Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua
công nghiệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
- Tay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi
trường.
- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các tài nguyên , mức sống, dịch
vụ y t ế và giáo dục.
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.
- Công nghệ sạch v à sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng,
giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA HÓA
MÔN : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ : TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
HÓA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG.
GVHD : PHÙNG KHÁNH CHUYÊN
Lớp : 09CQM
Nhóm : 05
Đà Nẵng, tháng 5/2011
I. Giới thiệu :
Ngày nay, toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và
đang trở thành xu thế của sự phát triển kinh tế thế giới. Với phương
châm: "Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” và “sẵn sàng làm bạn,
là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Tất cả các nước trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang tích cực thiết lập quan hệ,
tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế trên khu vực và thế giới.
Theo xu thế đó, các quốc gia kém phát triển sẽ có những cơ hội phát
triển tốt hơn, sẽ bắt kịp với tốc độ phát triển các quốc gia khác. Nhưng
sự thực có phải mọi quốc gia mở cửa mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng,
gắn kết chặt chẽ, đều sẽ hưởng lợi từ quá trình toà n cầu hóa? Toàn cầu
hóa liệu có là phép mầu để biến một quốc gia từ đang phát triển trở
thành một con rồng vươn mình bay lên?
Vậy bản chất, những đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu hóa la gì?
Những tác động của nó đối với xã hội, đặc biệt là tác động của nó đối
với môi trường như thế nào?
II. Khái niệm về nền kinh tế toàn cầu hóa :
1. Toàn cầu hóa :
- Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh
tế, v.v... trên quy mô toàn cầu.
- Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để
chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại
hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ
thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy
thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2. Toàn cầu hóa kinh tế:
- Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh
tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một
nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
- Nền kinh tế toàn cầu hóa gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và các lĩnh
vực ấy lại tác động lẫn nhau, và đều tác động một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đến môi trường.
3. Một số dấu hiệu nhận biết kinh tế toàn cầu hóa:
- Lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin
và người, cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống
luật lệ và cơ sở hạ tầng cho loại lưu thông này.
- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế thế giới.
- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài.
- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các
công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.
- Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các
văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
- Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông
qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO
và OPEC.
- ..........
III. Mối quan hệ giữa nền kinh tế toàn cầu hóa với môi trường :
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi
trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất,
lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của
nguyên liệu, năng lượng, sản phẩ m, phế thải.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía
cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần
thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự
nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên
đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên
tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu
hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau :
- Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử
dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
- Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nư ớc nghèo
chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên
nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...).
- Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng
20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các
quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển.Vì vậy, năm
1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó
là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng
giữa môi trường và phát triển .
Môi trường sinh thái không phải là một thực thể tách biệt khỏi nền
tăng trưởng kinh tế. Không có một sự thay đổi nào trong phát triễn
kinh tế mà không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên hay mô trường
nhân tạo. Không có sự thay đổi nào trong môi trường mà không lại tác
về mặt kinh tế.
Vì vậy, mối quan hệ giữa kinh tế toàn cầu hóa và môi trường là mối
quan hệ hai chiều, bổ sung cho nhau, bảo vệ nhau và hỗ trợ nhau.
IV. Tác động của nền kinh tế toàn cầu đối với môi trường :
Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn,
sự phát triển kinh tế toàn cầu đã và đang tác động đến nền kinh tế,
văn hóa chính trị và môi trường của tất cả các nước trên thế giới,
nhất là các nước đang phát triển.
Đặc biệt nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng tạo áp lực lên môi
trường toàn cầu và những nguồn tài nguyên thiên nhiên, căng thẳng
trong năng lực của môi trường để duy trì chính nó và thể hiện sự phụ
thuộc của con người vào môi trường.
1. Tác động tích cực :
Nền kinh tế toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình tìm kiếm và khai thác các
nguồn năng lượng mới sạch hơn, an toàn h ơn cho môi trường, tận dụng
nhiều nguồn năng lượng từ tự nhiên như năng lượng Mặt Trời, năng
lượng gió, năng lượng thủy triều...Đây là những nguồn năng lượng
đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia vì chúng là vô tận và
vĩnh cửu.Chẳng hạn như ngành công nghiệp năng lượng th ì sử dụng
năng lượng mặt trời làm pin, năng lượng gió để phát điện,...
Thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nâng cao trình độ kỹ thuật -
công nghệ.
Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế.
Gắn kết các quốc gia cùng giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu như
những căn bệnh hiểm nghèo (lao, AIDS, ung thư…), chiến tranh, ô
nhiễm môi trường….
Trước sự thay đôi của kinh tế toàn cầu thì hệ thông chính trị, pháp
luật, hiến pháp của mỗi nước sẽ dần hoàn thiện hơn.
Tạo sự đa dạng giữa các nền văn hoá và văn minh khác nhau. giúp
con người giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau xích lại gần nhau
hơn, sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng
chảy thương mại và văn hoá mạnh.
……..
2. Tác động tiêu cực :
Bên cạnh những tác động tích cực thì nó cũng mang lại nhiều tác
động tiêu cực không kém cho nhiều quốc gia :
- Nền kinh tế toàn cầu hóa làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám"
diễn ra nhiều và dễ dàng hơn .
- Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực quyền lực này sẽ chuyển
về tay các tổ chức đa phương như WTO.
- Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo
giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực
riêng biệt trong một đất nước .
- Sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích kinh tế giữa các
khu vực, quốc gia và từng nhóm dân
- Thông qua viêc mở cửa giao lưu kinh tê,́ văn hóa, nhiều luồng tư
tưởng không tốt từ bên ngoài tác động đến tâm lý nhân dân, gây nên
bạo lực, đình công chống lại chính quyền.
Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm
cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn
phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay
gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng
thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống
con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội.
2.1 Công nghiệp
Những năm cuối thế kỉ XX, công nghiệp đã có những bước tiến khổng
lồ, nhiều thiết bị dụng cụ tinh xảo được sản xuất. Lương nhiên liệu
tiêu thụ tăng vọt, và lương chất thải vào khí quyển cũng tăng lên
nhanh chóng làm ô nhiễm môi trường không khí…
- Các chất độc trong khói thải gồm CO2 , NOx ,CO ,SO2 , bui tro...Các
nhà máy thủy tinh thải ra một lượng lớn khí HF, SO 2...
- Đặc biệt một số nhà máy nhiệt lạnh còn thải ra môi trường các loại khí
CFC, CFCl2, …cùng với CO2 , SO2.... làm gia tăng hiệu ứng nhà
kính..
- Công nghiệp luyện kim cơ khí thải ra nhiều loại khói bụi kim loại,
khói thải do dùng nhiên liệu hóa thạch, hóa chất độc hại trong quá
trình luyện thép, gang, nhiệt luyện kim loại...
Sản xuất ngày công nghiệp càng tăng l àm phát sinh một lượng lớn
chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng. Chủng loại
của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng
không giống nhau, tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công
nghiệp thường cao hơn...
- Chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium,
Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm
nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn
nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồ ng
ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động
của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và
ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
- Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo,
luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng
chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%,
nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng
hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng
luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi,
crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất
này. Đất ở 2 bên đường, thường có hàm lượng chì tương đối cao là
sản phẩm của khí thải động cơ.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có
một loại nước thải khác nhau , làm suy thoái tài nguyên nước.
- Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu
đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số.
- Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải
của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng
làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể.
- Khu công nghiệp Biên Hoà và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công
nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây
và cả vùng phụ cận.
- Các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do việc sử dụng các
nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nứơc mặt, nước ngầm và
các vùng cửa sổng, bờ biển.
Sản xuất công nghiệp cũng làm giảm tài nguyên đất, lấy đất làm các
khu chế xuất công nghiêp,
- Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất
nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất.
Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô
nhiễm đất.
Nhu cầu về khoáng sản trong các ngành công nghiêp tăng :
- Các nhà máy nhiệt điện thường dùng sử dụng nhiên liệu và than, dầu
mazut, khí đốt...do đó việc đòi hỏi cần phải có tài ngu yên khoáng sản,
nguồn nhiên liệu càng cao.. dẫn dến việc khai thác một cách quá mức
dần làm mất đi nguồn tài ngyên không thể tái tạo này.
- Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nạn đào đãi vàng
trái phép.Các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đã gây
nhiễm môi trường không khí, nước, đất và suy thoái cảnh quan sinh
thái.
Sự chưa h oàn thiện và không đồng bộ của kỹ thuật và công ngệ trong
các nhà máy gây nên sự lãng phí tài nguyên gây ô nhiễm môi trường.
- Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung
Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm
dầu gấp 50 lần mức độ cho phép.
- 11/3/2011 ,vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima Nhật Bản
đã làm phát tán chất phóng xạ ra ngoài bầu khí quyển gây ảnh hưởng
nghiêm trọng .
2.2 Đô thị hóa :
Sau năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế -
xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển .Quá
trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái:
- Tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện
tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập.
- Cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày
càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước.
- Nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm
ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc.
- Mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh
hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của
nhân dân ngoại thành.
- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn
chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng.
- Bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường khô ng khí và
tiếng ồn nghiêm trọng.
- Đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây
nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các
khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo đô thị.
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các đô thị là các vấn đề môi trường chưa được đề cập đầy
đủ và quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng đô thị.
Ngoài việc quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, các vấn đề
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống thoát nước, thu gom và xử
lý rác, xử lý nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn,... chưa
được chú ý đúng mức.
Mặc dù việc lập báo cáo đ ánh giá tác động môi trường cho các đồ án
quy hoạch đô thị đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường,
nhưng công tác triển khai thực hiện cho đến nay vẫn còn chậm, chưa
hiệu quả và chưa chứng tỏ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường trong quy hoạch xây dựng đô thị.
Tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa gây ô nhiễm môi trường
không những đối với môi trường trong đất liền mà còn có tác động
mạnh đối với môi trường vùng biển ven bờ :
- Đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng
trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng duyên
hải, kể cả ở các đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo, Vân Đồn, Cát Bà,...
- Ví dụ như huyện đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ quyết
định là 1 trong 14 khu vực trọng điểm phát triển du lịch trong toàn
quốc, tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển
đến năm 2010 tỷ lệ dân số đô thị sẽ đạt 56 - 60%, đến năm 2020 sẽ là
80%, từ nay đến 2010 sẽ hình thành 2 khu công nghiệp.
2.2 Nông – Lâm -_Ngư nghiệp:
a) Nông Nghiệp:
Trong trồng trọt :
Sử dụng phân bón hóa học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khóa
thành công của cuộc cách mạng xanh trong nền nông nghiệp, công
nghiệp hóa ( nông nghiêp đầu tư cao) để đảm bảo nh u cầu về lương
thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngai do sự
ảnh hưởng của phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật , vấn đề
này không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà nó đang ngày trở nên
nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.Khi người nông dân áp dụng
những công nghệ hiện đại ( như giống mới, phân hóa học, hóa chất
BVTV…) đã nãy sinh rất nhiều vấn đề môi trườn g và sức khỏe con
người:
- Ngộ độc thực phẩm do dư lượng của thuốc còn lại trên nông sản…
- Làm độ màu mỡ của đất ngày càng suy thoái, không khí và nước bị ô
nhiễm nặng.
- Làm giảm tính đa dạng của sinh quần,và làm đảo lộn các mối quan hệ
phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, do đó điều này
làm hệ sinh thái dần bị mất cân bằng .
- Phun nhiều làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc
cho môi trường đất, nước, không khí và con người
Thâm canh tăng vụ để gia tăng sản lượng nhưng đồng thời cũng chịu
nhiều rủi do về sâu bệnh và gia tăng sự suy giảm độ mầu của đất.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp,
nhưng hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
Trong chăn nuôi:
Chất thải gia súc, gia cầm phần lớn được thải trực tiếp vào môi
trường. Số phân không được xử lý và tái sử dụng lại chính là nguồn
cung cấp phần lớn các khí nhà kính (chủ yếu là CO2, N20) làm trái
đất nóng lên, ngoài ra còn làm rối loạn độ phì đất, nhiễm kim loại
nặng, ô nhiễm đất, gây phú dưỡng và ô nhiễm nước. Chưa kể nguồn
khí thải CO2 phát tán do hơi thở của vật nuôi (ước chừng 2,8 tỷ
tấn/năm/tổng đàn gia súc thế giới).
Nhiều xí nghiệp chăn nuôi, lò mổ, xí nghiệp chế biến thực phẩm còn
nằm lẫn trong khu dân cư, sản xuất chăn nuôi còn nhỏ, phân bố rải
rác. Vì vậy, sức đầu tư vào khâu xử lý môi trường trong chăn nuôi còn
thấp. Hiện tượng giết mổ lậu, giết mổ gia súc, gia cầm bị bệnh, không
qua kiểm soát giết mổ, nước thải từ các lò mổ không được kiểm soát
cũng là các nhân tố tác động làm tăng ô nhiễm môi trường.
Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên
đất dốc, đầu nguồn nước,... còn khá phổ biến đã góp phần làm tăng
diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng đất, nước, giảm khả năng
sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn.
b) Lâm nghiệp :
Phá rừng: Trong những năm qua, lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi
làm thiệt hại cả sinh mạng người và của cải vật chất là do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, của nạn chặt phá rừng. Một số hoạt động phát
triển kinh tế thiếu cân nhắc như phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, chặt
rừng để trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê làm cho hậu quả
thiên tai ngày càng nặng nề hơn, các yếu tố môi trường sống ngày một
xấu đi.
Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ cao, đặc biệt là các nước
đang phát triễn, làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp chủ yếu. do
nhu cầu khai thác lấy gỗ củi và nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho
nhiều mục đích khác :
- Trên thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2 , song cho đến
nay diện tích này bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới c hiếm
khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3.
- Một trong những khu vực có diện tích rừng giảm nhanh nhất thế giới
là châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Carribe. Châu Phi chiếm 19% diện
tích rừng thế giới, chỉ trong 15 năm (1990-2005) đã mất đến 9% diện
tích rừng. Diện tích rừng tại khu vực Mỹ Latinh và Carribe chiếm
47% diện tích rừng toàn cầu mỗi năm cũng bị tàn phá dữ dội
- Chương trình Môi trường LHQ cũng cảnh báo, 5 năm qua, tốc độ phá
rừng nhiệt đới tại khu vực Đông Nam Á gia tăng chóng mặt, không
những đe dọa đến cuộc sống con người mà đe dọa đời sống động thực
vật. Nếu chính phủ các quốc gia khu vực không có các hành động
quản lý khẩn cấp và hữu hiệu thì sẽ có tới 98% rừng nhiệt đới ở một
số nước Đông Nam Á sẽ bị biến mất vào năm 2022.
- Nghiêm trọng hơn là tại Indonesia (nơi có diện tích rừng nhiệt đới
khoảng 90 triệu héc ta, chiếm đến 10% diện tích rừng nhiệt đới còn
lại trên trái đất), nạn phá rừng đã gây ra lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và từng gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường cho các nước láng giềng với những trận
bão khói.
- Đến nay, Indonesia hiện đã mất đến 72% rừng nguyên sinh. Diện
tích còn lại đang bị đe dọa bởi nạn đốn gỗ trái phép để phục vụ cho
mục đích thương mại và trồng các loại cây kinh tế khác .
- Nhìn chung, nạn phá rừng đã góp tới 20% khí thải CO2 gây hiệu ứng
nhà kính nên việc bảo vệ rừng và trồng rừng là một trong những hành
động tác động tích cực tới chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu
của cộng đồng thế giới hiện nay.
Khô hạn, sa mạc hoá và thoái hoá vật lý đất: Do hậu quả của việc
chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua
nhiều thế hệ nên đất đai bị thoái hoá về mặt vật lý (đất chai lỳ, khô
cứng, tầng mặt bị bóc mòn hoặc kết cấu rời rạc, ở các tầng dưới hiện
tượng chặt dính, kết von tăng) do đó cây cối khó có khả năng tái sinh
nên nguy cơ hoang mạc hoá cao.
Cháy rừng: Do việc đốt rừng bừa bãi, hay các hiện tượng tự nhiên
như El nino, thời tiết khắc ngiệt dẫn đến hiện tượng cháy rừng ở nhiều
nơi trên thế giới.
c) Ngư nghiệp
Phá rừng ngập mặn hay chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi thủy
sản, dẫn đến hủy hoại các hệ sinh thái đất ngập nước do sự suy giảm
đa dạng sinh học.
Lượng dầu mỡ chưa được xử lý, rác thải đổ trực tiếp xuống biển trong
quá trình đánh bắt dài ngày gây ô nhiễm nước.
Sự cố tràn dầu hiện nay đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các
quốc gia ven biển. Tại nhiều vùng biển của nhiều quốc gia có biển,
hiện tượng “thủy triều đen” diễn ra rất phổ biến. Có nhiều nguyên
nhân gây ra tình trạng này như va chạm, tai nạn của các phương tiện
vận tải thủy (đặc biệt là tàu chở dầu), sự cố giàn khoan, sự cố phun
dầu do biến động địa chất, đổ trộm dầu thải trên biển...
Theo đánh giá chung trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học của
thế giới, lượng dầu thải xuống các vùng nước hàng năm (đặc biệt là
với nước biển) ước tính theo tỷ lệ:
- 73% từ hoạt động tàu biển, 21% từ sự cố hàng hải/ và 6% từ các
nguồn khác.
- Việc khai thác các loại tàu, xà lan dầu làm cho tỷ lệ ô nhiễm dầu ở
mức cao nhất.
- Trong các vụ tràn dầu dưới 7 tấn thì 9 0% là trong quá trình nhận, trả
hàng, tiếp nhận nhiên liệu và thường xảy ra trong cảng hoặc tại bến
nhận/trả hàng. Các vụ tràn dầu với khối lượng lớn hơn thường do tàu
đâm va hoặc mắc cạn.
Tại các cảng biển, hiện tượng ô nhiễm dầu mỡ do các phương tiện để
rò rỉ nước lacanh, nước buồng máy, thậm chí bơm trái phép ra biển
vào ban đêm hoặc khi tàu bắt đầu rời cảng hay vào những lúc thời tiết
xấu.
Việc cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu cho tàu, việc sửa chữa nhỏ và vứt
bừa bãi các loại chất thải dính dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây
nên ô nhiễm vùng nước cảng biển. Các sự cố như vỡ đường ống, tai
nạn nhỏ cũng dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ tại các cảng biển. Sự cố tràn
dầu hoặc tai nạn do đâm va là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu ở mức
nghiêm trọng.
Việc đổ thải hoặc rò rỉ các hóa chất ra biển thường gây ra ảnh hưởng
đặc biệt nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển và khó có thể
khắc phục được hậu quả.
Ngoài ra, xu hướng chuyên chở các hóa chất trong các thùng, các két
nhỏ và trong các container ngày càng tăng. Một số hóa chất phục vụ
cho hoạt động khai thác tàu như các loại sơn bảo quản, xà phòng, các
dung dịch tẩy rửa cũng là nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường biển
Ô nhiễm do rác và nước thải sinh hoạt: Rác trên tàu bao gồm các loại
dung môi, nhựa hữu cơ, thủy tinh, b ao gói… Nguyên nhân gây ô
nhiễm chủ yếu là do rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất không được
thu gom đưa đi xử lý mà thải thẳng xuống biển. Một phần đáng kể các
chất thải này là từ các con tàu đậu trong khu vực cảng. Số lượng và
tính chất của rác thải do tàu sinh ra phụ thuộc nhiều vào kích cỡ và
loại tàu.
- Người ta ước tính rằng, mỗi ngày một người trên tàu hàng tạo
ra một lượng chất thải sinh hoạt là 1,5kg và số lượng này sẽ gấp đôi
với một người trên tàu khách. Trong đó có khoảng 20% là chất thải
thực phẩm (gồm cả chất lỏng), 40 – 55% là những chất thải dễ cháy
(như giấy, giẻ…), những chất thải không cháy được thường chiếm từ
25 – 40%, 8 – 10% chất thải còn lại là thủy tinh
Việc khai thác quá mức các nguồn lợi biển (sò, đồi mồi, san hô, cá),
các loại quí hiếm, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển và suy giảm đa
dạng sinh học
Nuôi trồng thủy sản: Phong trào nuôi tôm ven biển đột phá trong
những năm vừa qua, không có qui hoạch cụ thể gây hậu quả vùng cát
ven biển, dẫn tới sạt lỡ, xoá mòn vùng bờ. Chất thải từ các trại nuôi
trồng thuỷ sản ven biển và trên biển là nguồn gây ô nhiễm hữu c ơ
quan trọng.
3. Các dịch vụ khác :
Du lịch: Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn
đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du
lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí
hậu, môi trường sinh thái... Do đó, du lịch và môi trường là 2 bộ phận
không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển
bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng
đã ý thức được vấn đề môi trường.
Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao
nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương .
Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khác h
sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các
thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh
như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm
các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
Du lịch phát triễn thì, lượng rác thải từ nhà hàng, khách sạn, các khu
du lịch ra môi trường càng lớn.
- Tại Nha Trang, thống kê của Ban quản lý vịnh Nha Trang cho thấy
mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh
hoạt của dân cư trên sáu khóm đảo và nhà vệ sinh trên các tàu du lịch
xả thẳng xuống biển. Tàu thuyền du lịch, phương tiện vui chơi giải trí
tấp nập khiến nước biển ven bờ bị ô nhiễm dầu. Tình trạng trên cũng
xảy ra ở một số vùng biển Phan Thiết, Bà Rịa -Vũng Tàu.
- Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo mỗi năm
Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch
do những cơ sở có hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường
cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch
Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có
thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu
thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại
cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá
vôi và bê tông.
Năng lượng: Mức tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch nhiều, đôi khi
thường không hiệu quả và lãng phí.
Các hoạt động dịch vụ du lịch trên bờ không được quản lý chặt chẽ.
Nhà vệ sinh trên tàu du lịch xả thải trực tiếp xuống biển .
Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi
cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung
ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao
thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm
mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật,
cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
b) Tác động của giao thông vận tải với môi trường:
Vấn đề giao thông và môi trường là nghịch lý trong tự nhiên. Từ một
bên, hỗ trợ hoạt động vận tải ngày càng tăng nhu cầu di động dành cho hành
khách và vận tải hàng hóa, và điều này khác nhau, từ các khu vực đô thị đối
với thương mại quốc tế.
Mặt khác, hoạt động vận tải đã có kết quả trong phát triển mức độ cơ
giới hóa và tắc nghẽn. Kết quả là, ngành giao thông vận tải ngày càng trở
nên có liên quan đến vấn đề môi trường.
Với một công nghệ dựa rất nhiều vào quá trình đốt cháy của
hydrocarbon, đặc biệt với động cơ đốt trong, các tác động của vận tải trên
các hệ thống môi trường đã tăng do cơ giới hóa. Điều này đã đạt đến một
điểm mà hoạt động vận tải là một yếu tố chi phối đứng đằng sau phát thải
của hầu hết các chất gây ô nhiễm và do đó tác động đến môi trườn g .
Những tác động này, giống như tất cả các tác động môi trường, có thể
nằm trong ba loại:
- Tác động trực tiếp: Hậu quả trực tiếp của hoạt động vận tải đối với
môi trường nơi mà mối quan hệ nhân quả rõ ràng và thường được hiểu
rõ.
- Tác động gián tiếp: Chúng thường được các hậu quả cao hơn so với
tác động trực tiếp, nhưng các mối quan hệ tham gia thường bị hiểu
lầm và khó khăn để thiết lập.
- Tác động tích lũy: Các chất phụ gia, nhân giống hoặc synergetic hậu
quả của hoạt động vận tải. Họ đưa vào tài khoản của các hiệu ứng
khác nhau về tác động trực tiếp và gián tiếp về một hệ sinh thái,
thường không dự đoán.
Tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới những năm gần
đây tăng mạnh. Với tình trạng phương tiện cũ, quá niên hạn sử dụng vẫn lưu
hành dẫn đến tình trạng khói, bụi thải gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng hại gấp nhiều lần nếu như xe máy đó là loại có kết cấu, công nghệ lạc
hậu.
Giao thông vận tải phát triễn với hệ thống đường sá và chủng loại
phương tiện đã làm bề mặt đất bị biến dạng, gây ô nhiễm không khí, gây
thêm tiêng ồn. Đường xá giao thông, cơ sở hạ tầng mở rộng làm thu hẹp lớp
phủ thực vật, giảm khả năng thấm và giư nước trên bề mặt, tăng tầng số
dòng chảy mặt gây ngập úng trong mùa mưa.
Ngày nay các phương tiên vận chuyển đa dạng, bên cạnh vận chuyển
theo đường bộ, thì có thể vận chuyển theo đương thủy, đương hàng không.
Hiện nay, con đường vận chuyển theo đường thủy cũng nổi lên nhiều vấn đề
môi trường:
- Ô nhiễm do chở xô hóa chất và khí hóa lỏng: Các hóa chất và khí hóa
lỏng thườn g được chở xô trong các khoang két của các tàu chuyên dùng. Các
loại tàu chở hóa chất thường có cấu trúc phức tạp để đảm bảo các yêu cầu
trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa.
- Ô nhiễm do chở hàng nguy hiểm ở dạng xô và bao gói: Trong tổng
lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đội tàu chở hàng tổng hợp, hàng
nguy hiểm chiếm khoảng 15%. Đặc biệt, hàng nguy hiểm ở dạng bao gói
thường được vận chuyển bằng container .
Các mối quan hệ giữa giao thông và môi trường được đa chiều. Một
số khía cạnh chưa được biết và một số phát hiện mới này có thể dẫn đến
những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách môi trường. Những năm 1990 đã
được đặc trưng bởi sự thực hiện của các vấn đề môi trường toàn cầu, hình
ảnh thu nhỏ của những mối quan tâm ngày càng tăng giữa con người và ảnh
hưởng thay đổi khí hậu.
VI. Một số vấn đề cấp bách hiện nay:
1. Bối cảnh hiện nay : Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu trong thời gian
qua đã có những bước tiến vượt bậc xong cùng với quá trình ấy, thì
trong lĩnh vực môi trường sinh thái hay mối quan hệ giua ,con người,
xã hôi và tự nhiên đang nổi lên những vấn dề cấp bách :
- Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài
nguyên không tái sinh.
- Nạn ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nước không khi, đất,
nước…là nguyên nhân gây nên những dich bệnh, đời sống của con
người không được đảm bảo.
- Suy thoái tầng ozon, lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi những tia cực tím
đang dần bị đe dọa.
- Hiêu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu gây
nên hiện tượn băng tan, biển ngày càng lấn vào đất liền………
- Mưa axit ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nông nghiệp, giảm sút
mùa màng, giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại các
cánh rừng ôn đới bắc bán cầu, làm hư hỏng vật liệu xây dựng, di
tích lịch sử, ô nhiễm nước…..
- Mất rừng gây nên lũ lụt, mất nơi trú ở của nhiều động vật cơ sở để
điều tiết không khí hay lương nước chống xói mòn mất dần…..
- Mất rừng cùng với hiệu ứng nhà kính và mưa axit là nguyên nhân
quang trọng dẫn đến sa mạc hóa với diên tích ngày càng tăng.
Biến đổi khí hậu
Suy thoái tầng ozon
Mưa axit
Sa mạc hóa
2. Nguyên nhân: Những vấn đề cấp bách về môi trường sinh thái có tác
động toàn cầu đều bắt nguồn từ đời sống xã hội, sự phát triễn kinh tế
của toàn cầu:
- Hậu quả tất yếu của những quan điểm sai lầm của con người về tự
nhiên, về mối quan hệ của con người và tự nhiên dẫn dến việc khai
thác tài nguyên quá mức góp phần phát triễn công nghiệp đòng thời
tăng cường độ bóc lọt của tự nhiên.
- Sự chưa hoàn thiện và không đồng bộ của kỹ thuật và công ngệ gây
nên sự lãng phí tài nguyên gây ô nhiễm môi trường.
- Sự tách rời giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong qúa trình
phát triễn xã hội.
V. Các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
1. Giải pháp huy hoạch :
- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
- Tách hệ thống thoát nước mưa ra khỏi hệ thống thoát nước sinh hoạt
và nước thải công nghiệp.
- Xây dựng các bãi xử lý rác tiêu chuẩn.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
- Cải thiện hệ thống cây xanh đô thị, giao đất trồng rừng.
2. Giải pháp quản lý :
- Phát triển mạng lưới quan trắc giám sát môi trường đất, nước và
không khí.
- Phát triển công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường bằng
những hình thức thích hợp.
- Xây dựng các chính sách quản lý khuyến khích các cơ sở công
nghiệp tham gia công tác quản lý môi trường.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường.
3. Giải pháp công nghệ : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các
thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, nhanh chóng làm chủ
các công nghệ tiên tiến, phát huy tối đa các công nghệ truyền thống và
tiến tới sáng tạo công nghệ mới theo các định hướng:
- Đa dạng hóa các loại hình công nghệ môi trường. Đặc biệt là trong xử
lý chất thải.
- Ưu tiên phát triển công nghệ thân thiện với môi trường , tái sử dụng tái
chế chất thải.
4. Giải pháp kinh tế :
- Tiến hành những hoạt động có ý thức nhằm tái xuất và tiến đến tái sản
xuất mở rộng chất lượng môi trường sinh thái.
- Hướng mọi hoạt động của con người vào mục đích phát triễn bền vững
của xã hội.
- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch như Mặt trời, gió……
- Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và muc tiêu sinh thái.
Trong các giải pháp trên thì sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục
tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là con
đường tích cực nhất, mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Đó cũng chính là con đường dẫn đến sự phát triễn bền vững, là
mục tiêu phát triễn của nhiều nước hướng tới : sự phồn thịnh về
kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự tro ng sạch về môi trường
sinh thái.
Sơ đồ về biểu thị về mối quan hệ giữa mục tiêu kinh. tế và mục tiêu
sinh thái :
Đặc biệt đối với nước ta, xuất phát từ một nước nông nghiệp, vừa mới
bước vào công nghiệp hóa, thì môi trường là một nguồn vốn rất quý.
Khi công nghiệp hóa, đô thị hóa bước vào thời kỳ đẩy mạnh trong lúc
nguồn vốn để bảo vệ, khắc phục sự ô nhiễm, suy thoái môi trường
chưa đủ lớn, thì việc gìn giữ môi trường là hết sức quan trọng. Quan
trọng bởi việc gìn giữ đó vừa bảo vệ được môi trường, vừa không để
xảy ra tốn kém.
Do vậy, bảo vệ và cải thiện môi trường là một tro ng ba trụ cột của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nội dung quan
trọng của sự phát triển bền vững mà nước ta theo đuổi.
VI. Môi trường và sự phát triển bền vững:
Khái niệm PTBV được ủy ban môi trường và phát triễn thế giới (
WCED ) thông qua năm 1987: “ Phát triễn bền vững là sự phát triễn
thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả
năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai ” .
Kinh tế
Kinh tế hóa
sinh thái
Sinh thái
hóa kinh tế
Tương
quan
giữa
các bộ
phận
Sinh Thái
Cho đến nay, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng hầu hết đều
công nhận : “PTBV là sự phát triễn hài hòa giữa mục tiêu tăng cường
kinh tế với mục tiêu xã hội và PTBV ”.
Vì vậy, sự phát triễn bền vững là mục tiêu mà nhiều nước đã và đang
theo đuổi, là cơ sở để các nước cùng chung tay bảo vệ hành tinh này .
1. Kinh tế bền vững :
- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua
công nghiệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
- Tay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi
trường.
- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các tài nguyên , mức sống, dịch
vụ y tế và giáo dục.
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.
- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng,
giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng.
2. Xã hội bền vững :
- Ổn định dân số.
- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
- Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa.
- Nâng cao học vấn xóa mù chữ.
- Bảo vệ đa dạng văn hóa.
- Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới.
- Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết
định.
3. Môi trường bền vững :
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.
- Bảo vệ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ tầng ô zôn.
- Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
- Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.
- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nươc, khí, đất, lương thực
thực phẩm), cải thiện và khôi phục những khu vực ô nhiễm.
4. Công nghệ bền vững:
- Giảm phát thải CO2., loại bỏ sử dụng CFCs .
- Chuyển dịch sang nền công nghệ sạch, có hiệu suất hơn.
- Tìm ra nguồn năng lượng mới thay cho chất lượng hóa thạch.
- Bảo tồn các kỹ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm, kỹ
thuật tái chế chất thải và phù hợp hoặc hỗ trợ các hệ tự nhiên.
- Nhanh chóng ứng dụng các kỹ thuật đã được cải tiến, các quy chế của
Chính phủ đã được cải thiện và việc thực hiên chúng.
Trong mối tương tác, thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu của phát
triễn bền vững, mỗi hệ thống lại xuất hiên các lĩnh vực ( hệ thống cấp
hai ) đòi hỏi những yêu cầu cho việc phát triễn của mỗi lĩnh vực, để
cùng đạt được mục tiêu phát triễn bền vững.
Để điều hòa được những vấn đề đa dạng ấy thực sự là một thách thức
lớn đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triễn trước
nhu cầu để phát triễn kinh tê và khai thác tiềm năng ở môi trường.
VII. Kết luận :
Tóm lại, môi trường hiện giờ ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng và
thế hệ tương lai – buộc chúng ta phải xem xét lại thước đo cho sự phát
triễn của nền kinh tế toàn cầu, giữa lợi ích mà nền kinh tế mang lại và
đi đôi với nó là việc dùng chính sự phát triển của kinh tế để bù vào
các khoảng phí như phí môi trường, phí bảo vệ thực vật...Và thời gian
mà để giải quyết hậu quả môi trường là một dấu chấm hỏi lớn?
Môi trường vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của nền kinh tế toàn cầu
hóa! Mỗi một tác động không chú trọng chiều sâu có thể là khơi
nguồn cho những mối đe dọa nguy hiểm mà con người có thể không
ngờ tới.
Vì thế chúng ta song song với viêc phát triễn kinh tế chúng ta phải
biết giữ gìn môi trường sinh thái .
Danh Sách Nhóm
1. LÊ THỊ SƯƠNG :
2. NGUYỄN THỊ BIÊN :
3. LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO :
4. NGUYỄN THỊ THANH VÂN :
5. LÊ HOÀNG ANH THƯ :
6. TRẦN THỊ TUYẾT :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baitap_3954.pdf