Đề tài Sự khác nhau về văn hoá của người miền bắc và miền nam Việt Nam đối với sản phẩm thời trang

Miền Nam cũng là nơi có số người thích mua sắm tại kênh hiện đại nhiều nhất. Trong khi chợ vẫn là nơi mua sắm được ưa thích với người tiêu dùng miền Nam (Cần thơ (70%)) còn miền Bắc lại thích các cửa hàng thời trang. Người miền Nam cũng ưa thích các hoạt động marketing tại điểm bán nhiều hơn những thành phố khác. Vì thế, việc chú ý đến các kênh phân phối, các hoạt động khuyến mãi và trưng bày trong cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng. Họ cũng là người coi trọng bao bì thiết kế của sản phẩm nhất, tuy nhiên thiết ke này phải theo hướng nghệ thuật chứ không thích màu sắc như người miền Bắc. Người tiêu dùng Hà Nội và nhất là TP.HCM (chỉ 25%) không thích mua sản phẩm có khối lượng lớn để tiết kiệm chi phí, trong khi người tiêu dùng ở Đà Nẵng (75%) và Cần thơ (66%) rất thích hình thức này.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4211 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự khác nhau về văn hoá của người miền bắc và miền nam Việt Nam đối với sản phẩm thời trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ == == BÀI TIỂU LUẬN Học phần: Quản trị kinh doanh quốc tế Đề tài: SỰ KHÁC NHAU VỀ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỜI TRANG Những người thực hiện: Bùi Đình Luân Ninh Thái Việt Long Lớp học phần: Quản trị kinh doanh quốc tế Vinh, tháng 05 năm 2010 2 MỤC LỤC A – Phần mở đầu …………………………………………………………… 3 B – Phần nội dung ………………………………………………………….. 4 I – Văn hoá và nền văn hoá ………………………………………………… 4 1 – Khái niêm ………………………………………………………………. 4 2 – Các thành tố của văn hoá ………………………………………………. 4 II – Sự khác nhau giữa văn hoá miền bắc và miền nam đối với sản phẩm thời trang ……………………………………………………………………….. 6 a) Người miền Nam độc lập trong mua sắm hơn người miền Bắc ………… 6 b) Người miền Nam sống cho hiện tại và người miền Bắc sống cho tương lai……………………………………………………………………………. 6 c) Người miền Nam mua gì mình thích, người miền Bắc mua “hàng hiệu” mình thích…………………………………………………………………………. 7 d) Người miền Nam “kết” từ ấn tượng đầu tiên, miền Bắc đắn đo năm lần bảy lượt …………………………………………………………………………. 7 e) Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực …... 8 f) Người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng … 9 III – Cách thức thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với văn hoá …..… 10 C – Kết luận ………………….…………………………………………… 11 3 A – PHẦN MỞ ĐẦU Khách hàng trên khắp thế giới đang hàng ngày tiêu dùng các sản phẩm thông dụng như quần áo, thức ăn… Nói cách khác, mọi người đều có nhu cầu về những loại sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, liệu sự tiêu dùng này có đồng nhất hay không? Liệu sản phẩm có thể được tạo ra và đem bán theo cùng một cách trên tất cả các thị trường? Trên thực tế mỗi người, mỗi vùng miền đều có những cách thức thoả mãn nhu cầu riêng. Trong đề tài này, chúng tôi so sánh sự khác nhau về văn hoá của người miền Bắc và miền Nam trên đất nước Việt Nam đối với sản phẩm thời trang, họ có sự khác nhau về hình thức, sự tiêu dùng thông qua lối sống, thói quen, phong tục hàng ngày của họ. Từ đó chúng ta có thể thấy được nét văn hoá ở mỗi vùng miền là khác nhau và làm thay đổi chiến lược kinh doanh về sản phẩm thời trang và các sản phẩm khác tương ứng với mỗi vùng miền khác nhau. 4 B – PHẦN NỘI DUNG I – Văn hoá và nền văn hoá 1 – Khái niệm Văn hoá là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tĩn ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Nền văn hoá bao gồm thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp các nhân, giáo dục, môi trường vật chất và tự nhiên. Trong thực tế chúng ta thường có xu hướng lấy khái niệm văn hoá quốc gia để gán cho tất cả mọi người sống trong một lãnh thổ nào đó như văn hoá Hàn Quốc hay Việt Nam để nói về người Hàn Quốc và Việt Nam. Thực tế, trong mỗi quốc gia sẽ bao gồm nhiều nền văn hoá khác nhau do sự sống chung của nhiều dân tộc khác nhau hay do sự khác nhau về vị trí địa lý trong cùng một lãnh thổ. 2 – Các thành tố của văn hoá - Thẩm mỹ là những gì mà một nền văn hoá cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội hoạ, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện; và sự tượng trưng của các màu sắc. - Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thuỷ, tự do và trách nhiệm. Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người. - Thái độ là những đánh giá, tình cảm và những khuynh hướng tích cực và tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó. 5 - Tập quán là các cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn hoá. - Phong tục là khi thói quen hoặc cách cư xử trong những trường hợp cụ thể được truyền bá qua nhiều thế hệ. Có hai loại phong tục là phong tục phổ thông và phong tục dân gian - Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hoá, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội được phân bổ Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chon mặt bằng sản xuất đến việc lựa chọn các quảng cáo và chi phí kinh doanh ở một nước. Ba yếu tố quan trọng của cấu trúc xã hội dùng để phân biệt các nền văn hoá là: Các nhóm xã hội, địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội. - Tôn giáo là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới các yếu tố tinh thần của con người. Những giá trị nhân phẩm và những điều cấm kỵ thường xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hoá. - Giao tiếp cá nhân là cách con người sử dụng hệ thống giao tiếp thông qua lời nói, hành động và chữ viết để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức. Hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hoá cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại nghĩ và hành động như vậy. - Giáo dục khó bỏ qua những yếu tố truyền thống, tập quán và giá trị. Gia đình và các nhóm khác nhau và cung cấp những hướng dẫn không chính thức về tập quán và cách thích nghi với xã hội. - Ngoài ra, yếu tố môi trường tự nhiên và vật chất bao quanh của một nền văn hoá ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển và nhịp độ thay đổi của nó. 6 II – Sự khác nhau giữa văn hoá miền bắc và miền nam đối với sản phẩm thời trang a) Người miền Nam độc lập trong mua sắm hơn người miền Bắc Kết quả nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy điểm khác nhau chủ yếu giữa người tiêu dùng hai miền là thiên hướng “Tôi” so với “Chúng ta” của họ. Thiên hướng “Tôi” chiếm đa số ở miền Nam. Người miền Nam quan tấm ít hơn đến ý kiến của người khác và khi cần quyết định tiêu dùng họ chủ yếu dựa vào nhu cầu và mong muốn của bản thân mình. Người tiêu dùng ở miền Nam rất thoáng và rất dễ chấp nhận cái mới. Thiên hướng “Chúng ta” lại chiếm đa số ở thị trường miền Bắc, thể hiện ở sự đồng nhất trong cách tiêu dùng và thói quen “thu nhặt” ý kiến từ nhiều nguồn như lắng nghe ý kiến của bạn bè, bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và các định kiến xã hội. Nhưng họ là những người tiêu dùng rất phức tạp: họ muốn được chú ý và nổi bật trong đám đông và giữa bạn bề, nhưng đồng thời cũng không muốn phá vỡ những quy tắc chuẩn mực của xã hội. b) Người miền Nam sống cho hiện tại và người miền Bắc sống cho tương lai “Người miền Bắc kiếm được 10 đồng, nhưng chi tiêu 1 đồng; người miền Nam kiếm được 10 đồng nhưng chi tiêu tới 11 đồng”. Câu nói này dường như diễn tả rất đúng thói quen tiêu dùng ở 2 miền. Theo nghiên cứu đo lường tài 7 chính cá nhân (Personal Finnance Monitor) của công ty Neilsen thực hiện năm 2008, người miền Nam sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, trong khi đó hơn một nửa (57%) người miền Bắc cho biết họ sẽ không vay tiền từ ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tài chính nào. Trong mắt người miền Bắc, việc vay mượn tiền hay bị phụ thuộc tài chính vào tổ chức nào đó sẽ khiến họ vị “mất mặt”. c) Người miền Nam mua gì mình thích, người miền Bắc mua “hàng hiệu” mình thích Người miền Bắc có một thói quen có vẻ ngược lại với thói quen tiết kiệm của mình, đó là họ rất thích sản phẩm cao cấp – hàng hiệu (71% cho rằng họ rất thích hàng cao cấp). Người miền Bắc rất dễ bị thu hút bởi các sản phẩm cao cấp đặc biệt là các sản phẩm giá trị như cao. Họ có xu hướng thích tiết kiệm và có suy nghĩ cho lâu dài… Do đó khi cần cho các sản phẩm cao cấp thì khả năng chi trả của họ là rất cao. Người tiêu dùng ở miền Nam là những người có xu hướng “tiêu dùng nhanh” – họ sẽ mua cái gì họ cần vào lúc đó. Họ vẫn thích các sản phẩm cao cấp nhưng 48% cho rằng những thứ đó chỉ dành cho những người thích gây sự chú ý, do vậy họ thích chi tiền mua những sản phẩm thiết yếu hơn. d) Người miền Nam “kết” từ ấn tượng đầu bên, miền Bắc đắn đo năm lần bảy lượt Nghiên cứu của FTA trong tháng 5/2009 cho thấy, người miền Bắc là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm, họ có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi 8 đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người tiêu dùng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể. Nếu áp dụng phương pháp phân khúc thị trường thì với tính độc lập trong mua sắm, người tiêu dùng miền Nam gồm nhiều phân khúc khác nhau, còn người tiêu dùng miền Bắc là một phân khúc riêng biệt. Nhưng phân khúc này rất phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố và vẫn còn là một án số đối với các marketing. Tuy không cần phải xây dựng nhiều chiến lược khác nhau như miền Nam, nhưng một chiến lược marketing cho miền Bắc không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bước tiếp cận ban đầu luôn tốn thời gian và cần sự đầu tư lởn. Tuy nhiên, khi đã thích một sản phẩm hay thương hiệu nào rồi thì mức độ trung thành của họ là rất cao, khác hẳn với người tiêu dùng miền Nam luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Đặc biệt, do có thói quen lắng nghe người khác và bị ảnh hưởng bởi cộng đồng nên người thủ đô cũng có khuynh hướng trung thành với thương hiệu nội bơn miền Nam. e) Miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực Đối với người tiêu dùng ở cả hai miền, chất lượng bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm đầu tiên, tuy nhiên, việc định nghĩa như thế nào là “chất lượng” còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, cụ thể cũng như trình độ, kinh nghiệm với ngành hàng của từng người. Có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng miền Bắc lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn. 70% sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỉ lệ này ở miền Nam chỉ có 55%. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%. Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách 9 VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn. Trong khi đó, người miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Nhưng họ cũng không bỏ qua những lợi ích cảm tính mang lại từ sản phẩm hay dịch vụ đó. Điển hình là Cần Thơ, nơi có số người lựa chọn sử dụng thương hiệu nổi tiếng nhiều nhất, nhưng cũng là những người ít tìm kiếm những giá trị biểu trưng mà chú trọng hơn vào chất lượng của sản phẩm. Họ chỉ mua cái họ cần hơn là mua để khoe khoang với mọi người và không tìm mọi cách để mua các sản phẩm đắt tiền. Người miền Nam cũng không đòi hỏi phải được đối xử như khách VIP nhiều như miền Bắc, mà quan tâm đến chất lượng phục vụ nhiều hơn. 80% người tiêu dùng miền Nam cho rằng thái độ phục vụ còn quan trọng hơn bản thân sản phẩm, trong khi tỉ lệ này ở miền Bắc là 70%. Nam bộ cũng là nơi quan tâm đen yếu tố thân thiện với môi trường nhiều nhất khi quyết định chọn mua một sản phẩm. f) Người miền Nam mua sắm tùy hứng, người miền Bắc lên lịch rõ ràng Người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng. Không bị áp lực bởi tâm lý khẳng định bản thân, thể hiện đẳng cấp và cũng không có thói quen tiết kiệm để có thể chi trả cho các sản phẩm đắt tiền nên họ có khuynh hướng mua các sản phẩm rẻ tiền hơn và mua sắm cũng thoải mái hơn. Chi tiêu nhiều hơn, nhưng chỉ 62% lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, không nhiều và chặt chẽ như người tiêu dùng miền Trung và miền Bắc. Họ thích một mức giá cố định hơn là phải mạc cả. Trong khi 55% người tiêu dùng miền Bắc thích mặc cả thì chỉ có 28% người tiêu dùng miền Nam thích hình thức này. 10 Miền Nam cũng là nơi có số người thích mua sắm tại kênh hiện đại nhiều nhất. Trong khi chợ vẫn là nơi mua sắm được ưa thích với người tiêu dùng miền Nam (Cần thơ (70%)) còn miền Bắc lại thích các cửa hàng thời trang. Người miền Nam cũng ưa thích các hoạt động marketing tại điểm bán nhiều hơn những thành phố khác. Vì thế, việc chú ý đến các kênh phân phối, các hoạt động khuyến mãi và trưng bày trong cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng. Họ cũng là người coi trọng bao bì thiết kế của sản phẩm nhất, tuy nhiên thiết ke này phải theo hướng nghệ thuật chứ không thích màu sắc như người miền Bắc. Người tiêu dùng Hà Nội và nhất là TP.HCM (chỉ 25%) không thích mua sản phẩm có khối lượng lớn để tiết kiệm chi phí, trong khi người tiêu dùng ở Đà Nẵng (75%) và Cần thơ (66%) rất thích hình thức này. III – Cách thức thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với văn hoá Dựa vào những đặc điểm khác nhau giữa hai miền thì các chiến lược kinh doanh cũng phải thay đổi phù hợp với từng nơi. Chủ yếu ở hai miền là hình thức phân phối làm sao cho có hiệu quả Với miền Nam nên chú trọng các loại hàng hoá bình thường, giá rẻ và phân phối chúng đến những của hàng bình thường hoặc chợ, siêu thị. Đối với hàng hoá cao cấp thì chỉ nên phân phối ít vào các trung tâm thương mại, các cửa hàng thời trang lớn. Không nên áp dụng nhiều hình thức quảng cáo trong miền Nam mà nên sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi, quà tặng… Những hình thức tiếp thị độc đáo, mới lạ có tính hài hước sẽ được sự chú ý của người dân miền Nam. Với miền Bắc, họ chú trọng vào các sản phẩm thời trang “hàng hiệu” như Louis Vuittons, Levi’s, Gucci, D&G… Những sản phẩm đó nên phân phối vào các trung tâm thương mại và các cửa hàng thời trang lớn. Hình thức quảng cáo trên truyền hình, những quảng cáo mang âm hưởng “đao to, búa lớn” sẽ kích thích sự quan tâm của người miền Bắc. Ngoài ra các 11 hình thức tiếp thị trực tiếp, quan hệ công chúng cũng sẽ là hình thức quảng bá có hiệu quả sẽ đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm. Người miền Bắc ưa thích hình thức giảm giá, chứ không thích quà tặng như người miền Nam, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng. Nhìn chung, qua văn hoá hai miền chúng ta thấy người miền Bắc khó tính hơn người miên Nam tuy nhiên họ lại mang lại doanh thu lớn đối với sản phẩm thời trang còn người miền Nam sẽ tiêu thụ được nhiều loại hàng hoá nhiều hơn, tốc độ tiêu thụ, quay vòng vốn nhanh hơn. C – KẾT LUÂN Qua những nhận định trên chúng ta thấy rằng văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, sự đa dạng về văn hoá trên thế giới hay trong một lãnh thổ đã tạo nên nghệ thuật kinh doanh rất phong phú và đa dạng. Văn hoá gồm nhiều phạm trù rộng lớn tuy nhiên am hiểu văn hoá trên một khía cạnh nào đó cũng là một thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng các chiến lược kinh doanh của mình và tạo ra cơ hội cho mình. Hiểu được giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế của một dân tộc sẽ làm cho các nhà marketing, các nhà quản lý thực hiện công việc hiệu quả hơn. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá đang gia tăng, các doanh nghiệp không chỉ nắm bắt văn hoá trong nước mà còn phải quan tâm cả văn hoá nước ngoài để tạo cơ hội hợp tác, học hỏi lẫn nhau, mở rộng thị trường trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkdqt_5681_278.pdf
Luận văn liên quan