LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Hàng năm, ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu rất gần gũi, quên thuộc. Cây cà phê đã có mặt ở Việt Nam rất lâu nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam thì chưa có uy tín trên trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên có thể nói là niềm tự hào của nước ta về một thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế.
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang tăng mạnh. Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống càphê hòa tan, Trung Quốc được coi là thị trường rất tiềm năng. Nên chỉ cần tiếp cận vàxâm nhập thị trường tại một số tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với VN, doanh nghiệp cà phê trong nước đã có được một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó do Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quảng Ninh ).
Sự tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc tăng 15% hàng năm và thị trường cà phê đã tăng khoảng 70% lượng bán ra từ năm 2003 đến năm 2008, đạt 11.073 tấn. Các chuyên gia tin rằng cà phê sẽ là một bộ phận hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của đất nước trong 1,2 thập niên tới.
Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là trên 100triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường này chỉ mới được 13-14 triệu USD. Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 30% so với năm 2007, đạt hơn 32 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam năm 2008 ra toàn thế giới. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phêhòa tan, Trung Quốc được coi làthị trường rất tiềm năng.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9407 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro về văn hóa của Trung Nguyên ở thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống càphê hòa tan, Trung Quốc được coi là thị trường rất tiềm năng. Nên chỉ cần tiếp cận vàxâm nhập thị trường tại một số tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với VN, doanh nghiệp cà phê trong nước đã có được một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó do Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quảng Ninh…).
Sự tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc tăng 15% hàng năm và thị trường cà phê đã tăng khoảng 70% lượng bán ra từ năm 2003 đến năm 2008, đạt 11.073 tấn. Các chuyên gia tin rằng cà phê sẽ là một bộ phận hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của đất nước trong 1,2 thập niên tới.
Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là trên 100triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường này chỉ mới được 13-14 triệu USD. Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 30% so với năm 2007, đạt hơn 32 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam năm 2008 ra toàn thế giới. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phêhòa tan, Trung Quốc được coi làthị trường rất tiềm năng.
CÁC KHÁI NIỆM:
1. Rủi ro trong kinh doanh:
Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu trong kinh doanh
2. Văn hoá là gì:
Văn hoá là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc.
Theo định nghĩa văn hoá của UNESCO thì “ Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa này đã cho thấy văn hoá là một tổng thể bao gồm tất cả những gì con người kiến tạo nên. Định nghĩa này cũng chỉ ra rằng, văn hoá chính là những nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất cũng như tinh thần
3. Rủi ro về văn hoá là gì?
Là những rủi ro xảy ra xuất phát từ nền tảng văn hoá của con người, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Sự khác nhau về văn hoá làm tăng cơ hội hiểu lầm đáng tiếc có thế dẫn công ty đến việc bị mất thị phần tại thị trường mục tiêu. Rủi ro về văn hoá thường do:
Không am hiểu về phong tục tập quán địa phương quốc gia
Không am hiểu về lối sống, cách sống và ngôn ngữ sử dụng có thể gây ra sự nhầm lẫn đáng tiếc
Khai thác hình ảnh quảng cáo để kich thích sự quan tâm người tiêu dùng nhưng lại thể hiện quá mức gây tác dụng ngược
4. Quản trị rủi ro là gì?
“ Quản trị rủi ro, đó là dự phòng – với chi phí thấp nhất - các nguồn lực tài chính, cần và đủ tuỳ theo từng tình huống cụ thể. Đó cùng chính là kiểm soát và loại trừ nếu có thể các rủi ro bằng cách giảm thiểu hay chuyển giao chúng, tối ưu hoá cách thức sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp”. Tóm lại, đó chính là dự phòng và sắp xếp ổn thoả các hậu quả của rủi ro về phương diện con người, tài chính, thương mại sao cho chúng trở nên ít gây tổn thương nhất cho doanh nghiệp
5. Quản trị rủi ro về văn hoá là gì?
Là sự nghiên cứu cẩn thận về thị trường, nền văn hóa quốc gia và tạo nên sự chia sẻ văn hoá với nhân viên và với cộng đồng địa phương với nơi công ty đầu tư, xâm nhập để hạn chế những rủi ro về văn hoá nêu trên.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN:
1. Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê)
1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.
2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản.
2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan
2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời
2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển
2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm.
2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan.
2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.
3. Nguồn nhân lực
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.
Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài.
Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản.., tập đoàn Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng đông, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng cùng chúng tôi xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “Cam kết – Trách nhiệm – Danh dự”.
4. Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
5. Giá trị cốt lõi:
Khơi nguồn sáng tạo
Phát triển và bảo vệ thương hiệu
Lấy người tiêu dùng làm tâm
Gầy dựng thành công cùng đối tác
Phát triển nguồn nhân lực mạnh
Lấy hiệu quả làm nền tảng
Góp phần xây dựng cộng đồng
6. Định hướng phát triển
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê…
Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê.
Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore.
Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007.
7. Hệ thống nhượng quyền đầu tiên của Việt Nam
Cà phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dùng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Campuchia, với một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng.
Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn đem đến cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất kì địa điểm quán nhượng quyền Trung Nguyên nào.
8. Các thành tựu của Trung Nguyên
Huân chương lao động Hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho doanh nghiệp “Đã có thành tích nhiều năm liền được bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007
Được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đứng đầu ngành thức uống không cồn trong cuộc bình chọn HVNCLC 2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
8 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (2000 - 2007)
Giải thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2006 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp.
Giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) tổ chức.
Là doanh nghiệp cà phê duy nhất của Việt Nam đạt chứng chỉ EUREPGAP về Thực hành nộng nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon (do Institude for Marketecology cấp năm 2005)
Giải thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2004 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Giải thưởng nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004 do Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Đông Nam Á trao tặng.
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 và 2005 do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng
Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2003.
Tổng Giám Đốc được trao tặng giải thưởng Sao Đỏ năm 2000 của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA VÀ CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA:
Văn hoá là một vấn đề phức tạp, gồm nhiều khía cạnh Muốn hiểu được bản chất văn hoá và những rủi ro cho văn hoá gây ra, thì trước hết cần tìm hiểu các yếu tố văn hoá và các khía cạnh về văn hóa
1. Các yếu tố văn hóa:
1.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là chìa khóa trong giao tiếp, hiểu được ngôn ngữ của một quốc gia ta có thể hiểu được văn hóa, con người, cách sống thói quen, phong tục tập quán của quốc gia đó. Đối với Trung Quốc việc hiểu biết về giá trị văn hoá, đạo đức và ngôn ngữ của người Trung Quốc đặc biệt trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa.
Tiếng Trung Quốc được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau thì coi nhiều thứ tiếng. Tuy vậy, tất cả mọi người đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất là bạch thoại (Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.
Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông, tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Triết Giang, tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến v.v., đây là những phương ngôn (tiếng địa phương).
Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.
Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới.
Trong quá trình buôn bán với DN Trung Quốc các DN VN cũng cần lưu ý luôn luôn giữ nguyên tắc buôn bán theo thông lệ quốc tế. Các hợp đồng buôn bán cần phải sử dụng tốt hai ngoại ngữ là tiếng Trung và tiếng Anh hoặc tiếng Trung và tiếng Việt.
1.2. Tôn giáo:
Tại Trung Quốc, trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác như: Lão giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, tôn giáo cổ truyền Trung Quốc.
- Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.
- Phật giáo: khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất.
- Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4%, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.
- Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy.
- Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368).
- Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
1.3. Giá trị và thái độ:
Giá trị và thái độ được thể hiện rõ nét qua niềm tin của nhân dân Trung Hoa. Người Trung Quốc kiêng số 4, vì vậy không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này. Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm. Khi tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo người Trung Quốc, nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang. Bạn cũng không nên mở món quà trước mặt người tặng.
Ngoài ra, người dân Trung Hoa còn rất tin tưởng vào một con vật trong truyền thuyết, đó là rồng. Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh truyền thuyết, rồng là thần vật được sung bái nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa. Khi nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ta có thể bắt gặp được hình tượng con rồng ở khắp nơi: rồng trong truyện thần thoại, truyền thuyết, rồng trong các tác phẩm nghệ thuật, gốm sứ… Đối với người dân Trung Quốc, những gì vĩ đại nhất, lớn lao nhất thường được gắn với rồng, nó là biểu tượng của thần quyền, đế quyền, vương quyền.
1.4 . Phong tục tập quán và thói quen ứng xử:
Thế kỷ XXI Trung Quốc không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Trung Quốc lãnh đạo thế giới theo lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác, kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.
Bên cạnh đó, khi nói văn hóa Trung Quốc không thể không nhắc đến phong tục tập quán. Phong thủy là phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Rất nhiều công ty Trung Quốc ngày nay đã áp dụng thuật phong thuỷ và tận hưởng nhiều lợi ích từ đây. Sau đây là một số Thuật phong thủy đã và đang được áp dụng rộng rãi hơn trong thế giới kinh doanh.
Theo thuật phong thuỷ, hiệu quả công việc và sự giàu có trong kinh doanh có thể được nâng cao bằng việc sắp xếp lại và thiết lập trật tự trên bàn làm việc của bạn. Ngoài ra, ví trí bàn làm việc có ảnh hưởng lớn tới thành công và sự thịnh vượng trong kinh doanh.. Hoa và cây cảnh sẽ mang lại nhiều nhân tố tích cực cho môi trường làm việc. Song bạn cần tránh cây xương rồng hay các loài cây có lá sắc cạnh bởi điều đó có thể dẫn tới các điều xấu. Để đem lại những điều tốt đẹp, hoa và cây cảnh cần tươi và sum suê. Nước là biểu tượng mạnh mẽ nhất trong thuật phong thuỷ. Thuyền buồm được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doanh. Do đó nó rất được các doanh nhân yêu thích. Đặt một chiếc thuyền buồm trên bàn làm việc sao cho chiếc thuyền di chuyển theo hướng đi vào bên trong văn phòng, công ty. Không nên để thuyền buồm hướng ra ngoài cửa, vì như thế nó lại mang ý nghĩa chạy mất.
Ngoài ra, văn hoá Trung Quốc có màu sắc "văn hoá gia đình" rất nặng. Đời cha nhất định phải để dành tiền của cho con cháu. Điều này khác hẳn văn hoá phương Tây. Những kẻ làm cha, lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Đây cũng là một nguyên nhân hình thành "văn hoá hối lộ" trong quan trường Trung Quốc. Bằng khả năng thích nghi rất nhanh và nhạy, người Hoa nhanh chóng tìm được cơ hội buôn bán, họ thường đi lên từ những quán hàng nhỏ, những cửa hàng thủ công mỹ nghệ, các nghề truyền thống của gia đình rồi dần dần lớn mạnh thành những doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Mô hình quản lý của các công ty này tuân thủ chặt chẽ theo những nguyên tắc gia đình trong việc chuyển giao quyền lãnh đạo, các quyết định quan trọng chỉ được “lưu hành nội bộ” trong phạm vi gia đình. Gia đình của người Trung Quốc tuân thủ theo nguyên tắc quyền huynh thế phụ: ông nội hay người cha là chủ, có tiếng nói quyết định, ra các mệnh lệnh cho mọi người theo. Kế tiếp ông hay cha là người con trưởng hay cháu trưởng (đích tôn). Cha mất, quyền trong gia đình qua tay người con cả, dầu có mẹ hay chị lớn. Các doanh nghiệp gia đình của người Hoa cũng áp dụng rất nghiêm nguyên tắc này. Đang là một hình thức của văn hóa ẩn tàng.
Người Trung Quốc thể hiện rõ ‘cái tôi’ cá nhân vì vậy khi chào hỏi nên chào người có chức quyền cao nhất trước, không dùng ngón tay trỏ chỉ về phía người mình muốn giới thiệu. Có thể hỏi về những vấn đề khá riêng tư khi bắt đầu làm quen, và cũng không nên lẩn tránh trả lời những câu hỏi này, nhưng đừng đề cập các vấn đề chính trị, không nên có những lời phê phán. Sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới.
Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.
Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công.
Đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa.
Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.
Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời, song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào "suông" của bạn.
Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.
Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.
1.5. Văn hóa vật chất
- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay các thành phố lớn của Trung Quốc đã mọc lên hàng ngàn tòa nhà cao tầng hiện đại bậc nhất, phát triển bất động sản nhanh và có lộ trình rõ ràng là điều các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra Trung Quốc cũng là quốc gia có phương thức quy hoạch đô thị hiệu quả.
- Hệ thống ngân hàng: hiện nay, Trung Quốc có bốn đại gia ngân hàng là Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp, bốn cơ sở này nằm trong số 10 ngân hàng lớn nhất của thế giới, và thực tế thì Ngân hàng Công Thương đang là số một với tài sản trị giá hơn 200 tỷ Mỹ kim.
Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc được phân thành hai cấp. Cấp một là Ngân hàng Nhân dân, trở thành một ngân hàng trung ương như tại các nền kinh tế thị trường. Cấp hai là các ngân hàng thương mại để thi hành các nghiệp vụ trong kinh tế thị trường. Hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng này là để phục vụ các doanh nghiệp nhà nước, theo chỉ thị của trung ương. Nhìn vậy thì ta thấy ra một hệ thống kinh tế nhà nước, có các ngân hàng của nhà nước tài trợ cho các doanh nghiệp cũng của nhà nước, theo quy luật bất kể lời lãi của nhà nước mà được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
1.6. Yếu tố thẩm mỹ:
- Nhắc tới yếu tố thẩm mỹ của Trung Quốc thì phải nói tới giá trị thẩm mỹ của hội họa Trung Quốc. Hội họa Trung Quốc có một lịch sử truyền thừa lâu dài và nguồn gốc văn hóa thâm sâu. Nó nhấn mạnh vào ý tưởng nghệ thuật và cảnh giới mà sự vật biểu hiện. Tranh Trung Quốc cho thấy quan niệm triết học và thẩm mỹ truyền thống của người Trung Hoa. Trong việc nhận thức và quan sát sự vật khách quan, họ chọn dùng phương pháp lấy cái lớn để quan sát cái nhỏ, trong cái nhỏ nhìn thấy được cái lớn. Thông qua sự miêu tả của người họa sĩ về nhân vật, sự vật, hay cách bài trí, người xem có thể cộng hưởng và thưởng thức các tiêu chuẩn thẩm mỹ thích hợp, các lằn mức đạo đức, từ đó nắm được ẩn ý và đạo lý nhân sinh cũng như các cảnh giới cao hơn trong vũ trụ.
Có ba loại ý tưởng nghệ thuật chính trong tranh vẽ Trung Quốc:
(1) mở và chân chính, tự nhiên và thăng bằng, hài hòa;
(2) cao quý, tao nhã, đẹp, uy nghi và trang trọng;
(3) tĩnh mịch, trang nghiêm và trầm tĩnh.
- Trang phục: Sườn xám (hay còn gọi là Xường xám) là trang phục truyền thống nổi tiếng của thiếu nữ Trung Quốc.
- Nghệ thuật kinh kịch: Kinh kịch hay còn gọi là “Kinh hí” phát triển mạnh dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu xuất hiện từ rất sớm trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và từ thời nhà Đường trở về trước thường được gọi là “Hí kịch”. Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bằng cả quá trình thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, múa ”, để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Trong các tiết mục Kinh kịch thường có các màn biểu diễn xiếc, múa hát và đặc biệt là có những màn biểu diễn võ thuật cực kỳ công phu. Ngày nay, tuy giới trẻ Trung Quốc không còn dành nhiều sự quan tâm cho Kinh kịch nữa tuy nhiên Kinh kịch vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và những buổi biểu diễn văn hóa của Trung Quốc không khi nào thiếu những tác phẩm Kinh kịch.
1.7. Ấm thực:
- Sủi cảo: được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Quốc. Sủi cảo được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng cho một tương lai tươi sáng.
- Gà Kung Pao: Là món gà nấu cay với ớt, đậu phộng (một biểu tượng của trường thọ trong văn hóa Trung Quốc). Đây là món ăn của tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Kung Pao được chuẩn bị theo một cách nhất định.
- Vịt quay: Là món ăn của Bắc Kinh, ra đời từ thời nhà Nguyên, đến thế kỉ thứ 15 món này đã trở thành một thực phẩm ưa thích của giới thượng lưu, vua chúa. Ngày nay, vịt quay Bắc Kinh đã thực sự trở thành một thương hiệu riêng, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà người dân nơi đây tự hào giới thiệu cho khách du lịch.
- Thịt lợn chua ngọt: Món ăn này bao gồm những miếng thịt heo chiên kỹ với dứa, ớt chuông và sốt chua ngọt, thể hiện hy vọng gia đình có nhiều con cháu. Theo tiếng Quảng Đông, từ “chua” đồng âm với từ “cháu”.
- Trà: Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.
Ở Trung Quốc, Trà đã thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước. Trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi đều có mở quán, hiệu trà với những hình thức khác nhau. Trên phố Tiền Môn tấp nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà. Mọi người ở đây uống nước, ăn điểm tâm, thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi việc. Ở miền Nam, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa nhâm nhi, vừa ngắm cảnh.
1.8. Giáo dục:
- Phương châm phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới. Đây là tư tưởng xác lập vị trí chiến lược của Giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng cường hội nhập quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc chủ trương bồi dưỡng, giáo dục nhân tài theo ba hướng này.
Hướng về hiện đại hoá tức là xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với phát triển kinh tế, gắn Giáo dục với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của đất nước.
Hướng ra thế giới là mối quan hệ giữa giáo dục và thế giới, vừa tuân theo những đặc trưng giáo dục Trung Quốc vừa chú ý đến xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật và giáo dục các nước khác trên thế giới nhằm có biện pháp, chính sách, chủ trương đúng đắn cho giáo dục.
Hướng tới tương lai là xác định mối quan hệ giữa giáo dục và tương lai, nhấn mạnh nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá.
- Hiện nay, Trung Quốc có một hệ thống giáo dục thống nhất trên toàn quốc, bao gồm các cấp bậc như sau:
Mẫu giáo: 3 năm
Bậc tiểu học: 6 năm
Bậc trung học cơ sở: 3 năm
Bậc trung học phổ thông: 3 năm
Cao đẳng và đại học: 4-5 năm
Cao học: 2-3 năm
Tiến sỹ: 3 năm
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một loạt chính sách và biện pháp đặc biệt phát triển nền giáo dục dân tộc.
Chủ yếu bao gồm:
Tái hiện và giúp đỡ dân tộc thiểu số phát triển ngành giáo dục, chuyên môn mở cơ cấu quản lý giáo dục dân chủ;
Giao phó và tôn trọng quyền tự chủ phát triển giáo dục dân tộc của dân tộc thiểu số và nơi tự trị dân tộc;
Coi trọng giảng dạy ngữ văn dân tộc, giảng dạy song ngữ, tăng cường xây dựng giáo trình văn tự dân tộc thiểu số;
Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số; dành sự chiếu cố đặc biệt về tài chính đối với vùng dân tộc thiểu số và dân tộc;
2. Các khía cạnh về văn hóa:
Bảng: Điểm cho 5 khía văn hóa của một số quốc gia
(nguồn:
Quốc gia
Khoảng cách quyền lực
Chủ Nghĩa
Cá Nhân
Tính cứng rẳn
Khả năng dám chịu rủi ro
Hướng Tương lai
Trung Quốc
80
20
66
30
118
Việt Nam
70
20
40
30
80
Trung bình các nước trên thế giới
55
43
50
64
45
2.1. Khả năng dám chịu rủi ro:
Khía cạnh này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ của một cộng đồng.
Chỉ số tránh rủi ro Trung Quốc là 30, thấp hơn nhìu so với chỉ số trung bình của các nước trên thế giới là 64. Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình. Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hay không biết trước kết quả), và cố gắn tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến. Đây cũng là một trở ngại cho việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị. Thay đổi thể chế chính trị cũng gặp khó khăn, trừ khi có những biến động kinh tế - xã hội rất lớn khiến thể chế cũ không thể tồn tại.
2.2 Chủ nghĩa cá nhân
Khả năng này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể.
Người Trung Quốc xếp hạng thấp hơn so với trung bình các nước trong bảng xếp hạng IDV, chỉ số này là 20 so với chỉ số trung bình là 43. Điều này có thể một phần là do chế độ Cộng sản có mức độ tập trung vào xã hội tập thể là cao so với chủ nghĩa cá nhân.
Ở Trung Quốc con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v...). Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng (thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng, v.v...). Vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất mặt người khác được người Trung Quốc đặt nặng.
2.3 Tính cứng rắn
Đối với người TQ thì Khổng Tử là người được dân TQ biết đến như vị anh hùng dân tộc. Do đó trong xả hội người TQ vẩn còn mang đậm nét của truyền thống lâu đời của chế độ xưa. Ví dụ: Trong một gia đình khi người cha mất rồi thì người con trai cả sẻ là người có quyền quyết định mọi việc, mặc dù người mẹ vẩn còn sống trong gia đình.
Qua đó chứng minh rằng xă hội Trung Quốc tuân theo nhửng tiêu chuẩn mà theo truyền thống được xem như nam tính. Tức là cọi trọng người thành đạt, người giỏ kiếm tiền và sự giàu có. Với những xã hội nam tính cao thì giá trị thống trị là “ Tiền tài và địa vị”
2.4 Khoảng cách quyền lực
Khả năng hóa này liên quan đến mức độ bình đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó.
Trung Quốc là quốc gia có khoảng quyền lực lớn với chỉ số là 80, trong khi chỉ số trung bình của các nước trên thế giới là 55.
Một quốc gia có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một tháp quyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế.
Vì thế, trong xã hội Trung Quốc, người ta chấp nhận sự độc tài hoặc các thể chế mang tính mệnh lệnh, nhân dân ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theolời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng. Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn.
2.5. Hướng tương lai (LTD)
Chiều Hướng tương lai mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại.
Geeft Hofstede phân tích định hướng tương lai của Trung Quốc có chỉ số LTD cao nhất (118), đó là sự thật cho tất cả các nền văn hóa của châu Á.
Điều này chứng tỏ người Trung Quốc rất quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, có khái niệm về "xấu hổ". Các cá nhân trong xã hội luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già, họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai. Họ cũngcoi trọng "kết quả cuối cùng" (virtue) hơn là "sự thật" (truth), họ thường lấy kết quả biện hộ cho phương tiện.
RỦI RO ĐẦU TƯ TỪ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC:
Ngôn ngữ
Nếu không hiểu biết về ngôn ngữ của đối tác sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu giao tiếp, bàn bạc, làm ăn với họ.
Nhiều thương hiệu của nước ngoài đã không thể vượt qua rào cản về văn hóa ở Trung Quốc, mà rào cản về ngôn ngữ là trở ngại đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua. Ngôn ngữ nước ngoài thông thường với hệ thống chữ viết với nhiều ký tự thành một từ, nhưng ngược lại mỗi ký tự của ngôn ngữ Trung Quốc đã đại diện cho một từ. Vì thế, bất cứ một thương hiệu nào khi vào Trung Quốc đều phải chuyển sang ngôn ngữ Trung Quốc, cả về cách phát âm và hình ảnh.
Rủi ro về ngôn ngữ có thể xảy ra cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, tiếp thị quảng cáo sản phẩm, thiết kế bao bì sản phẩm của công ty. Rủi ro nếu công ty Trung Nguyên không hiểu cặn kẽ về ngôn ngữ của Trung Quốc nói chung và ngôn ngữ của từng thị trường địa phương nói riêng thì sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu, đôi khi sẽ gây ra những phản đối, tẩy chay của người tiêu dùng do sự truyền tải thông điệp bị sai lệch.
Trung quốc là một nước đông dân số , và người ta sử dụng chủ tượng hình chính vì vậy khi đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Trung quốc, nhà sản xuất cần phải thể hiện trên Bao bì bằng tiếng Hoa, điều này sẽ dẫn đến làm phát sinh chi phí khi làm bao bì nhãn hiệu cho hàng hóa.
Rủi ro từ tôn giáo:
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, lối sống và thói quen của con người
Các rủi ro doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải:
Không hiểu, hiểu sai về những điều đối tác tin tưởng ( tôn giáo ) dẫn tới các hành động sai lầm, gây mất thiện cảm với đối tác.
Khó có thể hiểu được điều đối tác suy nghĩ, mong muốn khi không biết niềm tin của anh ta là gì?
Rủi ro về tôn giáo có thể xảy ra cho việc xây dựng quảng cáo hình ảnh sản phẩm, phải phù hợp với truyền thống tôn giáo chung và tôn giáo từng vùng nếu không sẽ gặp phải những điều cấm kị trong các tôn giáo.
Ví dụ đến thăm đối tác theo đạo Hồi nếu bạn đem theo quà là rượu hay thịt lợn thì có thể dẫn đến hiểu lầm, xung đột và không được hoan nghênh.
Về phong tục tập quán và thói quen ứng xử:
- Cách ứng xử được coi là bình thường ở một nước cũng có thể bị coi là không chấp nhận ở nước khác. Những thông lệ được chấp nhận ở nước nay đôi khi bị xem là vô đạo đức ở nước khác
Người Trung Quốc rất coi trọng việc đúng hẹn. Điều này có thể gây ra rủi ro trong việc giao tiếp kinh doanh khi người Việt Nam đã có thói quen đến trễ trong các buổi hẹn. Nếu ta không đáp ứng đựơc yếu tố thời gian kịp thời sẽ dẫn đến mất uy tín, mất khách hàng.
Ví dụ một quảng cáo có sự tiếp xúc thân mật giữa người nam và người nữ ở các nước phương Tây là bình thường, trong khi ở các nước phương Đông thì lại không phù hợp và được xem là không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.
- Tư duy kinh doanh của người Trung Quốc là một điều rất đáng quan tâm. Người Trung Quốc ngoài kiếm tiền còn muốn giành được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Họ kinh doanh dựa nhiều vào sỹ diện, dù lỗ vẫn làm chứ không chịu mất mặt, không chịu phá sản hay đóng cửa. Người Trung Quốc thể hiện rõ ‘cái tôi’ cá nhân, nếu không thể hiện đựơc sự tôn trọng đối với đối tác và người tiêu dùng Trung Quốc họ cũng sẽ không tôn trọng và gạt bỏ sản phẩm của ta.
- Xã hội Trung Quốc là một xã hội chặt chẽ, mọi người thường quây quần trong làng xã, tập thể của mình. Cho nên, khi một người làm một mặt hàng mới, ngay sau đó, như một phản ứng dây chuyền, hàng trăm người khác sẽ bắt chước, phá sự độc quyền của người đi đầu. Điều này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp phải đối đầu với nạn hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh.
Ví dụ được TS Alan Phan người Việt sản xuất cây viết (bút) tại Trung Quốc. Lúc mới làm, ông chỉ có 2 đối thủ cạnh tranh với mình. Vậy mà chỉ 3 năm sau, số đối thủ cạnh tranh đã lên tới con số 250. Hay như để sản xuất rượu nhái các hãng nổi tiếng, một số người Trung Quốc chỉ cần đi thu mua vỏ chai của những hãng đó, rồi đổ vào trong bất kỳ thứ rượu nào có thể đánh lừa được khách hàng. “Đã có một công ty sản xuất rượu có tiếng phải bỏ ra 4 triệu USD mỗi năm để cho người đi thu hết các vỏ chai lại, chống việc sản xuất rượu giả”
Văn hoá Trung Quốc có màu sắc "văn hoá gia đình" rất nặng. Những kẻ làm cha, lương bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham. Đây cũng là một nguyên nhân hình thành "văn hoá hối lộ" trong quan trường Trung Quốc. Điều này dẫn đến rủi ro trong việc xin các thủ tục đầu tư kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhũng nhiễu, tốn kém chi phí cho việc “hối lộ”.
Một nhà phân phối nhiều khi khó có thể đưa sản phẩm của mình xâm nhập thị trường vì mỗi địa phương sẽ có 1 “ông quan”. Các doanh nghiệp địa phương được chính quyền bảo vệ và những doanh nghiệp bên ngoài sẽ gặp phải những rào cản vô hình, không thể xâm nhập các thị trường đó.
“Nhất quan, nhì họ” - đó là quan hệ làm ăn tại thị trường Trung Quốc. Nếu không có quan hệ với quan chức địa phương, các doanh nhân sẽ gặp phải nhiều rào cản. Tiếp đó, nếu không được người có uy tín giới thiệu, công việc làm ăn tại địa phương cũng sẽ có thể “xuôi chèo mát mái”. Về “luật chơi” của thị trường Trung Quốc thì mờ mờ, ảo ảo, mơ hồ, tuỳ cách diễn giải của từng người, từng địa phương. Điều này khiến cho quyền lực và tiền bạc trở thành yếu tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên thị trường này.Và, để có tất cả những điều kiện trên, điều kiện tiên quyết cho mỗi doanh nhân là phải có… “cò”. Đây là người sẽ lo mọi chuyện từ A đến Z. Muốn có quan hệ với các “ông quan” địa phương: nhờ “cò”; muốn “tư vấn” pháp lý, bắt tay với các đối tác khác: đã có “cò”; khi gặp rắc rối, thay vì thuê luật sư thì nên tìm “cò”… “Thành bại đều tại “cò!” - TS Alan Phan nhận xét
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Rủi ro ở đây là có nhiều đối thủ cạnh tranh đã đặt đựơc nền tảng kinh doanh cà phê đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài tại thị trường Trung Quốc, công ty Trung Nguyên sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt khi muốn tìm kiếm quan hệ hợp tác tại thị trường này. Không tạo dựng đủ niềm tin cho phía đối tác dẫn đến việc họ sẽ dè dặt khi làm ăn với chúng ta.
Về văn hóa vật chất: Đánh giá sai về cơ sở vật chất dẫn tới mức độ đầu tư không chính xác. Rủi ro trong việc xây dựng mạng lưới phân phối, phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh nhượng quyền của doanh nghiệp
Về thẩm mỹ:
Yếu tố này cũng gây ra rủi ro, ảnh hưởng đến việc thiết kế bao bì và hình ảnh của thương hiệu cũng như sản phẩm thâm nhập thị trường. Hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm phải đạt được tính thẩm mỹ cao, phù hợp với truyền thống thẩm mỹ của người Trung Quốc, tránh những điều tối kị trong văn hóa thẩm mỹ.
Phong thủy là một yếu tố rất quan trọng trong việc kinh doanh của người dân Trung quốc và họ rất xem trọng vấn đề này. Chính vì vậy khi Trung nguyên thâm nhập vào vào thị trường này theo hình thức nhượng quyền thì rất dễ gặp rủi ro trong việc giử được những yếu tố làm nên thương hiệu của Trung nguyên vì khi Doanh nghiệp của Trung quốc kinh doanh sản phẩm này thì họ sẽ trình bày lại màu sắc hay cách bày trí quán cà phê sao cho phù hợp với phong thủy, như vậy sẽ làm mất đi nét độc đáo của một quán cà phê Trung nguyên
Về ẩm thực:
Trung quốc là một đất nước có nên ẩm thực rât lớn, và đòi hỏi khá cao nên sản phẩm cà phê Trung nguyên khi thâm nhập vào thị trường này phải chịu rủi ro rất lớn về chất lương. Ví dụ như sản phẩm “ cà phê G7 “ của Trung nguyên, đây là sản phẩm cà phê có vị gần giống như cà phê đen được rất nhiều người dân ở Việt nam và một số quốc gia khác ưu thích nhưng đối với người dân trung quốc thì lại thích ngọt và béo trong khi đó G7 lại có vị đắng của cà phê nguyên chất, chính vì vậy khi muốn thâm nhập vào thị trường này Trung nguyên cần phải xem xét lại vị của tất cả các mặt hàng của mình . Đây cũng là một rủi ro nếu Trung nguyên không quản trị trước sẽ gây ra nhiều tổn thất và làm cho sản phẩm cà phê không thể bán chạy tại thị trường Trung quốc
Khi sản phầm cà phê của Trung nguyên thâm nhập thị trường sẽ gặp một rủi ro khá lớn là khó có thể cạnh tranh nổi với trà của trung quốc, và người dân trung quốc rất khó để thay thế trà trong thức uống hằng ngày bằng cà phê vì trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Trà đã thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước. Trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo.
Rủi ro từ khả năng dám chịu rủi ro thấp:
Trung Quốc là quốc gia có chỉ số dám chịu rủi ro ở mức thấp là 30, trong khi mức chịu rủi ro trung bình ở các quốc gia là 64. Điều này dẫn đến các rủi ro:
Việc đưa sản phẩm cafe thay thế cho trà truyền thống.
Việc sử dụng các ý tưởng kinh doanh sáng tạo khác với truyền thống kinh doanh cũ của người Trung Quốc nếu không hiệu quả sẽ dễ để lại ấn tượng xấu và khi đó khó thay đổi, khắc phục hậu quả.
Tìm kiếm đối tác kinh doanh, tiếp cận các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là khi họ đã có mối quan hệ làm ăn với một đối thủ cạnh tranh khác.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO:
Giải php:
1.1/ Gỉai pháp cho rủi ro về văn hóa trà đạo
Đề thuyết phục một đất nước với 5.000 năm kinh nghiệm uống trà về một cái gì đó mới và khác biệt được gọi là café. Việc này đòi hỏi phải xây dựng thương hiệu Trung Nguyên tại Trung Quốc. Để làm được điều này chúng tôi lập một đội để khảo sát thị trường và có giải pháp như sau:
Trung Nguyên sẽ nhắm tới những khách hàng Trung Quốc trẻ tuổi ở thành thị, còn những cửa hàng sẽ đầy đủ tiện nghi ( internet, âm nhac..)và được thiết kế theo phong cách trẻ trung, năng động phù hợp với giới trẻ
Với giải pháp này Trung Nguyên hy vọng giới trẻ Trung Quốc xem cà phê là thức uống quen thuôc và từ đó sẽ lôi kéo thêm những đối tượng khách hàng khác bởi ngững lý do
Cà phê có thể được xem là một thức uống mới sau trà và giới trẻ Trung Quốc họ thích những gì hiện đại, và cà phê được họ nghỉ là hiện đại hơn trà vì thế họ sẽ thử nó.
Họ cho rằng cà phê có mùi vị rất đặc biệt, do đó họ muốn thử
Đây là một nơi có thể nói là rất tiện lơi khi bạn có thể vừa thưởng thức một ly cà phê vừa có thể trò chuyện cùng bạn bè hay vừa làm việc …
Một số người họ nghĩ rẳng một tách cà phê có thể giúp họ tỉnh táo để làm việc tiếp.
Chúng tôi dự định trước tiên sẽ mở 2 shop café tại trung tâm thành Phố Bắc Kinh, Trung Quốc nơi tập trung nhiều dân cư đặc biệt là giới trẻ học tập và làm việc cùng với khách nước ngoài và các chi phí cơ bản được dự trù như sau:
Chi phí thuê 2 mặt bằng để mở quán : 5000usd/tháng
Chi phí thuê và đào tạo nhân viên: 7000usd/tháng
Chi phí cơ sở vật chất, trang trí shop: 10.000usd khấu hao trong vòng 3 năm >> 280usd/tháng
Các chi phí khác : 2000usd/tháng
Với giải pháp này cùng chi phí thực hiện, chúng tôi mong đợi trong vòng 1 năm sẽ đưa Trung Nguyên vào tâm trí giới trẻ và thu hút được sự chú ý của tầng lớp trung niên và lớn tuổi. Và từ kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động chúng tôi hy vọng sẽ mở thêm 2 quán cà phê nữ tại thành phố lớn Bắc Kinh.
1.2/ Giải pháp cho rủi ro về ngôn ngữ:
Chúng tôi cũng có kế hoạch đưa mặt hàng cà phê hòa tan và cà phê bột đóng gói nhỏ vào các siêu thị và để tránh được rủi ro về ngôn ngữ, bao bì của chúng tôi được thiết với 2 ngôn ngữ tiếng hoa và tiếng anh.
Đối với sản phẩm cà phê bột, do hiện tại người dân tại đây vẫn chưa có thói quen tự chế cà phê tại nhà, do đó chúng tôi sẽ tặng kèm dụng cụ pha chế café vi theo khảo sát một số khách hàng họ rất thích thú khi được tự tay pha chế café. Đồng thời chúng tôi cũng đính kèm bảng hướng dẫn chi tiết bằng tiếng hoa về cách pha chế café.
Với phương pháp này phần chi phí sẽ phát sinh trong những khoản sau:
Chi phí thuê chuyên gia người mà am hiểu sâu về ngôn ngữ Trung Hoa, họ là người giúp ta trong khâu tư vấn về ngôn ngữ trên bao bì
Chi phí phát sinh thêm trong khâu in bao bì sản phẩm do phải sử dụng nhiều thứ tiếng
Chi phí cho sản phẩm tặng kèm
Tuy nhiên lúc đầu mới xâm nhập chúng tôi không hy vọng là doanh thu sẽ cao vì thực sự uống trà vẫn là thói quen hằng ngày, điêù mà chúng tôi kỳ vọng là có thể lôi kéo thêm những đối tượng khách hàng mới ngoài những khách hàng thích thưởng thức cà phê tại shop.
1.3/ Giải pháp rủi ro về thói quen ẩm thực
Người Trung Quốc họ không thíc uống cà phê fin vì họ cho rằng nó quá đắng, họ thích cà phê có vị ngọt và béo
Do đó Trung Nguyên sẽ chủ động đưa ra sản phẩm cà phê hòa tan tăng vị ngọt và béo cho phù hợp với sở thích trên. Và Trung Nguyên cũng chú trọng đến vấn đề này trong cách pha chế tại các cửa hàng cà phâ của mình.
Với giải pháp này Trung Nguyên hy vọng sẽ đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và do đó doanh thu sẽ tăng lên trong tương lai
1.4/ Gỉai pháp về thái độ tiêu dùng
Người dân Trung Quốc có tính dân tộc rất cao, họ vẫn thích tiêu dùng những sản phẩm do chính quốc gia mình làm ra. Do đó Trung Nguyên sẽ kết hơp chiến lược trồng và mua cà phê của nông dân tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nơi được xem là vùng đang có quy hoạch trồng cà phê tại Trung Quốc. Trung Nguyên sẽ kết hợp với nông dân Trung Quốc để cho ra sản phẩm và dùng chính sảm này bán tại thị Trường Trung Quốc.
Mục đích của giài pháp này nhằm thõa mãn tình dân tộc của người trung hoa, cho họ cảm giác dân tộc đồng thời nó cũng giúp cho Trung Nguyên quãng báo được hình ảnh của mình tới khách hàng
Với giải pháp này công ty sẽ phải tốn nhiều chi phí ban đầu nhằm đạo tạo, huấn luyện nông dân nơi đây về kĩ thuật trồng ca phê, cùng với chi phí thử nghiệm giống và đưa giống cà phê thích hợp vào vùng đất này.
Kỳ vọng lớn nhất của công ty vào giải pháp này là có thể quãng bá được hình ảnh tốt đẹp vào tâm trí người dân Trung Hoa và tất nhiên doanh thu cũng từ đó mà tăng lên trong tương lai.
2. Kiến nghị:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền
- Thường xuyên tìm hiểu đáp ứng kịp thời thay đổi thị hiếu, sở thích khách hàng.
- Để thực hiện được giải pháp này Trung Nguyên nên huấn luyện và đào tạo đội ngủ nhân viên am hiểu văn hóa Trung Quốc. Thường có các chương trình đào tạo sau:
Khái quát về môi trường: cung cấp các thông tin về khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, con người, nhà cửa, trường học, đặc biệt là những điểm cần lưu ý khi tiếp xúc với người dân địa phương.
Định hướng về văn hóa: Nghiên cứu các tình huống văn hóa để hiểu sâu văn hóa của Trung Quốc, trong đó đặc biệt chú trọng yếu tố giá trị và thái độ.
Chương trình hấp thụ văn hóa: Được thiết kế đặc biệt để hiểu biết sâu về các khuynh hướng văn hóa bằng cách tiếp xúc với các nhân vật tiêu biểu cho các yếu tố văn hóa của Trung Quốc.
Huấn luyện ngôn ngữ: huấn luyện cách sử dụng ngôn ngữ ở từng địa phương tại thị trường Trung Quốc nơi có ý định kinh doanh; huấn luyện cách chào hỏi, gọi thức ăn, nói chuyện điện thoại, thực hiện các thủ tục hành chính..để giúp nhân viên có thể hiểu sâu về văn hóa địa phương và thâm nhập thị trường tốt hơn
Huấn luyện sự nhạy cảm: chương trình thiết kế để giúp nhân viên nhận thức về cách hoạt động trong nhiều tình huống linh hoạt.
Chương trình thực nghiệm: gửi nhân viên đến những địa phương họ sẽ làm việc để có điều kiện tiếp xúc làm quen, thích ứng với môi trường văn hóa ở đó.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh công ty sẽ luôn phải đối mặt với những biến cố không chắc chắn sẽ xảy đến trong tương lai, tất cả những nhân tố này có thể gây ra những tổn thất cho hoạt động kinh doanh của công ty, nhất là ở các thị trường nước ngoài. Những yếu tố về văn hóa sẽ tác động lớn trong giai đoạn xâm nhập và xây dựng thị phần của doanh nghiệp. Sự khác nhau về văn hóa sẽ làm tăng cơ hội hiểu lầm, gây ra xung đột dẫn đến việc doanh nghiệp có thể bị mất thị trường mục tiêu và khó quay lại để kinh doanh, nhất là ở thị trường có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và khó tính như ở Trung Quốc.
Công ty Trung Nguyên đã xây dựng đựơc nền tảng và thương hiệu uy tín trong nước và ở nhiều quốc gia trên thế giới, đây chính là nền tảng để công ty thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên để có thể chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng nhưng rủi ro này thì công ty cần có kế hoạch chiến lược rõ ràng để trước hết có thể vượt qua các rào cản về văn hóa, hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra do sự khác biệt về văn hóa ở Trung Quốc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dmthangds2.doc