Đề tài Tác động của việc chặt cây đến đời sống của người dân

Giới tính: Nữ Tuổi: 17 Thời gian: 2 giờ chiều ngày 12/4/2014 Địa điểm: Đường Nguyễn Chí Thanh Người phỏng vấn: Ngô Nhật Thiệp. Câu 1: Chào bạn. mình sinh viên trường Đại học Công Đoàn đến đây làm một vài nghiên cứu xã hội học về tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân. Mình có hỏi bạn một vài vấn đề được không ? TL: Vâng. Anh hỏi đi Câu 2: Hiện bạn đang làm công việc gì? TL: Em vẫn còn đi học. Câu 3: Bạn ở đây lâu chưa ? TL: Em ở đây từ bé. Câu 4: Bạn có cảm nhận thế nào khi cây bị chặt đi ? TL: Em tiếc lắm, từ bé đến giờ ngày nào em trả đi học qua đây. Giờ cây bị chắt hết rồi. Câu 5: Cây bị chặt có ảnh hường nhiều đến cuộc sống của bạn không? TL: Cuộc sống thì không ảnh hưởng nhưng việc đi lại thì khổ lắm. Trời nóng đi trên vỉa hè mà như xa mạc ấy.

docx36 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc chặt cây đến đời sống của người dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh sách nhóm: Tăng Tùng Lâm Ngô Nhật Thiệp Nguyễn Thanh Tuấn Lê Tuấn Anh Phạm Tuấn Đạt Lê Mạnh Linh Nguyễn Quang Phú MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Hà Nội vốn yên bình, rợp bóng mát với hệ thống cây xanh tuyệt đẹp được xem như “di sản” văn hóa vật thể và phi vật thể của đất Hà Thành. Khi thành phố phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, hệ thống cây xanh phải “cõng” trên mình nhiều áp lực. Nhà cao tầng mọc san sát, nhiều nhà lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mái che, mái vẩy đua ra đường, che bóng cây xanh. Theo quy luật quang học, cây xanh phải vươn ra tìm ánh sáng, nên chủ yếu ngả ra hướng lòng đường, gây mất cảnh quan và thiếu an toàn. Còn khi cây phát triển lên cao, lại không được chặt tỉa cành thường xuyên, cây mọc không thẳng và phát triển trái quy luật. Đặc thù thổ nhưỡng của Hà Nội là có hệ thống nước ngầm cao, cách mặt đất chừng 1 mét. Do đó, khi rễ cây phát triển, gặp hệ thống nước mặt, rễ cây sẽ không phát triển theo chiều thẳng xuống mà lại lan tỏa thành các chùm rễ, nằm cạn trên bề mặt; chưa kể, đất trồng cây tơi xốp, nhiều nơi bị ô nhiễm, đất xen lẫn rác, lá cây, hệ thống nước thải bẩn làm cho rễ cây không chắc khỏe.  Ngoài ra, đô thị phát triển, hàng quán, nhà hàng, gara ô tô mọc san sát, thiếu chỗ dựng xe, vì vậy một số người dân đã tìm cách triệt hạ cây. Công an Hà Nội cho biết đã có trường hợp người dân thuê các đối tượng đổ nước nóng, a xít, dầu luyn hay bịt xi măng vào gốc cây để làm cho cây chết. Lực lượng công an cũng đã phải lập chuyên án để đấu tranh.  Một thực tế nữa là, thời gian qua Hà Nội phát triển mạnh hệ thống hạ tầng ngầm như: cống mương thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, đường xá nên không tránh khỏi việc đào bới đất để thi công, dẫn tới rễ cây bị ảnh hưởng, cây khó bám chặt vào đất.  Theo thống kê chưa đầy đủ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, chỉ tính từ năm 2010 – 2012 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 126 vụ xâm hại cây xanh, trong thực tế vẫn còn rất nhiều vụ chưa được phát hiện. Công ty cũng đã tiến hành tháo dỡ tới hơn 3.000 biển quảng cáo, rao vặt trên thân cây. Còn Công an Hà Nội đã khởi tố nhiều vụ chặt trộm gỗ sưa trên địa bàn.  Thực trạng trên cho thấy, cây xanh ở Hà Nội phát triển không đồng đều, lộn xộn, chưa đúng tiêu chuẩn, nhanh mục nát, rễ cây bám không chặt vào lòng đất. Bên cạnh đó, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, mỗi năm Hà Nội luôn có mùa mưa bão. Cứ đến mùa này, chính quyền và người dân Thủ đô lại lo lắng tình trạng: ngập nước và cây đổ. Thực tế đã xảy ra, năm nào có mưa gió lớn, hàng trăm cây xanh lại đổ xuống đường, gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân. Tiêu biểu gần đây là vụ cây đổ đè bẹp nhiều phương tiện và gây chết người ở phố Lò Đúc, Quán Thánh, Hàn Thuyên, Hùng Vương Sau những vụ tai nạn này, không xác định được nguyên nhân do thiên tai hay do các nhà chức trách chưa làm tốt công tác bảo vệ cây xanh, vì vậy các nạn nhân không được bồi thường.  Điều 626 Bộ Luật Dân sự quy định: "Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng". Nhiều cơ quan báo chí cũng từng đặt câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại trong nhũng vụ cây đổ đè chết người.  Trước những áp lực nêu trên, Hà Nội đã tiến hành đề án bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh. Tuy nhiên cách làm nóng vội, bất cẩn và không loại trừ có cả những toan tính riêng của một số ban, ngành, cá nhân khi thực thi việc chặt hạ và trồng mới cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua đã gây ra những bất bình không ít trong dư luận nhân dân.  Lãnh đạo Hà Nội đưa ra chủ trương thay thế cây xanh không đúng chủng loại, không chuẩn quy cách, mục nát để hướng tới 3 mục tiêu, đó là: tạo cảnh quan đường phố đẹp; an toàn giao thông đô thị và bảo vệ môi trường. Ở một số tuyến phố có hệ thống cây xanh lâu năm chủ yếu gồm các loại cây sấu, xà cừ, sao đen hiện vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp như: Lò Đúc, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Hoàng Diệu, Trần Phú, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Chu Văn An, Phan Đình Phùng...  Hiện trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, cây được trồng tự phát với nhiều loại cây; trong đó, có nhiều loại cây không nằm trong danh mục cây phù hợp ở Thủ đô như: cây xoan, dướng, trứng cá, bông gòn, keo lá tràm Bên cạnh đó, do người dân trồng tự phát nên nhiều cây bố trí không đúng quy cách, khoảng cách và kích cỡ. Việc triển khai thay thế những loại cây như trên đã được Hà Nội từng triển khai trong nhiều năm qua. Việc Hà Nội thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đề án này đã bị người dân phản đối mạnh mẽ, họ đã có những băng rôn và khẩu hiệu yêu cầu tạm ngừng đề án. Họ yêu cầu chính quyền Hà Nội phải đưa ra lời giải thích cho người dân, thăm dò ý kiến của người dân và các chuyên gia để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị ở Hà Nội. Và để tìm ra nguyên nhân đề án cải tạo cây xanh ở Hà Nội bị dư luận phản đối và những tác động của việc chặt cây đến đời sống của người dân nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tác động của việc chặt cây đến đời sống của người dân”. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Bài báo: “Áp lực đô thị đang đè nặng lên cây xanh Hà Nội” của Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN). Việc Hà Nội thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Thành phố đã nhìn nhận, quy trình làm còn nóng vội, chưa tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân và đã chỉ đạo đình chỉ thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là hệ thống cây xanh đô thị và việc đảm bảo an toàn trên mỗi tuyến phố Hà Nội sẽ như thế nào? Cần một cách nhìn toàn diện khi bảo tồn và phát triển cây xanh ở Hà Nội. Bài báo: “Vụ Hà Nội chặt hạ 6.700 cây xanh: Phải xử lý nếu làm sai” của N.Quyết (Người lao động). Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng với đề án thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội, cái nào đúng thì ủng hộ, còn làm sai thì lên án và phải xử lý theo quy định của pháp luật. Bài báo: “Hà Nội: Phải công khai việc chặt hạ cây nguy hiểm trong mùa mưa bão” của Trọng Phú (Pháp luật). Việc khảo sát, đánh giá cây nguy hiểm cần thay thế, cắt tỉa phải được lập hồ sơ chi tiết, có kế hoạch cụ thể theo đúng quy định. Đặc biệt, ông Thảo yêu cầu việc thay thế, cắt tỉa cây nguy hiểm lần này phải được thực hiện công khai, minh bạch. “Quyết định chặt hạ cây, gỗ cây sau khi chặt hạ được chuyển về địa điểm nào, bán đấu giá cho ai. Đặc biệt, cây mới trồng thay thế, những cây chặt hạ là cây gì cũng phải được thông tin rõ ràng để nhân dân được biết”. Đối tượng nghiên cứu. Tác động của việc chặt cây đến đời sống của người dân. Khách thể nghiên cứu. Người dân sống ở đường Nguyễn Chí Thanh. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian. Nghiên cứu ở đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. Phạm vi thời gian. Nghiên cứu từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 8 tháng 4 năm 2015. Phạm vi nội dung nghiên cứu. Nguyên nhân dư luận phản đối đề án cải tạo, thay thế cây xanh và những tác động của nó đến đời sống người dân ở đường Nguyễn Chí Thanh. Câu hỏi nghiên cứu. Tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân như thế nào? Vì sao người dân lại phản đối đề án cải tạo và thay thế cây xanh đô thị ở Hà Nội? Giả thuyết nghiên cứu. Việc chặt cây xanh tại Hà Nội như vậy có tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Người dân phản đối đề án cải tạo và thay thế cây xanh đô thị ở Hà Nội do chính quyền Hà Nội chưa tuyên truyền tốt và chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân. Khung lý thuyết. Chặt hạ, thay thế cây xanh đô thị Tác động tiêu cực đến đời sống người dân Tuyên truyền không tốt, người dân thiếu thông tin Cách chặt hạ và xử lý cây xanh bị thay thế chưa tốt Dự án bị người dân phản đối Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận của xã hội học Mác - Lênin. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng một cách cụ thể phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học Mác-Lênin. Quy luật biện chứng trong các mối quan hệ xã hội yêu cầu nghiên cứu phải xem xét mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Nghiên cứu quy luật phát triển của sự vật hiện tượng phải đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và trong hoàn cảnh, môi trường cụ thể trong xã hội của chính nó để lý giải vì sao người dân lại bất mãn và phản đối chính quyền. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số phương pháp luận, một số lý thuyết của chuyên ngành Xã hội học cũng như một số chuyên ngành khác để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu. Như vậy, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng cùng với việc vận dụng triệt để nhưng lý thuyết, lý luận làm cơ sở để nghiên cứu. Đề tài đã có được thực hiện một cách khách quan, khoa học, khắc phục được những thiếu sót từ đó tăng thêm tính chặt chẽ, logic của đề tài. Cơ sở lý luận. Lý thuyết hành động xã hội. Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (tiếng Anh: Social actions) là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, v.v... Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội. Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh nhất; ông cho rằng, hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động - Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội. Theo m.weber thì hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó 1 ý nghĩa chủ quan nào đó, là hoạt động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng tới người khác trong đường lối và quá trình của nó. Như vậy 1 hành động có tính chất xã hội khi nó hướng đến những người khác ông đã giải thích sự định hướng của hành động xã hội thông qua 4 giai đoạn: hành động cảm xúc gắn với các yếu tố tâm lí, theo truyền thống, theo thuần lí giá trị và theo thuần lý mục đích. Lý thuyết định kiến xã hội. Định kiến là thái độ tiêu cực được hình thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc. Là niềm tin hoặc cách nhìn thường là không thiện cảm, dẫn đến cho chủ thể một cách nghĩ hoặc một cách ửng xử tương ứng với người khác. Fischer cho rằng: Định kiến là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác, định kiến là một loại phân biệt đối xử bao gồm hai thành tố chính là nhận thức và ứng xử. Quá trình hình thành định kiến xã hội được xem xét từ hai nguồn gốc, thứ nhất quá trình xã hội hóa được nhìn nhận như là một môi trường có định kiến. Định kiến do khuôn mẫu bố mẹ tạo ra. Trẻ con học cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và có xu hướng lặp lại, bắt chước cha mẹ. Thông qua quá trình đó chúng tiếp thu các thái độ, sự định kiến của bố mẹ chúng. Có thể thấy kinh nghiệm trong những năm đầu cuộc đời có tầm quan trọng trong sự hình thành định kiến khi trẻ em học cách nhìn nhận, đánh giá như những người xung quanh chúng. Ngoài ra, trường học cũng là nơi cung cấp các định kiến cho trẻ em. Các sách giáo khoa là một trạm chuyển tiếp hàng đầu những tri thức của con người. Tác động của chúng là nhào nặn tinh thần và nuôi dưỡng tư duy xã hội. Khi kiến thức trong sách giáo khoa không còn phù hợp với thời đại, với quan điểm xã hội nó sẽ trở thành nguồn cung cấp định kiến cho học sinh. Như vậy, định kiến là một biểu tượng được tiếp thu, trước hết được học bằng cách nhập tâm những khuôn mẫu do bố mẹ tạo ra, sau đây là trường học với các tri thức đã lỗi thời. Trong suốt cuộc đời mỗi người, ảnh hưởng của các nhóm, các thiết chế và bối cảnh xã hội mà chúng ta sống trong đó lại vun xới những tư tưởng đã định trước theo hướng tiêu cực và như vậy càng làm cho chúng trở nên bền vững hơn. Có nhiều dạng định kiến khác nhau trong xã hội, như định kiến dân tộc, tôn giáo, định kiến về giai tầng xã hội, định kiến nghề nghiệp, định kiến giới Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết thường đề cập nhiều nhất đó là định kiến giới và định kiến dân tộc. Phương pháp thu thập thông tin. Để thu thập thông tin xã hội học làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề đặt ra, nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp chọn mẫu. Để phục vụ cho quá trình thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp chọn mẫu với nguyên tắc chọn mẫu là dung lưỡng mẫu được xác định trên cơ sở chọn ngẫu nhiên. Từ phương pháp này đề tài dự kiến chọn mẫu theo cách chọn ngẫu nhiên người dân sống ở đường Nguyễn Chí Thanh. Phương pháp phân tích tài liệu. Đề tài sử dụng các thông tin trong các giáo trình, các sách báo, tư liệu, tạp chí chuyên ngành, các thống kê xã hội, các thông tin trên internet... trên tình thần tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo, phát triển. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, đề tài đã sử dụng bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn cấu trúc người dân được chọn. Vì phương pháp này là phương pháp thu thập thông tin định lượng cho ra các kết quả nghiên cứu cụ thể nên phương pháp này thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra những con số thống kế cụ thể nhằm tạo nên tính khoa học cho đề tài nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn sâu. Để thu thập các thông tin định tính, đề tài nghiên cứu đã thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu đối với người dân tại đường Nguyễn Chí Thanh nhằm khai thác thông tin theo chiều sâu cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin. Ngoài các phương pháp luận như dựa trên nền tẳng của chủ nghĩa Mác-Lênin, các lý thuyết Xã hội học, các lý luận phân công lao động, bình đẳng xã hội..., trên thực tế đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học cụ thể để làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu. Hệ khái niệm. Khái niệm cây xanh đô thị. Cây xanh là cây được trồng để bảo vệ môi trường nói chung. Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.  Cây nguy hiểm là cây đã đến tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gẫy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng. Khái niệm đời sống. Đời sống XH là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể XH và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định , là tông thể hoạt động của XH nhằm mđáp ứng các nhu cầu của con người . Do vậy đời sống XH đã trở thành mục tiêu phát triển của các XH . Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội. Theo quan điểm mác xít, tính chất đặc trưng của đời sống tinh thần là một hệ thống hoạt động mang tính xã hội, cho nên phạm trù "Đời sống tinh thần xã hội" và phạm trú "ý thức xã hội" là cùng bản chất, do đời sống xã hội quy định. Đời sống tinh thần rộng hơn ý thức xã hội. Bởi ngoài ý thức xã hội thì đời sống tinh thần còn các yếu tố tình cảm, tâm tư, mong muốn chưa phải ý thức. Trong quan hệ khác, ý thức xã hội và ý thức cá nhân luôn luôn tác động qua lại với nhau và có tính mâu thuẫn bởi sự đấu tranh tư tưởng giữa các nhóm xã hội, sự trao đổi quan điểm, tư tưởng, luận thuyết, v.v. ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và mỗi cá nhân. Đời sống vật chất là phương tiện thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần. Chẳng hạn, những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, viện bảo tàng và được vật chất hoá dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài, đình chùa Đời sống văn hóa là toàn thể các hoạt động sống của con người nhằm làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ. NỘI DUNG CHÍNH Tác động của việc chặt cây xanh đô thị đến đời sống người dân. Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống. Một trong những tác dụng lớn nhất của cây xanh cho đô thị, đó là nó cải thiện rõ rệt môi trường sống của người dân. Với mật độ dân cư đông, cùng với lượng khí thải từ nhà máy, xe cộ, tình trạng chung của các khu đô thị chính là môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cây xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu những khíđộc như NO2, CO2, COTheo nhiều nghiên cứu, cây xanh có thể hấp thụ tới 6% các loại khí thải độc. Cây xanh sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, đồng thời thải ra nhiều O2. Vì vậy có thể xem cây xanh là lá phổi của thành phố. Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Ngoài ra cây xanh còn giúp chắn gió và giảm tiếng ồn, giúp cuộc sống của người dân trở nên yên tĩnh hơn. Tình trạng chung của nhiều đô thị đó là hệ thống thoát nước bị quá tải vào mùa mưa và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cây xanh sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các cống thoát nước bằng cách giữ lại nước mưa. Trung bình, một cây xanh phổ biến có thể giữ được từ 200 đến 290 lít nước trong 1 năm. Bên cạnh đó, tán phủ của cây xanh có thể trở thành màng chắn lọc nước hữu hiệu, giúp lưu lại trong đất dưới dạng nước ngầm. Thành phố với dân cư đông đúc, nhà cửa san sát làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các loại động vật khác. Vì vậy, cây xanh tạo nơi cư trú, nước, thức ăn cho các loại chim, bò sát Hơn nữa, cây xanh còn giúp giảm bớt sự xâm nhập của các chất ô nhiễm bằng cách ngăn nước mưa. Cây xanh luôn được xem là một trong những yếu tố phản ánh văn minh thành phố. Nó có vai trò to lớn trong việc hạn chế bớt những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, làm đẹp cho cảnh quan và cải thiện môi trường sống của con người. Việc chặt hạ cây xanh đồng loạt có tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Đặc biệt việc chặt cây xanh đã có tán lá rộng rồi thay vào đó là cây con chưa có tán lá sẽ làm thay đổi rất lớn môi trường sống của người dân. Vào mùa hè nắng ở Hà Nội rất gay gắt nếu không có cây bóng mát thì nhiệt độ trên đường phố sẽ rất cao. Những người dân sống trên các con phố không có cây xanh sẽ phải chịu cái nóng mùa hè với nền nhiệt rất cao. Bảng 1.1: Không có cây xanh gây tác động đến môi trường sống của người dân. Tần số Tỉ lệ (%) Có 19 95.0 Không 1 5.0 Tổng 20 100.0 Từ bảng trên ta có thể thấy trong 20 người tham gia trả lời thì có 19 người trả lời việc chặt hạ và thay thế cây đồng loạt như vậy có tác động đến môi trường sống của họ chiếm 95% còn lại chỉ có 5% số người trả lời việc chặt hạ và thay thế cây xanh đô thị không tác động đến môi trường sống của họ. Để tìm hiểu sâu hơn những tác động của việc chặt hạ và thay thế cây xanh đô thị đến môi trường sống chúng tôi đã hỏi một số người dân sống ở phố Nguyễn Chí Thanh. Một người bán và sửa chữa điện thoại di động nam 29 tuổi đã nói: “Lúc đầu cũng chẳng tiếc vì mỗi lần cây ra hoa thì khó chịu lắm em ạ nhưng bây giờ trời nắng to thì mới thấy tiếc. Nắng rọi thẳng vào nhà, trước khách đến thì để xe dưới gốc cây khá mát bây giờ cây mới trồng có vài cái lá không biết bao giờ mới có bóng mát nữa”. Như vậy ta có thể thấy việc không có cây xanh đô thị với tán lá rộng thì vào mùa hè nắng sẽ chiếu thẳng xuống người dân với cường độ cao nhất. Và có lẽ người dân sẽ còn phải chịu cảnh nắng nóng thêm vài năm nữa hoặc chục năm nữa cho đến khi cây mới trồng có tán lá đủ rộng để che mát. Ngoài việc ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân việc chặt cây xanh đô thị còn ảnh hưởng đến công việc hằng ngày của người dân. Một người phụ nữ bán nước nói: “Trước cô ngồi bên kìa đường thì có trông cây sà cừ nhưng từ ngày bị chặt đến giờ cô qua bên này, chứ bên kia họ thi công trồng lại cây không ngồi được nữa. Với lại cây trồng mới làm gì có bóng mát thì ai đến uống nước mà bán”. Cuộc sống làm việc của người dân đã bị ảnh hưởng nhiều sau khi cây xanh bị thay thế. Phản hồi của người dân khi cây xanh bị thay thế. Việc Hà Nội thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Thành phố đã nhìn nhận, quy trình làm còn nóng vội, chưa tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân và đã chỉ đạo đình chỉ thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là hệ thống cây xanh đô thị và việc đảm bảo an toàn trên mỗi tuyến phố Hà Nội sẽ như thế nào? Cần một cách nhìn toàn diện khi bảo tồn và phát triển cây xanh ở Hà Nội. Nhưng đề án triển khai chặt hạ thay thế 6.700 cây lại gặp sự phản đối từ dư luận. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, lấy ý kiến nhân dân khi triển khai chưa được chú trọng. Người dân đi trên một số tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, Kim Mã tiếc nuối khi liên tiếp bắt gặp hình ảnh các cây xanh bị chặt hạ. Trong số những người dân đó, ít ai biết được Hà Nội chặt cây để làm gì? Chặt với số lượng là bao nhiêu? Chặt những loại cây nào trên tuyến phố nào? Trong chủ trương, cũng như thực tế thực hiện, Hà Nội chỉ cho chặt hạ thay thế những cây xanh không đúng chủng loại, cây loại thải, mục nát. Vậy tại sao các đơn vị của Hà Nội lại chặt cả những cây xà cừ cổ thụ, đang phát triển tốt ở đường Nguyễn Trãi? Thật ra việc những cây xà cừ còn rất đẹp, cổ thụ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi không liên quan đến “đề án chặt chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh” của thành phố. Mà đây là hàng cây nằm sát hành lang an toàn giao thông của đề án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự kiến cuối năm 2015 đưa vào vận hành. Những hàng xà cừ khu vực này có chiều cao tầm khoảng 15 - 20 mét, trong lúc nằm cách đường sắt tầm hơn 10 mét, dẫn tới nguy hiểm cao độ cho hệ thống đường sắt khi đưa vào sử dụng. Vấn đề này vẫn chưa được nhiều người dân biết tới, thậm chí vẫn tin vào những hình ảnh cây xà cừ bị chặt là thuộc đề án thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội.Cách làm không phù hợp và cả những cách thông tin không đầy đủ và rõ ràng thời gian qua đã tạo nên một tâm lý "chống đối" trong dư luận. Tuy nhiên không thể vì những lỗi lầm cụ thể này mà phủ nhận một quyết sách đúng là phải có một chiến lược và Đề án bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh ở Thủ đô, phải coi trọng và ứng xử với hệ thống cây xanh như một phần máu thịt và không thể thiếu trong những kế hoạch, chủ trương lớn để xây dựng Hà Nội thành một đô thị hiện đại, xứng tầm khu vực và thế giới. Bảng 2.1: Lượng cây xanh không bị sâu mọt đã bị chặt hạ. Tần số Tỉ lệ (%) Có 3 15.0 Không 17 85.0 Tổng 20 100.0 Từ bảng trên ta có thể thấy trong các cây bị chặt hạ thì có đến 85% số cây không hề bị bệnh hay mối mọt và chỉ có 15% số cây bị chặt hạ thay thế là cây có bệnh hay bị mối mọt. Bảng 2.2: Lượng cây xanh không diện cây xanh nguy hiểm bị chặt hạ. Tần số Tỉ lệ (%) Có 8 40.0 Không 12 60.0 Tổng 20 100.0 Trong bảng trên ta có thể thấy trong số các cây xanh đô thị bị chặt hạ thay thế thì có đến 60% số cây xanh không thuộc diện cây xanh đô thị nguy hiểm và chỉ có 40% số cây thuộc diện cây xanh gây nguy hiểm và không phù hợp trồng trong đô thị. Bảng 2.3: Lượng cây xanh lâu năm bị chặt hạ. Tần số Tỉ lệ (%) Dưới 10 năm 1 5.0 Từ 10-30 năm 13 65.0 Từ 30-50 năm 5 25.0 Trên 50 năm 1 5.0 Tổng 20 100.0 Từ số liệu trong bảng trên ta có thể thấy số cây lâu năm trên 50 năm bị chặt hạ chiếm 5% số cây bị chặt hạ, cây có tuổi đời từ 30 đến 50 năm đã bị chặt hạ và thay thế chiếm 25% số cây bị thay thế, cây có tuổi đời dưới 30 năm bị chặt hạ thay thế chiếm 70% số cây đã bị thay thế. Bảng 2.4: Thái độ của người dân khi cây xanh bị thay thế. Tần số Tỉ lệ (%) Tức giận 3 15.0 Tiếc nuối 11 55.0 Buồn 1 5.0 Vui mừng 1 5.0 Bình thường 4 20.0 Tổng 20 100.0 Từ số liệu trong bảng trên ta có thể thấy thái độ của người dân khi thấy cây xanh lâu năm có tán lá rộng và sống tốt. Trong những người được hỏi thì có đến 55% người trả lời cảm thấy tiếc nuối, 20% số người trả lời cảm thấy bình thường, 15% số người trả lời cảm thấy tức giận, 5% số người trả lời cảm thấy buồn và 5% số người trả lời cảm thấy vui mừng khi cây xanh bị chặt hạ thay thế. Như vậy ta có thể thấy người dân chủ yếu tỏ ra tiếc nuối khi mà một loạt cây xanh cổ thụ có tán lá rộng bị chặt hạ và thay thế, đặc biệt hơn số cây bị chặt hạ này chủ yếu là cây lâu năm có tán lá rộng và vẫn sống khỏe. Nhà lâm nghiệp - PGS.TS Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng khoa Lâm sinh (Trường Đại học Lâm nghiệp) cho biết: “Xà cừ dù sao vẫn không phải là cây bản địa của Việt Nam, trong khi đó chúng ta không phải là không có những cây bản địa tốt để đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, bền vững và làm cảnh quan đô thị. Đa số xà cừ tại Hà Nội hiện nay đều được trồng từ thời Pháp, từ 1960 trở lại đây ở Hà Nội cũng không trồng xà cừ nữa. Cùng là xà cừ đại thụ, nhưng trồng ở các tỉnh khác, mà tiêu biểu như ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chẳng hạn lại khác, bởi Hà Nội không có không gian cho bộ rễ xà cừ phát triển. Đặc trưng Hà Nội là không gian vỉa hè quá hẹp, nhà cửa san sát ngay bên cạnh cây xanh, trong khi xà cừ gốc và rễ lại quá lớn, tán rất nặng. Vì vậy mùa mưa bão thường gãy đổ, gây ra nhiều vụ tai nạn như chúng ta đã biết. Để đảm bảo an toàn, trước mùa mưa bão người ta buộc phải chặt cành một cách không theo quy trình tạo tán, vì vậy nhiều cây xà cừ ở Hà Nội cũng không còn đảm bảo tán che mát. Vì vậy, những cây xà cừ quá lớn, có nguy cơ mất an toàn, không đảm bảo khả năng làm cảnh quan nữa tôi nghĩ là có thể chặt bỏ để thay thế cây khác phù hợp hơn, tất nhiên không phải cứ xà cừ là chặt đi hết. Đối với cây keo, khả năng tạo tán khá, nhưng tuổi thọ lại quá ngắn, chỉ khoảng 20 năm nên theo tôi cũng có thể từng bước thay thế bằng cây khác. Cây cảnh quan đô thị ngoài các yếu tố tạo tán, còn phải đảm bảo tuổi thọ dài, bởi không phải lúc nào cũng có thể chặt đi trồng lại được. Hoa sữa Hà Nội hiện nay nhiều quá, theo tôi cũng là cây có thể hạn chế bớt để thay thế bằng cây khác. Hiện, Nha Trang cũng đã chặt hoa sữa thay cây khác rồi. Hoa sữa trồng trong khuôn viên, công viên có không gian rộng lớn thì được, nhưng trồng quá dày đặc ở nhiều tuyến phố như ở Hà Nội hiện nay là không ổn, mà chỉ nên giữ lại ken kẽ ở một số lượng thích hợp để tạo hương thoảng là được. Hương hoa sữa độc, chuyện hoa sữa đến mùa khiến người dân sặc sụa, dị ứng, chảy cả nước mắt nước mũi”. Người dân cũng biết là một số loại cây không phù hợp trồng trong đô thị thậm chí gây nguy hiểm cho tài sản và tính mạng của con người cần phải được thay thế nhưng họ vẫn bức xúc phản đối là vì họ không đồng ý việc thay thế cây xanh bằng cây nhỏ một cách đồng loạt như vậy. Và cái mà họ bức xúc nhất chính là việc chính quyền đã không cung cấp đầy đủ thông tin của đề án, thông tin của những cây phải được thay thế và những cây được chọn để thay thế. Bảng 2.5: Nguyên nhân khiến người dân bức xúc với đề án cải tạo và thay thế cây xanh. Tần số Tỉ lệ (%) Thông tin không rõ ràng 9 45.0 Cách xử lý cây bị thay thế 6 30.0 Loại cây thay thế 5 25.0 Tổng 20 100.0 Từ số liệu trong bảng trên ta có thể thấy trong số những người trả lời bức xúc với đề án cải tạo và thay thế cây xanh ở đô thị thì có đến 45% số người bức xúc việc chính quyền Thành phố Hà Nội cung cấp thông tin không đầy đủ về đề án, 30% số người bức xúc về việc thay thế cây đồng loạt và 25% số người bức xúc về loại cây được chọn để thay thế. Khi mà những cái cây bị thay thế luôn gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân bị chặt hạ mà họ không được biết nguyên do thì họ cảm thấy bức xúc. Một người lái xe ôm trên đường Nguyễn Chí Thanh bức xúc nói: “Bức xúc lắm chứ. Cái cây đấy, tất cả những cái cây ở phố này toàn cây xanh tốt tự nhiên chặt đi”. Và ông cũng cho biết ông và một số người dân ở quanh đây không hề biết về đề án thay thế cây xanh trước khi báo chí đăng tin. Một người dân đã về hưu sống ở đường Nguyễn Chí Thanh cũng cho biết khi được hỏi về thông tin của đề án thay thế cây xanh: “Bác không thấy ai đến thông báo trực tiếp nhưng cũng biết trước qua mấy người bạn”. Vậy là người dân bức xúc không phải vì những cây xanh bị chặt hạ, thay thế. Khi những cây xanh cổ thụ với tán lá rộng bị chặt hạ và thay thế bởi cây con chưa phát triển thì họ chỉ có một chút tiếc nuối mà thôi. Điều mà những người dân cảm thấy bức xúc chính là cách hành xử của chính quyền Thành phố Hà Nội. Chính quyền đã không cung cấp đầy đủ thông tin của đề án cải tạo và thay thế cây xanh cho người dân. Và khi cây đã bị thay thế người dân cảm thấy họ như bị lừa dối dẫn đến bức xúc, người dân phản đối đề án là vì vậy. KẾT LUẬN Kết luận. Thành phố đã nhìn nhận, quy trình làm còn nóng vội, chưa tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân và đã chỉ đạo đình chỉ thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là hệ thống cây xanh đô thị và việc đảm bảo an toàn trên mỗi tuyến phố Hà Nội sẽ như thế nào? Cần một cách nhìn toàn diện khi bảo tồn và phát triển cây xanh ở Hà Nội. Nhưng đề án triển khai chặt hạ thay thế 6.700 cây lại gặp sự phản đối từ dư luận. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, lấy ý kiến nhân dân khi triển khai chưa được chú trọng. Người dân đi trên một số tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, Kim Mã tiếc nuối khi liên tiếp bắt gặp hình ảnh các cây xanh bị chặt hạ. Trong số những người dân đó, ít ai biết được Hà Nội chặt cây để làm gì? Chặt với số lượng là bao nhiêu? Chặt những loại cây nào trên tuyến phố nào? Trong chủ trương, cũng như thực tế thực hiện, Hà Nội chỉ cho chặt hạ thay thế những cây xanh không đúng chủng loại, cây loại thải, mục nát. Vậy tại sao các đơn vị của Hà Nội lại chặt cả những cây xà cừ cổ thụ, đang phát triển tốt ở đường Nguyễn Trãi? Thật ra việc những cây xà cừ còn rất đẹp, cổ thụ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi không liên quan đến “đề án chặt chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh” của thành phố. Mà đây là hàng cây nằm sát hành lang an toàn giao thông của đề án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự kiến cuối năm 2015 đưa vào vận hành. Những hàng xà cừ khu vực này có chiều cao tầm khoảng 15 - 20 mét, trong lúc nằm cách đường sắt tầm hơn 10 mét, dẫn tới nguy hiểm cao độ cho hệ thống đường sắt khi đưa vào sử dụng. Vấn đề này vẫn chưa được nhiều người dân biết tới, thậm chí vẫn tin vào những hình ảnh cây xà cừ bị chặt là thuộc đề án thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội.Cách làm không phù hợp và cả những cách thông tin không đầy đủ và rõ ràng thời gian qua đã tạo nên một tâm lý "chống đối" trong dư luận. Tuy nhiên không thể vì những lỗi lầm cụ thể này mà phủ nhận một quyết sách đúng là phải có một chiến lược và Đề án bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh ở Thủ đô, phải coi trọng và ứng xử với hệ thống cây xanh như một phần máu thịt và không thể thiếu trong những kế hoạch, chủ trương lớn để xây dựng Hà Nội thành một đô thị hiện đại, xứng tầm khu vực và thế giới. Kiến nghị. Tất cả những cây đã trồng thành công tại Hà Nội như sấu, muồng, dái ngựa, bằng lăng đều có thể trồng tiếp. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các loại cây mới để đảm bảo đa dạng sinh học và phát triển sinh thái bền vững. Một trong những hạn chế ở Hà Nội hiện nay là mùa đông không có các loại cây ra hoa. Thời gian qua, một số nhà lâm nghiệp đang thử nghiệm và đề xuất xem khả năng có thể đưa cây sở về trồng tại Hà Nội hay không. Bởi đây là cây rất thích hợp để trồng làm cảnh quan, tán rộng, lá xanh quanh năm, hoa đẹp, mùi thơm quyến rũ và đặc biệt hoa lại nở vào mùa đông. Lâu nay sở là cây lâm sản ngoài gỗ, trồng lấy quả mới khó, chứ trồng làm cây cảnh quan tôi nghĩ sẽ rất khả thi. Sở cũng là cây trồng có khả năng chống ô nhiễm, cải thiện môi trường rất tốt. Một số cây khác như trà bạch, trà hồng, trà đỏ hiện nay ở Nhật trồng rất nhiều, rất đẹp và cũng có thể trồng tại Hà Nội. Cây dổi bắc hiện cũng đang là “ứng cử viên” rất sáng có thể trồng làm cây cảnh quan ở Hà Nội, cây này Việt Nam có sẵn, hoa thơm, màu sắc đẹp, không độc, bộ lá có hai màu lục – hồng rất đẹp mắt. Dổi bắc đã trồng thử nghiệm làm cảnh quan nhiều nơi như ở khuôn viên Trường CĐ Nông lâm Đông Bắc (Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn) tại Quảng Ninh cho kết quả rất mĩ mãn, cây này cũng đã trồng rất đẹp tại Khu đô thị Ecopark (Hà Nội) Tất nhiên, đối với Hà Nội hiện nay thì trồng cây gì, kể cả cây mới hay cây cũ đều phải trồng thử nghiệm trước, chưa nên đưa vào trồng ồ ạt. Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước tại Hà Nội đã thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như trước đây, cây sáo đen trồng ở Hà Nội cây nào là thành công cây đó, nhưng bây giờ cây này trồng không thể sống được nữa. Ngay cả những cây đã trồng thành công trước đây như sấu, bằng lăng, dổi bây giờ trồng mới chưa chắc đã sống được, vì vậy muốn trồng số lượng lớn tại Hà Nội cũng phải trồng thử nghiệm cái đã, không nên vội vàng trồng đại trà ngay bởi rủi ro rất lớn. Xét về mặt đa dạng sinh học, cơ cấu các loài cây cảnh quan ở Hà Nội còn quá đơn điệu, mặc dù theo thống kê trên địa bàn thành phố hiện có hơn 100 loài khác nhau, nhưng cơ bản chỉ có khoảng 25 loài chiếm tỉ lệ áp đảo. Vì vậy, quan điểm của một số nhà lâm nghiệp là không nên trồng đại trà một loại cây nào đó, mà phải trồng thật đa dạng nhiều loài khác nhau mới đảm bảo bền vững được. Dĩ nhiên, trồng cây gì thì cũng phải có quy hoạch cụ thể, bài bản, chứ không phải thích trồng chỗ nào là trồng. Cái này trước đây Hà Nội đã từng có, nhưng sau đó người ta trồng tùm lum. Thành ra bây giờ tại nhiều tuyến phố Hà Nội, nhìn hàng cây rất hổ lốn, cây cao cây thấp, đủ thứ bà chằng loại cây mà chẳng cây nào ra cây nào. Nói chung, cây xanh được đường phố ở Hà Nội cơ bản phải xét tới mấy yếu tố như chịu được điều kiện đất đai, thời tiết đặc thù tại Hà Nội; chống chịu được gió bão; hình dáng đẹp, tán có hình khối vừa tạo dáng vừa che bóng được; hoa – quả có mùi thơm thì tốt, hay ít nhất phải không độc, không gây ô nhiễm; cây phải ít sâu bệnh Về mặt kỹ thuật, cần hết sức lưu ý đến vấn đề ô nhiễm đất trước khi trồng. Tại các vị trí trồng phải xem xét kỹ xem có bị ô nhiễm xăng, dầu, chất thải công nghiệp độc hại nào không. Nếu có thì phải tuyệt đối đào hố bỏ đi khoảng 1-2 m3 và thay bằng đất mới đảm bảo tiêu chuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Xã hội học đại cương - NXB Quốc Gia Hà Nội, 1997, GS. Phạm Tất Dong - TS. Lê Ngọc Thùng đồng chủ biên Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, 1994. Năm mươi từ then chốt chủa xã hội học (Tài liệu dịch của phòng thông tin tư liệu, thư viện Xã hội học). Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Phạm Văn Quyết - Nguyễn Qúy Thanh. Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Lê Ngọc Hùng. Giáo trình lý thuyết Xã hội học hiện đại, Vũ Quang Hà. Phụ lục Điều tra viên: Tăng Tùng Lâm Lớp: XH15C Mã số sinh viên: 124D1031962 Biên bản phỏng vấn sâu 1 Giới tính: Nam Tuổi: 29 Thời gian: ngày 07/04/2015. Địa điểm: Đường Nguyễn Chí Thanh Người phỏng vấn: Tăng Tùng Lâm. Câu 1: Chào anh. Em thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Công Đoàn đến xã mình làm một vài nghiên cứu xã hội học về tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân. Em có hỏi anh một vài vấn đề được không ạ ? TL: Ừ, anh cũng đang rảnh em cứ hỏi đi Câu 2: Hiện anh đang làm công việc gì thế ạ ? TL: Anh buôn bán sửa chữa điện thoại. Câu 3: Công việc có vất vả không anh ? TL: Thì việc kinh doanh mà em, lúc thế này lúc thế kia, lúc đông lúc vắng. Nói chung là cũng bình thường em ạ. Câu 4: Xin anh vui lòng cho em biết trước cửa hàng của anh trước đây trồng cây gì không ạ? TL: Hoa sữa em ạ. Câu 5: Vậy cây hoa sữa đấy trồng lâu chưa hả anh? TL: Cũng khá lâu rồi đấy Câu 6: Vậy anh có thấy tiếc khi cây bị chặt đi không ạ? TL: Lúc đầu cũng chẳng tiếc vì mỗi lần cây ra hoa thì khó chịu lắm em ạ nhưng bây giờ trời nắng to thì mới thấy tiếc. Nắng rọi thẳng vào nhà, trước khách đến thì để xe dưới gốc cây khá mát bây giờ cây mới trồng có vài cái lá không biết bao giờ mới có bóng mát nữa. Cậu 7: Cây bị chặt nằm trong đề án cải tạo và thay thế cây xanh của Hà Nội, vậy anh có ý kiến gì về đề án này không? TL : Thay thì cũng tốt nhưng thay đồng loạt như vậy thì cũng không hay. Ví dụ thay cây trước cửa hàng của anh thì giữ cây bên cạnh lấy bóng mát chứ đến mùa hè tới thì nắng chết. Em phỏng vấn xong rồi ạ. Em cảm ơn anh đã giúp đỡ em! Điều tra viên: Ngô Nhật Thiệp Lớp: XH15C Mã số sinh viên: 124D1031985 Biên bản phỏng vấn sâu 2 Giới tính: Nữ Tuổi: 58 Thời gian: ngày 07/04/2015. Địa điểm: Đường Nguyễn Chí Thanh Người phỏng vấn: Ngô Nhật Thiệp. Câu 1: Chào cô. Cháu sinh viên trường Đại học Công Đoàn đến đây làm một vài nghiên cứu xã hội học về tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân. cháu có hỏi cô một vài vấn đề được không ạ ? TL: Ừ, ngồi xuống uống nước rồi hỏi gì thì hỏi. Câu 2: Hiện cô đang làm công việc gì thế ạ ? TL: Trước cô có làm công nhân nhưng giờ nghỉ rồi ra đây bán hang nước kiếm thêm thu nhập. Câu 3: Cô bán nước ở đây lâu chưa ạ ? TL: Cũng mới được có gần 3 năm nay thôi. Câu 4: Xin cô vui lòng cho em biết cạnh quán nước của cô trước đây trồng cây gì không ạ? TL: Trước cô ngồi bên kìa đường thì có trông cây sà cừ nhưng từ ngày bị chặt đến giờ cô qua bên này, chứ bên kia họ thi công trồng lại câu không ngồi được nữa. Với lại cây trồng mới làm gì có bóng mát thì ai đến uống nước mà bán. Câu 5: Vậy cây sà cừ đấy trồng lâu chưa hả cô? TL: Cũng khá lâu rồi đấy, từ ngày cô về khu này ở đã thấy có ở đấy rồi. Câu 6: Vậy cô có cảm nhận thế nào khi cây bị chặt đi ? TL: Lúc đầu cũng tiếc vì nó gắn liền với mình mấy năm trời nhưng giờ sang bên này bán có đông khách hơn lên không đỡ nhiều. Câu 7: Cây bị chặt có ảnh hường nhiều đến cuộc sống của cô không ạ. TL: Cô ở trong ngõ lên chặt cũng không ảnh hưởng lắm, chỉ hơi bất tiện khi đem đồ bán hàng sang bên kia đường hơi mệt và ngu hiểm thôi. Câu 8: Vậy theo cô nó có ảnh hường gì đến cuộc sống của những người dân ở đây không ạ. TL: Có chứ. Người thì mất chỗ làm ăn, người thì mất chỗ tranh nắng. Hè sắp đến rồi mấy nhà mặt đường không có bóng cây thì chết nóng. Câu 9: Vậy trước khi cây này bị chặt cô có được thông báo trước hay tham khảo ý kiến gì không ạ ? TL: Có thấy ai đến nói gì đâu. Đùng 1 cái là dân quân phường đên bảo cô dọn quán rồi co người đến chặt luôn. Cậu 10: Cây bị chặt nằm trong đề án cải tạo và thay thế cây xanh của Hà Nội, vậy cô có ý kiến gì về đề án này không? TL : Úi giờ, cô biết gì mà ý kiến. Vâng cháu phỏng vấn xong rồi ạ. Cháu cảm ơn cô ạ. Điều tra viên: Ngô Nhật Thiệp Lớp: XH15C Mã số sinh viên: 124D1031985 Biên bản phỏng vấn sâu 3 Giới tính: Nam Tuổi: 45 Thời gian: ngày 07/04/2015. Địa điểm: Đường Nguyễn Chí Thanh Người phỏng vấn: Ngô Nhật Thiệp. Câu 1: Chào chú. Cháu sinh viên trường Đại học Công Đoàn đến đây làm một vài nghiên cứu xã hội học về tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân. cháu có hỏi chú một vài vấn đề được không ạ ? TL: Ừ, hỏi đi. Câu 2: Hiện chú đang làm công việc gì thế ạ ? TL: Chú chạy xe ôm. Câu 3: Chú làm xe ôm ở đây lâu chưa ạ ? TL: Hơn chục năm rồi. Câu 4: Vậy gần chỗ hay bắt đợi khách trước đây trồng cây gì không ạ? TL: Trước chú hay đón khách chỗ gốc cây sấu nhưng chặt rồi. Câu 5: Vậy cây sấu đấy trồng lâu chưa hả chú? TL: Chẳng biết nữa, chắc lâu lắm rồi. Câu 6: Vậy chú có cảm nhận thế nào khi cây bị chặt đi ? TL: Bức xúc lắm chứ. Cái cây đấy, tất cả những cái cây ở phố này toàn cây xanh tốt tự nhiên chặt đi. Câu 7: Cây bị chặt có ảnh hường nhiều đến cuộc sống của chú không ạ. TL: Cũng không ảnh hưởng nhiều lắm. Câu 8: Vậy theo chú nó có ảnh hường gì đến cuộc sống của những người dân ở đây không ạ. TL: Chắc không, giờ toàn người dùng điều hòa người ta ở trong nhà thì cần gì bóng cây. Câu 9: Vậy trước khi cây này bị chặt chú có được thông báo trước hay tham khảo ý kiến gì không ạ ? TL: Không. Cậu 10: Cây bị chặt nằm trong đề án cải tạo và thay thế cây xanh của Hà Nội, vậy chú có ý kiến gì về đề án này không? TL : Không. Vâng cháu phỏng vấn xong rồi ạ. Cháu cảm ơn chú ạ. Điều tra viên: Ngô Nhật Thiệp Lớp: XH15C Mã số sinh viên: 124D1031985 Biên bản phỏng vấn sâu 4 Giới tính: Nam Tuổi: 65 Thời gian: ngày 07/04/2015. Địa điểm: Đường Nguyễn Chí Thanh Người phỏng vấn: Ngô Nhật Thiệp. Câu 1: Chào bác. Cháu sinh viên trường Đại học Công Đoàn đến đây làm một vài nghiên cứu xã hội học về tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân. Cháu có hỏi bác một vài vấn đề được không ạ ? TL: Cháu nói đi. Câu 2: Hiện bác còn làm công việc gì không ạ ? TL: Bác nghỉ hưu rồi. Câu 3. Vâng, vậy bác ở đây lâu chưa ạ? TL : Bác ở đây mấy chục năm rồi. Từ lúc hàng cây này chưa được trồng ở đây cơ Câu 4: Vậy bác có cảm nhận thế nào khi cây bị chặt đi ? TL: Tiếc lắm chứ. Cây bị chặt đi cảm thấy thiếu vắng lắm. Câu 5: Cây bị chặt có ảnh hường nhiều đến cuộc sống của bác không ạ? TL: Cũng không ảnh hưởng nhiều lắm. Câu 6: Vậy theo bác nó có ảnh hường gì đến cuộc sống của những người dân ở đây không ạ. TL: Bác nghĩ những người ở mặt đường và làm việc ở ngoài đường là bị ảnh hưởng nhiều. Câu 7: Vậy trước khi cây này bị chặt bác có được thông báo trước hay tham khảo ý kiến gì không ạ ? TL: Bác không thấy ai đến thông báo trực tiếp nhưng cũng biết trước qua mấy người bạn. Cậu 10: Cây bị chặt nằm trong đề án cải tạo và thay thế cây xanh của Hà Nội, vậy bác có ý kiến gì về đề án này không? TL : Bác thấy đây là một việc lớn, cây xanh là bộ mặt của thành phố lên trước khi làm lên có trừng cầu ý dân, tham khảo ý kiến các nhà khoa học, mở họp báo, thông báo rộng rãi công khai để mọi người cũng biết. Vâng cháu phỏng vấn xong rồi ạ. Cháu cảm ơn bác ạ. Điều tra viên: Ngô Nhật Thiệp Lớp: XH15C Mã số sinh viên: 124D1031985 Biên bản phỏng vấn sâu 5 Giới tính: Nữ Tuổi: 17 Thời gian: 2 giờ chiều ngày 12/4/2014 Địa điểm: Đường Nguyễn Chí Thanh Người phỏng vấn: Ngô Nhật Thiệp. Câu 1: Chào bạn. mình sinh viên trường Đại học Công Đoàn đến đây làm một vài nghiên cứu xã hội học về tác động của việc chặt cây đến đời sống người dân. Mình có hỏi bạn một vài vấn đề được không ? TL: Vâng. Anh hỏi đi Câu 2: Hiện bạn đang làm công việc gì? TL: Em vẫn còn đi học. Câu 3: Bạn ở đây lâu chưa ? TL: Em ở đây từ bé. Câu 4: Bạn có cảm nhận thế nào khi cây bị chặt đi ? TL: Em tiếc lắm, từ bé đến giờ ngày nào em trả đi học qua đây. Giờ cây bị chắt hết rồi. Câu 5: Cây bị chặt có ảnh hường nhiều đến cuộc sống của bạn không? TL: Cuộc sống thì không ảnh hưởng nhưng việc đi lại thì khổ lắm. Trời nóng đi trên vỉa hè mà như xa mạc ấy. Câu 6: Vậy theo bạn nó có ảnh hường gì đến cuộc sống của những người dân ở đây không ạ. TL: Có . Câu 7: Vậy trước khi cây này bị chặt bạn có được thông báo trước hay tham khảo ý kiến gì không ạ ? TL: Không. Cậu 10: Cây bị chặt nằm trong đề án cải tạo và thay thế cây xanh của Hà Nội, vậy bạn có ý kiến gì về đề án này không? TL : Em chẳng biết nữa. chỉ mong cây mới trồng nhanh lên để có bóng râm. Mình phỏng vấn xong rồi ạ. Cảm ơn bạn nhé. Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxxhh_chinh_tri_9428.docx
Luận văn liên quan