Đề tài Sửa Chữa Mainboard

Sau thời gian dài học tập tại trường và được nhà trường giới thiệu vào thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại GIA BÌNH, cho tới nay chúng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân về công việc của mình. Là một người kĩ thuật viên để sửa chữa được máy tính, máy in và đưa các thiết bị vào hoạt động được đỏi hỏi chúng ta phải có tay nghề tốt, cẩn thận trong công việc, tỉ mỉ tìm tòi, chuẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra cách giải quyết hợp lí và nhanh nhất.

doc73 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sửa Chữa Mainboard, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́c lĩnh vực nghề nghiệp như giáo dục, thông tin, giải trí, ngân hàng, kinh doanh, y tế, dự báo thời tiết, và nghiên cứu khoa học. Tại nhà, chúng ta dùng máy tính để liên lạc với người khác qua mạng Internet, giải trí, thực hiện việc tìm kiếm, viết và soạn bài tập, tạo ảnh, theo dõi tài chính cá nhân và rất nhiều việc khác. Máy tính có thể được mô tả là một thiết bị điện tử thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ hoạ. Hiện nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng máy tính đang trở nên rất phổ biến và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đối với những người vừa làm quen với máy vi tính thì chúng ta cần phải tìm hiểu về cấu trúc của máy tính để có thể sử dụng máy tính một cách có hiệu quả. Để có được một bộ máy tính hoàn thiện cung cấp cho ngưòi sử dụng chúng ta cần rất nhiều các bộ phận để lắp đặt như: CPU, RAM, Ổ cứng, Mainboard…. Mỗi bộ phận đều có một nhiệm vụ riêng và không thể tách rời nhau. Nếu như một bộ phận ngừng hoạt động thì cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Trong số các thành phần cấu thành máy tính, nếu CPU đóng vai trò là bộ xử lí trung tâm và quyết định tốc độ xử lí của hệ thống thì Mainboard (Bo mạch chủ) cũng đóng vai trò hết sức quan trọng tạo ra một môi trường hoạt động ổn định cho tất cả các thiết bị khác kể cả CPU. Mainboard chịu trách nhiệm kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy tính .Bản thân tên gọi Mainboard (Bo mạch chủ) cũng nói lên điều này. Mainboard là thành phần chính trong máy vi tính. Hư hỏng do mainboard gây ra sẽ làm cho toàn bộ hệ thống "Ngừng thở", "không hình, không tiếng " hoặc "chập chờn không ổn định" hay "treo máy"... Nói chung là "rất khó chịu". Đối với người có chuyên môn về "phần cứng" thì không mấy lo ngại, nhưng đối với nhiều người thì việc mainboard bị lỗi là cực kỳ khủng khiếp. Mainboard bị lỗi, bị hư hỏng sẽ gây khó khăn và trở ngại rất nhiều cho công việc của chúng ta hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này nhóm chúng em sẽ trình bày trong chuyên đề: “ Sửa Chữa Mainboard ” đó cũng chính là nội dung đề tài mà nhóm chúng em thực hiện trong bản báo cáo thực tập này. PHẦN A: GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP Công ty TNHH Gia Bình (Đại lý phân phối chính thức FPT ELEAD tại Việt Trì – Phú Thọ) Tên công ty: Công ty TNHH Gia Bình. Địa chỉ: Số nhà 1214 – Tiên Cát – Việt Trì – Phú Thọ. SĐT: (0210).6258.048 Fax (0210).6258.047 Công ty TNHH Gia Bình chính thức thành lập năm 2008. Là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực mũi nhọn của nghành Công nghệ thông tin, như cung cấp phân phối thiết bị máy tính của FPT, bảo hành sửa chữa nâng cấp các linh kiện vi tính, máy photo, máy in, máy scan, lắp đặt thiết bị camera,… ĐẶC ĐIỂM AN TOÀN CỦA CÔNG TY KHI LÀM VIỆC Cẩn thận tỉ mỉ trong công việc. An toàn trong lao động. Phòng chống cháy nổ. An toàn chấp hành luật khi tham gia giao thông. Chấp hành nội quy công ty đề ra. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Phân phối các thiết bị máy tính, máy in, máy scan, camera…. Tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng, giải pháp mạng, an ninh mạng… Sửa chữa máy vi tính, máy in, máy fax, camera các loại. Đổ mực máy in, máy photo, máy fax các loại… GIÁM ĐỐC 4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY: QUẢN LÍ CÔNG TY PHÒNG KĨ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Theo sơ đồ tổ chức công ty trên mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đưa công ty phát triển, ổn định, phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh và có mối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn hoạt động có hiệu quả. Giám đốc: Là người điều hành mọi mặt hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Ngoài ra trực tiếp chỉ đạo các công tác như: tài chính, kế toán, hạch toán vật tư, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm… Quản lí công ty: Là người giúp giám đốc trong việc điều hành và quản lí công ty, chịu trách nhiệm phụ trách quản lí trực tiếp hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt giám đốc điều hành công ty trong lúc giám đốc vắng mặt. Phòng kĩ thuật: Nhiệm vụ chính là lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các sản phẩm của công ty đồng thời phải có sự phản hồi cho phòng kinh doanh để đẩy mạnh quá trình phát triển của công ty. Phòng kế toán: Là bộ phận quản lí tài chính kế toán và kiểm soát, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời tuân thủ các quy định tài chính kế toán hiện hành. Phòng kinh doanh: Là đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn cao, có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực kinh doanh. Giúp công ty tiêu thụ các sản phẩm, nắm bắt thị trường hiện có, phát triển thị trường, mở rộng lĩnh vực kinh doanh cho công ty. 5. NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP Sửa chữa phần cứng máy tính, lắp ráp cài đặt máy vi tính . Đổ mực máy in và sửa chữa máy in. Bảo hành sửa chữa máy in và máy tính. Người hướng dẫn: Nguyễn Tiến Mạnh (Nhân viên kĩ thuật) Trần Văn Dương (Nhân viên kĩ thuật) Nguyễn Tiến Thuận (Nhân viên kĩ thuật) PHẦN B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương 1. MAINBOARD (BO MẠCH CHỦ) 1. Giới thiệu chung về Mainboard Mainboard (bo mạch chủ) là thành phần không thể thiếu trong máy tính. Mainboard chịu trách nhiệm kết nối và truyền dẫn các thiết bị khác nhau trong máy tính. Trên Mainboard thường trang bị các cổng mở rộng ISA, PCI, AGP, PCIXpress, IDE, SCSI, SATA, USB, COM, PS/2, RJ45, khe cắm CPU sóc két 478, 775..., và các chíp cầu bắc, cầu nam, Bios,...... 2. Chức năng của Mainboard Mainboard của máy tính có các chức năng sau đây: Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy vi tính thống nhất . Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bịtrên . Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắm rời trên Mainboard . 3.Sơ đồ khối của Mainboard 4.Nguyên lý hoạt động của Mainboard Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào. Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI v v... Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn gọi là tốc độ Bus. Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU là 533MHz nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và tốc độ ra vào Card Sound gắn trên khe PCI lại chỉ có 66MHz . Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc được nạp từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý trên CPU rồi lại tạm thời đưa kết quả xuống bộ nhớ RAM trước khi đua qua Card Sound ra ngoài, toàn bộ hành trình của dữ liệu di chuyển như sau : Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc 33MHz đi qua Chipset cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua Chipset cầu bắc vào bộ nhớ RAM với vận tốc 266MHz, dữ liệu từ Ram được nạp lên CPU ban đầu đi vào Chipset bắc với tốc độ 266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ 533MHz,kết qủa xử lý được nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại,sau đó dữ liệu được gửi tới Card Sound qua Bus 266MHz của RAM, qua tiếp Bus 133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz của khe PCI. => Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau là: CPU có Bus (tốc độ truyền qua chân) là 533MHz RAM có Bus là 266MHz Card Sound có Bus là 66MHz Ổ cứng có Bus là 33MHz đã làm việc được với nhau thông qua hệ thống Chipset điều khiển tốc độ Bus. 5. Các thành phần trên Mainboard 5.1. Chipset cầu bắc (North Bridge ) và Chipset cầu nam ( Sourth Bridge ) 5.1.1. Nhiệm vụ của Chipset : Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau. Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị. Thí dụ : CPU có tốc độ Bus là 400MHz nhưng Ram có tốc độ Bus là 266MHz để hai thành phần này có thể giao tiếp với nhau thì chúng phải thông qua Chipset để thay đổi tốc độ Bus. Chipset North Bridge 5.1.2. Khái niệm về tốc độ Bus : Đây là tốc độ tryền dữ liệu giữa thiết bị với các Chipset. Thí dụ : Tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU với Chipset cầu bắc chính là tốc độ Bus của CPU, tốc độ truyền giữa Ram với Chipset cầu bắc gọi là tốc độ Bus của Ram ( thường gọi tắt là Bus Ram ) và tốc độ truyền giữa khe AGP với Chipset là Bus của Card Video AGP. Ba đường Bus là Bus của CPU, Bus của RAM và Bus của Card AGP có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một Mainboard vì nó cho biết Mainboard thuộc thế hệ nào và hỗ trợ loại CPU, loại RAM và loại Card Video nào ? Sơ đồ minh hoạ tốc độ Bus của các thiết bị liên lạc với nhau qua Chipset hệ thống . 5.2. Đế cắm CPU Ta có thể căn cứ vào các đế cắm CPU để phân biệt chủng loại Mainboard. 5.2.1. Khe cắm CPU kiểu Slot - Cho các máy Pentium 2 : Khe cắm này chỉ có ở các máy Pentium 2, CPU không gắn trực tiếp vào Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó được gắn xuống Mainboard thông qua khe Slot như hình dưới đây : Mainboard của máy Pentium 2 5.2.2. Đế cắm CPU kiểu Socket 370 - Cho các máy Pentium 3 : Đây là đế cắm trong các máy Pentium 3,đế cắm này có 370 chân . Đế cắm CPU - Socket370 trong các máy Pentium 3 5.2.3. Đế cắm CPU - Socket 423 - Cho các máy Pentium 4 : Đây là kiểu đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời đầu giành cho CPU có 423 chân . Đế cắm CPU - Socket 423 trong các máy Pentium 4 đời đầu 5.2.4. Đế cắm CPU - Socket 478 - Cho các máy Pentium 4 : Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời trung , chíp loại này có 478 chân . Đế cắm CPU - Socket 478 trong các máy Pentium 4 đời trung 5.2.5. Đế cắm CPU - Socket 775 - Cho các máy Pentium 4 : Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời mới. Đế cắm CPU - Socket 775 trong các máy Pentium 4 đời mới 5.2.6. Đế cắm CPU - Socket 1366 - Cho các máy chip i7: Đây là loại đế cắm CPU trong các máy dùng chíp core i7 hiện nay. Đế cắm CPU dùng cho core i7 5.3. Khe cắm bộ nhớ Ram 5.3.1. Khe cắm SDRam - Cho máy Pentium 2 và Pentium 3 : SDRam (Synchronous Dynamic Ram) => Ram động có khả năng đồng bộ, tức Ram này có khả năng theo kịp tốc độ của hệ thống. SDRam có tốc độ Bus từ 66MHz đến 133MHz. Khe cắm SDRam trong máy Pentium 2 và Pentium 3 5.3.2. Khe cắm DDRam - Cho máy Pentium 4 : DDRam (Double Data Rate Synchronous Dynamic Ram) =>Chính là SDRam có tốc độ dữ liệu nhân 2 . DDRam có tốc độ Bus từ 200MHz đến 533MHz. Khe cắm DDRam trong máy Pentium 4 5.4. Khe cắm mở rộng 5.4.1. ISA ISA ( Industry Standar Architecture => Kiến trúc tiêu chuẩn công nghệ ) đây là khe cắm cho các Card mở rộng theo tiêu chuẩn cũ, hiện nay khe cắm này chỉ còn tồn tại trên các máy Pentium 2 và Pentium 3 , trên các máy Pentium 4 khe này không còn xuất hiện . 5.4.2. PCI PCI ( Peripheral Component Interconnect => Liên kết thiết bị ngoại vi ) Đây là khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là 33MHz, cho tới hiện nay các khe cắm này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các máy Pentium 4. 5.4.3. AVG AGP ( Accelerated Graphic Port ) Cổng tăng tốc đồ hoạ , đây là cổng giành riêng cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ , tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt 66MHz 1X, 1X = 66 MHZ ( Cho máy Pentium 2 & Pentium 3 ) 2X = 66 MHz x 2 = 133 MHz ( Cho máy Pentium 3 ) 4X = 66 MHz x 4 = 266 MHz ( Cho máy Pentium 4 ) 8X = 66 MHz x 8 = 533 MHz ( Cho máy Pentium 4 ) 16X = 66 MHz x 16 = 1066 MHz ( Cho máy Pentium 4 ) 6. Các thành phần khác 6.1. Bộ nhớ Cache : Là bộ nhớ đệm nằm giữa bộ nhớ RAM và CPU nhằm rút ngắn thời gian lấy dữ liệu trong lúc CPU xử lý, có hai loại Cache là Cache L1 và Cache L2. Với các máy Pentium 2 Cache L1 nằm trong CPU còn Cache L2 nằm ngoài CPU. Từ các máy Pentium 3 và 4 Cache L1 và L2 đều được tích hợp trong CPU Không như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Cache được làm từ RAM tĩnh có tốc độ nhanh và giá thành đắt . 6.2. ROM BIOS ( Read Only Memory Basic Input/Output System => Bộ nhớ chỉ đọc, lưu trữ các chương trình vào ra cơ sở ) => Đây là bộ nhớ chỉ đọc được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn các chương trình phục vụ các công việc : Khởi động máy tính và kiểm tra bộ nhớ Ram, kiểm tra Card Video, bộ điều khiển ổ đĩa , bàn phím ... Tìm hệ điều hành và nạp chương trình khởi động hệ điều hành . Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy ( CMOS Setup ) Khi bạn vào chương trình CMOS Setup, phiên bản Default của cấu hình máy được khởi động từ BIOS, sau khi bạn thay đổi các thông số và Save lại thì các thông số mới được lưu vào RAM CMOS và được nuôi bằng nguồn Pin 3V, RAM CMOS là một bộ nhớ nhỏ được tích hợp trong Sourth Bridge 6.3. Các cổng giao tiếp Đầu cắm nguồn: 6.4. Jumper và Switch Trong các Mainboard Pentium 2 và Pentium 3 có rất nhiều Jumper và Switch, đó là các công tắc giúp cho ta thiết lập các thông số như : Thiết lập tốc độ Bus cho CPU Thiết lập số nhân tốc độ của CPU Clear ( Xoá ) chương trình trong CMOS ... Các Jumper ở trên Mainboard Một bảng hướng dẫn thiết lập Jumper trên Mainboard Lưu ý : Các Jumper chỉ còn xuất hiện trên các máy Pentium 2 và Pentium 3 , trong các Mainboard Pentium 4 rất ít xuất hiện các Jumper hay Switch là vì máy Pentium 4 các tiến trình này đã được tự động hoá. 7. Đặc điểmcác thế hệ Mainboard 7.1. Mainboard của máy Pentium 2 Mainboard máy Pentium 2 Đặc điểm : CPU gắn vào Mainboard theo kiểu khe Slot. Hỗ trợ tốc độ CPU từ 233MHz đến 450MHz Hỗ trợ Bus của CPU ( FSB ) là 66MHz và 100MHz. Trên Mainboard có các Jumper để thiết lập tốc độ. Sử dụng SDRam có Bus 66MHz hoặc 100MHz. Sử dụng Card Video AGP 1X. 7.2. Mainboard máy Pentium 3 Mainboard máy Pentium 3 - Socket 370 Đặc điểm : CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 370 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 500MHz đến 1,4GHz Hỗ trợ Bus của CPU ( FSB ) là 100MHz và 133MHz Trên Mainboard có các Jumper để thiết lập tốc độ, các đời về sau không có . Sử dụng SDRam có Bus 100MHz hoặc 133MHz Sử dụng Card Video AGP 2X. 7.3. Mainboard máy Pentium 4 soket 423 Mainboard máy Pentium 4 ( Đời đầu ) - Socket 423 Đặc điểm : CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 423 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 1,5GHz đến 2,5GHz Sử dụng Card Video AGP 4X => Mainboard này có thời gian tồn tại ngắn và hiện nay không thấy xuất hiện trên thì trường nữa . 7.4. Mainboard máy Pentium 4 soket 478 Mainboard máy Pentium 4 ( Đời trung ) - Socket 478 Đặc điểm : CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 478 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 1,5GHz đến trên 3GHz Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) từ 400MHz trở lên Sử dụng Card Video AGP 4X, 8X Sử dụng bộ nhớ DDRam có tốc độ Bus Ram từ 266MHz trở lên => Mainboard này tồn tại trong thời gian dài và hiện nay (2006) vẫn còn phổ biến trên thị trường . 7.5. Mainboard máy Pentium 4 socket 775 Đặc điểm : CPU gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 775 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 2GHz đến trên 3,8GHz Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) từ 533MHz trở lên Sử dụng Card Video AGP 16X hoặc Card Video PCI Express 16X Sử dụng bộ nhớ DDRam có tốc độ Bus từ 400MHz trở lên => Mainboard này hiện nay(2006) đang được ưa chuộng trên thị trường . Mainboard máy Pentium 4 ( Đời mới ) - Socket 775 7.6. Mainboard Socket 939 cho CPU hãng AMD Mainboard Socket 939 dùng CPU hãng AMD Đặc điểm : Sử dụng CPU của hãng AMD gắn vào Mainboard theo kiểu đế cắm Socket 939 Hỗ trợ tốc độ CPU từ 2GHz đến trên 4GHz Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) từ 533MHz trở lên Sử dụng bộ nhớ DDRam có tốc độ Bus từ 400MHz trở lên. 7.7. Mainboard Socket 775 hỗ trợ Chip Intel Core™ 2 Duo Processor và hỗ trợ Dual DDR2 . Mainboard với công nghệ mới nhất hỗ trợ chip 2 nhân và Ram có tốc độ Bus nhân đôi có 2 Card Video AGP và 2 ROM BIOS Mainboard hỗ trợ Dual DDR RAM Đây là công nghệ cho phép nhân đôi tốc độ RAM khi ta lắp đặt RAM theo một quy tắc nhất định . - Các Mainboard hỗ trợ Dual DDR có hai cặp khe cắm như hình dưới, mỗi cặp có 2 mầu khác nhau và hai cặp tương đương với nhau - Nếu bạn cắm 2 thanh DDR RAM trên hai khe cùng mầu ở hai cặp khác nhau thì tốc độ Ram Bus sẽ được nhân đôi. Ví dụ : Bạn cắm 2 thanh DDR có BUS 400MHz trên hai khe mầu vàng hoặc hai khe mầu đỏ thì tốc độ BUS sẽ được nhân 2 tức là tương đương với BUS 800MHz ( Dung lượng MB vẫn bằng tổng hai thanh cộng lại ) - Nếu bạn cắm 2 thanh trên hai khe có mầu khác nhau thì tốc độ BUS của DDR RAM không thay đổi. Mainboard mới có 2 ROM BIOS + Khi BIOS bị lỗi phần mềm thì sẽ làm cho Mainboard tê liệt không hoạt động được vì toàn bộ các lệnh cơ sở phục vụ cho quá trình khởi động máy đều nằm trong IC này, để giảm thiểu sự rủi do cho khách hàng và nâng cao chất lượng cũng như độ bền, trong các Mainboard mới đây có thêm một ROM BIOS dự trữ, khi ROM BIOS chính bị lỗi thì nó tự động chuyển quyền. Mainboard mới có hai ROM BIOS Hỗ trợ 2 khe AGP Hai khe AGP ở hai bên và hai khe PCI ở giữa . - Với công nghệ này có thể cho phép người sử dụng có thể chạy 2 ứng dụng đồng thời trên cùng một máy tính và đưa ra hai màn hình khác nhau . - Mỗi khe AGP sẽ gắn một Card Video AGP và chạy một ứng dụng độc lập hai ứng dụng chạy trên cùng một hệ điều hành. 8. Các mạch điện cơ bản trên Mainboard 8.1. Mạch điều khiển nguồn cho CPU máy Pentium 3 Mạch điều khiển nguồn cấp cho CPU trên Mainboard là mạch điện có tính logic chặt chẽ, gồm một IC tạo xung dao động để mở các đèn Mosfet cấp nguồn cho CPU, do tính chất một Mainboard phải thích ứng với nhiều loại điện áp khác nhau vì vậy điện áp cung cấp cho CPU không cố định mà thay đổi cho phù hợp với từng loại CPU gắn trên nó . - Ví dụ : Khi gắn CPU có nguồn nuôi là 1,5V vào thì mạch tự động đưa ra 1,5V cấp cho IC . Khi gắn CPU có nguồn nuôi là 1,75V thì mạch cũng tự động đưa ra đúng 1,75V cấp cho CPU. => Đó là tính chất của mạch ổn áp nguồn cho CPU trên các loại Mainboard hiện nay . Ở sơ đồ trên là IC điều khiển nguồn điều khiển 4 điện áp cấp cho CPU, card AGP, Chipset bắc, Chipset nam và cho bộ nhớ Cache. VOUT1 là điện áp cấp cho CPU , điện áp này có thể thay đổi từ 1,3V đến 3,5V. VOUT2 là điện áp cấp cho Card AGP, điện áp này có hai mức là 1,5 hoặc 3,3V. VOUT3 ra 1,5V. VOUT4 ra 1,8V cấp nguồn cho Chipset bắc, Chipset nam và bộ nhớ Cache . Mạch điều khiển nguồn cho CPU 8.2. Mạch điều khiển nguồn cho CPU máy Pentium 4 Mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU ở trên bao gồm : IC dao động => tạo xung điều khiển các cặp Mosfet mở nguồn cấp cho CPU - ISL6565A là IC dao động tạo ra 3 đường xung , dao động ra cho đi qua IC ISL6605 để tách làm hai và tạo điện áp hồi tiếp đưa về IC dao động giúp cho IC này kiểm soát được điện áp ra . - Dao động được đưa đến các cặp đèn Mosfet để mở nguồn cấp cho CPU , Các cuộn dây L1, L2 và L3 kết hợp với tụ lọc để lọc cho điện áp bằng phẳng . 8.3. IC tạo xung nhịp cho Mainboard ( tạo xung Clock cho Main ) Đây là IC rất quan trọng trên Mainboard, nếu IC này không hoạt động thì Mainboard sẽ không hoạt động gì cả, IC này sẽ quyết định tốc độ Bus của CPU, của RAM và các khe mở rộng như AGP và PCI . Đặc điểm nhận biết của IC này là bên cạnh luôn luôn có một thạch anh tạo dao động có tần số từ 10MHz đến 30MHz. Các chân của IC Các mạch Logic trong IC Chú thích các chân : - CPU_F : Chân tạo xung Clock cho CPU. - PCI 2, PCI3 .. : Các chân tao xung Clock cho khe PCI. - 48MHz : chân điều khiển tần số cho các cổng USB. - 24MHz : Chân điều khiển tốc độ Bus cho IC giao tiếp với các cổng vào ra. - SDRAM_F : Chân điều khiển Bus cho bộ nhớ RAM. - SCLK : Trao đổi xung Clock với CPU. - SDATA : Trao đổi dữ liệu với CPU. - X1 và X2 : là hai chân thạch anh. - VDDQ3 : Điện áp nuôi 3,3V. - VDDQ2 : Điện áp nuôi 2,5V. Bảng cho biết tốc độ Bus của CPU và Bus PCI khi thiết lập các chân FS0 đến FS3 8.4. IC giao tiếp với cổng COM Hình dáng và các chân IC giao tiếp cổng COM Bên trong IC là các mạch Triger và các cổng Logic Sơ đồ giao tiếp giữa IC và cổng COM Chương 2. SỬA CHỮA MAINBOARD 1. Chuẩn bị đồ nghề: Card test main (không thể thiếu) nếu có điều kiện thì trang bị một "card test main" lọai support port 80h và 84h, có luôn cổng LPT càng tốt (hoặc loại dùng cả cho desktop lẫn Laptop) CPU các loại: thông dụng nhất là Sokket 478, và soket 775. RAM các lọai: thông dụng nhất là SD-RAM, DDR, DDR2. Bộ nguồn lọai tốt. Các thiết bị khác đắc tiền hơn nên trang bị khi bạn là cửa hàng lớn: máy nạp chip BIOSROM (khỏang 500-1000$), máy hiện sóng, máy đóng chip (khoảng 2000$), đế làm chân chip (khoảng 150$), lưới làm chân chip các lọai (khỏang 15$/cái). Máy khò nhiệt, mỏ hàn, đồng hồ đo VOM, máy cấp nguồn. Linh kiện thay thế các lọai: Mosfet, Ic nguồn, chipset, chip SIO, chip LAN, chip Sound, chip Bios ROM, tụ lọc nguồn các lọai... 2. Những biểu hiện của việc hư hỏng trên Mainboard. 2.1. Những biểu hiện của Mainboard hỏng. Biểu hiện 1: Bật công tắc nguồn của Máy tính, máy không khởi động, quạt nguồn không quay. Biểu hiện 2: Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi động, không lên màn hình . Biểu hiện 3: Máy có biểu hiện thất thường, khi khởi động vào đền Win thì Reset lại hoặc khi cài đặt Win XP ngang chừng thì báo lỗi làm bạn không thể cài đặt . Lưu ý : Các biểu hiện khi hỏng Mainboard rất giống với biểu hiện khi hỏng CPU hoặc khi nguồn bị lỗi , do vậy khi gặp các biểu hiện trên bạn cần kiểm tra nguồn và CPU để loại trừ . Để loại trừ nguyên nhân do nguồn bạn hãy dùng một bộ nguồn tốt để thử . Để thử CPU bạn có thể cắm thử sang một máy khác, nếu là CPU của máy Pentium2 hoặc Pentium3 thì bạn cần thiết lập cho đúng tốc độ BUS của CPU thì nó mới chạy. Sau khi bạn đã thử và đã chắc chắn rằng : Nguồn và CPU vẫn tốt nhưng máy vẫn bị các biểu hiện trên thì chứng tỏ => Mainboard của bạn có vấn đề ! 2.2. Các biểu hiện sau thường không phải hỏng Mainboard Máy vi tính có nhiều bệnh khác nhau và bạn lưu ý các bệnh sau thường là không phải hỏng Mainboard . a. Khi bật công tắc nguồn, máy không lên màn hình nhưng có tiếng bíp dài . ( Trường hợp này thường do hỏng RAM hoặc Card màn hình ) b. Máy có báo phiên bản BIOS khi khởi động trên màn hình nhưng không vào được màn hình Windows. ( Trường hợp này thường do hỏng ổ đĩa ) c. Máy hay bị treo khi đang sử dụng . ( Trường hợp này thường do lỗi phần mềm hoặc ổ đĩa bị bad ) d. Máy tự động chạy một số chương trình không theo ý muốn của người sử dụng . ( Trường hợp này thường do máy bị nhiễm Virut ) 3. Phương pháp kiểm tra Mainboard. 3.1. Các bước thực hiện. Tháo tất cả các ổ đĩa cứng, ổ CD Rom , các Card mở rộng và thanh RAM ra khỏi Mainboard, chỉ để lại CPU trên Mainboard . Cấp nguồn, bật công tắc và quan sát các biểu hiện sau : Biểu hiện 1 : Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng bip dài ở loa. => Điều này cho thấy Mainboard vẫn hoạt động, CPU vẫn hoạt động, có tiếng bíp dài là biểu hiện Mainboard và CPU đã hoạt động và đưa ra được thông báo lỗi của RAM ( Vì ta chưa cắm RAM ) Biểu hiện 2 : Quạt nguồn và quạt CPU không quay ( Đảm bảo chắc chắn là công tắc CPU đã đấu đúng ) => Điều này cho thấy Chipset điều khiển nguồn trên Mainboard không hoạt động . Biểu hiện 3 : Quạt nguồn và quạt CPU có quay nhưng không có tiếng kêu ở loa . => Điều này cho thấy CPU chưa hoạt động hoặc hỏng ROM BIOS nếu bạn đã thay thử CPU tốt vào thì hư hỏng là do ROM BIOS hoặc Chipset trên Mainboard. 3.2. Phương pháp kiểm tra. Kiểm tra lại để xác định cho chính xác hư hỏng là thuộc về Mainboard chứ không phải RAM, CPU hay các Card mở rộng . Cách xác định này làm theo các bước ở phần kiểm tra Mainboard. Dùng Card Test Main để xác định xem cụ thể là hỏng cái gì trên Mainboard . Các bước tiến hành sửa chữa Mainboard. Bước 1 : Kiểm tra để xác định hư hỏng thuộc về Mainboard: Chuẩn bị Mainboard nghi hỏng để kiểm tra , dùng một bộ nguồn tốt để thử, Dùng CPU tốt để thử . Chưa cắm RAM và bất kỳ một thứ gì khác ( trừ CPU ) vào Mainboard. Cắm zắc công tắc nguồn của Case vào Mainboard. Cấp điện nguồn và bật công tắc Power, quan sát các biểu hiện sau : Quạt nguồn và quạt CPU có quay, có tiếng bíp dài ở loa . Điều này là biểu hiện Mainboard vẫn bình thường . Quạt nguồn và quạt CPU không quay hoặc các quạt quay nhưng không có tiếng bíp ở loa. Biểu hiện này cho thấy hư hỏng thuộc về Mainboard, để xác định rõ hơn bạn dùng Card Test Main để kiểm tra. Bước 2 : Kiểm tra Mainboard bằng Card Test Main. Card Test Main : Card Test Main này bạn có thể mua từ các Công ty cung cấp thiết bị tin học Cắm Card Test Main vào khe PCI hoặc ISA ( Main đời cũ mới có khe ISA ) để kiểm tra . Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị bởi các đèn Led hoặc đồng hồ báo số theo kiểu số Hecxa ( hệ 16) Dãy đèn Led và đồng hồ báo kết quả kiểm tra *Chú thích các đèn Led : + 5V : Báo có điện áp + 5V. Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này không sáng thì do chập đường nguồn +5V trên Mainboard . 3,3V : Báo có điện áp 3,3V ( Tương tự đường 5V ) - 12V : Báo có điện áp - 12V. Đèn này phát sáng khi bật công tắc nguồn, nếu đèn này không sáng thì do chập đường nguồn - 12V trên Mainboard . + 12V : Báo có điện áp + 12V ( Tương tự đường - 12V ) RST : Báo tín hiệu Reset : Đèn này chỉ chớp sáng rồi tắt khi ta bấm nút Reset OSC : Báo tín hiệu dao động của CPU, nếu đèn này không sáng nghĩa là CPU không hoạt động . BIOS : Đèn báo BIOS : đèn này không sáng nghĩa là CPU không đọc dữ liệu trên BIOS hoặc BIOS hỏng . CLK : Đèn báo xung Clock của Mainboard, đèn này sáng thường xuyên kể cả khi không có RAM và CPU, nếu đèn này không sáng nghĩa là Chipset trên Mainboard không hoạt động. 3.3. Các bước thực hiện kiểm tra Mainboard. Tháo tất cả các thiết bị ra khỏi Mainboard kể cả RAM và CPU . Cắm Card Test Main vào khe PCI ( Vì khe này có 2 múi nên ta không thể cắm ngược) Gắn Card Test Main vào khe PCI Cấp điện nguồn cho Mainboard và bật công tắc Power ( Đấu dây Power vào đúng vị trí, xem chỉ dẫn trên Main ) Lúc này chỉ có dãy đèn Led sáng, dựa vào các đèn Led cho ta biết tình trạng Mainboard như sau : Trạng thái bình thường: Các đèn nguồn báo sáng, đèn CLK báo sáng cho thấy các chế độ điện áp của Mainboard đã có đủ và Chipset đã hoạt động. Trạng thái chập nguồn hoặc Chipset không hoạt động : Mainboard bị mất đường nguồn 5V, nếu là nguồn tốt thì có thể do chập đường 5V trên Mainboard. Mainboard bị mất đường nguồn 3,3V Mainboard bị mất đường nguồn 12V, có thể do chập đường 12V tren Mainboard. Có đủ các điện áp nhưng chipset không hoạt động, không có xung CLK. Nếu Mainboard kiểm tra ở trạng thái bình thường , ta lắp CPU và RAM vào và bật nguồn kiểm tra lại Tất cả các đèn báo sáng, đồng hồ dừng lại ở FF cho thấy Mainboard và các linh kiện đã hoạt động bình thường. Đèn BIOS và OSC không sáng cho thấy CPU chưa hoạt động, nếu đã thay CPU tốt thì hư hỏng do mạch ổn áp nguồn cho CPU, hoặc thiết lập sai tốc độ BUS cho CPU Các đèn báo sáng nhưng đồng hồ dừng lại ở C1 cho biết máy bị lỗi bộ nhớ, có thể lỗi bộ nhớ RAM hoặc lỗi bộ nhớ Cache gắn trên Mainboard. 4. Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa Mainboard 4.1. Kiểm tra mạch kích nguồn: Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới kích được nguồn). Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được th. vấn đề 100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập. Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay g. đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép mà cũng không được th. chạm chập nặng rồi đó. Đo 5V (hoặc 2v5-->5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: D. Pin PS-ON -> Chip NAM hay SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM th. kiểm nguồn và thay thử thạch anh của chip nữa nhé) Đo mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO, chập cổng đảo hoặc SIO. Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM. 4.2. Xung clock: Sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK và sửa ngay bước 2 này. Thường chỉ kh. lại, thay thạch anh và thay IC clock là xong. 4.3. Kiểm tra các mức nguồn: Vcore; mạch VRM Nguồn RAM <-- Quan trọng thứ 2 sau Vcore. Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <-- Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn cấp cho chip sai. 4.4. Xung reset: Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM. Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay. 4.5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy: Chỉ còn socket CPU và chip Bắc Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket...) Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <-- Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu tool). 5. Xử lí và khắc phục cách phục các lỗi thường gặp trên Mainboard. 5.1. Lỗi chấn thương vật lí: Một kỹ thuật viên kinh nghiệm khi cầm một mainboard nghi ngờ hỏng sẽ quan sát thật kỹ xem có bị "chấn thương vật lí" hay không ? Một vết trầy xước, có thể gây ra ngắn mạch hoặc đứt mạch. Các slot ram, khe mở rộng PCI, AGP, PCIx... có bị chập mạch haykhông. Nhiều bạn máy đang chạy, tháo ra thử 1 thanh RAM thế là máy "đi luôn" lại đổ cho RAM giết main. Nhưng sự thật do bất cẩn thao tác không đúng cách đã làm các slot tiếp xúc chập nhau dẫn đến chết main. Lỗi cháy, nổ hay phù tụ thì rất dễ phát hiện bằng mắt thường. Các vết bẩn do côn trùng xâm nhập để lại như dán, chuột... sẽ gây chập chờn không ổn định thậm chí chạm chập và dẫn đến chết mainboard. Việc vệ sinh mainboard thật sạch và quan sát thật kỹ ban đầu rất có ích cho công việc sửa chữa mainboard. 5.2. Chipset ( Cầu bắc - Cầu nam) – Chip SIO lỗi thường gặp và cách xử lí: 5.2.1. Chipset Cầu Bắc North Bridge: (Memory Controller Hub: MCH) Cách nhận dạng: Chip lớn nhất trên Mainboard. Thường được gắn thêm 1 miếng tản nhiệt. Nằm gần CPU và RAM. Nhiệm vụ: Liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam. Một vài loại c.n chứa chương tr.nh điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là Graphics and Memory Controller Hub (GMCH) hay VGA onboard. Lỗi thường gặp: Không nhận dạng CPU (CPU không chạy, tương tư như hở socket CPU) Không nhận RAM (Trường hợp nguồn RAM đ. đủ): không gắn RAM thì loa Beep kéo dài gắn RAM vào thì không beep nữa hoặc beep liên tục. Không nhận VGA (trường hợp nguồn AGP hoặc PIC-E đủ) (hoặc mất VGA Onboard) Card Test Main báo code 25 hoặc 26 (dĩ nhiên là card lọai tốt nhé, card test dởm thì main mới thế nào vẫn cứ báo lỗi 26 bất cứ là chạy hay bị lỗi gì cũng 26). Cách xử lí: Không nhận dạng CPU (Card Test hiện C0, FF hoặc không hiện gì): có thể do hở socket (đè mạnh thử thì chạy) vệ sinh socket, hấp lại socket (nếu dạng chân gầm). Tất cả 3 lỗi thường gặp nêu trên đều phải hấp lại chip Bắc hoặc tháo chip Bắc ra làm chân đóng lại hoặc phải thay chip Bắc khác. 5.2.2. Chipset Cầu Nam South Bridge Chip (I/O Control Hub: ICH) Cách nhận dạng: Chip lớn thứ nhì trên Main (chỉ thua chíp Bắc) Có hai chip lớn, chip thứ nhất là cầu Bắc thì còn lại là cầu Nam. Nhiệm vụ: Quản lí và giao tiếp với các thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound, chip LAN, BIOS ROM, chip SIO (Riêng SIO sẽ quản lí: Keyboard mouse, FDD, COM, LPT) Các lỗi thường gặp: Khôg kích được nguồn (thường gặp nhất). Kết hợp với chip SIO sẽ điều khiển mạch ngắt, mở nguồn. Mất xung reset (rất thường gặp) Chập chờn, không nhận, hoặc nhận mà không chạy các thiết bị như USB,HDD, CD... Cách xử lí: Riêng lỗi không kích nguồn sẽ có 1 bài riêng, tuy nhiên sau khi xác định lỗi là do chip NAM thì cách xử lí sẽ tương tự như chip Bắc. Đó là "hấp" lại chíp, "đá" chip, "làm chân lại" hoặc thay chip mới. 5.2.3. Chip Super I/O viết tắt là SIO Cách nhận biết: Hình chữ nhật, khoảng 4 cm vuông trên có chữ ITE, Winbond, SMSC... như hình: Tránh nhầm lẫn chip SIO với chip LAN onboard (có cùng kich thước nhưng thường đi kèm một thạnh anh 25.000) một số ít chip sound onboard cũng có cùng kích thước nhưng ít thấy hơn. Thông dụng nhất vẫn là 3 loại chip này nên cũng ít nhầm lẫn. Nhiệm vụ: Kết hợp với chipset NAM quản lý việc kích nguồn và tắt nguồn cho main. Quản lý bàn phím, chuột, FDD, LPT. Các lỗi thường gặp: Không kích được nguồn (rất phổ biến) tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào chip NAM và có khi có thêm mosfet đảo hay IC damper bên ngoài. Không nhận các thiết bị như keyboard, mouse, FDD, LPT. Một số trường hợp do chạm các tụ lọc nhiễu gần các cổng keyboard, mouse chỉ cần xả bỏ các tụ này là OK. Cách xử lý: Lỗi không kích nguồn thì sẽ có bài phân tích riêng, ở đây khi xác định lỗi ở chip SIO thì sẽ hàn lại chân, khò lại chân, hoặc thay chip mới. 5.3. Mạch kích nguồn Mainboard các lỗi thường gặp và cách xử lí: Các thành phần của mạch: Chân Power On (màu xanh lá cây) của giắc cắm 20pin / 24pin của bộ nguồn ATX cắm lên mainboard. Nguồn 5V STB (dây tím cấp trước). Nguồn 3V3 STB được hạ áp từ 5V STB (Đo chân A14 Khe PCI) Công tắc Power On nối với 2 pin Power ON trên panel pin. Chip SIO. Chip cầu NAM, Thạch anh 32M cho chip NAM. Mosfet đảo hoặc IC đệm (nếu có). Khi chưa kích nguồn (chưa bấm công tắc): Chân Xanh là phải có từ 2.5 -> 5V Nguồn 5V STB; dây tím phải có 5V Nguồn 3V3 STB (chân A14 khe PCI) phải có 3V3. 2 Pin kết nối với nút Power On trên thùng máy phải có một chân từ 2.5V ->5V. Chip SIO và Chip cầu NAM không nóng Khi kích nguồn (bấm nút công tắc): Chân xanh lá = 0V. Nguồn 5V STB vẫn đủ 5V Nguồn 3V3 vẫn đủ 3V3. Chip Nam hơi ấm lên tí. Mạch kích nguồn có 3 dạng chính: 5.3.2. Lỗi thường gặp: Mainboard Kích nguồn không được. 5.3.3. Cách xử lí: Trước tiên, cần kiểm tra mức nguồn 5V (hoặc trên 2.5V) tại chân công tắc (PWR như trong hình). Nếu mất thì dò xem mức nguồn này do chip SIO hay chip NAM cấp. Khò lại hoặc thay chip, kết thúc bước này phải có mức nguồn 5V ở chân công tắc. Kiểm tra xem mạch kích nguồn thuộc dạng nào: Dò từ chân màu xanh lá đến chip SI (như hình minh họa). Nếu có 1 đường đo được =0 thì sẽ nằm ở dạng 2 hoặc dạng 3. Còn nếu tất cả các đường đều > 0 thì sẽ nằm dạng 1. Khi đó cố gắn tìm 1 mosfet nhí bị lỗi (thường là chập sẽ gây ra cắm nguồn chạy ngay, hoặc đứt) khu vực giữa dây xanh lá và chip SIO. Nếu nằm dạng 3 thì phải khò lại chip SIO hoặc thay chip SIO. Nên nhớ phải thay đúng trị số trên IC. Thường là Wxxxx hoặc ITxxxx. Nếu nằm ở dạng 2 thì hơi mệt, vì cả 2 chip Nam và chip SIO phải OK hết thì mới kích nguồn được. Ngoài ra nhiều trường hợp thạch anh của chipset Nam bị lỗi cũng là cho chip Nam không hoạt động. Nên thay thử thạch anh này trước khi xử lý chipset Nam. 5.4. Kiểm tra các đường cấp Nguồn cho RAM: (Chưa cần cắm CPU) Gắn cẩn thận Card test main vào khe PCI. Kích PS ON, quan sát các led trên Card TEST Main. Các led báo nguồn chuẩn +5V, -5V, +12V, -12V , 3.3V. Lưu ý đường 3.3V đối với main sử dụng SDRAM sẽ sử dụng trực tiếp nguồn này nếu mất, hãy kiểm tra các pin VDD (6, 18, 26, 40, 41, 49, 59, 73, 84) của slot RAM. Hoặc kiểm tra các pin 3.3V của khe cắm PCI. Riêng DDRAM chỉ sử dụng nguồn 2.5V nên trên mạch sẽ có mạch ổn áp 2.5V từ nguồn 3.3V hoặc nguồn 5V (Kiểm tra các con FET xung quanh khe cắm RAM và các chân VDD tương tứng (7, 15, 22, 30, 38, 46, 54, 62, 70, 77, 85, 96, 104, 108, 112, 120, 128, 136, 143, 148, 156, 164, 168, 172, 180). 5.4.1. Xác định chân (Vcc) Nguồn RAM DDR 1: 2V5 Trên hình minh họa là các chân có tể đo áp Vcc cho Ram DRR1. Chân số 7: tìm chân số 1 (có ghi số 1 trên khe cắm RAM) đếm đến chân số 7. Chân 184: tìm chân số 184 (có ghi trên khe cắm RAM). Chân số 143: vị trí thì "từ ngàm chống cắm ngược cách ra 1 khe - khe bên trái (khe RAM dựng đứng) - bên dài là 143". Chỉ cần cách ngàm chống ngược 1 khe. 5.4.2. Xác định chân (Vcc) nguồn RAM DDR2: 1v8 Ram DDR2 này thì vị trí là (ngàm chống ngược cách về 1 khe - đầu dài - bên trái) tức chân 183 là OK. 5.4.3. Xác định chân (Vcc) nguồn RAM DDR3: 1v5 Ram DDR3 này thì cách này vẫn đúng (ngàm chống ngược cách về 2 khe - đầu dài - bên trái) tức chân 51 là OK. 5.4.4. Cách xác định mosfet nguồn RAM: Như vậy chân S của mosfet sẽ nối thẳng đến chân Vcc của nguồn RAM. Dùng phép đo thông mạch thì ta có thể xác định được mosfet nào là mosfet nguồn RAM. Như hình minh họa dưới đây: 5.4.5.Các mạch nguồn RAM thông dụng: Sau khi xác định mosfet nguồn RAM thì cần xác định IC nguồn RAM. Các lọai thông dụng sau: IC nguồn RAM LT1575 IC nguồn RAM W83310 IC nguồn RAM ISL6225 IC nguồn RAM LM324 5.4.6. Cách sửa chữa mạch ổn áp nguồn Ram: Thực ra các dạng mạch và IC ổn áp cho RAM ta có thể dễ thấy trong các mạch ổn áp cho chipset hay ổn áp cho AGP... Khác nhau ở chổ nó cấp cho cái gì và mức áp cần là bao nhiêu. Và mạch sẽ cân chỉnh và thiết kế để cho ra ức áp đúng yêu cầu. Vì vậy việc sửa chửa các mạch ổn áp nguồn gần như giống nhau. Đo mosfet, thay thử IC nguồn, thay các tụ lọc nếu bị phù hoặc nghi ngờ bị khô. Do nguồn RAM dòng không cao bằng CPU nên có thể lấy mosfet CPU thay cho RAM nhưng ngược lại thì không được vì dòng của CPU rất cao. Nếu báo lỗi màn hình xanh như lỗi RAM mà RAM đem qua máy khác chạy tốt thì kiểm tra lại các tụ lọc nguồn RAM có thể bị phù hoặc khô gây tình trạng tương tự như lỗi RAM. 5.5. Mạch tạo xung clock các lỗi thường gặp và cách xử lí: Cách nhận dạng: Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm. Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock. Nhiệm vụ: Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của Mainboard. Cách kiểm tra: Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như Vcore, nguồn RAM, AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung clock tốt. Cách xử lý: Hàn, Khò lại IC clock. Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3) Thay IC clock (phải đúng số hiệu) Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động tốt. 5.6. Mạch cấp nguồn cho CPU các lỗi thường gặp và cách xử lí: 5.6.1. Thành phần mạch: Nguồn cấp 12V đầu 4 pin IC giao động Các IC driver Các Mosfet công suất Các cuộn dây (xung quanh CPU, đặc trưng để nhận biết) Tụ lọc nguồn vào 16V/1200FF... 3300MF Tụ lọc nguồn Vcore 6.3V/820MF...3300MF 5.6.2. Cách nhận biết và bố trí mạch trên mainboard: Các cuộn dây, tụ lọc và mosfet xung quanh CPU. Mạch này dễ thấy bằng cách bố trí các link kiện bao gồm 2, 3 hay 4 cuộn dây 2 hay 3 mosfet ứng với mỗi cuộn dây và vô số tụ hóa xung quanh socket cắm CPU Ở mạch này, khi ta chưa cắm CPU (Pentium 4 trở lên) vào socket thì sẽ không có nguồn (nếu có là mạch bị lỗi). Khi ta cắm CPU vào thì mạch tự động cấp đúng nguồn mà CPU cần. Để đo kiểm tra nguồn cấp cho CPU ta đo tại chân các cuộc dây. Lưu ý trong các cuộc dây trên có 1 cuộn lọc ngõ vào sẽ có mứa áp 12V các cuộn lọc ngõ ra mới chính là nguồn cấp cho CPU. Nếu cắm CPU mà main không hổ trợ cũng sẽ không có nguồn Vcore ở ngõ ra. Để khắc phục, dùng CPU tải giả để kiểm tra mạch VRM là tốt nhất. 5.6.3. Sơ đồ tổng quát: 5.6.4. Các lỗi thường gặp: Chạm các mosfet dẵn đến mất nguồn CPU. Nặng sẽ gây hư cả bộ cấp nguồn. Dễ thấy các mosfet này sẽ nóng rất mau sau khi mở máy chừng vài phút. Hoặc có thể đo nguội bằng cách tháo 2 chân G và S ra khỏi mainboard. Chết các IC giao động, điều xung, driver. Lỗi này rất thường xảy ra và chỉ có cách thay mà thôi. Các tụ lọc nguồn bị phù hoặc khô gây ra tình trạng kén CPU. Cẩn thận khi thay thế các tụ. Nên thay các tụ có trị số từ bằng đến lớn hơn và phải giống nhau cho các tụ lọc ngõ ra CPU. Tháo hết các linh kiện chính trong mạch vẫn còn hiện tượng chập nguồn. Do chập chipset Bắc. Do một số mainboard, chip Bắc dùng chung nguồn với Vcore cấp cho CPU. 5.7. Mạch cấp nguồn cho chipset: Trên mainboard có 3 mạch ổn áp nguồn chính đó là VRM ổn áp nguồn cho CPU, nguồn RAM và nguồn cấp cho chipset. Nguồn cấp cho CPU và RAM rất dễ xác định vì nguồn CPU có thể đo qua cuộn dây lọc ngỏ ra. Còn RAM thì đo ở các chân tương ứng như chân 143 của DDR... Còn nguồn cấp cho chipset thì chỉ xác định bằng kinh nghiệm là chủ yếu. Theo sơ đồ trên, chip Bắc và chip Nam sử dụng cùng lúc rất nhiều nguồn khác nhau. Chip Bắc: Dùng nguồn Vcore, Vcc RAM và dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8. Chip Nam: Dùng trực tiếp 5V, 3v3 và 5V STB từng nguồn chính và cũng dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8. Vậy khi nói đến nguồn cho chipset tì chủ yếu là nói đến nguồn 1v5 và 1v8. Cách xác định mạch: Như đã nêu trên thì việc xác định mạch nguồn cho chipset chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Sau đây là vài kinh nghiệm: Mạch ổn áp cho hai Chipset thường nằm trong khu vực giữa hai Chipset. Khi hoạt động chân S thường có 1v5 đến 1v8 Mạch thường sử dụng IC 8 chân để điều khiển Mosfet. Một số Mainboard đời mới sử dụng nguồn xung như mạch VRM của CPU vì vậy mạch có các cuộn dây. Lưu ý: Trên các đời Mainboard khác nhau sử dụng nhiều loại mạch ổn áp khác nhau. Các loại Chipset khác nhau sử dụng nhiều loại điện áp khác nhau. 5.7.2. Sơ đồ nguyên lý các dạng mạch thông dụng: Đây là dạng mạch tổng quát thường gặp nhất để hạ áp và ổn áp từ 3v3 xuống 1v5 hoặc 1v8 cấp cho chipset. Theo dạng này thì nếu ta đo chân S có 1v5 hoặc 1v8 thì đó là mosfet nguồn chipset. Dạng sử dụng IC LT1575 Dạng dùng IC LM324 (rất thông dụng) Dạng 2 mạch nối tiếp nhau (IC LM324) Hình dáng mạch và IC trong thực tế Dạng có cuộn dây và tụ lọc như ở mạch Vrm (IC RT9214) 5.7.3. Cách sửa chữa mạch cấp nguồn cho chipset: Khi kiểm tra các mức nguồn thì chỉ cần đo chân S các mosfet khu vực gần các chipset và giữa 2 chipset. Nếu có 1v5 hoặc 1v8 là OK (Đối với chip INTEL còn chip VIA, SIS, NVidia... sẽ khác chút xíu) Tùy từng dạng mạch cụ thể mà phải phân tích tìm cách sửa phù hợp. Quan trọng nhất là nó thuộc dạng nào. Xác định IC nào điều khiển mosfet nào và tìm ic tương đương để thay. IC LM324 và LM1117 rất thông dụng nên khỏi lo không có chip thay. Vẫn dùng cả trong mạch ổn áp nguồn RAM. IC RT9214 là dạng có lọc C - L nên có thể đo áp ra như mạch Vrm của CPU. Có thể thay tương đương bằng APW7120. Dạng này thường thấy ở mạch ổn áp nguồn RAM. 5.8. Xung reset lỗi thường gặp và cách xử lí: Sau khi kiểm tra các mức nguồn cấp trên main bo đều tốt, xung CLK cũng tốt thì chúng ta sẽ quan tâm đến "xung Reset". Cách kiểm tra "xung Reset": Quan sát đèn Reset trên card test. Nếu đèn sáng rồi tắt là mạch reset tốt. Khi đó ta cần xác định lại bằng cách nấn nút reset nếu đèn cũng sáng rồi tắt khi ta thả nút reset là mạch reset hệ thống tốt. Còn đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai thì cũng đều là mạch reset bị lỗi. Lỗi thường gặp: Vậy lỗi của mạch reset này là "mất tín hiệu reset": cả hai trường hợp đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai đều là "mất tín hiệu reset". Cách xử lý: Cần nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả các mức nguồn cấp cho mainboard và xung clock đã tốt rồi mới kiểm tra xung reset này. Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến mất xung reset: 1. Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main <- Cái này là lãng nhách nhất 2. Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset 3. Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset 4. Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP 5. Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock) 6. Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động 7. Mạch VRM có sự cố (mất áp Vcore) 8. Lỗi chipset NAM. Rõ ràng, nguyên nhân thứ nhất thật lãng nhách. Còn các nguyên nhân từ 2 đến 7 là thuộc về các bước kiểm tra nguồn. Chỉ còn lại chipset NAM. Vì vậy nếu mất xung reset thì kiểm tra Jumper Clear Cmos, kiểm kỹ lại các mức áp nguồn, còn lại là chipset NAM. Kinh nghiệm thực tế thì đa phần là do chipset NAM (vì mình đã phải kiểm nguồn từ bước trước, còn jumper Clr Cmos thì phải kiểm tra ngay từ đầu). Cho nên phải "Hấp" lại chip, "đá" chip, "làm lại chân" hoặc thay chip khác. 5.9. Socket CPU các lỗi thường gặp và cách xử lí: 5.9.1. Socket CPU Là đế dùng để gắn CPU vào. Là thành phần dễ nhận biết nhất trên mainboard. Hiện có 2 dạng thông dụng đối với CPU INTEL là Socket 478 (đã ngưng sản xuất) và socket 775. Các loại Socket mới hơn như Socket 1055, 1155, 1156…. 5.9.2. Các lỗi thường gặp: Chủ yếu do tiếp xúc không tốt: Đối với socket 478 và AMD2 phải cẩn thận tháo miếng gặt chân màu sáng (chiếm 1/2 bên trên bề mặt socket) ra vệ sinh bằng RP7 và quan sát kỹ coi có bị ten, rỉ hay không. Nếu có thì vệ sinh và cạo thật sạch để CPU và socket tiếp xúc trở lại. Đối với Socket từ Socket 775 trở lên thì quan sát kỹ xem có bị cong các chân tiếp xúc. Vệ sinh thật nhẹ để tránh cong các chân tiếp xúc. Lỗi hở chân socket: Đối với lọai Socket dùng chân gầm (không xuyên qua Mainboard) như kiểu chipset. Trường hợp này rất khó chuẩn đoán. Thiết bị "Test socket" cũng chỉ test được những đường "quan trọng" và độ chính xác không cao. Nếu có kinh nghiệm, thường dùng tay đè mạnh lên lưng CPU nếu thấy Card test Mainboard nhảy sang số khác hơn so với lúc chưa đè tay thì 99,99% hở socket. Lỗi này chủ yếu do chì bi dưới bụng socket lâu ngày bị "nhót" lại dẫn đến hụt chì gây tiếp xúc không tốt giữa socket và Mainboard. Cách xử lý tốt nhất là hấp "khô" lại socket (không dùng mỡ hay nhựa thông). Cần phải có máy hàn chip chuyên dùng mới làm được. Nên nhớ không cho mỡ hay nhựa thông vào socket sẽ làm "chết" socket vì không còn tiếp xúc tốt nữa. Nếu hấp vẫn không giải quyết thì chỉ còn cách thay socket mà thôi. Dĩ nhiên phải có socket mới và máy hàn chip mới làm được. 5.10. Mainboard: Không nhận keyboard và mouse Cần phân biệt giao tiếp keyboard và mouse chuẩn là cổng ps/2 nhé. Còn cổng USB chỉ là phụ hoặc cho đến khi nào cổng PS/2 bị bỏ đi. Đầu cắm bàn phím và chuột thì như nhau, đều có 6 chấu cắm (như hình) nhưng chỉ dùng 4 chấu thôi còn 2 chấu kia (NC2; NC6: chưng cho đẹp). Sơ đồ nguyên lý: Theo sơ đồ trên ta thấy: nếu đứt cầu chì làm mất 5V thì chắc chắn cả chuột và bàn phím đều sẽ tê liệt. Nếu các đường Data+, Data- mà bị "gián đoạn" thì kết quả cũng tương tự. Nếu có 5V thì dò thông mạch các được Data vào chip SIO là được. Nếu mạch thông tốt thì lỗi chỉ còn lại là do chip SIO. Các lỗi thường gặp: Đứt cầu chì dẫn đến mất 5V cấp cho 2 công PS/2. Các đường data đều có các tụ bi lọc nhiễu (xem hình dưới) và các tụ lọc nhiễu này lâu ngày sẽ bị rỉ thực hiện xả bỏ hết là được (Rất thường xảy ra) Lỗi chip SIO <-- Thường xảy ra. Khò lại, hoặc phải thay luôn là được. 5.11. Mosfet đảo nhiệm vụ và họat động 5.11.1. Nguyên lý họat động nguồn ATX: Giắc nguồn 20pin hoặc 24pin có 1 dây màu xanh lá cây gọi là dây công tắc dây này khi mới cắm điện sẽ có 2v5 đến 5v nếu "chập" dây này xuống mass thức ép cho nó = 0V thì bộ nguồn sẽ chạy. Đó là cách thử bộ nguồn rời xem nguồn có "chạy" hay không. Cũng là cách ta kích ép nguồn phải chạy khi cần thiết. Khi ta cắm giắc nguồn vào main, trên main sẽ có 1 cái "công tắc" điện tử sẽ đóng, ngắt theo sự điều khiển của "chip NAM" thông qua "chip SIO". Công tắc này đóng có nghĩa dây xanh lá lúc này sẽ được "chập" xuống mass và bộ nguồn ATX sẽ được kích chạy. Tương tự khi ta shutdown máy, hệ điều hành sẽ ra lệnh "ngắt" công tắc "điện tử" này sẽ thông qua "chip NAM" và "chip SIO" đến với "công tắc" và bộ nguồn ATX sẽ được "tắt". 5.11.2. Hoạt động của Mosfet đảo: Và cái "công tắc điện tử" đó chính là "mosfet đảo". Thực ra để làm nhiệm vụ công tắc điện tử này có thể là một transistor thông thường. Nhưng do các mainboard thường thiết kế 1 mosfet làm nhiệm vụ này nên ta gọi là mosfet đảo. Vậy tại sao lại gọi là mosfet đảo? Khi muốn đóng công tắc để chập chân xanh lá xuống mass thì từ chip SIO sẽ có một xung dương (2v5 đến 5v) kích chân G của mosfet, làm cho mosfet dẫn từ D-S. Tương ứng với việc chân xanh là chập mass. Xung dương (có áp) ra làm cho chân D-S xuống mass (mất áp). Từ có áp đến mất áp là họat động của một cổng đảo. Có áp qua cổng đảo thành không áp. Nên ta gọi mosfet này giữ nhiệm vụ như một cổng đảo. Và gọi tắt là mosfet đảo là như vậy. Vậy nếu main không có mosfet đảo thì sao ? Thực ra mosfet đảo đã được tích hợp vào bên trong chip SIO. Đây là thiết kế ban đầu của chip SIO. Về sau một số hãng sản xuất mới thiết kế lại và đưa mosfet đảo này ra ngòai. Do nằm bên trong mà hư là phải thay nguyên chip SIO. 5.11.3. Cách xác định Mosfet đảo: Trước tiên phải xác định xem mainboard có mosfet hay không. Dùng phép đo thông mạch (đo ôm x1) giữa chân 14 (chân giắc cắm màu xanh lá) và các chân của chip SIO (rà que đo lên các chân của SIO). Nếu có chân thông mạch =0 ôm thì không có mosfet đảo nằm bên ngòai. Ngược lại, không có chân nào thông mạch = 0 ôm thì là có mosfet đảo nằm ngòai. Cách tìm mosfet đảo, là phải đo lần lượt các mosfet nhí xung quanh khu vực giữa gắc cắm 14 đến chip SIO. Chủ yếu là kinh nghiệm, nếu không thì phải dò tất cả mosfet trên mainboard. 5.11.4. Các hư hỏng doMosfet đảo gây nên: Không kích nguồn: do bị đứt mosfet, như thể công tắc đèn bị hư thì cho dù ta có bật cách gì thì đèn cũng không sáng cho đến khi thay công tắc mới. Cắm điện là nguồn tự chạy, shutdown nguồn không tắt mà lại tiếp tục chạy (như chọn restart hay reset): do chập D-S của mosfet. Như thể công tắc đèn bị chập thì cho dù ta có bật hay tắt gì thì đèn vẫn cứ mở. PHẦN C: KẾT LUẬN Sau thời gian dài học tập tại trường và được nhà trường giới thiệu vào thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại GIA BÌNH, cho tới nay chúng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân về công việc của mình. Là một người kĩ thuật viên để sửa chữa được máy tính, máy in và đưa các thiết bị vào hoạt động được đỏi hỏi chúng ta phải có tay nghề tốt, cẩn thận trong công việc, tỉ mỉ tìm tòi, chuẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra cách giải quyết hợp lí và nhanh nhất. Ngoài ra những quy tắc an toàn khi sửa chữa đối với một người kĩ thuật viên cũng rất cần thiết, trong khi sửa chữa có thể làm mất dữ liệu, những sơ xuất có thể làm cháy nổ hoặc làm hỏng linh kiện trong máy. Nói chung để có thể làm một kĩ thuật viên giỏi đòi hỏi ở mỗi học viên phải có tính kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi và tỉ mỉ với từng công việc nhỏ nhất. Để có thể lam tốt điều này chúng em xin hứa với các thầy, cô giáo sẽ luôn luôn chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ sự quan tâm dạy bảo và hướng dẫn của các thầy, cô giáo với chúng em trong suốt thời gian qua. Đối với những nội dung về cơ sở thực tập mà nhà trường đã đưa ra chúng em thấy nó là những điều rất bổ ích, nó như một chỗ dựa, một hướng đi để chúng em được học tập thêm, bổ xung thêm những kiến thức, kinh nghiệm thực tế sau khi ra trường và đi làm. Chúng em mong rằng vào những khóa học tiếp theo mỗi học sinh của trường sẽ được quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn nữa để có thể đạt được những thành tựu hơn nữa. Cuối cùng chúng em xin được gửi tới các thầy, cô giáo, quý cơ quan nơi chúng em thực tập và toàn thể các bạn lớp K26LRSCMT những lời chúc tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Tuân Nguyễn Văn Dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_0737.doc