Tăng tỉ trọng trong các khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhằm làm giảm tỷ trong trong nông nghiệp nhằm tạo cơ cấu một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút thêm ngày càng nhiều lao động
Thúc đẩy tốc độ đô thị hóa nông thôn làm cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở khu vực nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cấp điểm như giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ
Vốn cũng ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp có vốn lớn thường là các doanh nghiệp nhà nước, thuòng có khả năng tạo ít việc làm hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ - chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân. Do vậy vấn đề cải tiến đổi mới quy chế huy động vốn, sử dụng và quản lý nguồn đầu tư là một vấn đề rất quan trọng, nhà nước ta nên quản lý, huy động và sử dụng vốn theo hướng
Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và thườn xuyên điều chỉnh lãi suất cũng như việc thuận lợi hóa thủ tục gửi và rút tiền nhằm tạo ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích 1 số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2008 vào khu vực nhà nước giảm, trong khi tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng tăng. Vốn đầu tư vào khu vực kinh tế ngoài nhà nước và vốn đầu tư vào khu vực có vốn nước ngoài tăng mạnh trong các năm 2007 và 2008. Năm 2006 vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước là 154006 tỷ đồng, tới năm 2007 tăng lên thành 204705 tỷ đồng và năm 2008 là 244081 tỷ đồng; còn trong khu vực vó vốn đầu tư nước ngoài thì năm 2007 là 129399 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2006 (65604 tỷ đồng), tới năm 2008 con số này là 192360 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, chính sách của chính phủ tăng cường thu hút vốn nước ngoài, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế phi chính phủ tạo động lực phát triển kinh tế. Bảng 2.2 và Hình 2.1 cho ta thấy rõ hơn điều này
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ 2000-2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ 2000-2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (2007), các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt nam tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: GDP đạt mức tăng trưởng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng 21,5% so với 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ (tăng 35,5%); thu hút vốn FDI đạt 20,3 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm phát ở mức 12,63%. Đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế nói trên phải kể đến vai trò không nhỏ của hệ thống ngân hàng. Năm 2007, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn lớn (tương đương 18% GDP) cho nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng liên tục tăng qua các năm (năm 2007 tăng 54% so với mức tăng 37% của năm 2006, 39% năm 2005).
Sang năm 2008, kinh tế Việt nam trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt một thập kỷ phát triển tương đối ổn định: CPI những tháng đầu năm tăng cao với mức tăng cao nhất (3,91%) trong tháng 5, tính đến 31/8/2008, chỉ số CPI là 21,65% so với đầu năm (cùng kỳ 2007 chỉ là 6,8%); nhập siêu tăng mạnh chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới (đặc biệt giá lương thực, dầu mỏ tăng cao). Tháng 3/2008, nhập siêu ở mức kỷ lục là -3,3 tỷ USD và tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu lên tới 63%. Trước tình hình đó, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảng 2.2:Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng 2008 (Điểm phần trăm)
2006
2007
2008
Tổng số
8,23
8,48
6,23
6,23
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
3,69
3,40
3,79
0,68
Công nghiệp và xây dựng
10,38
10,60
6,33
2,65
Dịch vụ
8,29
8,68
7,20
2,90
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho tổng sản phẩm trong nước tới năm 2008 giảm xuống; trong đó tốc độ tăng của công nghiệp và dịch vụ giảm, tốc độ tăng của nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nguyên nhân là do năm 2008 người nông dân được mùa làm cho sản lưởng của ngành này tăng lên. Hình 2.2 cho ta thấy mức độ đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân; trong đó mức đóng góp cao nhất là của ngành dịch vụ và thấp nhất là của ngành nông nghiệp.
Hình 2.2: Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trở nên bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho canh tác nông nghiệp tăng lên. Dịch bệnh (như cúm A/H1N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu (du lịch và hành khách hàng không giảm sút).
Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009, Chính phủ đã trình ra Quốc hội những thành tích đáng trân trọng: tăng trưởng GDP 5,2%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ. Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con số. Xóa đói giảm nghèo giảm xuống 11%, nhanh hơn cả lộ trình cam kết thực hiện mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là một điều đáng ngạc nhiên do được tính dựa trên chuẩn nghèo cũ, đã lạc hậu nhiều vì lạm phát. Cộng đồng quốc tế cũng ca ngợi thành tựu của Việt Nam về duy trì bình đẳng trong thu nhập thông qua chỉ số GINI và giảm nghèo rất ấn tượng trong khu vực nông thôn, theo những báo cáo chính thức của Chính phủ.
Những thành tựu đó đạt được nhờ có một nền nông nghiệp không chỉ bảo đảm an toàn lương thực mà còn đóng góp to lớn vào xuất khẩu, doanh nghiệp tư nhân năng động, người dân chịu đựng gian khổ và những nỗ lực của Chính phủ.
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng lao động, việc làm trong các doanh nghiệp Việt Nam
Dân số trung bình năm 2008 ước tính 86,16 triệu người, bao gồm nam 42,35 triệu người, chiếm 49,1% tổng dân số; nữ 43,81 triệu người, chiếm 50,9%. Trong tổng dân số cả nước, dân số khu vực thành thị là 24 triệu người, tăng 2,85% so với năm trước, chiếm 27,9% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, tăng 0,55% và chiếm 72,1%. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2008 ước tính 45 triệu người, tăng 2% so với năm 2007, trong đó lao động khu vực nhà nước 4,1 triệu người, tăng 2,5%, lao động ngoài nhà nước 39,1 triệu người, tăng 1,2%, lao động khu vực đầu tư nước ngoài 1,8 triệu người, tăng 18,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ước tính 4,65%.
Dân số nước ta ngày càng đông và tăng nhanh, tạo áp lực tăng số người đến tuổi lao động và kéo theo đó là áp lực tạo việc làm. Trong điều kiện đó, người lao động có việc làm trong nền kinh tế vẫn tăng nhanh qua các năm, bình quân năm trong thời kì 2001-2006 tăng khoảng 871 nghìn người, và đến năm 2007 số lao động có việc làm trong nền kinh tế là khoảng 44,2 triệu người, điều đó cho thấy việc giải quyết việc làm còn cao hơn nhiều so với số đó vì còn phải thay thế cho những người không còn làm việc nữa. Kết quả trên đã làm cho tỷ lệ có việc làm ở khu vực thành thị tăng liên tục. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng tăng lên, năm 2006 tỷ lệ này là 81,79% đã tăng lên tương đối so với tỷ lệ 74,16% năm 2000. Tuy đây là những con số rất đáng khích lệ nhưng vẫn còn thấp so với một số quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực.
Tuy số lao động có việc làm liên tục tăng nhưng do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ gia tăng dân số nên tỷ lệ có việc làm trên dân số liên tục giảm trong vòng 10 năm trở lại đây từ 72,2% vào năm 1997 xuống còn 68,1% vào năm 2007. Xu hướng giảm tương đối liên tục chỉ trừ năm 2001 tăng làm gián đoạn xu hướng này. Tỷ lệ việc làm trên dân số giảm ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ này ở nữ giới giảm mạnh hơn, chênh lệch là 5% trong khi nam giới chỉ giảm 3%. tỷ lệ việc làm trên dân số ở Việt Nam tương đối cao nếu so sánh với khu vực tuy nhiên tỷ lệ này không cao bằng Đông Á
Hình 2.3 Tỷ lệ việc làm của ngành công nghiệp trong tổng số việc làm
Nguồn: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
Hình 2.4 Tỷ lệ việc làm của ngành dịch vụ trong tổng số việc làm
Nguồn: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
Nhìn trên hình vẽ ta thấy được tye lệ có việc làm trong cách ngành công nghiệp và dịch vụ tăng thoe thời gian. Điều nầy chứng tở sự dịch chuyển cơ cấu lao động, mà nguyên nhân xâu xa là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ.
Hình 2.5: Tỷ lệ việc làm chia theo khu vực thành thị, nông thôn 1996-2005
Nguồn: Thực trạng việc làm và thất nghiệp 1996-2005_ Bộ LĐTB & XH.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, quy mô sản xuất trong nước bị thu hẹp dẫn đến tình trạng công nhân bị mất việc và thiếu việc làm tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể như: Công ty Panasonic Việt Nam với hơn 6 nghìn công nhân thuộc 3 công ty con đã báo cáo xin giảm 500 lao động; công ty Nishei xin giảm 1,6 nghìn lao động; công ty Canon Việt Nam xin giảm 1,2 nghìn lao động v.v... Tính chung trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 2 nghìn công nhân thiếu việc làm; Vĩnh Phúc có 29 doanh nghiệp cắt giảm lao động với tổng số lao động bị cắt giảm là 1,1 nghìn người, trong đó công ty TNHH công nghiệp TS ARI cắt giảm 390 lao động, công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam I cắt giảm 200 lao động. Sang năm 2009 với nhưng tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, sự phục hồi kinh tế sẽ kéo theo số việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn, từ đó làm cho cầu lao động trong tăng theo.
Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1. Yếu tố vốn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được xem như là mạch máu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính đủ mạnh, một nguồn vốn lớn sẽ có khả năng tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp đó ngày càng cao nhằm đáp ứng quá trình mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế còn suy thoái, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sa thải lao động hoặc không có nhu cầu tuyển thêm công nhân, một phần là do họ thiếu vốn để duy trì sản xuất kinh doanh và trả lương cho người lao động. Tại Hà Nội, trong số 367 doanh nghiệp báo cáo, năm 2008 có tới 25.000 người mất việc và thiếu việc. Và con số này của năm 2009 ước tính khoảng 9.000 người. Đứng trước tình trạng trên, nhà nước ta đã và đang triển khai rất nhiều biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp ( thậm chí là 0%) nhằm khuyến khích họ phát triển sản xuất, đồng thời hạ xuống mức tối thiểu số nhân công bị sa thải, giúp ổn định đời sống người lao động.
Xét trong hàm sản xuất của một doanh nghiệp, hai yếu tố vốn và lao động luôn đồng hành, tác động qua lại, hỗ trợ lãn nhau. Một doanh nghiệp có nguồn vốn càng lớn, càng có nhu cầu thuê thêm nhiều lao động. Đến phần mình, lao động tăng giúp mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng, làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp ngày một lớn hơn. Một ví dụ thực tế ở tập đoàn công nghệ cao hàng đầu Hoa kỳ Intel. Theo thông cho biết, việc tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên 1 tỉ USD đồng nghĩa với việc cũng tăng diện tích nhà máy từ 45.000m2 lên 152.400m2 với diện tích sàn 46.000m2, gấp ba lần diện tích cũ; tập đoàn này đã góp phần tăng số lao động từ 1.200 người lên 4.000 người. Trong đó sẽ tuyển 2.500 lao động đơn giản (tốt nghiệp phổ thông và trường nghề) và 1.500 lao động cao cấp là các kỹ sư. Đánh giá về nguồn nhân lực VN sau hơn tám tháng xúc tiến việc xây dựng nhà máy, ông Rick Howarth - tổng giám đốc Công ty Intel Products VN - cho biết thời gian qua ông đã tiếp xúc với giảng viên và SV của các trường ĐH VN và các đánh giá đều rất tốt. Hiện nay Intel Products VN có 40 nhân viên thì có đến 22 người VN và ông hài lòng với công việc họ đang làm. Qua ví dụ trên có thể thấy rằng, nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ có việc làm trong toàn nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nhu cầu lao động không ngừng tăng lên; bởi vậy các doanh nghiệp cần chú ý tới vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp. đồng thời ổn định cuộc sống, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Bảng 2.3: Lượng lao động và vốn của doanh nghiệp qua các năm
Đơn vị: Lao động(nghìn người) Vốn Đầu Tư (triệu đồng)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lao động
2896,354
3202,530
3790,499
4185,039
4588,493
4907,525
5279,634
5876,103
Vonđầu tư
30814,4
64073,6
117384,8
83936,7
115967,9
119776,7
146453,4
266166,9
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Hình 2.6: Tỷ lệ gia tăng lao động trên vốn (Người/triệu đồng)
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Qua bảng 2.3 ta thấy: thông thường khi vốn tăng thì lượng lao động cũng tăng theo, năm 2003 tuy vốn đầu tư giảm nhưng lượng lao động vẫn tăng. Tuy nhiên nhìn vào hình 2.6 cho ta thấy tốc độ tăng lao động có xu hướng chậm hơn so với tốc độ tăng vốn. Điều này có thể giải thích, do các doanh nghiệp tăng vốn một phần sẽ thuê thêm lao động, một phần sẽ đầu tư vào cơ sở vật chất hạ tầng, mua thêm trang thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất.
2.3.2. Loại hình sản xuất kinh doanh.
Loại hình doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp đó. Mỗi loại hính khác nhau thì yêu cầu về số lượng, chuyên môn kĩ thuật, số giờ làm việc…của người lao động cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, vói những doanh nghiệp nhà nước thì thường yêu cầu đa phần là những người có chuyên môn cao, số lượng chỉ ở một hạn mức nhất định do cơ quan, nhà nước kiểm soát, làm việc theo giờ hành chính. Còn ở doanh nghiệp tư nhân (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất) thường làm việc theo ca, tuyển nhiều lao động ở các trình độ khác nhau.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có hơn 4 triệu cơ sở kinh tế. Nhìn chung, các cơ sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp tăng nhanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng lượng và ngân hàng... Hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu người vào làm việc. Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn: Chỉ có 4 triệu người kiếm được việc làm tại khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1,67 triệu người, trong khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì có tới 40 triệu người. Chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nhà nước chỉ đóng góp 47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp. Trong khi đó, khối khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp gần 19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp.
Qua những phân tích như trên có thể thấy rằng, chúng ta cần chú trọng đầu tư phát triển từng loại hình doanh nghiệp sao cho cân đối, phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của đất nước, góp phần giải quyết tốt việc tạo thêm việc làm cho người lao động trong thời gian tới.
2.3.3. Doanh thu, lợi nhuận
Doanh thu và lợi nhuận là hai nhân tố vô cùng quan trọng quyết định doanh nghiệp có đầu tư phát triển sản xuất và tuyển thêm lao động cho kì tiếp theo hay không?. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thu về lợi nhuận cao thì đó sẽ là động lực thúc đẩy họ tiếp tục sản xuất kinh doanh nhiều hơn kì trước, từ đó nhu cầu thuê thêm lao động cũng tăng theo. Co thể nói, lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhu cầu lao động.
Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều các công ty do tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho lợi nhuận giảm mạnh. Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (TNG) vừa công bố nghị quyết HĐQT điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2008 từ 733,602 tỉ đồng xuống còn 717,811 tỉ đồng (giảm 2,14% so với kế hoạch đầu năm); lợi nhuận từ 27 tỉ đồng xuống 22,736 tỉ đồng (giảm 15,8% so với kế hoạch). Trong tháng 9, các nhà đầu tư cũng chứng kiến việc giảm chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng (TPC), Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC), Công ty cổ phần XNK Sa Giang (SGC)... TPC giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm 2008 còn 15,1 tỉ đồng (giảm gần 28,44% so với kế hoạch đầu năm); doanh thu vẫn giữ nguyên kế hoạch 243 tỉ đồng; cổ đông TPC cũng đồng ý thanh lý các hạng mục đầu tư vào các chứng khoán ACB, Eximbank, ALTA sao cho thu hồi được nhiều vốn nhất (ít lỗ nhất); tính đến 30.6, tổng số tiền đầu tư vào các chứng khoán trên của TPC là 127,81 tỉ đồng. SGC điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế từ 17,9 tỉ đồng còn 12 tỉ đồng (giảm 33%). DQC điều chỉnh giảm doanh thu còn 650 tỉ đồng so với 1.270 tỉ đồng theo kế hoạch ban đầu (giảm 48,82%); lợi nhuận sau thuế còn 50 tỉ đồng so với 222 tỉ đồng theo kế hoạch ban đầu (giảm 77,48%)... Đứng trước tình hình đó, một loạt các công ty đã giảm lao động, sa thải hoặc cho nghỉ vô thòi hạn. Chẳng hạn như ở trung tâm giời thiệu việc làm Thanh niên cho hay, Trước Tết, Trung tâm thông báo có 500 đầu việc cần tuyển lao động, nhưng phần lớn là lao động làm việc thời vụ. Còn việc làm có tính ổn định lâu dài thì rất ít, chủ yếu là yêu cầu lao động có tay nghề cao, mức lương không thật hấp dẫn. Số yêu cầu tuyển dụng năm nay so với cùng thời điểm các năm trước giảm chỉ còn khoảng 20% hoặc thấp hơn.
Bảng 2.4: Số Lao động (nghin ngươi) và số doanh thu (triệu đồng) qua các năm
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lao động
2896,354
3202,530
3790,499
4185,039
4588,493
4907,525
5279,634
5876,103
Doanh thu
634280,3
731600,8
957406,0
380473,6
1347244,9
1628252,1
1995824,5
2607523,5
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Hình 2.7 : Mức độ gia tăng lao động trên doanh thu (người/ triệu đồng)
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Bảng 2.4 cho ta thấy, khi doanh thu tăng thì lao động cũng tăng theo. Do khi doanh thu tăng, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất, do đó phải thuê thêm lao động làm cho cầu lao động tăng theo. Tuy nhiên năm 2003 do có cú sốc, cho nên làm gián đoạn quá trình này, doanh thu giảm trong khi lao động vẫn tăng. Hình 2.7 cho thấy mức độ gia tăng lao động trên vốn
Cũng như doanh thu, lợi nhuận càng cao thì càng nhiều doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm lao động; làm cho cầu lao động tăng thêm. Bảng 2.5 cho ta thấy rõ điều này.
Bảng 2.5: Số lao động (người) và lợi nhuận hàng năm (nghìn đồng)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lao động
2896354
3202530
3790499
4185039
4588493
4907525
5279634
5876103
Loi nhuan
53211140
52969503
50909652
62433601
86867721
90607448
127176262
203724896
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Hình 2.8: Tỷ lệ gia tăng lao động trên lợ nhuận (người/nghìn đồng)
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
2.3.4. Yếu tố tài sản doanh nghiệp
Bảng 2.6: Số lao động (người) và tài sản hàng năm (triệu đồng)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lao động
2896354
3202530
3790499
4185039
4588493
4907525
5279634
5876103
tài sản
545138,7
631229,1
786717,9
921352,0
1204401,5
1461795,0
1801277,6
2909366,6
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Bảng 2.6 cho ta thấy, từ năm 2000 tới năm 2007 tài sản của doanh nghiệp tăng dần. Số lao động trong doan nghiệp cũng tăng theo thời gian. Cụ thể là năm 2000 tài sản khoảng 545 tỷ đồng; năm 2001 tăng lên thành 631 tỷ đồng tăng gần 90 tỷ đồng. Cho tới năm 2007 con số này đã lên tới 29093 tỷ đồng tăng gần gấp 6 lần sao với năm 2000. Trong khi đó lao động trong doanh nghiệp năm 2000 gần 30 triệu người, năm 2001 vào khoảng 32 triệu người tăng 2 triệu người. Cho tới năm 2007 số lao động trong doanh nghiệp đã là 58,7 triệu người tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Như vậy có thể thấy, tốc độ gia tăng lao động chậm hơn so vơi tốc độ gia tăng về vốn. Nguyên nhân là do, khi doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng làm cho vốn tăng lên, thậm chí tăng rất mạnh và nhanh. Nhưng lượng lao động sẽ khoogn thể tăng theo tỷ lệ tương ứng, vì về mặt kỹ thuật, có thể mở rộng sản xuất lớn nhưng với tiến bộ công nghệ kỹ thuật lại chỉ cần ít lao động làm việc vận hành máy móc mà thôi; không những thế, khi mở rộng sản xuất, làm cho tài sản tăng rất nhanh, trong khi chỉ cần thuê thêm một vài lao động. Hình 2.9 cho tỷ lệ gia tăng lao động luôn thấp hơn tỷ lệ gia tăng về vốn.
Hình 2.9: Tỷ lệ gia tăng lao động trên tài sản
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
2.3.5. Yếu tố vùng miền.
Cũng giống như loại hình doanh nghiệp, thì mỗi khu vực do nhũng nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý nên nhu cầu về lao động cũng rất khác nhau. Hầu hết những khu vực, địa phương có những điều kiện thuận lợi sẽ thu hút được nhiều lao động. Điều này giống như con dao hai lưỡi, một mặt nó góp phần giải quyết nhu cầu lao động đang rất cao ở những khu vực có kinh tế phát triển, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước. Nhưng mặt khác, điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cung cầu lao động, nếu không giải quyết tốt sẽ xảy ra thất nghiệp, gây mất ổn định xã hội. Bộ Lao động đã nêu ra thực trạng hiện nay của thị trường lao động trong nước là lao động phân bố không đồng đều, bất hợp lý, lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôn, chiếm 73,5% lực lượng lao động trong cả nước. Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định, dễ bị tổn thương, dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Bởi vậy mỗi địa phương cần tận dụng triệt để lợi thế của mình để phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, tránh tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ những vùng kinh tế kém phát triển sang vùng kinh tế phát triển một cách tràn lan và khó kiểm soát như hiện nay.
Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương thì nhu cầu lao động là rất khác nhau. Theo báo cáo của các địa phương, tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn. Ví Dụ: Tại Đồng Nai, hàng năm địa phương này thiếu hụt 20.000 lao động (5.000 lao động đã qua đào tạo và 15.000 lao động phổ thông). Trong khi đó, ở Tp. HCM, từ đầu năm đến nay có trên 23.000 lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61.000 người. Tại Bình Dương, số lao động cần tuyển là gần 42.000 người, Cần Thơ cần 5.212 người, Vũng Tàu cần khoảng 5.000 người, Long An trong 6 tháng đầu năm 2009 có nhu cầu tuyển đến 6.460 lao động. TP.HCM dẫn đầu về khu vực có nhiều cơ hội làm việc nhất, chiếm 57% tổng số công việc trên toàn quốc. Tiếp theo là Hà Nội với 24% trong tổng số các công việc đã được đăng tuyển và cũng là nơi có nhu cầu lao động tăng mạnh.
2.3.6. Ngành sản xuất kinh doanh
Đặc điểm, tính chất của từng ngành đặt ra yêu cầu đối với lao động trong ngành. Nông nghiệp vốn là ngành thiên về sức mạnh cơ bắp, không đòi hỏi nhiều về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ngược lại ngành công nghiệp lại đòi hỏi cao về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật cùng với sự khéo léo, sức mạnh cơ bắp lẫn sự dẻo dai.
Lao động Việt Nam từ năm 2000 tới 2007 dịch chuyển theo hướng tiến bộ. Lao động trong nông nghiệp giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Cụ thể là: năm 2000 lao động trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là 268,894 ; 2039.13 ; 588.334 nghìn người. Năm 2001 lao động của ngành nông nghiệp giảm xuống còn 265,589 nghìn người; trong khi ngành công nghiệp tăng thêm gần 200 nghìn lao động và ngành dịch vụ tăng lên thành 646,249 nghìn lao động. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm lao động của các ngành là khác nhau. Năm 2007 lao động trong ngành công nghiệp tang hơn 2 lần so với năm 2000 ( từ 2039.13 nghin lao đông năm 2000 lên 4487.8 nghìn lao động năm 2007). Trong khi đó lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm nhẹ ( khoảng 20000 lao động sau 7 năm) , ngành dịch vụ cũng có tốc độ tăng đáng kể từ khoảng 600000 lao động năm 2000 lên hơn 1147000 lao động năm 2007. Nguyên nhân là do, ngành nông nghiệp vẫn thiên về lao động đơn giản dựa vào sức lực là chủ yếu, cho nên việc giải phóng sức lao động trong ngành nông nghiệp để chuyển sang các ngành lao động khác là chậm.
Bảng 2.7 Số lao động trong các ngành
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Nông nghiệp
268.894
265.5889
267.019
253.8
254.5
247.4
245
240.8
Công Nghiệp
2039.13
2290.693
2816.12
3175
3498.1
3722
4033
4487.8
Dich vụ
588.334
646.2491
707.363
756
835.87
938.4
1002
1147.6
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
Hình 2.10 Cho ta thấy rõ xu hướng lao động của Việt Nam trong 7 năm 2000-2007
Hình 2.10 Xu hướng lao động Việt Nam
Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê
CHƯƠNG III
ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
3.1. Số liệu và biến số
3.1.1. Số liệu
Số liệu mà bài viết sử dụng là bộ số liệu điều tra doanh nghiệp gồm 102584 quan sát từ 64 tỉnh thành trong nước, do tổng cục thống kê điều tra qua các năm 2000 tới 2007. Cầu lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; Tuy nhiên do mặt hạn chế về số liệu mà chuyên đề chỉ đề cập tới một số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp. Từ đó rút ra một số các kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao cầu lao động trong từng ngành và trong toàn nền kinh tế, tạo thêm nhiều hơn nữa việc làm cho người lao động.
3.1.2. Biến số
Biến số trong mô hình bao gồm: thu nhập, doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp, vốn và các đặc điểm vùng miền, loại hình sở hữu, ngành sản xuất kinh doanh. Cụ thể gồm các biến như sau:
Laodong: số lao động của doanh nghiệp trong một năm
Lnlaodong: logarit lao động của doanh nghiệp. Được sử dụng làm biến phụ thuộc.
Lnldnongn : logarit lao động của doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp
Lnldcongn: logarit lao động của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
Lnlddichv: logarit lao động của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
Nganhkd: là ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nganhkd được chia thành ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp khai thác, ngành xây dựng và ngành dịch vụ.
Nongn: ngành nông nghiệp, nongn = 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nongn = 0 nếu không doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Cnchbien: ngành công nghiệp chế biến, Cnchbien = 1 nếu doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, Cnchbien =0 nếu doanh nghiệp không thuộc ngành chế biến
Dichvu: Ngành dịch vụ, dichvu = 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, dichvu = 0 nếu doanh nghiệp không hoạt động trong ngành dich vụ.
Cnkhiath: công nghiệp khai thác, cnkhaith = 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lichx vực công nghiệp khai thác, cnkhaith = 0 nếu doanh nghiệp hoạt không hoạt động trong lĩnh vực khai thác.
Xaydung: ngành xây dựng, xaudung = 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xaydung = 0 nếu doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Loinhuan: lợi nhuận của doanh nghiệp trong một năm
Vondautu: vốn đầu tư hoạt động của doanh nghiệp trong một năm
Doanhthu: doanh thu của doanh nghiệp trong một năm.
Taisan: Tài sản của doanh nghiệp tính trong năm nghiên cứu.
Thunhap: Thu nhập của doanh nghiệp
Lnloinhuan: logarit lợi nhuận của doanh nghiệp
Lnvon: logarit vốn đầu tư của doanh nghiệp
Lndoanhthu: logarit doanh thu của doanh nghiệp
Lntaisan: logarit tai sản của doanh nghiệp
Lnthunhap : logarit thu nhập của doanh nghiệp
Lhdn: loại hình doanh nghiệp. Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Dnnn: doanh nghiệp nhà nước, dnnn = 1 nếu các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước (theo quy định của chính phủ) , dnnn = 0 nếu không phải doanh nghiệp nhà nước.
Dntn: doanh nghiệp tư nhân, dntn = 1 nếu các doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân (theo quy định của chính phủ), dntn = 0 nếu không phải doanh nghiệp tư nhân.
Dnfdi: doanh nghiệp có vốn fdi, dnfdi = 1 nếu doanh nghiệp có vốn fdi, dnfdi = 0 nếu doanh nghiệp không có vốn fdi.
Tuoidn: tuổi doanh nghiệp = năm 2007 – năm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vonld: lao động trên một dơn vị vốn = số lao động / số vốn
Taisanld: lao động trên một đơn vị tài sản = số lao động / tổng tài sản của danh nghiệp trong một năm
Thunhapld: lao động trên một đơn vị thu nhập = số lao động / tổng thu nhập của doanh nghiệp.
Loinhuanld: lao động trên một đơn vị lợi nhuận = số lao động / tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong một năm.
Doanhthuld: lao động trên một đơn vị doanh thu = số lao động / tổng doanh thu của doanh nghiệp trên năm.
Vung1: các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, vung1=1 nếu các tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vung1=0 nếu thuộc các vùng khác
Vung2: Các tỉnh Đông Bắc, vung2=1 nếu các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, vung2=0 nếu các tỉnh thuộc vùng khác.
Vung3: Các tỉnh Tây Bắc, vung3=1 nếu các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, vung3=0 nếu các tỉnh thuộc vùng khác
Vung4: Các tỉnh Bắc Trung Bộ, vung4=1 nếu các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, vung4=0 nếu các tỉnh thuộc vùng khác
Vung5: Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, vung5=1 nếu các tỉnh thuộc Duyên Hải Miền Trung, vung5=0 nếu các tỉnh thuộc vùng khác
Vung6: Các tỉnh Tây Nguyên, vung6=1 nếu các tỉnh thuộc Tây Nguyên, vung6=0 nếu các tỉnh thuộc vùng khác.
Vung7: Các tỉnh Đông Nam Bộ, vung7=1 nếu các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, vung7=0 nếu các tỉnh thuộc vùng khác.
Vung8: Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
3.2. Mô hình đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp phân theo ngành
Trong mô hình đánh giá một số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp phân theo các ngành chỉ sử dụng một số các biến sô đã trình bày ở trên, cụ thể danh sách biến số được cho ở bảng sau:
Bảng 3.1. Danh sách các biến dùng trong mô hình
Tên Biến
Mô tả biến
lnldnongn
logarit lao động trong ngành nông nghiệp
lnldcongn
Logarit lao động trong ngành công nghiệp
lnlddichv
logarit lao động trong ngành dịch vụ
taisanld
Tài sản trên lao động
thunhapld
Thu nhập trên lao đông
doanhthuld
Doanh thu trên lao động
tuoi2
Bình phương tuổi doanh nghiệp
lnvon
logarit của vốn
lnloinhuan
logarit của lợi nhuận
lntaisan
logarit của tài sản
lnvonld
logarit của vốn trên lao động
lnthunhapld
logarit của thu nhập trên lao động
lndoanhthuld
logarit của thu doanh thu trên lao động
vung1
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
vung2
Các tỉnh Đông Bắc
vung3
Các tỉnh Tây Bắc
vung4
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
vung5
Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
vung6
Các tỉnh Tây Nguyên
vung7
Các tỉnh Đông Nam Bộ
dnnn
Doanh nghiệp nhà nước
dntn
Doanh nghiệp tư nhân
dnfdi
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Dạng hàm:
Lnld(ngành i) = *X’i + Ui
Trong đó:
Lnld(ngành i): loganepe lao động ngành thứ i
i: bao gồm ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ
: vecto ma trận hệ số ước lượng
X’i : Vecto đặc điểm lao động ngành thứ i
Ui : Sai số ngẫu nhiên
3.3. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá một số tác động tới cầu lao động trong các ngành kinh tế
Trong quá trình ước lượng một số biến không có ý nghĩa thống kê và một số biến có tác động rất thấp sẽ bị loại bỏ dần, sau đó kiểm định đối với mô hình, nếu vi phạm các giả thiết thì sẽ tiến hành cải tiến và đưa ra mô hình cuối cùng.
3.2.1. Ngành nông nghiệp.
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldnongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không tương quan với biến phụ thuộc (xem phụ lục 1). Chỉ còn lại các biến dnnn, dntn, thunhapld, tuoi2, lnloinhuan, lntaisanm, vonld, lnvon, vung1, vung6, vung7.
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến, kết quả thu được (phụ lục 1), loại bỏ đi các biến tương quan với nhau, còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lnvon, thunhapld, dnnn, dntn, vung1, vung6, vung7.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành nông nghiệp theo các biên, loại dần các biến không có ý nghĩa thống kê và khắc phục khuyết tật của mô hình ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.1 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong ngành nông nghiệp.
Ta có phương trình sau:
Lnldnongn = -0.0117255*thunhapld + 0.3424302*lnloinhuan + 0.2945588*lnvon + 0.3394809*vung1 + 0.5570269*vung6 + 0.2670976*vung7 – 2.63e-07*tuoi2
Kết quả mô hình cho thấy, các yếu tố giải thích được 66% lao động trong nông nghiệp. Lao động trong nông nghiệp của các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ là không khác nhau. Có sự khác biệt giữa lao động các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long với các vùng khác. Sự khác biệt này do đặc thù từng vùng quy đinh. Các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long là các vùng hoạt động nông nghiệp chính của cả nước, với diện tích đất nông nghiệp lớn và đất đai màu mỡ, cho nên thu hút nhiều lao động hơn cả.
Lợi nhuận, vốn cũng tác động cao tới lao động trong ngành nông nghiệp. Khi 1% lợi nhuận thay đổi thì làm cho lao động trong ngành nông nghiệp thay đổi 0.34%, khi vốn tăng lên 1% thì lao động trong nông nghiệp tăng lên 0.29% lao đông trong ngành nông nghiệp. Ta có thể giải thích như sau: nếu một ngành nào đó của nông nghiệp thu lợi nhuận cao, thì các lao động, nhất là lao động nông nghiệp nhàn rỗi hoạt động theo mùa vụ sẽ chuyển sang đầu tư vào ngành này, mặt khác khi lượng vốn tăng, doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp có xu hướng mở rộng thêm các cơ sở sản xuất, do vậy sẽ phải thuê thêm lao động.
3.2.2. Ngành công nghiệp
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldcongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không có quan hệ cao với biến phụ thuộc (xem phụ lục 2). Chỉ còn lại các biến dnnn, dntn, thunhapld, tuoi2, lnloinhuan, lntaisanm, vonld, lnvon, vung1, vung2, vung7, vung4, vung7, vung8
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến, kết quả thu được (phụ lục 2), loại bỏ đi các biến tương quan với nhau, còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lnvon, thunhapld, lantaisan, dnnn, dntn, vung1, vung3, vung4, vung5, vung6, vung7.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành công nghiệp theo các biên ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.2 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong ngành công nghiệp
Ta có phương trình sau:
Lnldcongn = - 0.423918 + 0.5133255*dnnn + 0.1321181*dntn – 1.20e-7*tuoi2 + 0.1379471*lnloinhuan + 0.5300429*lntaisan – 0.2342089*lnvonld – 0.3406447*lnthunhapld + 0.3675666*vung1 + 0.4490708*vung2 + 0.3253678*vung3 + 0.4334188*vung5 + 0.3089403*vung4 + 0.2331329*vung6 + 0.3140761*vung7
Kết quả ước lượng, các yếu tố trong mô hình giải thích được 78.9% lao động của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
Trong ngành công nghiệp, lao động giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau là khác nhau, cụ thể là : so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn 51%, còn lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cao hơn 13%. Nguyên nhân là tại Việt Nam, loại hình doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm phần lớn các doanh nghiệp, do đó thu hút rất nhiều lao động tập trung trong các doanh nghiệp này.
Lao động các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố vùng miền. Lượng lao động trong ngành công nghiệp giữa các vùng miền khác nhau là khác nhau. Ví dụ : Nếu lấy khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long làm yếu tố so sánh, thì lao động của khu vực đồng bằng Sông Hồng cao hơn 0.36%, khu vực Đông Nam Bộ cao hơn 31%...
Vốn và thu nhập của doanh nghiệp tác động theo chiều âm tới lao động trong ngành nông nghiệp, bởi vì, đa số các doanh nghiệp có vốn lớn thường là các doanh nghiệp nhà nước và thường có khả năng tạo việc làm thấp hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thường là các doanh nghiệp tư nhân, do vậy khi vốn daonh nghiệp tăng thì cầu lao động không tăng theo.
Khi thu nhập trên lao động tăng, có nghĩa là tiền lương của lao động phải tăng theo, doanh nghiệp sẽ có xu hướng thuê ít lao động hơn, dẫn tới cầu lao động trong doanh nghiệp cũng giảm. Nếu thu nhập lao động tăng lên 1% thì lao động trong công nghiệp giảm 0.34%, trong khi nếu lợi nhuận tăng thêm 1% thì lao động trong công nghiệp tăng thêm 0.13% và khi tài sản doanh nghiệp tăng thêm 1% thì lao động tăng lên 0.53%, ta thấy tốc độ tăng lao động luôn nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận và tài sản, nguyên nhân là vì : khi tài sản tăng hay lợi nhuận tăng, doanh nghiệp muốn thuê thêm lao động thì phải xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, nhà xưởng, mua thêm thiết bị máy móc để lao động có nơi làm việc, trong khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng không thể giải quyết ngày một ngày hai được, đó là một kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp, do vậy khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, thuê thêm lao động thì phải có kế hoạch phát triên dài hạn.
3.2.3. Ngành dịch vụ
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldcongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không có quan hệ cao với biến phụ thuộc (xem phụ lục 2). Chỉ còn lại các biến dnnn, dntn, thunhapld, tuoi2, lnloinhuan, lntaisanm, vonld, lnvon, vung1, vung2, vung7, vung4, vung7, vung8
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến, kết quả thu được (phụ lục 2), loại bỏ đi các biến tương quan với nhau, còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lnvon, thunhapld, lantaisan, dnnn, dntn, vung1, vung3, vung4, vung5, vung6, vung7.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành công nghiệp theo các biên ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.3 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong ngành dịch vụ
Ta có mô phương trình sau :
Lnlddichv = - 0.7868535 + 0.651357*dnnn – 0.3147138*dntn +0.4529385*lntaisan +0.0623572*lnloinhuan – 0.2058435*lnvonld + 0.4112525*vung1 + 0.431054*vung2 +0.5111524*vung3 + 0.297661*vung4 + 0.3753912*vung5 + 0.2052871*vung6 + 0.0960283*vung7
Theo kết quả thì mô hình giải thích được hơn 64% sự thay đổi về cầu lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ. Qua kết quả ước lượng, ta thấy: Trong ngành dịch vụ, nếu lấy loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm sự so sánh thì, loại hình doanh nghiệp nhà nước thu hút nhiều lao động nhất, trong khi doanh nghiệp tư nhân thu hút ít lao động nhất. Nguyên nhân là do các ngành dịch vụ như viễn thông, y tế, ngân hàng, giáo dục… chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước Mặt khác trong mô hình ta cũng thấy có sự khác biệt lao động theo các vùng kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
Lợi nhuận và tài sản có tác dụng dương tới cầu lao động trong cách doanh nghiệp, trongkhi vốn trên lao động thì lại tác đông theo chiều ngược lại. Nguyên nhân là do, khi lợi nhuận trong doanh nghiệp tăng thì việc thuê thêm lao động để mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ để thu lợi là điều tất yếu. Mặt khác, ngành dịch vụ ở đây bao gồm các hoạt động bán buôn bán lẻ, hoạt động y tế, hoạt động vận tải, do vậy tài sản sẽ quyết định lớn tới cầu lao động trong các doanh nghiệp này.
3.4. Mô hình chung đánh giá một sô yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp.
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldcongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không có quan hệ cao với biến phụ thuộc (xem phụ lục 2). Còn lại các biến dnnn, dntn, tuoi2, lnloinhuan, lntaisan, vung1, vung2, vung3, vung4,vung5, vung6, vung7, nongn, cnchbien, dichvu, xaydung.
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến (phụ lục 2), kết quả còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lntaisan, dnnn, dntn, vung1, vung3, vung4, vung5, vung6, vung7, nongn, dichvu, xaydung.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành công nghiệp theo các biên ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.4 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong các doanh nghiệp
Ta có mô hình sau:
Lnlaodong = -0.4721889 – 0.1976567*nongn – 0.8887727*dichvu – 0.2683028*xaydung + 0.7022489*dnnn + 0.13932*lnloinhuan – 1.40e-07*tuoi2 + 0.3717478*lntaisan + 0.4769675*vung1 + 0.4223197*vung2 + 0.4324838*vung3 + 0.3739169*vung4 + 0.4510502*vung5 + 0.1698189*vung6 + 0.173193*vung7
Mô hình cho thấy, các biến số giải thích được 66% sự thay đổi cầu lao động trong các doanh nghiệp. Đây là kết quả tương đối tốt khi phân tích số liệu và khi xem xét các yếu tố tạo nên sư thay đổi cầu lao động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Theo kết quả ước lượng, có sự khác biệt giữa cầu lao động trong các ngành kinh tế, thu hút nhiều lao động nhất là ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. Như đã biết, ngành công nghiệp khai thác là ngành công nhiều đòi hỏi về sức lực rất cao, cần rất nhiều lao động, ngành công nghiệp chế biến, theo tính chất của ngành thì công nghiệp chế biến chủ yếu là lao động thủ công, do vậy việc yêu cầu nhiều lao động là vấn đề tất yếu. Ngành nông nghiệp xếp ở vị trí thứ ba, do nông nghiệp chỉ mang yếu tố mùa vụ, khi mùa vụ hết, các lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp sẽ di chuyển chủ yếu sang các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến hoặc dịch vụ. Ngành làm ít thay đổi cầu lao động nhất là ngành dịch vụ.
Theo kết quả ước lượng ta cũng thấy được không có sự khác biệt trong ảnh hưởng tới cầu lao động của các doanh nghiệp theo loại hình tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài, sự khác biệt mang lại từ các doanh nghiệp theo loaih hình nhà nước, nguyên nhân tại Việt Nam, loại hình nhà nước chiếm một tỷ phần lớn trong nền kinh tế Quốc Dân, thậm chí lấn át loaih hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chênh lệch giữa cầu lao động trong các vùng kinh tế cũng không lớn lắm.
Tính chất các vùng kinh tế khác nhau cũng ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp khác nhau. Do tính chất của vùng kinh tế như phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau, làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau là khác nhau, từ đó kéo theo cầu lao động cũng sẽ khác nhau. Có thể lấy ví dụ như, tại các vùng đông bằng, các khu vực phát triển có điều kiện hơn, thì tất yếu các doanh nghiệp sẽ tập trung tại đó là chủ yếu, do vây tại đây cầu lao động trong doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các vùng trung du, miền núi có điều kiện kém thuận lợi hơn.
Yếu tố tuổi của doanh nghiệp không tác động nhiều tới cầu lao động trong các doanh nghiệp, nguyên nhân là do, một doanh nghiệp để phát triển và mở rộng sản xuất thì phải dựa vào yếu tố hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp cho dù hoạt động sản xuât kinh doanh lâu năm (có tuổi doanh nghiệp lớn) - ( ví dụ như doanh nghiệp tư nhân do hộ gia đình mở và chỉ sử dụng lao động trong gia đinh, trong suốt thời gian hình thành và đi vào sản xuất, doanh nghiệp không thuê thêm lao động, mà chỉ sản xuất từ đời này sang đời khác mà thôi) – cầu lao động của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài tồn tại không tăng hoặc tăng không đáng kể.
Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì cầu lao động của doanh nghiệp tăng thêm 0.14%, do doanh nghiệp thu lợi nhuận sẽ đầu tư mở rộng sản xuất nhằm thu thêm lợi nhuận, tuy nhiên việc mở rộng sản xuất không phải ngày một ngày hai, mà việc này phải làm trong một thời gian dài, do đó cầu lao động khi lợi nhuận tăng luôn tăng chậm hơn ( ta có thể lấy ví dụ như sau : một doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, thuê thêm lao động, khi đó doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thêm thiết bị máy móc rồi sau đó mới thuê thêm công nhân ; tuy nhiên có những công trình xây dựng phải mất hàng tháng thậm chí hàng năm, từ đó có thể thấy doanh nghiệp không thể ngay lập tức thuê thêm lao động được). Cúng như lợi nhuận, khi tài sản tăng, doanh nghiệp cũng có xu hướng mở rộng sản xuất từ đó làm tăng cầu lao động, tuy nhiên cầu lao động tăng chậm hơn so với tốc độ tăng tài sản ; cụ thể : nếu tài sản tăng 1% thì cầu lao động tăng 0.37%.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các công cụ, chính sách vi mô, vĩ mô của Đảng nhà nước đang tác động vào nền kinh tế tạo ra những chuyển biến tích cực, thu về những thành tựu to lớn cho nhà nước trong công cuộc đổi mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong mấy năm qua đạt mức cao ổn đinh. Trong năm vừa qua (2008-2009), tuy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế trong nước, nhưng với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và có dấu hiệu tăng trưởng.
Nền kinh tế đang dần phục hồi, tiếp tục tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ, phù hợp với mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Đó là tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Dựa và kết quả thu được từ việc phân tích số liệu, ta thấy cầu lao động trong doanh nghiệp tăng theo các năm.
Cầu lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư, tài sản, lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc điểm khu vực kinh tế vùng miền, lĩnh vực ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và loại hình doanh nghiệp. Cầu lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc rất ít vào số năm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nông nghiệp, yếu tố loại hình doanh nghiệp không ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp, cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào vốn, lợi nhuận và khu vực vùng miền (đây là yếu tố tự nhiên có tác động lớn tới nông nghiệp).
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp thì vốn và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng nhất đến cầu lao động. Bởi một doanh nghiệp mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận, một khi lợi nhuận cao, kết hợp với lượng vốn dồi dào, doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng săn xuất, từ đó làm cho cầu lao động tăng lên. Yếu tố khu vực vùng miền cũng tác động tạo ra sự khác biệt về cầu lao động trong các doanh nghiệp tại các vùng khác nhau. Cầu lao động trong các ngành công nghiệp (công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác) thường cao hơn các ngành khác. Cầu lao động trong các khu vực đồng bằng thành thị vẫn cao hơn cầu lao động trong các khu vực miền núi và trung du.
2. Các giải pháp nhằm nâng cao cầu lao động trong các doanh nghiệp
Qua phân tích ở trên ta thấy, ngành kinh tế có tác động tới lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam, cầu lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác cao hơn so với các gành khác. Do đó nhà nước nên thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hường tích cực với những nội dung sau :
Tăng tỉ trọng trong các khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhằm làm giảm tỷ trong trong nông nghiệp nhằm tạo cơ cấu một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút thêm ngày càng nhiều lao động
Thúc đẩy tốc độ đô thị hóa nông thôn làm cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở khu vực nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cấp điểm như giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ…
Vốn cũng ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp có vốn lớn thường là các doanh nghiệp nhà nước, thuòng có khả năng tạo ít việc làm hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ - chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân. Do vậy vấn đề cải tiến đổi mới quy chế huy động vốn, sử dụng và quản lý nguồn đầu tư là một vấn đề rất quan trọng, nhà nước ta nên quản lý, huy động và sử dụng vốn theo hướng
Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và thườn xuyên điều chỉnh lãi suất cũng như việc thuận lợi hóa thủ tục gửi và rút tiền nhằm tạo ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
Đẩy mạnh việc cổ phần hóa, vận hành tốt thị trương vốn nhằm nhanh chóng huy động vốn và chuyển đổi vốn giữa các ngành, các khu vực kinh tế
Cải tiến cơ cấu sử dụng ngồn vốn đầu tư của nhà nước theo hướng chủ yếu đầu tư xây dựng cấu trúc hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển vào các khu vực các ngành kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm hơn, khả năng dinh lời và quay vòng vốn nhanh hơn
Tăng cường nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Nhà nước tiếp tục cải tiến và hoàn thiện luật lao động, luật doanh nghiệp. Tạo cơ sở pháp lý thông thoáng, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thu hút thêm ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Trong phân tích trên ta cũng thấy, giữa các vùng khác nhau, cầu lao động trong các doanh nghiệp cũng khác nhau, đó là do yếu tố về tự nhiên (khí hậu, đất đai..) hay về thói quen phong tục tập quán cũng như chính sách của từng vùng khác nhau quy đinh. Do vậy, việc hình thành, phát triển và điều tiết có hiệu quả giữa các vùng các khu vực, các ngành nghề của thị trường lao động. Quản lý tốt thị trường này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xắp xếp việc làm, giảm thất nghiệp và thúc đẩy tính cơ động linh hoạt của lực lượng lao động cũng như góp phần ngăn chặn và khắc phục hậu quả kinh tế xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2000-2008 - Tổng Cục Thống Kê
PGS-TS Nguyễn Quang Dong – Giáo trình kinh tế lượng – Khoa Toán Kinh Tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân
TS Ngô Văn Thứ - Giáo trình thống kê thực hành - Khoa Toán Kinh Tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Tạp chí Kinh Tế Phát Triển số 144, 145, 146, 147, 148.
Giáo trinh kinh tế học – ĐHKTQD
Thực trạng Việc làm và Thất nghiệp 1996-2005, Bộ LĐTB&XH.
Các xu hướng việc làm Việt Nam, Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường Lao động, Cục Việc Làm, Bộ LĐTB&XH, năm 2009.
Giáo trình Kinh Tế Lao Động - ĐHKTQD
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nông nghiệp
vonld
lntais~d
lndtld
lnthun~d
lnvonld
lntaisan
lnloin~n
von
tuoi2
vonld
1
lntaisanld
0.265
1
lndtld
0.06
0.609
1
lnthunhapld
0.084
0.399
0.383
1
lnvonld
0.352
0.466
0.262
0.097
1
lntaisan
0.113
0.56
0.23
0.424
0.021
1
lnloinhuan
0.037
0.307
0.322
0.417
-0.09
0.705
1
von
0.277
0.341
0.084
0.236
0.688
0.597
0.377
1
tuoi2
0.046
0.057
0.048
-0.04
0.205
-0.27
-0.24
-0.091
1
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of lnldnongn
Ho: model has no omitted variables
F(3, 1893) = 181.46
Prob > F = 0.0000
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of lnldnongn
Ho: model has no omitted variables
F(3, 1893) = 81.31
Prob > F = 0.0000
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of lnldnongn
Ho: model has no omitted variables
F(3, 1893) = 41.41
Prob > F = 0.0000
Phụ lục 4: Quá trình ược lượng mô hình đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp.
Kiểm tra tương quan giữa biến lnlaodong và các biến phụ thuộc
Quá trình sử dụng hồi quy thu gọn để lọc biến:
Biến cnchbien không có ý nghĩa thống kê bị loại khỏi mô hình
Biến dntn không có ý nghĩa thống kê bị loại khỏi mô hình. Kết quả thu được khi hồi quy các biến còn lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích 1 số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các Doanh nghiệp Việt Nam.doc