Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện

Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA THỰC HIỆN 1.1Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 1.1.1Tổ chức cuộc kiểm toán tại công ty kiểm toán DCPA 1.1.2 Tổ chức các phần hành trong kiểm toán và mối quan hệ giữa các phần hành trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán DCPA thực hiện 1.2Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán DCPA 1.2.1Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty kiểm toán DCPA 1.2.2Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty kiểm toán DCPA 1.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty ABC do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với công ty ABC 1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát tại ABC 1.3.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 1.3.3 Thực hiện chương trình kiểm toán trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty khách hàng ABC 1.3.4 Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán CHƯƠNG 2:NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA THỰC HIỆN 2.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 2.1.1 Ưu điểm trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 2.1.2 Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 2.2.1 Hoàn thiện việc đánh giá HTKSNB của công ty 2.2.2. Hoàn thiện thủ tục phân tích 2.2.3. Hoàn thiện chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết 2.2.4. Hoàn thiện về chương trình kiểm toán mẫu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m toán cho tới lúc kết thúc cuộc kiểm toán. Thông qua việc thăm dò tình hình khách hàng và lựa chọn quy mô mẫu chọn cần kiểm toán mà các KTV của DCPA ước lượng thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán. 1.2.2.3 Mối liên hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và việc xây dựng kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Kế hoạch kiểm toán là cơ sở mà tại đó các KTV có thể định hình cho mình một cách làm cụ thể. Thông qua kế hoạch kiểm toán các KTV sẽ tiến hành thu thập thông tin. Từ đó, các KTV sẽ có một cách hiểu chính xác nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như các vấn đề khác về công ty. Qua đó, các KTV sẽ xây dựng, thiết kế nên từng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục. việc phân công KTV đảm nhận từng khoản mục sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của KTV về khoản mục đó. Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Dựa trên kế hoạch kiểm toán, các KTV sử dụng nghiệp vụ kiểm toán cũng như kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình đánh giá về tình hình biến động của khoản phải thu, đánh giá hoạt động KSNB của khoản phải thu, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của khoản phải thu. Qua đó các KTV của công ty tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải thu khách hàng. Đối với các khoản mục khác, trình tự áp dụng kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng khoản mục cũng được áp dụng tương tự. 1.2.2.4 Mối quan hệ giữa kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng với các khoản mục khác trong quy trình kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán DCPA thực hiện Như đã trình bày ở trên nợ phải thu khách hàng là một khoản mục có liên rất nhiều đến các khoản mục khác. Một nghiệp vụ xảy ra có thể liên quan đến các khoản mục khác như: doanh thu, tiền,…. Do vậy, nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với các khoản mục khác trong kiểm toán BCTC. Mối quan hệ giữa khoản phải thu với các khoản khác được thể hiện qua sơ đồ sau: ( các khoản mục được minh họa bằng các tài khoản tương ứng). Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa khoản phải thu và các khoản mục khác TK511 TK333 TK111, 112 TK413 TK131 TK111, 112, 113 TK chiết khấu TK331 TK642 Doanh thu bán chịu Chi hộ khách hàng Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ Khách hàng thanh toán tiền Bù trừ nợ Nợ khó đòi chưa lập dự phòng 1.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty ABC do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng đối với công ty ABC Đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán Công ty ABC là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 219/GP-HN do ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/07/2005. Trụ sở giao dịch chính của công ty là tại lô 21, TT4 Mỹ Đình – khu đô thị Sông Đà, Mễ Trì, TP Hà Nội, Việt Nam. ABC là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng và có tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, chế tạo, lắp ráp và gia công các loại sản phẩm liên quan đến bình nóng lạnh trong giới hạn dây chuyền sản xuất của tập đoàn. Công ty ABC là một khách hàng thường xuyên của công ty kiểm toán DCPA. DCPA đã thực hiện kiểm toán cho ABC trong nhiều năm liên tiếp. Giữa ABC và DCPA có mối quan hệ rất tốt, trong kiểm toán của các năm trước DCPA và ABC không có mâu thuẫn gì, ABC luôn tạo điều kiên thuận lợi cho DCPA tiến hành công việc kiểm toán. Chính vì thế DCPA phần nào hiểu rõ được khách hàng ABC cũng như các chính sách kế toán và hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ABC. So với các năm trước đây ABC không có nhiều thay đổi về ban quản lý. Do vậy, các KTV không cần phải thu thập thêm thông tin về năng lực quản lý của ban giám đốc công ty. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Đây là bước quan trọng cần thiết đối với mỗi cuộc kiểm toán. Thông qua những hiểu biết này kiểm toán viên có được thông tin phục vụ cho quá trình kiểm toán cũng như đưa ra kết luận kiểm toán. Đây là căn cứ quan trọng đầu tiên để DCPA có thể phân công những kiểm toán viên thích hợp và dự kiến chuyên gia bên ngoài. Đối với khách hàng ABC do đây là khách hàng quen thuộc của DCPA nên công việc này thực hiện bằng cách xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, thu thập những thông tin thay đổi của công ty thông qua trao đổi với Ban Giám đốc, qua mạng Internet. Thiết kế kỹ thuật và sản xuất bình nước nóng gia dụng bao gồm: bình nước nóng gián tiếp, bình nước nóng trực tiếp và bình năng lượng mặt trời. Thiết kế kỹ thuật và sản xuất nồi hơi công ngiệp. Thiết kế kỹ thuật và sản xuất các loại điều hòa nhiệt độ. Tư vấn thiết kế sản phẩm tự động. Tư vấn thiết kế hệ thống nóng lạnh công nghiệp và gia dụng. Tư vấn thiết kế phòng tắm. 1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát tại ABC Sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của ABC và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, hai bên tiến hành ký hợp đồng kiểm toán: Khi hợp đồng được ký kết thì điều đó cũng có nghĩa là công ty kiểm toán đã trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của khách hàng. Đối tượng kiểm toán là toàn bộ BCTC của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2009. Phạm vi công việc: Kiểm toán BCTC của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc 31/12/2009 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành. Ngoài ra cũng tiến hành soát xét HTKSNB của công ty. Tại DCPA, kế hoạch kiểm toán được lập ra rất chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm toán tốt nhất. Kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch các buổi gặp gỡ với khách hàng để thu thập thông tin, trao đổi với khách hàng, kế hoạch phục vụ khách hàng. Ngay từ khi chấp nhận kiểm toán bất kỳ một khách hàng nào DCPA cũng lập ra kế hoạch cẩn thận. Từ việc tổ chức gặp mặt trao đổi với khách hàng, thu thập thông tin cơ sở, chuẩn bị tài liệu cho đến chuẩn bị các điều kiện phục vụ khách hàng như cơ sở vật chất, phân công công việc cho các kiểm toán, trợ lý kiểm toán. Các KTV được phân công công việc dưới sự sắp xếp của KTV chính dựa trên cơ sở năng lực, chuyên môn của mỗi người về phần hành được giao và có sự soát xét lẫn nhau trong quá trình làm việc. Cuối cùng để ra được giấy tờ làm việc thì tất cả đều phải qua sự soát xét của cấp cao hơn. Ở DCPA, hệ thống WP sử dụng bao gồm WP tổng hợp (Leadsheet), WP chi tiết (Breakdown & Movement). Các WP đều được KTV thực hiện trên máy tính và được đánh tham chiếu thích hợp như đã đề cập ở trên. KTV đưa ra danh sách những tài liệu yêu cầu bên khách hàng cung cấp. Công việc này giúp cho công việc của KTV diễn ra được thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian kiểm toán hơn. Sau đây là danh sách tài liệu mà DCPA cần ABC cung cấp phục vụ quá trình kiểm toán: Bảng 2: Danh sách các tài liệu phục vụ kiểm toán Nội dung Người cung cấp Ngày nhận Kế hoạch Thực tế Các vấn đề chung + Quyết định thành lập doanh nghiệp,chính sách tài chính, một số quy chế nội bộ khác… + Bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC … + Kế hoạch SXKD trong ngắn hạn và dài hạn của công ty, bảng đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 + Các biên bản kiểm tra, đánh giá, thanh toán…cho năm tài chính 2008, 2009. + Những thay đổi các quy chế quản lý tài chính và hệ thống KSNB trong kỳ hoạt động 01/01/2009 đến 31/12/2009 + Toàn bộ sổ cái, sổ kế toán chi tiết của công ty. …………. Kế toán trưởng Khi bắt đầu làm việc Đối với khoản mục phải thu khách hàng Chi tiết các khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2009 Kế toán viên Khi bắt đầu làm việc Biên bản xác nhận (đối chiếu) công nợ với khách hàng tại thời điểm 31/12/2009 ( nếu có ). Kế toán viên Khi bắt đầu làm việc Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, ban giám đốc công ty sẽ tiến hành phân công công việc cụ thể cho từng KTV trong đoàn kiểm toán. Tại DCPA việc phân công công việc cho các nhân viên luôn dựa vào tính độc lập và trình độ chuyên môn của các KTV. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty DCPA tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát nhằm đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB của công ty khách hàng. Thông qua đó KTV có thể có những quyết định cần thiết trong bước công việc tiếp theo. Nhìn chung môi trường kiểm soát của ABC năm 2009 không có nhiều thay đổi so với năm 2008. KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát thông qua việc đánh giá: Tính chính trực, năng lực quản lý của Ban giám đốc Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ABC. Cam kết của khách hàng về tính trung thực, hợp lý của các tài liệu cung cấp. Hoạt động của hệ thống kế toán, HTKSNB. Từ những đánh giá trên, KTV đưa ra những kết luận thích hợp về rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát của công ty khách hàng. Để đánh giá được, KTV có thể tiến hành bằng nhiều cách. Đối với khách hàng ABC, DCPA đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát bằng phương pháp phỏng vấn Ban Giám đốc và nhân viên công ty thông qua bảng câu hỏi. Bảng 3: Câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát Tiêu chí đánh giá Có Không Ban lãnh đạo công ty có độc lập trong hoạt động ra quyết định hay không? Có Việc quản lý của ban giám đốc có tập trung vào một cá nhân hay không? Không Đơn vị có áp dụng chính sách kế toán không rõ ràng hay không? Không Trình độ của các kế toán viên có đáp ứng yêu cầu đề ra hay không? Có Có tách bạch giữa kế toán công nợ và thủ quỷ không? Có Có đánh số thứ tự của các chứng từ trong quá trình lưu thông không? Có Qua những thông tin thu được ở trên KTV đánh giá môi trường kiểm soát của công ty ABC là khá tốt. Điều này làm công ty giảm bớt được một số thủ tục kiểm toán không cần thiết. Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại khách hàng ABC: Sau khi thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý cũng như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ…KTV cần tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính của công ty ABC phụ thuộc vào tình hình cụ thể tại Công ty và tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó. Đối với khoản mục nợ phải thu cũng không phải là ngoại lệ, mức trọng yếu và rủi ro tại ABC được các KTV của DCPA xác định dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Tại DCPA, mức trọng yếu được đánh giá đối với các khoản phải thu khách hàng được xác định theo tổng doanh thu hàng năm. Đối với ABC mức trọng yếu được xác định trên tổng doanh thu của công ty là: 231.600.000. Sau khi DCPA xác định được mức trọng yếu, các KTV cần tiếp tục tiến hành xác định mức rủi ro mong muốn. đối với khách hàng ABC mức rủi ro mong muốn là: 231.600.000/2 =115.800.000. Do đó, khoản mục nợ phải thu khách hàng được đánh giá là không trọng yếu. Mặt khác, như đã đánh giá ở trên HTKSNB của công ty hoạt động khá hiệu quả nên công việc kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng được đánh giá là tương đối thuận lợi. Phối hợp, chỉ đạo giám sát và kiểm tra: Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Các kiểm toán viên đã tiến hành thảo luận rất nhiều với các nhân viên cũng như ban quản lý của công ty ABC. Họ gặp nhau trao đổi về các vấn đề mà các KTV còn chưa rõ về công ty. ABC đã luôn có ý thức hợp tác và trả lời những câu hỏi mà các KTV đưa ra. Đồng thời, cũng trong quá trình đó, các KTV của DCPA luôn chịu sự giám sát của ban lãnh đạo công ty. Dù ban lãnh đạo công ty không trực tiếp xuống tận ABC nhưng bằng những cuộc điện thoại hay qua internet ban lãnh đạo đã chỉ huy các thành viên trong nhóm một cách nghiêm túc nhất có thể. 1.3.2 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Như đã trình bày ở trên, đối với từng khoản mục chương trình kiểm toán được lập theo chương trình kiểm toán mẫu. Tuy nhiên, không phải mọi khách hàng các KTV cũng thực hiện tất cả các thủ tục trong mẫu. Tùy thuộc vào khách hàng mà các KTV có thể linh động lược bỏ hay thêm vào một vài thủ tục. Tùy theo nhận định của KTV. Qua đánh giá ban đầu về ABC các KTV nhận định. Nhìn chung tình hình hoạt động của công ty tốt, HTKSNB hoạt động có hiệu quả. Trình độ của nhân viên trong công ty nói chung và bộ phận kế toán nói chung là đạt yêu cầu, tình hình chấp hành pháp luật của nhà nước cũng như chấp hành chuẩn mực kế toán là tốt. Cuối cùng các KTV của công ty tiến hành thiết lập chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng cho công ty ABC. Cụ thể, chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại ABC được tiến hành như sau: Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Công việc này được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng và độ tin cậy của thông tin. Nếu kết quả của các thử nghiệm kiểm soát đem lại độ tin cậy cho kiểm toán viên về HTKSNB của đơn vị thì kiểm toán viên sẽ sử dụng những bằng chứng này để đánh giá và giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên chỉ lựa chọn một số thử nghiệm chủ yếu đảm bảo những kiểm soát này tác động đến hầu hết các rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng. Công việc đánh giá này bao gồm: Bảng 4: Bảng thực hiện các thủ tục kiểm soát Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu Công việc kiểm soát nội bộ Người thực hiện Tham chiếu Tính đầy đủ của thông tin Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản phải thu khách hàng đã được ghi sổ và đúng niên độ kế toán Đối chiếu sổ sách kế toán với các hóa đơn chứng từ. Tính có thật Xem xét mức độ trung thực, mức độ tuân theo các quy định của các nghiệp vụ liên quan đến khoản nợ phải thu. Các nghiệp vụ liên quan đến khoản nợ phải thu đã được phê chuẩn Phân tách nhiệm vụ của người thu tiền và người hạch toán Xem xét quy định tài chính của công ty, kiểm tra hóa đơn về khoản nợ phải thu. Tính chính xác Các khoản phải thu được ghi sổ có đúng giá trị thật của nó. Cách ly trách nhiệm giữa người lập hóa đơn và người vào sổ. Định giá Số liệu đưa vào khoản phải thu được tính toán một cách chính xác. Kiểm tra sự chính xác về mặt con số bằng cách cộng lại. Việc ghi các khoản phải thu trên BCTC là gần đúng với giá trị thu hồi được Kiểm tra các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, các căn cứ để trích lập khoản đó. Trình bày và khai báo Các nghiệp vụ phát sinh phải được phản ánh đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán Soát xét đối chiếu nội bộ việc phân loại cần chú ý các nghiệp vụ đặc biệt. Qua việc đánh giá ở trên, các KTV của DCPA đã đưa ra nhận xét: các công việc tại ABC được phân chia tách bạch có sự phân chia, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân thực hiện. Mỗi bộ phận lại có một quản lý trực tiếp riêng. Cơ cấu kiểm tra chéo lẫn nhau trong công ty đã tạo lập được một môi trường làm việc hiệu quả, nghiêm túc và khoa học. Đội ngũ nhân viên kế toán có kiến thức vững chắc, có trình độ, có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Thiết kế thủ tục phân tích: Sau khi tiến hành tìm hiểu HTKSNB và thực hiện các thủ tục kiểm soát của ABC, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản phải thu khách hàng. Các công việc cần làm mà các KTV cần thực hiện trong bước này bao gồm: Bảng 5: Các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán Thủ tục phân tích Người thực hiện Tham chiếu Yêu cầu các kế toán viên cung cấp các thông tin về các khoản phải thu khách hàng, sau đó đối chiếu với sổ chi tiết, BCTC tại thời điểm khóa sổ kế toán. Dựa vào những hiểu biết của KTV phân tích sự biến động của các số liệu giữa kỳ này với kỳ trước và giữa các chỉ tiêu trong kỳ để thấy được khả năng thanh toán của khách hàng. Sau đó, dựa trên những tài liệu thu thập được như sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối số phát sinh, KTV tiến hành tổng hợp lên giấy tờ làm việc của mình những số liệu về số dư cuối kỳ, số dư đầu kỳ sau đó tiến hành đối chiếu số liệu đã thu thập với các sổ sách chứng từ liên quan. Sau khi tiến hành tổng hợp các số liệu của các khoản phải thu trên giấy tờ làm việc chung, KTV tiến hành thu thập danh sách chi tiết các khoản phải thu khách hàng. Thông thường, đối với bất cứ khoản mục nào, KTV cũng tiến hành thực hiện tổng hợp các khoản mục cùng tính chất trên Leadsheet, sau đó mới tiến hành phân tích chi tiết tới từng khoản mục (được thực hiện trên các giấy tờ làm việc có đuôi 40,41,42..). Trên cơ sở đó tiến hành chọn mẫu, kiểm tra chi tiết nhằm khẳng định tính đầy đủ, hợp lý, trọn vẹn, đúng kỳ và tính giá của khoản mục. Thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết: Trong bước này kiểm toán viên cũng tiến hành thu thập tổng hợp các đối ứng phát sinh và kiểm tra chứng từ một vài nghiệp vụ phát sinh để xác định số dư các khoản phải thu bằng các bước sau: Bảng 6: Thủ tục kiểm tra chi tiết thực hiện Mục tiêu Phương pháp thực hiện Người thực hiện Tham chiếu Xác định số dư các khoản phải thu Kiểm tra danh mục tài khoản nhằm phát hiện những nghiệp vụ bất thường. Thực hiện kiểm tra đối với khoản nợ phải thu khách hàng có số dư có. Thực hiện gửi thư xác nhận đối với khoản phải thu khách hàng. Kiểm tra chứng từ. sổ kế toán toán tại thời điểm khóa sổ. Xác định tính trung thực của thông tin Chọn mẫu khách hàng, thực hiện kiểm tra các chứng từ sổ sách kế toán Kiểm tra các bút toán bất thường, các hóa đơn chứng từ tồn đọng lâu chưa được xử lý Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Kiểm tra căn cứ, quy định của công ty cũng như quy định của nhà nước đối với quá trình trích lập dự phòng của công ty. Điều tra về khách hàng không trả được nợ dẫn đến việc lập dự phòng của công ty. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá ảnh hưởng của nó tới việc thanh toán nợ của công ty. Đánh giá ngoại tệ Xem xét việc quy đổi ngoại tệ có phù hợp với tỷ giá tại thời điểm đó hay không Sau đó các KTV tại DCPA tiến hành lập bảng tổng hợp đối ứng nhằm phát hiện các khoản mục bất thường xảy ra trong công ty. 1.3.3 Thực hiện chương trình kiểm toán trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty khách hàng ABC Do ABC là khách hàng truyền thống của công ty nên DCPA đánh giá lại HTKSNB của công ty khách hàng dựa trên những thông tin trên hồ sơ kiểm toán năm trước. Qua những thông tin đã tìm hiểu năm trước, HTKSNB của công ty được đánh giá khá hiệu quả. Các công việc được tiến hành phân chia tách bạch, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Mỗi bộ phận lại có một quản lý trực tiếp riêng. Cơ cấu kiểm tra chéo lẫn nhau trong công ty đã tạo lập được một môi trường làm việc hiệu quả, nghiêm túc và khoa học. Đội ngũ nhân viên kế toán có kiến thức vững chắc, có trình độ, có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Tuy nhiên, do các khoản phải thu của công ty chủ yếu là thu hộ các công ty có mối quan hệ trong tập đoàn và khách hàng là công ty mẹ nên công ty không đưa ra chính sách tín dụng đối với khoản phải thu, đồng thời cũng không có chính sách thu hồi và đối chiếu công nợ từng kỳ hoặc cuối năm. KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ để thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Bảng 7 : Trích giấy tờ làm việc tại DCPA Mục tiêu Tính đầy đủ, tính có thật, tính chính xác, trình bày và khai báo. Công việc thực hiện Chọn một số hóa đơn chưa trả tiền để kiểm tra Kiểm tra các chứng từ kèm theo như hợp đồng, biên bản bàn giao… Số tiền Ghi chú SA.ST.001 Công ty cổ phần Thái Nguyên 13/02/2009 T090243 27.288.677 27.288.677 - Có hợp đồng bán hàng trong đó quy định chi tiết Về bán chịu. Có biên bản giao hàng, đủ chữ ký Của hai bên. Số tiền trên hóa đơn tính đúng. Đạt được mục tiêu đầy đủ, tính có thật, trình bày Khai báo SA.HS.041 DNTN Bà Triệu 02/11/2009 PS0911655 82.350.000 82.350.000 05/11/2009 000043 95.909.971 95.909.971 SA.NC.032 Công ty TNHH Hòa Bình dd/mm/yy IN 0007 45.345.232 dd/mm/yy IN 0008 456.234.232 dd/mm/yy IN 0009 98.234.123 - Total 805.362.235 805.362.235 Tên khách hàng Ngày tháng hóa đơn Kế toán phản ánh 45.345.232 456.234.232 98.234.123 Có hợp đồng bán hàng trong đó quy định Về bán chịu. Có biên bản giao hàng, đủ chữ ký Của hai bên. Số tiền trên hóa đơn tính đúng. Đạt được mục tiêu đầy đủ, tính có thật, trình bày Khai báo Có hợp đồng bán hàng trong đó quy định Về bán chịu. Có biên bản giao hàng, đủ chữ ký Của hai bên. Số tiền trên hóa đơn tính đúng. Đạt được mục tiêu đầy đủ, tính có thật, trình bày Khai báo Kết luận Hệ thống kiểm soát của Công ty khá hiệu quả Sau khi tiến hành tìm hiểu HTKSNB của ABC, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích đối với các khoản phải thu. Tại công ty ABC, các khoản phải thu bao gồm phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu ngân sách Nhà nước, phải thu khác. Liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng, dựa trên những tài liệu thu thập được như sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối số phát sinh, KTV tiến hành tổng hợp lên giấy tờ làm việc của mình những số liệu về số dư cuối kỳ, số dư đầu kỳ sau đó tiến hành đối chiếu số liệu đã thu thập với các sổ sách chứng từ liên quan. Với số dư đầu kỳ, do ABC là khách hàng truyền thống của công ty, nên KTV không tiến hành kiểm tra. Sau khi tiến hành tổng hợp các số liệu của các khoản phải thu trên giấy tờ làm việc chung, KTV tiến hành thu thập danh sách chi tiết các khoản phải thu. Thông thường, đối với bất cứ khoản mục nào, KTV cũng tiến hành thực hiện tổng hợp các khoản mục cùng tính chất trên Leadsheet, sau đó mới tiến hành phân tích chi tiết tới từng khoản mục (được thực hiện trên các giấy tờ làm việc có đuôi 40,41,42..). Bảng 8: Bảng tổng hợp các khoản phải thu # Tên tài khoản Tham chiếu 31/12/2009 Ghi chú Bút toán điều chỉnh Bút toán phân loại lại Số liệu kiểm toán 31/12/2008 Ghi chú Chênh lệch %> 131 Phải thu khách hàng 1340 1.160.208.000 - - 1.160.208.000 951.370.560 {a} 208.837.440 18% 313 Trả trước cho người bán - - - - (158.127.045) {a} 158.127.045 -100% Total 7.492.830.218 - - 7.492.830.218 6.755.732.954 737.097.264 11% 133 Phải thu về đầu tư xây dựng cơ bản - - - - - {a} - 0% 134 Phải thu nội bộ - - - - - {a} - 0% 135 Phải thu khác 1350 3.593.985.565 - - 3.593.985.565 514.002.717 {a} 3.079.982.848 599% 139 Dự phòng nợ phải thu khó đòi (34.118.182) - - (34.118.182) - {a} (34.118.182) -100% Grand total 11.052.697.601 - - 11.052.697.601 7.269.735.671 3.782.961.930 52% Ghi chú: {a} Số liệu đã kiểm toán năm trước bởi DCPA Đối với khoản phải thu khách hàng, KTV tiến hành tổng hợp số dư TK 131 chi tiết theo đối tượng để kiểm tra việc ghi chép, theo dõi công nợ của kế toán, qua đó để đánh giá về công tác kế toán tại công ty ABC. Bảng 9: Bảng tổng hợp chi tiết khoản phải thu khách hàng theo từng khách hàng Đơn vị: đồng STT Mã số Tên khách hàng Số dư đầu kỳ 01/01/2009 Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ 31/12/2009 Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 HK ABC HK - - 7.300.560.000 7.300.560.000 - - 2 IN ABC INC 951.370.560 - 3.480.624.000 3.271.786.560 1.160.208.000 - Nhìn vào bảng tổng hợp khoản phải thu khách hàng ta thấy khoản phải thu khách hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng 208.837.440 (đồng), tương đương 18%. Trên cơ sở đó, KTV tiến hành xác định mẫu trung gian mà theo đó KTV có được rủi ro ở mức mong muốn. Giá trị đó được gọi là J, J được xác định bằng cách sau: J = MP/R (thông thường lấy R =2 do KTV muốn mở rộng phạm vi kiểm toán). Số mẫu mà kiểm toán viên lựa chọn là 8. Tiếp theo, KTV lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm phát hiện các đối ứng bất thường. Bảng 10: Bảng tổng hợp đối ứng tài khoản CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Số 82 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Mục tiêu Phát hiện đối ứng bất thường Công việc Lập tổng hợp đối ứng Khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 1/1/2009-31/12/2009 TK đối ứng Nợ Có 511 9.890.994.495 333 890.189.505 111 1.519.367.278 112 9.052.979.282 Kết luận Không có đối ứng bất thường phát sinh Qua giải thích đối ứng thấy không có nghiệp vụ bất thường nào xảy ra. Do đó KTV không đi sâu vào kiểm tra chi tiết các đối ứng mà chuyển sang bước công việc khẳng định số dư. Từ bảng chi tiết công nợ, Kiểm toán viên yêu cầu khách hàng ABC cung cấp các xác nhận số dư tại thời điểm 31/12/2009 với các khách hàng của đơn vị để đối chiếu khẳng định số dư của khoản mục nợ phải thu khách hàng. Trong quá trình xác định số dư của khách hàng, các KTV có thể sử dụng các phương pháp như kiểm tra chứng từ, sổ sách hay gửi thư xác nhận tới khách hàng của ABC,… Do số lượng khách hàng của ABC ít. Do đó công ty tiến hành gửi thư xác nhận tới hầu hết các khách hàng. Mẫu thư xác nhận mà DCPA tiến hành gửi cho khách hàng của ABC như sau: Trích mẫu thư xác nhận tại DCPA Bảng 11: Mẫu thư xác nhận tại công ty DCPA Date: 19 March 2010 To: ABC INCS. 1270 Oakmead Parkway, Suite 310 Sunnyvale, CA 94085, USA Tel: (852) 2956 3333 Fax:  (852) 2956 0111 Attn: Chief Accountant/Financial Controller Dear Sir or Madam, Our auditors, DCPA Auditing and Consulting Company (DCPA) are conducting an audit of our financial statements for the year ended 31 December 2009. Accordingly, please confirm directly to our auditors the balances of our receivables from you as at 31 December 2009 and transactions with you for the year then ended and furnish them a copy of your statement of accounts or details making up such balances. Prompt compliance with this request by answering our auditors through their facsimile number (84-4) 6 227 450 will be highly appreciated. Sincerely yours, Chew Chua Song General Director To: DCPA AUDITING AND CONSULTING COMPANY Floor 6, No. 82 Bach Mai, Hanoi, Vietnam Tel: (84-4) 6 227 449 Fax: (84-4) 6 227 450 Attn: Pham Thi Quynh - Auditor We confirm that as at 31 December 2009 our balance due to ABC INCS is USD64.668; Except matters as noted below: S Attachment list: Yes _ No _ Signature: Position: Name and stamp of Company Date: Sau khi gửi thư xác nhận KTV tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ sách. KTV thấy không có chênh lệch giữa thư xác nhận và số liệu ghi sổ. Tiếp theo, KTV chọn mẫu các chứng từ, hoá đơn bán hàng chưa thanh toán rồi đối chiếu với số liệu trên sổ sách. Mục tiêu là để kiểm tra tính có thực của các khoản phải thu. Sau đó KTV thể hiện kết quả làm việc này trên giấy tờ làm việc trên giấy tờ mang số tham chiếu [1340]. Bảng 12: Phải thu khách hàng – chi tiết PHẢI THU KHÁCH HÀNG – CHI TIẾT   Reference [1340] Mục tiêu kiểm tra tính đầy đủ, trọn vẹn, tính giá, chính xác số học, đúng kỳ và phân loại của khoản nợ phải thu khách hàng Công việc Chi tiết các khỏan phải thu khách hàng theo từng đối tượng Thu thập các chứng từ, sổ sách có liên quan đến các khoản phải thu Tiến hành đối chiếu số dư của khoản phải thu giữa các sổ sách, chứng từ, báo cáo Thu thập các chứng từ liên quan và đối chiếu lại nếu có khỏan phải thu cuối 2009 đã thu được vào đầu 2010 Cụ thể Tên của khách hàng Đơn vị tiền tệ Tham chiếu số lượng gốc tỷ gía chuyển đổi VND thực tế số lượngtrên sổ sách {a} ABC INC USD [1341] - M 64.668 17.941 1.160.208.000 1.160.208.000 Total 1.160.208.000 1.160.208.000 [1310] Ghi chú {a} Tỷ giá chuyển đổi là tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2009 {b} Theo thư xác nhận của khách hàng Kết luận Mục tiêu đã thành công Khách hàng: ABC Việt Nam Trang [1/1] Do các khách hàng của công ty ABC vừa là khách hàng trong nước vừa là khách hàng nước ngoài nên KTV phải tiến hành đánh giá số dư phải thu khách hàng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 31/12/2009. Trên giấy tờ làm việc mang số tham chiếu 1310 và 1340 KTV đã ghi rõ số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Đối với số dư cuối kỳ của năm 2008 cũng như các năm khác trước, do ABC là khách hàng thường xuyên của DCPA nên các số liệu này đã được DCPA kiểm toán và hoàn toàn có thể tin tưởng. Khi hoàn thành những bước trên, KTV đưa ra kết luận là những mục tiêu của mình đặt ra đều được đảm bảo, các khoản phải thu đều được ghi chép đầy đủ, theo dõi chi tiết đến từng đối tượng, các mục tiêu đánh giá, tính đúng kỳ đều được thực hiện đúng đắn và chính xác. Do vậy, các KTV không yêu cầu khách hàng thực hiện điều chỉnh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Bảng 13: Trang kết luận kiểm toán. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Số 82 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Kết luận kiểm toán Khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 1/1/2009-31/12/2009 Các vấn đề phát hiện Không phát hiện vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. Kết luận Theo quan điểm của KTV, Số dư 1.160.208.000 của tài khoản 131 không có sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. 1.3.4 Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Các thủ tục kiểm toán này thường được thực hiện với những tài khoản trọng yếu mà rủi ro thấp. Ngoài ra các thủ tục kiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định của các cơ quan chức năng khác. Sau khi các KTV hoàn thiện giấy tờ làm việc, chủ nhiệm kiểm toán thực hiện rà soát hồ sơ kiểm toán để đảm bảo tính chính xác của thông tin đã được kiểm toán. Đồng thời, các bút toán điều chỉnh được tập hợp để thảo luận kiến nghị với khách hàng. Buổi thảo luận cũng bao gồm các khoản mục chưa được hoàn tất với lý do từ phía khách hàng. Nội dung của cuộc họp này sẽ được ghi chép lại trong Biên bản cuộc họp và lưu vào hồ sơ kiểm toán như là một bằng chứng cần thiết cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC của công ty khách hàng. Trong quá trình họp tổng kết, ABC đã nhất trí sửa chữa những sai lệch và những thiếu sót trong quá trình lập cũng như phát hành BCTC theo ý kiến của KTV. Cuối cùng, các KTV tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán bao gồm bốn bản, trong đó có hai bản tiếng anh và hai bản bằng tiếng việt. tại DCPA báo cáo kiểm toán bao gồm cả Báo cáo của Ban Giám đốc công ty khách hàng và BCTC đã được kiểm toán. Ngoài ra, DCPA còn phát hành thư quản lý kèm theo cho Ban Giám đốc khách hàng nếu như khách hàng yêu cầu. sau đây là mẫu báo cáo kiểm toán do DCPA lập: BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Kính gửi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty ABC Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Bảng Cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 cùng với các báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Lưu chuyển tiền tệ của Công ty ABC (gọi tắt là “Công ty”) được lập cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Báo cáo tài chính kèm theo được lập phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Kiểm toán viên Như đã trình bày trong Báo cáo của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc tại trang 1 và 2, Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính này dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Cơ sở của ý kiến Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các Chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên cơ sở chọn mẫu, các bằng chứng xác minh cho các số liệu và thuyết minh trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành đánh giá các nguyên tắc kế toán được áp dụng và những ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá về việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi. Ý kiến Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. Nguyễn Tuấn Anh Giám đốc Chứng chỉ Kiểm toán viên số 0xx/KTV Thay mặt và đại diện cho Nguyễn Cảnh Dương Kiểm toán viên Chứng chỉ Kiểm toán viên số 8xx/TV CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Hà Nội, Ngày 25 tháng 03 năm 20010 Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, ban kiểm toán tiến hành họp và đúc rút kinh nghiệm. Đây là công việc rất cần thiết cho các KTV còn ít kinh nghiệm. Các vấn đề lưu ý sẽ được ban giám đốc thảo luận và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Và hồ sơ kiểm toán của công ty là nơi lưu trữ tất cả các giấy tờ trong quá trình làm việc của các KTV. Sau đó hồ sơ kiểm toán của công ty được cất giữ và bảo quản rất cẩn thận. Sau cuộc kiểm toán, ban giám đốc cũng như các nhân viên trong công ty phải có trách nhiệm liên lạc thường xuyên với công ty ABC, đảm bảo mọi vấn đề phát sinh sau cuộc kiểm toán đều được các KTV của DCPA có phương hướng giải quyết. CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA THỰC HIỆN 2.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 2.1.1 Ưu điểm trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Thứ nhất, về chương trình kiểm toán mẫu Đây là chương trình kiểm toán theo mẫu sẵn, áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi khách hàng. Chương trình kiểm toán được xây dựng khá hợp lý và chi tiết đến từng khoản mục, được đánh giá có nhiều ưu việt và phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình kiểm toán này bao gồm những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần được thực hiện, sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Tại DCPA chương trình kiểm toán mẫu được cập nhật Chương trình kiểm toán của công ty được cập nhật hàng năm dựa trên những kinh nghiệm thu thập được của KTV trong mùa kiểm toán và những thay đổi về các chính sách kế toán, kiểm toán trong năm của Bộ tài chính. Do đó chương trình kiểm toán càng ngày càng phù hợp, hiệu quả hơn. Quy trình kiểm toán của DCPA được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, đồng thời lựa chọn và vận dụng những chuẩn mực, thông lệ chung của quốc tế trên cơ sở phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại Việt Nam. Chương trình kiểm toán mẫu của DCPA có thể coi như là một văn bản hướng dẫn cho các kiểm toán viên trong thực hiện công tác kiểm toán. Thứ hai, về quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng của Công ty Quy trình kiểm toán Nợ phải thu của Công ty là khá phù hợp. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải thực hiện các bước công việc như tìm hiểu hoạt động của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kế toán và các chính sách kế toán, đánh giá trọng yếu rủi ro. Từ đó, KTV tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán. Quy trình này đảm bảo cho KTV hiểu rõ bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, có quan điểm đúng đắn khi xác định rủi ro, từ đó có thái độ hoài nghi hợp lý khi thực hiện kiểm toán. Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch đều tuân theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện lần lượt từ thử nghiệm kiểm soát đến thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá tốt thì KTV tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với lý luận kiểm toán. Trong thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết, KTV đã sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán hợp lý, đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm toán hữu hiện làm cơ sở hình thành nên ý kiển kiểm toán. Dù Công ty đã xâydựng được quy trình kiểm toán chuẩn nhưng Ban Giám đốc công ty cũng đã rất sáng tạo và nhạy bén trong vận dụng quy trình kiểm toán đó cho các khách hàng khác nhau. Đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng, quy trình kiểm toán được xây dựng cụ thể, chi tiết để thuận tiện cho các nhân viên có thể tham khảo và thực hiện tuy nhiên cũng được chọn lọc để thực hiện phù hợp với quy mô của Công ty. Đặc biệt quy trình kiểm toán này rất hiện đại do được cập nhật hàng năm, từ đó đảm bảo hiệu quả làm việc và chất lượng của cuộc kiểm toán luôn ở mức cao nhất. Với những cố gắng như vậy, Công ty đang cùng Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) xây dựng các tài liệu về hồ sơ kiểm toán, quy trình kiểm toán mẫu với kỳ vọng những tài liệu này sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp kiểm toán có quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam. Thứ ba, về vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán Tại DCPA, Hệ thống kiểm soát chất lượng luôn được ban giám đốc công ty coi trọng. Hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty được thiết lập ở nhiều mặt như: nhân sự, tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán. Công ty luôn có chính sách kiểm soát chặt chẽ trong từng khâu của cuộc kiểm toán. Vì vậy, chất lượng của cuộc kiểm toán do công ty thực hiện luôn có độ chính xác cao. Thứ tư: Cách thức tổ chức và lưu trữ hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán của DCPA được sắp xếp, bố trí khoa học. Các phần hành đều được quy định rõ ràng, cụ thể. Đồng thời đều được đánh tham chiếu, rất thuận tiện cho kiểm tra rà soát. Các giấy làm việc được trình bày rõ ràng, quản lý chặt chẽ giúp cho KTV cũng như những người không tham gia kiểm toán trực tiếp có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ làm việc trên hồ sơ kiểm toán. 2.1.2 Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Thứ nhất, về chương trình kiểm toán mẫu Các chương trình kiểm toán nói chung và chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng nói riêng của DCPA được thiết kế sẵn, áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi khách hàng mà không xây dựng riêng cho từng khách hàng cụ thể, vấn đề này phần nào gây khó khăn cho việc kiểm toán các loại hình khách hàng khác nhau. Thứ hai, phương pháp đánh giá HTKSNB Tại DCPA công việc đánh giá HTKSNB của khách hàng chỉ thông qua bảng câu hỏi về HTKSNB được công ty xây dựng chung cho mọi khách hàng. Các câu hỏi đều giống nhau khi áp dụng cho các khách hàng. Việc sử dụng bảng câu hỏi này tuy giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán nhưng nó lại bộc lộ những hạn chế rất rõ rệt như: nó không linh hoạt trong việc áp dụng chung cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đặc biệt, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều khách hàng hơn ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tìm đến DCPA. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có những chính sách hợp lý để có thể ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán. Mặt khác, việc thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn do các câu hỏi đưa ra phải mang tính logic, phù hợp để có thể ngăn chặn được các câu trả lời không trung thực. Thứ ba, trong thực hiện thủ tục phân tích Trong mọi cuộc kiểm toán, thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp KTV nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty. Mặt khác,thủ tục phân tích còn giúp KTV trong việc lựa chọn quy mô mẫu chọn, nhận biết được các sai phạm dễ xảy ra,... tuy nhiên, tại DCPA quá trình vận dụng thủ tục phân tích vào kiểm toán dường như chưa được đầu tư đúng mức. Thay vào đó, các KTV tại DCPA lại sử dụng khá nhiều thời gian vào các thủ tục kiểm tra chi tiết. Thứ tư, về thủ tục kiểm tra chi tiết DCPA tiến hành chọn mẫu dựa trên việc phân bổ mức trọng yếu tổng thể và phân bổ mức trọng yếu chi tiết cho các khoản mục, nghiệp vụ. Tuy nhiên việc chọn mẫu đôi khi phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của KTV. KTV thường chọn những nghiệp vụ có giá trị lớn, có khả năng chứa đựng sai sót. Công việc này phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực phân tích của KTV. Điều này cần phải hạn chế khi thực hiện kiểm toán, nhất là khi Công ty có những khách hàng lớn, việc chọn mẫu theo phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. 2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện 2.2.1 Hoàn thiện việc đánh giá HTKSNB của công ty Việc đánh giá HTKSNB là rất quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán. Nó giúp KTV có những nhận xét ban đầu về công ty khách hàng. Do đó, việc xây dựng một quy trình đánh giá HTKSNB chính xác là một yêu cầu rất thiết thực đối với mọi công ty kiểm toán. Như đã trình bày ở trên tại DCPA việc đánh giá HTKSNB chỉ dựa vào mình bảng câu hỏi để kiểm tra sự tồn tại của HTKSNB. Để công việc này được thực hiện một cách tốt hơn, em xin đưa ra một số ý kiến như sau: + Bên cạnh việc đánh giá HTKSNB của khách hàng bằng bảng câu hỏi, DCPA nên thực hiện kết hợp với phương pháp lưu đồ và Bảng tường thuật. Việc kết hợp hai phương pháp như trên sẽ giúp KTV hiểu biết chính xác hơn về HTKSNB của khách hàng. + Trong quá trình tìm hiểu các thủ tục kiểm soát phải thu khách hàng, các KTV của DCPA nên chọn một số mẫu đại diện để đối chiếu phân tích sự hợp lý và chính xác của các số liệu được trình bày trên đó. Qua đó để khẳng định tính hiệu lực trong HTKSNB của công ty khách hàng. 2.2.2. Hoàn thiện thủ tục phân tích Như đã trình bày ở trên thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm toán. Thủ tục phân tích là một quá trình xuyên suốt, ngay từ khi chuẩn bị kiểm toán cho tới khi kết thúc công việc này đều dử dụng thủ tục phân tích. Vì vậy, em xin đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện thủ tục phân tích tại công ty: + Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, các KTV của DCPA cần thực hiện thủ tục phân tích để có những hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình tài chính của khách hàng. Để làm được điều đó các KTV cần thực hiện thu thập các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Sau đó các KTV tiến hành phân tích các thông tin này để thấy được sự biến động cũng như mối liên hệ của các khoản mục trên BCTC. Sau khi có được kết quả phân tích, nếu KTV phát hiện thấy những biến động bất thường xảy ra họ sẽ tiến hành thảo luận với nhà quản lý công ty và nghe lời giải thích của họ. + Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: ngoài những công việc mà các KTV tại DCPA đã thực hiện ở trên. Theo em các KTV còn nên thực hiện một số công việc khác như sau: Tổng hợp số dư của các khoản mục kiểm toán, tiến hành phân tích ảnh hưởng của các khoản mục đến các chính sách của công ty nói riêng và của người sử dụng thông tin nói chung. Đối với khoản phải thu khách hàng, KTV có thể sử dụng các chỉ tiêu như là số vòng quay của các khoản phải thu, ngày thu tiền bình quân. Qua đó KTV có thể biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.3. Hoàn thiện chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên nên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết theo các phương pháp khoa học như chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất để chọn được mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể các nghiệp vụ xảy ra. Công ty nên áp dụng các phân mềm chọn mẫu. Các phần mềm này sẽ làm giảm một số công việc của KTV, giúp KTV tập trung vào các công việc khác. Mặt khác, phần mềm sẽ cho mẫu có tính ngẫu nhiên và khoa học hơn. Hiện nay hầu hết các công ty kiểm toán đều áp dụng các phần mềm chọn mẫu. Công ty có thể tìm mua các phần mềm này khá dễ dàng. Công ty có thể trao đổi với các công ty kiểm toán khác để có những tư vấn cần thiết cho lựa chọn phần mềm. 2.2.4. Hoàn thiện về chương trình kiểm toán mẫu Khách hàng của Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản suất, thương mại, xây dựng, ... Mỗi ngành nghề có một đặc trưng riêng, do đó, chịu ảnh hưởng của những nguyên tắc kế toán đặc thù. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp xây dựng, tính toán doanh thu là một vấn đề khó khăn và cực kỳ quan trọng. Trong quá trình kiểm toán, công ty nên xây dựng các chương trình kiểm toán khác nhau, với những phương pháp kiểm toán đặc trưng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ: công ty nên xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thương mại,… để trong quá trình kiểm toán tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau mà chúng ta áp dụng chương trình kiểm toán mẫu nào. Mặt khác, công ty cũng nên tăng cường đào tạo cho nhân viên để họ thực sự hiểu về chương trình kiểm toán, để có thể vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán đã nêu ở trên. Đồng thời, từ kinh nghiệm kiểm toán của Công ty, Công ty nên thiết kế một phụ lục về các thủ tục kiểm toán bổ sung và kèm theo đó là hướng dẫn để thực hiện phụ lục đó. Khi cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, KTV căn cứ theo thực tế kiểm toán để đưa ra các thủ tục kiểm toán. Tuy nhiên, công việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của KTV, mang nhiều tính xét đoán nghề nghiệp. Nếu Công ty xây dựng được phụ lục về các thủ tục kiểm toán bổ sung thì KTV sẽ có định hướng tốt trong thiết kê các thủ tục này. Điều đó làm cho hiệu quả công việc được tăng thêm. Khi thiết kế các phụ lục này, Công ty nên đứng trên quan điểm khái quát, tổng hợp những kinh nghiệm đã có, không nên gò ép, cứng nhắc. Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên và có vai trò quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán. Thông qua lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC từ đó hạn chế được những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng. Chính vì lẽ đó, lập kế hoạch kiểm toán càng chặt chẽ, cụ thể bao nhiêu thì càng đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của cuộc kiểm toán. Tại DCPA với việc áp dụng một cách dập khuôn một bản câu hỏi đánh giá cho tất cả các loại hình kinh doanh, thành phần kinh tế luôn là trở ngại lớn cho các KTV khi tiếp xúc với khách hàng. Bảng câu hỏi chỉ đưa ra những vấn đề chung nhất liên quan đến tổng thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về tổ chức quản lý và cơ cấu kiểm soát, chưa đề cập đến các chỉ tiêu làm thước đo tiêu chuẩn của từng ngành, chưa bám sát vào từng chu trình kế toán cụ thể, từ đó, mà ảnh hưởng đến việc đề ra kế hoạch kiểm toán chi tiết. Để khắc phục tình trạng lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản mục Nợ phải thu khách hàng cũng mang tính chất chung chung, không chi tiết, cụ thể theo đặc trưng của các khoản mục như hiện nay, KTV cần dựa vào các thông tin đó thu thập được từ bước công việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Cụ thể, với những thông tin có được thông qua việc đánh giá môi trường kiểm soát, rủi ro kiểm toán, KTV sẽ biết được những nghiệp vụ kinh tế bất thường và các sự kiện quan trọng xảy ra trong kỳ từ đó rút ra sự ảnh hưởng của nó đến quá trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng và đưa vào kế hoạch kiểm toán chi tiết. Bên cạnh đó, bằng cách tìm hiểu về quy trình kế toán nói chung và chu trình kế toán Nợ phải thu nói riêng, KTV biết được những vấn đề cốt lõi trong chính sách của công ty liên quan đến phần hành cụ thể cần kiểm toán, xem xét mức độ phù hợp của các chính sách này đối với hệ thống kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định được chấp thuận rộng rãi khác. Đồng thời dựa vào rủi ro kiểm soát và mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ dựa vào khả năngxét đoán nghề nghiệp của mình để phân bổ cho khoản mục Nợ phải thu, từ đó thiết kế nên các thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp, thoả mãn được mức trọng yếu đó được phân bổ đúng. KẾT LUẬN Có thể nói, khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mục rất quan trọng trong quá trình kiểm toán. Thông qua đó, kiểm toán viên có thể đánh giá một cách chung nhất về tình hình hoạt động của công ty khách hàng để từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến đánh giá về công ty khách hàng và đưa ra những kết luận kiểm toán trong một cuộc kiểm toán. Qua thời gian ngắn thực tập ở DCPA, được tham gia vào một số cuộc kiểm toán do DCPA thực hiện đã giúp cho em hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của công ty, cách thức làm việc của các anh chị KTV cũng như các phần hành kiểm toán. Hơn nữa, với mục đích tìm hiểu công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng cũng giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức em đã được học ở trường, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại một đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán. Để đạt được điều đó em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của TS. Phan Trung Kiên cùng các anh chị KTV trong công ty kiểm toán DCPA. Vì thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo trong khoa Kế toán - Kiểm toán, bạn bè và các anh chị trong công ty Kiểm toán DCPA. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty Kiểm toán DCPA và đặc biệt là TS.Phan Trung Kiên đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010 Sinh viên HỒ ÁNH DƯƠNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kiểm toán tài chính, GS.TS.Nguyễn Quang Quynh - TS.Ngô Trí Tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006. 2. Giáo trình lý thuyết kiểm toán, GS.TS.Nguyễn Quang Quynh, NXB Tài chính, tháng 01/2005. 3. Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, NXB Thống kê. 4. Hồ sơ thường thực, hồ sơ kiểm toán BCTC các doanh nghiệp và các tài liệu khác của công ty Kiểm toán và Tư vấn DCPA. 5. Luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trên NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 GIÁO IÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA thực hiện.doc