Đề tài: SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Bài báo dài 28 trang:
Công xã Paris (18-3-1871) là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra ở Châu Âu và mặc dù không giữ được thành quả lâu dài song đã để lại nhiều bài học quý gía. Một trong những bài học đó là vấn đề thiết lập và vận hành bộ máy Nhà nước kiểu mới. Từ bài học của Công xã, Mác đi đến kết luận: rốt cuộc đã tìm thấy hình thức hay một kiểu Nhà nước cách mạng của giai cấp vô sản - Nhà nước chuyên chính vô sản. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô-ta viết năm 1875 Mác đã nêu rõ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội Cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là thời kỳ quá độ chính trị, và Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”1. Với mô hình và hoạt động của Công xã Paris - một nhà nước kiểu mới, Mác đã đề cập tới quan niệm về một nhà nước không còn nguyên nghĩa như một cơ quan cai trị trước đây, mà sẽ là một tổ chức xã hội mang tính nhân dân, dân chủ sâu sắc và triệt để.
Trong tác phẩm Chống Duy - rinh (1877), Ăngghen đã nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu nhà nước. Nhưng chính vì thế mà giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xoá bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước”2. Ăng ghen đã đề cập tới việc Nhà nước trở thành đại biểu của toàn thể xã hội thì bản thân nó sẽ trở thành thừa, đó là cơ sở của sự tiêu vong nhà nước. Tuy nhiên, Ăngghen đã nêu bật trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản, nhà nước tư sản không tự tiêu vong mà nó bị giai cấp vô sản thủ tiêu trong cách mạng và bằng bạo lực cách mạng. Ăng ghen còn đề cập Nhà nước là một lực lượng đặc biệt để trấn áp. Nhà nước tiêu vong là nói về thời kỳ kế tiếp sau khi Nhà nước đã nhân danh toàn xã hội mà chiếm hữu các tư liệu sản xuất.
Lênin đã kế thừa và phát triển những tư tưởng khoa học của Mác, Ăng ghen về Nhà nước. Lênin cho rằng vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về phương diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn. Tác phẩm Nhà nước và Cách mạng của Lênin xuất bản lần đầu 8-1917 là công trình lý luận đặc biệt quan trọng về Nhà nước dựa trên sự tổng kết về Nhà nước qua các cuộc cách mạng điển hình trong lịch sử. Trong tác phẩm Bàn về Nhà nước (7-1919) viết sau khi Cách mạng tháng Mười 1917 thắng lợi và ở Nga đang xây dựng Nhà nước của giai cấp vô sản, Lênin lại nhấn mạnh vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất. Trước đó, Lênin đã từng chỉ rõ: “Giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chính quyền, và qua các ví dụ rút từ lịch sử, chúng ta thấy rằng giai cấp công nhân thường giành được chính quyền vào tay mình, nhưng không giữ vững được chính quyền chỉ vì không có những tổ chức đủ mạnh”1.
Từ cuối thế kỷ XIX Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Trên đất nước Việt Nam tồn tại 2 hệ thống chính quyền nhà nước: Phong kiến và thuộc địa. Hai hệ thống chính quyền đó câu kết với nhau áp bức và thống trị nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam làm cho mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước để giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc và cũng là giành chính quyền về tay nhân dân. Quá trình tìm đường cứu nước, chuẩn bị thành lập Đảng cách mạng ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc ngày càng nhận thức sâu sắc sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp phải được hoàn thành bằng một cuộc cách mạng triệt để dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà nước vô sản để từ đó vận dụng vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8773 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa mác - Lênin của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước kiểu mới trong cách mạng giải phóng dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách mạng tháng Mười Nga (7-11-1917) đã ra đời kiểu nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Hình thức chính quyền nhà nước đó cũng đã được xác lập ở một số nước sau cách mạng tháng Mười như Xô Viết Hunggari 1919, Xô Viết Bavie ở Đức 1919.
ở Việt Nam, khi Đảng Cộng sản thành lập (3-2-1930) trong Cương lĩnh 1930 cũng chủ trương xây dựng chính quyền Xô Viết công nông binh. Cao trào cách mạng 1930-1931 do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã dẫn tới sự ra đời của chính quyền kiểu xô viết ở một số địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh (Xô Viết Nghệ Tĩnh).
Từ thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân trong những năm 1930-1945 Đảng ta đã một mặt phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, đặt mục tiêu độc lập dân tộc lên hàng đầu, mặt khác điều chỉnh nhận thức, từng bước đi đến sự lựa chọn một hình thức chính quyền nhà nước thích hợp với mục tiêu cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã chủ trương thay khẩu hiệu lập Chính phủ Xô Viết công nông binh là hình thức Chính phủ riêng cho quần chúng lao động thành khẩu hiệu lập Chính phủ Cộng hoà dân chủ “là hình thức chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.539.
. Với chủ trương đó, một năm sau, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1939) cũng với việc lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng, ở một số địa phương đã nêu khẩu hiệu thành lập chính thể dân chủ cộng hoà.
Ngày 28-1-1941 Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sau gần 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài đã trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cao trào giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941) do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã nhấn mạnh trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). “Việt Nam độc lập đồng minh sẽ lấy ngọn cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh làm huy hiệu”2 .3. 4Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 7, tr.122-123, 150, 559-560.
. Chương trình của Việt Minh nêu rõ: “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”3. Nghị quyết của Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 16, 17/8/1945 nêu rõ “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập”4.
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã diễn ra theo tư tưởng chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khát vọng độc lập dân tộc và dân chủ là thống nhất và thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam là hình thức nhà nước kiểu mới và sáng tạo ở nước ta. Nó đoạn tuyệt một cách triệt để đối với hệ thống chính quyền nhà nước phong kiến và thuộc địa trước đó. Nhà nước quân chủ phong kiến tồn tại đến tháng 8-1945. Chính thể đó tập trung quyền lực cao nhất ở ngôi vua. Cơ cấu bộ máy ở trung ương gồm 6 Bộ: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công. Đứng đầu cấp tỉnh là viên quan tổng đốc (với tỉnh lớn) và tuần phủ (với tỉnh nhỏ). Đứng đầu cấp huyện, phủ, châu là quan tri huyện, tri phủ, tri châu và cai quản làng xã là xã trưởng, lý trưởng. Thực dân Pháp thiết lập chính quyền Nhà nước thuộc địa ở Đông Dương. Họ lập ra liên bang Đông Dương (Union indochinoise) gồm 5 xứ với chế độ cai trị khác nhau: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung kỳ, Bắc Kỳ và Campuchia, Lào là bảo hộ. Đứng đầu liên bang Đông Dương là viên Toàn quyền người Pháp (Gouverneur général de l’ Indochine). Đứng đầu xứ Nam Kỳ là viên Thống đốc (Gouverneur de la Cochinchine). Đứng đầu Bắc Kỳ là viên Thống sứ (Résident Supérieur du Tonkin) còn đứng đầu Trung kỳ, Lào và Campuchia là các viên khâm sứ (Résident Supérieur). ở cấp tỉnh do viên Công sứ Pháp đứng đầu (Résident de France). Riêng Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng đứng đầu là viên Đốc lý người Pháp.
Sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: chính quyền phong kiến và chính quyền thuộc địa thể hiện sự thống trị nặng nề hà khắc của cả hai thế lực đế quốc thực đân và phong kiến. “Sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa” yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam phải đánh đổ cả chính quyền thuộc địa và phong kiến.
Tháng 9-1940 Phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương. Nước ta nằm dưới sự thống trị của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 9-3-1945 phát xít Nhật làm đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chỉ rõ kẻ thủ chủ yếu là phát xít Nhật và phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Ngày 15-8-1845 phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh. Với sự chuẩn bị lực lượng về mọi mặt và phong trào cách mạng đã dâng cao và chớp lấy cơ hội thuận lợi đó Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân làm cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 13 đến 15-8 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa. Ngày 16 và 17-8 Đại hội quốc dân họp. Đại hội gồm khoảng 60 đại biểu đại diện cho các đoàn thể, đảng phái yêu nước, các dân tộc, tôn giáo, đại biểu của cả Nam Bộ, Trung Bộ và Việt kiều ở Lào và Thái Lan. Đại hội hướng lên lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc để làm lễ tuyên thệ. Đại hội đã thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo, tổ chức cuộc khởi nghĩa giành độc lập. Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Sau khi cuộc tổng khởi nghĩa thành công. Ngày 28-8-1945 tại Hà Nội, Uỷ ban dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới. Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, nhiều uỷ viên của Việt Minh đã rút lui để mỗi các nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, ngoài Việt Minh tham gia Chính phủ lâm thời.
Chiều ngày 30-8-1945 tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước đó là sản phẩm của cuộc Cách mạng tháng Tám của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thủ tiêu chế độ phong kiến và thực dân, phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng ở một nước thuộc địa và do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Trong chế độ quân chủ phong kiến đương nhiên là không thể có quyền tự do, dân chủ thật sự của nhân dân. Khi thực dân Pháp xâm lược vừa duy trì chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ phong kiến làm chỗ dựa, vừa áp đặt chính quyền thuộc địa. “Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào”. Mục tiêu độc lập dân tộc và mục tiêu dân chủ càng trở nên bức thiết và không thể tách rời nhau. Về bản chất, chính thể dân chủ cộng hoà kết tinh những mục tiêu cao cả đó. Kết hợp nhuần nhuyễn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội và con người: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục tiêu thiêng liêng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập lên chế độ Dân chủ Cộng hoà”1 .2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, tập 4, tr.3, 8.
. Tuyên ngôn độc lập đề cập một nội dung thiết yếu là quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người, suy rộng ra là quyền sống, quyền độc lập tự do của mỗi dân tộc. Sau khi tố cáo tội ác của Pháp, Nhật Tuyên ngôn nêu rõ thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong cách mạng tháng Tám, khẳng định cơ sở thực tế và pháp lý của Nhà nước Việt Nam độc lập và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những chủ trương và giải pháp rất cơ bản và quan trọng để xây dựng, củng cố nền cộng hoà dân chủ, xây dựng một chính quyền nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
Ngày 3-9-1945 trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với 6 vấn đề cấp bách đặt ra đã hướng vào giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, Nhà nước. Về vấn đề xây dựng Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng Tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v...”2.
Để bảo vệ thành qủa cách mạng, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 33C thiết lập các Toà án quân sự; Sắc lệnh 33A về việc cho phép Ty liêm phóng bắt những người nguy hiểm cho chế độ Dân chủ Cộng hoà Việt Nam đưa đi an trí; Sắc lệnh 33B quy định thể lệ cho Ty liêm phóng và Sở cảnh sát phải tuân theo mỗi khi bắt người.
Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài quan trọng nhằm xây dựng, củng cố và chỉnh đốn hệ thống chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Các bài báo quan trọng đó là: Cách tổ chức các uỷ ban nhân dân (Báo Cứu quốc số 40 ngày 11-9-1945); Chính phủ là công bộc của dân (Báo Cứu quốc số 46 ngày 19-9-1945); Thiếu óc tổ chức - một khuyết điểm lớn trong các uỷ ban nhân dân (Báo Cứu quốc số 58 ngày 4-10-1945); Sao cho được lòng dân (Báo Cứu quốc số 65 ngày 12-10-1945).v.v.. Trong các bài báo quan trọng đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò và sự tổ chức quản lý của bộ máy chính quyền nhà nước các cấp trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Người cũng thẳng thắn và nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém, lỗi lầm của bộ máy chính quyền ở một số nơi. “Ta nhận thấy xung quanh các uỷ ban nhân dân, một vài nơi tiếng phàn nàn oán thán nhiều hơn tiếng người khen. Dân chúng tín nhiệm ở Chính phủ trung ương nhiều hơn các uỷ ban địa phương... dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông ngênh cậy thế, cậy quyền”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.47.
. Đặc biệt trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (Báo Cứu quốc số 69 ngày 17-10-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 6 căn bệnh trong bộ máy chính quyền nhà nước Trái phép, Cậy thế, Hủ hoá, Tư túng, Chia rẽ, Kiêu ngạo cần phải hết sức sửa chữa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phê phán những thói hư tật xấu trong bộ máy chính quyền ở nơi này hay nơi khác mà điều quan trọng là người đã nêu ra những quan điểm và những giải pháp xây dựng, củng cố nhà nước. “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, tr 56-57.
. Cách tổ chức và phương thức, phong cách làm việc của các uỷ ban nhân dân đã được Hồ Chí Minh đề ra một cách căn bản và rất cụ thể, thể hiện tinh thần dân chủ triệt để, động viên tổ chức nhân dân tham gia xây dựng chính quyền nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Cùng với 20 vạn quân Quốc dân Đảng Trung Hoa vào miền Bắc giải giáp quân Nhật ở nam vĩ tuyến 16 quân Anh kéo vào và đã giúp cho quân Pháp xâm lược lại miền Nam. Ngày 23-9-1945 thực dân pháp đánh Nam Bộ, xâm phạm đến độc lập và Nhà nước cách mạng Việt Nam. Nhân dân miền Nam đã đứng lên kháng chiến thực hiện lời thề trong Tuyên ngôn độc lập. Ngày 22-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 36/SL về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xứ, tỉnh và huyện để thành lập Uỷ ban hành chính các cấp.
Ngày 31-10-1945 Chính phủ công bố dự thảo Hiến pháp để lấy ý kiến nhân dân mong muốn tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập Hiến pháp. Phải tập trung sửa đổi theo ý kiến của nhân dân.
Ngày 25-11-1945, trong Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về kháng chiến kiến quốc đã nêu lên những chủ trương quan trọng để tăng cường xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước. Trung ương Đảng chủ trương “chấn chỉnh lại các bộ, và nếu vì lý do cần thiết thống nhất dân tộc và xúc tiến ngoại giao thì có thể cải tổ Chính phủ trước ngày họp Quốc hội. Chính phủ cải tổ ấy vẫn là Chính phủ lâm thời. Chiểu theo tinh thần bản dự thảo Hiến pháp mới và nhu cầu của tình thế mà ban hành những sắc lệnh để mang lại ngay những tự do, và hạnh phúc thực tế cho nhân dân, trong phạm vi điều kiện cụ thể của hoàn cảnh cho phép. Xem xét lại các nghị định của cả uỷ ban nhân dân xứ và địa phương để sửa chữa hay thủ tiêu nếu cần. Giải quyết một cách hợp lý vấn đề ruộng đất và thuế khoá. Trừng trị bọn phản quốc đã nhân những khó khăn về nội trị và ngoại giao và dựa vào thế lực người mà ngóc đầu dậy, trừng trị bọn chia rẽ, bọn thất bại (defaitisme), bọn đầu cơ tích trữ và bọn lạm quyền nhiễu dân. Trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến Nam Bộ và Trung Bộ (phái Uỷ viên Chính phủ vào điều khiển Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Cải cách chính quyền nhân dân ở địa phương và thanh trừng những uỷ ban nhân dân địa phương và cải thiện cách làm việc của uỷ ban ấy”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, tr.30 - 31.
.
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khó khăn và phức tạp về nội trị và ngoại giao, Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào bí mật (11-11-1945), song Đảng vẫn giữ vững sự lãnh đạo đối với Nhà nước với Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể yêu nước. Đảng vận dụng từ hệ thống tổ chức bí mật hay bán công khai, kịp họp đảng viên mới. Hệ thống chính trị của đất nước được xây dựng và củng cố. Mặt trận Việt Minh được củng cố hệ thống tổ chức thống nhất trên cả nước.
Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tích cực, khẩn trương xây dựng Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Cùng với chuẩn bị bầu cử Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp thực hiện chức năng lập pháp, bộ máy hành chính được chú trọng kiện toàn ở các cấp để thực hiện chức năng hành pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận rõ vai trò của công tác tư pháp, toà án. Ngày 1-12-1945 Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành nghị định số 37 về cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ tư pháp. Chức năng của Nhà nước về tư pháp, xét xử thi hành án đã được đề cập rõ.
Bộ máy Nhà nước được xây dựng, củng cố và thực thi những chức năng, nhiệm vụ quan trọng.
Nhà nước tổ chức toàn dân tham gia chiến dịch tăng gia sản xuất và tiết kiệm để cứu dân nghèo đang còn bị đói. Chú trọng khắc phục hậu quả lũ lụt ở Bắc Bộ sửa chữa đê điều phát triển sản xuất nông nghiệp. “Khuyến nông, làm cho tá điền và địa chủ nhân nhượng nhau để tiếp tục cầy cấy như thường, thực hành khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang”, tổ chức tiếp tế, ngăn cấm đầu cơ tích trữ, tổ chức cứu tế, thực hành khẩu hiệu “Sẻ cơm nhường áo” của Hồ Chủ tịch”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đã dẫn trang 32-33.
. Mở lại các nhà máy, khai thác mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy, hầm mỏ, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Lập quốc gia ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại các ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ và các tỉnh.
Nhà nước chăm lo phát triển giáo dục, nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng về chiến lược phát triển giáo dục và ý nghĩa của chiến lược ấy đối với sự phát triển của đất nước. Nhà nước chú trọng xây dựng đời sống mới, khắc phục những hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân. Chủ trương đó nhấn mạnh: “Về văn hoá, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá theo ba nguyên tắc: khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá”2 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đã dẫn tr. 28.
.
Chính phủ và chính quyền các địa phương ở Nam bộ và Nam Trung bộ tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cả nước chi viện cho kháng chiến ở miền Nam - phong trào Nam tiến. Quân đội quốc gia được xây dựng trên cơ sở quân giải phóng Việt Nam, Vệ quốc đoàn. Nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính với kẻ thù. Ngày 19-8-1945 lực lượng công an nhân dân ra đời để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhà nước và nhân dân. Chính quyền và công an nhân dân thực hiện phương châm khoan hồng mà không nhu nhược như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn.
Về ngoại giao, tại miền Nam nhân dân và quân đội ta kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nhưng sẵn sàng giải quyết hoà bình cuộc xung đột thông qua đàm phán. ở miền Bắc 20 vạn quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa vào để giải giáp quân Nhật. Song lại thực hiện âm mưu “lật đổ chính quyền do Việt Minh lập ra để đặt một chính phủ bù nhìn lên thay”1 . 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đã dẫn tr. 25, 27.
. Trước tình thế khó khăn phức tạp đó, chính sách ngoại giao của Nhà nước Việt Nam là phải giữ vững độc lập. Đối với Tàu, ta chủ trương Hoa-Việt thân thiện, coi Hoa kiều như dân tối huệ quốc. Đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế. “Kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ”. Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”2.
Những bước đi đầu tiên của Nhà nước cách mạng non trẻ phải đương đầu với sự bao vây và tiến công của các thế lực đế quốc và phản động bên ngoài; sự chống phá của các lực lượng phản động trong nước; khó khăn về kinh tế, tài chính và chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của đồng chí, bè bạn trên thế giới. Cái thế “ngàn cân treo sợi tóc” đó đã thử thách và kiểm chứng bản chất và sức mạnh của Nhà nước kiểu mới. Bộ máy Nhà nước mới như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại, chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm để sửa chữa khuyết điểm. Không chỉ quyết tâm nâng cao trình độ tổ chức, quản lý hành chính và bộ máy chính quyền nhà nước, mọi cán bộ, công chức còn phải quyết tâm sửa chữa những yếu kém thuộc về ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân và thái độ, tác phong, phong cách làm việc sao cho đúng là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Để mở rộng hơn nữa đại đoàn kết dân tộc và nhu cầu của ngoại giao, Chính phủ trung ương đã được mở rộng thành Chính phủ liên hiệp lâm thời. Ngày 1-1-1946 Chính phủ liên hiệp lâm thời ra mắt quốc dân, có thêm các gương mặt đại biểu cho các lực lượng, đảng phái, kể cả đảng phái đối lập như Việt Cách, Việt Quốc. Trước đó, ngày 24-12-1945 Việt Minh, Việt Cách và Việt Quốc đã ký văn bản về biện pháp đoàn kết gồm 14 điều chính và 4 điều phụ trong đó có 3 khoản chủ yếu: 1) Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Thân ái, thẳng thắn giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt. Nếu ai dùng vũ lực gây rối loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ; 2) ủng hộ Tổng tuyển cử Quốc hội và kháng chiến ; 3) Đình chỉ công khích lẫn nhau bằng ngôn luận và hành động.
Công việc soạn thảo Hiến pháp và chuẩn bị Tổng tuyển cử được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn trương nhưng vững chắc. Ngày 10-11-1945, trên báo Cứu quốc đã công bố Bản dự án Hiến pháp và thông cáo của Chính phủ mong muốn toàn dân tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp.
Công việc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa trọng đại về xây dựng Nhà nước, khẳng định sức mạnh và cơ sở pháp lý của Nhà nước cách mạng. Việc tuyên truyền, hướng dẫn công dân tham gia bầu cử trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Báo Cứu quốc của Việt Minh và báo Cờ giải phóng của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ tháng 12-1945 đổi thành báo Sự Thật cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn việc bầu cử. Tờ nhật báo Quốc hội ra 15 số từ 17-12-1945 đến 6-1-1946 nêu rõ mục đích của bầu cử:
1. Định rõ giá trị cuộc Tổng tuyển cử đối với ngoài nước và trong nước; 2. Giải thích thể lệ Tổng tuyển cử cho người công dân Việt Nam hiểu quyền hạn và bổn phận của mình trong khi chọn và cử người đại biểu vào Quốc hội; 3. Giúp các bạn ứng cử một cơ quan vận động chung để giới thiệu thành tích, khả năng và chương trình của mình.
Ngày 31-12-1945 trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài nêu rõ ý nghĩa Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ, đoàn kết. Người mong toàn thể quốc dân sẽ hăng hái tham gia Tổng tuyển cử. Tuyên bố chính sách của Chính phủ liên hiệp lâm thời cũng nêu rõ mục tiêu làm cho Tổng tuyển cử toàn quốc thành công và thống nhất các cơ quan hành chính theo nguyên tắc dân chủ. Trong Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu ngày 5-1-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. “Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.145.
.
Ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra thành công trên cả nước. ở miền Nam, trong hoàn cảnh phải kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cuộc Tổng tuyển cử vẫn diễn ra đúng kế hoạch. Nhiều tỉnh ở miền Nam đã bầu cử từ ngày 23-12-1945. Nhiều đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh trong ngày bầu cử. Riêng ở Sài Gòn - Chợ Lớn có 42 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Hà Nội và trúng cử với tỉ lệ phiếu cao nhất 169.222 phiếu, 98,4%. Tại Hà Nội 91,95% cử tri đi bỏ phiếu. 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội, người trúng cử số phiếu thấp nhất là 52,5%. Tính chung trên cả nước 89% số cử tri đi bỏ phiếu và đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội trong đó 87% số đại biểu là công nhân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu là phụ nữ và 34 đại biểu là dân tộc thiểu số. Thắng lợi của tổng tuyển cử đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể chế cộng hoà dân chủ Việt Nam.
Ngay sau bầu cử Quốc hội, bộ máy Nhà nước tiếp tục được kiện toàn và phát triển. Ngày 21-2-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL thống nhất các tổ chức cảnh sát và Liêm phóng thành cơ quan Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ nội vụ. Bộ máy tổ chức công an gồm 3 cấp: Công an trung ương, công an kỳ, công an tỉnh. Sắc lệnh số 27/SL ngày 8-2-1946 quy định mức xử phạt đối với những kẻ phạm tội. Sau cách mạng tháng Tám quân giải phóng Việt Nam được đổi thành Vệ quốc đoàn và ngày 22-5-1946 theo Sắc lệnh số 71/SL đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
Bộ máy tư pháp và tổ chức toà án cũng đã sớm được thiết lập và hoạt động. Ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33L/SL về Lập toà án quân sự để xét xử bọn phản cách mạng. Hệ thống toà án các cấp được xây dựng. Bộ tư pháp ban hành nghị định về tổ chức toà án ngày 3-12-1945. Ngày 24-1-1946 Sắc lệnh số 13/SL quy định về hệ thống tổ chức các toà án. ở xã có ban tư pháp xã, ở quận, huyện, châu có toà án sơ cấp, tỉnh có toà án đệ nhị cấp, cấp kỳ có thượng thẩm. Vai trò của luật sư và quyền bào chữa của các luật sư đã được xác định.
Nhà nước cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt đề ra nhiều chính sách, biện pháp để quản lý đất nước, xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân, tiến hành kháng chiến và trấn áp phản cách mạng, nghĩa là giải quyết những vấn đề nội trị, mặt khác phải giải quyết những quan hệ ngoại giao rất phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ chính sách ngoại giao của Nhà nước Việt Nam.
Đối với Trung Hoa. Khi quân đội Trung Hoa quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật nhưng ý đồ thật là lật đổ chính quyền cách mạng Việt Nam, mặc dầu vậy Chính phủ Việt Nam vẫn chân thành hợp tác thực hiện chính sách thân thiện nhưng kiên quyết và khôn khéo làm thất bại âm mưu và hành động của họ. Chính phủ Việt Nam đã cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân đội tưởng. Không xung đột về quân sự với quân Tưởng để phá tan âm mưu khiêu khích, lật đổ của họ. Nhân nhượng để cho những tổ chức đảng phái thân Tưởng (Việt Cách, Việt Quốc) được tham gia Chính phủ liên hiệp. Ngày 23-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trung Hoa và Việt Nam có quan hệ mấy ngàn năm với nhau về mọi phương diện văn hoá, chính trị, kinh tế. Cái quan hệ ấy càng ngày càng thêm sâu xa, mà có thể ngày càng thêm thắm thiết. Nước Việt Nam được thắng lợi trong sự độc lập, thì sự thắng lợi ấy sẽ là một điều lợi cho Trung Hoa. Trung Hoa và Việt Nam có chung với nhau một biên giới rộng mấy ngàn dặm. Nay Việt Nam không phải là thuộc địa của Pháp nữa, nước Trung Hoa sẽ bớt đi một lo ngại về miền Nam, vì trong dự định của một vài chính khách Pháp như P.Đume (P.Doumer) chẳng hạn, thì bọn thực dân Pháp vẫn ngấm ngầm định nhòm ngó mấy tỉnh trù phú miền Nam Trung Hoa như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Trung Hoa và Việt Nam có quan hệ như răng với môi vậy”1 .2. 3. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 4, tr.72, 73, 80.
.
Đối với Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với bọn thực dân Pháp cố tâm dùng võ lực lập lại chủ quyền của chúng ở đây, chúng ta nhất định chống lại chúng kỳ cùng, và nhất định chúng ta sẽ phải thắng lợi. Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ bây giờ... tỏ ra rằng một dân tộc đã có tinh thần cao đến bực ấy thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được”. “Nhưng chúng ta không chống tất cả nước Pháp, tất cả dân chúng Pháp. Nếu có những người Pháp muốn qua đây điều đình một cách hoà bình (từ trước tới nay chưa có một cuộc điều đình như vậy, nhưng giả sử có, lẽ tất nhiên chúng ta sẽ hoan nghênh, thì điều kiện căn bản của cuộc điều đình ấy là người Pháp phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam”2.
Cũng cần thấy rõ rằng, Nhà nước Cách mạng Việt Nam đã sớm chú trọng về quan hệ với Hoa Kỳ. Ngày 17-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh có điện văn gửi Tổng thống Mỹ H.Tơruman khẳng định cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý của nền độc lập và của Chính phủ Việt Nam. Ngày 22-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thư cho Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, khẳng định nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên hiệp quốc công nhận. Đặc biệt trong thư gửi Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Giêm Biếcnơ ngày 1-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhân danh Hội Văn hoá Việt Nam tôi xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội, được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hoá thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”3.
Những quan điểm và ý tưởng về quan hệ bang giao của Nhà nước ta với các nước trên đây thể hiện sự thẳng thắn, chân thành, thân thiện, thể hiện tư duy chính trị đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước cách mạng Việt Nam.
Gần hai tháng sau cuộc Tổng tuyển cử, Quốc hội đã họp kỳ đầu tiên ngày 2-3-1946 để thành lập Chính phủ chính thức - Chính phủ liên hiệp kháng chiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Thành phần Quốc hội được bầu gồm 333 đại biểu. Quốc hội cũng đã chấp nhận mở rộng thêm 70 đại biểu không qua bầu cử (đại biểu trung nhận) nên số đại biểu của Quốc hội là 403 vị. Quốc hội họp tại nhà hát lớn Hà Nội và 9 giờ sáng ngày 2-3-1946 khai mạc. Quốc hội đã bầu Ban Thường trực Quốc hội gồm 15 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết, do cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban.
Trong Diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhờ sức đoàn kết mạnh mẽ của toàn dân, chúng ta đã giành được chính quyền. Nhưng mới vừa giành được chính quyền, vừa lập nên Chính phủ thì chúng ta gặp nhiều sự khó khăn, miền Nam bị nạn xâm lăng, miền Bắc bị nạn đói khó. Song nhờ ở sự ủng hộ nhiệt liệt của toàn thể đồng bào và lòng kiên quyết phấn đấu của Chính phủ, chúng ta đã làm được đôi việc:
- Việc thứ nhất là ra sức kháng chiến
- Việc thứ hai là giảm bớt sự đói kém bằng cách thực hành tăng gia sản xuất.
- Việc thứ ba là Chính phủ đã tổ chức Tổng tuyển cử.
- Việc thứ tư là do kết quả cuộc Tổng tuyển cử ấy mà có Quốc hội hôm nay”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 tập 4, tr.190-191.
.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng báo cáo về việc thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến
Trong lời tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và Uỷ viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 4, tr.195.
.
Quốc hội cũng đã bầu Ban Thường trực Quốc hội gồm 15 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết do cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban, Phạm Văn Đồng, Cung Đình Quỳ làm Phó trưởng ban. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội cũng quyết định lập Ban dự thảo Hiến pháp. Trong khi chờ đợi Hiến pháp ghi nhận quốc kỳ, quốc ca, Quốc hội quyết định lá cờ đỏ Sao vàng là Quốc kỳ và bài Tiến quân ca là Quốc ca.
Với thành công của kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, Nhà nước đã được xây dựng, củng cố vững chắc cả về thực tế và cơ sở pháp lý. Cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ) và cơ quan tư pháp tạo thành cơ cấu đồng bộ của bộ máy Nhà nước. Bộ tư pháp là thành viên Chính phủ đã chỉ đạo quản lý tốt hơn về hoạt động tư pháp.
Ngày 16-3-1946 thành lập Hội đồng cố vấn pháp luật. Tiếp tục củng cố các toà án. Ngày 29-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về bảo vệ tự do cá nhân. Chủ tịch Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật khác. Trên thực tế đã xây dựng Nhà nước cách mạng theo hướng nhà nước pháp quyền.
Khi Quốc hội và Chính phủ chính thức được thành lập cũng là thời điểm vô cùng khó khăn phức tạp. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồng thời chính quyền Quốc dân đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Pháp có sự nhân nhượng về vấn đề Việt Nam và Đông Dương, để cho quân Pháp vào Đông Dương thay thế quân Tàu làm nhiệm vụ của quân Đồng Minh để giải giáp quân Nhật. Đổi lại Pháp phải nhường một số quyền lợi cho Chính phủ Trung Hoa. Hiệp ước Hoa-Pháp đã được ký kết ngày 28-2-1946. Hạn cuối cùng để quân đội Tưởng rút khỏi miền Bắc là 31-3-1946. Đảng ta xác định “Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là chuyện riêng của Tàu và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai, của chúng ở thuộc địa. Dù nhân dân Đông Dương muốn hay không muốn, nhất định chúng cũng thi hành hiệp định ấy”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 8, tr.41.
. Họ đặt Nhà nước ta vào chuyện đã rồi.
Tình hình phức tạp trên đây đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn thích hợp. Nếu chủ trương tiếp tục đánh Pháp đến cùng thì không những làm cho ta bị cô lập vì chống lại Đồng Minh. Thực lực tiêu hao mà cần phải có thêm thời gian để phát triển lực lượng. Nếu hoà với Pháp cũng có sự bất lợi là bọn phản động lợi dụng vu cáo Nhà nước ta bán nước cho Pháp và cũng có khả năng Pháp gia tăng lực lượng và bội ước để diệt Nhà nước ta. Sau khi phân tích tình hình, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến chủ trương tạm thời hoà với Pháp để mau chóng gạt bỏ quân Tưởng về nước. Chỉ thị Tình hình và chủ trương của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 3-3-1946 đã quyết định điều đó. Nhà nước ta với tư cách người chủ hợp pháp chủ động đàm phán để cho quân Pháp ra miền Bắc với những điều kiện của ta. Phía Pháp cũng cần có sự dàn xếp đó và không thể nhìn nhận vai trò chủ thể hợp pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam được cử đàm phán trực tiếp với phía Pháp.
Chiều ngày 6-3-1946 tại nhà số 38 phố Lý Thái Tổ Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp Jean Sainteny (Giăng Xanh tơ ny) bản Hiệp định sơ bộ. Nước Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có nghị viện, Chính phủ, quân đội và tài chính riêng, đứng trong khối Liên hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam thuận để quân đội Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân đội Trung Hoa, hạn cho quân Pháp ở Đông Dương không quá 5 năm. Hai bên đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức và trong khi đàm phán, quân hai bên đóng đâu vẫn cứ đóng đấy.
Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 là Hiệp định, văn kiện ngoại giao đầu tiên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký với nước ngoài. Quyền dân tộc cơ bản đã bước đầu được khẳng định trong văn bản ngoại giao. Đó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ có ý nghĩa quan hệ với Pháp mà cả quan hệ với các nước khác. Tiếp tục những vấn đề do Hiệp định sơ bộ đặt ra, Hội nghị trù bị họp ở Đà Lạt giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đoàn Chính phủ Pháp ngày 19-4-1946 để chuẩn bị cho cuộc đàm phán chính thức sẽ diễn ra ở nước Pháp. Hội nghị trù bị Đà Lạt không có kết quả, phía Việt Nam kiên quyết bác bỏ ý đồ của Pháp thiết lập trở lại chế độ thuộc địa ở Việt Nam.
Nhận lời mời của Chính phủ Pháp, ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm chính thức nước Pháp. Bộ trưởng Bộ nội vụ Huỳnh Thúc Kháng được giao giữ chức quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu với 17 thành viên cũng lên đường sang Pháp để thực hiện cuộc đàm phán chính thức. Ngày 6-7-1946 cuộc đàm phán đã diễn ra ở Phôngtennơblô (Fontainnebleau). Cuộc đàm phán cũng không mang lại kết quả do lập trường thực dân phản động của phía Pháp. Để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng ở trong nước và tỏ rõ mong muốn hoà bình, hữu nghị với nước Pháp trước khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại M.Mutê (M.Moutet) bản Tạm ước 14-9-1946. Ngày 20-10-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Hà Nội. Đó là cuộc đi thăm nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước cách mạng Việt Nam và cũng là chuyến đi thăm nước ngoài dài ngày nhất của một vị nguyên thủ quốc gia. Đó cũng là nét độc đáo của ngoại giao của Nhà nước cách mạng Việt Nam.
Lịch sử sẽ mãi mãi ghi đậm chuyến đi thăm nước Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời gian ở thăm nước Pháp thay mặt cho Nhà nước và dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lập trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác bình đẳng với nước Pháp. Đáp từ trong buổi chiêu đãi của Chủ tịch Chính phủ Pháp G.Biđôn (Georges Bidault), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi lý tưởng bất hủ của cách mạng Pháp 1789 và nói rõ một sự thật là “Nước Pháp tuy có nhiều tỉnh khác nhau nhưng vẫn là một nước thống nhất và không thể chia sẻ được”1 .2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, tập 4, tr.267, 268.
. Nước Việt Nam cũng như vậy, đã và đang tranh đấu cho lý tưởng độc lập và thống nhất. Nước Pháp và dân tộc Pháp quý trọng độc lập, tự do và thống nhất của mình thì cũng phải tôn trọng độc lập, tự do, thống nhất của Việt Nam. Hồ Chí Minh mong muốn sự thành thực và tin cậy lẫn nhau trong quan hệ hai nước. “Sự thành thực và sự tin cẩn lẫn nhau sẽ san phẳng được hết thảy những trở ngại”. “Chúng ta được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác). “Với một sự tin cẩn lẫn nhau, những dân tộc tự do và bình đẳng vẫn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhất”2.
Trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Văn Đồng đi thăm và đàm phán ở Pháp, với tư cách quyền Chủ tịch Chính phủ, cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thực hiện thành công lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đã tiếp tục củng cố và bảo vệ vững chắc Nhà nước cách mạng. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các lực lượng công an nhân dân đã làm thất bại âm mưu và kế hoạch đảo chính của thực dân Pháp và Quốc dân Đảng tay sai hòng lật đổ Nhà nước ta. Đêm ngày 11 rạng sáng 12-7-1946 được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng công an nhân dân đã tiến công các trụ sở của bọn phản động ở số nhà 132 Đuy-vi-nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân, số nhà 80 Quán Thánh và đặc biệt là ở trụ sở Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều. Chiến công đó đã đập tan kế hoạch đảo chính mà thực dân Pháp và tay sai định làm vào ngày 14-7-1946. Chiến công đó đã chẳng những đã bảo vệ được Nhà nước cách mạng mà còn tố cáo trước công luận âm mưu và hành động tội lỗi của kẻ thù, nêu cao thanh thế của Nhà nước cách mạng.
Sự nghiệp xây dựng Nhà nước luôn luôn gắn liền với nhiệm vụ củng cố, bảo vệ Nhà nước. Cũng như cuộc đấu tranh giành chính quyền, cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền nhà nước cách mạng rất khó khăn, phức tạp. Nhà nước cách mạng Việt Nam phải hoàn toàn tự bảo vệ. Không những phải quyết tâm tự bảo vệ mà còn phải tìm ra phương sách tự bảo vệ có hiệu qủa như chỉ dẫn của Lênin. Nhà nước phải thường xuyên được tự củng cố, phải có chiến lược, chính sách đối nội, đối ngoại và sách lược đúng đắn. Nhà nước cũng thường xuyên khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, những căn bệnh làm suy yếu Nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đề ra. Nhà nước gắn bó với dân tộc và phải thật sự là công bộc của dân. Nhờ sự ủng hộ to lớn về vật chất và chính trị tinh thần của nhân dân mà Nhà nước cách mạng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức vững vàng phát triển.
Mặc dù Đảng Cộng sản phải rút vào bí mật song, Đảng vẫn thực hiện có hiệu quả sự lãnh đạo đối với Nhà nước và trên thực tế Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo vẫn là Đảng cầm quyền. Để tăng cường sức mạnh mọi mặt của đất nước, Đảng không chỉ chăm lo xây dựng, củng cố Nhà nước mà còn chú trọng xây dựng củng cố Mặt trận Việt Minh. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được tăng cường hơn khi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức một hình thức Mặt trận mới bên cạnh Mặt trận Việt Minh. Ngày 29-5-1946 Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam đã chính thức thành lập ở Hà Nội. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam có mục đích đoàn kết tất cả đảng phái yêu nước và các đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Các đoàn thể và tổ chức của giai cấp công nhân, nông dân và trí thức được củng cố. Hệ thống chính trị của đất nước được tăng cường về mọi mặt. Hệ thống chính trị không chỉ là cơ cấu tổ chức mà còn là chế độ chính trị cộng hoà dân chủ phấn đấu vì độc lập hoàn toàn của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó là chế độ chính trị hoàn toàn mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Những năm 1945-1946 như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân” “Mặc dù nhiều khó khăn to lớn, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân đưa nước ta qua những thác ghềnh nguy hiểm và đã thực hiện nhiều điểm của chương trình Mặt trận Việt Minh. Tổ chức Tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội và lập Hiến pháp. Xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Tiêu diệt bọn phản động Việt Nam. Xây dựng và củng cố quân đội nhân dân, vũ trang nhân dân. Đặt Luật lao động. Giảm tô, giảm tức. Xây dựng văn hoá nhân dân. Mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất (lập Liên Việt)”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.161-162.
.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và hoạt động của Nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ từ trung ương tới địa phương) và cơ quan tư pháp (hệ thống toà án) đã theo hướng đó và thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc phấn đấu cho độc lập, thống nhất hoàn toàn và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
Chỉ 3 tuần lễ sau ngày tuyên bố độc lập và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra mắt quốc dân, thực dân Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn (23-9-1945), mở đầu cuộc xâm lược lần thứ 2 đối với Việt Nam. Thực hiện ý chí chống xâm lược và lời thề độc lập quân và dân Nam bộ đã tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền nhà nước non trẻ. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò tổ chức của Nhà nước cách mạng vẫn tiếp diễn.
Ngày 20-12-1946 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra trên cả nước. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 23-9-1945 đến 20-7-1954 với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954) có vai trò to lớn trong tổ chức điều hành của Nhà nước dân chủ nhân dân. Đó là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Cũng trong quá trình đó, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ngày càng được xác định rõ và cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát huy sức mạnh. Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam đã tổ chức thắng lợi sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954) và tiến lên xã hội chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hoà ở miền Bắc chuyền sang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ miền Bắc và chi viện cách mạng miền Nam, tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975) thống nhất đất nước, xây dựng Nhà nước cách mạng trên cả nước. Suốt 30 năm (1945 - 1975) lịch sử đã khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước cách mạng Việt Nam trong quá trình hoàn thành triệt để sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chức năng tổ chức chiến tranh cách mạng của Nhà nước là một chức năng, nhiệm vụ nổi bật. Quá trình đó cũng khẳng định tính thống nhất và tính liên tục của Nhà nước cách mạng Việt Nam kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhà nước được xây dựng và hoạt động theo cơ sở và nội dung pháp lý của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
Nghiên cứu về Nhà nước cách mạng kiểu mới của Việt Nam trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc không thể không chú ý 2 thời kỳ nổi bật: thời kỳ từ 1930 đến 1945 đấu tranh để giành độc lập dân tộc gắn liền với thiết lập Nhà nước cách mạng kiểu mới; thời kỳ từ 1945 đến 1975 không ngừng củng cố, xây dựng, tăng cường sức mạnh của Nhà nước đủ sức tổ chức thành công sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn. Đó cũng là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước, xây dựng và vận hành hoạt động của Nhà nước phùhợp với thực tiễn Việt Nam, từ việc xoá bỏ Nhà nước phong kiến, thuộc địa để thiết lập Nhà nước dân chủ nhân dân - Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo đó có thể thấy rõ trên một số thành công nổi bật.
- Đã xây dựng bộ máy chính quyền Nhà nước, xác định chức năng, nhiệm vụ và vận hành hoạt động của Nhà nước theo thể chế dân chủ - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chính quyền Nhà nước là sản phẩm của cuộc cách mạng nhân dân nghĩa là do nhân dân xây dựng từ chính quyền Trung ương tới chính quyền ở cơ sở. Cũng chính nhân dân đã quyết tâm bảo vệ nền độc lập, bảo vệ chính quyền. Chính quyền Nhà nước đã ban bố pháp luật và chính sách bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Chính quyền Nhà nước thực hiện quyền lực do nhân dân uỷ nhiệm để quản lý đất nước, xã hội, tổ chức công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Ngay từ Hiến pháp 1946 đã khẳng định mọi quyền bính thuộc về nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ quan điểm, nước ta là nước dân chủ nghĩa là nhân dân làm chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân. Nhân dân và Nhà nước, Chính phủ đoàn kết thành một khối phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh vì độc lập thống nhất hoàn toàn của dân tộc. Nhà nước cách mạng Việt Nam không phải là cơ quan cai trị dân mà để phục vụ nhân dân, theo tư tưởng của Mác, Ăng ghen, một Nhà nước như thế không còn nguyên nghĩa Nhà nước nữa. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Nhà nước từng bước được xác định và vận hành theo hướng đó.
- Càng tiến tới sự hoàn thiện chế độ dân chủ và thể chế dân chủ bao nhiêu cũng có nghĩa ngày càng hoàn thiện Nhà nước. Lênin cho rằng: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của Nhà nước”1 . Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tập 33, tr.123.
. Mục tiêu tồn tại và hoạt động của Nhà nước cách mạng là thực hiện dân chủ và thật sự vì dân. Điều đó rất có ý nghĩa ngay từ khi Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh lựa chọn hình thức Nhà nước đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà không phải là Cộng hoà Xô Viết hay chính quyền Xô Viết công nông binh. Hình thức Nhà nước Cộng hoà dân chủ là sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam để triệt để xoá bỏ nền quân chủ chuyên chế phong kiến và chính quyền thuộc địa cũng không kém phần chuyên chế. Dưới chính quyền thuộc địa, thực dân Pháp đã không cho dân ta hưởng một chút quyền tự do dân chủ nào thì chính thể mới dân chủ Cộng hoà càng đặc biệt có ý nghĩa cả trong nhận thức và mục tiêu phấn đấu cụ thể. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trở thành mục tiêu phấn đấu cao cả nhưng cũng thiết thực của Nhà nước dân chủ cộng hoà. Quan niệm có tính nguyên lý là Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp là công cụ thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam ngay từ đầu đã là sản phẩm của cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân dân lao động. Do đó, bản chất dân tộc, nhân dân là đặc điểm nổi bật của Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam.
- Xây dựng và củng cố Nhà nước gắn liền với xây dựng hệ thống pháp luật. Ngay sau ngày truyền bá độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương sớm bầu cử Quốc hội và soạn thảo Hiến pháp. Điều đó khẳng định cơ sở pháp lý, tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước đồng thời sử dụng Hiến pháp và hệ thống pháp luật để quản lý đất nước và xã hội: Việc bầu cử Quốc hội (6-1-1946) và lập Chính phủ chính thức (2-3-1946), Quốc hội thông qua Hiến pháp (9-11-1946) đã khẳng định ngay từ đầu Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới. Nhà nước pháp quyền nghĩa là khẳng định vai trò tối cao của Pháp luật, Nhà nước quản lý bằng pháp luật, thực hiện ý tưởng của Hồ Chí Minh “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhấn mạnh Nhà nước pháp quyền kiểu mới bởi Hiến pháp 1946 và các văn bản pháp luật và chính quyền nhà nước ban hành và sau đó thật sự là Hiến pháp dân chủ đầu tiên ở nước ta và pháp luật bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích của nhân dân. Nội dung Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước gồm Quốc hội (nghị viện), Chính phủ (nội các), Toà án đã thể hiện cơ cấu hệ thống tổ chức Nhà nước pháp quyền. Do hoàn cảnh kháng chiến mà Chính phủ, Quốc hội chuyển sang tổ chức nhiệm vụ kháng chiến chống xâm lược nên không có điều kiện để thực hiện đầy đủ vai trò của Nhà nước. Khi kháng chiến thắng lợi Nhà nước được hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế, thể chế vận hành theo nội dung của nhà nước pháp quyền. Đó là hiện thực lịch sử và cũng để lại kinh nghiệm cho việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước ở các thời kỳ sau và nhất là hiện nay đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo thành công cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập cho dân tộc và giành chính quyền về tay nhân dân. Đảng và Hồ Chí Minh đã lãnh đạo xây dựng và củng cố Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước là nhân tố quyết định đến bản chất cách mạng và sức mạnh của bản thân nhà nước. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của những năm tháng đầu tiên sau cách mạng tháng Tám mà phải mỏ rộng Quốc hội và Chính phủ để các đảng phái đối lập (Việt Quốc, Việt Cách...) tham gia, song nhà nước vẫn giữ được bản chất, tính chất cách mạng và Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo Nhà nước. Với đường lối đại đoàn kết toàn dân của Đảng, Nhà nước cách mạng Việt Nam đã được sự ủng hộ và tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước kể cả việc mời cựu Hoàng Bảo Đại và một số người trong chính quyền cũ tham gia vào bộ máy và công việc của Nhà nước cách mạng. Có thể thấy rõ bộ máy và hoạt động của Nhà nước ta trong cách mạng giải phóng dân tộc tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hình ảnh của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, cầm quyền với vai trò của Nhà nước, với vai trò của nhân dân, của Mặt trận dân tộc thống nhất đã được xử lý, kết hợp thành công và tiếp tục đặt ra cho vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
Nhà nước cách mạng kiểu mới của Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc và tiến hành kháng chiến chống xâm lược đã thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là giành độc lập và thống nhất hoàn toàn và cũng là bảo vệ nền độc lập, bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước đã thực hiện những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. Những hoạt động ngoại giao đối với chính quyền Quốc dân Đảng Trung Hoa năm 1945-1946, ký Hiệp định sơ bộ với Pháp 6-3-1946, chuyến đi thăm Pháp 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những cố gắng ngoại giao tối đa để tránh xung đột với Pháp v.v... thể hiện chính sách ngoại giao hoà bình hữu nghị của Nhà nước Việt Nam. Nhà nước cách mạng Việt Nam mong muốn “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, tập 5, tr.220.
. Đó là tư tưởng, quan điểm nhất quán về ngoại giao của Nhà nước cách mạng Việt Nam từ khi ra đời đến nay, phát triển tư tưởng của Mác, Lênin về chính sách ngoại giao hoà bình, hữu nghị của chủ nghĩa xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa mác-lênin của hồ chí minh và đảng cộng sản việt nam về xây dựng nhà nước kiểu mới trong cách mạng giải ph.doc