Mục đích của Nguyễn Ái Quốc là hướng cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa tới Liên Xô, học tập theo cách mạng Tháng Mười. Học tập Lênin nhưng khác với Lênin ở chỗ, Người đã thấy được rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít, biện chững với nhau, “nhịp nhàng như hai cánh của một con chim” nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh tới vai trò tích cực chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân. Tầm nhìn chiến lược đó của Người đã được diễn đạt trong bài viết “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa” trong năm 1924, lý luận về chủ nghĩa thực dân và phong trào giải phóng thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc càng trở nên sắc nét khi Người viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa cộng sản trong nhận thức tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH SANG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRONG NHẬN THỨC TƯ TƯỞNG CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC
A – BỐ CỤC
I – Vài nét về cuộc đời của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.Hoàn cảnh lịch sử khi Người ra đi tìm đường cứu nước.
II – Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911- 1917).
III – Bước chuyển biến về chất trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa cộng sản.
IV - |Hoạt động cứu nước dựa trên lập trường của chủ nghĩa cộng sản (1921 – 1925).
V - Kết luận.
VI – Danh mục tài liệu tham khảo.
B – NỘI DUNG.
I - Bối cảnh lịch sử.
Tình hình thế giới
Tình hình thế giới, vào thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phát triển từ tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền - chủ nghĩa đế quốc. Việc tìm kiếm thị trường buôn bán và truyền giáo được coi là những phát kiến giúp các nước tư bản phát triển và đặt ách thống trị dưới nhiều hình thức với các dân tộc thuộc địa. Đến năm 1914, các cường quốc đã phân chia xong đất đai trên thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc chủ nghĩa tư bản đế quốc. Nhân dân các nước thuộc địa bị chúng tước hết những giá trị văn hóa, tinh thần, quyền lợi vật chất và địa vị làm người....Mạng sống của người dân thuộc địa "không đáng một đồng trinh".
Trong xã hội tư bản đã có mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, chủ nghĩa đế quốc đã phát sinh thêm một mâu thuẫn mới - Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu trở thành một trong những mâu thuẫn cơ bản hết sức sâu sắc và gay gắt của thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, sự lớn mạnh của Nhà nước Liên bang Xô viết do Đảng Cộng sản lãnh đạo và sự ra đời của quốc tế cộng sản đã tạo điều kiện, tiền đề lý luận và thực tiễn và là chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, thúc đẩy phong trào này phát triển mạnh mẽ, ngày càng xích lại và kết hợp với phong trào công nhân.
Mặt khác, trong thời kỳ đế quốc thực dân hóa, các dân tộc thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường chủ nghĩa tư bản thực dân. Đó cũng là một yếu tố làm cho chủ nghĩa tư bản thực dân. Đó cũng là một yếu tố làm cho chủ nghĩa Mác dễ dàng xâm nhập vào các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Châu Á và Đông Dương. Bản thân sự du nhập chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài vào lại tạo ra một cách không tự giác cho các dân tộc bị áp bức cả ý thức lẫn phương tiện và phương pháp để tự giải phóng.Sự thức tỉnh dân tộc tăng lên mạnh mẽ cả bề rộng lẫn bề sâu từ những năm 20 của thế kỷ, nhất là từ sau cách mạng Tháng Mười Nga và Liên Bang Xô Viết ra đời.
2. Tình hình trong nước.
Sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã khiến cho nước ta rơi vào vòng thống trị của bọn thực dân Pháp. Đưa nước ta từ một nước độc lập trở thành một nước nô lệ phụ thuộc Pháp
Hoàn thành việc xây dụng bộ máy cai trị trên đất nước ta, Pháp tến hành khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Hai cuộc khai thác (1896 - 1914) và (1924 - 1929) đã làm cho kinh tế - xã hội nước ta thay đổi. Chúng cướp đoạt tài nguyên, bóc lột công nhân rẻ mạt, cho vay nặng lãi và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
Dưới ách thống trị của tư bản thực dân, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ tiếp tục bị đòa sâu thêm, xuất hiện thêm một mâu thuẫn mới, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt và giữ vai trò chính trong xã hội Việt Nam thời đó.
Sự phản kháng của nhân dân ta đối với thực dân Pháp ngày càng tăng cao, thời kỳ này đã xuất hiện những phong trào cách mạng, những tổ chức yêu nước, nhưng các phong trào đó lần lượt tan rã. Đòi hỏi một con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc.
I – Vài nét về cuộc đời lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ mang tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Xuất thân trong một gia đình trí thức nho học, ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã được hấp thụ một nền giáo dục truyền thống phong phú, hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về những giá trị văn hóa dân tộc, am tường văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Quốc.Phải nói thêm rằng, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã tận dụng mọi cơ hội để đưa các con đi làm quen với nhiều nơi trên đất nước ta, đó cũng là cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật yêu nước lúc bấy giờ. Trong thời gian học ở Quốc Học Huế, được đọc sách báo nước ngoài, Người được trang bị thêm kiến thức về văn hóa và khoa học – kỹ thuật phương Tây, sớm hòa mình vào cuộc sống của quần chúng lao khổ và tham gia phong trào yêu nước. 18 tuổi tham gia vào cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Trung Kì.
Quê hương, gia đình và sự nhập cuộc của bản thân đã làm chín muồi trong tư tưởng, tình cảm của người thanh niên Nguyễn Tất Thành mong muốn mãnh liệt đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Đó cũng là ý nguyện của toàn thể dân tộc ta lúc bấy giờ, nhưng để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn là một việc không hề dễ dàng.
Lúc này, những phong trào kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã nổ ra: như phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, cuộc vận động Đông Kinh Nghĩa Thục.....Tất cả đều thất bại vì không có một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Thất bại của những phong trào này chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự bất lực của hệ tư tưởng tư sản, chuẩn cho một tiền đề phương hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc.
Nguyễn Tất Thành lúc đó đã thấy rõ những mặt hạn chế của các con đường cứu nước của các bậc tiền bối. Người cho rằng cần phải có một con đường mới khác hẳn với những bước chân đã đi của những phong trào trước. Người thấy đằng sau cụm từ: “Tự do- bình đẳng – Bác ái” mà người Pháp luôn rêu rao, thực chất nó là như thế nào. Thời kì này, Người vẫn chưa đọc, chưa biết về những tư tưởng lớn của phương tây, vậy chỉ có con đường đến với phương Tây, Nguyễn Tất Thành mới có thể tìm hiểu hết được những gì đằng sau khẩu hiệu “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của người Pháp.
Ngày 05/06/1911, tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn , người Thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng và một lòng yêu nước nồng nàn. Vận mệnh lớn của nước, của dân gắn bó mật thiết với quyết định mà lịch sử đã chứng minh là sáng suốt và phi thường.
II- Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 – 1917).
Ngày 05/06/1911, lấy tên là Văn Ba, Người xin làm phụ bếp trên một tàu lái buôn của người Pháp bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước cho toàn dân tộc
Qua một hải trình dài, đi qua nhiều nước khác nhau như Singapore, Srilanka, Ai Cập...Cuối cùng tàu đô đốc La Tút Sơ Tê Rê vin cập cảng Macxay ( Pháp). Tại đây, Bác đã làm nhiều nghề, được đi nhiều nơi trên thế giới. Đi vòng quanh Châu Phi, qua nhiều nước Châu Âu và Châu Phi. Năm 1912, Người đến New York, tại đây, Người dành một thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng. Người nhận thấy cảnh người nô lệ bị áp bức bóc lột dã man dưới sự kìm kẹp của bọn đế quốc. Năm 1913, người chuyển sang hoạt động tại Anh, và đến năm 1917 lại chuyển về hoạt động tại Pháp. Như vậy, từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã có sự trải nghiệm vô cùng đáng quý, đi qua khắp các châu lục, làm rất nhiều nghề từ phụ bếp, làm vườn, quét tuyết, bán báo, làm báo.... vừa lao động vừa kiếm sống, vừa hoạt động vừa học tập vừa hoạt động cách mạng. Có thể nhận thấy một điều rằng, quá trình bôn ba của Nguyễn Ái Quốc chính là quá trình tự “vô sản hóa” của Người, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc,cùng chịu sự tàn ác của bọn tư bản đối với người dân vô sản, Người đã rút ra một kết luận : “ở đâu nhân dân lao động cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc cũng là thù”, “dù có màu da khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.
Ở các nước thuộc địa, đâu đâu Bác cũng thấy người lao động bị chủ nghĩa thực dân đế quốc đày ải trong tủi nhục, đói nghèo, bị bóc lột, đàn áp dã man và ở đâu các dân tộc bị áp bức cũng đề có khát vọng đấu tranh đòi giải phóng. Ý thức quốc tế trong Người được hình thành từ đó.
Ở các nước tư bản phát triển, tự xưng là văn minh, Bác cũng thấy hai loại người: tầng lớp trên sống hết sức xa hoa, thừa thãi, còn đa số nhân dân lao động phải sống cuộc sông nheo nhóc, bần hàn.Chính do sự cảm thông, yêu thương những người cùng khổ và lòng căm ghét bọn tư bản, đế quốc, thực dân, mà tình cảm và ý thức giai cấp ở Bác từng bước được nảy nở. Những nhận biết căn bản đó đã thôi thúc Bác quyết tâm tìm ra con đường giải phóng mà Người dã nung nấu, ấp ủ từ khi rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước.
II – Bước chuyển biến trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, địa bàn Người chọn là Pari, trung tâm chính trị, văn hóa không chỉ của nước Pháp mà còn của cả Châu Âu, của cả văn minh phương Tây lúc đó. Pari như là điểm hẹn lịch sử của các bậc vĩ nhân lớn trên thế giới, những nhà cách mạng lớn hầu hết đều có mặt ở đây. Lúc Nguyễn Tất Thành có mặt ở đây cũng là lúc lịch sử nhân loại bước sang một trang mới, tình hình chính trị có những chuyển biến lớn lao. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Pari đang ở trong những ngày sục sôi với những cuộc đấu tranh giai cấp của công nhân Pháp và sự chuyển mình của những người cánh tả trong Đảng Xã Hội Pháp theo đường lối quốc tế cộng sản của VI.Lenin.
Với nhiệt huyết của một người yêu nước, Người hăng hái tham gia vào phong trào đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ cách mạng Tháng Mười, bảo vệ nước Nga Xô viết non trẻ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người cùng với Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh thành lập “Hội những người yêu nước Việt Nam nhằm đưa phong trào yêu nước đi theo một hướng tích cực.
Năm 1919, Bác tham gia Đảng Xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ lúc bấy giờ. Ngày 18.06.1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, gửi tới hội nghị Vecxai bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách gồm có 8 điểm như sau:
Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về pháp luật như người Âu châu.
Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Tự do lập hội và hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Bản yêu sách không được thông qua, nhưng đã trực diện tấn công vào chủ nghĩa đế quốc, có tiếng vang lớn trong cộng đồng quốc tế, cổ vũ nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và cá xứ thuộc địa trên toàn thế giới sự sôi sục đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ đế quốc, mang danh là “ bình đẳng, bác ái” nhưng thực chất chỉ là ăn cướp hèn hạ. Qua sự kiện này, Người cũng đưa ra một nhận định: “ chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.
Những hoạt động này là đòn bẩy để đưa đến những chuyển biến về chất trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa cộng sản.
Vào giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốcđược đọc bản sơ thảo lẩn thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Leenin đăng trên báo Nhân đạo – cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Pháp. Luận cương của Lenin đã cho Nguyễn Ái Quốc thấy con đường giải phóng, giành độc lập tự do cho dân tộc. Người vui mừng đến phát khóc và muốn hét to lên như đang nói trước đông đâỏ quần chúng nhân dân lao động: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho mỗi chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước mới. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây, người dứt khoát tin theo Lênin và đứng về Quốc tế thứ III.
Tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III, bỏ phiếu đồng tình việc thành lập Đảng cộng Sản Pháp và trở thành một trong những Đảng viên đầu tiên sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Thứ III và tham gia Đảng Cộng Sản Pháp là sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước sang lập trường Cộng Sản. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam , là giai đoạn “gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa Mác – Lênin.”Sự kiện này có ý nghĩa hết sức to lớn, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, một đại diện của giai cấp công nhân và dân tộc thuộc địa tham gia sáng lập Đảng tiên phong cho giai cấp công nhân ở một nước đế quốc lớn đang áp bức dân tộc mình. Vậy có nghĩa thông qua Nguyễn Ái Quốc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam bắt tay với công nhân Pháp hợp thành một mặt trận đánh đổ kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản Pháp. Sự kiện đó còn mang một ý nghĩa tượng trưng cho xu thế cách mạng mới – tình đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới theo khẩu hiệu của Quốc tế Cộng sản.
Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành người cộng sản. Có người xuất thân từ giai cấp vô sản, được giác ngộ và trở thành Đảng viên. Có người là trí thức tiến bộ giác ngộ chủ nghĩa Mác và hoạt động trong phong trào công nhân, trở thành người cộng sản...Còn Nguyễn Ái Quốc, Người đến với chủ nghĩa Mác theo cách riêng của Người.Từ một người dân thuộc địa, phong trào công nhân chưa phát triển, chủ nghĩa Mác – lenin còn khá xa vời, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, vượt qua mọi khó khăn trở ngại để khảo nghiệp và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lenin. Người kiên quyết đúng về những phương pháp, cách thức tiến hành cách mạng vì quyền lợi của người dân lao động bị áp bức. Điều đó hợp với chân lý thời đại khi mà cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Ánh sáng của cách mạng Tháng Mười Nga chiếu soi để Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, đó là một bước ngoạt vĩ đại của dân tộc. Nhưng không phải ai cũng nhìn thấy ở cách mạng Tháng Mười con đường giải phóng như Nguyễn Ái Quốc. Đã có rất nhiều chí sĩ yêu nước, sống rất lâu trên đất Pháp như: luật sư Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh....học đã có rất nhiều tài liệu tiếng Pháp nói về tư tưởng tự do, bác ái. Nhưng chỉ đến Nguyễn Ái Quốc, Người mới tìm ra được cái tin túy nhất trong chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng nó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người đã trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên của nước ta.
Sở dĩ, Bác tiếp thu được những điều đó bởi ngay từ ban đầu, Người đã định hình được việc mình ra đi là để tìm một con đường đi đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đi, học tập, hoạt động người đã chuẩn bị chu đáo về lập trường , nhạy cảm về chính trị, đặc biệt quan trọng nhất đó là quá trình tự “ vô sản hóa”, để đên khi gặp được chủ nghĩa Mác – Lenin, Người thấy ngay được cái gì là cần thiết nhất cho dân tộc, Người là một học trò ưu tú nhất của chủ nghĩa Mác – khi tiếp thu không máy móc khuôn sáo, mà luôn có sự chắt lọc, tìm tòi, đổi mới để Phù hơp với cách mạng Việt Nam. Điều này các nhà yêu nước việt Nam như Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, và cả các nhà cách mạng cử các nước khác đều không làm được. Đây là cái khác, cái hơn hẳn và cũng là công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.
III – Hoạt động cứu nước trên lập trường của chủ nghĩa Cộng Sản (1921 – 1925).
Thời kỳ ở Pháp
Sau khi tiếp thu được ánh sáng của chủ nghĩa Mác – lenin, chịu sự ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga. Người ở lại Pháp thực hiện sứ mệnh truyền bá chủ nghĩa Mác – lenin vào trong nước nhằm chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập một chính Đảng ở nước ta.
Giữa năm 1921, tại Pháp Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của Angieri, Maroc, Tuynidi....... thành lập hội liên hiệp thuộc địa tại Pari. Để tiến hành tuyên truyền những đường lối, chủ trương của hội, Nguyễn Ái Quốc và những nhà lãnh đạo hội quyết định ra báo “Người cùng khổ” vào năm 1922. Báo Người cùng khổ tố cáo sự lạm quyền về chính trị, sự độc đoán về hành chính, sự bóc lột về kinh tế mà nhân dân trên các lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại đang là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết để đấu tranh cho sự tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của chính họ. Báo hô hào tổ chức lại nhằm mục đích đòi giải phóng những người bị áp bức thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực hiện tình thương yêu và hội ái hữu.
Ngoài việc lập Hội liên hiệp thuộc địa và ra báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc còn tích cực thực hiện các biểu diên thuyết, đặc biệt là viết và đăng trên các tờ báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, tập san Thư tín quốc tế. Năm 1925, Người cho in tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ở Pari
Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng những hình thức khác như diễn thuyết, viết kịch để truyền bá tư tưởng cách mạng của mình. Những hình thức truyền bá này tuy không đến được với đồng bào Việt Nam nhưng cũng góp phần tác động mạnh đến bộ phận Việt Kiều sống tại Pháp, hướng họ dến cách nghĩ về đất nước và thôi thúc hành động.
Có thể nói, với sự xuất hiện của tờ báo Người cùng khổ, một phương tiện truyền bá chủ yếu thời kì này, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc theo quan điểm macxit đến với nhân dân ta thường xuyên và có hệ thống.
Như vậy, thời gian Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở pháp tuy không dài lắm nhưng rất quan trọng đối với cách mạng nước ta. Đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho toàn bộ sự nghiệp của mình, cũng là toàn bộ tương lai của đất nước. Không có thời kỳ mở đầu có hiệu quả này thì không có thời kì sau - thời kỳ Matxcơva. Nếu như ở thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã dồn toàn bộ tư tưởng cách mạng theo quan điểm Mác - Lenin về nước mà trọng tâm là thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân thì ở thời kỳ tiếp theo là định hướng cho cuộc vùng dậy đó tới Cách mạng tháng Mười Nga, đây là thời kì phác thảo những nét cơ bản nhất về chiến lược cách mạng nước ta.
Thời kì ở Liên Xô
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đi Liên Xô thủ phủ của xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian ở lại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc ra sức tìm hiểu mọi mặt của chế độ Xô viết, tích cực nghiên cứu các vấn đề về dân tộc và thuộc địa của quốc tế cộng sản. Bên cạnh đó, Người còn tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như: Đại hộc quốc tế nông dân, Đại hộ quốc tế công hội đỏ.
Ngoài việc tham gia các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc vẫn tích cực học tập để hiểu sâu hơn về chủ nghĩa Mác - Lenin. Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia một lớp học ngắn hạn của Trường Đại học Phương Đông - ngôi trường chuyên đào tạo ra những lãnh tụ cho phong trào cách mạng vô sản, qua đây Người thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, và việc phổ biến lý luận đó vào phong trào cách mạng Việt Nam.
Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc được bầu làm cán bộ cử ban Phương Đông Quốc Tế Cộng sản. Điều đó đã cho thấy vai trò và uy tín của Người ngày càng cao trong phong trào cách mạng và công nhân quốc tế.
Sống, học tập, lao động trong cái nội của Phong trào cách mạng vô sản, Người cũng nhận thấy một vấn đề, những nhà lãnh đạo cách mạng vô sản, công nhân quốc tế ở các nước đế quốc chưa hiểu hết được vị trí, tầm quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Không thể áp dụng một cách máy móc, dập khuôn nguyên lý Mác - Lenin vào các thuộc đia, bởi ở đây có những điều khác biệt với phong trào vô sản ở các nước đế quốc. Bằng sự quan sát trong quá trình Bác đi tìm hiểu vô sản ở khắp nơi trên thế giới, Người đã thấy rằng, các thuộc địa chính là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, binh lính cho các cuộc chiến tranh đế quốc; thuộc địa là chỗ dựa chặt chẽ cho chủ nghĩa đế quốc phát triển: “Mặc dầu thiếu người sản xuất, Đông Dương cũng đã buộc phải gửi đi 500.000 tấn ngũ cốc để góp phần bảo vệ những kẻ áp bức mình. Những công trái Chiến thắng đã bòn rút đi hàng trăm triệu phrăng. Mỗi năm, người An Nam đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để nộp khoảng chừng 450.000.000 phrăng hầu hết chỉ để nuôi béo bọn ăn bám. Ngoài ra, họ lại còn phải gánh những khoản chi tiêu rất lớn về quân sự mà Bộ trưởng Bộ Thuộc địa gọi một cách văn hoá là "khoản đảm phụ của dân con”. Tóm lại, “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Người luôn đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái về cách mạng thuộc địa. Tại Đại hội thứ V Quốc tế Cộng sản tháng 7/ 1924, với tư cách là một đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, và nhân danh một người dân thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn phê bình cả Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Anh và đảng cộng sản một số nước chưa quan tâm đến cách mạng ở các thuộc địa: “sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các nước thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin”.
Mục đích của Nguyễn Ái Quốc là hướng cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa tới Liên Xô, học tập theo cách mạng Tháng Mười. Học tập Lênin nhưng khác với Lênin ở chỗ, Người đã thấy được rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít, biện chững với nhau, “nhịp nhàng như hai cánh của một con chim” nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh tới vai trò tích cực chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân. Tầm nhìn chiến lược đó của Người đã được diễn đạt trong bài viết “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa” trong năm 1924, lý luận về chủ nghĩa thực dân và phong trào giải phóng thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc càng trở nên sắc nét khi Người viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
Nhận ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Nguyễn Ái cũng không quên vai trò của người nông dân. Trong bản tham luận tại Hội nghị quốc tế nông dân Nguyễn Ái Quốc tố cáo những thủ đoạn thực dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924) Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: “Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu”. Nguyên nhân là vì “họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo”. Do đó, Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng. Nông dân nhất thiết phải tự nguyện đi với giai cấp công nhân và kết thành một khối. Chỉ bằng cách đó nông dân mới phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
Như vậy, qua thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, ta đã thấy nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Thời gian này đã cung cấp cho Người những kiến thức thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hóa phong phú, qua sự sàng lọc từ thực tế Người hiểu sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lenin, có thêm những kinh nghiệm hoạt động cách mạng, trau dồi phẩm chất cách mạng. Người đã có những nhận thức nhiều vấn đề đang đặt ra cho cánh mạng vô sản thế giới và đặc biệt là cách mạng Việt Nam. Điều đó tạo điều kiện cho Bác chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để phát triển cách mạng Việt Nam sau này.
Hoạt động ở Trung Quốc.
Sau những hoạt động ở Liên Xô, Ngày 11/11/1924 Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu- Trung Quốc. Người đã liên hệ với những thanh niên Việt nam yêu nước đang sinh sống và hoạt động ở Trung Quốc, một bộ phận thuộc tổ chức Tâm Tâm xã, tập hợp lực lượng này, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Được sự giúp đỡ của quốc tế, gia đoạn 1925 - 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đưa 75 thanh niên yêu nước sang học tập ở Quảng Châu - Trung Quốc " học làm cách mạng, học hoạt động bí mật". Một số được gửi đi đào tạo ở Đại học Phương Đông - Liên Xô, Một số học tại trường quân sự Hoàng Phố - Trung Quốc. Còn lại hoạt động theo yêu cầu của tổ chức. Bác đã mở trường học làm cách mạng, bằng tư duy rộng mở, Bác cho rằng " Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin". Người cho rằng tính chắc chắn, chân chính, cách mạng nhất là do nó giải quyết triệt để vấn để độc lập dân tộc, nó có thể đem lại tự do hạnh phúc thực sự cho các dân tộc thuộc địa. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới, có thể xóa bỏ được áp bức, bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản đem lại tự do, dân chủ, hòa bình. Đây là kết luận của người sau bao năm dài đi tìm con đường cứu nước cho toàn dân tộc.
Tháng 6/ 1925, tổ chức Cộng sản Đoàn được thành lập, bao gồm Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và một số đồng chí khác. Sau đó, hộ phát triển và đổi tên thành Hộ Việt Nam cách mạng thanh niên. Báo Thanh Niên là cơ quan ngôn luận của Hội. mục đích đầu tiên là " làm một cuộc cách mệnh dân tộc (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)".
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này là sự chuẩn bị quan trọng, tất yếu về chính trị, tư tưởng, lực lượng. Chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin sâu rộng vào giai cấp công nhân, nông dân Việt Nam. Tạo tiền đề cho việc thành lập một chính Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam sau này.
Qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn (1921 -1925) đã cho ta thấy sự chuyển biến trong nhận thức hoạt động của Bác, không còn yêu nước đơn thuần, những hoạt động của Người trong thời gian này đã có những định hướng và mục tiêu rõ ràng, Người đã xác lập cho mình, cho dân tộc một con đường đi đúng đắn đó là cách mạng vô sản. Người đã tích cực học tập, nghiên cứu trau dồi vốn kiến thức cơ bản cho bản thân. Thực sự Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một nhà cách mạng vô sản ngay khi Người bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, và đến giai đoạn này Người đã thực hiện đúng với những gì một nhà vô sản cần làm, và còn nhiều hơn thế. Nguyễn Ái Quốc thực sự đã trở thành vị cứu tinh cho dân tộc Việt Nam, và các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
V - Kết luận.
Như vậy, qua những gì ta đã tìm hiểu có thể nói rằng công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này đó là tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, con đường đó là cách mạng vô sản theo định hướng của chủ nghĩa Mác - Lenin. Người đã tích cực tìm hiểu, học tập và cuối cùng là truyền bá chủ nghĩa Mac - Lenin vào Việt Nam, tạo tiền đề cho việc hình thành một chính Đảng vô sản cho cách mạng Việt Nam. Qua những hoạt động của Người ta cũng thấy được sự chuyển biến về chất trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đơn thuần trở thành nhà cachs mạng vô sản hoạt động theo sự định hướng của chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức có tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc Việt Nam, là tiền đề cho việc hình thành Đảng cộng sản Việt Nam và thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám- năm 1945 của nước ta sau này.
VI - Danh mục tài liệu tham khảo.
1. PGS.TS. Phạm: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin vào Việt Nam (1921 -1925). NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2009.
2. Trình Phú Quang: Đường Bác Hồ đi cứu nước. NXB Thanh niên. Hà Nội, 2007.
3. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập II). NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, 2010.
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000.
5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.1, tr.246-247.
6. Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.1, tr.289
7. Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.1, tr.298
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_ai_quoc_324.doc