Lưới 10 kV chủ yếu được lấy từ các trạm trung gian, trạm 110 kV Hải Hậu và Nam Ninh.
Một số l ộ đường dây có mức tổn thất còn khá cao như: lộ 975 trạm 110 kV Hải Hậu, 972 TG Yên
Thắng, 972 TG Liễu Đề, 973 TG Đông Bình, 972 TG Giao Tiến, 973 TG Xuân Thuỷ, 973 TG Cổ Lễ, 971 TG
Trực Nội, 972 TG Trực Đại. Nguyên nhân tổn thất cao do chi ều dài đường dây lớn, tiết diện dây nhỏ.
Tổng chiều dài đường dây 10 kV là 785,51 km, chiếm tỷ lệ 49,76% khối lượng đường dây trung thế toàn
tỉnh.
Lưới 10 kV cung cấp điện cho 803 trạm biến áp 10/0,4 kV với tổng công suất đặt 185.540 kVA.
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng công cụ geospatial để đánh giá tiềm năng sinh khối của tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......... 31
5.3.4 Lưới 6 kV ........................................................................................................................ 31
5.4 Hiện trạng lưới điện hạ thế ..................................................................................................... 31
Page | 3
1 Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định
1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch năm 2008 thì
Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ
kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía
tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.
Tổng diện tích đất toàn tỉnh là 165.1 nghìn ha (1651.4 km2), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm
93.6 nghìn ha ( chiếm 56,7 % tổng diện tích), đất lâm nghiệp 4.3 nghìn ha ( chiếm 2.6%), đất chuyên dùng 25
nghìn ha ( chiếm 15.1 %), đất ở 10.7 nghìn ha ( chiếm 6.5%)
Dân số trung bình là 1833.5 nghìn người, mật độ dân số 1110 người/km2. Số nam giới là 897. 2 nghìn
người, số nữ giới là 936.3 nghìn người. Tỷ số giới tính về dân số là 95,8 nam/100 nữ. Dân số thành thị trung
bình là 329,5 nghìn người, dân số nông thôn trung bình là 1504 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 7.4%
Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân
Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công
nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72
km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may,
công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với
các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam
Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch
vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu
bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà
Lạn.
Hiện nay, tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện. Đó là thành phố Nam
Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ
Bản
Thành phố Nam Định: Tổng diện tích theo đơn vị hành chính toàn thành phố là 4.635,07ha. Thành
phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, hành chính của tỉnh Nam Định.
Huyện Mỹ Lộc: Mỹ Lộc là huyện có diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính ít nhất trong chín
huyện của tỉnh Nam Định. Hiện nay huyện Mỹ Lộc gồm 10 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo
đơn vị hành chính là 7.267,26ha.
Huyện Nam Trực: Hiện nay Nam Trực có 20 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị hành
chính là 16.166,25ha.
Page | 4
Huyện Trực Ninh: Hiện nay huyện Trực Ninh gồm 21 đơn vị hành chính, tổng diện tích theo đơn vị
hành chính là 14.349,89ha.
Huyện Xuân Trường: Hiện nay Xuân Trường bao gồm 20 xã, tổng diện tích theo đơn vị hành chính
là 1.288,15ha
Huyện Giao Thủy: Thị trấn Ngô Đồng là huyện lỵ của huyện Giao Thủy. Thị trấn Ngô Đồng có diện
tích tự nhiên là 215,73 ha, dân số 6.006 nhân khẩu (1986). Hiện nay huyện Giao Thủy bao gồm 22
đơn vị hành chính tổng diện tích tính theo đơn vị hành chính là 23.206,58 ha (bao gồm cả 6.562,52
ha ngoài địa giới hành chính).
Huyện Hải Hậu: Hiện nay huyện Hải Hậu có 35 đơn vị hành chính (ba thị trấn, 32 xã), tổng diện tích
tự nhiên theo đơn vị hành chính là 23.014,48ha.
Huyện Nghĩa Hưng: Hiện nay huyện Nghĩa Hưng bao gồm 25 đơn vị hành chính tổng diện tích theo
đơn vị hành chính là 25.047,77ha (bao gồm cả 4.908,78ha bãi bồi ngoài địa giới hành chính).
Huyện Ý Yên: Thị trấn Lâm là huyện lỵ của huyện Ý Yên. Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Lâm
là 475,18ha, dân số 7.636 người (1986). Hiện nay huyện Ý Yên có 32 đơn vị hành chính tổng diện
tích theo địa giới hành chính là 23.995,58ha
Huyện Vụ Bản: Huyện Lỵ của huyện Vụ Bản là thị trấn Gôi với 485,5ha diện tích. Hiện nay, huyện
Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 14.766,23ha.
1.2 Tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012
Năm 2012, tỉnh Nam Định thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có nhiều khó
khăn (thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp
bị giải thể, đình đốn sản xuất nhiều, một bộ phận lao động mất việc làm; diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch
bệnh trên người và gia súc, gia cầm) nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các cấp, các ngành có nhiều nỗ lực cố
gắng triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh nên đã cơ bản
hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP (theo giá so sánh 1994) ước đạt 12.755 tỷ đồng, tăng 11,7% so với
năm 2011, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 20,7 triệu đồng.
Về sản xuất nông nghiệp, tài nguyên môi trường: Nhờ chủ động khắc phục những khó khăn do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên sản xuất nông nghiệp vẫn giữ
được ổn định. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh) ước đạt 4.708 tỷ đồng, tăng
2,5% so với năm 2011. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt 95 triệu đồng.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 194.804ha, giảm 2.592ha so với năm 2011, trong đó cây
lương thực 162.040ha. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 953,6 ngàn tấn, bằng 100,1% kế
hoạch; trong đó thóc 933,7 ngàn tấn, tăng 0,2% so với 2011. Toàn tỉnh gieo trồng 13.842ha cây
vụ đông, giảm 1.710ha, trong đó cây vụ đông trên đất 2 lúa là 4.961ha (giảm 1.947ha). Mô hình
“cánh đồng mẫu lớn” bước đầu triển khai cho kết quả tốt, vụ xuân có 12 mô hình (diện tích
565ha), vụ mùa 33 mô hình (diện tích 1.707ha).
Page | 5
Triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đối với cây lúa tại 3 huyện Hải Hậu, Trực
Ninh, Vụ Bản.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp cấp bách
phòng chống dịch, không để lây lan. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước 138,5 ngàn tấn,
tăng 4,3%; trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 121 ngàn tấn, tăng 5,2% so với năm
2011.
Lâm nghiệp: Đã trồng 137ha rừng phòng hộ tập trung, 500 nghìn cây phân tán các loại, đạt kế
hoạch.
Diện tích sản xuất muối 711ha, đạt 87,7% kế hoạch. Sản lượng muối ước đạt 70 ngàn tấn, bằng
82,3% kế hoạch.
Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 91,9 ngàn tấn, giảm 1,5% so với năm 2011 và bằng 95,8% kế
hoạch (do ảnh hưởng của bão số 8 làm giảm 4.300 tấn), sản xuất giống thủy sản tiếp tục phát
triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu các hộ nuôi.
Về phòng chống lụt bão: Hoàn thành quy hoạch thoát lũ trên các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.
Tổng kết công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đã chủ
động tổ chức việc phòng chống bão số 8, thông báo, đưa toàn bộ 2.080 tàu thuyền về nơi neo đậu
tránh trú bão, sơ tán 13.100 người già, trẻ em và phụ nữ về nơi an toàn, huy động hơn 700 lực lượng
thường trực các điểm đê xung yếu… Song do bão quá mạnh và kéo dài đã gây thiệt hại lớn, khoảng
2.521 tỷ đồng, 1 người chết và 6 người bị thương. Ngay sau bão, đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các
địa phương khắc phục nhanh hậu quả do bão, sớm khôi phục phát triển sản xuất, ổn định đời sống
nhân dân.
Về xây dựng Nông thôn mới: Tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình xây dựng NTM tại các
huyện, thành phố. Đến nay, trong 96 xã xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 có: 13 xã đạt 13-14
tiêu chí, 44 xã đạt 10-12 tiêu chí, 39 xã đạt 5-9 tiêu chí, bình quân tăng 3-4 tiêu chí. Hoàn thành kế
hoạch đào tạo cán bộ xây dựng NTM các cấp.
Về Tài nguyên và Môi trường: Đã hoàn chỉnh quy hoạch SDĐ giai đoạn 2011-2020, kế hoạch SDĐ
2011-2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn
2011-2020. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường
lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, đến hết tháng 11 có 66 xã giao xong đất tại thực
địa, 48 xã, thị trấn đang giao đất ngoài thực địa. Ước tính đến hết năm 2012 có 145-150 (70%)
xã, thị trấn giao xong đất tại thực địa.
Công thương : Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực, sản xuất công
nghiệp tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) ước đạt 14.922 tỷ đồng, tăng 22% so
với năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16%. Trong đó công nghiệp Trung ương 1.922 tỷ
đồng, tăng 22,4%; công nghiệp địa phương 11.788 tỷ đồng, tăng 21,8%; công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 1.212 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2011.
Page | 6
Đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam
Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Năm 2012, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án vào các KCN với tổng số vốn đăng ký
975 tỷ đồng và 93,8 triệu USD. Ước đến hết năm 2012 có 169 dự án (151 dự án trong nước, 18
dự án đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN của tỉnh. Các cụm công nghiệp thu hút được 433
dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.408 tỷ đồng và đã thực hiện 2.088 tỷ đồng.
Tiếp nhận và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải giai đoạn I công suất 4.500m3/ngày đêm tại
KCN Hòa Xá và xây dựng 1 trạm quan trắc nước thải tự động. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ
chức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông thu hút sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 17.761 tỷ đồng, tăng
21,1% so với 2011. Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ (số liệu 11 tháng năm 2012) tăng
3,41% so với tháng 12-2011, bình quân mỗi tháng tăng 0,31%.
Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 363,5 triệu USD, tăng 12,7%; giá trị hàng nhập khẩu ước đạt
304,7 triệu USD, tăng 16,7% so với năm 2011.
Xây dựng, Đầu tư, Giao thông, Truyền thông và Điện lực
Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc xây dựng phát triển theo quy hoạch được duyệt
trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ. Lập đề án hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo giai đoạn 2011-2015. Triển khai
xây dựng Quy hoạch cấp nước Thành phố Nam Định đến năm 2025.
Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn cả năm ước đạt 18.230 tỷ đồng, tăng 16,5% so với
2011. Riêng vốn đầu tư thuộc NSNN do tỉnh quản lý là 3.741 tỷ đồng (trong đó tỉnh đã tiết kiệm
chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư 411 tỷ đồng).
Ban hành quy định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nâng cấp, cải tạo chợ, trạm xá, hố chôn
rác thải, trụ sở làm việc của các xã, phường, thị trấn.
Tập trung chỉ đạo công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ thi công những công trình trọng điểm như:
Đường 486B; tuyến đường mới Mỹ Lộc - Phủ Lý (theo hình thức BT), Dự án văn hóa Trần, các
công trình hạ tầng giao thông, đê, kè phòng chống lụt bão, giáo dục, y tế... đưa vào sử dụng một
số công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển KT-XH của tỉnh, như đường cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn qua địa phận huyện Ý Yên); tuyến đường bộ mới Nam Định - Mỹ
Lộc (theo hình thức BOT); tỉnh lộ 486B (Thị trấn Liễu Đề - cầu Hà Lạn). Hoàn thiện thủ tục đầu
tư Nhà thi đấu đa năng, Bể bơi phục vụ cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - năm 2014 tổ
chức tại Nam Định. Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Nam Định.
Giao thông vận tải: Vận tải hàng hoá ước đạt 3.104 triệu tấn.km, tăng 18,3%; vận tải hành khách
ước 1.151 triệu lượt người.km, tăng 13,5% so với năm 2011. Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch
giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Page | 7
Về trật tự an toàn giao thông (số liệu tổng hợp 10 tháng) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 63 vụ tai nạn
giao thông (51 vụ đường bộ, 11 vụ đường sắt và 1 vụ đường thủy) giảm 8 vụ, làm 66 người chết
(giảm 3 người) và 37 người bị thương (tăng 2 người) so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 924 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Đảm bảo hoạt động ổn
định Cổng thông tin điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, trung tâm tích hợp dữ liệu
của tỉnh; 100% các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đã xây dựng, nâng cấp cổng, trang thông
tin điện tử cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành và bộ thủ tục hành chính của các cấp
chính quyền trên cổng thông tin. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình viễn thông công ích
giai đoạn 2011-2015.
Ngành điện đã đầu tư 140 tỷ đồng, khởi công 50 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống điện, hoàn
thành dự án chống quá tải cho lưới điện trung thế khu vực nông thôn, cơ bản cấp điện ổn định
cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh.
Tài chính, ngân hàng: Trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhưng các cấp, các ngành đã có
nhiều nỗ lực đôn đốc thu nộp NSNN.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.900 tỷ đồng, đạt 100% dự toán tỉnh giao và tăng 7,9%
so với dự toán Trung ương giao. Chi ngân sách cả năm ước đạt 9.232 tỷ đồng, bằng 154% dự
toán, tăng 12,6% so với năm 2011.
Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn năm 2012 ước đạt 15.548 tỷ
đồng, tăng 16% so với đầu năm; tổng dư nợ ước đạt 19.444 tỷ đồng, tăng 7,5% so đầu năm. Cơ
cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho 390 doanh nghiệp, đồng thời có 406 doanh nghiệp đã giải thể
hoặc khó khăn ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp đang hoạt động 4.158 doanh nghiệp.
Các lĩnh vực văn hóa xã hội
Giáo dục và Đào tạo: Hoàn thành năm học 2011-2012 ở các cấp học, ngành học, tiếp tục giữ vị
trí là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc về phong trào và chất lượng giáo dục. Kỳ thi học
sinh giỏi cấp quốc gia 2012 có 82/84 học sinh đạt giải, đạt 97,6%, là tỉnh có tỷ lệ học sinh đạt
giải cao nhất. Có 7 học sinh đoạt Huy chương Bạc và Đồng kỳ thi Olympic châu Á - Thái Bình
Dương và kỳ thi Olympic quốc tế các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đã có 5 huyện đạt chuẩn
phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Toàn tỉnh đã có 523 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 37 trường
so với năm học 2010-2011. Có 7 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Chủ động phòng chống, khống chế kịp thời dịch bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, từng bước nâng cao chất lượng điều trị. Công tác tiêm chủng được triển khai đầy đủ, vệ
sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030; Kế hoạch triển khai hoạt động ISO hành chính giai đoạn 2012-2015 của
tỉnh.
Phê duyệt và triển khai quy hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh giai đoạn 2011-2020.
Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới ước 30,5 ngàn lượt người, đạt 101,7% kế hoạch
Page | 8
(trong đó xuất khẩu lao động 2.500 người, đạt 83,3%). Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp
ưu đãi với người có công, người cao tuổi và các đối tượng xã hội. Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm
65 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2012).
Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các loại hình cả năm ước đạt 1.112 tỷ đồng (đạt kế
hoạch). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 50,6% dân số.
Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, phát thanh, truyền hình, văn hoá văn nghệ, thể
dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, văn hoá xã hội của đất nước,
của tỉnh. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với
thực hiện đề án “Phát triển văn hoá nông thôn” phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp được duy trì; có 13 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân
và Nghệ sĩ Ưu tú. Các vận động viên thể thao đã giành được 130 huy chương tại các giải quốc
gia, tăng 47 huy chương so với năm 2011. Đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lượng khách tới các khu du lịch trong
tỉnh tăng 8,3% so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 220 tỷ đồng.
Đặc biệt, đã tổ chức thành công Lễ Kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định, đón nhận Huân
chương Hồ Chí Minh, Quyết định công nhận Thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh
và Đền Trần - Chùa Phổ Minh là di tích Quốc gia đặc biệt; khơi dậy lòng tự hào của cán bộ và
nhân dân trong tỉnh, được Trung ương và các tỉnh bạn đánh giá cao.
Công tác nội vụ
Tổ chức tổng kết bước hai việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường, tuyển
dụng viên chức ngành giáo dục và công chức cấp xã theo kế hoạch.
Ban hành Kế hoạch và triển khai đề án tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015.
Xây dựng đề án áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại thuộc 7 sở, ngành, 10
huyện, thành phố và 25 xã, phường của Thành phố Nam Định.
Tổ chức bồi dưỡng cho 5.512 đại biểu HĐND thành phố và các xã, thị trấn; 12 lớp bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chương trình xây dựng nông thôn mới và
tin học cho 1.220 cán bộ, công chức cấp xã.
Ban hành chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch
triển khai Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Tình hình hoạt động của các tôn giáo cơ bản ổn định, tuân thủ các quy định của pháp luật. Phối
hợp tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo và Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Đại hội
nhiệm kỳ 2012-2017.
Quốc phòng, An ninh, Nội chính
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng
địa phương năm 2012. Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng
luật.
Page | 9
Tập trung cao các lực lượng, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, các ngày lễ,
kỷ niệm lớn trong tỉnh. Đẩy mạnh tấn công trấn áp các loại tội phạm, triển khai các đợt cao điểm
đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật theo thẩm quyền. Đảm bảo các yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân.
Đã tiến hành 216 cuộc thanh tra, kiểm tra và đã hoàn thành 171 cuộc. Qua thanh tra đã phát hiện
sai phạm, kiến nghị xử lý 9,35 tỷ đồng và 10.463m2 đất. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã
tiếp 4.104 lượt người đến khiếu nại, đề nghị (giảm 141 lượt); trong đó có 106 lượt đoàn đông
người (tăng 3 lượt đoàn). Tiếp nhận và xử lý 2.277 đơn thư (tăng 188 đơn), đã giải quyết xong
104/124 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết, đạt 84%.
Công tác thi hành án dân sự: tập trung giải quyết các vụ án có giá trị thi hành lớn và phức tạp tồn
đọng kéo dài. Đã thi hành xong 2.717 việc có điều kiện thi hành (đạt 82%).
1.3 Đánh giá chung:
Năm 2012, trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân, dân
và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng
trưởng khá, lạm phát được khống chế, một số ngành, lĩnh vực phát triển cao hơn so cùng kỳ: thu hút vốn đầu tư
đạt khá, một số công trình hạ tầng quan trọng được hoàn thành đưa vào sử dụng; sản xuất công nghiệp có mức
tăng trưởng cao; sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa. Các hoạt động văn hoá - xã hội được duy trì, giáo dục
đạt được thành tích mới, an sinh xã hội đảm bảo.
Duy trì tốt công tác tiếp dân và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Page | 10
2 Cơ sở hạ tầng
2.1 Giao thông
Về đường bộ: Nam Định có đường Quốc lộ 10 chạy qua địa bàn các huyện Vụ Bản, Ý Yên , Thành phố
Nam Định , nối liền tỉnh Nam Định với 2 tỉnh Thái Bình và Ninh Bình. Quốc lộ 21 đi qua Mỹ Lộc, Thành phố
Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, tới tận thị trấn Thịnh Long của huyện Hải Hậu,
Về đường sắt: Nam Định là một ga chính trên tuyến đường sắt Bắc- Nam nối liền Hà Nội- Tp Hồ Chí
Minh, tuyến đường sắt đi qua Mỹ Lộc, Tp Nam Định, qua Vụ Bản, Ý Yên tới Ninh Bình
Về đường sông: Toàn tỉnh gần như là được sông Hồng bao quanh, có các cửa sông ra biển nên lưu thông
bằng đường thủy rất thuận lợi. Địa giới phía bắc tỉnh giáp với Thái Bình có chung một nhanh sông, địa giới phía
nam giáp với Ninh Bình có một nhánh sông,
Trong những năm 2001-2004 được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, sự lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đã tiến hành quy hoạch và từng bước nâng cấp các tuyến
đường huyện thành đường cấp 4 đồng bằng, đường xã, liên xã thành đường cấp 5 đồng bằng, đường thôn, xóm
đạt cấp 6 đồng bằng và toàn bộ cầu trên tuyến đường huyện, xã đạt tải trọng H8-X60. Hoàn chỉnh hệ thống
đường nhựa, đường bê tông và nâng cấp xây mới các cầu, tiếp tục xin đầu tư bằng nguồn vốn WB3 làm các
tuyến đường còn lại. Sau khi đã nâng cấp cải tạo được 332 km trên 137 tuyến đường, 33 cầu bằng 527 m trên
địa bàn 125 xã thuộc địa bàn 9 huyện và thành phố Nam Định với nguồn kinh phí đầu tư là 89,858 tỷ đồng bằng
nguồn vốn WB3 trong 3 năm (2001-2004), năm 2004 ngành triển khai chương trình bổ sung năm thứ 4 vốn giao
thông nông thôn (WB2) với 21 cầu 336 m) và 12 tuyến đường 27,05 km đúng quy định.
Page | 11
Quá trình cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn, các địa phương, cùng với sự đóng góp tích cực
của nhân dân các huyện, thành phố đã cải tạo nâng cấp được 5.870 km đường huyện (từ năm 2001đến năm
2003) trong đó nhựa hoá được 110 km đường Trung ương uỷ thác đạt 100%, đường tỉnh đường đô thị: 297 km
đạt 99%, đường huyện 89/389 km đạt 75%, đường xã, liên xã: 1.393/1.792 km đạt 78%, đường thôn, xóm bê
tông hoá được 3.807/4.200 km đạt 90%. Khôi phục, làm mới được 153 cầu các loại và 8 triệu m3 đất đào đắp
mở rộng lòng đường. Tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp làm đường giao
thông nông thôn trên 670 tỷ đồng chiếm 67% tổng mức đầu tư. Trong năm 2004, tổng kinh phí đầu tư phát triển
giao thông nông thôn của 8/10 huyện, thành phố đạt 144.469,9 triệu đồng, trong đó kinh phí do nhân dân đóng
góp là 66.375,4 triệu đồng chiếm 46 tổng kinh phí đầu tư.
Trong đầu tư xây dựng ngành tập trung cho những công trình quan trọng như: triển khai tuyến tránh
thành phố Nam Định nối quốc lộ 21 với quốc lộ 10 và có thêm 1 cầu Vượt sông Đào (S2), tuyến để giảm áp lực
và mật độ giao thông cho quốc lộ 21, đường tỉnh 56 (S3). Tiếp tục nghiên cứu khảo sát nắn chỉnh một số đoạn
tuyến đường tỉnh theo quy họch như tuyến đường 56 đoạn qua thị trấn Liễu Đề, Yên Định, tuyến quốc lộ 21 vào
thành phố Nam Định qua đường Thương Mại tới đường Trường Chinh, Trần Hưng Đạo, quốc lộ 21 đoạn qua
Lạc Quần, tuyến đường 55 qua thị trấn Nam Giang, tuyến quốc lộ ven biển (theo đề án của ngành). Đối với
thành phố Nam Định, xây dựng và hoàn thành công trình đường 38A, đường Phù Nghĩa, đường vành đai phía
Đông bắc thành phố Nam Định.
Page | 12
Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Nam Định
2.2 Điện lưới
Sau nhiều năm tích cực đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện đầu nguồn đáp ứng nhu cầu cung ứng
điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đến nay tỉnh Nam Định đã có hệ thống điện cao thế 110KV và 220KV
hiện đại.
Về tổng thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Điện
lực Miền Bắc đã quy hoạch khá hợp lý hệ thống lưới điện đầu nguồn cung ứng về Nam Định thông qua hai trạm
220KV Nam Định và Ninh Bình; 10 trạm 110KV nằm phân bổ đồng đều từ Thành phố Nam Định đến các
huyện trong tỉnh. Trạm 220KV Nam Định xây dựng tại xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) có công suất 500MVA với quy
mô bề thế, hình thức đẹp, đưa vào vận hành năm 1998. Năm 2004, trạm được nâng công suất lần thứ nhất với
việc lắp đặt thêm một máy biến áp 220KV-125MVA. Do phụ tải khu vực liên tục tăng nhanh làm cho trạm
220KV Nam Định luôn phải vận hành trong tình trạng quá tải, có lúc lên tới 35%, đe dọa nguy cơ xảy ra mất an
toàn. Vừa qua, trạm 220KV Nam Định được đầu tư 53 tỷ đồng nâng công suất lần thứ hai với máy biến áp
220KV-250MVA do Cty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh sản xuất. Hiện tại, nguồn điện từ đây đang cung
Page | 13
ứng đến hầu hết các trạm 110KV của tỉnh Nam Định thông qua các lộ đường dây 172, 173, 174, 176. Cũng từ
việc có trạm điện lớn này nên việc phân bổ điện năng về tỉnh luôn được quan tâm ưu tiên, bảo đảm, đặc biệt là
vào thời điểm mùa khô và các giai đoạn phải tiết giảm điện năng do thiếu nguồn điện quốc gia.
Năm 2012, ngành Điện đã tiến hành đầu tư, nâng cấp hàng loạt trạm biến áp 110KV như thay thế máy
biến áp có công suất nhỏ bằng máy có công suất lớn hơn, tu bổ tường bao, dây dẫn, duy tu xà, sứ, rơ-le, máy
cắt, chống sét cùng nhiều thiết bị bảo vệ tiên tiến khác. Các phần việc đầu tư, xây dựng đã tiêu tốn của ngành
điện hàng chục tỷ đồng nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Tiêu biểu là các công trình thay thế toàn bộ cột điện cao
thế bê tông từ huyện Giao Thủy sang huyện Hải Hậu bằng cột thép; bổ sung néo ngang tuyến trên lộ đường dây
110KV đi qua địa bàn các huyện ven biển nhằm chống chịu tốt với cường độ của gió bão. Hạng mục công trình
thay thế kịp thời hàng loạt xà đỡ trên lộ đường dây 175 kéo dài từ Thành phố Nam Định đến huyện Vụ Bản đã
đáp ứng nhu cầu phát triển của KCN Bảo Minh. Máy biến áp T1 ở trạm 110KV Lạc Quần được nâng công suất
từ 25 nghìn KVA lên 40 nghìn KVA. Trạm biến áp Phi Trường nâng công suất từ 50 nghìn KVA lên 63 nghìn
KVA. Các trạm 110KV Nam Ninh, Giao Thủy đều lắp thêm máy biến áp 25 nghìn KVA. Trạm điện Trình
Xuyên đã thay máy biến thế 20 nghìn KVA bằng máy 25 nghìn KVA đưa tổng công suất tại đây lên 65 nghìn
KVA. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới Quý Tỵ 2013, ngành điện đã hoàn thành đầu tư, đưa vào sử
dụng trạm biến áp 110KV Ý Yên xây dựng tại xã Yên Dương. Đây là công trình có thiết kế đẹp, kiểu dáng tân
tiến nhất hiện nay tọa lạc trên diện tích 4.186m2, công suất 40 nghìn KVA, tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng
với nhiều máy móc chuyên dụng cũng như trang thiết bị hiện đại sản xuất trong nước và nhập khẩu. Khi chưa
có trạm điện lớn này, nguồn điện cao thế cung ứng về huyện Ý Yên phải lấy từ trạm 110KV Trình Xuyên dẫn
qua các lộ đường dây dài nên chất lượng điện áp thuyên giảm và có nguy cơ mất an toàn cao. Việc hoàn thành
xây dựng trạm 110KV Ý Yên sẽ không chỉ cung ứng đủ nguồn điện chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất ở các
làng nghề truyền thống trên địa bàn mà còn phục vụ các trạm bơm lớn gồm Vĩnh Trị, Quỹ Độ, Cổ Đam kịp thời
chống úng cho lúa màu trong mùa mưa bão. Trong thời gian tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục đầu tư
kinh phí để tiến hành xây dựng trạm 110KV Trực Ninh. Nếu được khởi công xây dựng đúng kế hoạch vào
khoảng giữa năm nay thì toàn bộ 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có ít nhất mỗi địa phương 1 trạm
110KV, khi đó chất lượng điện áp sẽ tiếp tục được nâng cao. Với việc cung ứng an toàn sản lượng điện thương
phẩm gần 200 triệu kWh mỗi tháng, Chi nhánh lưới điện cao thế Nam Định cùng với Công ty Điện lực Nam
Định đang góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng thủy lợi
Nam định là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tổng diện tích đất đai tự nhiên là :
163.740 ha.
Trong đó :
Đất nông nghiệp 106.662 ha
Đất cấy hàng năm 91.068 ha
Đất trồng lúa, màu 88.431 ha
Đất lâm nghiệp 4.723 ha
Đất chưa sử dụng và sông suối 17.643 ha
Page | 14
Có 9 đơn vị huyện và thành phố Nam định, dân số gần 2 triệu người, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên như mưa, bão, lụt, úng.
Hạ tầng cơ sở thuỷ lợi phục vụ sản xuất: Theo điều tra hiện trạng công trình thuỷ lợi năm 2004 trong
tỉnh, các hệ thống thuỷ nông hiện có:
282 cống dưới đê với tổng khẩu độ : 900 m cửa.
195 kênh cấp I, tổng chiều dài : 973,84 km
2.151 kênh cấp II, tổng chiều dài 2.799,45 km
17.115 kênh cấp III, tổng chiều dài 6.175,55km
759 cống đập điều tiết nội địa có tổng khẩu độ: 1.978,2 m
31 trạm bơm (do các công ty TN quản lý) với 223 máy các loại, tổng lưu lượng bơm
1.165.000 m3/h; tổng công suất động cơ 21.153 KW/h; tổng dung lượng biến áp 36.270 KVA.
Đã hình thành 69 lưu vực tưới tiêu thuộc 7 Công ty KTCTTL, tạo nên một mạng lưới cung cấp nguồn
nước ngọt, mặn, lợ và đường tiêu quan trọng khai thác tiềm năng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế bảo vệ
đời sống dân sinh trong tỉnh, đưa hệ số tưới lên từ 0,81l/s/ha lên (1,16 1,25) l/s/ha, hệ số tiêu từ 2,9l/s/ha lên
4,5l/s/ha, nhiều vùng đạt (5,26,3) l/s/ha.
2.4 Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định:
Khu Công nghiệp Hòa Xá: thuộc thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326.8 ha. Tổng mức đầu tư
dự kiến: 347 tỷ đồng, Mục tiêu xúc tiến thu hút đầu tư lấp đầy với 86 dự án.
Khu Công nghiệp Mỹ Trung: thuộc huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, ở phía thành phố Nam Định,
giáp Quốc lộ 10, khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Tổng mức đầu
tươ khoảng 300 - 350 tỷ đồng.
Khu Công nghiệp Thành An: Thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành - Vụ Bản, nằm
giáp trục đường Quốc lộ 10 và tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 sang đường 21 dẫn đến cảng Hải
Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng với quy mô
khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 350-400 tỷ đồng.
Khu Công nghiệp Bảo Minh: Thuộc địa bàn huyện Vụ Bản - Nam Định. Phía Bắc và phía Đông giáp
xã Kim Thái, phía Tây giáp x• Liên Bảo, phía Nam giáp đường Quốc lộ 10, cách Thành phố Nam
Định 10km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5km. Khu Công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đường quốc
lộ 10 nên giao thông từ *Khu Công nghiệp đến các nơi khác như Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều
thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tươ khoảng 300- 400 tỷ đồng.
Khu Công nghiệp Hồng Tiến: Thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, cách Thành
phố Nam Định khoảng 25km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 6km, nằm gần cảng Ninh Phúc
(Ninh Bình), cạnh tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và tuyến đường sắt Bắc Nam. KCN
Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250ha. Khu công nghiệp đã được Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng.
Khu Kinh tế Ninh Cơ: Do Tập doàn Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông
Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: Cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí,
Page | 15
chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2
bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích
270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký
1.075 tỷ đồng và thu hút được hơn 9.000 lao động
Page | 16
3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh
3.1 Diễn biến tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định qua các năm (106 kWh)
TT Ngành Năm 2005
Năm
2006
Năm 2007
Năm
2008
Năm 2009
T.độ tăng
2005-2009
(%/năm)
1
Công nghiệp + Xây
dựng
151,4 182,12 223,23 251,24 299,32 18,58%
2
Nông lâm nghiệp,
thuỷ sản
21,9 23,32 21,78 23,10 18,5 -4,13%
3 Thương mại, dịch vụ 4,5 7,76 8,45 9,45 9,40 20,22%
4
Quản lý, tiêu dùng
dân cư
414,4 418,75 449,47 487,70 550,5 7,36%
5 Các nhu cầu khác 14,3 13,30 10,66 12,59 22,08 11,47%
6 Tổng thương phẩm 608,5 645,25 713,59 783,30 899,8 10,27%
7 Tổn thất (%) 6,3 6,23 6,43 6,09 5,64 -
8 Điện nhận 631,95 685,45 759,47 834,1 969,31 -
9 Pmax (MW) 131,95 147 162,3 180 198 10,68%
Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2009
Công nghiệp
+ Xây dựng
33,27%
Các nhu cầu
khác
2,45%
Quản lý, tiêu
dùng dân cư
61,18%
Thương mại,
dịch vụ
1,04%
Nông lâm
nghiệp, thuỷ
sản
2,06%
Biểu đồ cơ ấu tiêu thụ điện năng năm 2005
Công nghiệp
+ Xây dựng
24,96%
Các nhu cầu
khác
2,36%
Quả lý, tiêu
dùng dân cư
68,33% Thương mại,
dịch vụ
0,74%
Nông lâm
nghiệp, thuỷ
sả
3,61%
Page | 17
3.2 So sánh cơ cấu tiêu thụ điện năng giữa thực tế và dự báo (năm 2009)
TT Hạng mục
Thực tế Dự báo theo QH
Tỷ lệ
thực hiện
(%) Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(*)
Tỷ lệ
(%)
I Điện T. phẩm (106 kWh) 899,8 100% 1017,8 100% 79,94%
1 - Công Nghiệp –Xây dụng 299,32 33,27% 367,5 36,11% 81,45%
2 - Nông – lâm - ngư nghiệp 18,5 2,06% 28,92 2,84% 63,97%
3 - Thương mai – dịch vụ 9,4 1,04% 8,8 0,86% 106,82%
4 - Quản lý và tiêu dùng dân cư 550,5 61,18% 587,89 57,76% 93,64%
5 - Hoạt động khác 22,08 2,45% 24,71 2,43% 89,36%
II Tổn thất
5,64%
6,2%
III Điện nhận(106 kWh) 969,31
1078,26
89,90%
IV Pmax (MW) 198
215,08
92,06%
V
Tốc độ tăng trưởng điện thương
phẩm bình quân giai đoạn 2005 –
2009 (%/năm)
10,27%
10,25%
VI
Điện thương phẩm bình quân đầu
người năm 2009 (kWh/người.năm)
446
633
70,46%
Nhận xét:
Điện thương phẩm thực tế của tỉnh năm 2009 chỉ đạt 88,41% so với dự báo, chủ yếu do ảnh hưởng của
hai thành phần có tỷ trọng tiêu thụ điện lớn nhất là Quản lý và tiêu dùng dân cư (đạt gần 94% so với dự báo) và
thành phần Công nghiệp – xây dựng (đạt trên 81% so với dự báo). Nguyên nhân chính là:
Trong vài năm qua, do thiếu nguồn điện quốc gia nên có sự tiết giảm điện trên toàn quốc nói chung,
trong đó có Nam Định nói riêng. Vì vậy, thực tế điện thương phẩm nói trên chưa phản ánh hết nhu
cầu điện trên địa bàn tỉnh.
Page | 18
Một số khu, cum công nghiệp điển hình như KCN Thành An, Thịnh Long…, cụm công nghiệp Đồng
Côi, Quang Trung…dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006 – 2010 nhưng bị chậm tiến độ,
vì vậy nhu cầu điện đã giảm đáng kể so với dự báo.
Bình quân điện năng tính theo đầu người của tỉnh năm 2009 còn thấp, chỉ đạt 446 kWh/người/năm bằng
khoảng 50 % so với cả nước.
3.3 Dự báo nhu cầu điện tỉnh Nam Định
3.3.1 Nhu cầu điện cho Công nghiệp – Xây dựng (PA cơ sở)
Ngành
Năm 2010 Năm 2015
P(MW) A(GWh) P(MW) A(GWh)
Công nghiệp - Xây dựng 65,8 335,9 195,1 986,9
a) CN phi tập trung 54,4 266,1 115,2 547,3
b) CN tập trung 12,7 69,8 99,8 439,6
KCN Hoà Xá (TP N.Định) 12,2 53,3 20,0 82,0
KCN Mỹ Trung (TP N.Định) 1,5 6,6 72,0 187,3
KCN Thành An (TP N.Định) 0,4 1,8 5,5 22,6
KCN Bảo Minh (h.Vụ Bản) 0,7 2,9 7,5 30,8
KCN Hồng Tiến (h. Ý Yên) 0,5 2,0 6,0 24,6
KCN Trung Thành (h. Ý Yên) 1,7 7,0
KCN Nghĩa An (h.Nam Trực) 2,0 8,2
KCN Xuân Kiên (h.Xuân Trường) 2,0 8,2
KCN Mỹ Thuận (h.Mỹ Lộc) 2,0 8,2
KCN Việt Hải (h. Trực Ninh) 2,0 8,2
KCN VINASHIN (h.Hải Hậu và các huyện ven
biển)
0,8 3,3 12,8 52,5
Page | 19
3.3.2 Nhu cầu điện cho Công nghiệp – Xây dựng
Năm Thành phần
Phương án
Cao Cơ sở
2010
Pmax, (MW) 65,8 65,8
Điện thương phẩm (106 kWh) 335,9 335,9
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’06 - 10), (%/năm) 17,28% 17,28%
2015
Pmax, (MW) 253,2 195,1
Điện thương phẩm (106 kWh) 1308,7 986,9
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’11- 15), (%/năm) 31,26% 24,06%
3.3.3 Nhu cầu điện cho nông -lâm -ngư nghiệp
Năm Thành phần
Phương án
Cao Cơ sở
2010
Pmax, (MW) 19,2 19,2
Điện thương phẩm (106 kWh) 25,9 25,9
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’06 - 10), (%/năm) 3,43% 3,43%
2015
Pmax, (MW) 22,3 21,9
Điện thương phẩm (106 kWh) 30,16 29,98
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’11- 15), (%/năm) 3,08% 2,95%
Page | 20
3.3.4 Nhu cầu điện cho dịch vụ, thương mại
Năm Thành phần
Phương án
Cao Cơ sở
2010
Pmax, (MW) 3,7 3,7
Điện thương phẩm (106 kWh) 10,2 10,2
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’06 - 10), (%/năm) 17,79% 17,79%
2015
Pmax, (MW) 7,5 7,3
Điện thương phẩm (106 kWh) 23,4 22,8
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’11- 15), (%/năm) 18,05% 17,45%
3.3.5 Nhu cầu điện cho Quản lý và tiêu dùng dân cư
Năm Thành phần
Phương án
Cao Cơ sở
2010
Pmax, (MW) 180,3 180,3
Điện thương phẩm (106 kWh) 578,5 578,5
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’06 - 10), (%/năm) 6,68% 6,68%
2015
Pmax, (MW) 214,2 208,2
Điện thương phẩm (106 kWh) 824,8 791,2
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’11- 15), (%/năm) 7,35% 6,46%
Page | 21
3.3.6 Nhu cầu điện cho hoạt động khác
Năm Thành phần
Phương án
Cao Cơ sở
2010
Pmax, (MW) 9,3 9,3
Điện thương phẩm (106 kWh) 23,8 23,8
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’06 - 10), (%/năm) 10,74% 10,74%
2015
Pmax, (MW) 15,3 14,8
Điện thương phẩm (106 kWh) 41,1 39,4
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’11- 15), (%/năm) 11,52% 10,61%
Năm 2010
Công nghiệp -
Xây dựng
34,47%
Nông - Lâm -
Thuỷ sản
2,66%
Dịch vụ -
Thương mại
1,05%
Quản lý và
tiêu dùng dân
cư
59,38%
Hoạt động
khác
2,44%
Năm 2015
Công nghiệp -
Xây dựng
52,77%
Nông - Lâm -
Thuỷ sản
1,60%
Dịch vụ -
Thương mại
1,22%
Quản lý và
tiêu dùng dân
cư
42,30%
Hoạt động
khác
2,11%
Page | 22
3.3.7 Tổng hợp nhu cầu điện tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2015
Năm Thành phần
Phương án
Cao Cơ sở
2010
Pmax, (MW) 224,1 224,1
Điện thương phẩm (106 kWh) 974,3 974,3
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’06 - 10), (%/năm) 9,87% 9,87%
2015
Pmax, (MW) 505,1 417,7
Điện thương phẩm (106 kWh) 2228,2 1870,3
Tăng trưởng BQ ĐTP giai đoạn (’11 - 15), (%/năm) 17,99% 13,93%
3.3.8 Bảng so sánh sai số giữa các phương pháp
PP trực tiếp PP đàn hồi PP tương quan
Năm 2010 2015 2010 2015 2020 2010 2015 2020
PMAX
(MW)
224,1 417,7 218,67 405 620 222,5 409,0 611,4
A (GWh) 974,3 1870,3 960,49 1781,53 2930,02 966,8 1879,5 2.926,5
Sai số PMAX so với pp trực tiếp,
%
2,42% 3,04% - 0,73% 2,09% -
Sai số A so với pp trực tiếp,
%
1,42% 4,74% - 0,77% 0,49% -
Page | 23
Nhu cầu điện năng của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 được tính bằng kết quả dự báo của phương pháp
tương quan, vì kết quả tính toán của phương pháp này cho giai đoạn trước là gần sát nhất với kết quả dự báo của
phương pháp trực tiếp.
3.3.9 So sánh kết quả tính toán nhu cầu điện của đề án với tổng sơ đồ VI
Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2015
Quy hoạch
Tổng sơ đồ
VI
Chênh
lệch, (%)
Quy hoạch
Tổng sơ đồ
VI
Chênh lệch,
(%)
Pmax (MW) 224,1 251 12,15 417,7 404 1,70
Điện thương phẩm
A(GWh)
974,3 1127,3 22,90 1870,3 1899,6 0,27
Tốc độ tăng A 9,87% 13,65%
13,93% 11,00%
Nhận xét:
Nhu cầu điện năng của tỉnh năm 2010 trong Đề án này thấp hơn so với TSĐ VI là do giai đoạn vừa qua
tiến độ triển khai các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh bị chậm hơn so với kế hoạch. Thêm vào đó là do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và nhu cầu dùng
điện nói riêng bị sụt giảm. Tuy nhiên, đến 2015 nhu cầu điện năng của tỉnh sẽ đạt xấp xỉ bằng TSĐ VI, do trong
giai đoạn tới nền kinh tế đã được phục hồi, các dự án đầu tư vào các KCN được đẩy mạnh theo định hướng phát
triển công nghiệp của tỉnh.
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Biểu đồ nhu cầu điện dự báo theo các phương pháp
PP. trực tiếp
PP. tương quan
PP. đàn hồi
Page | 24
3.3.10 So sánh điện năng tiêu thụ bình quân đầu người tỉnh Nam Định và cả nước
TT Danh mục Điện TP trên đầu người, kWh/ng,năm
2010 2015
1 Cả nước (theo TSĐ VI) 1106 1774
2 Nam Định (có xét đến các KCN) 482,26 900,24
Tỷ lệ % (Nam Định/cả nước) 43,60% 50,75%
Kết quả dự báo cho thấy trong những năm tới nhu cầu phụ tải điện của tỉnh Nam Định có sự biến động
không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu. Với sự phát triển của các khu công nghiệp, các phụ tải chuyên dùng lớn
dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu điện năng của thành phần này. Điều đó làm cho cơ cấu của phụ tải
thay đổi. Năm 2010 tỷ trọng dùng điện trong ngành công nghiệp chiếm 34,5%, nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này
sẽ là 52,8%, trong khi đó tỷ trọng dùng điện cho quản lý tiêu dùng giảm từ 59,4% hiện tại xuống còn 42,3% vào
năm 2015, các thành phần còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đó là sự thay đổi theo hướng phù hợp với mục
tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Page | 25
4 Các nhà máy sản xuất điện
Hiện tại tỉnh Nam Định chỉ có 1 dự án nhà máy nhiệt điện , được xây dựng tại 2 xã Hải Châu và Hải
Ninh , huyện Hải Hậu ,với diện tích 251 ha . Nhà máy có tổng công suất 2400 MW gồm 4 tổ máy ,mỗi tổ máy
có công suất 600 MW .
Dự án được chia làm 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : (2014 – 2017) sẽ xây dựng 2 tổ máy với công suất 1200 MW
Giai đoạn 2 : (2017 – 2021)xây dựng 2 tổ máy còn lại công suất 1200 MW
Tập đoàn than và khoáng sảnViệt Nam sẽ cung cấp than nội địa cho nhà máy hoạy động trong giai đoạn
đầu
Chủ đầu tư tập đoàn Teakwang đã thành lập liên doanh gồm công ty Teakwang Vina Hàn Quốc (chiếm
95% vốn đầu tư ) và công ty công nghệ tàu thủy Hoàng Anh Hashinco (chiếm 5% vốn đầu tư) . Liên doanh
được thực hiện theo hình thức BOT (xây dưng - kinh doanh – chuyển giao )trong vòng 25 năm .
Phí đầu tư sẽ được giải ngân theo 2 giai đoạn :
Giai đoạn đầu : 25%
Giai đoạn sau :75%
Dự tính nhà máy nhiệt điện này sẽ đem lại lợi nhuận 25 ty USD trong 25 năm và hiệu quả xuất khẩu
công nghệ dự án lến tới 12tyUSD.
Page | 26
5 Mạng lưới truyền tải
5.1 Hiện trạng lưới điện cao áp
Tỉnh Nam Định được cấp điện từ trạm nguồn 220/110kV - 2x125MVA Nam Định (E3.7) nằm trên
địa bàn huyện Mỹ Lộc.
Trạm E3.7 này nhận điện qua đường dây 220kV từ trạm 500kV Nho Quan - Ninh Bình - Nam Định.
Đường dây 220kV Ninh Bình – Nam Định liên lạc với trạm 220/110 kV Thái Bình.
Nam Định còn được nhận nguồn từ trạm 220/110 kV – 2x125 Ninh Bình thông qua đường dây
110kV Ninh Bình - Trình Xuyên, trao đổi công suất với Thái Bình thông qua đường dây 110kV
Nam Định – Vũ Thư và Hà Nam thông qua đường dây 110 kV Nam Định – Lý Nhân.
Page | 27
5.1.1 Hiện trạng các trạm 110KV
TT Tên trạm biến áp
Sđm Pmax Tình trạng mang tải cực đại
(%)
MVA MW
1
Trình Xuyên (E3.1)
MBA T1 20 9,3 54
MBA T2 40 32,2 95
2
Phi Trường (E3.4)
MBA T1 25 16,1 76
MBA T2 25 16,9 79
3
Nam Định (E3.7)
MBA T1 25 19,5 92
4
Lạc Quần (E3.8)
MBA T1 25 11,9 56
MBA T2 25 22 103
5
Mỹ Xá (E3.9)
MBA T1 40 18,6 55
MBA T2 40 13,5 40
6
Nghĩa Hưng (E3.10)
MBA T1 25 17,8 84
7
Hải Hậu (E3.11)
MBA T1 25 18,6 88
8
Nam Ninh (E3.12)
MBA T1 25 24,5 115
9
Giao Thuỷ (E3.13)
MBA T1 25 16,9 79
Page | 28
5.1.2 Hiện trạng các TBA trung gian
TT Tên trạm biến áp
Điện áp
(kV)
Công suất (kVA) Mang tải cực đại(%)
I Trạm biến áp trung gian
1 TG Cổ Giả 35/10 3200 82
2 TG Trực Nội 35/10 2x3200 85
3 TG Gôi 35/10 2x1800 49
4 TG Cộng Hoà 35/10 2x1800 53
5 TG Yên Xá 35/10 3200 41
6 TG Yên Thắng 35/10 3200 + 1800 59
7 TG Liễu Đề 35/10 3200 + 1800 84
8 TG Nghĩa Tân 35/10 3200+1800 52
9 TG Đông Bình 35/10 3200 61
10 TG Hải Thịnh 35/10 3200 51
11 TG Trực Đại 35/10 2x3200 81
12 TG Yên Định 35/10 4800+4000 58
13 TG Xuân Thuỷ 35/10 2x3200 85
14 TG Giao Tiến 35/10 1800+3200 55
15 TG Giao Thanh 35/10 2x3200 59
16 TG Cổ Lễ 35/10 5600+4800 83
17 TG Cầu Vòi 35/10 2x3200 81
18 TG Liên hiệp Dệt 35/6 2x6300 75
II Trạm bơm chuyên dùng
1 Bơm Cốc Thành 35/6 4000+3200
2 Bơm Cổ Đam 35/6 1800+5600+560
3 Bơm Hữu Bị 35/6 2x1600
4 Bơm Sông Chanh 35/6 3x1000+560
5 Bơm Ấp Bắc 35/6 4000+3x1600+320
6 Bơm Vĩnh Trị 35/6 4800+3x1600
Page | 29
5.1.3 Khối lượng trạm BA hiện có trên địa bàn tỉnh
TT Hạng mục Số trạm Số máy
Tổng c.suất
kVA
I Trạm 220 kV 1 2 250.000
II Trạm 110 kV 9 13 365.000
III Trạm trung gian 22 46 128.000
1 Trạm 35/10 kV 17 30 89.600
2 Trạm 35/6 kV 6 17 38.400
IV Trạm phân phối 1.925 2.015 563.591
1 Trạm 35 / 0,4 kV 449 458 157.353
2 Trạm 22 / 0,4 kV 590 598 198.668
3 Trạm 10 / 0,4 kV 803 816 185.540
4 Trạm 6 / 0,4 kV 78 79 21930
5 Trạm 10 / 0,2 kV 3 3 75
6 Trạm 6 / 0,2 kV 1 1 25
Page | 30
5.2 Khối lượng đường dây hiện có trên địa bàn tỉnh (tính đến 12/2009)
TT Tên đường dây Loại dây - tiết diện Chiều dài(km)
1 Đường dây 220 kV ACK-300, AC0 - 500 33
2 Đường dây 110 kV AC-291, 185, 120 157,3
3 Đ.dây 35 kV
Cáp AL(CU)-240; AC- 240, 185, 150,
120, 95, 70, 50, 35
565,3
4 Đường dây 22 kV
Cáp AL(CU), XLPE-240; AAL, AC
240, 185, 150, 120, 95, 70, 50, 35
177,97
5 Đường dây 10 kV
Cáp AL(CU), XLPE-240,185 ; AC- 95,
70, 50, 35
785,5
6 Đường dây 6 kV
Cáp AL(CU), XLPE-240,185 ; AC 95,
70…
49,83
7 Đường dây 0,4 kV
A - 35, 50, 70...
Nhiều chủng loại
9.921,1
8 Công tơ (cái) 597.236
5.3 Lưới trung thế
5.3.1 Lưới 35 kV
Tính đến 12/2009 đã có 565,298 km đường dây 35 kV, chiếm tỷ lệ 35,81% khối lượng đường dây trung
thế toàn tỉnh. Lưới 35 kV vừa là lưới truyền tải cấp điện cho 23 trạm trung gian với tổng công suất đặt 128.000
kVA, vừa là lưới phân phối cung cấp điện cho 449 trạm biến áp 35/0,4 kV với tổng công suất đặt 157.353 kVA.
Bán kính cấp điện của lưới 35 kV nằm trong phạm vi trung bình khoảng 20 km, dây dẫn tiết diện chủ
yếu là AC-95, AC-70 và AC-50.
Đa số các tuyến 35 kV trong tỉnh đều có kết nối mạch vòng, vận hành hở nên độ tin cậy cung cấp điện
tương đối cao.
Một số lộ còn mang tải nhiều, bán kính cấp điện lớn, nên tổn thất còn cao so với mức cho phép trong
điều kiện vận hành bình thường như lộ 370 trạm 110kV Trình Xuyên (E3.1); 374 trạm 110kV Lạc Quần
(E3.8); 373 trạm 110kV Nghĩa Hưng (E3.10); …
Page | 31
5.3.2 Lưới điện 22 kV
Các xuất tuyến 22 kV của Nam Định được cung cấp bởi các trạm Nam Định (E3.7), Mỹ Xá (E3.9), Lạc
Quần (E3.8), Giao Thuỷ (E3.13).
Riêng trạm 110 kV Nghĩa Hưng có cuộn 22 kV nhưng chưa vận hành.
Tổng chiều dài đường dây 22 kV của tỉnh hiện nay là 177,97 km, chiếm tỷ lệ 11,27% khối lượng đường
dây trung thế.
Lưới 22 kV có kết nối mạch vòng, vận hành hở, tập trung nhiều tại khu vực thành phố Nam Định, các
khu vực khác phát triển chưa nhiều, cung cấp điện cho 590 trạm biến áp 22/0,4 kV với tổng dung lượng
198.668 kVA.
5.3.3 Lưới điện 10 kV
Lưới 10 kV chủ yếu được lấy từ các trạm trung gian, trạm 110 kV Hải Hậu và Nam Ninh.
Một số lộ đường dây có mức tổn thất còn khá cao như: lộ 975 trạm 110 kV Hải Hậu, 972 TG Yên
Thắng, 972 TG Liễu Đề, 973 TG Đông Bình, 972 TG Giao Tiến, 973 TG Xuân Thuỷ, 973 TG Cổ Lễ, 971 TG
Trực Nội, 972 TG Trực Đại. Nguyên nhân tổn thất cao do chiều dài đường dây lớn, tiết diện dây nhỏ.
Tổng chiều dài đường dây 10 kV là 785,51 km, chiếm tỷ lệ 49,76% khối lượng đường dây trung thế toàn
tỉnh.
Lưới 10 kV cung cấp điện cho 803 trạm biến áp 10/0,4 kV với tổng công suất đặt 185.540 kVA.
5.3.4 Lưới 6 kV
Hệ thống đường dây 6 kV của tỉnh Nam Định được cấp điện từ trạm 110 kV Trình Xuyên, trạm 110 kV
Phi Trường
Lưới điện 6 kV tập trung ở khu vực thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản với tổng chiều dài trong toàn
tỉnh là 49,83 km, chiếm tỷ lệ 3,16% khối lượng đường dây trung thế.
Về cơ bản lưới điện 6 kV thành phố Nam Định đã được chuyển đổi về cấp điện áp 22kV, số còn lại cũng
đang có kế hoạch triển khai chuyển đổi về 22kV.
Lưới 6 kV cung cấp điện cho 78 trạm 6/0,4 kV với tổng công suất đặt 21.930 kVA, chiếm tỷ lệ 3,9%
tổng dung lượng trạm phân phối toàn tỉnh;
5.4 Hiện trạng lưới điện hạ thế
Cấp điện áp hạ thế của tỉnh sử dụng phổ biến là cấp 380/220 kV
Trên cùng một tuyến có nhiều chủng loại, tiết diện khác nhau, dẫn đến nhiều mối nối, chắp vá, làm giảm
độ tin cậy và làm tăng đáng kể tổn thất kỹ thuật cho lưới điện.
Tổn thất điện năng trên lưới hạ áp ở khu vực nông thôn nằm trong khoảng (20-25%), chất lượng điện
năng kém, không đảm bảo cho sinh hoạt của người dân, nhất là trong giờ cao điểm.
Lưới điện hạ thế của tỉnh phát triển khá nhanh, từ năm 2007-2009 tỉnh đã xây dựng được thêm 3245,99
km đường dây hạ thế, trung bình mỗi năm xây dựng được hơn 1000 km.
Đến cuối năm 2009, tổng chiều dài đường dây hạ thế là 9.921,1 km; trong đó thành phố 1.504,23 km,
nông thôn 8.416,9 km.
Page | 32
Mô hình bán điện sinh hoạt: Tính đến tháng 12 năm 2009, Điện lực tỉnh Nam Định đã tiếp nhận quản lý
cơ bản hết lưới điện nông thôn và bán điện trực tiếp đến người tiêu dùng tại 195 xã với 208.972 công tơ, (trong
đó công tơ 1 pha: 204.532 cái; 3 pha: 4.440 cái).
Giá bán điện bình quân năm 2008 là 657 đ/kWh, năm 2009 là 823 đ/kWh .
Kết luận
Tỉnh Nam Định được cung cấp điện chủ yếu từ trạm 220/110kV – 2x125 MVA Nam Định thông qua
đường dây 220kV mạch vòng Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Đồng Hòa.
Lưới điện 110 kV trên địa bàn tỉnh có 157,3 km đường dây 110kV cấp điện cho 9 trạm biến áp
110kV với tổng công suất đặt 365 MVA.
Lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh gồm các cấp điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV:
Lưới 35 kV: có 565,298km đường dây, chiếm 35,81% tổng khối lượng đường dây trung thế; có
449 trạm 35/0,4kV với tổng công suất đặt 157.353 kVA, chiếm 27,9% tổng dung lượng trạm
phân phối.
Lưới 22kV: có 177,97 km đường dây, chiếm 11,27% tổng khối lượng đường dây trung thế; có
590 trạm 22/0,4kV với tổng dung lượng 198.668 kVA, chiếm 35,2% tổng dung lượng trạm phân
phối.
Lưới 10 kV: có 785,51 km đường dây, chiếm 49,76% tổng khối lượng đường dây trung thế; có
803 trạm 10/0,4kV với tổng công suất đặt 185.540 kVA, chiếm 32,9% tổng dung lượng trạm
phân phối.
Lưới 6 kV: có 49,83 km đường dây,chiếm 3,16% tổng khối lượng đường dây trung thế; có 78
trạm 6/0,4 kV với tổng công suất đặt 21.930 kVA, chiếm 3,9% tổng dung lượng trạm phân phối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cntd_nam_dinh_8925.pdf