Đề tài Sữa tại thị trường Việt Nam: Chất lượng, nguồn gốc và giá cả

Hai lần liên tiếp từ đầu năm đến nay, nhiều loại sữa bột đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán với lý do nguyên liệu đầu vào tăng giá, cũng như thay đổi mẫu mã bao bì. Cùng với đó, tên gọi các sản phẩm sữa nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng được đổi thành sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung. Điển hình nhất là, trên bao bì hộp Anfalac A+ cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi hay Anfakid A+ cho trẻ từ 3 tuổi đều ghi là sản phẩm dinh dưỡng. Tương tự, sản phẩm Lactogen Gold 2 ghi là thức ăn công thức dinh dưỡng dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Đối với sản phẩm Friso Gold cho trẻ từ 1-3 tuổi ghi là thực phẩm bổ sung. Hãng sữa Dumex cũng đổi tên dưới dạng sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng. Điều đáng nói, các sản phẩm này dù mang tên gọi mới, nhưng các thành phần cơ bản bên trong không thay đổi. Các doanh nghiệp cho rằng, việc đổi tên gọi nhằm phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế và đã được Bộ Y tế cho phép.

docx23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sữa tại thị trường Việt Nam: Chất lượng, nguồn gốc và giá cả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “Sữa tại thị trường Việt Nam: chất lượng, nguồn gốc và giá cả”. Phần I: Phần mở đầu Lí do nghiên cứu đề tài Khi xã hội đã phát triển, đời sống người dân được cải thiện, ngành sữa đã được nhìn nhận với vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần nâng cao thể lực và tuổi thọ người dân. Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến năm 2010, tiêu thụ sản phẩm sữa tại Việt Nam đã tăng 30 lần: từ 0,47kg/người/năm lên 14,819kg/người/năm. Ngoài ra, với mức tăng dân số hàng năm khoảng 1,2%, tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng thì tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam còn rất lớn. Sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam. Thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sữa đang ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh sữa là hoạt động có điều kiện. Việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa đã có những bước chuyển biến cơ bản, Nhà nước có khả năng kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất đã nắm và gắn được sản xuất với từng khu vực thị trường. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh mặt hàng sữa vẫn chưa được áp dụng thực hiện để phù hợp với quy hoạch phát triển chiến lược cho ngành sữa Việt Nam cũng như trong bối cảnh hội nhập thế giới…. Vậy thì với sự chuyển động không ngừng của nền kinh tế, thị trường sữa tại Việt Nam có những thay đổi như thế nào về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc và giá cả. Hãy cùng nhóm 20 nghiên cứu về đề tài: “Sữa tại thị trường Việt Nam: chất lượng, nguồn gốc và giá cả”. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung: Tổng quan thị trường trong nước về nguồn gốc, chất lượng, giá cả Mục tiêu cụ thể: Tình hình thực tế thị trường sữa ở Việt Nam: doanh thu, cung- cầu Một số đặc tính từ cung và cầu sữa Diễn biến và xu hướng giá Một số đề xuất Phương pháp nghiên cứu Sử dụng dữ liệu thứ cấp: các tài liệu, thông tin có sẵn,sách,báo,internet… Phạm vi giới hạn Nghiên cứu các mặt: chất lượng, nguồn gốc, giá sữa tại thị trường sữa Việt Nam hiện nay. Lĩnh vực nghiên cứu: ngành sữa, nguồn gốc và giá sữa Thời gian nghiên cứu: năm 2013 Dữ liệu thống kê các năm qua các bài báo cáo Phần II: Nội dung 1.Thực trạng về chất lượng sữa ở Việt Nam Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2005-2009 đạt 18%/ năm (EMI 2009). Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát tiển trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tăng lên. Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa cua các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm. Năm 2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm 2008. Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam. Hiện nay, tiêu thụ các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa. Bình quân mức tiêu thụ hàng năm đạt 9lit/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan(23lit/người/năm) hay Trung Quốc(25lit/người/năm), do đó theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với GDP(VINAMILK 2010). Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và ngoài nước với nhiều sản phẩm phong phú. Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại sữa: Sữa bột, sữa đặc có đường, sữa nước.... Trong sữa nước lại có rất nhiều loại: Sữa nước hoàn nguyên hoặc sữa nước có nguồn gốc sữa tươi. Trong sữa tươi lại có sữa lấy từ trang trại quy mô tập trung (sản xuất công nghiệp) hoặc lấy từ trang trại đơn lẻ của người nông dân. Tất cả nguồn gốc của sữa đó đều đưa đến kết quả cuối cùng nhưng thành phần dinh dưỡng và độ đảm bảo an toàn cho người sử dụng là khác nhau. Ví dụ: Vì sao người ta nói là sữa hoàn nguyên. Người ta nhập sữa bột về sau đó trộn với nước rồi đưa qua hệ thống tiệt trùng, đóng hộp đem bán gọi là sữa hoàn nguyên. Sữa bột có nguồn gốc từ sữa tươi nhưng được cô đọng thành bột. Qua quá trình cô đọng thì một số vi chất, lượng dinh dưỡng, vitamin sẽ bị bốc hơi. Chính vì vậy, sữa bột không thể giữ được đầy đủ những chất tự nhiên đó cho đến khi người ta buộc bổ sung các dưỡng chất, chất dinh dưỡng để tạo được sản phẩm có độ dinh dưỡng  gần giồng với sữa tươi. Tuy nhiên trên thị trường, nhà nước cho phép ghi bao bì là sữa tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, như vậy sẽ gây ngộ nhận cho người tiêu dùng, người ta sẽ nghĩ hai loại sữa này như nhau nhưng thực ra 2 loại sữa này hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc, thành phần, nguyên liệu. Chính vì vậy nó tạo ra sự bất bình đẳng. Bởi vì sao? Sữa bột có giá thành, chi phí thấp so với sản xuất sữa tươi. Sữa bột sản xuất ở những nước cung cấp sữa bột lớn trên thế giới và người ta có điều kiện ưu đãi về tự nhiên, người ta làm ra sữa bột, người ta bán sữa bột có thể với giá rẻ. Đó là nguồn nhập chính thức còn với nguồn nhập không chính thức – tức là không kiểm soát được chất lượng đầu vào. Thật giả lẫn lộn, khi mình đưa ra sản phẩm cuối cùng là hộp sữa nước trên thị trường, người ta cứ nghĩ đó là sữa nước, đó là sữa nhưng thực ra chất lượng của nó lại không giống nhau. Khi chất lượng không giống nhau, mà lại không có sự phân biệt tức là không có tính minh bạch trên thị trường thì người sản xuất chân chính sẽ bị thiệt. Ví dụ có ai có thể nói là kiểm soát được nguồn sữa bột chuyển từ Trung Quốc về để chế biến ra sữa. Bằng cách này cách kia người ta vẫn tung lượng sữa đó ra thị trường và vẫn bán giá ngang bằng. Như vậy người ta vẫn thu lợi nhiều hơn trong khi đó lợi ích cung cấp lợi ích cho người tiêu dùng thấp hơn rất là nhiều. Doanh thu Bên cạnh đó thị trường sữa ở Việt Nam là một thị trường có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng rất cao, vì vậy là một thị trường đầy triển vọng. Trong giai đoạn 2004-2009 ở Việt Nam, sữa là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành thực phẩm (tốc độ tăng doanh thu trung bình là 15,3%/năm) và có doanh số xấp xỉ 1 tỷ đô-la vào năm 2009 (Minh họa 1). (Nguồn: EMI, trích trong Đỗ Lê Hằng, 2010) Trong ngành sữa thì với doanh thu lên tới gần 400 triệu đô-la trong năm 2009, sữa bột công thức là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất, đồng thời có tốc độ tăng trưởng rất cao, trung bình lên tới gần 21%/năm trong giai đoạn 2004-2009. Trong nhóm sữa bột công thức thì mặc dù không có số liệu chính xác, song chỉ cần dạo quanh những cửa hàng bán sữa cũng có thể thấy ngay là sữa bột trẻ em trong nhóm 0-6 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất. Về phương diện thị phần của các hãng sữa trên thị trường nội địa, mặc dù Vinamilk chiếm thị phần cao nhất (35%), nhưng dẫn đầu thị trường sữa bột lại là ba công ty nước ngoài Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson Abbott với tổng cộng khoảng 67% thị phần (Minh họa 2) Minh họa 2. Thị phần của thị trường sữa Việt Nam 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%  Khác, 31% Vinamilk, 37% Friesland Campina, 32% SữaKchháuca,,11.30%.7% Sữa đặc, 15.6% Sữa nước, 31.7% Sữa bột, 40.7%  Khác, 7.4% Nestlé, 4.4% Dumex, 8.2 Vinamilk, 12.6% Mead Johnson, 13.9% Friesland n % Campina, 26.7% Abbott, 26.8% Thị phần toà ngành sữa Thị phần theo ngành hàng Thị phần ngành sữa bột (Nguồn: VinaSecurities Research, 2009) (Nguồn: EMI, 2009) (Nguồn: Vinamilk, 2009) Cung cầu Về chất lượng, sữa sản xuất trong nước không thua kém gì sữa ngoại nhập, nhưng vì tâm lý lâu nay của người dân tiêu dùng thích dùng đồ ngoại nên cầu về phân khúc này tăng cao, tuy nhiên, khi giá sữa ngoại tăng giá mạnh gấp nhiều lần so với sữa nội thì sức mua ở những dòng sữa cao cấp giảm và khá trầm lắng, thay vì dùng sữa ngoại nhiều người đã chuyển sang dùng sữa nội thay thế với giá rẻ hơn 15-25%. Minh họa 3: Sản xuất của các doanh nghiệp ngành sữa trong 7 tháng đầu năm 2012 Sản xuất của các doanh nghiệp ngành sữa trong 7 tháng đầu năm phát triển ổn định ước đạt 6,5 nghìn tấn sữa bột tăng khoảng 25,1% so với cùng kỳ năm trước (hình 5). Qua bảng đồ thị cho thấy, sản xuất sữa bột với xu hướng tăng, tháng sau cao hơn tháng trước. Kể từ đầu năm cho đến nay, tháng 5 là tháng có sản lượng sản xuất giảm, giảm 6,6% so với tháng 4 và giảm 5,7% so với tháng 6/2012. 2.Một số đặc tính của cung, cầu sữa Một số đặc tính của sản phẩm và của người tiêu dùng Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân của Việt Nam là 11,6 kg/người/năm, chỉ bằng 18% mức trung bình của các nước đang phát triển là 65.5 kg/người/năm và 4% mức trung bình của các nước phát triển là 280.8 kg/người/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại đang rất cao, hứa hẹn một thị trường phát triển trong tương lai. Về nguyên tắc, để được lưu hành, các sản phẩm sữa đều phải đảm bảo thành phần và hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế, vì vậy các sản phẩm sữa một khi đã đạt chuẩn đều có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ một loại sữa này sang một loại sữa khác không hề dễ dàng vì có thể gây nên một số phản ứng ở trẻ như trẻ không chịu bú, táo bón, chậm tăng cân… Nguyên nhân có thể là do không phải sản phẩm nào cũng hợp với khẩu vị và thể chất của trẻ, có trẻ phản ứng tốt với sản phẩm này, trong khi trẻ khác lại phản ứng tốt với sản phẩm khác. Theo khảo sát của Neilson, 74% các bà mẹ được hỏi (trên mẫu gồm 450 người) cho rằng yếu tố quyết định khi mua một sản phẩm là sản phẩm phải phù hợp với khẩu vị của trẻ. Vì thế người tiêu dùng có khuynh hướng trung thành với sản phẩm nếu trẻ đáp ứng tốt với sản phẩm đó. Nghiên cứu của Friesland Campina cho thấy mức độ trung thành của người tiêu dùng có thể khác nhau tùy nhãn hàng và tùy độ tuổi, nhưng nhìn chung khoảng 60 – 70% bà mẹ sẽ tiếp tục dùng sản phẩm hiện tại. Khảo sát của Neilson cũng cho thấy sữa trẻ em nằm trong nhóm 10 sản phẩm mà người tiêu dùng ít thay đổi hành vi mua nhất trong trường hợp có lạm phát xảy ra. Đặc tính từ phía cung của thị trường sữa bột trẻ em Quy mô ngành sữa ở Việt Nam còn bé, nhưng đầy tiềm năng. Ngành sữa Việt Nam chỉ thực sự phát triển từ năm 1990 khi các công ty sữa nước ngoài bắt đầu quay lại Việt Nam sau Đổi mới. Mặc dù vậy, khả năng cung ứng sữa nguyên liệu trong nước hiện vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay đàn bò trong nước chỉ cung cấp được khoảng 22% tổng sản lượng sữa, chủ yếu từ những hộ gia đình nuôi bò sữa quy mô nhỏ, khả năng cho sữa thấp. Lượng sữa tươi này thường dùng cho sản xuất sữa nước và sữa đặc có đường, còn lại 78% nhu cầu phải đáp ứng bằng nhập khẩu, bao gồm 31% nhập khẩu sữa thành phẩm và 47% nhập khẩu sữa nguyên liệu. Các hãng sữa khi đầu tư nhà máy thường không chỉ sản xuất mỗi sữa bột trẻ em mà còn sản xuất các sản phẩm khác từ sữa để tận dụng lợi thế nhờ phạm vi. Trong khi chi phí của việc chuyển giao công nghệ về Việt Nam từ thiết bị, quy trình sản xuất đến con người là rất lớn, thì lợi ích nhận được lại không đủ bù đắp vì quy mô thị trường còn bé, nguồn sữa nguyên liệu lại không đủ đáp ứng. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất sữa bột trẻ em ở Việt Nam cao hơn so với giá nhập khẩu. Do đó, các hãng sữa thường chỉ tham gia hoạt động thương mại chứ không sản xuất. Thị trường sữa bột trẻ em ở Việt Nam hiện nay gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay là nhập khẩu sữa thành phẩm và phân phối, trong đó ba phương thức kinh doanh phổ biến bao gồm: Nhập khẩu, đóng gói và phân phối: Doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột nền dành cho trẻ em, rồi pha trộn thêm dưỡng chất theo công thức doanh nghiệp tự nghiên cứu và phát triển, hoặc mua từ những trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng trẻ em, sau đó đóng gói và bán ra thị trường theo kênh phân phối của riêng mình. Điển hình cho mô hình này là Vinamilk, Nutifood và Friesland Campina. Sữa thành phẩm nhập khẩu và phân phối chính thức bởi chính công ty hoặc thông qua công ty phân phối độc quyền: Thuộc nhóm này có Nestle Việt Nam, nhập khẩu sữa từ Nestle Malaysia, hoặc công ty 3A nhập khẩu và phân phối độc quyền cho Abbott. Abbott chỉ có văn phòng đại diện tại Việt Nam để làm công tác nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển thị trường. Nhập khẩu và phân phối không chính thức: Các doanh nghiệp nhỏ tự nhập khẩu và phân phối sản phẩm của những hãng sữa nước ngoài như Hipp của Đức, S26 của Úc, kể cả những sản phẩm đã có nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam như của Mead Johnson hay Abbott. Có thể tạm gọi đây là hàng “xách tay” vì các sản phẩm này không được hưởng những dịch vụ hậu mãi từ hãng như những sản phẩm được nhập khẩu chính thức. Những doanh nghiệp dạng này chiếm thị phần không lớn nhưng có thể nói là rất đông và góp phần làm cho thị trường sữa thêm phong phú và sôi động. Như vậy, thị trường sữa bột trẻ em gần như được nhập khẩu 100%, nếu không nhập khẩu thành phẩm thì cũng nhập khẩu nguyên liệu. Việc sản xuất nếu có chỉ dừng lại ở công đoạn pha trộn và đóng gói. Do phụ thuộc vào nhập khẩu, giá sữa trong nước chịu ảnh hưởng lớn của giá thế giới và tỷ giá hối đoái, làm cho thị trường trong nước không ổn định khi giá thế giới biến động và đồng Việt Nam mất giá. Thị trường sữa bột trẻ em hiện nay có nhiều nhà cung cấp. Theo Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2007 – 2009, có gần 230 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm. Nếu không kể các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân quy mô nhỏ lẻ thì trong năm 2008 ngành sữa có 72 doanh nghiệp, cho thấy thị trường sữa có nhiều nhà cung cấp tham gia. Trong số này có một số tên tuổi lớn trong ngành sữa, chẳng hạn như Nestle, Danone Dumex, Friesland Campina, Arla Foods (Milex) và Meiji Diaries là 5 công ty nằm trong danh sách 15 công ty sữa lớn nhất toàn cầu xét về doanh thu . Mặc dù số lượng doanh nghiệp sữa đã khá nhiều song số doanh nghiệp tham gia ngành sữa vẫn tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng trung bình là 24%/năm. Số doanh nghiệp năm 2008 là 72 doanh nghiệp, gần gấp 6 lần số doanh nghiệp năm 2000 là 13 doanh nghiệp. Một đặc trưng của sản phẩm sữa là người tiêu dùng rất khó nhận biết tác dụng của sản phẩm lên sức khỏe của trẻ, trong khi hậu quả của việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng lại rất nghiêm trọng, mà điển hình là một loạt trường hợp sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc. Vì thế việc chọn một sản phẩm an toàn và đảm bảo dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng, thậm chí còn quan trọng hơn cả vấn đề giá cả. Tuy nhiên, thực tế là người tiêu dùng lại không có đầy đủ thông tin về sản phẩm, từ vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đến thành phần của những chất bổ sung theo thông tin công bố của các nhà sản xuất. Nhiều sản phẩm kém chất lượng vẫn đang lưu thông trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm của các cở sở nhỏ lẻ không có thương hiệu. Trong hơn 200 cơ sở, công ty sản xuất sữa của Việt Nam, đã có trên 150 đơn vị từng bị phát hiện vi phạm tiêu chuẩn VSATTP như mức melamine vượt ngưỡng cho phép hay sản phẩm có hàm lượng đạm quá thấp, sữa có thành phần không đúng như công bố trên bao bì.Theo một cán bộ Phòng nghiệp vụ Trung tâm Kiểm nghiệm VSATTP Viện Dinh dưỡng Việt Nam thì hiện nay Trung tâm này chưa thể kiểm tra chính xác thành phần và hàm lượng các vi chất có trong sữa bột trẻ em. Trung tâm chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn về vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm, nhóm dinh dưỡng (đường, đạm, béo, vitamin) và một số chỉ tiêu vệ sinh khác, hoặc kiểm nghiệm dựa trên nhãn mác, nhưng chỉ giới hạn trong một số thành phần vì cần phải có những phòng phân tích hóa nghiệm lớn với đầu tư trang thiết bị hiện đại mà Việt Nam chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, nhìn chung người tiêu dùng không được cung cấp đầy đủ thông tin về vai trò, tác dụng và mức độ hiệu quả của những chất bổ sung trong sản phẩm như DHA, ARA, choline, betaglucan…lên thể chất của trẻ Nhiều bà mẹ tin rằng sữa bột là sản phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của trẻ. Điều này phần nào giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu như đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là nguồn thực phẩm duy nhất, thì đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, sữa chỉ là một thực phẩm bổ sung bên cạnh những nguồn thực phẩm khác với đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như thịt, cá, hải sản, các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc… Đặc biệt với trẻ từ một tuổi trở lên, hệ tiêu hóa đã có thể hấp thu được sữa bò tươi, trẻ có thể chuyển hoàn toàn sang dùng sữa tươi, một loại thực phẩm rất tốt nhưng lại có giá rẻ hơn so với sữa bột công thức. 3.Diễn biến và xu hướng giá Diễn biến giá và nguyên nhân thay đổi giá Diễn biến giá sữa từ 2011-2013 Từ 1-1-2011, Vinamilk tăng giá sữa bột các loại trung bình 12%. Đầu tháng 12-2011, một số hãng sữa ngoại như Abbott, Enfa… tăng giá 9-19% Ngày 23-1-2012, Vinamilk tăng giá sữa bột từ 5-7%. Tháng 10-2012, Cty Friesland Campina Việt Nam điều chỉnh tăng giá 3,8-5% đối với một số mặt hàng sữa. Từ 14-1-2013, hãng sữa Mead Johnson điều chỉnh tăng giá 10% với tất cả các loại sữa. Trước đó, ngày 10-1, hãng sữa Dumex thông báo tăng giá sữa từ 8,5-9%. Cuối tháng 2-2013, Vinamilk tăng giá một số sản phẩm 7%. Từ ngày  1-3-2013, Cty Friesland Campina Việt Nam điều chỉnh tăng giá một số sản phẩm sữa Friso và Dutch Lady từ 8-9%. Hãng sữa Abbott cũng tăng giá từ 2-9% các sản phẩm sữa. Từ 18-3, hãng sữa nội là Nutifood cũng tăng giá trung bình 10%. Hai lần liên tiếp từ đầu năm đến nay, nhiều loại sữa bột đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán với lý do nguyên liệu đầu vào tăng giá, cũng như thay đổi mẫu mã bao bì. Cùng với đó, tên gọi các sản phẩm sữa nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng được đổi thành sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung... Điển hình nhất là, trên bao bì hộp Anfalac A+ cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi hay Anfakid A+ cho trẻ từ 3 tuổi đều ghi là sản phẩm dinh dưỡng. Tương tự, sản phẩm Lactogen Gold 2 ghi là thức ăn công thức dinh dưỡng dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Đối với sản phẩm Friso Gold cho trẻ từ 1-3 tuổi ghi là thực phẩm bổ sung. Hãng sữa Dumex cũng đổi tên dưới dạng sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng. Điều đáng nói, các sản phẩm này dù mang tên gọi mới, nhưng các thành phần cơ bản bên trong không thay đổi. Các doanh nghiệp cho rằng, việc đổi tên gọi nhằm phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế và đã được Bộ Y tế cho phép. Việc đổi tên gọi sản phẩm đối với sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi được các doanh nghiệp thực hiện đúng vào thời điểm Pháp lệnh Giá hết hiệu lực trong khi nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Quản lý giá chưa được ban hành. Điều này cũng đồng nghĩa: Doanh nghiệp không phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan quản lý và có thể điều chỉnh giá bán bất cứ khi nào nếu muốn. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trung bình mỗi năm sẽ có 2-3 đợt tăng giá sữa. Riêng giai đoạn 2007-2010, giá sữa có tới 16 lần tăng giá. Từ đầu năm đến nay cũng có tới 2 lần tăng giá sữa. Giá chênh lệch giữa mỗi lần tăng là 5-10%, thậm chí có loại tăng 13-14%. Có muôn vàn lý do được các hãng sữa đưa ra để lý giải cho việc tăng giá, do giá nguyên liệu đầu vào tăng, tăng tỉ lệ dưỡng chất, thay đổi mẫu mã… Tuy nhiên theo Cục quản lý giá thì trong những tháng vừa qua giá thu mua sữa tươi trên thị trường vẫn ở mức ổn định và giá sữa nguyên liệu nhập khẩu không tăng, vẫn giữ ở mức 90.000 đồng/kg sữa nguyên liệu nguyên kem nhập khẩu và trên 80.000 đồng/kg sữa tách béo. Theo Luật Giá thì từ ngày 1-1-2013, các hãng sữa mỗi khi điều chỉnh giá sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi đều phải kê khai đăng ký. Nếu doanh nghiệp đưa ra được bản tính toán giá thành hàng hóa, dịch vụ (đối với hàng sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu) hợp lý thì Bộ Tài chính mới chấp thuận với phương án điều chỉnh giá do doanh nghiệp đăng ký. Để lách quy định mới của Luật Giá nhiều doanh nghiệp đã đổi tên sản phẩm từ sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi thành “sản phẩm dinh dưỡng”, “sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt", "thức ăn công thức dinh dưỡng", ), "thực phẩm bổ sung". Như vậy doanh nghiệp sẽ không phải đưa ra bản giải trình và chờ sự chấp thuận từ Bộ Tài Chính mà có thể tăng giá sữa như đối với các mặt hàng thông thường. Theo thống kê, trên thị trường Việt Nam đang có gần 500 dòng sản phẩm sữa. Tuy nhiên, lượng sữa sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, và chủ yếu phục vụ cho sản xuất sữa nước. Khoảng 70% còn lại là nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 20% là sữa thành phẩm. Thị trường sữa ở Việt Nam vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào hàng nhập khẩu. Hai tháng đầu năm 2013 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm là 158 triệu USD, giảm 7,79% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 2/2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 63,1 triệu USD, giảm 33,49% so với tháng đầu năm. Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm giảm ở các thị trường nhập khẩu chính như Niudilan, giảm 42,95%, tương đương với 14,5 triệu USD; Hoa kỳ giảm 28,98%, với 29,8 triệu USD…. Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, tình từ ngày 1/3 đến ngày 15/3 Việt Nam đã nhập khẩu 40,4 triệu USD sữa và sản phẩm, lũy kế từ đầu năm cho đến 15/3, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lên 198,7 triệu USD. Trong khi đó, mặc dù được đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm không thua kém sữa ngoại, lại có lợi thế về nhân công, vận chuyển và nhiều yếu tố khác nên giá thành hợp lý hơn, sữa lại tươi, mới hơn sản phẩm nhập khẩu, nhưng sữa nội vẫn đang “lép vế sữa ngoại nhập”. Và đúng như dự báo của Trung Tâm thông tin Thương mại trong báo cáo mặt hàng sữa năm 2011 và dự báo quí I/2012. Giá sữa trong nước tăng ngay từ những tháng đầu năm 2012. Tính chung 7 tháng 2012, giá sữa trong nước biến động mạnh và đi ngược chiều với giá thế giới. Với lý do thay đổi mẫu mã, nâng cấp công thức, giá nhiều chủng loại sữa của Abbott, Mead Johnson, Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Nestle đã điều chỉnh tăng từ 5-19% trong tháng 2. Sang tháng 3 đến lượt sữa Dumex điều chỉnh tăng từ 5-10%. Tiếp tục điều chỉnh giá tăng trong tháng 4/2012, mặc dù giá thế giới giảm. Cụ thể hãng sữa Meiji tăng giá từ 10 - 15% áp dụng cho 5 mặt hàng, hãng sữa Angelac và Angel Grow (Hàn Quốc) tăng khoảng 15% áp dụng cho 7 mặt hàng. Ngoài ra, một số dòng sản phẩm sữa nước nhập khẩu từ New Zealand, Úc, Pháp… cũng tăng giá bán từ 7 – 8% lên mức 49.000-51.000 đồng/lít. (minh họa 4) Minh họa 4: Biểu đồ giá sữa 7 tháng đầu năm 2012 Tóm lại, 7 tháng đầu năm 2012, giá sữa trong nước biến động mạnh với 3 lần tăng giá (tháng 1, 2 và tháng 4), mức tăng trung bình 5% - 18%. Việc tăng sữa theo các công ty sản xuất và kinh doanh sữa lý giải là do chi phí đầu vào tăng cao như tỷ giá ngoại tệ tăng 13%; thuế nhập khẩu sữa tăng từ 5% lên 10%; chi phí mua nguyên liệu (lon thiếc, thùng giấy...) tăng 10-30%; chi phí lao động trực tiếp tăng 11% và chi phí lao động gián tiếp tăng 18%. Ngoài ra, áp lực về vay vốn ngân hàng, kho bãi vận chuyển tăng cao… cũng trực tiếp “bắt” giá sữa tăng. Đối với Hãng sữa Abbott, việc tăng giá sữa của Hãng là do sự trượt giá của tiền đồng so với đồng USD và sản phẩm sữa phải chịu thuế suất mới, theo biểu thuế áp dụng từ 1.1.2011 cho sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ. Hiện nay, mức giá Abbott Việt Nam phân phối đến các đơn vị vẫn theo giá cũ, việc tăng giá bán trên thị trường là do các cửa hàng đẩy giá lên. Đáng chú ý, tháng 5 là tháng được xem là tháng giảm giá mạnh nhất của nhiều loại hàng hóa trên thế giới trong vòng 8 tháng qua. Từ xăng dầu đến đậu tương, giá bông, ca cao, nguyên liệu sữa…. đều giảm khá mạnh, thời gian giảm kéo dài. Nhưng giá sữa trong nước không giảm và đứng ở mức cao. Giải thích nguyên nhân này, theo giám đốc một công ty sữa, giá nguyên liệu sữa thế giới từ tháng 5 đến nay, chưa đủ thời gian để giảm giá sản phẩm mà phải giảm từ 3 tháng trở lên nhà sản xuất mới có thể giảm giá. Vì mỗi lần giảm giá hay tăng giá doanh nghiệp phải đăng ký theo quy trình duyệt giá rất khó khăn. Vì vậy, phải chờ thêm 1 tháng nữa, nếu giá nguyên liệu tiếp tục giảm và ổn định thì lúc đó bắt buộc các hãng sữa phải giảm giá sản phẩm. Xu hướng giá Do 80% nguồn thức ăn chăn nuôi bò phải nhập khẩu, mà giá thức ăn chăn nuôi lại có chiều hướng tăng, đã làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của người chăn nuôi và gián tiếp làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nguyên liệu sữa cũng phải nhập khẩu, nên giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động của thế giới. Hiện sữa bột nhập khẩu chiếm thị phần trên thị trường khá cao (khoảng 72%), sữa bột trong nước sảm xuất có thị phần chiếm ít hơn là Vinamilk (20%), Nutifood (5%) và khoảng dưới 10% doanh nghiệp nhỏ trong nước không có thương hiệu nhập về đóng gói. Giá sữa trên thị trường thế giới được dự báo sẽ tăng, do vậy giá sữa trong nước sẽ bị hưởng bởi giá thế giới, tăng và sẽ đứng ở mức cao. Từ năm 2007, báo chí Việt Nam liên tục đưa tin về việc tăng giá sữa bột trẻ em, bất chấp việc giá sữa bột thế giới giảm, và diễn giải tình trạng này như là dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh của các công ty sữa nước ngoài nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Một số bài báo còn cho rằng giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới, trong khi Việt Nam chỉ là một nước có mức thu nhập trung bình thấp (Minh họa 3). Hệ quả là, sữa trở thành một gánh nặng chi tiêu đối với các gia đình có con nhỏ. Những thông tin báo chí được đăng tải liên tục này đã tạo ra sức ép rất lớn lên các cơ quan chức năng của nhà nước, đòi hỏi những cơ quan này phải ban hành chính sách can thiệp để bình ổn giá thị trường. Để làm cơ sở cho những hành động chính sách của mình, các cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra giá sữa ở thị trường trong nước và nước ngoài. Khảo sát của Bộ Công thương kết luận rằng so với giá ở một số nước trong khu vực, giá sữa bột trẻ em ở Việt Nam cao hơn từ 20 – 60%, đặc biệt có những sản phẩm cao hơn tới 100 – 150%. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009 cũng khảo sát một số đơn vị sản xuất, kinh doanh sữa bột và trong báo cáo cho các bộ ngành trung ương có liên quan kết luận rằng: “…đã có sự định hướng và dẫn dắt thị trường về chính sách giá của các công ty sữa lớn. […] Đặc biệt đối với sản phẩm sữa thành phẩm nhập ngoại có thương hiệu, giá sữa do nhà phân phối đề nghị doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng cao hơn 2 lần so với giá vốn (trên 200%), điều này lý giải vì sao báo chí và dư luận cho rằng người tiêu dùng ở Việt Nam phải mua sữa với giá đắt nhất thế giới. Mặt khác, qua kiểm tra chi phí: chi phí quảng cáo, khuyến mại chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí (từ 30% - 50%), đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá bán sữa cho người tiêu dùng quá cao.” Minh họa 5. Giá vốn hàng bán so với giá bán lẻ của Mead Johnson (VNĐ) Sản phẩm Giá vốn hàng bán Giá bán nhà phân phối Giá bán lẻ đề xuất Giá bán lẻ trên giá vốn Enfagrow A+ 900g 113,349 200,260 276,364 244% Enfapro A+ 900g 130,338 207,270 286,364 220% Enfakid A+ 900g 107,864 172,160 237,273 220% Enfapro A+ 400g 63,399 102,270 140,909 222% Enfapro A+ 1.8kg 207,410 365,800 504,545 243% (Nguồn: UBND TPHCM, 2009) Nhận xét chung Về mặt giá cả, tuy giá sữa ở VN không phải là cao nhất trên thế giới nhưng nghịch lý ở đây là các nước tiên tiến giá thành sữa cùng loại lại thấp hơn giá thành ở Việt Nam. Nguyên nhân là do nước ngoài người ta có trợ cấp nông nghiệp còn ở Việt Nam thì không. Nhìn chung giá sữa VN vẫn là khá cao bởi vì chúng ta không có ngành công nghiệp sản xuất sữa mà phụ thuộc vào nhập khẩu, đó là điều đương nhiên mà chúng ta phải chấp nhận. Về giá thành bao gồm rất nhiều yếu tố, yếu tố nguyên liệu đầu vào, đầu vào những chi phí cho sản xuất, những chi phí cho sản xuất dĩ nhiên bao gồm các chi phí A&B những cho phí cho marketing, cho quảng cáo…tất tần tật những thứ đó đưa vào giá thành. Người tiêu dùng phải gánh và như vậy nếu có những nghiên cứu sản xuất quá cao, những chi phí đặc thù quá cao sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao thì những sản phẩm này chỉ dành cho người tiêu dùng có điều kiện, những người có tiền người ta chấp nhận cái giá đó, còn những người tiêu dùng bình dân thì không thể mua được. Do vậy giá thành sản phẩm được quyết định là do người tiêu dùng. Như trên đã trình bày, mặt bằng giá sữa ở Việt Nam khá cao so với mức thu nhập trung bình của người dân. Thế nhưng trong giai đoạn 2007-2011, giá sữa bột trẻ em vẫn trải qua nhiều lần tăng giá. Lịch tăng giá này được tổng hợp qua thông báo tăng giá mà các hãng gửi đến đại lý bán sữa. Giá sữa phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó ba nhân tố dễ thấy nhất là giá sữa bột thế giới, tỷ giá ngoại tệ và lạm phát trong nước. Trung bình sản phẩm sữa có 50% là giá vốn hàng bán nhập khẩu, trong đó 60% là bột sữa, tương đương 30% giá bán sẽ chịu ảnh hưởng của giá sữa bột và tỷ giá, 40% chi phí khác tương đương 20% giá bán chịu ảnh hưởng của tỷ giá. 50% giá bán còn lại sẽ chịu sự điều chỉnh của lạm phát trong nước. Ngoài việc liên tục tăng giá, nhiều hãng sữa còn lách luật để trốn thuế và lừa dối khách hàng. Nhiều nhãn sữa đã đổi tên sản phẩm từ sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi thành “sản phẩm dinh dưỡng”, “sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt", "thức ăn công thức dinh dưỡng", "thực phẩm bổ sung"… Năm nào cũng vậy, cứ sau tết là các hãng sữa đua nhau tăng giá, năm nay thậm chí mức tăng còn chóng mặt và đồng loạt hơn với mức tăng từ 10-20%. Phần III: Kết luận và đề xuất 1.Kết luận Sữa là loại thực phẩm không thể thiếu  được  trong  cuộc sống hàng  ngày  bởi  nó  không  chỉ  là  thức  uống  bổ  dưỡng thông thường ,ngoài vị thơm ngon, nó còn bổ sung rất nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho người già, phụ nữ, thanh niên và trẻ em mọi lứa tuổi. Có thể nói sữa không phải là sản phẩm mang tính thời vụ nên cầu về sữa tương đối lớn,là một thị trường rất tiềm năng và sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Đây chính là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Việt Nam.Tại Việt Nam cơ chế quản lý mặt hàng này còn lỏng lẻo về chất lượng, nhãn mác và bảo quản sản phẩm nên việc gia nhập thị trường là tương đối dễ. Mặt khác các công ty này sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía trong và  ngoài nước bởi thường thì khách hàng sẽ đặt niềm tin vào những thương hiệu nổi tiếng.Việc xây dựng thương hiệu lại càng cần thiết hơn nữa khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO nên có thể lý giải được vì sao hầu hết các công ty lại đặt mục tiêu “xây dựng thương hiệu” lên làm chiến lược kinh doanh hàng đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây diễn biến nhiều biến động và phức tạp của thị trường sữa khiến người tiêu dùng VN hết sức lo ngại về chất lượng các loại sữa. 2. Đề xuất Doanh nghiệp không được quyền áp đặt giá tùy tiện Với đội ngũ hùng hậu – 72 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với 230 nhà nhập khẩu, thị trường sữa đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm trong sữa trong nước và nhập khẩu. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn các loại sữa đa dạng, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả theo nhiều mức giá cao, thấp khác nhau, tùy loại. Khoảng cách giữa cung và cầu về sữa trên thị trường không có, vì thế, doanh nghiệp không có quyền áp đặt giá cao một cách tùy tiện trong thị trường cạnh tranh. Xem xét và loại bỏ sữa ra khỏi danh mục hàng hóa cần bình ổn, vì sữa không phải là mặt hàng thực sự thiết yếu, trừ những sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi bị bệnh lý. Bởi vì, căn cứ vào hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào Nghị định 21 năm 2006 của Chính phủ, công thức của sữa chỉ là thực phẩm bổ sung cho sữa mẹ. Cạnh đó, thị trường sữa đã cạnh tranh khá hoàn hảo. Điều này được thể hiện, ít nhất qua sự hiện diện của 72 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với 230 nhà nhập khẩu. Để bình ổn giá sữa, thực tế thì từ lâu chúng ta không làm được việc này mà chủ yếu phải áp dụng các biện pháp quản lý giá khác. Không thể cứ áp dụng mãi biện pháp đăng ký giá. Nhà nước cần phải thiệp vào thị tường này, nhưng cũng không nên can thiệp đại trà, đồng loạt mà phải can thiệp theo phân khúc nào đó của thị trường mới đạt hiệu quả. Giải quyết bài toán “nguyên liệu” để sản xuất, chúng ta cần có chiến lược đầu tư các trang trại bò sữa, đào tạo và nâng cao cán bộ kỹ thuật và đặc biệt là các giống bò sữa. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đàn bò của nước ta hiện có khoảng 135-140 nghìn con, với sản lượng mỗi năm khoảng 290-300 nghìn tấn sữa. Trong khi đó, nhu cầu trong nước mỗi năm cần khoảng 1 triệu tấn. Như vậy, chúng ta chỉ có thể đáp ứng được 28-30% nhu cầu trong nước. Thực tế này cho thấy, còn cả một khoảng trống quá lớn của thị trường mà ngành chăn nuôi bò sữa chưa thể đáp ứng được. Đẩy mạnh vào phát triển nguồn sữa tươi, trong khi phân khúc sữa bột đang nằm trong tay các nhà sản xuất nước ngoài. Sữa bột nhập khẩu hiện chiếm thị phần khá cao trên thị trường (khoảng 72%). Riêng 4 hãng sữa lớn của nước ngoài là Dutch Laday, Abbott, Nestle và Mead Johnson đã chiếm tới trên 60% tổng thị phần sữa bột tại Việt Nam. Thực trạng này cho thấy, các DN sản xuất và kinh doanh sữa trong nước còn đang khá lép vế với các tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nhiều cơ hội phát triển cho các nhà sản xuất trong nước muốn đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất kinh doanh mặt hàng sữa. Các doanh nghiệp, công ty cần hướng vào việc phát triển vùng nguyên liệu nhằm tự chủ dần nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Khuyến cáo người tiêu dùng Để tránh bị bắt chẹt về giá, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin và đọc kỹ bảng giá niêm yết khi mua hàng vì thông thường khi điều chỉnh, nhà cung cấp sẽ gửi bảng giá tới các cửa hàng, đại lý thông báo các mức tăng và thời điểm áp dụng cụ thể. Phần IV: Phụ lục Tài liệu tham khảo: https://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:OAHzCxQy7VEJ:www.stoxplus.com/download.asp%3Fid%3D1791+ph%C3%A2n+b%E1%BB%95+th%E1%BB%8B+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+s%E1%BA%A3n+xu%E1%BA%A5t+s%E1%BB%AFa+vi%E1%BB%87t+nam&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEEShaNUM1PvGIpEwSPWHM80XsG5fe1nJt5URmbJe2k7mb2KGPVEoxOh3Y8ZfaXbDc5N3BW0N5u7HJNqoyb3yx2cpisECLkyX6RZj6eQLZZrnIrhx8gA5Rogad_P6MqYcBWvPuGU7k&sig=AHIEtbR6gRspFheA0iWHGXA4PMEURoJwyA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxban_chinh_sua_cuoi_cung_6247.docx
Luận văn liên quan