Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngƣỡng ma
thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới. Do vậy mà tình hình Đạo giáo ở Việt Nam rất phức
tạp, khiến cho không ít nhà nghiên cứu đã quy hết mọi tín ngƣỡng cổ truyền Việt Nam cho Đạo
giáo, và ngƣợc lại, ngƣời Việt Nam sính đồng bóng, bùa chú thì lại chẳng hề biết Đạo giáo là gì.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học nho gia và triết học đạo gia ở Trung Quốc thời cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
VIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài:
SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC
ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
GVPT: TS.Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lƣu Bích Phƣơng
Số thứ tự: 52
Nhóm: 6
Lớp cao học: Ngày 4 – K22
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 02/2012
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới
với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực
khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.
Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra
nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hƣởng đến nền văn minh Châu Á cũng nhƣ toàn thế giới.
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trƣờng phái triết học Nho giáo và Đạo
giáo. Hai trƣờng phái Triết Học này đã có ảnh hƣởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau
này, không những của ngƣời Trung Hoa mà cả những nƣớc chịu ảnh hƣởng của nền Triết học
Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, việc tìm hiểu “Nét tƣơng đồng và khác biệt
giữa Nho gia và Đạo gia” cùng những ảnh hƣởng của nó đến xã hội Việt Nam là một việc cần
thiết để lý giải những đặc trƣng của Triết học Phƣơng Đông, qua đó hiểu biết thêm về sự phát
triển tƣ tƣởng của Việt Nam.
Cơ sở phương pháp luận: Đề tài đƣợc triển khai dựa trên nội dung của triết học
Nho gia và Đạo gia.
Các phương pháp cụ thể: Phƣơng pháp lịch sử, Phƣơng pháp phân tích tổng
hợp,…
Bố cục đề tài gồm: 4 chƣơng
Chương 1: Lịch sử hình thành, nội dung, đặc điểm của Nho gia và Đạo gia
Chương 2: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia
Chương 3: Ảnh hưởng của Nho gia và Đạo gia đến xã hội (hệ tư tưởng) Việt
Nam
Chương 4: Kết luận
Do kiến thức và trình độ còn hạn chế, cũng nhƣ sự hạn hẹp về thông tin nên tiểu luận này
không tránh khỏi sai sót. Kính mong sự đƣợc sự góp ý của thầy.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 2
1. ................................... LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, NÔỊ DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHO
GIA VÀ ĐAỌ GIA
1.1. Khái quát về Nho Gia
1.1.1. ............................. Lịch sử hình thành
Nho gia đƣợc hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán,
còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (551-479 TCN)- ngƣời
nƣớc Lỗ (Sơn Đông)- phát triển tƣ tƣởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các
tƣ tƣởng đó. Chính vì thế mà ngƣời đời sau coi ông là ngƣời sáng lập ra học thuyết Nho giáo.
Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiêṇ không trở thành tƣ tƣởng chủ yếu ngay mà mãi
đến thế kỷ thứ 2 trƣớc công nguyên , Trung Quốc l úc đó đã là môṭ nhà nƣớc theo chế đô ̣tâp̣
quyền trung ƣơng lớn mạnh và thống nhất . Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các
đại sĩ phu thời Hán, Khổng Tử và tƣ tƣởng Nho gia của ông mới trở thành tƣ tƣởng chính thống.
Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư,
Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn
năm bộ kinh thƣờng đƣợc gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các
lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là
Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng
Cấp, còn gọi là Tử Tƣ viết ra cuốn Trung Dung.
Đến thời Chiến Quốc (480-221 TCN), do bất đồng về bản tính con ngƣời mà Nho gia bị
chia thành 8 phái, trong đó phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Mạnh Tử (372
- 298 TCN) đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy. Ông đƣa
ra các tƣ tƣởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Ông đã khép lại một giai
đoạn hình thành Nho gia. Vì vậy, Nho gia Khổng- Mạnh còn đƣợc gọi là Nho gia nguyên thủy
hay Nho gia tiên Tần.
1.1.2. ............................. Nôị dung
Nho gia của Không Tử quan niệm rằng: Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo cho đƣợc
những ngƣời cai trị kiểu mẫu – ngƣời Quân tử (quân = cai trị; quân tử = ngƣời cai trị). Để trở
thành ngƣời quân tử , trƣớc hết là phải Tu thân. Có ba tiêu chuẩn chính:
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 3
- Đạt “đạo”. Đạo là con đƣờng, là những mối quan hệ mà con ngƣời phải biết cách ứng xử
trong cuộc sống. Có 5 đạo: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn (quân thần, phụ tử, phu
phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm đạo đó gọi là ngũ luân (luân = thứ bậc, cƣ xử). Trong xã hội,
cách ứng xử hợp lý hơn cả là trung dung (dung hòa ở giữa).
- Đạt “đức”. Ngƣời quân tử, theo Khổng Tử, nếu có ba điều nhân – trí – dũng thì gọi là đạt
đức. Về sau, Mạnh Tử bỏ “dũng” mà thay bằng “lễ, nghĩa” thành 4 đức: nhân, lễ, nghĩa, trí.
Đến đời Hán thêm tín hành 5 đức gọi là ngũ thƣờng.
Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, ngƣời quân tử còn phải biết thi-thƣ-lễ-nhạc.
Khổng Tử nói rằng con ngƣời “hƣng khởi trong lòng là nhờ học Thi, lập thân đƣợc là nhờ biết
Lễ, thành công đƣợc là nhờ có Nhạc” (Luận ngữ). Nói cách khác, ông đòi hỏi ngƣời cai trị
không thể là dân võ biền, mà phải có một vốn văn hóa toàn diện.
Tu thân rồi, bổn phận của ngƣời quân tử là Hành Động phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phƣơng châm:
- Phƣơng châm thứ nhất là Nhân trị. Nhân là tình ngƣời; nhân trị là cai trị bằng tình ngƣời,
coi ngƣời nhƣ bản thân mình.
- Phƣơng châm thứ hai là Chính danh, tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi ngƣời phải
làm đúng với chức phận của mình. Chính danh trong cai trị là phải làm sao để “vua ra vua, tôi ra
tôi, cha ra cha, con ra con” (Luận ngữ). “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận. Lời nói
không thuận tất việc chẳng thành” (Luận ngữ).
Đó chính là những nét chủ yếu nhất trình bày trong các kinh sách của học thuyết Nho giáo.
Gọn hơn nữa nó đã đƣợc những ngƣời sáng lập tóm gọn trong 9 chữ: Tu nhân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ. Và 9 chữ ấy cũng nằm trong 2 chữ cai trị mà thôi.
1.2. Khái quát về Đạo Gia
1.2.1. ............................. Lịch sử hình thành
Đạo gia là một trƣờng phái triết học Trung Quốc, lấy tên của phạm trù Đạo, một phạm trù
trung tâm và nền tảng của nó, đƣợc hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lƣu
thƣợng cổ khác.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 4
Đạo gia ra đời và phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc. Nguồn
gốc tƣ tƣởng của Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụ luận, thiên địa, ngũ hành, âm
dƣơng, Kinh Dịch…
Nguồn gốc lịch sử đƣợc xác nhận của Đạo gia có thể ở thế kỉ thứ 4 trƣớc công nguyên khi
tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Theo truyền thuyết, Lão Tử (khoảng 580- 500
TCN)- ngƣời nƣớc Sở là ngƣời sáng lập ra Đạo gia.
Học thuyết Đạo gia của ông đƣợc ông trình bày trong cuốn Đạo đức kinh. Sách Đạo đức
kinh chỉ có khoảng 5 nghìn chữ, đƣợc phân ra Thiên thƣợng 37 chƣơng và Thiên hạ 44 chƣơng,
tất cả gồm 81 chƣơng. Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức.
Ngoài Lão Tử là ngƣời sáng lập, thì Đạo gia còn có hai yếu nhân khác đƣợc thừa nhận và
tôn vinh muôn đời, đó là Dƣơng Chu và Trang Tử. Trong đó vị trí của Trang Tử đƣợc sánh
ngang với Lão Tử, nên còn gọi là Đạo Lão – Trang.
Dương Chu (khoảng 440 – 360 TCN) là một đạo sĩ ẩn danh và bí hiểm. Theo luận giải, ông
phải sinh trƣớc Mạnh Tử (372 - 298 TCN) và sau Mặc Tử (478 - 392 TCN). Tƣ tƣởng của ông
đƣợc diễn đạt lại thông qua các tác phẩm của cả những ngƣời ủng hộ lẫn những ngƣời chống đối
ông. Chủ thuyết của ông là quý sự sống, trọng bản thân.
Mãi đến Trang Tử (khoảng 369 – 286 TCN), học thuyết của Lão Tử mới lại đƣợc ngƣời
đời chú ý. Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa kinh,là một trong hai bộ kinh điển của Đạo gia. Bộ
sách gồm ba phần, chứa 33 thiên. Trong đó, có nhiều điểm lấy từ Đạo Đức kinh làm chủ đề.
Trong lĩnh vực nhận thức, phát triển tƣ tƣởng biện chứng của Lão Tử, Trang Tử đã tuyệt
đối hóa sự vận động, xóa nhòa mọi ranh giới giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa phải và trái,
giữa tồn tại và hƣ vô, đẩy phép biện chứng tới mức cực đoan thành một thứ tƣơng đối luận.
Trong cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ II TCN), tƣ tƣởng của Lão Tử cộng với chất
duy tâm mà Trang Tử đƣa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa đạo gia thành Đạo giáo.
Chủ trƣơng vô vi cùng với thái độ phản ứng của Lão – Trang đối với chính sách áp bức bóc lột
của tầng lớp thống trị khiến cho Đạo giáo rất thích hợp để dùng vũ khí tinh thần tập hợp nông
dân khởi nghĩa.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 5
Nếu lấy cuộc Cách Mạng Tam Dân Tân Hợi 1911 làm mốc điểm thì Đạo giáo đã trải qua
năm giai đoạn, đó là: Khởi nguyên Đạo giáo (Từ thời cổ đại đến đời Đông Hán ,Triều đại Hán
Thuận Đế, 125-144 TCN), Đạo giáo sơ kỳ (Từ đời Hán Thuận Đế đến cuối đời Đông Hán (144-
220 TCN), Phát triển và chuyển hóa Đạo giáo (Từ đầu đời Tam Quốc đến cuối đời Ngũ Đại
(220-960), Phân nhánh Đạo giáo thành các tông phái (Từ đầu đời Tống đến cuối đời Nguyên
(960-1368), Đạo giáo thăng trầm trong đời Minh và Thanh (1368-1911).
1.2.2. ............................. Lý luận về đạo và đức trong “Đạo đức kinh”
Ý nghĩa chữ Đạo giữ một vai trò trọng tâm trong toàn bộ hệ thống triết học Đạo gia. Đức
Lão Tử cho rằng Đạo là bản nguyên của vũ trụ. Ngài dạy: “Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị
sanh tam, tam sanh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dƣơng, xung khí dĩ vi hòa.” (Chƣơng 42,
Đạo đức kinh). Đạo là Vô cực, sinh một chỉ vào cái thể duy nhất của Đạo là Thái cực, sinh hai
chỉ về Âm dƣơng tức hai nguyên lý mâu thuẫn cùng có trong mỗi vật, và giữa sự xô xát xung
đột của hai nguyên lý ấy có cái gì đó làm cho nó dung hòa, Âm dƣơng tƣơng hợp sinh ra vạn vật
muôn loài.
Đức là một phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là cái hình thức
nhờ đó vạn vật đƣợc định hình và phân biệt đƣợc với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
Chƣơng 51, ngài Viết: “Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dƣỡng, nuôi lớn tới thành thục,
che chở vạn vật“. Đạo sinh ra vạn vật, thì Đức bao bọc dƣỡng nuôi vạn vật. Đức là biểu hiện của
Đạo nơi sự vật, là hình của Đạo. Vậy, Đạo là cái mà nhờ đó mà mọi vật đƣợc sinh ra và Đức là
cái mọi vật đƣợc định hình và đặt tên để trở thành nó mà phân biệt với cái khác.
Tóm lại, Đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và
sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu Đạo nhƣ nguyên lý thống nhất – vận hành của
vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp
tự nhiên). Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới,
không đâu không có Đạo, không ai không theo Đạo…
Nhƣ vậy, quan niệm về Đạo của trƣờng phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao
của tƣ duy về những vấn đề bản nguyên thế giới đƣợc xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất
của nó.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 6
2. ................................... SƢ ̣TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIÊṬ GIƢ̃A NHO GIA VÀ ĐAỌ
GIA
2.1. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về con ngƣời.
Nho gia và Đạo gia đều tập trung chủ yếu vào xã hội và con ngƣời, coi trọng hành vi cá
nhân, hƣớng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con ngƣời và xã hội. Coi con ngƣời là chủ thể của
đối tƣợng nghiên cứu: hƣớng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con ngƣời và mối
quan hệ giữa con ngƣời và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây chính
là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém
phát triển kinh tế, khoa học so với văn minh Phƣơng Tây (hƣớng ngoại).
Quan điểm con người của Nho giáo theo tư tưởng “Nhập thế”, tức con ngƣời sống và làm
theo chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội (tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng,
tứ đức...).
Bên cạnh đó, thuyết “Hữu vi” của Nho giáo cho rắng con ngƣời sống và hành động
không theo tự nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật
Ngoài ra quan niệm "Nhân nghĩa" là quan niệm trọng tâm của Nho giáo nguyên thủy.
“Nhân nghĩa”, theo cách hiểu thông thƣờng thì "nhân là lòng thƣơng ngƣời", "nghĩa" là dạ thủy
chung; bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc; mọi đức khác của con ngƣời đều từ nhân nghĩa mà ra
cũng nhƣ muôn vật muôn loài trên trời, dƣới đất đều do âm dƣơng và nhu cƣơng mà ra.
Trong kinh điển Nho gia, ta thấy năm quan hệ lớn, bao quát gọi là "ngũ luân" đã đƣợc
khái quát là: Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em (hoặc trƣởng ấu), bầu bạn. Khi nói đến
những đức thƣờng xuyên phải trau dồi, căn cứ hai chữ "ngũ thƣờng" trong Kinh Lễ, nhiều danh
nho đã nêu lên năm đức (gọi là ngũ thƣờng): Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Theo Khổng Tử thì để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo
cho đƣợc ngƣời cai trị kiểu mẫu - ngƣời lý tƣởng này gọi là quân tử. (quân = kẻ làm vua, quân
tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những ngƣời thấp kém về điạ vị xã
hội). Điều này có thể đƣợc lí giải bởi đối tƣợng mà Nho giáo hƣớng đến trƣớc tiên là những
ngƣời cầm quyền). Để trở thành ngƣời quân tử, con ngƣời ta trƣớc hết phải "tự đào tạo", phải "tu
thân". Sau khi tu thân xong, ngƣời quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo".
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 7
Đối lập tư tưởng “Hữu vi” của Khổng tử (Hữu vi là sống và hành động không theo tự
nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật) là tư tưởng “Vô vi” của Đạo gia. Lão Tử phản
đối chủ trương hữu vi.
Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về đạo vào lĩnh
vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết “Vô vi” đề trình bày quan điểm của mình về các
vấn đề nhân sinh và chính trị- xã hội.
“Vô vi” là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép
trái với bản tính của mình và ngƣợc với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để
không làm mất đức. chỉ khi nào từ bỏ tƣ lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo mới
có thể vô vi đƣợc.
Trái với tƣ tƣởng “Nhập thế” của Nho giáo, Đạo giáo với tƣ tƣởng “Xuất thế” cho rằng
con ngƣời cần phải “thuận theo tự nhiên”, không đƣợc làm trái quy luật tự nhiên, không đƣợc
cải tạo tự nhiên theo những toan tính lợi ích tầm thƣờng của mình, không đƣợc gò ép trái với
bản tính của mình và ngƣợc lại với bản tính của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng, xƣơng cốt
mạnh mà lòng hƣ tĩnh, khiến cho dân không biết, không muốn.
Bên cạnh đó, với việc chỉ ra luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia đòi hỏi con
ngƣời cần tránh mọi cực đoan, thái quá, nóng vội, chủ quan duy ý chí… Mà phải luôn luôn tạo
dựng sự cân bằng, hợp lý, tự nhiên; khách quan nhƣng không ỷ lại, thụ động trƣớc các điều kiện
khách quan.
Đạo gia còn dạy con ngƣời phải biết sống khiêm tốn, giản dị, mà vẫn ung dung, tự tại,
không lo sợ, không đau buồn… trƣớc mọi biến động xảy ra trong đời; không tham lam, vụ lợi,
giả dối; không đấu tranh, giành giật; không đua đòi, bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa
nhã, trung dung, ngay thẳng, tự nhiên thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”…
Đạo gia chủ trƣơng con ngƣời không nên tăng cƣờng các hoạt động sáng tạo, không cần
mở mang trí tuệ, cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, mà quay về sống nhƣ thời nguyên thủy, đúng
với bản tính tự nhiên thuần phác của một loài động vật bậc cao đƣợc sinh ra từ “đạo”… phủ
nhận mọi hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
2.2. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về xã hôị
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 8
Quan điểm xã hội của Đạo gia và Nho gia có một nét tƣơng đồng nhỏ về phong cách sống,
đó là Đạo gia khuyên con ngƣời sống không giả tạo, từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm
mất đức. Trong khi đó Nho gia cũng khuyên con ngƣời sống phải chừng mực, điều gì mà mình
không muốn cũng đừng nên áp dụng cho ngƣời khác. Các học thuyết đƣa ra cũng đều nhằm
hƣớng đến tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội thời đại đặt ra, giải quyết những
mâu thuẫn do xã hội đƣa ra và đƣa con ngƣời đến một lối giải thoát theo các cách khác nhau.
Nho gia:
Quan niệm về chính danh: xây dựng xã hội chính danh để mỗi ngƣời mỗi đẳng cấp xác
định rõ danh phận của mình mà thực hiện. Chính danh là mỗi sự vật phải đƣợc gọi đúng tên của
nó, mỗi ngƣời phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời
không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công:
"Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách
Luận ngữ).
Nho gia cho rằng on ngƣời cần thực hiện chuẩn mực “Trung, Hiếu, Nghĩa, Trí, Dũng”
Có khuynh hƣớng về đạo nhập thế, dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật khiến cho ta ăn ở phải
đạo làm ngƣời.
Những ngƣời Nho học thì chuyên về mặt thực tế, ít chú trọng về mặt lý tƣởng.
Đạo gia:
Xây dựng xã hội bình đẳng, không phân biệt ngƣời với ta, không làm thiệt hại ai và sống
không đƣợc vị kỷ, vì lợi ích riêng của bản thân mình.
Con ngƣời cần có 3 đức: “Từ, Kiệm, Khiêm”.
Đạo giáo có khuynh hƣớng về đạo xuất thế, lấy đạo làm chủ thể cả vũ trụ dạy ta nên lấy
thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng.
Những ngƣời tu theo Đạo giáo, chỉ biết xuất thế lo tu độc thiện kỳ thân.
2.3. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về chính tri ̣
Một điểm tƣơng đồng trong quan điểm chính trị của Nho gia và Đạo gia là cho rằng quốc
gia lý tƣởng là quốc gia đƣợc một Thánh nhân cai trị.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 9
Nho gia:
Theo quan điểm “Nƣớc lớn” của Nho gia thì Ngƣời quân tử phải hành đạo, tức là phải
làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này đƣợc công thức hóa thành "tề gia, trị quốc,
thiên hạ bình ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt
đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Tuy nhiên những kế sách chính trị của
ông chỉ dừng lại ở tính chất cải lƣơng và duy tâm chứ không phải phải bằng cách mạng hiện
thực.
Bên cạnh đó, thuyết “Hữu vi” trong quan điểm trị nƣớc của Nho gia là đem áp đặt ý chí
của mình vào sự vật. Theo Nho gia thì trị quốc áp đặt theo “đức trị” hay “nhân trị”.
“Đức trị”: Coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực và chiến tranh. Khổng Tử coi XH là
tổng hợp các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, đó là Ngũ luân và Tam cƣơng. Quan điểm này
đƣợc thể hiện qua các phạm trù cơ bản trong học thuyết của Khổng Tử là Nhân-Nghĩa-Lễ-Chính
danh.
“Nhân trị”: Giai cấp thống trị phải thƣơng yêu, tôn trọng, chăm lo cho nhân dân. Đƣờng
lối “nhân trị” của Khổng Tử có tính chất điều hòa mâu thuẫn giai cấp, phản đối đấu tranh. Ông
khuyên giai cấp thống trị phải thƣơng yêu, tôn trọng, chăm lo cho nhân dân. Đồng thời, ông
cũng khuyên dân phải an phận, lấy nghèo làm vui, nghèo mà không oán trách.
Tuy nhiên những kế sách chính trị của ông chỉ dừng lại ở tính chất cải lƣơng và duy
tâm chứ không phải phải bằng cách mạng hiện thực.
Đạo gia:
Mẫu hình xã hội lý tƣởng của Đạo gia là “Nƣớc nhỏ, dân ít”. Lão tử cho rằng “Dù khí
cụ gấp trăm gấp chục sức ngƣời cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên
không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi. Có gƣơm giáo mà không bao giờ dùng. Bỏ
văn tự, bắt ngƣời ta trở lại dùng lối thắt dây ghi dấu thời thƣợng cổ. Ai nấy đều chăm chú vào
việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong tục của mình. Ở nƣớc này có thể nghe thấy gà gáy chó
sủa của nƣớc kia, nhân dân trong những nƣớc ấy đến già chết mà vẫn không qua lại lẫn nhau”
(Đạo đức kinh, chƣơng 80). Xã hội đƣợc cai trị bằng cách không cai trị, không cai trị mà coi nhƣ
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 10
đã đƣợc cai trị… Con ngƣời sống tự nhiên thuần phác, bỏ mọi ham muốn dục vọng, không cần
đến cả tri thức, văn hóa hay bất cứ sự tiến bộ xã hội nào…
Ngoài ra, Đạo gia chủ trƣơng đƣờng lối trị quốc theo thuyết “Vô vi”, chống lại chủ
trƣơng “Hữu vi” của Nho gia, cùng mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật, vì coi đó là sự
áp đặt, cƣỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con ngƣời. Lão Tử lên án mạnh mẽ giai
cấp thống trị đƣơng thời và ông gọi giới quý tộc thống trị là bọn ăn bám và đàn áp, gây ra mọi
ham muốn và dục vọng nơi dân chúng. Bọn họ chẳng “Vô vi”
Ngƣợc lại: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta vô tình mà dân tự chính. Ta vô dự mà dân tự
giàu. Ta vô dục mà dân chất phác” (sđd, chƣơng 57). Do đó, cần phải xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp
luật, văn hóa, kỹ thuật, nghệ thuật… Nói chung, bỏ tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra trái
với bản tính tự nhiên thuần phác.
Tƣ tƣởng “vô vi” của Đạo gia chủ trƣơng thực hiện triệt để chính sách ngu dân, “không
làm cho dân sáng mà làm cho dân ngu” (sđd, chƣơng 65); “Trí tuệ sinh thì có đại ngụy” (sđd,
chƣơng 18). Bởi hiểu biết càng nhiều thì trí xảo càng nhiều, trí xảo càng nhiều thì ham muốn
càng nhiều, càng muốn tranh đoạt và xâm phạm lẫn nhau, làm trái với đạo tự nhiên. Con ngƣời
càng “theo học thì càng phiền phức, mà theo đạo thì ngày càng bớt, bớt rồi thì lại bớt, bớt đến
mức vô vi” (sđd, chƣơng 48).
2.4. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về giáo duc̣
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, Khổng Tử là người đề cao việc học tập và tu dưỡng sớm nhất
và cũng là nhà giáo dục đầu tiên lớn nhất.
Ngƣời đƣơng thời với Khổng Tử là Lão Tử tuy căm ghét xã hội đƣơng thời đầy bạo lực,
áp bức, bất công nhƣng lại không có chí hƣớng cải tạo xã hội bằng đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn, xung đột - mà một trong những lợi khí của nó là học vấn, tri thức. Ngƣợc lại, ông mơ ƣớc
quay về một xã hội thôn xóm cổ xƣa – với hình mẫu nƣớc nhỏ dân ít , thắt nút dây mà trị nƣớc -
mà ông cho là rất mực thuần phác thanh bình. Điều này khác xa với cách suy nghĩ của Khổng
Tử : “dân đông- làm cho họ giàu lên- giáo dục họ”.
Lão Tử chủ trƣơng “ tuyệt thánh, khí trí – bỏ thánh hiền, vứt trí tuệ ”, „ tuyệt xảo khí lợi –
vứt bỏ cái khéo léo, xa lìa cái lợi”, „ tuyệt học, vô ƣu- bỏ học, không suy tư”. Ông chủ trƣơng
một lối giáo dục “bất ngôn chi giáo- dạy bằng cách không nói gì cả”. Về tranh luận học thuật,
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 11
ông quan niệm “ Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện- Người giỏi không tranh biện, người hay
tranh biện không giỏi đâu”.
Tƣ tƣởng ấy không cho phép ngƣời ta tiến thân, không đảm bảo cho sự tiến bộ của lực
lƣợng sản xuất trong xã hội và nhƣ vậy cũng không có thể có tiến bộ xã hội.
Ngƣời thuộc lớp sau của Khổng Tử nhƣ Hàn Phi Tử ( 280(?) – 230(?) trƣớc công
nguyên) tuy trí tuệ rất mẫn tiệp, nhƣng lại cho rằng: “Dân vốn nhờn với lòng thƣơng mà chỉ
vâng theo uy lực” vì thế nhà cầm quyền cần tăng cƣờng “pháp trị” bằng cách độc chiếm cho
đƣợc ba yếu tố “pháp , thế , thuật”. Hàn phi Tử cho văn hóa giáo dục là không cần thiết, thậm
chí còn có hại cho xã hội và sự thống trị của vua. Do vậy, ông đã đề xuất một chủ trƣơng rất
nghiệt ngã: cấm chỉ các hoạt động học thuật, đề xuất luận thuyết, và cho rằng bậc quân chủ cai
trị thiên hạ chỉ cần dựa vào pháp lệnh triều đình, các quan chính là ngƣời thầy của dân chúng.
Đó là cơ sở lí thuyết cho hành động tàn bạo “đốt sách , chôn nho” của Tần Thủy Hoàng. Nhƣng
đế chế nhà Tần- phải đổ bao công hãn mã để lập nên- cũng chỉ tồn tại vẻn vẹn 14 năm, chỉ kịp
truyền đến Tần Nhị Thế chứ không phải là “vạn thế” !
2.5. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về thế giới
Khổng Tử và Nho gia nói chung ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ
trụ. Tuy nhiên để tìm chổ dựa vững chắc cho lý luận đạo đức của mình, Khổng Tử cho rằng vạn
vật không ngừng biến hóa theo một trật tự không gì cƣỡng lại đƣợc. Chúng ta có thể bắt gặp tƣ
tƣởng này trong Đạo gia với quan niệm của Lão Tử về đạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô
vi), vừa mang tính phổ biến.
Cả 2 trƣờng phái đều theo chủ nghĩa duy tâm: Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của
Nho gia trên phƣơng diện thế giới quan và nhận thức luận; Đạo gia thì đề cao tƣ duy trừu tƣợng,
coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không
cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”.
Thế giới quan của Khổng tử thì dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
giữa chủ nghĩa vô thần và hữu thần.
Duy vật ở chỗ ông xem sự biến đổi của trời nhƣ một quy luật, là trật tự của vạn vật:
“Trời có nói gì đâu mà bốn mùa thay đổi, muôn vật vẫn sinh ra”. Đứng bên bờ sông nhìn dòng
nƣớc chảy, Khổng Tử tự hỏi: “Trôi chảy mãi thế ƣ? Ngày đêm không ngừng lại”.
Duy tâm ở chỗ ông cho Trời là một lực lƣợng vô hình quyết định số phận của mỗi
ngƣời và sự thịnh sang của mỗi thời đại (Vua dân tế trời). Mỗi cá nhân, sự sống chết, phú quý
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 12
hay nghẻo hèn là do Thiên mệnh qui định, phú quý không phải cầu là có đƣợc, do vậy bất tất
phải cầu. Ông tin ở Mệnh trời “Thiên mệnh”, sống chết có mệnh, giàu sang tại trời. Sống theo
mệnh Trời, tuân theo mệnh trời thì sống, làm những điều nhân, điều thiện thì có thể biến nguy
thành an.
Trong triết học của Lão Tử quan niệm biện chứng về thế giới gắn với quan niệm về đạo-
đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu, cái
hữu sinh ra vạn vật, đƣợc thể hiện qua thuyết “Vô vi”.
Lão tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập chúng
ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng
còn xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn
vật trong vũ trụ. Đây là một tƣ tƣởng đi trƣớc thời đại gắn với những ngành khoa học hiện đại
ngày nay đã chứng thực : vật lý, khoa học vũ trụ, phép biện chứng về mâu thuẫn của triết học.
Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện
cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 13
3. ................................... ẢNH HƢỞNG NHO GIA&ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI (HỆ TƢ
TƢỞNG) VIỆT NAM
3.1. Ảnh hƣởng của nho gia:
3.1.1. ............................. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám:
3.1.1.1. Những ảnh hưởng tích cực
Nho giáo với hê ̣thống tƣ tƣởng chính tri ̣ của mình đa ̃góp phần xây dƣṇg các nhà nƣớc
trung ƣơng tâp̣ quyền vƣ̃ng maṇh .
Nho giáo rất coi troṇg trí thƣ́c , coi troṇg hoc̣ hành . Hàng nghìn năm qua , Nhà nƣớc Việt
Nam đều lấy Nho hoc̣ -Nho giáo làm nền tảng lý luâṇ để tổ chƣ́c nhà nƣớc , pháp luật, đăc̣ biêṭ là
giáo dục. Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa con ngƣời , đăc̣ biêṭ là về văn hoc̣ , sƣ̉
học, triết hoc̣ . Hiếu hoc̣ là đăc̣ điểm của Nho giáo và chính đăc̣ điểm này đa ̃trở thành truyền
thống văn hóa của ngƣời Viêṭ Nam.
Nho giáo góp phần xây dƣṇg mối quan hê ̣xa ̃hôị ngày càng rôṇg raĩ hơn , bền chăṭ hơn, có
tôn ti trâṭ tƣ ̣hơn.
3.1.1.2. Những ảnh hưởng tiêu cưc̣
Nho giáo Viêṭ Nam quá coi troṇg nông nghiêp̣ mà bài xích thƣơng nghiêp̣ , quá chú trọng
đến tƣ ̣sản, tƣ ̣tiêu mà mà quyên đi sƣ ̣trao đổi mua bán , kềm ham̃ tính năng đôṇg , sáng tạo dẫn
đến quan liêu, bảo thủ trong cả kinh tế lẫn chính trị .
Nho giáo quá bảo thủ không tiếp thu nhƣ̃ng cái mới ƣu viêṭ hơn dâñ đến bi ̣ cá i mới ƣu viêṭ
hơn tiêu diêṭ . Quan điểm coi thƣờng ngƣời phu ̣nƣ̃ của Nho giáo đa ̃kềm ham̃ sƣ ̣phát triển và
đóng góp của ngƣời phu ̣nƣ̃.
Xem nhân dân là nhƣ̃ng ngƣời nghèo hèn cần đƣơc̣ bề trên chăn dắt và sai khiến .
3.1.2. ............................. Thời kỳ sau cách maṇg tháng 8
Nho giáo đƣơc̣ Viêṭ Nam hóa , tri thƣ́c của Nho giáo đóng góp đáng kể vào viêc̣ củng cố
nhƣ̃ng truyền thống tốt đep̣ của dân tôc̣ , nâng nó lên thành nhƣ̃ng tƣ tƣởng ổn điṇh thúc đẩy sƣ ̣
phát triển của đất nƣớc.
Các nhân tố tích cực của Nho giáo đã đƣợc Hồ Chí Minh giữ gìn và phát huy phục vụ cho
sƣ ̣nghiêp̣ cách maṇg của dân tôc̣, bên caṇh viêc̣ loaị bỏ các quan điểm lac̣ hâụ của Nho giáo .
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 14
Tƣ tƣởng troṇg nam khinh nƣ̃ của Nho giáo vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay .
Nôị dung giáo duc̣ của Nho giáo là daỵ đƣ́c và daỵ tài vâñ còn có ý nghiã đến ngày nay và
càng đƣợc trân trọng.
3.2. Ảnh hƣởng của Đạo gia:
Đạo giáo chủ trƣơng không tham gia vào đời sống xã hội (xuất thế) nhƣng khi vào đến Việt
Nam thì Đạo giáo còn đƣợc dùng làm vũ khí chống áp bức (nhập thế).
3.2.1. ............................. Những ảnh hưởng tích cực
Trong khi Nho giáo vốn mang bản chất của một công cụ tổ chức xã hội, và với Hán Nho,
nó đã thực sự trở thành một vũ khí của kẻ thống trị, thì Đạo giáo, trên cơ sở thuyết vô vi, lại
mang sẵn trong mình tƣ tƣởng phản kháng giai cấp thống trị. Vì vậy, vào Việt Nam, Đạo giáo
(phù thủy) đã đƣợc ngƣời dân sử dụng làm vũ khí chống lại kẻ thống trị.
Đạo giáo hòa trộn với tín ngƣỡng truyền thống, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy
ngay rất nhiều điểm tƣơng đồng với tín ngƣỡng ma thuật của ngƣời dân Việt nên Đạo giáo ăn
sâu vào ngƣời Việt rất dễ dàng.
Đạo giáo còn hòa trộn với các tôn giáo khác nhƣ Phật giáo. Chử Đồng Tử là ngƣời vừa tu
đắc Đạo thành Phật, vừa đƣợc coi là tổ sƣ của Đạo giáo Việt Nam. Đạo giáo còn ảnh hƣởng đến
các nhà Nho, các nhà Nho khi gặp chuyện bất bình trong chốn quan trƣờng thì hay lui về ẩn dật,
tìm thú vui nơi thiên nhiên, sống cuộc sống an bình thanh thản, đó là các tu của Đạo giáo.
3.2.2. ............................. Những ảnh hưởng tiêu cực
Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngƣỡng ma
thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới. Do vậy mà tình hình Đạo giáo ở Việt Nam rất phức
tạp, khiến cho không ít nhà nghiên cứu đã quy hết mọi tín ngƣỡng cổ truyền Việt Nam cho Đạo
giáo, và ngƣợc lại, ngƣời Việt Nam sính đồng bóng, bùa chú thì lại chẳng hề biết Đạo giáo là gì.
Thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị ngƣời ta mƣợn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những
ngƣời công chức ăn lƣơng nhà nƣớc, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng
làm thì không có lỗi".
Những hiện tƣợng nhƣ đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú…đã gây ảnh hƣởng không tốt
đến đời sống tinh thần ngƣời Việt, làm cho một bộ phận ngƣời bất lƣơng lợi dụng điều này để
chuộc lợi từ những ngƣời nhẹ dã, cả tin.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương Page 15
4. ................................... KẾT LUÂṆ
Nho gia và Đaọ gia là nhƣ̃ng trƣờng phái nhƣ̃ng triết học lớn của Trung Quốc có ảnh
hƣởng to lớn đến mọi mặt của đời sống xa ̃hôị từ cổ đại cho đến hiện đại . Ảnh hƣởng không chỉ
ở Trung Quốc mà ở nhiều nƣớc khác , và cả ở Việt Nam . Tuy hai trƣờng phái có nhƣ̃ng điểm
khác nhau nhƣ : nho gia đòi hỏi con ngƣời sống và làm theo chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính
trị và an sinh xã hội ( nhập thế ), là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật ( hữu vi ), chủ trƣơng
xây dƣṇg môṭ xa ̃hôị đaị đồng ( nƣớc lớn ) - thì đạo gia chủ trƣơng con ngƣời sống, hoạt động
theo lẽ tự nhiên ( xuất thế ), không dùng luật pháp, không cần giáo dục nhân, lễ, nghĩa, trí ( vô
vi ), hạn chế quyền lực của nhà nƣớc và hoạt động của dân đến mức tối đa, để cho dân sống chất
phác thời nguyên thủy, duy trì tình trạng nƣớc nhỏ, dân ít. Nhƣng cả 2 trƣờng phái đều hƣớng
con ngƣời đến cái thiện, khuyên con ngƣời sống tốt để có gia đình hạnh phúc và góp phần cho 1
xã hội ổn định, hai trƣờng phái triết học này cũng đều nhằm hƣớng đến tập trung giải quyết
những vấn đề thực tiễn xã hội thời đại đặt ra, giải quyết những mâu thuẫn do xã hội đƣa ra
và đƣa con ngƣời đến một lối giải thoát theo 2 cách khác nhau.
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương
PHỤ LỤC
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, NÔỊ DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ..................... 2
1.1. Khái quát về Nho Gia ....................................................................................................................... 2
1.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................................................. 2
1.1.2. Nội dung ................................................................................................................................ 2
1.2. Khái quát về Đạo Gia ....................................................................................................................... 3
1.2.1. Lịch sử hình thành ................................................................................................................. 3
1.2.2. Lý luận về đạo và đức trong “Đạo đức kinh” ....................................................................... 5
2. SƢ̣ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIÊṬ GIƢ̃A NHO GIA VÀ ĐAỌ GIA .......................................... 6
2.1. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biệt giữa Nho Gia và Đạo Gia về con ngƣời . ............................................. 6
2.2. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về xa ̃hôị .................................................... 7
2.3. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về chính tri ̣................................................ 8
2.4. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về giáo duc̣ .............................................. 10
2.5. Sƣ ̣tƣơng đồng và khác biêṭ giƣ̃a Nho Gia và Đaọ Gia về thế giới ................................................ 11
3. ẢNH HƢỞNG NHO GIA&ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI (HỆ TƢ TƢỞNG) VIỆT NAM.................. 13
3.1. Ảnh hƣởng của nho gia: ................................................................................................................. 13
3.1.1. Thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám: ................................................................................ 13
3.1.1.1. Những ảnh hƣởng tích cực ........................................................................................... 13
3.1.1.2. Những ảnh hƣởng tiêu cƣc̣ ........................................................................................... 13
3.1.2. Thời kỳ sau cách maṇg tháng 8 ........................................................................................... 13
3.2. Ảnh hƣởng của Đạo gia: ................................................................................................................ 14
3.2.1. Những ảnh hƣởng tích cực .................................................................................................. 14
3.2.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực .................................................................................................. 14
4. KẾT LUÂṆ ....................................................................................................................................... 15
Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mƣa
Thực hiện: Đặng Lưu Bích Phương
TÀI LIỆU KHAM THẢO
Bùi Văn Mƣa, Triết học phần I, Đại cương về lịch sử triết học , NXB Đại học Kinh Tế Thành
phố Hồ Chí Minh , 2011.
Phan Đại Doãn, Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia .
Trần Trọng Kim, Nho giáo, NXB Tân Việt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không
thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
Nguyễn HIến Lê, Đạo đức kinh – Lão Tử
www.tailieu.vn
hien-nay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 52_n4k22_detai3_dang_luu_bich_phuong_3349.pdf