Đề tài Rủi ro đạo đức các công cụ giải quyết

Rủi ro đạo đức và các biện pháp giải quyết LỜI NÓI ĐẦU Trong một tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn. Vấn đề này còn gọi là thông tin bất cân xứng. Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện khi một trong hai bên trong một giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về đối tượng giao dịch, khiến cho việc đưa ra quyết định không chính xác. Thông tin bất cân xứng sẽ làm nảy sinh vấn đề rủi ro đạo đức khiến người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn, từ đó hạn chế đến việc lưu chuyển vốn trên thị trường vốn. Vậy rủi ro đạo đức là gì và làm thế nào để hạn chế rủi ro đạo đức để đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động một cách có hiệu quả là vấn đề chúng tôi sẽ đề cập trong bài. Mục lục LỜI NÓI ĐẦU I.Khái niệm: II.Phân loại: 1.Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ: 2.Rủi ro đạo đức trong thị trường vốn: III.Các biện pháp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức: 1.Trong các hợp đồng vốn: a.Sản xuất thông tin, theo dõi b.Điều hành của chính phủ c.Nắm quyền kiểm soát d.Tăng lợi nhuận cho người đại diện 2.Trong thị trường nợ: III.Một vài trường hợp rủi ro đạo đức xảy ra trong thị trường tài chính Việt Nam IV.Kết luận Danh mục tham khảo:

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rủi ro đạo đức các công cụ giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Trong một tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn. Vấn đề này còn gọi là thông tin bất cân xứng. Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện khi một trong hai bên trong một giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về đối tượng giao dịch, khiến cho việc đưa ra quyết định không chính xác. Thông tin bất cân xứng sẽ làm nảy sinh vấn đề rủi ro đạo đức khiến người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn, từ đó hạn chế đến việc lưu chuyển vốn trên thị trường vốn. Vậy rủi ro đạo đức là gì và làm thế nào để hạn chế rủi ro đạo đức để đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động một cách có hiệu quả là vấn đề chúng tôi sẽ đề cập trong bài. I.Khái niệm: Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng. Rủi ro đạo đức là vấn đề chênh lệch thông tin diễn ra sau khi thực hiện giao dịch. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình. Việc này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn hại về mặt tài chính đối với các bên tham gia. Rủi ro đạo đức tạo ra hệ quả là các công ty nhận thấy rằng việc huy động vốn bằng các hợp đồng nợ là dễ dàng hơn bằng cách phát hành cổ phiếu. II.Phân loại: 1.Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ: Xảy ra khi người đi vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay nợ. Sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi ro mà không thông báo cho bên cho vay. Ta thấy rằng, người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những khoản vay trong khi người cho vay (Ngân hàng, các tổ chức tài chính, hoặc cá nhân) thì không. Từ sự thiếu thông tin và thiếu giám sát người cho vay sẽ dễ dàng gặp rủi ro đạo đức khi người đi vay sử dụng các khoản vay một cách quá mạo hiểm và không có hiệu quả. * Tìm hiểu về rủi ro đạo đức trong ngân hàng nhận thấy rằng Thiếu giám sát tài chính (cả từ phía chính phủ lẫn từ phía cổ đông) có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng, đó là việc họ cho vay mạo hiểm quá mức. Niềm tin rằng chính phủ vì lợi ích của người gửi tiền sẽ cứu các ngân hàng khỏi bị đổ vỡ có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở các ngân hàng. Người gửi tiền chỉ quan tâm ngân hàng nào đưa ra lãi suất cao thì gửi chứ không quan tâm liệu ngân hàng đó có mất khả năng thanh toán hay không. Bản thân các ngân hàng lại có thể gặp phải những rủi ro đạo đức ở người đi vay khi ngân hàng không giám sát được đầy đủ người đi vay kích thích người này dùng khoản vay một cách mạo hiểm quá mức. Þ Rủi ro đạo đức trong các hoạt động giao dịch vay nợ là khá phổ biến. Nó đặt ra câu hỏi “kiểm soát” đối với các Tổ chức tài chính trong việc giám sát việc sử dụng “đồng vốn” của khách hàng. * Ngoài ra, một vấn đề đáng chú ý trong thị trường nợ là vấn đề đảo nợ với rủi ro đạo đức cao. Giả sử một doanh nghiệp đang có dư nợ cũ tại ngân hàng với lãi suất cao và trong điều kiện khó khăn hiện nay khiến khoản nợ trên có nguy cơ trở thành nợ xấu. Với chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và như thế khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt khoản nợ vay, còn ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu cũng không có. Thực ra vấn đề không phải đơn giản như vậy vì chúng ta chưa bàn đến “số mệnh” của khoản nợ mới sẽ như thế nào. Khoản nợ mới được dùng để trả nợ cũ thì không thể tạo ra thu nhập để trả nợ cho chính nó. Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu để trả khoản nợ mới đây? Hơn nữa, nếu đảo nợ được thực hiện quá dễ dàng và không được kiểm soát tốt thì người vay sẽ chẳng phải ý thức đến việc phải sử dụng vốn vay hiệu quả và trả nợ theo cam kết. Bởi vì khi nợ vay đến hạn họ chỉ cần vay khoản tiền mới để trả khoản nợ cũ, rồi khoản nợ mới lại đến hạn và người ta lại tiếp tục vay nợ mới để trả nợ cũ, cứ xoay vòng như vậy cho đến mãi mãi. Như vậy khoản nợ cũ ban đầu thực ra chẳng bao giờ đáo hạn trong khi ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi. Tất nhiên đây chỉ là lý thuyết nhưng thực tế nếu đảo nợ chỉ diễn ra qua ba vòng thì cũng đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Þ Đảo nợ là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên cần phải thận trọng khi quyết định có cho phép đảo nợ hay không. Phân tích khía cạnh rủi ro đạo đức cho thấy đảo nợ nếu không được kiểm soát tốt có thể làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài chính. Thay vì cho phép đảo nợ, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp, điều chỉnh lại lãi suất và xem xét giảm, giãn lãi cho doanh nghiệp. Chính sách này, mặc dù không hoàn toàn giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn nội tại và bản thân nó cũng không thể tránh khỏi yếu tố rủi ro đạo đức, nhưng trước mắt nó cũng giúp gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay.  2.Rủi ro đạo đức trong thị trường vốn: Trong thị trường Vốn, ta cũng gặp những rủi ro về mặt đạo đức, khi có sự bất cân xứng thông tin giữa bên góp vốn và bên sử dụng vốn, bên nhận vốn sử dụng vốn không có hiệu quả, mạo hiểm. Những rủi ro này cũng gây ra những tổn thất lớn về mặt tài chính. Vấn đề ông chủ và người đại diện (Principal - Agent Problem ) hay còn gọi là vấn đề người ủy thác và người nhậm thác là một ví dụ điển hình của rủi ro đạo đức nảy sinh do người quản lý ( hay còn gọi là người đại diện ) có nhiều thông tin hơn những người cổ đông của công ty có được – đây là vấn đề chênh lệch thông tin. Người đại diện là người chỉ sở hữu một phần nhỏ trong vốn cổ phần của một công ty, ngược lại các ông chủ lại là người sở hữu phần lớn vốn cổ phần. Do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu bởi người quản lý ít có động lực để tối đa hoá lợi nhuận so với những người chủ sở hữu. Sự tách bạch về mặt quản lý và sở hữu trong các công ty cổ phần là yêu cầu cơ bản của Ủy ban chứng khoán đối với các công ty đại chúng niêm yết. Các cổ đông có vốn góp trong công ty cổ phần và có trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. Hội đồng cổ đông hàng năm sẽ họp và tìm ra một ban giám đốc để thực hiện lèo lái hoạt động sản xuất công ty. Trong quá trình hoạt động, các cổ đông cũng không thể nắm rõ toàn bộ tình hình công ty cũng như tác động của các quyết định của ban giám đốc tới hoạt động của công ty. Rõ ràng điều này là hiện tượng của thông tin không đối xứng giữa một bên là cổ đông và một bên là Ban giám đốc. - Ban giám đốc là những người được thuê để điều hành doanh nghiệp và công ty. Đôi khi họ không phải là cổ đông hoặc ràng buộc về mặt tài chính đối với công ty là không rõ ràng. Hơn nữa, họ lại nắm khá rõ những thông tin tài chính của công ty, và “sức khỏe” của công ty hiện tại như thế nào. - Việc ra quyết định của nó sẽ thật rủi ro nếu như Ban giám đốc hành động không đứng trên lợi ích của Cổ đông. Ví dụ 1: Ông Phạm Thành B là giám đốc của một công ty tài chính ABC. Và ông ta đã quyết định đầu tư vào một dự án mạo hiểm. Nếu dự án đó thành công theo dự tính của ông ta, công ty ABC sẽ thu được một mối lợi rất lớn, khi đó uy tín của ông B sẽ tăng cao và chắc chắn ông B được khen thưởng. Nhưng hãy lật ngược vấn đề, nếu dự án đầu tư tài chính đó bị thất bại do những rủi ro trên thị trường, khoản đầu tư đó bị “bốc hơi” thì điều gì xảy ra? Dĩ nhiên những tổn thất tài chính sẽ đổ lên đầu các cổ đông, trong khi ông B không chịu quá nhiều trách nhiệm. Khi này bạn sẽ thấy sự chênh lệch về thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức sẽ nguy hại như thế nào trong hoạt động điều hành công ty. Ví dụ 2: Giả sử ông A mời bạn góp vốn để thành lập công ty bán nước giải khát với số vốn là 10.000 USD. Trong đó bạn góp 10% và ông A góp 90%, ràng buộc điều kiện bạn làm người đại diện( người quản lý). Như vậy, nếu như bạn làm việc cật lực cuối năm công ty kiếm được 50.000 USD lợi nhuận thì bạn chỉ được chia 5.000 còn ông A nhận được 45.000 USD. Với mức chia 5.000 USD không đủ tạo ra động lực để bạn là người quản lý tốt. Nếu như bạn không làm tốt thì công ty làm sao kiếm được 50.000 USD. Bạn nghĩ rằng, đáng ra bạn kiếm được thu nhập cao hơn. Rủi ro đạo đức nảy sinh từ vấn đề người chủ- người đại diện nếu như bạn không thật thà, khai báo tăng chi phí để giảm lợi nhuận của cửa hàng và bỏ túi riêng,… hoặc bởi công ty của bạn ăn nên làm ra cho nên bạn có động lực bỏ riêng vào túi mình 50.000 USD và báo cáo với ông chủ rằng công ty hoàn toàn không có lợi nhuận. Bạn giờ có 50.000USD và ông A không được gì cả. Lý thuyết dòng tiền mặt tự do Dòng tiền mặt là chêch lệch giữa tiền mặt nhập vào và tiền mặt xuất ra. Dòng tiền mặt tự do là dòng tiền mặt vượt quá lượng tiền cần thiết để sử dụng cho mục đích sinh lợi của công ty, doanh nghiệp. Khi một người đại diện nhận thấy số tiền mặt tự do của công ty lớn, dư dả, họ sẽ sử dụng nó với các mục đích cá nhân hơn là các mục đích sinh ra lợi nhuận cho công ty. Do đó, dòng tiền mặt tự do càng lơn thì vấn đề ông chủ và người đại diện càng trầm trọng III.Các biện pháp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức: Có hai loại biện pháp hay được áp dụng nhất. + Một loại là những cam kết trừng phạt các rủi ro đạo đức được mà bên kém ưu thế thông tin đưa vào các hợp đồng giữa các bên giao dịch. Bên kém ưu thế thông tin hy vọng bên có ưu thế thông tin sẽ cân nhắc nguy cơ bị trừng phạt để rồi thấy lợi ích của việc mình thay đổi hành vi không bằng cái giá phải bỏ ra, từ đó không nảy sinh động cơ thay đổi hành vi nữa. +Một loại biện pháp nữa là tăng cường thu thập thông tin, tăng cường giám sát từ đó khắc phục tình trạng thông tin phi đối xứng. 1.Trong các hợp đồng vốn: Vấn đề người chủ- người đại diện sẽ không xảy ra nếu những người sở hữu công ty có đầy đủ thông tin về những gì mà người quản lý thực hiện và có thể ngăn chặn những chi phí lãng phí và gian lận. Vấn đề người chủ- người đại diện sẽ không xảy ra nếu chỉ mình bạn là người sở hữu công ty và không có sự phân chia giữa người chủ và người quản lý. Nhưng trên thực tế, rủi ro đạo đức mà tiêu biểu là vấn đề người chủ- người đại diện là rất phổ biến, và để giải quyết thì có những biện pháp sau: a.Sản xuất thông tin, theo dõi Ta thấy rằng vấn đề người chủ- người đại diện nảy sinh bởi vì những người đại diện có nhiều thông tin về hoạt động của họ và lợi nhuận cụ thể hơn so với các cổ đông có được. Một phương pháp để các cổ đông tham gia vào việc giảm thiểu rủi ro đạo đức là sản xuất, theo dõi sát hoạt động của công ty, thường xuyên kiểm toán và kiểm tra hoạt động của quản lý. Tuy nhiên, việc giám sát này có thể rất tốn kém, do đó nó chỉ giải quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của vấn đề người đi xe không trả tiền. Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết được người quản lý bị giám sát chặt chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thời gian và tiền bạc hơn để làm việc đó, cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trở nên thiếu hiệu quả vì không ai thực hiện việc đó cả. b.Điều hành của chính phủ Điều hành của chính phủ bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp cho người sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhà nước đưa ra điều luật trừng phạt nặng những người lừa đảo hay có hành động giấu diếm và trộm cắp lợi nhuận. Tuy nhiên, người quản lý có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiện các gian lận này không phải là dễ dàng. Điển hình nhất là vụ bê bối kế toán dẫn đến sự phá sản của tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ. c.Nắm quyền kiểm soát Để giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện, người chủ hay cổ đông lớn của công ty có thể thự hiện việc đào thải ban quản trị tồi, tuy nhiên việc đó vô cùng khó khăn. Cổ đông đó phải tồn thời gian, công sức và tiền bạc để xét xem ban quản trị có thực sự làm việc tắc trách hay không. Ngoài ra, cơ chế pháp luật khiến cho việc sa thải một người quản lý xấu là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì thế, việc nắm lại toàn quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại các hợp đồng cổ phần ( equity contracts ) để bố trí một đội ngũ ban quan trị mới là một giải pháp tốt cho vấn đề ông chủ và người đại diện. d.Tăng lợi nhuận cho người đại diện Thay vì là một người ngoài cuộc thực hiện việc nắm quyền kiểm soát công ty, việc một thành viên trong ban quản trị là người thực hiện việc mua bán đó và kết quà là người đại diện lại sở hữu phần lớn công ty. Khi đó người ta gọi đây là việc mua cổ phần kiểu đòn bẩy. Khi đó vấn đề ông chủ và người đại diện sẽ được giảm thiểu. 2.Trong thị trường nợ: Ưu tiên hợp tác làm ăn với các bạn hàng làm ăn lâu năm có uy tín   Với đối tác mới thì cần thu thập kiểm tra thông tin tài chính và uy tín kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau   Nếu không tin tưởng đối tác thì cần phải yêu cầu tài sản bảo đảm. Ngân hàng phát hành phải luôn xác minh tính chân thực của bộ hồ sơ chứng từ Đối với hoạt động giải ngân, thành lập trung tâm thống kê tín nhiệm khách hàng. Thống kê này càng đầy đủ, chi tiết thì nó càng là cơ sở để hạn chế rủi ro trong các hoạt động vay nợ. Ví dụ: Thông tin khách hàng: Tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo, mức độ hoàn trả các khoản vay thời gian trước... Vốn chủ sở hữu: Khi người đi vay có vốn chủ sở hữu cao( khoảng chênh lệch giữa tài sản và nghĩa vụ)thì khả năng nảy sinh rủi ro đạo đức sẽ giảm đi rất nhiều bởi vì người đi vay có nhiều thứ để mất nếu anh tat ham gia vào các hoạt động có tính rủi ro lớn. Nói cách khác, khoản vốn chủ sở hữu của người đi vay cao làm cho hợp đồng nợ có động lực ngang nhau cho người vay và người cho vay. Nó thống nhất quyền lợi người vay và người cho vay. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì động lực làm cho người cho vay hành động theo mong muốn và quyền lợi của người cho vay càng lớn, khả năng rủi ro đạo đức từ hợp đồng nợ càng nhỏ đi và công ty càng dễ dàng đi vay tiền khi cần huy động vốn. ngược lại vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì vấn đề rủi ro đạo đức càng lớn và công ty càng khó vay tiền. Sử dụng trung gian tài chính: Các trung gian tài chính chuyên môn hoá trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người đi vay. Chúng có thể tiếp cận thông tin cá nhân của người cho xin vay(tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tín dụng) và kiểm soát những hoạt động đàu tư của người đi vay. Vì vậy, trung gian tài chính có vị thế tốt hơn để đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. Các trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịch chuyển từ người thừa sang người thiếu. các trung gian tài chính giám sát hoạt động của những người vay vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Theo dõi và các điều khoản bắt buộc Các điều khoản bắt buộc đặt ra để hạn chế rủi ro đạo đức hoặc bằng cách hạn chế các hoạt động không mong muốn hay khuyến khích các hoạt động tốt mà người cho vay mong đợi. có bốn dạng điều khoản thường áp dụng: + Ngăn người cho vay tham gia các hoạt động không mong muốn hay tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro. + Khuyến khích người vay tham gia các hoạt động tốt mà người cho vay mong đợi, làm cho khả năng chi trả khoản tiền lớn hơn. +Thế chấp là một khoản rất quan trọng bảo vệ người cho vay, các điều khoản cam kết phải khuyến khích người đi vay bảo vệ duy trì các tài sản thế chấp này trong tình trạng tốt và bảo đảm rằng luôn nằm trong quyền sở hữu của người đi vay. +Yêu cầu công ty đi vay cung cấp thông tin về hoạt động công ty thường xuyên hay thường kì dưới dạng báo cáo kế toán hàng quý, báo cáo thu nhập, … để người cho vay có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng công ty và giảm thiểu rủi ro đạo đức. III.Một vài trường hợp rủi ro đạo đức xảy ra trong thị trường tài chính Việt Nam 14-12-2010, khi Giám đốc phòng giao dịch Phạm Khắc Đại Điền của Agribank bị khởi tố, bắt tạm giam. Theo thông tin ban đầu thì ông này đã móc nối với một kẻ lừa đảo đến gặp từng khách hàng của Agribank, mời chào lãi suất cao, thậm chí năn nỉ để cùng nhau ký một thỏa thuận mở tài khoản đồng sở hữu. Tài khoản này sẽ được phong tỏa và nếu có rút hay chuyển khoản thì phải có chữ ký của các bên theo thỏa thuận. Để khách hàng yên tâm, chính bản thân ông Điền còn ký vào các bản thỏa thuận, cam kết phong tỏa tài khoản. Thế nhưng ngay sau đó ông Điền đã để cho kẻ lừa đảo giả chữ ký của các khách hàng rút toàn bộ số tiền trên. Trước đó, tại một chi nhánh khác của Agribank ở Đắk Lắk, một cán bộ tín dụng lừa đảo 4 khách hàng chiếm đoạt gần 30 tỉ đồng. Cán bộ tín dụng tên Vũ Thị Hồng Điệp này lừa giám đốc chi nhánh, rút hồ sơ – tài sản thế chấp của khách hàng mang đi thế chấp lại, vay vốn rồi chiếm đoạt luôn. Cũng trong tháng 11, một ngân hàng khác là Techcombank cũng dính “quả” khi Trần Kiến Quốc – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ quản lý kinh doanh Khối nguồn vốn và thị trường tài chính của ngân hàng này bị bắt sau khi nhận hối lộ của một doanh nhân gần 3 tỉ đồng. Đặc biệt, quả bom “khủng” 10.000 tỉ đồng vừa oanh tạc tại SHB là đỉnh điểm. Động cơ vụ này, theo ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, do 2 nhân viên muốn chứng minh cho lãnh đạo thấy mình là người có năng lực, có thể nâng được doanh số “khủng” cho chi nhánh để được xét duyệt khen thưởng cuối năm… Từ những vụ việc này, bất cứ ai cũng thấy rằng, chính lòng tham, cộng với quy trình quản lý, kiểm soát lỏng lẻo là tiền đề cho sự gian dối xâm thực. Một chuyên gia bình luận rằng: “Rủi ro tín dụng được coi là loại rủi ro nguy hiểm nhất nhưng rủi ro đạo đức lại rất khó bài trừ vì không dễ gì loại bỏ chúng”. Hiện nay, hàng loạt ngân hàng cổ phần ra đời kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực bao gồm từ tuyển dụng đến quy trình kiểm soát cán bộ. Không phải vô cớ mà gần đây, những người đi tìm việc vẫn xì xào “bao nhiêu trăm triệu thì vào được ngân hàng này, ngân hàng kia”. Nếu đúng như vậy thì lấy đâu ra nhân lực có tay nghề cao và đạo đức tốt? Cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng diễn ra vào tháng 12-2010. Đỉnh điểm có lúc lãi suất lên đến 17%- 18%. +Ngân hàng cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) công bố chương trình khuyến mãi 3 ngày đưa lãi suất thực lên hơn 17% +Seabank, ngân hàng đẩy lãi suất lên 18% một năm. IV.Kết luận Rủi ro đạo đức là một lĩnh vực lớn, nó xuất phát từ những hành vi vụ lợi bên trong của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Việc cung cấp minh bạch các thông tin và khả năng kiểm soát hành vi của các cá nhân sẽ phần nào hạn chế bớt rủi ro đạo đức, từ đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra tổn thất đối với các tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính. Danh mục tham khảo: Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính- Tác giả Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt. Nhập môn tài chính tiền tệ - ĐH Kinh tế TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRủi ro đạo đức các công cụ giải quyết.doc
Luận văn liên quan