Đề tài Quy tắc tố tụng trọng tài của phòng thương mại quốc tế (icc)

NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG TMQT (ICC) II. NỘI DUNG 1. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI TÁN HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI 2. QUY TRÌNH TỐ TỤNG TRỌNG TÀI 3. PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI 4. SO SÁNH QUY TẮC ICC VỚI VIAC III. TÌNH HUỐNG THAM KHẢO I. TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG TMQT (ICC) 1. Tòa án Trọng tài Quốc tế *Toà án Trọng tài Quốc tế ("Tòa án") của Phòng Thươngmại Quốc tế (ICC) là cơ quan trọng tài bên cạnh ICC. Các thành viên của Tòa án do Hội đồng ICC chỉ định. Tòa án có chức năng qui định việc giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp thương mại có yếu tố quốc tế theo qui định của Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế "Qui tắc". Tòa án cũng có thể qui định giải quyết các tranh chấp không có yếu tố quốc tế theo Qui tắc này nếu các bên có thoả thuận trọng tài ghi như vậy . *Tòa án không giải quyết tranh chấp. Tòa án có chức năng đảm bảo việc áp dụng Qui tắc này. Tòa án soạn ra Qui chế nội bộ riêng (Phụ lục II). *Chủ tịch Toà án, hoặc, khi Chủ tịch vắng mặt hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch, một trong các Phó chủ tịch sẽ có quyền thay mặt cho Tòa án ra các quyết định khẩn cấp, với điều kiện các quyết định này phải được báo cáo lại cho Tòa án tại phiên họp tiếp theo. *Như quy định trong Qui chế nội bộ, Tòa án có thể giao cho một hoặc nhiều uỷ ban bao gồm các thành viên của Tòa án được quyền ra một số quyết định nhất định, với điều kiện các quyết định đó phải được báo cáo lại cho Tòa án tại phiên họp tiếp theo. *Ban thư ký Tòa án (Ban Thư ký) dưới sự chỉ dẫn của Tổng thư ký sẽ làm việc tại trụ sở chính của ICC.2. Quy tắc trọng tài. Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998. ICC khuyến nghị tất cả các bên có ý định chọn trọng tài ICC đưa vào hợp đồng điều khoản mẫu dưới đây. Các bên cần lưu ý là tốt hơn nên qui định trong điều khoản trọng tài luật điều chỉnh hợp đồng, số lượng các trọng tài viên, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. Quyền tự do lựa chọn của các bên về luật điều chỉnh hợp đồng, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài không bị giới hạn bởi Qui tắc Trọng tài ICC này. 2. Quy tắc trọng tài *Lưu ý cũng tới vấn đề là Luật của một số các nước nhất định yêu cầu các bên tham gia hợp đồng thể hiện rõ việc chấp thuận các thoả thuận trọng tài, theo cách thức cụ thể và rõ ràng. *Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm theo Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Qui tắc nêu trên".

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy tắc tố tụng trọng tài của phòng thương mại quốc tế (icc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (ICC) Giảng viên: ThS Ngô Thị Hải Xuân Thành viên Nhóm 10B: 1. Bùi Phương Anh 2. Trần Thị Thanh Thủy 3. Trần Thị Thu Hiền 4. Nguyễn Hoàng Thúy Đào 5. Hoàng Hữu Hùng 6. Trần Văn Dũng 7. Mai Như Phương NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG TMQT (ICC) II. NỘI DUNG 1. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI TÁN HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI 2. QUY TRÌNH TỐ TỤNG TRỌNG TÀI 3. PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI 4. SO SÁNH QUY TẮC ICC VỚI VIAC III. TÌNH HUỐNG THAM KHẢO I. TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG TMQT (ICC) 1. Tòa án Trọng tài Quốc tế *Toà án Trọng tài Quốc tế ("Tòa án") của Phòng Thươngmại Quốc tế (ICC) là cơ quan trọng tài bên cạnh ICC. Các thành viên của Tòa án do Hội đồng ICC chỉ định. Tòa án có chức năng qui định việc giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp thương mại có yếu tố quốc tế theo qui định của Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế "Qui tắc". Tòa án cũng có thể qui định giải quyết các tranh chấp không có yếu tố quốc tế theo Qui tắc này nếu các bên có thoả thuận trọng tài ghi như vậy . *Tòa án không giải quyết tranh chấp. Tòa án có chức năng đảm bảo việc áp dụng Qui tắc này. Tòa án soạn ra Qui chế nội bộ riêng (Phụ lục II). *Chủ tịch Toà án, hoặc, khi Chủ tịch vắng mặt hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch, một trong các Phó chủ tịch sẽ có quyền thay mặt cho Tòa án ra các quyết định khẩn cấp, với điều kiện các quyết định này phải được báo cáo lại cho Tòa án tại phiên họp tiếp theo. *Như quy định trong Qui chế nội bộ, Tòa án có thể giao cho một hoặc nhiều uỷ ban bao gồm các thành viên của Tòa án được quyền ra một số quyết định nhất định, với điều kiện các quyết định đó phải được báo cáo lại cho Tòa án tại phiên họp tiếp theo. *Ban thư ký Tòa án (Ban Thư ký) dưới sự chỉ dẫn của Tổng thư ký sẽ làm việc tại trụ sở chính của ICC.2. Quy tắc trọng tài. Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998. ICC khuyến nghị tất cả các bên có ý định chọn trọng tài ICC đưa vào hợp đồng điều khoản mẫu dưới đây. Các bên cần lưu ý là tốt hơn nên qui định trong điều khoản trọng tài luật điều chỉnh hợp đồng, số lượng các trọng tài viên, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. Quyền tự do lựa chọn của các bên về luật điều chỉnh hợp đồng, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài không bị giới hạn bởi Qui tắc Trọng tài ICC này. 2. Quy tắc trọng tài *Lưu ý cũng tới vấn đề là Luật của một số các nước nhất định yêu cầu các bên tham gia hợp đồng thể hiện rõ việc chấp thuận các thoả thuận trọng tài, theo cách thức cụ thể và rõ ràng. *Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm theo Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Qui tắc nêu trên". 3. Ðịnh nghĩa Trong Qui tắc này: * "Ủy ban Trọng tài" bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên * "Nguyên đơn" bao gồm một hoặc nhiều nguyên đơn và "Bị đơn" bao gồm một hoặc nhiều bị đơn. * "Phán quyết" bao gồm, trong số những cái khác, phán quyết tạm thời, phán quyết từng phần hoặc phán quyết chung thẩm.4. Thông báo bằng Văn bản hoặc Văn thư giao dịch; Thời hạn * Mọi văn thư bào chữa và những văn thư giao dịch văn bản khác do bất cứ bên nào gửi đến, cũng như tất cả tài liệu đính kèm sẽ được lập thành một số bản đủ để gửi cho mỗi bên, các trọng tài viên và ban thư ký mỗi người một bản. Ủy ban Trọng tài sẽ gửi cho Ban thư ký một bản bất kỳ văn thư giao dịch nào gửi cho các bên. *Mọi thông báo hay văn thư giao dịch của Ban Thư ký và của uỷ ban Trọng tài sẽ được gửi đến địa chỉ cuối cùng của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do bên đó hoặc bên kia thông báo. Các thông báo như vậy có thể được gửi theo phương thức có giấy ký nhận, thư bảo đảm, bưu điện, fax, telex, telegram hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào có ghi nhận việc gửi thông báo. 4. Thông báo bằng Văn bản hoặc Văn thư giao dịch; Thời hạn *Một thông báo được coi là đã được gửi tới vào ngày mà các bên hoặc đại diện của bên đó đã nhận được, hoặc được coi là đã nhận được nếu gửi theo các phương thức trên. *Thời hạn qui định trong hoặc được ấn định theo Qui tắc hiện hành, sẽ tính từ ngày tiếp theo ngày mà một thông báo được coi là đã gửi theo theo các phương thức nêu ở trên. Nếu ngày tiếp theo của ngày đó là ngày lễ Chính thức, hoặc ngày nghỉ tại nước nơi mà thông báo được gửi tới thì thời hạn sẽ bắt đầu vào ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Những ngày lễ chính thức và ngày nghỉ đều được tính đến khi xác định thời hạn này . *Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ chính thức hoặc ngày nghỉ ở nước nơi mà thông báo được gửi đến thì ngày hết hạn sẽ rơi vào cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. II. NỘI DUNG 1. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI TÁN HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI Số lượng trọng tài viên Theo Ðiều 8: Các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một trọng tài viên duy nhất hoặc 3 trọng tài viên. Trường hợp 1: Các bên không có quy định về số lượng trọng tài viên: - Tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất; hoặc - Khi thấy rằng trước Toà tranh chấp cần có sự bảo đảm về việc chỉ định 3 trọng tài viên, Nguyên đơn sẽ chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định của Toà án; và Bị đơn sẽ chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chỉ định của Nguyên đơn; Tòa án chỉ định trọng tài viên thứ 3. Trường hợp 2: Các bên thoả thuận rằng tranh chấp sẽ do một trọng tài viên duy nhất giải quyết. Nếu các bên không chỉ định trọng tài viên duy nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Ðơn yêu cầu ra trọng tài giải quyết của Nguyên đơn hoặc trong thời hạn bổ sung mà Thư ký cho phép thì trọng tài viên duy nhất sẽ do Toà án chỉ định. Trường hợp 3: Tranh chấp đưa ra cho 3 trọng tài viên giải quyết (theo quyết định của Tòa án hoặc theo thỏa thuận của các bên) Từng bên sẽ lần lượt chỉ định một trọng tài viên trong Ðơn kiện hay Văn thư trả lời và một trọng tài viên nữa sẽ do Toà án xác nhận. Nếu các bên không chỉ định trọng tài viên, Toà án sẽ tiến hành chỉ định.* Trọng tài viên thứ 3 do Toà án chỉ định sẽ tiến hành với tư cách Chủ tịch ủy ban Trọng tài, trừ khi các bên có thoả thuận một thủ tục chỉ định khác, trong trường hợp này việc chỉ định sẽ phải tuân theo việc xác nhận theo Ðiều 9. Nếu thủ tục này không đi đến kết quả chỉ định trong thời hạn mà các bên hay toà án ấn định, thì trọng tài viên thứ 3 sẽ do Toà án chỉ định. * Việc chỉ định và xác nhận các trọng tài viên Theo điều 9: Nguyên tắc chung: Trong việc xác nhận hoặc chỉ định các trọng tài viên, toà án sẽ cân nhắc quốc tịch của trọng tài viên tương lai, nơi cư trú và các mối quan hệ khác với các nước mà các bên và các trọng tài viên là công dân và khả năng của trọng tài viên tương lai tiến hành trọng tài theo Qui tắc này. Trong trường hợp Tổng Thư ký xác nhận trọng tài viên theo Ðiều 9 (khoản tiếp theo) thì cũng sẽ làm tương tự như vậy. * Trường hợp có chỉ định, thỏa thuận của các bên: Tổng Thư ký có thể xác nhận đồng trọng tài viên, trọng tài viên duy nhất và các Chủ tịch của uỷ ban Trọng tài, người được các bên chỉ định hoặc theo thoả thuận riêng của họ, với điều kiện họ gửi bản tuyên bố về tính độc lập mà không kèm điều kiện phẩm chất hoặc một bản tuyên bố đủ điều kiện về tính độc lập không bị phản đối. Bản xác nhận này sẽ được gửi tới Toà án tại phiên họp tiếp theo. Nếu Tổng thư ký thấy rằng đồng trọng tài viên, trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch ủy ban Trọng tài không cần phải xác nhận thì vấn đề sẽ được đưa ra toà án. * Trường hợp Toà án buộc chỉ định trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch ủy ban Trọng tài: Toà sẽ chỉ định căn cứ theo đề nghị của uỷ ban Quốc gia của ICC mà nó thấy thích hợp. Nếu toà không chấp nhận đề nghị đưa ra này hoặc nếu uỷ ban Quốc gia không đưa ra đề nghị theo yêu cầu trong thời hạn Toà ấn định thì Toà có thể nhắc lại yêu cầu của mình hoặc có thể yêu cầu một uỷ ban Quốc gia khác mà thấy thích hợp. Trường hợp Toà thấy rằng do hoàn cảnh yêu cầu: Toà có thể chọn trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch ủy ban trọng tài từ một nước nơi không có uỷ ban Quốc gia, với điều kiện là không một trong bên nào phản đối việc này trong thời hạn mà Toà án ấn định.* Trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch uỷ ban Trọng tài sẽ có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên. Tuy nhiên, trong các trường hợp thích hợp và với điều kiện không một trong bên nào phản đối trong thời hạn Toà án ấn định thì trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch ủy ban trọng tài có thể được chọn từ một nước là một trong các nước mà một trong các bên là công dân. Trường hợp Toà phải chỉ định một trọng tài viên thay cho một bên do không chỉ định: -Toà sẽ ra quyết định chỉ định căn cứ vào đề nghị của uỷ ban Quốc gia tại nơi mà bên đó là công dân.* Nếu Toà không chấp nhận đề nghị đưa ra này, hoặc nếu uỷ ban Quốc gia không đưa ra đề nghị theo yêu cầu trong thời hạn Toà án ấn định, hoặc nếu quốc gia mà bên đó là công dân không có uỷ ban quốc gia trên thì Toà án sẽ tự do để lựa chọn bất kỳ người nào mà thấy là phù hợp. Ban thư ký sẽ thống báo cho uỷ ban Quốc gia, nếu ở nước mà bên đó là công dân có ủy ban quốc gia của mình.* Trường hợp có nhiều bên tham gia: Theo điều 10 Trường hợp có nhiều bên tham gia, bên Nguyên đơn hay bên Bị đơn, và tranh chấp phải đưa ra 3 trọng tài viên thì các Nguyên đơn và các Bị đơn sẽ cùng chỉ định một trọng tài viên để xác nhận theo phần b. Trong trường hợp không có đồng chỉ định và tất cả các bên không thể thoả thuận cách thức thành lập ủy ban trọng tài thì Toà án có thể chỉ định từng thành viên của ủy ban trọng tài và sẽ bổ nhiệm một trong số họ làm chủ tịch ủy ban. Trong trường hợp đó, Toà án sẽ tự do chọn bất cứ người nào mà Toà thấy là phù hợp để trở thành trọng tài viên, áp dụng phần b khi Toà thấy là thích hợp. * Khước từ các trọng tài viên : Theo điều 11: Việc khước từ trọng tài viên sẽ phải được lập bằng văn bản trình lên Ban Thư ký ghi rõ những sự việc và hoàn cảnh làm căn cứ của việc khước từ đó. Thủ tục khước từ: Ðể việc khước từ được chấp thuận, thì một bên sẽ phải gửi bản khước từ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bên đó thông báo việc chỉ định hoặc xác nhận trọng tài viên, hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mà bên đưa ra việc khước từ đó được biết về những sự việc và hoàn cảnh làm căn cứ của việc khước từ nếu ngày đó là ngày sau khi nhận được thông báo trên. * Toà án sẽ quyết định về việc có chấp thuận hay không, và đồng thời, nếu thấy cần thiết, sẽ quyết định về nội dung của việc khước từ sau khi Ban Thư ký đã trao cơ hội cho trọng tài viên liên quan, bên kia và các bên và các thành viên khác của ủy ban Trọng tài, để cho ý kiến bằng văn bản trong một khoảng thời gian hợp lý. Những ý kiến này sẽ được gửi cho các bên và các trọng tài viên biết. * Thay thế các trọng tài viên Theo điều 12: Một trọng tài viên sẽ bị thay thế với một trong các điều kiện sau đây: - Người này qua đời; - Khi có sự chấp thuận của Toà án về đơn đề nghị thôi việc của trọng tài viên ; - Khi có sự đồng ý của Toà án về việc khước từ hoặc căn cứ vào yêu cầu của các bên; - Toà án cũng sẽ chủ động thay thế một trọng tài viên khi Toà thấy rằng trọng tài viên đó bị cản trở trên thực tế thực hiện các chức năng của mình hoặc trọng tài viên đó không thực hiện chức năng của mình theo Qui tắc này hoặc trong thời hạn đã nêu; 2. Quy Trình Tố Tụng Trọng Tài (ICC) * Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998. Một số định nghĩa theo quy tắc này: - "Ủy ban Trọng tài" bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên. - "Nguyên đơn" bao gồm một hoặc nhiều nguyên đơn và "Bị đơn" bao gồm một hoặc nhiều bị đơn. - "Phán quyết" bao gồm, trong số những cái khác, phán quyết tạm thời, phán quyết từng phần hoặc phán quyết chung thẩm. * Về đơn kiện: Theo Điều 4: Ðơn kiện sẽ, không kể những vấn đề khác, gồm các nội dung sau: a. Tên đầy đủ, nêu rõ địa chỉ của từng bên; b. Một bản dẫn giải bản chất và hoàn cảnh dẫn đến phát sinh tranh chấp; c. Một bản giải trình yêu cầu đòi bồi thường, bao gồm trong phạm vi có thể, chỉ rõ số tiền khiếu nại đòi bồi thường. d. Các thoả thuận có liên quan và đặc biệt là thoả thuận trọng tài; e. Tất cả những vấn đề cụ thể liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn trọng tài viên theo các qui định của Ðiều 8, 9 và 10, và bất kỳ yêu cầu chỉ định một trọng tài viên nào; và f. Các ý kiến, nơi xét xử trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài. i. Ðịa điểm trọng tài : Theo Điều 14: 1. Ðịa điểm trọng tài sẽ do Toà ấn định trừ khi các bên có thoả thuận khác. 2. Ủy ban trọng tài có thể sau khi tham vấn ý kiến với các bên tiến hành phiên họp và các cuộc gặp tại bất kỳ địa điểm nào mà nó thấy là phù hợp trừ khi các bên có thoả thuận khác. 3. Ủy ban trọng tài có thể bàn bạc thảo luận tại bất cứ địa điểm nào mà thấy là thích hợp. k. Ngôn ngữ trọng tài : Theo Điều 16: Trong trường hợp các bên không thoả thuận ngôn ngữ, ủy ban trọng tài sẽ xác định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ trong trọng tài, có tính tới mọi hoàn cảnh liên quan, kể cả ngôn ngữ hợp đồng. l. Qui tắc điều chỉnh tố tụng : Theo Điều 15: 1. Quá trình tố tụng trước ủy ban trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi Qui tắc này và trong trường hợp Qui tắc không nói tới, thì tố tụng sẽ được điều chỉnh bởi bất kỳ qui tắc nào của các bên hoặc nếu không có những qui tắc đó của các bên thì ủy ban trọng tài có thể quyết định, dù có hay không việc dẫn chiếu, theo qui tắc tố tụng của luật quốc gia áp dụng vào trọng tài. 2. Trong mọi trường hợp, ủy ban trọng tài sẽ hành động công bằng và vô tư và đảm bảo rằng mỗi bên có cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình. m. Quy ắc áp dụng Luật: Theo Điều 17 1. Các bên sẽ tự do thoả thuận qui tắc luật được ủy ban trọng tài áp dụng đối với nội dung tranh chấp. Trong trường hợp không có thoả thuận đó, ủy ban trọng tài sẽ áp dụng qui tắc luật mà cho là phù hợp. 2. Trong mọi trường hợp, Ủy ban Trọng tài sẽ tính tới các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại liên quan. 3. Ủy ban Trọng tài sẽ đảm nhận các quyền hạn của một người trung gian hoà giải (Amiable Compositeur) hoặc quyết định một cách công bằng và hợp lý (Ex aequo et bono) chỉ nếu các bên thoả thuận trao quyền hạn đó cho ủy ban thực hiện như vậy * 2.1 Về việc nộp đơn kiện ( theo điều 4): Một bên muốn nhờ đến trọng tài theo Qui tắc này sẽ nộp Ðơn khởi kiện (Ðơn kiện) cho Ban Thư ký và Ban Thư ký sẽ thông báo Nguyên đơn và Bị đơn về việc nhận được Ðơn kiện và ngày nhận được Ðơn kiện. Cùng với Ðơn kiện, Nguyên đơn sẽ nộp một số bản như qui định tại Ðiều 3(1) và sẽ ứng trước các chi phí hành chính theo qui định tại Phụ lục III ("Phí tổn và các Chi phí trọng tài") có hiệu lực vào thời điểm nộp Ðơn kiện. Trong trường hợp Nguyên đơn không thực hiện một trong các yêu cầu này, Ban Thư ký có thể ấn định thời hạn để Nguyên đơn thực hiện, nếu Nguyên đơn không thực hiện thì hồ sơ đơn kiện sẽ không được thụ lý, tuy nhiên Nguyên đơn vẫn có quyền được nộp các khiếu kiện tương tự vào khoảng thời gian sau đó trong đơn kiện khác. Một khi Ban Thư ký có đủ số bản đơn kiện và khoản ứng trước đã nộp theo ý kiến thì Ban thư ký sẽ gửi một bản Ðơn kiện và các tài liệu khác kèm theo cho Bị đơn. 2.2 Trung tâm trọng tài quốc tế kiểm tra hồ sơ: Theo điều 5: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Ðơn kiện từ Ban Thư ký, Bị đơn sẽ nộp Bản trả lời, không kể những văn bản khác bao gồm các thông tin sau: a. Tên đầy đủ và địa chỉ của mình; b. Ý kiến về bản chất và hoàn cảnh của tranh chấp đưa tới khiếu nại phát sinh; c. Trả lời về yêu cầu đòi bồi thường; d. Các ý kiến liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn trọng tài viên của mình theo các đề nghị của Nguyên đơn theo Ðiều 8, 9 và 10, và bất kỳ việc chỉ định 1 trọng tài viên nào theo yêu cầu; e. Các ý kiến về nơi xét xử trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài. * Lưu ý: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ: Ban thư ký có thể gia hạn cho Bị đơn thời hạn nộp bản trả lời, với điều kiện đơn xin gia hạn của Bị đơn phải chỉ rõ quan điểm liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn của mình và chỉ định một trọng tài viên theo qui định tại Ðiều 8, 9 và 10. Nếu Bị đơn không thực hiện thì Tòa án sẽ tiến hành theo qui định của Qui tắc này. Văn thư trả lời sẽ được làm thành một số bản (theo qui định tại Ðiều 3(1)) và gửi cho Ban Thư ký. Một bản Văn thư trả lời và các tài liệu kèm theo sẽ được Ban Thư ký gửi cho Nguyên đơn. * Bất kỳ đơn kiện lại nào của Bị đơn sẽ phải được nộp cùng với văn thư trả lời và đưa ra các nội dụng: a/ Một bản trình bày về bản chất và hoàn cảnh tranh chấp dẫn đến việc kiện lại; và b/ Một bản giải trình về yêu cầu đòi bồi thường, trong phạm vi có thể, chỉ ra trị giá kiện lại. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện lại do Ban Thư ký gửi đến, Nguyên đơn phải nộp văn bản trả lời đơn kiện lại của Bị đơn. Ban Thư ký có thể gia hạn cho Nguyên đơn thời hạn nộp văn thư trả lời.2.3 Việc chuyển hồ sơ cho uỷ ban Trọng tài: Theo điều 13 Ban thư ký sẽ chuyển hồ sơ cho uỷ ban Trọng tài ngay khi ủy ban được thành lập, với điều kiện là khoản phí ứng trước theo yêu cầu của Ban Thư ký tại giai đoạn này đã được nộp đủ. 2.4 Bản Ðiều khoản tham chiếu, Lịch trình tố tụng Theo điều 18: Ngay khi ủy ban nhận được hồ sơ đơn kiện từ Ban Thư ký gửi đến, ủy ban trọng tài sẽ soạn thảo một văn bản xác định Bản Ðiều khoản tham chiếu của mình, trên cơ sở các tài liệu hoặc dưới sự trình bày của các bên và bằng các văn bản giải trình của họ. * Văn bản này sẽ bao gồm những nội dung sau: a. Tên đầy đủ và chi tiết của các bên b. Các địa chỉ của các bên nơi muốn các thông báo hoặc giấy tờ giao dịch phát sinh trong quá trình trọng tài có thể gửi tới. c. Một bản tóm tắt lần lượt về các khiếu kiện của các bên và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của mỗi bên với những chỉ dẫn trong chừng mực có thể về trị giá khiếu nại hoặc trị giá của đơn kiện lại; d. Một danh sách các vấn đề cần phải xác định trừ khi ủy ban Trọng tài thấy không thích hợp; e. Tên đầy đủ, chi tiết và địa chỉ của các trọng tài viên; f. Ðịa điểm trọng tài, và g. Những vấn đề cụ thể của qui tắc tố tụng áp dụng và nếu trong trường hợp, có sự tham chiếu tới quyền hạn được giao cho ủy ban trọng tài thực hiện như là hoà giải viên trọng tài hoặc quyết định trên cơ sở công bằng và hợp lý. h. Bản Ðiều khoản tham chiếu sẽ được các bên và ủy ban Trọng tài ký. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày hồ sơ đơn kiện được chuyển tới ủy ban Trọng tài, ủy ban Trọng tài sẽ gửi tới Toà bản điều khoản tham chiếu được ký kết giữa các bên và uỷ ban. Toà án có thể gia hạn thời hạn này theo yêu cầu hợp lý của uỷ ban Trọng tài hoặc chủ động gia hạn nếu Toà thấy cần thiết phải làm như vậy. i. Nếu một trong bất cứ bên nào từ chối tham gia soạn thảo Bản Ðiều khoản Tham chiếu hoặc ký vào đó, thì Bản Ðiều khoản tham chiếu sẽ được nộp lên Toà án để phê chuẩn. Khi Bản Ðiều khoản tham chiếu được ký theo Ðiều 18(2) hoặc được Toà án phê chuẩn, thì quá trình trọng tài sẽ bắt đầu. k. Khi soạn thảo Ðiều khoản tham chiếu, hoặc ngay sau đó, ủy ban Trọng tài sau khi có tham khảo ý kiến với các bên sẽ lập dưới hình thức một văn bản riêng lịch trình tố tụng mà ủy ban có ý định tuân theo để tiến hành trọng tài và sẽ gửi lịch trình này cho Toà và các bên. Mọi sửa đổi tiếp theo của lịch trình dự kiến sẽ được gửi cho Toà và các bên biết.2.5 Khiếu kiện mới Theo điều 19 Sau khi Bản Ðiều khoản Tham chiếu được Toà ký và phê chuẩn, không bên nào sẽ đưa ra khiếu kiện mới hoặc đơn kiện lại nằm ngoài phạm vi của Ðiều khoản Tham chiếu trừ khi bên này được ủy ban Trọng tài cho phép làm như vậy, đó là ủy ban sẽ xem xét nội dung của các khiếu nại mới hoặc đơn kiện lại, giai đoạn của quá trình trọng tài và các hoàn cảnh liên quan khác. Lưu ý: Xác minh các sự việc của vụ kiện a. Ủy ban trọng tài sẽ tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn để xác minh các sự việc của vụ kiện bằng mọi phương thức thích hợp. b. Sau khi nghiên cứu mọi giải trình bằng văn bản của các bên và các tài liệu dựa vào, thì uỷ ban Trọng tài sẽ nghe các bên trình bày riêng nếu một trong các bên có yêu cầu như vậy hoặc nếu không có yêu cầu, ủy ban trọng tài có thể chủ động quyết định nghe các bên trình bày. c. Ủy ban Trọng tài có thể quyết định nghe các nhân chứng, giám định viên do các bên chỉ định hoặc bởi bất kỳ người nào, dưới sự hiện diện của các bên hoặc không có sự hiện diện của các bên mặc dù đã được triệu tập hợp lệ. d. Ủy ban Trọng tài sau khi tham khảo ý kiến với các bên, có thể chỉ định một hoặc nhiều giám định viên, xác định điều khoản tham chiếu và nhận báo cáo của các giám định viên này. Theo yêu cầu của một bên, các bên sẽ được trao cơ hội để chất vấn tại phiên họp bất cứ giám định viên nào do ủy ban chỉ định. e. Tại bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng, ủy ban Trọng tài có thể triệu tập bất kỳ bên nào để đưa ra chứng cứ bổ sung. f. Ủy ban trọng tài có thể quyết định vụ kiện chỉ trên các tài liệu được các bên nộp lên trừ khi một trong các bên yêu cầu mở phiên họp xét xử. g. Ủy ban trọng tài có thể đưa ra các biện pháp bảo đảm giữ kín các bí quyết thương mại và thông tin mật 2.6 Phiên họp xét xử : Theo điều 21 a. Khi phiên họp được tổ chức, ủy ban trọng tài bằng việc đưa ra thông báo hợp lý sẽ triệu tập các bên hiện diện trước uỷ ban Trọng tài vào ngày và nơi mà uỷ ban Trọng tài đã ấn định. b. Nếu một trong các bên, mặc dù đã được triệu tập hợp lệ, không hiện diện mà không có lý do chính đáng , thì uỷ ban trọng tài sẽ có quyền tiếp tục tiến hành phiên họp. c. Ủy ban Trọng tài sẽ chịu trách nhiệm về phiên họp, tại nơi mà tất cả các bên sẽ có quyền trình bày. Với sự phê chuẩn của uỷ ban Trọng tài và các bên, những người không liên quan tới tố tụng sẽ không được vào. d. Các bên có thể tự mình hiện diện hoặc thông qua các đại diện ủy quyền. Ngoài ra, các bên có thể được các cố vấn viên trợ giúp. 2.7 Kết thúc tố tụng: Theo điều 22 a. Khi thấy rằng các bên đều đã có cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình thì uỷ ban Trọng tài sẽ tuyên bố kết thúc tố tụng. Sau đó thì không văn bản giải trình hay biện luận nào thêm nữa được đưa ra hoặc bằng chứng thêm nào đưa ra , trừ khi uỷ ban Trọng tài cho phép hoặc yêu cầu. b. Khi uỷ ban Trọng tài tuyên bố tố tụng kết thúc, uỷ ban sẽ chỉ dẫn Ban Thư ký ngày thích hợp mà phán quyết dự thảo sẽ được gửi đi cho Toà án phê chuẩn theo Ðiều 27. Bất cứ sự trì hoãn nào về ngày này sẽ được uỷ ban trọng tài gửi cho Ban Thư ký. 2.8 Thời hạn ra phán quyết: Theo điều 24 3. Phán quyết của trọng tài Phán quyết của trọng tài là kết luận cuối cùng của trọng tài về nội dung vụ kiện, được đưa ra trên cơ sở sự nhất trí của đa số trọng tài viên trong Ủy ban trọng tài. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên không thể kháng cáo, bởi vì tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp. Hơn nữa chính các bên xuất phát từ quyền tự định đoạt về việc lựa chọn và tín nhiệm người phân xử vụ việc cho mình thì sẽ phải chấp hành kết luận cuối cùng của họ. Do vậy, trên cơ sở tín nhiệm sự phán quyết của trọng tài các bên tự nguyện thi hành phán quyết này. Mặt khác, pháp luật trọng tài của các nước đều quy định tòa án có thẩm quyền sẽ công nhận và cưỡng chế cho thi hành phán quyết của trọng tài nếu bên thua kiện không tự nguyện thi hành. Tòa án nơi thi hành phán quyết cũng có quyền tuyên bố hủy bỏ quyết định của trọng tài theo đề nghị của một bên nếu phát hiện thấy phán quyết của trọng tài hoặc quá trình tố tụng có sự vi phạm pháp luật. Thời hạn ra phán quyết ( Điều 24) Thời hạn mà uỷ ban Trọng tài phải ra phán quyết chung thẩm của mình là 6 tháng. Thời hạn này sẽ bắt đầu từ ngày có chữ ký cuối cùng của uỷ ban Trọng tài và của các bên trong Bản Ðiều khoản tham chiếu, hoặc trong trường hợp áp dụng Ðiều 18 khoản 3, là ngày Ban Thư ký thông báo cho uỷ ban Trọng tài về việc phê chuẩn Ðiều khoản tham chiếu của Toà án  Toà án có thể gia hạn thời hạn theo yêu cầu hợp lý của uỷ ban trọng tài hoặc uỷ ban Trọng tài chủ động làm việc này nếu uỷ ban thấy là cần thiết để làm như vậy.   Ra phán quyết (Điều 25) Khi ủy ban Trọng tài gồm nhiều trọng tài viên, thì phán quyết phải được lập theo nguyên tắc đa số. Nếu phán quyết khong được đa số chấp nhận, thì  phán quyết sẽ do chủ tịch uỷ  ban Trọng tài quyết định. Phán quyết sẽ phải nêu những căn cứ mà phán quyết dựa vào đó để ra. Phán quyết sẽ được coi là lập tại nơi trọng tài và vào ngày được lập.  Phán quyết trên cơ sở thoả thuận hoà giải (Điều 26) Nếu các bên đạt được hoà giải sau khi hồ sơ đơn kiện đã được gửi đi cho uỷ  ban Trọng tài theo Ðiều 13, thì việc hoà giải sẽ được ghi nhận dưới hình thức một phán quyết được lập với sự chấp thuận của các bên khi có yêu cầu của các bên và uỷ ban Trọng tài đồng ý làm như vậy.  Xem xét phán quyết của Toà án (Điều 27) Trước khi ký bất kỳ phán quyết nào , uỷ ban Trọng tài sẽ nộp bản dự thảo phán quyết lên Toà án. Toà án có thể quyết định sửa đổi về hình thức phán quyết, không ảnh hưởng tới quyền tự quết định của uỷ ban, toà án có thể lưu ý uỷ ban trọng tài  vào những vấn đề chính trong tranh chấp .Uỷ ban trọng tài sẽ không ra được phán quyết khi chưa được toà án phê chuẩn về hình thức của phán quyết.  Thông báo, ký thác và khả năng thi hành phán quyết ( Điều 28) Một khi phán quyết được lập, Ban thư ký sẽ thông báo cho các bên bản phán quyết được uỷ  ban trọng tài ký, với điều kiện là mọi phí tổn trọng tài đã được các bên hoặc một trong các bên nộp đủ cho ICC. Các bản được chứng thực thêm bởi Tổng Thư ký sẽ được gửi cho các bên vào bất cứ lúc nào khi có yêu cầu chứ không phải một ai khác. Vì thông báo được gửi theo Ðoạn 1 của Ðiều này, các bên từ bỏ bất kỳ hình thức thông báo nào khác hoặc ký thác một phần cho uỷ  ban Trọng tài. Bản chính của mỗi phán quyết lập theo Qui tắc hiện hành sẽ được ký thác lưu giữ tại Ban Thư ký. Ủy ban trọng tài và Ban Thư ký sẽ hỗ trợ các bên tuân theo mọi thủ tục tiếp theo nữa khi cần thiết. Mọi phán quyết sẽ ràng buộc với các bên. Bằng việc đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết theo Qui tắc này, các bên cam kết thực hiện mọi phán quyết không chậm trễ và sẽ xem như là từ bỏ quyền kháng cáo của mình dưới bất cứ hình thức nào trong phạm vi mà việc từ bỏ quyền kháng cáo đó đưa ra có giá trị pháp lý theo luật.   Sửa và giải thích phán quyết ( Điều 29) Ủy ban trọng tài có thể chủ động sửa lỗi in ấn, máy tính hay đánh máy hoặc những lỗi tương tự trong phán quyết, với điều kiện những sửa chữa đó phải được nộp lên cho Toà án để phê chuẩn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phán quyết được lập. Bất kỳ đơn yêu cầu nào của một bên về việc sửa lỗi được nêu tại Ðiều 29 (1) hoặc để giải thích phán quyết, phải được gửi cho Ban Thư ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bên này nhận được phán quyết bằng số bản đã ghi tại Ðiều 3 (1). Sau khi chuyển đơn yêu cầu này lên uỷ ban trọng tài, uỷ ban sẽ cho bên kia một thời hạn ngắn, thường không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của bên đưa ra ý kiến nói trên. Nếu ủy ban quyết định sửa hoặc giải thích phán quyết thì ủy ban sẽ trình dự thảo quyết định của mình với Toà án không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận ý kiến trả lời của bên kia hoặc trong thời hạn khác mà Toà án có thể quyết định. Quyết định sửa hoặc giải thích phán quyết sẽ lập dưới hình thức phụ lục và sẽ lập thành một phần của Phán quyết. Các qui định trong các Ðiều 25, 27 và 28 sẽ áp dụng với những sửa đổi thích hợp. 7. Thực trạng của thi hành phán quyết của ICC Không ít những trường hợp bên thua kiện không tự nguyện chấp hành phán quyết của trọng tài, nhất là phán quyết đó do một Ủy ban trọng tài nước ngoài tuyên. Giải quyết vấn đề: Các nước đã thỏa thuận đi tới ký kết các điều ước quốc tế cam kết công nhận và thi hành tại lãnh thổ nước mình các phán quyết của trọng tài thương mại được tuyên ở nước thành viên của điều ước. Một trong các điều ước quốc tế đó là công ước New-York về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực từ ngày 07/06/1959, do liên hiệp quốc đã thông qua ngày 10/06/1958 tại New-York và đến nay đã có hơn 100 nước tham gia. Ngày 28/7/1995 Việt Nam đã gia nhập Công ước 1958. 4. SO SÁNH QUY TẮC ICC VỚI VIACVIAC ICC ĐIỂM GIỐNG - Các bên tham gia giải quyết tranh chấp có thể tham gia trực tiếp hoặc ủy quyền gián tiếp. - Nội dung đơn kiện gần tương đương nhau - Bên đưa đơn kiện phải nộp khoản lệ phí tạm ứng - Được phép thỏa thuận số lượng trọng tài viên ( 3 hoặc duy nhất) - Địa điểm trọng tài do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận giữa các bên sẽ do tòa án (trung tâm) chỉ định. - Ngôn ngữ do các bên thỏa thuận. - Bị đơn trả lời đơn kiện trong vòng 30 ngày, kể từ lúc nhận đơn - Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai - Ra phán quyết theo quy tắc đa số. ĐIỂM KHÁCH NHAU GIỮA QUY TRÌNH TỐ TỤNG VIAC & ICC VIAC ICC BẮT ĐẦU TỐ TỤNG - Nguyên đơn gửi trực tiếp đơn kiện cho trung tâm - Bắt đầu tố tụng có hiệu lực khi trung tâm nhận đơn kiện của nguyên đơn - Nguyên đơn gửi đơn kiện cho Ban thư ký, Ban thư ký chuyển hồ sơ lên Ủy ban Trọng tài - Bắt đầu tố tụng có hiệu lực khi trọng tài nhận đơn hoặc ngày các bên ký thủ tục trọng tài. HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI - Chọn trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm VIAC. Trường hợp không chọn được thì do chủ tịch trung tâm chọn. Nếu vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài, bị đơn có thể chọn trọng tài viên ngoài danh sách mà VIAC gửi. - Việc chỉ định trọng tài viên do chủ tích Trung tâm chỉ định - Việc từ chối, thay đổi Trọng tài viên do các Trọng tài viên còn lại trong Hội đồng trọng tài xem xét quyết định. Nếu các trọng tài viên không quyết định được thì Chủ tịch VIAC quyết định. - Chọn trọng tài viên căn cứ vào quốc tịch của trọng tài viên tương lai để phù hợp với vụ việc tranh chấp. - Việc chỉ định trọng tài viên do Tòa án hoặc Tổng thư ký. Trọng tài viên duy nhất phải có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên (ngoại trừ 1 số trường hợp thích hợp và không có sự phản đối của các bên) - Việc từ chối, thay đổi trọng tài viên do Tòa Án quyết định. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP - Thẩm quyển giải quyết: Các bên có thỏa thuận chọn VIAC nhưng không chọn quy tắc tố tụng trọng tài khác. - Ngôn ngữ: Sử dụng tiếng Việt. Vụ việc có yếu tố nước ngoài, do các bên thỏa thuận.Nếu các bên không có thỏa thuận thì dung tiếng Việt - Luật áp dụng: Áp dụng pháp luật Việt Nam. Vụ việc có yếu tố nước ngoài, các bên thỏa thuận pháp luật áp dụng nhưng phải phù hợp với quy tắc chọn luật trong Tư pháp quốc tế.Nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các điều khoản của hợp đồng, điều ước Quốc tế và tập quán thương mại (nếu có). - Giám định viên do Hội đồng Trọng tài hoặc các bên chỉ định - Mở phiên họp giải quyết tranh chấp do Hội đồng trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác. - Các bên có thể tự hòa giải. - Kết thúc tố tụng khi phiên họp giải quyết tranh chấp kết thúc. - Các bên thỏa thuận chọn ICC - Do các bên thỏa thuận ngôn ngữ. Nếu các bên không có thỏa thuận thì Ủy ban trọng tài xem xét ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ có tính tới mọi hoàn cảnh liên quan. - Do các bên thỏa thuận luật áp dụng. Nếu không có thỏa thuận, Ủy ban trọng tài áp dụng quy tắc luật phù hợp như điều khoản hợp đồng, tập quán thương mại. - Giám định viên do các bên tranh chấp chỉ định - Yêu cầu mở phiền họp giải quyết tranh chấp do một trong các bên yêu cầu. - Các bên tự hòa giải và được thông qua bằng một phán quyết. - Kết thúc tố tụng khi thấy rằng các bên đều có cơ hội hợp lý đề trình bày vụ việc của mình. QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI - Quyết định có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó nhưng chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. - Quyết định của Hội đồng Trọng tài không cần Tòa án xem xét. - Thời hạn ra phán quyết là 6 tháng, thời hạn này sẽ bắt đầu từ ngày có chữ ký cuối cùng của Ủy Ban Trọng Tài và các bên trong Bản Điều Khoản Tham Chiếu. - Quyết định của Ủy ban Trọng tài phải được Tòa án xem xét và phê duyệt. VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI *Việt Nam đã đưa ra tuyên bố bảo lưu theo Quyết định 453 QĐ/CTN của Chủ tịch nước ngày 28/7/1995. *Khi tham gia Công ước, Việt Nam đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu: *1/ Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại. 2/ Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại. 3/ Mọi sự giải thích Công ước trước Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Vấn đề này được điều chỉnh trong Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” *Với 31 điều (từ Điều 342 đến Điều 373) quy định một cách chi tiết: *Thủ tục *Trình tự xét công nhận và cho thi hành *Các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản của việc công nhận và cho thi hành. III. TÌNH HUỐNG THAM KHẢO *1. Tóm tắt nội dung: * Nguyên đơn, một công ty Libăng, và Bị đơn, một công ty Tây Âu chuyên sản xuất ôtô, đã ký một hợp đồng, theo đó Nguyên đơn sẽ là nhà phân phối cho Bị đơn tại Libăng. Hợp đồng quy định rằng Nguyên đơn không chỉ bán ôtô mà còn thực hiện dịch vụ hậu mãi và cung cấp các phụ tùng thay thế. Do đó Nguyên đơn phải xây dựng một ga-ra ôtô kèm theo một nhà kho. Dựa trên Điều 19 của Hợp đồng về quyền chấm dứt hợp đồng, Bị đơn tuyên bố chấm dứt hợp đồng sau ba tháng, và một trong các lý do được viện dẫn là Nguyên đơn đã không xây dựng ga-ra kèm theo nhà kho. * Theo điều khoản trọng tài ICC nêu trong hợp đồng, Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn theo trình tự trọng tài tại Paris, Pháp. Nguyên đơn cho rằng Bị đơn không được quyền chấm dứt hợp đồng như Điều 19 của Hợp đồng quy định, và đòi bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi nhuận bị tổn thất khoảng một triệu bảng Libăng. 2. Phán quyết của trọng tài: 2.1. Luật áp dụng: - Các trọng tài viên cho rằng nếu hợp đồng được lập với mục đích duy nhất liên quan đến việc bán ôtô thì luật của nước Bị đơn chắc chắn sẽ là luật áp dụng và điều này phù hợp với ý chí của các bên. Hợp đồng đã được Bị đơn ký tại nước họ sau khi Nguyên đơn ký tại Beyrouth (Libăng). Hơn nữa, điểm quan trọng đặc biệt là việc giao hàng phải được thực hiện tại nơi bốc hàng (tại một cảng ở nước Bị đơn), theo Điều 7 của Hợp đồng. Điều này cho thấy rằng mọi hoạt động giao dịch diễn ra tại nước Bị đơn. - Tuy nhiên, các trọng tài viên thấy rằng đối tượng của hợp đồng rộng hơn, đó còn là việc phân phối sản phẩm của Bị đơn ở Libăng. Mặc dù Nguyên đơn phải gánh chịu rủi ro của việc bán được ít hàng, vì thù lao của Nguyên đơn là chênh lệch giữa giá bán và giá mua nhưng Nguyên đơn vẫn có các nghĩa vụ bảo đảm việc phân phối các sản phẩm của Bị đơn ở Libăng. Về phần mình, Bị đơn phải góp ý kiến về việc này song cũng có quyền đòi hỏi Nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ. Điều này có thể thấy qua các cuộc kiểm tra định kỳ như được quy định trong hợp đồng. Do đó, việc bán hàng chỉ là một phần của toàn bộ quan hệ pháp lý giữa Nguyên đơn và Bị đơn mà việc thực hiện được tiến hành tại Libăng. Hơn nữa, tranh chấp đang xem xét phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của Nguyên đơn tại Libăng. 2. Phán quyết của trọng tài: * Các trọng tài viên kết luận: * Xét trong vụ việc này, hợp đồng phải được coi như thực hiện chủ yếu tại Libăng; và do hợp đồng không quy định điều khoản liên quan đến việc lựa chọn luật điều chỉnh nên việc chọn luật Libăng là luật điều chỉnh không thể bị phản đối. * 2.2. Các khiếu kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài hay không: * Về việc đơn kiện của Nguyên đơn là có hội đủ điều kiện để có thể được xem xét hay không, các trọng tài viên đã dẫn chiếu hai Điều khoản của Bộ Luật nghĩa vụ của Libăng. Theo Điều 124: một người gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường cho những thiệt hại đó nếu người đó đã vượt quá giới hạn quyền của mình do thiếu thiện chí. Theo Điều 248 liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng, một người chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại nếu người đó lạm dụng quyền chấm dứt hợp đồng, nói cách khác có nghĩa là nếu những gì mà người đó làm trái với tinh thần của Luật hoặc của hợp đồng. Hai qui định này của luật Libăng giúp cho các trọng tài viên có thể xác định liệu Bị đơn có sử dụng quyền chấm dứt hợp đồng theo Điều 19 là vượt quá hay lạm dụng theo như hai quy định trên. Do đó, Uỷ ban trọng tài quyết định những khiếu kiện này có thể được xem xét (tức các trọng tài viên có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện này). 2.3. Lạm dụng quyền chấm dứt hợp đồng: * Tranh chấp giữa các bên về khối lượng hàng bán, việc bảo quản phụ tùng thay thế và dịch vụ hậu mãi, Bị đơn đã khiếu nại với lý do Nguyên đơn không xây dựng ga-ra kèm theo nhà kho. Tuy nhiên, các trọng tài viên nhận thấy rằng nhà sản xuất ôtô đã hoãn việc giao hàng là liên quan đến khối lượng hang bán không đủ, và do đó viện dẫn này không có cơ sở. * Liên quan đến việc không xây dựng ga-ra kèm theo nhà kho, trọng tài viên cho rằng Bị đơn đã không dành cho Nguyên đơn một cơ hội để giải thích tình trạng của mình trước khi đưa ra thông báo về việc chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế đúng là Nguyên đơn đã hoàn tất kế hoạch xây dựng, và việc xây dựng chỉ đợi cho đến khi mùa mưa ở Libăng kết thúc. * Các trọng tài viên kết luận rằng Bị đơn đã sử dụng quyền chấm dứt hợp đồng trái với tinh thần của hợp đồng như được qui định trong Điều 248 của Bộ Luật nghĩa vụ Libăng. 2.4. Thiệt hại: * Nhà phân phối Libăng đã khiếu kiện đòi tổng bồi thường thiệt hại tương đương với hai năm lợi nhuận bị tổn thất, dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong năm trước, hoặc dựa trên cơ sở trung bình cộng lợi nhuận của ba năm qua. * Theo uỷ ban trọng tài, mặc dù trên thực tế số lượng hàng bán ra trong năm trước có tăng lên nhưng điều này không thể sử dụng để xác định thiệt hại vì thị trường mua bán ô tô luôn luôn biến động về cung cầu. Do đó các trọng tài viên đã chọn phương pháp thứ hai do Nguyên đơn đưa ra. Họ đã tính lợi nhuận ròng trung bình thu được trong ba năm qua là khoảng 150.000 bảng Libăng một năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom 10B - QUY TẮC TỐ TỤNG (ICC).doc
Luận văn liên quan