MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Tống quan về hoạt động của Ngân hàng Quốc tế 3
I/ Giới thiệu chung về Ngân hàng Quốc tế . 3
II/ Lĩnh vực hoạt động của Ngâng hàng . 5
III/ Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng . .6
1/ Hoạt động huy động vốn .6
2/ Hoạt dộng tín dụng . . 8
3/ Hoạt động dịch vụ .9
4/ Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương và quan hệ công chúng 11
5/ Phát triển mạng lưới chi nhành 12
6/ Công nghệ Ngân hàng và thông tin .13
7/ Phát triển nguồn nhân lực 14
8/ Kết quả kinh doanh 15
Chương II: Lý thuyết về rủi ro 16
I/ Rủi ro trong hoạt động ngân hàng 16
1/ Khái niệm 16
2/ Phân loại rủi ro 17
2.1/ Rủi ro tín dụng .17
2.2/ Rủi ro kãi suất .18
2.3/ Rủi ro thanh khoản 19
2.4/ Rủi ro hối đoái .20
2.5/Rủi ro ngoại bảng 20
2.6/ Rủi ro quốc gia . 21
2.7/ Rủi ro công nghệ và hoạt động 21
2.8/ Rủi ro khác .21
II/ Lý thuyết về rủi ro tín dụng .22
1/ Khái quát rủi ro với hoạt động ngân hàng .22
2/ Rủi ro tín dụng .22
2.1/ Nguyên nhân gây rủi ro 22
2.2/ Các tiêu thức đánh giá rủi ro tín dụng 24
Chương 3: Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Quốc tế .27
I/ Mô hình lý thuyết . 27
1/ Số liệu đầu vào . .27
2/ Mô hình đưa ra phân tích .28
2.1/ Mô hình ARCH 28
2.2/ Mô hình GARCH .29
2.3/ Mô hình T-ARCH 30
2.4/ Mô hình GARCH-M 31
II./ Quá trình phân tích . .29
1/ Kiểm tra tính dừng của chuỗi . .32
2/ Mô hình ARCH 36
3/ Mô hình GARCH . 38
4/ Mô hình T-ARCH 41
5/ Mô hình GARCH-M 45
KẾT LUẬN .49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
52 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình arch - Garch để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng quốc tế VIB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức tài chính đạt 2.808 tỷ đồng chiếm
98% tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tài chính. Việc tăng vốn điều lệ lên 510 tỷ đồng cùng với kết quả hoạt động tăng trưởng cao và an toàn, uy tín giao dịch trên thị trường và các quan hệ hợp tác được duy trì tốt đã dẫn đến việc các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tăng hạn mức tiền gửi tại Ngân hàng Quốc tế. Tiền vay từ các tổ chức tài chính khác giảm xuống so với năm 2004 cũng góp phần giảm chi phí vốn của ngân hàng.
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 5.268,617 tỷ đồng, bằng 163% so với đầu năm và chiếm 58% tổng nguồn vốn. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận trong điều kiện Ngân hàng Quốc tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các NHTM khác. Số dư vốn huy động từ các cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 đạt 3.302,446 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 133,5%. Kết quả đáng khích lệ trên có được là nhờ Ngân hàng Quốc tế đã thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng lưới hoạt động đến gần khách hàng hơn và tung ra nhiều sản phẩm huy động có sức thu hút ra thị trường như các chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất lũy tiến, tiết kiệm tặng quà. Cơ cấu vốn huy động từ các cá nhân cũng có sự thay đổi mang tính chất tích cực trong đó tỷ trọng tiền gửi có lãi suất thấp tăng mạnh. Số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng tới 186,3% so với năm 2004.
Trong năm 2005, do định hướng phát triển khách hàng đã được quán triệt tới từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế, tình hình hoạt động khởi sắc của khối nguồn vốn và nỗ lực của cả hệ thống trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiền gửi, tổng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 234% so với đầu năm và đạt 1.966 tỷ đồng.
2/ Hoạt động tín dụng.
Điểm đáng chú ý là trên cơ sỏ mạng lưới hoạt động được mở rộng, cơ sở khách hàng tăng trưởng mạnh và tốc độ huy động vốn rất tốt nên hoạt động tín dụng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2005.
Dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2005 đạt 5.255 tỷ đồng, tăng 236% so với đầu năm và vượt 24,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, tín dụng ngắn hạn đạt 3.570 tỷ đồng, chiếm 67,9% tổng dư nợ và tín dụng trung và dài hạn đạt 1.707 tỷ đồng, chiếm 32,1% tổng dư nợ.
Ngân hàng Quốc tế nhìn nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên nhiều lĩnh vực phát triến, điều này được thể hiện trong sứ mệnh của ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giầu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hoá công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Chính sách của Ngân hàng Quốc Tế đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Ngoài ra trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục đẩy mạnh cho vay tài trợ hoạt động xuất khẩu hàng hoá như cho vay để doanh nghiệp sản xuất, thu mua hàng hoá xuất khẩu, cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 là 3.904 tỷ tăng 152% so với năm và vượt 29,7% với kế hoạch năm.
Năm 2005, Ngân hàng Quốc tế tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân bằng việc tung ra và đổi mới một loạt các sản phẩm tín dụng cá nhân, bám sát nhu cầu của khách hàng như cho vay mua, sửa chữa nhà đất, căn hộ chung cư, cho vay mua ôtô, cho vay du học, cho vay mua sắm vật dụng gia đình. Một loạt các sản phẩm tín dụng nhằm đến các nhóm khách
hàng cụ thể cũng được đưa ra cho vay tín chấp cán bộ quản lý điều hành, cho vay đối với cán bộ nhân viên,…Dư nợ tín dụng cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 là 1.351 tỷ tăng 106% với đầu năm.
Hoạt động tín dụng được thực hiện theo phương thức phê duyệt tập trung, chú trọng chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt do hoạt động tín dụng được tổ chức chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Quốc tế. Tỷ lệ nợ quá hạn tình đến thời điểm cuối năm chỉ chiếm 0,87% tổng dư nợ, giảm so với mức 1.11% của năm 2004
3/ Hoạt động dịch vụ
Trong năm 2005, song song với việc gia tăng các hoạt động huy động vốn và tín dụng, hoạt động dịch vụ đã dược quan tâm đặc biệt và được quán triệt từ Hội sở chính đến từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế cả vè chất và lượng. Tổng thu từ dịch vụ tăng 11,98% và gấp 4 lần so với năm 2004.
Năm 2005, hoạt động thanh toán quốc tế được tăng cường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc bổ sung nhân sự cho Phòng tài trợ Thương mại Hội sở, cho các chi nhánh và mở các chi nhánh có khả năng thu hút khách hàng xuất khẩu. Trong năm 2005,Ngân hàng Quốc tế đã mở 1.647 L/C, đạt tổng giá trị 162 triệu USD, tăng 209% về mặt số lượng và 219% về mặt giá trị so với năm 2004. Số lượng L/C xuất khẩu được thông báo cũng tăng 278% so với năm 2004. Chất lượng L/C nhập khẩu được đảm bảo tốt, các khoản tiền thanh toán đều được thực hiện đúng hạn cho các ngân hàng nước ngoài. Doanh số nhờ thu từ nhập khầu, xuất khẩu cũng tăng trưởng lần lượt là 519% và 89% về mặt số lượng, 172% và 152% về mặt giá trị so với
năm 2004. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống tăng tới 2128,5% so với năm 2004. Các đơn vị đóng góp nhiều nhất vào kết quả chung của hoạt động tài tợ thương mại trong năm qua là Hội sở, chi nhánh VIB Hồ Chí Minh, chi nhánh VIB Hải Phòng, chi nhánh VIB Hà Nội, chi nhánh VIB Ba Đình. Các chi nhánh mới thành lập cũng đã có bước phát triển nhất định.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã phát triển. Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế hợp tác với nhiều công ty chuyển tiền như: Travelex, RIA, Anelik, Xoom để cung cấp dịch vụ chuyển tiền Quốc tế phục vụ những khách hàng là Việt kiều và những nguòi đi hợp tác ở nước ngoài.
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ cũng bắt đầu được đẩy mạnh qua việc Ngân hàng Quốc tế hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ tín dụngQuốc tế Master Card Cội nguồn và chấp nhận thanh toán cá loại thẻCác dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ và các dịc MasterCard, Visa, Dinner Club…Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa values cũng được đẩy mạnh qua việc phát triển một đội ngũ đại lý đông đảo, xây dựng một mạng lưới chấp nhận thẻ rộng rãi và một hệ tống nghành hàng ưu đãi cho chủ thể phong phú.
Các dịch vụ mang laị giá trị gia tăng cho khách hàng cũng được đầu tư phát triển. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Quốc tế bắt đầu đưa ra những tiện ích tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng như Mobile Banking và Internet Banking .
4/ Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương và quan hệ công chúng.
Trong năm 2005, việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng đến công chúng được hoạch định từ đầu năm với các chương trình hành động cụ thể. Các hoạt động xây dựng thương hiệu được duy trì tốt trong năm và được phân bố đều trong phạm vi toàn quốc. Sự ổn định về mặt
chất lượng dịch vụ và tình hình tài chính, tổ chức, hoạt động cùng khả năng phát triển bền vững là những yếu tố giúp thương hiệu Ngân hàng Quốc tế ngày càng lớn mạnh. Bộ nhận diện thương hiệu Ngân hàng Quốc Tế, hoàn chỉnh trong năm 2004, tiếp tục được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống
ngân hàng đã tạo ra hình ảnh mới trong mọi hoạt động và giao tiếp của ngân hàng và là một bước phát triển mang tính chuyên nghiệp trong quản lý hình ảnh của ngân hàng.
Cũng trong năm 2005, với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ gắn bó thiết thục với đời sống cộng đồng được đưa ra phục vụ khách hàng, nhiều đài báo trung ương và địa phương đã tham gia viết bài và đưa tin về Ngân hàng và các sản phẩm của Ngân hàng như: báo Lao Động, Hà Nội mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên, VietNam Net, VnExpress…Các chuyên trang, chuyên mục được các báo Đầu tư,Thời báo Ngân hàng xây dựng nhằm cung cấp thông tin về tiện ích sản phẩm tài chính ngân hàng cho bạn đọc cũng liên tục viết bài về sản phẩm của Ngân hàng Quốc Tế.
Với mong muốn hoà nhập vào cộng đồng xã hội, trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế đã tham gia nhiều chương trình văn hoá, vui chơi giải trí bổ ích và thu hút nhiều người quan tâm như: “Hãy chọn giá đúng”, “Ở nhà chủ nhật”, “Điểm hẹn âm nhạc” phát sóng trên kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam.
Ngoài ra, với trách nhiệm cùng xã hội, Ngân hàng Quốc tế tổ chức các chương trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc như “Triệu tấm lòng đồng cảm” ủng hộ trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam và nhiều chương trình ủng hộ từ thiện khác.
5/ Phát triển mạng lưới chi nhánh
Do yêu cầu phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ khách hàng, công tác phát triển mạng lưới chi nhánh được coi là một trọng điểm trong kế hoạch phát triển của Ngân hàng Quốc tế.
Năm 2005, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Quốc tế được mở rộng cả về quy mô và vùng địa lý. Đến ngày 31/12/2005, Ngân hàng Quốc tế đã hiện diện tại 9 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước – đây đều là những trung tâm kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng cho dịch vụ tài chính, ngân hàng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ với tổng số 31 chi nhánh. Với mạng lười chi nhánh từng bước được mở rộng, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng Quốc tế đã dần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tích lũy được lòng tin của công chúng.
Trong chiến lược phát triển của mình, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục mở các chi nhánh mới trong những năm tới để đến gần hơn nữa với khách hàng và phục vụ nhu cầu của khách hàng được tốt hơn. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2006, dự kiến Ngân hàng Quốc tế sẽ có tất cả 60 chi nhánh trên toàn quốc.
Tất cả các chi nhánh mới trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế đều nhanh chóng ổn định tổ chức, phát triển cơ sở khách hàng, triển khai hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và toàn diện. Trong năm qua, các Chi
nhánh và Phòng Giao Dịch của Ngân hàng Quốc tế đã duy trì tốt các hoạt động tại các địa bàn đễ kết hợp với các hoạt động quảng bá thương hiệu, sử dụng tốt công cụ lãi suất, tạo hiệu quả huy động vốn dân cư tăng trưởng cao.
6/ Công nghệ ngân hàng và thông tin
Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế bắt đầu triển khai Hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOLS do System Access cung cấp – đây là giải pháp Ngân hàng đa năng trọn gói cung cấp các chức năng cho các hệ thống nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng Internet và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Đây là hệ thống có khả năng mở rộng cao, đáp ứng cho mô quy mô của ngân hàng.
Năm 2005 cũng là thời điểm Đề án tập trung hoá dữ liệu và giao dịch trực tuyến của Ngân hàng Quốc tế phát huy tác dụng mạnh mẽ. Tính an toàn dữ liệu và giao dịch trực tuyến cũng tăng lên đáng kể. Cũng trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế chính thức ký hợp đồng mua Hệ thống Chuyển mạch Tài chính và Quản lý thẻ từ Công ty Card Tech Limited (CLM) – Vương quốc Anh. Giải pháp công nghệ này sẽ giúp VIB đột phá trong lĩnh vực thẻ thông qua việc cung ứng hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Viêc trong thời gian qua Ngân hàng Quốc tế triển khai thành công hàng loạt cá dự án công nghệ đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm dịch vụ thanh toán chất lượng cao mang lại nhiều lợi ích và giá trị gia tăng cho khách hàng.
7/ Phát triển nguồn lực
Nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng là nguồn lực con người và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng cũng là nguồn lực con người, do đó ngân hàng luôn cố gắng xây dựng một môi trường làm việc cho phép khuyến khích mọi cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Ngân hàng Quốc tế xây dựng một chương trình phát triển kỹ năng toàn diện cho cán bộ, nhân viên nhằm tạo khả năng thích nghi trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Chính sách tiền lương của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2005 có nhiều cải thịên đáng kể theo chiều hướng kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Ngân hàng cũng như lợi ích của người lao động. Chính sách thu nhập của ngân hàng đã khuyến khích đội ngũ nhân viên yên tâm làm việc, đồng thời vẫn đảm bảo tính cạnh tranh và thu hút nhân tài phục vụ ngân hàng.
Công tác khen thưởng cũng được Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Công tác khe thưởng cả bằng vật chất lẫn tinh thần đã khuyến khích được tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên được khen thưởng và những cán bộ nhân viên khác.Công tác đào tạo của Ngân hàng Quốc tế bám sát yêu cầu hoàn thiện văn hoá làm việc, nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, trong đó dặc biệt chú trọng đào tạo những kiến thức về Giao dịch khách hàng, Tín dụng, Phân tích tài chính, Maketing, Quan hệ công chúng, Thanh toán Quốc tế và pháp luật. Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế đã tổ chức 79 khoá học với 90% cán bộ nhân viên tham gia đã góp phần nâng cao đáng kể kiến thức và kỹ năng làm việc của nhân viên ngân hàng.
Công tác tuyển dụng đáp ứng được nhu cầu bổ sung nhân sự cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế. Số nhân sự tuyển dụng mới trong
năm 2003 là 439 cán bộ nhân viên và tổng số cán bộ nhân viên tính đến 31/12/2005 là 851 người gấp hơn 2 lần so với thời điểm đầu năm.
8/ Kết quả kinh doanh
Năm 2005, tổng thu nhập trước thuế của Ngân hàng Quốc tế là 95.264 triệu đồng, bằng 231% so với năm 2004. Đến hết năm 2005, Ngân hàng Quốc tế là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận trước
thuế cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung vào khoảng 45% của
hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Trong năm 2005, hoạt động đầu tư sinh lợi chủ yếu của Ngân hàng Quốc tế vẫn là hoạt động tín dụng với đóng góp tới 96,56% tổng thu nhập.
Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trong năm 2005 đạt 33.178 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên, toàn hệ thống Ngân hàng Quốc tế đã chú trọng tìm kiếm các nguồn vốn chi phí thấp, đồng thời mở rộng khách hàng tín dụng an toàn để tối ưu hoá sử dụng nguồn vốn.
Chương 2
Lý thuyết về rủi ro
I/ Rủi ro trong hoạt động ngân hàng
1/ Khái niệm.
Mọi hoạt động của con người đều đưa tới hai khả năng, hoặc sẽ đem lại những kết quả thuận lợi như mong muốn, hoặc sẽ mang lại kết quả không như mong đợi. Khi làm bất cứ việc gì con người ai cũng muốn đạt được kết quả tốt, tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào cũng được như ý. đôi khi người ta gặp phải biến cố ngoài ý muồn gây tổn thất ngoài dự kiến - điều này cũng có nghĩa là họ đã gặp rủi ro. Vậy rủi ro là gì?
“Rủi ro là những khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến”
Bất kỳ một hoạt động, một thành phần, một hoàn cảnh nào đều có nguy cơ gặp phải rui ro. Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Ngân hàng Thương mại là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt - hàng hoá tiền tệ. Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Nguồn tiền cua các NHTM đang có thay đổi mạnh mẽ do có gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá. Các nguồn tiền gửi của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Điều này tạo thuận lợi hơn cho một ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn tiền song lại tăng tính mỏng manh, kém ổn định của cả hệ thống. Tài sản của ngân hàng chủ yếu là các động sản tài chính (các khoản cho vay, chứng khoán) với tính rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng rất cao. Ngày nay, khi công nghệ Ngân hàng ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho ngân hàng giảm bớt rủi ro thông qua việc đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường, nhưng cũng lại làm tăng tính rủi ro do các biến động lớn trên thế giới và khu vực, hay do thông tin sai lệch… Bản thân các ngân hàng cũng luôn mong muốn các rủi ro không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì có thể giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Các ngân hàng không thể biết trước hoặc dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra, mặc dù khi lập chiến lược hoạt động chung các ngân hàng cũng có đưa một số loại rủi ro vào nhưng cũng chỉ có tính chất đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ hết các rủi ro được.
2/ Phân loại rủi ro
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, bản thân rủi ro trong hoạt động Ngân hàng cũng rất đa dạng và phức tạp, nhưng nhìn chung có thể phân chia theo một số dạng chủ yếu sau đây:
2.1/ Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ cả vốn và lãi.
Rủi ro tín dụng là rủi ro cơ bản nhất và luôn là mối đe doạ của các NHTM, nó không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của Ngân hàng khác như hoạt động bảo lãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính.
Rủi ro tín dụng rất khó kiểm soát hay quản lý với diễn biến phức tạp có thể xảy ra cho các Ngân hàng bất cứ lúc nào, với bất kỳ món vay nào và nó có thể làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng, nặng hơn nó có thể khiến Ngân hàng đi đến bờ vực của sự phá sản, gây hậu quả nặng nề cho Ngân hàng.
2.2/ Rủi ro lãi suất.
Lãi suất là giá cả của sản phẩm Ngân hàng hay cũng chính là chi phí để vay, là giá phải trả cho việc chuyển quyền tạm thời sử dụng vốn trong một thời gian nào đó.
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến.
Trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng tồn tại hai loại lãi suất: lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Cả hai loại lãi suất trên đều biến động theo quy luật cung cầu của thị trường. Do đó, mọi sự thay đổi của lãi suất đều có thể tác động đến việc làm tăng giảm thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng, điều đó cũng có nghĩa là Ngân hàng cũng thường xuyên phải đối đầu với khả năng gặp phải rủi ro lãi suất.
Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất là do sự không cân xứng giữa các tài sản nợ và có. Nếu ngân hàng dùng các tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào các tài sản có dài hạn thì khi lãi suất ngắn hạn tăng lên, trong khi lãi suất đầu tư vẫn giữ nguyên, ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Ngược lại, nếu ngân hàng dùng tài sản nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm ngân hàng cũng có nguy cơ gặp rủi ro.
Ngoài ra rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
Do bất lợi trong cạnh tranh, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, do đó làm tăng chi phí và làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Do cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ nên ngân hàng phải tăng lãi suất
để huy động vốn, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay….
Do chính sách ưu đãi trong cho vay của nhà nước nên Rủi ro lãi suất có liên quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng.
2.3/ Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh toán thực tế vượt khả năng thanh toán dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. Khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức sẽ phát sinh rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán hiện tại, trong tương lai và đột xuất. Trong điều kiện bình thường, nhu cầu rút tiền có thể được dự báo trước và được đảm bảo bằng dự trữ tiền mặt hoặc tài sản có an toàn với tính lỏng cao. Tuy nhiên, vào các mùa lễ, kỳ nghỉ...và đặc biệt là khi người gửi tiền nghi ngờ sự an toàn và thiếu tin tưởng vào khả năng kinh doanh, thanh toán cũng như điều hành của ngân hàng, công chúng có yêu cầu rút tiền ồ ạt, khi đó ngân hàng đứng trước khả năng chịu tổn thất do nhu cầu thanh toán thục tế vượt quá khả năng dự kiến làm cho ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Ngoài ra, rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra do sai sót nghiệp vụ, hay bị lợi dụng trong thanh toán séc, thanh toán điện tử….
Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất đối với ngân hàng và có liên quan đến sự sống còn của một ngân hàng.
2.4/ Rủi ro hối đoái.
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Những rủi ro này có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ của ngân hàng như: cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, đầu tư chúng khoán bằng ngoại tệ…Rủi ro hối đoái là sự lỗ tiềm tàng cho các NHTM. Khi tỷ giá ngoại tệ biến động thì giá trị tài sản có ròng bằng ngoại tệ thay đổi và rủi ro ngoại hối xảy ra khi giá trị này âm. Điều này xảy ra trong 2 trường hợp đó là trạng thái “trường” và “đoản” về hối đoái. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ “trường” thì khi ngoại tệ tăng giá ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ bị lỗ nếu ngoại tệ đó xuống giá. Nếu ngân hàng đang ở trạng thái “đoản” về ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ lên giá ngân hàng sẽ bị lỗ và ngược lại.
2.5/ Rủi ro hoạt động ngoại bảng
Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng). Các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy nhận nợ sơ cấp hoặc ngân hàng phát hành các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp nhưng lại có thể ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng. Xuất phát từ hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thu được phí trong khi không sử dụng đến vốn kinh doanh nên các hoạt động này ngày càng phát triể, đi cùng với nó là những rủi ro tiềm ẩn. Có trường hợp rủi ro trong trường hợp ngoại bảng là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng phá sản. Nhưng thông thường các hoạt động ngoại bảng tham gia tích cực trong phòng ngừa rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất…
2.6/ Rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia là rủi rođầu tư nước ngoài mà khi ngân hàng gặp phải khi đầu tư bản tệ cho cá công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài. Rủi ro quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường hợp rủi ro tín dụng trong trường hợp ngân hàng đầu tư cho các công ty nội địa, vì khi rủi ro xảy ra ngân hàng hầu như không thể thu hồi lại một phần vốn nào.
2.7/ Rủi ro công nghệ và hoạt động.
Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho công nghệ không tạo ra khoản tiết liệm chi phí như dự kiến khi mở rộng quy mô hoạt động.
Rủi ro hoạt động có liên quan chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào khi hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động. Ngoài ra còn có các rủi ro thuộc về tự nhiên như động đất, bão lụt… hay do trộm cắp, hoả hoạn.
2.8/ Rủi ro khác
Ngoài ra còn có các loại rủi ro khác như rủi ro môi trường, rủi ro pháp lý, rủi ro tồn đọng vốn…
Có thể thấy rằng, đồng nghĩa với việc cố gắng loại trừ, hạn chế rủi ro là việc hy sinh lợi nhuận và thủ tiêu các chức năng trung gian tài chính bởi rủi ro luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Do đó khi đánh giá hoạt động kinh doanh hay khi đặt ra những kế hoạch kinh doanh cho chính mình, mọi ngân hàng đều chú trọng tới việc dụ báo sự biến động của thị trường, khả năng thu hút khách hàng, thông tin từ khách hàng…để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
II/ Lý thuyết về rủi ro tín dụng
1/ Khái quát về rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng.
Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng ngân hàng). Tín dụng là quan hệ vay mượn gồm cả cho vay và đi vay, chính vì thế tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất cho các ngân hàng thương mại đồng thời với nó cũng là hoạt động hàm chứa trong mình rủi ro lớn nhất rủi ro tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán một cách chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điếm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng.
2/ Rủi ro tín dụng
2.1/ Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng:
Nguyên nhân bất khả kháng.
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: thiên tia, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người cho vay, tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho người cho vay. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân này đến với người vay thì khả năng trả nợ của họ đều bị suy giảm.
Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay.
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu quản trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng…là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. Rất nhiều người vay mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc…Nhiều người vay đã không tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Có trường hợp doanh nghiệp chủ định lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng, dùng một tài sản để thế chấp vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân.Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi song không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng.
Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, đôi khi là rủi ro không thể tránh khỏi, nhưng rủi ro thực sự xảy ra phần nhiều là do chính các bản thân ngân hàng không tuân thủ đúng các nguyên tắc tín dụng.
Có những ngân hàng không tôn trọng đầy đủ quy trình cho vay gây sự sơ hở để khách hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng
Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai…là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Có nhiều cán bộ ngân hàng chưa thực sự gắn bó với hoạt động của ngân hàng, vì lòng tham, vì tư lợi mà gây tình trạng gian lận, tham nhũng, cố tình vi phạm quy định hoặc có hành vi lừa đảo gây thất thoát vốn nghiêm trọng.
2.2/ Các tiêu thức đánh giá rủi ro tín dụng.
Tín dụng là một hoạt động sinh lời lớn nhất của ngân hàng song cũng có rủi ro lớn nhất. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập cho ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc kĩ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Khi hoạch định chiến lược phát triển chung, muốn dự đoán rủi ro dự kiến một cách chính xác nhất thì ngân hàng cần đo lường được rủi ro. Đo lường rủi ro là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ, xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại sản phẩm…
Hiện nay các ngân hàng thường sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá rủi ro tín dụng:
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: đây là chỉ tiêu thường được sử dụng nhất để đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Đây là khoản vay mà ngân hàng xếp vào khoản vay có vấn đề. Nợ quá hạn có hai loại: nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / tổng dư nợ *100%.
Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ đòi trên tổng dư nợ.
Nợ có vấn đề.
Tính đa dạng hoá của tài sản.
Tình hình tài chính và phương án của người vay (các yếu tố của người vay) hoặc xếp hạng tín dụng người vay.
Đảm bảo tiền vay.
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Môi trường hoạt động của người vay.
Các chỉ tiêu khác: bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hoá tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…
Điểm của khách hàng: ngân hàng phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn…để lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Dựa vào các dấu hiệu này ngân hàng có thể thấy được phần nào rủi ro “tiềm ẩn” của khách hàng.
Các khoản vay có vấn đề: là những khoản vay tuy chưa đến hạn, chưa được coi là nợ quá hạn song ngân hàng nhận thấy có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ thành nợ quá hạn. Khi đó các khoản vay này được xem xét, đành giá để có phương án xử lý cho phù hợp.
Tính kém đa dạng của tín dụng: thực hiện nguyên lý đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro, ngân hàng sẽ tránh việc tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng, một nghành, hoặc một vùng hẹp để hạn chế rủi ro…
Mất ổn định vĩ mô: chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai…đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng.
Chương 3
Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Quốc tế VIB
I/ Mô hình lý thuyết
Như đã nêu trong phần trước, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Để giảm thiểu những tổn thất mà loại rủi ro này có thể gây ra đối với ngân hàng thì khi lập chiến lược kinh doanh các ngân hàng phải xây dựng kế hoạch quản lý và chiến lược cụ thể. Để những kế hoạch, chiến lược đó đạt được hiệu quả tốt nhất thì việc ước lượng cũng như phân tích rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng. Trên thực tể có rất nhiều phương pháp để ước lượng, trong bài viết này em xin được trình bày phương pháp sử dụng mô hình ARCH, GARCH, T-GARCH, GARCH-M để phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Quốc tế VIB.
1/ Số liệu sử dụng
- Dựa vào bộ số liệu sẵn có của VIBank về tỷ lệ nợ quá hạn từ tháng 10/2001 đến tháng 12/2006.
Gọi tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ t là .
2/ Mô hình đưa ra phân tích
2.1/ Mô hình ARCH
* Mô hình chung:
* Điều kiện mô hình:
+ là chuỗi dừng
+
+
+ là hàm bậc 2 của Ut
+ phân bố IID
+ thoả mãn điều kiện sao cho là số hữu hạn.
* Ưu điểm của mô hình:
+ Cho chúng ta biết được tỷ lệ nợ quá hạn ở thời kỳ trễ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nợ quá hạn ở thời kỳ hiện tại.
+ Cho chúng ta biết được độ lớn của các yếu tố trễ là bao nhiêu.
* Nhược điểm của mô hình:
+ Mô hình giả thiết rằng các cú sốc dương và cú sốc âm ảnh hưởng như nhau.
+ Mô hình không cho biết nguyên nhân của sự biến đổi của độ rủi ro mà chỉ đưa ra cơ chế thay đổi mà thôi.
+ Mô hình đè nén sự biến động của độ rủi ro hay là phản ứng chậm với các cú sốc.
2.2/ Mô hình GARCH.
* Mô hình chung:
* Điều kiện mô hình:
+ là chuỗi dừng
+ phân bố IID
+
* Ưu điểm của mô hình:
+ Cho chúng ta biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ lệ nợ quá hạn ở các thời kỳ trễ đến rủi ro tín dụng ở thời kỳ hiện tại.
+ Mô hình cho chúng ta biết độ lớn của các yếu tố trễ, độ lớn của trễ là bao nhiêu.
* Nhược điểm của mô hình:
+ Không tách biệt được mức độ ảnh hưởng của các cú sốc dương và cú sốc âm ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tín dụng ở thời kỳ hiện tại
+ Mô hình không cho biết nguyên nhân của sự biến đổi của độ rủi ro mà chỉ đưa ra cơ chế thay đổi mà thôi.
+ Mô hình đè nén sự biến động của độ rủi ro hay là phản ứng chậm với các cú sốc.
2.3/ Mô hình T-ARCH.
Trong mô hình ARCH, GARCH và các mô hình khác thì ảnh hưởng của các cú sốc dương cũng như cú sốc âm là như nhau đối với rủi ro, vì vậy nên người ta muốn tách biệt ảnh hưởng của cú sốc dương và cú sốc âm đối với rủi ro. Để làm được điều này ta sử dụng kỹ thuật biến giả:
Dt-1: =
* Mô hình chung:
* Điều kiện mô hình:
+ là chuỗi dừng
+ phân bố IID
+ Các hệ số
* Ưu điểm của mô hình:
+ Cho chúng ta biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ lệ nợ quá hạn ở các thời kỳ trễ đến rủi ro tín dụng ở thời kỳ hiện tại.
+ Mô hình đã tách biệt được ảnh hưởng của cú sốc âm và cú sốc dương đến rủi ro tín dụng ở thời kỳ hiện tại.
+ Cho biết độ lớn của thời kỳ trễ là bao nhiêu.
* Nhược điểm:
+ Không cho biết nguyên nhân của sự biến đổi mức độ rủi ro là gì.
2.4/ Mô hình GARCH-M
* Mô hình chung:
* Điều kiện của mô hình:
+ Et là chuỗi dừng.
+ phân bố IID
+ Các hệ số
+ c: Phần bù rủi
* Ưu điểm của mô hình:
+ Mô hình này cho chúng ta biết tỷ lệ nợ quá hạn có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng hay không.
+ Cho chúng ta biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài yếu tố nợ quá hạn và dư nợ ở các thời kỳ trễ đến rủi ro tín dụng ở thời kỳ hiện tại
+ Mô hình cho chúng ta biết độ dài của trễ là bao nhiêu.
* Nhược điểm của mô hình:
+ Không tách biệt được mức độ ảnh hưởng của các cú sốc dương và cú sốc âm ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nợ quá hạn ở thời kỳ hiện tại
3. Quá tình phân tích
- Mô hình áp dụng trong trường hợp các chuỗi thời gian về tỷ lệ nợ quá hạn là các chuỗi dừng. Do vậy, khi tiến hành phân tích biến động của tỷ lệ nợ quá hạn ta phải kiểm định tính dừng của các chuỗi.
3.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi tỷ lệ nợ quá hạn Et.
Trước hết ta vẽ đồ thị của chuỗi Et.
Dựa vào đồ thị của biến ta nhận thấy Et là chuỗi dừng, không chứa xu thế nhưng có hệ số chặn
Sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tính dừng của chuỗi ta có kết quả như sau:
ADF Test Statistic
-5.606004
1% Critical Value*
-3.5457
5% Critical Value
-2.9118
10% Critical Value
-2.5932
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(ET)
Method: Least Squares
Date: 04/25/07 Time: 02:13
Sample(adjusted): 3 60
Included observations: 58 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
ET(-1)
-1.136427
0.202716
-5.606004
0.0000
D(ET(-1))
0.018847
0.132193
0.142575
0.8871
C
0.713362
0.137187
5.199907
0.0000
R-squared
0.559185
Mean dependent var
0.001085
Adjusted R-squared
0.543156
S.D. dependent var
0.549471
S.E. of regression
0.371389
Akaike info criterion
0.907206
Sum squared resid
7.586148
Schwarz criterion
1.013781
Log likelihood
-23.30898
F-statistic
34.88447
Durbin-Watson stat
1.903172
Prob(F-statistic)
0.000000
Để kiểm định tính dừng ta kiểm định cặp giả thiết sau:
= 1
<1
Theo kiểm định ADF ta thấy = 5.606004 > tại cả 3 mức ý nghĩa = 1%, 5%, 10%. Vậy chuỗi Et là chuỗi dừng không xu thế.
* Xét quá trình ARIMA(q,d,p), trong đó p là bậc tự hồi quy, d là số lần lấy sai phân chuỗi Et dể được một chuỗi dừng và q là bậc trung bình trượt, p và q là bậc tương ứng của chuỗi dừng.
* Để xác định được giá trị của p và q ta phải sử dụng đến lược đồ tự tương quan ACF và PACF. Lược đồ này vẽ ACF và PACF theo độ dài của trễ và vẽ đường phân giải chỉ khoảng tin cậy 95% cho hệ số tương quan và hệ số tương quan riêng. Dựa vào lược đồ này ta biết được hệ số tương quan nào nằm trong khoảng tin cậy 95% là bằng 0, năm ngoài khoảng tin cậy là khác 0.
Ta có lược đồ như sau:
Nhìn vào lược đồ tự tương quan của chuỗi Et ta thấy PACF(4) khác 0. Do đó ta có quá trình AR(4). Từ đây ta ước lượng tham số này và ghi lại phần dư E1.
* Kiểm định tính dừng của phần dư này ta thu được kết quả như sau.
ADF Test Statistic
-6.074933
1% Critical Value*
-3.5547
5% Critical Value
-2.9157
10% Critical Value
-2.5953
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Dựa vào kết quả thu được ta thấy
= 6.074933 > tại các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Như vậy phần dư là nhiễu trắng, do vậy chuỗi Et là quá trình ARIMA(4,0,4).
3.2 Mô hình ARCH
Ước lượng mô hình ARCH(1)
Với điều kiện > 0, 0.
Ta có kết quả ước lượng trong bảng
Dependent Variable: ET
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 04/25/07 Time: 01:16
Sample(adjusted): 5 60
Included observations: 56 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 22 iterations
MA backcast: 1 4, Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
0.588118
0.019472
30.20278
0.0000
AR(4)
0.403159
0.184196
2.188743
0.0286
MA(4)
-0.891668
0.057573
-15.48765
0.0000
Variance Equation
C
0.114422
0.041390
2.764501
0.0057
ARCH(1)
-0.115038
0.220810
-0.520981
0.6024
R-squared
0.204443
Mean dependent var
0.611265
Adjusted R-squared
0.142046
S.D. dependent var
0.363090
S.E. of regression
0.336315
Akaike info criterion
0.733578
Sum squared resid
5.768506
Schwarz criterion
0.914413
Log likelihood
-15.54017
F-statistic
3.276498
Durbin-Watson stat
2.159719
Prob(F-statistic)
0.018216
Inverted AR Roots
.80
.00 -.80i
.00+.80i
-.80
Inverted MA Roots
.97
-.00+.97i
-.00 -.97i
-.97
Ta kiểm định các giả thiết sau để xem mô hình có thoả mãn các giả thiết của mô hình hay không.
Giả thiết 1:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta thấy:
Tại mức ý nghĩa
Từ đó ta bác bỏ giả thiết hay hệ số thực sự khác 0.
Giả thiết 2:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta thấy
Tại mức ý nghĩa . Từ đó ta thấy không có cơ sở để bác bỏ giả thiết .
Giả thiết 3:
Sử dụng kiểm định Wald Test ta có kết quả như ở bảng sau:
Wald Test:
Equation: Untitled
Null Hypothesis:
C(5)=0
F-statistic
0.271421
Probability
0.604635
Chi-square
0.271421
Probability
0.602380
Ta thấy giá trị P-value của thống kê F = 0,0604635 > 0, nên không có cơ sở bác bỏ hay , điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ỏ thời kỳ trễ (t-1) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn tại thời kỳ t
3.3 Mô hình GARCH
Ước lượng mô hình GARCH(1,1):
Với điều kiện .
Ta có kết quả ước lượng như sau:
Dependent Variable: ET
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 04/25/07 Time: 02:36
Sample(adjusted): 5 60
Included observations: 56 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 31 iterations
MA backcast: 1 4, Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
AR(4)
0.975191
0.024037
40.57057
0.0000
MA(4)
-0.915626
0.028761
-31.83544
0.0000
Variance Equation
C
0.025783
0.022080
1.167712
0.2429
ARCH(1)
-0.243128
0.177440
-1.370196
0.1706
GARCH(1)
1.067400
0.157715
6.767911
0.0000
R-squared
-0.124123
Mean dependent var
0.611265
Adjusted R-squared
-0.212290
S.D. dependent var
0.363090
S.E. of regression
0.399777
Akaike info criterion
1.002999
Sum squared resid
8.150902
Schwarz criterion
1.183834
Log likelihood
-23.08398
Durbin-Watson stat
2.230808
Inverted AR Roots
.99
-.00+.99i
-.00 -.99i
-.99
Inverted MA Roots
.98
-.00+.98i
-.00 -.98i
-.98
Sử dụng các cặp kiểm định sau để kiểm tra điều kiện của mô hình:
Giả thiết 1:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có
Từ đó ta thấy chấp nhận giả thiết hay hệ số 0 (không thoả mãn điều kiện của mô hình).
Kiểm định các cặp giả thiết sau đẻ kiểm tra điều kiện của mô hình:
Giả thiết 1:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
với
Nên không có cơ sở để bác bỏ giả thiết nên (không thoả mãn điều kiện của mô hình).
Giả thiết 2:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
.
Do đó không có cơ sở để bác bỏ .
Sử dụng kiểm định Wald Test để kiểm định cặp giả thiết sau:
Ta có kết quả:
Wald Test:
Equation: EQ05
Null Hypothesis:
C(4)=0
F-statistic
1.877437
Probability
0.176628
Chi-square
1.877437
Probability
0.170626
Dựa vào giả trị P-value của thống kê F = 0.176628 > 0.05 nên không có cơ sở bác bỏ hay =0, điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ở thời kỳ trễ (t-1) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ hiện tại t.
Giả thiết 3:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
với
Do đó không có cơ sở để bác bỏ.
Sử dụng Wald Test để kiếm định:
Ta có kết quả sau:
Wald Test:
Equation: EQ05
Null Hypothesis:
C(5)=0
F-statistic
45.80462
Probability
0.000000
Chi-square
45.80462
Probability
0.000000
Dựa vào giả trị P-value của thống kê F = 0 < nên chấp nhận giả thiết , hay , điều này cho thấy rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ lệ rủi ro thời kỳ (t-1) có ảnh hưởng và ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ rủi ro thời kỳ hiện tại t.
3.4 Mô hình T-ARCH
Ước lượng mô hình T-ARCH
Với điều kiện
Ta được kết quả ước lượng sau:
Dependent Variable: ET
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 04/25/07 Time: 10:46
Sample(adjusted): 5 60
Included observations: 56 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 16 iterations
MA backcast: 1 4, Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
AR(4)
0.968285
0.029577
32.73742
0.0000
MA(4)
-0.927121
0.027977
-33.13838
0.0000
Variance Equation
C
0.142038
0.005178
27.43153
0.0000
ARCH(1)
-0.289792
0.309583
-0.936069
0.3492
(RESID<0)*ARCH(1)
-0.104786
0.344213
-0.304421
0.7608
GARCH(1)
0.452277
0.436440
1.036288
0.3001
R-squared
-0.140487
Mean dependent var
0.611265
Adjusted R-squared
-0.254535
S.D. dependent var
0.363090
S.E. of regression
0.406683
Akaike info criterion
1.027449
Sum squared resid
8.269552
Schwarz criterion
1.244451
Log likelihood
-22.76856
Durbin-Watson stat
2.192876
Inverted AR Roots
.99
.00+.99i
-.00 -.99i
-.99
Inverted MA Roots
.98
Kiểm định các cặp giả thiết sau để kiểm tra điều kiện của mô hình:
Giả thiết 1:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
tại mức ý nghĩa 0.05
Nên giả thiết bị bác bỏ hay hệ số > 0.
Giả thiết 2:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
Ttại mức ý nghĩa
Do đó không có cơ sở bác bỏ giả thiết .
Mặt khác khi ta sử dụng Wald Test để kiểm định cặp giả thiết:
Ta có kết quả trong bảng sau:
Wald Test:
Equation: EQ04
Null Hypothesis:
C(6)=0
F-statistic
1.073893
Probability
0.305054
Chi-square
1.073893
Probability
0.300068
Dựa vào giá trị P-value của thống kê F = 0.305054 > nên không có cơ sở bác bỏ hay giá trị .
Vậy với điều này cho thấy rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ trễ (t-1) không ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thời kỳ hiện tại t
Giả thiết 3:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
Do đó không có cơ sở để bác bỏ .
Mặt khác khi sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Wald Test để kiểm tra giả thiết:
Ta có kết quả như sau:
Wald Test:
Equation: EQ04
Null Hypothesis:
C(4)=0
F-statistic
0.876226
Probability
0.353737
Chi-square
0.876226
Probability
0.349238
Dựa vào giá trị P-value của thống kê F = 0.876226 > nên không có cơ sở bác bỏ giả thiết hay điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ (t-1) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ hiện tại t.
Giả thiết 4:
Sử dụng kiểm định Wald Test ta có kết quả như sau:
Wald Test:
Equation: EQ04
Null Hypothesis:
C(5)=0
F-statistic
0.092672
Probability
0.762070
Chi-square
0.092672
Probability
0.760807
Dựa vào giá trị P-value của thống kê F = 0.76207 > nên không có cơ sở bác bỏ giả thiết , hay nói cách khác các cú sốc âm và cú sốc dương không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm hiện tại t.
3.5 Mô hình GARCH-M
Ước lượng mô hình:
Ta có kết quả ước lượng như sau:
Dependent Variable: ET
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 04/25/07 Time: 23:47
Sample(adjusted): 5 60
Included observations: 56 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 29 iterations
MA backcast: 1 4, Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
SQR(GARCH)
1.654829
0.082729
20.00293
0.0000
AR(4)
0.413232
0.220068
1.877746
0.0604
MA(4)
-0.824830
0.141009
-5.849484
0.0000
Variance Equation
C
0.058310
0.022675
2.571565
0.0101
ARCH(1)
0.620041
0.188661
3.286530
0.0010
GARCH(1)
-0.053512
0.156513
-0.341902
0.7324
R-squared
0.235719
Mean dependent var
0.611265
Adjusted R-squared
0.159291
S.D. dependent var
0.363090
S.E. of regression
0.332918
Akaike info criterion
0.671134
Sum squared resid
5.541723
Schwarz criterion
0.888136
Log likelihood
-12.79176
Durbin-Watson stat
2.195685
Inverted AR Roots
.80
.00 -.80i
-.00+.80i
-.80
Inverted MA Roots
.95
.00 -.95i
Kiểm định các cặp giả thiết sau để kiểm tra điều kiện của mô hình:
Giả thiết 1:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
với
Nên bác bỏ giả thiết nên
Giả thiết 2:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
.
Do đó không có cơ sở để bác bỏ .
Sử dụng kiểm định Wald Test để kiểm định cặp giả thiết sau:
Ta có kết quả:
Wald Test:
Equation: EQ06
Null Hypothesis:
C(5)=0
F-statistic
10.80128
Probability
0.001859
Chi-square
10.80128
Probability
0.001014
Dựa vào giả trị P-value của thống kê F = 0,001859 < nên bác bỏ giả thiết hay 0, điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ở thời kỳ trễ (t-1) có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ hiện tại t.
Giả thiết 3:
Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định T ta có:
với
Do đó không có cơ sở để bác bỏ.
Sử dụng Wald Test để kiếm định:
Ta có kết quả sau:
Wald Test:
Equation: EQ06
Null Hypothesis:
C(6)=0
F-statistic
0.116897
Probability
0.733857
Chi-square
0.116897
Probability
0.732424
Dựa vào giả trị P-value của thống kê F = 0,733857 > nên không có cơ sở bác bỏ giả thiết , hay , điều này cho thấy rủi ro của các yếu tố ngoài yếu tố tỷ lệ rủi ro thời kỳ (t-1) không ảnh hưởng đến tỷ lệ rủi ro thời kỳ hiện tại t.
Giả thiết 4:
Sử dụng kiểm định Wald Test:
Wald Test:
Equation: EQ06
Null Hypothesis:
C(1)=0
F-statistic
400.1173
Probability
0.000000
Chi-square
400.1173
Probability
0.000000
Dựa vào kết quả ở bảng trên ta thấy:
P-value của thống kê F = 0 < , do đó bác bỏ giả thiết , hay tỷ lệ nợ quá hạn thời kỳ (t-1) có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụngthời kỳ hiện tại t.
KẾT LUẬN
Trong vài năm trở lại đây hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam ngày càng sôi động. Các NHTM cổ phần tiếp tục mở rộng thị trường, thị phần và hoạt động ngày càng có hiệu quả do đó cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên găy gắt. Ngân hàng Quốc tế cũng không nằm ngoài cuộc cạnh tranh đó. Trong bối cảnh đó các Ngân hàng đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, đặc biệt là trong hoạt động cho vay. Đi kèm với nó là rủi ro cũng cao hơn. Tuy vậy, Ngân hàng Quốc tế cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động là việc ngày một đẩy nhanh cải cách, nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ cũng như đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng - điều này đã giúp Ngân hàng hạn chế rất nhiều rủi ro do hoạt động tín dụng gây ra, giúp Ngân hàng Quốc tế có những họat động kinh doanh an toàn, hiệu quả và toàn diện, đưa Ngân hàng Quốc tế trở thành một trong những Ngân hàng Thương mại Cố phần dẫn đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Với hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các anh (chị) phòng Giảm sát Tín dụng để em hoàn thiện bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Trần Trọng Nguyên và các anh (chị) phòng Giám sát Tín dụng đã hướng dẫn em nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ TS Nguyễn Quang Dong, Giáo trình kinh tế lượng nâng cao – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002.
2/ TS Nguyễn Quang Dong, Bài giảng môn Chuyên đề 2.
3/ TS Nguyễn Quang Dong, Bài tập Kinh tế lượng – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
4/ Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
5/ Giáo trình các nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại – Nxb Thống Kê.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………1
NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Tống quan về hoạt động của Ngân hàng Quốc tế………………..3
I/ Giới thiệu chung về Ngân hàng Quốc tế………………………...……..3
II/ Lĩnh vực hoạt động của Ngâng hàng……………………………...…..5
III/ Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng……………………...……….6
1/ Hoạt động huy động vốn…………………………………………….6
2/ Hoạt dộng tín dụng…………………………………….………….…8
3/ Hoạt động dịch vụ…………………………………………………...9
4/ Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương và quan hệ công chúng……..11
5/ Phát triển mạng lưới chi nhành……………………………………..12
6/ Công nghệ Ngân hàng và thông tin………………………………...13
7/ Phát triển nguồn nhân lực………………………………………..…14
8/ Kết quả kinh doanh…………………………………………………15
Chương II: Lý thuyết về rủi ro……………………………………………..16
I/ Rủi ro trong hoạt động ngân hàng…………………………………....16
1/ Khái niệm…………………………………………………………..16
2/ Phân loại rủi ro……………………………………………………..17
2.1/ Rủi ro tín dụng………………………………………………….17
2.2/ Rủi ro kãi suất ………………………………………………….18
2.3/ Rủi ro thanh khoản ……………………………………………..19
2.4/ Rủi ro hối đoái………………………………………………….20
2.5/Rủi ro ngoại bảng……………………………………………..…20
2.6/ Rủi ro quốc gia……………………………………………….…21
2.7/ Rủi ro công nghệ và hoạt động…………………………………21
2.8/ Rủi ro khác…………………………………………………..….21
II/ Lý thuyết về rủi ro tín dụng………………………………………….22
1/ Khái quát rủi ro với hoạt động ngân hàng………………………….22
2/ Rủi ro tín dụng……………………………………………………...22
2.1/ Nguyên nhân gây rủi ro……………………………………..…..22
2.2/ Các tiêu thức đánh giá rủi ro tín dụng………………………..…24
Chương 3: Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Quốc tế………………………………………...27
I/ Mô hình lý thuyết………………………………………………….…27
1/ Số liệu đầu vào………………………………………………….….27
2/ Mô hình đưa ra phân tích…………………………………………...28
2.1/ Mô hình ARCH………………………………………………....28
2.2/ Mô hình GARCH……………………………………………….29
2.3/ Mô hình T-ARCH……………………………………………....30
2.4/ Mô hình GARCH-M…………………………………………....31
II./ Quá trình phân tích…………………………………………….….29
1/ Kiểm tra tính dừng của chuỗi……………………………….…….32
2/ Mô hình ARCH……………………………………………..……36
3/ Mô hình GARCH………………………………………….……..38
4/ Mô hình T-ARCH………………………………………………..41
5/ Mô hình GARCH-M……………………………………………..45
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng mô hình ARCH-GARCH để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB.DOC