Đề tài Quy trình và phương pháp nuôi cá biển

Do nhiễm trùng vết thương xây sát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. Dấu hiệu bệnh: vết thương có mủ trắng, thịt bị loét,lan rộng ra toàn thân. Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ rồi chết. con bị nặng có thể bị sứt vây, mất đuôi. Chữa trị. Tắm trong dung dịch Oxytetracyline 5-10 phút mỗi ngày 1 lần. Tắm trong dung dịch furacin 3-5 phút cách 1 ngày tắm một lần. Rửa vết thương bằng dung dịch Kmno4 5ppm, sau đó lau khô và bôi mỡ tetracyline vào vết thương. Trộn sulfamid vào thức ăn 100-200 mg/kg thức ăn cho cá ăn 7-10 ngày(oxy,fura,chlorin .)

doc95 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình và phương pháp nuôi cá biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đực và cái cái, thông thường khó xác định được bằng các dấu hiệu bên ngoài, mặc dù cá đực thường nhỏ hơn cá cái. Phương pháp phổ biến nhất để phân biệt cá đực cái trong mùa sinh sản là kiểm tra cá bằng ống hút. Nếu đường kính trứng trên 0,65 mm thì cá sẳn sàng để tiêm hormon; cá đực chín muồi sinh dục sẽ chảy sẹ màu trắng đục khi vuốt nhẹ bụng cá. 2. Tiêm kích dục tố Những cá cái trứng có đường kính trên 0,65 mm có thể tiêm kích dục tố. Trước khi tiêm có thể gây mê bằng 100 mg 2-phenoxyethanol. Liều tiêm sơ bộ là hỗn hợp 10 mg não thùy cá Hồi (SPG)/kg cá và 1000 UI HCG/kg cá. Thông thường chỉ được tiêm hai lần cho cá. liều lượng trên có kết quả tốt đối với cá bắt từ tự nhiên có độ mặn 32-35 ppt, hay cá nuôi vỗ trong lồng ngoài biển ở độ mặn 28-35 ppt. Do vậy tùy điều kiện khác nhau, các loại hormon với liều lượng sau có thể áp dụng: SPG : 6-10 mg/kg cá CPG : 5-25 mg/kg cá HCG : 1800-2500 UI/kg cá Số lần tiêm : 2 lần Thời gian giữa hai lần tiêm : 6-24 giờ (trung bình 8-12 giờ). Thời gian vuốt trứng : 6-17 giờ (12 giờ) sau khi tiêm lần hai. Đối với cá đực cũng cần tiêm với lượng 1ml DF để kích thích sự thành thành và hoạt động của tinh trùng. Tinh trùng có thể bảo vệ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-1 OC với DMSO (Dimethyl Sunfuxide) khoảng 10. Phản ứng của cá đối với kích dục tố biểu hiện rõ qua sự thay đổi màu sắc, uống nước nhiều, thải nhiều canxi, bụng trương to và một ít trứng chảy ra. 3. Thụ tinh và ấp trứng Sau 10-12 giờ tiêm liều quyết định, cá bắt đầu đẻ, tuy nhiên chỉ vuốt trứng khi ít nhất 30-40% số trứng kiểm tra có màu trong suốt. Thao tác vuốt trứng cần 4 người. Sau đó cho sẹ vào thụ tinh cho trứng theo phương pháp khô. Sau ít nhất 3 phút, cho nước biển (30-31 ppt) vào và đảo đều trứng. Sau 3 phút nữa dùng vợt vớt và rữa trứng bằng nước biển có độ mặn giống như trong bể ấp. Việc ấp trứng phải được sục khí mạnh để trứng không bị chìm. Nhiệt độ 25-30 OC và độ mặn 34 ppt. Sáu giờ sau khi ấp, thay 1/3 nước trong bể. Trứng được thụ tinh sẽ nổi, những trứng không được thụ tinh sẽ chìm khi ngưng sục khí. Tùy điều kiện nhiệt độ trứng sẽ nở trong vòng 25-35 giờ. 4. Ương ấu trùng Khoảng 5 giờ trứng trứng nở, chuyễn trứng đến bể composite 600 lít và khí mạnh mật độ ấp trứng/lít để khi trứng nở mật độ ấu trùng khoảng 5-10 con/L hay hơn. Trong ương nuôi ấu trùng cá măng, tảo luôn được duy trì trong suốt 20 ngày ương với mật độ thích hợp để làm môi trường đệm và làm thức ăn cho rotifer trong bể ương. Các loài tảo thường dùng là Chlorela sp, Isocrysis galbana, Teltraselnuis chuii. Ngoài ra, Rotifer (Branchionus pilicatilí) là những thức ăn quan trọng trong suốt 20 ngày đầu ương nuôi ấu trùng. Các nghiên cứu cho thấy, ấu trùng ăn Rotifer bằng Teltraselnuis sẽ tốt hơn ấu trùng nuôi bằng Rotifer Chlorela, Isocrysis. Rotifer nuôi bằng tảo hổn hợp sẽ tốt hơn cho ấu trùng cá hơn Rotifer nuôi bằng tảo thuần. Ấu trùng Artemia được bổ sung từ mật độ 0,5-1 con/ml. Thức ăn nhân tạo cho ấu trùng có hàm lượng đạm tôt nhất là 40%. Sự bổ sung thức ăn nhân tạo làm giàu axít béo cao không no (HUFA) sẽ làm tăng tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng. Sau khi ương 3 ngày, mỗi ngày thay 30% thể tích nước. Duy trì hàm lượng oxy 5-6 ppm, độ mặn nước ương là 30-34 ppt sẽ được giảm dần đến 28 ppt sau ngày thứ 5. Sau 21 ngày ương, cá bột đạt chiều dài 14-15 mm và sẵn sàng làm giống ương thả trong ao đất. 5. Ương cá giống trong ao đất Tùy điều kiện ương nuôi mà qui mô ao ương có thể thay đổi, tuy nhiên hệ thống ao ương thường chiếm 4-10%, ao chuyễn 6%, còn lại là ao thịt. Để có nơi cho cá ẩn nấp và thuận lợi cho thu hoạch, ao đầm nuôi thường thiết kế mương rộng 2-5 m, sâu 0,75 m. Trước khi ương nuôi chuẩn bị ao thật kỹ là khâu quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và năng suất. Trong chuẩn bị ao, vấn đề quan trọng là tạo được lớp lab-lab và phiêu sinh vật cho cá. Các bước như sau: Tạo lab-lab Rải phân chuồng khắp đáy ao đầm với liều lượng 500-2000 kg/ha tuy ao đầm củ hay mới. Cho nước vào 5 cm sau đó phơi khô. Cho nước vào tiếp 7,5-10 cm. Bón phân 16-20-0 với lượng 100kg/ha hay 18-46-0 với lượng 50 kg/ha. Mỗi ngày thêm 5 cm nước vào, sau đó làm đầy đến mức mong muốn như 20-30 cm đối với ao ương, 30-40 cm đối với ao chuyễn, 40-50 cm đối với ao thịt Thả giống Để duy trì sự phát triển liên tục của lab-lab trong ao đầm sau mỗi 7-8 ngày bón 15 kg phân 16-20-0/ha. Trước ki thu hoạch 20 ngày nên ngưng bón phân. Đáy ao cứng và độ mặn 25-32 ppt là điều kiện tốt nhất cho sự phát triễn của lab-lab. Tạo phiêu sinh vật Phương pháp gây màu nước tạo phiêu sinh vật không giống như phương pháp tạo lab-lab do yêu cầu mức nước sâu hơn và thường vào mùa mưa trong khi tạo lab-lab vào mùa nắng. Các bước như sau: Táo cạn nước sau đó thêm đầy trong vòng 24 giờ Thêm nước đến độ sâu 60 cm. Bón phân vô cơ với lượng 22 kg (18-16-0)/ha; 50 kg (16-20-0)/ha, hay 25 kg (16-20-0) cùng với 25 kg (0-20-0)/ha. Sau khi bón phân 1 tuần thì thả giống. Mỗi tuần bón với liều lượng trên để duy trì độ trong 20-30 cm. Ngưng bón phân 2 tuần trước khi thu hoạch Sau khi chuẩn bị ao bắt đầu thả giống, mật độ thả ương 30-50 con/m2. Quản lý chất lượng nước trong điều kiện thích hợp là yế tố quyết định đến sự thành công của việc ương nuôi. Nồng độ muối có thể tăng cao do mực nước thấp và khi độ mặn trên 60 ppt sẽ gây sốc cho cá. do đó cần chủ động cấp nước kịp thời. Trong điều kiện trời mưa hay trời mát kéo dài, lab-lab có thể bị chết và thiếu oxy, do đó cần có biện pháp xử lý khi cần thiết như thay nước, sục khí. Ngoài thức ăn chủ yếu là lab-lab, trong quá trình ương nuôi cũng cần bổ sung thêm cám, gạo, bột mì…với tỷ lệ 1-10% trọng lượng cá nuôi. Cho ăn 2 lần/ngày sáng và chiều. Thường cho ăn bổ sung khi vỗ béo và cá trước khi thu hoạch. KỸ THUẤT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ BIỂN (các loài cá dữ) Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng trại sản xuất giống: Địa điểm thích hợp (nguồn nước) Diện tích và phương tiện thế nào để đạt mục tiêu Quản lý trại giống như thế nào Ba yếu tố chính cần quan tâm xem xét khi thiết kế trại giống: - Đối tượng sản xuất - Chỉ tiêu năng suất - Mức độ vốn đầu tư + Trại thực nghiệm cần có phòng thí nghiệm + Thiết kế thực nghiệm hay sản xuất riêng hoặc kết hợp cả hai. + Trại sản xuất giống có thể là một xí nghiệp độc lập hay quan hệ dọc chịu sự chỉ đạo của xí nghiệp NTTS nào đó. 1.Tiêu chuẩn, yêu cầu khi chọn địa điểm xây dựng trại giống Nguồn nước cung cấp phải: Trong sạch ít phù sa, gần bờ biển có đáy cát, sỏi đá. Xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp. Nồng độ muối cao và ổn định (30 ppt) tránh vùng cửa sông. Giao thông và thông tin thuận tiện. Gần nguồn cá bố mẹ, gần khu ương giống, nuôi thịt, tiêu thụ dễ dàng. Gần nguồn điện, nếu không phải lắp đặt hệ thống phát điện dự phòng. Có mặt bằng rộng rải, thoáng có khả năng mở rộng diện tích khi cần. Chú ý chủ quyền đất khi xây dựng trại. Quy mô trại giống Quy mô trại sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố sau: Năng suất dự kiến. Khả năng vốn đầu tư. Mặt bằng xây dựng Quy mô trại bao gồm: Hệ thống bể lắng, lọc, chứa (thể tíchphụ thuộc vào chất lượng nước) có cả bể chứa nước ngọt. Hệ thống bể ương ấu trùng (cá bột). Hệ thống bể nuôi thức ăn tự nhiên (tảo, luân trùng). Hệ thống bể nuôi vổ cá bố mẹ. Hệ thống bể đẻ ấp trứng. Nhà làm việc của nhân viên. Phòng máy. Phòng thí nghiệm. Hệ thống xử lý nước thải *Phương pháp tính toán ước lượng thể tích các hệ thống bể Hệ thống bể ương ấu trùng (ương 30 ngày). Số lượng cá bột dự kiến (a) (6 tháng) => số lượng cá bột trên tháng (b) (mật độ 5 con/L); V1 hệ thống ương cần có để ương mỗi tháng được lượng cá bột theo yêu cầu (b). Nếu ương thêm 20-25 ngày = cá hương thì V2 = b x 2 (A/6 = B; B/5 = V1; V2 = 2 x b). Theo yêu cậu kỹ thuật thì (V3) bể nuôi thức ăn tự nhiên bằng thể tích bể nuôi ấu trùng (V1). Vậy ta có thể tính thể tích bể nuôi thức ăn tự nhiên V3 = V1 (tỷ lệ thể tích nuôi tảo/ấu trùng = 2:1) => V bể nuôi tảo, V bể nuôi ấu trùng V hệ thống bể nuôi cá bố mẹ Số lượng cá bột dự kiến (tỷ lệ sống 15%), ấu trùng mới nở (tỷ lệ nở 70%) => số trứng (trung bình 1 triệu trứng/cá mẹ); số cá mẹ + cá bố (tỷ lệ 1:1) (1 cá mẹ /5 m3) => V (m3) hệ thống bể (50 m3/bể) số bể nuôi cá bố mẹ. Bể nuôi cá bố mẹ 100-200 m3 Bể đẻ 50 m3. Bể ấp 1 m3. Hình Sơ đồ trại giống 3. Chuẩn bị cá bố mẹ 3.1. Có hai nguồn cá bố mẹ - Cá đánh bắt ngoài tự nhiên đã trưởng thành (3+- 4+) - Cá từ ao hay lồng nuôi (3+- 4+), trọng lượng 3-5 kg. Ưu điểm của cá bố mẹ nuôi là đã thích nghi với điều kiện môi trường nuôi nên dễ nuôi dưỡng chúng thành cá bố mẹ. Tuy nhiên, nếu không có cá nuôi lớn hơn 2-3 tuổi thì cá tự nhiên nuôi được phải thuần dưỡng trong lồng hay ao ít nhất 6 tháng trước khi chọn làm cá bố mẹ. Cá ngoài tự nhiên thường đánh bắt bằng lưới rê (kích thước mắt lưới 2a = 8-12 cm), lưới vây, câu giăng. Sử dụng lưới vây là tôt nhầt vì ít gây tổn thương cho cá. 3.2. Thuần dưỡng cá bố mẹ - Vận chuyển: cá thu được nên cho vào thùng (dụng cụ chứa), vận chuyển ngay đến trại giống hay lồng nuôi. Tốt nhất là vận chuyển hở cớ sục khí, đến trại cá được xử lý bằng kháng sinh Oxytetracyline 2 ppm trong 24 giờ. - Trong điều kiện nuôi tập cho cá ăn các loại cá chết. Thường phải mất vài ngày mới quen và phục hôi các tổn thương. Nên cho cá ăn từng miếng vì cá chẽm không ăn những thức ăn chìm xuống đáy. Thức ăn thừa phải loại bỏ tránh cho nước không bị nhiễm bẩn. 3.3. Nuôi vổ cá bố mẹ 3.3.1. Nuôi lồng: Thường dùng lồng nổi, lồng làm bằng lưới polythylen gắn vào khung gổ có nhiều phao. Lồng neo ở vịnh yên tĩnh hay ở biển có rào bảo vệ. Kích thước bề mặt lồng 10-100 m2, chiều cao lưới 2 m (5 x 5 x2 m hay 10 x 10 x 2 m) lồng nhỏ thuận lợi hơn lồng lớn. Kích thước mắt lưới 2a = 2 cm. Mật độ 1 con/m3 (2-3 kg/ m3). 3.3.2 Bể ximăng Nên dùng bể lớn để cho đủ không gian cho cá bơi lội (100-200 m3) Mật độ 1 con/2 m3 (1-2 kg/ m3) Thay nước hằng ngày 30-50% lượng nước Thức ăn (kể cả lồng): cho thức ăn sạch Liều lượng 5% P Cho ăn 1 lần/ ngày thường vào buổi chiều 4. Kỹ thuật cho đẻ và thụ tinh 4.1.Chọn cá bố mẹ cho đẻ Dựa vào các chỉ tiêu sau: - Cá khỏe mạnh linh hoạt, không bị tổn thương, không bị bệnh, tốt nhất chọn cá đực và cá cái cùng kích thước, tuổi lớn hơn 3 tuôi; trọng lượng lớn hơn 3 kg. - Chín sinh dục, cái đực vuốt có sẹ, cá cái buồng trứng ở giai đoạn 4 C - Cá được chọn phải chuyễn sang bể dự trữ với tỷ lệ đực/cái = 1:1. Giảm lượng thức ăn còn 1% P, tăng cường thay nước hàng ngày, lượng nước cần thay khoảng 50-60%. 4.2. Sinh sản cá biển nhân tạo Hiện nay có hai phương pháp: thụ tinh nhân tạou và kích thích cho sinh sản nhân tạo. 4.2.1. Thụ tinh nhân tạo Cá bố mẹ bắt từ các bãi tự nhiên (ngư dân thường đánh cá vào các ngày nước cường 2-3 ngày đến 5-6 ngày trước khi trăng tròn, cá thường bắt được lúc 18-22 giờ lúc triều lên). Nếu bắt được cá bố mẹ chín sinh dục, vuốt trứng và sẹ vào dụng cự chứa ngay trên tàu để trứng thụ tinh sau đó đưa đến trại giống cho trứng nở. Trường hợp chỉ bắt được cá đực thì vuốt sẹ vào lọ thủy tinh sau đó bảo quản lạnh (5-15 OC), sẹ có thể sống 1 tuần, khi gặp cá cái vuốt trứng và cho thụ tinh ngay (thường áp dụng phương pháp thụ tinh khô). Vuốt trứng cá cái vào dụng cụ chứa khô và sạch, sáu đó cho tinh dịch vào, dùng lông gà trộn đều trứng và tinh dịch trong vòng 5 phút sau đó cho vào dụng cụ ấp. 4.4.2. Kích thích chio đẻ tự nhiên Có hai phương pháp kích thích: tiêm kích dục tố và thay đổi điều kiện môi trường. Cả hai phương pháp điều kích thích cá đẻ tự nhiên trong bể: * Kích thích cá bằng hormne Kiểm tra trứng (mức độ) thành thục Thời điểm kiểm tra là sau khi thả cá vào bể dự trử 2 tháng, kiễm tra 2 lần/tháng vào lúc triều cường. Cách kiểm tra: gây mê cá, đặt lật ngữa, dùng một túi đen trùm đầu. Đưa ống hút trứng (bằng nhựa polyethylen canula, đường kính 1,2 mm) vào trong ống dẫn trứng 6-7 cm lấy trứng ra. Nếu trứng có màu vàng, đường kính 0,4-0,5 mm là cá thành thục tốt sẳn sàng cho việc tiêm hormon. Cá đực: vuốt nhẹ có tinh dịch chảy ra mới được chọn * Hormon sử dụng Puberoge HCG và não thùy cá chép Thành phần Puberoge: 63% kích thích tố kích thích trứng chín (FSH – Follicle Stimulating H); 37 kích thích tố gây rụng trứng (HL – Lautinizing H) Liều lượng sử dụng: 50-200 UI/kg cá, sau 36 giờ cá đẻ, nếu không đẻ sau 48 giờ tiêm lần hai liều lượng gấp hai lần một. Hoặc có thể tiêm theo cách khác như: tiêm lần hai sau khi tiêm lần một 24 giờ, thường cá đẻ sau 12-15 giờ sau khi tiêm lần hai. Đối với cá đực tiêm với liều lượng 20-50 UI/kg cá. Sử dụng HCG và não thùy thể. 250-1000 UI/kg + 2 - 3 mg não thuỳ thể/kg cá cái. Thời gian tiêm và thời gian cá đẻ giống như khi tiêm Puberoge. Vị trí tiêm: nên tiêm vào phần cơ dưới gốc vây lưng. Sau khi tiêm lần một, 24 giờ sau chuyễn cá sang bể đẻ (tác dụng của hormon thường thể hiện qua phản ứng trương bụng của cá). 12-15 giờ trước khi cá đẻ có váng bọt màu trắng sữa (như lớp mỡ) xuất hiện trên mặt nước, nếu không có váng tiến hành tiêm lần 2. Thời gian tiêm hormon cần tính toán sao cho trùng với thời điểm đẻ trứng ngoài tự nhiên (18-20 giờ). * Kích thích cá đẻ bằng cách điều chỉnh môi trường Dựa vào phân tích các hiện tượng tự nhiên của cá trong chu kỳ sinh sản, các bước tiến hành cần thiết như sau: Thay đổi độ mặn của nước giống như lúc cá di cư Giảm nhiệt độ nước giống như nhiệt độ của nước sau cơn mưa Hạ mực nước sau đó cho nước sạch vào bể, nâng dần mực nước giống như khi triều dâng, tiến hành theo chu kỳ trăng. Cách tiến hành Độ mặn: đầu tiên nước trong bể có độ mặn 20-25 ppt. Khi thả cá vào thay nước 50-60% hằng ngày để nâng dần độ mặn lên 30-32 ppt, tiến hành trong khoảng 2 tuần. Điều này mô phỏng quá trình di cư của cá từ vùng sinh trưởng đến bãi đẻ. Theo dõi đặc điểm tiền sinh sản của cá, khi quan sát thấy bụng cá có màu trắng bạc thì cá bắt đầu đẻ trứng. Cá được tách khỏi đàn và ngưng cho ăn trước khi sinh sản một tuần vào thời kỳ đầu trăng non hoặc trăng tròn. Điều chỉnh mực nước bằng cách hạ mực nước trong bể còn 30 cm vào buổi trưa, phơi nắng 2-3 giờ để cho nhiệt độ nước tăng lên 31-32 OC. Sau đó đưa nước biển lọc sạch vào nhanh kích thích như thủy triều đang dâng lên và nhiệt độ nước giảm xuống 27-28 OC giống như sau cơn mưa. Cá đẻ vào ngay buổi tối sau khi kích thích (18-20 giờ), nếu cá không đẻ thì tiếp tục lập lại kích thích này 2-3 ngày nữa cho đến khi cá đẻ. 5. Thu và ấp trứng Trứng cá chẽm thụ tinh có kích cở từ 0,8-1,0 mm, nỗi lơ lững gần mặt nước và rất trong. Có hai cách thu trứng 5.1. Cấp nước biển liên tục vào bể đẻ dòng nước chảy tràn qua bể rảnh nhỏ cuối bể mang theo trứng vào chậu nhỏ (bê nhỏ) trong đó có đặt lưới thu sinh vật phù du (kích thước mắt lưới 200 m gas 68). Nước thoát ra ngoài, trứng được giữ lại trong lưới, tiến hành thu đưa vào trong bể ấp. 5.2. Dùng lưới (gas 38-38) kéo. Hai người cầm hai đầu lưới đi dọc theo hai bên bể để kéo trứng. Trứng sau khi thu nên cho vào dụng cụ chứa trứng (thau nhựa) rữa sạch, loại bỏ các tạp chất, trứng không được thụ tinh, sau đó cho vào ống đong định lượng. 5.3 .Ấp trứng Trứng thụ tinh sau khi định lượng đưa vào bể ấp Điều kiện bể ấp trứng Bể được làm bằng nhựa, sợi thủy, tinh hình tròn. Diện tích 1-2 m3/bể Bể trước khi ấp phải được vệ sinh, tẩy trùng Nguồn nước biển ấp phải được lọc sạch, đảm bảo độ mặn cao 30-32 ppt, nhiệt độ nước 26-28 OC, sục khí nhẹ liên tục. Ấp trứng với mật độ trứng 100-500 trứng/L Sau thời gian 17-18 giờ ấp trứng nở ra ấu trùng. Thời gian trứng nở dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ càng cao thời gian nở càng ngắn. Kết quả tỷ lệ nở từ 40-85% nếu cá đẻ bằng phương pháp kích thích môi trường Tỷ lệ nở 0,5-80% nếu cá đẻ bằng phương pháp tiêm kích dục tố. 6. Ương nuôi ấu trùng đến cở cá bột (1-2,5 cm) 6.1. Điều kiện môi trường Bể làm bằng nhựa, sợi thủy tinh, ximăng Hình tròn, hình chử nhật, diện tích 2-10 m3/bể Nguồn nước bể cung cấp cho bể ương phải được lọc sạch, đảm bảo các yếu tố Độ mặn cao lớn hơn 30 ppt Nhiệt độ nước 26-30 OC Sục khí liên tục Thường ương âu trùng với mật độ 50-100 cá thể/L Bể trước khi ương phải vệ sinh, tẩy trùng bằng xà phòng, xử lý bằng formaline, Chlorine A với độ độ 200-2000 ppm 6.2. Thức ăn và cách cho ăn 6.2.1 Thức ăn Trong quá trình ương ấu trùng cá chẽm, giai đoạn đầu sử dụng tảo đơn bào và luân trùng. Các loài tảo thường là: Chlorella sp. Tetraselmis spp. Taor được cấp vào bể ương những ngày đầu để giữ chất lượng nước tốt, đồng thời sử dụng trong quá trình ương nuôi luân trùng * Nuôi tảo Các loài tảo dùng để ương nuôi cá chẽm là Chlorella sp. Tetraselmis spp…. Tất cả các giai đoạn của quá trình ương nuôi tảo đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm tảo học hay phòng thí nghiệm nuôi cấy tảo, trừ khi nuôi với quy môi lớn (hơn 1 m3/bể) thì thực hiện ngoài trời. Trại giống cần phải lưu giữ nguồn tảo giống thuần suốt năm. Hàng tháng cần nhân tảo để khi cần thiết có thể nhân rộng ra. Quá trình nuôi: Lượng tảo giống cần nuôi cấy của mỗi loài từ 40-50 ml cho bình tam giác 1lít, sau đó nuôi cấy vào bình 20 lít. Tỷ lệ tảo nuôi cấy từ bình tam giác dùng cấp là 1/10, mật độ ban đầu cấy vào bình 20 lít là10x103 tế bào/ml. Chu kỳ nuôi trung bình là 2-3 ngày đạt được mật độ khoảng 10x106 tế bào/ml. Tảo từ bình 20 lít cấy san bể sợi thủy tinh, hoặc bê kinh có thể tích 200 lít, tỷ lệ tảo cấy vào bể kính là 1/10. Từ bể kính gây nuôi cấy san bể ngoài trời (ximăng) 1-10 m3/bể. Tỷ lệ tảo giống là 1/15. Chu kỳ nuôi tảo sinh khối trung bình từ 3-5 ngày mật độ thu hoạch khoảng 10.106 tế bào/ml. Trong quá trình nuôi cấy tảo, bể, dụng cụ nuôi cấy phải được vệ sinh tẩy trùng. Môi trường nuôi cấy tảo Môi trường conway (Walne, 1974) g/l nước cất Sodium nitrit (NaNO3) 100 Muôi EDTA disodium (Na2EDTA) 45 Axit boric (H3BO3) 33,6 Sodium photphatmonobasic (NaH2PO4) 20 Mannaous chloride 4 hydrat (MnCl2.4H2O) 0,36 Ferric chloride 6 hydrat (FeCl3.6H2O) 1,3 Dung dịch muối kim loại hiếm 1 ml Hổn hợp vitamine 100 ml Nước cất 1000 ml (Ghi chú: Dùng 1 ml cho môi trường Conway cho 1 lít nước biển) Trong đó: Dung dịch muối kim loại hiếm gồm: Zinc chloride (ZnCl2) 2,1 g Colbalt chloride, 6 hydrate (CoCl2.6H2O) 2,1 Ammunium molydate, hydrate 2,1 Coppersulfate, 5hydrate (CuSO4.5H2O) 2 Nước cất 100 ml Ghi chú: Axít hóa dung dịch trên với dung dịch HCl 1N đến khi dung dịch trở nên trong. Hổn hợp vitamine Vitamine B12 10 g Vitamine B1 10 Nước nước 200 ml Đối với bể kính có thể bổ sung các loại hóa chất sau TRML g/lít nước cất KNO3 (NH4NO3) 100 Na2HPO4. 12H2O 10 FeCl3. 6H2O 3 Na2SiO4. 9H2O 1 g Dùng 1 ml của dung dịch này bổ sung vào 1 lít nước biển. Đối với bể ngoài trời có thể bón thêm ure 100g/m3. * Nuôi luân trùng Luân trùng (Branchionous plicatilis) là thức ăn quan trọng nhất cho ấu trùng cá chẽm ở giai đoạn đầu vì luân trùng giàu dinh dưỡng và có kích cở nhỏ nên rất phù hợp cho cá chẽm bắt mồi. Luân trùng có thể nuôi trong bể ximăng hay bể sợi thủy tinh, thể tích giao động từ 10-50 m3. Đầu tiên cho tảo vào bể (mật độ 10.104 tế bào/ml) sau đó cấy luân trùng vào (mật độ 10 cá thể/ml). Tảo được bổ sung hàng ngày. Sau 7-8 ngày nuôi, mật độ đạt khoảng 100-200 cá thể/ml. Tiến hành thu sinh khối luân trùng sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá. Một phần giữ lại làm giống nuôi tiếp. Khi nuôi luân trùng ngoài việc cho ăn tảocòn có thể bổ sung thêm men bánh mì. Ngoài hệ thống bể nuôi tảo, còn có một số bể nhỏ (1 m3/bể) ấp trứng artemia cung cấp cho cá bột trong quá trình ương. 6.2.2. Liều lượng thức ăn và cách cho ăn Ba ngày sau khi nở, ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng, không cần cho ăn, nhưng cần phải bổ sung tảo đơn bào (Chlorella sp. Tetraselmis spp) để ổn định chất lượng nước và làm thức ăn cho luân trùng. Sau 3 ngày ương ấu trùng phát triển hoàn chỉnh cho ăn luân trùng (Branchionous plicatilis). Sau 1 tuần cho ăn nauplius của Artemia (10 ngày). Sau 20 ngày cho ăn ấu trùng Artemia sắp và trưởng thành (cho ăn 10-20 ngày). Thời gian sau 30 ngày nếu tiếp tục ương thì cho ăn thịt cá xay nhuyễn, thức ăn tổng hợp Bảng: Chế độ cho ăn: Thức ăn Mật độ (ct/ml) Kích cở thức ăn Giai đoạn cho ăn Số lần cho ăn/ngày Thực vật phù du 10-20 μ Ngày 1 đến ngày thứ 5 1 Chlorella sp 4-5.103 Tetraselmis spp 1-2. 103 Luân trùng 50-175 μ 4 Branchionous plicatilis 3-5 Ngày thứ 3 đến ngày thứ 12 N. artemia 2-3 250 μ Ngày thứ 10-23 2-3 Artemia tiền và trưởng thành Theo nhu cầu 1-10 mm Ngày thứ 20 trở đi 2-3 Cá biển tươi xay Theo nhu cầu 2-10 mm Ngày thứ 30 đến thu hoạch 2-3 7. Phân cở (phân lọc cá có cở bằng nhau nuôi cùng một bể) Mục đích: do câ chẽm là loài cá dữ và phàm ăn nên cần phải phân đàn hợp lý để tránh ăn thịt lẫn nhau Cá có kích cở khác nhau phải được nuôi riêng Hiện tượng cá chẽm ăn lẫn nhau xuất hiện rõ rệt kể từ khi chúng bắt đầu ăn artermia (7-10 ngày tuổi). Sau khi nở 7-10 ngày tuổi tiến hành phân cở lần đầu tiên, sau đó cứ mỗi ngày phân cở một lần. Hình sơ đồ cấp các loại thức ăn cho quá trình ương ấu trùng cá chẽm * Dụng cụ phân cở: Dùng khay phân cở thường được làm bằng thau hay chậu nhựa có nhiều lổ nhỏ ở dưới đáy, hoặc bằng lưới có khung gổ hoặc các vợt lưới. Mỗi khay có một cở lổ hay mắt lưới nhất định chỉ cho phép một cở các nào đó đi qua. Cở của mỗi lổ hay mắt lưới là 0,3-10 mm. * Cách phân cở: Cá cho vào khay đặt nỗi trong bể ương chuẩn bị sẳn (Nước trong bể mới sử dụng cho phân cở cấp đầy đủ thức ăn và các yếu tố môi trường giống với bể đang ương). Những cá có kích thước nhỏ dể chui qua lổ vào bể mới, số cá còn laij trong ao được chuyển qua bể khác và cho vào khay các mắt lươi hoặc lổ lớn hơn để tiếp tục phân cở. Bằng cách này sẽ phân cá ra nhiều cở khác nhau, và cá trong cùng một nhóm cớ kích cở tương đối đầu đều giúp đơn giản hóa việc chăm sóc, hạn chế tình trạng cá ăn lẫn nhau, đàm bảo nâng cao tỷ lệ sống. Hình Khay phân cở cá chẽm con 8. Một số bệnh thường gặp trong việc ương nuôi cá bột Một số yếu tố quan trọng khác gây ra tử vong cho qúa trình ương nuôi là bệnh. Triệu chứng thường gặp là: Bỏ ăn Tróc vảy Thay đổi màu các cơ thể từ xám trắng sang đen Xuất hiện nhiều đốm trắng trên thân Khi phát hiện bất cứ triệu chứng nào, tiến hành trị bệnh ngay 8.1 .Đối với đốm trắng Tắm cá bột trong nước có độ mặn thấp 15-20 ppt với formal có nồng độ 20 ppm, thời gian 1-2 giờ. 8.2. Đối với cá nhiễm khuẩn Tắm cá với oxytetracyline nồng độ 3-6 ppm trong 10 giờ Cả hai biện pháp trên, sau khi xử lý phải cho nước biển đã lọc sạch chảy qua liên tục, xử lý bệnh mỗi ngày một lần, tiến hành 3-5 ngày liên tiếp sau khi màu sắc và tình trạng ăn của cá trở lại bình thường. IV. KỸ THUẬT ƯƠNG GIỐNG CÁ CHẼM (từ cá bột 1-2,5 cm lên cá giống 8-10 cm) Giai đoạn này không nên ương trong bể ximăng vì môi trường dể ô nhiễm, cá dễ bị xây xát, bệnh tật và ăn thịt lẫn nhau dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Có hai phương pháp ương Ương trong ao đất Ương bằng lồng 1. Ương trong ao đất 1.1 Điều kiện ao ương Ao thường có hình chữ nhật, diện tích 200-500 m2. Độ sâu mức nước trong ao 0,8-1 m, độ mặn trên 25 ppt Ao có cống cấp và tiêu nước riêng Đáy cát bùn, bùn cát,… bờ ao chắt chắn 1.2. Cải tạo, chuẩn bị ao Cải tao tốt, triệt để là khâu quan trọng, nhằm giệt trừ dịch hại, mầm bệnh và các sinh vật cạnh tranh gây nguy hiểm cho cá con. Ao ương phải được tháo cạn nước, vét bùn, rữa sạch đáy ao, dùng dây thuốc cá, bã trà … để diệt tạp Rải vôi với liều lượng 10-20 kg/100 m2 để diệt tạp và cải tạo pH, kết hợp phơi đáy ao 3-5 ngày. Lắp lưới chăn, lấy nước vào ao rữa vôi Bón lót phân hữu cơ (tốt nhất là phân gà) lượng 5 kg/100 m2 tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển. Trước khi thả cá 2-3 tuần, cho ấu trùng artemia vào ao (thường 1 kg trứng khô/ha, với tỷ lệ nở 80%). Sau 10-14 ngày, artemia trưởng thành và tiến hành thả cả. 1.3 Chọn giống và thả giống Cá chễm bột phải đồng đều, khỏi mạnh, không bị thương tật Thả giống nên tiến hành vào sáng sớm và hoặc chiều mát, thả từ từ để không gây sốc độ mặn và nhiệt độ cho cá. Mật độ ương: 20-50 con/m2 1.4. Quản lý cá chẽm trong ao ương Thức ăn: ngoài việc ương nuôi artemia trong ao làm thức ăn cho cá còng bổ sung thức ăn bên ngoài, thường sử dụng cá tạp xay nhuyễn, băm nhỏ cho ăn với liều lượng. Tuần đầu : 100% trọng lượng cơ thể Tuần thứ 2 : 60% trọng lượng cơ thể Tuần thứ 3 trở đi : 40% trọng lượng cơ thể Lượng thức ăn bổ sung điều chỉnh tùy thuộc vào lượng artemia trong ao. Cách cho ăn: thời điểm và vị trí cho ăn trong ao nên cố định. Tập cho cá có thói quen tập trung thành đàn tại một địa điểm nhất định khi cho cá ăn. Trước khi cho ăn có thể kèm theo tiếng động, tập cho cá phản xạ có điều kiện. Những ngày đầu cho ăn 3-4 lần/ngày, sau đó cho ăn 2-3 lần/ngày. Nên cho cá ăn từ từ tránh tình trạng thức ăn chìm xuống đáy, phân hủy làm ô nhiễm môi trường, vì cá chẽm có tập tính bắt mồi ở tầng mặt, ít bắt mồi ở tầng đáy. Khi cá ăn no cá sẽ bơi đi nơi khác, lúc đó ngừng cho ăn. Thay nước: Những ngày đầu thường không thay nước, để hạn chế sự thất thoát thức ăn tự nhiên và artemia trong ao. Sau đó thì thay nước khi cần thiết, có thể 2-3 ngày/lần, lượng nước thay 30-50%. 1.5.Thu hoạch Sau thời gian ương 30-45 ngày cá đạt cở 8-10 cm tiến hành thu hoạch. Thường sử dụng lưới kéo, kích thước mắt lưới 2a = 2 cm để thu, thường kéo vào chiều mát, tránh kéo nhiều lần trong ngày làm cá dể bị yếu. Cá giống sau khi thu cần cho vào giai chứa, phân cở lựa chọn, sau đó thả sang ao hoặc nuôi thịt hoặc lồng nuôi thịt. 2. Ương giống bằng lồng lưới Ương giống bằng lồng là phương pháp lợi dụng điều kiện môi trường biển tròng sạch, dòng chảy tự nhiên giúp cho cá khỏe và lớn nhanh. Cách ưng này cũng dể dàng thực hiện và yêu cầu vốn đầu tư ít. 2.1. Kết cấu lồng nuôi Lồng nuôi thích hợp nhất là lồng có dạng hình chữ nhật, làm bằng lưới tổng hợp, kích thước mắt lưới 1-2 mm, gắn vào khung gỗ, thùng được giữ nỗi nhờ hệ thống phao. Kích thước lồng giao động từ 3 m3 (3 x 1 x 1m) đến 10 m3 (5 x 2 x 1 m). Vị trí đặt lồng: Trong ao lớn hoặc ven biển có điều kiện môi trường thuận lợi, ổn định, nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, có độ mặn lớn hơn 25 ppt. Vị trí đặt lồng là những nơi có ít sinh vật bám vì kích thước mắt lưới lồng ương nhỏ, dể bị hư khi dòng nước chảy mạnh hay bịbí nước khi có sinh vật bám. 2.2. Chọn và thả giống Giống cá bột (1-2,5 cm) thả vào lồng ương được chọng như tiêu chuẩn trong ao. Thả giống với mật độ 80-100 con/m3. Cách thả giống tiến hành như ương trong ao. 2.3. Quản lý và chăm sóc lồng ương Các loại thức ăn và cách cho ăn giống như ương trong ao. Kiểm tra lồng hàng ngày đề phòng lồng bị hư hỏng khi có sinh vật bám vào. Cách một ngày dùng bàn chải rữu lồng một lần, điềunày làm cho nước lưu thông trong lồng dễ dàng đảm bảo hàm lượng ôxy và môi trường trong sạch cho cá Ngoài lồng nuôi, nên thiết kế một số lồng dự trữ, để phân bố,san thưa mật độ khi cần thiết, hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau Sau khi ương, lồng phải được mang lên khô phơi nắng vệ sinh và sửa chữa trước khi ương đợt tiếp theo. 2.3. Thu hoạch Sau thời gian ương 30-40 ngày, khi cá đạt cở 6-10 cm tiến hành thu hoạch. Cá ương trong lồng tu hoạch đơn giản, chỉ cần đưa lồng vào bờ khu vực nước cạn, dùng vợt thu cá giống. sau khi thu tiến hành phân cở, chọn lọc và vận chuyễn đến ao, lồng nuôi thịt. V KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHẼM Có hai ương pháp nuôi thịt Nuôi trong ao Nuôi trong lồng 1. Nuôi cá thịt trong ao đất Có hai hình thức nuôi cá thịt trong ao đất Nuôi đơn Nuôi ghép 1.1. Những yêu cầu khi chọn địa điểm ao nuôi Nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định. Thường chọn vị trí trung triều, biên độ triều 2-3 m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi Đảm bảo các yếu tố môi trường Độ mặn : 10-30 ppt Nhiệt độ nước : 26-31 ppt Hàm lượng oxy : 5-9 mg/l pH : 7,5-8,5 Chất đáy ao: cát bùn bùn cát, bùn pha sét Gần đường giao thông, gần nguồn cá giống (cá tự nhiên và nhân tạo), gần nguồn điện,… Diện tích rộng, độ dốc thấp, có khả năng mở rộng sản xuất 1.2. Điều kiện ao nuôi và cải tạo ao Ao nuôi thường có hình chữ nhât Diện tích : 2000-20.000 m2. Độ sâu :1,2-1,5 m nước Ao có bờ chắt chắn, cống cấp và thoát nước riêng Các biện pháp cải tạo ao như tiến hành trong ao ương giống, nếu ao có pH thấp phải tăng liều lượng bón vôi cho ao khoảng 30-50 kg/100 m2 1.3. Chọn giống và thả giống Giống thả vào ao nuôi thịt phải đồng đều về kích thước (8-10 cm) không bị bệnh tât, xây xát, bơi lội hoạt bát, có màu trắng xám nhạt. Thả giống: đối với hai hình thức nuôi đơn và nuôi ghép hình thức thả giống khác nhau. Nuôi đơn, sau khi cải tạo ao, lấy nước vào có thể thả giống nuô ngay, giống thả với mật độ 2-3 con/m2. Nuôi ghép, cá chẽm có thể nuôi chung với cá rô phi, mục đích sử dụng cá rô phi ăn bớt thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời số cá con của cá rô phi là nguồn thức ăn cho cá chẽm. Cá chẽm ăn bớt cá rô phi con làm giảm mật độ cá rô phi con, tránh được tình trạng tăng mật độ cá rô phi con ngoài kế hoạch. Hình thức nuôi ghép có thể làm hạn chế chi phí thức ăn, tăng sản phẩm thu hoạch. Đối với nuôi ghép, sau khi thu họach tiến hành bón lót phân hữu cơ(10 kg/100 m2). Sau 5-7 ngáy khi sinh vật phù du phát triển, tiến hành thả cá rô phi trưởng thành vào với mật độ 1-2 con/ m2 (tỷ lệ đực/cái : 1/3). Nuôi sau hai tháng khi cá rô phi con xuất hiện thì thả cá chẽm giống. Cá chẽm giống thả vào nuôi với kích thước 10-12 cm, mật độ 30-50 con/100 m2. 1.4. Quản lý và chăm sóc ao nuôi thịt cá chẽm 1.4.1.Thức ăn Thức ăn hiện nay là vấn đề lớn mà nghề nuôi cá chẽm đang phải đương đầu, hiện tại cá tạp là nguồn thức ăn thường dùng cho nuôi cá chẽm. Do nguồn cá tạp ở một số nơi hiến đặc biệt vào mùa mưa bảo, có thể dùng thêm bột cám gạo để giảm lượng cá tạp sử dụng Bảng: Thức ăn kết hợp bột cám gạo và cá tạp Thành phần Tỷ lệ (%) Cá tạp 70 Bột cám gạo 30 Hiện nay một số nước tiến tiến sử dụng thức ăn chế biến (nhiều thành phần) cho quá trình nuôi cá chẽm. Bảng: Thành phần kết hợp của thức ăn chế biến Thành phần Tỷ lệ (%) Bột cá 35 Bột cám 20 Bột đậu nành 15 Bột băp 10 Bột lá 3 Dầu mực (hoặc dầu cá) 7 Tinh bột khuấy hồ 8 Hỗn hợp vitamin 2 Thức ăn chế biến theo dạng thủ công thường vo viên để cho cá ăn Đối với nuôi đơn, nếu sử dụng cá tạp thường băm cá cho ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần buổi sáng và chiều tối. Liều lượng: Hai tháng đầu cho ăn 10% trọng lượng thân cá; sau đó cho ăn 5% trọng lượng thân cá Đối vớiao nuôi ghép, liều lượng cho ăn bằng ½ so với ao nuôi đơn và điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo lượng cá rô phi sinh sản trong ao. 1.4.2. Quản lý Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, xác định các yếu tố môi trường, theo dõi các yếu tố môi trường và tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Theo dõi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời. 1.4.3. Thay nước Đối với ao nuôi đơn thường xuyên thay nước và cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay từ 30-50% Đối với ao nuôi ghép, do phải duy trì màu nước, thức ăn tự nhiên cho cá rô phi nên hạn chế thay nước, khoảng 3-5 ngày thay một lần Trong ao nuôi cá chẽm thịt, mực nước phải đảm bảo độ sâu trên 1,2 m. 1.5. Thu hoạch Tùy theo cở cá được ưu chuộng trên thị trường mà quyết định thời điểm thu hoạch. Thường sau 6-12 tháng cá chẽm đạt kích cở từ 500-1200 g/con tiến hành thu. Phương pháp thu: Sử dụng lưới kéo có kích thước mắt lưới 2a = 1-2 cm. khi thu ao được tháo bớt nước, dùng lưới kéo để thu cá, cuối cùng tháo cạn bắt cá bằng tay. Cá sau khi thu phải được giữ sống, hoặc bảo quản tươi trước khi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng và giá trị sản phẩm. 2. Nuôi thịt cá chẽm bằng lồng bè trên biển Nuôi cá chẽm trên biển được phát triển rộng rãi ở các nước Thái Lan Malayxia, Indonesia, Hồng Kông…Thành công của việc nuôi cá chẽm lồng trên biển và triển vọng kinh tế của nó có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển hệ thống nuôi đối tượng này trên qui mô lớn. 2.1. Những yêu cầu khi chọn vị trí lồng nuôi. Tránh những nơi, sóng to, gió lớn. Vị trí thích hợp là những vũng vinh, đầm phá, eo biển, biển nội địa ít sóng gió,… Chất lượng nước tốt, tránh xa vùng nước bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cũng như những độc tố môi trường khác. Nơi ít bị ảnh hưởng của thủy triều. Tránh đặt lồng ở những nơi nước chảy quá mạnh. Các yếu tố môi trường ổn định: độ mặn 13-30 ppt; nhiệt độ nước lớn hơn 26 OC; độ pH 7,5-8,5 Tránh những khu vực có sinh vật bám. Gần nguồn giống và nguồn cung cấp thức ăn cho cá. Nơi có quá trình giao thông trên biển thuận lợi. 2.2. Thiết bị xây dựng lông Lồng nuôi cá biển có dạng hình chữ nhật hay vuông có kích thước 20-100 m3 là thích hợp vì dễ làm, dễ quản lý và bảo trì. Lồng nuôi cá chẽm thịt làm bằng lưới nylon với kích thước mắt lưới thay đổi 1-4 cm tùy theo kích cở cá. Bảng kích thước mắt lưới tùy theo cở cá Kích thước mắt lưới Cở cá (cm) 1 5-10 2 20-30 3 Lớn hơn 25 Có hai loại lồng dùng cho nuôi cá biển nói chung và cá chẽm nói riêng như sau: 2.2.1 Loại 1: lồng nổi (lồng bè) * Thiết kế lồng Thông thường một cơ sở nuôi cá có nhiều lồng (4-20 lồng) ghép thành bè nổi, giữa các bè liên kết với nhau bởi các thanh gỗ lớn và hệ thống đinh ốc vừa bảo đảm kết nối vừa làm đường lối đi khi cho ăn, kiểm tra đảm bảo toàn. Mỗi bè nhỏ trong hệ thống bè nuôi thường có 4 lồng, kích thước 6 x 6 x 4m hoặc 4 x 4 x 5 m. * Cấu trúc lồng gồm có các phần chính sau: Khung gỗ bè: Làm bộ khung tạo dáng cho bè, đồng thời liên kết với các lồng tạo thành hệ thống nuôi. Để tạo thành hệ thống bè 4 lồng cần 12 thanh gỗ có kích thước 8 x 15 cm; dài 6,2 m hay 4,2 m. Bulon-200 số lượng 44 cái Lắp đặt: đặt dọc 6 thanh gổ theo 3 cặp, sau đó đặt 3 cặp theo chiều ngang. Dùng khoan để khoan các lổ bulon, đồng thởi đánh số thứ tự từng cặp và từng vị trí để dễ dàng cho việc ráp bè. * Chuồng lưới Là nơi dùng để nuôi lớn các loài cá giống thành cá thương phẩm. Đồng thời là nơi nuôi nhốt cá sống nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Tùy theo cỡ cá nuôi, chọn kích thước mắt lưới làm lồng ( 1-4 cm ). Nếu kích thước mắt lưới quá dày thì có thể bảo vệ giống nuôi tốt cản được dòng nước có lưu tốc lớn tránh ảnh hưởng đến đối tượng nuôi. Tuy nhiên nhược điểm là hạn chế nước lưu thông qua lồng, các chất thải, thức ăn dư thừa tồn đọng dễ gây ô nhiễm môi trường, thiếu oxy, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi. Ngược lại nếu kích thước lưới thưa thì việc lưu thông nước tốt, môi trường sạch nhưng con giống dễ bị thất thoát, cá nuôi khi va chạm thành lưới dễ bị xây xát, tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ xâm nhập, cá dễ bị bệnh. Lưới sau khi tính toán thiết kế được liên kết lại và định vị chắc vào khung lồng. Đáy lưới được định vị bằng khung làm từ ống nước mạ kẽm có F = 15-21 mm, bốn góc có thể treo bốn khối bê tông. * Hệ thống phao nổi Nhiệm vụ nâng toàn bộ hệ thống lồng có thể dùng thùng xốp hay thùng nhựa 200 lít ( chiều dài 0,95 m, đường kính 0,57 m) .Ngoài ra có thể sử dụng thùng phi sắt, thùng xốp, can nhựa. Số lượng phao phụ thuộc vào sức nâng của mỗi phao và độ lớn của lồng. Thông thường mỗi bè 4 lồng cần 18 – 30 thùng phi nhựa 200 lít. Ngoài hệ thống bè nuôi cần có nhà bè để bảo vệ và phục vụ sản xuất. Hệ thống lồng bè thường được thiết kế ở những vùng biển sâu xa bờ. Cố định bè Bè có thể bị trôi dạt đi nơi khác theo dòng chiệu hoặc có thể bị gãy trong mùa mưa bão nên phải cố định bè tại vị trí thích hợp. Thường dùng 4 neo ( 50 kg/cái) để cố định bè.Mỗi neo được nối với một đoạn dây thừng có F = 24, dài 20 – 25 m. Nếu độ sâu hơn 10 m và sóng lớn thì dây phải dài 30 – 50 m. 2.2.2 Lồng cố định Lồng cố định được thiết kế nuôi ở khu vực gần bờ, độ sâu thấp (< 3 m), cấu tạo lồng thường đơn giản, đầu tư ít. Lồng cố định có thể sử dụng để nuôi cá hoặc nuôi tôm hùm. * Thiết kế xây dựng lồng Vật liệu : dùng gỗ tròn có chiều dài 4 – 4,5 m. Số lượng tùy theo diện tích đáy lồng. Lưới nilon kích thước mắt lưới 2a = 1 – 2,5 cm. Các loại dây giềng lưới dây buộc gỗ và lưới. * Lắp ráp lồng Sau khi lựa chọn địa điểm nuôi, các cọc gỗ một đầu được vót nhọn để găm xuống đất, khoảng cách giữa hai cọc 1 – 2 m. Sau khi đóng cọc xong tiến hành cột các thanh ngang làm thành khung lồng (dạng hình vuông hay hình chữ nhật). Lưới được định vị phía trong khung gỗ bởi các dây chằng ngang dọc tạo thành một khung lưới. Đáy lưới được chôn sâu dưới đáy lớp cát, hoặc có thể treo cách đáy 0,5 m (theo dạng khung lưới lồng nổi) nếu đảm bảo độ sâu. Phía trên ghép một lớp lưới bảo vệ. Cả hai loại lồng, ngoài các lồng nuôi cần một số lồng dự trữ để phân cỡ, san thưa hoặc chuyển cá khi vệ sinh lồng. Hai loại lồng nổi và lồng cố định khác nhau về cách làm, thao tác sản xuất và chi phí đầu tư. Bảng so sánh một số đặc tính của lồng nổi và lồng cố định Đặc điểm Lồng bè nổi Lồng cố định Ưu điểm Dễ di chuyển khi gặp điều kiện bất lợi. Không phụ thuộc vào độ sâu mực nước. Lồng làm đơn giản Vốn cố định không cao Nhược điểm Làm lồng phức tạp Vốn cố định cao không di chuyển khi gặp điều kiện bất lợi. phụ thuộc vào độ sâu mực nước. 2.3. Chọn giống và thả giống giống được thả nuôi có thể là giống tự nhiên hoặc giống nhân tạo. Cá giống được tuyển chọn là những con khỏe mạnh không bị thương tật, có kích thước đồng đều. Nhóm có kích thước đồng đều nuôi chung trong một lồng. Nếu điều kiện môi trường chênh lệch, cần thuần hóa cá trước khi thả tránh hiện tượng bị sốc. Mật độ thả ban đầu 40 – 50 con/m3. Sau 2 – 3 tháng nuôi cá đạt cỡ 200 – 300 g/con, lúc này san thưa giảm mật độ xuống 5 – 10 con/m3. Thường thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. 2.4. Quản lý và chăm sóc Thức ăn, liều lượng và cách cho ăn tiến hành giống như nuôi trong ao đất. Quản lý cần thường xuyên theo dõi lồng do luôn ngập trong nước, lồng có thể bị phá hoại bởi các động vật thủy sinh như cua, rái cá… Nếu lồng bị hư hỏng phải lập tức sửa chữa hoặc thay mới. Ngoài quá trình bám sinh học, lưới lồng còn là nơi dễ bị bịt kín vì lưới có bề mặt thuận lợi cho các sinh vật như lưỡng thê, giun nhiều tơ, động vật chân tơ, động vật thân mềm bám vào làm giảm sự trao đổi nước, có thể gây sốc cho cá, do oxy hòa tan thấp đồng thới tích tụ các chất cặn bã. Chính vì thế sẽ ảnh hưởng tính ăn và sức tăng trưởng của cá. Cho đến nay việc vệ sinh lưới lồng theo phương pháp cơ học vẫn là phương pháp hiệu quả và rẻ nhất. Ở những vùng có nhiều sinh vật bám cần tăng cường chà rửa lồng hoặc sử dụng lồng lưới luân phiên. Ngoài việc vệ sinh lồng, còn định kì theo dõi các yếu tố môi trường, tốc độ tăng trưởng của cá, để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý. Cần xác định sớm mầm bệnh để xử lý kịp thời. 2.5. Thu hoạch Sau thời gian nuôi từ 5-6 tháng cá đạt cỡ 500-600 g/con tiến hành thu hoạch. Khi thu kéo lưới lên gần mặt nước dùng vợt bắt từng con nhằm giữ cho cá không bị xây xát làm kém giá trị. KỸ THUẬT SẢN XUẤT VÀ NUÔI CÁ NGỰA Hiện nay nước ta đã thành công và chủ động trong sản xuất giống hai loài cá ngựa: cá ngựa đen và cá ngựa ba chấm. Cá ngựa đen đã nuôi đạt đến kích thước thương phẩm và phát dục trong điều kiện thí nghiệm. Đến nay việc nuôi ngoài tự nhiên chỉ mới thành công ở 3-4 tháng tuổi, cá đạt kích thước 90-100 mm. Việc sản xuất giống cá ngựa tương đối dể và ít tốn kém. 1. Chọn cá bố mẹ Chọn cá bố mẹ cho sản xuất giống phải đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh, linh hoạt đuôi uốn cong (cá yếu khi bơi đuôi thường duổi thẳng). Không nên chọn cá đánh bắt bằng giã cào vì cá thường bị xây xát. Túi ấp do tác động cơ học khi có cá con ở bên trong yếu hoặc chết. Chọn cá bố mẹ đánh bắt bằng ghe lặn là tốt nhất. Có hai cách để chọn cá ngựa đực măng trứng trong túi ấp: Cách 1: chọn mua cá đực mang trứng ngoài tự nhiên Cách 2: nuôicá đực và cá cái thành thục trong bể ximăng Điều kiện bể nuôi Bể có thể tích 4 m3. Mực nước 0,8-1 m, sục khí liên tục Tỷ lệ đực/cái 1:1 hoặc 2:1 Thức ăn sử dụng cho quá trình ương nuôi là artemia trưởng thành, ấu trùng muỗi, các loài tôm nhỏ còn sống. Sau một thời gian nuôi, cá cái sẽ chuyễn trứng sang cá đực. Sau khi đẻ xong tiếp tục nuôi chung cá đực và cá cái. Thường sau 10-20 ngày cá đực có thể đẻ lại. Trong quá trình nuôi, cần chú ý đến chất lượng thức ăn. Thức ăn đầy đủ và chất lượng tốt cá sẽ tái phát dục nhanh. 2. Bể đẻ và mật độ nuôi Bể đẻ và bể nuôi trong thời gian 1-1,5 tháng tuổi thường sử dụng bể kính có thể tích 100-150 lít, sau đó chuyến sang bể ximăng nuôi ngoài trời Các biện pháp kỹ thuật được tiến hành như sau: Bể trước khi đẻ phải được vệ sinh, tẩy trùng (xà phòng, formon, Chlorine A, 200-1000 ppm) Cấp nước biển lọc sạch có đặc điểm sau: Độ mặn : 30-34 ppt Nhiệt độ: 26-30 OC. Có hệ thống sục khí Chọn cá đực mang trứng thả vào bể nuôi với mật độ 1-2 con/10 l. Sau thời gian không quá 11 ngày, cá sẽ đẻ ra con non (không cần bất kỷ một tác nhân kích thích nào). Số lượng cá con giao động từ 200-1400 con/ cá đực tùy theo loài. Sau khi đẻ xong cá bố được thả lại bể nuôi vỗ, cá con được chuyễn sang bể kính nuôi (100-150 lít) với mật độ 3-5 con/l Khi cá con được 1-1,5 tháng tuoit (chiều dài 30-35 mm) có thể thả nuôi ở bể ximăng (200-300 m3) ngoài trời (Trương Sỹ Kỳ , 1994) với mật độ 5-10 con/ m3 . Trong bể nuôi nên đặt các vật thích hợp như chà rạo cho cá bám Ghi chú: thông thường cá con mới đẻ túi noãn hoàng tiêu biến, nếu cá bị đẻ non, sẽ thấy túi noãn hoàng nằm ở phần bụng, cá yếu và sẽ chết dần sau vài ngày nuôi. 3. Quản lý và chăm sóc bể nuôi cá con 3.1. Thức ăn Cá ngựa chỉ ăn sinh vật sống, di động, có kích thước phù hợp với cở miệng của cá Thời gian đầu từ 1-10 ngày tuổi cho cá ăn nhóm chân mái chèo (copepoda) kích thước 200-300 μ. Sau 10 ngày cho ăn động vật mái chèo và ấu trùng artemia Sau 2 tháng tuổi cá thích nghi với con mồi có kích thước lớn hơn (cở 3-8 mm) nên cho ăn nhóm bơi nghiêng (amphipoda), tôm, palaemoinidae, mysidacea, Artemia trưởng thành. Chế độ cho ăn 3 lần/ngày 8 giờ sáng, 11 giờ trưa và 14 giờ chiều Liều lượng cho ăn đối với cá nhỏ là 10-15% trọng lượng thân. Tuy nhiên,phải thường xuyên theo dõi chế độ ăn mồi để điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình sản xuất giống cá ngựa, cần phải chủ động nguồn thức ăn động vật phù du mà chủ yếu là copepoda. Đối với cá lớn cần phải có nguồn thức ăn: Amphipoda, mysidacea, Artemia đây là vấn đề tương đối khó. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu sinh vật sống làm thức ăn cho cá. Nhóm copepoda và artemia cho năng suất cao, nhưng nuôi copepoda chỉ hạn chế ở một số loài, còn lại cho năng suất thấp hoặc khó nuôi. Hiện nay để thu được lượng lớn copepoda làm thức ăn cho cá ngựa giống, chỉ có thể thực hiệnh bằng cách dùng lưới động vật phù du vớt ngoài tự nhiên. Kết quả nghiên cứu gần đây về việc thu sinh khối copepoda ở Bình Tân (Nha Trang) cho thấy có thể thu từ 0,30-2,16 kg copepoda/ngày, cao nhất vào mùa khô (tháng 6, 7, 8). Một năm có thể thu 452 kg (Trương Sỹ Kỳ , 1994). Nếu tính toán theo hệ số chuyễn hóa thức ăn là S%, với khối lượng thức ăn này có thể sản xuất được 900.000 cá ngựa con trong một năm. Trong thành phần động vật phù du thu được ở Bình Tân, copepoda chiếm 67 % số lượng, ấu trùng giáp xác 23%. Hai nhóm này là thức ăn chính cho cá ngựa con. Để nuôi cá ngựa đạt kích thước trưởng thành, cần chủ động nguồn thức ăn artemia. Hiện nay có thể nuôi artemia sinh khối bằng phương pháp đơn giản sau: Cho ấp nở 20 g trứng artemia trong 20 lít nước biển, có sục khí mạnh, sau 24-36 giờ trứng nở ra ấu thể. Chuyễn ấu thể sang nuôi ở bể ximămg 4 m3 (sục khí), cho ăn cám gạo, thức ăn tổng hợp, tảo khô spirulina, sau 12-15 ngày nuôi có thể thu được 0,5-0,9 kg artemia trưởng thành trên một m3 nước Ở các địa phương có phong trào nuôi artemia đồng muối, có thể thu được artemia trưởng thành cho cá ăn. 3.2. Thay nước và vệ sinh vệ sinh và thay nước bể nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh có hiệu quả trong nuôi trồng. Đối với bể nuôi, trước khi lấy nước phải xử lý bằng Chlorine A hoặc formon 200-1000 ppm, nước đưa vào nuôi phải xử lý bằng chlorine A 100-150 ppm, sục khí 24-48 giờ trước khi cấp nước vào bể. Thay nước 1/3 lượng nước hàng ngày, sau 1 tuần thay nước toàn bộ. Khi thay nước kết hợp với siphon đáy hút phân và thức ăn thừa ra ngoài. 3.3. Chế độ ánh sáng Ánh sáng ban ngày có ảnh hưởng đến sự phát triển của cá con. Thường ánh sáng thích hợp giao động từ 1.000-10.000 lux. Khi nuôi ở nơi quá sáng hoặc quá tối, sẽ có một số hiện tượng bất bình thường xảy ra cho cá ngựa nuôi. Ví dụ nuôi cá ngựa ở các nơi tối, sau vài ngày cá sẽ bị mù. Vì thế, cần thiết phải nuôi cá ngựa giống ở điều kiện chiếu sáng thích hợp. Nên đặt bể nuôi cá ngựa giống ơ điều kiện ánh sáng thích hợp. nên đặt bể nuôi ở nơi có ánh sáng phân bố đều, để tránh hiện tượng cá hướng quang tập trung ở một nơi gây ra sự cạnh tranh về không gian sống và thức ăn. Thời gian chiếu sáng ít nhất là 10 giờ mỗi ngày. 3.4 Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá ngựa Cá ngựa là loài có khả năng đề kháng với nhiều loại bệnh, nhưng khi nuôi với mật độ cao, cá có thể bị nhiễm bệnh. * Ở giai đoạn cá con, bệnh thường gặp là do nguyên sinh bệnh động vật (Protozoa) gây ra: - Dấu hiệu bệnh lý: bệnh xuất hiện ở tuổi cá con 5- 30 ngày tuổi. sau 3-5 ngày toàn bộ đuôi cá ngựa bị phủ đầy protogoa trông như những sợi bông gòn. Cá mất khả năng bơi lội và kiếm ăn. Sau một thời gian cá chết. - Biện pháp phòng bệnh : nguồn nước và thức ăn phải sạch, phải được xử lý bệnh trước khi sử dụng. khi phát hiện cá có có bệnh phải tách nuôi riêng. - Trị bệnh : xử lý formol:20-40 ppm 2-3 lần, có thể trị bệnh này. Khi cá nuôi sau một tháng tuổi thường rất ít bị mắc bệnh này. * Đối với giai đoạn cá lớn đôi khi mắc bệnh đốm trắng, bệnh phát sinh do cá bị nhiễm Ichthyophthiniue mutifilis. Là một loại nguyên sinh động vật có dạng hình cầu hoặc ovan. - Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện các đốm trắng trên thân và đuôi, cá bơi lội kém linh hoạt, thường ở trên mặt nước. các đốm trắng lan dần, da bị phá hủy dần dần, cá chết. - Trị bệnh: Khi phát hiện cá có bệnh cần nuôi riêng, xử lý bằng Malachite green 0,15-0.20 ppm trong 2- 3 giờ, điều trị lặp lại 2 lần cách nhau 1 ngày. Kết quả tỷ lệ cá khỏi bệnh là 70-80% (Phạm Thị Mỹ, 1990). 3.5. Vận chuyển cá ngựa. Phương pháp phổ biến này là vận chuyển kín bằng túi nylon bơm oxy. - Túi nylon (2 túi lông vào nhau) chứa 1/3 lượng nước biển lọc sạch. Bơm khí oxy căng túi dùng dây cao su buột chăt miệng túi(khí oxy chiếm 2/3 túi). Bên ngoài có bao bảo vệ. - Mật độ vận chuyển đối với cá lớn: 30-40 con/5lit. - Đối với cá giống : 250-300 con/5lit. - Nếu đi đường xa, sau 7-8 giờ cần phải thay khí Oxy. Túi chứa cá cần đặt những nơi có bóng mát. Phụ lục PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯƯƠNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CÁ BIỂN. 1. Phòng bệnh Phòng bệnh là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá biển nói riêng. Đối với ao nuôi cần chọn địa điểm thích hợp, nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các nguồn độc hại. đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi. ao phải được cải tạo triệt để, lớp bùn đáy không nên để quá dày. Dùng với liều lượng cao kết hợp với chlorin A, Sapomin diệt tạp, diệt mầm bệnh. Nếu có điều kiện nên phơi đáy ao trước khi nuôi vụ tiếp. Đối với lồng nuôi nên đặt ở những vị trí ít sóng gió, nguồn nước trong sạch, ít sinh vật bám. Lồng phải được vệ sinh thường xuyên , khi chuyển lồng, hoặc sau khi thu hoạch cần phải được vệ sinh lưới lộng thật kỹ, lưới được giặt bằng nước ngọt, ngâm trong dung dịch formol 100-200ppm, 2-3 ngày, phơi nắng. nên thay lưới mới khi cần thiết. nếu không có điều kiện nên phơi nắng lưới ngay trên bè, đập giữ sạch các vật bám. Hệ thống bể nuôi và trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh, diệt trùng. Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh, tắm trong dung dịch Malachite green nồng độ 5-10 ppm trong 10-15, hoặc tắm trong dung dịch Oxytetracylin 5 ppm.30-1 giờ. Thức ăn cho cá nên sử dụng thức ăn tươi, mới , không nên sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối hoặc ẩm mốc. cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá. 2. Trị một số bênh thường gặp 2.1. Bệnh đóm đỏ,xung huyết Tác nhân: do vi khuẩn gây nên(vibrio,aeromonas,pseudomonas) Dấu hiệu bệnh: thân, cá,gốc vảy ngực, dây lưng, đuôi có nhiều đốm đỏ , lở loét,hâu môn sưng đỏ, con bị nặng rụng vảy, lở loét toàn thân và chết. Chữa trị: Tắm cho cá trong dung dịch oxytraxyeline nồng độ 10 ppm trong 5-10 phút. Dùng dung dịch KmnO4(thuốc tím) nồng độ 10 ppm rửa sạch vết thương cho cá, sau đó bôi thuốc mỡ tetracyline. Điều trị liên tục 3 ngày. Trộn thuốc Oxytetracyline với liều lượng 0,5g/kg thức ăn cho cá ăn trong 7-8 ngày. 2.2. Bênh hoại cơ Do nhiễm trùng vết thương xây sát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. Dấu hiệu bệnh: vết thương có mủ trắng, thịt bị loét,lan rộng ra toàn thân. Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ rồi chết. con bị nặng có thể bị sứt vây, mất đuôi. Chữa trị. Tắm trong dung dịch Oxytetracyline 5-10 phút mỗi ngày 1 lần. Tắm trong dung dịch furacin 3-5 phút cách 1 ngày tắm một lần. Rửa vết thương bằng dung dịch Kmno4 5ppm, sau đó lau khô và bôi mỡ tetracyline vào vết thương. Trộn sulfamid vào thức ăn 100-200 mg/kg thức ăn cho cá ăn 7-10 ngày(oxy,fura,chlorin….) 2.3. Bệnh vi khuẩn trùng ruột: Do vi khuẩn Aeromonas gây nên. Dấu hiệu: cá bỏ ăn,bơi lờ đờ, ruột sưng to, cá bị nặng chảy máu ruột rồi chết. Cách phòng bị Trộn sulfamid 100-200 mg/kg hoặc Oxytetracyline 20-25 mg/kg, thức ăn, cho cá ăn 5-7 ngày 2.4. Bệnh đốm trắng Do tiêm mao trường ciliata gây nên. Dấu hiệu: đầu và mang cá có nhiều nhớt, cá khó thở,bơi lờ đờ trên mặt nước, bệnh lây lan nhanh và gây chết nhiều. Cách phòng trị: Tắm cá dung dịch CuSo4 2ppm (pha nước ngọt) 5-10 phút. Tắm cá vào dung dịch chlorine A hoặc KMO4 5-8 ppm 2-3 phút, cách một ngày tắm một lần. 2.5.Bệnh do nguyên sinh động vật (protogoa) gây ra. Dấu hiệu: trên thân, mang cá có nhiều nguyên sinh động vật bám dạng sợi. nếu bị nâng trên các gốc vây, đuôi có nhiều sợi như bông gon. Cá khó thở, bỏ ăn,bơi chậm chạp. Cách phòng trị: Sử dụng formol nồng độ thích hợp là 15-25 ppm khi trị trong ao hoặc trong dung dịch formol 50-100 ppm trong 5 giờ, theo dõi cá nếu thấy cá bị sốc mạnh, chuyển sang nước mới. trị bệnh 2-3 lần, cách một ngày trị 1 lần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_nuoi_ca_bien_1__976.doc