Đề tài Tác động kinh tế tới phát triển du lịch tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng phát triển đóng góp một khoản lớn ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Giúp cải thiện mối quan hệ Việt Nam với các nước khác trên thế giới và được xem như là một phương tiện để quảng bá Việt Nam tới thế giới. Ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển, ngày càng thu hút nhiều nhân lực. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là ngành du lịch Đà Nẵng đang thiếu khát nhân lực trong khi, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam thất nghiệp, chưa có việc làm. Vấn đề đặt ra là cần tăng cường đào tạo ra đội ngũ chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như cải thiện tình trạng xã hội. Du lịch Đà Nẵng cũng mang tới rất nhiều những lợi ích kinh tế khác như quảng bá sản xuất Đà Nẵng, tăng nguồn thu cho nhà nước, tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt, khuyến khích nhu cầu trong nước. Bên cạnh những lợi ích thu được, ngành du lịch cũng có không ít những vấn đề tồn tại và cần có những biện pháp cụ thể, chi tiết hơn để khắc phục, cải thiện giúp ngành du lịch cũng như kinh tế phát triển hơn.

docx23 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 9170 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động kinh tế tới phát triển du lịch tại Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH. 1. Quan niệm về tác động kinh tế. Hiệu quả bội (Multiplier effect) Sự rò rỉ làm giảm hiệu quả bội. 2. Các lợi ích về kinh tế. 2.1. Cải thiện cán cân thương mại quốc gia. 2.2. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. 2.3. Quảng bá cho sản xuất địa phương. 2.4. Tăng nguồn thu cho Nhà nước. 2.5. Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt. 2.6. Khuyến khích nhu cầu nội địa. II/ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG. 1. Khái quát về du lịch Đà Nẵng 2. Các tác động kinh tế gắn với du lịch Đà Nẵng 2.1 Cải thiện cán cân thương mại quốc gia. 2.2 Tạo cơ hội việc làm. 2.3 Quảng bá cho sản xuất địa phương. 2.4 Tăng nguồn thu cho nhà nước. 2.5 Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt 2.6 Khuyến khích nhu cầu nội địa. 2.7 Một số vấn đề tồn tại. III/ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VỀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG. 1. Đào tạo nguồn nhân lực 2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước 4. Khắc phục tính thời vụ TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT LUẬN 1 2 3 3 3 5 5 5 6 6 7 7 8 8 8 9 9 10 11 12 13 15 15 17 17 17 18 18 20 21 LỜI MỞ ĐẦU. Hiện nay, du lịch được xem là ngành kinh tế không khói quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch trở nên phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu của con người khi đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú. Với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, nước ta có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng với nhiều cảnh đẹp, là nền tảng cho sự phát triển du lịch và có giá trị cao đối với việc thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu.Trong những năm gần đây, luồng đầu tư vào du lịch tại Việt Nam không ngừng tăng, doanh thu mà ngành này mang lại tăng nhanh đáng kể. Tuy nhiên, để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì cần có chiến lược phát triển cụ thể. Trong những năm gần đây thành phố Đà Nẵng dần trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam, đối với cả khách du khách trong và ngoài nước. Việc ngành du lịch Đà Nẵng phát triển sẽ gây ra những tác động nhiều mặt như kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường. Thể hiện rõ nhất là các tác động kinh tế đối với Đà Nẵng: là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi, dịch vụ du lịch. Nhận thức được tầm ảnh hưởng của du lịch đối với kinh tế như vậy, việc nghiên cứu về nó là hết sưc cần thiết. Từ đó có thể tìm ra những tích cực, tiêu cực để phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu để giúp ngành du lịch Đà Nắng ngày càng phát triển bền vững hơn. NỘI DUNG. I/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH. Quan niệm về tác động kinh tế. Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiệc nghi và dịch vụ du lịch. Vai trò của du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước. Ở một số nơi nó được coi là cách thức tốt nhất để kiếm được những đồng ngoại tệ quý giá, cải thiện mối quan hệ với các nước khác và quảng bá với thế giới về một đất nước tươi đẹp, được quản lý và điều hành tốt. Du lịch có thể tạo ra sự kích thích thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi du lịch phát triển sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ cho nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, bưu chính viễn thông Tiêu thụ sản phẩm thông qua việc bán các sản phẩm cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên cần phải xét đến tính hai mặt của vấn đề: nếu nói du lịch luôn mang lợi ích về kinh tế là không chính xác, ngược lại nói du lịch ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cũng là không đúng. Chúng ta phải xem xét kĩ hai mặt của vấn đề để có phương pháp tốt nhất phát triển du lịch. Du lịch có hiệu quả trực tiếp đối với một số ngành và lĩnh vực kinh doanh như: Giao thông vận tải, các dịch vụ giải trí, lưu trú và ăn uống thông qua doanh thu của các bộ phận này tăng đáng kể. Hiệu quả gián tiếp tới một số ngành khác có liên quan tới du lịch như công nhiệp hàng tiêu dùng, sản phẩm của ngành nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm đặc trưng của đất nước cũng có lợi ích từ du lịch. Hiệu quả bội (multiplier effect) Hiệu quả bội là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từ những thu nhập ban đầu của du lịch (hoặc chi tiêu của khách du lịch). Đồng tiền do khách du lịch tiêu là đồng tiền “mới” tại một khu vực vì khách đã mang tiền từ nơi này đến nơi khác, những đồng tiền mới này được xử dụng để chi trả cho các khoản phát sinh trong quá trình du lịch, nghỉ dưỡng của khách. Bảng hiệu quả bội của du lịch: Khách du lịch chi têu Ngành du lịch chi têu Dịch vụ lưu trú Các bữa ăn Đồ uống Giao thông nội hạt Tham quan Giải trí Quà và hàng lưu niệm Chụp ảnh Hóa mỹ phẩm Quần áo, giầy dép Các thứ khác Tiền lương và tiền công Tiền thưởng, tiền bồi dưỡng Bảo hiểm xã hội Hoa hồng Âm nhạc và giải trí Dịch vụ pháp lí Mua thực phẩm, đồ uống Mua vật liệu và vật phẩm cung cấp Sửa chữa và bảo dưỡng Quảng cáo, xúc tiến và tuyên truyền Dịch vụ công cộng: điện, gas, nước Vận tải Giấy phép kinh doanh Phí bảo hiểm Thuê nhà đất và trang thiết bị Mua sắm đồ đạc và tải sản cố định Trả lãi tiền vay ngân hang Thuế thu nhập và các thuế khác Thay thế tài sản vốn Hoàn vốn đầu tư Những người hưởng lợi cuối cùng Bác sĩ Báo chí, đài phát thanh Các câu lạc bộ Các cơ sở giặt khô Các cơ sở bán buôn Các sự kiên thể thao Các tổ chức văn hóa Các câu lạc bộ đêm Chính phủ Dịch vụ công cộng Đường sắt và đường bộ Giáo dục Phát triển Sức khỏe Chủ sở hữu đất Công đoàn Công ty bảo hiểm Cổ đông Cửa hàng bành kẹo Cửa hàng lưu niệm Cửa hàng quần áo Cửa hàng tạp hóa Cửa hàng trang thiết bị Của hàng sản xuất đồ bạc Đầu bếp Đại lý du lịch Đại lý ô tô Đại lý sản xuất Garage sửa chữa ô tô Hoá chất Khu ngỉ mát Họa sĩ Kiến trúc sư Kĩ sư Luật sư Ngân hang Ngư dân Người bán sữa Người bán thảm Người bán thực phẩm Người cho thuê đồ dung bãi biển Người chuyên chở hang Người cung cấp thiết bị văn phòng Người đấu thầu Người giặt là Người khuân vác Người kinh doanh bất động sản Người làm đồ thủ công mỹ nghệ Người làm vườn Người nhập khẩu Người sản xuất bánh kẹo Nha sĩ Nhà cung cấp tài chính Nhà hàng ăn uống Nhà in/vẽ biển quảng cáo Nhà quản lý Nhà xuất bản Nhân viên kế toán Nhân viên phục vụ phòng N/v quảng cáo và giao tế cc Nông dân Rạp chiếu phim Taxi/dịch vụ cho thuê ô tô Thợ điện Thợ đường ống nước Thủ quỹ Thư ký Trạm bán xăng Từ thiện Với khoảng 11 khoản chi trực tiếp đối với ngành du lịch: mua sắm, lưu trú ăn uống vui chơi giải trí,. từ du khách tạo thành các khoản thu cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Chi phí mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, xây dựng cơ sở vật chất,.. của các cơ sở kinh doanh du lịch tạo thành khoản thu cho các ngành nghề khác,.. Tạo thành chuỗi chi tiêu thu nhập lan khắp địa phương: Chi tiêu ban đầu của du khách -> thu nhập của ngành du lịch -> chi tiêu của ngành du lịch -> thu nhập của các cơ sở kinh doanh khác -> -> người được hưởng lợi cuối cùng. Chuỗi chi tiêu thu nhập có thể được xác định bằng cách nhân thêm một hệ số vào lượng thu nhập ban đầu của du lịch. Còn có thể gọi là “hiệu quả số nhân trong du lịch”. Chuỗi chi tiêu thu nhập này sẽ liên tục không dứt và nó chỉ chấm dứt khi có sự rò rỉ. Sự rò rỉ (leakage) Sự rò rỉ: là sự thất thoát về thu nhập du lịch do sự truyền ra khỏi địa phương của nguồn thu nhập đó. Tuy nhiên, không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lại toàn bộ trong nên kinh tế của địa phương. Một số nhân viên sẽ để dành (tiết kiệm) tiền, những nhân viên không phải là người địa phương có thể gửi tiền về quê, các cơ sở kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia sẽ gửi lợi nhuận về công ty chính của mình ở nước khác. Do đó, những khoản tiền này được đưa ra khỏi chuỗi chi tiêu – thu nhập của khu vực. Sự rò rỉ này sẽ làm giảm hiệu quả của thu nhập từ du lịch tại một khu vực. Nếu khu vực tự cung tự cấp nhiều hơn thì lợi ích thu được từ du lịch càng nhiều. Do đó, khi đánh giá tác động kinh tế của du lịch cần xét dựa vào mối quan hệ giữa hiệu quả bội và sự rò rỉ. Các lợi ích về kinh tế. 2.1. Cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Hoạt động du lịch có tác động làm biến đổi cán cân thương mại của 1 quốc gia. Bằng việc khách du lịch quốc tế đến mang theo tiền từ các quốc gia khác, góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của 1 quốc gia. Du lịch được coi như một loại hàng hóa xuất khẩu có thể có giá trị như khoáng sản hoặc nông sản ở một số đất nước có lẽ nó có giá trị hơn vì nó không làm cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Ngoại tệ là một nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế, giúp chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ, của quốc gia. Lợi ích trên có được với điều kiện lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi nền kinh tế. Đồng thời, các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dâ quốc gia đó đi du lịch nước ngoài. Nếu người Việt Nam đi nước ngoài trong các kỳ nghỉ mang theo tiền bạc (dưới dạng ngoại tệ hoặc séc du lịch) và chi tiêu tiền bạc ở nước ngoài thì lợi ích kinh tế của du lịch sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như nguồn thu ngoại tệ từ khách du lịch trong nước nhỏ hơn lượng ngoại tệ bị rò rỉ ra do khách du lịch trong nước đi du lịch nước ngoài thì sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán. Các quốc gia đều mong muốn có thặng dư, vì vậy họ hạn chế đi du lịch nước ngoài bằng một số cách: áp dụng thị thực hoặc giấy phép cho người đi du lịch nước ngoài. Hạn chế số tiền người đi có thể mang khỏi đất nước, thủ tục visa phiền hà,.. Ngoài ra, tỷ giá trao đổi cũng có thể ảnh hưởng tới số người đi du lịch ở nước ngoài. Khi tỷ giá trao đổi các ngoại tệ mạnh biến động một cách đột nhiên sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý của mô hình du lịch. 2.2. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. 1.2.1 Tác động tích cực. Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm với phạm vi rộng nhưng điều quan trọng là phải xem xét thận trọng loại công việc mà nó tạo ra. Công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, thông tin truyền thông, bán và maketing. Tuy nhiên, phần lớn cơ hội việc làm ở phạm vi điều hành và tác nghiệp. Du lịch tạo công việc cho các nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing. Các công việc này đều đòi hỏi người có trình độ điều hành, quản trị tác nghiệp. Còn lại phần lớn công việc đòi hỏi kĩ năng không cao, làm tay chân, làm theo ca như: phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp, khuân vác. Ngành du lịch là ngành dịch vụ mang tính thủ công nên tỷ lệ phát triển ngành tỷ lệ thuận với tăng việc làm. Du lịch phát triển kéo theo nhiều cơ hội việc làm cho những ngành khác: sản xuất hàng tiêu dùng, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản, thủ công mỹ nghệ, bưu chính viễn thông 1.2.2 Một số mặt hạn chế. Điều kiện làm việc không thuận lợi: làm việc theo ca kíp,bvào các ngày nghỉ lễ. Những người công nhân sẵn sàng chuyển nghề nếu tìm được công việc ưa thích có giờ giấc tốt và lương cao hơn.Ở một số nước phát triển, còn xảy ra tình trạng “công nhân khách” tức là phải thu nhận lao động nước ngoài do lao động trong nước không đáp ứng được. Đối với các nước đang phát triển, lao động địa phương thường được tuyển dụng vào những vị trí quan lý thấp do họ chưa đủ điều kiện về giáo dục, trình độ hoặc có thể do chính sách của công ty. Vị trí quản lý chính thường do người nước ngoài đảm nhận dẫn đến sự không thỏa mãn của nhân viên bản xứ. Lĩnh vực khách sạn và ăn uống: các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này thường có sự luân chuyển công việc do họ không thấy thỏa mái hay hài lòng với công việc dẫn đến vấn đề duy trì nhân lực. 2.3. Quảng bá cho sản xuất địa phương. Ngành du lịch tạo sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về các sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng Đồng thời, tạo khả năng tăng khối lượng sản xuất địa phương: để đáp ứng nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm từ du khách. Ngoài ra, những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm,... từ những làng nghề đang bị mai một vì người địa phương không còn quan tâm đến thì sẽ lại được khôi phục và phát triển. Du lịch mang lại lợi ích phát triển sản xuất địa phương chỉ áp dụng cho những nước nhận khách du lịch. Nhưng nếu các vật liệu mới cần cho ngành du lịch mà phải nhập khẩu từ nước ngoài thì lợi ích này sẽ bị giảm thiểu. Nếu lượng nhập khẩu tăng thì du lịch sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Nguyên liệu, hàng hóa vật phẩm cung cấp sản xuất tại địa phương hoặc trong nước mới tạo lợi ích cho nước chủ nhà. Tuy nhiên, du lịch cũng có mặt tác động tiêu cực tới sản xuất địa phương. Quy hoạch du lịch làm cho đất đai sản xuất bị co hẹp. Các làng nghề thủ công truyền thống bị mai một. Các sản phẩm truyền thống thủ công bị giảm đi giá trị vốn có của mình. Du lịch phát triển cũng dẫn đến giá cả, đất đai ở địa phương đó tăng lên. Ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sản xuất địa phương. 2.4. Tăng nguồn thu cho Nhà nước. Khách du lịch cũng có nghĩa vụ phải nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng cộng thêm vào hóa đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián tiếp như thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa dịch vụ. Đây là những khoản thuế làm tăng nguồn thu cho nhà nước. Tuy nhiên, những lợi ích từ nguồn thu nhập thêm này phải được cân nhắc với những trách nhiệm và chi phí của nhà nước phải tăng thêm. Trong một số trường hợp chính phủ buộc phải giảm thuế đế khuyến khích đầu tư. Trong các trường hợp khác, các thu nhập thu được thực sự có thể bị giảm do chi phí du lịch tăng. Một quốc gia khuyến khích phát triển du lịch nên hiểu rõ ràng để hấp dẫn du khách 1 cách thực sự cần phải phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như đường xá giao thông công cộng, sân bay, nhà ga, bến tàu, điện nước và thông tin liên lạc. Việc xây dựng các tiện nghi này đạt được các tiêu chuẩn cần thiết đòi hỏi khoản đầu tư lớn. Tuy nhiên đây cũng là các tiện nghi để bổ sung cải thiện đời sống cho cả dân cư địa phương. Các khoản chi đầu tư vào ngành du lịch sẽ làm thâm hụt ngân sách nhà nước nếu chi không có kế hoạch, không đúng mục đích, không đạt hiệu quả. 2.5. Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt. Du lịch thường được gọi là ngành công nghiệp sạch. Đó là một hoạt động sinh lợi mà không bị hệ lụy do ô nhiễm môi trường từ chất thải công nghiệp. Thêm nữa, hoạt động du lịch xem ra có vẻ dễ làm, đơn giản hơn công nghiệp; sinh lợi như công nghiệp mà lại không cần phải có hầm mỏ, nhà máy, ống khói,... Du lịch được coi là ngành tăng trưởng nhanh. Một khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng (lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm,...) thì số lượng khách du lịch có thể tăng lên nhanh chóng, với một tỉ lệ cao. Việc phát triển du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển các vùng có những vấn đề khó khăn nhất định như: vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,... Không chỉ đem lại những lợi ích đã nói ở trên mà còn làm cho các vùng này thu hút được sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước. Để phát triển du lịch tại các vùng đặc biệt này cần phải nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ phía địa phương và Nhà nước. Đồng thời mục tiêu phát triển phải tránh mâu thuẫn, tranh chấp với các mục tiêu quân sự, đảm bảo an ninh quốc gia. Ngoài ra, khi một khu vực có tầm quan trọng về quân sự, chính trị và tôn giáo được mở cửa để đón khách du lịch và trở thành điểm đến du lịch phổ biến thì có thể làm giảm sự đối đầu hoặc thù địch với các dân tộc khác, nước khác. 2.6. Khuyến khích nhu cầu nội địa. Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Khi các khách sạn mới, các khu giải trí, các tiện nghi dịch vụ mới xây dựng mà quyến rũ được khách du lịch quốc tế thì cũng làm cho người dân địa phương ở đây sẽ thích nghỉ ngơi “tại nhà” – tại địa phương của mình hơn. Khi đi du lịch trong nước, khách du lịch sẽ có xu hướng sử dụng hàng hóa trong nươc nhiều hơn, góp phần kích thích nhu cầu nội địa người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. II/ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG. Khái quát về du lịch Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Không chỉ vậy, Đà Nẵng tọa lạc tại điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đa dạng về cảnh quang thiên nhiên  Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi biển dài hơn 60 km. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên man, Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Có rất nhiều dịch vụ biển cho bạn trải nghiệm như canoing, dù kéo, lướt ván, chèo thuyền chuối, motor nước, lặn biển ngắm san hô. Không chỉ trứ danh bởi những bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh "thiên hạ đệ nhất hùng quang" với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở. Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills. Được khám phá và xây dựng từ thời Pháp thuộc, khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á - Fantasy Park. Bà Nà nằm về phía Tây thành phố còn hướng về phía Đông Bắc, du khách tiếp tục khám phá bán đảo Sơn Trà - khu rừng giữa thành phố với hệ động thực vật phong phú, với những bãi tắm hoang sơ mấp mô ghềnh đá. Rồi ngược về Đông Nam lại là danh thắng Ngũ Hành Sơn, không chỉ chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày giá trị văn hóa và tôn giáo. Môi trường sống thân thiện và sôi động Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Đó là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thành phố. Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng thịt heo, hải sản tươi sống ở hơn 150 nhà hàng cao cấp và đạt chuẩn. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang đưa các hoạt động giải trí vào du lịch: trải nghiệm cảm giác đêm Đà Nẵng trên phố du lịch Bạch Đằng, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sau 24h. Dễ tiếp cận Rất thuận lợi cho du khách đến với Đà Nẵng. Đà Nẵng có sân bay quốc tế với công suất 6 triệu khách/năm và hiện có nhiều đường bay trực tiếp quốc tế. Cảng nước sâu Tiên Sa là nơi thường xuyên tiếp nhận du thuyền cao cấp, đưa du khách đến với Đà Nẵng. Đà Nẵng còn là trạm dừng chính của các tuyến xe lửa và xe khách. Các tác động kinh tế gắn với du lịch Đà Nẵng 2.1 Cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trong năm 2013, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt trên 3,1 triệu lượt khách, tăng 17,2% so với năm 2012. Trong đó khách quốc tế đạt trên 743.000 lượt, tăng 17,8%, khách nội địa đạt gần 2.347.000 lượt người, tăng 17%. Tổng thu du lịch đạt 7.784,1 tỷ đồng, tăng 29,8%. Trong năm 2013 du lịch Đà Nẵng thu về khoảng 1.872 tỷ đồng ngoại tệ, góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ cho quốc gia. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của thành phố đạt trên 1.3 tỷ USD. Trong đó có 92 chuyến tàu biển cập cảng Tiên Sa với 102.465 lượt khách, tăng 91% so với năm 2012; lượng khách đường bộ từ Lào, Thái Lan đến Đà Nẵng đạt 27.000 lượt. Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, ngành du lịch thành phố phấn đấu năm nay sẽ đón 3,6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 820 ngàn lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 8.820 tỷ đồng. Ước tính thu về khoảng 2.010 tỷ đồng ngoại tệ. 2.2 Tạo cơ hội việc làm. Đà Nẵng đã thu hút được rất nhiều các lao động và những người từ khắp nơi đến sinh sống và làm việc, theo số liệu báo cáo của tổng cục thống kê thì tỉ lệ nhập cư ở Đà Nẵng năm 2010 là 2.5% là khả quan nhưng ước tính đến năm 2015 thì con số đó đã lên đến 3.8%. Theo số liệu tháng 6 năm 2013 hiện tổng lượng lao động ngành du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng gần 14.000 người song tỉ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 40,6%. Đội ngũ lao động trong hoạt động lữ hành khoảng 796 người (chiếm 5,7%), đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chiếm 4,2% nguồn nhân lực du lịch. Thông tin từ Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng, ước tính đến năm 2015, khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 4 triệu lượt, ngành du lịch cần thêm hơn 20.000 lao động. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu. Chưa kể nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch lại thiếu trầm trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đang tăng nhanh qua các năm nhưng nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển này vẫn chưa tương xứng và mang tính chắp vá. Đáng lưu ý hơn, số lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm 38% trong tổng số lao động du lịch trên toàn TP. Trong đó, thị trường khách du lịch Nga đến Đà Nẵng chiếm khá cao và được đánh giá là rất tiềm năng. Thời gian lưu trú của khách Nga cũng dài hơn, ít nhất là 15 ngày. Họ rất phóng khoáng trong chi tiêu, mua sắm và ăn uống miễn sao được phục vụ tốt nhất. Thế nhưng khi khảo sát tại một số khách sạn ven biển nơi khách Nga lưu trú, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch đều không biết tiếng Nga. Có chăng cũng chỉ vài người và chỉ trao đổi những câu thông dụng như chào hỏi, tên, tuổi. Vậy nên du khách đã gặp không ít khó khăn trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin liên quan đến các điểm vui chơi, ăn uống hay những nhu cầu khác. Đó mới chỉ là vấn đề nan giải trong mảng hướng dẫn viên du lịch, còn đối với đội ngũ đầu bếp, phục vụ buồng phòng, nhân viên bàn, lễ tân cũng đang còn khan hiếm. Tỉ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch còn thấp, chiếm 40,6% số lao động toàn ngành. Theo thống kê, có 90% lực lượng lao động du lịch được đào tạo ngoại ngữ nhưng chủ yếu trình độ A, B; đặc biệt thiếu trầm trọng đội ngũ biết ngôn ngữ Nhật, Đức, Nga Vấn đề này đã làm đau đầu các nhà quản lí. Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự phát triển nhanh và ồ ạt các cơ sở lưu trú. Đến nay, có trên 350 khách sạn, gần 16 ngàn phòng khách sạn 4 và 5 sao. Dự kiến trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở lưu trú. Trong khi đó, chương trình đào tạo tại các trường chưa sát với thực tế. Không chỉ chất mà lượng của nguồn nhân lực cho ngành du lịch đều chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.  Từ thực tế đó đã làm nảy sinh vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch về thu hút nguồn nhân lực ngày càng gay gắt. Các khách sạn, khu nghỉ mát, doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên chưa qua đào tạo chuyên môn để lấp khoảng trống thiếu hụt nhân lực. Hệ quả là chất lượng dịch vụ du lịch đi xuống. 2.3 Quảng bá cho sản xuất địa phương. Không chỉ có bãi biển đẹp quyến rũ bậc nhất thế giới, ẩm thực tại đây còn hớp hồn các thực khách bốn phương với đủ các loại đồ ăn, nhất là hải sản tươi sống từ đại dương giàu có. Dường như tất cả những sản vật từ biển như: cá, tôm, cua, ghẹ, sò, mực đều được người dân địa phương khai thác và các nhà hàng đã dày công chế biến, nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Mỗi loại hải sản đều có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn du khách. Ngoài sản vật biển là ẩm thực “đinh”, đến Đà Nẵng, du khách còn được thưởng thức hàng chục món ăn truyền thống khá phổ biến như: mỳ Quảng, bún chả cá, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh xèo, chả bò, hến xào, tré, cơm gà, bánh canh... Tất cả được chế biến theo khẩu vị riêng của người Đà Nẵng và không ít nhà hàng, quán ăn rất bình dân nhưng lại khá đông du khách tìm đến theo kiểu “người đi trước chỉ người đi sau”. Những món dân gian này dĩ nhiên giá cả hợp túi tiền của du khách và dường như, cũng là một trong những điều mà họ nhắc đến mỗi khi đặt chân tới thành phố bên sông Hàn. Văn hóa ẩm thực vì thế trở thành một mắt xích khá quan trọng trong việc phát triển du lịch ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, du khách biết đến ẩm thực Đà Nẵng chủ yếu qua lời kể của bạn bè, qua sự giới thiệu trực tiếp của hướng dẫn viên, hoặc là vô tình đến ăn, chứ chưa có nhiều thông tin, hay ấn tượng gì đặc biệt với ẩm thực Đà Nẵng, nên dù có những đặc sản ngon, đa dạng thì Đà Nẵng cũng chưa là “thỏi nam châm” để thu hút du khách sành ăn. Du lịch Đà Nẵng phát triển nhưng văn hóa ẩm thực, những sản phẩm quan trọng góp phần thành công cho du lịch lại không được đầu tư một cách đúng đắn, điều đó đã bỏ lỡ cơ hội quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản của Đà Nẵng với du khách, tạo sự nổi tiếng cho công nghiệp chế biến, cũng như nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên Đà Nẵng lại rất thành công trong việc phát triển sản xuất phục vụ du lịch, khôi phục và duy trì các làng nghề truyền thống, từ đó đẩy mạnh sản xuất, tăng số lượng sản phẩm thủ công mĩ nghệ ở các làng nghề. Một trong số các làng nghề truyền thống tại Đà Nẵng du khách thường xuyên ghé thăm khi đến với thành phố trẻ là làng Đá mĩ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Theo một số nghệ nhân lớn tuổi trong làng thì làng nghề đã có truyền thống 300-400 tuổi. Một vài tấm bia hiện tại ở những ngôi chùa cổ trên đất Quảng Nam đã khẳng định điều đó. Hiện nay, ngay tại thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng vẫn còn nhà thờ Thạch Nghệ tổ sư. Tác phẩm nghệ thuật bằng đá nơi đây đã có mặt ở nhiều nước Âu, Mỹ. Để làm nên những sản phẩm mỹ nghệ khá phong phú và đa dạng bằng đá cẩm thạch như: Tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú, vòng đá đeo tay... người thợ thủ công phải trải qua nhiều công đoạn chạm trổ công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu để làm nên các sản phẩm này là đá cẩm thạch, trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Đá núi Ngũ Hành Sơn có nhiều vân ngũ sắc, mang vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Nhưng hiện nay, do nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao, các cơ sở điêu khắc đá phải nhập khẩu nhiều loại đá có chất lượng cao của nhiều nước như Ấn Độ, Mi-an-ma, các nước Trung Đông về để chế tác theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước có khoảng hơn 300 cơ sở sản xuất với hàng nghìn nhân công làm việc bận rộn suốt ngày đêm. Các cơ sở này nằm sát ngay danh thắng Ngũ Hành Sơn, rất thuận tiện cho việc trưng bày, mua bán sản phẩm, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch miền đất Quảng đến với công chúng và bạn bè quốc tế. Ngoài ra Đà Nẵng còn rất nhiều làng nghề khác như: Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Cách trung tâm thành phố về phía Tây Nam khoảng 14km. Nơi đây nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Bằng những nguyên liệu đơn giản, với một khung dệt kết cấu tinh tế, mỹ thuật, nghệ nhân làng Cẩm Nê đã cung cấp cho khắp nơi trong Nam, ngoài Bắc. Ngoài làng chiếu hoa Cẩm Nê nằm bên con sông yên thơ mộng, quanh vùng còn có làng nghề nong rổ Yến Nê, làng nón La Bông nổi tiếng. Cuối cùng, du khách cũng không thể bỏ qua làng làm bánh khô mè Cẩm Lệ, thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng và mè. Bánh khô mè thường được dâng cúng ông bà tổ tiên trong những ngày giỗ tết và làm quà tặng cho bạn bè, người thân cũng như các du khách. 2.4 Tăng nguồn thu cho nhà nước. Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan. Từ những số liệu thống kê doanh thu của ngành du lịch phía trên đề cập, một phần doanh thu đó sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng cộng thêm vào hóa đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn, thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa dịch vụ,... Bên cạnh những khoản thuế thu được, thành phố Đà Nẵng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam với chương trình giới thiệu “Ba địa phương – một điểm đến”. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang đưa các hoạt động giải trí vào du lịch: trải nghiệm cảm giác đêm Đà Nẵng trên phố du lịch Bạch Đằng, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sau 24h. Đà Nẵng hiện có sân golf 18 lỗ đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế sẵn sàng đáp ứng sở thích của những yêu golf. Chỉ tính riêng năm 2013, hàng loạt khách sạn mới đi vào hoạt động như Olalani Resort & Condotel, Novotel Premier Han River, Northern Hotel, Mường Thanh Hotel, Melia Danang, Pulchra Danang, đó là chưa kể lượng khách sạn có quy mô nhỏ khác đua nhau mọc lên Cùng với sự phát triển ấy, con số dự báo của ngành du lịch Đà Nẵng, đến năm 2015, sẽ có khoảng gần 16.000 phòng khách sạn 4 và 5 sao. Sân bay quốc tế Đà Nẵng mới được đưa vào hoạt động cuối năm 2011 góp phần làm tăng thêm 94,3% số lượng khách đến bằng đường hàng không. Đến nay, TP Đà Nẵng đã có 16 đường bay quốc tế, trong đó có 4 đường bay trực tiếp thường kỳ và 12 đường bay trực tiếp thuê chuyến, tăng 8 đường bay so với năm ngoái. Dự kiến trong tháng 12 sẽ có thêm 4 đường bay mới đến Đà Nẵng gồm: Hạ Môn, Thái Nguyên, Cáp Nhĩ Tân, Ninh Ba. Trong năm 2014, Đà Nẵng sẽ chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch nước ngoài thông qua các đường bay trực tiếp như Nhật Bản; Hàn Quốc; Thái Lan và các khách du lịch qua tuyến hành lang kinh tế Đông, Tây; Tập trung phát triển du lịch đường sông hình thành sản phẩm du lịch mới, độc đáo thu hút du khách. TP sẽ chú trọng hơn đến phát phát triển thương hiệu du lịch mới tại Bà Nà như: Khu làng Pháp; cáp kéo từ Bà Nà đến khu Bynight, vườn hoa bốn mùa Đồng thời tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào các khu bán đảo Sơn Trà, đỉnh đèo Hải Vân, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trở thành điểm du lịch quốc gia. 2.5 Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt Từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1 đến nay, ngành du lịch thành phố phát triển vượt bật với sự tăng trưởng không ngừng về lượng du khách, doanh thu và thị trường Hiện nay, ngành du lịch đã được Đà Nẵng chọn như một ngành trọng tâm trong phát triển kinh tế của thành phố và đã có những đầu tư rất quan trọng. Đặc biệt, mới đây Đà Nẵng lọt vào “Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á năm 2013” do độc giả Tạp chí du lịch trực tuyến Smart Travel Asia bình chọn đã góp phần đưa thương hiệu du lịch Đà Nẵng vươn tầm ra quốc tế. Việc đầu tư cho ngành du lịch đã giúp các vùng đặc biệt tại Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Hiện nay, Đà Nẵng đã có rất nhiều vùng đặc biệt thu hút sự quan tâm của một lượng lớn khách du lịch, có thể kể đến như: Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Hills, đèo Hải Vân, danh thắng Ngũ Hành Sơn,... Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 10 km về phía Đông Bắc nhưng bán đảo Sơn Trà lại sở hữu một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo nhờ thảm động thực vật đa dạng cùng với hệ sinh thái biển phong phú. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm say lòng người và địa thế tại một khu vực biệt lập với khu dân cư, bán đảo được chính quyền thành phố Đà Nẵng cấp phép quy hoạch trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường sá, hệ thống cấp điện, nước đã bắt đầu được đầu tư xây dựng đồng bộ và sớm hoàn chỉnh để phục vụ cho tất cả các dự án đầu tư du lịch. Từ một vùng đất say ngủ, giờ đây Sơn Trà đang chứng kiến sự chuyển mình rõ rệt. Hiện tại trên các tuyến đường lớn đang được xây dựng men theo sườn núi, các dự án cũng đang cấp tập triển khai, điển hình là khu Mercure Sơn Trà Resort đang khá tất bật cho giai đoạn làm cọc móng, xây biệt thự mẫu từ cuối năm 2011. Ngoài ra, bán đảo Sơn Trà đang được đầu tư khai thác các tour du lịch sinh thái. Sức bật của một vùng núi rừng hoang dã được tiếp sức với sự kích cầu của thành phố Đà Nẵng và các nhà đầu tư trong và ngoài nước tương lai sẽ biến Sơn Trà thành một đô thị du lịch tầm cỡ. Hàng năm, bán đảo Sơn Trà không chỉ đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan các địa danh du lịch như chùa Linh Ứng, Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đồng Đình, đỉnh Bàn Cờ Tiên, đồi Vọng Cảnh mà còn nghỉ dưỡng tại những khu du lịch biển, khu nghỉ dưỡng trên bán đảo. Không chỉ trứ danh bởi những bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh "thiên hạ đệ nhất hùng quang" với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở. Từ ngày hầm đường bộ Hải Vân dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng, xe cộ lưu thông Bắc Nam dễ dàng và an toàn hơn trước và đèo Hải Vân dần trở thành điểm đến của những người say mê thưởng ngoạn thiên nhiên hay cho những "cua rơ" muốn thử sức trên những con đèo dốc lượn. Hiện tại, Viện quy hoạch xây dựng thành phố Đà Nẵng đang hoàn thiện phương án quy hoạch, mở rộng khu du lịch đỉnh đèo Hải Vân. Theo phương án này, toàn bộ khu quy hoạch trên đỉnh đèo Hải Vân có diện tích khoảng 6.000m2, nằm trong phần đất thuộc quản lý của Đà Nẵng; trong đó, sẽ quy hoạch tổng mặt bằng, bố trí và tổ chức lại giao thông, các khu vực dịch vụ phục vụ du lịch. Đặc biệt, tiến hành quy hoạch đồng bộ một dãy khoảng 12-15 ki-ốt bán đồ lưu niệm đồng bộ về kiến trúc, theo mẫu thiết kế chung tạo thành điểm nhấn cho cảnh quan nơi đây. Với di tích Hải Vân Quan (phần diện tích thuộc Đà Nẵng), thành phố sẽ đầu tư nghiên cứu, thiết kế lại vùng cảnh quan và sẽ tiến hành tôn tạo, sắp xếp lối đi, thiết kế sân vườn, sàn vọng cảnh, trồng thêm cây xanh phù hợp với di tích. Với sự đầu tư và sắp xếp quy hoạch một cách bài bản, dựa trên việc tôn trọng không gian thiên nhiên sẵn có, đèo Hải Vân hứa hẹn sẽ thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua. Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills, được khám phá và xây dựng từ thời Pháp thuộc. Khu du lịch Bà Nà Hills là một ví dụ về một chiến lược đầu tư của thành phố Đà Nẵng. Khởi động cách đây hơn mười năm với nhiều nghiên cứu tiền dự án, tiếp theo là quy hoạch, rồi đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm đường và điện, và sau đó là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư song song với ban hành các chính sách. Cho đến nay, khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á - Fantasy Park. Lợi nhuận vật chất từ “khu công nghiệp không khói” Bà Nà có thể chưa đáng bao nhiêu so với tổng vốn đầu tư, nhưng hứa hẹn nhiều lợi ích phi vật chất và lợi ích khai thác lâu dài. 2.6 Khuyến khích nhu cầu nội địa. Một trong những lý do thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng là việc thành phố này đã được du khách cũng như các tạp chí, tổ chức du lịch uy tín của quốc tế bình chọn là 1 trong 10 điểm đến mới, hấp dẫn nhất, nổi bật nhất châu Á năm 2013 và 2014. Theo thông tin từ các hãng lữ hành, lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng cuối tháng 3 vừa qua tăng từ 10-20%, nhất là nguồn khách từ 2 đầu đất nước. Hiện Đà Nẵng đang vào mùa khai thác nguồn khách nội địa. Đây là nguồn khách chính và tiềm năng của du lịch thành phố . Tại khu du lịch Bà Nà, sau 1 tuần thực hiện chương trình "Tri ân người dân Quảng Nam, Đà Nẵng” với gói khuyến mãi giá vé đặc biệt, địa điểm này đã thu hút hơn 80.000 lượt khách, mỗi ngày đón trung bình từ 10.000 - 12.000 lượt du khách, cá biệt hơn 18.000 lượt, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê tháng 8 năm 2009, qua báo cáo của các công ty du lịch thì khách nội địa đến với Đà Nẵng tăng trên 30%. Đặc biệt trong tháng 7, tháng cao điểm, tổng doanh thu du lịch trong tháng này lên gần 79 tỷ đồng, tăng 11%. Đã có thời điểm UBND thành phố phải đề nghị Vietnam Airlines tăng thêm chuyến bay mới đủ để chở khách nội địa. Riêng Bà Nà mỗi ngày có khoảng 800 đến 1000 khách, các khách sạn ven biển hay khách sạn ở trung tâm thành phố cũng nhiều ngày cháy phòng. Việc thu hút khách nội địa, góp phần kích thích nhu cầu tiêu dùng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, giảm đáng kể lượng khách đi du lịch outbout. Đóng góp vào quá trình làm giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc gia. 2.7 Một số vấn đề tồn tại khác. 2.7.1 Sự rò rỉ hiệu quả bội, thâm hụt cán cân thương mại. Phát triển du lịch ở Đà Nẵng đang ngày càng phát triển mạnh các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng mọc lên như nấm. Tuy nhiên, những khu nghỉ dưỡng, khách sạn đều thuộc sở hữu bởi các công ty hay tập đoàn quốc tế chứ không phải người địa phương. Ngoại trừ thuế thu được từ các khu nghỉ dưỡng, khách sạn thì không có gì đảm bảo chắc chắn là các khu nghỉ dưỡng, khách sạn sẽ sử dụng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, các dịch vụ và nhất là người dân lao động ở địa phương, trình độ lao động ở Đà Nẵng còn kém và hầu như Đà Nẵng phải tuyển một lực lượng đông đảo các lao động ở các nơi khác đến làm việc ở đây. Điều này có thể mang lại sự thất thoát lớn về tài chính và không hoàn toàn mang lại lợi ích cho người dân địa phương mà phát triển du lịch vốn được trông mong nhiều là sẽ làm được điều này. 2.7.2 Phân bố thu nhập không đồng đều Về mặt văn hóa xã hội thì phát triển du lịch Đà Nẵng cũng đã dần bộc lộ rất nhiều bất cập trong quá trình phát triển. Sự phát triển đã tạo ra sự phân bố không đồng đều trong thu nhập của người dân. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm người trong từng khu vực khác nhau của tỉnh. Người dân chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, những điểm du lịch và chính ở nững nơi này người dân có thu nhập cao (Hải châu, Thanh khê) mức thu nhập hơn 20% dân cư ở quận Hải Châu lên đến 6 triệu đồng/ tháng, còn các vùng nông thôn (Hòa Vang, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) có thu nhập thấp thu nhập của hộ gia đình ở đây dưới 3.5 triệu đồng/ tháng. 2.7.3 Tỷ lệ dân nhập cư cao dẫn đến những vấn đề xã hội đáng lo ngại. Ước tính dân số Đà Nẵng đạt 1 triệu người vào năm 2014, với tỷ lệ nhập cư ngày càng tăng là một vấn đề rất đáng lo ngại: tỷ lệ dân cư cao sẽ dẫn đến hiện tượng đất chật người đông, đất đai trở nên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn, các tệ nạn xã hội, an ninhvà còn rất nhiều bất cập khác trong việc nhập cư đông như vậy. 2.7.4 Vấn đề phát triển du lịch bền vững: Về kinh tế: Hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thị trường quốc tế còn khá mờ nhạt và hiệu quả kinh doanh du lịch của thành phố chưa cao. Bên cạnh đó ngành du lịch của thành phố vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng khách nội địa tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm của khách còn thấp. Số lượng đơn vị kinh doanh du lịch tăng nhưng năng lực và chất lượng vẫn còn ở mức thấp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rông, trình độ quản lý và tính năng động còn hạn chế. Các cơ sở vui chơi giải trí của Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Đà Nẵng lại đang rất nghèo sản phẩm du lịch. Hàng lưu niệm còn ít, đơn điệu và công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế. Về văn hóa-xã hội: Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt. Đà Nẵng có lợi thế ở gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Huế nhưng đây cũng là một thách thức cho du lịch Đà Nẵng vì mức độ cạnh tranh rất cao. Chính quyền chưa thực sự chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia vào hoạt động du lịch của dân cư địa phương. Về môi trường: Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch có kèm theo bảo vệ môi trường còn kém.Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường còn sơ sài.Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng cũng khá đáng lo ngại ảnh hưởng đến phát triển du lịch đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. 2.7.5 Quản lý nhà nước Chiến lược phát triển du lịch sẽ bị đe dọa trước đề xuất hạn chế miễn thị thực nhập cảnh (visa) đang được Bộ Công an đề xuất trong Dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam. Điều này cũng tác động đến sự phát triển du lịch của Đà Nẵng do những quy định chặt chẽ trong Luật Du lịch, gây trở ngại với khách du lịch khi đến thăm quan tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Thuế kinh doanh du lịch với các doanh nghiệp, công ty kinh doanh du lịch và lữ hành còn cao gây cản trở mở rộng quy mô của chúng, không thúc đẩy đầu tư, miễn giảm chi phí dẫn đến chi phí các loại hình du lịch cao, làm giảm lượng khách đến tham quan du lịch do chi phí quá cao. 2.7.6 Tính thời vụ: Do chịu ảnh hưởng của của các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt và thất thường nên hoạt động kinh doanh du lịch ở Đà Nẵng mang tính thời vụ rõ rệt.Về mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm) hầu hết các khách sạn và nhà nghỉ đều không còn phòng, các dịch vụ trên bãi biển sôi động và náo nhiệt, và ngược lại trong mùa mưa hoạt động của ngành chỉ tập trung cho khách công vụ, hội nghị III/ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VỀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG. Đào tạo nguồn nhân lực. Để giúp cho thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển, và thoát khỏi hiện tượng rò rỉ tiền ra các vùng khác thì Đà Nẵng cần khai thác hết được những những thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình và cũng như tận dụng hết những nguồn lực mà Đà Nẵng đang có như nguồn lực thế mạnh của Đà Nẵng đó chính là du lịch vì thế Đà Nẵng cần bồi dưỡng thêm nhiều lực lượng lao động có kinh nghiệm trong ngành du lịch- khách sạn. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao như đội ngũ quản lí giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và nhất là phải biết được nhiều thứ tiếng. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học. Đà Nẵng cần tận dụng được tối đa những nguồn lực sẵn có nhằm nâng cao mức sống dân cư cũng như giúp cho thành phố ngày càng phát triển. Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Thành lập Công ty chuyên doanh xuất khẩu lao động thành phố; xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Hình thành ngân hàng việc làm. Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động thành phố. Đẩy mạnh các hoạt động chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt cần nâng cao năng lực vận chuyển đường hàng không bằng cách xây dựng các sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt việc phải điều máy bay hàng không từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến, giảm chi phí và tăng cường sự chủ động cho hành khách đi và hành khách đến. Tăng cường đẩy mạnh xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường. Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Tổng cục du lịch và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch Đà Nẵng. Quan tâm hơn đến việc tuyên truyền du lịch Đà Nẵng tại các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm và đô thị du lịch lớn. Thu hút khách du lịch bằng cách tăng cường và phát triển sản phẩm theo hướng củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng và thực hiện các biện pháp tăng cường lòng trung thành của khách du lịch. Đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện nay. Tiến hành đầu tư và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch đặc biệt về hệ thống giao thông: Đường bộ, đường sắt và đường hàng không và hoàn thiện hệ thống viễn thông-công nghệ thông tin. Phát triển cả về số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch, đội ngũ nguồn nhân lực. Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi-giải trí, các khu resort, các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, các khu thể thao phù hợp với điều kiện địa hình của thành phố. Các cơ quan chính quyền phải ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa chọn những dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh, thân thiện với môi trường lại tiết kiệm chi phí. Các chính sách, đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước. Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài khi vào Việt Nam như miễn visa người nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á. Tiến hành đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất và kỹ thuật cho ngành du lịch và giảm thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp, công ty để tạo điều kiện cho du lịch ở Đà Nẵng được phát triển toàn diện, phát huy được hết tiềm năng của mình góp phần vào phát triển kinh tế của cả nước. Xây dựng chính sách việc làm riêng đối với thanh niên thuộc hộ nghèo; lao động di dời, giải toả; lao động mất việc do rủi ro của nền kinh tế thị trường, do quá trình đô thị hoá.  Lập Quỹ việc làm và đào tạo nghề; đổi mới, mở rộng đối tượng được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ việc làm do ngân sách thành phố uỷ thác. Có chính sách, giải pháp ngăn chặn nguy cơ sa thải công nhân hàng loạt tại các doanh nghiệp vì thiếu vốn. Xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động; ký kết thoả ước lao động; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập. Khắc phục tính thời vụ. Trên thực tế, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch là một vấn đề rất khó và có xu hướng ngày càng phức tạp do sự phụ thuộc các điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu nơi du khách chọn.Vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức tổng hợp để cố gắng giảm thiểu những khó khăn do tính chất này gây ra, nhằm tận dụng công suất trang thiết bị và nhân lực cùng những chi phí thường xuyên phải trả và đạt được hiệu quả kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Tổng quan Du lịch – Trường đại học Thương Mại www.danang.gov.vn www.infor.net KẾT LUẬN Du lịch Đà Nẵng phát triển đóng góp một khoản lớn ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Giúp cải thiện mối quan hệ Việt Nam với các nước khác trên thế giới và được xem như là một phương tiện để quảng bá Việt Nam tới thế giới. Ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển, ngày càng thu hút nhiều nhân lực. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là ngành du lịch Đà Nẵng đang thiếu khát nhân lực trong khi, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam thất nghiệp, chưa có việc làm. Vấn đề đặt ra là cần tăng cường đào tạo ra đội ngũ chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như cải thiện tình trạng xã hội. Du lịch Đà Nẵng cũng mang tới rất nhiều những lợi ích kinh tế khác như quảng bá sản xuất Đà Nẵng, tăng nguồn thu cho nhà nước, tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt, khuyến khích nhu cầu trong nước. Bên cạnh những lợi ích thu được, ngành du lịch cũng có không ít những vấn đề tồn tại và cần có những biện pháp cụ thể, chi tiết hơn để khắc phục, cải thiện giúp ngành du lịch cũng như kinh tế phát triển hơn. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ và tên Mã SV Công việc 41 Nguyễn Kim Hương 12D110200 Làm mục 2.5 trong I và II 42 Vũ Thị Hương 12D110254 Làm mục 2.2 trong I và II 43 Phạm Thị Hướng 12D110255 Làm mục 1 trong I. và 1 trong II. 44 Phan Thị La 12D110215 Làm ý 1,2,3 trong 2.7 và giải pháp III ý 1,2,3. 45 Nguyễn Thị Là 12D110203 Làm mục 2.4 trong I và II 46 Tô Thị Là 12D110258 Làm ý 4,5,6,7 trong 2.7 và giải pháp III ý 4,5,6,7. 47 Đàm Thị Liên 12D110204 Tổng hợp word, làm slide, viết mở đầu, kết luận. 48 Mạc Thị Liên 12D110283 Làm mục 2.6 trong I và II 49 Đỗ Thị Khánh Linh 12D110206 Làm mục 2.1 trong I và 2.1 trong II 50 Lê Minh Diệu Linh 12D110205 Làm mục 2.3 trong I và II Thư ký Lê Minh Diệu Linh Nhóm trường Đàm Thị Liên BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Họ và tên Chức vụ Tự đánh giá Nhóm đánh giá Ký tên 41 Nguyễn Kim Hương 42 Vũ Thị Hương 43 Phạm Thị Hướng 44 Phan Thị La 45 Nguyễn Thị Là 46 Tô Thị Là 47 Đàm Thị Liên Nhóm trưởng 48 Mạc Thị Liên 49 Đỗ Thị Khánh Linh 50 Lê Minh Diệu Linh Thư ký Thư ký Lê Minh Diệu Linh Nhóm trường Đàm Thị Liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtac_dong_kinh_te_cua_phat_trien_du_lich_tai_da_nang_4088.docx
Luận văn liên quan