưu nước hay bùn. - Hiệu qủa xử lý cao do thời gian tiếp xúc cao.

ppt26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thủy sản giá trị gia tăng alpha, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI BÁO CÁO QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN GIÁ TRỊ GIA TĂNG ALPHA KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CBHD: VŨ NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1.Đoàn Hồng nhung MSSV 1090869 2.Ngô Thị Bích Ngọc MSSV 3.Nguyễn Thị Bảo Ngọc MSSV 4.Lê Thị Bé Trang MSSV 6.Nguyễn Trương Thụy Ngân MSSV 1.GIỚI THIỆU Nhà máy chế biến thủy sản giá trị gia tăng AlPHA nằm tại Xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh ,cách trung tâm thành phố Cần Thơ gần 80km về phía tây và cách trung tâm thành phố Long Xuyên-An Giang khoảng 24km. Nhà máy chế biến thủy sản giá trị gia tăng Alpha được đầu tư xây dựng trên diện tích 7 ha bao gồm các hạng mục công trình như : phân xưởng chế biến bột cá, phân xưởng sản xuất dầu Bio-diesel, phân xưởng chế biến hàng giá trị gia tăng. 1.GIỚI THIỆU 1.GIỚI THIỆU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Lượng nước thải này là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh do nồng độ các chất chỉ thị gây ô nhiễm trong nước thải cao như: BOD, COD, SS, nitơ, photpho… Nếu lượng nước thải này thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người dân xung quanh, đặc biệt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Do đó xí nghiệp phải cần phải có một hệ thống xử lý nước thải sao cho nước thải ra đạt tiêu chuẩn loại B được thiết kế với độ dự trữ cao để trong trường hợp xấu nhất không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 1.GIỚI THIỆU 1.2. Mục tiêu của để tài Nhằm xử lý triệt để nước thải từ nhà máy, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 và QCVN 11: 2008/BTNMT. 1.3. Giới hạn của đề tài Vì nhà máy có 3 phân xưởng với 3 loại hình sản xuất khác nhau mà thời gian và điều kiện không cho phép nên nhóm chúng tôi tập trung chủ yếu cho việc quy hoạch hệ thống xử ký nước thải cho phân xưởng chế biến bột cá ở nhà máy này. 2.NỘI DUNG 2.1. Điều kiện tự nhiên ở nhà máy 2.1.1.Địa hình Địa hình bằng phẳng có độ cao mặt đất tự nhiên so với xung quanh tương đối thấp ,địa hình dốc từ tây sang đông thuận tiện cho việc thoát nước. 2.1.2.Điều kiện khí hậu và thủy văn a. Khí hậu: Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hoà có hai mùa mưa nắng rỏ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ -Trung bình hàng năm: 25,8 – 28,8OC -Trung bình cao nhất: 28,80C (tháng 4) -Trung bình thấp nhất: 25,80C (tháng 1) Ẩm độ tương đối trung bình (% bão hoà) -Trung bình trong năm : 83,8% -Trung bình cao nhất :89% (tháng 6) -Trung bình thấp nhất : 79% (tháng 2 và tháng 3) -Tổng lượng bức xạ TB/tháng: 13 Kcal/cm2/tháng 2.NỘI DUNG 2.NỘI DUNG Bức xạ mặt trời(ánh sáng) -Số giờ chiếu sang trung bình cao nhất vào tháng 2 (251,5 giờ) -Số giờ chiếu sang trung bình thấp nhất vào tháng 10 (148 giờ) -Số giờ nắng của năm là 2.195,5 giờ Mưa -Lượng mưa cả năm đạt 1.501,1 mm -Lượng mưa cao nhất vào tháng 5 (272,6 mm) -Lượng mưa thấp nhất vào tháng 12 (2,0mm) Độ bốc hơi: -Lượng bốc hơi TB/năm: 2.880 mm -Lượng bốc hơi max/năm: 351 mm -Lượng bốc hơi min/năm: 23 mm 2.NỘI DUNG Tốc độ gió trung bình -Từ tháng 5 đến tháng 10,chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. -Từ tháng 11 đến tháng 4,chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. -Vận tốc gió trung bình là 12 m/s. -Vận tốc gió lớn nhất là 20 m/s. b. Thủy văn Thành phố Cần Thơ có hệ thống song ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.500 Km. Mật độ sông khá lớn. 2.2. Quy trình công nghệ chế biến bột cá 2.Nội dung 2.3. Đặc tính nước thải Tổng lượng nước thải của xí nghiệp khoảng 1614 m3/ ngày ứng với công suất 60.000 tấn/năm. Nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng như sau: - Trong nước thải có chứa các thành phần các chất hữu cơ cao, chủ yếu là các hợp chất chứa protein và acid béo có trong cá… - Do có chứa các hợp chất hữu cơ này nên tạo nên mùi hôi thối của mercraptans, NH3, H2S đây là những sản phẩm kị khí gây ô nhiễm về mặt cảm quan, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động 2.Nội dung 2.4. Các tác động của việc thực hiện dự án đến môi trường 2.4.1. Tác động đến nguồn nước -Nước thải từ hoạt động xây dựng Nước thải loại này có hàm lượng chất rắn, độ đục rất lớn nên gây ra ảnh hưởng không tốt đến đời sống thuỷ sinh vật: giảm khả năng hô hấp, quang hợp, tăng trưởng kém thậm chí gây chết. -Nước thải sinh hoạt của công nhân Trong thành phần của nước thải sinh hoạt, hàm lượng các chất hữu cơ,SS, tổng N và vi sinh rất cao. Đây là bốn chỉ tiêu đáng quan tâm nhất của nước thải sinh hoạt -Nước mưa chảy tràn qua dự án nườc mưa cuốn theo nhiều chất ô nhiễm góp phần gây ô nhiễm nước mặt nguồn tiếp nhận. 2.Nội dung 2.4.2. Tác động đến môi trường không khí -Tác nhân gây ô nhiễm chính trong thời gian xây dựng là bụi,tiếng ồn, độ rung, khí thải,..phát sinh từ các máy móc thi công,xây dựng tại công trình. -Đáng chú ý là các chỉ tiêu CO , NOX, SO2 và khói bụi vì đây là những chất độc hại có thể gây ra hiện tượng mưa cid và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. 2.Nội dung 2.4.3. Tác động đến sức khỏe cộng đồng -Nếu nước không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cho các kênh rạch, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. -Khí thải có chứa bụi, CO2, SO2, NO2,… là tác nhân gây bệnh về đường hô hấp cho người nếu hít phải không khí ô nhiễm lâu ngày. - Clo là khí độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đường hô hấp khi tiếp xúc ở nồng độ cao, có thể gây chết người khi hít phải 2.Nội dung -Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất sẽ khiến người lao động có những biểu hiện như: buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc. -Trong các thiết bị cấp đông và kho lạnh nhiệt độ được duy trì ở mức -200oC đến -400oC nên công nhân tiếp xúc với nhiệt độ này thường xuyên có thể bị bệnh về đường hô hấp, viêm khớp -Tiếng ồn gây trạng thái mệt mỏi dẫn đến năng suất làm việc không cao. 2.4.4. Tác động đến tài nguyên sinh vật Các chất thải như: nước thải sản xuất, dầu mỡ nếu không được xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật. Bảng 1.Thành phần nước thải dự kiến của nhà máy (Nguồn: Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản K&K,Lấp Vị,Đồng tháp) 2.Nội dung 2.5.Đề xuất phương án và lựa chọn biện pháp tối ưu 2.5.1. Đề xuất phương án Qua số liệu về thành phần, nồng độ có trong nước thải ta thấy thành phần chất hữu cơ rất cao, trong điều kiện chưa được xử lý, các thông số này vượt rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép về chất lượng nước thải (TCVN 5945 – 2005) và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản( QCVN 11: 2008/BTNMT) Để đáp ứng yêu cầu nước thải được thải ra môi trường, nhà máy cần xử lý đạt loại B theo TCVN 5945 – 2005, tiêu biểu ở các chỉ tiêu: BOD5, COD, SS... ở giá trị đầu ra. Ta có một số phưong án để xử lý nước thải cho nhà máy như sau: 2.Nội dung Phương án 1 Bể lắng cát Bể lắng Sơ cấp Bể lắng Thứ cấp Bùn hoàn lưu Phương án 2 Phương án 3 Bể lắng cát Bể lắng sơ cấp Bể lắng Thứ cấp 2.Nội dung 2.5.2. Lựa chọn phương án tối ưu 2.5.2.1.Phân tích ưu và khuyết điểm của từng phương án Phương án 1 Ưu điểm: - Có khả năng chịu đựng các thay đổi lớn đột ngột của lưu lượng và chất hữu cơ. Bùn cặn sinh ra được xử lý một cách triệt để, không phát sinh mùi hôi. Diện tích đất vừa phải. Hệ thống vận hành đơn giản, dễ thi công, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Khuyết điểm Chi phí vận hành và bảo quản của bể bùn hoạt tính khá cao. 2.Nội dung Phương án 2 Ưu điểm: - Có khả năng chịu đựng các thay đổi lớn đột ngột của lưu lượng và chất hữu cơ. - Loại được lượng lớn dầu mở - Tiết kiệm nước. - Diện tích đất vừa phải Khuyết điểm - Sinh mùi hôi trong quá trình xử lý do không có hệ thống hoàn lưu bùn. - Chi phí vận hành và bảo quản khá cao,khó khắc phục khi có sự cố. - Hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật vận hành cao. Phương án 3 Ưu điểm: - Có khả năng chịu đựng các thay đổi lớn đột ngột của lưu lượng và chấthữu cơ. - Thời gian thi công nhanh do đĩa quay sinh học đã được chế tạo sẵn. - Vận hành đơn giảnhơn bể bùn hoạt tính vì không cần hoàn lưu nước hay bùn. - Hiệu qủa xử lý cao do thời gian tiếp xúc cao. Khuyết điểm - Khó khắc phục khi có sự cố. - Vốn đầu tư tương đối cao: bể RBC cần xây dựng mái che, mua đĩa sinh học. - Sinh mùi hôi trong quá trình xử lý . - Chi phí vận hành và bảo quản khá cao do có bể RBC. - Đòi hỏi kĩ thuật vận hành cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptmaupowerpointctu_5901.ppt
Luận văn liên quan