Đề tài Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo LTM 2005. Một số tình huống tranh chấp phổ biến và bình luận

Theo Điều 3 Công ước về Luật áp dụng đối với Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế ký tại La Haye ngày 15 tháng 6 năm 1955, hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà người bán có trụ sở thường trú tại thời điểm nhận được đơn đặt hàng. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà bên mua có trụ sở chính, nếu như đó là nơi mà người bán nhận đơn đặt hàng. Các qui định tư pháp quốc tế của Thuỵ Sỹ, Pháp và Nam Tư vào thời điểm này cũng có những quy tắc tương tự trong việc xác định luật áp dụng cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán: Vấn đề đầu tiên là phải xác định những điểm quan trọng nhất khi thực hiện hợp đồng. Tiếp theo cần xác định lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ nhất với việc thực hiện hợp đồng, hoặc theo như ý kiến của Toà án liên bang Thuỵ Sỹ, thì phải định ra “trung tâm” của Hợp đồng. Các yếu tố này sẽ là cơ sở chủ yếu để xác định luật áp dụng đối với hợp đồng. Đây cũng là giải pháp đưa ra trong Công ước Châu Âu về Luật áp dụng đối với Nghĩa vụ hợp đồng được các nước thành viên ký kết tại Rome, ngày 19 tháng 6 năm 1980.

pdf16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo LTM 2005. Một số tình huống tranh chấp phổ biến và bình luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ & LUẬT LỚP LUẬT KINH TẾ (B2LK92DB) Đề tài Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo LTM 2005. Một số tình huống tranh chấp phổ biến và bình luận. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 1 1/ Thủy Thị Dung 2/ Trần Tấn Toàn 3/ Nguyễn Thái Hoàn 4/ Phan Xuân Lâm 5/ Đặng Đức Huy 6/ Hồ Thanh Thủy 7/ Phạm Bằng Phú 8/ Nguyễn Thanh Phúc 9/ Đinh Xuân Thảo 2 1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá : * Nghĩa vụ cơ bản của bên bán : Người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách bao bì và đúng thời hạn thoả thuận trong hợp đồng (Khoản 1 Điều 34 Luật TM 2005) Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Điều 42 Luật TM 2005 qui định như sau: 1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. 2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. 3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại. 4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. - Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng : Bên bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng, nếu hai bên có thoả thuận trong hợp đồng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua tham dự việc kiểm tra. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không đảm bảo chất lượng như mẫu hàng hoá hoặc không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp hợp đồng được xác định như sau : 3 + Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; + Trừ trường hợp nêu trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của pháp luật, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; + Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. - Giao hàng đúng số lượng : Các bên có thể thoả thuận số lượng, cách thức đo lường, đơn vị đo lường + Trường hợp giao hàng thừa, người mua trả tiền cho số hàng đó, có quyền từ chối số hàng giao thừa. Nếu nhận số hàng giao thừa, người mua phải thoả thuận giá. + Trường hợp giao hàng có lẫn loại hàng không được thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền từ chối số hàng lẫn loại này. + Trường hợp người bán giao thiếu hàng, người mua có quyền :  Nhận và trả tiền số hàng thực nhận  Không nhận hàng, buộc bên bán phải chịu các chế tài  Nhận phần đã giao, đồng thời yêu cầu bên bán giao tiếp phần còn thiếu trong một thời hạn nhất định . Nếu việc khắc phục này gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. - Giao chứng từ kèm theo hàng hoá : + Bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. + Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. + Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ trong thời hạn còn lại Việc giao hàng có thể thực hiện thông qua người thứ ba (dịch vụ Logistic, 4 qua người làm dịch vụ vận chuyển), các bên có thể thoả thuận về vấn đề rủi ro đối với hàng hoá khi giao qua người thứ ba. - Giao hàng đúng thời hạn : Bên bán phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng thoả thuận trong hợp đồng (Điều 37 Luật TM 2005) + Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. + Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. + Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác. - Giao hàng đúng địa điểm : Địa điểm giao hàng do các bên thoả thuận. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận (Khoản 1 Điều 35 Luật TM 2005) Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng (Khoản 2 Điều 35 Luật TM 2005) được xác định như sau: a/ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó; b/ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; c/ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó; d/ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. Bên bán phải khắc phục việc giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp theo hợp đồng: (Khoản 1 Điều 41 Luật TM 2005) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng 5 trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. Nghĩa vụ quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua: (Điều 45 Luật TM 2005) 1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; 2. Hàng hóa đó phải hợp pháp; 3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá: (Khoản 1 Điều 46 Luật TM 2005) - Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá. (Điều 49 Luật TM 2005) 1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. 2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. 3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng : + Theo Luật Thương mại, trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép, nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng + Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong một thời gian hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo đó thi bên bán sẽ không chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ những khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. 6 - Đảm bảo quyền sở hữu đối hàng hóa mua bán : + Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu, tính hợp pháp của hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua , đảm bảo hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; + Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. - Rủi ro đối với hàng hóa : Rủi ro là sự kiện xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng mà tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên không thể tiên đoán được , không khắc phục hậu quả được. rủi ro là hậu quả của tình huống bất khả kháng. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận , theo Luật Thương mại 2005 , vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như sau : + Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao cho bên mua. + Thứ hai, chuyển rủi ro trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên + Thứ ba, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển : được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. + Thứ tư, chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. + Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ khi hàng hoá thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. - Bảo hành hàng hóa 7 Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. * Nghĩa vụ cơ bản của bên mua - Tiếp nhận hàng : người mua phải thực hiện các việc cần thiết , kể cả hướng dẫn gửi hàng để bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúnghợp đồng. Khi người mua vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận , người mua phải chịu hậu quả pháp lý, người bán phải áp dụng biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Đối với hàng hoá có nguy cơ bị hư hỏng , người có nghĩa vụ có quyền bán hàng hoá đó để ngăn chận thiệt hại và trả tiền cho người mua từ khoản thu được do việc bán hàng hoá sau khi trừ đi chi phí hợp lí để bảo quản và bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. (Điều 56 Luật TM 2005) Bên mua có quyền từ chối nhận hàng hóa nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (Khoản 2 Điều 39 Luật TM 2005) được quy định sau đây: a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại; b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua; d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa (về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói bảo quản..) trước khi nhận hàng. (Điều 44 Luật TM 2005) - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp 8 đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến. - Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. - Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. - Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Bên mua có quyền nhận hoặc từ chối nhận hàng khi bên bán giao hàng trước thời hạn. (Điều 38 Luật TM 2005) Bên mua có quyền nhận hoặc từ chối nhận số hàng hóa do bên bán giao thừa. (Điều 43 Luật TM 2005) - Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm khi giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp theo hợp đồng: (Khoản 2 Điều 41 Luật TM 2005) - Khi bên bán thực hiện việc khắc phục việc giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp theo hợp đồng mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá (Khoản 2 Điều 46 Luật TM 2005) - Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền 9 sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. - Thanh toán tiền hàng : Nghĩa vụ thanh toán (Điều 50 Luật TM 2005) 1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. 2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. 3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp đồng kể cả trường hợp hàng hoá bị mất mát hư hỏng sau thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Thời gian thanh toán do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì theo Luật Thương mại bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chừng từ liên quan đến hàng hóa và kiểm tra xong hàng hóa trừ trường hợp các bên thỏa thuận kiểm tra hàng hóa trước khi giao . Nếu người mua vi phạm thời gian thanh toán , thì người bán có quyền đòi lại tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng…theo lãi suất quá hạn do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian trả chậm tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Người mua có quyền ngừng thanh toán hoặc giữ lại một phần hoặc toàn bộ tiền mua hàng nếu nhận hàng phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật hoặc có bằng chứng người bán hàng lừa gạt … - Tranh chấp phổ biến: Thường các tranh chấp phát sinh xảy ra khi các bên có cách hiểu khác nhau về các thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc những tình huống phát sinh không được lường trước trong quá trình thực hiện hợp đồng. 10  Số lượng: Bên mua và bên bán không áp dụng các thỏa thuận về dung sai, hoặc thống nhất chọn lựa đơn vị đo lường áp dụng cho hợp đồng để xác định số lượng của hàng hóa.  Chất lượng: Bên mua và bên bán tự chọn cho mình một tiêu chuẩn đo lường chất lượng riêng, dẫn đến việc không xác định được chất lượng hàng hóa.  Cách thức đóng gói, bảo quản: Các bên không thỏa thuận hoặc quên thỏa thuận về cách thức đóng gói, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng gây thiệt hại đến chất lượng của hàng hóa.  Địa điểm giao hàng: 2. Một số tình huống tranh chấp phổ biến và bình luận. Phán quyết: Tranh chấp do từ chối thanh toán trong hợp đồng mua bán cà phê Bên nguyên đơn : Người bán Singapore Bên bị đơn : Người mua Việt Nam Vụ việc : Tranh chấp do từ chối thanh toán trong hợp đồng mua bán cà phê Các vấn đề trọng tâm : - Nghĩa vụ trả tiền hàng của Bị đơn - Số tiền thiệt hại do Nguyên đơn đòi bồi thường; TÓM TẮT VỤ KIỆN Ngày 10 tháng 6 năm 1997 giữa Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng 9623/INUT.97, theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 9.937 Kg cà phê và bột kèm theo điều kiện CIF HCMC, thanh toán bằng TTR trong vòng bảy ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (Nguyên đơn). Thực hiện hợp đồng, Nguyên đơn đã giao hàng cho Bị đơn ngày 21 tháng 6 năm 1997. Sau khi giao hàng, Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn Vận đơn gốc và Hoá đơn thương mại số 059/97 đề ngày 21 tháng 6 năm 1997 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng Nguyên đơn vẫn không nhận được tiền hàng. Việc Bị đơn không thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn làm cho Nguyên đơn phải chịu nhiều thiệt hại. Qua nhiều lần đòi mà không được trả tiền, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài đòi Bị đơn phải trả các khoản tiền sau: - Tiền hàng - Tiền lãi của tiền hàng 11 - Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax. Trong văn thư phản bác đơn kiện Bị đơn trình bày như sau: Ngày 10 tháng 6 năm 1997 Bị đơn đã ký Hợp đồng số 9623/INUT.97 với Nguyên đơn để nhập khẩu uỷ thác cho Cửa hàng A. Theo Biên bản thoả thuận số 9623/INUT.97 ngày 10 tháng 6 năm 1997 giữa ba bên (Bị đơn, Nguyên đơn và Cửa hàng A) thì trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn là Cửa hàng A, cho nên Nguyên đơn không có quyền kiện Bị đơn trả tiền hàng. TÓM TẮT PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI 1. Về nghĩa vụ trả tiền của Bị đơn: Theo Hợp đồng số 9623/INUT.97 ngày 10/6/1997, việc thanh toán tiền hàng được thực hiện bằng TTR trong vòng 7 ngày kể từ ngày Bị đơn (người mua) nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là Nguyên đơn. Song cho đến ngày Uỷ ban trọng tài xét xử vụ kiện Nguyên đơn vẫn chưa nhận được tiền hàng, mặc dù Bị đơn đã nhận được chứng từ vận tải gốc và hoá đơn thương mại từ cuối tháng 6 năm 1997. Rõ ràng là Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. Uỷ ban trọng tài không thừa nhận Biên bản thoả thuận ba bên số 9623/INUT.97 ngày 10 tháng 6 năm 1997 là cơ sở để Bị đơn từ chối nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng số 9623/INUT.97 ngày 10 tháng 6 năm 1997, bởi vì: Thứ nhất, trong Biên bản thoả thuận ba bên không có điểm nào qui định rằng Biên bản thoả thuận này là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng số 9623/INUT.97. Trong Hợp đồng số 9623/INUT.97 cũng không có điều nào qui định rằng Biên bản thoả thuận ba bên này được bổ sung cho Hợp đồng và là một bộ phận không thể thiếu của Hợp đồng. Thứ hai, việc qui định rằng Bị đơn chỉ vì và nhân danh Cửa hàng A (ở mục 1 Biên bản thoả thuận ba bên) tự bản thân nó đã mâu thuẫn với bản chất của một hợp đồng uỷ thác. Điều 99 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 qui định: “uỷ thác mua bán hàng là hành vi thương mại, theo đó, bên được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận phí uỷ thác”. Như vậy, bản chất của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là bên nhận uỷ thác, để được hưởng phí uỷ thác, thì phải nhân danh bản thân mình thực hiện các công việc đã được uỷ thác với người thứ ba, chứ không phải nhân danh người uỷ thác. Với lập luận của Bị đơn, rõ ràng, bằng Biên bản thoả thuận ba bên ký ngày 10 tháng 6 năm 1997, Bị đơn, một mặt muốn nhận phí uỷ thác, nhưng mặt khác lại không muốn nhận trách nhiệm về mình qua việc nhân danh mình được thực hiện hợp đồng với người thứ ba (tức là với Nguyên đơn trong Hợp đồng mua bán số 9623/INUT.97). Thứ ba, Điều 4 Hợp đồng số 9623/INUT.97 qui định việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức TTR, chuyển trả cho người hưởng lợi là Nguyên đơn, có tài khoản ở Ngân hàng Hongkong và Shanghai – Chi nhánh tại Singapore. Biên bản thoả thuận ba bên lại qui định Cửa hàng A chịu trách nhiệm trả tiền cho 12 Nguyên đơn – đối tác ở Singapore. Điều này không thể thực hiện được, vì cửa hàng A không được làm việc đó theo quy định của pháp luật. Từ đó, Uỷ ban trọng tài quyết định Bị đơn phải trả toàn bộ tiền hàng cho Nguyên đơn. 2. Về các khoản tiền thiệt hại do Nguyên đơn đòi: Vi phạm nghĩa vụ trả tiền hàng gây thiệt hại cho Nguyên đơn thì Bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường. - Về tiền lãi suất của tiền hàng: Uỷ ban trọng tài chấp nhận yêu cầu đòi tiền lãi suất của Nguyên đơn. Tuy nhiên, mốc thời gian tính lãi suất Uỷ ban trọng tài chỉ thừa nhận từ ngày 16 tháng 12 năm 1999, bởi vì ngày 1 tháng 12 năm 1999 Nguyên đơn gửi cho Bị đơn thư yêu cầu thanh toán, trong đó yêu cầu Bị đơn phải thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi thư yêu cầu, thời hạn trả chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm 1999, vì vậy Nguyên đơn được coi là đã tự nguyện gia hạn thời hạn trả tiền hàng đến ngày 15 tháng 12 năm 1999. - Về phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax: Uỷ ban trọng tài bác các phí này, bởi vì Nguyên đơn chỉ liệt kê nhưng không cung cấp được các bằng chứng hợp lệ chứng minh cho các khoản phí. Bình luận và lưu ý: Bị đơn là người mua có nghĩa vụ trả tiền hàng cho Nguyên đơn là người bán. Trong vụ kiện này Bị đơn không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ trả tiền mà lại chỉ định người thứ ba (Cửa hàng A) thay mình trả tiền cho Nguyên đơn và đã được Nguyên đơn đồng ý. Bằng chứng là Biên bản thoả thuận ba bên số 9623/INUT.97 ngày 10 tháng 6 năm 1997. Như vậy, thực chất là Bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thông qua người thứ ba, và do đó Bị đơn vẫn phải chịu trách nhiệm về việc làm của người thứ ba. Nếu người thứ ba thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trả tiền thì Bị đơn hết trách nhiệm, ngược lại nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện sai nghĩa vụ trả tiền thì Bị đơn vẫn phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn. Do vậy, Nguyên đơn kiện Bị đơn đòi trả tiền hàng khi người thứ ba (Cửa hàng A) không trả là hoàn toàn đúng. Bị đơn không có quyền dựa vào Biên bản thoả thuận ba bên về việc qui định người thứ ba (Cửa hàng A) có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền để thoát trách nhiệm trước Nguyên đơn. Muốn không chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn thì Bị đơn phải có văn bản chuyển nghĩa vụ trả tiền (thế nghĩa vụ) từ Bị đơn sang người thứ ba, có sự đồng ý của Nguyên đơn. Khi đòi thực hiện nghĩa vụ trả tiền (khi đã hết thời hạn mà chưa trả) thì không nên gia hạn, bởi vì làm như thế thì toà án, Uỷ ban trọng tài có thể suy đoán là chủ nợ gia hạn thời hạn trả tiền và do đó không cho hưởng tiền lãi suất trong khoảng thời gian được coi là gia hạn đó. Hoặc là, vẫn có thể đưa ra mốc thời gian cho việc trả tiền sau khi đã hết thời hạn trả, nhưng đòi ngay thêm tiền lãi suất kể từ ngày hết thời hạn trả đó. Khi đòi tiền bồi thường thiệt hại là các khoản chi phí và để chắc chắn được Uỷ ban trọng tài chấp nhận, thì phải cung cấp đầy đủ chứng từ hợp lệ chứng minh cho các 13 khoản chi phí đó. Nếu không cung cấp bằng chứng chứng minh thiệt hại thì Uỷ ban trọng tài có thể bác yêu cầu, và như thế quyền lợi của mình không được bảo vệ. Nguồn: VIAC Phán quyết: Tranh chấp về tính vô hiệu của hợp đồng đổi hàng (Barter contract) THÔNG TIN VỤ KIỆN Bên nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư Bên bị đơn : Một doanh nghiệp Thụy Sĩ Vụ việc : Hợp đồng đổi hàng quốc tế Các vấn đề trọng tâm : - Luật áp dụng đối với Hợp đồng - Tính vô hiệu của hợp đồng: do trái với tập quán, vi phạm chính sách chung - Hậu quả của tính vô hiệu TÓM TẮT VỤ VIỆC Quan hệ phát sinh từ giao dịch giữa các bên đã được thiết lập thông qua việc đổi hàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nhập khẩu khác. Thực chất chỉ Hợp đồng nhập khẩu là có thực, còn Hợp đồng xuất khẩu là không có thực vì mục đích của việc thiết lập quan hệ này là nhằm thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việc quy đổi ngoại tệ để thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu đã được giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đơn (trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cầu huỷ bỏ giao dịch và đòi bồi thường thiệt hại. TÓM TẮT PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI 1. Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên: Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng luật Thuỵ Sỹ sẽ là luật áp dụng. Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tài Quốc tế ICC, các bên được tự do quyết định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ chỉ định luật áp dụng theo nguyên tắc mà Uỷ ban trọng tài cho là thích hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Uỷ ban trọng tài phải tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại. Qui định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva về Trọng tài Thương mại Quốc tế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều 33 đoạn 1 và 3 Quy tắc Trọng tài Quốc tế UNCITRAL. Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của trọng tài và các án lệ trọng tài quốc tế đều thừa nhận rằng trong việc xác định luật áp dụng, Uỷ ban trọng tài có thể bỏ qua các qui tắc luật xung đột và áp dụng trực tiếp các qui tắc luật thực chất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các trọng tài viên được tự do lựa chọn luật áp dụng, được ưu tiên áp dụng luật này hay luật khác. Việc lựa chọn 14 luật của các trọng tài viên phải dựa trên các yếu tố khách quan như các điều khoản của hợp đồng liên quan, các tập quán thương mại. Ngoài ra, Trọng tài cũng phải căn cứ vào các qui tắc nêu trong bản dự thảo nguyên tắc về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế, một công trình nghiên cứu của Uỷ ban Thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC đưa ra tại Hội nghị Stockholm ngày 9 tháng 10 năm 1981. Theo Điều 3 Công ước về Luật áp dụng đối với Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế ký tại La Haye ngày 15 tháng 6 năm 1955, hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà người bán có trụ sở thường trú tại thời điểm nhận được đơn đặt hàng. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà bên mua có trụ sở chính, nếu như đó là nơi mà người bán nhận đơn đặt hàng. Các qui định tư pháp quốc tế của Thuỵ Sỹ, Pháp và Nam Tư vào thời điểm này cũng có những quy tắc tương tự trong việc xác định luật áp dụng cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán: Vấn đề đầu tiên là phải xác định những điểm quan trọng nhất khi thực hiện hợp đồng. Tiếp theo cần xác định lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ nhất với việc thực hiện hợp đồng, hoặc theo như ý kiến của Toà án liên bang Thuỵ Sỹ, thì phải định ra “trung tâm” của Hợp đồng. Các yếu tố này sẽ là cơ sở chủ yếu để xác định luật áp dụng đối với hợp đồng. Đây cũng là giải pháp đưa ra trong Công ước Châu Âu về Luật áp dụng đối với Nghĩa vụ hợp đồng được các nước thành viên ký kết tại Rome, ngày 19 tháng 6 năm 1980. Uỷ ban trọng tài cho rằng trong vụ việc này Nguyên đơn phải chịu sự điều chỉnh của luật Nam Tư đối với việc quản lý xuất nhập khẩu. Luật này bao gồm các quy định chung về phạt tiền và thậm chí bị phạt tù theo như văn bản sửa đổi luật này và được áp dụng cho bất cứ hợp đồng xuất nhập khẩu nào ở Nam Tư. Ngoài ra, căn cứ vào các điều khoản ghi trong các chứng từ hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng, Uỷ ban trọng tài cho rằng luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng là luật Nam Tư. 2. Sự vô hiệu của hợp đồng xuất khẩu: Trên thực tế, không hề có bất kỳ thông tin chi tiết nào về Hợp đồng xuất khẩu và các trọng tài viên đã đi đến kết luận rằng hợp đồng này là không có thực và các bên đã vi phạm qui định về quy đổi ngoại tệ. Uỷ ban trọng tài cho rằng: “Về mặt nguyên tắc, những thoả thuận trái với qui định bắt buộc của luật hoặc trái với chính sách chung, trái đạo đức và tập quán là không hợp lệ và vô hiệu. Điều này được qui định trong Điều 879 Luật Dân sự Áo, được áp dụng tại Croatia và Slovakia năm 1974, cũng như được qui định trong Luật về Nghĩa vụ hợp đồng có hiệu lực từ năm 1978 của Nam Tư. Nguyên tắc này cũng được tất cả các nước và các hệ thống pháp luật khác công nhận. Đây có thể coi là một yếu tố của luật hợp đồng được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi”. Trong vụ việc này, các bên đã ký kết một hợp đồng không có thực, vi phạm luật Nam Tư và thông qua việc dùng nhà xuất khẩu không có thực để thu được một 15 khoản tín dụng cũng không có thực. Vì vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng đã có vi phạm luật, cũng như vi phạm đạo đức và trái với tập quán. Ngoài ra, Điều 7 Hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết giữa các bên qui định: “Toàn bộ các điều khoản nêu trên của hợp đồng này là không thể tách rời và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng”. Từ các lập luận trên, Uỷ ban trọng tài đi đến kết luận rằng: Hợp đồng xuất khẩu là không hợp lệ và vô hiệu. Hệ quả của sự vô hiệu nói trên là hai hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cũng không hợp lệ và vô hiệu vì Điều 7 của hợp đồng gốc qui định về tính thống nhất của các điều khoản trong hợp đồng (tức là sự thống nhất giữa các Hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu). 3. Hậu quả của việc hợp đồng vô hiệu: Theo luật Nam Tư, Hợp đồng vô hiệu dẫn tới việc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của các bên, có nghĩa là mỗi bên phải hoàn lại những lợi ích mà họ đã nhận được từ hợp đồng, không đền bù thiệt hại, trừ khi có lợi ích bị vi phạm. Kết luận của Uỷ ban trọng tài là hợp đồng nhập khẩu không hợp lệ và vô hiệu, hậu quả là một trong các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu mà không có bất cứ bồi thường nào trừ khi lợi ích bị vi phạm. Vấn đề tiếp theo là việc xác định khoản tiền mà Bị đơn phải hoàn trả. Bị đơn sẽ phải hoàn trả khoản tiền tín dụng do Nguyên đơn mở là 5.398.986,51 Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đơn còn thực hiện một số chi phí khác nhưng không mang lại lợi nhuận cho Bị đơn, vì vậy Bị đơn không phải hoàn trả các chi phí này. Bị đơn phải hoàn trả khoản tiền bằng Franc Thuỵ Sỹ. Khoản tiền này trước đây do một trong các Nguyên đơn thanh toán cho Bị đon tại Thuỵ Sỹ vì vậy các lợi ích bị vi phạm phải được tính theo tỷ giá áp dụng cho lãi suất áp dụng cho thanh toán quá hạn ở Thuỵ Sỹ, tức là 5% theo Điều 104 Luật nghĩa vụ hợp đồng của Thuỵ Sỹ. Như vậy các Nguyên đơn được quyền đòi Bị đơn bồi thường khoản lãi trên số tiền đã thanh toán cho Bị đơn tính từ ngày thực hiện việc thanh toán với lãi suất là 5%. Phán quyết của Uỷ ban trọng tài như sau: - Hợp đồng gốc và ba hợp đồng liên quan là không hợp lệ và vô hiệu do vi phạm luật Nam Tư và trái với đạo đức và tập quán. - Các Nguyên đơn phải tự chịu các chi phí gửi trả lại hàng hoá nhập khẩu mà Bị đơn đã giao cho họ tại nơi đăng ký trụ sở của Bị đơn. - Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn khoản tiền ứng trước 5.398.986,51 Franc Thuỵ Sỹ vào tài khoản theo thư tín dụng tại ngân hàng X. - Nguyên đơn có quyền hưởng lãi suất theo tỷ lệ 5% tính từ ngày đã trả tiền cho tới ngày Bị đơn thực hiện việc bồi hoàn. - Mỗi bên phải thanh toán một nửa thù lao và phí trọng tài do Uỷ ban trọng tài quyết định. 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuyet_trinh_nhom_1_1432.pdf
Luận văn liên quan