Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN, KHẮC PHỤC
Luận văn dài 76 trang
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG 4
1.1Một số lí luận chung về hành vi tham nhũng 4
1.1.1 Lịch sử hình thành hành vi tham nhũng 4
1.1.2 Một số khái niệm ở các nước trên thế giới hoặc của các nhà nghiên cứu về tham nhũng 6
1.2 Cơ sở pháp lý về hành vi tham nhũng 8
1.2.1 Khái quát sự ra đời của Luật Phòng, chống tham nhũng 8
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng 10
1.2.3 Các hành vi được xem là tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng 12
1.2.4 Nguyên tắc xử lý tham nhũng 14
1.2.5 Các biện pháp xử lý đối với hành vi tham nhũng 15
1.2.5.1 Xử lý chủ thể có liên quan đến tham nhũng 15
1.2.5.2 Xử lý tài sản tham nhũng 17
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 20
2.1 Khái quát về tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua 20
2.1.1 Tình hình tham nhũng ở Việt Nam 20
2.1.2 Nguyên nhân gây ra tham nhũng 22
2.1.2.1 Các nguyên nhân bên trong 22
2.1.2.2 Các nguyên nhân bên ngoài 23
2.2 Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội 24
2.2.1 Ảnh hưởng của tham nhũng đến chính trị 25
2.2.1.1 Tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện làm cho một bộ phận cán
bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng bị suy yếu 26
2.2.1.2 Bộ máy nhà nước kém hiệu lực dẫn đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa 28
2.2.2 Ảnh hưởng của tham nhũng đến 29
2.2.2.1 Tham nhũng là một trong các yếu tố dẫn đến sự phân cực giàu nghèo ngày, bất công trong xã hội 29
2.2.2.2 Nhân dân bất bình, suy giảm lòng tin vào Đảng và Nhà nước, vào chế độ 29
2.2.3 Ảnh hưởng của tham nhũng đến kinh tế 31
2.2.3.1 Tham nhũng làm cho tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng, kinh tế nhà nước giảm sút, không phát huy được vai trò chủ đạo định hướng 33
2.2.3.2 Tham nhũng làm thui một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cản trở sự phát triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung 35
2.2.3.3 Tham nhũng làm mất khả năng hấp dẫn của môi truờng đầu tư và dần dần làm suy yếu nền kinh tế 35
2.2.4 Ảnh hưởng của tham nhũng đến nền tảng văn hóa đạo đức xã 37
2.2.4.1 Làm gương xấu cho hế thệ trẻ sau này 37
2.2.4.2 Băng hoại đạo đức xã hội 38
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 40
3.1 Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua (từ năm 2006 đến năm 2008) 40
3.1.1 Mặt đạt được 40
3.1.2 Mặt hạn chế 44
3.2 Giải pháp ngăn chặn, khắc phục tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội 49
3.2.1 Những giải pháp mang tính chất “khung” 49
3.2.2 Những đề xuất giải pháp ngăn chặn, khắc phục tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội 49
3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tham nhũng 50
3.2.2.2 Tăng cường năng lực, phẩm chất và trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ, công chức 55
3.2.2.3 Phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội vào công tác phòng, chống tham nhũng 56
3.2.2.4 Các biện pháp khác 57
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng quyền
công dân của mình để tham nhũng. Ví dụ: họ lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo của
mình để gây rối, gây nhũng nhiễu, làm khó trong quan hệ xã hội, trong quản lý, điều
hành đất nước, hoặc lợi dụng quyền sử dụng đất đai, nhà cửa của mình để ép Nhà
nước, chủ đầu tư phải đền bù giá cao làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, gây ảnh
hưởng không tốt đến nhiều công trình, dự án có liên quan mật thiết đến vấn đề quốc
kế, dân sinh… Tuy nhiên, tác hại của những hành vi này không nghiêm trọng bằng
hành vi tham nhũng của những kẻ có chức, có quyền nhưng nếu những hành vi đó Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 52 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
được thực hiện một cách đại trà khắp các tỉnh, thành phố thì tác hại của nó không nhỏ?
Cho nên những hành vi ấy cũng phải được gọi là tham nhũng và chịu sự điều chỉnh
của Luật Phòng, chống tham nhũng. Bởi một khi những hành vi đó bị bọn cơ hội, bọn
phản động lợi dụng thì hậu quả thật khó lường.
- Lãng phí và tham nhũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai đều là
những nguyên nhân trực tiếp làm thâm thủng ngân sách nhà nước, làm suy yếu các
nguồn lực phát triển và chúng đều là những mối đe dọa đến chính trị, xã hội. Người ta
ví tham nhũng như là “hạt ngô” còn lãng phí là “bắp ngô”.Trong nhiều trường hợp,
lãng phí thất thoát bắt nguồn từ động cơ vụ lợi của một bộ phận cán bộ có chức, có
quyền. Khi đó để có thể tham nhũng, làm lợi cho cá nhân một phần thì những đối
tượng có chức, có quyền đã tạo điều kiện để làm lãng phí, thất thoát những nguồn lực
lớn hơn nhiều so với phần mà cá nhân đó tham nhũng. Tham nhũng phát triển tất yếu
dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát ngày càng lớn và ngược lại, nếu tình trạng lãng
phí, thất thoát không được ngăn chặn kịp thời thì đó là mảnh đất màu mỡ cho tham
nhũng phát triển. Tuy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau những lãng phí và tham nhũng
vẫn là hai hiện tượng xã hội khác nhau. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vi phạm pháp luật. Và một dấu
hiệu không thể thiếu là tham nhũng phải có động cơ vụ lợi, nhằm thu lợi bất chính.
Điều này đã dẫn đến hiện tượng: việc lãng phí thường qui về trách nhiệm tập thể và
biện pháp chủ yếu là phê bình nhắc nhở thực chất chẳng mất tác dụng và không có cá
nhân nào phải chịu. Chính vì vậy người ta thường đổ lỗi cho lãng phí để che giấu cho
hành vi tham nhũng vì không chứng minh được yếu tố động cơ vụ lợi nhằm thu lợi bất
chính. Vì vậy trong nhiều trường hợp bản chất của một số hành vi phải được coi là
lãng phí là tham nhũng. Chẳng hạn: việc dùng quá tiêu chuẩn điện thoại, xe
công…không đơn thuần là lãng phí. Lãng phí là thứ mất đi. Trong trường hợp nêu trên,
rõ ràng là không mất đi mà có người được hưởng lợi. Như vậy phải coi là tham nhũng.
+ Điều chỉnh lại văn bản pháp luật quy định về kê khai, minh bạch tài sản cụ thể
là Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP. Thiết nghĩ, các
cơ quan chức năng cần xem xét triển khai theo đúng tinh thần Nghị định 37 về đối
tượng bắt buộc phải kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Đồng thời, cần quy định rõ
việc kê khai mức thu nhập chịu thuế sao cho hợp lý nhằm làm cho việc kê khai minh
bạch tài sản thu nhập thật sự mang lại hiệu quả thiết thực góp phần phòng ngừa hành
vi tham nhũng và xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thật sự trong sạch, vững
mạnh như mục tiêu đề ra. Mục đích của việc xác minh tài sản, thu nhập nhằm xem xét,
đánh giá, kết luận trung thực của việc kê khai tài sản thu nhập, kiểm soát sự biến động
về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai, góp phần phòng ngừa, phát hiện, Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 53 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
xử lý hành vi tham nhũng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong
sạch, vững mạnh. Tuy nhiên việc thực thi Nghị định này còn nhiều bất cập:
- Thứ nhất, theo Điều 6 của Nghị định 37 quy định cụ thể những đối tượng
phải kê khai tài sản như: Phó trưởng phòng cấp huyện hoặc tương đương trở lên,... cán
bộ tài chính -kế toán, địa chính cấp xã... Tuy nhiên, sau đó Thanh tra Chính phủ ban
hành Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
37, theo đó mở rộng ra rất nhiều đối tượng phải kê khai, minh bạch tài sản không đúng
nội dung của Nghị định 37. Nghĩa là hầu như tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong
các cơ quan nhà nước phải kê khai tài sản... Nếu xét một cách phiếm diện thì rõ ràng
đây là điều tốt, cần thiết, nhưng trên bình diện rộng thì đây là điểm bất hợp lý, giảm đi
ý nghĩa, mục đích của việc kê khai tài sản. Bởi lẽ, kê khai, minh bạch tài sản hiện nay
chủ yếu là để phòng ngừa hành vi tham nhũng đối với những đối tượng có nguy cơ
tham nhũng cao thì Nghị định 37 đã liệt kê đầy đủ, chi tiết. Do vậy, nếu vừa mới triển
khai công tác này mà chúng ta mở ra quá nhiều đối tượng theo quy định tại Nghị định
37 sẽ dẫn đến không thể kiểm soát nổi. Từ đó, việc kê khai, minh bạch tài sản sẽ
không có ý nghĩa, hiệu quả không cao.
- Thứ hai, việc kê khai tài sản người dân đòi hỏi chủ yếu là người đứng đầu,
có chức vụ quyền hạn nhất định phải công khai thu nhập, tài sản để người dân biết
kiểm tra, giám sát. Ví dụ, ở các nước, trước khi được bổ nhiệm hoặc được bầu đảm
nhiệm một chức vụ đứng đầu một cơ quan nào đó trong các cơ quan nhà nước thì mới
phải công khai thu nhập, tài sản cho dân biết. Sau khi rời chức vụ thì những người này
cũng phải công khai, minh bạch tài sản để người dân, các cơ quan chức năng kiểm tra.
Do đó, việc những người này rất khó thoát khỏi tội, nếu có tham nhũng, tiêu cực trong
thời gian tại vị. Trong khi đó, ở nước ta người dân trong tỉnh không thể biết Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh mình có bao nhiêu tài sản. Mục đích chủ yếu là nhằm phòng
ngừa tham nhũng và do tính chất mới mẻ của công tác này nên yêu cầu trước hết là
người dân cần biết tài sản của những người đứng đầu như lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở,
ngành xem có bao nhiêu tài sản, thu nhập bao nhiêu... chứ không nhất thiết phải triển
khai đại trà, ra nhiều đối tượng chưa cần thiết theo kiểu "à uôm" mang tính hình thức.
- Thứ ba, việc kê khai theo mẫu (Nghị định 37) còn có nhiều bất hợp lý như
việc chỉ kê khai mức thu nhập từ thu nhập chịu thuế trở lên (tổng thu nhập trong thời
kỳ kê khai tài sản) là chưa hợp lý. Bởi vì, mức thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế thu
nhập cá nhân, cao nhất là 4 triệu đồng / tháng, nhưng việc thu nhập thì phải tính theo
kỳ có thể 1 năm hoặc ít nhất thì phải 6 tháng trở lên. Do đó, nếu quy định tại thời điểm
kê khai (có thể hiểu là trong vòng 1 tháng) là chưa hợp lý, vì trong một tháng thì
không thể đánh giá chính xác được thu nhập của một cá nhân.Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 54 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
3.2.2.2 Tăng cường năng lực, phẩm chất và trách nhiệm giải trình của đội ngũ
cán bộ, công chức
Giáo dục rèn luyện làm sao cho cán bộ, đảng viên thật sự thanh liêm, chính trực
không có lòng tham, làm sao họ phải biết tự lục vấn, cắn rứt lương tâm, tự xấu hổ
trước những hành vi không đúng và thói tham lam của mình. Có như vậy thì dù hằng
ngày tiếp xúc với tiền bạc, của cải vật chất cũng không làm họ nao núng, không có ý
định, hành vi tham lam, bớt xén, đục khoét…làm cho họ luôn tự giác, gương mẫu đi
đầu trong phòng, chống tham nhũng theo phương châm “nước phải sạch từ nguồn”.
+ Thứ nhất, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng, giáo dục cho đảng viên “có lối
sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật”. Điều này cũng được ghi rõ trong
mục 2, Điều 2 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Thiết nghĩ, trong xã hội ta, nếu
các Đảng viên chấp hành nghiêm Điều lệ thì chắc hẳn nạn tham nhũng khó có đất
sống. Bởi vì, người Đảng viên luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Nhưng, hiện
nay, có một thực tế đau đớn là, hầu hết các vụ tham nhũng ở nước ta đều dính dáng
trực tiếp, hoặc gián tiếp đến Đảng viên - những người có chức, có quyền. Dù những
hành động tham nhũng này có được biện bạch thế nào đi chăng nữa thì cũng là vô đạo,
phi nhân tính, bất nghĩa mà người đảng viên không được phép làm. Do vậy, mấu chốt
là ở chỗ, chúng ta cần tăng cường chỉnh đốn Đảng, đổi mới công tác Đảng, kiên quyết
đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng những đảng viên mắc vào tham nhũng, dù đó là đảng
viên thường, hay đảng viên có chức, có quyền ở bất cứ cương vị nào. Cần bố trí những
cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và có bản lĩnh để làm công
tác phòng, chống tham nhũng. Chúng ta phải làm mạnh, mạnh từ trên xuống dưới, từ
trong Đảng ra ngoài Đảng. Kinh nghiệm của Trung Quốc, như nguyên Tổng bí thư
Giang Trạch Dân chỉ rõ: “Dưới soát tận đáy, trên không bịt trần”. Làm không sợ “đụng
chạm”, không sợ “liên lụy” như một số người e ngại - hữu khuynh – ngụy biện cho
rằng, sẽ làm mất ổn định chính trị nội bộ và các thế lực thù địch sẽ lợi dụng, khoét sâu
phá hoại ta từ bên trong. Đối với người đảng viên - cán bộ, chúng ta phải làm cho họ
nâng cao tính tiên phong, gương mẫu, biết “lo trước thiên hạ”, nhận khó khăn về mình
và biết nhường nhịn, “hưởng sau thiên hạ”. Làm như thế là đúng với lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ
nghĩa”. Người đảng viên phải nêu gương trước để trở thành con người xã hội chủ
nghĩa có nếp sống trong sáng. Điều này không phải là hô hào, duy ý chí hoặc thần
thánh hóa người đảng viên. Có ý kiến cho rằng, Đảng viên cũng là con người, cũng có
những nhu cầu những ham muốn như những người bình thường khác, không thể đòi
hỏi ở họ những gì quá đáng, cho nên, họ vẫn có thể có những hành động tham nhũng,
tiêu cực! Nếu quả người đảng viên không hơn những người bình thường khác, vẫn có Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 55 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
thể tham nhũng, tiêu cực và luôn đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích của nhân
dân, của dân tộc thì tốt nhất, hãy ra khỏi hàng ngũ của Đảng, bởi vì, mục đích của
Đảng, Điều lệ của Đảng không cho phép họ làm như vậy. Người đảng viên, nhất thời
do hoàn cảnh này, nọ, có thể mắc khuyết điểm, nhưng phải giữ được lòng tự trọng, tự
xấu hổ, tự đấu tranh, chuộc lại những lỗi lầm. Mọi tổ chức đảng, đặc biệt là các tổ
chức đảng ở cơ sở, như tổ đảng, chi bộ đảng - nơi mà từng đảng viên trực tiếp sinh
hoạt, phải xây dựng được môi trường dân chủ thực sự, có tinh thần đấu tranh nội bộ
mạnh mẽ, thẳng thắn phê bình và tự phê bình, tự tìm ra những kẻ tham nhũng, không
cần phải nhờ đến cơ quan chức năng hoặc lực lượng nào khác.
+ Thứ hai, rà soát các danh mục các vụ án tham nhũng để có biện pháp chỉ
đạo trực tập trung, xử lý dứt điểm, cương quyết không kéo dài, khi đã phát hiện tham
nhũng thì phải xử phạt nghiêm minh với mọi đối tượng và có hình thức tăng nặng đối
với đảng viên - cán bộ. Điều này, đất nước ta đã có những kinh nghiệm bổ ích. Ngay
từ thế kỷ XV, dưới triều Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông), tại Điều 138 của Bộ Quốc
triều Hình luật đã ghi: “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử
tội chém. Những bậc công thần, quý thần cùng những người có tài được giữ vào hàng
bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì phạt 50 quan, từ 10 đến 19 quan thì phạt từ
60 đến 100 quan, từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ và những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp
đôi nộp vào kho”. Còn đối với chế độ ta hiện nay, thiết tưởng, cùng tội trạng như nhau,
những đối tượng là đảng viên - cán bộ phải bị xử phạt nặng hơn dân thường, người ở
ngôi vị càng cao, càng phải xử nặng. Bởi lẽ, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, nếu
không thì quần chúng nhân dân sẽ không phục.
3.2.2.3 Phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội vào
công tác phòng, chống tham nhũng
- Đối tượng đầu tiên trong giải pháp này đó là đại đa số quần chúng nhân dân.
Qua hơn hai năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhưng có một thực tế
đáng buồn là khi được hỏi tham nhũng là gì? Thì câu trả lời rất chung chung đó là
hành vi nhận hối lộ, tham ô của người có chức có quyền chứ hầu hết người dân không
biết được hết 12 hành vi quy định trong luật và những người nào mới được goi là có
chức, có quyền. Chính điều đó đã làm cho người dân có thái độ thờ ơ với chống tham
nhũng họ cho rằng đó là công việc của Đảng, Nhà nước, tài sản ham nhũng là của Nhà
nước. Cho nên cần phải triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật tham nhũng,
phát động nhiều cuộc thi tìm hiểu luật tham nhũng, mở các chuyên trang, chuyên mục;
kịp thời biểu dương những kinh nghiệm hay, điển hình tốt, đồng thời lên án manh mẽ
những hành vi tiêu cực, tham nhũng. Chính vì vậy nên tôn trọng quyền lập hội của
người dân, cần nhanh chống xây dựng và ban hành Luật Tố cáo và Luật Bảo vệ nhân
chứng. Đồng thời ban hành quy chế khen thưởng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng.Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 56 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
Tạo cho người dân thấy được rằng chống tham nhũng là nhiệm vụ của chính cá nhân
mình.
+ Đối tượng thứ hai được đề cập đến đó là lực lượng báo chí, đây là lực
lượng rất quan trọng trong việc phát hiện, tố cáo, phanh phui các vụ án tham nhũng
thời gian qua. Nên ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đào tạo liêm chính cho
đội ngũ phóng viên, biên tập.
+ Đối với toàn xã hội, cần đẩy mạnh thực hành dân chủ để mọi người dân có
điều kiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giám sát công việc của các tổ chức, cơ quan mà
kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành động tham nhũng. Đẩy mạnh hoạt động của
báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, từ đó có thể tạo ra dư luận và tâm lý
xã hội tích cực đối với việc phòng, chống tham nhũng. Cần xây dựng một nếp sống
trong sáng, lành mạnh trong xã hội, “phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần
chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu, biến hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh
giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho tệ
tham ô, lãng phí, quan liêu có chỗ ẩn nấp”. Việc tạo ra một dư luận xã hội mạnh mẽ để
tẩy chay tham nhũng có tác dụng răn đe rất lớn đối với những kẻ có hành vi tham
nhũng. Tác dụng của việc răn đe này nhiều khi còn cao hơn cả sự răn đe của pháp luật.
Thiết nghĩ, thực hiện được khâu đột phá này để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả,
chúng ta vẫn có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp, có đời sống văn hóa lành mạnh,
khi mà nền kinh tế của chúng ta còn chưa phát triển như cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã
từng nói.
3.2.2.4 Các biện pháp khác
- Cải cách chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức: tuy đây không là nguyên
nhân chính nảy sinh hành vi tham nhũng nhưng nó chính là chất xúc tác làm cho tham
nhũng phát triển. Một khi đồng lương cơ bản không đảm bảo chi tiêu cuộc sống người
ta dễ dàng tham nhũng để đảm bảo cuộc sống, đồng thời đây là khe hở để cho bọn tội
phạm thực hiện chính sách “kinh tế” khi có việc. Đồng thời cũng thiết lập chế độ quản
lý tiền tệ và thanh toán qua hệ thống ngân hàng nhằm minh bach hóa thu nhập và tài
sản của cán bộ, công chức. Từ đó để người dân thực hiện quyền giám sát của mình.
- Tiếp tục kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham
nhũng (về tổ chức, cán bộ, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất...).
- Tăng cường và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý hành vi tham nhũng nhất là đối với các vụ nghiêm
trọng, phức tạp kéo dài thời gian qua; chú trọng những lĩnh vực, địa bàn có nguy cơ
tham nhũng cao. Đồng thời qua đó sẽ tìm ra những thiếu sót, sơ hở trong công tác
quản lý của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương; phát hiện những nguyên nhân, điều
kiện dễ phát sinh tham nhũng để có biện pháp khắc phục. Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 57 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần công khai tiến độ xử lý các vụ án tham
nhũng trước công luận. Mặt khác, nếu có đủ căn cứ khẳng định những trường hợp bị tố
cáo, bị quy kết án sai, thì phải công khai minh oan cho họ, và những kẻ chủ tâm vu cáo
phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Học hỏi kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các nước có kết
quả tốt trong việc đẩy lùi nạn tham nhũng. Tiếp tục tham gia vào các tổ chức trong và
ngoài nước về nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
Tóm lại: Một khi hệ thống pháp luật hoàn thiện và được thực thi bởi những cán
bộ “liêm chính, chí công vô tư” cùng sự hưởng ứng tích cực của toàn thể xã hội thì nạn
tham nhũng sẽ sớm được đẩy lùi.Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 58 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
KẾT LUẬN
Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ rất lâu trong lịch
sử loài người. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh
ác tính bùng phát, đe dọa cả nền văn hóa dân chủ của loài người, có sức tàn phá và
ngăn cản rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Khoảng chừng ba mươi năm
nay, từng quốc gia, từng khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều vào việc đề ra những
giải pháp chặt chẽ, những tuyên bố cứng rắn, những chiến dịch tốn kém để ngăn chặn
và đẩy lùi tham nhũng, song hiệu quả còn xa với yêu cầu của sự phát triển.
Thời gian qua nhất là từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2008 với những nổ lực và
hành động mạnh tay của Chính phủ, những đóng góp của toàn xã hội đã mang lại diện
mạo mới trong bức tranh chống tham nhũng của Việt Nam: tươi sáng hơn và đầy niềm
tin. Với tất cả những gì đã xảy ra trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng của
hai năm qua, có thể nói rằng: với những thành công đáng khích lệ đó sẽ được duy trì
và tiếp tục phát huy ở trong năm 2009 này và cả trong những năm ở tương lai, chính
điều đó đã tạo thuận lợi cơ bản cho Luật Phòng, chống tham nhũng ngày càng đi sâu
vào cuộc sống và việc thực hiện luật này ngày càng đạt hiệu quả cao.
Đối với Việt Nam những tháng còn lại của năm 2009 có thể nói là rất quan
trọng đối với sự phát triển đất nước bởi đây là giai đoạn tâm điểm của những ảnh
hưởng và thách thức thực sự đối với nền kinh tế đang hội nhập toàn diện của chúng ta.
Đứng vững để vượt qua và tiếp tục phát triển sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu là bài
toán khó của nhiều quốc gia, với Việt Nam lại còn khó hơn vì chúng ta chưa kịp có
được tiềm lực kinh tế nội tại đủ mạnh, lại thiếu vắng bộ máy kỹ trị chuyên nghiệp giúp
chống đỡ hữu hiệu các cơn bão táp kinh tế thị trường lại đang đối mặt với những khó
khăn trong nước nhất là nạn tham nhũng. Vì vậy trong năm 2009 Đảng và Nhà nước ta
đã xác định chống tham vừa là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên vừa là nhiệm vụ lâu dài.
Hai nghìn năm trăm năm trước đây, Khổng Tử đã dạy rằng “Dù bạn có tiến chậm như
thế nào đi nữa cũng chẳng có vấn đề gì, miễn là bạn không dừng lại”. Về lâu dài phòng
chống tham nhũng nên lấy “phòng” là chính, trong thời gian trước mắt lấy “chống” là
quan trọng từ đó đã đề ra nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đó tập trung
chủ yếu là:
+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tránh tình trạng “pháp luật triệt tiêu
pháp luật”;
+ Nâng cao công tác rèn luyện, giáo dục đạo đức cho người có chức, có quyền
nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên;
+ Đặc biệt là cần sự thẳng thắn, dũng cảm tố cáo những hành vi tham nhũng
của công dân.Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 59 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và
xử lý nghiêm đối với các trường hợp tham nhũng và người đứng đầu cơ quan đơn vị để
xảy ra tham nhũng trong phạm qui quản lý;
Vẫn biết “cuộc chiến” chống tham nhũng là rất khó khăn bởi chúng ta phải đấu
tranh lại với chính mình với bạn bè với người thân với những đồng nghiệp…đã bị
đồng tiền làm sa ngã thậm chí phải chiến thắng chính bản thân mình. Vì thế ngoài sự
cố gắng của bản thân đòi hỏi phải có sự quyết tâm của các cấp, các ngành và của toàn
xã hội chính sự đồng thuận đó tạo nên một làn sóng chống tham nhũng đồng bộ, toàn
diện và như thế trong tương lai rất gần tham nhũng sẽ bị đẩy lùi. Thành công đó sẽ tạo
ra động lực lớn góp phần đẩy nhanh “vận tốc” của Việt Nam trên con đường xa lộ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Góp phần nâng cao vị thế
của Việt Nam trên thế giới.Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 60 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .....................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................2
6. Kết cấu của luận văn................................................................................................2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG.....................................4
1.1 Một số lí luận chung về hành vi tham nhũng..........................................................4
1.1.1 Lịch sử hình thành hành vi tham nhũng............................................................4
1.1.2 Một số khái niệm ở các nước trên thế giới hoặc của các nhà nghiên cứu về tham
nhũng ..........................................................................................................................6
1.2 Cơ sở pháp lí về hành vi tham nhũng .....................................................................8
1.2.1 Sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng..............................8
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng 10
1.2.3 Các hành vi được xem là tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng ... 12
1.2.4 Nguyên tắc xử lý tham nhũng......................................................................... 14
1.2.5 Các biện pháp xử lí đối với hành vi tham nhũng............................................. 15
1.2.5.1 Xử lý chủ thể có liên quan đến tham nhũng .............................................. 15
1.2.5.2. Xử lý tài sản tham nhũng......................................................................... 17
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THAM NHŨNG THỜI GIAN QUA VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM...20
2.1 Khái quát về tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua .................................. 20
2.1.1 Tình hình tham nhũng ở Việt Nam................................................................. 20
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ................................................................. 22
2.1.2.1 Các nguyên nhân bên trong....................................................................... 22
2.1.2.2 Nguyên nhân bên ngoài ............................................................................ 23
2.2 Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội................................... 24
2.2.1 Ảnh hưởng của tham nhũng đến chính trị ....................................................... 25
2.2.1.1 Tham nhũng vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện làm cho một bộ phận cán
bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng bị suy yếu ............. 25
2.2.1.2 Bộ máy nhà nước kém hiệu lực dẫn đến các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa ..............................................................................28
2.2.2 Ảnh hưởng của tham nhũng đối với xã hội ..................................................... 29Đề tài: Tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
CBHD: Nguyễn Hữu Lạc 61 SVTH: Trần Thị Ngọc Giào
2.2.2.1 Tham nhũng là một trong các yếu tố dẫn đến sự phân cực giàu nghèo, bất
công trong xã hội .......................................................................................................29
2.2.2.2 Nhân dân bất bình, suy giảm lòng tin vào Đảng và Nhà nước, vào chế độ... 29
2.2.3 Ảnh hưởng của tham nhũng đến kinh tế............................................................ 31
2.2.3.1 Tham nhũng làm cho tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng, kinh tế
nhà nước giảm sút, không phát huy được vai trò chủ đạo định hướng ........................33
2.2.3.2 Tham nhũng làm thui một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cản trở sự phát
triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung ............................... 35
2.2.3.3 Tham nhũng làm mất khả năng hấp dẫn của môi truờng đầu tư và dần dần
làm suy yếu nền kinh tế .............................................................................................35
2.2.4 Ảnh hưởng của tham nhũng đến nền tảng văn hóa đạo đức xã hội.................. 37
2.2.4.1 Làm gương xấu cho thế hệ trẻ sau này...................................................... 37
2.2.4.2 Băng hoại đạo đức xã hội ......................................................................... 37
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG
CỦA HÀNH VI THAM NHŨNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI........................39
3.1 Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua (từ năm
2006 đến năm 2008) ..................................................................................................39
3.1.1 Mặt đạt được .................................................................................................. 39
3.1.2 Mặt hạn chế.................................................................................................... 43
3.2 Giải pháp ngăn chặn, khắc phục tác động của hành vi tham nhũng đối với đời sống
xã hội ........................................................................................................................ 48
3.2.1 Những giải pháp mang tính chất “khung”....................................................... 48
3.2.2 Những đề xuất giải pháp ngăn chặn, khắc phục tác động của hành vi tham
nhũng đối với đời sống xã hội....................................................................................48
3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tham nhũng .......................................... 49
3.2.2.2 Tăng cường năng lực, phẩm chất và trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán
bộ, công chức ............................................................................................................54
3.2.2.3 Phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội vào công
tác phòng, chống tham nhũng ....................................................................................55
3.2.2.4 Các biện pháp khác................................................................................... 56
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCPHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
I Nghị quyết của Đảng, Luật của Quốc hội và các Nghị quyết của Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội
1 Nghị quyết số 04 Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
2 Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005
3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCTN
4 Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28/8/2006 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
5 Nghị quyết số 294A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27/9/2007 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
II Nghị định của Chính phủ
1 Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng
2 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng
3 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007của Chính phủ về minh bạch tài sản và
thu nhập
4 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007của Chính phủ về vai trò, trách nhiệm
của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
5 Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định thời hạn
không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là
cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
6 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục
các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công
chức, viên chức.
7 Nghị định số 19/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ Quy định chế độ phụ
cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng
III Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
1 Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng 2 Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 10/5/2007của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế
về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức đơn vị có sử dụng
ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
3 Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua
tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
4 Quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ
5 Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và quy chế hoạt động của Văn
phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
IV Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch của các bộ, cơ quan ngang bộ.
VKSNDTC
1 Thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT ngày 23/5/2006 của Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong
việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Thanh tra kiến
nghị khởi tố.
2 Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
3 Thông tư số 08/2007/TT-BNV NGÀY 01/10/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình
quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước các tổ chức xã
hội, xã hội- nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước
4 Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13/11/2007 của Thanh tra chính phủ hướng
dẫn thực hiện nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản và thu nhập
5 Thông tư liên tịch số 2462/2007/TTLT ngày 19/11/2007 của Thanh tra Chính phủ,
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng về chế độ trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống tham
nhũng.
V Văn bản về các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng
1 Quyết định số 121/QĐ-VKSTC-V9 ngày 26/9/2006 quyết định về việc thành lập một
số đơn vị cấp vụ thuộc bộ máy làm việc của Viện KSNDTC
2 Quyết định số 2222/QĐ-TTCP ngày 23/11/2006 quyết định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chống tham nhũng
3 Quyết định số 01/2007/QĐ-BCA (X13) ngày 02/01/2007 quyết định quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về
tham nhũng 4 Quyết định số 44/ QĐ-VPBCĐ ban hành quy chế làm việc của văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng
5 Quyết định số 45/ QĐ- VPBCĐ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các vụ thuộc Văn
phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
6 Đề cương giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng PHỤ LỤC 2
CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TIÊU BIỂU QUA CÁC NĂM
A. 10 VỤ ÁN THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2006 (Kết quả bình chọn trên
Website Thanh tra Chính Phủ)
1. Đứng đầu là vụ án “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và tiêu cự lớn ở Ban quản
lý dự án (ODA) PMU18 Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bị phanh phui khiến Bộ
trưởng GTVT Đào Đình Bình bị cảnh cáo và phải từ chức; tiếp tục đó là nguyên Thứ
trưởng Thường trực Bộ GTVT, người được coi là “có triển vọng” bị bắt. 17 tổ chức và
40 cá nhân Bộ GTVT liên quan đã bị xử lý; một số cán bộ ngành Công an liên quan
đến “chạy án” bị đình chỉ công tác. Chính phủ đã xem xét và điều chỉnh cơ chế quản lý
vốn ODA.
2. Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn – Hải Phòng mang hàng chục mảnh đất
có giá trị tiền tỷ được chia chác và mang đi “quan hệ”. Những người khiếu nại, tố cáo
thì bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng. Lên tới đỉnh điểm của sự hài hước là bản án sơ thẩm
được tuyên với 50.000 đồng tiền án phí cho các bị cáo và hình thức nặng nhất là cảnh
cáo. Mục đích của sự can thiệp của một số cán bộ lãnh đạo Hải Phòng sẽ được làm
sáng tỏ trong thời gian tới.
3. Vấn đề nhà công vụ biến thành nhà tư do báo chí phát hiện, điều tra và đưa ra
công luận đã khiến dư luận cả nước quan tâm và bày tỏ sự bức xúc. Vấn đề này lập tức
được đưa lên bàn nghị sự và đã làm nóng nghị trường Quốc hội và Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Văn Nghiên, ông Phan Văn
Vượng không được thành phố Hà Nội bán cho 2 biệt thự mà 2 ông đang thuê ở; ông
Lê Đức Thúy – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã phải trả lại nhà số
6 Lý Thái Tổ (Hà Nội) mua sai quy định.
4. Tiếp theo vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalk và những sự “ưu ái”
khó hiểu từ phía tỉnh Khánh hòa.
5. Vụ tiêu cực mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, thành phố trên toàn quốc tại
các bưu điện do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu. Nguyễn Lâm Thái đã hối lộ
hơn 1 tỷ đồng cho Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng của 9 bưu điện. Đổi lại,
nhiều lãnh đạo của 38 bưu điện tỉnh, thành phố đã ký hợp đồng mua thiết bị bưu điện
với các công ty của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho Nhà nước 45 tỷ đồng.
6. Việc cựu đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn đã chỉ đạo các trường trên địa bàn
tỉnh Thái Bình chi 20% tổng trị giá số máy tính được lắp để chi phí cho dự án. Đồng
thời, ông Tôn đã ép 17 trường làm chứng khống để rút ra gần 500 triệu đồng trong vụ
Trần Thị Ánh và những người có liên quan đã lừa mua của các công ty hàng trăm máy tính, thiết bị trị giá hơn 4,2 tỷ đồng để lắp đặt cho khoảng 20 trường học của tỉnh theo
một dự án “ma”.
7. Những sai phạm tại Vietnam Airlines cũng là 1 trong 10 vụ đình đám của năm.
Việc Vietnam Airlines bao cho một số lãnh đạo, bộ ngành đi du học dù không đủ tiêu
chuẩn, những thiệt hại trong việc trả máy bay, mua động cơ hay mất 5,3 triệu Euro tiền
phạt…
8. Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị “băm nát” nhưng không
được trồng cây gây rừng mà thay vào đó, các ngôi nhà cứ lần lượt mọc lên. Phần lớn
những người đứng tên đến từ Hà Nội, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình,
làm trang trại, nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần…
9. Số tiền sai phạm không lớn nhưng vụ xà xẻo tiền cứu trợ ở Hương Sơn, Hà
Tĩnh “xứng đáng” được đứng trong danh sách 10 vụ tham nhũng, lãng phí năm 2006.
Không có bất cứ ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án tham nhũng với hành
vi nghiêm trọng “xẻo” tiền cứu trợ nhân đạo ở huyện Hương Sơn. Vụ việc bị “chìm
xuồng” từ năm 2004 đến năm 2006 mới bị báo chí “khui” ra. Phó Thủ tướng Trương
Vĩnh Trọng đã truyền đạt ý kiến yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh phải làm rõ, xử lý nghiêm vụ
việc từ ngày 25/8.
10. Những gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2006 tại một số hội đồng thi của
Hà Tây đã châm ngòi cho cả nước phát động phong trào “nói không với tiêu cực trong
thi cử”.B. 10 VỤ ÁN THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2007 (Theo bình chọn của báo
công an nhân dân)
1. Vụ tham nhũng, tiêu cực tại Ban điều hành Đề án 112 của Chính phủ: với tổng
kinh phí sử dụng cho đề án là 1.159,636 tỷ đồng trên tổng kinh phí được cấp phát là
1.534,325 tỷ đồng, các đối tượng đã chi sai mục đích, gây thất thoát 247,19 tỷ đồng (kết
luận của Kiểm toán Nhà nước). Tính chất đặc biệt nghiêm trọng còn thể hiện ở chỗ: sai
phạm xảy ra ở dự án có quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng và địa bàn rộng khiến nhiều
mục tiêu, yêu cầu của chương trình tin học hóa hành chính Nhà nước không thực hiện
được. 16 đối tượng bị khởi tố, trong đó có nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ, nguyên Trưởng Ban điều hành Đề án 112 Vũ Đình Thuần.
2. Vụ buôn lậu, đưa và nhận hối lộ, lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra ở
công ty TNHH Thiên Lợi Hòa (Lào Cai): đường dây buôn lậu tinh vi, hết sức phức tạp
do Vũ Thị Liên, Giám đốc công ty câu kết với một số đối tượng thoái hóa, biến chất
trong cơ quan Nhà nước ở Lào Cai để lập hợp đồng giả, thực hiện hành vi buôn lậu
11.257 tấn thuốc lá, đưa và nhận hối lộ hơn 1,6 tỷ đồng. Vụ án đã được điều tra,
chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao truy tố 25 bị can, trong đó có nguyên Chủ tịch
UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Ngọc Kim về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi
hành công vụ”.
3. Vụ tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử Điện Biên Phủ: vụ án xảy ra từ
năm 2004, đến năm 2007 Cục CSĐT tội phạm tham nhũng chính thức khởi tố, điều
tra. Các đối tượng vi phạm đã câu kết, móc nối từ khâu thi công, giám sát thi công,
quản lý đến nghiệm thu công trình, “rút ruộc” tới 58 tấn đồng. Các đối tượng lập
chứng từ khống 265 triệu đồng, đưa và nhận hối lộ 500 triệu đồng. Liên quan vụ án có
7 đối tượng bị khởi tố, trong đó tạm giam 5 bị can. Tính chất nghiêm trọng của vụ án ở
chổ, khách thể là công trình xây dựng di tích văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
của quốc gia nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
4. Vụ tham nhũng đất tại Sơn La: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, một số đối tượng
ở Ban quản lý dự án đô thị Sơn La đã câu kết các đối tượng khác, thực hiện sai chế độ,
chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng QL6, tổng số tiền thất thoát tới hơn 16 tỷ đồng
và chiếm hàng nghìn mét vuông đất, trong đó mới thu hồi được 2,4 tỷ đồng. 9 đối
tượng thuộc Ban quản lý dự án đô thị thị xã Sơn La và một số cán bộ địa chính bị khởi
tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và tội “Tham ô tài sản”.
5. Vụ tham nhũng, tiêu cực tại Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn): sai phạm nghiêm trọng kéo dài nhưng bị bưng bít sau hàng
loạt cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng. Ngày 30/11/2007, Cục CSĐT
tội phạm tham nhũng khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc Trần Văn Khánh, Nguyên Phó Tổng Giám đốc Phạm Văn Hiền về hành vi cố ý làm trái các quy định
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đang làm rõ việc nguyên
Tổng Giám đốc Trần Văn Khánh và các đó tượng biến hàng tỷ đồng của Nhà nước
thành tiền riêng tiêu xài, sử dụng xe quá đắt tiền, vượt định mức gây lãng phí lớn.
6. Mở rộng vụ PMU18: khởi tố 13 đối tượng tham ô tại Ban điều hành dự án Cầu
Bãi Cháy, Quảng Ninh: kết quả điều tra cho thấy Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám
đốc PMU18 và Phạm Tiến Dũng, nguyên Trưởng phòng dự án đã chỉ đạo lập khống
danh sách nhân viên tư vấn bổ sung gửi nhà thầu rút tiền chia chác, trong đó nhà thầu
hưởng 25% PMU18 “ẵm” trọn 75%.
7. Sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai xảy ra ở huyện Hóc
Môn, TP Hồ Chí Minh. Nguyên Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hóc
Môn Nguyễn Văn Khỏe đã chỉ đạo cả ê kíp dưới quyền giả mạo hồ sơ, đền bù khống
đất đai cho các hộ dân, qua mặt chính quiyền cấp trên, chuyển quyền sử dụng đất trái
quy định, trục lợi hàng tỷ đồng. Nguyên Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khỏe và nhiều
cán bộ cấp phòng, UBND xã Hóc Môn đã bị khép vào vòng tố tụng.
8. Vụ tham nhũng, cố ý làm trái xảy ra tại Sở quản lý vốn và ngoại tệ, thuộc Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Cơ quan điều tra đã khởi tố 2 bị
can. Đáng chú ý, đây là loại tội phạm mới, thủ đoạn hết sức tinh vi, lợi dụng việc quản
lý còn sơ hở để chiếm đoạt tiền ngân hàng. Kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng
giao dịch mua bán ngoại tệ trên máy Reuters vượt quá giới hạn theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước.
9. Vụ nhận hối lộ xảy ra tại công ty Vinaconex 10 (Đà Nẵng): sau khi bắt quả
tang Nguyễn Đình Thản, Giám đốc công ty cổ phần VNK10, Vinaconex đang nhận
hối lộ 200 triệu đồng, cơ quan điều tra đã mở rộng vụ án, khởi tố thêm 5 đối tượng về
hành vi đưa và nhận hối lộ, 3 bị can bị khởi tố về hành vi lập quỹ trái phép.
10. Vụ chia chác đất đai tại Quán Nam (phường Dư Hàng Kênh, quận An Dương,
Hải Phòng), có tới hàng trăm trường hợp giao đất không đúng quy định. Theo kết luận
của thanh tra Chính phủ, dự án này có nhiều sai phạm như: phá vỡ qui hoạch, giao đất
sai đối tượng, xác định sai chủ đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục xây dựng cơ
bản và các chế độ báo cáo…gây dư luận xấu trong nhân dân. Sau khi Bộ công an chỉ
đạo Công an TP Hải Phòng vào cuộc, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam một số cán
bộ có cỡ của thành phố, trong đó có cả nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường
Chu Minh Tuấn – người có liên quan đến vụ án tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn. Hiện cơ
quan điều tra đang tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề, trong đó có trách nhiệm liên quan của
một số vị nguyên lãnh đạo các cơ quan chức năng của thành phố, kể cả nguyên Phó
chủ tịch UBND Vũ Chí Thanh.C. 15 VỤ ÁN NGHIÊM TRỌNG ĐANG ĐƯỢC BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO XỬ LÝ (Kèm
theo Báo cáo số 135/BC-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ)
1. Vụ Đất Quán Nam- Hải Phòng. Vụ án đã kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm
sát truy tố. Dự kiến xét xử sơ thẩm trong quý IV năm 2008.
2. Vụ án xảy ra tại Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cơ quan điều tra (Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm tham nhũng - C37 Bộ Công an) đã kết thúc điều tra chuyển Viện Kiểm sát Nhân
dân Tối cao đề nghị truy tố.
3. Vụ Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Khởi tố ngày 07/6/2007, Cơ quan
điều tra (C37 Bộ Công an) đã khởi tố 9 bị can về các tội tham ô, cố ý làm trái các quy
định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
4. Vụ án Thiên Lợi Hòa. Ngày 30/7/2008 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có
cáo trạng truy tố, chuyển Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai để chuẩn bị xét xử.
5. Vụ án tại Công ty Vinaconex 10 - Đà Nẵng. Khởi tố vụ án ngày 10/02/2007, đã
khởi tố 8 bị can về tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và lập quỹ trái phép. Ngày 21/3/2008 Cơ
quan điều tra (C37 Bộ Công an) đã kết thúc điều tra chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đề nghị truy tố 7 bị can (đình chỉ điều tra 01 bị can). Viện kiểm sát đã
trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, hiện cơ quan điều tra Bộ Công an đang điều tra bổ
sung.
6. Vụ Đề án 112. Khởi tố vụ án ngày 13/9/2007, đã khởi tố 22 bị can, trong đó có
ông Vũ Đình Thuần, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Vụ án hiện nay
đang được Cơ quan điều tra (C37 Bộ Công an) tiếp tục điều tra.
7. Vụ án Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp. Khởi tố vụ án ngày 30/11/2007, đã
khởi tố 4 bị can trong đó có Trần Văn Khánh nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty
vật tư Nông nghiệp. Vụ án đang được cơ quan điều tra (C37 Bộ Công an) tích cực điều
tra.
8. Vụ án Tổng Công ty xây dựng miền Trung - Bộ Xây dựng. Khởi tố vụ án ngày
27/2/2008, đã khởi tố 7 bị can. Hiện nay cơ quan điều tra (C37 Bộ Công an) đang tiến
hành điều tra.
9. Vụ án Tổng Công ty Mía đường II. Khởi tố vụ án ngày 20/02/2008, đã khởi tố
03 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hiện nay cơ
quan điều tra (C15 - Bộ Công an) đang tiến hành điều tra.
10. Vụ án Nông trường Sông Hậu. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố
Cần Thơ khởi tố vụ án ngày 09/4/2008 đã khởi tố bị can 4 bị can. Hiện vụ án đang
được tiếp tục điều tra.11. Vụ án tại Ngân hàng Đầu tư chi nhánh Đông Đô, Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án ngày 25/4/2008, đã khởi tố 8 bị can.
Hiện nay, đang tập trung điều tra mở rộng vụ án.
12. Vụ than Quảng Ninh. Tính đến ngày 30/8/2008, Cơ quan điều tra đã khởi tố
30 vụ án, 149 bị can; đã bắt tạm giam 72 bị can. Vụ án đang được điều tra mở rộng.
13. Vụ án tại Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Khởi tố vụ án ngày 25/3/2008, đã
khởi tố 8 bị can. Vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra (C15 - Bộ Công an) tiến
hành điều tra làm rõ.
14. Vụ Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam. Ngày 15/7/2008 Công an tỉnh Lâm
Đồng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dâu tằm tơ
Việt Nam. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra.
15. Vụ Báo Người cao tuổi. Ngày 10/7/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã
khởi tố vụ án hình sự về các tội: Tham ô, Thiếu trách nhiệm gây hậu qủa nghiêm trọng xảy ra
tại Báo Người cao tuổi, khởi tố 3 bị can. Hiện đang tích cực điều tra mở rộngDANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO
I. Các văn bản pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992.
2. Bộ luật Hình sự năm 1999.
3. Luật ngân sách 2002.
4. Luật thi đua khen thưởng năm 2003.
5. Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2007).
6. Pháp lệnh về chống tham nhũng 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000).
7. Nghi định 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
8. Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định trách nhiệm xử lý
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị do mình quản lý.
9. Nghị định 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm
của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
10. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
11. Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định thời hạn
không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là
cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
12. Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh
mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,
công chức, viên chức.
13. Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01 tháng10 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước các
tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
14. Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13/11/2007 của Thanh tra chính phủ hướng
dẫn thực hiện nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản và thu nhập.
II. Sách tham khảo, giáo trình
1. Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) Viện khoa học xã hội Việt Nam. Tệ quan liêu, lãng
phí và một số giải pháp phòng, chống. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Năm
xuất bản 2006.2. Đào văn Bình. Xây dựng và phát triển văn hóa Quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam. Học viện chính trị hành chính quốc gia HCM. Năm xuất bản 2008.
3. Học viện hành chính quốc gia. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà
nước:
- Phần II Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính. Nhà xuất bản Giáo
dục. Năm xuất bản 2006.
- Phần III Quản Lý hành chính nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Nhà xuất bản
Giáo dục. Năm xuất bản 2006.
4. Nguyễn Hữu Lạc. Tập bài giảng Luật hành chính 2. Khoa luật Đại Học Cần Thơ.
5. Tô Tử Hạ. Từ điển Hành chính. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Hà Nội. Năm
xuất bản 2003.
6. Trần Xuân Kiên. Việt Nam tầm nhìn 2050. Nhà xuất bản Thanh Niên. Năm xuất
bản 2006.
III. Báo, tạp chí
1. Lao động số 222 ngày 25/09/2007.
2. Nguyễn Đình Cử. Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông nguyên nhân và
hệ quả. Xã hội học số 3 (103)/2008. Viện Xã hội học - Viện khoa học xã hội Việt
Nam. Trang 77.
3. Nguyễn Tuấn Khanh. Phòng ngừa tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp. Nghiên
cứu lập pháp số 1 (138) tháng 1/2009.
4. Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 2 tháng 9/2005.
5. Hồng Thành. Tăng điểm – tăng hạng và tăng niềm tin. Thanh tra Tài chính số 81
(tháng 3-2009).
6. Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2009. Thanh tra cuối tháng 1-2009.
7. Ts. Huỳnh Thị Gấm. Một số giải pháp góp phần giáo dục, rèn luyện cho cán bộ,
đảng viên. Tư tưởng – Văn hóa số 10 - 2007.
IV. Các Website:
1. Htpp://vietbao.vn/Chinh-Tri/Dan-khong-dam-to-cao-tham-nhung-vi-so-bi-tra-
thu/20818347/96/
2. ũng
/70107576/157/
3. Htpp://vneconomy.vn/200902133355982P0C10
4.
5.
6. Htpp://vietbao.vn/Chinh-Tri/Dan-khong-dam-to-cao-tham-nhung-vi-so-bi-tra-
thu/20818347/96/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 53759 kilobooks.com.doc
- 53759 kilobooks.com.PDF