Đề tài Sinh kế và thu nhập của các hộ dân sau khi định cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế

Tóm lại, cuộc nghiên cứu đã cố gắng trải rộng trên nhiều hộ dân để tìm hiểu thông tin về cuộc sống của người dân tái định cư, nhưng mặc dù vậy, đề tài vẫn chưa tìm hiểu được hết tất cả các đối tượng tái định cư và các kết quả thu thập được cũng không mang tính đại diện cho tất cả các vấn đề của tất cả các đối tượng tái định cư trên toàn Thành phố. Các kết quả thu thập được của đề tài nhằm đóng góp vào sự hiểu biết chung về những thay đổi trong cuộc sống của người dân tái định cư ở khu tái định cư vạn đò, Hương sơ Kết quả cuộc điều tra các hộ gia đình tái định cư đã cho thấy tái định cư không chỉ đơn thuần là việc đưa một bộ phận, hay một cộng đồng dân cư từ nơi ở này đến nơi ở khác, không chỉ là việc chăm lo chỗ ở cho một bộ phận dân cư bị di dời mà nó còn liên quan đến rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến cuộc sống “hậu tái định cư” của họ. Nhìn chung, có thể thấy đa số các hộ tái định cư mà đề tài nghiên cứu là những hộ tái định cư theo chương trình: nhận nhà liền kế hoặc nhận nhà chung cư. Đa số họ là những người có thu nhập từ thấp đến trung bình, mức sống không cao. Đặc điểm lớn nhất của họ là họ thực hiện quá trình di dời, tái định cư theo kế hoạch và tổ chức của Nhà nước, không có định hướng sau khi tái định cư. Chính vì vậy, họ là những đối cần tượng được hỗ trợ nhiều nhất trong cộng đồng dân di dời và tái định cư. 2. Kiến nghị Đề tài “Sinh kế và thu nhập của các hộ dân sau khi đinh cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế” đã thực hiện được một số kết quả nêu trên góp phần vào việc tìm hiểu sinh kế và thu nhập “hậu tái định cư” của các hộ dân tại đây. Qua đó, nghiên cứu cũng xin đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với Ban quản lý khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế: Khu tái định cư đi vào hoạt đông, đồng nghĩa với hàng ngàn cá nhân sinh sống tại đây thể hiện ra nhu cầu của mình, không chỉ là nhà ở, điều kiện sinh hoạt mà còn vấn đề việc làm, hỗ trợ, ban quản lý khu tái định cư cần lắng nghe ý kiến của người dân kịp ĐẠI

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sinh kế và thu nhập của các hộ dân sau khi định cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trên 3,5 triệu đồng/tháng tăng so với trước tái định nhưng không chiếm tỷ lệ cao. Như vậy, có thể thấy, quá trình tái định cư đã gây ra khá nhiều khó khăn cho người dân. Sau tái định cư, tỷ lệ hộ có thu nhập thấp lại tăng lên, sự thay đổi này rõ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 41 ràng đã cho thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa các hộ dân. Và nếu không có những hỗ trợ phù hợp thì cuộc sống của người dân tái định cư sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và các dự án tái định cư tiếp theo khó có thể tạo được niềm tin nơi người dân để dễ dàng thực hiện. Mức tiền bồi thường Chính sách giải toả, bồi thường, tái định cư được coi là một trong những tác nhân quan trọng tác động đến cuộc sống của người dân sau tái định cư. Nếu không có các chương trình tái định cư, các chính sách giải toả, bồi thường, tái định cư hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn không chỉ cho người dân mà còn tạo khó khăn cho chính quyền và ban quản lý dự án. Vì thế, luôn luôn cần phải coi trọng và xem xét một cách cân nhắc, kỹ càng nội dung của các chính sách tái định cư mà trước hết là các chính sách bồi thường về nhà ở và những tài sản khác cho người dân. Chính sách bồi thường, số tiền bồi thường những mất mát về đất ở, nhà ở và các tài sản khác của người dân có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định cuộc sống của người dân sau tái định cư. Nếu số tiền bồi thường quá ít, người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua nhà mới, xây nhà mới để ổn định cuộc sống. Thực tế khảo sát cho thấy, những hộ dân nhận nhà liền kế thì mỗi một hộ dân ngoài được hỗ trợ 15 triệu đồng thì còn được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền tháo dỡ thuyền đò, những hộ dân sống ở đây được mua nhà với giá đặc biệt là 65 triệu đồng/ 1 căn nhà. Đối với những hộ sống trong chung cư thì đây là những hộ có nguồn gốc là dân vạn đò, họ sống trong những túp lều, căn nhà tạm bợ, chưa đến cấp 4 thì được nhà nước đền bù tài sản từ 20- 50 triệu đồng, tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi căn nhà. Những hộ dân này mua căn hộ không được giá đặc biệt mà được tính theo đơn vị m2, tuỳ theo diện tích và vị trí thì có giá từ khoảng 250-620 triệu đồng. Việc Nhà nước mang đến cho người dân tái định cư những ngôi nhà rộng rãi khang trang nằm trong những khu vực có đầy đủ cơ sở hạ tầng như là một giấc mơ cho người dân. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn. Công việc không ổn định, thu nhập không cao, lại thêm mắc nợ tiền nhà của Nhà nước phải góp hàng tháng hoặc hàng tuần khiến cho tâm lý người dân luôn bất ổn định và cuộc sống càng ngày càng khó khăn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 42 Có thể thấy, đối với số hộ dân thuộc nhóm nhận nhà liền kế, tuy nhận tiền đền bù quá ít nhưng do họ được hưởng chính sách mua nhà với mức giá 65 triệu đồng thì cơ hội để họ có được một cuộc sống ổn định và tốt hơn sau tái định cư là dễ dàng có khả năng. Ngược lại với những hộ dân nhận căn hộ chung cư thì số tiền mua nhà quá lớn so với số tiền bồi thường họ nhận được vì vậy họ hầu như không có cơ hội nào để mở rộng công việc làm ăn, tạo thêm thu nhập. Hơn nữa, họ luôn bị “cái nợ nhà” đeo đẳng khiến cho họ cảm thấy bất an và không được sống thoải mái. 2.3.2.5. Ngữ cảnh dể bị tồn thương Nơi ở mới trung bình cách nơi ở cũ khoảng 4km. Đa số là khoảng cách không xa, 24% số hộ là dưới 3km, từ 3-5 km là 45,3% và 30,7% trên 5km. Một trong những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế Việt Nam và thể theo nguyện vọng người dân không muốn dời xa khỏi nơi ở cũ, thì khoảng cách di dời theo các dự án trong cuộc điều tra nghiên cứu này là khá hợp lý. Toàn bộ 100% các hộ gia đình đều bắt buộc di dời tới nơi ở theo chương trình, không có trường hợp nào rủ nhau vài người quen mua nhà hoặc đất xây nhà, hoặc về sống chung với bà con. Khi di chuyển đến nơi ở mới, đa số các hộ cùng di chuyển với những người hàng xóm cũ, có 66,7% hộ đến nơi ở mới với trên 5 hộ hàng xóm cũ, 29,3% hộ đến nơi ở mới với ít hơn 5 hộ hàng xóm cũ, 4% hộ đi một mình đến nơi ở mới hoặc không biết có hàng xóm cũ cùng về hay không. Khi về nơi ở mới, thì số hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương sở tại chiếm 38,5%, chủ yếu về mặt thủ tục hành chính và hỗ trợ vốn làm ăn và nhận được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm là 6,7%. Sự giúp đỡ hiếm hoi này làm cho người dân tái định cư ở nơi ở mới cảm thấy không bị lạc loài. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 43 2.3.3. Kết quả sinh kế của các hộ dân Vạn Đò tại khu tái định cư Vạn Đò Hương Sơ, Thành phố Huế sau khi định cư 2.3.3.1. Thống kê cảm nhận về cuộc sống của các hộ gia đình sau tái định cư: Bảng 2.18: Cảm nhận của các hộ gia đình về cuộc sống sau tái định cư Tốt hơn Cũng vậy Xấu hơn Tổng Việc làm của các thành viên 12,0% 30,7% 57,3% 100% Thu nhập 9,3% 24,0% 66,7% 100% Việc học hành của con em 62,3% 21,7% 16,0% 100% Nhà ở 92,0% 8,0% 0,0% 100% Các điều kiện sinh hoạt khác 84,0% 10,7% 5,3% 100% (Nguồn: Điều tra hộ tái định cư 2013) Nhìn chung, sau khi tái định cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, các hộ dân đã được cải thiện rất lớn về các mặt “Việc học hành của con em”, “Nhà ở” và “Các điều kiện sinh hoạt khác”. Với tỷ lệ lựa chọn “Tốt hơn” luôn đạt trên 60% đối với việc học hành con em và trên 80% đối với vấn đề nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác. Tuy nhiên, hai vấn đề “Việc làm của các thành viên” và “Thu nhập” lại không được cải thiện mà còn xấu hơn trước kia rất nhiều, lý do có thể vì các hộ dân sau khi lên bờ đã không thích nghi được với cơ chế việc làm hiện nay, với trên 60% các hộ dân đánh giá vấn đề việc làm và thu nhập xấu hơn trước kia, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính quyền các cấp để tháo gỡ tình trạng này, đảm bảo sinh kế và thu nhập lâu dài cho các hộ này. 2.3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cảm nhận về cuộc sống của các hộ gia đình sau tái định cư Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn người dân là chính xác và đúng với thực tế. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số đo lường Cronbach’s Alpha để đánh giá cho mỗi khái niệm nghiên cứu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 44 Thang đo mà tác giả sử dụng được đo lường bằng 5 biến quan sát; “Việc làm của các thành viên”, “Thu nhập”, “Việc học hành của con em”, “Nhà ở”, Các điều kiện sinh hoạt khác”. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được thể hiện trong bảng 2.19. Tác giả tiến hành đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha dựa trên kết quả mẫu điều tra chính thức mà tác giả tiến hành thu thập được, với 75 bảng hỏi hợp lệ trong 80 bảng hỏi đã được sử dụng để phỏng vấn các hộ dân. Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha đối với các khái niệm nghiên cứu mà tác giả đưa ra cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 0,7. Bảng 2.19: Đánh giá độ tin cậy của thang đo cảm nhận của các hộ dân BIẾN Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan tổng biến Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến CẢM NHẬN CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ CUỘC SÔNG SAU TĐC: Cronbach's Alpha = 0,756 Việc làm của các thành viên 9,0933 3,653 0,566 0,703 Thu nhập 9,2800 3,177 0,698 0,797 Việc học hành của con em 9,4667 2,712 0,790 0,771 Nhà ở 9,2133 3,062 0,697 0,788 Các điều kiện sinh hoạt khác 9,5600 3,142 0,565 0,824 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu spss) Ngoài ra, tất cả các biến quan sát còn lại đều có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu sau khi loại biến là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc đánh giá cảm nhận của các hộ dân về cuộc sống sau tái định cư. 2.3.3.3. Kiểm định mối liên hệ giữa các nhóm chương trình tái định cư với cảm nhận của các hộ dân về cuộc sống sau tái định cư. Phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về mức độ đánh giá của các hộ dân thuộc các nhóm chương trình tái định cư khác nhau đến cảm nhận của các hộ dân về cuộc sống của các thành viên sau tái định cư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 45 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định ANOVA về cảm nhận của các hộ dân về cuộc sống của các thành viên sau tái định cư ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Việc làm của các thành viên Between Groups 1.839 1 1.839 7.200 .009 Within Groups 18.641 73 .255 Total 20.480 74 Thu nhập Between Groups 5.093 1 5.093 16.558 .007 Within Groups 22.454 73 .308 Total 27.547 74 Việc học hành của con em Between Groups 2.976 1 2.976 6.314 .064 Within Groups 34.410 73 .471 Total 37.387 74 Nhà ở Between Groups 2.006 1 2.006 5.204 .899 Within Groups 26.474 73 .363 Total 26.480 74 Các điều kiện sinh hoạt khác Between Groups 1.796 1 1.796 3.794 .055 Within Groups 34.551 73 .473 Total 36.347 74 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 46 Như vậy kết quả phân tích ANOVA ở bảng 2.20 có thể sử dụng tốt. Với các mức Sig. > 0,05, nên có thể kết luận không có sự khác biệt về cảm nhận của các hộ dân về cuộc sống của các thành viên sau tái định cư giữa 2 nhóm chương trình tái định cư khác nhau. Lý do của sự không có khác biệt trong đánh giá này là do cả hai chương trình nhận căn hộ chung cư và nhận căn hộ liền kế đều mới được đưa về định cư trong thời gian ngắn, việc ổn định các vấn đề về thu nhập, việc làm không thể nhanh chóng được. Còn các vấn đề còn lại đều có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp nên có sự tương đồng về việc cải thiện cuộc sống ở cả hai nhóm chương trình tái định cư này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 47 Chương 3 ÐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Giải pháp chính Mục tiêu của đề tài không nhằm đi sâu vào việc đề xuất những chính sách liên quan đến bồi thường giải toả tái định cư, nhưng đề tài quan tâm đến việc đề ra những chính sách, những giải pháp liên quan đến sinh kế, các vấn đề liên quan đến sinh kế và thu nhập “hậu tái định cư” của người dân. Đề tài chỉ xem xét các chính sách bồi thường như là một trong những yếu tố gián tiếp tác động đến cuộc sống người dân sau tái định cư. Nếu chính sách bồi thường hợp lý có thể giúp người dân mau chóng ổn định cuộc sống, và ngược lại, chính sách bồi thường bất cập sẽ gây nhiều khó khăn cho người dân tái định cư. Người dân không đủ tiền để mua nhà mới và đầu tư cho công việc làm mới của họ, cũng như các điều kiện sinh hoạt mới như việc học hành của con em. Cũng cần nhắc thêm là đối tượng tái định cư, đa số là người nghèo và thu nhập thấp, thuộc thành phần “dễ bị tổn thương”, chỉ cần một biến động thì cuộc sống họ trở nên khó khăn hơn. Vì thế, từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến những biến đổi trong cuộc sống của các hộ gia đình tái định cư đã phân tích ở phần trên, tác giả đề xuất một số giải pháp cho vấn đề tái định cư hiện nay với mục đích phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau tái định cư. Đây có thể là những giải pháp không mới, là những giải pháp đã được đề cập đến hay cũng có thể đã được thực hiện ở một số dự án, nên mục tiêu của đề tài chủ yếu là nhằm sơ kết và tổng hợp lại những gì người khác đã làm một cách có hệ thống và đồng thời đề xuất những cách thức tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả tốt nhất. Những giải pháp này không chỉ đặt ra cho các cấp chính quyền, mà còn là đối với các đoàn thể và đặc biệt cần kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp hưởng lợi từ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Qua nghiên cứu thì về chính sách, Thành phố đã có những chính sách khá tốt, nhưng việc tổ chức thực hiện, đưa đồng vốn cho vay, mang lại việc làm mới cho người dân còn nhiều khó khăn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 48 3.1.1. Giải pháp cải thiện thu nhập 3.1.1.1. Mô hình tín dụng nhỏ Cần thiết lập một chương trình tiết kiệm và tín dụng nhỏ do một nhóm Công tác xã hội (NXH) chịu trách nhiệm trong việc thành lập và duy trì nhóm tín dụng tiết kiệm (TDTK), đặc biệt vào thời gian đầu khi các nhóm mới thành lập và luôn giám sát sâu sát và giúp đỡ tận tình các nhóm, nhất là khi họ gặp rắc rối. Mô hình tín dụng nhỏ thật sự là một mô hình trợ giúp kinh tế có hiệu quả cho người dân tái định cư nên được tham khảo và ứng dụng vào các dự án phát triển khác. Mô hình này thúc đẩy người dân sử dụng đồng vốn suy nghĩ làm sao cho có hiệu quả hơn và cộng đồng tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay. Nhóm TDTK là một trợ giúp tài chính dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện cho người dân trong cộng đồng tiết kiệm, nhận và hoàn trả các vốn vay nhỏ theo cách tiện lợi. Trong thực tế, các nhóm TDTK đóng một vai trò quan trọng như là một kênh thông tin từ dự án phổ biến đến người dân, giúp họ trở nên tự tin, hiểu biết để quyết định đúng trong chọn lựa tái định cư cho gia đình. Bên cạnh đó, chương trình TDTK cũng phối hợp với các tổ chức quần chúng cung cấp cho các thành viên kiến thức về phòng chống ma túy, bạo lực gia đình, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc y tế cho trẻ em. Cơ chế hoạt động của nhóm TDTK: Theo mô hình này, dân tái định cư và người dân trong các khu nâng cấp đô thị được khuyến khích tiết kiệm tiền trong các nhóm TDTK với vốn khởi đầu từ hỗ trợ của dự án và ngân sách cho nhóm NXH hoạt động. Ngoài ra, vốn cho nhóm TDTK có thể huy động thêm từ các ngân hàng hay các quỹ tín dụng. Mọi thành viên nhóm phải biết và đồng ý các quy định nhóm và có quyền hỏi thông tin về các hoạt động của nhóm mình và có thể hỗ trợ qua lại cho nhau. Về vay vốn: Tiết kiệm được cho vay xoay vòng giữa các thành viên với tỉ lệ tiết kiệm:vốn vay là 50:100. Cỡ vốn vay từ 1-2 triệu đồng, lãi suất là 2%/tháng, thời hạn vay linh động theo thoả thuận giữa các thành viên với nhau. Phương thức trả góp tùy vào tình hình thu nhập của người vay, có thể góp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Việc thu góp nợ vay luôn cố gắng tạo điều kiện tốt cho các thành viên. Mục đích vay rất đa dạng như buôn bán nhỏ, mua phương tiện làm ăn, nâng sửa nền nhà, lắp đặt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 49 đồng hồ điện kế và cấp nước, làm nhà vệ sinh có hầm tự hoại, đóng học phí cho con đến trường, chi phí chăm sóc sức khỏe, làm giấy tờ nhà cửa, trả nợ nặng lãi, và lo chuyện gia đình. Chương trình vừa gởi tiền vào ngân hàng để lấy lãi, hoặc cho vay xoay vòng giữa các thành viên và có lãi trả góp. Tất cả tiền lãi được sử dụng như sau: + 50% tiền lãi (từ lãi gởi ngân hàng (40%) + lãi từ trả góp (60%)): được chia cho các thành viên, cứ 1.000.000 VNĐ thì nhận lãi 30.000/năm VNĐ. + 20%: quản lý phí (bồi dưỡng cho các nhóm trưởng, văn phòng phẩm, tập huấn và tham quan, quỹ dự phòng cho tổng kết năm, khen thưởng...). + 10%: để tăng trưởng vốn và 10% cho dự phòng rủi ro. Về cơ chế quản lý: Những người đồng ý tham gia vào thành viên nhóm sẽ góp tiền để gửi vào tài khoản ở ngân hàng và có thể vay vốn từ TDTK. Khi lượng tiền tiết kiệm đạt được tới 5 triệu đồng, sẽ mở một sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Sẽ có ít nhất hai người (thông thường là nhóm trưởng và thư ký nhóm) thay mặt cho tất cả thành viên mở và duy trì một tài khoản gởi tiết kiệm theo nguyên tắc người đứng tên tài khoản (có thể là trưởng nhóm) thì không được giữ giấy tờ tài khoản trong khi người giữ giấy tờ thì không được là người đứng tên tài khoản. Điều này để ngăn chặn lạm dụng tiết kiệm nhóm và những nguy cơ khiếu nại tranh chấp về sau. Quy chế và quy định nhóm được thông báo cho tất cả thành viên nhóm. Trong chương trình TDTK này, các nhóm trưởng đóng vai trò cốt tử trong việc duy trì và quản lý các nhóm. Các nhóm trưởng nên là những thành viên tích cực và có tinh thần làm việc tự nguyện vì cộng đồng. Mỗi tuần nhóm trưởng nộp tiết kiệm cho Ban Quản lý chương trình TDTK tại UBND phường, còn nhóm viên thì đưa tiền tiết kiệm hàng ngày cho nhóm trưởng của mình. Họp nhóm được tổ chức hàng tháng, vào ngày cuối cùng của tháng để thông báo cho tất cả thành viên về tiền tiết kiệm của mỗi người, tổng tiền tiết kiệm, trả vốn vay, xem xét đề nghị xin vay và bàn bạc, chấp thuận về vốn vay với sự đồng ý của cả nhóm. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho nhóm trưởng và thành viên nhóm như tổ chức các buổi tập huấn cho các nhóm trưởng về quy định vay tín dụng và củng cố các nhóm hoạt động yếu. Tập huấn tạo cơ hội cho các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 50 nhóm trưởng trao đổi kinh nghiệm vận động thành viên, cách thu hồi vốn và giải quyết các tình huống phát sinh trong nhóm. Ngoài ra, việc tổ chức cho các nhóm trưởng có các buổi tham quan học hỏi các chương trình tín dụng khác cũng là một việc làm cần thiết. Đồng thời, cần tổ chức Hội Thảo sơ kết mỗi 6 tháng để rút kinh nghiệm và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động. Nhóm trưởng các nhóm TDTK cũng có thể đóng vai trò là cầu nối giữa ban quản lý dự án và người dân trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến việc di dời và tái định cư cho người dân. Vì thế, có thể tạo điều kiện cho các nhóm trưởng thuộc khu vực di dời cùng các Tổ trưởng dân phố tham dự những buổi tiếp xúc với các chuyên gia dự án để họ cơ hội nắm bắt tình hình hoạt động và những thông tin về tiến trình bồi thường, di dời, cách bốc thăm nền đất và chung cư để giải thích lại cho các hộ dân trong các buổi họp hàng tháng. Các hình thức tín dụng: chương trình TKTD nên có các tiểu chương trình tín dụng để đáp ứng nhu cầu phù hợp với từng dự án và đồng thời có thể hỗ trợ tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Đó là: 1) Tín dụng tăng thu nhập: Mục tiêu là xây dựng và phát triển một chương trình tín dụng vi mô, bền vững dựa trên tiết kiệm ban đầu của người dân trong khu vực dự án và sự hỗ trợ một phần vốn và kỹ thuật của Ban Quản lý dự án. Thông qua đó để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao năng lực, tính tự lực và sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa người dân. 2) Tín dụng hạ tầng cơ sở: Mục tiêu là để giúp các hộ dân nghèo trong diện nâng cấp giảm bớt khó khăn trong việc cải thiện hạ tầng cơ sở, trước hết là chi phí lắp đặt đồng hồ điện nước, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của dự án. Ban quản lý chương trình TKTD địa phương sẽ là cơ quan xét duyệt và theo dõi vốn vay. 3) Tín dụng tạo việc làm: Mục tiêu là tạo cơ hội việc làm cho những người lao động đang thất nghiệp thuộc khu vực bị tác động bởi dự án có thể có được một công việc tương đối ổn định để họ có thể cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình nhằm góp phần ổn định đời sống tại nơi ở mới sau khi di dời, có thể bằng cách cụ thể là thông qua việc hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn tái định cư có nhu cầu mở rộng sản xuất và thu nhận lao động. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 51 3.1.1.2. Vấn đề đào tạo nghề cho người tái định cư Như đã phân tích ở các phần trước, vấn đề đào tạo nghề cho người tái định cư có nhiều khó khăn từ cả hai phía: nhà (trường) đào tạo và người được đào tạo. Tuy nhiên nếu không được đào tạo nghề mới thì người tái định cư khó có cơ hội tìm một việc làm mới. Việc để người dân tự chuyển đổi ngành nghề chỉ có thể giải quyết cho một bộ phận nhỏ, việc chuyển đổi việc làm này mang tính tạm bợ. Giải pháp cho vay tiền để đi học nghề cũng không hiệu quả nếu không đi kèm việc định hướng nhu cầu thị trường và giới thiệu việc làm. Đây là một quy trình tương đối lâu dài về mặt thời gian và phải được tổ chức thực hiện, kèm cặp người lao động từng bước. Sau đây là một số kiến nghị về một số giải pháp cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân tái định cư như sau: Thứ nhất, cần thành lập một Tổ chuyên trách trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (ở cấp phường là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) làm đầu mối thực hiện các chức năng sau: + Tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về việc làm cho người dân tái định cư. Giải thích về những hỗ trợ của Nhà nước mà họ sẽ được hưởng từ Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất. + Liên hệ với các Trường dạy nghề để giới thiệu người tái định cư đến học. + Phối hợp với các đơn vị có chuyên môn để tổ chức các khóa học về kỹ năng làm việc. Thứ hai, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân tái định cư: Ủy ban nhân dân phường Hương Sơ, nơi có người tái định cư đang sinh sống lập danh sách những người thuộc diện tái định cư trên địa bàn mình quản lý (bao gồm cả những người tái định cư theo chương trình và những người tái định cư tự do) hiện vẫn chưa có việc làm đang có nhu cầu tìm việc hoặc đã chuyển đổi sang việc làm mới những không thỏa mãn. Thứ ba, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của các đối tượng cụ thể trên mà áp dụng các chính sách Nhà nước để giải quyết hợp lý: + Đối với những người cần cung cấp thông tin về thị trường lao động, giới thiệu việc làm: hướng dẫn họ tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng để họ tiếp ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 52 cận với thị trường lao động, thông tin cho họ các cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất tại địa phương nơi họ sẽ đến. + Đối với những người có nhu cầu đào tạo nghề: giới thiệu đến học tại các Trường dạy nghề ngắn hạn hoặc dài hạn trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành đoàn Tp Huếcó uy tín (nơi thuận tiện cho việc đi lại của người tái định cư); các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp nơi có đào tạo nghề gắn với làm việc để họ đến học và làm việc. + Đối với những người có nhu cầu nâng cao kỹ năng hoặc muốn tự mình kinh doanh: huấn luyện những kỹ năng làm việc và kinh doanh (pháp luật về kinh doanh, tổ chức việc làm), hướng dẫn các thủ tục vay vốn. Cuối cùng là tăng cường kinh phí hỗ trợ cho việc đào tạo nghề cho người tái định cư, tăng cường vốn cho vay để học nghề dài hạn, đặc biệt với đối tượng thanh niên. Gắn việc dạy nghề với việc giới thiệu việc làm. 3.2. Một số giải pháp khác Bên cạnh hai giải pháp đặc thù chuyên biệt đã nêu trên, chúng tác giả xin kiến nghị một số giải pháp khác dựa trực tiếp trên những nhu cầu và nguyện vọng của người dân tái định cư mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được qua điều tra khảo sát và qua các cuộc thảo luận nhóm. Những giải pháp này sẽ giúp cho cuộc sống “hậu tái định cư” của người dân được thoải mái hơn và ổn định hơn. 3.2.1. Về vấn đề nhà ở Các chính sách tái định cư của Thành phố Huế luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người dân tái định cư. Vì thế, sau tái định cư, hầu hết các hộ tái định cư theo chương trình (đặc biệt là các hộ nghèo) đều có được những ngôi nhà chất lượng tốt hơn và khang trang hơn. Họ không còn phải chịu cảnh dột nát hay ngập lụt như trước kia nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải lo về ngôi nhà mới của họ như vấn đề nợ tiền nhà, vấn đề giấy tờ chủ quyền nhà và chất lượng nhà ở, Trước những khó khăn này của người dân nghèo tái định cư, đề tài mạnh dạn đề nghị các cơ quan hữu trách: cần phải tạo nhiều điều kiện để hỗ trợ cho cuộc sống của các hộ nghèo, phải có những chính sách, chương trình (kêu gọi các tổ chức phi chính phủ hay là những tổ chức từ thiện của người dân trong địa phương) để giúp họ có thể thoát khỏi hộ nghèo và dễ dàng cải thiện được cuộc sống của mình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 53 3.2.2. Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất xã hội tại các khu vực tái định cư Khảo sát cho thấy, cơ sở hạ tầng ở khu vực Hương Sơ đều rất tốt, đường sá sạch đẹp, điện nước ổn định, tuy nhiên vấn đề đặt ra là những con đường giao thông trực tiếp dẫn đến nơi này lại là những con đường khá lầy lội và không đảm bảo an toàn, hơn nữa, một số nơi tái định cư chưa đáp ứng đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hoá, xã hội của người dân. Vì thế, đề tài kiến nghị Ban quản lý các dự án phát triển cũng như các cơ quan hữu trách cần: - Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng trong khu vực tái định cư đồng thời quan tâm đến cả những yếu tố như các tuyến đường giao thông dẫn đến khu vực tái định cư. Đây có thể là công việc mà Nhà nước và nhân dân cùng làm. - Phải chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất xã hội cho người dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ: chợ, trường học với đủ các cấp học, các trung tâm sinh hoạt văn hoá tôn giáo, đường dây điện thoại hay trạm xe buýt, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sống ổn định tại đây. 3.2.3. Về khoảng cách di dời Mặc dù trong cái nhìn lý tưởng, quá trình giải toả, di dời, tái định cư nên gắn với mục tiêu dãn dân ra vùng ngoại thành, tạo sự thông thoáng và trật tự nhất định cho nội thành Thành phố. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy, tại các khu vực Hương So vẫn chưa được xây dựng đầy đủ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, ở đây dân cư vẫn còn thưa thớt nên cơ hội việc làm cũng như cơ hội làm ăn buôn bán ở các khu vực này cũng không có nhiều, khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong công việc làm ăn, thu nhập bị giảm sút. Thêm nữa là tâm lý người dân thường không muốn bị di dời quá xa nơi ở cũ, họ vẫn muốn ở gần để có thể tiếp cận được với những dịch vụ vốn rất quen thuộc với họ từ trước tới nay. Từ những kết quả khảo sát được từ thực tế như thế, nhóm nghiên cứu đề xuất: Các cơ quan hữu trách và ban quản lý các dự án cần nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, và chuẩn bị sẵn các cơ hội việc làm với những ưu tiên tuyển dụng dành cho người tái định cư để giảm đến mức thấp nhất những xáo trộn, những khó khăn mà họ gặp phải. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 54 3.2.4. Về vai trò của chính quyền địa phương Chính quyền địa phương nơi đến có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ, hỗ trợ người dân tái định cư ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, thực tế chính quyền địa phương phường Hương Sơ vẫn chưa làm tốt các chức năng của mình trong việc quan tâm, chăm sóc những người dân tái định cư mới đến. Người dân tái định cư chưa chưa được hưởng những sự chăm sóc như: bảo hiểm y tế, xoá đói giảm nghèo, tiêm chủng phòng bệnh,.Vì thế, đề tài kiến nghị: Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong chính quyền địa phương các khu vực tái định cư để nâng cao hiệu quả quản lý và chăm lo đời sống nhân dân. Đặc biệt, Thành phố cần giúp đỡ đầu tư thêm một số công trình hạ tầng cho các khu vực được bố trí tiếp nhận dân tái định cư từ các dự án phát triển. 3.2.5. Về vai trò của các nhà đầu tư Mặc dù trên nguyên tắc các doanh nghiệp đã thương lượng với người dân việc bồi thường đất nhưng thực tế cho thấy, người dân cũng còn nhiều khó khăn nhất định. Lợi nhuận từ kinh doanh nhà đất cần được “điều tiết” thêm để người dân giảm bớt được những thiệt thòi. Nhóm nghiên cứu đề nghị các doanh nghiệp nên tham gia giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm mới cho người dân tái định cư. Những giúp đỡ này không nặng về phần vật chất mà cần giúp đỡ điều kiện, phương tiện cho người dân ổn định cuộc sống. Chủ đầu tư nhất thiết phải tham gia giúp đỡ người dân tái định cư thông qua việc quan tâm xây dựng hoành chỉnh cơ sở hạ tầng như trường học các cấp và hướng dẫn, gợi ý về những định hướng việc làm mới cho người dân. Nên quan niệm rằng đây không chỉ là một cuộc mua bán sòng phẳng mà người dân, trong một hoàn cảnh nhất định đã phải di dời chỗ ở của mình và thậm chí phải thay đổi cả công ăn việc làm của mình và cả việc học hành con em và nhiều mặt khác trong cuộc sống thường ngày của họ. Chính quyền cần thể chế hóa những giúp đỡ này để doanh nghiệp thấy rõ trách nhiệm của mình hơn và tham gia đóng góp đồng đều. Như vậy, có thể thấy cuộc sống “hậu tái định cư” của các hộ gia đình còn gặp khá nhiều khó khăn và khả năng phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống sau tái định cư là khá khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức, vốn liếng và thời gian. Nguyên nhân của vấn đề này là do các dự án, các chương trình tái định cư chỉ mới quan tâm chăm lo cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 55 vấn đề nhà ở của người dân mà chưa chú trọng đến những yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường khác. Chính vì thế các dự án đã không đưa ra những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ toàn diện cho người dân tái định cư. Thiết nghĩ khi mỗi dự án được đề ra, trước hết cần có các cuộc điều tra xã hội học để tìm hiểu đầy đủ thông tin kinh tế xã hội và nguyện vọng của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án để có thể có những chính sách bồi thường, giải toả và tái định cư thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện các cuộc nghiên cứu, theo dõi, điều tra lặp trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm để nắm được rõ hơn cuộc sống “hậu tái định cư” của người dân, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn họ đang gặp phải trong cuộc sống này để kịp thời giúp đỡ họ, đồng thời để rút kinh nghiệm cho các dự án sau có những chuẩn bị ban đầu tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn của người dân. Hơn nữa, các dự án cũng nên quan tâm đến vai trò của các nhân viên công tác xã hội (tác viên cộng đồng) như là những cầu nối giữa Ban quản lý dự án và người dân để giúp giải quyết thấu đáo những vấn đề, những khúc mắc giữa hai bên. Đồng thời, cần thành lập một cơ quan chuyên trách về “Hậu tái định cư” bao gồm các nhân viên công tác xã hội, là những người có kỹ năng đi sâu sát vào tình hình cuộc sống của người dân, để theo dõi cuộc sống các hộ gia đình sau tái định cư về tất cả các mặt như: kinh tế, giáo dục con em, điều kiện sinh hoạt, và tất cả các vấn đề khác. Mục đích hoạt động của cơ quan này không chỉ là nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn người dân tái định cư gặp phải trong cuộc sống ở nơi ở mới, mà còn là đưa ra những kiến nghị, những đề xuất xây dựng chương trình tái định cư cho các dự án tiếp theo để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại và những khó khăn cho người dân tái định cư. 3.3. Lập ra quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm Thành phố cần thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người sau khi tái định cư, sau đây gọi tắt là Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm. 3.3.1. Đối tượng được hỗ trợ của Quỹ Là hộ có đất bị thu hồi; có hộ khẩu thành phố hoặc gốc thành phố hoặc có đủ điều kiện nhập hộ khẩu thành phố theo quy định được ban bồi thường giải phóng mặt bằng được đưa vào danh sách hộ dân được đền bù giải tỏa theo từng dự án quy hoạch được duyệt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 56 3.3.2. Mục tiêu hỗ trợ - Học văn hóa – đào tạo và giải quyết việc làm (hỗ trợ không hoàn lại): Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hỗ trợ đang theo học từ bậc tiểu học, trung học, cao đẳng hoặc đại học. Người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề và đào tạo nghề tại doanh nghiệp (dưới 12 tháng), trung học chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm. - Vay vốn tự sản xuất – kinh doanh tạo việc làm. 3.3.3. Nội dung hỗ trợ của Quỹ 3.3.3.1. Hỗ trợ đào tạo (không hoàn lại) Giáo dục: - Học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12), đang học tại các trường công lập và ngoài công lập được quỹ hỗ trợ học phí và tiền cơ sở vật chất trường học trong thời gian không quá 3 năm. - Đối tượng đang theo học cao đẳng, đại học theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo được quỹ hỗ trợ 50% học phí cho thời gian học còn lại nhưng không quá 3 năm và chỉ hỗ trợ cho 1 ngành học của bậc cao đẳng hoặc đại học đang học. Nhận giấy đề nghị hỗ trợ học phí tại Ủy ban nhân dân phường xã để được hướng dẫn cụ thể. Học nghề:  Đối tượng học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp tại các cơ sở dạy nghề được quỹ hỗ trợ.  Đối tượng học nghề tại các doanh nghiệp sản xuất và ký hợp đồng sau khi đào tạo: 3.3.3.2. Cho vay vốn giải quyết việc làm:  Điều kiện cho vay: Có nhu cầu vay, có tay nghề phù hợp và sức lao động để thực hiện vốn vay.  Thủ tục vay: vay theo hộ hoặc theo nhóm hộ; làm đơn đề nghị vay (theo mẫu). Nhận đơn tại phòng lao động thương binh và xã hội, nơi người dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú sau khi bị thu hồi đất để được hướng dẫn cụ thể. Những giải pháp chính sách về hỗ trợ sau tái định cư không phải là không đầy đủ, mà vấn đề là làm sao tổ chức thực hiện, đưa các biện pháp hỗ trợ đó thật sự đến từng người dân cần thiết. Việc cầm tay chỉ việc như vậy, đòi hỏi một đội ngũ nhân viên xã hội để hỗ trợ người dân với thời gian ít nhất từ 2-3 năm ở nơi ở mới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 57 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mặc dù tái định cư là một hiện tượng khá mới mẻ, mới chỉ diễn ra trong một vài năm gần đây ở Thành phố Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, nhưng cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học tìm hiểu về vấn đề này. Tương tự như các đề tài nghiên cứu trước, công trình nghiên cứu “Sinh kế và thu nhập của các hộ dân sau khi đinh cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế” cũng nghiên cứu đời sống “hậu tái định cư” của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi dự án, theo các diện tái định cư theo chương trình của Nhà nước (nhận nhà liền kế và nhận nhà chung cư). Đề tài cũng tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân như: việc làm và thu nhập của người dân, việc học hành của con em hộ tái định cư, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác, mối quan hệ với cộng đồng dân cư nơi ở mới và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Từ những khía cạnh nghiên cứu trên, đề tài cũng đã thu thập được những kết quả tương tự như các công trình nghiên cứu trước (điển hình là đề tài nghiên cứu: “Đời sống xã hội của người dân thuộc diện tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp” do PGS.TS. Phan Huy Xu làm chủ nhiệm đề tài), ví dụ như: người dân tái định cư theo chương trình có điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh hoạt tốt hơn trước tái định cư, nhưng họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tại nơi ở mới và thu nhập giảm sút, và người dân nhận được rất ít sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nơi ở mới. Tuy nhiên, bên cạnh những nét tương đồng đó, đề tài nghiên cứu này còn có khá nhiều điểm mới và khác so với các công trình nghiên cứu trước. Đề tài không chỉ dừng lại ở việc khảo sát thực trạng sinh kế, thu nhập của người dân tái định cư bằng các câu hỏi cảm nhận chủ quan của người trả lời về những thay đổi trong cuộc sống của họ sau tái định cư, mà đề tài còn cố gắng đặt ra những câu hỏi mang tính định lượng khách quan để có thể khảo sát sâu hơn và chính xác hơn những thay đổi này. Đề tài cũng cố ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 58 gắng tìm hiểu hầu hết tất cả các nguyên nhân của những biến đổi trong đời sống người dân, và phân tích cặn kẽ các nguyên nhân đó để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và thích hợp cho từng vấn đề cụ thể. Tóm lại, cuộc nghiên cứu đã cố gắng trải rộng trên nhiều hộ dân để tìm hiểu thông tin về cuộc sống của người dân tái định cư, nhưng mặc dù vậy, đề tài vẫn chưa tìm hiểu được hết tất cả các đối tượng tái định cư và các kết quả thu thập được cũng không mang tính đại diện cho tất cả các vấn đề của tất cả các đối tượng tái định cư trên toàn Thành phố. Các kết quả thu thập được của đề tài nhằm đóng góp vào sự hiểu biết chung về những thay đổi trong cuộc sống của người dân tái định cư ở khu tái định cư vạn đò, Hương sơ Kết quả cuộc điều tra các hộ gia đình tái định cư đã cho thấy tái định cư không chỉ đơn thuần là việc đưa một bộ phận, hay một cộng đồng dân cư từ nơi ở này đến nơi ở khác, không chỉ là việc chăm lo chỗ ở cho một bộ phận dân cư bị di dời mà nó còn liên quan đến rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến cuộc sống “hậu tái định cư” của họ. Nhìn chung, có thể thấy đa số các hộ tái định cư mà đề tài nghiên cứu là những hộ tái định cư theo chương trình: nhận nhà liền kế hoặc nhận nhà chung cư. Đa số họ là những người có thu nhập từ thấp đến trung bình, mức sống không cao. Đặc điểm lớn nhất của họ là họ thực hiện quá trình di dời, tái định cư theo kế hoạch và tổ chức của Nhà nước, không có định hướng sau khi tái định cư. Chính vì vậy, họ là những đối cần tượng được hỗ trợ nhiều nhất trong cộng đồng dân di dời và tái định cư. 2. Kiến nghị Đề tài “Sinh kế và thu nhập của các hộ dân sau khi đinh cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế” đã thực hiện được một số kết quả nêu trên góp phần vào việc tìm hiểu sinh kế và thu nhập “hậu tái định cư” của các hộ dân tại đây. Qua đó, nghiên cứu cũng xin đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với Ban quản lý khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế: Khu tái định cư đi vào hoạt đông, đồng nghĩa với hàng ngàn cá nhân sinh sống tại đây thể hiện ra nhu cầu của mình, không chỉ là nhà ở, điều kiện sinh hoạt mà còn vấn đề việc làm, hỗ trợ, ban quản lý khu tái định cư cần lắng nghe ý kiến của người dân kịp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi 59 thời, khắc phục nhanh chóng các hư hỏng, khó khăn về điều kiện sinh hoạt, đề đạt lên cấp trên nhứng ý kiến về việc làm và cải thiện việc làm cho người dân. Cần đi sâu vào cuộc sống của người dân để nắm bắt, nhận ra điểm yếu, chưa tốt trong cuộc sống mà đặc biệt là vấn đề sinh kê và thu nhập để báo cáo kịp thời cho cơ quan ban ngành. Đối với chính quyền địa phương: Liên kết, tìm các cơ hôi, nhà tài trợ về các chương trình đào tạo nghề và đảm bảo việc làm sau khi học nghề cho người dân, thực hiện đầy đủ và có ưu đãi riêng về chính sách vay vốn cho hộ nghèo, cận nghèo tại khu tái định cư vạn đò Hương Sơ. Khắc phục nhanh chóng nhứng hư hỏng của công trình, tránh trường hợp các hộ dân tự ý sửa chữa, gây mất an toàn và tốn kém. Chính quyền địa phương cần tăng cường các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao để kết nối người dân ở khu tái định cư và người dân đã định cư tại phường Hương sơ trước đây. Đảm bảo ưu đãi về vấn đề giáo dục cho con em các hộ dân tái định cư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Văn Xuân – Hồ Văn Minh (2009), Sinh kế người dân Thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo. 2. Nguyễn Văn Toàn – Trương Tấn Quân – Trần Văn Quang (2012), Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hoà, tỉnh Quảng Trị. 3. Đặng Văn Thanh (2009), Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc. 4. Phạm Minh Hạnh (2009), Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 5. Vũ Huy Phúc (2009), Điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân 5 xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 6. Khúc Thị Thanh Vân (2008), Ảnh hưởng của chính sách tái định cư đến đời sống người dân sau tái định cư. 7. Trần Thị Lê Tâm (2012), Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB. Cải thiện môi trường đô thị miền Trung Việt Nam ( Dự án ADB) 8. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê 9. Báo cáo đầu tư: Dự án “ Định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò Thành phố Huế” 10. Danh mục website: www.thuathienhue.gov.vn – “Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trọng điểm định cư dân vạn đò sông Hương và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” – “Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần chú ý đến cuộc sống, sinh kế của người dân sau tái định cư” - “Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế” – “Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi PHIẾU KHẢO SÁT ĐẠI HỌC KINH TẾ Mã số bảng hỏi:. ĐẠI HỌC HUẾ BẢNG HỎI CÁ NHÂN Kính chào Ông (Bà). Tôi là sinh viên năm cuối đến từ lớp K43A – Kế Hoạch Đầu Tư - Trường Đại học Kinh Tế Huế. Hiện nay, tôi đang thực tập tại Phòng Quản Lý Đô Thị - Thành Phố Huế với đề tài: “Sinh kế và thu nhập của các hộ dân tại khu tái định cư Vạn Đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế”. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá lại sinh kế và thu nhập của các hộ dân tại khu tái định cư Vạn Đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế hiện nay. Qua đó, nêu lên được thực trạng cuộc sống và giải pháp cải thiện sinh kế, thu nhập cho đối tượng này. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ông (Bà) theo mẫu bên dưới. Tôi xin cam kết mọi thông tin của Ông (Bà) sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết: PHẦN I: THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH Câu 1: Ông (Bà) tái định cư theo chương trình nào: 1. Nhận căn hộ chung cư 2. Nhận nhà liền kề ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi Câu 02: Thông tin về tất cả mọi ngươì đang cùng chung sống trong hộ gia đình (Khoanh tròn số thứ tự người được phỏng vấn, người được phỏng vấn phải là người nắm thông tin gia đình) Số TT Tên (bắt đầu ghi từ người chủ hộ) Quan hệ với chủ hộ 1. Chủ hộ 2. Vợ chồng 3. Con 4. Cha mẹ 5. Ông bà 6. Cháu 7. Khác 8. Không Giới tính 1. Nam 2. Nữ Năm sinh (ghi 4 số) Chỉ hỏi những người sinh từ 2000 trở về trước (13 tuổi trở lên) Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn 1. Không có 2. CNKT 3. TH/CĐ 4. ĐH 5. Trên ĐH Tình trạng hoạt động 1. VL ổn định 2. VL bấp bênh 3. Không có VL 4. Đi học 5. Nội trợ 6. Mất sức/già Việc làm chính (1) (ghi theo các mã ngành nghề cột bên dưới) Lớp học xong Đối tượng sinh từ năm 1988 trở về sau bỏ học do: 1. TĐC 2. Khác 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 1 2 3 4 5 6 7 8 Ghi chú: 1. Nông nghiệp ; 2. CN, TTCN3. Xây dựng ; 4. Buôn bán ; 5. Vận chuyển ; 6. Dịch vụ ; 7. HC sự nghiệp ; 8. Ghi cụ thể ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi (1) Chỉ áp dụng cho người đang làm việc. Câu 2.9: Tổng số nhân khẩu trong hộ hiện nay là: ..................................... Câu 03: Gia đình Ông (Bà) sinh sống ở khu vực nào trước đây: ................ Câu 04: Nơi ở hiện nay cách bao xa nơi ở cũ: ..................................... km) Câu 05: Xin Ông/bà cho biết lí do chính vì sao Gia đình Ông/bà chọn nơi này để chuyển về:  Do chương trình tái định cư bố trí  Do người cùng xóm cũ rủ về ở chung  Do có bà con, bạn bè ở tại nơi này  Do kinh tế (nhà đất rẻ)  Lý do khác: ............................................................................................... ....................................................................................................................... Câu 06: Nếu nhà ở này mua lại từ chương trình TĐC thì :  Tiền bồi thường bao nhiêu: .....................................................................  Tiền mua nhà/xây nhà bao nhiêu: ............................................................ Câu 07: Có ai hàng xóm cùng về ở cùng khu với gia đình mình không?  Có một số hộ (từ 5 hộ đến 10 hộ)  Có vài hộ (<5 hộ)  Không có ai  Không biếtĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi PHẦN II. VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM ĂN A– Phần này hỏi những người đang làm việc Tên Câu 1: Số thứ tự trong phiếu hộ Câu 2: Do tái định cư, người này có thay đổi việc làm không 1. Không 2. Có 1. Không 2. Có 1. Không 2. Có 1. Không 2. Có 1. Không 2. Có Câu 3: Nếu có thì từ lần đầu sang lần cuối:(ghi cụ thể) 1. Nông nghiệp 2. CN, TTCN 3. Xây dựng 4. Buôn bán 5. Vận chuyển 6. Dịch vụ 7. HC sự nghiệp 8. Ghi cụ thể:. Từ Sang....... Từ. Sang......... Từ. Sang......... Từ. Sang......... Từ. Sang......... Câu 4: Trước khi TĐC thì thu nhập bao nhiêu (đồng/tháng)? Câu 5: Sau khi TĐC thì thu nhập bao nhiêu (đồng/tháng)? Câu 6: Gia đình Ông/bà có sở hữu các máy móc, dụng cụ sản xuất nào trong gia đình không (ghi cụ thể loại và số lượng): ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi B. Điều kiện làm ăn của hộ gia đình: (Phần này chỉ hỏi những hộ gia đình làm ăn cá thể và/hoặc làm chủ cơ sở) Trước khi tái định cư Hiện nay Câu 7: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (nếu có): (m2) Diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp : (m2) Câu 8: Diện tích mặt bằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp (nếu có) (m2) Diện tích mặt bằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp : . (m2) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi PHẦN III. NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT A. Điều kiện nhà ở và khu vực cư trú Trước Tái định cư Sau Tái định cư Câu 1: Sở hữu nhà ở của gia đình là: 1. Sở hữu cá nhân 2. Ở nhờ Sở hữu nhà ở của gia đình là: 1. Sở hữu cá nhân, trả một lần 2. Sở hữu cá nhân, trả góp 3. Nhà thuê 4. Ở nhờ Câu 2: Tình trạng giấy tờ nhà (Thuyền, đò) 1. Có sổ hồng 2. Có sổ đỏ’; 3. Giấy chứng nhận phường/xã/quận Tình trạng giấy tờ nhà 1. Có sổ hồng 2. Có sổ đỏ 3. Giấy chứng nhận phường/xã/quận 4. Chưa có giấy tờ Câu 3: Diện tích đất ở: m2 Diện tích đất ở: m2 Câu 4: Kết cấu loại nhà (Thuyền (đò)) 1. Kiên cố 2. Bán kiên cố 3. Tạm bợ Kết cấu loại nhà 1. Kiên cố 2. Bán kiên cố 3. Tạm bợ Câu 5: Tình trạng nhà ở (Thuyền đò): 1. Tốt 2. Ở tạm được 3. Hư hỏng, dột nát Tình trạng nhà ở: 1. Tốt 2. Ở tạm được 3. Hư hỏng, dột nát B. Điều kiện cấp điện, nước, vệ sinh Câu 6: Có bị ngập nước trong mùa mưa không? 1. Không 2. Có Có bị ngập nước trong mùa mưa không? 1. Không 2. Có Câu 7: Gia đình có nhà vệ sinh riêng không? 1. Không 2. Có Gia đình có nhà vệ sinh riêng không? 1. Không 2. Có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi Câu 8: Gia đình có đồng hồ điện riêng không? 1. Không 2. Có Gia đình có đồng hồ điện riêng không? 1. Không 2. Có Câu 9: Gia đình có đồng hồ nước riêng không? 1. Không 2. Có Gia đình có đồng hồ nước riêng không? 1. Không 2. Có Câu 10: Nếu không dùng nước máy, thì dùng nguồn nước nào? 1. Giếng 2. Mua nước máy Nếu không dùng nước máy, thì dùng nguồn nước giếng có tốt không 1. Không 2. Có PHẦN IV. GIÁO DỤC (Hỏi về những người từ 6 – 18 tuổi) Tên Câu 1: Số thứ tự trong phiếu hộ Câu 2: Khi đến đây con em của ông bà có thay đổi trường học không? 1. Không (nếu không thì chuyển phần V) 2. Có Câu 3: Nếu có thay đổi trường học thì do: 1. TĐC 2. Khác Câu 4: Nếu có thay đổi trường học thì thủ tục như thế nào? 1. Rất thuận tiện 2. Thuận tiện 3. Bình thường 4. Khó khăn 5. Rất khó khăn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi Câu 5: Việc đi học (khoảng cách) của các thành viên so với trước TĐC như thế nào? (chỉ hỏi khi có thay đổi trường học) 1. Rất thuận tiện hơn 2. Thuận tiện hơn 3. Bình thường 4. Khó khăn hơn 5. Rất khó khăn hơn PHẦN V. ĐÀO TẠO Câu 1: Hiện nay trong gia đình có ai đang học nghề không? 1. Không (nếu không thì chuyển sang hỏi câu 09) 2. Có (liệt kê tên những người đang học nghề vào bảng bên dưới) Tên Câu 2: Số thứ tự trong phiếu hộ Câu 3: Đang học nghề gì 1. Dịch vụ (cụ thể:) 2. Thương mại () 3. Sản xuất (..) 4. Văn phòng (..) Câu 4: Thời gian học nghề bao nhiêu lâu Câu 5: 1. 3 tháng 2. 6 tháng 3. 9 tháng 4. 1 năm Câu 6: Mục đích học nghề để làm: 1. Làm ở doanh nghiệp (thuê) 2. Tự mình tạo việc làm 3. Khác:.. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi Câu 7: Những người học nghề hiện nay đã có việc làm chưa? 1. Không 2. Có Câu 8: Sau khi học nghề, thì thành viên đó cần: 1. Vay vốn để mở mang công việc 2. Thông tin thị trường 3. Giúp đỡ thủ tục hành chánh 4. Khác: Câu 9: Những thành viên nào có nguyện vọng học nghề liệt kê vào bảng bên dưới: Tên Muốn học nghề gì? .. .. .. PHẦN VII. Ý KIẾN VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA GIA ĐÌNH Câu 1: Theo cảm nhận của ông bà thì cuộc sống gia đình tái định cư: Lý do Tốt hơn Cũng vậy Xấu hơn Câu 1.1:Việc làm của thành viên Câu 1.2: Thu nhập Câu 1.3: Việc học hành của con em Câu 1.4: Nhà ở Câu 1.5: Các điều kiện sinh hoạt khác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Châu Lê Xuân Thi Câu 2: Những chính sách mà gia đình đang được hưởng là: 1. Hổ trợ học bổng cho con em học nghề, học chữ 2. Bảo hiểm y tế 3. Hổ trợ vốn làm ăn, vay tín dụng 4. Không có hưởng gì cả 5. Khác: .............................................................................................. Câu 3: Ngoài những chính sách hổ trợ của nhà nước thì gia đình ông bà còn được hưởng sự giúp đỡ từ nguồn nào khác không? 1. Từ xứ đạo, từ nhà chùa, từ các tổ chức tôn giáo 2. Từ khu phố, các đoàn thể địa phương 3. Từ các tổ chức phi chính phủ (như vay tín dụng) 4. Từ các tổ chức cộng đồng dân tộc (Hoa, Chăm,) 5. Khác: .............................................................................................. 6. Không có Câu 4: Theo ông bà thì hiện nay, cuộc sống gia đình đã ổn chưa? 1. Đã ổn định, còn khá hơn trước 2. Tạm ổn định, bằng cuộc sống trước kia 3. Chưa ổn định, nhưng tình hình ngày càng cải thiện 4. Chưa ổn định, còn nhiều khó khăn Xin cám ơn ông/bà đã vui lòng trả lờiĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchau_le_xuan_thi_8995.pdf
Luận văn liên quan