Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤCMỤC LỤC 2 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 7 II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7 III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH 8 PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM . 9 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9 1. Vị trí địa lý. 9 2. Địa hình. 9 3. Khí hậu. 9 4. Sông ngòi 10 II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH 10 1. Dân số. 10 2. Nguồn nhân lực. 10 III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 11 1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007. 11 1.1. Kinh tế: 11 1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. 12 2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008. 12 2.1. Kinh tế: 12 2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. 14 3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010. 14 4. Định hướng phát triển của tỉnh. 15 5. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 18 5.1. Thuận lợi 18 5.2. Khó khăn. 18 PHẦN III. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 19 I. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH 19 1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ. 19 2. Mạng vận chuyển Bưu chính. 20 3. Dịch vụ Bưu chính. 20 4. Nguồn nhân lực Bưu chính. 21 II. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG 22 1. Mạng chuyển mạch. 22 2. Mạng truyền dẫn. 23 2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh. 23 2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh. 23 3. Mạng ngoại vi 24 4. Mạng di động. 24 5. Mạng Internet và VoIP. 26 6. Nguồn nhân lực viễn thông. 27 7. Dịch vụ Viễn thông. 28 III. THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 30 IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM . 31 1. Cơ chế chính sách chung của cả nước. 31 2. Quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tại Kon Tum 32 V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM . 32 VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 34 PHẦN IV. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 35 I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH 35 1. Xu hướng đổi mới tổ chức ngành bưu chính. 35 2. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. 35 3. Xu hướng phát triển các dịch vụ mới 35 4. Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ. 36 5. Dự báo phát triển đến năm 2020. 37 II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG 37 1. Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam 37 2. Xu hướng phát triển thị trường. 39 3. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. 40 4. Xu hướng phát triển công nghệ. 40 5. Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020. 41 III. DỰ BÁO NHU CẦU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM . 41 1. Dự báo các dịch vụ bưu chính. 42 2. Dự báo các dịch vụ viễn thông. 42 PHẦN V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM . 43 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG 43 II. QUY HOẠCH BƯU CHÍNH 44 1. Quan điểm phát triển. 44 2. Mục tiêu. 44 2.1. Dịch vụ công ích. 44 2.2. Các chỉ tiêu phát triển. 45 2.3. Phát triển dịch vụ. 45 3. Quy hoạch Bưu chính. 46 3.1. Mạng Bưu chính. 46 3.2. Dịch vụ Bưu chính. 47 3.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ bưu chính. 49 3.4. Phát triển nguồn nhân lực. 51 3.5. Phát triển thị trường chuyển phát thư. 53 3.6. Tự động hóa mạng Bưu chính. 54 III. VIỄN THÔNG 54 1. Quan điểm phát triển. 54 2. Mục tiêu phát triển. 55 3. Quy hoạch phát triển Viễn thông. 56 3.1. Các phương án phát triển. 56 3.2. Định hướng phát triển thị trường. 68 3.3. Định hướng phát triển dịch vụ. 68 3.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực. 69 3.5. Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. 70 IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN 2020. 76 1. Bưu chính. 76 2. Viễn thông. 76 2.1. Định hướng phát triển dịch vụ. 77 2.2. Định hướng công nghệ. 77 2.3. Định hướng đầu tư. 78 V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 79 1. Bưu chính. 79 1.1. Đặc điểm của hoạt động bưu chính. 79 1.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bưu chính. 79 2. Viễn thông. 80 2.1. Đặc điểm của hoạt động viễn thông. 80 2.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch viễn thông. 80 VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 81 VII. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 82 1. Khái toán đầu tư bưu chính. 82 2. Khái toán đầu tư cho Viễn thông. 84 2.1. Phương án 1. 84 2.2. Phương án 2. 88 2.3. Phương án 3. 88 VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM . 90 1. Các dự án phát triển Bưu chính. 90 2. Các dự án phát triển Viễn thông và Internet 91 PHẦN VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 92 I. GIẢI PHÁP. 92 1. Bưu chính. 92 1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông. 92 1.2. Giải pháp về đầu tư phát triển. 93 1.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. 94 1.4. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 95 1.5. Nhóm các giải pháp khác. 97 2. Giải pháp Viễn thông. 97 2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông. 97 2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển. 102 2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách. 102 2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 104 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 106 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 110 PHẦN VII. PHỤ LỤC 111 PHỤ LỤC 1. KIẾN TRÚC MẠNG NGN 111 PHỤ LỤC 2. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH 113 PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 118 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCHI. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưu chính, viễn thông (gọi chung cho các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện) là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội của mọi người dân, mọi tổ chức trong xã hội; là ngành có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Phát triển bưu chính, viễn thông đúng định hướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ trước tới nay, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển theo chiều hướng tốt song chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và các ngành khác, chưa toàn diện. Vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh nhiều nơi chưa có; các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế trọng điểm chất lượng các dịch vụ, các điểm kết nối chưa được hoàn chỉnh; cáp quang hoá trong truyền dẫn chưa đồng đều v.v, đặc biệt vẫn chưa có quy hoạch định hướng nên việc đầu tư để phát huy hết năng lực mạng cũng như tính ưu việt của toàn hệ thống phục vụ cho sự phát triển chung đang còn nhiều hạn chế. Ngành bưu chính viễn thông cần có sự quan tâm, ưu tiên phát triển trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược viễn thông như một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo để xây dựng các quy hoạch trong đó có quy hoạch về bưu chính, viễn thông, nhằm định hướng phát triển ngành bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển bưu chính viễn thông, phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

doc119 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung Đơn vị tính Suất đầu tư Chuyển mạch đồng/thuê bao 350.000 Vô tuyến đồng/thuê bao 600.000 Tổng 950.000 Bảng 37. Nhu cầu thực hiện xác định theo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2015 Năm Số thuê bao điện thoại di động Số thuê bao phát triển 2009 - 2010 200.000 53.000 2011 - 2015 340.000 140.000 Bảng 38. Đầu tư phát triển mạng di động, suất đầu tư giảm 10%/năm Năm Số thuê bao điện thoại di động Số thuê bao phát triển Suất đầu tư (triệu đồng) Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng) 2009 - 2010 200.000 53.000 0,90 47.700 2011 - 2015 340.000 140.000 0,63 88.200 c. Đầu tư các điểm truy nhập Wi-Fi Nguồn vốn: Doanh nghiệp Bảng 39. Nhu cầu đầu tư cho các điểm truy nhập Wi-Fi Năm Số điểm tăng thêm Suất đầu tư (triệu đồng) Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng) 2009 - 2010 35 5 175 2011 - 2015 145 5 725 d. Đầu tư cho Internet Nguồn vốn: Doanh nghiệp Bảng 40. Suất đầu tư cho phát triển một thuê bao Internet Nội dung Đơn vị tính Suất đầu tư Internet băng hẹp đồng/thuê bao 300.000 Internet băng rộng đồng/thuê bao 2.000.000 Bảng 41. Nhu cầu thực hiện xác định theo các chỉ tiêu phát triển đến 2015 Năm Số thuê bao Internet băng hẹp Số thuê bao Internet băng rộng Số thuê bao băng hẹp phát triển Số thuê bao băng rộng phát triển 2009 - 2010 0 11.000 0 5.000 2011 - 2015 0 30.000 0 19.000 Bảng 42. Đầu tư phát triển mạng Internet, suất đầu tư giảm 10%/năm Năm Số thuê bao băng rộng phát triển Suất đầu tư băng rộng (triệu đồng) Đầu tư Internet (triệu đồng) 2009 - 2010 5.000 1,90 9.500 2011 - 2015 19.000 1,33 25.270 e. Truyền dẫn cáp quang Suất đầu tư: 100 triệu đồng/km, bao gồm thiết bị, xây dựng tuyến cáp và cột, thiết bị phụ trợ... Nguồn vốn: Doanh nghiệp Bảng 43. Nhu cầu thực hiện xác định theo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2015, suất đầu tư giảm 5%/năm Năm Cự ly (km) Suất đầu tư (triệu đồng/km) Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng) 2009 - 2010 321 98 31.458 2011 - 2015 414 82 33.948 g. Hệ thống Trung tâm thông tin cơ sở Đề án “Hệ thống Thông tin cơ sở” được xây dựng tại các điểm bưu điện văn hoá xã và điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng. Hệ thống Thông tin cơ sở có trung tâm tại Sở Thông tin và Truyền thông và được truy nhập qua mạng Internet. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND cấp huyện, các sở ban ngành khác có liên quan, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho “Hệ thống Thông tin cơ sở”. Cơ sở dữ liệu của hệ thống bao gồm thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục phổ thông,… nhằm phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, thông tin thương mại, giải trí cho người dân. Bước đầu, triển khai cung cấp tại các điểm bưu điện văn hoá xã, sau đó sẽ mở rộng tại các điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông. Nguồn đầu tư: Ngân sách tỉnh Bảng 44. Đầu tư cho hệ thống Trung tâm thông tin cơ sở Năm Phần cứng Phần mềm Dữ liệu Tổng (triệu) (triệu) (triệu) (triệu) 2009 - 2010 1500 1000 1800 4.300 2011 - 2015  500 200  0 700 Tổng 2.000 1.200 1.800 5.000 Bảng 45. Tổng đầu tư cho Viễn thông tỉnh Kon Tum theo phương án 1 Năm Mạng ngoại vi (triệu đồng) Thiết bị chuyển mạch (triệu đồng) Điện thoại di động (triệu đồng) Internet (triệu đồng) Đầu tư điểm Wi-Fi (triệu đồng) Truyền dẫn (triệu đồng) Trung tâm thông tin cơ sở (triệu đồng) Xây dựng điểm truy nhập Internet (triệu đồng) Duy trì dịch vụ Viễn thông công ích (triệu đồng) Tổng đầu tư cho Viễn thông (triệu đồng) 2009-2010 60.450 15.190 47.700 9.500 175 31.458 4.300 1.056 10.693 180.522 2011-2015 202.740 50.840 88.200 25.270 725 33.948 700 0 0 402.423 Tổng 263.190 66.030 135.900 34.770 900 65.406 5.000 1.056 10.693 582.945 2.2. Phương án 2 Phương án này khác phương án 1 ở chỗ tập trung thay thế hệ thống tổng đài cố định và Inernet băng rộng bằng các thiết bị mạng NGN và bắt đầu thực hiện từ năm 2009. Bảng 46. Đầu tư cho mạng để phát triển 1 thuê bao NGN 4 triệu đồng và giảm 10% hàng năm Năm Số thuê bao NGN Thuê bao NGN tăng hàng năm Suất đầu tư (triệu đồng) Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng) 2009-2010 55.000 55.000 3,80 209.000 2011-2015 117.000 62.000 2,65 164.300 Bảng 47. Tổng đầu tư theo phương án 2 Năm Mạng ngoại vi (triệu đồng) Thuê bao NGN (triệu đồng) Đầu tư điểm Wi-Fi (triệu đồng) Điện thoại di động (triệu đồng) Truyền dẫn (triệu đồng) Trung tâm thông tin cơ sở (triệu đồng) Xây dựng điểm truy nhập Internet (triệu đồng) Duy trì dịch vụ Viễn thông công ích (triệu đồng) Tổng đầu tư cho Viễn thông (triệu đồng) 2009-2010 60.450 209.000 175 47.700 31.458 4.300 1.056 10.693 364.832 2011-2015 202.740 164.300 725 88.200 33.948 700 0 0 490.613 Tổng 263.190 373.300 900 135.900 65.406 5.000 1.056 10.693 855.445 2.3. Phương án 3 Phương án xác định số thuê bao mới từ năm 2009 là thuê bao NGN Đầu tư cho mạng để phát triển 1 thuê bao NGN 4.000.000 đồng và giảm 10% hàng năm. Bảng 48. Tổng đầu tư theo phương án 3 Năm Mạng ngoại vi (triệu đồng) Thuê bao NGN (triệu đồng) Đầu tư điểm Wi-Fi (triệu đồng) Điện thoại di động (triệu đồng) Truyền dẫn (triệu đồng) Trung tâm thông tin cơ sở (triệu đồng) Xây dựng điểm truy nhập Internet (triệu đồng) Duy trì dịch vụ Viễn thông công ích (triệu đồng) Tổng đầu tư cho Viễn thông (triệu đồng) 2009-2010 60.450 58.900 175 47.700 31.458 4.300 1.056 10.693 214.732 2011-2015 202.740 164.300 725 88.200 33.948 700 0 0 490.613 Tổng 263.190 223.200 900 135.900 65.406 5.000 1.056 10.693 705.345 VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM Các dự án phát triển Bưu chính Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 49. Các dự án trọng điểm phát triển Bưu chính STT 1 2 3 Tổng Trong đó Nội dung Thư viện tại các điểm bưu điện văn hoá xã Phương tiện vận chuyến bưu chính Xây dựng các điểm Bưu điện Văn hóa xã Nguồn Ngân sách tỉnh Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Ngân sách tỉnh 2009-2010 100 1.000 1.650 2.750 2.650 100 2011-2015 305 1.000 200 1.505 1.200 305 Tổng 405 2.000 1.850 4.255 3.850 405 2. Các dự án phát triển Viễn thông và Internet Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 50. Các dự án trọng điểm phát triển Viễn thông và Internet STT 1 3 5 6 7 8 9 10 Tổng Trong đó Nội dung Mạng ngoại vi NGN Đầu tư điểm truy nhập Wi-Fi Điện thoại di động Truyền dẫn Trung tâm thông tin cơ sở Điểm truy nhập Internet Kinh phí duy trì dịch vụ Viễn thông công ích Nguồn Doanh nghiệp Quỹ DV VTCI Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Ngân sách tỉnh Ngân sách tỉnh Quỹ DV VTCI Doanh nghiệp Quỹ DV VTCI Doanh nghiệp Ngân sách tỉnh Quỹ DV VTCI 2009-2010 58.556 1.894 58.900 175 47.700 31.458 4.300 345 513 198 10.693 214.732 196.987 4.645 13.100 2011-2015 202.740 0 164.300 725 88.200 33.948 700 0 0 0 0 490.613 489.913 700 0 Tổng 261.296 1.894 223.200 900 135.900 65.406 5.000 345 513 198 10.693 705.345 686.900 5.345 13.100 PHẦN VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. GIẢI PHÁP 1. Bưu chính 1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông a. Cung cấp dịch vụ bưu chính cho các cơ quan Đảng, Chính quyền - Đảm bảo thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ bưu chính cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn. - Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương, Bưu điện tỉnh cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và cung cấp các dịch vụ đặc biệt có liên quan tới bảo mật thông tin và an toàn mạng lưới. - Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông chủ động đàm phán với các doanh nghiệp có cơ chế cùng đầu tư, đóng góp và chia sẻ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công ích. - Xác định rõ cơ chế ưu đãi cung cấp dịch vụ công cho các cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương. b. Bảo vệ quyền lợi người sử dụng Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc giám sát các doanh nghiệp thực hiện việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ theo các điều 23, 26, 31, 42, 55, 56 pháp lệnh Bưu chính Viễn thông. Đảm bảo việc người dân được cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về dịch vụ tại các nơi giao dịch và trên ấn phẩm. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích. Được bồi thường thiệt hại theo quy định trong mọi trường hợp. Được đảm bảo bí mật thông tin riêng và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp trong cung cấp chất lượng dịch vụ, thực hiện giá cước. Có trách nhiệm giám sát việc xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm. Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hòm thư ý kiến khách hàng. 1.2. Giải pháp về đầu tư phát triển Vốn đầu tư từ ngân sách + Nhà nước có cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và có cơ chế khuyến khích việc đầu tư phát triển dịch vụ bưu chính và chuyển phát thư. + Khuyến khích đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh (trong lĩnh vực chuyển phát thư), mua cổ phần của doanh nghiệp chuyển phát thư, đặc biệt đối với các dự án phát triển dịch vụ mới. + Đầu tư phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là nguồn kinh phí do Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ để thực hiện các đề án, dự án sau: *Thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính kết hợp với điện thoại và Internet công cộng (điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng) tại các thôn vùng sâu, vùng xa. Nâng cấp dịch vụ Internet công cộng tại các bưu điện văn hóa xã. *Xây dựng thư viện kỹ thuật nông nghiệp tại các điểm giao dịch bưu chính, viễn thông (điểm bưu điện văn hoá xã, điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng). * Xây dựng đề án “Hệ thống Thông tin cơ sở” tại các điểm bưu điện văn hoá xã và điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng. Hệ thống Thông tin cơ sở bao gồm cơ sở dữ liệu thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phòng chống thiên tai,… Hệ thống Thông tin cơ sở có trung tâm tại Sở Thông tin và Truyền thông và được truy nhập qua mạng Internet. Giai đoạn đầu, triển khai cung cấp tại các điểm bưu điện văn hoá xã. Tiếp theo sẽ mở rộng tại các điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông và kết hợp cung cấp các dịch vụ công đến người dân, và các dịch vụ thông tin thương mại, thị trường, giải trí,… cho người dân theo hướng Chính phủ điện tử. + Thực hiện xây dựng các chương trình, đề án, quy định, v.v… của các Sở, ban, ngành để tạo môi trường cho phát triển bưu chính, viễn thông Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh: Thông qua huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán,...) để đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính qua các hình thức: thành lập doanh nghiệp chuyển phát, làm đại lý bưu chính, v.v... Vốn đầu tư nước ngoài: Là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư, phát triển viễn thông. Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND về các phương án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, liên doanh) với điều kiện thuận lợi là Việt Nam ký kết các Hiệp định BTA, AFTA, đặc biệt WTO. 1.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách Uỷ ban nhân dân Tỉnh cần tận dụng mọi nguồn lực để cung cấp và phổ cập dịch vụ, khuyến khích mọi thành phần tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí, chú trọng cộng tác với các tổ chức, đoàn thể, lao động tại các xã tham gia phổ cập dịch vụ bưu chính. Uỷ ban nhân dân Tỉnh tạo điều kiện về đất đai, các thủ tục cấp đất để xây dựng mạng điểm phục vụ cho doanh nghiệp bưu chính Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ bưu chính công ích. Sở Thông tin và Truyền thông tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục giấy tờ, thời gian thẩm định để khuyến khích doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát thư, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi của người sử dụng dịch vụ. Giai đoạn trước năm 2010, tỉnh ưu tiên hình thức đầu tư nước ngoài là hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh. Tăng cường sự phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ quy hoạch phát triển bưu chính với các quy hoạch phát triển của các ngành khác (đặc biệt là ngành giao thông vận tải, xây dựng) và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Đối với các dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước quy định giá cước, mức cước các dịch vụ được xác định trên cơ sở giá thành, điều chỉnh mức cước các dịch vụ bưu chính hiện nay còn thấp hơn giá thành đảm bảo hiệu quả kinh doanh lĩnh vực bưu chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ và bù lỗ cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và các nhiệm vụ công ích khác. Nhà nước sẽ hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính công ích thông qua các hình thức: dành đặc quyền cung cấp dịch vụ thư cơ bản có khối lượng đến 20g và đến năm 2020 là thư có khối lượng dưới 2kg. Nâng cao hiệu quả của mạng điểm phục vụ thông qua các yếu tố sau: + Chất lượng sản phẩm: Nâng cao chất lượng thông qua việc mở rộng danh mục các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, đưa ra những dịch vụ mới như thu hộ tiền cho các công ty điện, nước, bán những bưu thiếp mà mặt sau có đoạn quảng cáo của các doanh nghiệp,... hay chuyên biệt hóa các chức năng của dịch vụ như là thêm vào danh mục dịch vụ của tiết kiệm bưu điện dịch vụ tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh từng phần,… + Chất lượng thời gian: Đảm bảo thời gian theo đúng khách hàng yêu cầu và doanh nghiệp đã cam kết thực hiện. Rút ngắn thời gian hành trình của các tuyến. + Chất lượng không gian: Tạo ấn tượng cho người dân ngay từ vị thế bên ngoài và qui trình khai thác của các doanh nghiệp, mở kênh phục vụ đến tận nhà, cơ quan, tổ chức. Thực hiện việc bố trí lại, hiện đại hóa các bưu cục giao dịch, cải tiến các quy trình khai thác. + Chất lượng phục vụ: Tạo mối liên hệ giữa ngành bưu chính và công chúng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng, lập hệ thống hồ sơ về những khách hàng lớn như các tổ chức, doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động của dịch vụ bưu chính ủy thác, bưu phẩm không địa chỉ,… Phát triển thị trường thông qua hình thức đưa dịch vụ bưu chính - dịch vụ chuyển phát đến tận tay khách hàng (doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị). Để thực hiện được hình thức dịch vụ trên các doanh nghiệp cần phải tiến hành tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng, thị hiếu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, bố trí lực lượng bán hàng có chuyên môn cao, có kinh nghiệm.. Triển khai các dịch vụ giải trí thông qua Internet như: Gửi thiệp, tặng quà, tặng hoa. Các điểm bưu điện văn hóa xã, điểm giao dịch bưu chính chú trọng các dịch vụ dành cho người dân, thông tin nông nghiệp, lâm nghiệp, khoa học kỹ thuật, giải trí. Để điểm Internet tại các điểm bưu điện văn hóa xã hoạt động hiệu quả thì ngoài việc nâng cao nghiệp vụ của các giao dịch viên, tiến hành đặt các hệ thống bảng hướng dẫn sử dụng cho người dân sử dụng dịch vụ. 1.4. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về bưu chính, về chuyển phát, tham gia các chương trình hành động của Liên minh Bưu chính thế giới UPU và Liên minh Bưu chính khu vực. Tìm kiếm cơ hội trợ giúp về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực bưu chính của các tổ chức bưu chính quốc tế để phát triển công nghệ cho bưu chính Việt Nam. Trong giai đoạn trước mắt cần đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có khả năng quản lý tốt và có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Đội ngũ lao động bưu chính đáp ứng yêu cầu cho khai thác, quản lý theo hướng tin học và tự động hóa. Do đó cần có biện pháp đào tạo và tái đào tạo cho đội ngũ lao động này, đảm bảo họ có thể làm chủ được các trang thiết bị hiện đại, khai thác và quản lý có hiệu quả. Các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính có kế hoạch phát triển, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp với thị trường cạnh tranh, đảm bảo phát triển doanh nghiệp trong môi trường hội nhập, phát triển của ngành và địa phương: Với nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh bưu chính cần phải được doanh nghiệp có kế hoạch và chủ động đào đạo để nâng cao các kiến thức mới về nghiệp vụ bưu chính, các kiến thức về sử dụng các thiết bị khi áp dụng các công nghệ tự động, công nghệ thông tin trong quá trình khai thác và khi có nhiều dịch vụ bưu chính mới ra đời. Việc đào tạo và nâng cao kiến thức bằng nhiều hình thức như thông qua các đợt tập huấn, thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn giữa kỳ, kiểm tra kiến thức sát hạch hàng năm…. nhằm đảm bảo về chuyên môn và năng lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhân viên tự hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Tái đào tạo cho cho đội ngũ nhân viên tại các điểm bưu điện văn hoá xã, để họ là người thực hiện phổ cập dịch vụ Internet, có kỹ năng hướng dẫn người sử dụng Internet hiệu quả cho cuộc sống và công việc. Xây dựng một chuẩn nhân viên cho ngành bưu Chính để làm căn cứ tuyển chọn, phân công, bố trí công việc và để khuyến khích tài năng. Chuẩn nhân viên này là thước đo quan trọng để nhân viên phấn đấu và hoàn thiện mình và là cơ sở cho việc tuyển dụng hợp lý. Thông qua quá trình chuyển giao công nghệ khi áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất, có thể được đào tạo và tiếp thu thêm các kiến thức mới bởi các chuyên gia nước ngoài qua hợp đồng chuyển giao. 1.5. Nhóm các giải pháp khác a. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng Mạng điểm phục vụ trên địa bàn tỉnh ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính cần phải phối hợp với các sở, ban, ngành khác nhằm phát triển các dịch vụ tài chính mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước…); ngoài ra còn thực hiện thêm các chức năng sinh hoạt văn hoá cho người dân trên địa bàn phục vụ. b. Công nghệ bưu chính Bưu chính hiện nay chủ yếu phục vụ mục đích công ích, hoạt động kinh doanh vẫn chưa có lãi, chính vì vậy việc đầu tư phát triển công nghệ bưu chính hiện đại bây giờ xét về tính kinh tế là không hiệu quả, vốn đầu tư quá lớn. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh của Bưu chính Việt Nam sau khi hội nhập thì đó là điều bắt buộc phải làm. Công nghệ mới sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính và sẽ có lãi khi qui mô đủ lớn. Với điều kiện kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật của nước ta hiện nay, giải pháp đổi mới công nghệ thích hợp chuyển giao công nghệ, nhập các công nghệ của các quốc gia phát triển là phù hợp. Tuy nhiên xét về tính lâu dài thì việc thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn đó mới là giải pháp lâu dài để có thể vượt qua Bưu chính các nước phát triển trên thế giới. Với vị trí hiện nay của Kon Tum, hiện đại hóa công nghệ Bưu chính chủ yếu đi vào hiện đại hóa bưu cục, sử dụng các thiết bị bưu chính hiện đại như các thiết bị bán hàng tự động, trang bị hệ thống phầm mềm quản lý các dịch vụ bưu chính. Kết hợp với các trung tâm chia chọn tự động thực hiện việc chia chọn tới cấp huyện thị. 2. Giải pháp Viễn thông 2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông a. Cung cấp dịch vụ viễn thông cho cơ quan Đảng và Nhà nước Đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và cung cấp các dịch vụ đặc biệt có liên quan tới bảo mật thông tin và an toàn mạng lưới. Xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ công: Phát triển mạng phục vụ Chính phủ điện tử giúp Ủy Ban Nhân dân tỉnh trong việc tổ chức công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, thông tin phòng chống thiên tai. Xây dựng các đề án cơ sở hạ tầng cho mạng Chính phủ điện tử. Giai đoạn 2008 – 2010 tất cả các sở, ban, ngành, các huyện thị được nối mạng tốc độ 2Mb/s, giai đoạn sau 2010 khi hoàn thành việc kéo cáp quang đến các sở ban ngành nâng cấp lên 10Mb/s – 100 Mb/s. Ủy Ban Nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cơ chế cùng đầu tư, đóng góp và chia sẻ đường truyền. Xác định rõ cơ chế ưu đãi cung cấp dịch vụ công cho các cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương. b. Quản lý tiêu chuẩn chất lượng thiết bị và dịch vụ Đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông và Internet phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ và quy định quốc tế. Tăng cường quản lý chất lượng mạng lưới, dịch vụ viễn thông và Internet thông qua hình thức công bố chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng hoặc do các doanh nghiệp viễn thông và Internet tự nguyện áp dụng. Tăng cường quản lý chất lượng thiết bị đầu cuối, thiết bị thông tin vô tuyến điện và các thiết bị khác có khả năng gây nhiễu cho thông tin vô tuyến điện thông qua các hình thức: công bố phù hợp tiêu chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn, thừa nhận lẫn nhau (MRA), quản lý tương thích điện từ trường (EMC). c. Bảo vệ quyền lợi người sử dụng Doanh nghiệp viễn thông phải rà soát, điều chỉnh lại các quy định, quy trình quản lý, khai thác các dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cộng thêm, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Doanh nghiệp viễn thông phải chủ động giám sát, kiểm tra, phát hiện sớm và ngăn chặn hành vi lợi dụng các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cộng thêm trên cơ sở sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet để cung cấp các nội dung thông tin vi phạm pháp luật cho người sử dụng dịch vụ. Nếu phát hiện chính xác hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cung cấp nội dung thông tin, vi phạm các quy định về trách nhiệm đối với việc cung cấp nội dung thông tin cho người sử dụng dịch vụ trong hợp đồng, hợp tác kinh doanh đã ký kết, doanh nghiệp viễn thông và Internet được quyền tạm dừng việc cung cấp dịch vụ nói trên và báo cáo ngay về Bộ Thông tin và Truyền thông. Giám sát các doanh nghiệp thực hiện các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ như: niêm yết giá, thông báo công khai giá cước dịch vụ nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng. Đảm bảo mỗi dịch vụ của mỗi doanh nghiệp có kênh thông tin hỗ trợ khách hàng. Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng thì trong các chương trình quảng cáo dịch vụ dưới mọi hình thức phải có thông báo về giá cước dịch vụ. Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông. Ngoài ra, thực hiện bảo vệ quyền lợi cuối cùng của khách hàng theo nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cộng thêm trên cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet của doanh nghiệp. d. Quản lý nhà nước cấp tỉnh Bộ máy quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông phải được xây dựng đảm bảo nguyên tắc: “Năng lực quản lý theo kịp sự phát triển”. Tập trung xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước thống nhất về bưu chính, viễn thông phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh theo mục tiêu chiến lược, đủ sức quản lý có hiệu quả thị trường bưu chính, viễn thông. Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội và các ngành khác trên địa bàn tỉnh, thực hiện đầu tư đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị,… giảm chi phí giải toả và đảm bảo mỹ quan. Giám sát chặt chẽ việc cung cấp các dịch vụ phổ cập, công ích, đảm bảo việc hoạt động và đầu tư hiệu quả việc phổ cập dịch vụ từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp về các lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông. Thực hiện công tác thống kê định kỳ, cập nhật số liệu kịp thời và chính xác nhằm đánh giá và phân tích đúng tình hình để tham mưu cho công tác điều hành phát triển bưu chính, viễn thông trên địa bàn. Tăng cường triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông của Trung ương tại địa phương, ban hành và triển khai quy định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh (quyết định, chỉ thị ) về bưu chính, viễn thông. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tại địa phương, hạn chế những thiếu sót, chậm trễ hay cố tình làm sai quy hoạch. Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật hiện hành. e. Quản lý nhà nước cấp huyện - Giám sát thực hiện quy hoạch về Viễn thông, thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông những điểm không phù hợp với quy hoạch, cần điều chỉnh (mạng cáp quang, cáp đồng, trạm phát sóng di động…) - Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông kế hoạch phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội tại địa phương, đặc biệt là kế hoạch phát triển các tuyến đường giao thông, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, để sở có kế hoạch kịp thời triển khai phối hợp với các sở ban ngành thực hiện tốt quy hoạch. - Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp thực hiện đào tạo người dân sử dụng Internet tại các điểm Bưu điện văn hóa xã. - Phối hợp với sở thực hiện chức năng giám sát việc cung cấp dịch vụ Internet băng rộng đến xã, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ điện thoại và Internet công ích đến thôn, xã. - Tổ chức việc thực hiện công tác bảo vệ an toàn mạng viễn thông, an toàn và an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông, Intenet trên địa bàn huyện. - Phối hợp với sở thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện. Để thực hiện tốt điều này, kiến nghị nên bổ sung một cán bộ chuyên quản về Bưu chính Viễn thông cấp huyện. g. Nâng cao nhận thức Bảo vệ các công trình Viễn thông: Các công trình viễn thông có kinh phí đầu tư xây dựng lớn, là cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế xã hội phát triển, liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia và việc tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng đến nhân dân, hơn nữa cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông nằm trên các khu công cộng, khu dân cư... không có tính tập trung để có thể dễ dàng khai thác bảo quản. Chính vì vậy nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ các công trình Bưu chính Viễn thông là cần thiết và phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Để nâng cao ý thức bảo vệ công trình bưu chính viễn thông của người dân thì việc tuyên truyền, giáo dục giúp nhân dân nhận thấy tầm quan trọng của các công trình bưu chính viễn thông, đồng thời cũng phải có hình thức xử lý bằng pháp luật nghiêm minh đối với những hành vi phá hoại công trình bưu chính viễn thông. Nhận thức của chính quyền địa phương về viễn thông: Sở Thông tin và Truyền thông phải là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền, tham mưu, đề xuất các hướng đi, các quy hoạch phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. Sở Thông tin và Truyền thông phải tổ chức các đợt tập huấn giới thiệu chuyên đề định kỳ mời các cơ quan đoàn thể tham gia. Người sử dụng Đối tượng trực tiếp tiếp nhận các kiến thức cũng như những tài nguyên trên Internet, giáo dục nâng cao ý thức cho người sử dụng không chỉ giúp người sử dụng khai thác tài nguyên Internet một cách hiệu quả hợp pháp mà còn giúp họ tránh được những mặt trái của Internet, tránh việc sử dụng công cụ Internet chống phá đảng, nhà nước. Đưa Internet và coi trọng trong chương trình giảng dạy ở các trường học, có chế tài xử lý nghiêm với những đối tượng cung cấp Internet không có chế độ bảo vệ người sử dụng. Việc nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp và chính quyền về Viễn thông có thể được thực hiện bằng các cuộc hội thảo, hội nghị tầm cỡ nhỏ, trung bình trong nâng cao nhận thức người dân và chính quyền, có cả những buổi hội thảo tầm cỡ quốc gia và khu vực giới thiệu các công nghệ viễn thông mới, các giải pháp công nghệ hay trên thế giới và trên địa bàn tỉnh. 2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển a. Huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư - Thực hiện đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư cho phát triển. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán để đầu tư vào viễn thông và Internet. Chú trọng nguồn vốn huy động thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp và bán lại dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia đầu tư phát triển viễn thông và Internet. - Tiếp tục thu hút vốn đầu tư thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển viễn thông và Internet. - Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) cho việc phát triển viễn thông và Internet ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và phục vụ các nhiệm vụ công ích khác b. Phát triển khoa học công nghệ Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, góp phần đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông và Internet. Triển khai các đề tài nghiên cứu, các dự án thử nghiệm các công nghệ viễn thông và Internet có tính chất chiến lược, đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp như: Mạng thế hệ sau (NGN), IPv6, Thông tin di động thế hệ thứ 4, Wimax, v.v... Ưu tiên triển khai các đề tài nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách nhằm nhanh chóng hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực viễn thông và Internet phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Hình thành Quỹ phát triển khoa học công nghệ để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm công nghệ mới. Định hướng tập trung nghiên cứu triển khai ứng dụng dịch vụ mới, dịch vụ giải trí và cung cấp nội dung. 2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách a. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện tiến hành cụ thể hóa việc triển khai các quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông để các doanh nghiệp Viễn thông, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh có cơ sở thực hiện theo những nguyên tắc sau: + Chỉ giới, vị trí tuyến cho đường cống bể trên các đường thị xã để hỗ trợ doanh nghiệp đi cáp ngầm, cống bể cáp thuê bao hoặc ngầm hóa cáp viễn thông hiện có, quy định chiều dài cáp viễn thông treo, khu vực quy hoạch xây dựng trụ ăng-ten, độ cao ăng-ten và khoảng cách tối thiểu giữa các trụ ăng-ten. + Quy định xây dựng, cho thuê và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp về cống bể cáp, trụ ăng-ten, thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, v.v… + Tạo điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp thuê hạ tầng thuộc ngành truyền hình, điện lực, giao thông vận tải… để thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông. + Tỉnh ưu đãi và đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông đến các xã, đặc biệt cung cấp dịch vụ điện thoại di động và cố định. + Cấp đất xây dựng mạng, điểm phục vụ, trạm phát sóng, tích cực bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp khi bị vi phạm các quy định về kinh doanh và sử dụng dịch vụ. Tỉnh có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng mạng, mở rộng vùng phủ sóng và nêu rõ các cam kết, ưu đãi của địa phương khi các doanh nghiệp đầu tư những khu vực có số người sử dụng dịch vụ thấp. + Tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các dự án xây dựng mạng lưới viễn thông đến các khu công nghiệp, xây dựng mạng, khu du lịch, khu thương mại, v.v.. Huy động nguồn vốn ODA hoặc ngân sách tỉnh và triển khai các điểm cung cấp dịch vụ điện thoại, Internet công cộng (kết hợp với các điểm giao dịch bưu chính, thư viện khoa học kỹ thuật) tại các thôn, vùng sâu, xa mà doanh nghiệp không cung cấp để hỗ trợ việc triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và dịch vụ hành chính công của UBND tỉnh. b. Phát triển thị trường Tăng cường thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ Viễn thông và Internet nhằm huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội để phát triển Viễn thông. Quản lý số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp hạ tầng mạng trên địa bàn, đặc biệt thông tin di động trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: Phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh. Tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo. Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và nguồn lực quốc gia. Sở Thông tin và Truyền thông giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phí và cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt theo quy định của nhà nước. Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ thành lập Hội các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh tạo diễn đàn thông tin, tư vấn và bảo vệ lợi ích chung của các doanh nghiệp. Khuyến khích các hình thức khuyến mại cho người sử dụng dịch vụ Viễn thông trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở ban ngành trong tỉnh, với Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị việc đưa ra các quy định về tài chính nhằm xử lý tình trạng bán phá giá, dịch vụ kém chất lượng ra thị trường, chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu dịch vụ và quyền lợi của người tiêu dùng. Sở Thông tin và Truyền thông giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, tính cước và hợp chuẩn thiết bị trong địa bàn tỉnh. Bảo đảm bí mật đối với thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông cho mọi tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản, quan trọng góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bưu chính, viễn thông. Đội ngũ lao động viễn thông có khả năng nắm bắt, cập nhật được các công nghệ mới; làm chủ được trang thiết bị, đảm bảo khả năng ứng cứu kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra; khai thác hiệu quả các dịch vụ hiện có và phát triển thêm các dịch vụ mới. a. Đào tạo nguồn nhân lực UBND Tỉnh cần xây dựng các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông để thu hút lao động có chất lượng chuyển về công tác tại địa phương. Tỉnh cần tuyển chọn các học sinh giỏi ở cấp học phổ thông, sinh viên mới ra trường có chuyên ngành điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin gửi đào tạo tại các Trường Đại học, các Viện, các Trung tâm chuyên ngành trong và ngoài nước để học tập và nâng cao trình độ trở thành các chuyên gia giỏi, phục vụ cho các chương trình, dự án và các doanh nghiệp công ích của tỉnh trong thời gian tới, nhất là hình thành đội ngũ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin chuyên nghiệp của tỉnh nhà trong giai đoạn 2010 – 2015. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý. Chú trọng đào tạo nâng cao cho đội ngũ nhân viên ở các điểm Bưu điện Văn hoá xã. Tập huấn nghiệp vụ cho công chức các ngành có liên quan về khai thác sử dụng thông tin trên Internet. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn chủ các cửa hàng, đại lý dịch vụ về bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin, Internet công cộng về công tác quản lý, kỹ thuật sử dụng và khai thác các dịch vụ. b. Thu hút và sử dụng nguồn nhân lực Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông có trình độ cao về làm việc tại Kon Tum. Thực hiện nâng lương vượt cấp, tăng lương trước thời hạn cho những cá nhân có đóng góp nổi bật trong nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật của ngành, địa phương và doanh nghiệp. Có giải thưởng miễn thuế thu nhập cho các cá nhân và tập thể được giải thưởng quốc gia và quốc tế về các lĩnh vực khoa học – công nghệ… Ưu tiên xem xét và bổ nhiệm vào chức vụ khoa học và quản lý đối với những người có các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ xuất sắc hoặc được giải thưởng cao về khoa học và công nghệ. Điều chỉnh cơ cấu lao động, giảm số lượng lao động hợp đồng dài hạn, tăng cường sử dụng lao động qua các hình thức đại lý, bán lại dịch vụ, thuê mướn thời vụ để tận dụng lực lượng lao động nhàn rỗi trong xã hội và tăng năng suất lao động. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giao Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện quy hoạch. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở ban ngành có liên quan và Ủy Ban Nhân Dân các huyện thị để xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện quy hoạch này. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm Báo cáo và đề xuất với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh các giải pháp thực hiện quy hoạch. Báo cáo và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc theo dõi và chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện quy hoạch. Đề xuất và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng tiêu chí xác định dịch vụ viễn thông công ích trên địa bàn tỉnh và xây dựng kế hoạch sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích phát triển và phổ cập dịch vụ viễn thông công ích. Xây dựng và đề xuất với Ủy Ban Nhân dân tỉnh cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước đón đầu đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính viễn thông triển khai thực hiện quy hoạch. Tranh thủ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng mạng bưu chính, viễn thông. Yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng mạng và cung cấp đa dịch vụ. Phối hợp với các địa phương trong tỉnh tạo quy hoạch địa điểm cung cấp dịch vụ. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tham gia phổ cập dịch vụ và thực hiện các dự án đào tạo người dân sử dụng dịch vụ. Phối hợp với các sở ban ngành khác có liên quan thành lập các bộ phận công tác và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, sở ban ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông để thực hiện các đề án: Xây dựng hệ thống “Thư viện kỹ thuật nông nghiệp” tại các điểm bưu điện văn hoá xã hoặc tại thư viện xã. Xây dựng đề án “Trung tâm thông tin cơ sở”. Xây dựng mạng Intranet phục vụ dự án phát triển Chính phủ điện tử của tỉnh. Xây dựng các chương trình, đề án, quy định đi ngầm, ngầm hóa mạng ngoại vi, dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (trụ ăng-ten, cống bể, đường truyền dẫn, thiết bị, v.v..). Phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành rà soát đối với các công trình bưu chính, viễn thông hiện có trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với những đơn vị thi công công trình vi phạm, ảnh hưởng đến công trình, kiến trúc tỉnh. Là cơ quan đầu mối tập hợp nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông và cùng với Sở ban ngành, Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện hướng dẫn thủ tục xây dựng đảm bảo phù hợp với cảnh quan kiến trúc và các quy định khác của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương tại tỉnh, tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông. Sở Kế hoạch Đầu tư Căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông , Sở Tài chính… tính toán, cân đối, đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí cho các dự án phát triển bưu chính, viễn thông sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh, xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện các dự án sử dụng ngân sách tỉnh. Trong khi triển khai, nếu có phát sinh cần tính toán điều chỉnh và thông báo kịp thời cho các bên có liên quan. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ban ngành, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông để thực hiện các đề án: Xây dựng hệ thống “Thư viện kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản” tại các điểm bưu điện văn hoá xã hoặc tại thư viện xã. Xây dựng đề án “Trung tâm thông tin cơ sở”. Sở Giao thông – Vận tải Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ban ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông lên kế hoạch, triển khai nâng cấp các tuyến đường giao thông để thực hiện ngầm hóa mạng cáp nội hạt phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ. Sở Tài nguyên – Môi trường Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ban ngành, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông tiến hành đo đạc, lập bản đồ và xác định giới hạn đất đai cho các điểm Bưu điện văn hóa xã, các điểm phục vụ Bưu chính, các thủ tục giao cấp đất cho chủ đầu tư. Sở Tài chính Đảm bảo cấp kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các dự án phát triển Bưu chính Viễn thông theo dự toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn theo quy hoạch vốn đầu tư được duyệt, hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư cho công tác bưu chính viễn thông. Sở Xây dựng Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông , Sở Giao thông Vận tải ban hành qui định hướng dẫn việc xây dựng các công trình viễn thông và cáp điện thoại trong các khu đô thị đảm bảo chất lượng và mỹ quan. Đồng thời, trong quá trình thẩm định quy hoạch các công trình công cộng phải lưu ý dành diện tích, mặt bằng xây dựng các hạng mục công trình thuộc hạ tầng bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch phát triển, thuận lợi cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Sở Khoa học Công nghệ Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ thông qua mạng điểm phục vụ bưu chính dưới các hình thức tài liệu, thông tin dữ liệu, hướng dẫn trực tiếp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xác định địa điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, các điểm phục vụ bưu chính, đồng thời thông báo kịp thời việc xây dựng và kế hoạch phát triển các khu du lịch, tuyến du lịch. Sở Công Thương Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông thông báo kịp thời việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề. các Trung tâm thương mại, nút thương mại. Sở Giáo dục và Đào tạo Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, đồng thời nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai kết nối Internet băng rộng cho trường học. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng của hệ thống thông tin và trách nhiệm đối với việc giữ gìn, bảo vệ tài sản, vật tư, cơ sở hạ tầng thông tin; tích cực tố giác các hành vi vi phạm. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn mạng viễn thông, an ninh thông tin trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác quản lý việc xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn, nhất là đối với các trạm phát sóng thông tin di động và hệ thống cáp điện thoại ở khu vực đô thị. Tăng cường kiểm tra, xử lý hành chính và đình chỉ các công trình không thực hiện đúng các quy định. Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông căn cứ vào quy hoạch này để xây dựng chiến lược kinh doanh, quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển bưu chính, viễn thông nói riêng. Các doanh nghiệp phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp khác đàm phán cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông. Ban quản lý các Khu Công nghiệp Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xác định địa điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, các điểm phục vụ Bưu chính. Đồng thời thông báo kịp thời việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kế hoạch mở rộng các khu công nghiệp. Các sở ban ngành khác Thực hiện phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nếu các đề án quy hoạch của sở ban ngành có liên quan đến bưu chính viễn thông, đề xuất các phương án, mục tiêu để Sở Thông tin và Truyền thông xem xét đưa vào khi xây dựng quy hoạch và thực hiện. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp ưu tiên phát triển Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh để Bưu chính Viễn thông Kon Tum đảm bảo được vai trò hạ tầng thông tin. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ưu tiên và tạo mọi điều kiện về cấp phép trong phạm vi thẩm quyền và hạ tầng để quy hoạch bưu chính viễn thông được thực hiện đồng bộ với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch của các ban ngành liên quan. Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị và các cấp chính quyền liên quan tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phép xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình của ngành bưu chính viễn thông: Các điểm bưu cục, các điểm Bưu điện văn hóa xã, các trạm tổng đài, các cột phát sóng… Phối hợp với các trung tâm đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh và cả nước để phát triển nguồn nhân lực trong ngành bưu chính viễn thông đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Kiến nghị với các sở ban ngành cùng hợp tác trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo tính đồng bộ của quy hoạch tổng thể của tỉnh. Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông cần có kế hoạch phát triển mạng đồng bộ với quy hoạch này, đảm bảo khả năng chia sẻ cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp khác. Trong quá trình thực hiện cần bám sát các văn bản chỉ đạo của Sở, tiến trình thực hiện của các quy hoạch liên quan. PHẦN VII. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. KIẾN TRÚC MẠNG NGN Kiến trúc mạng NGN chia làm 3 lớp: Lớp mạng, lớp ứng dụng và lớp điều khiển dịch vụ. Hình 3. Cấu trúc mạng thế hệ mới (NGN) Lớp mạng bao gồm cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông, cung cấp các giao diện kết nối. Lớp điều khiển dịch vụ thực hiện các chức năng chuyển tiếp báo hiệu, giữa các lớp mạng và các lớp khác. Lớp ứng dụng do nhiều đối tượng quản lý cung cấp dịch vụ. Sơ đồ vật lý lớp mạng NGN: Gồm 4 phần. Phần lõi (Core): Bao gồm các thiết bị chuyển mạch tốc độ cao (40 - 320Gb/s), đa dịch vụ và các thiết bị định tuyến đa giao thức IP/MPLS để kết nối giữa các lõi (mạng của các doanh nghiệp) và với lớp Multi-service. Các thiết bị lớp core được đặt ở các trung tâm lớn của cả nước như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và do các công ty đường trục quản lý. Phần đa dịch vụ (Multi-service) (còn được gọi là Edge và Aggregation): Bao gồm các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ cao kết hợp với các router cung cấp tốc độ kết nối trong dải rộng. Thiết bị của lớp Multi-service đặt ở các trung tâm lớn hoặc trung tâm vùng do các công ty đường trục hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) quản lý. Khi mạng NGN phát triển thì thiết bị của lớp này sẽ được thiết lập tại các tỉnh. Hình 4. Sơ đồ mạng NGN Phần truy nhập (Access): Bao gồm các thiết bị truy nhập kết nối với khách hàng và kết nối với mạng điện thoại, được thiết lập trong tỉnh. Các thiết bị cổng đa phương tiện (Media Gateway) làm cầu nối cho các thuê bao PSTN/ISDN truy nhập mạng NGN. Khi mạng NGN phát triển các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng (Multi-service Access) sẽ thay thế các tổng đài nội hạt và kết nối trực tiếp với các khách hàng. Hình 5. Phần truy nhập (Access) mạng NGN trong tỉnh PHỤ LỤC 2. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt/Tiếng Anh Nghĩa thông dụng Thuật ngữ chuyên ngành ADSL Công nghệ truy cập băng rộng Đường thuê bao số không đối xứng BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh BTA Hiệp định thương mại Việt-Mỹ CDMA Công nghệ Di động Đa truy cập chia mã DWDM Công nghệ chuyển tải quang Ghép kênh theo bước sóng dày ENUM Ánh xạ số điện thoại thành địa chỉ Internet Frame Relay Công nghệ chuyển mạch Chuyển mạch khung GDP Tổng thu nhập quốc nội Gigabit Ethernet Công nghệ mạng băng thông tỷ bit GSM Công nghệ Di động Di động hệ thống toàn cầu Internet Telephony Công nghệ điện thoại Điện thoại qua mạng Internet IP Giao thức truyền số liệu Giao thức Internet IPv6 Giao thức truyền số liệu mới nhất Giao thức Internet phiên bản 6 ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet ITU Liên minh viễn thông quốc tế Mbps Đơn vị đo tốc độ truyền số liệu Triệu bit trên giây MMS Công nghệ truyền số liệu Hệ thống Truyền tin đa phương tiện MPLS Công nghệ chuyển mạch Chuyển mạch nhãn đa giao thức NGN Công nghệ mạng hội tụ Mạng thế hệ sau Number Portability Dịch vụ mang theo số điện thọai Dịch vụ Chuyển số PSTN Mạng điện thoại dịch vụ công cộng Ring Cấu trúc mạng Vòng truyền dẫn Roaming Chuyển giao cuộc gọi di động SMS Công nghệ nhắn tin di động Hệ thống nhắn tin ngắn Softswitch Công nghệ chuyển mạch Chuyển mạch mềm TDM Công nghệ chuyển mạch truyền thống Ghép kênh chia thời gian USD Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam VoIP Dịch vụ thoại sử dụng giao thức Internet VPN Dịch vụ mạng Mạng riêng ảo VSAT Thiết bị lấy thông tin qua vệ tinh Thiết bị đầu cuối có góc mở cực nhỏ WAP Công nghệ ứng dụng di động Giao thức ứng dụng vô tuyến W-CDMA Công nghệ truy cập di động băng rộng Đa truy cập băng rộng chia mã WDM Công nghệ chuyển tải quang Ghép kênh theo bước sóng WIFI Công nghệ mạng nội bộ không dây WIMAX Công nghệ mạng không dây băng rộng WLL Dịch vụ thuê bao vô tuyến nội hạt WTO Tổ chức thương mại thế giới X.25 Chuẩn công nghệ truyền số liệu gói Chuẩn X.25 xDSL Nhóm Công nghệ Truy cập băng rộng Đường thuê bao số x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.doc