Tùy thuộc vào từng quốc gia và mục tiêu của việc thành lập SWFs mà danh mục
đầu tư rất khác nhau giữa các nước nhưng nhìn chung thì họ thường đầu tư vào cổ phiếu,
trái phiếu và bất động sản.
Các nước như Na Uy và Ả rập Xê-út thường ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng,
công nghệ cao và công nghiệp, những ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên ít được ưu
tiên hơn. Trái lại thì Singapore hay Malaysia đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực khai thác tài
nguyên. Các nước khác với việc lập quỹ để khi đất nước xảy ra suy thoái có cứu cánh là
nguồn tài sản dự trữ ở nước ngoài thì thường đầu tư vào chứng khoán có độ rủi ro th ấp,
để đảm bảo tính thanh khoản của tài sản phòng khi nước họ xảy ra vấn đề.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các trung gian khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ----------
BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Đề tài
QUỸ HƯU TRÍ,
QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÁC
TRUNG GIAN KHÁC
LỚP K09404A
NHÓM KHỦNG HOẢNG
1. Võ Thị Hồng Dân K094040526
2. Lê Thị Thu Hà K094040537
3. Nguyễn Tuấn Hải K094040541
4. Phan Nữ Ngọc Linh K094040564
5. Trần Thị Bích Ngân K094040571
6. Nguyễn Minh Nguyên K094040578
7. Đặng Thị Thu Trang K094040619
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2011
2
MỤC LỤC
I. QUỸ HƯU TRÍ ......................................................................................3
1. Khái niệm và đặc điểm .......................................................................3
2. Cách thức hoạt động của các quỹ hưu trí ............................................3
3. Các loại quỹ hưu trí ............................................................................5
4. Lợi ích và hạn chế của quỹ hưu trí......................................................7
5. Quỹ hưu trí tại Việt Nam ....................................................................8
II. QUỸ ĐẦU TƯ .......................................................................................9
1. Khái niệm ..........................................................................................9
2. Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư ...................................................10
3. Phân loại các quỹ đầu tư .....................................................................11
4. Lợi ích của các quỹ đầu tư ..................................................................16
5. Một số yếu tố rủi ro chủ yếu khi đầu tư vào Quỹ ................................16
III. TRUNG GIAN KHÁC – QUỸ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC ........................18
1. Lịch sử hình thành ..............................................................................18
2. Mục đích hình thành SWFs ................................................................18
3. Phương pháp tiếp nhận vốn ................................................................19
4. Đặc điểm của SWFs và những mối quan tâm về SWFs ......................19
5. Danh mục đầu tư của SWFs ...............................................................20
6. Sự quản lý đối với SWFs ....................................................................20
Tài liệu tham khảo ......................................................................................21
3
I. QUỸ HƯU TRÍ
Quỹ hưu trí là một loại hình trung gian tài chính thuộc các tổ chức tiết kiệm theo
hợp đồng (contractual saving institutions) và là một trong các tổ chức tài chính phi ngân
hàng (nonbank finance). Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian chuyển đổi hình
thức của các tài sản, quỹ hưu trí cung cấp cho công chúng dạng bảo vệ khác: chi trả thu
nhập khi về hưu. Kế hoạch làm lợi từ những đồng lương hưu đã bắt đầu ở Hoa Kỳ từ năm
1870 và lan rộng ra các nước khác từ đầu thế kỷ XX. Những người đã về hưu có thể
thông qua cơ quan trả hay cấp hàng tháng. Những người chưa về hưu có thể yêu cầu cơ
quan hoặc xí nghiệp trả trợ cấp hưu cho mình, bắt đầu hàng tháng hoặc hàng năm chuyển
dần số tiền mình được hưởng khi về hưu vào một quỹ nào đó do ông ta hay bà ta chỉ định.
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cũng như cách thức hoạt động và tạo
lợi nhuận của quỹ hưu trí.
1. Khái niệm và đặc điểm
Quỹ hưu trí là một quỹ được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích cho người
lao động khi họ về hưu, giúp họ có được những khoản thu nhập ổn định thông qua cung
cấp các chương trình lương hưu.
Đặc điểm của quỹ này là liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém tính
thanh khoản, đó là hợp đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sử dụng cho
đến khi về hưu.
Đối tượng thành lập quỹ bao gồm các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các
nghiệp đoàn lao động và các cá nhân có nhu cầu, trong đó huy động vốn thông qua khoản
đóng góp của các thành viên tham gia để đầu tư và tiền được trả lại cho các thành viên
của quỹ dưới hình thức tiền lương hưu. Như vậy hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ
đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người về hưu mà còn góp phần
lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn.
Một trong những yếu tố chính tác động lên sự hình thành và phát triển nhanh
chóng của các quỹ hưu trí chính là chính sách thuế của chính phủ: các khoản đóng góp
của chủ doanh nghiệp cho các kế hoạch hưu trí của nhân viên sẽ được giảm hoặc miễn
thuế hoàn toàn. Tài sản của quỹ được tách rời khỏi doanh nghiệp tài trợ và không được
thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, vì thế không bị đánh thuế thu nhập.
Thêm vào đó, chính sách miễn giảm thuế trên các kế hoạch hưu trí còn khuyến khích các
doanh nghiệp và các cá nhân tạo ra lá chắn thuế cho mình từ các quỹ hưu trí.
2. Cách thức hoạt động của các quỹ hưu trí
Các chương trình lương hưu quy định những khoảng đóng góp định kỳ của những
người tham gia vào chương trình trong thời gian họ còn đang làm việc để khi về hưu họ
4
sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (hay lương hưu) được trả một lần hoặc đều đặn theo
từng tháng cho đến khi chết.
Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động
mà cả các chủ thuê lao động và thậm chí cả chính phủ.
Sau đó các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được
mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Vì lượng tiền hưu
và lãi suất phải trả hàng tháng hoặc hàng năm là một con số hầu như được xác định trước
và rất định kỳ, cho nên phần lớn vốn của quỹ được xem như có thời gian rất chủ động và
rất dài. Do vậy, các quỹ thường đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản dài hạn để có lãi
cao. Tập hợp của quỹ hưu trí thường bao gồm các trái phiếu, chứng khoán và cho vay dài
hạn có thế chấp. Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro
thấp như tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành...
Mối quan tâm chủ chốt của công tác quản trị quỹ hưu trí bao gồm các vấn đề quản
trị tài sản: những nhà quản trị quỹ hưu trí cố gắng giữ các tài sản với suất sinh lời cao và
rủi ro thấp thông qua sự đa dạng hóa danh mục đầu tư. Họ cũng áp dụng các kỹ thuật
quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất khác nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro. Chiến
lược hoạt động của các quỹ hưu trí phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung và mức chi tiêu
lâu dài của chủ sở hữu và quản trị quỹ. Có quỹ hưu trí chủ yếu giữ các trái phiếu chính
phủ dài hạn để đảm bảo tính an toàn. Có quỹ thì giữ tỉ lệ lớn các chứng khoán cổ phiếu
công ty để có mức lãi suất cao hơn…
Chẳng hạn, tại Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, thị trường chứng khoán Mỹ
không ổn định, vì thế nên tài sản của các quỹ hưu trí ở Mỹ là các trái phiếu chính phủ dài
hạn, trong khi đó số cổ phiếu công ty chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số tài sản. Nhưng trong
những năm 1950, 1960, thị trường chứng khoán bắt đầu ổn định và sôi động với tỷ suất
sinh lời cao. Trước tình hình kinh tế chung, các quỹ hưu trí cần có lợi nhuận cao hơn vì
thế nên các quỹ bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu. Hiện nay tài sản cổ phiếu chiếm khoảng 2/3
trong danh mục tài sản của các quỹ hưu trí. Các quỹ hưu trí là những người tham gia chủ
chốt trên thị trường tài chính các nước trên thế giới. Nếu như đầu những năm 1960, các
quỹ hưu trí chỉ nắm giữ khoảng 10% số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì hiện nay
đã lên đến gần 25%, nhiều hơn so với các tổ chức phi ngân hàng khác. Quỹ hưu trí là một
trong các nhà đầu tư tổ chức lớn tại các nước phát triển.
Ngoài ra, các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham
gia đóng góp hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu
từ quỹ trợ cấp hưu trí của công ty đó. Thông thường, các công ty yêu cầu nhân viên phải
làm việc 5 năm trước khi được công nhận có quyền lợi đối với các lợi ích của quỹ hưu trí,
nếu nhân viên rời khỏi công ty trước thời hạn 5 năm, bất kể bỏ việc hay bị buộc thôi việc
thì sẽ mất đi mọi quyền lợi từ quỹ hưu trí. Nguyên tắc để thiết lập mức độ trợ cấp là các
mức trợ cấp luôn luôn thấp hơn mức tiền lương khi làm việc. Điều này được lý giải bởi
các cơ sở là người không làm việc thì không thể được hưởng trợ cấp lương hưu bằng thu
nhập khi đang làm việc, bởi vì khi làm việc thì người lao động phải tiêu hao công sức và
nhiều khoản chi khí đảm bảo cho công việc. Ngược lại nếu trợ cấp hưu trí bằng thu nhập
khi làm việc thì không kích thích được người lao động làm việc. Thông thường mức trợ
cấp hưu trí ở các nước là từ 40% đến 60% mức thu nhập khi làm việc.
3. Các loại quỹ hưu trí
Dựa vào phương pháp chi trả, ta có thể chia quỹ hưu trí làm 2 loại:
Nếu lợi nhuận được xác định bởi những đóng góp vào kế hoạch và các
khoản thu nhập của kế hoạch hưu trí – ta gọi là kế hoạch hưu trí theo đóng góp được
xác định (defined-contribution plan). Một kế hoạch hưu trí theo đóng góp được xác
định là một loại quỹ hưu trí , trong đó số tiền đóng góp hàng năm của chủ doanh nghiệp
đã được quy định. Tài khoản cá nhân được thiết lập cho những người tham gia và lợi
nhuận được dựa trên số tiền có trong các tài khoản này (thông qua đóng góp của chủ
doanh nghiệp và nhân viên) cộng với các khoản thu nhập từ đầu tư trong tài khoản. Chỉ
có số tiền đóng góp vào tài khoản là được đảm bảo, còn lợi nhuận tương lai thì biến động
trên cơ sở các khoản lợi thu được từ đầu tư. Các loại phổ biến nhất của kế hoạch theo
đóng góp được xác định là một khoản tiết kiệm và kế hoạch tiết kiệm.
Ví dụ về các kế hoạch đóng góp được xác định ở Mỹ bao gồm Tài khoản hưu trí
cá nhân (IRAs) và Quỹ hưu trí 401(k) . Nguyên tắc chung của các hình thức quỹ hưu trí
này là cung cấp một tài khoản cá nhân cho mỗi người tham gia, người lao động đóng góp
một phần được xác định trước từ thu nhập của mình (thường là trước thuế) vào tài khoản
cá nhân và lợi nhuận chỉ dựa vào số tiền đóng góp của tài khoản, nếu các khoản đầu tư
Tương quan cổ phiếu trong tổng tài sản của các trung gian tài chính, 1960 –
2002 (%)
Các công ty bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ
Bh tài sản và tai nạn
Các quỹ hưu trí
Tư nhân
Chính phủ
Các công ty tài chính
Các quỹ hỗ tương
Cổ phiếu và trái phiếu
Thị trường tiền tệ
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Các hiệp hội tiết kiệm&cho vay
Các quỹ tín dụng
Tổng
6
của quỹ hoạt động tốt thì các thành viên của quỹ sẽ giàu lên; nếu không, họ sẽ nghèo đi.
Số tiền đã gửi vào các quỹ này không thể rút ra trước khi đạt đến một độ tuổi nhất định,
thường là năm người lao động đạt 59,5 tuổi (với một số ít trường hợp ngoại lệ), nếu rút ra
sớm hơn sẽ phải chịu phạt theo quy định.
Nếu các khoản chi trả thu nhập tương lai được định trước – ta gọi là kế
hoạch hưu trí với lợi nhuận xác định (defined-benefit plan). Hình thức quỹ hưu trí này
thường được gọi là loại quỹ truyền thống, là chương trình lương hưu trong đó số tiền
người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng
góp mà vào các yếu tố khác như thời gian làm việc, mức lương,... của người đó. Trong
trường hợp quỹ hưu trí với lợi nhuận xác định, các khoản đóng góp sẽ liên quan đến việc
kế hoạch hưu trí được tài trợ và cấp vốn như thế nào. Một kế hoạch hưu trí tài trợ hoàn
toàn (fully funded) nếu các khoản đóng góp và thu nhập của người tham gia vào quỹ qua
các năm là đủ chi trả cho họ khi đến hạn về hưu. Nếu các khoản đóng góp và thu nhập
không đủ để trả cho số tiền mà người lao động sẽ nhận được sau khi về hưu thì kế hoạch
hưu trí này là dưới mức tài trợ (underfunded). Theo đó, doanh nghiệp xác định một
mức đóng góp hàng tháng và hứa hẹn sẽ trả một khoản tiền nhất định nào đó khi người
lao động về hưu. Lợi ích thành viên được xác định bằng các mức lương cuối cùng. Mức
lương này được gọi là “lợi nhuận được xác định” hay “lương cuối cùng”. Người lao động
sẽ nhận được số tiền lương cuối cùng này lúc nghỉ hưu, thường là nhận dưới hình thức
một lần, số tiền này không phụ thuộc vào lợi nhuận từ việc đầu tư. Người bảo đảm (nhà
nước, người thuê lao động, công ty bảo hiểm) phải chịu rủi ro tài chính đối với các khoản
tiền phải trả cho người hưởng, chẳng hạn nếu thị trường chứng khoán sụp đổ thì tài sản có
quỹ sẽ giảm xuống, và doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải đóng góp thêm.
Ví dụ nếu bạn đóng góp và kế hoạch hưu trí của mình mỗi năm 100 USD, lãi suất
10%. Sau mười năm các khoản đóng góp và thu nhập sau khi tính toán sẽ là 1753 USD.
Nếu lợi nhuận xác định trước trên kế hoạch hưu trí chi trả cho Jane 1753 USD (hoặc ít
hơn) sau 10 năm thì kế hoạch này được tài trợ hoàn toàn vì các khoản đóng góp và thu
nhập đã chi trả trọn vẹn. Nhưng nếu lợi nhuận xác định trước là 2000 USD thì kế hoạch
hưu trí này dưới tài trợ vì các khoản đóng góp và thu nhập không đủ trang trải để chi trả
cho khoản lợi nhuận định trước.
Căn cứ vào cách tổ chức và người bảo đảm cho quỹ thì thường các quỹ hưu trí
hoạt động dưới 2 hình thức:
Các kế hoạch hưu trí cá nhân và các doanh nghiệp
Các kế hoạch hưu trí cá nhân thường được các ngân hàng, các công ty bảo hiểm
hay một người quản trị quỹ hưu trí tổ chức thực hiện. Trong các kế hoạch hưu trí do chủ
doanh nghiệp tài trợ, các khoản đóng góp thường được chia sẻ giữa chủ và nhân viên.
Hoạt động của các chương trình này luôn gặp rủi ro không đủ tiền để trả lương hưu do
khoản đóng góp không đủ để tài trợ cho việc chi trả hoặc do yếu kém trong việc đầu tư
gây thất thoát tiền quỹ… Chính vì vậy Luật các nước thường quy định việc báo cáo định
kỳ theo những tiêu chuẩn nhất định về hoạt động của các quỹ, các tiêu chuẩn báo cáo,
7
thông báo thông tin, các quy tắc vesting và mức độ dưới tài trợ của quỹ hưu trí, đặt ra các
hạn chế trong việc thực hiện đầu tư từ quỹ hưu trí, cũng như giao trách nhiệm giám sát
cho một cơ quan chức năng (Bộ Lao động và xã hội).
Chẳng hạn do các khó khăn tiềm ẩn trong việc dưới tài trợ của công ty, do quản lý
kém, do các thủ đoạn gian lận, và do những lạm dụng khác của các quỹ hưu trí cá nhân và
doanh nghiệp gây ra, Quốc hội Mỹ đã ban hành Đạo luật về bảo đảm thu nhập hưu trí của
những người làm công (the Employee Retirement Income Security Act-ERISA) năm
1974. Đạo luật này đã thiết lập tiêu chuẩn tối thiểu cho việc báo cáo và tiết lộ thông tin,
đặt ra các quy tắc về điều kiện để thuộc vào chương trình và mức độ của việc dưới tài trợ,
và đã đặt các hạn chế về các phương thức thực hành đầu tư. Ngoài ra còn thành lập các tổ
chức trực thuộc chính phủ (Pension Benefit Guarantee Corporation hay còn gọi là “Penny
Benny”) hoạt động như một công ty bảo hiểm cho các quỹ trợ cấp hưu trí. Các tổ chức
này thu phí bảo hiểm từ các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân đổi lại cam kết thanh
toán mức trợ cấp hưu trí tối thiểu cho một người lao động (ví dụ ở Mỹ là 30.000 USD
mỗi năm) trong trường hợp các quỹ trợ cấp nói trên phá sản hoặc không thể thực hiện chi
trả đủ tiền vì những lý do khác.
Các kế hoạch hưu trí cộng đồng do chính phủ quản lý
Theo chương trình này hầu hết những người lao động tại các tổ chức, doanh
nghiệp đều phải tham gia và sẽ được nhận trợ cấp khi hưu trí. Vốn của chương trình được
thành lập từ đóng góp định kì của người lao động theo một tỉ lệ nhất định tính trên mức
lương của họ. Chương trình này còn gọi là bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản tài trợ:
tiền thu nhập hưu trí, tiền thanh toán y tế và trợ cấp mất sức lao động. Một vấn đề khó
khăn hiện nay của chương trình là tỉ trọng người về hưu và đối tượng giải quyết trợ cấp
lớn hơn so với số lượng tham gia và mức đóng góp vào quỹ, do đó làm cho quỹ thường
xuyên rơi vào tình trạng dưới mức tài trợ và bị thâm hụt. Điều này đòi hỏi các chính phủ
cần phải quan tâm nhiều hơn nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội như tăng đối
tượng người tham gia quỹ, tăng cường những khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước trong
thời gian đầu khi nguồn thu không đủ thanh toán, phát triển theo hướng tư nhân hoá hoặc
đa dạng hoá hình thức đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro hơn nhưng mức sinh lời cao hơn
như cổ phiếu và trái phiếu công ty...
4. Lợi ích và hạn chế của quỹ hưu trí
Lợi ích Hạn chế
Rủi ro thấp
Quỹ hưu trí là một quỹ tương đối an
toàn. Vì quỹ hưu trí thường đầu tư vào các
loại chứng khoán dài hạn. Mặt khác việc
đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác
nhau làm đa dạng hóa danh mục đầu tư, do
đó hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro.
Lãi suất cao
Thời gian
Thời gian đáo hạn của các quỹ này là
tương đối dài, và người lao động không
được rút tiền trước một độ tuổi xác định
nào đó. Do đó đây là một loại hình đầu tư
có tính thanh khoản kém, nếu muốn đầu tư
ngắn hạn thì đây không phải là loại hình
phù hợp.
8
Quỹ hưu trí là một quỹ dài dạn. Lợi
nhuận thu được của quỹ là từ đầu tư chứng
khoán và cho vay dài hạn nên có mức lãi
suất cao hơn. Mặt khác quỹ hưu trí là một
trong những nhà đầu tư tổ chức lớn, nắm
giữ nhiều cổ phiếu mạnh trên thị trường
nên tỷ suất sinh lời là tương đối cao.
An sinh xã hội
Ngoài mục đích thu lợi nhuận như
những trung gian tài chính khác, quỹ hưu trí
còn có lợi ích về mặt xã hội khi đảm bảo sẽ
giúp cho người lao động sẽ có một cuộc
sống sung túc hơn khi về già, đảm bảo an
sinh xã hội cho người già.
Lợi nhuận không ổn định
Nói chung lợi nhuận từ quỹ hưu trí là
tương đối cao nhưng không phải là quá lớn.
Nếu như là loại kế hoạch hưu trí theo đóng
góp được xác định thì lợi nhuận phụ thuộc
vào biến động của thị trường chứng khoán.
Nếu như là loại quỹ hưu trí với lợi nhuận
xác định, mức lợi nhuận được xác định từ
ban đầu nhưng người lao động có thể chịu
rủi ro từ việc lạm phát hoặc tổ chức quỹ
dưới mức tài trợ không có khả năng chi
trả…
Lá chắn thuế
Do các chính sách miễn giảm thuế
trên các kế hoạch hưu trí nên các doanh
nghiệp và cá nhân có thể thông qua các quỹ
hưu trí để tạo ra lá chắn thuế cho mình.
Ngoài ra còn có các hạn chế trong công tác
quản lý, đầu tư,... như đã đề cập ở trên.
5. Quỹ hưu trí tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam chưa có quỹ hưu trí, nhưng có một quỹ rất lớn đó là bảo hiểm
xã hội Việt Nam. Ở nước ta hiên nay nội dung thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định
gồm 5 chế độ sau:
(1) Chế độ ốm đau.
(2) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(3) Chế độ trợ cấp thai sản.
(4) Chế độ hưu trí.
(5) Chế độ tử tuất
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt
buộc và tự nguyện áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm công ăn
lương và nhóm lao động tự do.
Hình thức đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của
ngân hàng thương mại của Nhà nước.
Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
Hiện nay BHXH bắt buộc có 5 chế độ khác nhau, trong đó ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là các chế độ ngắn hạn, có thể cân đối, điều chỉnh hằng
9
năm. Tuy nhiên, chế độ hưu trí là dài hạn, có mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, phạm vi điều
chỉnh khác với 3 chế độ trên nhưng tất cả lại được quy định chung trong cùng Luật
BHXH, gây khó khăn trong công tác quản lý. Do đó nên sửa đổi Luật BHXH theo hướng
tách thành các luật khác nhau và tách hưu trí ra thành một luật riêng và quy định, quản lý
chặt chẽ, đồng thời phát triển theo hướng tư nhân hoá hoặc đa dạng hoá hình thức đầu tư.
Hiện nay ở nước ta các kế hoạch hưu trí cá nhân cũng đang bước đầu phát triển với
các dịch vụ hưu trí của các công ty bảo hiểm, trong từng doanh nghiệp, đặc biệt là các
công ty lớn và các công ty nước ngoài cũng có các hình thức đóng góp quỹ hưu trí doanh
nghiệp. Tuy nhiên các kế hoạch hưu trí ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, người lao
động còn chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính này, đặc biệt là đối với những
người lao động tự do chưa được hưởng những lợi ích từ quỹ hưu trí.
II. QUỸ ĐẦU TƯ
1. Khái niệm
Quỹ đầu tư là trung gian tài chính thực hiện huy động vốn từ các nhà đầu tư cá
nhân thông qua phát hành chứng chỉ góp vốn đầu tư để đầu tư vào các cổ phiếu, trái
phiếu, tiên tệ, hay các danh mục tài sản khác. Do tính chất này quỹ đầu tư còn gọi là quỹ
tương hỗ. Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh
mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ
quỹ đầu tư.
Các hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư đều được quản lý bởi:
- Công ty quản lý quỹ (thu nhập thường khoảng 0,5% tài sản quỹ)
- Ngân hàng giám sát (trong trường hợp quỹ đầu tư dạng hợp đồng)
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Tài Chính, Kiểm toán Nhà nước) nhằm công khai thông tin của quỹ và
ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp.
MỘT SỐ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM
1. Quỹ Dragon (Dragon Capital)
2. Quỹ Mekong (mekong Capital)
3. Quỹ Indochina (Vinacapital)
4. Quỹ Vina (Vina Capital)
5. Quỹ IDG
6. Quỹ Phăng Xi Păng
7. Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1)
8. Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF)
9. Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam,
10. Công ty quản lý quỹ Thành Việt,
11. Công ty quản lý quỹ Manulife
12. Công ty quản lý quỹ Prudential
10
Cơ quan nhà nước
Vậy có thể hiểu đơn giản rằng quỹ đầu tư là sử dụng tiền nhàn rỗi từ hộ gia đình và
các cá nhân để đưa cho công ty quản lý quỹ. Nhờ vào chuyên môn và kinh nghiệm của
công ty này để đầu tư vào cổ phiếu,trái phiếu,.. kiếm lợi nhuận sau đó trích một phần lợi
nhuận chia lại cho cá nhân hoặc hộ gia đình và trả phí cho công ty quản lý quỹ. Để thống
kê số lượng tiền đầu tư của các hộ gia đình hay cá nhân người ta dựa vào chứng chỉ quỹ
mà họ nắm giữ.Có thể tóm tắt hoạt động tài chính này bằng mô hình sau:
2. Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư:
2.1. Cách các quỹ đầu tư tìm kiếm lợi nhuận
Một quỹ đầu tư kiếm tiền theo hai cách:
• Một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ,
• Hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc.
Quỹ này sẽ phân phối hoặc trả các khoản lợi nhuận này (trừ đi các loại phí và chi
phí) cho các nhà đầu tư của mình.Các khoản phân phối thu nhập được trích từ thu nhập
mà quỹ thu về trên các khoản đầu tư của quỹ còn các khoản phân phối lợi vốn (do tăng thị
giá chứng khoán) thì lại được trích từ lợi nhuận bán các khoản đầu tư. Các quỹ khác nhau
sẽ trả các mức lãi khác nhau và theo một lịch phân chia khác nhau - có thể là từ một ngày
đến một năm. Rất nhiều quỹ còn cung cấp cho các nhà đầu tư của họ những cơ hội chọn
lựa tái đầu tư vào quỹ các khoản lợi tức được phân chia này bằng cách mua thêm cổ phiếu
của quỹ.
Nhà đầu tư (tổ
chức, cá nhân)
Quỹ đầu tư Danh mục đầu tư
- Thị trường vốn
(cổ phiếu, trái
phiếu)
- Thị trường tiền
Công ty quản lý quỹ
đầu tư/ Hội đồng quản
trị quỹ đầu tư
Tiền
Chứng chỉ quỹ
Tiền
Huy động vốn
Quản lý 0,5% tài sản
Phân tích, đánh
giá, đầu tư quỹ
Lợi nhuận Lợi nhuận
Thông tin Giám sát
11
Bạn trả thuế trên những khoản lợi tức phân phối được các quỹ trả cho, bất kể
khoản tiền đó có được tái đầu tư vào quỹ hay được hoàn trả hoàn toàn bằng tiền mặt cho
bạn. Nhưng nếu một quỹ bị thua lỗ nhiều hơn số lợi nhuận kiếm được trong bất kỳ một
năm nào, quỹ đó có thể trừ khoản lỗ đó từ những khoản lợi tức trong tương lai. Khi nào
phần lợi nhuận thu về bằng với những khoản lỗ dồn lại thì lúc đó các khoản chia lãi đó
mới bị tính thuế, mặc dù giá cổ phiếu có thể tăng lên biểu thị khả năng sinh lợi cải thiện.
2.2 Cách các nhà đầu tư thu lợi nhuận từ quỹ đầu tư
Thu nhập từ cổ tức được chia từ cổ phiếu và từ lãi suất trái phiếu. Quỹ thường chi
trả gần như toàn bộ các khoản thu nhập mà quỹ nhận được trong năm cho Nhà đầu tư
dưới hình thức phân chia cổ tức quỹ.
Nếu quỹ bán đi chứng khoán đã tăng giá, quỹ sẽ có lãi vốn. Hầu hết các quỹ cũng
chia lại khoản lãi vốn này cho Nhà đầu tư.
Nếu các chứng khoán mà quỹ còn nắm giữ tăng giá và Công ty quản lý quỹ quyết
định không bán ra, giá chứng chỉ quỹ trên thị trường sẽ tăng lên. Khi đó, Nhà đầu tư có
thể bán chứng chỉ quỹ để kiếm lời.
(Các quỹ đầu tư cũng thường cho phép nhà đầu tư lựa chọn nhận cổ tức quỹ bằng
tiền (check) hay tái đầu tư mua thêm cổ phần (chứng chỉ) quỹ.)
3. Phân loại các quỹ đầu tư
3.1. Căn cứ vào cách thức và tính chất góp vốn
Quỹ đầu tư dạng đóng Quỹ đầu tư dạng mở -Quỹ tương hỗ
(thường gặp)
- Chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán
dưới dạng chào bán lần đầu ra công chúng
IPO.
- Tạo vốn qua nhiều lần mua bán chứng
khoán ra công chúng.
- Giá bán cổ phiếu phụ thuộc một phần vào
NAV và một phần vào khoản gia tăng (hay
chiết khấu) trên thị trường do tính thanh
khoản và chất lượng quản lý quỹ quyết định.
Giá thị trường > NAV khi giá thị trường =
NAV + Giá trị gia tăng (premium value)
Giá thị trương < NAV khi giá thị trường =
NAV - Giá trị chiết khấu (discount value)
- Bán cổ phiếu ở giá POP và mua lại ở giá
NAV, nên các lệnh giao dịch chỉ tiến hành
sau khi NAV được xác định.
- Tổng vốn huy động của quỹ cố định và
không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt
động.
- Tổng vốn của quỹ biến động theo từng
ngày giao dịch do các nhà đầu tư được
quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ
và quỹ phải mua lại theo giá trị tại thời điểm
giao dịch.
- Không phát hành thêm cổ phiếu để huy
động thêm vốn và không mua lại các cổ phiếu
đã phát
- Luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới
để tăng vốn và cũng sãn sàng mua lại những
cổ phiếu đã phát hành.
- Các công ty quản lý quỹ có thể sở hữu các - Các công ty quản lý quỹ không thể sở hữu
12
Cơ quan quản lý nhà nước
chứng khoán không ghi danh. các chứng khoán không ghi danh.
- Để tạo tính thanh khoản cho quỹ, sau khi kết
thúc huy động vốn, các chứng chỉ quỹ sẽ
được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Không niêm yết trên thị trường chứng
khoán.
- Các nhà đầu tư không thể bán lại chứng chỉ
quỹ để thu hồi vốn cho tới khi quỹ thanh toán
nợ, nhưng có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn
cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư của mình
thông qua thị trường thứ cấp tại thị trường
chứng khoán.
- Các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được
thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ.
Giá cổ phiếu liên kết với giá trị tài sản của
quỹ.
Kết luận
- Tính thanh khoản thấp
- Đối với quỹ: Không có khả năng huy động,
thay đổi nguồn vốn, do đó kém linh hoạt
trong việc lựa chọn dự án đầu tư, nhưng hoạt
động ổn định hơn do cơ cấu vốn không đổi.
- Đối với nhà đầu tư: Khó khăn trong việc rút
vốn hay góp vốn, tạo ra tính rủi ro cao và tính
bị động trong đầu tư, nhưng có lãi suất chứng
chỉ quỹ cao hơn.
- Có thể đăng ký đầu tư vào các dự án lớn và
chứng khoán có tính thanh khoản thấp
Kết luận
- Tính thanh khoản cao
- Đối với quỹ: Khả năng huy động, thay đổi
nguồn vốn cao, do đó linh hoạt trong việc
lựa chọn dự án đầu tư, nhưng hoạt động kém
ổn định hơn do cơ cấu vốn luôn thay đổi,
quỹ phải thương xuyên duy trì một tỉ lệ nhất
định những thanh khoản cao như các trái
phiếu chính phủ...
- Đối với nhà đàu tư: Dễ dàng trong việc rút
vốn hay góp vốn, tính rủi ro thấp nên lãi suất
chứng chỉ quỹ thấp hơn
- Ít có khả năng đầu tư vào các dự án lớn có
tiềm năng hay có lợi nhuận lớn nhưng rủi ro
cao.
Mô hình quỹ đầu tư dạng đóng:
Nhà đầu tư
(tổ chức, cá
nhân)
Quỹ đầu tư (quy mô
nguồn vốn không
thay đổi)
Danh mục đầu tư
- Quy mô lớn
- Lợi nhuận cao
nhưng rủi ro lớn
Công ty quản lý quỹ đầu
tư/ Hội đồng quản trị quỹ
đầu tư
Thị
trường
thứ cấp
Thị trường
chứng khoán
Niêm yết
Thanh khoản
Lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn LS trả cổ đông cao nhưng rủi ro lớn
Thông tin Giám sát
CCQ
Tiền
Tiền Tiền
CCQ
Quản lý 0,5% tài
sản quỹ
Huy động
vốn 1 lần Phân tích, đánh giá, đầu tư
13
Cơ quan quản lý nhà nước
Mô hình quỹ đầu tư dạng mở
Tiền
3.2.Căn cứ vào mô hình tổ chức và hoạt động
a) Mô hình công ty
Quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty
đầu tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành
cổ phiếu. Cổ phiếu của Quỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị
trường OTC.
Những người góp vốn vào Quỹ sẽ trở thành những cổ đông được quyền hưởng cổ
tức và biểu quyết bầu Hội đồng quản trị cũng như các vấn đề cơ bản của Quỹ.
Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông đứng ra thuê công ty quản lý Quỹ và
Ngân hàng bảo quản đồng thời đề ra chính sách và giám sát 2 tổ chức này. Công ty quản
lý Quỹ thực hiện đầu tư còn Ngân hàng bảo quản nắm giữ tài sản.
Tuy là một công ty cổ phần nhưng công ty đầu tư không chỉ chịu sự điều chỉnh của
Luật công ty mà còn phải chịu sự điều chỉnh khá phức tạp của các luật liên quan tới tín
thác đầu tư chứng khoán.
b) Mô hình tín thác
Nhà đầu tư
(tổ chức, cá
nhân)
Quỹ đầu tư (quy mô
nguồn vốn thay
đổi)
Danh mục đầu tư
- Quy mô nhỏ
- Lợi nhuận thấp
nhưng rủi ro thấp
Công ty quản lý quỹ đầu
tư/ Hội đồng quản trị quỹ
đầu tư
Tín phiếu kho
bạc, trái phiếu
chính phủ
Quản lý
Ổn định
0,5% tài
sản quỹ
CCQ
Tiền
Tiền
LS trả cổ đông thấp
nhưng rủi ro thấp Lợi nhuận thấp nhưng rủi ro thấp
Thông tin Giám sát
Tiền
Huy động vốn
nhiều lần
Phân tích, đánh
giá, đầu tư
14
Cơ quan quản lý nhà nước
Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân và chỉ được coi là một khối lượng tiền do
các nhà đầu tư góp vốn để sử dụng dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp nhằm thu lợi
nhuận.
Quỹ không có Hội đồng quản trị, hoạt động trên cơ sở Chứng thư tín thác được ký
kết giữa công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản. Chứng thư tín thác được
sự phê chuẩn của Bộ tài chính hoặc cơ quan chức năng, quy định mọi vấn đề đối với hoạt
động của Quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Người đầu tư vào Quỹ đầu tư theo mô hình tín thác không được gọi là một cổ đông
vì họ chỉ có quyền nhận lợi tức từ số vốn góp mà không có quyền bầu cử và các quyền
khác.
Do không có Hội đồng quản trị, chức năng giám sát và đề ra chính sách sẽ được
san sẻ cho Công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản. Cụ thể là Công ty quản
lý Quỹ nắm quyền quản lý và đề ra chính sách còn Ngân hàng sẽ nắm quyền giám sát và
bảo quản tài sản.
Quỹ đầu tư dạng công ty
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng:( mô hình tín thác)
Giống mô hình ở phần khái niệm
Công ty tư vấn quỹ đầu
Nhà đầu tư (tổ
chức, cá nhân)
Quỹ đầu tư
Danh mục đầu tư
- Thị trường vốn (cổ
phiếu, trái phiếu)
- Thị trường tiền tệ
(tín phiếu, thương
phiếu)
- Thị trường bất động
sản, ngoại tệ...
Hội đồng quản trị quỹ
đầu tư
Quản lý 0,5% tài
sản quỹ
CCQ
Tiền
Thông tin Giám sát
Huy động vốn Quyết định đầu tư
Phân tích, tư
vấn đầu tư Phí dịch vụ
Lợi nhuận Lợi nhuận
15
3.3. Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư trên thị trường tài chính
a) Quỹ đầu tư thị trường vốn
* Các quỹ cổ phiếu (stock fund): các quỹ cổ phiếu đầu tư vào cổ phiếu. Nhưng
danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư cổ phiếu thường biến động, tuỳ thuộc vào mục tiêu
đầu tư của hãng.Không như các nhà đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác
nhau để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực
nào đó, như cổ phiếu của các công ty thượng hạng (blue chips) hoặc các công ty nhỏ. Bản
cáo bạch của một quỹ sẽ xác định rõ các tài sản và các khoản đầu tư chính của mình -
mặc dù các quỹ đôi khi thường mua các khoản đầu tư ở phạm vi rộng hơn nhằm tạo ra
được khả năng thu lợi nhuận về lớn hơn.
* Các quỹ trái phiếu (bond fund):Tương tự như trái phiếu, các quỹ trái phiếu
cũng tạo ra thu nhập. Nhưng các quỹ này lại không giống trái phiếu ở chỗ chứng chỉ của
quỹ lại không có ngày đáo hạn và không có những khoản lợi tức đảm bảo từ số tiền mà
bạn đầu tư, một phần vì chứng chỉ của quỹ có những thời hạn khác nhau. Quỹ trái phiếu
xuất hiện vô cùng đa dạng, với những mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau. Có những
quỹ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao về đầu tư và cũng có cả những trái phiếu
vô giá trị với đầy rủi ro được bán dưới nhãn mác hứa hẹn lợi suất cao.
Mặc dù vậy, xét về mặt tích cực, bạn có thể tái đầu tư cổ tức của mình để mua
thêm chứng chỉ quỹ một cách tự động. Đồng thời bạn có thể mua số lượng chứng chỉ quỹ
trong một quỹ trái phiếu ít hơn rất nhiều so với số lượng mà bạn cần để tự mình mua một
trái phiếu nào đó - và có được ngay một danh mục đầu tư đa dạng để có thể bắt đầu.
b) Quỹ đầu tư đầu tư thị trường tiền tệ
Thị trường huy động vốn ngắn hạn bao gồm các công cụ nợ ngắn hạn, phần lớn là
tín phiếu kho bạc (T-bills). Đây là một nơi gửi tiền an toàn. Bạn sẽ không được hưởng lãi
cao, nhưng cũng chẳng phải quá lo lắng sẽ bị mất vốn. Thường thì bạn sẽ được hưởng
mức lãi cao gấp đôi mức bạn có thể nhận nếu gửi tiền trong tài khoản thanh toán/tiết kiệm
định kỳ và thấp hơn một chút so với mức lãi bình quân của Chứng chỉ tiền gửi (CDs).
Quỹ thị trường tiền tệ đầu tư với mục tiêu duy trì một mức giá trị riêng của họ, sao
cho hình ảnh của quỹ sẽ được mô tả như những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao
bằng tiền mặt. Rõ ràng là bạn có thể thu được lợi tức từ những khoản đầu tư mà quỹ kiếm
được. Các quỹ này được coi là an toàn, vì vậy một số nhà đầu tư ưa thích các quỹ này hơn
là các quỹ cổ phiếu hay quỹ trái phiếu. Nhưng lãi mà quỹ này có thể trả sẽ thấp nếu lãi
suất thị trường thấp. Tuy nhiên, như một điểm hấp dẫn bổ sung, phần lớn các quỹ thị
trường tiền tệ chấp nhận các nhà đầu tư viết séc thẳng từ tài khoản của họ. Việc viết séc
này thông thường sẽ không bị tính phí, mặc dù có thể vẫn có thể phải trả phí tối thiểu.
4. Căn cứ vào khu vực đầu tư
a) Quỹ đầu tư trong nước chỉ đầu tư thị trường nội địa.
16
b) Qũy đầu tư quốc tế chỉ đầu tư ra thị trường nước ngoài.
c) Quỹ đầu tư toàn cầu đầu tư vào cả hai thị trường trong và ngoài nước.
4. Lợi ích của quỹ đầu tư
4.1. Khả năng đầu tư đa dạng
Một cá nhân bình thường với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hóa một cách tối
ưu danh mục của mình. Nhưng bằng cách kết hợp vốn với nhiều người khác trong các
quỹ đầu tư, cá nhân đó có điều kiện đa dạng tối đa phần đầu tư của mình.
4.2. Phân tán rủi ro
Quỹ đầu tư có thể đầu tư vào hàng chục hoặc hàng trăm loại chứng khoán của các
ngành công nghiệp khác nhau theo mục tiêu của quỹ. Việc đầu tư như vậy tuy không loại
bỏ được hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn nhưng nó cũng giúp hạn chế các rủi ro do giá của
mỗi loại chứng khoán khác nhau có thể bù đắp cho nhau và tối ưu hóa lợi nhuận.
4.3. Đủ khả năng đầu tư
Nhà đầu tư có thể đầu tư gián tiếp vào các công ty lớn (blue-chips) hoặc sở hữu
nhiều loại chứng khoán khác nhau với mức vốn tối thiểu thông qua việc sở hữu chứng chỉ
quỹ.
4.4. Quản lý chuyên nghiệp
Quản lý đầu tư đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều thời gian, nguồn lực và năng lực chuyên
môn cao, điều mà hầu hết các nhà đầu tư cá nhân không có. Vì vậy bằng cách chung vốn
tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành
quản lý chuyên nghiệp thực hiện các công việc mua, bán và giám sát số tiền đầu tư của
mình với chi phí thấp hơn so vớ việc họ phải tự lo liệu.
4.5. Bảo vệ nhà đầu tư
Hoạt động của quỹ được điều chỉnh và giám sát bởi Ủy ban chứng khoán Nhà
nước và Sở giao dịch Chứng khoán. Tài sản của quỹ luôn được giám sát bời ngân hàng
giám sát và báo cáo định kì. Tính minh bạch được bảo đảm nhờ hệ thống báo cáo rõ ràng,
đầy đủ từ công ty quản lý Quỹ.
5. Một số yếu tố rủi ro chủ yếu khi đầu tư vào Quỹ
5.1. Rủi ro thị trường
Phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ đầu tư có sự suy giảm từng phần hay
toàn bộ trong một khoảng thời gian. Rủi ro này thuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm
ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ.
5.2. Rủi ro lãi suất
17
Chứng chỉ Quỹ đầu tư cũng là một công cụ đầu tư nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi
suất. Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suất mong đợi tăng sẽ
làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như giá trị đầu tư vào trái phiếu
và ngược lại.
5.3. Rủi ro lạm phát
Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do đó ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Rủi ro về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả
lợi nhuận… và ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu của
doanh nghiệp.
5.4. Rủi ro mất khả năng thanh toán cảu tổ chức phát hành trái phiếu hay công cụ nợ
Rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra đối với các tổ chức phát hành trái
phiếu hoặc công cụ nợ khác nếu có các khoản đầu tư của quỹ. Rủi ro này phát sinh khi
các bên phát hành công cụ nợ mất khả năng thanh toán lãi suất hoặc tiền gốc đối với các
khoản vay.
5.5. Rủi ro thiếu tính thanh khoản
Một trong những yếu tố quan trọng của quỹ là dành phần lớn tổng tài sản đầu tư
vào các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hóa cổ phần. Do đó mà các khoản đầu tư này
chỉ có tính thanh khoản cao khi cổ phiếu được giao dịch trên thị trường và phần lớn
những doanh nghiệp Nhà nước sẽ được niêm yết sau khi cổ phần hóa. Nhưng khoảng thời
gian giữa cổ phần hóa và niêm yết là yếu tố mà công ty quản lý Quỹ khó có thể chủ động
được.
5.6. Rủi ro pháp lý
Từ đầu thập niên 90 đến nay, nhiều văn bản pháp lý về thị trường chứng khoán đã
được Chính phủ ban hành như Luật chứng khoán, các nghị định hướng dẫn, quy chế hoạt
động. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như:
các quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng
khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ, các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực
chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nhiếu hơn các khoản vốn nhàn
rỗi trong công chúng vào nền kinh tế.
5.7. Rủi ro xung đột lợi ích
Công ty quản lý quỹ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất định về lợi ích giữa các
quỹ đầu tư và các sản phẩm tài chính khác do công ty quản lý quỹ điều hành.
5.8. Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ
18
Rủi ro này phát sinh chủ yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường
phi tập trung (OTC) và cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán . Khi đó, NAV của
Quỹ sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá của chứng chỉ quỹ trên thị trường.
III. TRUNG GIAN KHÁC - QUỸ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC (Sovereign wealth
funds, SWFs):
Là quỹ đầu tư thuộc sở hữu của nhà nước đầu tư vào các tài sản như trái phiếu, cổ
phiếu, quý kim hay các công cụ tài chính khác. SWFs lấy vốn từ nguồn thu ngoại hối của
chính phủ. Quỹ có thể được tổ chức dưới dạng quỹ đầu tư (investment fund) hay tập đoàn
(corporation).
1. Lịch sử hình thành
Những SWFs đầu tiên được thành lập vào những năm 1950 với cuộc chiến tranh
giữa các nước vùng Vịnh. Một ví dụ đó là Kuwaiti Investment Board, được thành lập với
mục đích tích trữ số tiền thu được ngoài mong đợi từ xuất khẩu dầu. Làn sóng thành lập
SWFs tiếp theo hình thành vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Các nước
xuất khẩu dầu muốn cất bớt tiền thu được nhiều từ dầu mà nếu đưa vào nền kinh tế sẽ làm
nền kinh tế phát triển quá nóng. Gần đây thì xu hướng thành lập SWFs xuất hiện không
chỉ ở các nước xuất khẩu dầu và ở cả những nước không xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên
nhiên, ví dụ như Hàn Quốc, Iran, Venezuela. Quy mô của SWFs cũng đã tăng gấp đổi kể
từ năm 2000, từ 1500 tỷ USD lên hơn 3000 tỷ USD
2. Mục đích hình thành SWFs
Căn cứ vào tình hình của từng quốc gia mà chính phủ thành lập ra các SWFs riêng
của mình với những mục đích khác nhau. Sau đây là một số mục đích phổ biến:
SWFs lập ra với mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn so với cách dự trữ ngoại hối
thông thường như đã trình bày ở trên. Với việc đem tiền đi đầu tư thì kì vọng sinh
lời hàng năm cao hơn khoảng 3%-5% so với mua trái phiếu chính phủ
Tạo ra một quỹ tiết kiệm (Saving funds): được tạo ra để tiết kiệm tài sản cho thế hệ
sau (ví dụ là Gorvernment pension fund of Norway). SWFs sẽ lưu giữ tài sản kiếm
được từ tài nguyên thiên nhiên hôm nay để dành cho thế hệ mai sau, khi tài nguyên
đã cạn kiệt.
Đa dạng hóa tài sản của đất nước, một khi quốc gia bị khủng hoảng thì họ có thể
dùng các khoản đầu tư của mình ở nước ngoài đem về nước để tái đầu tư vào các
ngành trong nước để cứu vãn nền kinh tế.
Các mục đích khác đó là SWFs có thể được lập ra vì mục tiêu chiến lược như dự
trữ tiền phòng khi chiến tranh. ( quỹ Kuwait investment authorities). Hoặc như các
quốc gia muốn dùng SWFs đầu tư vào các doanh nghiệp lớn và dùng quyền của
mình trong hội đồng quản trị để đề nghị doanh nghiệp đầu tư vào nước mình.
19
3. Phương pháp tiếp nhận vốn
Có 2 dạng cấp vốn cho SWFs đó là:
Commodity (tạm dịch là hàng hóa): quỹ được tạo ra dựa vào tiền có được từ
xuất khẩu hàng hóa, dựa vào đánh thuế hoặc tài sản sở hữu bởi chính phủ. SWFs
được tạo ra khi chính phủ thặng dư ngân sách và có ít hoặc không có nợ nước ngoài. Sự
thặng dư này không cần giữ ở dạng tiền mặt hoặc chưa cần tiêu dùng ngay. Những trường
hợp này phổ biến ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên như dầu thô,
đồng, kim cương. Ở những nước này việc thành lập quỹ thường để hạn chế việc giá cả tài
nguyên bán ra bị bất ổn hoặc cạn kiệt tài nguyên sau này. Nhiều người cho rằng SavFs sẽ
tiết kiệm được tài nguyên và tránh được những bất lợi nếu xảy ra vấn đề ko tốt với tài
nguyên, nhưng nó vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Chính phủ có thể tiêu tiền (kiếm được
rất nhiều từ tài nguyên thiên nhiên) nhưng sẽ làm nền kinh tế quá nóng, sẽ tốt hơn nếu
dùng tiền này để xài khi đất nước có lạm phát thấp.
Non-commodity (tạm dịch là phi hàng hóa): Thường được cấp vốn từ nguồn
dự trữ ngoại hối của chính phủ. Các nước có dự trữ ngoại hối cao và chưa cần tiêu
dùng ngay. Thông thường thì chính phủ sẽ dự trữ ngoại hối dưới dạng tài sản có tính
thanh khoản cao (thường là mua trái phiếu chính phủ của nước mình nắm giữ ngoại tệ) để
sẵn sàng sử dụng nhưng lợi nhuận sẽ thấp, nếu chính phủ dự trữ ngoại hối nhiều hơn nhu
cầu thì họ có thể đầu tư vào những tài sản kém tính thanh khoản hơn để có thể kiếm được
lợi nhuận cao hơn.
4. Đặc điểm của SWFs và những mối quan tâm về SWFs
Mặc dù được thành lập từ những năm 1950 nhưng SWFs mới giành được nhiều sự
quan tâm trong những năm gần đây. SWFs chỉ có những sự tăng trưởng nhanh trong thời
gian gần đây, đặc biệt là với sự xuất hiện của China Investment Corporation (CIC), được
cho là đi theo mô hình của Singapore với GIC. Nhiều nước ở khu vực châu Á cũng thành
lập SWFs cho mình với động lực từ thành công của Singapore với GIC và Temasek.
Có nhiều lý do mà sự tăng trưởng của SWFs lại giành được nhiều sự quan tâm:
SWFs đang phát triển với tốc độ rất nhanh và nếu kích cỡ của các quỹ đầu tư tiếp
tục tăng lên như hiện nay thì chúng sẽ chiếm phần quan trọng trong thị trường tài
chính. Với những thông tin hiện nay thì có thể nói SWFs có thể thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế toàn cầu hơn là kìm hãm nó. SWFs nắm giữ các tài sản mang
tính dài hạn và đa dạng ở nhiều quốc gia, SWFs cũng không bị ảnh hưởng nhiều
bởi sự dao động của nền kinh tế thế giới và yêu cầu thanh khoản đối với tài sản của
họ cũng không quá cao
Nhiều nước lo lắng là lượng cổ phần mà các SWFs chiếm trong các ngành quan
trọng của nước họ là vì mục tiêu chính trị chứ không phải tài chính. VÌ các SWFs
hạn chế công bố thông tin nên không thể biết rõ hết họ đầu tư vào những gì và bao
nhiêu. Họ có thể đầu tư vào những ngành công nhiệp quan trọng và nhạy cảm của
các quốc gia khác.
Tính không minh bạch của SWFs cũng làm nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhiều quỹ
đầu tư thuộc dạng không công khai (non-transparent), tức là họ không công bố
20
danh mục đầu tư và chiến lược đầu tư, kích cỡ hoặc nguồn vốn của quỹ và sự giám
sát quỹ này cũng có nhiều nghi vấn. Nhưng trong số này cũng đã có những nguyên
tắc được đưa ra bởi IMF cho các SWFs về sự minh bạch, sự độc lập và cách quản
lí quỹ.
5. Danh mục đầu tư của SWFs
Tùy thuộc vào từng quốc gia và mục tiêu của việc thành lập SWFs mà danh mục
đầu tư rất khác nhau giữa các nước nhưng nhìn chung thì họ thường đầu tư vào cổ phiếu,
trái phiếu và bất động sản.
Các nước như Na Uy và Ả rập Xê-út thường ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng,
công nghệ cao và công nghiệp, những ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên ít được ưu
tiên hơn. Trái lại thì Singapore hay Malaysia đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực khai thác tài
nguyên. Các nước khác với việc lập quỹ để khi đất nước xảy ra suy thoái có cứu cánh là
nguồn tài sản dự trữ ở nước ngoài thì thường đầu tư vào chứng khoán có độ rủi ro thấp,
để đảm bảo tính thanh khoản của tài sản phòng khi nước họ xảy ra vấn đề.
6. Sự quản lý đối với SWFs
Sự minh bạch của SWFs rất khác nhau giữa các quốc gia và thường thì sự minh
bạch của SWFs đi liền với sự minh bạch trong hệ thống chính trị của quốc gia đó. Ví dụ
là SWFs của Na uy, Mỹ hay Canada có tính mở rất cao và rất minh bạch thì SWFs ở các
nước A rập hay Qatar thì không như vậy.
Để quản lý sự đầu tư của SWFs vào nước mình thì ở nhiều nước phát triển đã
thành lập nhiều cơ quan đặc biệt để giám sát các SWFs. Ví dụ ở Mỹ có Ủy ban về đầu tư
nước ngoài (CFIUS) được quyền giám sát tất cả các hoạt động đầu tư nước ngoài bao
gồm cả SWFs, họ ban hành những quy tắc để được quyền đầu tư vào Mỹ và họ có thể xử
phạt hoặc thậm chí cấm các quỹ đầu tư vào Mỹ nếu vi phạm luật lệ mà họ đưa ra.
Ở Châu Âu và Nhật Bản cũng có những cơ quan tương tự CFIUS tồn tại nhưng quyền lực
và nhiệm vụ của chúng không được rõ ràng như ở Mỹ. Các nước khác như Đức, Ý, Anh
hay Pháp đều có những biện pháp để bảo vệ những ngành trọng yếu của mình không bị
SWFs điều khiển và gây hại đến đất nước. Ở các nước này thì nhà đầu tư nước ngoài
không được đầu tư vào một số công ty nằm trong danh sách cấm của chính phủ.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì luật pháp và cơ quan giám sát SWFs còn rất
lỏng lẻo vì họ rất cần nguồn đầu tư từ SWFs để phát triển đất nước
Bảng : Một số SWFs trên thế giới
Quốc gia Tên Quỹ Giá trị
tài sản
(tỷ USD)
Năm thành
lập
Nguồn gốc
vốn
Abu Dhabi Abu Dhabi Investment
Authority (ADIA)
627 (lớn
nhất thế
giới)
1976 Dầu mỏ
Kuwait Kuwait Investment
Authority (KIA)
202,8 1953 Dầu mỏ
21
Malaysia Khazanah Nasional (KN) 36,8 1993 Non-
commodity
Na uy Government Pension Fund
- Global (GPF)
512 1996 Dầu mỏ
Singapore Government of Singapore
Investment Corporation
(GIC)
Temasek Holdings (TH)
247,5
145,3
1981
1974
Non-
commodity
Trung Quốc China Investment
Corporation (CIC)
332,4 2007 Non-
commodity
Tài liệu tham khảo
1. Bryan J. Balin, Sovereign Wealth Funds: A Critical Analysis, The Johns
Hopkins University School of Advanced International Studies (SAIS)
2. Donghyun Park, Developing Asia’s New Sovereign Wealth Funds and
Global Financial Stability
3. Frederic S. Mishkin, The Economics Of Money, Banking, And Financial
Markets, Seventh edition – Addíion-Wesley, USA, 2004
4. Nguyễn Văn Luân (chủ biên), Các nguyên lý tiền tệ, ngân hàng và thị
trường tài chính, NXB ĐHQG HCM, 2008
5. Lê Vinh Danh, Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Giao thông vận tải,
2009
6. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Hệ thống tài chính Việt Nam, Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2006-2007
7. Các trang web tham khảo
www.en.wikipedia.org
www.vinafund.com
www.saga.vn
www.baohiemxahoi.gov.vn
22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- k9404a_nhom_11_khung_hoang_quy_huu_tri_quy_dau_tu_va_cac_trung_gian_khac_4159.pdf