Đề tài Quy hoạch phát triển cụm Công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH II. KHÁI NIỆM VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP: III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH PHẦN MỘT: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, NGUỒN LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA I. TIỀM NĂNG II. NGUỒN LỰC 1. Tiềm năng nguồn nhân lực 2. Khả năng đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội PHẦN HAI: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP. 1. Hiện trạng phát triển các cụm công nghiệp trong cả nước: 2. Hiện trạng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh. PHẦN BA: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu chung 2. Mục tiêu cụ thể: III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP. 1. Nguyên tắc quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp 2. Quy hoạch các phân khu chức năng và giải pháp thiết kế 3.Một số định hướng cụ thể về cơ sở hạ tầng: điện, nước,viễn thông 4. Quy hoạch các cụm công nghiệp. 4.1 Số lượng và quy mô các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 4.2 Tiến độ quy hoạch chi tiết và dự kiến đầu tư các Cụm công nghiệp. 4.3 Quy hoạch các cụm công nghiệp theo đơn vị hành chính 5. Dự báo khả năng huy động các nguồn lực chủ yếu đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn 5.1. Tổng vốn đầu tư: 5.2. Nguồn Vốn đầu tư: 5.3. Nhu cầu đất cho quy hoạch các cụm công nghiệp: PHẦN BỐN: NHỮNG GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Các giải pháp về cơ chế, chính sách 1. Giải pháp về quy hoạch 2. Giải pháp về vốn 3. Giải pháp về cơ chế chính sách thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư 4. Giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo và chuẩn bị lực lượng lao động cho các khu, cụm công nghiệp. 5. Giải pháp về bảo vệ môi trường Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phổ biến và triển khai quy hoạch 2. Phân công tổ chức thực hiện PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN II. KIẾN NGHỊ

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển cụm Công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp cũng như cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất Công nghiệp nông thôn đầu tư vào cụm công nghiệp. 2. Hiện trạng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Sơn La hiện chưa hình thành các cụm công nghiệp đáp ứng các tiêu chí chung của cụm công nghiệp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp (điểm công nghiệp) nằm rải rác ở các đô thị (thị xã, thị trấn) và gần các vùng nguyên liệu sản xuất. Trong những năm trước đây, Tỉnh đã có quy hoạch một số cụm công nghiệp như : Cụm công nghiệp Chiềng Sinh- Thị xã, cụm công nghiệp Mu kít- Mai Sơn... tuy nhiên chưa triển khai quy hoạch chi tiết và việc bố trí các cơ sở công nghiệp chủ yếu dựa vào quỹ đất đã có hoặc do các cơ sở công nghiệp tự liên hệ, làm thủ tục để thuê/ giao đất để đầu tư nên không đáp ứng tiêu chí của Cụm công nghiệp. PHẦN BA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Phát triển cụm công nghiệp trên cơ sở nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, sử dụng đất hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở nông thôn. 2. Phát triển các cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006-2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; Quy hoạch phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch phát triển kinh tế vùng, ngành công nghiệp của cả nước. Đặc biệt phải gắn với không gian công nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và hướng về nông nghiệp nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW tại hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá X. 3. Phát triển các cụm công nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc: tách biệt với khu dân cư, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động, có điều kiện xử lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho công nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững. Xây dựng cụm công nghiệp cần phân theo giai đoạn, theo thứ tự ưu tiên, tuỳ theo tính cấp thiết và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của từng địa phương, từng vùng 4. Phát triển các cụm công nghiệp phải liên kết với các cụm công nghiệp , trung tâm kinh tế, gắn với dịch vụ thương mại. 5. Huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. ưu tiên các cụm công nghiệp có nhà đầu tư phát triển hạ tầng CCN và khả năng thu hút các nhà sản xuất để điền đầy diện tích CCN. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu chung - Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, đưa Sơn La thoát khỏi tình trạng nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. - Hình thành các cơ sở, căn cứ cho việc hoạch định phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng sử dụng quỹ đất, xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng, có quy chế quản lý phù hợp, phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương, khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. - Làm cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết từng cụm công nghiệp; tạo điều kiện để bố trí di chuyển các cơ sở công nghiệp -TTCN trong đô thị gây ô nhiễm môi trường. Bố trí các cơ sở công nghiệp-TTCN khi có nhu cầu vào cụm công nghiệp tập trung. Xây dựng các giải pháp, cơ chế chính sách phát triển các cụm công nghiệp. 2. Mục tiêu cụ thể: - Hình thành một số cụm công nghiệp (Mộc Châu, Phù Yên); một số cụm công nghiệp do có nhu cầu ngay về mặt bằng cho các cơ sở công nghiệp, tại những khu vực cần phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phục vụ các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh và của thành phố, thị xã và huyện. - Quy hoạch diện tích đất và từng bước đầu tư hạ tầng từng cụm công nghiệp theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đáp ứng với mục tiêu phát triển của từng giai đoạn, từng năm. - Kêu gọi, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; thu hút đầu tư để phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ vào cụm công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 có từ 2-5 cụm công nghiệp, đến năm 2015 có 6-15 cụm công nghiệp. - Chú trọng các hoạt động bảo vệ môi trường cụm công nghiệp. Các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP. 1. Nguyên tắc quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp 1.1. Nguyên tắc chung. Bám sát các quy hoạch đã được duyệt, đặc biệt là quy hoạch đô thị, khu dân cư; ưu tiên phát triển ở thành phố, thị xã, thị trấn với tầm nhìn phát triển lâu dài tới năm 2020. Khai thác tối đa các yếu tố hạ tầng, bố trí gần các trục giao thông, vùng kinh tế trọng điểm, gần vùng nguyên liệu. Cụm công nghiệp có các khu chức năng, cơ cấu ngành nghề phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp đã được Tỉnh phê duyệt, đảm bảo tính đồng bộ và theo hướng hiện đại. Các cụm công nghiệp cần đảm bảo tính hài hoà giữa phát triển công nghiệp có hiệu quả và phát triển các khu đô thị, khu dân cư liền kề theo yêu cầu phát triển bền vững và có bước đi phù hợp theo từng giai đoạn. 1.2. Một số nguyên tắc cụ thể: Để phát huy hiệu quả cụm công nghiệp, cân nhắc trên các khía cạnh tăng hiệu quả đầu tư hạ tầng, xử lý tập trung chất thải; Tuỳ theo tính chất, nhu cầu phát triển các cơ sở công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của từng cụm công nghiệp, quy mô từng loại hình cụm công nghiệp được xác định phù hợp, cụ thể như sau: - Đối với cụm công nghiệp tổng hợp (đa ngành) bố trí gắn với đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn), để bố trí các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề đã có nhưng cần di chuyển để đảm bảo môi trường và giành diện tích phù hợp để bố trí các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào đầu tư mới. Quy mô mỗi cụm loại này tối thiểu từ 5 ha và tối đa đến 50 ha/cụm. - Đối với cụm công nghiệp làng nghề: được hình thành gắn với nghề đã có, diện tích ban đầu khoảng 3-5 ha, sau có thể phát triển lên. - Cụm công nghiệp chuyên ngành, mà trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu. Quy mô khoảng 5-30 ha để bố trí các cơ sở công nghiệp có sử dụng cùng loại nguyên liệu, cơ sở phụ trợ sản xuất gắn với nhà máy chính. - Cụm công nghiệp hiện đại (như khu công nghiệp) được xây dựng mới hoàn toàn. Quy mô 30-50 ha. Được đầu tư chủ yếu ở khu vực có điều kiện thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp có lợi thế. Đối với cụm công nghiệp này, ngoài khu dịch vụ và hỗ trợ nằm bên trong hàng rào, dự kiến sẽ quy hoạch các khu đô thị - dịch vụ phụ trợ ở vị trí kế cận. Trước hết là nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhà ở và đảm bảo các điều kiện sống cho lao động trong các cụm công nghiệp và gia đình. - Đối với cụm công nghiệp khác được hình thành tại khu vực có vị trí địa lý thuận lợi để bố trí một vài điểm đầu tư phát triển công nghiệp trong tương lai 10-15 năm tới, với mục tiêu thực hiện các chính sách công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, sẽ có thể phát triển thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp vệ tinh dự kiến trong tương lai cũng được khoanh vùng thành cụm công nghiệp và khu vực này. Quy mô diện tích khoảng 2-30 ha tuỳ theo Quy hoạch kinh tế xã hội của huyện và Quỹ đất giành cho quy hoạch. 2. Quy hoạch các phân khu chức năng và giải pháp thiết kế Việc quy hoạch các phân khu chức năng được thực hiện theo các điều kiện cụ thể của từng cụm công nghiệp theo phương châm tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng hiện hành, khuyến cáo triển khai với các chỉ tiêu định hướng sau: Trong mỗi cụm công nghiệp nên có cơ cấu sử dụng đất như sau: + Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: 50 - 70% + Đất xây dựng các công trình kỹ thuật: 0,5 - 2% + Đất xây dựng trung tâm quản lý điều hành: 0,5 - 1% + Đất xây dựng các công trình giao thông: 5 - 12% + Đất dành cho các dịch vụ xã hội, dịch vụ hỗ trợ: 18 - 21% - Phân chia lô đất xây dựng: Quy hoạch chia thành những Modul từ 01 ha đến 10 ha cho một lô xây dựng. Đảm bảo có đầy đủ điện nước cung cấp cho từng lô đất xây dựng. Phương án quy hoạch chia lô phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư. - Mỗi cụm công nghiệp đều phải xây dựng từ 01 hoặc 02 trạm xử lý nước thải và một trạm biến áp cung cấp điện (tuỳ nhu cầu, công suất và theo giai đoạn). Đường ống cấp nước và điện sẽ cung cấp đến các trạm biến áp chuyên dùng cho từng nhà máy tuỳ theo công suất thiết kế. - Hệ thống thoát nước nhà máy được thiết kế phù hợp theo tiêu chuẩn riêng của từng cụm công nghiệp. - Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý) đi chung một đường thoát ra hệ thống thoát chung của cụm công nghiệp . - Các chất thải rắn được tập trung vào khu xử lý kỹ thuật và được chuyển tới nơi quy định để xử lý theo quy hoạch chung của địa phương. - Biện pháp bảo vệ và quản lý vệ sinh môi trường: các nhà đầu tư xây dựng đều phải lập phương án xử lý và bảo vệ môi trường hoặc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo điều 14 Luật bảo vệ môi trường. 3.Một số định hướng cụ thể về cơ sở hạ tầng: điện, nước,viễn thông 3.1. Định hướng phát triển hệ thống điện cho cụm công nghiệp Việc cấp điện nói chung đã được tính toán chung trong Quy hoạch điện lực tỉnh Sơn La, quy hoạch điện lực huyện, thành phố. Riêng công suất cho các cụm công nghiệp mới hình thành được tính trung bình là 300 KW/ha (với hệ số đồng thời 0,8 và có hệ số E 0,85) và được xem xét vận dụng theo các chỉ tiêu sau: - Công nghiệp cơ khí, luyện kim, sản xuất VLXD: 300-450 KW/ha; - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: 250-300 KW/ha; - Công nghiệp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng: 200-300 KW/ha; - Tiểu thủ công nghiệp: 80-120 KW/ha; - Kho tàng: 60-100 KW/ha; - Giao thông: 8 KW/ha; - Công cộng, khu điều hành: 100 KW/ha; - Cây xanh, mặt nước: 50 KW/ha; 3.2. Định hướng quy hoạch cấp nước cho khu, cụm CN - Tiêu chuẩn cấp nước: + Cho công nghiệp 45 m3 /ha ngày (đối với ngành công nghiệp đặc thù có dự án đầu tư được tính theo dự án); + Nước sinh hoạt cho CBCNV: 60 lít/ người/ ngày đêm; + Nước tưới cây, đường: 8 m3 /ha/ ngày; + Dự phòng 10% lượng cung cấp; + Hệ số không điều hoà ngày: 1,2; + Hệ thống không điều hoà giờ là : 1,5; + Số giờ : 24. - Các cụm CN sát đô thị sẽ ưu tiên để được sử dụng hệ thống cấp nước của đô thị. 3.3. Định hướng phát triển bưu chính viễn thông Tiêu chuẩn dung lượng: - 11 thuê bao cố định/ha, dự phòng gấp đôi bao gồm cả thuê bao di động. - Mỗi cụm lớn đều được bố trí cơ sở bưu điện, dự kiến đặt sát khu điều hành. Đối với các cụm nhỏ được quan tâm kết hợp mở rộng bưu điện địa phương. Đặc biệt quan tâm mở rộng dịch vụ Internet tốc độ cao, dịch vụ điện thoại liên tỉnh và quốc tế. Hệ thống cáp thông tin đặt dọc theo trục giao thông để đảm bảo cung cấp thông tin cho từng lô nhà máy. 4. Quy hoạch các cụm công nghiệp. 4.1 Số lượng và quy mô các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn đến năm 2020 hình thành 28 CCN nhỏ trên địa bàn 9 huyện và 01 thành phố. Các cụm công nghiệp có quy mô lớn (từ 40-50 ha) có 7 cụm : Mường Bằng (hoặc Chiềng Ngần) - Thành phố Sơn La; Cò Nòi- Mai Sơn, Nà Lùn- Mộc Châu; Vườn đào- Mộc Châu; Bản Bun- Mộc Châu; Loóng Luông- Mộc Châu; Phiêng Lanh- Quỳnh Nhai Các cụm công nghiệp có quy mô vừa (từ 10-30 ha) có 7 cụm : CCN km73- Mộc Châu; Cụm Công nghiệp Gia phù- Phù Yên; Cụm CN khu Nhà máy đường- Phù Yên; CCN Cao Đa- Bắc Yên; CCN Nà Nghịu- Sông Mã; Cụm công nghiệp làng nghề gốm Mường Chanh- Mai Sơn; CCN Chiềng Ban- Mai Sơn; Các cụm công nghiệp có quy mô nhỏ (từ 3-10 ha) có 14 cụm : CCN Nà Pát- Mai Sơn; Cụm Công nghiệp Huy Thượng- Phù Yên; Cụm CN Huy Hạ- Phù Yên; CCN Mường Cơi- Phù Yên; CCN Phiêng Ban I- Bắc Yên; CCN Mường La; CCN đóng tầu thuyền- Mường La; CCN Phỏng Lái- Thuận Châu; Chiềng Pha- Thuận Châu; Chiềng Ly- Thuận Châu; Tông Cọ- Thuận Châu; Noong Lay- Thuận Châu; CCN Thị trấn Yên Châu; CCN Thị trấn Sông Mã. 4.2 Tiến độ quy hoạch chi tiết và dự kiến đầu tư các Cụm công nghiệp. * Giai đoạn 2009-2010 quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư hạ tầng 5 cụm công nghiệp; Giai đoạn 2011-2015 đối với 13 cụm công nghiệp; Giai đoạn 2016-2020 quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng 10 cụm công nghiệp. * Tổng nhu cầu đất cho quy hoạch các cụm công nghiệp: 550-570 ha. * Trong đó phân theo giai đoạn và huyện: - Giai đoạn 2009-2010: 145-150 ha.(Huyện Mộc Châu 60 ha/01 cụm, Phù yên 30-35 ha/02 cụm; Mai Sơn 50ha/01 cụm và Thuận Châu 5ha/01 cụm). - Giai đoạn 2011-2015: 163-168 ha ( Huyện Mai Sơn 14 ha cho 02 cụm; Mộc Châu 71 ha/02 cụm; Phù yên 8 ha/02cụm; Mường La 3,4 ha/01 cụm; Bắc Yên 5ha/01 cụm; Thuận Châu 6 ha/02 cụm; TP Sơn La 50-60 ha/01 cụm ;Yên Châu 3ha/01 cụm; Sông Mã 5 ha/01 cụm). - Giai đoạn 2016-2020: 242-252 ha ( Huyện Mai Sơn 10-15ha/ 01 cụm; Mộc Châu 181 ha/02 cụm; Phù yên 5 ha/01cụm; Mường La 5 ha/01 cụm; Bắc Yên 10-15ha/01 cụm; Thuận Châu 8 ha/02 cụm; TP Sơn La 50-60 ha/01 cụm; Quỳnh Nhai 50ha/01 cụm; Sông Mã 10 ha/01 cụm). * Trong đó phân theo huyện và giai đoạn:: - TP Sơn La 50-60 ha/01 cụm, quy hoạch chi tiết năm 2015. - Huyện Mai Sơn có 73-78 ha/ 04 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2010 cho 50ha/01 cụm; Năm 2012 cho 3ha/01 cụm; năm 2013 cho 10ha/01 cụm; năm 2016 cho 10-15ha/01 cụm. - Huyện Mộc Châu có 312 ha cho 05 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2009 cho 60ha/01 cụm; Năm 2015 cho 71 ha/02 cụm; năm 2018 cho 141 ha/01 cụm; năm 2020 cho 40 ha/01 cụm. - Huyện Phù Yên có 38-48 ha / 05 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2009 cho 20-25 ha/01 cụm; Năm 2010 cho 10 ha/01 cụm; năm 2011 cho 3ha/01 cụm; năm 2015 cho 5 ha/01 cụm; năm 2016 cho 5 ha/01 cụm. - Huyện Bắc Yên có 15-20 ha/ 02 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2012 cho 5 ha/01 cụm; Năm 2016 cho 10 -15ha/01 cụm. - Huyện Mường La có 8,4 ha/ 02 cụm, quy hoạch chi tiết năm 2014 cho 3,4ha/01 cụm; Năm 2016 cho 5 ha/01 cụm. - Huyện Thuận Châu có gần 19 ha / 05 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2010 cho 5ha/01 cụm; Năm 2012 cho gần 3ha/01 cụm; năm 2014 cho 3ha/01 cụm; năm 2016 cho 3ha/01 cụm; năm 2017 cho 5ha/01 cụm. - Huyện Quỳnh Nhai có 50 ha/ 01 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2018. - Huyện Yên Châu có 3 ha cho 01 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2014. - Huyện Sông Mã có 15 ha/ 02 cụm, quy hoạch chi tiết năm 2014 cho 5ha/01 cụm; Năm 2016 cho 10 ha/01 cụm. 4.3 Quy hoạch các cụm công nghiệp theo đơn vị hành chính. 4.3.1. Thành phố Sơn La: Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn La đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của UBND thị xã Sơn La (nay là Thành phố), có thể quy hoạch một số cụm công nghiệp sau: 1. Cụm Công nghiệp Chiềng Ngần - Mường Bằng: a. Quy mô: 50 - 60 ha b. Địa điểm: dự kiến tại khu vực Chiềng Ngần - Mường Bằng (địa giới mở rộng khi thị xã Sơn La lên thành phố) hoặc Khu quy hoạch Chiềng Ngần. c. Hiện trạng: Thuộc địa giới hành chính của xã Chiềng Ngần. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí - Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm... - Công nghiệp may. - Công nghiệp công nghệ cao. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 100 tỷ - 120 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2015. 4.3.2. Huyện Mai Sơn: Theo quy hoạch phát triển, Huyện Mai Sơn sẽ được nâng cấp lên Thị xã và quy hoạch xây dựng trung tâm huyện lỵ mới, dự kiến có trung tâm hành chính tại Khu vực Chiềng Mai. Dự kiến quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp sau; 1. Cụm Công nghiệp Cò Nòi: a- Quy mô : 50 ha tại Xã Cò Nòi. b. Địa điểm: Quốc lộ 6 mới từ km 266+200 đến Km266+700 c. Hiện trạng: Lô số 22A khu đô thị mới Ngã ba Cò Nòi- Khu đất phát triển dành cho các doanh nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch. Hiện đã có 03 doanh nghiệp xây dựng và 01 doanh nghiệp chế biến đã được cấp đất với tổng diện tích 13,6ha; Đã đầu tư xây dựng nhà xưởng là 1,8ha. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Chế biến nông sản- Chế biến lâm sản. - Sản xuất hàng tiêu dùng. - Công nghiệp dệt- nhuộm-may. - Cơ khí sửa chữa. e. Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: Cần xây dựng đường nội bộ. - Cấp điện: hệ thống lưới điện 35kV đã có . - Cấp nước: Dùng hệ thống cấp nước sạch khu vực đô thị Cò Nòi. f. Vấn đề bảo vệ môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại theo tiêu chuẩn của Nhà nước, quy định của UBND Tỉnh và UBND cấp huyện, thị xã. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 80 tỷ - 100 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2009 2. Cụm Công nghiệp làng nghề gốm Mường Chanh: a- Quy mô : 10 ha tại Xã Mường Chanh. b. Địa điểm: Cuối Trung tâm xã Mường Chanh hướng đi phía Thị xã c. Hiện trạng: Đất nương, cách khu dân cư 250m. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Sản xuất đồ gốm. - Cơ khí sửa chữa. e. Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: Cần xây dựng đường nội bộ. - Cấp điện: hệ thống lưới điện 35kV đã có . - Cấp nước: Xây dựng hệ thống cấp nước sản xuất f. Vấn đề bảo vệ môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại theo tiêu chuẩn của Nhà nước, quy định của UBND Tỉnh và UBND cấp huyện. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 20 tỷ - 30 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2013. 3. Cụm Công nghiệp Chiềng Ban: a- Quy mô : 10 ha có tính đến hướng phát triển mở rộng 15 ha. b. Địa điểm: km6 Quốc lộ 4G. c. Hiện trạng: Đất nương, cách khu dân cư 500m. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Chế biến nông sản- Chế biến lâm sản. - Sản xuất hàng tiêu dùng. - Cơ khí sủa chữa. - Sản xuất VLXD e. Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: Cần xây dựng đường nội bộ,đường vào cụm công nghiệp. - Cấp điện: hệ thống lưới điện 35kV đã có . - Cấp nước: Xây dựng hệ thống cấp nước sản xuất f. Vấn đề bảo vệ môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại theo tiêu chuẩn của Nhà nước, quy định của UBND Tỉnh và UBND cấp huyện. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 20 tỷ - 30 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2016. 4. Cụm Công nghiệp Nà Pát: a- Quy mô : 3 ha có tính đến hướng phát triển kết nối với khu Nhà máy xi măng Mai Sơn. b. Địa điểm: km4 Đường Tỉnh lộ 110. c. Hiện trạng: Đất nương. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Sản xuất hàng tiêu dùng. - Sản suất các sản phẩm phụ trợ cho Nhà máy Xi măng lò quay - Cơ khí . e. Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: Cần xây dựng đường nội bộ. - Cấp điện: hệ thống lưới điện 35kV đã có . - Cấp nước: Dùng hệ thống cấp nước sạch khu vực đô thị Mai Sơn. f. Vấn đề bảo vệ môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại theo tiêu chuẩn của Nhà nước, quy định của UBND Tỉnh và UBND cấp huyện, thị xã. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 8 tỷ - 9 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2012 4.3.3. Huyện Mộc Châu Theo quy hoạch phát triển, Huyện Mộc Châu được phê duyệt lên đô thị loại IV và thành thị xã Mộc Châu. Dự kiến quy hoạch phát triển các CCN sau; 1. Cụm Công nghiệp Nà Lùn: a- Quy mô : 141 ha . b. Địa điểm: bản Nà Lùn xã Mường Sang. c. Hiện trạng: - Đất nông nghiệp: 105 ha - Đất công nghiệp: 5,5 ha - Đất ở: 8,8 ha - Đất khác: 21,7 ha - Số hộ dự kiến phải tái định cư: 150 hộ d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Sản xuất vật liệu xây dựng (đã có) - Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (rèn, mộc, chế biến nông lâm sản, giết mổ gia súc, gia cầm…) e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 250 tỷ - 350 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2018 2. Cụm Công nghiệp 73: a- Quy mô : 21 ha . b. Địa điểm: tiểu khu Nhà nghỉ Công đoàn, thị trấn Nông trường. c. Hiện trạng: hiện nay đã có các nhà máy ươm tơ và đang triển khai dự án xây dựng Trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La có quy mô diện tích 5,5 ha. d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: Các dự án ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao không gây ô nhiễm hoặc ít gây ô nhiễm môi trường. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 12 tỷ - 15 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2015 3. Cụm công nghiệp Bó Bun: a- Quy mô : khoảng 40 ha diện tích cụm và khoảng 20 ha diện tích núi đá . b. Địa điểm: tiểu khu Bó Bun - thị trấn Nông trường Mộc Châu, cách ngã ba km 75 Mộc Châu (quốc lộ 6) khoảng 1 km. c. Hiện trạng: Toàn bộ là đất nông nghiệp, trồng cây ăn quả (cây mận hậu hiện cho hiệu quả rất thấp) và hoa mầu ngắn ngày. - Nhà ở của dân: khoảng 20 nhà (chủ yếu là nhà cấp 4) - Nhà tạm, nhà nương: 30 nhà - cây hoa màu: khoảng 20 ha cây ăn quả; 4 ha cây ngắn ngày - Đất đường giao thông, suối cạn, đất trống: 15 ha - Kho dự trữ: có 1 kho dự trữ muối ăn, diện tích 0,5 ha. - Đất đồi núi: 10 ha d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: Là cụm công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp nhẹ khác, đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế. Các cơ sở công nghiệp chủ yếu: - Nhà máy sang chiết nạp ga; - Nhà máy cơ khí cấu kiện; - Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa; - Nhà máy chế biến thực phẩm; - Các cơ sở sủa chữa cơ khí; - Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 120 tỷ - 130 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2009. 4. Cụm Công nghiệp Vườn Đào: a- Quy mô : 40 ha . b. Địa điểm: tiểu khu Vườn Đào - thị trấn Nông trường Mộc Châu. c. Hiện trạng: - Đất nông nghiệp 38 ha - Đất khác: 2 ha d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thức ăn chăn nuôi. - Sản xuất vật liệu xây dựng… e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 80 tỷ - 120 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2020. 5. Cụm Công nghiệp Lóng Luông: a- Quy mô : 50 ha . b. Địa điểm: tiểu khu 70 - thị trấn Nông trường Mộc Châu. c. Hiện trạng: - Đất nông nghiệp 53,5 ha - Đất ở: 1,5 ha - Số hộ dự kiến phải tái định cư: 120 hộ d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thức ăn chăn nuôi. - Sản xuất vật liệu xây dựng… e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 100 tỷ - 120 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2015. 4.3.4. Huyện Phù Yên 1. Cụm công nghiệp Gia phù: a. Quy mô : 20-25 ha . b. Địa điểm: tại Gia Phù. c. Hiện trạng: hiện tại là đất ruộng một vụ năng suất thấp (4ha), đồi núi (10ha), vườn và hộ gia đình (2ha) và đất hoang hoá, đất nghĩa địa của bản ... d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Công nghiệp tuyển khoáng sản. - Công nghiệp luyện kim. - Cơ khí phụ trợ - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Công nghiệp nhẹ. - Công nghiệp sản xuất phân bón e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 50 tỷ - 60 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2009. 2. Cụm công nghiệp Huy Thượng : a. Quy mô : 5 ha . b. Địa điểm: tại bản Tân Ban, xã Huy Thượng. c. Hiện trạng: hiện tại là đất đồi, nương sắn... d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: sản xuất gạch tuynel, gốm sứ.. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 10 tỷ - 15 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2016. 3. Cụm công nghiệp Huy Hạ : a. Quy mô : 3 ha . b. Địa điểm: tại bản Xà, bản Noong Vai xã Huy Hạ. c. Hiện trạng: hiện tại là đất ruộng khô hạn, bạc màu, năng suất thấp. Có 2 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đang xây dựng và hoạt động. d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ. - Di chuyển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có trong thị trấn. - Sơ chế nông lâm sản. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 6 tỷ - 10 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2011. 4. Cụm công nghiệp Nhà máy đường (cũ): a. Quy mô : 10-15 ha . b. Địa điểm: tại Xã Huy Hạ- Phù Yên. c. Hiện trạng: hiện tại là đất đồi, nương sắn, cây ăn quả... d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Chế biến nông, lâm sản, - Chế biến thực phẩm và đồ uống. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 20 tỷ - 30 tỷ VNĐ. (Cụm công nghiệp này chủ yếu quy hoạch cho chế biến thực phẩm đồ uống có sử dụng nguyên liệu địa phương như sản xuất cồn thực phẩm, rượu từ sắn, ngô…Do đó, tuỳ theo việc nghiên cứu dự án đầu tư nhà máy cồn rượu có thể điều chỉnh, thay thế cụm công nghiệp này sang địa điểm phù hợp khác). f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2010. 5. Cụm công nghiệp Mường Cơi: a. Quy mô : 5 ha . b. Địa điểm: tại Xã Mường Cơi- Phù Yên. c. Hiện trạng: hiện tại là đất đồi, nương sắn... d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Chế biến nông, lâm sản, - Sản xuất vật liệu xây dựng.. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 40 tỷ - 60 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2015. 4.3.5. Huyện Bắc Yên 1. Cụm công nghiệp bản Cao Đa I - xã Phiêng Ban: a. Quy mô : 10-15 ha . b. Địa điểm: tại Pom Đôn - bản Cao Đa I - xã Phiêng Ban. c. Hiện trạng: hiện tại là đất rừng trồng, đất nương rẫy của nhân dân, đất nghĩa địa của bản Phiêng Ban I. d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Chế biến nông, lâm sản, - Sản xuất vật liệu xây dựng.. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 25 tỷ - 35 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2016. 2. Cụm công nghiệp bản Phiêng Ban I - thị trấn Bắc Yên a. Quy mô : 5 ha . b. Địa điểm: tại bản Phiêng Ban I - thị trấn Bắc Yên. c. Hiện trạng: hiện tại là đất rừng trồng, đất nương rẫy của nhân dân, đất nghĩa địa của bản Phiêng Ban I. d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - sản xuất rượu vang Sơn Tra, nước lọc tinh khiết. - Giết mổ gia súc; 4.3.6. Huyện Mường La: Căn cứ Quyết định số 5264/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND tỉnh Sơn La về việc Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của UBND huyện Mường La, trên địa bàn huyện có thể quy hoạch các cụm công nghiệp sau: 1. Cụm công nghiệp Mường La: a. Quy mô : 3,4 ha b. Địa điểm: ô 80 Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của UBND huyện Mường La. c. Hiện trạng: khu dân cư và trung tâm xã Nậm Păm cũ (đã được bố trí di chuyển). d) Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí - Chế biến nông, lâm sản, - Sản xuất hàng tiêu dùng. - Tiểu thủ công nghiệp. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 8 tỷ - 10 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2014. 2. Cụm công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tầu thuyền Quy mô, địa điểm cụ thể UBND huyện sẽ quy hoạch sau khi công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành, bàn giao lại cho UBND huyện mặt bằng. Dự kiến tại khu hạ lưu đập thuỷ điện từ cầu tạm 1 đến cầu tạm 2, đường Trần Phú. Dự kiến diện tích khoảng 20 ha và bố trí sau khi Ban quản lý nhà máy thuỷ điện Sơn La giao trả đất phục phụ thi công cho địa phương). 4.3.7. Huyện Thuận Châu: 1. Cụm công nghiệp Phỏng Lái: a. Quy mô : 3,0 ha b. Địa điểm: tại trung tâm xã Phỏng Lái. c. Hiện trạng: khu đất đã được uy hoạch theo trung tâm cụm xã d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí - Chế biến nông, lâm sản, e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 6 tỷ - 10 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2016. 2. Cụm công nghiệp Chiềng Pha a. Quy mô, địa điểm: 5 ha, b. Địa điểm: tại trung tâm xã Chiềng Pha. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế biến chè, cà phê... c. Hiện trạng sử dụng đất: khu đất đã được uy hoạch theo trung tâm cụm xã. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 10 tỷ -15 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2017. 3. Cụm công nghiệp Chiềng Ly: a. Quy mô : 3,0 ha b. Địa điểm: tại trung tâm xã Chiềng Ly. c. Hiện trạng: khu đất đã được uy hoạch theo trung tâm cụm xã d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí - Chế biến nông, lâm sản, - Vật liệu xây dựng e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 6 tỷ - 10 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2014. 4. Cụm công nghiệp Tông Cọ: a. Quy mô : 5,0 ha b. Địa điểm: tại trung tâm xã Tông Cọ.. c. Hiện trạng: khu đất đã được uy hoạch theo trung tâm cụm xã d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí - Chế biến nông, lâm sản, - Vật liệu xây dựng e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 10 tỷ - 15 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2010. 5. Cụm công nghiệp Noong Lay: a. Quy mô : 2,85 ha b. Địa điểm: tại trung tâm xã Noong Lay. c. Hiện trạng: khu đất đã được uy hoạch theo trung tâm cụm xã d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí - Chế biến nông, lâm sản. - Chế biến mủ cao su. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 5 tỷ - 7 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2012. 4.3.8. Huyện Quỳnh Nhai: Trên địa bàn huyện đã quy hoạch diện tích đất đầu tư 01 cụm công nghiệp theo Quyết định số 4167/QĐ-UBND ngày 5/11/2004 của UBND Tỉnh Sơn La về việc Quy hoạch xây dựng Thị trấn Phiêng lanh 1. Cụm công nghiệp Thị trấnPhiêng Lanh: a. Quy mô : 50,0 ha b. Địa điểm: Thị trấn Phiêng lanh c. Hiện trạng: khu đất đã được Quy hoạch xây dựng Thị trấn Phiêng lanh. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Tiểu thủ công nghiệp. - Giết mổ gia súc; - Gia công đồ mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, sửa chữa ô tô, xe máy... - Chế biến nông, lâm sản, e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 100 tỷ - 120 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2018. 4.3.9. Huyện Yên Châu: 1. Cụm công nghiệp Thị trấn : a. Quy mô : 3,0 ha b. Địa điểm: tại thị trấn huyện Yên Châu c. Hiện trạng: khu vực đồi núi, cây ăn quả, nương ngô d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Cơ khí; Chế biến nông, lâm sản, - Công nghiệp nhẹ. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 6 tỷ - 10 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2014. 4.3.10. Huyện Sông Mã: 1. Cụm công nghiệp Thị trấn: a. Quy mô : 5,0 ha b. Địa điểm: tại Thị trấn huyện Sông Mã. c. Hiện trạng: khu đất đã được quy hoạch theo Thị trấn. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Tiểu thủ công nghiệp. - Giết mổ gia súc; - Gia công đồ mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, sửa chữa ô tô, xe máy... - Chế biến nông, lâm sản, - Sản xuất vật liệu xây dựng. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 10 tỷ - 15 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2014. 2. Cụm công nghiệp Nà nghịu: a. Quy mô : 10,0 ha b. Địa điểm: tại xã Nà Nghịu- huyện Sông Mã. c. Hiện trạng: Đất đồi, lâm nghiệp và ruộng một vụ. d. Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư: - Chế biến nông, lâm sản, - Sản xuất vật liệu xây dựng. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: từ 20 tỷ - 30 tỷ VNĐ. f. Tiến độ quy hoạch chi tiết: Năm 2016. 4.3.11. Huyện Sốp Cộp: Trong giai đoạn này chưa đầu tư cụm công nghiệp. 5. Dự báo khả năng huy động các nguồn lực chủ yếu đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn 5.1. Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư các cụm công nghiệp theo quy hoạch ước tính: 990-1.250 Tỷ đồng. Trong đó: - Vốn quy hoạch chi tiết: 6,0 - 6,5 tỷ đồng Chia ra: + Giai đoạn 2009-2010: 1,4-1,5 tỷ đồng + Giai đoạn 2011-2015: 2,1-2,2 tỷ đồng + Giai đoạn 2016-2020: 2,4-2,5 tỷ đồng - Vốn giải phóng mặt bằng: 54 - 58 tỷ đồng Chia ra: + Giai đoạn 2009-2010: 14-15 tỷ đồng + Giai đoạn 2011-2015: 16-18 tỷ đồng + Giai đoạn 2016-2020: 24-25 tỷ đồng - Vốn đầu tư hạ tầng: 930-1.190 tỷ đồng. Chia ra: + giai đoạn 2009-2010: 248-312 tỷ đồng + giai đoạn 2011-2015: 270-400 tỷ đồng + giai đoạn 2016-2020: 413-525 tỷ đồng 5.2. Nguồn Vốn đầu tư: - Vốn ngân sách Trung ương: 70 tỷ đồng - Vốn Ngân sách Tỉnh, huyện: 56-81 tỷ đồng - Vốn của nhà đầu tư hạ tầng: 620- 800 tỷ đồng - Vốn huy động các nhà đầu tư thuê mặt bằng: 260-300 tỷ đồng 5.3. Nhu cầu đất cho quy hoạch các cụm công nghiệp: Tổng nhu cầu đất cho các cụm công nghiệp giai đoạn 2009-2020 là 550-570 ha. Trong đó phân theo giai đoạn và huyện: - Giai đoạn 2009-2010: 145-150 ha.(Huyện Mộc Châu 60 ha, Phù yên 30-35 ha cho 02 cụm; Mai Sơn 50ha/01 cụm và Thuận Châu 5ha/01 cụm). - Giai đoạn 2011-2015: 163-168 ha ( Huyện Mai Sơn 14 ha cho 02 cụm; Mộc Châu 71 ha/02 cụm; Phù yên 8 ha/02cụm; Mường La 3,4 ha/01 cụm; Bắc Yên 5ha/01 cụm; Thuận Châu 6 ha/02 cụm; TP Sơn La 50-60 ha/01 cụm ;Yên Châu 3ha/01 cụm; Sông Mã 5 ha/01 cụm). - Giai đoạn 2016-2020: 242-252 ha ( Huyện Mai Sơn 10-15ha cho 01 cụm; Mộc Châu 181 ha/02 cụm; Phù yên 5 ha/01cụm; Mường La 5 ha/01 cụm; Bắc Yên 10-15ha/01 cụm; Thuận Châu 8 ha/02 cụm; TP Sơn La 50-60 ha/01 cụm ;Quỳnh Nhai 50ha/01 cụm; Sông Mã 10 ha/01 cụm). Trong đó phân theo huyện và giai đoạn:: - TP Sơn La 50-60 ha/01 cụm, quy hoạch chi tiết năm 2015. - Huyện Mai Sơn có 73-78 ha cho 04 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2010 cho 50ha/01 cụm; Năm 2012 cho 3ha/01 cụm; năm 2013 cho 10ha/01 cụm; năm 2016 cho 10-15ha/01 cụm. - Huyện Mộc Châu có 312 ha cho 05 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2009 cho 60ha/01 cụm; Năm 2015 cho 71 ha/02 cụm; năm 2018 cho 141 ha/01 cụm; năm 2020 cho 40 ha/01 cụm. - Huyện Phù Yên có 38-48 ha cho 05 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2009 cho 20-25 ha/01 cụm; Năm 2010 cho 10 ha/01 cụm; năm 2011 cho 3ha/01 cụm; năm 2015 cho 5 ha/01 cụm; năm 2016 cho 5 ha/01 cụm. - Huyện Bắc Yên có 15-20 ha cho 02 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2012 cho 5 ha/01 cụm; Năm 2016 cho 10 -15ha/01 cụm. - Huyện Mường La có 8,4 ha cho 02 cụm, quy hoạch chi tiết năm 2014 cho 3,4ha/01 cụm; Năm 2016 cho 5 ha/01 cụm. - Huyện Thuận Châu có gần 19 ha cho 05 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2010 cho 5ha/01 cụm; Năm 2012 cho gần 3ha/01 cụm; năm 2014 cho 3ha/01 cụm; năm 2016 cho 3ha/01 cụm; năm 2017 cho 5ha/01 cụm. - Huyện Quỳnh Nhai có 50 ha cho 01 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2018. - Huyện Yên Châu có 3 ha cho 01 cụm; quy hoạch chi tiết năm 2014. - Huyện Sông Mã có 15 ha cho 02 cụm, quy hoạch chi tiết năm 2014 cho 5ha/01 cụm; Năm 2016 cho 10 ha/01 cụm. PHẦN BỐN NHỮNG GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Các giải pháp về cơ chế, chính sách 1. Giải pháp về quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được duyệt tiến hành lựa chọn theo từng giai đoạn để quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp ở các huyện, thành, thị và công bố công khai cho nhân dân, doanh nghiệp biết. Cùng với quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp, triển khai quy hoạch các khu phân bố dân cư, nhà ở công nhân, dịch vụ công cộng và các công trình ngoài hàng rào phục vụ cho phát triển cụm công nghiệp. 2. Giải pháp về vốn Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh vận động và xúc tiên đầu tư theo hướng thu hút các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn. Tập trung huy động vốn (như vốn ngân sách nhà nước để triển khai quy hoạch chi tiết, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng đường giao thông đến địa điểm xây dựng cụm công nghiệp và hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hạ tầng); Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nguồn vốn tín dụng đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp.... Có chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tư là các doanh nghiệp có năng lực được vào làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng sẽ được hoàn vốn theo hướng: được ưu tiên giao đất theo cơ chế sử dụng quỹ đất đầu tư cơ sở hạ tầng để đầu tư khai thác và kinh doanh đất theo quy định hiện hành. 3. Giải pháp về cơ chế chính sách thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư Có những cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp một cách đồng bộ về giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường; sớm xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp. Bổ sung cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp công nghiệp thuê đất trong các cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của Luật đầu tư. Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, bưu chính viễn thông… tại các cụm công nghiệp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư được thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khi đầu tư vào khu, cụm công nghiệp quan tâm đến công tác đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Nâng cao chất lượng về quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch cụm CN được phê duyệt. Nội dung quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng phát triển và quản lý các cụm công nghiệp phải thực hiện theo Nghị định 108 của Chính phủ. Thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thành phố. Nghiên cứu tiếp tục phân cấp cho cấp huyện quyết định một số lĩnh vực như: giá thuê đất theo khung giá của tỉnh, quản lý đầu tư hạ tầng và cấp phép một số dự án đầu tư vào cụm công nghiệp dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng của tỉnh. 4. Giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo và chuẩn bị lực lượng lao động cho các khu, cụm công nghiệp. Nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên môn chuyên trách để quản lý và tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ trong cụm công nghiệp; thành lập doanh nghiệp dịch vụ khoa học công nghệ để giúp chủ đầu tư có thông tin chính xác về các công nghệ có thể lựa chọn, về sản phẩm và thị trường. Tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp với các trường đại học, trường dạy nghề trên địa bàn để đào tạo nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về các ngành nghề kinh doanh, ưu tiên hỗ trợ các chương trình kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu, sát với thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật theo đặt hàng, theo địa chỉ trong các cụm công nghiệp. Cần đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, điều kiện học tập, trước hết là các trường dạy nghề của tỉnh để sau khi đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có thể tiếp cận và làm việc được trên các trang thiết bị máy móc mới tiên tiến trong cụm công nghiệp. 5. Giải pháp về bảo vệ môi trường Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của các cụm công nghiệp. Trong quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, ngoài việc bố trí mặt bằng cho các nhà máy, nhất thiết phải đề cập đến phương án bảo vệ môi trường. Xây dựng khu xử lý môi trường tập trung, thiết lập hệ thống quan trắc môi trường trong cụm công nghiệp. Thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường ở các cụm công nghiệp như: dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn; dịch vụ thu gom, xử lý chất thải nguy hiểm, độc hại; dịch vụ quan trắc môi trường. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phổ biến và triển khai quy hoạch - Công bố công khai "Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020" trên trang Website ngành Công thương của tỉnh và các Website của tỉnh. Sao gửi các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh để triển khai thực hiện. - Dành quỹ đất và quản lý quỹ đất theo quy hoạch đã phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp theo tiến độ trong quy hoạch và công khai cho dân. - Lập quy hoạch khu dân cư, dịch vụ các hoạt động hỗ trợ cụm công nghiệp. - Xây dựng phương án cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa trong việc xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp cũng như xét duyệt các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh. 2. Phân công tổ chức thực hiện 2.1. UBND các huyện, thành, thị: Là chủ đầu tư các dự án xây dựng các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động các cụm công nghiệp; chịu trách nhiệm quản lý, giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các Sỏ, ngành liên quan của Tỉnh để giải quyết. Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp của địa phương. Định kỳ báo cáo tình hình triển khai về đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp do địa phương quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo pháp luật hiện hành. 2.2. Sở Công thương: Tổ chức qui hoạch chi tiết 1 - 3 cụm để rút kinh nghiệm trước khi UBND các huyện triển khai thực hiện qui hoạch chi tiết theo lộ trình Chủ trì theo dõi và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn theo từng thời kỳ. Quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ các Ban quản lý cụm công nghiệp ở các huyện. Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND huyện xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp theo quy hoạch. Xây dựng kế hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn hàng năm để có cơ sở quản lý và có kế hoạch phát triển phù hợp với từng thời kỳ. Công bố chủ trương, quy hoạch và các cơ chế chính sách xây dựng cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn. Tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn. 2.3. Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì tham mưu cho UBND phê duyệt kế hoạch 5 năm, hàng năm; phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy hoạch; Rà soát, phân loại đánh giá ngành nghề các doanh nghiệp hoạt động trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến đầu tư; hàng năm cân đối nguồn vốn để hỗ trợ, bổ sung một phần cho các huyện, thành, thị triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp. Soạn thảo các tiêu chí ưu tiên bố trí vào các cụm công nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp thành lập mới nhưng chưa có mặt bằng để bố trí trình UBND tỉnh phê duyệt. Định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành. 2.4. Sở Xây dựng: Chủ trì xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, sở ngành, UBND huyện trong việc lập quy hoạch chi tiết đối với các cụm công nghiệp. 2.5. Sở Tài nguyên - Môi trường: Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sản xuất công nghiệp cho các cụm công nghiệp theo đăng ký sử dụng đất của UBND huyện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp. Tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ chi tiết cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng các cụm công nghiệp. Sau khi quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt phối hợp với Sở Công thương và UBND các huyện tiến hành kiểm tra xác định mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương để phân loại và xác định thứ tự trước sau phải di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại khu vực dân cư vào các cụm công nghiệp. Là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan lập đề án về xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu, cụm CN; 2.6. Sở Lao động: Tăng cường công tác chuẩn bị nguồn nhân lực theo định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho lao động, nhất là lao động công nghiệp. PHẦN NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp của tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 được nghiên cứu xây dựng và xem xét, khảo sát thực địa tại các địa điểm dự kiến, với sự đề xuất và nhất trí ủng hộ của UBND các huyện, thành phố. Việc đề xuất các điểm cũng như quy mô và phân kỳ các giai đoạn xây dựng cụm công nghiệp được thực hiện trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng cụm và cân đối nhu cầu mặt bằng sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, có tính đến các yếu tố tác động một cách toàn diện. 2. Quy hoạch này phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt trước đây trên địa bàn và trong vùng, đồng thời dựa trên các văn bản pháp luật quy định về cụm công nghiệp tập trung của Nhà nước đã ban hành, có tính đến điều kiện cụ thể trước mắt và yêu cầu phát triển bền vững và lâu dài của Sơn La. 3. Với sự đồng tình dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp của nhân dân địa phương, sự nhất trí cao của các cấp uỷ đảng và UBND các cấp của tỉnh Sơn La, với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, sự giám sát chặt chẽ của HĐND Tỉnh, sự lãnh đạo sáng tạo, kiên quyết của UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan, sau khi được phê duyệt, Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 sẽ đi vào cuộc sống, các nguồn lực và vận hội mới trên địa bàn sẽ được khai thác triệt để, góp phần đưa Sơn La thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. II. KIẾN NGHỊ - Đề nghị HĐND tỉnh xem xét cân đối ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp hàng năm. - Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Công thương đưa các CCN tỉnh Sơn La vào quy hoạch phát triển các CCN cả nước. Trên cơ sở đó hàng năm có kế hoạch bổ sung hỗ trợ vốn theo chính sách phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với tỉnh đặc biệt khó khăn về công nghiệp./. BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 PHỤ LỤC I: THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ TTT TÊN ĐỊA ĐIỂM VỐN ĐẦU TƯ (tỷ đồng) QUY MÔ (ha) TIẾN ĐỘ Thành phố Sơn La 11 CCN Chiềng Ngần - Mường Bằng Khu vực nối tiếp Chiềng Ngần - Mường Bằng (địa giới mở rộng khi Sơn La lên TP) 100-120 50-60 2015 Huyện Mai Sơn 11 CCN Cò Nòi Lô số 22A khu đô thị mới Ngã ba Cò Nòi 80-100 50 2010 12 CCN làng nghề gốm Mường Chanh Cuối trung tâm xã Mường Chanh hướng đi phía Thành phố 20-30 10 2013 33 CCN Chiềng Ban Km 6 Quốc lộ 4G 20-30 10-15 2016 44 CCN Nà Pát Km 4 đường tỉnh lộ 110 8-9 3,0 2012 Huyện Mộc Châu 11 CCN Nà Lùn Bản Nà Lùn xã Mường Sang 250-300 141 2018 22 Cụm Công nghiệp 73 Tiểu khu Nhà nghỉ Công đoàn, thị trấn Nông trường Mộc Châu 12-15 21 2015 33 Cụm CN Bó Bun Tiểu khu Bó Bun - thị trấn Nông trường Mộc Châu 120-130 60 2009 44 CCN Vườn Đào Tiểu khu Vườn Đào - thị trấn Nông trường Mộc Châu 80-120 40 2020 55 CCN Lóng Luông Tiểu khu 70 - thị trấn Nông trường Mộc Châu 100-120 50 2015 Huyện Phù Yên 11 CCN Gia Phù Xã Gia Phù 50-60 20-25 2009 22 CCN Huy Thượng Bản Tân Ban, xã Huy Thượng 10-15 5,0 2016 33 CCN Huy Hạ Bản Xà, bản Noong Vai xã Huy Hạ 6-10 3,0 2011 34 CCN Nhà máy đường cũ Xã Huy Hạ-Phù Yên 20-30 10 2010 55 CCN Mường Cơi Xã Mường Cơi 10-12 5 2005 Huyện Bắc Yên 11 CCN bản Cao Đa I - xã Phiêng Ban Pom Đôn - bản Cao Đa I - xã Phiêng Ban 25-35 10-15 2016 22 CCN bản Phiêng BanI Bản Phiêng Ban I - thị trấn Bắc Yên 10-15 5,0 2012 Huyện Mường La 11 Cụm công nghiệp Mường La Ô 80 Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của UBND h. Mường La 8-10 3,4 2014 22 CCN cơ khí đóng mới và sửa chữa tầu thuyền Dự kiến tại khu hạ lưu đập thuỷ điện từ cầu tạm 1 đến cầu tạm 2, đường Trần Phú 10-15 5,0 2016 Huyện Thuận Châu 11 Cụm công nghiệp Phỏng Lái Trung tâm xã Phỏng Lái 6-10 3,0 2016 22 Cụm công nghiệp Chiềng Pha Trung tâm xã Chiềng Pha 10-15 5,0 2017 33 Cụm công nghiệp Chiềng Ly Trung tâm xã Chiềng Ly 6-10 3,0 2014 44 Cụm công nghiệp Tông Cọ Trung tâm xã Tông Cọ 10-15 5,0 2010 55 Cụm công nghiệp Noong Lay Trung tâm xã Noong Lay 5-7 2,85 2012 Huyện Quỳnh Nhai CCN Phiêng Lanh Thị trấn Phiêng Lanh 100-120 50,0 2018 Huyện Yên Châu CCN Yên Châu 6-10 3,0 2014 Huyện Sông Mã 11 CCN Thị trấn Thị trấn huyện Sông Mã 10-15 5,0 2014 22 CCN Nà Nghịu Xã Nà Nghịu - huyện Sông Mã 20-30 10,0 2016 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 THEO TIẾN ĐỘ PHỤ LỤC II: THEO TIẾN ĐỘ QUY HOẠCH CHI TIẾT TTT TÊN ĐỊA ĐIỂM VỐN ĐẦU TƯ (tỷ đồng) QUY MÔ (ha) TIẾN ĐỘ Năm 2009 31 Cụm CN Bó Bun Tiểu khu Bó Bun - thị trấn Nông trường Mộc Châu 120-130 60 2009 12 CCN Gia Phù Xã Gia Phù- Phù Yên 50-60 20-25 2009 Năm 2010 11 CCN Cò Nòi Lô số 22A khu đô thị mới Ngã ba Cò Nòi 80-100 50 2010 32 CCN Nhà máy đường cũ(Nhàmáycồn rượu). Xã Huy Hạ-Phù Yên 20-30 10 2010 33 Cụm công nghiệp Tông Cọ Trung tâm xã Tông Cọ- Thuận Châu 10-15 5,0 2010 Giai đoạn 2011-2015 11 CCN Huy Hạ Bản Xà, bản Noong Vai xã Huy Hạ- Phù Yên 6-10 3,0 2011 2 CCN Nà Pát Km 4 đường tỉnh lộ 110- Mai Sơn 8-9 3,0 2012 3 CCN bản Phiêng BanI Bản Phiêng Ban I - thị trấn Bắc Yên 10-15 5,0 2012 54 Cụm công nghiệp Noong Lay Trung tâm xã Noong Lay- Thuận Châu 5-7 2,85 2012 55 CCN làng nghề gốm Mường Chanh Cuối trung tâm xã Mường Chanh hướng đi phía Thành phố- Mai Sơn 20-30 10 2013 66 Cụm công nghiệp Mường La Ô 80 Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính - chính trị -KT-VH-XH của UBNDhuyện Mường La 8-10 3,4 2014 27 Cụm công nghiệp Chiềng Ly Trung tâm xã Chiềng Ly- Thuận Châu 6-10 3,0 2014 88 CCN Yên Châu TT Yên Châu 6-10 3,0 2014 99 CCN Thị trấn Thị trấn huyện Sông Mã 10-15 5,0 2014 110 Cụm Công nghiệp 73 Tiểu khu Nhà nghỉ Công đoàn, thị trấn Nông trường Mộc Châu 12-15 21 2015 111 CCN Lóng Luông Tiểu khu 70 - thị trấn Nông trường Mộc Châu 100-120 50 2015 112 CCN Chiềng Ngần - Mường Bằng Khu vực nối tiếp Chiềng Ngần - Mường Bằng -TP. 100-120 50-60 2015 113 CCN Mường Cơi Xã Mường Cơi- Phù Yên 10-15 5.0 2015 Giai đoạn 2016-2020 11 CCN Huy Thượng Bản Tân Ban, xã Huy Thượng- Phù Yên 10-15 5,0 2016 22 CCN bản Cao Đa I - xã Phiêng Ban Pom Đôn - bản Cao Đa I - xã Phiêng Ban- Bắc Yên 25-35 10-15 2016 33 CCN cơ khí đóng mới và sửa chữa tầu thuyền Mường La Dự kiến tại khu hạ lưu đập thuỷ điện từ cầu tạm 1 đến cầu tạm 2, đường Trần Phú 10-15 5,0 2016 44 Cụm công nghiệp Phỏng Lái Trung tâm xã Phỏng Lái- Thuận Châu 6-10 3,0 2016 55 CCN Chiềng Ban Km 6 Quốc lộ 4G-Mai Sơn 20-30 10-15 2016 66 CCN Nà Nghịu Xã Nà Nghịu - huyện Sông Mã 20-30 10,0 2017 27 Cụm công nghiệp Chiềng Pha Trung tâm xã Chiềng Pha- Thuận Châu 10-15 5,0 2018 8 CCN Phiêng Lanh Thị trấn Phiêng Lanh- Quỳnh Nhai 100-120 50,0 2018 99 CCN Nà Lùn Bản Nà Lùn xã Mường Sang- Mộc Châu 250-300 141 2020 110 CCN Vườn Đào Tiểu khu Vườn Đào - thị trấn Nông trường Mộc Châu 80-120 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch phát triển cụm Công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2020.doc