Đề tài Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Quảng Ninh

Nhà máy có 2 tổ máy được bố trí theo hình khối mỗi tổ máy có 1 lò hơi sôi tuần hoàn, 1 tua bin hơi, 1 máy phát ,1 máy biến áp tăng áp. Trong đó lò hơi sôi tuần hoàn(CFB), có bao hơi và quá trình nhiệt trung gian do hãng Foster Wheeler cung cấp. Đặc biệt, lò CFB có thể đốt than với hiệu suất đốt cháy cao, than cháy kiệt có thể vận hành ổn định ở phụ tải thấp nhất bằng 40% phụ tải định mức mà không cần đốt thêm dầu kèm. Có thể nói TKV là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ này tại Việt Nam đ ể đốt than nhiệt lượng thấp ở các dự án nhiệt điện như: Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả 1 và 2.Việc sử dụng công nghệ CFB sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn nhiều về môi trường so với công ngh ệ lò hơn đốt than phun, b ởi khả năng khử lưu hu ỳnh trong khói thải bằng việc đốt kèm đá vôi trong buồng đốt, khử bụi tĩnh điện hiệu suất cao hơn 99,8%. Lò CFB có thể đốt than với hiệu suất đốt cháy cao, than cháy kiệt, nên tro xỉ thải ra có thể tận dụng làm vật liệu xây dựng. Với ống khói được xây cao 150 mét, hệ thống nước thải khép kín và đư ợc tái sử dụng sau khi xử lý, do vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất việc xả thải ra môi trường. Nhà máy có nhiều thuận lợi về nguồn nguyên liệu và cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp điện. Tại vị trí này, Nhà máy có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nguyên liệu là than cám nhiệt lượng thấp từ các mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch, Khe Chuối, Hồng Thái. Than và tro xỉ của Nhà máy được vận chuyển đến kho và bãi thải b ằng hệ thống băng tải.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÁO CÁO SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOSPATIAL TOOLKIT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỈNH QUẢNG NINH Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Văn Đình Sơn Thọ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Đại 20104520 Nguyễn Thái Dương 20104677 Đỗ Thị Thu Hà 20104686 Nguyễn Thị Thu Hà 20106165 Hồ Văn Ninh 20104748 2 I. QUẢNG NINH Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc, và là tỉnh có nhiều thành phố nhất của Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam. Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.077 hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. 1. Vị trí địa lý Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ, Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km[4]. Phía đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía tây nam giáp Hải Dương, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương[5].  Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoài khơi là mũi Sa Vĩ.  Điểm cực tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều.  Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.  Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. 3 2. Điều kiện tự nhiên Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các núi. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo. Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 – 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Ngoài ra, Do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác. Quảng Ninh có tấc cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần. 4 Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc, Trong đó, có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 115 xã, 61 phường và 10 thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam. Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố Hạ Long Thành phố Móng Cái Thành phố Uông Bí Thành phố Cẩm Phả Thị xã Quảng Yên Huyện Vân Đồn Diện tích (km²) 271,95 516,6 256,3 486,45 314,2 551,3 Dân số(người) 221.580 80.000 157.779 195.800 139.596 40.204 Mật độ dân số (người/km²) 815 155 616 403 444 73 Số đơn vị hành chính 20 phường 8 phường và 9 xã 9 phường và 2 xã 13 phường và 3 xã 11 phường và 8 xã 1 thị trấn và 11 xã Năm được công nhận 1993 2008 2011 2012 2011 --- Huyện Hoành Bồ Huyện Đầm Hà Huyện Cô Tô Huyện Đông Triều Huyện Tiên Yên Huyện Hải Hà Huyện Bình Liêu Huyện Ba Chẽ 843,7 412,37 39,75 397,11 437,59 526,01 471,39 576,66 46.288 33.219 4.985 156.627 44.352 52.279 27.629 18.877 55 81 126 395 102 100 57 33 1 thị trấn và 14 xã 1 thị trấn và 7 xã 1 thị trấn và 2 xã 2 thị trấn và 19 xã 1 thị trấn và 11 xã 1 thị trấn và 15 xã 1 thị trấn và 7 xã 1 thị trấn và 7 xã --- --- --- --- --- --- --- --- 5 3. Vài nét về tình hình kinh tế Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế , Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài 6 Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển , cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng.[24] Tính đến hết năm 2011 GDP đầu người đạt 2264 USD/năm. (Hạ Long 3711 USD/năm ,Móng Cái 2764 USD/năm ,Cẩm Phả 2686 USD/năm ,Uông Bí 2460 USD/năm). Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao .(2011 Điện 8,6 Triệu đồng Than 7.7 Triệu đồng Du Lịch - Dịch vụ 9.2 Triệu đồng). 4. Dân cư Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 người, mật độ dân số đạt 191 người/km²[27] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 606.700 người[28], dân số sống tại nông thông đạt 557.000 người[29]. Dân số nam đạt 597.100 người[30], trong khi đó nữ đạt 566.600 người[31]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,2 ‰[32] Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người dao đông thứ hai với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946 người, người Sán Chay 7 có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người, ngoài ra còn có các dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái[33]... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 Tôn giáo khác nhau chiếm 23.540 người, trong đó, nhiều nhất là Công Giáo có 19.872 người, Phật giáo có 3.302 người, Đạo Tin Lành có 271 người, Đạo Cao Đài có 87 người, Hồi Giáo có 7 người, ít nhất là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1 người[33]. 8 II. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2005 đạt 12,75 %/năm. Trong đó GDP ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 12,10 %/năm, ngành dịch vụ tăng bình quân 14,60 %/ năm, ngành nông – lâm nghiệp tăng bình quân 8,20 %/năm. Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp đạt 565,0 tỷ đồng. Các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh là khai thác thuỷ hải sản, gỗ công nghiệp. Bảng 1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2000 – 2005 ( GDP tính theo giá HH) Đơn vị tính: % Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Tổng số 100 100 1- Ngành công nghiệp và xây dựng 45,20 54,40 2- Ngành dịch vụ 44,97 38,43 3- Ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản 9,83 7,16 Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là một tỉnh có ngành công nghiệp, thương mại và du lịch rất phát triển. Ngoài dân số nội tỉnh, hàng năm tỉnh còn có trên 3 triệu lượt khách tham quan du lịch, dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng trên 6 triệu lượt khách. Như vậy, trên địa bàn tỉnh có thị trường tiêu thụ rất lớn của một số nông – lâm –thuỷ sản, như: lương thực; rau đậu thực phẩm; thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa; gỗ trụ mỏ, gỗ sản xuất đồ mộc dân dụng; các loại thuỷ sản; vv... Tổng GDP ngành nông –lâm nghiệp –thuỷ sản năm 2005 ( theo giá CĐ 94) đạt: 565.020 triệu đồng, trong đó: nông nghiệp 442.642 triệu đồng ( chiếm 78,34% ), lâm nghiệp 50.371 triệu đồng ( chiếm 8,91% ), thuỷ sản 72.008 triệu đồng ( chiếm 12,75 % ). Giá trị xuất khẩu trực tiếp của địa phương giai đoạn 2001 – 2005 đạt tốc độ tăng trưởng 25,28 %/năm, năm 2005 đạt trên 620 triệu USD. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu gồm: tôm đông lạnh, mực, tùng hương, giấy hàng mã, dầu thực vật. Tổng vốn đầu tư cho ngành nông – lâm nghiệp - thuỷ sản trong giai đoạn 2000- 2005 đạt 8.508 tỷ đồng, chiếm một tỷ lệ nhỏ bằng 15,72 % tổng vốn đầu tư cho tất cả các ngành . Bình quân mỗi năm đầu tư cho ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản: 1.418 tỷ đồng. II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP - THUỶ SẢN 1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: Bảng 2 - Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: ha) 9 Loại đất 2000 2005 Tăng(+) giảm(-) Đất sản xuất nông nghiệp 43.461 54.643 11.182 - Đất trồng cây hàng năm 34.572 38.188 3.616 Trong đó: Đất trồng lúa 29.652 30.122 470 - Đất trồng cây lâu năm 8.890 16.454 7.564 Nguồn: Kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ cấu sản xuất nông –lâm nghiệp – thuỷ sản của tỉnh trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, phát huy được thế mạnh của tỉnh là phát triển ngành thuỷ sản: Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm khá nhanh từ 71,28 % năm 2000 xuống 59,92 % năm 2005; sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và có chiều hướng giảm; tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng lên rất nhanh từ 17,93% năm 2000 lên 32,95 % năm 2005. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản khá nhanh: 12%/ năm ( trong đó: nông nghiệp tăng 8,18%/ năm; lâm nghiệp tăng 3,21 %/ năm và thuỷ sản tăng 26,50 %/ năm ). Bảng 4 - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ( giá CĐ 94 ) Đơn vị tính: Giá trị: Tỷ đồng; cơ cấu: % Hạng mục 2000 2002 2004 2005 TĐTBQ 2000-2005 (%) I-Giá trị sản xuất NN 771,8 938,5 1.121,1 1.143,5 8,18 - Trồng trọt 551,2 621,7 738,9 737,5 6,00 - Chăn nuôi 260,6 308,5 373,6 396,5 8,76 - Dịch vụ 8,3 8,6 9,5 4,60 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm gần đây có sự tăng trưởng khá nhanh, bình quân tăng 8,18 5/ năm. Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao.Chăn nuôi là ngành có nhiều điều kiện thuận lợi nên có tốc độ phát triển nhanh. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đang dần trở thành ngành sản xuất chính của nông nghiệp. Bảng 5 - Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính giai đoạn 2000 – 2005: Hạng mục ĐVT 2000 2002 2004 2005 Tăng BQ (%) 2000 - 2005 10 1. DT cây lương thực 1000ha 53,43 54,33 54,52 53,7 0,10 T.đó: - Lúa cả năm 1000ha 48,36 49,19 48,51 47,2 -0,48 - Ngô 1000ha 4,88 4,92 5,78 6,21 4,94 2. SL cây lương thực 1000 tấn 188,98 213,73 235,28 237,1 4,64 T.đó: - Thóc 1000 tấn 175,93 199,48 215,9 214,9 4,08 - Ngô 1000 tấn 12,94 14,47 19,27 21,38 10,56 3.BQ lương thực/người kg 186 202 220 218,3 3,39 4. Đậu tương ha 1.433 1.333 1.028 900 -8,88 Sản lượng tấn 1.245 1.204 1.117 1.116 -2,16 5. Lạc ha 2484 2626 2908 3100 4,53 Sản lượng tấn 2.427 2.669 4.219 4.456 12,92 6. Rau xanh ha 7155 8008 8549 8700 3,99 Sản lượng 1000 tấn 101,70 110,38 115,77 118,52 3,11 7. Chè ha 361,3 608,0 815,0 815,0 17,67 Diện tích cho sản phẩm ha 300 400 439 300 Sản lượng búp tươi tấn 1000 2600 2718 2000 14,87 8. Cây ăn quả ha 8.382 10.502 9.430 9431 1,18 Sản lượng tấn 11.149 15.644 26.342 15.764 7,17 T. đó: Nhãn vải ha 7.027 7.755 6.491 6500 -1,55 Sản lượng tấn 4.970 9.480 19.223 8.630 11,67 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. Trong ngành trồng trọt, sản xuất cây hàng năm là chủ yếu. Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 20 %. - Trong sản xuất cây hàng năm thì sản xuất cây lương thực, rau đậu thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ, các khu đô thị, các khu công nghiệp, khách du lịch trên địa bàn tỉnh là chính. Diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 71,22 % diện tích gieo trồng cây hàng năm ( DTGTCHN ); rau các loại chiếm 11,53 % DTGTCHN. 11 Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ ( khoảng 5,3 % DTGTCHN ), gồm 2 cây chính: cây lạc có diện tích và sản lượng tăng khá nhanh; cây đậu tương có diện tích và sản lượng đều giảm. - Cây lâu năm gồm có: chè, quế, cây ăn quả, ... trong đó nhóm cây ăn quả chiếm tỷ lệ diện tích lớn, chiếm 57,32 % diện tích trồng cây lâu năm. Cây ăn quả hàng hoá chủ yếu là cây vải, nhãn, với diện tích ổn định là 6,5 – 7 nghìn ha. Quảng Ninh là tỉnh có thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm chăn nuôi rất lớn.Ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô đàn và khối lượng các loại sản phẩm. Phát triển chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Về phương thức chăn nuôi chuyển mạnh theo hướng chăn nuôi công nghiệp, trang trại với các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao như lợn ngoại, lợn hướng lạc, đàn bò lai Sind, gia cầm siêu thịt, siêu trứng,... Bảng 6 - Diễn biến đàn vật nuôi Đvt: Sl: 1.000 con; Sp: tấn Hạng mục 2000 2002 2004 2005 Tốc độ tăng SL BQ 2000- 2005 (%/năm) I- Quy mô đàn 1- Đàn trâu 64,40 62,09 61,82 63,16 -0,39 2- Đàn bò 14,63 15,15 18,92 24,08 10,50 3- Đàn lợn 289,21 328,23 366,43 374,88 5,35 4- Đàn gia cầm 2.364 2.652 2.100 2.400 0,30 II- Sản phẩm -Thịt hơi các loại 31.000 31.390 37.486 3,87 T.đó: Thịt lợn 25.990 27.600 26.020 32.208 4,38 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Sản xuất lâm nghiệp Bảng 7 – Diễn biến sản xuất lâm nghiệp: Hạng mục Đơn vị tính 2000 2002 2004 2005 Tốc độ tăng 2000- 2005 (%/năm) 12 I.Giá trị sản xuất lâm nghiệp Tr.đồng 116.809 90.138 112.536 136.815 3,21 1-Trồng và nuôi rừng Tr.đồng 43.595 31.363 47.366 62.979 7,63 2- Khai thác gỗ và lâm sản Tr.đồng 69.710 54.177 59.878 67.851 -5,39 3- Dịch vụ lâm nghiệp Tr.đồng 3.504 4.598 5.292 5.985 11,30 II. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu 1- Trồng rừng tập trung Ha 7.270 5.934 7.680 8.123 2,24 2- Gỗ tròn m3 34.686 21.154 23.328 43.000 4,39 3- Nhựa thông Tấn 2.371 2.510 2.870 2.050 -2,87 4- Tre, nứa, luồng 1000cây 14.632 11.975 5.610 5.675 -17,26 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn, rừng sản xuất kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và rừng nghèo) với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3, không đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10 nghìn ha, chủ yếu là diện tích hồi (6,5 nghìn ha). Diện tích đất chưa thành rừng để hình thành các vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh không còn lớn. Quảng Ninh là tỉnh có tỷ lệ rừng che phủ khá, theo Báo cáo của ngành lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT, tính đến 31/12/2005 tỉnh Quảng Ninh có diện tích rừng che phủ là 268,4 nghìn ha chiếm 44,1% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là: 167,5 nghìn ha, rừng trồng là 100,9 nghìn ha; ngoài ra có diện tích rừng khoanh nuôi là 7,78 nhgìn ha và đất trồng rừng là 23,48 nghìn ha. Sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh từ 23,3 nghìn m3 năm 2000 lên 43 nghìn m3 năm 2005, chủ yếu từ gỗ rừng trồng nguyên liệu, tre nứa, để làm trụ mỏ… Tỉnh đã cơ bản giao đất rừng cho các đối tượng, trong 5 năm trồng mới trên 30 nghìn ha rừng tập trung, diện tích chủ yếu là gỗ trụ mỏ, tăng nhanh và ổn định diện tích trồng rừng kinh tế và các loại cây rừng có năng suất cao, phục vụ công nghiệp khai thác mỏ và dân sinh, năm 2005 tỉnh đã trồng 8,1 nghìn ha rừng, chủ yếu là rừng sản xuất. Quảng Ninh có diện tích hồi đặc sản 6.500 ha, tập trung ở huyện Bình Liêu. 2.3. Thuỷ sản 13 Bảng 8 - Diễn biến sản xuất ngành thuỷ sản Đvt: dt: 1.000 ha; Sp: 1.000 tấn Hạng mục 2000 2002 2004 2005 Tốc độ tăng 2000- 2005 (%/năm) Tổng sản lượng (tấn) 25509 43745 55925 52712 8,40 SL Đánh bắt (tấn) 21317 26699 35258 35918 5,97 Trong đó: SL cá 18354 20527 24784 24553 3,29 DT nuôi trồng (ha) 13950 15292 17283 18183 2,99 SL nuôi trồng (tấn) 4192 17046 20667 16794 16,67 Trong đó: SL cá nuôi 2279 3564 5956 6402 12,16 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong vùng Đông bắc có bờ biển dài, là diều kiện thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong mấy năm qua đã phát triển theo hướng tập trung, thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản năm 2005đạt 18.183 ha, tốc độ tăng diện tích bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt 2,99 %/năm. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng rất nhanh đạt bình quân 16,67%/ năm. Nuôi trồng thuỷ sản là một lợi thế của tỉnh và đã được chú trọng đầu tư khai thác, nên diện tích nuôi trồng, sản lượng và giá trị nuôi trồng có tốc độ tăng khá nhanh. 1. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí Nhà máy nhiệt điện Uông Bí được xây dựng trên địa bàn thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dự án có số vốn đầu tư trên 300 triệu USD do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm tổng thầu, được khởi công ngày 26-5-2002 và đã vận hành thử, phát điện lên lưới điện quốc gia lần đầu vào ngày 18-12-2006 với công suất 300MW. 14 Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2: Sẽ hoàn thành trước 4 tháng so với kế hoạch. Đây là sự kiện khá hiếm hoi vì trong khi hiện nay hầu hết các dự án nhiệt điện than đều trong tình trạng chậm tiến độ từ 6 tháng đến nhiều năm thì Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 đang phấn đấu vượt tiến độ 4 tháng. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 23/5/2008, theo kế hoạch sẽ được thi công trong 36 tháng và bàn giao vào tháng 6/2011. Tuy nhiên, ông La Kiện, giám đốc hiện trường của đơn vị tổng thầu cho biết: sau 2 năm khởi công xây dựng, đến nay dự án đã hoàn thành khoảng 90% tiến độ công việc, trong đó, các hạng mục chính như phần lắp đặt hệ thống băng tải đã hoàn thành, lắp đặt lò hơi đạt 87% tiến độ, lắp đặt tua bin máy phát đạt 80%. Các công tác lắp đặt đường ống, điện… cũng đang trong tầm kiểm soát. Đầu tháng 11 sẽ tiến hành nối thông hệ thống băng tải than và cuối năm sẽ phát điện chạy thử. Nếu mọi việc suôn sẻ sẽ bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 3/2011, vượt tiến độ 4 tháng so với kế hoạch. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng do EVN là chủ đầu tư (Công ty nhiệt điện Uông Bí là đại diện) có tổng vốn đầu tư trên 220 triệu USD, nhà máy có công suất thiết kế 1x 330MW. Các thiết bị của nhà máy như: lò hơi, tuabin, máy phát điện, hệ 15 thống thiết bị điều khiển tự động... do Tập đoàn Chengda, Trung Quốc (đơn vị tổng thầu) chế tạo và lắp đặt. Theo ông Phùng Văn Sinh, phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Uông Bí, nhờ công tác phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu nên việc đẩy nhanh tiến độ dự án rất thuận lợi. Ngoài sự cố gắng của nhà thầu Chengda, phía chủ đầu tư cũng quản lý giám sát rất nghiêm ngặt, đặc biệt, EVN rất quan tâm phần giải ngân nên tiến độ thi công rất trôi chảy. Cũng theo ông Sinh, nhà máy sẽ sử dụng than cám 5 của mỏ than Vàng Danh để việc sử dụng nhiên liệu được thuận lợi. Hiện nay chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu lấy mẫu than để thiết kế lò hơi cho phù hợp, đảm bảo cho việc vận hành sau này. Nếu đẩy nhanh tiến độ trước 4 tháng như dự kiến, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 không chỉ bổ sung cho điện lưới quốc gia 1,980 tỷ kWh/năm mà còn đóng góp quan trọng vào việc khắc phục tình trạng thiếu điện trong muà khô 2011, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc. 2. Nhà mày nhiệt điện Cẩm Phả Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả nằm tại khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) và các công ty than trên địa bàn thị xã Cẩm Phả làm Chủ đầu tư. Tổng công suất của nhà máy là 600 MW và sản lượng điện năng hàng năm là 3,68 tỷ KWh. 16 Nhà máy có 2 tổ máy với 4 lò hơi có công suất 150 MW/lò theo công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn (CFB) đốt than và sử dụng nước biển làm nước làm mát. Nhà máy sử dụng phương pháp đốt đá vôi cùng với than để khử khí lưu huỳnh và sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện để kiểm soát khí thải theo yêu cầu của về quản lý môi trường. Hệ thống kênh dẫn nước tuần hoàn của Nhà máy là hệ thống kênh hở, có chiều dài trên 300 mét ra bên ngoài Vịnh Bái Tử Long để lấy nước làm mát cho các tổ máy và xả trở lại Vịnh sau khi đã được đưa qua xử lý. Nguyên liệu đầu vào là than cám 6 (theo TCVN) và than bùn được cung cấp bởi các công ty khai thác than trên khu vực thị xã Cẩm Phả qua Nhà máy sàng tuyển của Công ty tuyển than Cửa Ông. Hệ thống đầu nối với hệ thống điện quốc gia bằng 2 cấp điện áp là 220 KV và 110 KV nhằm cung cấp điện cho khu vực tam giác kinh tế Hà Nội-Quảng Ninh-Hải Phòng và quốc gia. Toàn bộ Nhà máy gồm có 2 dự án: Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả đã được khởi công xây dựng từ ngày 15 tháng 4 năm 2006 và Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 2 được được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 12 năm 2007. Tháng 7 năm 2009, Tổ máy 1 đã phát điện và đến tháng 10 năm 2010 Tổ máy 2 đã phát điện lên Hệ thống điện lưới quốc gia. Hiện nay cả 02 tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả đã phát điện bình thường với công suất trên 10 triệu kwh/ngày. Nhà máy chạy ổn định và góp phần nâng cao tính an toàn cho Hệ thống điện quốc gia. 3. Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê 17 Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê nằm trên địa bàn 3 xã: Bình Khê,Xuân Sơn và Tràng An huyện Đông Triều,tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam với tổng diện tích 72ha. do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)làm chủ đầu tư. Tổng công suất của nhà máy là 440MW và sản lượng điện năng hàng năm cung cấp khoảng 2,6 tỷ KWh. Nhà máy có 2 tổ máy được bố trí theo hình khối mỗi tổ máy có 1 lò hơi sôi tuần hoàn, 1 tua bin hơi, 1 máy phát ,1 máy biến áp tăng áp. Trong đó lò hơi sôi tuần hoàn(CFB), có bao hơi và quá trình nhiệt trung gian do hãng Foster Wheeler cung cấp. Đặc biệt, lò CFB có thể đốt than với hiệu suất đốt cháy cao, than cháy kiệt có thể vận hành ổn định ở phụ tải thấp nhất bằng 40% phụ tải định mức mà không cần đốt thêm dầu kèm. Có thể nói TKV là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ này tại Việt Nam để đốt than nhiệt lượng thấp ở các dự án nhiệt điện như: Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả 1 và 2.Việc sử dụng công nghệ CFB sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn nhiều về môi trường so với công nghệ lò hơn đốt than phun, bởi khả năng khử lưu huỳnh trong khói thải bằng việc đốt kèm đá vôi trong buồng đốt, khử bụi tĩnh điện hiệu suất cao hơn 99,8%. Lò CFB có thể đốt than với hiệu suất đốt cháy cao, than cháy kiệt, nên tro xỉ thải ra có thể tận dụng làm vật liệu xây dựng. Với ống khói được xây cao 150 mét, hệ thống nước thải khép kín và được tái sử dụng sau khi xử lý, do vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất việc xả thải ra môi trường. Nhà máy có nhiều thuận lợi về nguồn nguyên liệu và cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp điện. Tại vị trí này, Nhà máy có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nguyên liệu là than cám nhiệt lượng thấp từ các mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch, Khe Chuối, Hồng Thái. Than và tro xỉ của Nhà máy được vận chuyển đến kho và bãi thải bằng hệ thống băng tải. Dự án Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê khởi công xây dựng từ ngày 8 tháng 7 năm 2009 với tổng mức đầu tư khoảng 9.315 tỷ đồng tương đương 577 triệu đô la. Ngày 29 Tháng 6 năm 2012, Nhà máy đã tiến hành đốt lò tổ máy số 1 bằng dầu FO, Dự kiến tháng 11 năm 2012 Nhà máy đi vào phát điện thương mại hòa vào lưới điện quốc gia. Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê khi đi vào hoạt động sẽ bổ sung vào lưới điện quốc gia khoảng 2,86 tỷ kWh/năm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đồng thời giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên ngành than, tỉnh Quảng Ninh và khu vực lân cận. 18 III. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng Nhu cầu năng lượng điện Việt Nam 87,309 triệu KWh QN: 1.137.96 triệu KWh TT Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên a) Giờ bình thường 1.158 b) Giờ thấp điểm 718 c) Giờ cao điểm 2.074 2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV a) Giờ bình thường 1.184 b) Giờ thấp điểm 746 c) Giờ cao điểm 2.156 3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 1.225 b) Giờ thấp điểm 773 c) Giờ cao điểm 2.224 4 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.278 b) Giờ thấp điểm 814 c) Giờ cao điểm 2.306 19 Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV. STT Giá bán lẻ điện cho kinh doanh Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Từ 22 kV trở lên a) Giờ bình thường 1.909 b) Giờ thấp điểm 1.088 c) Giờ cao điểm 3.279 2 Từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 2.046 b) Giờ thấp điểm 1.225 c) Giờ cao điểm 3.338 3 Dưới 6 kV a) Giờ bình thường 2.074 b) Giờ thấp điểm 1.279 c) Giờ cao điểm 3.539

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvvvcbpdf_8072.pdf
Luận văn liên quan