Khóa luận đại học đông đô:
Những năm gần đây thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều các cuộc khủng hoảng trong rất nhiều lĩnh vực trong đó vấn đề “An ninh lương thực” cũng đang là một vấn đề hết sức cấp bách.Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đều đưa tới sự phát triển trong mọi nghành kinh tế thì cả thế giới lại phải đối mặt với việc thiếu trầm trọng về lương thực,gánh nặng lương thực ấy lại kéo thêm các nước châu Phi luôn trong tình trạng thiếu lương thực và nạn đói triền miên.một số nước trước kia là cường quốc về xuất khẩu lương thực như Hoa Kỳ lại đang dần rút chân ra khỏi cuộc chạy đua về sản xuất và xuất khẩu lương thực.Nga và Ấn Độ thì cấm xuất khẩu Lương thực do lo ngại tình trạng thiếu lương thực trong nước đã làm giá lương thực thế giới tăng cao.Cũng chính những điều kiện đó đã đưa Việt Nam một nước đang phát triển có rất nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp trở thành một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực đứng đầu thế giới.Một câu hỏi luôn đặt ra trong đầu tôi: “Tại sao không tận dụng và thúc đẩy những thế mạnh của chính nội lực quốc gia mình là sản xuất,xuất khẩu lương thực để phát triển kinh tế? ”.Đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: “Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp”cho khóa luận tốt nghiệp của mình.Từ đó để ra một số giải pháp tăng năng xuất,chất lượng trong sản xuất và hiệu quả trong xuất khẩu.
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. 3
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VÀ KHẨU LƯƠNG THỰC 3
1.1 Vai trò của nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng . 3
1.1.1 khái quát lịch sử quá trình hình thành nền nông nghiệp thế giới và Việt Nam: 3
1.1.2 sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp, lương thực trên thế giới và Việt nam: 3
1.1.3 Vai trò sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực. 3
1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực. 3
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lương thực. 3
1.3.1.Điều kiện tự nhiên – thiên nhiên. 3
1.3.2 Các điều kiện kinh tế - xã hội 3
1.4. Vai trò của xuất khẩu lương thực trên thế giới và Việt Nam đặc biệt trong cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay. 3
1.4.1. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu lương thực trên thế giới và Việt Nam 3
1.4.2. Những tác động từ cuộc khủng hoảng lương thực tới thị trường xuất khẩu lương thực thế giới và Việt Nam 3
1.4.3. Khái quát thành tựu Việt Nam đạt được trong việc xuất khẩu lương thực 3
CHƯƠNG 2. 3
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC TẠI VIỆT NAM NHƯNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 3
2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lương thực trên thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ XXI 3
2.1.1. Sản xuất 3
2.1.2. Xuất khẩu. 3
2.1.3. Các vùng sản xuất chính. 3
2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam từ 2000-2010. 3
2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên-xã hội tác động đến sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam. 3
2.2.2 Thực trạng sản xuất lương thực qua các năm 3
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu qua các năm 3
2.2.4 Các vùng sản xuất lương thực chính của Việt Nam 3
2.2.5 Các thành tựu, hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam 3
CHƯƠNG 3. 3
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT,XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 3
3.1. Định hướng phát triển sản xuất lương thực Việt Nam trong những năm tới 55
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lương thực. 56
3.2.1 . Chính sách của nhà nước. 56
3.2.2. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất 57
3.2.3. Phát triển công nghệ sau thu hoạch. 58
3.2.4. Xây dựng thương hiệu, giá cả trên thị trường thế giới 58
3.3 Các vấn đề đưa ra cần giải quyết 59
3.3.1. Vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu. 59
3.3.2. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới 59
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều ở các lưu vực sông trên khắp cả nước với diện tích gieo trồng 7,4 triệu ha cả năm. Lúa là loại cây lương thực ngắn ngày có những vùng có thể sản xuất 3 vụ một năm riêng Đồng Bằng sông Cửu Long chỉ sản xuất được một vụ do có một mùa lũ trong năm nên không thể canh tác cây lúa. Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam không tăng mà còn giảm do rất nhiều lý do cả về tự nhiên và xã hội. Tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh đã lấy đi một diện tích đất cach tác nông nghiệp khá lớn của Việt Nam hầu hết diện tích trên đang canh tác lúa nước đây là những diện tích đất tốt nhất. Tình hình bất thường của thời tiết cũng là lý do chính ảnh hưởng đến việc thu hẹp diện tích canh tác lúa. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hường nặng nề của biến đổi khí hậu. bão lụt đã gây mất mùa giảm năng xuất lúa công với đó là tình trạng nước biển dâng lấy đi của nước ta một diện tích canh tác lúa lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính năm 2020, 12% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng này sẽ chìm trong nước biển.
Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu song đây là vùng có tốc độ đô thi hóa cao nhất nước điều này gây rất nhiều bất lợi thu hẹp về diện tích canh tác lương thực. Đây đồng thời cũng là thâm canh nông nghiệp lâu đời nhất của Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm do vậy tình trạng thoái hóa đất đang là vấn đề hết sức cấp bách. Trong những năm gần đây ta lai phải đối mặt với hạn hán và tình trạng xây dựng các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn các con sông điều này dẫn đến đồng bằng này không được bổ sung lượng phù sa cũng như lượng nước canh tác. Dưới đây là số liệu sản xuất lúa gạo của Việt Nam qua các năm.
Bảng 5: Diện Tích và sản lượng lúa cả năm
Năm
Diện tích(nghìn ha)
Sản Lượng(nghìn tấn)
Chia ra
Chia ra
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Lúa Mùa
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Lúa mùa
2000
766,3
3013,2
2292,8
2360,3
32529,5
15571,4
8625,0
8333,3
2001
749,2
3056,9
2210,8
2225,0
32108,4
15474,4
8328,4
8305,6
2002
7504,3
3033,3
2293,7
2177,6
34447,2
16719,6
9188,7
8538,9
2003
7452,2
3022,9
2320,0
2109,3
34568,8
16822,7
9400,8
8345,3
2004
7445,3
2978,5
2366,2
2100,6
36148,9
17078,0
110430,9
8640,0
2005
7329,2
2942,1
2349,3
2307,8
35832,9
17331,9
10436,2
8065,1
2006
7324,8
2995,5
2317,4
2011,9
35849,5
17588,2
9693,9
8567,4
2007
7207,4
2988,4
2203,5
2015,5
35942,7
17024,1
10140,8
8777,8
2008
7400,2
3013,1
2368,7
2018,7
38729,8
18326,9
11395,7
9007,2
Sơ bộ 2009
7440,1
3060,7
2358,3
2021,1
38895,5
18696,3
11184,1
9015,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một thực tế diện tích lúa cả năm trong vòng 10 năm đầu thế kỷ 21 không hề tăng mà còn giảm đáng kể về diện tích. Chỉ có sản lượng là tăng cao. Điều này phản ánh một quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người. Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ kinh tế nước ta đang dần trở thành một nước công nghiệp do vậy diện tích canh tác đất nông nghiệp bị thu hẹp là tất yếu. Diện tích thu hẹp không ngừng theo thời gian song sản lượng lai tăng khá nhanh điều đó cho ta thất chúng ta đã có những đầu tư thích đáng cho nông nghiệp thâm canh tăng vụ, áp dung cơ giới hóa thay thế dần sức lao động của con người. có những chính sách đầu tư hợp lý cho nông nghiệp áp dụng khoa học khi thuật, công nghệ sinh học vào lai tạo các loại giông lúa đẻ sản xuất cho năng xuất cao cùng với phẩm chất tốt nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu. Dưới đây là bảng số liệu tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo Việt Nam tính ra %.
Hình ảnh sản xuất lúa Việt Nam
Bảng 6: Chỉ số tăng trưởng san xuất gạo Việt Nam các năm (%)
(Năm trước là 100%)
Năm
Diện Tích
Sản Lượng
Chia ra
Chia ra
Tổng số
Đông xuân
Hè thu
Lúa mùa
Tổng số
Đông xuân
Hè thu
Lúa mùa
2000
0,2
4,3
-2,1
-2,6
3,6
10,4
-1,5
-2,3
2001
-2,3
1,5
-3,6
-5,7
-1,3
-0,6
-3,4
-0,3
2002
0,2
-0,8
3,7
-2,1
7,3
8,0
10,3
2,8
2003
-0,7
-0,3
1,1
3,1
-0,4
0,6
2,3
-2,3
2004
-0,1
-1,5
2,6
-0,4
4,6
1,5
11,6
3,5
2005
-1,6
-1,2
-0,7
-3,0
-0,9
1,5
0,1
-6,7
2006
-0,1
1,8
-1,4
-1,3
00
1,5
-7,1
6,2
2007
-1,6
-0,2
-4,9
0,2
0,3
-3,2
4,6
2,5
2008
2,7
0,8
7,5
0,1
7,8
7,7
2,4
2,6
2009
0,5
1,6
-0,4
0,1
0,4
2,0
1,9
0,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu này ta cũng có thế dễ dàng nhận ra sự thu hẹp về mặt diện tlích canh tác lúa vá sự tăng trưởng của sản lượng song sự tăng trưởng ấy là tương đối thất thường, không đều do sự nhiễu động bất thường của thời tiết nước ta.
b. Ngô
Ngô là cây lương thực lớn thứ hai củng Việt Nam đồng thời cũng là cây lương thực quan trong thứ 3 của thế giới. Với địa hình 3/4 là đồi núi nên rất thuận lợi cho việc canh tác cây ngô các vùng có diện tích ngô lớn nhất cả nước là Trung du miền núi phía bắc, bắc trung bộ và duyên hải miền trung, tây nguyên đây là 3 vùng có diện tích và sản lượng ngô cao nhất. Ngô ở nước ta được sử dụng chủ yếu cho công nghiệp chế biến cung cấp nguyền nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Nó gián tiếp thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển. Dưới đây là bảng thống kê tình hình sản xuất của năm 2009 năm phản ánh rõ ràng nhất tình hình sản xuất ngô trong những năm gần đây của các địa phương.
Bảng 7: Tình hình sản xuất ngô phân theo địa phương trên cả nước(2009)
Năm 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Năng xuất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
1086,8
40,8
4431,8
ĐBS.Hồng
72,7
34,5
1527
TDMN
Phía Bắc
443,4
34,5
1527,6
Bắc trung bộ và duyên hải MT
202,1
38,5
777,8
Tây nguyên
242,1
47,9
1159,2
Đông nam bộ
89,4
51,6
461,5
ĐBS.Cửu Long
37,1
51,8
192,3
Ngồn: Tổng cục thống kê
Ngô là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở rất nhiều địa phương trên cả nước nhìn vào số liệu ta có thể thấy ngô thường phân ở các vùng đất đồi núi nới có những điều kiện sông khá khắc nhiệt song cây ngô vẫ cho năng xuất và sản lượng cao.
c. Khoai lang
Là loại cây khá đặc trưng của các nước nhiệt đới ở Việt Nam khoai lang có từ rất lâu đời gắp liền với văn minh lúa nước. Đây là loại cây thích nghi tốt với loại đất cát pha, đất phù san cổ thường được trồng sen kẽ với các diện tích canh tác lúa hoặc giữa 2 vụ lúa. Lịch sử phát triển của nước ta cũng gắn với loài cây này. Tuy diên tích không nhiều và chỉ được xem là cây màu lương thực xong đây cũng chính là lương thực cho nông dân những khi mùa vụ thất bát và là lương thực chính của một số dân tộc thiểu số của nước ta. Dưới đât là số liệu sản xuất khoai lang năm 2009.
Bảng 8: Tình hình sản xuất khoai lang phân theo địa phương năm 2009
Năm 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
146,4
1207,6
ĐBS.Hồng
22,8
194,7
TDMN
Phía Bắc
38,2
238,2
Bắc trung bộ và duyên hải MT
55,1
328,9
Tây nguyên
14,1
151,0
Đông nam bộ
2,5
20,7
ĐBS.Cửu Long
13,7
274,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong năm 2009 đã có thể nói lên qua trình phát triển trong những năm gần đây vì khoai lang là loại cây có diện tích canh tác và sản lượng khá ổn đinh. Tuy diện tích và sản lượng không cao song khoai lang cũng là loại cậy giúp bình ổn nhu cầu tiêu thụ trong nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
d. Sắn
Sắn là loại cây lương thực chính của Việt Nam. Sắn cùng là loại cây lương thực có diện tích và sản lượng thực có diện tích và sản lượng nhỏ nhất trong 4 loại cây lương thực chính song sắn lại đóng 1 vai trò khá quan trọng trong nền sản xuất lương thực nước ta. Sắn chính là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các ngành chế biến như chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia xúc. Dưới đây là tình hình sản xuất sắn phân theo địa phương năm 2009.
Bảng 9: Tình hính sản xuất sắn phân theo địa phương năm 2009
Năm 2009
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Cả nước
508
8556,9
ĐBS.Hồng
7,5
105,0
TDMN
Phía Bắc
101,3
1216,8
Bắc trung bộ và duyên hải MT
157,5
2578,4
Tây nguyên
136,8
2140,8
Đông nam bộ
99,5
2430,5
ĐBS.Cửu Long
6,2
85,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cũng như khoai lang sắn cũng là loại cây lương thực ít có những biến động lớn về diện tích và sản lượng. Các vùng sản xuất sắn lớn của cả nước gồm có: Bắc trung bộ và duyên hải miền trung, Tây nguyên, Đông nam bộ và cả trung du miền bắc với các vùng chuyên canh này giúp nước ta luôn có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho công nghiệp chế biến.
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu qua các năm
Trong số 4 loại cây lương thực của Việt Nam chỉ có duy nhất lúa gạo có sản lượng lớn và khả năng phát triển xuất khẩu làm thế mạnh để cạnh tranh với các nước khac trên thế giới. Các loại cây lương thực khác vẫn tham gia vào thị trường xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể. tôi xin tập trung chủ yếu những đánh giá phân tích của mình vào mặt hàng có triển vọng và đem lại nguồn lợi lớn nhất cho Viêt Nam trong việc xuất khẩu và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới là lúa gạo.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều ưu thế vượt trội so với các quốc gia phát triển nông nghiệp trong khu vực để phát triển mặt hàng lúa gạo, mở rộng thị trường, gia tăng tích lũy vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường không chỉ có ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn luôn gắn liền với sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội trong suốt quá trình phát triển của đất nước.
Trong trồng trọt, lúa là cây trồng chính trong hệ thống cây trồng ở nước ta. Trong tổng số 11 triệu hộ nông dân, có trên 80% số hộ trồng lúa. Vì vậy, sản xuất lúa gạo có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nông dân nước ta. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trong đó, lúa gạo được coi là cây có khả năng cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới, được khuyến khích phát triển.
Diện tích trồng lúa ở nước ta có sự thay đổi đáng kể trong các thời kỳ phát triển. Mặc dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm sút, nhất là lúa vụ mùa, do nông dân tự phát chuyển đổi quá nhanh cây trồng (những nơi đất xấu, sản xuất lúa bất bênh) cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất… diễn ra nhanh chóng, nhưng sản lượng lúa vẫn có xu hướng tăng lên, đạt khoảng 35-36 triệu tấn; năm 2008 đạt khoảng trên 36 triệu tấn và năm 2009 đạt sản lượng khoảng 40 triệu tấn.
Năng suất lúa của Việt Nam, nhìn chung, có xu hướng tăng lên nhờ có sự cải thiện trong công tác giống, chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh... Năng suất lúa vụ mùa và vụ hè thu năm 2007 đạt mức cao kỷ lục (4,4 tấn/ha trong vụ mùa và 4,5 tấn/ha trong vụ hè thu. Đây là năng suất lúa cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Tuy nhiên, lúa đông xuân dường như đã tới hạn của năng suất, năm 2007, chỉ đạt 5,7 tấn/ha. Đặc biệt, năng suất lúa lai của Việt Nam năm 2009 đạt từ 6 – 6,3 tấn/ha. Việc giữ vững và gia tăng năng suất, sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên thị trường khu vực và thế giới.
Theo “Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam”, mặt hàng lúa gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển ở khắp các châu lục trên thế giới. Đặc biệt, lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được giữ vững ở những thị trường truyền thống (châu Á, châu Âu và châu Mỹ) và mở rộng, phát triển thị trường mới (châu Phi và Trung Đông). Sự vươn lên trong thị trường lúa gạo thế giới của Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Đồng thời, không ngừng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tích lũy ngoại tệ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dưới đây là số liệu thống kê tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2009
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2009
Các năm
Khối lượng xuất khẩu (1.000 tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
2000
3.477
667
2001
3.729
625
2002
3.241
726
2003
3.813
720
2004
4.060
950
2005
5.250
1.047
2006
4.600
1.238
2007
4.558
1.490
2008
4.830
2.910
2009
6.052
2.463
Nguồn: AGROINFO
Sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới thể hiện ở nhiều mặt, chủ yếu là:
- Về khối lượng gạo xuất khẩu: Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai thế giới về mặt cung sản phẩm.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2009 có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2001, khối lượng xuất khẩu gạo chỉ đạt trên 3,7 triệu tấn, thì đến năm 2008 đã xuất khẩu trên 4,8 triệu tấn; năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo đạt trên 6 triệu tấn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo tăng từ 625 triệu USD năm 2001 lên hơn 1 tỉ USD (năm 2005); 2,46 tỉ USD (2009). Riêng 5 tháng đầu năm 2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 983 triệu USD.
Tuy nhiên, nếu so với Thái Lan, năng lực xuất khẩu gạo – xét về lượng của nước ta chỉ khoảng 4,5 – 6 triệu tấn/năm, bằng 50%, tức 10 triệu tấn gạo mà Thái Lan đã xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới những năm qua.
Theo tính toán của các nhà khoa học, do quá trình đô thị hóa, nhất là thực hiện chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, diện tích đất “bờ xôi, ruộng mật” dùng để trồng lúa bị giảm nghiêm trọng. Ứơc mỗi năm, diện tích trồng lúa mất đi vài trăm ngàn ha. Thêm vào đó, nông dân đã và đang thực hiện chuyển đổi cây trồng (phần lớn là tự phát) từ trồng lúa có năng suất thấp, bấp bênh sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng suy giảm rất đáng kể khối lượng gạo sản xuất ra, kéo theo là khối lượng gạo xuất khẩu bị suy giảm trong khi việc thâm canh lúa ở những vùng đồng bằng – vùng chủ lực trong sản xuất lúa gạo dường như đã đến hạn, khó có thể làm gia tăng năng suất lúa cao hơn. Dự báo, nếu như không giữ vững diện tích trồng lúa, đến năm 2020, khối lượng gạo của Việt Nam sản xuất ra chỉ đủ tiêu dùng trong nước.
Về năng lực thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường lúa gạo trên thế giới: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có mặt ở 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 10 quốc gia (Phi-lip-pin, Cu-ba, Ma-lai-xi-a, Xê-nê-gan, I-rắc, Bờ biển Ngà, Đông Ti-mo, Xin-ga-po, Ga-na và In-đô-nê-xi-a) nhập với khối lượng lớn và khá ổn định. Dưới đây là đồ thị thể hiện 10 thị trường xuất khẩu lúa gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008.
Biểu Đồ 1: Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, năm 2008
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Phi-lip-pin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, nước này nhập khẩu tới 1,800 nghìn tấn, với kim ngạch 1,400.0 triệu USD.
Gạo Việt Nam đang chiếm một thị phần rất lớn trên những thị trường nhập khẩu lúa gạo lớn của thế giới cạnh tranh rất sôi động với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Dưới đây là số liệu thống kê thị phần xuất khẩu mặt hàng lúa gạo của Việt Nam ở 10 quốc gia năm 2008.
Bảng 11: Thị phần xuất khẩu mặt hàng lúa gạo Việt Nam ở 10 quốc gia, năm 2008 (Đơn vị: %)
STT
Tên nước
Thị phần
1
Phi-lip-pin
40
2
Cu-ba
15
3
Ma-lai-xi-a
9
4
Xê-nê-gan
3
5
I-rắc
3
6
Bờ biển ngà
3
7
Đông ti-mo
2
8
Xinh-ga-po
1
9
In-đô-nê-xi-a
1
10
Ga-na
1
Nguồn: AGROINFO
Trong những năm gần đây, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn được mở rộng và không ngừng phát triển sang thị trường châu Phi và Trung Đông. Đây là thị trường phù hợp với khả năng sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên việc xuất khẩu lại phải đi đường vòng - phải thông qua nước thứ ba mới đến được thị trường châu Phi và Trung Đông.
Về chất lượng, phẩm cấp: Phẩm cấp của mặt hàng gạo xuất khẩu không chỉ thể hiện ở mẫu mã, hình thức mà còn thể hiện chủ yếu ở hương vị, thủy phần, tỷ lệ trọn vẹn của hạt gạo trong quá trình xay xát…
Ngoài năng lực trồng cấy các loại giống lúa chất lượng cao, năng suất cao, phẩm cấp tốt phục vụ xuất khẩu, 3 vùng đồng bằng đều có những giống lúa là đặc sản nổi tiếng thế giới. Ngoài ra còn một số giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao khác nhập khẩu từ Thái Lan cũng được triển khai với diện tích trồng theo vùng chuyên canh, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam có thể sản xuất một số loại gạo đặc sản, với chất lượng cao mà các quốc gia khác không thể có. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, các loại gạo đặc sản có hương vị thơm ngon Việt Nam không thể sản xuất một cách đại trà, do giá thành sản xuất quá cao, người nông dân có lợi nhuận thấp, dẫn đến nguồn cung sản phẩm với khối lượng không lớn, không ổn định đã hạn chế sức cạnh tranh của lúa gạo đặc sản xuất khẩu.
Trên thực tế, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn còn nặng về tư tưởng xuất khẩu sản phẩm mà mình có, chưa thực sự quan tâm đến sản phẩm gạo mà thị trường cần. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất, chế biến lúa gạo còn ở mức thấp… dẫn đến tình trạng cùng chủng loại với sản phẩm của các quốc gia khác, nhất là Thái Lan nhưng phẩm cấp gạo Việt Nam vẫn ở cấp thấp hơn do việc ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa chưa đúng; công nghệ xay xát non yếu và lạc hậu, tỷ lệ hạt gãy cao; tỷ lệ thủy phần (lượng nước) của hạt gạo thường vượt quá mức do năng lực phơi sấy hạn chế… dẫn đến ẩm mốc, khó bảo quản.
Về giá thành sản xuất sản phẩm và giá bán trên thị trường. Những năm gần đây, giá thành sản xuất gạo của Việt Nam lên xuống thất thường. Khi được mùa, nông dân trúng vụ, giá hạ và ngược lại, khi lúa bị sâu bệnh, thiên tai…, nông dân mất mùa, giá tăng. Năm 2009, giá lúa có xu hướng tăng, tuy nhiên do chi phí đầu vào cao, thiên tai dồn dập… dẫn đến giá thành sản xuất lúa cao, hạch toán kinh tế của người nông dân đối với sản xuất lúa gạo hàng hóa vẫn có mức lợi nhuận thấp.
Giá thành sản xuất mặt hàng gạo có xu hướng tăng lên, nhưng trên thị trường lúa gạo thế giới, giá bán gạo Việt Nam năm 2009 là 400 USD/tấn; quý I năm 2010 là 410 USD/tấn, chỉ bằng 80% giá gạo bình quân thế giới (220 USD/tấn) và thường thấp hơn giá bán gạo của Thái Lan khoảng 150 USD – 160 USD/tấn. Với giá bán đó không chỉ thể hiện sự yếu thế của mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, trực tiếp là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mà còn mang lại sự thua thiệt cho nông dân Việt Nam sản xuất lúa.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam cũng là nước có sản lượng xuất khẩu gạo tăng nhanh nhất trong các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thê giới.
Bảng 12: Thống kê xuất khẩu gạo
Gạo
Đơn vị
(nghìn tấn)
Tăng trưởng
(%)
2000
3476,7
-23%
2001
3720,7
7%
2002
3236,2
-13%
2003
3810,0
18%
2004
4063,1
7%
Sơ bộ 2005
5250,3
29%
Nguồn: Tổng cục thống kê 2007.
Nhìn vào số liệu này ta có thế thấy được bước tăng nhảy vọt trong những năm gần đây đang mở ra một dấu hiệu vui cho xuất khẩu Việt Nam. Hi vọng trong thời gian không xa Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới.
2.2.4 Các vùng sản xuất lương thực chính của Việt Nam
Nếu nói về cả 4 loại cây lương thực chính của Việt Nam sẽ có rất nhiều vùng chuyên canh và sản xuất lớn cả nước vì vậy đề tài xin đi sâu nghiên cứu loại cây lương thực số 1 và là cây lương thực của nước ta trong sản xuất và xuất khẩu là cây lúa đồng thời đề tài xin đi vào phân tích 3 vùng sản xuất trọng điểm của cả nước là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông cửu Long.
a. Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng vựa lúa lớn thứ hai của cả nước được là sản phẩm của bồi đắp của sông Hồng và sông Thái Bình và các phụ lưu. Gồm 12 tỉnh và thành phố với diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2 khác với đồng bằng sông Cửu Long mới khai thác 500-600 năm gần đây. Đồng bằng sông Hồng khai thác từ lâu đời cách đây trên 4000 năm gắn liền với cuộc sông người Việt. Với những thế mạnh về tự nhiên, tuy thua kém đồng bằng sông Cửu Long song đồng bằng sông Hồng bù lại có trình độ thâm canh cao nhất nước ngành trồng lúa nước rất phát đạt và trở thành vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Đây là vùng có số dân đông, mật độ dân số cao Dân cư vùng đồng bằng sông Hồng có kinh nghiệp trong sản xuất lúa mì do tập quán canh tác lâu đời. Đây cũng là vùng mà có mức độ dân trí cao có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất. Ở đây hệ thống giao thông vào lọai hoàn thiện và hiện đại nhất nước hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông như đường sông,đường bộ, đường biển và đường hàng không. Có cảng hàng không và cảng biển quốc tế. Đồng bằng sông Hồng đồng thời cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc do vậy được nhà nước quan tâm về mọi mặt trong đó có phát triển sản xuất thâm canh lương thực nhưng bên cạnh đó do tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra quá nhanh, dân số cũng tăng nhanh đang lấy dần diện tích canh tác nông nghiệp vì vậy cần trú trọng đến việc quy hoạch nhằm đảm bảo một vùng sản xuất lương thực ổn định và lâu dài. Tất cả những điều trên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sản xuất nông nghiệp. Dưới đây là số liệu về thực trạng sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng phân theo địa phương từ 2007-2009.
Bảng 13: Tình hình sản xuất lương thực đồng bằng sông Hồng phân theo địa phương giai đoạn 2007-2009
DT: Diện tích(nghìn ha): NS: Năng xuất(tạ/ha) ; SL: Sản lượng(nghìn tấn)
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh thành phố
2007
2008
2009
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
ĐBSH
1158
56,1
6500,7
1153,2
58,9
6790,2
1155,4
58,8
6796,3
Hà Nội
43,3
42,5
184,2
206,7
57,0
1177,8
206,9
55,8
1154,5
Hà Tây
155,4
56,5
877,8
Vĩnh Phúc
69,0
45,8
316,2
57,9
52,1
301,5
60,5
53,4
323,2
Bắc Ninh
78,5
53,6
420,6
76,2
57,8
440,3
74,8
58,6
438,5
Quảng Ninh
46,4
45,1
209,2
45,6
44,8
204,1
45,0
45,8
205,9
Hải Dương
128,6
57,7
741,9
126,9
59,7
757,7
127,0
60,7
771,9
Hải Phòng
85,6
53,9
461,4
83,1
57,3
475,9
82,4
59,3
488,3
Hưng Yên
80,4
61,1
491,1
81,7
63,0
514,5
81,5
62,7
511,0
Thái Bình
164,9
61,5
1014,8
168,3
65,7
1105,2
167,1
66,4
1110,0
Hà Nam
70,7
57,6
407,1
69,7
59,7
416,3
70,4
59,7
420,3
Nam Định
156,1
59,7
964,3
156,7
59,3
931,8
158,6
56,1
889,1
Ninh Bình
79,2
56,1
444,6
80,4
56,1
467,9
81,2
59,6
484,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua số liệu ta có thể thấy được đây là vùng không có khả năng mở rộng về diện tích song lại tăng về diện tích và sản lượng điều đó phản ánh đồng bằng sông Hồng được khai thác lâu đời không thề khai hoang mở rộng diện tích hoặc tăng vụ do đã tận dụng tố đa diện tích đất tự nhiên vào canh tác nên diện tích không thể tăng. Nhưng năng suất và sản lượng tăng do được đầu tư thích đáng vào sản xuất, khoa hoạc kĩ thuật, bảo vệ thực vật, lai tạo giồng…
b. Đồng bằng Bắc bộ và Duyên Hải Miền Trung
Đồng bằng bắc trung bộ và duyên hải Miền Trung là đồng bằng bao gồm các dải đồng bằng nhỏ ven biển tạo thành. Vùng này gồm 15 tỉnh và thành phố. Kéo dài gần 100 vĩ tuyến tương đương khoảng 1.000 km. Dọc ven biển là nới phân bố các các cánh đồng lúa, tuy quy mô nhỏ không tập trung. Đây là một dải bao gồm các đồng bằng: Thanh-Nghệ-Tĩnh; Bình-Trị-Thiên; Nam-Ngãi-Định; Phú yên-Khánh hòa-Ninh thuận-Bình thuận với diện tích tự nhiên khoảng 14.560 km2, xấp xỉ đồng bằng sông Hồng. Đây là dải đồng bằng được hình thành nhờ sự bồi đắp của các dòng sông Mã, sông Chu, sông Hương, sông Bến Hải… Tuy không màu mỡ bằng đồng bằng sông Hồng nhưng vẫn có khả năng phát triển nông nghiệp. Đây có thể coi là vựa lúa của vùng bắc trung bộ. Dưới đây là số liệu tình tình sản xuất lúa phân theo địa phương vùng duyên hải miền trung giai đoạn từ 2007-2009.
Bảng 14: Tình hình sản xuất lương thực đồng bằng Duyên Hải Miền Trung phân theo địa phương giai đoạn 2007-2009
DT: Diện tích(nghìn ha) ; NS: Năng xuất(tạ/ha) ; SL: Sản lượng(nghìn tấn)
DHMT: Duyên hải Miền Trung
Tỉnh thành phố
2007
2008
2009
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DHMT
1188,7
50,5
5764,3
1210,3
48,5
6114,9
1221,6
51,2
6252,0
Thanh hóa
254,4
52,7
1340,1
254,4
44,2
1404,3
258,1
56,3
1452,3
Nghệ an
181,2
46,7
846,8
183,1
51,0
934,3
184,7
49,1
906,5
Hà tĩnh
100,9
36,0
363,7
100,5
46,4
466,5
100,5
46,6
468,5
Quảng bình
50,0
43,2
215,8
50,2
47,8
240,1
50,8
47,9
243,4
Quảng trị
46,1
46,1
213,5
47,1
46,3
218,3
48,1
46,3
222,7
Thừa thiên huế
50,3
51,6
259,6
50,9
54,0
274,8
53,1
53,3
282,8
Đà năng
8,0
56,5
45,2
8,0
53,3
42,6
7,8
53,8
42,0
Quảng nam
84,1
47,0
395,1
85,9
44,3
380,6
86,6
45,5
394,4
Quảng ngãi
74,0
51,5
381,3
73,8
48,0
354,4
72,4
51,1
370,2
Bình định
112,0
51,7
579,1
115,1
53,8
619,0
114,0
53,3
607,3
Phú yên
56,6
56,9
322,0
56,7
52,0
294,6
56,7
57,1
323,5
Khánh hòa
41,1
47,2
193,8
45,7
47,1
215,2
46,3
49,1
227,3
Ninh thuận
33,4
51,9
173,2
37,9
52,8
200,3
39,2
53,1
208,2
Bình thuận
96,4
45,1
435,1
101,0
46,5
469,9
103,3
48,7
502,9
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu ta có thể thấy đồng bằng duyên hải miền Trung có diện tích không lớn song vẫn còn khả năng mở rộng rất lớn do vùng này vẫn còn một diện tích đất tự nhiên vẫn có thể khai hoang và sử dụng làm đất nông nghiệp. Cả năng xuất và sản lượng vùng này qua những năm qua cũng tăng song mưc tăng không đáng kể do đây là những dải đồng bằng nhỏ manh mún không tập trung, độ phì của đất kém nên năng xuất và sản lượng không cao. Tuy vậy đồng bằng duyên hải miền Trung vẫn là vựa lúa thứ 3 của cả nước đóng góp vào việc cung cấp lương thực cho nhu cầu nội vùng và cung cấp sản phẩm lúa gạo cho xuất khẩu.
c. Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta. Đây là châu thổ mới hình thành và khai thác khoảng 500-600 năm trước đây do quá trình nam tiến khai hoang lấn biển của ông cha ta. Đồng bằng sông Cửu Long là món quà của Cửu Long giang ban tặng. Vùng này gồm 14 tỉnh và thành phố. Diện tích tự nhiên của đồng bằng khoảng 40.000 km2 .Địa hình thấp độ cao trung bình thấp hợn mực nước biển 2m. Song đây là vùng có lượng phù sa hỗn hợp sông biển rất mà mỡ. Độ dày phù sa lớn độ dày trung bình từ 20-260 m. Tuy diện tích lớn nhưng phần lớn diện tích chỉ được canh tác một vụ do có 1 mùa lũ. Dưới đây là số liệu khai quát tình hình sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long phân theo địa phương giai đoạn từ 2007-2009.
Bảng 15: Tình hình sản xuất lương thực đồng bằng sông Cửu Long phân theo địa phương giai đoạn 2007-2009
DT: Diện tích(nghìn ha) ; NS: Năng xuất(tạ/ha) ; SL: Sản lượng(nghìn tấn)
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh thành phố
2007
2008
2009
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
ĐBSCL
3683,1
50,0
18678,9
3858,9
53,6
200669,5
3872,9
52,9
20483,4
Long an
428,4
45,5
1950,6
457,0
47,7
2178,1
463,6
40,6
2158,6
Tiền giang
246,8
52,9
1306,7
244,9
53,9
1321,0
246,4
53,1
1308,0
Bến tre
79,7
38,2
304,8
79,2
45,6
361,1
81,1
44,7
362,7
Trà vinh
224,0
41,5
929,8
226,9
47,9
1086,7
231,9
46,4
1076,8
Vĩnh long
158,3
51,2
810,8
177,4
50,5
896,1
176,7
51,6
911,4
Đồng tháp
447,1
56,9
2544,4
468,1
58,1
2729,2
450,8
58,8
2650,4
An giang
520,3
60,4
3142,9
564,5
62,2
3513,8
557,2
60,7
3383,6
Kiên giang
582,9
51,1
2977,3
609,2
55,6
3387,2
622,1
54,6
3397,7
Cần thơ
207,9
54,4
1131,6
218,6
54,8
1198,5
208,8
54,5
1138,1
Hậu giang
189,3
45,7
865,1
202,9
50,3
1020,1
191,2
52,0
993,8
Sóc trăng
325,4
49,2
1602,5
322,3
54,0
1739,5
334,6
53,2
1780,4
Bạc liêu
149,9
46,2
693,2
155,0
49,3
764,4
166,5
48,5
808,2
Cà mau
123,1
34,1
419,2
132,9
36,3
482,8
142,0
36,2
513,7
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu phản ánh rất rõ ràng đây là vùng trọng điểm lúa số 1 của Việt Nam. Tuy sản lượng lúa hàng năm của đồng bằng này khá lớn song vẫn chưa xứng tầm với nhũng điều kiện thuận lợi mà đồng bằng này có. Do chưa có những biện pháp thâm canh trong sản xuất nên sản lượng lúa ở các địa phương chưa cao hầu như phụ thuộc vào độ phì đất tự nhiên. Phần lớn diện tích canh tác lúa 1 vụ. Đây cũng là vùng có khả năng mở rông diện tích rất lớn song cần trú trọng đến các phương pháp khai hoang, đắp đê trống lại hiện tượng xâm nhập mặn tăng diện tích trồng lúa 2 vụ. Đồng bằng sông Cửu Long có 1 hệ thông giao thông kém nhất nước do địa hình ngập nước nên chủ yếu di chuyển bằng phương tiện đường thủy trên các kênh rạch do vậy rất bất lợi cho việc sản xuất và thu hoạch lúa. Tuy gặp khá nhiều bất lợi từ mọi phía song đây vẫn là vựa lúa lớn nhất nước cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và mang lại nguồn lợi lớn từ việc xuất khẩu gạo.
2.2.5 Các thành tựu, hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam
a. Thành tựu
Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hoá ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập khu vực và thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nông dân và lợi ích của đất nước.
Tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của số đông dân số đặc biệt là nông dân, lúa gạo được coi là mặt hàng nhạy cảm nhất. Từ thực tế sản xuất lúa gạo đáp ứng "cái ăn" của khoảng 86 triệu dân Việt Nam, đến sản xuất lúa hàng hoá tham gia thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu từ hơn một thập kỉ nay, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cần phải giải quyết đối với sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đông bằng sông Hồng. Tính đến năm 2009 sản lượng lúa gạo nước ta đạt 40 triệu tấn, kim ngạnh xuất khẩu khoảng 2,4 tỉ USD. Ta cần giữ vững những con số đã đạt được và phát triển hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có dự trữ xuất khẩu củng cố vị trí ổn định là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
b. Hạn chế
Trong 10 năm qua tuy đạt được rất nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lương thực xong Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Những hạn chế chúng ta gặp phải trong sản xuất chưa đầu tư thích đáng cho nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lương thực do vậy hiệu quả chưa cao. Hạn chế về thâm canh, tiếp thu khoa học trong sản xuất, chưa cơ giới hóa được nhiều trong sản xuất, các vùng sản xuất và công nghiệp phục vụ sản xuất còn manh mún chưa gắn liền với nhau như bảo vệ thực vật, lai tạo giống và công nghệ chế biến sau thu hoạch. Chưa chú trọng đến việc cải tạo đất canh tác lâu năm như ở đồng bằng sông Hồng, không khai hoang mở rộng thêm diện tích, thâm canh tăng vụ ở đồng bằng sông Cửu Long dù còn rất nhiều khả năng do vậy dẫn đến sản lượng con thấp chưa xứng tầm với những điều kiện thuận lợi đang có.
Trong xuất khẩu trong 10 năm qua chúng ta đã có những bước tiến hết sức rõ rệt và mạnh mẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Nhưng gạo của nước ta chỉ có lợi thế về số lượng. So với Thái Lan nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, gạo của ta thua họ về mọi mặt cả về chất lượng và giá thành nguyên nhân đó bắt nguồn từ việc chúng ta chưa có 1 nền công nghệ chế biến và bảo quản phát triển, không có được những loại giông cho năng xuất cao phẩm chất tốt. Các nhà xuất khẩu gạo của ta còn manh mún chưa có sự liên kết chặt chẽ chưa xây dựng được thương hiệu mạnh do vậy “sức đề kháng” của mặt hàng gạo nước ta trên thị trường nưới ta còn rất yêu. Công với đó các thị trường xuất khẩu của ta chưa thật rộng lớn và ổn định.
Vì vậy thiết nghĩ chúng ta cần khắc phục tất cả những hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu một cách nhanh nhất đúng đắng và hợp lý nhằm đem lại nguồn lợi cao nhất góp phần vào tốc độ phát triển chung của cả nước.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT,XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
3.1. Định hướng phát triển sản xuất lương thực Việt Nam trong những năm tới
Trong suất nhưng năm qua Việt Nam đang đối mặt với không ít rủi ro, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hiện sản lượng lúa của Việt Nam chiếm trên 90% cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân. Vì vậy, cây lúa hạt gạo luôn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia”. Vì vậy phải có một định hướng phát triển sản xuất lương thực một cách đúng đắn.
Trong hơn 20 năm qua, sản xuất và kinh doanh lúa gạo của Việt Nam có nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất lúa gạo phát triển, đã đưa Việt Nam từ nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới; 22 năm qua đã xuất khẩu trên 60 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 18 tỷ USD. Thu nhập của người trồng lúa ngày càng được nâng lên.
Mặc dù vậy, sản xuất lương thực của Việt Nam, trong đó có lúa gạo, vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao và khốc liệt. Chính phủ Việt Nam xác định, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia lâu dài, trong mọi tình huống là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việt Nam đang ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong đó tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa; tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ: Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại; đồng thời tích cực thực hiện các biện pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Cùng với việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này với cộng đồng quốc tế.
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lương thực
3.2.1 . Chính sách của nhà nước
Trong những năm gần đây Chính phủ đã thấy được tầm quan trọng và nguồn lợi của việc sản xuất và xuất khẩu lương thực nên đã có những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Trong đó một số giải pháp trong sản xuất: Ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong đó tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định diện tích đất trồng lúa; tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại; đồng thời tích cực thực hiện các biện pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
Trong xuất khẩu nhà nước cũng đã tạo mọi điều kiên về thuế và thủ tục hải quan nhằm quyến khích các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu lúa gạo. Cùng với đó nhà nước cũng đặt qua hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới nhằm mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gao dính. Có thể thấy rằng nguồn cung xuất khẩu gạo của các Việt Nam và Thái Lan dự báo tăng do mấy nguyên nhân: sản lượng gạo tăng do năng suất lúa được cải thiện, tiêu dùng gạo bình quân đầu người trong nước có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2: Dự báo diện tích lúa Việt Nam (2006-2017)
Đơn vị: nghìn ha
Nguồn: Ban nghiên cứu kinh tế, bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
3.2.2. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
Áp dụng khoa học kĩ thuật đang là giải pháp hàng đầu áp dụng cho việc phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu của nước ta. Đầu tư máy móc thiết bị trong việc gieo trồng và thu hoạch nhằm rút ngắn thời gian canh tác giúp thực hiện thâm canh tăng vụ tăng tính hiệu quả của việc sử dụng đất, Đầu tư nghiên cứu các loại giống lúa có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết và môi trường sống khắc nhiệt, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Nghiên cứu các công nghệ nhằm cải tạo đất chống lại sự bạc màu của đất giúp cây trồng phát triển tốt cho năng xuất cao như: AC5, OM 6976, VS1, IR 50404…
3.2.3. Phát triển công nghệ sau thu hoạch
Hiện nay vấn đề chế biến và bảo quản lương thực sau thu hoạch đang là vấn đề yếu kém nhất ở Việt Nam do vậy lương thực của ta không thể giữ được giá trị dinh dương lâu và không có thẩm mỹ do vậy lương thực của ta không được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Do vậy phát triển công nghệ sau thu hoạch là vấn đề cấp thiết giúp nâng cao giá trị lương thực xuất khẩu. Ta cần đầu tư các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản gắn với các vùng chuyên canh lương thực chính của Việt Nam như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tạo lên một chu trình kép kín trong san xuất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển chỉ có vậy mới đảm bảo cho ta có được một ngành sản xuất lương thực ổn định trong tương lai.
3.2.4. Xây dựng thương hiệu, giá cả trên thị trường thế giới
Hiện nay Việt Nam chưa có một thương hiệu nào thật sự mạnh có chỗ đứng trên thị trường khu cũng như trên thế giới vì vậy cho dù sản phẩm của chúng ta có chất lượng cao song vẫn không có được giá trị lớn. Điều đó chi ra một nguyên nhân thực tế kinh doanh và xuất khẩu nước ta còn manh mún nhỏ lẻ nên chưa có được sự hiệu quả cần thiết. Cộng với đó nước ta còn là một nước đang phát triển và chế độ chính trị là XHCN do vậy sản phẩm lương thực của ta trên thị trường thế giới bị phân biệt cộng với đó là sự không bảo hộ được lương thực xuất khẩu của nhà nước ta. Vi vậy việc chung ta cần làm ngay lúc này là tập trung các nhà kinh doanh lương thực tạo nên 1 thương hiệu có chỗ đứng và niềm tin trên thị trường thế giới. Cùng với đó thông qua các biện pháp ngoại giao để đòi hỏi lại vị thế cho lương thực Việt Nam giúp nâng cao tính hiệu quả cho mặt hàng thế mạnh này.
3.3 Các vấn đề đưa ra cần giải quyết
3.3.1. Vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu
Việc đối phó với biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng với tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo dự báo trong những năm tới Việt Nam sẽ phải đối phó với vô vàn những khó khăn như nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành sản xuất lương thực. Vì vậy để đối phó với biến đổi khí hậu ngay từ lúc này ta cần chú ý tới những biện pháp nhằm khắc phục tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các biện pháp cần làm lúc này là: đắp đê xâm nhập mặn giúp giữ lại một diện tích đất canh tác lương thức lớn ở đồng bằng sông Cửu Long tránh khỏi nặn xâm nhập mặn, hoàn chỉnh hệ thông thủy lợi giúp tưới tiêu cho lương thực trong mùa khô và thoát nước trong mùa lũ, xây dựng hệ thống cảnh báo và dự báo thiên tai hiện đại chính xác và kịp thời để ta có những biện pháp phòng tránh hợp lý.
3.3.2. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
Một là: Nâng cao nhận thức của tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cần thiết, khắt khe trong thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Từ nhiều năm nay, nhận thức của người nông dân về thương mại quốc tế, xuất khẩu mặt hàng lúa gạo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế chưa đầy đủ. Nông dân thường ít được trang bị tri thức về những yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa để tạo ra những hạt lúa xuất khẩu có chất lượng đáp ứng thị trường khu vực và thế giới. Dường như đây chỉ là công việc chung của Nhà nước, mà trực tiếp là các doanh nghiệp - Hiệp hội xuất khẩu lúa gạo VFA. Trong khi vấn đề này cần được xem xét một cách toàn diện, tổng thể của tất cả các chủ thể tham gia vào việc phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam.
Hai là: Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh, giữ vững diện tích trồng lúa hàng hóa, đảm bảo nguồn cung lúa gạo ổn định, uy tín và chất lượng cao. Quy hoạch vùng sản xuất lúa chuyên canh là công việc vô cùng quan trọng, bởi thông qua đó có thể dự báo được nguồn cung lúa gạo một cách khách quan, không bị động trong phát triển thị trường mặt hàng lúa gạo nội địa và ngoài nước. Trong quy hoạch ngành hàng này cần tính tới việc sản xuất và tiêu thụ gạo ở tất cả các loại thị trường kể cả dễ tính và khó tính; chủ động nguồn cung hàng lúa gạo đa dạng, phong phú với những loại gạo phù hợp với từng đối tượng nhập khẩu lúa gạo, bao gồm cả chất lượng gạo trung bình và cao.
Ở nước ta từ khá lâu, việc phân chia vùng sản xuất trồng lúa là khá rõ ràng. Các vùng đồng bằng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng sản xuất lúa gạo chủ lực phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện vùng lúa cao sản và đặc sản theo quy hoạch còn chậm trễ; thậm chí không tuân thủ nghiêm quy hoạch đã hoạch định, làm giảm tính chủ động trong nguồn cung mặt hàng lúa gạo, nhất là gạo đặc sản. Trong điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển nhanh đô thị, diện tích đất trồng lúa giảm rất đáng kể theo từng năm thì việc luật pháp hóa, hành chính hóa, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo hơn bao giờ hết phải đặt lên vị trí hàng đầu.
Ba là: Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật một cách đồng bộ, hiện đại và hiệu quả cao, đảm bảo vững chắc cho việc nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường thế giới. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa gạo bao gồm hệ thống các công trình thủy nông tưới, tiêu nước như máy bơm nước, hệ thống kênh mương nội đồng; hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa gạo như máy gặt, máy cấy, lò sấy lúa; hệ thống kho chứa lúa gạo đảm bảo không hao hụt về số lượng, phẩm cấp hạt gạo…
Việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật là một quá trình lâu dài và không đơn giản ở đồng bắng sông Cửu Long cần đầu tư thêm hệt thống giao thong hoàn thiện…, đồng bằng sông Hồng cải thiện tình trạng thoái hóa đất... Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo tuy đã được phân vùng nhưng sản xuất lúa chủ yếu vẫn từ hộ nông dân và rất phân tán; kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tuy từng bước được xây dựng nhưng thiếu tính đồng bộ từ khâu sản xuất-chăm sóc-thu hoạch-bảo quản, kỹ thuật lạc hậu chưa có nhiều máy móc mà việc sản xuất vẫn vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, và quan trọng hơn, đó là chưa một cơ quan, tổ chức nào đứng ra làm chủ trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Nông dân vẫn tự lo là chủ yếu, nhất là trong khâu bảo quản. Ở Thái Lan, việc tạo ra hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác xuất khẩu mặt hàng lúa gạo được Nhà nước làm “bà đỡ”, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp Thái Lan hình thành các kho chứa lúa lớn ở tất cả những nơi sản xuất lúa gạo nông dân không phải trực tiếp lo kho chứa; hệ thống máy xay xát đồng bộ, hiện đại được vận hành tốt, tạo ra những hạt gạo có phẩm cấp cao; tỷ lệ hạt gãy do xay xát thấp...
Bốn là: Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất lúa hàng hóa. Để công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất lúa cần phải thực hiện nghiên cứu một cách cơ bản, hiệu quả về giống lúa, điều kiện khí hậu, tính chất lý hóa của đất đai mỗi vùng, miền; kết hợp với việc triển khai, tập huấn ngoài đồng ruộng, đưa khoa học – công nghệ đến với người nông dân gần hơn, sát với sản xuất hơn. Tăng cường vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ; thực hiện đi tắt và đón đầu trong việc tạo giống lúa mới, công nghệ chế biến mới … thông qua đó, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo Việt Nam, đảm bảo phát triển vững chắc thị trường lúa gạo nước nhà trong những năm tiếp theo.
Năm là: Thực hiện hiệu quả mối liên kết kinh tế giữa nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, tạo thành sức mạnh tổng thể nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới.Theo Quyết định 80/QD-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, tạo mối liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, ban hành từ năm 2002 có thể coi là khâu đột phá, góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản nói chung, mặt hàng lúa gạo nói riêng. Tuy nhiên, mối liên kết này mới dừng lại ở khẩu hiệu. Vì vậy, nông dân là người trực tiếp sản xuất lúa gạo đang rất cần có sự chung tay, giúp sức của nhiều nhà: Nhà khoa học (các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các khu công nghệ cao …) trong việc nâng cao tiềm lực sản xuất và chế biến gạo, tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh cao; nhà doanh nghiệp cung ứng vốn đầu tư để mua các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu…) phục vụ sản xuất lúa chất lượng cao, hình thành các kho chứa, bãi tập kết hàng hóa đảm bao không giảm phẩm cấp, chất lượng hạt gạo khi sơ chế; Nhà nước trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn chính sách trợ cấp, trợ giá khi sản xuất lúa gạo gặp rủi ro về thiên nhiên, về thị trường tiêu thụ …
Sáu là: Xây dựng thương hiệu mạnh cho gạo xuất khẩu của Việt Nam, thực hiện tốt công tác tiếp thị, mở rộng thị phần xuất khẩu gạo, thông qua việc thực hiện tốt các biện pháp: Nâng cao chất lượng sản xuất lúa gạo; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước … đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất lúa gạo hàng hóa; làm tốt khâu đóng gói, bao bì; thực hiện tốt việc chỉ dẫn địa chỉ, mẫu mã, quy cách sản phẩm … ngay trong khâu đóng gói hàng hóa; tăng cường quảng bá mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức. Đặc biệt là tổ chức tốt và tham gia một cách hiệu quả các hội chợ về lúa gạo để nâng cao tầm ảnh hưởng trong sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, bao gồm cả thị trường truyền thống và thị trường mới phát triển; đẩy mạnh thực hiện liên kết các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam với các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo trong khu vực và trên thế giới, nhất là Thái Lan nhằm chủ động và chi phối việc cung khối lượng gạo cũng như giá bán gạo trên thị trường khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế trong đó có những đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp và đặc biệt là ngành sản xuất lương thực.
Mặc dù có được những thành công hết sức to lớn trong những năm qua song đứng trước những yêu cầu công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Nghành nông nghiệp đã có những thay đổi to lớn về mọi mặt, năng suất và sản lượng lương thực không ngừng tăng lên đồng thời Việt Nam cũng đã trở thành nước xuất lúa gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Hàng năm thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước đồng thời nâng cao tính cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới.
Đề tài: “ Sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam những năm gần đây thưc trạng và giải pháp” đã làm rõ vấn đè trên cơ sở phân tích nội dung thực trạng sản xuất và xuất khẩu lương thực của Việt Nam trong những năm gần đây cùng những thành tựu mà nước ta đạt được trong 10 năm đầu thế kỷ 21 trên cơ sở đó đề ra mục tiêu phát triểu cho ngành này. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra những hạn chế của Việt Nam mắc phải trong quá trình sản xuất và xuất khẩu lương thực trong những năm gần đây giúp đưa ra phương hướng giải quyết giúp tăng hiệu quả cao nhất cho ngành sản xuất lương thực. Đề tài cũng đã đua ra các vấn đề Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới để ngày càng phát huy hơn nữa thế mạnh của mình.
Bên cạnh những thành tựu to lớn trên Việt Nam đã đạt được chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn thách thức cần vượt qua để giữ vững vị trí của mình trên thị trường lương thực thế giới như sự bất lợi do biến đổi khí hậu, sức cạnh tranh của lương thực Việt Nam còn yếu. Khó khăn và thách thức ấy là không hề nhỏ song thiết nghĩ lúc này cần phát huy hết sưc mạnh nội lực và ngoại lực để đảm bảo tốc độ phát triển ổn định và bền vững góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.
Hiện tôi đang sống ở Hải Phòng một thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng. Cũng như những địa phương khác trên cả nước, thực trạng sản xuất lương thực cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Diện tích canh tác trong nông nghiệp ngày càng thu hẹp do tình trạng công nghiệp hóa, đô thị hóa, đất bạc màu không cho năng suất cao, sản xuất lương thực còn manh mún chưa tạp trung, trình độ canh tác chưa cao. Vì vậy thiết nghĩ qua một địa phương cũng là bài học kinh nghiệm cho cả nước, cần quan tâm thích đáng cho phát triển nông nghiệp: quy hoạch đô thị hoặc các khu công nghiệp một cách khoa học tránh lấy đất sản xuất nông nghiệp, đầu tư khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chú trọng phát triển theo chiều sâu…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS- Lê Thông – Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam – NXB đại học Sư Phạm 2002
2. PGS - TS Ông Thị Đan Thanh – Địa lý nông nghiệp - NXB giáo dục 19963. GS Nguyễn Điền –Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ 21 –NXB chính trị quốc gia 1999
4. PGS – TS Phạm Thị Khanh– Phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam- Học Viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 2010
Thông tin các trang Web:
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây thực trạng,giải pháp.doc