Tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ sản xuất.
Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ nông dân, tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Giá cả nông sản thường biến động nhanh, nông hộ cần thường xuyên theo dõi thông tin về giá cả. Ngoài ra, cũng cần đầu tư kho dự trữ và khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để có thể trữ sản phẩm được nhiều ngày nhằm tranh thủ khi giá cao thì bán sản phẩm.
Tham gia, thành lập hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định.
Đa số hộ sử dụng giống địa phương và giống nhà, do đó cần thay đổi và nên sử dụng giống có nguồn gốc để tránh tình trạng thoái hóa giống có thể xảy ra.
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4144 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - Khoai và mô hình luân canh lúa - Bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i có 5 chủ hộ (chiếm 25%), mô hình lúa - bắp có 5 chủ hộ (chiếm 25%). Còn lại không biết chữ, mô hình lúa - khoai có 5 chủ hộ (chiếm 25%), mô hình lúa - bắp có 4 chủ hộ (chiếm 20%).
Bảng 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ theo hai mô hình canh tác
Trình độ học vấn
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Không biết chữ
5
25,0
4
20,0
9
22,5
Cấp 1
5
25,0
5
25,0
10
25,0
Cấp 2
6
30,0
6
30,0
12
30,0
Cấp 3
4
20,0
5
25,0
9
22,5
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.1.2 Thông tin về nông hộ
4.1.2.1 Số nhân khẩu trong gia đình
Qua Bảng 4.3 cho thấy, số nhân khẩu trong một nông hộ dao động từ 3 - 8 người. Phần lớn nông hộ có số nhân khẩu từ từ 4 - 6 người (18 hộ, chiếm 45%), kế đến là các hộ có số nhân khẩu trên 6 người (14 hộ, chiếm 35%), còn lại là các hộ có số nhân khẩu dưới 4 người (8 hộ, chiếm 20%).
Đối với mô hình lúa - khoai có 9 hộ có số nhân khẩu trên 6 người (chiếm 45%), kế tiếp là có 8 hộ có số nhân khẩu từ 4 - 6 người (chiếm 40%), còn lại là 3 hộ có số nhân khẩu dưới 4 người (chiếm 15%). Mô hình lúa - bắp, sự phân bố số nhân khẩu ở các chủ hộ không có sự khác biệt lớn so với mô hình lúa - khoai; số nhân khẩu từ 4 – 6 có 10 hộ (chiếm 50%), dưới 4 nhân khẩu có 5 hộ (chiếm 25%), còn lại trên 6 nhân khẩu có 5 hộ (chiếm 25%).
Bảng 4.3 Số nhân khẩu trong nông hộ của hai mô hình canh tác
Số nhân khẩu
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
<4 người
3
15,0
5
25,0
8
20,0
4-6 người
8
40,0
10
50,0
18
45,0
>6 người
9
45,0
5
25,0
14
35,0
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Trung bình (người)
6
5
5,05
Độ lệch chuẩn (người)
2
1
1,57
Khoảng biến động (người)
3 - 8
3 - 7
3 - 8
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.1.2.2 Trình độ học vấn các thành viên
Tất cả các thành viên trong tổng số hộ điều tra đều được đi học, một số thành viên còn nhỏ chưa đủ tuổi đến trường. Bên cạnh đó, có một số thành viên có trình độ Đại Học - Cao Đẳng (ĐH - CĐ). Bảng 4.4 cho thấy, có 19 thành viên trong 40 hộ điều tra có trình độ ĐH - CĐ (chiếm 11,2%), cấp 3 có 60 thành viên (chiếm 35,5%), cấp 2 có 49 thành viên (chiếm 29%), cấp 1 có 28 thành viên (chiếm 16,6%), còn lại các thành viên còn nhỏ (chưa đi học).
Nhìn chung, trình độ học vấn của các thành viên ở cả hai mô hình canh tác tương đối khá vì đời sống nông hộ được cải thiện nhiều hơn so với trước kia và điều kiện học tập cũng tốt hơn nên đa số chủ hộ đều quan tâm đến trình độ học vấn các thành viên trong hộ.
Bảng 4.4 Trình độ học vấn các thành viên trong hộ gia đình
Trình độ học vấn
lúa - khoai
lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Còn nhỏ
8
8,4
5
6,8
13
7,7
Cấp 1
15
15,8
13
17,6
28
16,6
Cấp 2
25
26,3
24
32,4
49
29,0
Cấp 3
34
35,8
26
35,0
60
35,5
ĐH - CĐ
13
13,7
6
8,2
19
11,2
Tổng
95
100,0
74
100,0
169
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.1.2.3 Số người tham gia sản xuất trong nông hộ
Bảng 4.5 cho thấy, số người tham gia sản xuất nông nghiệp bình quân ở nông hộ tương đối thấp, qua 40 hộ được khảo sát có 11 hộ là có số người tham gia sản xuất nông nghiệp trên 4 người (chiếm 27,5%), 18 hộ có số người tham gia sản xuất nông nghiệp từ 2 – 4 người (chiếm 45%), còn lại là dưới 2 người (11 hộ, chiếm 27,5%). Đây là thực trạng chung (thiếu lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp) ở ĐBSCL với nhiều lý do khác nhau như sản xuất nông nghiệp vất vả, mang tính thời vụ,... nên nhiều người trong độ tuổi lao động tản cư lên các thành phố lớn tìm kiếm việc làm.
Đối với mô hình lúa - khoai có 9 hộ có số người tham gia sản xuất nông nghiệp trên 4 người (chiếm 45%), ở mô hình lúa - bắp số con số này chỉ là 2 hộ (chiếm 10%). Số người tham gia sản xuất từ 2 - 4 người chiếm số lượng nhiều nhất, mô hình lúa - khoai (6 hộ, chiếm 30%), mô hình lúa - bắp (12 hộ, chiếm 60%). Còn lại là dưới 2 người tham gia sản xuất nông nghiệp, mô hình lúa - khoai có 5 hộ (chiếm 25%), mô hình lúa - bắp có 6 hộ (chiếm 30%).
Bảng 4.5 Số người tham gia sản xuất nông nghiệp trong nông hộ
Số người
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
<2 người
5
25,0
6
30,0
11
27,5
2-4 người
6
30,0
12
60,0
18
45,0
>4 người
9
45,0
2
10,0
11
27,5
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Trung bình (người)
4
3
4,00
Độ lệch chuẩn (người)
1
1
2,00
Khoảng biến động (người)
2 - 6
2 - 5
2 - 6
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.1.2.4 Kinh nghiệm sản xuất
Kinh nghiệm trồng lúa
Lúa là cây trồng lâu đời không chỉ ở Vĩnh Long, khu vực ĐBSCL mà của cả nước, lúa còn là cây lương thực quan trọng. Chính vì vậy, nông dân - những người trực tiếp sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất loại cây trồng quan trọng này. Qua khảo sát 40 hộ canh tác ở hai mô hình, đa số chủ hộ (cũng là lao động sản xuất chính của hộ) chính đều có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất lúa. Trung bình mỗi hộ có 25,03 năm kinh nghiệm, cao nhất là 45 năm và thấp nhất là 6 năm.
Bảng 4.6 Kinh nghiệm trồng lúa của hai mô hình
Số năm
Lúa – khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
<10 năm
4
20,0
5
25,0
9
22,5
10-20 năm
5
25,0
3
15,0
8
20,0
>20 năm
11
55,0
12
60,0
23
57,5
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Trung bình (năm)
26
24
25,4
Độ lệch chuẩn (năm)
12
11
11,6
Khoảng biến động (năm)
8 - 42
6 - 45
6 - 45
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Kinh nghiệm trồng khoai
So với kinh nghiệm trồng lúa thì số năm kinh nghiệm trồng khoai ít hơn, trung bình khoảng 20,35 năm, cao nhất là 42 năm và thấp nhất là 3 năm.
Bảng 4.7 Kinh nghiệm trồng khoai
Số năm
Tần số
%
<10
6
30,0
10-20
6
30,0
>20
8
40,0
Tổng
20
100,0
Trung bình (năm)
20,4
Độ lệch chuẩn (năm)
12,6
Khoảng biến động (năm)
3- 42
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Kinh nghiệm trồng bắp
Bảng 4.8 cho thấy: so với số năm kinh nghiệm trồng lúa và trồng khoai thì số năm kinh nghiệm trồng bắp ít hơn. Trung bình 15 năm, cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 3 năm.
Bảng 4.8 Kinh nghiệm trồng bắp
Số năm
Tần số
%
<10 năm
10
50,0
10-20 năm
6
30,0
>20 năm
4
20,0
Tổng
20
100,0
Trung bình (năm)
15,0
Độ lệch chuẩn (năm)
9,1
Khoảng biến động (năm)
3 - 30
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2 THÔNG TIN SẢN XUẤT
4.2.1 Diện tích đất canh tác
Qua khảo sát thực tế 40 hộ, có sự khác biệt không lớn về diện tích canh tác của hai mô hình. Ở mô hình lúa - khoai, diện tích canh tác cao nhất là 15 công, thấp nhất là 3 công, trung bình là 8 công. Mô hình lúa - bắp có diện tích canh tác cao nhất là 8 công và thấp nhất là 2 công, trung bình là 5 công. Diện tích đất canh tác trung bình của hai mô hình là 6,7 công.
Bảng 4.9 Diện tích đất canh tác của hai mô hình (công)
Mô hình
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Lúa - khoai
3
15
8
4
Lúa - bắp
2
8
5
2
Tổng
2
15
6,7
3,4
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2.2 Nguồn vốn sản xuất
Có nhiều nguồn vốn khác nhau phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như vốn nhà, vốn vay, mua vật tư trả chậm hay mua mua vật tư bằng tiền mặt. Bảng 4.11 cho thấy, nguồn vốn phục vụ sản xuất phần lớn là vốn tự có (16 hộ, chiếm 40%), kế đến là vốn vay (11 hộ, chiếm 27,5%), mua vật tư trả chậm (8 hộ, chiếm 20%), còn lại 5 hộ là mua vật tư trả chậm (chiếm 12,5%).
Ở mô hình lúa - khoai có đến 50% số hộ (10 hộ) sử dụng nguồn vốn nhà để phục vụ sản xuất. Trong khi đó, mô hình lúa - bắp con số này là 30% (6 hộ). Về nguồn vốn vay, mô hình lúa bắp có 35% số hộ (7 hộ), mô hình lúa - khoai có 20% (4 hộ). Về việc mua vật tư trả chậm và mua vật tư bằng tiền mặt ở cả hai mô hình tương đối như nhau. Cụ thể, mua vật tư trả chậm ở mô hình lúa - khoai là 20% (4 hộ) và lúa - bắp cũng là 20% (4 hộ) còn mua vật tư bằng tiền mặt ở mô hình lúa - khoai là 10% (2 hộ), mô hình lúa - bắp là 15% (3 hộ).
Bảng 4.10 Nguồn vốn phục vụ sản xuất
Nguồn vốn
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Vốn tự có
10
50,0
6
30,0
16
40,0
Vốn vay
4
20,0
7
35,0
11
27,5
Mua vật tư trả chậm
4
20,0
4
20,0
8
20,0
Mua vật tư bằng tiền mặt
2
10,0
3
15,0
5
12,5
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2.3 Lý do lựa chọn mô hình lúa - khoai hoặc lúa - bắp
Qua kết quả khảo sát thực tế, có nhiều lý do để nông hộ đưa ra lựa chọn mô hình sản xuất. Bảng 4.12 cho thấy, dễ bán sản phẩm là lý do được lựa chọn nhiều nhất chiếm 85% (số ý kiến), kế đến là có sẵn giống (chiếm 75% số ý kiến đồng ý), điều kiện tự nhiên (chiếm 67,5% số ý kiến), có vốn (chiếm 67,5%), kinh nghiệm sản xuất (chiếm 60%), còn lại là các lý do khác (giá cao, có hợp đồng, có hỗ trợ đầu tư) chiếm thiểu số.
Đối với mô hình lúa - khoai, các lý do như điều kiện tự nhiên, có vốn, dễ bán, kinh nghiệm sản xuất, có sẵn giống chiếm đa số. Ở mô hình lúa - bắp các lý do giống như mô hình lúa - khoai cũng chiếm đa số.
Bảng 4.11: Lý do chọn mô hình sản xuất
Lý do
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Dễ bán
16
80,0
18
90,0
34
85,0
Giá cao
4
20,0
1
5,0
5
12,5
Có sẵn giống
14
70,0
16
80,0
30
75,0
Có hợp đồng
4
20,0
6
30,0
10
25,0
Kinh nghiệm sản xuất
12
60,0
12
60,0
24
60,0
Điều kiện tự nhiên
14
70,0
13
65,0
27
67,5
Có hỗ trợ đầu tư
6
30,0
11
55,0
17
42,5
Có vốn
14
70,0
13
65,0
27
67,5
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
Qua kết quả điều tra thực tế, có 30 hộ (chiếm 75%) cho rằng là thuận lợi về giống và 10 hộ (chiếm 25%) cho rằng khó khăn về yếu tố giống. Về kĩ thuật sản xuất có 16 hộ (chiếm 40%) cho rằng thuận lợi và 24 hộ (chiếm 60%) cho rằng là khó khăn.
Bảng 4.12 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
Yếu tố
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Giống
Thuận lợi
18
90,0
12
60,0
30
75,0
Khó khăn
2
10,0
8
40,0
10
25,0
Kĩ thuật
Thuận lợi
6
30,0
10
50,0
16
40,0
Khó khăn
14
70,0
10
50,0
24
60,0
Thủy lợi
Thuận lợi
10
50,0
5
25,0
15
37,5
Khó khăn
10
50,0
15
75,0
25
62,5
Thị trường đầu vào
Thuận lợi
13
65,0
13
65,0
26
65,0
Khó khăn
7
35,0
7
35,0
14
35,0
Thị trường đầu ra
Thuận lợi
13
65,0
5
25,0
18
45,0
Khó khăn
7
35,0
15
75,0
22
55,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2.5 Sự thay đổi thu nhập khi áp dụng mô hình (năm 2010 so với năm 2009)
Qua khảo sát 40 hộ thì có 22 hộ cho rằng thu nhập tăng khi áp dụng mô hình canh tác (chiếm 55,0%), trong khi đó có 17,5% (chiếm 7 hộ) cho rằng thu nhập giảm khi áp dụng mô hình, còn lại thì cho rằng thu nhập không đổi khi áp dụng mô hình.
Ở mô hình lúa - khoai có 60% số hộ cho rằng thu nhập tăng khi áp dụng mô hình (chiếm 12 hộ), ở mô hình lúa - bắp thì có 10 hộ (chiếm 50%). Có 10% (chiếm 2 hộ) ở mô hình lúa - khoai cho rằng thu nhập giảm khi áp dụng mô hình, còn mô hình lúa - bắp thì có 25% (chiếm 5 hộ) cho rằng thu nhập giảm khi áp dụng mô hình. Ở mô hình lúa - khoai có 30% (chiếm 6 hộ) cho rằng thu nhập không đổi khi áp dụng mô hình, còn mô hình lúa - bắp có 5 hộ (chiếm 25%).
Nguyên nhân dẫn đến việc cùng mô hình canh tác nhưng thu nhập tăng, giảm hoặc không đổi khác nhau là do giá bán từng thời điểm khác nhau, giá cả vật tư lên xuống bất thường, ứng dụng khoa học kĩ thuật ở mức độ khác nhau,…
Bảng 4.13 Thay đổi thu nhập khi áp dụng mô hình (năm 2010 so với năm 2009)
Thu nhập
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Tăng
12
60,0
10
50,0
22
55,0
Giảm
2
10,0
5
25,0
7
17,5
Không đổi
6
30,0
5
25,0
11
27,5
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2.6 Định hướng sản xuất của nông hộ
Đa số chủ hộ được khảo sát đồng ý tiếp tục duy trì mô hình đang canh tác (33 hộ, chiếm 82,5%), một số ít muốn thay đổi mô hình canh tác khác (7 hộ, chiếm 17,5%).
Ở cả hai mô hình, tỷ lệ đồng ý tiếp tục duy trì mô hình đang canh tác khá cao, mô hình lúa - khoai có 18 hộ (chiếm 90%), lúa - bắp có 15 hộ (chiếm 75%).
Nguyên nhân dẫn đến sự đồng ý của đa số chủ hộ là điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng các loại cây màu (khoai lang, bắp, dưa hấu, mè,…), lợi nhuận cao, cải thiện độ phì cho đất,...
Bảng 4.14 Định hướng sản xuất trong thời gian tới
Kế hoạch
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Tiếp tục duy trì mô hình
18
90,0
15
75,0
33
82,5
Thay đổi mô hình khác
2
10,0
5
25,0
7
17,5
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.2.7 Tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Qua Bảng 4.16 cho thấy, mô hình lúa - khoai có 18 hộ (chiếm 90%) là có áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chỉ có 2 hộ (chiếm 10%) không áp dụng kĩ thuật vào sản xuất. Mô hình lúa - bắp có 16 hộ (chiếm 80%) áp dụng khoa học kĩ thuật vào xản xuất, còn lại là không áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Bảng 4.15 Tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Kĩ thuật sản xuất
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Có áp dụng
18
90,0
16
80,0
34
85,0
Không áp dụng
2
10,0
4
20,0
6
15,0
Tổng
20
100,0
20
100,0
40
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
4.3 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA -KHOAI VÀ MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA - BẮP
4.3.1 Hạch toán kinh tế mô hình lúa - khoai trên hộ
Qua Bảng 4.17 cho thấy, tổng chi phí trung bình của lúa là gần 14 triệu đồng (gồm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí công lao động, công thu hoạch và chi phí khác). So với lúa thì tổng chi phí trung bình của khoai lang cao hơn nhiều (khoảng 36 triệu đồng). Lý do là sản xuất khoai lang tốn nhiều chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động và thu hoạch so với sản xuất lúa. Tổng thu trung bình của lúa là khoảng 26 triệu đồng, của khoai lang là khoảng 100,6 triệu đồng, gấp khoảng 4 lần tổng thu trung bình của lúa. Từ đó, dẫn đến lãi thuần của khoai lang (khoảng 64,6 triệu đồng) cao hơn nhiều so với lãi thuần của lúa. Về hiệu quả đồng vốn của khoai lang, trung bình 1 hộ bỏ ra 1 đồng cho sản xuất lúa sẽ thu về 0,9 đồng lời (hiệu quả đồng vốn trung bình của lúa là 0,90 đồng), còn ở khoai lang con số này là cao gấp đôi (hiệu quả đồng vốn trung bình của khoai lang là 1,81 đồng). Xét về chỉ tiêu tổng ngày công lao động, trung bình tổng ngày công lao động để sản xuất khoai lang là 201,31 ngày cao hơn nhiều so với trung bình tổng ngày công lao động để sản xuất lúa (trung bình tổng ngày công lao động của lúa là 55,12 ngày). Qua khảo sát thực tế thì sản xuất khoai lang đòi hỏi nhiều công lao động (chăm sóc, tưới nước, làm cỏ,…) dẫn đến tổng ngày công lao động của khoai lang cao hơn nhiều so với lúa. Tuy nhiên, lãi thuần trung bình của khoai lang là khá cao nên hiệu quả lao động cũng tương đối cao là khoảng 323 ngàn đồng (1 ngày lao động bỏ ra thu về được khoảng 323 ngàn đồng), còn ở lúa thì 1 ngày lao động bỏ ra thu về khoảng 239 ngàn đồng. Qua phép kiểm định T của mô hình lúa - khoai trên hộ cho thấy, các chỉ tiêu đều có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa là 1%.
Bảng 4.16: Chi phí và lợi nhuận mô hình lúa - khoai trên hộ năm 2010
ĐVT: đồng/hộ
Chỉ tiêu
Lúa
Khoai
Giá trị t
Tổng chi
13.809.609,50
35.971.625,00
-5,84**
Tổng thu
25.925.450,00
100.580.000,00
-6,90**
Lãi thuần
12.115.840,50
64.608.375,00
-7,16**
HQĐV (đồng)
0,90
1,81
-8,03**
Tổng NCLĐ (ngày)
55,12
201,31
-7,18**
HQLĐ (đồng/ngày)
238.939,31
323.063,99
-3,49**
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, * và ** lần lượt khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định T
HQĐV: hiệu quả đồng vốn, tổng NCLĐ: tổng ngày công lao động, HQLĐ: hiệu quả lao động.
4.3.2 Hạch toán kinh tế mô hình lúa - bắp trên hộ năm 2010
Bảng kết quả chi phí và lợi nhuận mô hình lúa - bắp trên hộ (Bảng 4.18) cho thấy, tổng chi phí trung bình sản xuất lúa của hộ là khoảng 7,6 triệu đồng/hộ, tổng chi phí trung bình của sản xuất bắp là khoảng 11,7 triệu đồng/hộ. Như vậy, trung bình tổng chi phí trên hộ của bắp cao hơn của lúa. Tổng thu nhập trung bình của lúa trên hộ là khoảng 16,2 triệu đồng/hộ, trong khi đó con số này ở bắp là khoảng 19,2 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, do trung bình tổng chi phí của bắp cao hơn nhiều so với của lúa nên lãi thuần trung bình của lúa (khoảng 8,6 triệu đồng) cao hơn của bắp (khoảng 7,6 triệu đồng). Về hiệu quả sử dụng đồng vốn, trung bình 1 đồng vốn bỏ ra để sản xuất lúa thì thu về được 1,15 đồng lời (hiệu quả đồng vốn là 1,15 đồng), còn sản xuất bắp thì 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 0,67 đồng lời (hiệu quả đồng vốn là 0,67 đồng). Trung bình tổng ngày công lao động của lúa là khoảng 29,63 ngày, của bắp ít hơn khoảng 22,11 ngày. Việc trung bình tổng ngày công lao động ít, nên hiệu quả lao của lúa và bắp cũng tương đối (lúa là khoảng 300,8 ngàn đồng/ngày công, bắp là khoảng 368 ngàn đồng/ngày công). Qua phép kiểm định T của mô hình lúa - bắp trên hộ, các chỉ tiêu tổng thu, lãi thuần và hiệu quả lao động không có sự khác biệt; tổng chi và hiệu quả đồng vốn có sự khác biệt ở mức ý nghĩa là 1%; chỉ tiêu tổng ngày công lao động khác biệt ở mức ý nghĩa là 5%.
Bảng 4.17: Chi phí và lợi nhuận mô hình lúa - bắp trên hộ năm 2010
ĐVT: đồng/hộ
Chỉ tiêu
Lúa
Bắp
Giá trị t
Tổng chi
7.575.325,00
11.667.800,00
-3,75**
Tổng thu
16.151.000,00
19.211.900,00
-1,61ns
Lãi thuần
8.575.675,00
7.544.100,00
1,00ns
HQĐV (đồng)
1,15
0,67
5,99**
Tổng NCLĐ (ngày)
29,63
22,11
2,26*
HQLĐ (đồng/ngày)
300.804,22
368.010,15
-1,82ns
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, * và ** lần lượt khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định T
HQĐV: hiệu quả đồng vốn, tổng NCLĐ: tổng ngày công lao động, HQLĐ: hiệu quả lao động.
4.3.3 Hạch toán kinh tế mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên hộ năm 2010
Qua Bảng 4.19 chỉ ra rằng, trung bình tổng chi phí trên hộ của mô hình luân canh lúa - khoai là gần 50 triệu đồng/hộ, còn ở mô hình luân canh lúa - bắp con số này là gần 20 triệu đồng/hộ. Tổng thu trung bình trên hộ của mô hình luân canh lúa - khoai là khoảng 126,5 triệu đồng/hộ, còn ở mô hình luân canh lúa - bắp trung bình tổng thu trên hộ gần 35,4 triệu đồng (chỉ bằng hơn 1/3 của mô hình lúa - khoai). Trung bình lãi thuần trên hộ của mô hình luân canh lúa khoai là khoảng 76,7 triệu đồng, mô hình luân canh lúa - bắp là khoảng 16,2 triệu, ít hơn nhiều so với mô hình luân canh lúa - khoai. Về hiệu quả sử dụng đồng vốn, trung bình 1 đồng bỏ ra để đầu tư cho mô hình luân canh lúa - khoai thu về được 1,54 đồng lời, 1 đồng bỏ ra để đầu tư cho mô hình lúa - bắp thu về được 0,85 đồng lời. Trung bình tổng ngày công lao động của mô hình luân canh lúa - khoai là khoảng 205,14 ngày, con số này ở mô hình luân canh lúa - bắp là 41,39 ngày. Về hiệu quả lao động, trung bình hiệu quả lao động của mô hình luân canh lúa - bắp (403,2 ngàn đồng/ngày công) cao hơn trung bình hiệu quả lao động của mô hình luân canh lúa - khoai (379,1 ngàn đồng/ngày công). Qua phép kiểm định T, các chỉ tiêu tổng chi, tổng thu, lãi thuần, hiệu quả đồng vốn, tổng ngày công lao động có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% và chỉ tiêu hiệu quả lao động thì không có sự khác biệt.
Bảng 4.18 Chi phí và lợi nhuận của mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên hộ
ĐVT: đồng/hộ
Chỉ tiêu
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Giá trị t
Tổng chi
49.781.234,50
19.243.125,00
5,98**
Tổng thu
126.505.450,00
35.362.900,00
6,77**
Lãi thuần
76.724.215,50
16.119.775,00
7,01**
HQĐV
1,54
0,85
8,80**
Tổng NCLĐ (ngày)
205,14
41,39
7,99**
HQLĐ
379.101,85
403.213,31
-0,82ns
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, * và ** lần lượt khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định T
HQĐV: hiệu quả đồng vốn, tổng NCLĐ: tổng ngày công lao động, HQLĐ: hiệu quả lao động.
4.3.4 Hạch toán kinh tế mô hình lúa - khoai trên ha năm 2010
Qua bảng số liệu về chi phí và lợi nhuận mô hình lúa - khoai trên ha (Bảng 4.20) cho thấy, trung bình tổng chi phí cho 1 ha lúa khoảng 16,8 triệu đồng và trung bình tổng chi phí 1 ha khoai lang là khoảng 44,3 triệu đồng. tổng chi phí của 1 ha khoai lang cao hơn nhiều so với tổng chi phí của 1 ha lúa. Về tổng thu nhập, 1 ha khoai lang trung bình có mức tổng thu nhập khoảng 123,1 triệu, 1 ha lúa có mức tổng thu nhập trung bình khoảng 31,4 triệu đồng. Như vậy, thu nhập của 1 ha khoai lang cao khoảng 4 lần so với thu nhập cảu 1 ha lúa. Lãi thuần trung bình của 1 ha lúa khoảng 15,6 triệu đồng, còn lãi thuần trung bình của 1 ha khoai lang cao hơn nhiều khoảng 78,8 triệu đồng. Về hiệu quả sử dụng đồng vốn, 1 đồng bỏ ra để đầu tư cho 1 ha khoai lang sẽ thu về 1,81 đồng (hiệu quả đồng vốn của khoai lang là 1,81), đối với 1 ha sản xuất lúa thì 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 0,9 đồng lời. Trung bình tổng ngày công lao động của 1 ha trồng khoai khoảng 248,68 ngày, cao gần 4 lần so với trung bình tổng ngày công lao động của 1 ha trồng lúa (65,68 ngày). Tuy tổng ngày công lao động của 1 ha trồng khoai là nhiều nhưng lợi nhuận đạt được cũng khá cao, dẫn đến hiệu quả lao động cũng ở mức tương đối khoảng 323 ngàn đồng; trung bình 1 ngày công lao động của 1 ha trồng lúa bỏ ra mang về khoảng 239 ngàn đồng. Qua phép kiểm định T, các chỉ tiêu tổng chi phí, tổng thu nhập, lãi thuần, hiệu quả đồng vốn, tổng ngày công lao động, hiệu quả lao động không có sự khác biệt nhau.
Bảng 4.19: Chi phí và lợi nhuận mô hình luân canh lúa - khoai trên ha năm 2010
ĐVT: đồng/ha
Chỉ tiêu
Lúa
Khoai
Giá trị t
Tổng chi
16.829.741,93
44.289.190,48
-23,94**
Tổng thu
31.381.500,00
123.120.494,51
-32,14**
Lãi thuần
14.551.758,06
78.831.304,03
-20,62**
HQĐV
0,90
1,81
-8,03**
Tổng NCLĐ (ngày)
65,68
248,68
-21,30**
HQLĐ
238.939,31
323.063,99
-3,49**
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, * và ** lần lượt khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định T
HQĐV: hiệu quả đồng vốn, tổng NCLĐ: tổng ngày công lao động, HQLĐ: hiệu quả lao động.
4.3.5 Hạch toán kinh tế mô hình lúa - bắp trên ha năm 2010
Từ Bảng 4.21 cho thấy, trung bình tổng chi phí cho 1 ha trồng lúa là khoảng 15,1 triệu đồng, trung bình tổng chi phí cho 1 ha trồng bắp khoảng 23,3 triệu đồng. Không có sự chênh lệch lớn giữa trung bình tổng chi phí của 1 ha lúa ở mô hình lúa - khoai (khoảng 16,8 triệu đồng) và 1 ha lúa ở mô hình lúa - bắp (khoảng 15,1 triệu đồng). Tổng thu trung bình trên 1 ha trồng lúa gần 32 triệu đồng và 1 ha trồng bắp là khoảng 38,5 triệu đồng. Trung bình tổng thu của lúa trên ha ở mô hình lúa - bắp (khoảng 32 triệu đồng) cao hơn tương đối ít so với trung bình tổng thu trên 1 ha lúa ở mô hình lúa - khoai (khoảng 31,4 triệu đồng). Về trung bình lãi thuần trên ha, 1 ha trồng lúa thu về khoảng 16,9 triệu đồng, 1 ha trồng bắp thu về trung bình khoảng 15,3 triệu đồng. So với trung bình lãi thuần trên 1 ha lúa ở mô hình lúa - khoai (khoảng 14,6 triệu đồng), thì con số này ở mô hình lúa - bắp là cao hơn (khoảng 16,9 triệu đồng). Hiệu quả đồng vốn, 1 đồng bỏ ra đầu tư cho 1 ha lúa thu về được 1,15 đồng lời (hiệu quả đồng vốn của lúa là 1,15 đồng), 1 đồng bỏ ra đầu tư cho 1 ha bắp thu về được 0,67 đồng lời. So sánh về 2 con số hiệu quả đồng vốn trên ha của lúa, thì ở mô hình lúa - khoai là 0,90 thấp hơn ở mô hình lúa - bắp là 1,15. Trung bình tổng ngày công lao động đầu tư cho 1 ha lúa là khoảng 58,83 ngày, cho 1 ha bắp khoảng 43,49 ngày. So với trung bình tổng lao động đầu tư trên 1 ha lúa ở mô hình lúa - khoai (65,68 ngày), thì ở mô hình lúa - bắp con số này nhỏ hơn (58,83 ngày). Hiệu quả lao động xét trên 1 ha trồng lúa, 1 ngày công lao động bỏ ra bỏ ra thu về khoảng 300,8 ngàn đồng, xét trên 1 ha trồng bắp, 1 ngày công lao động bỏ ra thu về được khoảng 368 ngàn đồng. Hiệu quả sử dụng lao động trên 1 ha lúa của mô hình lúa - bắp (300,8 ngàn đồng) cao hơn con số ở mô hình lúa - khoai (239 ngàn đồng). Qua phép kiểm định T, các chỉ tiêu tổng chi, tổng thu, hiệu quả đồng vốn, tổng ngày công lao động có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa là 1%. Các chỉ tiêu lãi thuần, hiệu quả lao động không có sự khác biệt qua phép kiểm định T
Bảng 4.20: Chi phí và lợi nhuận mô hình luân canh lúa - bắp trên ha
ĐVT: đồng/ha
Chỉ tiêu
Lúa
Bắp
Giá trị t
Tổng chi
15.081.821,43
23.225.083,33
-11,09**
Tổng thu
31.982.000,00
38.462.708,33
-5,89**
Lãi thuần
16.900.178,57
15.237.625,00
1,40ns
HQĐV (đồng)
1,15
0,67
5,99**
Tổng NCLĐ (ngày)
58,83
43,49
4,80**
HQLĐ
300.804,22
368.010,15
-1,82ns
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, * và ** lần lượt khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định T
HQĐV: hiệu quả đồng vốn, tổng NCLĐ: tổng ngày công lao động, HQLĐ: hiệu quả lao động.
4.3.6 Hạch toán kinh tế mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên ha năm 2010
Qua kết quả Bảng 4.22 cho thấy, tổng chi phí trung bình trên ha của mô hình lúa - khoai là khoảng 61,2 triệu đồng, mô hình lúa - bắp là khoảng 38,3 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí trung bình trên ha thì mô hình lúa - khoai cao hơn mô hình lúa - bắp khoảng 23 triệu đồng. Xét về tổng thu nhập trung bình trên ha, mô hình lúa - khoai có thu nhập là khoảng 154,5 triệu đồng, trong khi đó mô hình lúa - bắp có tổng thu nhập là khoảng 70,5 triệu đồng, chỉ gần bằng ½ tổng thu nhập của lúa - khoai. Lãi thuần trên ha của mô hình lúa khoai là khoảng 93,4 triệu đồng trên ha, còn mô hình lúa bắp là khoảng 32,2 triệu đồng. Về chỉ tiêu hiệu quả đồng vốn, mô hình lúa khoai là 1,54 (1 đồng bỏ ra đầu tư cho 1 ha lúa khoai sẽ thu về 1,54 đồng lời), còn mô hình lúa bắp nhỏ hơn chỉ là 0,85 đồng (1 đồng bỏ ra đầu tư cho 1 ha lúa bắp sẽ thu về 0,85 đồng lời). Trung bình 1 ha lúa – khoai bỏ ra 251,49 ngày công lao động, trong khi đó 1 ha lúa bắp bỏ ra 81,86 ngày công lao động, chỉ băng 1/3 mô hình lúa khoai. Trung bình 1 ngày công lao động của mô hình lúa khoai bỏ ra thu về khoảng 379,1 ngàn đồng ( hiệu quả đồng vốn khoảng 379,1 ngàn đồng), mô hình lúa bắp cao hơn khoảng 403,2 ngàn đồng. Qua kiểm định T, chỉ có chỉ tiêu hiệu quả lao động là không khác biệt, còn lại các chỉ tiêu tổng chi, tổng thu, lãi thuần, hiệu quả đồng vốn, tổng ngày công lao động đều khác biệt ở mức ý nghĩa là 1%.
Bảng 4.21 Chi phí và lợi nhuận mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên ha
ĐVT: đồng/ha
Chỉ tiêu
Lúa - khoai
Lúa -bắp
Giá trị t
Tổng chi
61.118.932,41
38.306.904,76
16,21**
Tổng thu
154.501.994,51
70.444.708,33
25,92**
Lãi thuần
93.383.062
32.137.803,57
18,20**
HQĐV
1,54
0,85
8,84**
Tổng NCLĐ (ngày)
251,49
81,86
20,57**
HQLĐ
379.101,85
403.213,31
-0,82ns
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, * và ** lần lượt khác biệt ở mức độ 5% và 1% qua kiểm định T
HQĐV: hiệu quả đồng vốn, tổng NCLĐ: tổng ngày công lao động, HQLĐ: hiệu quả lao động.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HAI MÔ HÌNH
Gọi Y là biến phụ thuộc. Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X6, X7, X8 là các biến độc lập.
Y: tổng thu nhập
X1: tuổi chủ hộ
X2: số nhân khẩu
X3: số người tham gia sản xuất
X4: diện tích đất canh tác
X5: kinh nghiệm trồng khoai
X6: kinh nghiệm trồng lúa
X7: kinh nghiệm trồng bắp
X8: tổng ngày công lao động
Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với biến độc lập có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8
Trong đó: β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8 là các tham số hồi quy tổng thể Y với các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8
β0 là tham số hồi quy tổng thể giữa biến phụ thuộc Y với các nhân tố khác.
Bảng 4.23 tóm tắt kết quả hồi quy về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng thu nhập của hai mô hình canh tác. Giá trị kiểm định F nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 1%. Do đó, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1; tức là các biến độc lập đưa ra như X1: tuổi chủ hộ, X2: số nhân khẩu, X3: số người tham gia sản xuất, X4: diện tích đất canh tác, X5: kinh nghiệm trồng khoai, X6: kinh nghiệm trồng lúa, X7: kinh nghiệm trồng bắp, X8: tổng ngày công lao động có ảnh hưởng đến biến Y( tổng thu nhập) ở mức ý nghĩa α = 1%.
Từ đây, ta nhận định rằng các biến này có thể giải thích được sự thay đổi của biến tổng thu nhập, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.
Bảng 4.22 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp
Biến độc lập
Lúa - khoai
Lúa - bắp
Hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy
Hằng số
-12.795.303,97ns
(-0,51)
-8.389.934,43ns
(-1,75)
Tuổi người sản xuất (năm)
575.287,05ns
(0,73)
269.281,10ns
(1,39)
Số nhân khẩu (người)
239.191,71ns
(0,03)
1.521.460,80ns
(1,48)
Số người tham gia sản xuất (người)
-7.328.698,64ns
(-0,82)
-1.789.266,56ns
(-1,01)
Diện tích đất canh tác (công)
6.968.412,31ns
(1,36)
6.527.239,31*
(5,58)
Kinh nghiệm trồng lúa (năm)
2.147.115,00ns
(1,45)
357.112,08ns
(1,58)
Kinh nghiệm trồng khoai (năm)
2.450.442,22ns
(1,51)
Kinh nghiệm trồng bắp (năm)
43.343,12ns
(0,19)
Tổng ngày công lao động (ngày)
370.894,96*
(1,84)
159.352,79ns
(1,43)
R
0,98
0,98
R2
0,96
0,97
Giá tri F
0,00
0,00
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010
Ghi chú: ns = không khác biệt, *, ** và *** = khác biệt ở mức độ 10%, 5% và 1% qua kiểm định T. Những số nằm trong ngoặc đơn là giá trị t.
4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình luân canh lúa - khoai
Hệ số xác định R2 = 0,966 cho thấy 96,6% sự thay đổi của tổng thu nhập trong mô lúa - khoai được giải thích bởi 8 biến là: X1: tuổi chủ hộ, X2: số nhân khẩu, X3: số người tham gia sản xuất, X4: diện tích đất canh tác, X5: kinh nghiệm trồng khoai, X6: kinh nghiệm trồng lúa, X8: tổng ngày công lao động. Còn lại là 3,4% do các yếu tố khác ảnh hưởng.
Hệ số tương quan bội R = 0,983 cho thấy biến Y (tổng thu từ mô hình lúa - khoai) và các biến độc lập X1, X2 , X3 , X4, X5, X6, X8 có mối qua hệ chặt chẽ với nhau, mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là 98,3%. Với mức độ ý nghĩa 10% các biến X1: tuổi chủ hộ, X2: số nhân khẩu, X3: số người tham gia sản xuất, X4: diện tích đất canh tác, X5: kinh nghiệm trồng khoai, X6: kinh nghiệm trồng lúa, X8: tổng ngày công lao động có ảnh hưởng chặt chẽ đến biến Y( tổng thu nhập).
Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố đối với thu nhập của mô hình lúa - khoai:
Y = -12.795.303,97 + 575.287,05X1 + 239.191,74X2 - 7.328.689,64X3 + 6.968.412,31X4 + 2.147.115,00X5 + 2.450.442,22X6 + 370.894,96X8
Phương trình hồi quy lúa - khoai cho thấy, tổng thu từ mô hình này có mối qua hệ tỉ lệ thuận với các biến X1, X2 , X4, X5, X6 , X7 , X8. Tức là với độ tin cậy 90%, khi cố định các yếu tố khác, biến X1 tăng thêm 1 tuổi thì tổng thu sẽ tăng thêm 575.287,05 đồng., biến X2 tăng thêm 1 nhân khẩu sẽ làm cho tổng thu tăng thêm 239.191,74 đồng, biến X4 tăng thêm 1 công sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 6.968.412,31 đồng, biến X5 tăng thêm 1 năm sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 2.147.117,00 đồng, biến X6 tăng thêm 1 năm thì tổng thu nhập tăng thêm 2.450.422,22 đồng, biến X8 tăng thêm 1 ngày công lao động thì tổng thu nhập sẽ tăng thêm 370.894,96 đồng. Ngược lại, biến X3 và biến Y có mối tương quan nghịch, tức là số người tham gia sản xuất tăng thêm 1 người sẽ làm thu nhập giảm đi 7.328.689,64 đồng.
4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình luân canh lúa - bắp
Hệ số xác dịnh R2 = 0,971 cho thấy 97,1% sự thay đổi tổng thu nhập trong mô hình lúa - bắp được giải thích bởi 7 biến là X1: tuổi chủ hộ, X2: số nhân khẩu, X3: số người tham gia sản xuất, X4: diện tích đất canh tác, X5: kinh nghiệm trồng lúa, X7: kinh nghiệm trồng bắp, X8: tổng ngày công lao động. còn lại 2,9% là do các nhân tố khác ảnh hưởng.
Hệ số tương quan bội R = 0,986 cho thấy biến Y (tổng thu nhập từ mô hình lúa - bắp) và các biến X1, X2, X3, X4, X5, X7 , X8 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là 98,6%. Vậy với độ tin cậy 90% các biến X1: tuổi chủ hộ, X2: số nhân khẩu, X3: số người tham gia sản xuất, X4: diện tích đất canh tác, X5: kinh nghiệm trồng khoai, X7: kinh nghiệm trồng bắp, X8: tổng ngày công lao động có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (tổng thu nhập).
Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố đối với thu nhập của mô hình lúa - bắp:
Y = - 8.389.934,43 + 269.281,10X1 + 1.521.460,80X2 – 1.789.266,56X3 +6.527.239,31X4 + 357.112,08X5 + 43.343,12X7 + 159.352,79X8
Phương trình hồi quy lúa - bắp cho thấy, tổng thu nhập từ mô hình này có mối quan hệ tỉ lệ thuận với X1, X2, X4, X5, X7, X8. Nghĩa là với độ tin cậy 90%, khi cố định các yếu tố khác, biến X1 tăng 1 tuổi thì tổng thu nhập tăng thêm 269.281,10 đồng, biến X2 tăng thêm 1 nhân khẩu sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 1.521.460,80 đồng, biến X4 tăng thêm 1 công sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 6.527.239,31 đồng, biến X5 tăng thêm 1 năm kinh nghiệm sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 357.112,08 đồng, biến X7 tăng thêm 1 năm sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 43.343,12 đồng, biến X8 tăng thêm 1 ngày công lao động sẽ làm cho tổng thu nhập tăng thêm 159.352,79 đồng. Ngược lại, biến X3 tương quan nghịch với biến Y. Nghĩa là với độ tin cậy 90%, khi cố định các yếu tố khác, biến X3 tăng 1 nhân khẩu sẽ làm cho biến tổng thu nhập giảm 1.789.266,56 đồng.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu về mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, cho thấy:
Xét về hiện trạng sản xuất:
Đa số chủ hộ (người tham gia sản xuất chính) thuộc nhóm tuổi từ 40 - 60, có trình độ học vấn tương đối thấp (cấp 1, cấp 2, không biết chữ). Số người tham gia lao động trong nông hộ chưa nhiều (bình quân 4 người/ hộ) điều này có ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ, đặc biệt là mô hình cần nhiều công lao động như mô hình luân canh lúa - khoai. Mặt khác, đa số chủ hộ đều có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất lúa cũng như khoai lang, bắp; chính điều này có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.
Có nhiều nguồn vốn khác nhau để phục vụ sản xuất như vốn tự có của chủ hộ, vốn vay, mua vật tư trả chậm, mua vật tư bằng tiền mặt Tùy theo khả năng của từng nông hộ mà có nguồn vốn sử dụng khác nhau.
Đa số chủ hộ cho rằng: điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng màu, sản phẩm dễ tiêu thụ, có kinh nghiệm sản xuất là lý do để nông hộ lựa chọn mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp.
Phần lớn chủ hộ cho rằng, sẽ tiếp tục duy trì mô hình canh tác luân canh lúa khoai và mô hình luân canh lúa - bắp vì lợi nhuận mang lại từ mô hình này tương đối cao.
Xét về hiệu quả kinh tế hai mô hình:
Mô hình lúa - khoai có tổng chi phí đầu tư trên ha là khoảng 61,2 triêụ đồng, cao hơn 22,9 triệu so với mô hình lúa bắp (38,3 triệu đồng trên ha). Tuy nhiên, lợi nhuận trên ha từ mô hình lúa - khoai mang lại khá cao khoảng 93,4 triệu đồng, còn mô hình lúa - bắp khoảng 32,2 triệu đồng. Hiệu quả đồng vốn của mô hình luân canh lúa - khoai là 1,54 đồng, của mô hình luân canh lúa - bắp là 0,85 đồng, tức là hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa - khoai cao hơn mô hình lúa - bắp là 0,69 đồng. Hiệu quả sử dụng lao động của mô hình lúa - khoai là khoảng 380 ngàn đồng thấp hơn của mô hình lúa - bắp là 403 ngàn đồng. Bởi vì, trong mô hình lúa - khoai đòi hỏi đầu tư nhiều lao động hơn nên hiệu quả đồng vốn thấp hơn.
Như vậy, xét về lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn thì mô hình lúa - khoai cao hơn mô hình lúa - bắp. Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng ngày công lao động, mô hình lúa - bắp cao hơn mô hình lúa - khoai. Đây là cơ sở để đưa ra sự lựa chọn mô hình canh tác phù hợp. Đồng thời, chúng ta cũng có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế của việc trồng màu trên nền đất lúa tại phương mình.
Xét về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình luân canh lúa – khoai và mô hình luân canh lúa - bắp:
Tổng thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của các nhân tố: tuổi chủ hộ (người sản xuất chính), số nhân khẩu, số người tham gia sản xuất, diện tích đất canh tác, kinh nghiệm trồng lúa, kinh nghiệm trồng khoai, kinh nghiệm trồng bắp, tổng ngày công lao động.
Đối với mô hình luân canh lúa - khoai, số người tham gia sản xuất có tương quan nghịch với tổng thu nhập của nông hộ. Các nhân tố còn lại có tương quan thuận với tổng thu nhập của nông hộ.
Đối với mô hình luân canh lúa - bắp, số người tham gia sản xuất có tương quan nghịch với tổng thu nhập nông hộ. Các nhân tố còn lại có tương quan thuận với tổng thu nhập nông hộ.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất:
Về sản xuất lúa:
- Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh: thực hiện “3 giảm, 3 tăng”: nên gieo sạ với mật độ thưa hợp lý, kết hợp với việc chọn được giống lúa có chất lượng cao (giống xác nhận), giống có độ nảy mầm tốt (trên 95%) thì không nên gieo sạ quá dầy như tập quán trước đây mà chỉ nên sạ với mật độ giống từ 100 - 120 kg/ha để giúp cây lúa khỏe từ đầu vụ sẽ hạn chế được dịch bệnh phát sinh sau này. Nên xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15% (1,5 kg muối trong 10 lít nước) để loại bỏ lép lững, hạn chế bệnh lúa von. Bón phân vừa đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali; không nên bón thừa phân đạm, bón vừa đủ lượng phân lân và kali, đồng thời bổ sung thêm vôi để cải tạo đất, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cho cây lúa. Thường xuyên thăm đồng kiểm tra mật số rầy nâu, theo dõi bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá để phòng trừ dịch hại kịp thời. Không nên phun thuốc trừ sâu sớm. Khi cần phun thuốc phải áp dụng nguyên tắc "4 đúng".
- Áp dụng phương pháp 4 đúng và IPM (phòng trừ sâu bệnh tổng hợp): bón phân, phun thuốc nên đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, thời điểm.
- Đảm bảo hệ thống thủy lợi kiên cố phòng ngừa việc ngập lụt: thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn mặn, tháo chua rửa phèn, dẫn nguồn nước phục vụ sản xuất, giúp gia tăng năng suất và đảm bảo sản xuất an toàn.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với vấn đề cơ giới hóa: việc thiếu lực lượng lao động trong sản xuất đã mang lại những khó khăn nhất định cho nông hộ. Vì vậy, cơ giới hóa nông nghiệp là điều cần thiết nhằm giảm bớt sức lao động của con người và từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp.
- Hình thành các khu dịch vụ phơi sấy, tồn trữ tập trung: chọn lựa địa điểm thật phù hợp để vận chuyển lúa tươi từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ bằng cả đường thủy và đường bộ, vận chuyển lúa khô đi đến các khu vực xay xát tập trung hiện đại. Cần trang bị các trang thiết bị bốc dỡ cơ giới hóa, tự động hóa.
Về sản xuất màu (khoai lang và bắp):
Sau khi thu hoạch vụ lúa xong, công tác chuẩn bị xuống giống cho vụ màu phải được đầu tư đúng kỹ thuật nhằm phát huy hiệu quả tối đa:
- Công tác chuẩn bị đất: cày ải, phơi đất, tốt nhất nên đốt ra vì một phần làm tăng luợng phân hữu cơ cho đất, một phần làm giảm nguy cơ mầm móng gây hại và hạn chế cỏ dại
- Giống: chọn lựa các nguồn giống có xác nhận, chất lựong cao, kháng sâu bệnh.
- Chăm sóc: đây cũng là khâu quan trọng, cần phải thường xuyên theo dõi diễn biến của ruộng màu để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý loại sâu bệnh cũng như các phát sinh khác.
Về thị trường:
Thị trường tiêu thụ là nơi quyết định đến giá cả các sản phẩm đầu vào – đầu ra của nông hộ, đó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến doanh thu của nông hộ.
Nông hộ cần chủ động tìm nhiều hướng tiêu thụ, lập hợp đồng bao tiêu sản phẩm với khối lượng lớn, tham gia các hợp tác xã nông nghiệp nhằm hạn chế những rủi ro và bị thương lái ép giá.
Cần có những chính sách bao tiêu sản phẩm, trợ giá đầu vào cho nông dân.
5.2 KIẾN NGHỊ
Về nông hộ sản xuất
Tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ sản xuất.
Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ nông dân, tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Giá cả nông sản thường biến động nhanh, nông hộ cần thường xuyên theo dõi thông tin về giá cả. Ngoài ra, cũng cần đầu tư kho dự trữ và khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để có thể trữ sản phẩm được nhiều ngày nhằm tranh thủ khi giá cao thì bán sản phẩm.
Tham gia, thành lập hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định.
Đa số hộ sử dụng giống địa phương và giống nhà, do đó cần thay đổi và nên sử dụng giống có nguồn gốc để tránh tình trạng thoái hóa giống có thể xảy ra.
Về địa phương
Chủ động mở thêm các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất cho nông hộ, cung cấp và sản xuất thử nghiệm các loại giống mới cũng như mô hình sản xuất hiệu quả.
Hội nông dân, khuyến nông cơ sở chọn ra các nông hộ điển hình trồng lúa, màu đạt năng suất cao làm điểm tham quan cho các nông hộ khác học hỏi và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.
Cán bộ địa phương thường xuyên tham khảo ý kiến, mong muốn cảu người dân về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu kịp thời như: thủy lợi, tưới tiêu,…
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ kĩ thuật địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Phổ biến những chủ trương, chính sách về sản xuất nông nghiệp để người dân tiếp cận thông tin. Ngoài ra, cần có những chính, khuyến cáo sách hỗ trợ kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông hộ.
Về chủ trương nhà nước
Lập quy hoạch sản xuất cho từng vùng, từng địa phương để làm cơ sở cho địa phương quy hoạch chi tiết, để hướng đến nền nông nghiệp sản xuất bèn vững.
Các đơn vị khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương đến địa phưong phải thể hiện vai trò chủ đạo trong chuyển giao khoa học kĩ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn.
Tạo điều kiện để các hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay phục vụ sản xuất nông nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Duy Cần & Nico Vromant (2006). Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa. Thành phố hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Kim Hoàng (2010). “So sánh hiệu quả kinh tế mô hình độc canh lúa và mô hình luân canh lúa khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”.
Nguyễn Thị Thúy Nga (2009). “So sánh hiệu quả kinh tế mô hình độc canh lúa 3 vụ và mô hình lúa - bắp - lúa ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang”.
Nguyễn Phương Trang (2008). “So sánh hiệu quả của hai mô hình sản xuất chuyên canh lúa và lúa - màu ở xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bình Tân (2009). “Báo cáo tổng kết hoạt động phòng nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bình Tân năm 2008 và phương hướng năm 2009”.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bình Tân (2009). “Báo cáo tổng kết hoạt động phòng nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bình Tân năm 2009 và phương hướng năm 2010”.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bình Tân (2010). “Báo cáo hoạt động phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm, phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2010”.
Quan Minh Nhựt (2005). “Phân tích hiệu quả kĩ thuật của mô hình độc canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ mới, tỉnh An Giang 2005”, Tạp chí Đại học Cần Thơ số 6
Trần Thanh Phương (2010). “Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”.
Văn Hiến (2007). Thành lập huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long, chính phủ. Truy cập ngày 25/09/2010, tại trang web:
Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam. Truy cập ngày 25/10/2010, tai trang web:
Võ Thị Thanh Lộc (2001). Giáo trình Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế (tái bản lần 2). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.
Võ Thị Thanh Lộc (2010). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu (ứng dụng trong lĩnh vực khinh tế - xã hội). Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:Bản câu hỏi phỏng vấn nông hộ
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
So sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa - khoai và lúa - bắp
trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân
tỉnh Vĩnh Long
@---?
Mã số: Mô hình canh tác:
Người phỏng vấn: Ngày:
Xã: Ấp:
I. THÔNG TIN NÔNG HỘ
1.Tên người được phỏng vấn:
P Tuổi: Giới tính:
P Trình độ học vấn:
P Dân tộc:
P Số nhân khẩu:…………... Nam:……… Nữ:………
P Số người tham gia lao động nông nghiệp ở gia đình:…………….
P Các thành viên trong gia đình:
STT
Tên các thành viên
Quan hệ với chủ hộ
Tuổi
Giới tính
Học vấn
Nghề nghiệp chính
1
2
3
4
5
6
7
8
2. Mô hình canh tác mà ông/bà đang thực hiện:
¨ Lúa – khoai
¨ Lúa – bắp
3. Diện tích đất canh tác của nông hộ:………………( ghi rõ: công lớn, công nhỏ hay ha)
- Đất nhà: ……( ghi rõ: công lớn, công nhỏ hay ha)
- Đất thuê: ……( ghi rõ: công lớn, công nhỏ hay ha)
4. Ông/bà có tham gia:
¨ Hội nông dân ¨ HTX ¨ tổ chức khác
5. Số người tham gia làm nông nghiệp trong nông hộ.....................................người
6. kinh nghiêm canh tác
Khoai................năm
Bắp...................năm
Lúa....................năm
II. THÔNG TIN SẢN XUẤT
1. Nguồn vốn phục vụ sản xuất:
¨ vốn nhà ¨ vốn vay
¨ mua vật tư trả chậm ¨ mua vật tư bằng tiền mặt
2. lý do chọn mô hình sản xuất( đánh dấu check - P vào ô chọn)
Lý do
Đồng ý
Không đồng ý
Dễ bán
Giá cao
Có sẵn giống
Hợp đồng với người bán
Kỷ thuật sản xuất
Điều kiện tự nhiên
Có hỗ trợ đầu tư
Vốn
3. những thuận lợi và khó khăn khi canh tác
Yếu tố
Thuận lợi
Khó khăn
Giống
Kỹ thuật
Thủy lợi
Thị trường(đầu ra – đầu vào)
4. những thay đổi về thu nhập khi áp dụng mô hình
¨ tăng ¨ giảm ¨không đổi
5. kế hoạch sản xuất trong thời gian tới
¨ tiếp tục duy trì ¨ thay đổi mô hình khác
6. áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
¨ có áp dụng ¨ không áp dụng
III. HẠCH TOÁN KINH TẾ 2 MÔ HÌNH CANH TÁC
1. Sản xuất lúa
Tên giống:……………………… Mùa vụ………………….
Diện tích trồng:………………….Sản lượng……………….
Giá bán:…………………………Hình thức bán…………………………
µ Chi phí sản xuất
a.Vật tư:
Loại vật tư
Số lượng
Đơn giá
Diện tích SD
Thành tiền
Giống
Xăng, dầu, vật liệu khác
Tổng cộng
Phân bón, thuốc BVTV:
Phân bón
Số lượng(kg/ công)
Đgiá (đồng/kg)
DTSD
Thành tiền
Tổng cộng
Thuốc BVTV
Số lượng
Đgiá (đồng/công)
DTSD
Thành tiền
Tổng cộng
b.Công lao động:
Hoạt động
Công gia đình
Công mướn
Đơn giá
Thành tiền
Công lao động
Chuẩn bị đất
Gieo sạ
Cấy
Làm cỏ
bón phân
Xịt thuốc
Thăm đồng
Công thu hoạch
Cắt, gom
Phơi sấy
Vận chuyển
µ Doanh thu và lợi nhuận:
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng chi phí
Tổng thu nhập
Năng suất
Sản lượng
Phụ phẩm
Lợi nhuận
2. Sản xuất màu:
Tên giống:……………………… Mùa vụ……………………………….
Diện tích trồng:………………….Sản lượng……………………………..
Giá bán:…………………Hình thức bán………………………………………
µ Chi phí sản xuất
a. Vật tư:
Loại vật tư
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Giống
Xăng -dầu
Phân bón, thuốc BVTV:
Loại phân
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng cộng
Loại thuốc
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng cộng
b.Công lao động:
Hoạt động
Công gia đình
Công mướn
Đơn giá
Thành tiền
Công lao động
Xới
Vun giồng
Trồng
Chăm sóc
Bón phân
Phun thuốc
Làm cỏ
Tưới
khác
Công thu hoạch
Cắt, gom
Phơi sấy
Vận chuyển
Chi phí khác
µ Doanh thu và lợi nhuận:
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng chi phí
Tổng thu nhập
Sản phẩm chính
Phụ phẩm
Lợi nhuận
Bản câu hỏi kết thúc, xin chân thành cảm ơn Ông/ bà đã giúp dỡ!
Phụ lục 2: Hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập mô hình lúa - khoai
Tóm tắt mô hình
Mô hình
Hệ số tương quan bội
Hệ số xác định
Hệ sô điều chỉnh
Ước tính sai số chuẩn
1
,983(a)
,966
,946
13.682.574,944
a.Dự đoán: (hằng số), tổng ngày công lao động, kinh nghiệm trồng khoai, số người tham gia sản xuất, tuổi người sản xuất, số nhân khẩu, kinh nghiệm trồng lúa, diện tích đất canh tác.
Phương sai (b)
Mô hình
Tổng các
độ lệch
bình phương
Độ tự do
Độ lệch bình phương bình quân
Giá trị kiểm định F
Mức ý nghĩa quan sát được
1
Hồi quy
63984381209583100,000
7
914062588708
3290,000
48,82
,000(a)
Sai số
2246554285366900,000
12
1872128571
1390,000
Tổng
66230935494950000,000
19
a. Dự đoán: (hàng số), tổng ngày công lao động, kinh nghiệm trồng khoai, số người tham gia sản xuất, tuổi người sản xuất, số nhân khẩu, kinh nghiệm trồng lúa, diện tích đất canh tác.
b.Biến phụ thuộc: tổng thu
Hệ số (a)
Mô hình
Hệ số không chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa
Giá trị kiểm định t
Khác biệt α
Hệ số hồi quy
Sai số chuẩn
Hệ số Beta
1
Hằng số
-12.795.303,968
25.267.400,127
-,506
,622
Tuổi chủ hộ
575.287,049
792.604,619
,121
,726
,482
Số nhân khẩu
239.191,742
8.751.088,552
,007
,027
,979
Số người tham gia sx
-7.328.689,635
8.902.125,809
-,166
-,823
,426
Diện tích đất canh tác
6.968.412,313
5.112.093,811
,453
1,363
,198
Kinh nghiệm trồng lúa
2.147.115,001
181.160,963
,434
1,450
,173
Kinh nghiệm trồng khoai
2.450.442,224
1.626.163,080
,525
1,507
,158
Tổng ngày công lao động
370.894,964
201.309,497
,567
1,842
,090
a.Biến phụ thuộc: tổng thu
Phụ lục 3: Hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập mô hình lúa – bắp
Tóm tắt mô hình
Mô hình
Hệ số tương quan bội
Hệ số xác định
Hệ sô điều chỉnh
Ước tính sai số chuẩn
1
,986(a)
,976
.955
2.527.009,269
a.Dự đoán: (hằng số), tổng ngày công lao động, kinh nghiệm trồng bắp, số người tham gia sản xuất, tuổi người sản xuất, số nhân khẩu, kinh nghiệm trồng lúa, diện tích đất canh tác.
Phương sai (b)
Mô hình
Tổng các
độ lệch
bình phương
Độ tự do
Độ lệch bình phương bình quân
Giá trị kiểm định F
Mức ý nghĩa quan sát được
1
Hồi quy
2595449067636993,500
7
370778438233856,200
58,063
,000(a)
Sai số
76629310163006,530
12
6385775846917,211
Tổng
2672078377800000,000
19
a. Dự đoán: (hàng số), tổng ngày công lao động, kinh nghiệm trồng bắp, số người tham gia sản xuất, tuổi người sản xuất, số nhân khẩu, kinh nghiệm trồng lúa, diện tích đất canh tác.
b.Biến phụ thuộc: tổng thu
Hệ số (a)
Mô hình
Hệ số không chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa
Giá trị kiểm định t
Khác biệt α
Hệ số hồi quy
Sai số chuẩn
Hệ số Beta
1
Hằng số
-8.389.934,431
4791351,999
-1,751
,105
Tuổi chủ hộ
269.281,096
193151,963
,266
1,394
,189
Số nhân khẩu
1.521.460,805
1027629,713
,158
1,481
,164
Số người tham gia sx
-1.789.266,563
1774200,047
-,154
-1,008
,333
Diện tích đất canh tác
6.527.239,309
1124323,953
,875
5,805
,000
Kinh nghiệm trồng lúa
357.112,084
226646,069
,344
1,576
,141
Kinh nghiệm trồng bắp
43.343,118
230508,525
,033
,188
,854
Tổng ngày công lao động
159.352,790
111215,928
,216
1,433
,177
a.Biến phụ thuộc: tổng thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_9141.doc