Dự báo phụ tải
1.1. Mở đầu
Việc nghiên cứu phát triển của phụ tải trong tương lai là một nhiệm vụ rất quan trọng của người lập quy hoạch và thiết kế cung cấp điện.
Đây là khoa học nghiên cứu về dự báo phụ tải điện. Nếu chúng ta dự báo không chính xác, sai lệch quá nhiều về khả năng cung cấp hoặc về nhu cầu năng lượng thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho nền kinh tế như nếu dự báo phụ tải quá thừa thì sẽ dẫn đến hậu quả huy động nguồn vốn phải lớn, tăng vốn đầu tư có thể gây lên tổn thất năng lượng tăng lên. Ngược lại, nếu dự báo phụ tải quá thấp so với nhu cầu thì sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong tương lai gần và do đó dẫn đến việc phải cắt bỏ một số phụ tải, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Dự báo năng lượng phải thực hiện thế nào để sự phỏng đoán không phải là một chiều và giới hạn mà phải phù hợp với sự phát triển của thực tế. Dự báo phát triển năng lượng bao giờ cũng được xét trên hai phương diện là thời gian và lãnh thổ :
* Trên phương diện thời gian có thể chia ra như sau :
Dự báo dài hạn 25 – 40 năm thậm chí đến 100 năm. ở đây phải xét đến sự ra đời của các loại công nghệ mới, của các nguồn năng lượng mới, phương pháp truyền tải điện năng mới Dự báo ở đây không phải là sự phỏng đoán mà là sự phân tích bằng các phương pháp khác nhau.
Dự báo hạn trung 10 – 25 năm : Trong loại dự báo này người ta thường dựa vào số liệu quan sát thực hơn của các dự án mới nảy sinh trước đó. Mức độ chính xác đòi hỏi cao hơn so với dự báo dài hạn.
Dự báo hạn vừa 5 – 10 năm thường được dựa vào các dự án đã có nhưng chưa được thực thi. ở đây các thông tin cần thiết phải có độ tin cậy cao. Các bài toán dự báo hạn vừa được sử dụng trong quá trình thiết kế các công trình điện. Phân tích về sự khác nhau giữa dự báo và lập dự án là một vấn đề phức tạp. Mặc dù giữa dự báo và lập dự án có những cái chung nhưng về phương diện toán học chúng được hình thành theo cách khác nhau, việc giải bài toán cũng khác nhau.
Dự báo ngắn hạn còn gọi là dự báo điều độ dùng để lập kế hoạch hàng năm, mùa hoặc tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày hoặc hàng giờ. Bài toán này yêu cầu độ chính xác rất cao. Nhìn chung thời hạn dự báo càng ngắn thì mức độ yêu cầu chính xác càng cao.
* Trên phương diện lãnh thổ có thể phân biệt như sau :
Dự báo ở cấp quốc gia
Dự báo khu vực
Dự báo địa phương
1.2. Các phương pháp dự báo phụ tải điện
Có rất nhiều phương pháp dự báo phụ tải, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng với độ chính xác nhất định, tuỳ theo mục đích và yêu cầu mà người ta có thể chọn phương pháp thích hợp. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hai hay nhiều phương pháp để nâng cao độ chính xác và tin cậy của dự báo.
Sau đây là một số phương pháp dự báo thông dụng nhất :
1.2.1. Dự báo phụ tải dựa trên vốn đầu tư
Theo phương pháp này có thể dựa trên mức độ trang bị hiện tại và kế hoạch phát triển sản xuất tương lai để dự báo nhu cầu điện năng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng thường có sai số lớn, vì vậy chỉ áp dụng trong quy hoạch sơ bộ.
1.2.2. Dự báo theo phương pháp hệ số vượt trước
phương pháp này giúp ta thấy được khuynh hướng phát triển của nhu cầu điện năng và sơ bộ cân đối nhu cầu này với nhịp độ phát triển kinh tế. ở đây người ta dựa vào tỷ số của nhịp độ phát triển năng lượng điện với nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế . phương pháp này chỉ nói lên xu thế phát triển với một mức độ chính xác nào đó. Trong tương lai xu thế này còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như : Do tiến bộ về mặt khoa học và quản lý nên xuất tiêu hao điện năng đối với mỗi sản phẩm ngày càng giảm xuống hay do điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các nghành kinh tế quốc dân và các địa phương hoặc do cơ cấu kinh tế không ngừng thay đổi. Vì những yếu tố đó mà hệ số vượt trước có thể thay đổi khá nhiều. Do đó nếu chỉ dựa vào hệ số vượt trước để xác định điện năng ở năm dự báo thì có thể dẫn đến sai số lớn. Tuy nhiên trong chừng mực nhất định phương pháp hệ số vượt trước có thể cho ta biết sơ bộ về nhu cầu năng lượng và xu thế phát triển của phụ tải điện.
1.2.3. Phương pháp ngoại suy
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu diễn biến của phụ tải trong các năm quá khứ tương đối ổn định và tìm ra quy luật biến đổi của phụ tải phụ thuộc vào thời gian từ đó sử dụng mô hình tìm được để tính cho giai đoạn dự báo. Tức là ta suy diễn toàn bộ diễn biến của phụ tải ở quá khứ vào tương lai và phụ tải dự báo được xác định theo hàm xu thế ở thời điểm tương ứng. Có thể có rất nhiều dạng hàm xu thế, mà thông thường được xác định thông qua phương pháp tương quan hồi quy. Ta xét một số dạng chính của hàm hồi quy :
* Hàm tuyến tính :
Pt = a + bt
* Hàm Parabol :
Pt = a + bt + ct2
* Hàm mũ :
Pt = P0 ( 1 + a )t
Phương pháp ngoại suy là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều nhất do những ưu điểm nổi bật là phản ánh khá chính xác quá trình phát triển của phụ tải, có thể đánh giá mức độ tin cậy của hàm xu thế dễ dàng. Tuy nhiên theo phương pháp này cần phải có lượng thông tin đủ lớn, khối lượng tính toán nhiều.
Ngoài các phương pháp dự báo trên còn một số phương pháp dự báo khác như : Mô hình dự báo Logictique, mô hình dự báo đường cong chữ S, dự báo phụ tải theo phương pháp chuyên gia
Qua quá trình nghiên cứu các phương pháp dự báo phụ tải trên và để phù hợp với quá trình thực tập cũng như độ chính xác của quá trình dự báo chúng tôi chọn phương pháp ngoại suy để dự báo phụ tải điện. Vì phương pháp này không quá phức tạp, nó đảm bảo được độ chính xác cần thiết và chúng tôi có thể thu thập thông tin tương đối đầy đủ.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch và cải tạo mạng điện xã Đa Phúc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần III : Quy hoạch và cải tạo mạng điện xã Đa Phúc – Huyện Kiến Thụy – Thành Phố Hải Phòng
1.Dự báo phụ tải
1.1. Mở đầu
Việc nghiên cứu phát triển của phụ tải trong tương lai là một nhiệm vụ rất quan trọng của người lập quy hoạch và thiết kế cung cấp điện.
Đây là khoa học nghiên cứu về dự báo phụ tải điện. Nếu chúng ta dự báo không chính xác, sai lệch quá nhiều về khả năng cung cấp hoặc về nhu cầu năng lượng thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho nền kinh tế như nếu dự báo phụ tải quá thừa thì sẽ dẫn đến hậu quả huy động nguồn vốn phải lớn, tăng vốn đầu tư có thể gây lên tổn thất năng lượng tăng lên. Ngược lại, nếu dự báo phụ tải quá thấp so với nhu cầu thì sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong tương lai gần và do đó dẫn đến việc phải cắt bỏ một số phụ tải, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Dự báo năng lượng phải thực hiện thế nào để sự phỏng đoán không phải là một chiều và giới hạn mà phải phù hợp với sự phát triển của thực tế. Dự báo phát triển năng lượng bao giờ cũng được xét trên hai phương diện là thời gian và lãnh thổ :
* Trên phương diện thời gian có thể chia ra như sau :
Dự báo dài hạn 25 – 40 năm thậm chí đến 100 năm. ở đây phải xét đến sự ra đời của các loại công nghệ mới, của các nguồn năng lượng mới, phương pháp truyền tải điện năng mới .... Dự báo ở đây không phải là sự phỏng đoán mà là sự phân tích bằng các phương pháp khác nhau.
Dự báo hạn trung 10 – 25 năm : Trong loại dự báo này người ta thường dựa vào số liệu quan sát thực hơn của các dự án mới nảy sinh trước đó. Mức độ chính xác đòi hỏi cao hơn so với dự báo dài hạn.
Dự báo hạn vừa 5 – 10 năm thường được dựa vào các dự án đã có nhưng chưa được thực thi. ở đây các thông tin cần thiết phải có độ tin cậy cao. Các bài toán dự báo hạn vừa được sử dụng trong quá trình thiết kế các công trình điện. Phân tích về sự khác nhau giữa dự báo và lập dự án là một vấn đề phức tạp. Mặc dù giữa dự báo và lập dự án có những cái chung nhưng về phương diện toán học chúng được hình thành theo cách khác nhau, việc giải bài toán cũng khác nhau.
Dự báo ngắn hạn còn gọi là dự báo điều độ dùng để lập kế hoạch hàng năm, mùa hoặc tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày hoặc hàng giờ. Bài toán này yêu cầu độ chính xác rất cao. Nhìn chung thời hạn dự báo càng ngắn thì mức độ yêu cầu chính xác càng cao.
* Trên phương diện lãnh thổ có thể phân biệt như sau :
Dự báo ở cấp quốc gia
Dự báo khu vực
Dự báo địa phương
1.2. Các phương pháp dự báo phụ tải điện
Có rất nhiều phương pháp dự báo phụ tải, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng với độ chính xác nhất định, tuỳ theo mục đích và yêu cầu mà người ta có thể chọn phương pháp thích hợp. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng hai hay nhiều phương pháp để nâng cao độ chính xác và tin cậy của dự báo.
Sau đây là một số phương pháp dự báo thông dụng nhất :
1.2.1. Dự báo phụ tải dựa trên vốn đầu tư
Theo phương pháp này có thể dựa trên mức độ trang bị hiện tại và kế hoạch phát triển sản xuất tương lai để dự báo nhu cầu điện năng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng thường có sai số lớn, vì vậy chỉ áp dụng trong quy hoạch sơ bộ.
1.2.2. Dự báo theo phương pháp hệ số vượt trước
phương pháp này giúp ta thấy được khuynh hướng phát triển của nhu cầu điện năng và sơ bộ cân đối nhu cầu này với nhịp độ phát triển kinh tế. ở đây người ta dựa vào tỷ số của nhịp độ phát triển năng lượng điện với nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế . phương pháp này chỉ nói lên xu thế phát triển với một mức độ chính xác nào đó. Trong tương lai xu thế này còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như : Do tiến bộ về mặt khoa học và quản lý nên xuất tiêu hao điện năng đối với mỗi sản phẩm ngày càng giảm xuống hay do điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các nghành kinh tế quốc dân và các địa phương hoặc do cơ cấu kinh tế không ngừng thay đổi. Vì những yếu tố đó mà hệ số vượt trước có thể thay đổi khá nhiều. Do đó nếu chỉ dựa vào hệ số vượt trước để xác định điện năng ở năm dự báo thì có thể dẫn đến sai số lớn. Tuy nhiên trong chừng mực nhất định phương pháp hệ số vượt trước có thể cho ta biết sơ bộ về nhu cầu năng lượng và xu thế phát triển của phụ tải điện.
1.2.3. Phương pháp ngoại suy
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu diễn biến của phụ tải trong các năm quá khứ tương đối ổn định và tìm ra quy luật biến đổi của phụ tải phụ thuộc vào thời gian từ đó sử dụng mô hình tìm được để tính cho giai đoạn dự báo. Tức là ta suy diễn toàn bộ diễn biến của phụ tải ở quá khứ vào tương lai và phụ tải dự báo được xác định theo hàm xu thế ở thời điểm tương ứng. Có thể có rất nhiều dạng hàm xu thế, mà thông thường được xác định thông qua phương pháp tương quan hồi quy. Ta xét một số dạng chính của hàm hồi quy :
* Hàm tuyến tính :
Pt = a + bt
* Hàm Parabol :
Pt = a + bt + ct2
* Hàm mũ :
Pt = P0 ( 1 + a )t
Phương pháp ngoại suy là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều nhất do những ưu điểm nổi bật là phản ánh khá chính xác quá trình phát triển của phụ tải, có thể đánh giá mức độ tin cậy của hàm xu thế dễ dàng. Tuy nhiên theo phương pháp này cần phải có lượng thông tin đủ lớn, khối lượng tính toán nhiều.
Ngoài các phương pháp dự báo trên còn một số phương pháp dự báo khác như : Mô hình dự báo Logictique, mô hình dự báo đường cong chữ S, dự báo phụ tải theo phương pháp chuyên gia …
Qua quá trình nghiên cứu các phương pháp dự báo phụ tải trên và để phù hợp với quá trình thực tập cũng như độ chính xác của quá trình dự báo chúng tôi chọn phương pháp ngoại suy để dự báo phụ tải điện. Vì phương pháp này không quá phức tạp, nó đảm bảo được độ chính xác cần thiết và chúng tôi có thể thu thập thông tin tương đối đầy đủ.
1.3. Chọn phương pháp dự báo phụ tải.
Đối với phụ tải sinh hoạt, chúng tôi tiến hành tính toán phụ tải trung bình của các hộ dùng điện bằng phương pháp ngoại suy. Phương pháp này có độ tin cậy cao tính toán không phức tạp và có tính khả thi.
Đối với phụ tải công cộng dịch vụ, phụ tải sản xuất chúng tôi dự báo theo phương pháp tính toán trực tiếp theo kế hoạch phát triển chung của xã.
1.3.1. Dự báo phụ tải sinh hoạt.
Để biết được quy luật phát triển của phụ tải chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin của năm quá khứ từ năm 1999 đến năm 2003 sau khi thống kê lại chúng tôi có được kết quả trong bảng sau :
Qua bảng ...... chúng tôi tiến hành xây dựng đồ thị phụ tải. Chúng tôi thấy phụ tải biến đổi tương đối nhanh và ổn định qua các năm. Ta có thể coi sự biến đổi của phụ tải tuân theo quy luật hàm tuyến tính.
Để đưa ra được hàm dự báo chúng tôi tiến hành tính toán phụ tải trung bình của mỗi hộ theo biểu thức sau :
Ptb =
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu sự biến thiên của phụ tải trong những năm quá khứ tương đối ổn định và tìm ra quy luật biến thiên của phụ tải, từ đó xây dựng mô hình dự báo. Tức là suy diễn toàn bộ quá trình biến đổi của phụ tải trong quá khứ vào tương lai và phụ tải được xác định theo hàm xu thế ở thời điểm tương ứng. Hàm dự báo có dạng như sau :
Pt = a + bt
Các hệ số a, b được xác định theo phương pháp bình phương cực tiểu, mà từ đó có thể thiết lập hệ phương trình sau :
Trong đó : Pi – Giá trị phụ tải quan sát ở năm thứ i
ti – năm quan sát
Dựa vào kết quả tính toán ở phục lục ta có :
a = 0,481
b = 0,0298
Vậy hàm dự báo có dạng như sau :
Pt = 0,481 + 0,0298.t
1.3.2. Dự báo phụ tải sản xuất.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2010 sẽ phát triển và mở rộng các ngành nghề đã có, nhất là các cơ sở sản xuất hàng mộc và các xưởng cơ khí tư nhân.
Bảng 3.1 Bảng kê phụ tải sản xuất của xã Đa Phúc hiện tại
và dự báo đến năm 2010
Stt
Tên thiết bị
Pd(kW)
T(h)
Số lượng
2004
2010
1
Máy hàn
16
4
2
4
2
Máy xẻ gỗ
3
3
3
4
3
Máy ca
1.1
6
10
12
4
Máy bào
0.67
7
14
16
5
Máy mài
0.65
6
5
8
6
Máy cắt
1.76
6
4
7
7
Máy khoan
0.65
6
26
38
8
Máy xay xát
10
5
9
9
1.3.3. Dự báo phụ tải công cộng.
Phụ tải công cộng được dự báo theo kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của xã trong tương lai. Nên chúng tôi áp dụng dự báo phụ tải theo suất điện năng trên 1 m2.
Pđ = Po. S
Trong đó :
Pđ - Công suất đặt dự kiến.
Po - Suất tiêu thụ / 1m2.
S - Diện tích.
Ta có bảng tính toán sau :
Bảng 3.2 Bảng kê dự báo phụ tải công cộng xã Đa Phúc đến năm 2010
Stt
Tên cơ sở
Diện tíchm2
Suất tiêu thụW/m2
Pni , kW
1
Trường THCS
220
15
3.3
2
Trường Tiểu học
250
15
3.75
3
Uỷ ban nhân dân xã
300
13
3.9
4
Trạm xá
150
20
3
5
Nhà văn hoá
50
12
0.6
1.3.4. Tổng hợp phụ tải dự báo.
Tổng hợp phụ tải dự báo tương tự như tổng hợp phụ tải trong phần hiện trạng mạng điện. Ta có kết quả cho trong phục lục.
2. Quy hoạch và cải tạo lưới điện.
Quy hoạch và cải tạo mạng điện xã An Lâm phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Đẹp về mỹ quan và đảm bảo các yêu cầu về hành lang an toàn lưới điện
- Phải có tính khả thi
2.1. Phân vùng phụ tải
*Mục đích
Mục đích của việc phân vùng phụ tải cho ta biết những luận cứ xây dựng sơ đồ cung cấp điện hợp lý, chọn dung lượng máy biến áp phù hợp, vị trí trung tâm cung cấp điện thoả mãn bán kính cấp điện của lưới hạ thế.
*Cơ sở phân vùng phụ tải
- Căn cứ vào đặc điểm, khả năng cấp điện của các trung tâm nguồn hiện tại và khả năng mở rộng của nguồn.
- Dựa trên cơ sở của việc quy hoạch khảo sát thực tế lưới điện hiện trạng
- Căn cứ vào địa hình, giao thông thực tế và đặc trưng của lưới điện nông thôn
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành của tổng công ty Điện lực Việt Nam về đảm bảo bán kính cấp điện cho các vùng nông thôn.
- Căn cứ vào sự phân bố dân cư trong vùng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội hiện tại và tương lai.
Chúng tôi đưa ra phương án phân vùng phụ tải cho xã như sau:
*Vùng phụ tải 1
Gồm thôn Phúc Hải
*Vùng phụ tải 2
Gồm thôn Vân Quan
*Vùng phụ tải 3
Gồm thôn Đông Lãm và một phần thôn Phúc Hải
*Vùng phụ tải 4
Gồm thôn Đông Lãm
Với cách phân vùng phụ tải như trên sẽ cho phép ta có cơ sở tổng quan để giảm bán kính hoạt động của lưới điện hạ áp.
2.2. Tổng hợp nhu cầu phụ tải theo từng vùng phụ tải
Từ phần dự báo phụ tải của xã đến năm 2010
Sdbå2010 = 1212,18 kVA;
Ta tính được công suất dự báo trong tương lai của xã
SM = = = 379,63 kVA;
Trong đó:
SM-Là tổng công suất của các máy cần được nâng cấp hoặc xây dựng mới
S2004-Tổng công suất của các máy hiện có
Sdbå2010-Tổng công suất dự báo đến năm 2010
Kpt-Hệ số mang tải của máy biến áp lấy bằng 1.
Vậy SM = 379,63 kVA
Ta nhận thấy rằng lượng công suất thiếu hụt cần bổ sung trong những năm tới là 379,63 kVA. Để bổ sung lượng công suất thiếu hụt này ta có thể nâng cao công suất của các trạm hoặc xây dựng mới các trạm vào trung tâm tải. Để có phương án cụ thể và tối ưu chúng ta đi tính toán và so sánh công suất hiện có và công suất dự báo của từng vùng phụ tải.
Bảng 3.3 Phụ tải dự báo cho từng vùng quy hoạch.
Vùng
Pn
Pđ
Stt(kVA)
Máy biến áp hiện có
1
189,17
331,304
364,07
400
2
99,245
184,685
180,97
0
3
196,435
325,457
357,65
250
4
140,316
261,63
287,5
180
2.3. Đề xuất phương án cải tạo và xác định phương pháp quy hoạch
2.3.1. Quy hoạch cải tạo lưới điện dựa trên nguyên tắc :
- Giữ lại các TBA hiện có nếu còn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình kể cả việc tăng công suất của trạm, còn các trường hợp không đảm bảo kỹ thuật như không đáp ứng được nhu cầu gia tăng phụ tải, không đảm bảo bán kính cấp điện thì phải tính đến phương án dịch chuyển trạm hay xây dựng thêm TBA mới.
- Các đường dây trung áp hiện có sẽ tiếp tục vận hành ở cấp điện áp hiện có, chỉ cải tạo và chuyển đổi sang cấp điện áp 22 kVvào thời điểm phù hợp.
- Các đường dây trung áp, MBA xây dựng mới phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật với cấp 22kV. Nếu chưa có nguồn 22kV thì vận hành ở cấp điện áp hiện có.
- Nếu hiện tại trạm biến nào bị quá tải thì phải tiến hành ngay việc cải tạo.
- Việc quy hoạch cải tạo có thể tiến hành xây dựng mới hoàn toàn hoặc quy hoạch cải tạo từng phần theo các giai đoạn khác nhau tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương.
*Bán kính hoạt động của các trạm tiêu thụ
- Thị trấn từ 0,3-0,6 km
- Nông thôn từ 0,6-0,8 km
*Vị trí đặt trạm biến áp tiêu thụ thoả mãn điều kiện
- Gần tâm phụ tải, gần nguồn cung cấp
- Thao tác vận hành hiệu quả quản lý dễ dàng
- Tiết kiệm vốn đầu tư, chi phí vận hành nhỏ, ngoài ra tuỳ theo điều kiện cụ thể mà đưa ra phương án đặt trạm thích hợp
Vị trí đặt trạm được xác định theo biểu thức
X = ; Y = ; (5-6)
Trong đó:
xi, yi-Là toạ độ của điểm tải thứ i
Pi-Là công suất của điểm tải thứ i
2.3.2 Đề xuất phương án quy hoạch cải tạo lưới điện xã Đa Phúc đến năm 2010
Trên cơ sở tính toán và so sánh tải cho từng vùng chúng tôi đề suất một số phương án sau:
Phương án 1:
*Vùng 1
Do tách phần phụ tải thôn Vân Quan nên trạm biến áp hiện tại vẫn đáp ứng được công suất dự báo phụ tải của thôn Phúc Hải đến năm 2010 và đảm bảo bán kính cung cấp điện nên ta vẫn giữ trạm biến áp cũ.
*Vùng 2
Do tách khỏi trạm biến áp Phúc Hải – Vân Quan cũ nên ta xây mới một trạm biến áp để cung cấp điện cho thôn Vân Quan, chiều dài đường dây cao áp kéo mới là
*Vùng 3
Do bán kính cung cấp điện của trạm biến áp Đồng Xi – Quảng Luận cũ quá dài nên ta dịch chuyển máy biến áp về trung tâm phụ tải của thôn và chọn lại máy biến áp có công suất lớn hơn.
*Vùng 4
Do trạm biến áp cũ vẫn đảm bảo bán kính cung cấp điện nên ta chỉ cần thay máy biến áp có công suất lớn hơn.
Phương án 2
*Vùng 1
Phương thức chọn như phương án 1
*Vùng 2 và vùng 3
Qua khảo sát trên địa bàn của xã chúng tôi nhận thấy phụ tải của vùng 2 và vùng 3 tập trung tương đối gần nhau nên chúng tôi chọn một máy biến áp để cung cấp điện cho cả hai vùng mà vẫn đảm bảo bán kính cung cấp điện.
*Vùng 4
Phương thức lựa chọn như phương án 1
*Nhận xét các phương án
Các phương án chúng tôi đưa ra đều đảm bảo tốt về các yêu cầu về các thông số kỹ thuật như giảm giảm được bán kính cấp điện theo quy chuẩn, dung lượng MBA được lựa chọn đủ cho phụ tải hiện tại và nhu cầu tương lai, Tuy nhiên mỗi phương án có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Có phương án phải đầu tư ban đầu lớn nhưng lại giảm được hao tổn, có phương án đầu tư ban đầu nhỏ hơn nhưng hao tổn lại lớn. Để có kết luận rõ ràng chúng ta đi vào so sánh các phương án ở phần sau.
3.Tính toán tiết diện dây dẫn
3.1. Phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn
Tính toán tiết diện dây dẫn theo hao tổn điện áp cho phép
Cơ sở của việc tính toán là do mạng điện của địa phương, các thiết bị điện được mắc trực tiếp vào mạng điện hạ áp, cho nên yêu cầu về chất lượng điện của thụ điện phải được đảm bảo. Mặt khác phần lớn các thiết bị đều không được đặt vào các thiết bị điều chỉnh điện áp làm cho tổn thất thường vượt quá giới hạn cho phép.
*Phương pháp tính toán
+Đối với đường dây 35 kV tiết diện dây dẫn được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế và kiểm tra hao tổn điện áp cho phép
F = mm2 (6-1)
Trong đó:
I-Dòng điện truyền tải trên đường dây(A). I =
Jkt-Mật độ dòng điện kinh tế, dây AC chúng tôi chọn Jkt = 1,1 A/mm2.
S-Công suất truyền tải.
Kiểm tra điều kiện:
U = Ucp
Trong đó:
P, Q-Công suất tác dụng và phản kháng trên đường dây.
R, X-Điện trở và điện kháng trên đường dây.
Utt-Điện áp tính toán của đoạn đường dây.
+Đối với đường dây 0,4 kV
Khi thiết kế quy hoạch chúng tôi đã cố gắng giảm bán kính lưới điện cung cấp, mặt khác các TBA được đặt vào trung tâm phụ tải nên mật độ phụ tải là tương đối đều nhau trên mỗi đoạn đường dây nên chúng tôi thực hiện việc tính toán tiết diện không đổi trên các đoạn đường trục và tiết diện thay đổi trên các đoạn đường rẽ nhánh.
Tính toán tiết diện thay đổi trên đường dây 0,4 kV theo hao tổn điện áp cho phép
Tiết diện dây dẫn tính theo hao tổn điện áp cho phép được xác định theo công thức sau :
F =
Pi-Công suất tác dụng trên các đoạn đường dây thứ i.
g-Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn. gAl = 31,7 W/mm2.
li-Chiều dài của đoạn thứ i.
Un-Điện áp định mức của lưới điện
DUcp-Tổn thất điện áp tác dụng cho phép
DUacp = DUcp - DUp;
DUp-Tổn thất điện áp thành phần phản kháng
DUp = =
Q-Công suất truyền tải phản kháng, kVAr.
X-Điện kháng của đường dây
3.2. Tính toán tiết diện dây dẫn cho 2 phương án
Việc lựa chọn tiết diện dây dẫn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình cải tạo lưới điện của xã. Nếu ta chọn tiết diện dây dẫn quá lớn có thể đáp ứng tốt về mặt kỹ thuật của đường dây, nhưng chi phí cho kim loại màu lại qúa lớn không đảm bảo chỉ tiêu kinh tế. Nếu ta chọn dây dẫn quá nhỏ dây dẫn bị làm việc trong tình trạng quá tải, dẫn đến hao tổn công suất, hao tổn điện năng, hao tổn điện áp lớn, tuổi thọ của dây dẫn sẽ gảm và không đảm bảo độ tin cạy về mặt cung cấp điện.Vì vậy ta cần lựa chọn tiết diện dây dẫn để đảm cả về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Tính toán tiết diện dây dẫn cho phương án 1
*Đường dây cao áp 35 kV: đến trạm biến áp Vân Quan.
Số liệu tính toán:
Ptt = 184,685 kW.
Qtt = 82,782 kVAr
1,05 km
Sơ đồ tính toán:
35 kV
184,685 + j82,782
Tổn thất điện áp cho phép:
DUcp = = = 1162 V.
-Dòng điện truyền truyền tải:
I6 = = = = 3,34 A.
Vậy tiết diện của đường dây 35 kV dùng dây AC là:
F6 = = = 3,04 mm2.
Để đảm bảo độ bền cơ học ta chọn dây AC 35
Kiểm tra lại tiết diện dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép:
DUtt =
DUtt = = 5,65 V < DUcp = 1162 V.
Vậy tiết diện chọn thoả mãn điều kiện.
Tính toán tương tự cho đường dây 35 kV tới trạm biến áp Quảng Luận ta chọn được dây AC35.
*Đường dây hạ áp 0,4 kV.
Theo phân tích ở trên phụ tải phân bố đều trên các đoạn đường dây nên trong tính toán sẽ tương đương với một phụ tải tập trung ở giữa mỗi đoạn đường dây:
Ta tính cho một số lộ của trạm biến áp cụ thể:
Trạm Phúc Hải
Lộ 2:
Sơ đồ tương đương:
3
2
1
0
s3
s1
s2
4
Trong đó : s1 = 62,238 + j30,143 kVA
s2 = 51,475+ j23,543 kVA
s3 = 55,494 + j26,877 kVA
Công suất truyền tải trên từng đoạn :
S3 = s3 = 55,494 + j26,877 kVA
S2 = s2 + s3 = 106,969 + j50,42 kVA
S1 = s1 + s2 + s3 = 169,207 + j80,563 kVA
Vậy DUcp0,4 = 9,24 %. Hay DUcp0,4 = = 42,94 V.
Tổn thất điện áp phản kháng trên đoạn 0-3
Chọn sơ bộ x0 = 0,1 W/km (dây LV-ABC).
DUp = =.10-3 = 6,327 V.
Tổn thất điện áp tác dụng cho phép là:
DUacp = DUcp - DUp = 42,94 – 6,327 = 36,613 V
Tiết diện dây dẫn được xác định theo biểu thức:
F = = = 114,79 mm2.
Chọn tiết diện quy chuẩn là LV-ABC 120 có r0 = 0,274 W/km, xo = 0,0782 W/km.
Kiểm tra lại điều kiện tổn thất điện áp thực tế:
DUtt =
= 41,452 V < DUcp = 42,94 V. Vậy tiết diện chọn phù hợp.
* Tính tiết diện cho đường nhánh.
Ta có tổn thất điện áp tại nút 2 là:
DU0-2 = = = = 36,169 V.
Như vậy để điện áp cuối đoạn 2- 4 nằm trong giới hạn cho phép thì tổn thất điện áp trên đoạn 2-4 phải thoả mãn điều kiện.
DU2-4 < DUcp - DU0-2 = 42,94 – 36,169 = 6,771 V.
Thực hiện việc tính toán như đường trục ta cũng chọn sơ bộ x0 = 0,1 W/km và có:
DUp = = = 0,555 V.
Tổn thất điện áp tác dụng cho phép là:
DUacp2-5 £ DU2-5 - DUp = 6,771 – 0,555 = 6,216 V.
F £ = = 61,871 mm2.
Chọn dây dẫn là LV-ABC 70 có r0 = 0,551 W/km , xo = 0,0875 W/km. Kiểm tra lại diều kiện tổn thất điện áp thực tế:
DUtt = =
=7,194V > 6,216 V
Do đó ta chọn tiết diện dây dẫn lên 1 cấp là LV-ABC 95
có r0 = 0,398 W/km , xo = 0,0853 W/km.
DUtt = =
=5,326 V < 6,216 V
Vậy tiết diện chọn đảm bảo.
+ Hao tổn điện năng trên đường trục:
Áp dụng công thức :
DAđd =
DAtrục = DA0-1+DA1-2+DA2-3
=.10-3 + .10-3 + 10-3 = 3512,512 kWh/tháng
Tổn thất trên nhánh đoạn 2 – 4 :
DA2-4 = 10-3 = 177,21 kWh.
Thực hiện việc tính toán tương tự cho các lộ của các trạm còn lại ta có bảng sau :
Bảng 3.4 Bảng tiết diện dây dẫn và tổn thất điện năng trên đường dây hạ áp theo phương án I
Đường dây
F ( LV-ABC), mm
DUkiểm tra
DA ,kWh/tháng
* Trạm Phúc Hải
- Lộ 1
Trục 0-2
95
38.523
2567.539
Nhánh 1-3
70
27.622
1642.654
-Lộ 2
Trục 0-3
120
41.452
3512.521
Nhánh 2-4
70
7.194
245.2821
* Trạm Vân Quan
- Lộ 1
Trục 0-4
70
33.663
1571.457
Nhánh 3-5
50
11.473
233.007
Nhánh 2-4
16
12.821
146.8568
-Lộ 2
Trục 0-3
50
30.65
113.032
Nhánh 1-4
16
8.27
152.6597
* Trạm Quảng Luận
- Lộ 1
Trục 0-5
95
37.799
3032.884
Nhánh 2-7
50
21.622
768.4317
Nhánh 1-6
16
9.985
161.1408
-Lộ 2
Trục 0-5
120
32.666
2129.201
Nhánh 2-7
16
14.588
158.4625
Nhánh 1-6
25
31.578
1169.498
* Trạm Đông Lãm
- Lộ 1
Trục 0-4
120
34.281
2511.073
Nhánh 3-6
16
8.423
189.2623
Nhánh 1-5
16
25.503
392.139
-Lộ 2
Trục 0-2
120
33.664
1478.835
Tổng hao tổn điện năng trên đường dây hạ áp theo phương án 1 là:
SAP.A1 = 22107,864 kWh.
Tổng số đường dây cần cải tạo nâng cấp:
Bảng 3.5 Tổng số loại dây cần cải tạo
Mã dây(LV-ABC)
120
95
70
50
25
15
Chiều dài(km)
2,074
0,927
0,57
0,652
0,143
0,67
Tính toán tiết diện dây dẫn cho phương án 2
Đối với phương án này chỉ khác ở phương thức chọn MBA cho các vùng nên tiết diện dây dẫn cho cả mạng cao áp và hạ áp được chọn như phương án 1.
Phương án này khác là chúng tôi tiến hành đặt một trạm cung cấp điện cho hai thôn Quảng Luận và Vân Quan nên ta chọn tiết diện dây dẫn cho trạm mới này.
*Đường dây cao áp 35 kV: đến trạm T7 (Vùng 6)
Số liệu tính toán:
Ptt = 510,142 kW.
Qtt = 235,776 kVAr.
1 km
Sơ đồ tính toán:
35 kV
510,142 + j235,776
Tổn thất điện áp cho phép:
DUcp = = = 1162 V.
Dòng điện truyền truyền tải:
I6 = = = = 9,45 A.
Vậy tiết diện của đường dây 35 kV dùng dây AC là:
F6 = = = 8,59 mm2.
Để đảm bảo độ bền cơ học ta chọn dây AC 35
Kiểm tra lại tiết diện dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép:
DUtt =
= = 14,95 V < DUcp = 1162 V.
Vậy tiết diện chọn đạt yêu cầu.
* Đường dây hạ áp như phương án 1.
4. Dự toán vốn đầu tư cho các phương án
4.1.Dự toán vốn đầu tư cho phương án 1.
Để dự toán vốn đầu tư cho các phương án chúng tôi được Công ty Xây lắp điện Hải Phòng cung cấp cho một số đơn giá để làm cơ sở tính toán. Sau khi đã tính toán cải tạo chúng tôi tiến hành tính toán tổng số vốn đầu tư cho từng phương án.
Bảng 3.6 Đơn giá một số loại dây
Stt
Mã dây
dẫn
Đơn vị
tính
Suất vốn đầu tư (106đ)
Mã dây
Dẫn
Đơn vị
tính
Suất vốn đầu tư (106đ)
1
A95
km
55,55
LV-ABC 120
km
69,72
2
A70
km
47,55
LV-ABC 95
km
51,7
3
A50
km
41,82
LV-ABC 70
km
36,55
4
A35
km
38,48
LV-ABC 50
km
26,5
5
A25
km
35,8
LV-ABC 35
km
19,75
6
A16
km
32,56
LV-ABC 25
km
15,7
7
AC35
km
85,48
LV-ABC 16
km
11,2
Nguồn : Công ty Xây lắp điện Hải Phòng
Bảng 3.7 Đơn giá một số trạm biến áp
ĐVT: Triệu đồng
Stt
Trạm biến áp
Xây lắp
Thiết bị
Tổng số
1
560 kVA – 35/0,4 kV
76,253
102,279
178,532
2
400 kVA – 35/0,4 kV
76,253
80,133
156,386
3
320 kVA – 35/0,4 kV
76,253
71,796
148,049
4
250 kVA – 35/0,4 kV
76,253
63,625
139,878
5
180 kVA – 35/0,4 kV
76,253
55,482
132,005
Nguồn : Công ty Xây lắp điện Hải Phòng
Dựa vào số liệu này chúng tôi xác định vốn đầu tư cho công trình điện cải tạo theo phương án 1
Theo như tính toán ở trên đối với phương án 1 ta cải tạo lại đường dây, nâng công suất 2 trạm biến áp Quảng Luận từ 250 kVA lên 400 kVA và trạm biến áp Đông Lãm từ 180 kVA lên 320 kVA, đồng thời xây mới trạm biến áp Vân Quan với công suất 250 kVA ( Chuyển từ trạm biến áp Quảng Luận về). Như vậy vốn đầu tư cho phương án 1 là:
- Vốn đầu tư cho cải tạo lại đường dây :
Đường dây cao áp :
V11 = 1,05.85,48 = 89,754.106 VNĐ
Đường dây hạ áp :
V12 = 2,074.69,72 + 0,927.51,7 + 0,57.36,55 + 0,625.26,5 + 0,143.15,7 + 0,67.11,2 = 239,67.106 VNĐ
- Vốn đầu tư thay thế trạm biến áp :
V13 = 152,386 + 148,049 = 302,435.106 VNĐ
- Số tiền thanh lý là :
Tổng số tiền thanh lý đường dây là :
V14 = (1,652.55,55 + 1,011.47,55 + 0,189.41,82 + 0,355.38,48 + 1,102.35,8 + 0,359.32,56).0,3 = 63,764.106 VNĐ
Tổng số tiền thanh lý trạm biến áp là :
V15 = 55,482.0,2 = 11,096.106 VNĐ
Tổng vốn đầu tư cho phương án 1:
V1S = V11 + V12 + V13 – V14 – V15
= 89,754 + 239,67 + 302,435 – 63,764 – 11,096
= 557.106 VNĐ
4.2. Dự toán vốn đầu tư cho phương án 2
- Vốn đầu tư cho cải tạo lại đường dây :
Đường dây cao áp :
V21 = 1.85,48 = 85,48.106 VNĐ
Đường dây hạ áp :
V22 = 239,67.106 VNĐ
- Vốn đầu tư thay thế trạm biến áp :
V23 = 178,532 + 148,049 = 326,581.106 VNĐ
- Số tiền thanh lý là :
Tổng số tiền thanh lý đường dây là :
V24 = 63,764.106 VNĐ
Tổng số tiền thanh lý trạm biến áp là :
V25 = (55,482 + 63,625).0,2 = 23,821.106 VNĐ
Tổng vốn đầu tư cho phương án 2:
V2S = V21 + V22 + V23 – V24 – V25
= 85,48 + 239,67 + 326,581 – 63,764 – 23,821
= 564,164.106 VNĐ
4.3. So sánh các phương án và lựa chọn phương án cải tạo
Có nhiều phươngg án kỹ thuật để tính toán, so sánh các phương án cung cấp điện. Một vấn đề quan trọng so sánh các phương án phải kể đến tính chất xã hội và hiệu quả của nó.
Trong các phương án so sánh, phương án nào có vốn đầu tư nhỏ, chi phí vận hành hàng năm nhỏ thì đó là phương án kinh tế nhưng thường phương án có vốn đầu tư lớn lại có chi phí vận hành hao tổn nhỏ và ngược lại.
Điều kiện kinh tế của phương án là phương án có chi phí tính toán hàng năm nhỏ thì phương án đó là kinh tế nhất.
Z = En.V + CS
Trong đó : V – Vốn đầu tư thiết bị.
En – Hệ số sử dụng hiệu quả vốn đầu tư: En =
Tn – là thời gian thu hồi vốn đầu tư.
CS - Tổng chi phí hàng năm
CS = Ckh + Cvh + Cht + Ck
Ckh – Chi phí khấu hao thiết bị
Cvh – Chi phí vận hành : Cvh = g.n
G – Chi phí định mức ch một công nhâ giả định
n – số công nhân giả định vận hành thiết bị điện
Ngoài ra : Cvh = 12.G.m
m – số công nhân giả dịnh
G – Tiền lương tháng của công nhân vận hành
Cht – Chi phí hao tổn điện năng : Cht = DA.CD
DA – Tổn thất điện năng
CD - Giá thành tổn thất điện năng đ/kWh
Ck – Chi phí khác phục vụ cho quản lý.
Đối với phương án 1 :
Tổng vốn đầu tư là : V1S = 557.106 VNĐ
Các chi phí cho phương án 1:
- Chi phí cho khấu hao hàng năm ( Ckh) được tính theo phương pháp tỷ lệ bình quân hàng năm trong các giai đoạn thực hiện dự án là:
akh = . 100% = .100% = 5%. (tuổi thọ của công trình được lấy là 20 năm)
Tiền trích khấu hao bình quân hàng năm là:
Ckh = akh.VĐT = 27,85. 106 VNĐ/năm.
- Chi phí hao tổn Cht
Cht = DA.CD = 39,607.106 VNĐ/năm
- Chi phí vận hành Cvh
Ban quản lý điện của xã gồm 4 người lương mỗi người là 300.000 đ/ tháng.
Vậy Cvh = 4. 300.000. 12 = 14,4.106 VNĐ/năm.
*Chi phí khác Ck :
Là những chi phí phục vụ cho việc quan hệ quản lý, sổ sách… được lấy bằng 20%Cvh
Ck =20%.14,4.106 = 2,88.106 VNĐ/năm.
Tổng chi phí : C1S = 84,2.106 VNĐ/năm
Chi phí vận hành hàng năm là : Z1 = En .V1S + C1S
Với thời gian thu hồi vốn đầu tư là 5 năm ta có:
Z1 = 0,2.557 + 84,2 = 195,6.106 VNĐ/năm
Đối với phương án 2 :
Tổng vốn đầu tư là : V2S = 564,164.106 VNĐ
Các chi phí cho phương án 1:
Ckh = akh.VĐT = 27,85. 106 đ VNĐ/năm
Cht = DA.CD = 47,172.106 VNĐ/năm
Cvh = 14,4.106VNĐ/năm.
Ck = 2,88.106 VNĐ/năm.
Tổng chi phí : C2S = 92,302.106 VNĐ/năm
Chi phí vận hành hàng năm là : Z2 = En .V2S + C2S
Với thời gian thu hồi vốn đầu tư là 5 năm ta có:
Z2 = 0, 2.564,164 + 92,302 = 205,135 .106 VNĐ/năm
So sánh chi phí tính toán của hai phương án trên ta thấy Z2 > Z1
Do vậy để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trong những năm tương lai chúng tôi chọn phương án 1.
5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
5.1 Dự toán vốn đầu tư
5.1. Cơ sở tính toán khối lượng
- Phần khối lượng tính theo bản đồ quy hoạch, cải tạo lưới điện xã Đa Phúc – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng và tập bản vẽ thiết kế thi công trạm biến áp.
- Cự li vận chuyển vật liệu công trình tuỳ thuộc vào từng khu, điều kiện thực tế.
5.1.2 Cơ sở tính toán đơn giá và giá trị dự toán công trình.
- Đơn giá thiết bị, phụ kiện điện tính theo định mức của QĐ - 285 và QĐ - 286 ngày 23-2-2004 của Bộ Công nghiệp.
- Tổng giá trị thực tế của dự án phụ thuộc vào thời điểm thi công công trình.
5.2. Hạng mục công trình và ước vốn đầu tư.
- Hạng mục công trình và ước tính vốn đầu tư cho công trình quy hoạch cải tạo lưới điện phân phối xã An Đa Phúc được cho trong bảng sau:
Bảng 3.8 Tổng dự toán công trình
STT
Tên chi phí
Tổng chi phí(106đ)
I
*Chi phí xây lắp
1442.6168
+ Trạm biến áp
302.435
+ Đường dây 35 kV
89.754
+ Đường dây 0,4 kV
239.67
+Cụm công tơ
729,757
II
Chi phí thiết bị
228.198
III
Chi phí khác
212.79
+ Chi phí chuẩn bị đầu tư
+ Chi phí thực hiện đầu tư
+ Chi phí kết thúc xây dựng
IV
Chi phí dự phòng 10%
144.262
V
Tài sản thanh lý
274.86
I + II + III + IV - V
Cộng
1753.0068
5.3. Phân tích tài chính dự án công trình điện
Mọi dự án công trình điện được xây dựng dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả các nguồn vốn khác với những công nghệ khác nhau, việc phân tích kinh tế kỹ thuật cũng như việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các phương án trên góc độ hoạch toán kinh tế của đơn vị đầu tư dự án có nên đầu tư không, đầu tư theo cách nào là có lợi nhất.
Đối với các dự án năng lượng để đánh giá kinh tế người ta dùng 3 chỉ tiêu sau :
5.3.1. Giá trị hiện tại NPV (Giá trị hiện tại dòng).
Chỉ tiêu cho ta biết toàn bộ đầu tư, thu nhập và chi phí của dự án trong một thời gian hoạt động được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại. Trong các phương án lựa chọn, phương án nào có NPV lớn hơn là phương án có lợi hơn. Giá trị NPV được tính theo công thức:
NPV = =
Trong đó:
i-Là lãi suất hay hệ số chiết khấu
Ct-Chi phí vận hành của phương án.
Bt-Tổng thu nhập của phương án.
n-Thời gian hoạt động của phương án.
Đối với một phương án độc lập nếu:
- NPV > 0 dự án sẽ lãi hoặc hoà vốn.
- NPV < 0 dự án được coi là không tối ưu ( hay phương án đó bị lỗ)
5.3.2. Tỷ số hoàn vốn nội tại IRR (Tỷ suất doanh lợi nội bộ)
Tỷ suất doanh thu nội bộ là lợi tức của một dự án đầu tư hứa hẹn đạt được trong thời gian tồn tại của nó. Tỷ suất doanh lợi nội bộ đóng vai trò như là một tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng tỷ lệ giá trị hiện tại của các khoản chi của một dự án đầu tư. Nói cách khác tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR là hệ số chiết khấu ứng với giá trị tổng lãi suất hiện tại NPV = 0,
NPV = (1+IRR)-t = 0 (7-9)
Nó được xác định theo biểu thức
IRR = i1 + (i2-i1) (8-0)
Trong đó:
i1-Giá trị chiết khấu ứng với giá trị NPV1 ³ 0
i2-Giá trị chiết khấu ứng với giá trị NPV2 £ 0
5.3.3. Thời gian thu hồi vốn đầu tư
Là thời gian cần thiết để tổng thu nhập đã quy về giá trị hiện tại bằng vốn đầu tư ban đầu với mức chiết khấu i % nào đó. Có nghĩa là số năm hoạt động để dự án hoàn lại vốn ban đầu.
NPV = (1+IRR)-t = 0
Phương án có thời gian thu hồi vốn đầu tư nhỏ nhất sẽ là phương án tối ưu.
T = tn + (8-1)
Trong đó:
tn-Số năm tròn trước khi giá trị NPV = 0
Các số liệu được dùng khi tiến hành phân tích dự án
- Hệ số chiết khấu i = 10%
- Giá mua điện đầu vào là Cm = 360 đ/kWh
- Giá bán điện Cb = 650 đ/kWh
- Thời gian hoạt động tính cho công trình t = 5 năm
- Tổng số vốn đầu tư ban đầu vào dự án V = 557.106 VNĐ
Mô hình dự báo lượng điện năng tiêu thụ cho các năm dự báo:
Mô hình dự báo hàm số mũ: A = Ao.(1+a)t-1
A0-Điện năng năm cơ sở, năm 2004: A0 = Pmax. Tmax
= 723,45.4522,12 = 3271527,714 kWh.
a-Suất gia tăng phụ tải hàng năm.
t-Thời gian dự báo phụ tải.
At-Điện năng năm thứ t: năm 2010: A2010 = P2010.Tmax
=1103,08.4522,12 = 4988260,13 kWh.
Vậy 4988260,13 = 3271527,714.(1+a)4 Þ a = 0,111.
Với a = 0,111 áp dụng công thức A = Ao.(1+a)t-1 ta
tính cho các năm còn lại
Vậy sản lượng điện năng : A = 3271,528.103 , kWh
Lượng điện năng tổn thất : DA = 196,3.103 , kWh
Điẹn năng mua : Am = A + DA = 3467,819.103 ,kWh
1. Chi phí mua điện : Cm = Am.cm = 3467,819.103.360 = 1248.106 VNĐ
Doanh thu : Bt = Ab.cb = 3271,528.103.650 = 2126,5.106 VNĐ
Doanh thu của các năm tiếp theo được xác định tương ứng với sản lượng điện bán ra.
2. Chi phí vận hành : Cvh = 17,28.106 VNĐ
3. Chi phí khấu hao hàng năm vốn đầu tư : Ckh = 27,85.106 VNĐ
4. Tổng chi phí trước thuế : Ct = Cm + Cvh
5. Dòng tiền trước thuế : Tt = Bt – Ct
6. Lợi tức chịu thuế : Llt = Tt - Ckh
7. Dòng tiền sau thuế : T2 = T1 - Tlt
8. Tổng chi phí sau khi tính thuế :
CS = Ct + Tlt
b =
9. Hệ số giảm giá : i = 10%
Từ đó ta có bảng tính toán các thông số :
BẢNG 3.9 - KẾT QỦA TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Năm
Điện năng, 103 kwh
Doanh thu
Tiền mua điện
Chi phí vân hành
Tiềnkhấu hao
Tổng chi phí
Dòng tiền trước thuế
Lợi tức chịu thuế
T
Am
Ab
DA
Bt10 6
Cm.106
Cvh.106
Ckh 106
Ctổng106
T1106
Llt106
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
0
1753.01
-1753
1
3467.819
3271.528
196.3
2126.5
1248
17.28
27.85
1265.69
860.798
832.948
2
3852.747
3634.667
218.1
2362.5
1387
17.28
27.85
1404.27
958.265
930.4147
3
4280.402
4038.115
242.3
2624.8
1541
17.28
27.85
1558.22
1066.55
1038.7
4
4755.527
4486.346
269.2
2916.1
1712
17.28
27.85
1729.27
1186.86
1159.005
5
5283.390
4984.331
299.1
3239.8
1902
17.28
27.85
1919.3
1320.51
1292.664
2653.9
BẢNG 3.9 (Tiếp) KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Năm
Thuế lợi tức
Tổng chi phí công trình
Dòng tiền sau thuế
Hệ số giảm giá
Giá trị quy về hiện tại
Dòng tiền sau thuế ứng với hệ số chiết khấu
T
TLT
CS 106
T2 106
(1+0,1)t
CS/(1+0,1)t
BS/(1+0,1)t
T2/(1+0,1)t
T2(1+0,42)t
T2(1+0,43)t
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
0
1753.007
-1753.007
1
1753.0068
0.0
-1753.0
-1753.01
-1753.01
1
84.3518
1350.047
776.446
1.10
1227.3153
1933.2
705.9
546.79
542.97
2
94.09847
1498.368
864.166
1.21
1238.3203
1952.5
714.2
428.57
422.60
3
104.927
1663.152
961.623
1.33
1249.5506
1972.0
722.5
335.85
328.85
4
116.9575
1846.227
1069.898
1.46
1260.998
1991.8
730.8
263.14
255.86
5
130.3234
2049.624
1190.191
1.61
1272.6552
2011.7
739.0
206.15
199.04
Tổng
8019.8462
9880.1377
1859.3
27.48817
-3.6966704
h = = 1,23 >1
Hệ số hoàn vốn nội tại :
IRR = 0,43 + (0,43 – 0,42).= 0,438
Khi tn = 4 năm thì NPV = 389,5
Khi tn = 3 năm thì NPV = -333
Vậy thời gian thu hồi vốn đầu tư :
Tn = 3 + = 3,46 năm
Nhận xét : Từ kết quả tính toán trên ta thất phương án này có chi phí nhỏ hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Do vậy chúng ta có thể chấp nhận phương án đưa ra.
Phần IV kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, do vốn kiến thức còn hạn chế nhưng được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Cung cấp và sử dụng điện – Khoa Cơ Điện – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ Công ty Cổ phần và Xây lắp điện lực Hải Phòng và sự nỗ lực của bản thân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Ngọc Kính cho đến nay chúng tôi đã hoàn thành đề tài của mình.
Đề tài gồm 4 phần lớn là :
- Phần I : Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của Xã Đa phúc – huyện KiếnThụy – thành phố Hải Phòng.
- Phần II : Đánh giá thực trạng mạng điện của Xã Đa phúc – huyện KiếnThụy – thành phố Hải Phòng.
- Phần III : Quy hoạch và cải tạo mạng điện của Xã Đa phúc – huyện KiếnThụy – thành phố Hải Phòng.
- Phần IV : Kết luận và kiến nghị
Trong phần I được sự giúp đỡ của UBND xã Đa Phúc chúng tôi đã thu thập được tương đối đầy đủ tình hình kinh tế, văn hoá, giáo dục và định hướng phát triển của xã đến năm 2010. Đây là yếu tố cơ bản cho phần dự báo phụ tải và quy hoạch cải tạo lại mạng điện xã Đa Phúc.
Trong phần II chúng tôi tiến hành điều tra các thông tin cần thiết cho quá trình đánh giá thực trạng mạng điện xã Đa Phúc. Hiện tại, xã có 3 trạm biến áp cung cấp điện cho nhân dân. Sau khi tính toán, đánh giá chúng tôi nhận thấy các trạm biến áp hầu hết không đảm , tổn thất điện áp, công suất, điện năng còn lớn. Nên cần có biện pháp cải tạo lại.
Trong phần III chúng tôi tiến hành thu thập thông tin của các năm quá khứ để dự báo sự phát triển của phụ tải. Chúng tôi nhận thấy điện năng tiêu thụ qua các năm quá khứ thay đổi tương đối đều và ổn định. Do vậy, chúng tôi chọn phương pháp dự báo phụ tải theo phương pháp ngoại suy sau đó chúng tôi tiến hành cải tạo lại các trạm biến áp. Chúng tôi đề ra 2 phương án, sau khi tính toán chúng tôi chọn phương án 1 để cải tạo vì phương án này có tinh khả thi hơn.
Chúng tôi nhận thấy đề tài này có tính khả thi nên có thể sử dụng quy hoạch và cải tạo lại mang điện xã Đa Phúc.
2. Kiến nghị
Do thời gian thực tập ngắn nên chúng tôi không thể thiết kế, thi công chi tiết các phương án quy hoạch và cải tạo, đề nghị các đề tài sau sẽ thiết kế thi công tiếp.
Trong quá trình thực hiện đề tài việc tìm tài liệu tham khảo gặp rất nhiều khó khăn nên đề nghị khoa có phòng tư liệu riêng để cung cấp tài liệu và sách vở tham khảo để thuận tiện hơn cho việc tham khảo của sinh viên.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Ngọc Kính, các thầy cô trong Bộ môn Cung cấp và sử dụng điện cùng các cán bộ Công ty Cổ phần và xây lắp điện lực Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Nhưng với vốn kiến thức, cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo tận tình và những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp, đó là bài học bổ ích và thiết thực giúp tôi nâng cao kiến thức và đồng thời giúp đề tài ngày càng hoàn thiện tốt hơn.
Hà nội, ngày 15 tháng 01 năm 2005
Sinh viên
Trần Cảnh Hưng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoạch và cải tạo mạng điện xã Đa Phúc Huyện Kiến Thụy Thành Phố Hải Phòng.docx