Không dừng xe ởvạch dừng quy định, bịtrừ5 điểm
2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định định (A>500mm), bịtrừ5 điểm
3. Dừng xe quávạch dừng quy định, bịtrừ5 điểm
4. Lái xe lên vỉa hè, bịtruất quyền thi;
5. Xửlý tình huống không hợp lý, gây tai nạn, bịtruất quyền thi;
6. Xe bịchết máy, cứmỗi lần bịtrừ5 điểm
7. Đểtốc độđộng cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bịtrừ5 điểm
8. Xe quá tốc độquy định, cứ3 giây bịtrừ1 điểm;
9. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số8 quá quy định, cứ3 giây bịtrừ1 điểm.
82 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sách học luật giao thông đường bộ dùng học thi lấy bằng lái xe các hạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biển báo hiệu đường ưu tiên sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên. Tùy
theo hình dạng nơi giao nhau có đặt biển cho thích hợp.
Các xe đi trên đường có đặt những biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau,
chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường
bộ.
- Biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên"
Biển báo hiệu đường không ưu tiên, sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên (Biển
được đặt trên đường không ưu tiên).
Các xe đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên
theo Luât Giao thông đường bộ.
Biển báo nguy hiểm từ 209-214
- Biển số 209 "Giao nhau có tín hiệu đèn"
Biển báo hiệu nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đên.
- Biển số 210 "Giao nhau với đường sắt có rào chắn"
Biển báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín
hay chắn nửa kín ở cả hai bên đường sắt, có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao
thông
- Biển số 211 "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn"
Biển báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt hoặc đường bộ và
đường sắt có từng đoạn đi chung với nhau không có rào chắn, không có người điều khiển
giao thông.
- Biển số 212 "Cầu hẹp"
Biển báo hiệu sắp đến cầu hẹp (loại cầu có chiều rộng lòng cầu nhỏ hơn hoặc bằng
4,5m. Khi qua các cầu này các xe phải nhường nhau à chờ ở 2 đầu cầu.
- Biển số 213 "Cầu tạm"
Biển báo hiệu sắp đến cầu tạm (loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe qua
lại). Khi gặp biển này, lái xe cần cẩn trọng và lưu ý sau mỗi trận mưa lũ hoặc khi nước
ngập nhất thiết không được qua cầu.
- Biển số 214 "Cầu xoay-Cầu cất"
Biển báo hiệu sắp đến cầu xoay, cầu cất(loại cầu trong từng thời gian có cắt giao
thông đường bộ để cho tàu thuyền qua lại). Các phương tiện đi trên đường bộ phải chờ
đợi
Biển báo nguy hiểm từ 215-219
- Biển sô 215 (a, b) "Kè, vực sâu phía trước"
Biển báo hiệu sắp tới những chỗ có kè, vực sâu, hoặc bờ sông áp sát đường, lái xe
cần đề phòng tình huống nguy hiểm như vượt ke, tụt xuống vực sâu ở bên trái hoặc bên
phải
- Biển sô 216 "Đường ngầm"
Biển bao hiệu những chỗ có đường ngầm(đường tràn) đoạn đường vượt qua sông,
suối, khe cạn mà nước có thể tràn qua thường xuyên hoặc khi có lũ.
- Biển số 217 "Bến phà"
Biển bao hiệu sắp đên bến phà. Người tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo
nội quy bến phà.
- Biển số 218 "Cửa chui"
Biển báo hiệu sắp đến chỗ đường có cổng chui, kiểu cổng tò vò, chắng bộ dạng cầu
vòm...
- Biển số 219 "Dốc xuống nguy hiểm"
Biển báo hiệu sắp tới chỗ dốc xuống nguy hiểm. Con số ghi trong biển chỉ độ dốc
thực tế tính bằng %. Chiều dài của dốc có thể được chỉ dẫn bằng biển phụ số 501 "Phạm
vi tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.
Biển báo nguy hiểm từ 220-224
- Biển số 220 "Dốc lên nguy hiểm"
Biển báo hiệu sắp tới chỗ dốc lên nguy hiểm.
- Biển số 221 (a, b) "Đường không bằng phẳng"
Biển báo hiệu sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, sống
trâu... Xe cần chạy với tốc độ thấp.
Biển số 221a "Đường có ổ gà, sống trâu".
Biển số 221b "Đường có sóng mấp mô nhân tạo".
Chiều dài của đoạn đường không bằng phẳng được chỉ dẫn bằng biển phụ số 501
"Phạm vi tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.
- Biển số 222 "Đường trơn"
Biển báo hiệu sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt là khi thời tiết
xấu, mưa phùn. Lái xe cần tránh hãm phanh, ga, số đột ngột hoặc chạy xe với tốc độ cao.
-Biển số 223 (a, b) "Vách núi nguy hiểm"
Biển báo hiệu đường đi sát vách núi, nguy hiểm lái xe phải cẩn thận.
Biển số 223a "Vách núi nằm ở bên trái đường".
Biển số 223b "Vách núi nằm ở bên phải đường".
- Biển số 224 "Đường người đi bộ cắt ngang"
Biển báo hiệu sắp tới phần đường ngang dành cho người đi bộ sang đường. Gặp biển
này các lái xe phải nhường cho người đi bộ.
Biển báo nguy hiểm từ 225-229
- Biển số 225 "Trẻ em"
Biển báo hiệu gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên
đường. Chiều dài của đoạn đường này có thể được chỉ dẫn bằng biển phụ số 501 "Phạm
vi tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.
- Biển số 226 "Đường người đi xe đạp cắt ngang"
Biển báo hiệu gần tới chỗ thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang
qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đi nhập vào đường ôtô.
- Biển số 227 "Công trường"
Biển báo hiệu gần tới đoạn đường đang tiến hành sửa chữa có người và máy móc
đang làm việc trên mặt đường. Khi gặp biển này lái xe phải giảm tốc độ và chấp hành sự
hướng dẫn của người điều khiển giao thông nếu có
- Biển số 228 (a, b) "Đá lở"
Biển báo hiệu gần tới một đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy sụt lở bất
ngờ, thường có ở những đoạn đường miền núi (chiều dài của đoạn nguy hiểm được ghi ở
biển phụ 504 "Phạm vi tác dụng của biển" đặt dưới biển chính. Gặp biển này, người lái
xe phải thận trọng, đặc biệt khi thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và khi dừng hay đỗ xe sau
những trận mưa lớn
- Biển sô 229 "Giải máy bay lên xuống"
Biển báo hiệu gần tới đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua
hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn.
Biển báo nguy hiểm từ 230-234
- Biển số 230 "Gia súc"
Biển báo hiệu gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang
đường. Gặp biển này người lái xe có trách nhiệm dừng xe lại, bảo đảm cho gia súc có thể
qua đường không bị nguy hiểm.
- Biển số 231 "Thú rừng vượt qua đường"
Biển báo hiệu gần tới đoạn đường thường có thú rừng chạy qua. Chiều dài của đoạn
đường này được chỉ dẫn bằng biển phụ số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" đặt bên đưới
biển chính.
- Biển số 232 "Gió ngang"
Biển báo hiệu gần tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh nguy hiểm. Gặp
biển này người lái xe cần điều chỉnh tốc độ xe cho thích hợp, đề phòng tình huống gió
thổi lật xe.
- Biển số 233 "Nguy hiểm khác"
Biển báo hiệu gần tới đoạn đường nguy hiểm mà khong thể vận dụng được các kiểu
biển đẻ báo hiệu trước.
- Biển số 234 "Giao nhau với đường 2 chiều"
Biển báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau với đường hai chiều.
Biển báo nguy hiểm từ 235-240
- Biển số 235 "Đường đôi"
Biển báo hiệu sắp đến đoạn đường đôi (chiều đi và chiều về phân biệt rõ ràng bằng
giải phân cách cứng)
- Biển số 236 "Hết đường đôi"
Biển báo hiệu sắp kết thúc đoạn đường đôi (đoạn đường hết giải phân cách).
- Biển số 237 "Cầu vòng"
Biển báo hiệu sắp đến chiếc cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưỏng tới tầm nhìn.
- Biển số 238 "Đường cao tốc phía trước"
Biển báo hiệu sắp tới đường cao tốc. - Biển số 239 "Đường cáp điện ở phía trên"
Biển báo hiệu có đường dây điện cắt ngang trên tuyến đường.
- Biển số 240 "Đưòng hầm"
Biển báo hiệu sắp tới đưòng hầm (đưòng chạy 2 chiều xe mà chiếu sáng lại không
tốt).
- Biển số 241 "Thôn bản"
Biển báo hiệu sắp đi qua khu dân cư, thị trấn.. mà ngưòi lái xe không có đủ tầm nhìn,
hoặc bị hạn chế tầm nhìn.
- Biển số 242 (a, b) " Chỗ đường sắt cắt đường bộ"
Biển bổ sung cho biển số 211 "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn".
Biển số 242a báo hiệu chỗ giao nhau chỉ có một đưòng sắt cắt ngang đường bộ.
Biển số 242b báo hiệu chỗ giao nhau có từ 2 đưòng sắt cắt ngang đưòng bộ trở lên.
- Biển số 243 "Nơi đường sắt giao chéo với đường bộ"
Biển báo hiệu sắp đi qua nơi có đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc.
- Biển số 244 "Đoạn đưòng hay xảy ra tai nạn"
Biển báo hiệu đoạn đưòng phía trước thương xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt
chú ý.
- Biển số 245 "Đi chậm"
Biển báo hiệu nhắc nhở lái xe giảm tốc độ, đi chậm theo chỉ dẫn trên biển báo.
- Biển số 246 (a, b, c) "Chú ý chướng ngại vật"
Biển báo hiệu phía trước có chướng ngại vật. Người lái xe cần giảm tốc độ theo chỉ
dẫn trên biển báo.
Biển số 246a "Vòng tránh ra 2 bên"
Biển số 246b "Vòng tránh sang bên trái"
Biển sô 246c "Vòng tránh sang bên phải"
Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số từ biển số 301 đến 309 để báo các lệnh cho ngư
tham gia giao thông đường bộ phải thi hành.
Biển hiệu lệnh từ 301a-301i
Biển hiệu lệnh từ 302-304
Biển hiệu lệnh từ 305-307
Biển hiệu lệnh từ 308-309
Biển hiệu lệnh từ 301a-301i
- Biển số 301 (a, b, c, d, e, f, h, i) "Hướng đi phải theo"
Biển báo lệnh cho các loại phương tiện giao thông đường bộ phải đi theo hướng mũi
tên chỉ trừ xe được quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ:
+ Biển số 301a: Biển báo hiệu các xe chỉ được đi thẳng
Khi đặt biển ở trước ngã ba, ngã tư thì hiệu lực tác dụng của biển là ở phạm vi khu
vực ngã ba, ngã tư, tức là cấm xe rẽ ở hướng tay phải và tay trái. Nếu đặt biển ở sau ngã
ba, ngã tư (bắt đầu vào đoạn đường phố) tì hiệu lực tác dụng của biển kể từ chỗ đặt biển
đến ngã ba, ngã tư tiếp theo. Trường hợp này cấm rẽ trái và quay đầu trong vùng tác dụng
của biển. Chỉ cho phép rẽ phải vào cổng nhà hoặc ngõ phố có đoạn đường từ ngã ba, ngã
tư đặt biển đến ngã ba ngã tư tiếp theo.
+ Biển số 301b: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ phải.
Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ phải ở phạm vi
ngã ba, ngã tư trước mặt biển.
+ Biển số 301c: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ trái.
Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ trái ở phạm vi
ngã ba, ngã tư đằng sau mặt biển.+ Biển số 301d: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ phải.
Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ phải ở phạm vi
ngã ba, ngã tư trước mặt biển.
+ Biển số 301e: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ trái.
Biển đặt ở trước ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phép rẽ trái ở
phạm vi ngã ba, ngã tư đằng sau mặt biển.
+ Biển số 301f: Báo hiệu các xe chỉ được đi thẳng hay rẽ phải.
Biển đặt ở trước ngã ba, ngã tư bắt buộc người lái xe chỉ được phép đi thẳng hay rẽ
phải ở phạm vi ngã ba, ngã tư đằng sau mặt biển.
+ Biển số 301h: Báo hiệu các xe chỉ được đi thẳng hay rẽ trái.
Biển đặt ở trước ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phép đi thẳng hay
rẽ trái và được phép quay đầu xe để đi theo hướng ngược lại.
+ Biển số 301i: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ trái hay rẽ phải.
Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư và bắt buộc người lái xe chỉ được phăp rẽ trái, quay
đầu xe hoặc rẽ phải ở phạm vi ngã ba, ngã tư trước mặt biển.
Biển hiệu lệnh từ 302-304
- Biển số 302(a,b) "Hướng phải đi vòng chướng ngại vật"
Biển báo hiệu cho các loại phương tiện giao thông đường bộ hướng đi để qua một
chướng ngại vật. Biển được đặt trước chướng ngại vật và tùy theo hướng đi vòng sang
phải, sang trái. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi vòng chướng ngại vật theo
hướng mũi tên chỉ.
- Biển số 303 "Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến"
Biển báo hiệu cho các loại phương tiện giao thông đường bộ phải chạy vòng theo đảo
an toàn ở các ngã ba, ngã tư.
Biển có hiệu lực bắt buộc các xe phải đi vòng theo hướng mũi tên chỉ.
- Biển số 304 "Đường dành cho xe thô sơ"
Biển báo hiệu đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ.
Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi
bộ phải đi theo đường dành riêng này và cấm phương tiện giao thông cơ giới kể cả các xe
được ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường
hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn xho xe thô sơ và người đi bộ.
Biển hiệu lệnh từ 305-307
- Biển số 305 "Đường dành cho người đi bộ"
Biển báo hiệu đường dành riên gcho người đi bộ. Các loại phương tiện giao thông
đường bộ kể cả các xe được ưu tiên theo luật Giao thông đường bộ không được phép đi
vào, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi
bộ.
- Biển số 306 "Tốc độ tối thiểu cho phép"
Biển báo hiệu tốc độ tối thiểu cho phép của xe cơ giới. Biển có hiệu lực cấm các loại
xe cơ giới chạy với tốc độ nhỏ hơn trị số ghi trên biển.
- Biển số 307 "Hết hạn chế tốc độ tối thiểu"
Biển báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối thiểu, kể từ biển này các xe được phép
chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở cho xe khác.
Biển hiệu lệnh từ 308-309
- Biển số 308 (a,b) "Tuyến đường cầu vượt cắt qua"
Biển báo tại cầu vượt, xe có thể di thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ phải
hay rẽ trái.
Biển số 308a "Đi thẳng hoặc rẽ trái trên cầu vượt"
Biển số 308b "Đi thẳng hoặc rẽ phải trên cầu vượt"
- Biển số 309 "Ấn còi"
Biển báo hiệu cho người lái xe phải bấm còi. Biển đặt ở trước khúc đường ngoặt gấp
hoặc những nơi tầm nhìn bị hạn chế.
Khái quát chung
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến 448
nhằm thông báo cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ biết
những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác.
Biển chỉ dẫn có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật vát nhọn
một đầu. Nền biển màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền biển màu
trằng thì hình vẽ và chữ viết màu đen.
Biển chỉ dẫn từ 401-404
Biển chỉ dẫn từ 405-408
Biển chỉ dẫn từ 409-412
Biển chỉ dẫn từ 413-414
Biển chỉ dẫn từ 415-418
Biển chỉ dẫn từ 419-422
Biển chỉ dẫn từ 423-424
Biển chỉ dẫn từ 425-430
Biển chỉ dẫn từ 431-439
Biển chỉ dẫn từ 440-444
Biển chỉ dẫn số 445
Biển báo phân biệt địa điểm
Biển chỉ dẫn số 446
Báo hiệu kiểu mô tả
Hướng dẫn phương pháp lái xe ôtô (Tham khảo)
Bài 1 - Kiểm tra trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ
Trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ, người lái xe phải kiểm tra đầy đủ các nội dung sau:
· Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động cơ.
· Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp.
· Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác.
· Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng.
· Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau, hai bên thành và dưới gầm xe (không
có chướng ngại vật hoặc người đi bộ...)
Bài 2-Điều chỉnh ghế ngồi và gương chiếu hậu
1 . Điều chỉnh ghế ngồi lái xe
Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an toàn chuyển
động của xe ôtô. Do vậy, cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi
người.
Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng cách kéo cần
điều chỉnh ở dưới gầm ghế (2.26-1)
Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay
núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)
Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau:
· Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi
chùng.
· 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái.
· Có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về
phía trước, hai chân mở tự nhiên.
· Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng
đến các thao tác lái xe.
2. Điều chỉnh gương chiếu hậu
Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở
phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau,
phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô
đang chuyển động là rất nguy hiểm.
3. Cài dây an toàn
Kéo dây an toàn để quàng qua người như hình 2.29.
Phương pháp cầm vô lăng lái :
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ
thuật.
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm
vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô
lăng lái (hình 2.30)
Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và
dễ thực hiện các thao tác khác.
Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe
người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp.
Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả
tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng.
Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động
mới.
Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ
(hình2.30-1). Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống
dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3). Tay
trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay
lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ.
Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí
(6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô
lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ.
Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.
Phương pháp khởi động và tắt động cơ
1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ
Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội
dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm
các nội dung sau:
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm dầu,
nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định.
- Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước sạch).
- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa.
- Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu boọc) ở cực ắc quy.
.2. Phương pháp khởi động động cơ.
Khởi động động cơ có 2 cách: bằng tay quay và bằng máy khởi động.
a. Khởi động bằng máy khởi động
Trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau:
- Kéo chặt phanh tay để giữ ôtô đứng yên.
- Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp.
- Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo).
- Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh.
- Đạp phanh và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối
với động cơ diezel.
- Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (start), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc
động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự mở về vị trí cấp điện
(on).
Chú ý:
- Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau 3 lần khởi động mà động cơ không nổ thì
phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi
động.
- Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ.
- Nếu động cơ khó nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động.
Cách khởi động động cơ diezel:
- Xoay chìa khóa đến vị trí cấp điện "on": đèn dư nhiệt bật sáng.
- Đợi khi đèn dư nhiệt tắt, xoay chìa khóa sang nấc khởi động "start"
b. Khởi động bằng tay quay
Trên một số loại xe ôtô có bố trí bộ phận khởi động bằng tay quay.
Khởi động động cơ bằng tay quay thường chỉ sử dụng khi ắc quy yếu, xe ôtô không khởi
động được bằng khởi động điện.
Để đảm bảo an toàn trước khi khởi động động cơ bằng tay quay phải kéo chặt phanh tay,
chèn xe chắc chắn, đưa cần số về vị trí số "0", quay trục khuỷu quay từ 10-15 vòng để đưa
nguồn cung cấp cho các phụ tải, đạp ga khoảng 1/3 hành trình. Khi quay, người lái xe đứng
chếch một góc 45 độ so với đường tâm của tay quay, để tay quay ở phía dưới hai tay nắm
chắc tay quay và dật mạnh từ dưới lên. Nếu động cơ chưa nổ cần thực hiện lại các động tác
nêu trên.
Chú ý: Khởi động động cơ bằng tay quay tốt nhất là có 2 người, 1 người ngồi bên buồng lái,
một người quay.
3. Phương pháp tắt động cơ
Trước khi tắt động cơ cần giảm ga để động cơ chạy chậm từ 1-2 phút đối với động cơ xăng
và đến 5 phút đối với động cơ diezel.
Khi tắt động cơ xăng thì xoay chìa khóa điện ngược chiều kim đồng hồ trả về nấc cấp điện
hạn chế (ACC) sau đó xoay chìa khóa về nấc khóa (LOCK) và rút chìa khóa ra ngoài.
Khi tắt động cơ diezel dùng phương pháp khóa đường cung cấp nhiên liệu đến bơm cao áp.
1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp
Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt.
Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh.
Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía
trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào
sàn xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt.
Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát.
Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đạp hết
hành trình tự do, giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình và giai đoạn đạp hết hành trình.
2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động
cơ không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần
thực hiện theo trình tự sau:
- Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà
- Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ
thống truyền lực.
Chú ý: Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên đặt
chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
Bài 2 - Phương pháp điều khiển cần số
1. Vị trí số của một số loại xe ôtô
Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm cần
số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại
xe ôtô được trình bày ở (hình 2-34)
2. Phương pháp điều khiển cần số
Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay
đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô.
Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa
cần số từ số đang hoạt động về số "0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp.
Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.
Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2 để
đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề).
Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô
lăng lái.
Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi:
- Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển
động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất
phát hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", người lái xe kéo nhẹ cần số về
phía của số "1" rồi đẩy vào số "1" (hình 2.36-1).
- Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để
chuyển từ số "1" sang số "2", người lái xe kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy vào số "2" (hình
2.36.2).
- Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
Để chuyển từ số "2" sang số "3" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "3"
(hình 2.36-3)
- Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.
Để chuyển từ số "3" sang số "4" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "4"
(hình 2.36-4)
- Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để
chuyển từ số "4" sang số "5", người lái xe kéo cần số về số "0", sau đó đẩy nhẹ sang cửa số
"5" (hình 2.36-5).
- Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" người lái xe kéo cần số về
phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6).
Một số ôtô có hệ thống tự động
Trên loại xe này không có bàn đạp ly hợp. Hệ thống số tròn hoặc tự động sẽ thực hiện các
thao tác đóng ngắt ly hợp và thao tác chuyển số. Chỉ khi tiến, lùi, leo dốc, dừng xe mới cần
thao tác chuyển số của người lái xe.
Theo hướng mùi tên xanh trên nắp hộp số không cần ấn nút cũng thao tác được.
P: Đỗ xe hoặc khởi động động cơ.
R: Số lùi.
N: Số "0" (khi khởi động động cơ có thể về số "0", nhưng khởi động ở vị trí P là tốt nhất).
D: Số tiến dùng để chạy bình thường.
2: Dùng khi phanh động cơ hoặc khi vượt dốc cao.
L: Dùng khi cần phanh động cơ với hiệu quả cao hoặc khi vượt dốc cao hơn.
Chú ý:
Khi gài số D để tiến (hoặc số R để lùi), phải giữ chặt chân phanh và kiểm tra lại xem có bị
nhầm số không rồi mới được cho xe lăn bánh.
Khi dừng xe mà cài số P hoặc số N cần đạp phanh chân nếu không xe vẫn cứ tiến (hiện
tượng xe tự chuyển động), trường hợp cần thiết phải kéo phanh cho an toàn.
Nếu xuống dốc dài phải cài số 2 hoặc số L.
Khi đỗ xe phải cài số P và kéo phanh tay.
Điều khiển bàn đạp phanh
1. Đạp bàn phanh
Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh
gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe
(hình 2.43).
Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén.
- Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm
theo ý muốn.
- Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp
và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp.
.2. Nhả bàn đạp phanh
Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga.
Điều khiển phanh tay
Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe.
Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành
trình về phía sau.
Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay
phanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía
sau 1 chút đồng thời bóp khóa hãm.
Điều khiển ga và bàn đạp ga
1.Điều khiển bàn đạp ga
Điều khiển bàn đạp ga nhằm duy trì hoặc thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô cho phù
hợp với tình trạng đường giao thông thực tế.
2. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga
Khi điều khiển ga, đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn buồng lái làm
điểm tựa, dùng lực mũi bàn chân điều khiển bàn đạp ga. (hình 2.38)
3. Điều khiển ga khi khởi động động cơ
Để khởi động động cơ cần tăng ga. Người lái xe dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống
dưới cho đến khi động cơ hoạt động (nổ). Sau đó giảm ga để động cơ chạy ở chế độ không
tải bằng cách từ từ nhấc mũi bàn chân, lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.
4.Điều khiển ga để xe ôtô khởi hành.
Xe ôtô đang đỗ có sức ỳ rất lớn, để khởi hành được phải tăng ga để tăng sức kéo.
Nếu tải trọng của xe ôtô hoặc sức cản của mặt đường càng lớn thì ga phải càng nhiều để
động cơ không bị tắc.
5.Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô
- Điều khiển ga để tăng tốc độ chuyển động: Đạp ga từ từ để tốc độ của xe ôtô tăng dần
(hình 2.39)
- Điều khiển ga để giảm tốc độ chuyển động: Nhả ga từ từ, để tốc độ của xe ôtô giảm dần
(hình 2.40)
- Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động: nhìn đồng hồ tốc độ, điều chỉnh bàn đạp ga
để xe ôtô chạy với tốc độ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc
chậm tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường. (hình 2.41).
6. Điều khiển ga để giảm số
Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để bảo đảm đồng tốc khi gài số, tránh
hiện tượng kêu, kẹt hoặt sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số.
2.2.12. Thao tác tăng và giảm số.
1. Thao tác tăng số
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để tăng
dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường.
Phương pháp tăng số được thực hiện như sau:
- Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà).
- Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga.
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga.
Chú ý:
- Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm.
- Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh.
- Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh.
- Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh.
- Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao.
2. Giảm số.
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì phải
giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô.
Phương pháp giảm số được thực hiện như sau:
- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga.
- Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khoát.
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga.
Chú ý:
- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp.
- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không
phù hợp).
Phương pháp khởi hành
Phương pháp khởi hành (đường bằng)
Một trong những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật lái xe là khởi hành và dừng xe. Để khởi hành
và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp.
Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị tắt hoặc bị rung giật.
Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
- Kiểm tra an toàn xung quanh xe ôtô.
- Đạp ly hợp hết hành trình.
- Vào số "1": vào số chính xác.
- Nhả phanh tay: Khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết.
- Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát.
- Tăng ga ở mức đủ để xuất phát.
- Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3
giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ôtô chạy.
Phương pháp giảm tốc độ
1. Giảm tốc độ bằng phanh động cơ
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để động
cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc
độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ.
Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử
dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao.
2. Giảm tốc độ bằng phanh ôtô
- Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga
sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu.
Trường hợp này không nên cắt ly hợp.
- Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách
chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly
hợp.
3. Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hợp
Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối
hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy
hiểm phải sử dụng cả phanh tay.
Phương pháp dừng xe ôtô
Phương pháp dừng xe
Khi xe ôtô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và
giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau:
- Kiểm tra an toàn xung quanh.
- Ra tín hiệu dừng xe: bật xin đường phải.
- Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau.
- Nhả bàn đạp ga.
- Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ
khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ.
- Kéo chặt phanh tay.
- Cài số: Đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số "1"; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài
số lùi.
- Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong.
- Tắt động cơ.
- Nhả ly hợp.
- Nhả bàn đạp phanh.
- Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. Khi cần thiết thì chèn bánh xe.
Phương pháp lùi xe ôtô
1. Kiểm tra an toàn khi lùi xe ôtô
Điều khiển xe ôtô chuyển động lùi khó hơn tiến vì:
- Không quan sát được chính xác phía sau:
- Khó điều khiển ly hợp.
- Tư thế ngồi lái không thoải mái.
Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ôtô là rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được
thực hiện bằng các cách:
- Xuống xe quan sát.
- Nhìn ra xung quanh.
- Mở cửa xe quan sát.
- Nhờ người khác chỉ dẫn.
2. Phương pháp lùi xe ôtô
- Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái, quan sát gương chiếu hậu;
cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát.
- Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải đỉều khiển xe ôtô trong tư thế không thoải mái, khó phán
đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ôtô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm, có
thể lập lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ
chân ga.
- Đổi và chỉnh hướng khi lùi: khì thấy xe ôtô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái,
trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi.
Phương pháp quay đầu xe
Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác
theo trình tự sau:
- Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu.
- Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu.
- Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp.
- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất.
- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau.
Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe
về phía an toàn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe.
Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết
chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.
Phương pháp lái xe ôtô tiến và lùi hình chữ chi
Đây là phưong pháp dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành lái xe ôtô.
1. Hình chữ chi thực hành lái xe ôtô
Kích thước hình chữ chi thực hành lái xe ôtô tiến va lùi (tùy theo từng loại xe) được tính:
L=1,5a; B=1,5b.
Trong đó:
a: chiều dài của xe ôtô
b: chiều rộng của xe ôtô
2. Phương pháp lùi xe ôtô tiến qua hình chữ chi
Khi lái xe ôtô tién qua hình chữ chi lấy các điểm B', C', D' làm điểm chuẩn.
Khởi hành và cho xe xuất phát vào hình bằng số phù hợp, tốc độ ổn định, cho xe tiến sát vào
vạch trái với khoảng cách (giữa bánh xe và vạch) từ 20 đến 30cm.
Khi chắn đòn phía trước đầu xe ngang với điểm B' thì từ từ lấy hết lái sang phải.
Khi quan sát đầu xe vừa cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang trái, đồng thời điều chỉnh cho xe
tiến sát vào vạch phải với khoảng cách từ 20 đến 30cm. Khi quan sát thấy chắn đòn phía
trước đầu xe ngang với điểm C' thì từ từ lấy hết lái sang trái. Khi đầu xe cân với 2 vạch thì từ
từ trả lái sang phải, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách từ 20-
30cm. Tiếp tục thao tác như đã trình bày để đưa xe tiến ra khỏi hình.
3. Phương pháp lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi
Khi lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi lấy điểm D, C và B làm điểm chuẩn.
Quan sát gương chiếu hậu để xác định hướng lùi của xe, xác định khoảng cách bước đầu giữa
bánh xe và vạch để có biện pháp điều chỉnh cho thích hợp. Gài số lùi, cho xe chạy ở tốc độ
chậm, đồng thời từ từ điều khiển cho xe lùi lại sát vạch phải với khoảng 20-30cm. Khi quan
sát thấy điểm D cách bánh xe sau khoảng 20-30cm thì lấy hết lái sang phải, đồng thời quan
sát gương chiếu hậu trái. Khi thấy điểm C xuất hiện trong gương thì từ từ trả lái sáng trái,
đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa bánh xe sau và điểm C với khoảng cách từ 20-30cm.
Khi điểm C cách bánh xe sau khoảng cách từ 20-30cm thì lấy hết lái sang trái.
Tiếp tục thao tác như đã trình bày trên để lùi xe ra khỏi hình.
Phần sát hạch kỹ năng lái xe trên đường
1.Điều kiện :
· Độ dài đường : 2km
· Tổ chức giao thông : Đường giao thông có giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp; mặt
đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông (người và xe lưu thông) vừa phải.
· Trên mỗi xe sát hạch có 02 sát hạch viên để kiểm tra tay lái và bảo đảm an toàn trên
đường.
2. Nội dung sát hạch :
Các bước thực hiện :
1. Khởi hành theo hiệu lệnh của sát hạch viên
2. Tăng số : Khởi hành đi số 1, trong khoảng 15m phải tăng lên số 3
3. Lái xe phù hợp địa hình, tình huống trên đường, thực hiện đúng hiệu lệnh của sát
hạch viên
4. Dừng xe đúng vị trí quy định
3. Phương pháp chấm điểm: Sát hạch viên giám sát, căn cứ vào các lỗi thí sinh mắc phải,
để đánh giá kỹ năng lái xe trên đường
4. Yêu cầu đạt được :
· Xử lý đúng các tình huống.
· Phối kết hợp các thao tác linh hoạt, nhẹ nhành dứt khoát.
· Dừng xe đúng vị trí
5. Các lỗi bị trừ điểm :
· Khởi hành xe bị rung giật mạnh bị trừ 2 điểm
· Thao tác lái xe không đúng quy trình cơ bản, bị trừ 2 điểm
· Không vào đúng số khi tăng hoặc giảm số, sử dụng số không phù hợp với tình trạng
mặt đường, bị trừ 2 điểm.
· Dừng xe không đúng vị trí quy định bị trừ 2 điểm
· Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá phần đường quy định bị trừ 6 điểm
· Lái xe trên đường xử lý tình huống không hợp lý để xảy ra tai nạn bị trừ 6 điểm.
· Lái xe trên đường vi phạm luật lệ giao thông, gây mất an toàn bị trừ 6 điểm.
· Không tuân theo hiệu lệnh của sát hạch viên bị trừ 6 điểm.
Bài 1 - Xuất phát
Hình thi:
Các bước thực hiện:
1. Thắt dây an toàn.
2. Xe nổ máy ở vị trí trước vạch xuất phát
3. Khi có lệnh xuất phát ( đèn xanh trên xe bật sáng, tiếng loa trên xe báo lệnh xuất
phát), bật đèn xi nhan trái, lái xe xuất phát.
4. Tắt xi nhan trái ở khoảng cách 5m sau vạch xuất phát (đèn xanh trên xe tắt)
5. Lái xe đến bài thi số 2
Yêu cầu đạt được:
1. Thắt dây an toàn trước khi xuất phát.
2. Khởi hành nhẹ nhành, không bị rung giật trong thời gian 20 giây.
3. Bật đèn xi nhan trái trước khi xuất phát.
4. Tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 5m sau vạch xuất phát (đèn xanh sau xe tắt).
5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.
6. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ
7. Tốc độ xe chạy không quá 24km/h(đối với hạng B, D) 20km/h(hạng C,E)
Các lỗi bị trừ điểm:
· Không thắt dây an toàn, bị trừ 5 điểm
· Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát
· Không tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 5m sau vạch xuất phát (đèn xanh trên xe
tắt)
· Không bật và tắt đèn xi nhan trái kịp thời bị trừ 5 điểm.
· Quá 20 giây kể từ khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe bật sáng) không đi qua
vạch xuất phát, bị trừ 5 điểm.
Truất quyền thi khi :
· Quá 10 giây kể từ khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe bật sáng) không đi qua
vạch xuất phát.
· Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn : truất quyền thi
· Lái xe chết máy
· Mỗi lần để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút.
· Cứ 3 giây trừ 1 điểm khi : lái xe quá tốc độ quy định.
Bài 2- Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Hình thi :
Các bước thực hiện:
1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường
đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm
2. Lái xe đến bài thi số 3
Yêu cầu đạt được:
1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500 mm
2. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
3. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ
4. Tốc độ xe chạy không quá :
5. 24km/h đối với hạng B, D.
6. 20 km/h đối với hạng C, E.
Các lỗi bị trừ điểm:
· Không dừng xe ở vạch quy định, bị trừ 5 điểm.
· Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (A>500mm), bị trừ 5 điểm.
· Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 5 điểm.
· Lái xe trên vỉa hè bị truất quyền thi.
· Lái xe bị chết máy, lỗi một lần bị trừ 5 điểm
· Để tốc độc động cơ qua 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm.
· Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
· Tổng thời gian thực hiện bài thi số 2 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
Bài 3 - Dừng và khởi hành xe ngang dốc
Hình thi:
Các bước thực hiện:
1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu của xe xuống mặt đường đến vạch dừng
(khoảng cách A) không quá 500mm
2. Khởi hành lên dốc nhẹ nhàng, không bị tụt dốc, bảo đảm thời gian quy định
3. Lái xe đến bài thi số 4
Yêu cầu đạt được:
· Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500 mm
· Khởi hành xe êm dịu, không bị tụt dốc quá 500 mm
· Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây.
· Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.
· Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ
· Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20 km/h đối với hạng C, E.
Các lỗi bị trừ điểm:
· Không dừng xe ở vạch quy định, bị truất quyền thi.
· Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (A>500mm), bị trừ 5 điểm.
· Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị truất quyền thi.
· Quá thời gian 30 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành qua vị trí dừng, bị
truất quyền thi.
· Xe bị tụt dốc quá 50cm kể từ khi dừng xe, bị truất quyền thi.
· Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi.
· Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm.
· Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm.
· Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
· Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 3 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
Bài 4 - Qua vệt bánh xe, đường hẹp vuông góc
Hình thi:
Các bước thực hiện:
1. Lái xe để bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng của hình vệt bánh xe.
2. Lái xe qua đường hẹp vuông góc trong vùng giới hạn của hình thi trong thời gian 2
phút.
3. Lái xe qua vạch kết thúc bài thi và đến bài thi số 5
Yêu cầu đạt được:
1. Đi đúng hình quy định của hạng xe thi
2. Bánh xe trước và bánh xe bên lái phụ qua vùng vệt bánh xe.
3. Bánh xe không đào vào đường giới hạn ống khí;
5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.
6. Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20 km/h đối với hạng C, E.
Các lỗi bị trừ điểm :
· Đi không đúng hình của hạng xe thi, bị truất quyền thi
· Bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ không qua vùng giới hạn của hình vệt bánh
xe, bị truất quyền thi;
· Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí mỗi lần bị trừ 5 điểm.
· Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí, cứ quá 5 giây, bị trừ 5 điểm.
· Thời gian thực hiện bài thi, cứ quá 2 phút bị trừ 5 điểm.
· Lái xe lên vỉa hè bị truất quyền thi
· Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi
· Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm
· Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm;
· Xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
· Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 4 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
Bài 5 - Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
Hình thi :
Các bước thực hiện :
1. Chấp hành theo tín hiệu điều khiển giao thông : Đèn tín hiệu màu xanh hoặc vàng
được phép đi
2. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường
đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm.
3. Bật đèn xi nhan trái qua ngã tư rẽ trái;
4. Bật đèn xi nhan phải khi qua ngã tư rẽ phải;
5. Lái xe qua ngã tư trong thời gian quy định
6. Lái xe qua ngã tư không vi phạm vạch kẻ đường
Yêu cầu đạt được :
Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông;
· Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm
· Bật xi nhan trái khi rẽ trái
· Bật xi nhan phải khi rẽ phải
· Xe qua ngã tư trong thời gian 20 giây
· Lái xe qua ngã tư không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
· Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.
· Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20km/h đối với hạng C, E
Các lỗi bị trừ điểm :
1. Vi phạm tín hiệu đèn điều khiển giao thông (đi qua ngã tư khi đèn tín hiệu màu đỏ),
bị trừ 10 điểm;
2. Dừng xe quá vạch quy định bị trừ 5 điểm
3. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (A>500mm), bị trừ 5 điểm
4. Không bật đèn xi nhan khi rẽ trái hoặc rẽ phải, bị trừ 5 điểm.
5. Quá 20 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái qua được vạch kết thúc
ngã tư, bị truất quyền thi;
6. Lái xe vi phạm vạch kẻ đường để thiết bị báo không thực hiện đúng trình tự bài thi, bị
truất quyền thi
7. Lái xe lên vỉa hè bị truất quyền thi
8. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi
9. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm
10. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm
11. Xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
12. Tổng thời gian thực hiện bài thi đến bài thi số 5 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
Bài 6 - Qua đường vòng quanh co
Hình thi:
Các bước thực hiện :
1. Lái xe qua đường vòng quanh co trong vùng giới hạn của hình thi trong thời gian 2
phút.
2. Lái xe qua vạch kết thúc bài thi và đến bài thi số 7
Yêu cầu đạt được :
1. Đi đúng hình quy định của hạng xe thi;
2. Bánh xe không đè vào đường giới hạn ống khí;
3. Hoàn thành bài thi trong thời gian 2 phút;
4. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút
5. Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20km/h đối với hạng C, E
Các lỗi bị trừ điểm :
1. Đi không đúng hình của hạng xe thi, bị truất quyền thi;
2. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí mỗi lần bị trừ 5 điểm
3. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí, cứ quá 5 giây bị trừ 5 điểm
4. Thời gian thực hiện bài thi, cứ quá 2 phút bị trừ 5 điểm
5. Lái xe lên vỉa hè bị truất quyền thi
6. Xử lý tình hống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi
7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm;
8. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm
9. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
10. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 6 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
Bài 7 - Ghép xe vào nơi đỗ
Hình thi :
1. Lái xe tiến vào khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc (đối với xe hạng B,
C) hoặc khu vực để ghép xe ngang (đối với hạng D, E)
2. Lùi để ghép xe vào nơi đỗ
3. Dừng xe ở vị trí đỗ quy định
4. Lái xe qua vạch kết thúc bài thi và đến bài thi số 8;
Yêu cầu đạt được :
· Đi đúng hình quy định của hạng xe thi;
· Bánh xe không đè vào đường giới hạn ống khí;
· Hoàn thành bài thi trong thời gian 2 phút;
· Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.
· Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20km/h đối với hạng C, E
Các lỗi bị trừ điểm :
1. Đi không đúng hình của hạng xe thi, bị truất quyền thi;
2. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí mỗi lần, bị trừ 5 điểm
3. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí, cứ quá 5 giây bị trừ 5 điểm
4. Đỗ xe không đúng vị trí quy định (không có tín hiệu báo kết thúc), bị trừ 5 điểm
5. Lái xe lên vỉa hè bị truất quyền thi;
6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi
7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm;
8. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm
9. Xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
10. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 7 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm;
Bài 8 - Tạm dừng ở chỗ có đường sắt đi qua
Hình thi :
Các bước thực hiện :
1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường
đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm;
2. Lái xe đến bài thi số 9
Yêu cầu đạt được :
1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500 mm;
2. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút
3. Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20km/h đối với hạng C, E
Các lỗi bị trừ điểm:
1. Không dừng xe ở vạch dừng quy định, bị trừ 5 điểm
2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định định (A>500mm), bị trừ 5 điểm
3. Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 5 điểm
4. Lái xe lên vỉa hè, bị truất quyền thi;
5. Xử lý tình huống không hợp lý, gây tai nạn, bị truất quyền thi;
6. Xe bị chết máy, cứ mỗi lần bị trừ 5 điểm
7. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm
8. Xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm;
9. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 8 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
Bài 9 - Thay đổi số trên đường bằng
Hình thi:
Các bước thực hiện :
1. Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu vào bài thi, phải thay đổi số và tốc độ như sau :
Đối với xe hạng B: từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h
Đối với xe hạng D: từ số 2 lên số 3 và trên 24km/h
Đối với xe hạng C, E: từ số 2 lên số 3 và trên 20km/h
2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài thi phải thay đổi số và tốc độ ngược lại.
3. Lái xe đến bài thi số 10
Yêu cầu đạt được:
· Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu vào bài thi, phải thay đổi số và tốc độ như sau :
Đối với xe hạng B: từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h
Đối với xe hạng D: từ số 2 lên số 3 và trên 24km/h
Đối với xe hạng C, E: từ số 2 lên số 3 và trên 20km/h
· Trên quãng đường 25m còn lại của bài thi phải thay đổi số và tốc độ ngược lại.
· Hoàn thành bài thi trong thời gian 2 phút
· Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút
Các lỗi bị trừ điểm:
1. Không thay đổi số theo quy định, bị trừ 5 điểm
2. Không thay đổi tốc độ theo quy định, bị trừ 5 điểm
3. Không thay đổi đúng số và đúng tốc độ quy định, bị trừ 5 điểm
4. Thời gian thực hiện bài thi, cứ quá 5 phút bị trừ 5 điểm
5. Lái xe lên vỉa hè bị truất quyền thi
6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi
7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm
8. Để xe tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm;
9. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 10 quá thời gian quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
Bài 10 - Kết thúc
Hình thi :
Các bước thực hiện :
1. Bật đèn xi nhan phải trước khi lái xe qua vạch kết thúc
2. Lái xe qua vạch kết thúc và dừng xe
Yêu cầu đạt được :
· Bật đèn xi nhan phải trước khi lái xe qua vạch kết thúc
· Lái xe qua vạch kết thúc
· Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút;
· Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D; 20 km/h đối với hạng C, E.
Các lỗi bị trừ điểm:
1. Không qua vạch kết thúc, bị truất quyền thi
2. Xử lý tình huống không hợp lý, gây tai nạn, bị truất quyền thi
3. Lái xe lên vỉa hẻ, bị truất quyền thi
4. Điểm thi dưới 80 điểm, bị truất quyền thi
5. Trước khi xe qua vạch kết thúc:
a. Không bật xi nhan phải, bị trừ 5 điểm
b. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm.
c. Tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm
d. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
đ. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 10 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
Hình vẽ mô phỏng 10 bài thi tay lái...
Thùc hiÖn bëi: Nguyendinhsac@gmail.com Chóc b¹n l¸i xe an toµn (^ ^)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 300_cau_hoi_luat_duong_bo.pdf
- 300_cau_hoi_luat_duong_bo.pdf