MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I.Cơ sở lý luận về hành lang kinh tế
1.Khái niệm về hành lang kinh tế
2. Đặc điểm của hành lang kinh tế
3. Quá trình phát triển của các hành lang kinh tế
II.Thương mại quốc tế và các tiêu chí đánh giá
1.Khái niệm về thương mại quốc tế
1.1.Khái niệm thương mại quốc tế
1.2. Hàng hóa trong thương mại quốc tế
1.2.1. Sản phẩm hàng hóa hữu hình
1.2.2. Sản phẩm hàng hóa vô hình
1.2.3. Gia công quốc tế
2.Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế
3.Các chính sách thương mại quốc tế thường được áp dụng
3.1.Khái niệm chính sách thương mại quốc tế
3.2.Hệ thống chính sách thương mại quốc tế
3.2.1.Thuế quan
3.2.1.1. Xét theo đối tượng chịu tác động
3.2.1.2. Xét theo góc độ thương mại quốc tế
3.2.2.Công cụ phi thuế quan
4. Các loại hình thương mại quốc tế
4.1. Phân theo hình thức xuất nhập khẩu
4.1.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp
4.1.2. Xuất nhập khẩu gián tiếp
4.1.3. Gia công xuất khẩu
4.1.4. Buôn bán đối lưu
4.1.5. Tạm nhập tái xuất
4.1.6. Xuất khẩu tại chỗ
4.2. Theo phương thức xuất nhập khẩu
5.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thương mại quốc tế
5.1.Kim ngạch xuất, nhập khẩu
5.2.Tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu
5.3.Sự cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu (hay cán cân thương mại)
5.4.Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu
5.5.Hình thức giao dịch
5.6.Thời gian vận chuyển
III.Tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế
1.Tác động tới việc gia tăng các chính sách khuyến khích thương mại và hợp tác đầu tư trên khu vực hành lang
2.Tác động đến kim ngạch xuất, nhập khẩu
3.Tác động đến cơ cấu xuất, nhập khẩu
4.Tác động đến thời gian và chi phí vận chuyển
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG MỞ RỘNG TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
I.Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng GMS
1.Tổng quan về tiểu vùng sông Mekông mở rộng và các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng
1.1.Tổng quan về tiểu vùng sông Mekong mở rộng
1.2.Các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekong
2. Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS
3. Thương mại Việt Trung trong thời gian qua
3.1.Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua
3.1.1. Về kim ngạch XNK
3.1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu
3.1.3. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
3.1.4. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
3.2. Thương mại Việt Trung giai đoạn 1991 đến nay
3.2.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc
3.2.2. Về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
3.2.3. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
3.2.4. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
3.2.5. Đánh giá chung tình hình thương mại hai chiều giữa hai nước thời gian qua
4. Các nhân tố và chính sách để phát triển hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
4.1. Định hướng quan hệ thương mại giữa hai nước
4.2. Tác động của ACFTA tới quan hệ hợp tác Việt – Trung
4. 3. Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
II. Tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc
1. Tác động tới việc gia tăng các chính sách khuyến khích thương mại và hợp tác đầu tư trên khu vực hành lang kinh tế
2. Tác động của hành lang kinh tế tới kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
2.1. Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng
2.2. Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
3. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
4. Về phương thức buôn bán
5. Thời gian vận chuyển
5.1. Đối với hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
5.2. Đối với hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng
III. Đánh giá chung về tác động của hành lang kinh tế Bắc - Nam đến phát triển kinh tế xã hội và thương mại của các địa phương trên hành lang kinh tế
1.Thành tựu
1.1. Góp phần tăng kim ngạch XNK biên mậu giữa hai nước
1.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương nằm trên hai hành lang kinh tế
1.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông
1.4. Thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa giữa các địa phương biên giới nói riêng và Việt Nam – Trung Quốc nói chung
2. Hạn chế
3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.1. Cơ sở hạ tầng về phía Việt Nam chưa hoàn thiện so với phía Trung Quốc
3.2. Chính sách hỗ trợ thương mại còn ít, chưa xứng với yêu cầu của thị trường
3.3. Thiếu thông tin từ thị trường
3.4. Quy hoạch còn mang tính cục bộ địa phương, thiếu tính kết nối cả vùng
CHƯƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG HÀNH LANG KINH TẾ BẮC - NAM
I.Cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
1. Cơ hội và thách thức trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới
1.1. Cơ hội
1.2. Thách thức
2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới
2.1. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc
2.2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa các tỉnh, thành của Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế
II.Khuyến nghị giải pháp, chính sách thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam
1.Khuyến nghị giải pháp từ phía Nhà nước
1.1.Đẩy nhanh việc nâng cấp các mạng lưới CSHT, đặc biệt là giao thông nội hành lang và liên hành lang, về cả đường sắt và đường bộ, tạo nên hành lang giao thông thuận lợi, thống nhất
1.2.Xây dựng cơ chế hợp tác chung giữa hai nước
1.3.Tăng cường tính tự quyết cho chính quyền địa phương
1.4.Xác định những chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, cần ưu tiên thực hiện với mục tiêu và lộ trình rõ ràng
1.5.Đẩy nhanh việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, kiểm dịch, XNK ở các cửa khẩu kinh tế giữa hai nước
1.6.Đổi mới các chính sách, biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán biên mậu giữa doanh nghiệp hai nước
1.7.Tìm kiếm những hình thức trao đổi thương mại linh hoạt hơn để tăng quy mô thương mại giữa hai nước
1.8.Xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới ở các tỉnh, thành của hai nước trên tuyến hành lang kinh tế
1.9.Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước
1.10.Hai nước cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển hành lang kinh tế
2.Khuyến nghị giải pháp từ phía các doanh nghiệp
2.1.Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý khi thâm nhập thị trường Trung Quốc
2.2.Nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới chính sách giá cả hàng hóa
2.3.Phát triển thương hiệu sản phẩm và đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
98 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại, hợp tác kinh tế giữa các địa phương. Vì vậy, trong giai đoạn 2005 – 2009, nhờ nhiều chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế cửa khẩu, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan … theo hướng tích cực đã tạo nên một cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, đẩy mạnh trao đổi hàng hóa với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian này, hoạt động thương mại khu vực biên giới đã tăng mạnh, kể cả thương mại chính ngạch, tiểu ngạch và buôn bán cư dân. Điều này đã góp phần lớn trong việc tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, Việt Nam với Vân Nam, Quảng Tây và giữa các biên giới hai nước nói riêng.
Cơ cấu hàng hóa XNK trên hành lang của các tỉnh Việt Nam cũng đã thay đổi theo hướng tích cực: giảm dần tỷ trọng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng các mặt hàng chế biến, có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Thông qua đẩy mạnh hợp tác thương mại trên hai tuyến hành lang, hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng đã bước đầu phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung Xk một số mặt hàng có thế mạnh: Việt Nam đặt trọng tâm tiêu thụ hàng nông sản nhiệt đới, thủy sản vào thị trường Trung Quốc, còn tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) đã và đang đẩy mạnh XK hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đang từng bước đầu tư nhằm tăng lượng hàng hóa qua chế biến và nâng cao chất lượng hàng hóa XK để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường ASEAN nói riêng và thị trường châu Á nói chung.
1.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương nằm trên hai hành lang kinh tế
Việc hình thành và phát triển của hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng đã thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa hai nước, góp phần tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả cạnh tranh của từng ngành, từng địa phương trên tuyến hành lang, đẩy mạnh kinh tế theo hướng CNH – HĐH hướng tới gia tăng XK, đặc biệt là các tỉnh biên giới Việt – Trung. Bộ mặt xã hội, đời sống của nhân dân ở vùng biên giới hai nước thay đổi cơ bản. Hoạt động XNK ngày càng nhộn nhịp cùng với sự ra đời của hàng loạt các khu kinh tế tại cửa khẩu đã giúp các địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu cơ bản của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực hai hành lang kinh tế.
Tỉnh, TP
Diện tích(*) (km2) (Năm 2008)
Dân số (1000 người)
GDP (giá hiện hành) (tỷ VNĐ)
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2007
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2007
Hà Nội
3348,5**
2736,4
3149,8
3289,3
31513
76006
107744
Hải Phòng
1522,1
1690,8
1790,3
1827,7
10058,55
21371,5
31265,1
Hải Dương
1654,2
1657,5
1710,6
1732,8
6339,5
13334
18243
Hưng Yên
923,4
1081,9
1133,6
1156,5
4105,53
8238,6
12271,7
Vĩnh Phúc
1231,8**
1105,9
1168,9
1190,4
3920,9
9961,3
18183,7
Phú Thọ
3528,1
1273,5
1326,8
1348,8
3819,56
6961,3
9512,3
Yên Bái
6899,5
691,6
731,8
749,1
1669,11
3119,2
4482,6
Lào Cai
6383,9
526,8
575,0
589,5
1356,24
2945,0
4474,1
Lạng Sơn
8327,6
712,3
739,3
751,8
2191,8
4322,6
6026,9
Bắc Giang
3827,4
1510,4
1580,9
1608,5
3536,0
7565,3
10435,0
Bắc Ninh
822,7
948,8
971,3
1028,8
3366,8
8331,1
13068,5
(*): Diện tích tính đến 01/01/2008 theo Quyết định số 1683/QĐ-BTNMT ngày 26/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường.
(**): Tính theo địa giới hành chính mới
Nguồn: Tư liệu thống kê kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam
- NXB Thống kê, Tổng cục thống kê, 2009
Bảng 2.16: Cơ cấu kinh tế các tỉnh biên giới miền núi phía Bắc Việt Nam.
Hà Giang
Cao Bằng
Lào Cai
Lạng Sơn
Lai Châu
Bắc Giang
Yên Bái
2004
2007
2004
2007
2004
2007
2004
2007
2004
2007
2004
2007
2004
2007
NLTS
45,0
40,0
38,0
34,0
36,8
35,8
45,2
39,4
49,7
45,5
44,7
35,6
41,3
36,6
CN-XD
22,8
23,8
21,0
24,2
23,8
22,4
16,8
25,3
22,7
25,3
20,1
29,6
24,5
29,5
DV
32,2
36,2
41,0
41,8
39,4
41,8
38,0
45,3
27,7
29,2
35,2
34,8
34,2
33,9
Nguồn: Tư liệu thống kê KTXH 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam
1.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông.
Đẩy mạnh hợp tác phát triển hành lang là cơ hội tốt để Việt Nam thu hút đầu tư, tập trung hơn vào phát triển CSHT kỹ thuật cho phát triển kinh tế các tỉnh, thành phố miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam. Nhờ có việc hợp tác này giữa Việt Nam và Trung Quốc mà vai trò của các tỉnh phía Bắc được nâng cao. Do đó, mức vốn đầu tư cho khu vực này cũng tăng lên, góp phần lớn vào việc hình thành cơ sở kinh tế, CSHT dịch vụ hỗ trợ, hạ tầng giao thông liên tỉnh, liên vùng, tạo cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.4. Thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa giữa các địa phương biên giới nói riêng và Việt Nam – Trung Quốc nói chung.
Các địa phương thuộc hành lang cũng đã tận dụng cơ hội to lớn do các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển hành lang kinh tế tạo ra để thúc đẩy hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa giữa các địa phương biên giới. Tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn, Laò Cai, Quảng Ninh liên tục tăng qua các năm. Doanh thu từ du lịch liên tục tăng. Sự tăng trưởng XNK và du lịch đã tạo động lực quan trọng để các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, vận tải tăng trưởng. Từ đó tăng thêm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cho ngân sách, đồng thời góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc.
2. Hạn chế
Có thể nói, việc xác lập hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực mà còn tạo đà phát triển cho các vùng lân cận của cả hai nước. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển của hai hành lang kinh tế này chưa xứng với tiềm năng và niềm mong đợi.
Trước hết có thể thấy đó là những kết quả thu được từ hai hành lang này còn quá khiêm tốn. Quy mô thương mại trên tuyến còn nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của hai bên. Trong khi đó Việt Nam lại nhập siêu quá lớn và XK chủ yếu là khoáng sản và hàng hoá chưa qua chế biến. Bên cạnh đó, phạm vi hợp tác kinh tế trên toàn tuyến còn rất hẹp. Hợp tác này mới chỉ tập trung ở vùng biên giới mà chưa tiến sâu vào nội địa của hai bên.
Thứ hai, Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh XK với Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai. Trong ngắn hạn, quan hệ thương mại trên hành lang không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam vì bên kia là khu vực kém phát triển của Trung Quốc và hàng hóa XK của Việt Nam sang Trung Quốc chưa có được chỗ đứng trên thị trường nội địa của Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường Việt Nam lại khá dễ tính với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hạn chế thứ ba là hiện nay việc điều hành hoạt động của hành lang này chưa có sự đồng nhất, trách nhiệm chưa được quy định rõ. Chính quyền cũng như các cơ quan chức năng của hai tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn chưa có được sự chủ động và tự quyết trong vấn đề ngoại thương vùng biên giới. Vì vậy, đôi khi hoạt động thương mại không thể tiếp diễn chỉ vì cơ quan chủ quan của tỉnh không được phép ra quyết định.
Thứ tư là hàng hóa tham gia thương mại chủ yếu lại xuất phát từ khu vực ngoài hành lang kinh tế. Các hành lang kinh này tế đã góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của các tỉnh, thành phố vệ tinh nằm xung quanh hành lang nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời cũng là động lực đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, dịch vụ và hợp tác đầu tư giữa hai bên. Tuy nhiên, hiện nay, hàng hóa Việt Nam trao đổi trên tuyến hành lang chủ yếu lại có nguồn gốc từ các địa phương nằm ngoài hành lang, nhất là từ các tỉnh miền Nam. Còn hàng hóa Việt Nam NK từ Trung Quốc cũng phần nhiều có nguồn gốc từ các tỉnh, thành phố nằm ngoài khu vực hành lang. Như vậy, tuy sự phát triển của hành lang kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và Trung Quốc nói chung nhưng lại chưa có tác động thật sự nổi bật đối với các địa phương dọc tuyến hành lang. Nguyên nhân cơ bản là do các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế, nhất là các tỉnh biên giới có nền kinh tế còn chưa phát triển lắm nên việc đầu tư CSHT cho phát triển kinh tế và hoạt động thương mại mới bắt đầu, chưa thể tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian ngắn được.
Năm là, tình trạng quá tải ở khu vực cửa khẩu biên giới vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là đối với hàng hóa nông sản phẩm. Mấy năm gần đây, các cửa khẩu của Lạng Sơn không còn lạ gì với hình ảnh hàng trăm xe hàng nông sản của Việt Nam xếp hàng dài để chờ thông quan (Ví dụ như tại cửa khẩu Tân Thanh). Tân Thanh là cửa khẩu XNK nông sản chính, có tới 90% hàng hóa qua đây là nông sản của Việt Nam và Trung Quốc. Những năm gần đây luôn diễn ra ùn tắc cục bộ tại khu vực cửa khẩu này. Nguyên nhân chủ yếu là do nông sản Việt Nam vào mùa thu hoạch và nông dân cũng như các doanh nghiệp ồ ạt vận chuyển về cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc gia tăng chậm, vì vậy mới diễn ra cảnh tượng hàng trăm xe hàng của các doanh nghiệp Việt Nam nằm dài chờ XK, gây thiệt hại lớn cho cả doanh nghiệp lẫn người nông dân.
Sáu là hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại chưa được giải quyết triệt để. Trên thực tế, buôn lậu vẫn là vấn nạn nhức nhối ở các tỉnh biên giới này. Báo cáo của ngành hải quan cũng thừa nhận một thực tế: “Hàng nhập lậu qua biên giới, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng vẫn diễn biến phức tạp”. Hiện tượng này vẫn chưa được giải quyết triệt để một phần nguyên nhân là do đa phần cửa vạn cho chủ buôn lậu là dân địa phương. Dân địa phương ruộng vườn thì ít, nghề nghiệp không có, vì vậy khi không có việc gì để làm thì họ buộc phải đi làm “cửu vạn” mang vác thuê hàng lậu cho các chủ đầu lậu, tìm kế sinh nhai. Điều này đặt ra một yêu cầu cho chính quyền địa phương các tỉnh vùng biên là phải giải quyết việc làm cho dân cư, nhất là người dân tộc ít người. Có như thế thì tình trạng buôn lậu mới có khả năng giảm xuống.
3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Quan hệ thương mại giữa hai nước Viêt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa các tỉnh trên hành lang kinh tế nói riêng chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và mong muốn của Chính phủ hai nước là do một số nguyên nhân sau:
3.1. Cơ sở hạ tầng về phía Việt Nam chưa hoàn thiện so với phía Trung Quốc.
Để đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại trên hai tuyến hành lang kinh tế này, phía Trung Quốc đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc xây dựng, nâng cấp chất lượng CSHT từ các đầu mút Côn Minh, Nam Ninh về biên giới. Trong khi đó, về phía Việt Nam việc triển khai đâu tư CSHT, đặc biệt là giao thông, vẫn gần như “chưa động đậy”. Nguyên nhân là do sự thiếu đồng bộ trong hợp tác giữa hai nước, nhất là phía Việt Nam, trong khi Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành đường giao thông của mình, thì phía Việt Nam vẫn còn “ì ạch” và triển khai khá chậm chạp. Trung Quốc đẩy mạnh việc công việc xây dựng đường sắt và đường bộ trên cả hai tuyến hành lang, trong khi Việt Nam lại tập trung nhiều hơn cho các điểm nút trên tuyến (xây dựng thành phố Lào Cai, xây dựng CSHT cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc) hơn là nâng cấp các trục đường nối thông hành lang. Sự không ăn khớp này làm giảm hiệu quả đầu tư của cả hai bên và giảm hiệu quả kinh tế của hai tuyến hành lang.
Ví dụ như hành lang biên giới Việt Nam - Vân Nam có 7 tuyến đường bộ và nhiều đường nhánh nhưng đường có nhiều nút và thắt cổ chai. Phía Trung Quốc đã hoàn thành đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu nhưng đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai do phía Việt Nam thực hiện dự kiến phải đến 2012 mới hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Đường sắt của hai bên rất yếu kém và chưa đạt chuẩn (1,435m). Ví dụ như: tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Trung Quốc chạy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn hiện nay vẫn còn một đoạn đường hỗn hợp giữa hai khẩu lộ 1m và 1,435m. Hay như tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đang bị quá tải nghiêm trọng với công suất hoạt động cao gần gấp đôi năng lực cho phép. Đây cũng là tuyến đường sắt xuyên biên duy nhất nối với Vân Nam nhưng lại là tuyến có chất lượng kém nhất của ngành đường sắt. Tuyến đường này bị ảnh hưởng nhiều bởi địa hình đồi núi và các nguy cơ thiên tai.
3.2. Chính sách hỗ trợ thương mại còn ít, chưa xứng với yêu cầu của thị trường.
Hiện nay, tại khu vực biên giới của hai nước vẫn còn thiếu các cơ sơ hỗ trợ thương mại phát triển. Mạng lưới ngân hàng, bưu điện, kho, cảng, chợ… chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời trình độ phát triển kinh tế trên hành lang còn thấp kém. Hàng hoá trao đổi chủ yếu là hàng thô và mới buôn bán thuần tuý chưa có sự kết hợp giữa sản xuất và thương mại. Hơn nữa, khu vực này còn phụ thuộc vào các thị trường phát triển hơn, như các tỉnh phía bắc Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan… Ngoài ra còn những rào cản thương mại từ hai phía như: thủ tục thông quan còn chậm, các quy định XNK không ổn định và còn mang tính địa phương...
3.3. Thiếu thông tin từ thị trường.
Một trong những nguyên nhân sâu xa nhất của việc hoạt động thương mại trên các tuyến hành lang chưa đạt được kết quả mong muốn là các doanh nghiệp XK thiếu những thông tin, dự báo chuẩn xác về thị trường Trung Quốc. Thực tế cho thấy những thông tin dự báo thị trường tin cậy là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, nhưng hiện nay việc cung cấp những thông tin chuẩn xác, kịp thời cho doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Ngay cả những công thông tin điện tử, hỗ trợ thị trường, tưởng rằng sẽ có những thông tin mới nhất, thì ngược lại, thông tin qua kênh này thường rất cũ, không cập nhật, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và của doanh nghiệp. Chừng nào còn thiếu và yếu về thông tin thì tình trạng hàng nông sản Việt Nam rơi vào tình huống "cho không ai lấy" tại các cửa khẩu, khiến cho cả nông dân và doanh nghiệp kinh doanh vận tải nông sản phải lao đao còn tái diễn...
3.4. Quy hoạch còn mang tính cục bộ địa phương, thiếu tính kết nối cả vùng.
Do nguyên nhân này nên đến thời điểm này, sự quan tâm hành động xây dựng hành lang kinh tế chỉ thực sự thể hiện rõ ở vài tỉnh biên giới có kết nối trực tiếp với hành lang kinh tế như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng. Sự kết nối này chỉ mang tính địa phương và chưa được đặt trong một chương trình tổng thể của Quốc gia, hay của cả một vùng, vì thế hiệu ứng lan tỏa còn kém. Do tiềm lực mỏng, tầm nhìn hạn chế nên nỗ lực của các tỉnh này là khá riêng lẻ, đơn độc, chủ yếu dừng lại ở nỗ lực phát triển các khu thương mại cửa khẩu tầm vóc cấp tỉnh mà chưa có hiệu ứng lan tỏa quốc gia. Vì thế hiệu quả của hành lang kinh tế thường bị bó hẹp ở vùng biên mà chưa thể thâm nhập sâu vào nội địa.
Với những tồn tại trên, nếu phía Việt Nam không có những biện pháp khắc phục, không có những giải pháp kịp thời và đồng bộ thì sẽ bỏ lỡ cơ hội to lớn do hai hành lang kinh tế này mang lại để thúc đẩy phát triển KTXH của các địa phương dọc hành lang và đẩy mạnh thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
CHƯƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG HÀNH LANG KINH TẾ BẮC - NAM
Cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
1. Cơ hội và thách thức trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới.
1.1. Cơ hội
Hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc đã và đang là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của nước ta. Trong Đề án phát triển XNK hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2015 của Bộ Công Thương đề ra cũng đã xác định cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ngoại thương với nước láng giềng này. Mục tiêu đạt ra là tăng kim ngạch XNK hai chiều lên 25 tỷ USD vào năm 2010. Ngoài ra, khi mà năm 2010 – năm hữu nghị Việt Trung, được xác định là năm mở rộng giao lưu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn nữa, năm thúc đẩy các mối quan hệ thương mại, kinh tế, hợp tác, đầu tư trong nhiều lĩnh vực, thì quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, vốn đã có nhiều tiềm năng, hứa hẹn sẽ có nhiều khởi sắc hơn trước. Như vậy, việc đẩy mạnh hợp tác thương mại với Trung Quốc đối với Việt Nam là một cơ hội rất lớn, vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, Trung Quốc là một nước lớn, đang phát triển rất nhanh, ổn định và có sức thu hút toàn cầu. Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội phát triển cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, có nhu cầu về nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như khoáng sản, nông sản, vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ hợp tác hai bên đang ở vào thời kỳ được đẩy mạnh, thị trường Trung Quốc trong tương lai là nơi tập trung các công ty hàng đầu thế giới… Các yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam với tư cách là nước láng giềng nhỏ hơn và trình đọ phát triển thấp hơn.
Thứ hai: Trung Quốc là nước láng giềng với nước ta, nên xét về khoảng cách là gần hơn so với các đối tác thương mại tiềm năng khác. Như vậy, khi trao đổi thương mại với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm được chi phí vận chuyển hơn so với các quốc gia khác.
Thứ ba: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao và ổn định như hiện nay, cùng với một thị trường hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu tiêu dùng, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với XK của Việt Nam. Với xu hướng tăng trưởng khá nóng như hiện nay, trong vòng 10 năm tới, nhu cầu về năng lượng, về nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Trung Quốc sẽ rất cao. Vì thế, nếu tận dụng được những ưu thế về địa lý, về tính chất bổ sung trong cơ cấu hàng hóa giữa hai nước và các nhân tố có lợi khác thì Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn để đẩy mạnh XK sang thị trường lớn nhất thế giới này.
Thứ tư: Thị trường Trung Quốc đang trong giai đoạn thay đổi mạnh về cơ cấu và xu hướng tiêu dùng, song với một số lượng dân số khổng lồ, với mức thu nhập ngày càng cao do kinh tế tăng trưởng liên tục, dự đoán nhu cầu của thị trường này đối với các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, thủy hải sản, rau quả, đồ gỗ, hạt điều và các lọa nông sản khác trong giai đoạn 2007 – 2015 vẫn là rất lớn.
1.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội lớn như trên thì trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không phải là nhỏ. Đó là:
Trước hết, đó là nguy cơ thâm hụt thương mại ngày một gia tăng. Nếu như nước ta không có những doanh nghiệp đủ lớn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm sản xuất, phân phối, tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc hoặc không chiếm lĩnh, làm chủ được thị trường tiêu thụ nội địa thì nguy cơ chúng ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ béo bở của Trung Quốc là khó tránh khỏi. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến quy mô sản xuất hàng hóa trong nước bị thu hẹp, các ngành sản xuất phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thứ hai là, nguy cơ Việt Nam sẽ phải hứng chịu một lượng hàng hóa tồn kho khổng lồ của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, cũng như giải quyết hậu quả của hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Thứ ba là việc thực thi Hiệp định ACFTA sẽ khiến hàng rào thuế quan giữa hai nước nói riêng và các nước trong khu vực hợp tác nói chung bị dỡ bỏ hầu hết, theo đó các loại hàng chế tác sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc như: điện tử, đồ chơi, dệt may, da giầy... vốn đã có nhiều ưu thế sẽ càng tăng sức cạnh tranh và do vậy, những mặt hàng tương tự này của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ tại thị trường của các nước khác trong khu vực hợp tác, cũng như là tại thị trường Việt Nam và cả thị trường Trung Quốc.
2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới.
2.1. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc.
Dự báo kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc dựa trên bảng số liệu kim ngạch XNK của hai nước giai đoạn 1991 – 2009, sử dụng mô hình dự báo kinh tế lượng trên phần mềm Eviews 4.0.
Mô hình sử dụng là kim ngạch XNK (Y) phụ thuộc vào kim ngạch XK và kim ngạch NK của năm trước đó (XK(-1) và NK(-1)).
Phương trình hồi quy: Y = β1 + β2*XK(-1) + β3*NK(-1) + µ
Ta được kết quả như sau:
“Dependent Variable: Y Method: Least Squares
Sample(adjusted): 1992 2009
Included observations: 18 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
135.6897
484.4063
0.280116
0.7832
NK(-1)
0.972647
0.169890
5.725160
0.0000
XK(-1)
1.747928
0.552593
3.163135
0.0064
R-squared
0.970425
Mean dependent var
5793.689
Adjusted R-squared
0.966482
S.D. dependent var
6879.700
S.E. of regression
1259.539
Akaike info criterion
17.26589
Sum squared resid
23796562
Schwarz criterion
17.41429
Log likelihood
-152.3930
F-statistic
246.0916
Durbin-Watson stat
1.894976
Prob(F-statistic)
0.000000
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
2.024392
Probability
0.298008
Obs*R-squared
6.942380
Probability
0.224961
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
0.003188
Probability
0.957159
Obs*R-squared
0.005735
Probability
0.939634” Kết quả do tác giả dự báo, sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.0 để dự báo. Dữ liệu sử dụng là số liệu thống kê kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009.
Theo kết quả hồi quy ta thấy, hàm hồi quy phù hợp: hai biến XK(-1), NK(-1) có ý nghĩa thống kê và giải thích được 97,04% sự biến động của biến kim ngạch XNK (Y); hàm hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Mô hình 2 là hàm hồi quy NK theo NK của năm trước:
NK = β1 + β2*NK(-1) + µ
Ta có kết quả hổi quy như sau:
“Dependent Variable: NK Method: Least Squares
Sample(adjusted): 1992 2009
Included observations: 18 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
149.0483
125.3468
1.189087
0.2518
NK(-1)
1.078399
0.062384
17.28635
0.0000
R-squared
0.949177
Mean dependent var
1737.644
Adjusted R-squared
0.946001
S.D. dependent var
1556.330
S.E. of regression
361.6566
Akaike info criterion
14.72371
Sum squared resid
2092728.
Schwarz criterion
14.82264
Log likelihood
-130.5134
F-statistic
298.8180
Durbin-Watson stat
2.302864
Prob(F-statistic)
0.000000” Kết quả do tác giả dự báo. Phầm mềm sử dụng là phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.0. Dữ liệu sử dụng là kim ngạch NK của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009.
Mô hình 3 là hồi quy XK theo XK của năm trước:
XK = β1 + β2*XK(-1) + µ
Ta có kết quả hồi quy như sau:
“Dependent Variable: XK Method: Least Squares
Sample(adjusted): 1992 2009
Included observations: 18 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
400.1656
342.3893
1.168745
0.2596
XK(-1)
1.153332
0.062720
18.38872
0.0000
R-squared
0.954821
Mean dependent var
4056.022
Adjusted R-squared
0.951997
S.D. dependent var
5397.929
S.E. of regression
1182.663
Akaike info criterion
17.09336
Sum squared resid
22379069
Schwarz criterion
17.19229
Log likelihood
-151.8403
F-statistic
338.1451
Durbin-Watson stat
1.503572
Prob(F-statistic)
0.000000” Kết quả do tác giả dự báo. Phầm mềm sử dụng là phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.0. Dữ liệu sử dụng là kim ngạch XK của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009.
Các mô hình hồi quy 2 và 3 đều là hàm hồi quy phù hợp.
Như vậy, theo kết quả hàm hồi quy, ta dự báo được kim ngạch XNK, kim ngạch NK, kim ngạch XK giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm tiếp theo như sau:
Bảng 3.1: Kết quả dự báo kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đơn vị: Triệu USD
2010
2011
2012
2013
2014
Kim ngạch XNK
24025,71
27369,29
31123,45
35343,11
40091,03
XK
5914,25
7221,25
8728,67
10467,22
12472,34
NK
17371,08
18882,0
20511,38
22268,5
24163,38
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Kết quả dự báo này phù hợp với mục tiêu mà Bộ Công thương đặt ra trong quan hệ thương mại với Trung Quốc năm 2010 là đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD.
2.2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa các tỉnh, thành của Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế.
Dựa vào kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với hai tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây trong thời gian vừa qua để dự báo kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Vân Nam, Việt Nam – Quảng Tây trong thời gian tới. Sử dụng hàm mũ để dự báo. Ta được các kết quả sau:
CKLC = 201,78 * e0,12t (Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai)
VNVN = 237,03 * e0,115t (Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam)
VNQT = 394,97 * e0,2825t (Kim ngạch XNK Việt Nam – Quảng Tây).
Như vậy, ta có bảng kết quả dự báo kim ngạch XNK của Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) như sau:
Bảng 3.2: Dự báo kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam, Việt Nam – Quảng Tây
Đơn vị: Triệu USD
2010
2011
2012
2013
2014
Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam qua CKLC
467,40
526,99
594,18
669,93
755,35
Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam
530,16
594,78
667,26
748,59
839,82
Kim ngạch XNK Việt Nam – Quảng Tây
3785,03
5020,63
6659,58
8833,53
11717,16
Nguồn: Tác giả tự tính toán.
Khuyến nghị giải pháp, chính sách thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc vẫn là những nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao và ổn định trên thế giới. Với thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng thì việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trở thành một yêu cầu cấp thiết nếu muốn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như phát triển kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế khu vực và cạnh tranh quốc tế ngày càng cao như hiện nay đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý, lâu dài, đồng bộ cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp.
Việc phát triển thương mại khu vực biên giới của hai nước nói riêng và trên toàn tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam nói chung cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu trên.
Khuyến nghị giải pháp từ phía Nhà nước
Nhà nước có vai trò to lớn trong việc ổn định chính trị, ổn định môi trường kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Hàng hóa của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường trước đây không thể tiếp cận do rào cản thương mại đều nhờ có các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế.
Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động TMQT của Việt Nam với Trung Quốc nói chung và các tỉnh trên khu vực hành lang kinh tế nói riêng không thể không nhắc tới vai trò to lớn của Nhà nước. Các chính sách vĩ mô mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động tới hoạt động ngoại thương của khu vực này có thể kể đến là:
Đẩy nhanh việc nâng cấp các mạng lưới CSHT, đặc biệt là giao thông nội hành lang và liên hành lang, về cả đường sắt và đường bộ, tạo nên hành lang giao thông thuận lợi, thống nhất.
Để tạo điều kiện cho hai hành lang kinh tế phát triển nhanh hơn trong tương lai, cũng như phát huy hiệu quả hơn vai trò của hai hành lang này trong việc phát triển thương mại Việt – Trung nói riêng và Trung Quốc – ASEAN nói chung, trước mắt cần phải đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải.
Đặc biệt là phía Việt Nam, cần nhanh chóng đồng bộ, nâng cấp CSHT kỹ thuật cho hành lang kinh tế. Chính phủ cần vận động đầu tư từ nhiều nguồn vốn để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống CSHT trên các tuyến hành lang này vì lợi ích chung của cả hai nước. Cụ thể là:
Thứ nhất, cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp đồng bộ toàn tuyến đường sắt và các ga hiện có từ Hải Phòng đi Lào Cai, từ Hà Nội đi Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai, tuyến sân bay Nội Bài – Lào Cai nhằm rút ngắn thời gian di chuyển trên tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tiếp theo, cần cải tạo, nâng cao năng lực bốc xếp ở các vùng chuyển tiếp biên giới, các cảng biển, xây dựng thêm các kho bãi, khu ngoại quan với đầy đủ trang thiết bị, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của việc vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, cần sớm triển khai các nghiệp vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đặc biệt là cho phép ô tô của hai nước được tự do qua lại các vùng trong tuyến hành lang, làm sao để hàng hóa và hành khách của một nước có thể sử dụng được phương tiện vận tải của nước mình đi đến nơi cần đến của nước khác, như thế sẽ giảm được chi phi vận chuyển do không còn phải vận chuyển lòng vòng hay phải bôc dỡ chuyển xe…
Xây dựng cơ chế hợp tác chung giữa hai nước.
Về cơ chế chính sách, các ban ngành hữu quan hai nước cần có sự phối hợp về chính sách trên các mặt như: XNK, xuất nhập cảng, hải quan, mậu dịch biên giới… sao cho tiện lợi, nhanh chóng… tạo điều kiện cho người và hàng hóa qua lại dễ dàng trên tuyến hành lang kinh tế. Nói một cách khác, hành lang kinh tế là xuyên quốc gia nhưng chế độ chính sách nên là một.
Ngoài ra, để thúc đẩy các hoạt động XNK qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung, Chính phủ và Bộ Công thương cần sớm tổ chức khảo sát, nghiên cứu chính sách biên mậu của Trung Quốc được áp dụng đối với từng loại cửa khẩu, để từ đó có những giải pháp thích ứng linh hoạt phù hợp với thực tiễn hiện nay. Thành lập ban chỉ đạo hoạt động mậu dịch biên giới từ Trung ương đến địa phương nhằm nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, thống nhất tổ chức chỉ đạo thực hiện giữa các tỉnh có cửa khẩu biên giới, cung cấp thông tin cần thiết cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, đảm bảo giành thế chủ động cạnh tranh với đối tác.
Tăng cường tính tự quyết cho chính quyền địa phương.
Chính phủ nên phân cấp thẩm quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc giải quyết một số vấn đề về phát triển kinh tế biên mậu, xuất, nhập cảnh, du lịch, đầu tư đối với các khu kinh tế cửa khẩu như: chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, XNK hàng hóa. Chính phủ cũng nên để địa phương chủ động tự cân đối nguồn vốn, nguồn ngân sách của mình để phục vụ cho phát triển KTXH. Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan chủ quản cũng nên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển cho khu vực biên giới với nguồn vốn đầu tư phát triển cả nước hoặc tăng tỷ lệ điều tiết số thu thuế XNK trên địa bàn để tạo điều kiện cho các tỉnh biên giới nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, đồng thời tạo điều kiện cho các tỉnh phía sau tham gia xuất, nhập khẩu sang các nước làng giềng.
Xác định những chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, cần ưu tiên thực hiện với mục tiêu và lộ trình rõ ràng
Phía Việt Nam cần xây dựng quy hoạch hợp lý, có thời gian thực hiện rõ ràng, cũng như cần xác định những mục tiêu cần ưu tiên, tập trung làm trước, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí như hiện nay. Một số chương trình hợp tác cần lấy làm trọng điểm như: xây dựng thị trường, sàn thông tin chung giữa hai nước, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh biên giới trên hành lang (Hiện nay, Lào Cai – Vân Nam và Lạng Sơn – Quảng Tây đã có cổng thông tin điện tử chung nhưng thông tin cập nhật quá cũ, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin thị trường của các doanh nghiệp); hay xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu chung giữa hai nước (như khu Bắc Sơn, Hà Khẩu…); tập trung vào các tuyến giao thông trọng điểm có tính chất quyết định tới sự phát triển của hai hành lang như tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.
Đẩy nhanh việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, kiểm dịch, XNK ở các cửa khẩu kinh tế giữa hai nước
Hiện nay, thủ tục thông quan cho người và hàng hóa giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Như vậy không có lợi cho hợp tác kinh tế thương mại Trung – Việt, cũng như không thích ứng với đòi hỏi xây dựng khu vực mậu dịch tự do ACFTA. Vì vậy, các ban ngành quản lý cửa khẩu hai nước Việt – Trung nên xây dựng cơ chế hợp tác, cùng thừa nhận kết quả kiểm tra thông quan, thực hiện thông quan một lần, tức là bên Việt Nam kiểm tra, bên Trung Quốc cho nhập cảnh và ngược lại, tạo điều kiện cho người và hàng hóa thông quan thuận lợi, nhanh chóng. Hai bên cũng nên bàn bạc để đưa đến việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hải quan.
Ví dụ như: đối với người qua lại ở khu vực vùng biên có thể miễn visa hoặc cấp visa dùng nhiều lần cho những người thường xuyên qua lại ở biên giới hai nước; hoặc có thể xem xét việc dùng chứng minh thư để đi lại sang nước khác. Như thế sẽ giảm thời gian và chi phí cho các doanh nhân muốn hợp tác kinh tế với doanh nghiệp nước bạn.
Đối với hàng hóa, cần triển khai hình thức hải quan điện tử cả ở các cửa khẩu của Lào Cai, hay sử dụng máy soi hải quan ở cảng biển để giảm bớt thời gian và chi phí làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Thực hiện đồng bộ cơ chế “thông quan một cửa” ở các địa điểm làm thủ tục.
Ngoài ra, cần xác định rõ rằng, Trung Quốc cần nguồn hàng là tài nguyên và thị trường trên 80 triệu dân Việt Nam vì vậy Việt Nam cần tận dụng những lợi thế của hai hành lang kinh tế này để nhanh chóng có không gian kinh tế mở thông thoáng và hiện đại, tạo đà phát triển quan hệ kinh tế trong mối quan hệ với thị trường cả nước Trung Quốc và các nước trong khu vực. Do đó, ngoài việc cần gấp rút xây dựng CSHT thương mại đặc biệt là giao thông, hai bên cần nhanh chóng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại trên hành lang kinh tế như: đàm phán đi đến thống nhất về Hiệp định chung về kiểm dịch động thực vật, kiểm tra hải quan một lần, thống nhất mã hàng hoá đối với hàng XNK, quy định về vận tải quả cảnh, cơ chế thanh toán, xóa bỏ những ách tắc thương mại mang tính địa phương ở hai phía…
Đổi mới các chính sách, biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán biên mậu giữa doanh nghiệp hai nước.
Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam cùng với các ngân hàng Trung Quốc tuy đã thực hiện cải cách các hình thức thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp XNK của cả hai nước. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng còn chưa cao. Các doanh nghiệp vẫn sử dụng các hình thức thanh toán như buôn bán trao tay, hàng đổi hàng, thanh toán bằng đồng NDT, VNĐ, USD, thanh toán qua tư nhân… Điều này làm cho hoạt động thương mại giữa hai bên mang tính nhỏ lẻ, dễ gặp rui ri trong thanh toán. Vì vậy, Nhà nước, Ngân hàng trung ương cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại của hai nước theo thông lệ quốc tế như: hỗ trợ thanh toán L/C, TTR, T/T, D/A, D/P, hỗ trợ về lãi suất, chi phí nếu doanh nghiệp mở tài khoản và thanh toán thông qua ngân hàng….
Tìm kiếm những hình thức trao đổi thương mại linh hoạt hơn để tăng quy mô thương mại giữa hai nước.
Bộ Công thương cần sớm sửa đổi, ban hành cụ thể cơ chế, chính sách quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Việt - Trung. Đặc biệt, với loại hình kinh doanh tiểu ngạch, cần tăng cường thiết lập môi trường thông thoáng như: mở thêm các điểm chợ biên giới, thủ tục hoàn thuế VAT, thanh toán qua ngân hàng, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hoạt động thương mại chính ngạch, để giảm bớt rủi ro cho phía doanh nghiệp trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài.
Xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới ở các tỉnh, thành của hai nước trên tuyến hành lang kinh tế.
Để tăng lượng hàng hóa và dịch vụ XNK có nguồn gốc từ khu vực hành lang kinh tế, Nhà nước và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng CSHT kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh tế; đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc địa phận các tỉnh hành lang. Muốn vậy cần xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm thương mại và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới ở các tỉnh có diện tích rộng và CSHT, dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động sản xuất và XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước.
Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc làm cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường Trung Quốc, nhằm giảm những tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp trong hoạt động giao thương với Trung Quốc. Thông qua các kênh thông tin hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan chức năng để dự báo trước nhu cầu thị trường cho phía doanh nghiệp, những mặt hàng nào cần thúc đẩy sản xuất – XK và những mặt hàng nào cần hạn chế. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thường xuyên trao đổi, ký kết nhiều thỏa thuận thương mại với nước bạn. Nhờ đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường.
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung, và giữa các địa phương trên hành lang kinh tế nói riêng thì Nhà nước càng cần phải làm tốt hơn nữa công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng không có thông tin đầy đủ, cứ ồ ạt sản xuất, ồ ạt XK, rồi lại nằm chờ ở cửa khẩu như hiện nay. Vì như thế người thiệt hai cuối cùng vẫn chính là doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hình thức buôn bán chính ngạch; hướng cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng dài hạn về mặt hàng mà mỗi nước có thế mạnh. Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong TMQT cho doanh nghiệp, đồng thời làm tăng nguồn thu từ thuế cho Ngân sách Nhà nước.
Hai nước cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển hành lang kinh tế.
Muốn thế hai nước cần có cơ chế thông thoáng trong việc trao đổi chuyên gia, giải quyết vấn đề thủ tục, gia hạn thời gian cư trú… Chính quyền địa phương các tỉnh biên giới nên thường xuyên tổ chức đào tạo tiếng Trung cho cán bộ Việt Nam, đào tạo nghiệp vụ ở một số lĩnh vực mà ta còn kém nước bạn như về trình độ quản lý, xúc tiến du lịch… Bên cạnh hợp tác về kinh tế, hai bên cũng cần tiến hành các hoạt động hợp tác, giao lưu về văn hóa nhằm hiểu biết rõ hơn phong tục tập quán của nhau, đồng thời góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Ngoài ra, do nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động gần biên giới cần số lượng lớn nguồn nhân lực giỏi tiếng Hán và tiếng Việt, hiểu biết nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy, cần khai thác tốt công tác giáo dục đào tạo của các địa phương vùng biên, nhất là khi Quảng Tây cũng là một trung tâm đào tạo khá tốt.
Khuyến nghị giải pháp từ phía các doanh nghiệp.
Không dừng lại ở những hỗ trợ từ phía Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường Trung Quốc cũng cần chủ động tìm hướng đi cho mình mà trước hết là tìm được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc rộng lớn. Muốn được vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của chính hàng hóa của mình nói riêng và hàng hóa XK của Việt Nam nói chung. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý tới một số giải pháp sau:
Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý khi thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Trung Quốc là một thị trường dễ thâm nhập. Tuy là một thị trường có độ mở khá cao, nhưng thương mại biên giới trên khu vực hành lang kinh tế Việt – Trung của các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là giao dịch với các doanh nghiệp địa phương. Vì thế khi mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thay đổi chính sách NK hàng hóa của mình như về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa, thì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hay ở vào thế bị động. Ngoài ra, hàng hóa Việt Nam XK sang Trung Quốc thông qua đường biên giới đa phần được tiêu thụ ngay tại các tỉnh giáp ranh này, chiếm tới gần 50% khối lượng hàng hóa, mà chưa thể thâm nhập sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc, nhất là các thị trường phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải… Vì vậy, một yêu cầu tất yếu đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này, đó là cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo được thế mạnh trong việc đàm phán với các doanh nghiệp Trung Quốc, và tạo ra lợi thế lớn hơn về vị thế các doanh nghiệp, nhằm đưa hàng hóa Việt Nam vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc, khẳng định vị trí của hàng Việt Nam.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới chính sách giá cả hàng hóa.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều mặt hàng có lợi thế XK giống nhau như: dệt may, da giầy, hoa quả… Ngoài ra, đối với buôn bán giữa các tỉnh biên giới hai nước nói chung và các tỉnh trên hai tuyến hành lang kinh tế nói riêng thì cơ cấu hàng hóa XK của cả hai bên còn khá đơn điệu, Mặt khác do Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam về thị trường lao động dồi dào và giá nhân công rẻ nên dù các mặt hàng Trung Quốc XK sang Việt Nam chủ yếu là hàng hóa mang tính địa phương nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn nhiều so với hàng hóa Việt Nam về mẫu mã, kiểu dáng và giá cả phù hợp với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam. Vì vậy, để chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc cũng như thị trường nội địa thì các doanh nghiệp Việt Nam cần cải tiến quy trình sản xuất, nhằm giảm giá thành sản phẩm, đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cũng như đối với hàng nông sản thì cần đầu tư nhiều hơn cho công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Có như thế thì hàng hóa Việt Nam mới có đủ sức cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, từ đó góp phần giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Phát triển thương hiệu sản phẩm và đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm.
Muốn phát triển thương hiệu sản phẩm của mình, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản phẩm, cải thiện chính sách giá cả, mà một yếu tố quan trọng khác cần quan tâm đó là phải đẩy mạnh quảng bá, đăng ký thương hiệu và có chiến lược marketing sản phẩm ở thị trường nước ngoài, định vị sản phẩm của mình trong lòng người tiêu dùng thế giới. Có như thế, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam mới đứng vững được trên thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng quan hệ với bạn hàng Trung Quốc thông qua việc tận dụng các hội chợ quốc tế, chuyên ngành. Thông qua các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc, xây dựng hệ thống đại lý bán lẻ, mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm, liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc… Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào lợi thế của sản phẩm Việt Nam khi XK sang Trung Quốc hay nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc để mở chi nhánh kinh doanh tại Trung Quốc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với thị trường này.
KẾT LUẬN
Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam thuộc Chương trình hợp tác kinh tế GMS đã tác động tích cực tới quan hệ thương mại Việt – Trung, cũng như góp phần vào tăng trưởng KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của các địa phương biên giới phía Bắc nói riêng, các tỉnh, thành phố trên hành lang kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trong vấn đề hợp tác xây dựng hành lang kinh tế này giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm chưa đồng nhất, làm giảm đi tác động tích cực của hành lang tới phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà ACFTA đã chính thức đi vào hoạt động, sẽ có tích động không nhỏ tới quan hệ thương mại của hai nước. Đồng thời, Chính phủ hai nước ngày càng coi trọng quan hệ thương mại song phương thì hợp tác phát triển trên hành lang kinh tế là một điều kiện quan trọng để đẩy mạnh thương mại hai nước, nhất là trong quan hệ thương mại biên giới. Chuyên đề “Tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc” đã đi sâu nghiên cứu những tác động của hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Lạng Sơn và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng tới việc thúc đẩy hoạt động thương mại song phương giữa hai nước và những hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế đó trong việc phát triển của hai hành lang này. Trên cơ sở nhận thức những hạn chế và nguyên nhân đó, em đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp để nâng cao vai trò tích cực của hai hành lang kinh tế trong quan hệ thương mại song phương Việt – Trung.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, cũng như các anh chị trong Ban các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Mai Thị Minh Nguyệt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội – khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009 .
Giáo trình Thương mại quốc tế - Bộ môn Thương mại Quốc tế - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.
Đề án “ Một số giải pháp phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh”, Ban Các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Chiến lược “một trục hai cánh” của Trung Quốc và ảnh hưởng của chiến lược này đến phát triển KTXH của nước ta trong thời gian tới”, Ban các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai, Kỷ yếu hội nghị, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, 2005.
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 (2005), số 6(2005), số 2(2006), số 4(2006), số 1(2007), số 2(2007), số 3(2007), số 4(2007), số 9(2007), số 1(2008), số 12(2009), số 1(2010).
Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11/ 2009.
Logistics development study of the Greater Mekong subregion North South economic corridor, Ruth Banomyong, Trung tâm nghiên cứu logistics, Khoa thương mại và kế toán Đại học Thammasat, tháng 6/2007.
Hướng tới phát triển bền vững và cân bằng: Chiến lược và kế hoạch hành động cho hành lang kinh tế Bắc – Nam, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, tháng 2/2009.
Tư liệu thống kê kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, NXB Thống kê, 2009
“Suy ngẫm vè quan hệ thương mại Việt – Trung” , Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên phó văn phòng Bộ Thương mại, 2007
Thông tấn xã Việt Nam, số 269, tháng 11/2009.
Các website tham khảo:
(Ngân hàng phát triển châu Á)
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
www.mof.gov.vn (Bộ Tài Chính)
(Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương)
(Báo điện tử Lào Cai)
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)
(Cổng thông tin điện tử Lạng Sơn – Quảng Tây)
(tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập)
Và một số website khác.
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Các hành lang kinh tế trong GMS 20
Hình 2.2: Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS 23
Bảng 2.1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2009 25
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 – 2009 30
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 - 2009 31
Bảng 2.4: Kim ngạch XNK của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009. 32
Bảng 2.5: Tỷ lệ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc so với tổng mức nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 36
Bảng 2.6: Các mặt hàng XK chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc 38
Bảng 2.7: Các mặt hàng NK chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc 40
Bảng 2.8: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc qua cửa khẩu 50
Bảng 2.9: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc) 51
Bảng 2.10: Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam – Vân Nam qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai 54
Bảng 2.11: Tỷ trọng các loại chi phí và thời gian trên tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 62
Bảng 2.12 : Xu hướng giảm thời gian và chi phí vận chuyển trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 63
Bảng 2.13: Tỷ trọng các loại chi phí và thời gian trên tuyến hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng 65
Bảng 2.14 : Xu hướng giảm thời gian và chi phí vận chuyển trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng 66
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu cơ bản của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực hai hành lang kinh tế. 68
Bảng 2.16: Cơ cấu kinh tế các tỉnh biên giới miền núi phía Bắc Việt Nam. 68
Bảng 3.1: Kết quả dự báo kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc 78
Bảng 3.2: Dự báo kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam, Việt Nam – Quảng Tây 78
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2009 26
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch XK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 - 2009 29
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009 33
Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2009 35
Biểu đồ 2.5: Chi phí vận chuyển so với quãng đường hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng Năm 2000 – 2006 - 2015 61
Biểu đồ 2.6: Thời gian so với quãng đường trên hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng 2000 – 2006 -2015 62
Biểu đồ 2.7: Chi phí vận chuyển so với quãng đường trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (2000 – 2006 – 2015) 64
Biểu đồ 2.8: Thời gian so với quãng đường trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (2000 – 2006 – 2015) 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc.doc