Đề tài Sản phẩm cho vay mua ôtô tại ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

- Phát triển rộng rãi dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như: cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, thấu chi qua tài khoản, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm Phát triển các sản phẩm tín dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: tài khoản cá nhân kết hợp với các dịch vụ gia tăng như trả lương, thẻ, sao kê, trả các hoá đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tư, quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung. - Tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt cho đối tượng là các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên nguyên tắc thị trường. - Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng của TCTD. Những qui định và thủ tục rõ ràng, đơn giản hơn cũng sẽ làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được tâm lý e ngại của khách hàng khi vay vốn

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sản phẩm cho vay mua ôtô tại ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------------ ĐỀ TÀI: SẢN PHẨM CHO VAY MUA ÔTÔ TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) GVHD : PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN LỚP : NH ĐÊM 2 KHÓA 16 MÔN : NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TM NHÓM SV THỰC HIỆN : NHÓM 17 ĐÀO THỊ MỸ LINH PHAN DUY THƯỢNG ĐOÀN HOÀNG VIỆT VŨ MẠNH TÙNG ĐINH QUỐC TUẦN 01/2008 GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 2 MỤC LỤC Trang Phần I: Giới Thiệu ........................................................................................................................ 3 I.1. Đặt Vấn Đề ............................................................................................................................... 3 I.2. Mục Đích Nghiên Cứu. ............................................................................................................. 3 I.3. Giới Thiệu Về Ngân Hàng Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh ........................................ 3 Phần II: Nghiệp Vụ cho vay mua ôtô tại VPBank ..................................................................... 5 Điều 1. Đối tượng, tên gọi và phạm vi áp dụng. .......................................................................... 5 Điều 2. Điều kiện cho vay ............................................................................................................. 5 Điều 3. Mức cho vay ..................................................................................................................... 6 Điều 4. Phương thức cho vay ....................................................................................................... 6 Điều 5. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay ............................................................................. 6 Điều 6. Đình giá xe ........................................................................................................................ 7 Điều 7. Hồ sơ vay vốn ................................................................................................................... 9 Điều 8. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay .............................................................................. 8 Điều 9. Quy trình thực hiện ......................................................................................................... 8 Điều 10. Thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn ....................................... 8 Phần III: Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng ............................................................ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 11 PHẦN I: GIỚI THIỆU I.1. Đặt Vấn Đề. Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng và việc mở rộng mạng lưới giao dịch đã tạo điều GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 3 kiện để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại. Sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Home Banking, PC Banking, Mobile Banking…đã đánh dấu những bước phát triển mới của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt nam. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ bước đầu đã được các ngân hàng thương mại quan tâm và tập trung khai thác, các phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã tạo ra một diện mạo mới cho dịch vụ thanh toán của ngành ngân hàng Việt nam. Trong đó sản phẩm tín dụng cho vay ngày càng đa dạng bên cạnh những sản phẩm tín dụng truyền thống. Trong 11 tháng năm 2007, tổng cho vay nền kinh tế đạt 650.337 tỷ đồng, tăng 45.964 tỷ đồng so với tháng 10/2007, đạt 12.590 triệu USD, tăng 338 triệu USD so với tháng 10/2007. I.2. Mục Đích Nghiên Cứu. Tìm hiểu sản phẩm cho vay mua ôtô của Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank), từ đó định hướng cho các sản phẩm cho vay mới có thể áp dụng ở Ngân hàng Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doan. I.3. Giới Thiệu Về Ngân Hàng Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh. - Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH­GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ­UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. - Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. - Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC ­ một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. - Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 4 trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. - Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch. Hiện tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. - Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.  Tình hình cho vay trong thời gian qua: - VPBank đạt lợi nhuận hơn 110 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2007. - Ngày 9/10/2006, Ngân hàng ngoài quốc doanh (VPbank) chính thức công bố kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm trong đó đã đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm 2006. - Tính đến 31/9/2006, VPBank đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh cả năm do kế hoạch đặt ra. Tính đến cuối tháng9 /2006 tổng nguồn vốn huy động từ dân cư toàn hệ thống VPbank đạt 4.750 tỷ đồng, tăng 60% so với cuối năm 2005 và đạt 97% kế hoạch đã đặt ra năm 2006. Các chỉ tiêu hoạt động káhc tiếp tục được duy trì ổn định.Lợi nhuận cả năm 2006 cảu VPBank dự kiến sẽ đạt 160 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ cổ tức của cổ đông VPBank năm 2006 sẽ đạt trên 20%. PHẦN II: NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA ÔTÔ TẠI VPBANK THỂ LỆ CHO VAY MUA ÔTÔ TẠI VPBANK Điều 1. Đối tượng, tên gọi và phạm vi áp dụng 1. Thể lệ này áp dụng đói với khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua xe ôtô để cho thuê, kinh doanh taxi, vận tải hành khách, hàng hoá hoặc sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp để phục vụ mục đích đi lại, kinh doanh, đưa đón cán bộ nhân viên. 2. VPBank phân đoạn thành nhiều sản phẩm dịch vụ hướng tới các đối tượng khách hàng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát rủi ro theo đối tượng và đẩy mạnh việc tiếp thị sản phẩm cho vay mua ôtô như sau: a/ Việc cho vay mua ôtô sử udngj để kinh doanh vận tải, chở khách theo thể lệ này được đặt tên là “ Sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh” b/ Việc cho vay mua ôtô không sử dụng để kinh doanh vận tải, chở khách theo thể lệ này được đặt tên là “Sản phẩm ôtô doanh nghiệp thành đạt” 3. Thể lệ này được áp dụng trên phạm vi toàn hệ thống VPBank. Điều 2. Điều kiện cho vay 1. Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp: ­ Pháp nhận phải có năng lực pháp luật dân sự; ­ Có giấy phép kinh doanh ( Giấy dăng ký kinh doanh) theo quy định của pháp luật; GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 5 ­ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay cho VPBank đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng ­ Riêng đối với sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh: + Có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách) + Có phương án kinh doanh chiếc xe định mua khả thi 2. Điều kiện đối với chiếc xe dự định của pháp luật; ­ Có nguồn gốc hợp pháp; ­ Đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của pháp luật; ­ Thời gian được phép lưu thông còn lại theo quy định của pháp luật phải từ 7 năm trở lên. 3. Điều kiện đối với tài sản đảm bảo là xe ôtô dự định mua đã qua sử dụng ( Tài sản hình thành từ vốn vay): a/ Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc (Xe do Trung Quốc sản xuất hoặc xe lắp ráp tại Việt Nam bằng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất): ­ Đối với xe chở người dưới 9 chổ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 3 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp ( Trường hợp không xác định được ngày xuất xưởng thì tính theo ngày đăng ký lần đầu) ­ Đối với xe chở người từ 9 chổ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm ­ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank và / hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70% b/ Xe không có nguồn gốc từ Trung Quốc: ­ Đối với xe chở người dưới 9 chổ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp ( Trường hợp không xác định được ngày xuất xưởng thì tính theo ngày đăng ký lần đầu) ­ Đối với xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 10 năm ­ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank và/hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70% Điều 3. Mức cho vay 1. Trường hợp đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay: Sản phẩm Mức cho vay theo Giá trị xe Xe có nguồn gốc Trung Quốc Xe không có nguồn gốc Trung Quốc Xe mới Xe đã qua sử dụng Xe mới Xe đã qua sử dụng Sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh donah 60% 50% 70% 60% Sản phẩm ôtô doanh nghiệp thành đạt 70% 60% 80% 70% GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 6 2. Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hợp pháp khác: ­ Mức cho vay đa là 100% giá trị xe ­ Tỷ lệ tiền vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định của VPBank. Điều 4. Phương thức cho vay 1. Phương thức cho vay trả góp ( Trả dần nợ gốc làm nhiều kỳ và trả lãi hàng tháng): Aùp dụng trong trường hợp thời gian vay trên 12 tháng; hoặc thời gian vay không quá 12 tháng nhưng đảm bảo bằng tài sản là chiếc ôtô hình thành từ vốn vay. 2. Phương thức cho vay theo món ( Trả nợ gốc cuối kỳ, trả lãi hàng tháng): Aùp dụng trong trường hợp thời gian vay dưới 12 tháng và khách hàng sử dụng tài sản khác để đảm bảo tiền vay. Điều 5. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay 1. Thời hạn cho vay: ­ Sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh: tối đa không quá 48 tháng ­ Sản phẩm ôtô doanh nghiệp thành đạt: tối đa không quá 60 tháng ­ Trường hợp tài sản thế chấp là xe có giá trị dưới 500 triệu đồng hoặc xe mới có nguồn gốc Trung Quốc: tối đa không qua 48 tháng ­ Trường hợp tài sản thế chấp là xe đã qua sử dụng có nguồn gôc Trung Quốc: tối đa không quá 36 tháng 2. Lãi suất cho vay: ­ Lãi suất cho vay áp dụng theo Biểu lãi suất cho vay do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ. Điều 6. Đình giá xe 1. Trường hợp định giá xe mới: a/ Đối với xe mới 100% và được sản xuất, lắp ráp trong nước thì giá trị xe được xét căn cứ trên Hợp đồng mua bán và Hoá đơn bán xe đã bao gồm VAT; B/ Đối với xe 10% và được nhập khẩu thì giá trị xe4 được tính bằng gía mua bán thể hiện trên hợp đồng mua bán và phù hợp với mức giá cả thực tế trên thị trường, bao gồm cả chi phí nộp thuế và các chi phí khác liên quan đến việc đăng ký và lưư hành xe. 2. Trường hợp định giá xe đã qua sử dụng: a/ Việc định giá xe ôtô đã qua sử dụng không chỉ căn cứ vào giá trên hợp đồng mua xe, mà phải dựa trên kế quả định giá chất lượng xe thực tế. Khi định giá xe, nhất thiết phải kiểm tra xe trực tiếp, vận hành xe thựuc tế, không được định gia gián tiếp trên giấy tờ. b/ Các chi nhánh cần có sự hợp tác với những cơ sở có chuyên môn kỹ thuật ôtô (Xưởng sửa chữa,công ty kinh doanh ôtô…) để tham khảo khi định giá xe. Chi phí định giá chất lượng xe do bên bay trả. c/ Tiêu chuẩn tối thiểu để lựa chọn cơ sở chuyên môn kỹ thuật trong việc đánh giá chất lượng xe như sau: ­ Là doanh nghiệp có chức năng sữa chữa, giám định chất lượng xe ôtô ­ Có xưởng sửa chữa xe cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật và các trang thiết bị đang hoạt động sữa chữa, bảo dưỡng xe bình thường. GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 7 ­ Cơ sở chuyên môn kỹ thuật không phải là đơn vị bán chiếc xe đang cần đánh giá chất lượng. d/ Giá ghi trong văn bản đánh giá chất lượng của cơ sở chuyên môn kỹ thuật là mức giá tham khảo khi định giá xe. Trường hợp tính trạng xe quá phức tạp, quá trình sử dụng đã xảy ra tai nạn phải sữa chữa lớn, hoặc có nghi ngờ về chất lượng thì không nhận xe làm tài sản đảm bảo e/ Mức giá cuối cùng được định giá làm cơ sở xác định mức cho vay không được vượt mức quá hạn mức giá thực tế ghi trong hợp đồng mua bán xe (nếu có) và các chi phí hợp lý như thuế, lệ phí, bảo hiểm liên quan đến việc nhập khẩu và/ hoặc đăng ký, lưu hành xe. Điều 7. Hồ sơ vay vốn ­ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ­ Quyết định thành lập doanh nghiệp( đối với doanh nghiệp thành lập trước 2000) ­ Điều lệ hoạt động của công ty ­ Giấy đăng ký mã số thuế, mã số XNK (nếu có) ­ Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng ­ Biên bản họp sáng lập viên, HĐQT quyết định việc vay vốn (trong đó nêu rõ: nhu cầu vay vốn; cử người đại diện vay vốn; dùng tài sản cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng VPBank) ­ Bảng cân đối kế toàn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo nhanh tình hình tài chính đến ngày vay vốn, báo cáo chi tiết vay vốn ngân hàng, công nợi phải thu, phải trả, hàng tồn kho, TSCĐ… ­ Giấy đề nghị vay vốn ­ Bản sao hợp đồng mua bán, hồ sơ về chiếc xe mua, bản chính chứng từ nộp tiền ­ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữ­ hợp pháp đối với tài sản bảo đảm cho khoản vay( khi tài sản bảo đảm không phải là chiếc xe dự định mua) ­ Riêng đối với sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh cần có: + Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách ( hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách) + Phương án kinh doanh chiếc xe ôtô định mua ­ Các giấy tờ cần thiết khác. Điều 8. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay 1. Trường hợp tài sản bảo đảm là chính chiếc xe dự định mua, khách hàng phải mua các loại bảo hiểm sau ­ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với giá trị bảo hiểm tối thiếu bằng 100% giá trị xe do VPBank định giá, chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho VPBank; ­ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. 2. Khách hàng phải mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong thời gian tối thiểu 12 tháng. Trước khi hết thời hạn bảo hiểm 1 tháng, khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho 12 tháng tiếp theo với mức bảo hiểm tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền cho vay ban đầu nhân với dư nợ tại thời điểm mua bảo hiểm. 3. Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới cho toàn bộ thời gian vay trước khi giải ngan. Điều 9. Quy trình thực hiện GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 8 1. Quy trình cho vay thực hiện theo thẩm định và cho vay như các khoản vay thông thường khác tại VPBank, khi thẩm định cán bộ A/ O cần chú ý: a/ Đối với sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh: ­ Thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng: Do nguồn trả nợ của khách hàng từ hoạt động kinh doanh xe ôtô, do vậy cần xác minh tính khả thi của phương án kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng, số lượng xe khách hàng đã có, hiệu quả của việc kinh doanh xe… ­ Cơ sở để xác định năng lực kinh doanh của khách hàng là hợp đồng đầu ra( Hợp đồng thuê xe của đối tác), các hợp đồng đã ký trước đó, hoặc các giấy tờ chứng minh lợi nhuận từ việc kinh doanh xe… Riêng đối với trường hợp vay vốn kinh doanh lần đầu, cán bộ A/ O cần chú ý đến năng lực và kinh nghiệm của lãnh đạo doanh nghiệp. b/ Đối với sản phẩm ôtô doanh nghiệp thành đạt: ­ Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Do nguồn trả nợ của khách hàng từ lợi nhuận kinh doanh, do vậy cần xác minh các chỉ tiêu tài chính là lành manh ( như doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán…) ­ Cơ sở để xác định tình hình tài chính của khách hàng là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo công nợ phải trả, Báo cáo hàng tồn kho và các nhận định về tình hình kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới. 2. Việc quyết định cho vay thuộc thẩm quyền của trưởng phòng giao dịch Giám đốc chi nhánh hoặc của Ban tín dụng Hội đồng tín dụng theo quy định của VPBank về phân cấp uỷ quyền phán quyết tín dụng 3. Thủ tục thế chấp: thực hiện theo quy định hiện hành về thế chấp ­ Trường hợp VPBank và đại lý bán xe có hợp đồng liên kế: khi có Giấy hẹn đăng ký xe, thực hiện hợp đồng đảm bảo tiền vay, đăng ký GDBĐ và thông báo phong toả xe ­ Trường hợp VPBank và đại lý bán xe không có hợp đồng liên kế: khi có Giấy đăng ký xe ôtô thực hiện hợp đồng đảm bảo tiền vay, đăng ký GDBĐ và thông báo phong toả xe. 4. Giải ngân: Hạn chế tối đa giải ngân bằng tiền mặt ­ Trường hợp VPBank và đại lý bán xe có hợp đồng liên kết: Giải ngân khi VPBank giữ giấy hẹn đăng ký xe và hoàn tất thủ tục đăng ký GDBĐ ­ Trường hợp VPBank và đại lý bán xe không có hợp đồng liên kết: Giải ngân khi VPBank giữ Giấy đăng ký xe và hoàn tất thủ tục đăng ký GDBĐ 5. VPBank cấp bản sao (công chứng) đăng ký xe có giá trị lưu hành trong 6 tháng mỗi lần cấp bản sao lưu hành mới, yêu cầu khách hàng mang xe đến ngân hàng để kiểm tra tình trạng xe ( hoặc tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng kiểm tra xe ở địa điểm khác). Sau khi kiểm tra tình trạng xe, tình hình trả nợ (gôc, lãi) của khách hàng, và việc mua bảo hiểm vật chất xe theo quy định, ngân hàng sẽ cấp bản sao đăng ký xe để lưu hành trong thời gian tiếp theo. Điều 10. Thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn Các đơn vị trực thuộc thực hiện việc thu nợ gốc, thu lãi, cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển nợ quá hạn, phạt chậm trả, quản lý và thu hồi nợ theo các quy định trong quy chế cho vay và các quy định liên quan của VPBank. PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG GVHD: PGS TS Trần Hoàng Ngân Nhóm 17 9 - Phát triển rộng rãi dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như: cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, thấu chi qua tài khoản, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm… Phát triển các sản phẩm tín dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: tài khoản cá nhân kết hợp với các dịch vụ gia tăng như trả lương, thẻ, sao kê, trả các hoá đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tư, quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung. - Tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt cho đối tượng là các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên nguyên tắc thị trường. - Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng của TCTD. Những qui định và thủ tục rõ ràng, đơn giản hơn cũng sẽ làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được tâm lý e ngại của khách hàng khi vay vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiền tệ ngân hàng – nhà xuất bản thống kê tháng 9/2005 – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, TH.S Trầm Xuân Hương. 2. www.vpb.com.vn 3. Thể lệ cho vay mua ôtô tại VPBank.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom17_nhk16dem2_tieuluan02_1142.pdf
Luận văn liên quan