Đề tài Tác động của luật quốc tế tới hoàn thiện pháp luật về quyền con người
Bài tập công pháp học kỳ đề số 10 . Tác động của luật quốc tế tới Hoàn thiện pháp luật về quyền con người.
Mục Lục
Lời mở đầu. 1
I. Khái quát chung về Ngành luật nhân quyền quốc tế. 2
1. Luật nhân quyền quốc tế. 2
2. Liên hợp quốc – một thiết chế bảo vệ quyền con người. 3
II. Vai trò của liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế. 3
1. Vai trò trong xây dựng. 3
2. Vai trò trong hoàn thiện. 5
Kết luận. 7
Danh mục tài liệu tham khảo. 8
Lời Mở đầu:
“Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu ” Đó là những lời trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc.
Tư tưởng về việc tôn trọng các quyền cơ bản của mỗi cá nhân đã xuất hiện từ rất lâu, được tìm thấy trong nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bộ luật Hammurabi (1789 TCN), Luật của Cyrus Đại đế (570 TCN), “Luận ngữ” của Khổng Tử (586 – 456 TCN) hay trong các tác phẩm tôn giáo đồ sộ như Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Kôran [1] Tuy nhiên, tất cả những tư tưởng đó chỉ mới dừng lại trên lý thuyết hoặc có áp dụng cũng chỉ ở mức rất hạn chế. Các quyền cơ bản của con người chỉ thực sự được tôn trọng và có cơ sở thực hiện khi xã hội chuyển sang thời kì văn minh và được đánh dấu bởi mốc son quan trọng chính là sự ra đời của Liên hợp quốc.
Từ khi được thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện những nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế. Bài viết tập chung phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ vai trò trên của Liên hợp quốc.
Với kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
[1] http://chungta.com/Desktop.aspx/Chun.yen_Con_Nguoi/
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của luật quốc tế tới hoàn thiện pháp luật về quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời mở đầu
“Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu…” Đó là những lời trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc.
Tư tưởng về việc tôn trọng các quyền cơ bản của mỗi cá nhân đã xuất hiện từ rất lâu, được tìm thấy trong nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bộ luật Hammurabi (1789 TCN), Luật của Cyrus Đại đế (570 TCN), “Luận ngữ” của Khổng Tử (586 – 456 TCN) hay trong các tác phẩm tôn giáo đồ sộ như Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Kôran…
Tuy nhiên, tất cả những tư tưởng đó chỉ mới dừng lại trên lý thuyết hoặc có áp dụng cũng chỉ ở mức rất hạn chế. Các quyền cơ bản của con người chỉ thực sự được tôn trọng và có cơ sở thực hiện khi xã hội chuyển sang thời kì văn minh và được đánh dấu bởi mốc son quan trọng chính là sự ra đời của Liên hợp quốc.
Từ khi được thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện những nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế. Bài viết tập chung phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ vai trò trên của Liên hợp quốc.
Với kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
I. Khái quát chung về Ngành luật nhân quyền quốc tế.
1. Luật nhân quyền quốc tế.
Nhân quyền hay quyền con người (Human rights) dưới cách hiểu đơn giản nhất chính là những quyền từ nhiên, vốn có của mỗi cá nhân mà nếu thiếu nó cá nhân không thể tồn tại và phát triển được. Dưới góc độ pháp lý quốc tế, quyền con người được hiểu là “những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2010, tr. 20.
.
Ngày nay, quyền con người được thừa nhận là một khái niệm toàn cầu, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng hợp thành ngành luật nhân quyền quốc tế. Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật nhân quyền quốc tế (International human rights law), tuy nhiên, hiểu một cách khái quát, Luật nhân quyền quốc tế là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Xét dưới khía cạnh hình thức, Luật nhân quyền quốc tế được thể hiện qua hàng trăm văn kiện mang tính ràng buộc (các công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị…)
Luật nhân quyền quốc tế là một ngành luật nằm trong hệ thống luật quốc tế cùng với các ngành luật khác như luật hàng không quốc tế, luật biển quốc tế, luật ngoại giao lãnh sự, luật tổ chức quốc tế…Việc ra đời của luật nhân quyền quốc tế đã làm thay đổi quan niệm truyền thống về tính bất khả xâm phạm về phương diện đối nội của chủ quyền quốc gia. Trong luật quốc tế trước đây, về phương diện đối nội, chủ quyền quốc gia được xem là toàn vẹn và bất khả xâm phạm và các nhà nước hoàn toàn tự do hành động trong hành xử với công dân nước mình. Tuy nhiên, với sự ra đời của luật nhân quyền quốc tế, quan niệm này đã thay đổi. Hiện nay, trong quan hệ với công dân của nước mình, các nhà nước ngoài việc tuân thủ pháp luật quốc gia do chính mình để ra còn phải tuân thủ những tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người mà mình đã tự nguyện ràng buộc (qua việc tham gia các điều ước quốc tế).
2. Liên hợp quốc – một thiết chế bảo vệ quyền con người.
Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một mối bận tâm chính của Liên hợp quốc ngay từ khi thành lập, khi mà các quốc gia sáng lập đã quyết tâm rằng những hậu quả kinh hoàng của thế chiến thứ hai không bao giờ được phép tái diễn. Tôn trọng nhân quyền và phẩm giá của con người “là nền tàng của công lý, tự do và hòa bình trên thế giới”. Lời mở đầu của Hiến chương liên hợp quốc cũng nêu rõ mục đích của các quốc gia thành lập liên hợp quốc nhằm khẳng định lại sự tin tưởng vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn bé.
Trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã tạo ra một cơ cấu toàn cầu để bảo vệ quyền con người, phần lớn dựa trên hiến chương liên hợp quốc cũng như các văn bản pháp lý quốc tế (ràng buộc và không ràng buộc) cũng như các cơ chế linh hoạt khác nhằm tăng cường dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới. Bản thân Liên hợp quốc đã hình thành nên cả một hệ thống các cơ quan bảo vệ nhân quyền cả chuyên trách và không chuyên trách bao gồm các cơ quan như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng quản thác, Tòa án công lý quốc tế, Ủy ban về quyền con người… và các cơ chuyên môn như UNESCO, ILO, UNICEF…
II. Vai trò của liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế.
1. Vai trò trong xây dựng.
Vai trò trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, thông qua Hiến chương của mình, Liên hợp quốc đã đặt nền móng cho ngành luật nhân quyền quốc tế.
Trước hết, cần phải thấy rằng bản thân sự ra đời của Liên hợp quốc với việc xác định rõ ràng rằng một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người đã là một bước tiến quan trọng, khởi đầu cho quá trình xây dựng và hoàn thiện mạnh mẽ ngành luật nhân quyền quốc tế nói riêng và luật quốc tế nói chung.
Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua ngày 26/6/1945 đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đó là nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế… Đây là những nguyên tắc nền tảng trong quan hệ pháp luật quốc tế cũng như trong việc xây dựng các ngành luật quốc tế chuyên ngành khác trong đó có luật nhân quyền quốc tế.
Thứ hai, Liên hợp quốc đã chủ trì soạn thảo và thúc đẩy việc kí kết nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Đây là hoạt động chủ yếu trong vai trò xây dựng các nguyên tắc, quy phạm của luật nhân quyền quốc tế.
Trong các văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền thì trước tiên phải kể đến Bộ ba văn kiện do liên hợp quốc soạn thảo bao gồm: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (thông qua năm 1948), Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966) với hai nghị định thư đính kèm và Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Đây được xem là bộ khung của luật nhân quyền quốc tế, còn được biết đến dưới tên Bộ luật nhân quyền quốc tế (International Bill of Human Rights). Quá trình xây dựng tiến tới phê chuẩn bộ luật nhân quyền quốc tế gắn liền với vai trò của Liên hợp quốc từ việc đề xuất, soạn thảo, chủ trì các hội nghị cũng như vận động, thúc đẩy tiến tới thông qua các công ước trong Bộ luật.
Ngoài Bộ luật quốc tế về quyền con người, Liên hợp quốc còn đóng vai trò chủ chốt trong việc thông qua hơn 70 văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền, tập chung vào cá nhóm quyền dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người thiểu số…
Cùng với nhau, các văn kiện quốc tế này đã giúp tạo ra “một nền văn hóa” về nhân quyền, cung cấp một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu. Có thể kể đến một số văn kiện như Công ước về vị thế của người không quốc tịch (1954), Công ước về vị thế của người tị nạn (1951), Nghị định thư của Công ước về vị thế của người tị nạn (1967 ), Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội ác tra tấn, tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạp hay hạ thấp nhân phẩm (1984)…
Thứ ba, Đưa ra Các nghị quyết, hướng dẫn, khuyến nghị... về vấn đề nhân quyền do các cơ quan chính và cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc thông qua. Mặc dù các nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính chất bắt buộc nhưng trên phương diện nhất định, nó vẫn được các quốc gia tôn trọng và thực hiện. Mặt khác, các nghị quyết này còn đóng vài trò quan trọng trong vấn đề xây dựng cũng như hoàn thiện luật nhân quyền quốc tế khi mà các khuyến nghị được đưa ra trong các nghị quyết của Đại hội đồng chính là một loại nguồn quan trọng trong việc xây dựng các văn bản pháp lý về quyền con người khác.
Vai trò trong hoàn thiện.
Từ khi được thành lập tới nay, ngoài việc tham gia vào quá trình xây dựng luật quốc tế về nhân quyền, Liên hợp quốc còn tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật này. Điều này thể hiện trong một số hoạt động chủ yếu sau:
Thứ nhất, trực tiếp sửa đổi, bổ sung các văn kiện pháp lý về quyền con người. Thực tế áp dụng các văn bản pháp lý về nhân quyền đã cho thấy những hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục. Với tư cách cơ quan cao nhất có thẩm quyền quyết định các vấn đề về nhân quyền, Liên hợp quốc đã trực tiếp cũng như chủ trì việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người.
Thứ hai, đưa ra những hướng dẫn, khuyến nghị trong việc thực thi các văn kiện về quyền con người qua đó làm rõ các quy định trong các công ước, nghị định thư, từ đó phát hiện những bất cập và tìm ra hướng khắc phục để hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế. Một số văn bản có thể kể đến như Các hướng dẫn về vai trò của công tố viên (1990), Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người (1996)…
Thứ ba, Liên hợp quốc đã xây dựng nên một bộ máy nhân quyền (United nations human rights machinery) toàn diện và rộng khắp. Hoạt động của bộ máy này không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong việc áp dụng các văn kiện pháp lý đã được thông qua mà còn có vai trò trở lại trong việc hoàn thiện pháp luật quốc tế về nhân quyền. Bộ máy nhân quyền của Liên hợp quốc bao gồm 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, và Tòa án quốc tế, được giúp việc bởi một hệ thống các cơ quan chuyên trách về nhân quyền của Liên hợp quốc mà đứng đầu là Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc.
Kết luận
Thật không phóng đại khi ví vai trò của liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của ngành luật nhân quyền quốc tế như một người người cha với một người con. Mặc dù không phải tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền đều do Liên hợp quốc thông qua, tuy nhiên số lượng này chiếm một phần lớn. Thêm vào đó, nếu xem xét Liên hợp quốc dưới góc độ như một hệ thống bao gồm các tổ chức thành viên như ILO, UNESCO, UNICEF… thì số lượng các văn kiện quốc tế về nhân quyền do Liên hợp quốc ban hành chiếm đại đa số trong hệ thống văn kiện nhân quyền quốc tế. Thực tế này cùng với các yếu tố khác cho phép khẳng định rằng Liên hợp quốc có vai trò chủ chốt với việc hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc tế tính tới thời điểm hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo
Hiến chương liên hợp quốc.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2004.
Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2010.
Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền con người – tập tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
Một số tài liệu khác từ internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ công pháp quốc tế đề 10 - Tác động của luật quốc tế tới Hoàn thiện pháp luật về quyền con người.doc