Đề tài Sự tác động của văn hóa trong la vietnamiene tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng

LỜI MỞ ĐẦU Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động mạnh tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, ngày càng hiện diện và trở thành nguồn lực nội sinh mạnh mẽ trong mọi hoạt động của doanh nghiệp như marketing, xây dựng thương hiệu, định hướng khách hàng Văn hóa doanh nghiệp cũng vì thế mà trở thành tiêu chí quan trọng khi đánh giá về một doanh nghiệp. Dù ở các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc hay như các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiêp vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các tập đoàn. Thực tế cho thấy nơi nào có văn hóa doanh nghiệp mạnh thì có sự tồn tại và phát triển càng bền vững như tập doàn Honda Motor – nhà sản xuất ô tô xe máy hàng đầu thế giới, Matsushita – công ty hàng đầu vê mặt hàng điện của thế giới và Nhật Bản ; hay như Hewlette – Packard, Mc Donal của Mỹ Thậm chí ở Việt Nam các tập đoàn lớn như Hòa Phát, FPT, hay Công ty cà phê Trung Nguyên cũng thể hiện những đặc trưng văn hóa rất rõ nét. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển cũng rất chú trọng đến việc xây dựng văn hóa cho riêng mình. Một ví dụ điển hình là văn hóa được xây dựng trong một nhà ăn mang tên « La Vietnamienne » nằm trên phố Nicolas ở thành phố Lille (Pháp) do một người đàn ông gốc Việt làm giám đốc. Quán ăn Việt này được dân sành ăn trong cả thành phố biết đến và nếu như khách hàng không đặt chỗ trước thì cũng khó còn chỗ cho một cuộc viếng thăm bất ngờ. Quán ăn nổi tiếng như vậy không chỉ bởi đồ ăn ngon mà thực khách vào đây con rất bất ngờ, thích thú và bị ấn tượng sâu sắc bởi nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt hiện hữu trong không gian của quán. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I/ Giới thiệu chung về văn hóa La Vienamiene 2 II/ Các cấp độ thể hiện của văn hóa La Vietnamiene 2 1. Cấp độ thứ nhất : Cấu trúc hữu hình 2 2. Cấp độ thứ hai : Những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố 5 3. Cấp độ thứ ba : Những giá trị cốt lõi 8 III/ Sự tác động của văn hóa trong LA VIETNAMIENE tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng 8 IV/ Tổng kết 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

docx13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự tác động của văn hóa trong la vietnamiene tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động mạnh tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, ngày càng hiện diện và trở thành nguồn lực nội sinh mạnh mẽ trong mọi hoạt động của doanh nghiệp như marketing, xây dựng thương hiệu, định hướng khách hàng… Văn hóa doanh nghiệp cũng vì thế mà trở thành tiêu chí quan trọng khi đánh giá về một doanh nghiệp. Dù ở các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… hay như các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiêp vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các tập đoàn. Thực tế cho thấy nơi nào có văn hóa doanh nghiệp mạnh thì có sự tồn tại và phát triển càng bền vững như tập doàn Honda Motor – nhà sản xuất ô tô xe máy hàng đầu thế giới, Matsushita – công ty hàng đầu vê mặt hàng điện của thế giới và Nhật Bản ; hay như Hewlette – Packard, Mc Donal của Mỹ…Thậm chí ở Việt Nam các tập đoàn lớn như Hòa Phát, FPT, hay Công ty cà phê Trung Nguyên cũng thể hiện những đặc trưng văn hóa rất rõ nét. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển cũng rất chú trọng đến việc xây dựng văn hóa cho riêng mình. Một ví dụ điển hình là văn hóa được xây dựng trong một nhà ăn mang tên « La Vietnamienne »  nằm trên phố Nicolas ở thành phố Lille (Pháp) do một người đàn ông gốc Việt làm giám đốc. Quán ăn Việt này được dân sành ăn trong cả thành phố biết đến và nếu như khách hàng không đặt chỗ trước thì cũng khó còn chỗ cho một cuộc viếng thăm bất ngờ. Quán ăn nổi tiếng như vậy không chỉ bởi đồ ăn ngon mà thực khách vào đây con rất bất ngờ, thích thú và bị ấn tượng sâu sắc bởi nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt hiện hữu trong không gian của quán. I/ Giới thiệu chung về văn hóa La Vienamiene  Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó bao gồm toàn bộ các giá trị văn hóa (thói quen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu, bầu không khí tổ chức, quan niệm, tập quán, truyền thống …) được các thế hệ thành viên chia sẻ, chấp nhận, tôn trọng, và theo đó ứng xử với công việc và ứng xử với nhau ; toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình hình thành doanh nghiệp, trở thành các quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy lập nghiệp trên đất Pháp nhưng vị giám đốc dáng người nhỏ nhắn tuổi đã ngoài 60 là một người rất yêu quê hương, yêu văn hóa Việt. Vì vậy ông luôn tâm niệm xây dựng nhà hàng của mình mang đậm phong cách Việt và in đậm bản sắc văn hóa Việt và tất hiên là phù hợp với văn hóa Pháp. Từ cách bài trí đồ đạc trong quán, trang phục của nhân viên, phong cách và thái độ phục vụ khách hàng đều được ông chú tâm thực hiện hết sức nghiêm túc, công phu. Những thực khách tới đây không chỉ là người Việt sống tại Pháp mà còn có cả người Pháp và những du khách từ những đất nước khác nhau ghé qua trong những chuyến đi dài của họ. Người Việt Nam tới đây để thấy mình như được trở về quê hương. Người nước ngoài tới đây để được khám phá và tiếp xúc với những đặc trưng của một nền văn hóa phuơng Đông phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Tìm hiểu về văn hóa LA VIETNAMIENE, sẽ dễ dàng nhận ra ba cấp độ thể hiện là : các quá trình và cấu trúc hữu hình ; những giá trị được chấp nhận và tuyên bố ; các giá trị cốt lõi. II/ Các cấp độ thể hiện của văn hóa  La Vietnamiene  1. Cấp độ thứ nhất : Cấu trúc hữu hình Nằm ngay trên con phố Nicolas, La vietnamene rất dễ tìm nhờ một biển hiệu lớn sáng sủa với dòng chữ tiếng pháp nổi bật : « LA VIETNMIENE », in kề ngay dưới dòng chữ ấy là dòng chữ tiếng Việt : « QUÁN VIỆT » được khắc theo lối chữ thư pháp cổ rất đẹp, mềm mại và bắt mắt. Hai bên rìa tấm biển là một hình ảnh rất Việt Nam : một khóm tre nghiêng mình bên dòng sông uốn lượn, dưới gốc tre cột một chú trâu đang nằm hóng mát, quay mặt ra ngoài và được cách điệu bằng một nụ cười rất tươi vui và vô cùng thân thiện. Màu sắc của tấm biển không hề rực rỡ, được kết hợp hợp hầu hết những tông màu tối nhu nâu, đen và trắng, táo một phong cách nhẹ nhàng, thanh thoát và ấn tượng sâu lắng. Chính người Việt Nam khi đến đây cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn tấm biển với một hình ảnh dân dã ấy ngay giữa lòng thành phố tráng lệ xứ người. Mặt tiền của quán được bao bọc bởi một lớp kính trong suốt. Vì vậy từ ngoài đường nhìn vào đã có thể nhìn thấy được cả không gian của quán trong ánh điện trắng sáng choang. Đứng ngoài cửa ra vào là hai cô gái Việt Nam xinh đẹp và duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống luôn mỉm cười tươi tắn và dịu dàng mỗi khi mở cửa đón và tiễn khách ra vào kèm theo những lời chào rất nhỏ nhẹ được một cô nói bằng Tiếng việt và cô còn lại sẽ dchj sang tiếng Pháp : « Chào mừng quí khách đến với nhà hàng. Rất hân hạnh được phục vụ quí khách. » ; « hẹn gặp lại quý khách ! ». Bước chân vào bên trong quán hẳn ai cũng sẽ thấy trân trọng và thích thú với lối bài trí ở đó. Toàn bộ bàn ghế đều được sơn màu gụ đã tạo nên nét cổ kính cho không gian của quán. Diện tích quán khá rộng, được ngăn chia thành nhiều khu vực phục vụ nhỏ theo kiểu bậc thang hình xoắn ốc. Trên tường trang trí những bức tranh đông hồ được treo trong khung kính với những hình ảnh dân gian như đàn lợn âm dương, đám cưới chuột, hứng dừa, xem đấu vật… Rất nhiều khách nước ngoài tỏ ra rất thích thú với những bức tranh này. Một vài nơi trong quán đặt những khóm trúc nhỏ (tất nhiên được gia công từ nhựa) trông như cây thật tạo điểm nhấn. Những lọ sen hồng, sen trắng cũng được làm giả một cách tinh xảo được đặt trên những chiếc giá gỗ cũng sơn màu gụ rất phù hợp với một không gian đầy chất Việt của quán. Tại quầy thanh toán có đặt một chiếc hộp kính nhỏ, trong lòng hộp kính ấy đặt tấm thảm đỏ và trên tấm thảm ấy trưng bày những đồng tiền Việt Nam từ xưa cho tới bây giờ. Nhân viên phục vụ trong quán hầu hết là các sinh viên người Việt. Vì vậy ngôn ngữ trong quán ăn được sử dụng với cả tiếng Pháp và tiếng Việt tùy từng đối tượng khách hàng là người Việt hay người Pháp. Thật thú vị là ở đây có một sự tôn trọng rất đặc biệt của những nhân viên với nhau : những sinh viên làm việc tại đây tuổi xấp xỉ nhau nhưng hễ ai hơn dù là một tuổi đều được gọi là anh, là chị nghe rất gần gũi và thân mật. Nhân viên nữ luôn mặc áo dài, nhân viên nam thì mặc áo sơ mi trắng và thắt cà vạt đỏ. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động với thái độ phục vụ lịch sự, nhã nhặn, niềm nở trong mọi tình huống luôn tạo cho khách hàng niềm tin yêu và cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đến với quán. Những người làm việc tại đây thường rất trung thành với quán. Họ thương yêu nhau, gắn bó với nhau như một gia đình. Cuối mỗi kỳ tổng kết kinh doanh và vào những ngày lễ, ngày tết cổ truyền Việt Nam họ thường được mời dùng cơm với gia đình giám đốc ngay tại nhà riêng của ông. Trong bữa cơm thân mật đó, họ truyện trò, trao đổi, tâm sự, chia sẻ với nhau về cuộc sống, về học tập và cả về nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Vị giám đốc già đáng kính điều hành quán ăn với cả tâm huyết và tình yêu luôn nhắc nhở mọi người phải sát cánh bên nhau. Ông có dáng vẻ bề ngoài khá lạnh lùng và ít nói nhưng luôn chỉ bảo nhân viên của mình với thái độ hiền từ và nghiêm nghị như môt người cha. Vào mỗi dịp lễ tết Nguyên Đán, ông thường tổ chức cho nhân viên của mình đón tết ngay tại nhà hàng. Ông khuyến khích mọi người mời bạn bè tới dự. Ông luôn ưu ái nhận những sinh viên Việt Nam đang du học tại đây vào làm việc cho quán. Mỗi nhân viên khi vào đây đều được ông cho biết rõ những nội qui, nguyên tắc hoạt động của quán. Và ông cũng cho biết rằng điều tâm niệm của ông là làm sao qua ăn uống ông muốn cho những con người tới đây một góc nhìn về văn hóa Việt, cho những người Việt Nam sống xa quê hương không bao giờ quên gốc gác của mình mà thêm yêu hơn đất nước mình. Những câu chuyện đặc biệt từng xảy ra trong nhà hàng luôn được kể lại để mọi người tự nhắc nhở nhau trong cách cư xử với khách. Vì vậy tất cả những nhân viên phục vụ ở đây đều làm việc hết mình với một tình yêu tổ quốc của những người con xa xứ như ông. Vì là quán Việt nên mọi đồ ăn thức uống ở đây đều là đồ Việt. Đủ loại từ phở, cơm canh, dưa muối của ba miền cho đến giò chả đều được quán ăn sẵn sàng đáp ứng đầy đủ. Sau khi dùng cơm, mọi người có thể lên phòng trà được bố trí trên tầng cao nhất. Tại đây, khách hàng sẽ được ngồi sập, uống trà và nghe hát những làn điệu dân ca, quan họ, thậm chí cả những điệu lý cung đình Huế. Ở một nơi xa xứ như vậy, được ăn cơm, nghe giọng Việt thật không còn gì hạnh phúc bằng. Vì vậy mà quán lúc nào cũng tấp nập và thường xuyên hết chỗ. 2. Cấp độ thứ hai : Những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố Qui mô hoạt động kinh doanh của nhà hàng tương đối lớn. Những biểu hiện văn hóa dặc trưng của quán ở cả bên trong và bên ngoài phần nào cho thấy cách quản lý nhà hàng rất nguyên tắc và rất rõ ràng thể hiện sự chuyên nghiệp của những người quản lý ở đây. Với mục tiêu đưa LA VIETNAMIENE phát triển không ngừng, LA VIETNAMIENE có những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố rõ ràng : Sứ mệnh của LA VIETNAMIENE : LA VIETNAMIENE xác định sứ mệnh cho mình là : mang đến cho khách hàng sự phục vụ chu đáo nhất với những món ăn ngon, sạch và bổ dưỡng, không khí gia đình ấm cúng như ở quê nhà. Triết lý kinh doanh của LA VIETNAMIENE : Rút ngắn khoảng cách địa lý, kết nối tinh thần dân tộc. Mục tiêu của LA VIETNAMIENE : Sự thỏa mãn của khách hàng là chính, và với lợi nhuận là hàng đầu ; QUÁN VIỆT đưa văn hóa ẩm thực Việt nam ra ngoài thế giới, qua đó kết nối tình yêu quê hương của những người Việt Nam đang sống và làm việc tại Pháp nói riêng và tại nước ngoài nói chung. Đồng thời gìn giữ, phát huy, quảng bá tới bạn bè quốc tế hình ảnh một đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đạt mức tăng trưởng mạnh trong doanh thu nhưng không bao giờ coi nhẹ vấn đề xây dựng văn hóa riêng và đặc trưng của một nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài ; Làm tròn nghĩa vụ của một công dân Việt Nam và một công dân Pháp ; Xây dựng và gìn giữ chữ tín với khách hàng. LA VIETNAMIENE thực sự mong muốn những ai chưa tới đây sẽ mong được tới đây, những ai tới đây thì sẽ thực sự hài lòng với nhà hàng, và những ai ra về thì sẽ mong mỏi được tới đây nhiều lần nữa. Biện pháp hoạt động : LA VIETNAMIENE luôn lắng nghe mọi phê bình, góp ý cho nhà hàng của tất cả các khách hàng và của mọi nhân viên. Bất cứ lúc nào người của LA VIETNAMIENE cũng sẵn sàng lắng nghe với tất cả sự biết ơn và trân trọng. Có một câu chuyện vui xảy ra từ ngày nhà hàng mới thành lập nhưng vẫn được giám đốc kể lại cho các nhân viên mới của mình. Rằng khi ấy nhân viên phục vụ nhà hàng còn chưa mặc áo dài như bây giờ. Một vị khách người Ý khi tới đây dùng cơm tỏ ra rất tâm đắc với nhà hàng và có ý khen ngợi ý tưởng của chủ quán. Tuy nhiên ông thấy có một điều chưa thực sự hợp lý : « Tôi thấy áo dài Việt Nam cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến Việt Nam là mọi người đã kịp liên tưởng đến. Vậy tại sao một không gian hiền hòa đầy chất Việt như thế này lại thiếu nó ? ». Vị giám đốc chợt giật mình trước thiếu sót lớn của mình và vô cùng cảm kích trước tình cảm của ông khách. Ngay lập tức ông đã đặt may áo dài ở tận quê hương làm đồng phục cho nhân viên của mình. Và quả nhiên, những vị khách tới đây đều trầm trồ khi ngắm nhìn những tà áo dài thướt tha của những thiếu nữ Việt Nam xinh đẹp ở đây. Không ngừng nâng cao tay nghề của những đầu bếp trong quán ăn và phong cách chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng ; Không ngừng củng cố những thiếu sót và sửa chữa những sai sót của nhà hàng trong tất cả mọi phương diện từ cách bài trí đồ dạc trong quán ăn, kiến trúc của nhà hàng cho tới cách phục vụ khách hàng và trang phục của nhân viên. Không ngừng tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của chính quê hương mình để xây dựng nhà hàng ngày càng hoàn thiện hơn và sao cho có thể đáp ứng được những thắc mắc của khách hàng về đất nước Việt Nam khi họ có nhu cầu ; Không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được, luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu mới ; Sẵn sàng động viên, giúp đỡ nhân viên của quán giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống và trong công việc. Khi nhân viên mắc sai sót luôn được giám đốc phê bình nghiêm khắc với thái độ điềm đạm. Có những đánh giá và khen thưởng phù hợp với những đóng góp của nhân viên trong quán. Những ngày lễ tết, sinh nhật…ngoài việc tổ chức tiệc cho nhân viên tại nhà riêng, giám đốc còn chuẩn bị những món quà ý nghĩa khiến nhân viên rất cảm động và vui vẻ. Chiến lược kinh doanh của LA VIETNAMIENE QUÁN VIỆT sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả phạm vi và qui mô kinh doanh tới những khu định cư của người Việt tại Pháp trong những năm sắp tới ; Chú trọng hoạt động marketing tới mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là những người Việt sống tại Pháp ; Phục vụ mọi món ăn Việt Nam, cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Hoàn thiện thực đơn của nhà hàng hết sức phong phú, có thể đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của mọi thành phần khách hàng ; Thu hút khách du lịch trên đất Pháp và quảng bá hình ảnh của nhà hàng thông qua sự quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc Việt Nam trên đất Pháp. 3. Cấp độ thứ ba : Những giá trị cốt lõi Theo thời gian, QUÁN VIỆT đã xây dựng được cho mình những giá trị cốt lõi rất đáng tự hào ăn sâu vào trong tiềm thức của từng con người làm việc tại đây. Con người trong LA VIETNAMIENE luôn căng tràn niềm tự hào về Việt Nam. Họ chưa khi nào quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình ; Họ luôn coi LA VIETNAMIENE như mái nhà của mình và tất cả mọi người là ruột thịt, luôn tôn trọng nhau, tin tưởng nhau. Trong tâm tưởng của họ, họ muón xây dựng nơi này như vun đắp cho gia đình mình. Đó là điểm mạnh mà không phải nhà hàng nào cũng có được ; Dù bất cứ ở đâu và vào bất kỳ thời gian nào, các nhân viên đều sẵn sàng nghe những góp ý của khách hàng chứ không riêng trong giờ làm việc ; Lao động cần mẫn, hết mình cống hiến cho lợi ích của nhà hàng, tất cả vì uy tín với khách hàng, tên tuổi và lợi nhuận của nhà hàng ; Coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ; Luôn chân thành, cởi mở, thân thiện và lịch thiệp trong giao tiếp và phục vụ khách hàng ; Rất trung thực với khách, luôn có ý thức bảo vệ tài sản cho khách và sẵn sàng trả lại đồ của khách khi khách bỏ quên. III/ Sự tác động của văn hóa trong LA VIETNAMIENE tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng Với LA VIETNAMIENE, văn hóa trong nhà hàng chính là cốt lõi cho sự phát triển thịnh vượng. Khách hàng tới đây không những được thưởng thức những món ăn Việt Nam do chính tay những người Việt Nam chế biến và phục vụ mà họ có thể cảm nhận một phần nào đó một đất nước Việt Nam hiếu khách với một nền văn hóa độc đáo. Vì vậy nhà hàng nhận được rất nhiều sự ủng hộ tinh thần từ phía khách hàng nhất là những người Việt Nam. Chỉ chưa đầy 8 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, QUÁN VIỆT đã thu lại được số vốn ban đầu không nhỏ và được những người sành ăn trong thành phố thường xuyên lui tới. Đó là một thành tích rất đáng tự hào đối với người Việt Nam nói chung và cho ông chủ người Việt đã có một ý tưởng độc đáo, mới mẻ, đầy táo bạo nói riêng. Cách ứng xử giữa những người trong nhà hàng đã làm cho mọi người có một môi trường làm việc hết sức thoải mái, có trách nhiệm cao và tuyệt đối trung thành. Mặc dù những nhân viên làm việc tại đây chủ yếu là sinh viên làm thêm ngoài giờ học nhưng họ hết sức gắn bó với nhà hàng và với vị giám đốc đáng kính của mình. Tại đây họ đã đóng góp những ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong cách bài trí, trang trí nhà hàng. Chính ông chủ của QUÁN VIỆT cũng phải từng thốt nên rằng : « Không thể có những nhà thiết kế sáng tạo và tài ba hơn những nhân viên của tôi. Họ cũng là những đứa con rất đáng tự hào của tôi.» Những bài học lịch sử của dân tộc cũng được áp dụng vào trong thực tế kinh doanh và quản lý hàng ngày đã tạo ra phong cách riêng và những đặc trưng cho LA VIETNAMIENE. Sự tôn thờ những nét đẹp của văn hóa và tình yêu tổ quốc đã xác định phương thức hành động cho các thành viên trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Biểu hiện rõ nhất của những con người ở đây là sự làm việc quên mình để cho thành công của LA VIETNAMIENE trên tất cả các mặt, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và với tất cả lòng nhiệt huyết, sự cần cù của người Việt Nam. Như vậy LA VIETNAMIENE là một minh chứng cụ thể cho nguồn nội lực mạnh mẽ của văn hóa doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Nếu như QUÁN VIỆT chỉ cung cấp những món ăn Việt cho khách hàng mà xem nhẹ yếu tố văn hóa thì chắc chắn sẽ không thể có được những cảm tình của khách hàng đến vậy và cũng không thể mang lại sự thành công lớn trong xây dựng thương hiệu QUÁN VIỆT tại thành phố Lille. Bất cứ một du khách nào tới đây để thưởng thức từ những cao lương mỹ vị cho tới những món ăn dân dã Việt Nam, để đắm mình trong không gian Việt, để lặng lòng lắng nghe những giai điệu ca trù, quan họ, để ngây trong những giọt trà, để mơ màng ngắm nhìn những tà áo dài phất phới … đều ra về với lòng lưu luyến. Và tất nhiên khi trở về sau chuyến du lịch của mình, họ không quên kể cho bạn bè mình có một nơi tuyệt vời như thế giữa thành phố Lille sôi động và xa lạ. QUÁN VIỆT đã tạo dựng được tinh thần tập thể trong nội bộ của nó và được những người khách bên ngoài yêu thích và ủng hộ. Điều đó khẳng định một nền văn hóa doanh nghiệp đã được xây dựng đúng hướng và đang phát triển mạnh mẽ. IV/ Tổng kết Văn hóa doanh nghiệp chỉ phát huy được tối đa tác dụng của nó khi bám sâu vào nền tảng văn hóa dân tộc. Sự thành công của QUÁN VIỆT rất đáng được chúng ta ghi nhận và noi theo. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét kiện toàn hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp đương đại vì «  văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm chứa hàm lượng văn hóa cao ». Trong nền kinh tế hội nhập ở nước ta hiện nay, để thiết lập một doanh nghiệp không hề khó. Nhưng để đưa doanh nghiệp đó tiến lên vững vàng trong cuộc chạy đua khốc liệt với những đối thủ cạnh tranh không hề đơn giản chút nào. Để làm tốt việc đó thì dù là một doanh nghiệp của Mỹ hay của Nhật cũng phải chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ, chúng ta càng phải tích cực xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp ngay từ ngày đầu mới thành lập, từ đó phát huy những ưu điểm vượt trội, hạn chế những tiêu cực, và không ngừng bổ sung những thiếu sót. Sự xây dựng một văn hóa doanh nghiệp riêng nhất thiết phải gắn kết với văn hóa dân tộc sao cho hài hòa. Kinh tế Việt Nam xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển. Vì vậy với ngàn năm văn hiến với ưu điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hòa, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực tự cường… chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Người Việt Nam ngày xưa yêu thích trung dung, dễ dàng thỏa mãn, với lợi ích trước mắt, sống yên vui với cảnh nghèo, bị động với thời cuộc… Bên cạnh đó là những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu như trọng nam khinh nữ, trọng nông khinh thương, tác phong nông nghiệp… đã ăn sâu vào tẩm trí và cho đến bây giờ vẫn còn bị ảnh hưởng ít nhiều trong quá trình nhận thức và phát triển. Vì thế khi lấy nền văn hóa dân tộc làm cơ sở, chúng ta cần phải biết chắt lọc những ưu điểm và loại bỏ những hạn chế đó. Hơn nữa, bối cảnh hội nhập luôn cho chúng ta sự giao thoa với các nền văn hóa khác. Điều đó dòi hỏi những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt những tinh hoa của nhân loại để ây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp tình hình và bản sắc dân tộc Việt Nam đồng thời làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hòa quyện trong văn hóa doanh nghiệp. Nếu làm được điều đó, nhất định chúng ta sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn nữa. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Văn hóa kinh doanh, đồng thời đã dày công nghiên cứu và biên soạn cuốn giáo trình Văn hóa kinh doanh cùng những tài liệu quí báu và bổ ích, giúp em có được những tiết học thú vị và hấp dẫn để có kiến thức hoàn thành bài kiểm tra này. Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và ngày càng hoàn thiện hơn nữa môn học hết sức mới mẻ, bổ ích và cực kỳ lý thú này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo điện tử VietNamNet Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn Tạp chí Doanh nhân Việt Nam Cẩm nang Sổ tay du lịch Giáo trình Văn hóa kinh doanh – NXB Đại học kinh tế quốc dân Một số tài lệu tham khảo khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxSự tác động của văn hóa trong LA VIETNAMIENE tới hoạt động kinh doanh của nhà hàng.docx
Luận văn liên quan