Đề tài Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động mang tính chất quyết định việc phát triển nền kinh tế đất nước. Bởi vì đi cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu vốn là nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng, các doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng nguồn vốn của mình và có thêm cơ hội để đầu tư. Điều này cho thấy vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế ngày càng được củng cố và nâng cao Như chúng ta đã biết ngân hàng là cầu nối trong quá trình chuyển dịch nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Do đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng là mang tính chất quyết định đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Nhưng rủi ro tiềm tàng luôn đồng hành cùng với những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và câu hỏi làm thế nào để hạn chế rủi ro mà vẫn tăng trưởng được lợi nhuận?” vẫn luôn thách thức các ngân hàng và cơ quan chính phủ trong việc điều hành và quản lý, đặc biệt là trong một nền kinh tế được dự báo là sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011. Vậy nhằm hạn chế tối đa cũng như tránh được những rủi ro trong tín dụng, thì ngân hàng cần phải có một quy trình thẩm định tín dụng đúng đắn và phù hợp. Việc thẩm định tín dụng làm cho ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại, nên em xin chọn đề tài "Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” Mục tiêu nghiên cứu Thẩm định tín dụng là một nhân tố rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, tuy nhiên trong quá trình thẩm định tín dụng còn gặp phải nhiều khó khăn. Do đó, đề tài của em tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau đây: Tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.Đánh giá và phân tích việc áp dụng quy trình thẩm định vào khách hàng thực tế từ đó xác định những thuận lợi, khó khăn khi thẩm định khách hàng và những điểm cần hoàn thiện hơn quy trình.Đề ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế rủi ro trong việc thẩm định tín dụng Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề nằm trong 3 chương và được thực hiện bằng các phương pháp sau: Thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí liên quan đến các lĩnh vực trên.Trực tiếp thu thập thông tin từ cán bộ tín dụng của ngân hàng.Phân tích các chỉ số tài chính để thẩm định Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng của ACB bao gồm quy trình tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính là một khối lượng công việc khá lớn nên em chỉ tập trung vào nghiên cứu quy trình cấp hạn mức tín dụng bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua đó tìm hiểu thực trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại để tìm ra những nguyên nhân của hạn chế đó cũng như tìm ra những biện pháp để khắc phục

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4460 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc ở đây và kết hợp với kiến thức ở trường đã giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Nhưng trong phạm vi cho phép, kiến thức còn nhiều hạn chế, cũng như nghiên cứu học hỏi còn ít nên không tránh khỏi sai sót em mong đươc sự đóng góp cũng như hướng dẫn của các thầy cô và các anh, chị ở trung tâm để bài làm của em được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê TS Hồ Diệu ( 2003). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright – Phân tích tài chính 2007-2008 Sổ tay tín dụng ACB Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 của ACB Website ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Website ACB: www.acb.com.vn Website báo Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn PHỤ LỤC 1 Ví dụ thực tiễn về thẩm định cấp tín dụng – khoản vay hạn mức tín dụng cho tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) tại ngân hàng Á Châu Toàn bộ nội dung của Tờ trình thẩm định sẽ được em tách ra thành các đề mục để từ đó có thể nhận diện các nội dung cần thiết phải bổ sung cho từng đề mục đó Ngày 10/03/2011 Tổng công ty thuốc lá Việt Nam nộp hồ sơ xin vay vốn tại ngân hàng Á Châu. Vì Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đứng ra xin cấp tín dụng nhưng đơn vị trực tiếp sử dụng vốn vay vay là công ty xuất nhập khẩu thuốc lá nên trong tờ trình thẩm định đối với tổng công ty thuốc lá Việt Nam tập trung phân tích các điệu kiện vay vốn, khả năng thanh toán nợ vay tình hình hoạt động chung, còn đối với công ty xuất nhập khẩu thuốc lá thi tập trung phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. A. THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN I. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ TƯ CÁCH CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN 1. Tổ chức quản lý Giới thiệu doanh nghiệp vay vốn: Tên doanh nghiệp :TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM (Vinataba) Đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Nam Hải Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính : 25A Lý Thường Kiệt, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : 04.8265778 Fax: 04.8265777 GCN ĐKKD : Số 0106000602 do Sở KH & ĐT Tp.Hà Nội cấp ngày 31/10/95 Vốn điều lệ : 1.602.898.341.460 đồng. Ngành nghề kinh doanh :Sản xuất kinh doanh thuốc lá; Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, khu đô thị, KCN; SXKD thực phẩm và đồ uống; SXKD hàng may mặc; Kinh doanh lữ hành; Vận chuyển hàng hóa và hành khách; SX, buôn bán rượu, bia, nước giải khát .... II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DOANH NGHIÊP, CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP 1. Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty nhà nước số 0106000602 do sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 31/10/1995. thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3 vào ngày 26/12/2006. Vinataba được thành lập với mô hình thí điểm về tập đoàn kinh doanh theo Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vinataba hiện là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc lá. Theo quyết định 232/2005/QĐ-TTg ngày 23/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty được chuyển đổi tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Ngày 09/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 327/2005/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty thuốc lá Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại văn phòng Tổng công ty, Công ty Thương mại Thuốc lá, Công ty Xuất nhập khẩu Thuốc lá và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con từ ngày 01/01/2006. Tổng công ty có 18 công ty con (trong đó 2 công ty hạch toán phụ thuộc), 10 công ty liên kết và văn phòng đại diện của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Vinataba đã trở thành một tổ chức kinh tế có quy mô lớn, hoạt động đa dạng và là một đối tác chính trong việc hợp tác sản xuất và chế biến thuốc lá tại Việt Nam của các tập đoàn thuốc lớn hàng đầu thế giới. Nhãn hiệu Vinataba của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được Hội đồng tư vấn và bình chọn (Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Hội Sở hữu trí tuệ Việt nam) công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia theo chứng nhận số 08/2006 ngày 07/10/2006. Nhãn hiệu Vinataba 02 lần liên tiếp đoạt giải Sao Vàng đất Việt, trở thành 1 trong 100 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã chứng tỏ vị thế và uy tín hàng đầu của ngành và đất nước, thể hiện là một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thành công trong nước, có tầm nhìn và chiến lược phát triển thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Chủ sở hữu/ thành viên góp vốn Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là Tổng công nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty Mẹ – công ty con trực thuộc Bộ Công Thương. Người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty là Ông Nguyễn Nam Hải – Chức danh Tổng Giám đốc. 3. Đội ngũ quản lý, lãnh đạo: Hội đồng quản trị: Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Thái Sinh – ông Sinh được VCCI bình chọn là Doanh nhân tiêu biểu trong năm 2006. Các uỷ viên HĐQT: Ông Nguyễn Nam Hải, Ông Ngác Văn Lợi, Ông Trần Đăng Kiên, Ông Nguyễn Triết. Ban Tổng giám đốc: Tổng GĐ: Ông Nguyễn Nam Hải. Các phó TGĐ: Ông Trương Tấn Huệ, Ông Nguyễn Tiến Dũng, Bà Quách Kim An, Bà Phạm Thị Mùi. Kế toán trưởng: Ông Phan Văn Tạo 4. Cơ cấu tổ chức và quản lý và điều hành: Cơ cấu tổ chức: bao gồm các đơn vị hạnh toán phụ thuộc, các công ty con hạch toán độc lập, các công ty liên doanh liên kết và Văn phòng Tổng công ty. Các công ty hạch toán phụ thuộc và VPĐD của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: Văn phòng đại diện Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam . Công ty Thương mại Thuốc lá Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuốc lá Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Sài Gòn Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Thăng Long Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Bắc Sơn Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Thanh Hóa Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Long An Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Bến Tre Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Đồng Tháp Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá An Giang Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Cửu Long Công ty TNHH 1 TV Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá Công ty TNHH 2 TV Thuốc lá Đà Nẵng Công ty TNHH 2 TV Thuốc lá Hải Phòng Công ty Cổ Phần Cát Lợi Công ty Cổ Phần Hoà Việt Công ty Cổ Phần Ngân Sơn Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Các Công ty Liên doanh, kiên kết. Công ty Liên doanh BAT – VINATABA. Công ty Liên doanh Nguyễn Du Công ty Liên doanh Vina Toyo Công ty TNHH Kronenbourg VN Công ty Cổ Phần rượu bia Đà Lạt Xí Nghiệp Colusa Miliket Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa – Cần Thơ Công ty Liên doanh Bánh kẹo Hải Hà – Kotobuki Cơ cấu quản lý và điều hành: bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. 5. Dự kiến thay đổi cơ cấu tổ chức/nhân sự trọng yếu trong tương lai: Chưa có thông tin 6. Nhận xét: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam là 1 tổ chức kinh tế có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, hiện là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc lá với số vốn trên 1.600 tỷ đồng và hơn 12.000 lao động. Ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điều hành và quản lý đơn vị. III. QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1. Lịch sử quan hệ giao dịch với ACB: Đây là lần đầu Tổng công ty đặt quan hệ tín dụng với ACB 2. Đánh giá mối quan hệ với khách hàng:(trong tương lai): Với quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngoài sản phẩm tín dụng, doanh nghiệp sẽ mang lại cho ACB những giao dịch khác như tiền gởi thanh toán, giao dịch thanh toán quốc tế, đồng thời tạo cơ hội tiếp cận với các thành viên khác trong Tổng công ty. Ngoài ra các khách hàng tiềm năng của ACB là các nhà cung cấp, các nhà phân phối và tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ của Vinataba. 3. Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác a. Tình hình dư nợ hiện nay: Theo CIC cập nhật ngày 08/04/2010, hiện Tổng công ty có quan hệ tín dụng với Vietcombank – Chi nhánh Bình Tây với tình hình dư nợ như sau: Đơn vị: 1 triệu VND; 1 USD Loại dư nợ Số tiền VND USD Dư nợ cho vay vốn nhận của các TC, cá nhân khác 0 5.832.000 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn 0 5.832.000 Theo Tổng công ty hiện nay ngoài hạn mức tổng công ty tại Vietcombank là 16.200.000 USD thì Tổng Công ty còn có bảo lãnh cho Công ty XNK Thuốc lá vay vốn tại: Ngân hàng Ngoại Thương với hạn mức là 416.436.646.613 đồng. Ngân hàng XNK Việt Nam là 193.000.000.000 đồng. b. Những biến động đáng chú ý (quá khứ và tương lai): Khách hàng không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn. IV. PHƯƠNG THỨC, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆN TẠI, ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH 1. Sản phẩm: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu: xuất khẩu thuốc lá điếu, thuốc lá lá, nguyên liệu sản xuất thuốc lá; nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư sản xuất thuốc lá. Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp và các mặt hàng công nghệ khác cung cấp cho thị trường nội địa. Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh. 2. Cơ sở vật chất: Trụ sở chính của công ty tại địa chỉ: 41 Lê Quý Đôn, Phường 7, Quận 3, TP.HCM Các đơn vị trực thuộc: Văn phòng đại diện tại địa chỉ: 10 Yết Kiêu, Hà Nội. Trạm Giao nhận tại Hải Phòng tại địa chỉ: 31 Nguyễn Trãi, Hải Phòng. 3. Qui trình sản xuất: Công ty là nhà cung cấp chính về máy móc thiết bị nguyên liệu, vật tư của ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam. Ngay sau khi gia nhập WTO, Chính phủ đã chỉ định Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) là nhà nhập khẩu và phân phối sỉ duy nhất thuốc lá điếu cũng như thuốc lá xì gà tại thị trường Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu thuốc lá được Vinataba uỷ quyền thực hiện việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm thuốc lá điếu cũng như xì gà tại Việt Nam. 4. Đầu vào, nhà cung cấp: Nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc lá nhập khẩu từ nước ngoài (theo yêu cầu đặt hàng của nhà máy) và mua trong nước từ các trạm thu mua ở các khu vực như: Trạm Nguyên liệu thuốc lá Bình Định Daklak, Gia Lai, Long An, Tây Ninh,… và một phần mua từ các công ty nhập khẩu nguyên liệu, các công ty sản xuất khác trong nước. Ngoài ra, các loại vật liệu như: giấy vấn điếu, giấy sáp trắng, giấy nhôm trắng, giấy nhôm vàng, giấy lưỡi gà, giấy bóng kính được công ty nhập khẩu từ các đơn vị có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc, Trung Quốc. 5. Thị trường, hệ thống phân phối, đối thủ cạnh tranh a. Thị trường và hệ thống phân phối: Hiện nay công ty có quan hệ thương mại với hơn 100 bạn hàng trên khắp thế giới và là nhà cung cấp chính về máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư của ngành công nghiệp thuốc lá Các khách hàng lớn của đơn vị là: Khách hàng trong nước gồm: Thuốc lá Sài Gòn, Công ty CP Cát Lợi, Công ty TNHH 1 TV Thuốc lá Bến Tre, Công ty CP Hòa Việt ... Khách hàng xuất khẩu gồm:Các nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Á b. Đối thủ cạnh tranh: Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuốc Lá là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, công ty là nhà cung cấp chính nguyên vật liệu sản xuất và máy móc cho tổng công ty và các nhà máy sản xuất thuốc lá nên công ty có được một vị thế cạnh tranh rất lớn. Với việc liên kết với các tập đoàn thuốc lá lớn của thế giới như: British America Tobacco, Philip Morris, JTI Group, Imperial,... để sở hữu các thương hiệu lớn như:555, Marllbro, Dunhill, Mild Seven,…có thể nói Vibataba là đơn vị mạnh nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh như Tổng Công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty CNTP Đồng Nai, Công ty DVCN & TL Bình Dương,.. 6. Nhận xét: Công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá tập trung vào thế mạnh kinh doanh thương mại truyền thống các mặt hàng chủ lực như nguyên vật liêu sản xuất thuốc lá, máy móc thiết bị trong ngành thuốc lá và xuất khẩu thuốc lá điếu và thuốc lá lá của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng gia tăng vốn kinh doanh và doanh thu; chất lượng dịch vụ và sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách ghàng với giá cả tốt nhất. Hiện nay công ty có quan hệ thương mại với hơn 100 bạn hàng trên khắp thế giới và là nhà cung cấp chính về máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư của ngành công nghiệp thuốc lá. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của công ty xấp xỉ 130 triệu USD và doanh thu trên dưới 2.000 tỷ đồng ( Với những thành tích xuất sắc đạt được từ năm 2002 đến năm 2006, Công ty đã được Bộ Thương Mại tặng bằng khen do đã có thành tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2005 theo quyết định số 1229/2004/QĐ-BTM ngày 31/08/2007, công ty còn vinh dự nhận được quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì do Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa ký ngày 30/03/2008 Nguyên liệu đầu vào của đơn vị không khan hiếm do có nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên các mặt hàng kinh doanh của công ty là những mặt hàng có xu hướng tăng giá do ảnh hưởng của chính sách thuế, xu hướng tăng giá của Đồng USD so với VND cũng như thiên tai thường xuyên xảy ra trong thời gian gần đây không chỉ làm ảnh hưởng đến giá cả nhập khẩu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá nhập khẩu. V. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Nguồn thông tin phân tích, mức độ tin cậy: Các số liệu đánh đánh giá được dựa trên: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đối với Công ty XNK Thuốc Lá và Công ty Kiểm tóan và tư vấn Tài chính Kế tóan (AFC) đối với TCT Thuốc Lá Việt Nam (thuộc danh sách các công ty kiểm toán được ACB chấp thuận) nên thông tin có độ tin cậy cao. Báo cáo tài chính năm 2010 là báo cáo đang chờ Kiểm toán. 2. Phân tích và đánh giá về tình hình tài chính: Vinataba đạt tất cả các tiêu chí về cho vay tín chấp theo quy định của ACB, nên chỉ đánh giá một vài nét nổi bật của Vinataba, chủ yếu phân tích và đánh giá tình hình hoạt động SXKD của Công ty XNK Thuốc Lá là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn vay Ngân hàng. Một vài nét của Vinataba như sau: a- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như Sản xuất kinh doanh thuốc lá; Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà, khu đô thị, KCN; SXKD thực phẩm và đồ uống; SXKD hàng may mặc; Kinh doanh lữ hành; Vận chuyển hàng hóa và hành khách; SX, buôn bán rượu, bia, nước giải khát,... trong đó hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu là SXKD thuốc lá. Nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc lá được nhập khẩu (chiếm30%-40%) và mua trong nước (chiếm 60%-70%) từ các trạm thu mua ở các khu vực như: Trạm Nguyên liệu thuốc lá Bình Định. Daklak, Gia Lai, Long An, Tây Ninh,… và một phần mua từ các công ty nhập khẩu nguyên liệu, các công ty sản xuất khác trong nước. Vinataba đang từng bước tiến ra thị trường thuốc lá thế giới. Sản phẩm của Vinataba đã có mặt ở nhiều thị trường quan trọng như: Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Á... và đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đến nay, sản phẩm Vinataba đã chiếm khoảng 55.65% sản lượng của toàn ngành, liên tục là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao và giữ vị trí nhãn hiệu lớn nhất tại Việt Nam Vài nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008: Doanh thu: 18.930 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2007. Nộp ngân sách: 3.810 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu: 84,5 triệu USD, tăng 41% so với năm 2007. Nguồn số liệu: Hiện nay, Tổng công ty đã liên tục thực hiện các dự án mở rộng kinh doanh như: Liên doanh với Tập đoàn Scottish & Newcastle sản xuất bia nhãn hiệu Kronenbourg và thành lập Liên doanh Pacific Alliance Land Limited về kinh doanh cao ốc, văn phòng cho thuê,... nhằm đưa thương hiệu Vinataba đến gần hơn với thị trường thế giới. b- Tình hình tài chính: Doanh thu hợp nhất của Tổng công ty trong giai đoạn phân tích có nhiều biến động theo chiều hướng thuận lợi, năm 2008 là 10.895 tỷ đồng, năm 2009 là 15.718 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 50%, năm 2010 là 18.930 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 20%. Lợi nhuận sau thuế biến động cùng chiều với doanh thu. Cụ thể năm 2008 là 402 tỷ đồng thì năm 2009 là 531,3 tỷ đồng. Năm 2010 là 557,8 tỷ đồng, tăng khoảng 5%. Tổng tài sản của của Tập đoàn đến ngày 31/12/09 là 6.403 tỷ đồng, tăng 13% so với thời điểm cuối năm 2008 (5.664 tỷ đồng). Khoản mục tài sản ngắn hạn biến động cùng chiều với biến động của tổng tài sản, trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định và đầu tư dài hạn,... Đối với Văn phòng TCT đến 30/09/2010 Tổng tài sản đạt 4.902 tỷ đồng, chiếm 76,55% so với năm 2009. Tổng nguồn vốn của Tập đoàn tại 31/12/2009, trong đó nguồn vốn chủ sỡ hữu đạt 2.973 tỷ đồng, chiếm 44.06% tổng nguồn vốn và còn lại là nợ phải trả. Đối với Văn phòng TCT đến 30/09/2010 Nguồn VCS đạt 2.850 tỷ đồng, chiếm 96% so với năm 2007. Các hệ số thanh toán, hệ số nợ của Tập đoàn cho thấy tình hình tài chính tương đối tốt. * Đối với Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuốc Lá – đơn vị trực tiếp sử dụng vốn vay: a. Khả năng tạo ra lợi nhuận: Đvt: đồng Về doanh thu: Doanh thu của công ty trong giai đoạn phân tích có xu hướng tăng, năm 2008 doanh thu đạt 1.740 tỷ đồng; Năm 2009 đạt 2.713 tỷ đồng (tương ứng tăng 55,86%) so với năm 2008; Năm 2010 đạt 3.104 tỷ đồng (tương ứng tăng 14,41%) so với năm 2009. Năm 2010 tốc độ doanh thu tăng chậm hơn so với năm 2009 do chịu sự ảnh hưởng của nhà nước như tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá nội tiêu, thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả tràn lan chưa kiểm soát hiệu quả, sức mua của người tiêu dùng giảm, giá nguyên phụ liệu, vật tư đầu vào tăng cao. Các chương trình phổ biến hạn chế hút thuốc lá cũng như các tác hại ngày càng lớn đối với việc hút thuốc lá đã làm mức tiêu thụ giảm Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng lên trong tỷ trọng so với doanh thu, năm 2008 giá vốn hàng bán chiếm 97,5% doanh thu thuần, năm 2009 chiếm 98,2% và đến 2010 là 98%. Giá vốn hàng bán tăng lên là do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu gia tăng và sự biến động giá xăng dầu đã làm tăng giá nguyên liệu đầu vào của công ty. Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu kinh doanh hàng nhập khẩu chiếm 25%; Doanh thu kinh doanh hàng xuất khẩu chiếm 33%; Doanh thu hàng hóa mua trong nước chiếm 42%; Còn lại là doanh thu xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác và doanh thu khác. Về chi phí: Chi phí bán hàng của công ty: chiếm tỷ trọng từ 0.55% đến 0.65% tổng doanh thu của công ty. Khoản mục này có xu hướng tăng lên trong giai đoạn phân tích là do Hàng tồn kho của lô giấy vần mua đang đi trên đường được vận chuyển bằng đường hàng không thay vì đường thủy làm cho giá gốc của lô hàng cao hơn giá trị thuần, làm cho chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng cũng tăng theo từ 13,3 tỷ đồng lên 18,7 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp: chiếm tỷ trọng 0,72% tổng doanh thu, khoản mục này cùng xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích chủ yếu là do tăng chi phí cho các nhân viên quản lý. Chi phí tài chính: chiếm tỷ trọng từ 0,29% đến 0,31% doanh thu của công ty, trong đó chủ yếu bao gồm chi phí lãi vay ngắn hạn tại các ngân hàng. Khoản mục này có xu hướng gia tăng qua các năm do công ty tăng cường vay vốn phát triển kinh doanh, đồng thời trong năm 2010 do tình hình biến động, lãi suất ngân hàng tăng cao đã đẩy chi phí tài chính công ty tăng cao tương ứng. Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 26.262 triệu đồng, năm 2009 đạt 37.347 triệu đồng, năm 2010 đạt 32.725 triệu đồng giảm 4.622 triệu đồng, tương ứng giảm 1.05% so với năm 2009. Lợi nhuận của công ty giảm trong năm 2010 là do lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong năm 2010 tình hình thị trường biến động thất thường. Tỷ giá USD thay đổi liên tục, trong khi đó Công ty phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về nên bị ảnh hưởng. Việc Công ty nhập khẩu lô giấy vần thay đổi vận chuyển bằng đường hàng không thay vì đường thủy đã làm cho giá gốc của lô hàng tăng lên, tăng chi phí vận chuyển, bốc xếp => Giảm lợi nhuận. b. Khả năng khai thác, sử dụng tài sản: ĐVT: Đồng TÀI SẢN 2008 Tỷ lệ 2,009 Tỷ lệ 2,010 Tỷ lệ TÀI SẢN NGẮN HẠN 651,477,204,605 86.95% 620,759,075,079 86.97% 689,152,013,204 88.25% Tiền 155,958,723,653 20.82% 141,763,541,877 19.86% 146,340,257,834 18.74% Tiền mặt tại quỹ 155,958,723,653 20.82% 141,763,541,877 19.86% 146,340,257,834 18.74% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 0.00% - 0.00% - 0.00% Các khoản phải thu 190,110,670,857 25.37% 393,045,706,803 55.07% 388,265,103,090 49.72% Phải thu của khách hàng 187,157,679,177 24.98% 353,818,950,230 49.57% 352,039,341,193 45.08% Trả trước cho người bán 695,631,000 0.09% - 0.00% 5,369,873,895 0.69% Phải thu nội bộ - 0.00% - 0.00% - 0.00% Các khoản phải thu khác 2,450,168,894 0.33% 39,419,564,787 5.52% 31,048,696,216 3.98% Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (192,808,214) -0.03% (192,808,214) -0.03% (192,808,214) -0.02% Hàng tồn kho 277,655,700,161 37.06% 82,066,998,918 11.50% 124,572,686,146 15.95% Hàng hoá tồn kho 277,655,700,161 37.06% 82,838,638,998 11.61% 124,572,686,146 15.95% Tài sản lưu động khác 27,752,109,934 3.70% 3,882,827,481 0.54% 29,973,966,134 3.84% Tạm ứng - 0.00% - 0.00% - 0.00% Chi phí trả trước 16,099,067 0.00% 5,315,325 0.00% 41,728,591 0.01% Thuế GTGT được khấu trừ 27,087,152,104 3.62% 3,364,642,653 0.47% 29,512,042,143 3.78% Tài sản ngắn hạn khác 648,858,763 0.09% 512,869,503 0.07% 420,195,400 0.05% Chi sự nghiệp - 0.00% - 0.00% - 0.00% TÀI SẢN DÀI HẠN 97,769,743,567 13.05% 93,001,495,428 13.03% 91,744,875,228 11.75% Các khoản phải thu dài hạn 49,235,125,050 6.57% 41,213,677,088 5.77% 33,423,994,318 4.28% Tài sản cố định 8,225,326,977 1.10% 7,537,677,979 1.06% 7,172,676,231 0.92% TSCĐ hũu hình 4,113,095,777 0.55% 3,385,446,779 0.47% 3,007,111,699 0.39% Nguyên giá 10,480,965,338 1.40% 10,186,595,754 1.43% 10,230,172,810 1.31% Giá trị hao mòn lũy kế (6,367,869,561) -0.85% (6,801,148,975) -0.95% (7,223,061,111) -0.92% TSCĐ vô hình 4,082,231,200 0.54% 4,082,231,200 0.57% 4,165,564,532 0.53% Nguyên giá 4,082,231,200 0.54% 4,082,231,200 0.57% 4,182,231,200 0.54% Giá trị hao mòn lũy kế - 0.00% - 0.00% (16,666,668) 0.00% Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang 30,000,000 0.00% 70,000,000 0.01% - 0.00% Bất động sản đầu tư - 0.00% - 0.00% - 0.00% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 40,227,000,000 5.37% 44,070,000,000 6.17% 50,915,630,000 6.52% Đầu tư vào công ty con - 0.00% - 0.00% - 0.00% Góp vốn liên doanh 3,030,000,000 0.40% - 0.00% - 0.00% Đầu tư dài hạn khác 37,197,000,000 4.96% 44,070,000,000 6.17% 50,915,630,000 6.52% Tài sản dài hạn khác 82,291,540 0.01% 180,140,361 0.03% 232,574,679 0.03% Chi phí trả trước dài hạn 82,291,540 0.01% 124,710,563 0.02% 48,452,111 0.01% Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - 0.00% - 0.00% - 0.00% Tài sản dài hạn khác - 0.00% - 0.00% - 0.00% Tài sản thuế thu nhập hõan lại - 0.00% 55,429,798 0.01% 184,122,568 0.02% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 749,246,948,172 100.00% 713,760,570,507 100.00% 780,896,888,432 100.00% Tổng tài sản: Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích. - Tổng tài sản của đơn vị đến ngày 31/12/2008 là 749.246 triệu đồng, ngày 31/12/2009 giảm 35.486 triệu đồng (tương ứng giảm 5%) đạt 713.760 triệu đồng và đến ngày 31/12/2010 đạt 780.896 tỷ đồng, tăng 67.136 triệu đồng (tương ứng tăng 9%) so với năm 2009. Khoản mục này tăng chủ yếu do tăng Hàng tồn kho và Thuế GTGT được khấu trừ. - Trong cơ cấu tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2010 thì tài sản ngắn hạn chiếm 88.25%, tài sản dài hạn chiếm 11.75% tổng tài sản. Tài sản lưu động: Khoản mục này chiếm tỷ trọng từ 49 – 55% tổng tài sản, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu. Tại thời điểm ngày 31/12/2010 là 689.152 triệu đồng, bao gồm các khoản mục chính tại thời điểm như sau: Các khoản phải thu: 388.265 triệu đồng, chiếm 49.72% tổng tài sản, trong đó: Phải thu của khách hàng:352.039 triệu đồng chiếm 45,08% tổng tài sản: – đây là công nợ của các khách hàng như: Các thành viên của Tổng công ty : 316.026 triệu đồng Các khách hàng trong nước khác : 12.280 triệu đồng Các khách hàng nước ngoài : 23.733 triệu đồng Thời gian thu hồi các khoản phải thu của công ty trung bình từ 39 đến 45 ngày. Trả trước cho người bán: 5.370 triệu đồng, chiếm 0,69% tổng tài sản, trong đó bao gồm các khoản thanh toán tiền hàng cho bên bán là các nhà cung cấp nước ngoài. Các khoản phải thu khác: 31.048 triệu đồng, chiếm 3,98% tổng tài sản . Đây chủ yếu là các khoản phải thu đối với Thuế GTGT nhập khẩu chờ hoàn lại. Hàng tồn kho: Khoản mục này có xu hướng tăng dần trong giai đoạn phân tích và chiếm tỷ trọng từ 11% - 16% tổng tài sản. Tại thời điểm 31/12/2010 khoản mục này là 124.572 triệu đồng chiếm 16% tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là khoản mục Hàng mua đang đi trên đường và hàng hóa tồn kho bao gồm các nguyên vật liệu để sản xuất thuốc lá. Nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho ở mức cao và vòng quay hàng tồn kho tăng lên, hàng tồn kho tại 31/12/2010 tăng chủ yếu là do kinh tế khủng hoảng, tình hình giá nguyên phụ liệu, vật tư đầu vào tăng cao. Nhà nước tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá điếu nội tiêu, sức mua của người tiêu dùng giảm. Tài sản lưu động khác: chiếm tỷ trọng từ 0,54% -3,84% tổng tài sản. Khoản mục này tại thời điểm 31/12/2010 là 29.973 triệu đồng, chủ yếu Thuế GTGT được khấu trừ: 29.512 triệu đồng. Tài sản dài hạn: Khoản mục này giảm liên tục trong giai đoạn phân tích. Khoản mục này chủ yếu bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Các khoản phải thu dài hạn: Khoản mục này giảm mạnh trong giai đoạn phân tích, năm 2006 là 49.235 triệu đồng, năm 2009 giảm 8.021 triệu đồng so với năm 2006 đạt 41.213 triệu đồng, đến ngày 31/12/2010 khoản mục này đạt 33.423 triệu đồng giảm 7.789 triệu đồng tương ứng giảm 19% so với năm 2009. Khoản phải thu dài hạn bao gồm khoản phải thu dài hạn 25.048 triệu đồng là khoản mà công ty chuyển cho Công ty Thuốc lá Sài Gòn để bảo đảm thực hiện hợp đồng cung cấp và lắp đặt dây chuyền chế biến sợi 6 tấn/giờ và khoản 493.334 USD tương đương 8.375 triệu đồng là khoản phải thu của Công ty cổ phần Hòa Việt về giá trị MMTB công ty nhập ủy thác cho Công ty Cổ phần Hòa Việt. Tài sản cố định hữu hình: Khoản mục này giảm dần theo tỷ lệ khấu hao hàng năm. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Chủ yếu là đầu tư cổ phiếu của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) và ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank), tại thời điểm 31/12/2010 là 50.915 triệu đồng, cụ thể như sau: Số tiền 20.180 triệu đồng là số tiền đầu tư mua 200.000 trái phiếu tăng vốn chuyển đổi, mệnh giá 100.000 đồng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam(Vietcombank) với lãi suất 6%/năm đã chuyển đổi thành 187.594 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng. Số tiền 30.735.630.000 đồng là số tiền của 3.073.563 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam(Eximbank). => Với giá 2 cổ phiếu này tại thời điểm hiện nay, Công ty lỗ tiềm năng khoảng 39 tỷ đồng từ 2 khoản đầu tư này. * Nhận xét: Khả năng khai thác tài sản của Công ty khá tốt, thời gian hàng tồn kho ở mức hợp lý, khả năng thanh khoản của hàng tồn kho ở mức cao. c. Cơ cấu nguồn vốn tài trợ: NGUỒN VỐN 2008 Tỷ lệ 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ NỢ PHẢI TRẢ 619,457,332,147 82.68% 567,568,281,998 79.52% 634,499,691,957 81.25% Nợ ngắn hạn 580,734,255,622 77.51% 540,103,650,336 75.67% 619,460,936,547 79.33% Vay ngắn hạn 114,963,637,167 15.34% 116,436,646,613 16.31% 77,005,829,934 9.86% Phải trả cho người bán 263,148,379,419 35.12% 386,615,273,919 54.17% 450,100,167,866 57.64% Người mua trả tiền trước 191,809,068,148 25.60% 3,553,022,683 0.50% 28,631,329,326 3.67% Thuế và các khoản phải nộp NN 4,318,657,985 0.58% 8,627,261,417 1.21% 18,675,472,518 2.39% Phải trả công nhân viên 1,350,227,558 0.18% 1,247,262,966 0.17% 1,355,311,272 0.17% Chi phí phải trả 153,172,670 0.02% 197,963,564 0.03% 657,580,599 0.08% Phải trả nội bộ - 0.00% 2,317,920,699 0.32% 35,002,277,163 4.48% Các khoản phải trả phải nộp khác 4,991,112,675 0.67% 21,108,298,475 2.96% 8,032,967,869 1.03% Nợ dài hạn đến hạn trả 28,583,226,525 3.81% 17,312,811,662 2.43% 9,394,345,410 1.20% Phải trả dài hạn người bán 27,574,549,515 3.68% 15,899,152,038 2.23% 8,375,331,318 1.07% Vay và nợ dài hạn - 0.00% - 0.00% - 0.00% Dự phòng trợ cấp mất việc làm 1,008,677,010 0.13% 984,850,642 0.14% 1,019,014,092 0.13% Thuế TNDN hoãn lại - 0.00% 428,808,982 0.06% - 0.00% Dư phòng phải trả dài hạn - 0.00% - 0.00% - 0.00% Nợ khác 10,139,850,000 1.35% 10,151,820,000 1.42% 5,644,410,000 0.72% Dư phòng phải trả ngắn hạn - 0.00% - 0.00% - 0.00% NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 129,789,616,025 17.32% 146,192,288,509 20.48% 146,397,196,475 18.75% Nguồn vốn quỹ 129,191,617,006 17.24% 145,966,780,809 20.45% 146,039,125,104 18.70% Nguồn vốn kinh doanh 97,223,713,781 12.98% 97,363,214,561 13.64% 97,506,791,617 12.49% Chênh lệch tỷ giá - 0.00% - 0.00% - 0.00% Quỹ phát triển kinh doanh 1,768,814,622 0.24% 3,992,936,142 0.56% 4,809,143,620 0.62% Quỹ dự phòng tài chính 4,304,389,983 0.57% 6,930,636,983 0.97% 10,665,413,433 1.37% Lợi nhuận chưa phân phối 25,562,470,003 3.41% 37,347,764,506 5.23% 32,725,547,817 4.19% Quỹ khác thuộc vốn chủ sỡ hữu - 0.00% - 0.00% - 0.00% Nguồn vốn đầu tư XDCB 332,228,617 0.04% 332,228,617 0.05% 332,228,617 0.04% Nguồn kinh phí 597,999,019 0.08% 225,507,700 0.03% 358,071,371 0.05% Quỹ khen thưởng, phúc lợi 597,999,019 0.08% 225,507,700 0.03% 358,071,371 0.05% Nguồn kinh phí đã hình thành từ TSCĐ - 0.00% - 0.00% - 0.00% Nguồn kinh phí - 0.00% - 0.00% - 0.00% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 749,246,948,172 100.00% 713,760,570,507 100.00% 780,896,888,432 100.00% Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty tăng liên tục trong giai đoạn phân tích, tại 31/12/2010 đạt 780.896 triệu đồng, tương ứng tăng 9% so với 31/12/2009, trong đó vốn chủ sở hữu đạt 146.397 triệu đồng chiếm 18,75% tổng nguồn vốn, nợ phải trả 634.500 triệu đồng chiếm 81,25% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả: Nợ phải trả của công ty dao động ở mức 79% – 81% tổng nguồn vốn, nhìn chung khoản mục này có xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích. Từ cuối năm 2009 là 567.568 triệu đồng, đến 31/12/2010 là 634.500 triệu đồng. Trong khoản mục nợ phải trả, chủ yếu là nợ vay ngân hàng, các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước .Tại thời điểm 31/12/2010 như sau: Nợ ngắn hạn: 619.460 triệu đồng, chiếm 79,33% tổng nguồn vốn, chủ yếu gồm các khoản sau: Vay ngắn hạn: 77.005 triệu đồng, chiếm 9,86% tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu khỏan vay ngắn hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam-Chi nhánh Hồ Chí Minh với lãi suất theo thời điểm nhận nợ để bổ sung vốn lưu động, tuy nhiên trong năm 2008 lãi suất vay cao, công ty đã trả nợ vay để giảm bớt chi phí về tài chính. Phải trả người bán: 450.100 triệu đồng chiếm 57,64% tổng nguồn vốn, bao gồm các khỏan phải trả chủ yếu cho các khách hàng: Các thành viên của Tổng công ty : 44.703 triệu đồng Các nhà cung cấp trong nước khác : 242.376 triệu đồng Các nhà cung cấp nước ngoài : 163.019 triệu đồng. Các nhà cung cấp trong nước khác bao gồm: Công ty liên doanh BAT-Vinataba : 238.598 triệu đồng Công ty liên doanh Vinasa : 1.343 triệu đồng Công ty Vina Toyo : 350 triệu đồng Do sự biến động về lãi vay cao trong năm 2010, nên Công ty đã trả nợ vay Ngân hàng để chiếm dụng các nhà cung cấp. Vì vậy, Phải trả người bán năm 2010 đạt 450.100 triệu đồng, tăng 63.484 triệu đồng, tương ứng tăng 16% so với năm 2009. Thời gian thu hồi các khoản phải thu của công ty trung bình từ 37 đến 42 ngày. Người mua trả tiền trước: 28.631 triệu đồng, chiếm 3,67% tổng nguồn vốn. Đây là các khoản ứng trước của khách hàng nước ngoài về hàng xuất khẩu (2.839 triệu đồng) và khoản ứng trước mua máy móc thiết bị(25.791 triệu đồng), bao gồm các khoản chủ yếu: Các thành viên của Tổng công ty : 20.800 triệu đồng Các khách hàng trong nước khác : 4.992 triệu đồng Các khách hàng nước ngoài : 2.839 triệu đồng. Phải trả nội bộ: 35.002 triệu đồng. Đây là khoản chênh lệch sau khi cấn trừ các khoản phải thu và phải trả nội bộ công ty. Phải trả dài hạn người bán: 8.375 triệu đồng. Đây là khoản tiền mua dây chuyền máy móc thiết bị cho Công ty Dimon 493.334 USD tương đương 8.375 triệu đồng. Phải trả dài hạn khác: 5.644 triệu đồng, chiếm 0,72% tổng nguồn vốn, bao gồm: Khoản 330.000 USD tương đương 5.602 triệu đồng là Khoản vay hộ Công ty Thuốc lá Sài Gòn từ Công ty Oriental General Trading Inc. Theo biên bản thỏa thuận vay vốn đầu tư máy móc ngày 24/05/2006 giữa 04 bên, khoản vay này đã được đăng ký với Ngân hàng nhà nước với lãi suất vay 0%/năm. Khoản 42 triệu đồng là khoản phải trả tiền ký cược ký quỹ tiền nhà Hà Nội của Công ty TNHH Kronenbourg VN. Nguồn vốn chủ sở hữu: tại thời điểm 31/12/2010 đạt 146.397 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh đạt 97.506 triệu đồng. * Nhận xét: Cơ cấu vốn của Công ty được đảm bảo với hệ số nợ ở mức thấp và tương đối ổn định qua các năm, Công ty không bị mất cân đối vốn. d. Khả năng thanh toán: STT CHỈ TIÊU 2008 2,009 2,010 1 Hệ số thanh toán hiện thời 1.12 1.15 1.11 2 Hệ số thanh toán nhanh 0.64 1.00 0.91 3 Vòng quay hàng tồn kho 15.0 14.8 29.4 4 Kỳ thu tiền trung bình 24 39 45 5 Kỳ trả tiền trung bình 23 37 42 6 Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 1.51% 1.38% 1.05% 7 Lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn CSH 20.2% 25.5% 22.4% 8 Vòng quay vốn lưu động 4.9 4.1 4.7 9 Nợ phải trả/Tổng Nguồn vốn 0.83 0.80 0.81 10 Nợ vay/VCSH 0.89 0.80 0.53 11 Nợ phải trả/VCSH 4.77 3.88 4.33 Hệ số thanh toán hiện hành của công ty ở cả 02 năm khảo sát đều lớn hơn 1 và ổn định, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: khả năng thanh toán của công ty năm 2010 là 0,91 lớn hơn 0,5. Cho thấy các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. e. Nhận xét Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của đơn vị vẫn tốt, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2010 nhưng Doanh thu của Công ty vẫn tăng, cho thấy Công ty đã tập trung mọi nổ lực để nang cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước, tăng cường xuất khẩu và phát triển thị trường mới. Về tình hình tài chính: Báo cáo tài chính năm 2010 của công ty thể hiện sự cân đối, các chỉ số thanh toán của công ty ở mức đảm bảo. Tổng tài sản của đơn vị tăng mạnh trong giai đoạn phân tích. Hệ số nợ thấp, tất cả các tiêu chí tài chính đều đạt tiêu chí cho vay tín chấp của ACB. B. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN KINH DOANH, PHƯƠNG ÁN VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 1. Môi trường kinh doanh và triển vọng ngành a. Chính sách quản lý của Nhà nước: Ngành thuốc lá đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam. Sau 30/04/1975, ngành thuốc lá được phục hồi và phát triển. Vào những năm 1986-1990, hàng năm Liên hiệp Thuốc lá (thành lập 05/04/1985) xuất khẩu 300-400 triệu bao thuốc sang Đông Âu và Liên Xô (cũ). Năm 2009 vừa qua, tổng sản lượng tiêu thụ thuốc lá của Việt Nam ước đạt 4.514 triệu bao (kể cả xuất khẩu), tăng 13,71% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản phẩm nội địa tăng 11,33% và sản phẩm xuất khẩu tăng 13,82%. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá theo Luật số 57/2005/QH, áp dụng từ 01/01/2006 như sau: Năm 2006 và 2007 áp dụng chung một mức thuế suất là 55%. Năm 2008, mức thuế suất là 65%. Ngày 17/12/2007, Việt Nam đã phê chuẩn công ước Khung về kiểm soát Thuốc lá (FCTC). Đây là công ước về bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng đồng thời có liên quan đến kinh tế, thương mại, công nghiệp và nông nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, buôn bán và tiêu thụ các loại sản phẩm thuốc lá. Quyết định số 88/2007/QĐ-TTg ngày 13/06/2007 về việc phê duyệt “Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020” với các điểm nổi bật: Cơ cấu sản phẩm: Cơ cấu sản phẩm Tỷ lệ (%) Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Thuốc lá cao cấp 27.0 32.0 35.0 Thuốc lá trung cấp 10.5 23.0 30.0 Thuốc lá phổ thông 62.5 45.0 35.0 Tổng số 100.0 100.0 100.0 Đến năm 2015: thuốc lá đầu lọc đạt 100%, thuốc lá trung cấp tăng dần và đạt tỷ lệ 37.5% trong sản lượng tiêu thụ nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đạt 64% Đến năm 2025: thuốc lá đầu lọc trung cấp là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 65%. tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đạt 70% Lộ trình giảm Tar và Nicotine: Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/07/2007 về sản xuất kinh doanh thuốc lá tạo cơ sở pháp lý và môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động SXKD của ngành thuốc lá. b. Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản phẩm: Một số cam kết của Việt Nam gia nhập WTO trong lĩnh vực thuốc lá: Với thuốc lá điếu và xì gà: Đây là mặt hàng thuộc danh mục thương mại Nhà nước mà Việt Nam bảo lưu Quyền kinh doanh, theo đó doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không được quyền xuất nhập khẩu trong lĩnh vực này. Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ hai mặt hàng này. Mức thuế nhập khẩu dành cho thuốc lá điếu và xì gà là rất cao. Với thuốc lá lá: Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan trong quản lý nhập khẩu thuốc lá. Về dịch vụ phân phối: Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối thuốc lá cùng một số sản phẩm khác như xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, gạo, đường và kim loại quý cho người nước ngoài. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá có cơ hội nhập khẩu nguyên liệu tốt hơn. Tuy nhiên cũng là khó khăn cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ nhỏ. c. Rủi ro ngành kinh doanh: Rủi ro cạnh tranh: Cũng như nhiều ngành khác, ngành thuốc lá Việt Nam luôn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, đòi hỏi phải có những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp và có phong cách phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn ... với những cam kết của Việt Nam với WTO đã phần nào giúp ngành thuốc lá Việt Nam có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, ngày 05/07/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2007/TT-BTC, hướng dẫn về cơ chế thí điểm huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả. Rủi ro về nguyên liệu đầu vào: Một trong những khó khăn đầu tiên cho ngành thuốc lá đó là bất lợi về thời tiết, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây nguyên liệu nhưng do giá mua hấp dẫn nên người trồng thuốc lá vẫn gia tăng diện tích gieo trồng. Ngoài ra, giá dầu mỏ thế giới tăng cao dẫn đến một số chế phẩm từ dầu mỏ có biến động mạnh (bao bì nhựa tăng khoảng 15%, bao bì giấy tăng khoảng 25%,...). Tuy nhiên tình hình giá đang dần bình ổn. Rủi ro về máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất: Theo Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam ngày 13/08/2009: đến 2020, MMTB hiện đại chiếm 40%; Năm 2025, MMTB hiện đại chiếm 55% năng lực sản xuất của toàn ngành. Cụ thể: thay thế và bổ sung các dây chuyền vấn ghép đầu lọc có công suất 6.000 – 10.000 điếu/phút; các dây chuyền đóng bao 250 – 400 bao/phút; dây chuyền chế biến nguyên liệu 3 tấn/giờ; dây chuyền sản xuất thuốc lá tấm 5.000 tấm/năm,... Nguồn tham khảo: www.vinanet.com.vn, www.moi.gov.vn 2. Phương án kinh doanh và nhu cầu vay vốn của công ty XNK thuốc lá Việt Nam Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 ĐVT: triệu đồng STT Khoản mục Kết quả tính toán năm 2010 Kết quả tính toán năm 2011 1 Doanh thu 3,104,354 4,035,661 2 Giá vốn hàng bán 3,041,065 3,953,385 3 Lợi nhuận gộp 63,289 82,276 4 Chi phí hoạt động 42,609 53,364 5 Lãi vay (chi phí hoạt động tài chính) 9,731 11,677 6 Thu nhập từ hoạt động tài chính 27,334 32,800 7 Lợi nhuận trước thuế 38,283 50,036 8 Thuế thu nhập 5,557 14,010 9 Lợi nhuận sau thuế 32,726 36,026 3. Tóm tắt rủi ro và các biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro 1 Rủi ro thị trường đầu vào - Một trong những khó khăn đầu tiên cho ngành thuốc lá đó là bất lợi về thời tiết, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây nguyên liệu nhưng do giá mua hấp dẫn nên người trồng thuốc lá vẫn gia tăng diện tích gieo trồng. - Ngoài ra, giá dầu mỏ thế giới tăng cao dẫn đến một số chế phẩm từ dầu mỏ có biến động mạnh (bao bì nhựa tăng khoảng 15%, bao bì giấy tăng khoảng 25%, ...). Tuy nhiên tình hình giá đang dần bình ổn. - Việc quản lý của Nhà nước có gây khó khăn về vấn đề nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, Tổng công ty là đơn vị đầu ngành nên việc nhập khẩu có phần thuận lợi hơn trong thông tin cũng như giá nhập. 2 Rủi ro về thị trường đầu ra - Cũng như nhiều ngành khác, ngành thuốc lá Việt Nam luôn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, đòi hỏi phải có những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp và có phong cách phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn,... với những cam kết của Việt Nam với WTO đã phần nào giúp ngành thuốc lá Việt Nam có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh. - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2007/TT-BTC ngày 05/07/2007, hướng dẫn về cơ chế thí điểm huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả nên sản xuất trong nước vẩn được bảo vệ của nhà nước. - Mặc khác, Vinataba là đơn vị lớn, chiếm trên 55% thị phần trên cả nước, sản phẩm của Tổng công ty được Cục sở hữu trí tuệ – Bộ khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn và công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia. Ngoài ra, thương hiệu Vinataba 3lần đạt được giải thưởng sao vàng đất việt,... C. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN ĐỀ NGHỊ CẤP HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG 1- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Đvt: triệu đồng STT Khoản mục Kết quả tính toán I Nhu cầu vốn lưu động 370,196 1 Nhu cầu tiền mặt tối thiểu 204,339 2 Trị giá khoản phải thu khách hang 470,766 3 Trị giá hàng tồn kho 242,994 4 Trị giá khoản phải trả người bán 429,974 5 Trị giá các khoản phải trả khác 117,929 II Nguồn vốn lưu động 370,196 1 Nguồn vốn lưu động tự tài trợ 69,691 A VLĐ thuần (sau khi đã điều chỉnh) 69,691 B Các khoản mục phải chi trả trong năm KH 2 Nguồn vốn vay các TCTD khác 3 Nguồn vốn vay các tổ chức, cá nhân khác - 4 Nhu cầu vay(I-II/1-II/2-II/3) 300,505 3- Tài sản bảo đảm :Tín chấp 4- Các giả định dùng để tính toán: Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Số liệu nhận định của A/O năm 2011 Ghi chú Doanh thu năm 2009 2,173,311 3,104,354 4,035,661 Tỷ lệ tăng doanh thu 55.86% 14.41% 30.00% % giá vốn hàng bán / doanh thu 98.25% 97.96% 97.96% Bằng năm 2010 % chi phí hoạt động / doanh thu 1.28% 1.37% 1.32% Bình quân 2 năm 2009, 2010 % số dư tiền mặt bình quân so với doanh thu 5.49% 4.64% 5.06% Bình quân 2 năm 2009, 2010 Số ngày tồn kho bình quân 15.00% 29.00% 22.00% Bình quân 2 năm 2009, 2010 Số ngày các khoản phải thu bình quân 39.00% 45.00% 42.00% Bình quân 2 năm 2009, 2010 Số ngày chiếm dụng của nhà cung cấp 37.00% 42.00% 39.00% Bình quân 2 năm 2009, 2010 Số ngày chiếm dụng khác 16.00% 5.00% 11.00% Bình quân 2 năm 2009, 2010 5- Phương thức tài trợ vốn lưu động: Bổ sung vốn lưu động kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh ngành thuốc lá tại Việt Nam 6- Nhận xét: Trong quá trình quan hệ tín dụng tại các TCTD, đơn vị đã thể hiện uy tín thanh toán tốt. Nguồn hàng đầu vào và thị trường đầu ra của công ty ổn định. Báo cáo tài chính năm 2010 của công ty thể hiện sự cân đối. Các hệ số thanh toán, số ngày tồn kho, phải thu, phải trả ở mức chấp nhận Nhận xét và đề xuất a. Nhận xét: Vinataba tất cả các tiêu chí cho vay tín chấp của ACB; Vinataba là một Tổng công ty nhà nước chiếm trên 51% thị phần ngành thuốc lá trong cả nước. Doanh thu của Tổng công ty năm 2009 là 10.138 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 25%, năm 2010 là 18.930 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 20%. Nếu xét về việc tạo nên doanh thu của cả tập đoàn thì năm 2008 là 10.895 tỷ đồng và năm 2009 là 15.718 tỷ đồng, năm 2010 là 18.930 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 531,3 tỷ đồng. Năm 2010 là 557,8 tỷ đồng, tăng khoảng 5%. Khách hàng là Tổng công ty lớn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng, hiệu quả trong nhiều năm liền. Lợi nhuận hàng năm của tổng công ty đảm bảo thanh toán nợ vay cho ACB. Theo thông tin từ trang www.hcmtax.gov.vn thì Tổng công ty và các thành viên tại Tp. HCM không có tên trong danh sách các đơn vị nợ thuế nhà nước. b. Đề xuất của nhân viên tín dụng/ phân tích: Kính trình Hội Đồng Tín Dụng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam – Đơn vị trực tiếp sử dụng vốn vay: Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuốc Lá với các nội dung như sau: TỔNG MỨC CẤP TÍN DỤNG: 600.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm tỷ đồng), trong đó: - Vay theo món ngắn hạn: 300.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tỷ đồng). Giữ nguyên theo các phê duyệt lần trước. - Vay theo hạn mức tín dụng: Đơn vị trực tiếp sử dụng vốn vay là Công ty XNK Thuốc Lá. 1- Số tiền cho vay : 300.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tỷ đồng) hoặc USD tương đương. 2- Thời hạn vay : 12 tháng, mỗi KƯNN tối đa không quá 06 tháng. 3- Lãi suất, phí : Theo quy định của ACB tại mỗi thời điểm giải ngân. 4- Phương thức trả nợ : Lãi trả hàng tháng, vốn trả theo từng KƯNN. 5- Mục đích : Bổ sung vốn lưu động kinh doanh XNK thuốc lá. TÀI SẢN BẢO ĐẢM : Tín chấp. ĐIỀU KIỆN: Việc giải ngân USD thực hiện theo quy định của ACB. Khách hàng cam kết tự cân đối nguồn USD để trả nợ vay cho ACB Công ty bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo qui định. ACB- Chi nhánh Bình Tây kiểm tra giám sát hoạt động của khách hàng theo quy định về cho vay tín chấp của ACB. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cam kết duy trì các tiêu chí tài chính sau: Đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản ≤ 20% Vốn chủ sở hữu. Nợ vay ngân hàng/VCSH ≤ 2; Tỷ số thanh tóan hiện hành ≥ 1,2 lần; Không dùng tài sản của Tổng công ty để thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngắn hạn tại các TCTD khác. - Công ty Xuất nhập khẩu Thuốc lá cam kết duy trì các tiêu chí tài chính sau:: Tỷ số thanh tóan hiện hành ≥ 1 lần; Cam kết chuyển giao dịch qua tài khoản TGTT tại ACB-Bình Tây tương ứng tỷ lệ dư nợ vay tại các TCTD. Việc cho vay hỗ trợ lãi suất thực hiện theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và Thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 được thực hiện theo đúng các quy định của ACB về hỗ trợ lãi suất. D. XẾP HẠN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG 1. Kết quả chấm điểm: (Chi tiết – Hồ sơ đính kèm) Xếp hạng tín dụng : AA Xếp hạng TSBĐ : DDD. 2. Tiềm năng, cơ hội cho ACB: Với quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngoài sản phẩm tín dụng, doanh nghiệp sẽ mang lại cho ACB những giao dịch khác như: tiền gởi thanh toán, giao dịch thanh toán quốc tế, đồng thời tạo cơ hội tiếp cận với các thành viên khác của Tổng công ty. (Chi tiết vui lòng xem Phụ lục 1 đính kèm) E. THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO Đánh giá điều kiện tài trợ cho vay tín chấp: Đánh giá tiêu chí cho vay không có tài sản đảm bảo theo công văn 300/NVCV-BCS& QLTD.07 ngày 25/05/07 của Tổng Giám đốc. Stt Các tiêu chí Tiêu chuẩn Thực tế Đánh giá 1 Đối tượng khách hàng DN nhà nước, Công ty TNHH,... DN nhà nước Đạt 2 Mối quan hệ – Uy tín: Lịch sử quan hệ tín dụng với ACB và các TCTD khác Chưa từng có nợ nhóm 2- nhóm 5 tại ACB và các TCTD khác Theo CIC, khách hàng không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn Đạt 3 Quy mô hoạt động: Doanh nghiệp được kiểm toán: Vốn chủ sở hữu: Doanh thu: > 50 tỷ đồng > 250 tỷ đồng Vốn: 2.973 tỷ đồng Doanh thu năm 2006 là 8.140 tỷ đồng, năm 2007 là 10.183 tỷ đồng Đạt 4 Tiêu chí tài chính: Tổng nợ phải trả/VCSH Ngành SX Ngành TM Hệ số thanh toán hiện hành ROE trong năm gần nhất Tốc độ tăng trưởng DT trung bình trong 3 năm gần nhất. Tốc độ tăng trưởng LN trung bình trong 3 năm gần nhất < 3 < 4 > 1 > 5% > 10% > 10% Nợ phải trả/VCSH, 31/12/06 là 1.2 và ngày 31/12/07 là 1,08 Ngày 31/12/06 là 1.60, ngày 30/09/07 là 1.69 ROE năm 2006 là 17,1%, năm 2007 là 19% Năm 2006 là 8.140 tỷ đồng, năm 2007 là 10.183 tỷ đồng à tăng 25% Lợi nhuận năm 2004 là 199 tỷ đồng, năm 2005 là 423 tỷ đồng, năm 2006 là 402 tỷ đồng và năm 2007 là 531 tỷ đồng à Tốc độ tăng trưởng bình quân > 10% Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 5 Ngành nghề kinh doanh Xuất khẩu: CBKD thủy hải sản, gỗ, LTTP... CN nặng: hóa chất, dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông... CN nhẹ: may mặc, da giày, nhựa, gốm sứ... SX VLXD thiết yếu: xi măng, sắt, thép... SXKD thuốc lá Đầu tư xd và kd nhà, khu đô thị, KCN SXKD thực phẩm và đồ uồng SXKD hàng may mặc Kinh doanh lữ hành Vận chuyển hàng hóa và hành khách Trồng trọt, chăn nuôi SX, buôn bán rượu, bia, nước giải khát Không 6 Các tiêu chí khác: Thời gian hoạt động Dư nợ vay của ACB Phương thức cho vay > 5 năm < 100% VCSH Cho vay ngắn hạn BSVLĐ Thành lập năm 1995 Dư nợ dự kiến là 300 tỷ Cho vay ngắn hạn khác Đạt Đạt Không Nhận xét: Vinataba chưa thỏa 02 tiêu chí cho vay tín chấp của ACB, đó là tiêu chí: ngành nghề kinh doanh và mục đích sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, Vinataba là một Tổng công ty nhà nước chiếm trên 51% thị phần của cả nước về ngành thuốc lá. Vì vậy, chi nhánh Bình Tây kiến nghị hội đồng tín dụng chấp thuận xét duyệt cho vay tín chấp đối với khách hàng này. PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1. Bảng chấm điểm xét duyệt TỔNG SỐ ĐIỂM XẾP HẠNG 99 100 AAA 95 99 AA 85 65 A 72 85 BBB 68 72 BB 62 68 B 59 62 CCC 56 59 CC 48 56 C 23 48 D 2. Bảng chấm điểm phân loại nợ: TỔNG SỐ ĐIỂM XẾP HẠNG PHÂN LOẠI NỢ 95 100 AAA Đủ tiêu chuẩn 85 95 AA Đủ tiêu chuẩn 72 85 A Đủ tiêu chuẩn 70 72 BBB Cần chú ý 65 70 BB Cần chú ý 59 65 B Cần chú ý 56 59 CCC Dưới tiêu chuẩn 53 56 CC Dưới tiêu chuẩn 45 53 C Nghi ngờ 20 45 D Có khả năng mất vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van tot nghiep.doc
  • pdfLuan van tot nghiep.pdf
Luận văn liên quan