Đề tài Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - Thành thị

Mặc dù di cư mang lại nhiều lợi ích, song cái giá phải trả cho việc di cư - chi phí tiền mặt cũng như hiện tượng stress, sự bất trắc và đôi khi các mối hiểm họa trong mỗi chuyến đi có thể rất cao. TS Đặng Nguyên Anh (VASS) cho rằng, việc người dân từ nông thôn di cư đến đô thị đã tạo ra những áp lực về cơ sở hạ tầng hiện nay ở các thành phố và các dịch vụ xã hội như nhà ở, khám chữa bệnh, hệ thống điện, nước và vệ sinh. Bên cạnh đó, người di cư cũng rất dễ bị tổn thương. Đối với người di cư nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, di cư đầy rủi ro và phải trả giá cao. “Thông thường, người di cư sinh sống trong điều kiện thiếu vệ sinh và không an toàn. Họ cũng không đủ tiêu chuẩn để được hưởng các chương trình hỗ trợ giảm nghèo dành cho người dân sở tại. Còn chủ sử dụng lao động lại thường không tuân thủ những điều luật bảo vệ quyền và nhu cầu của người di cư” – TS Đặng Nguyên Anh nói.

docx26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - Thành thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình. Tác động của những nguồn tiền hàng này thường không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi gia đình. Nhiều tài liệu quốc tế đã cho thấy tiền người di cư gửi về không chỉ giúp gia đình của họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng.Tìm hiểu phản ứng của các hộ gia đình đối với cơ hội di cư và những lợi ích của việc di cư ra thành phố đối với các hộ gia đình và cộng đồng. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển có thể được nhìn nhận thông qua đánh giá tác động của di cư đến phúc lợi gia đình của người di cư và sự phát triển cộng đồng nói chung. Tìm hiểu ảnh hưởng phi kinh tế của di cư, ví dụ như tác động về mặt tâm lý hay xã hội đối với những người khác trong gia đình ở quê nhà. Chẳng hạn như việc các lao động chính và còn trẻ đi di cư có thể tạo ra gánh nặng về công việc nhà cho người già và trẻ em. Di cư của nữ giới có thể ảnh hưởng đến sự chăm sóc đối với người già và trẻ em vốn là trách nhiệm chính của phụ nữ trong gia đình. Phần lớn các tác động tích cực và tiêu cực của di cư tới những người ở lại và cộng đồng quê nhà vẫn chưa được biết đến đầy đủ và thông qua bài này nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về các tác động đó của di cư đối với cộng đồng nơi đi. 2.1. Tác động của di cư đến hộ gia đình và cộng đồng 2.1.1 Tác động của di cư đến hộ gia đình: 2.1.1.1 Tác động đến người ở lại là vợ hoặc chồng –đánh giá sự phân công lại trách nhiệm trong gia đình và tiềm năng thay đổi vai trò giới: Trong những năm gần đây thoát ly khỏi quê hương vẫn được coi là vấn đề của nam giới. Tại nhiều hộ gia đình, đi làm ăn xa được coi là việc của nam giới phụ nữ ở lại chăm sóc cha mẹ con cái hay người thân. Ngay cả khi nữ giới tham gia di dân thì khoảng cách di chuyển cũng rất gắn, và nam giới vẫn là người ra quyết định chính đối với việc chuyển cư. Xuất phát từ những chuẩn mực và giá trị xã hội về vị thế của người phụ nữ, quan niệm này đưa ra hình ảnh nữ giới, dù làm mẹ, làm vợ hay là con cái trong gia đình như những đối tượng di dân phụ thuộc vì vậy mà khi nghiên cứu sự phân công lại trách nhiệm trong gia đình sau khi có một thành viên di cư thì cho thấy nếu trong gia đình có người di cư là nam giới, để lại vợ và gia đình lại quê hương thì khối lượng công việc mà người phụ nữ ở lại phải gánh vác thường tăng nhiều hơn vì bên cạnh những công việc thường ngày phải làm họ phải làm những công việc sản xuất mà trước đây người chồng thường đảm nhiệm. Như một nghiên cứu về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho thấy khi một trong hai hoặc vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động thì người ở nhà phải đảm đương hết mọi công việc nhà như chăm sóc con cái, làm nông nghiệp, tham gia các hoạt động cộng đồng…và những công việc đó những người ở nhà đều đảm nhận rất tốt. Ngoài ra thì còn có kiểu di cư là cả hai vợ chồng cùng đi thì sự phân công lại lao động này đều giành hết cho những người ở nhà. Nhìn chung nam giới có xu hướng đi làm ăn xa nhiều hơn so với nữ giới.Điều này có thể vì những người đi làm ăn xa nam có những thuận lợi hơn so với nữ giới chẳng hạn như việc lao động, điều kiện sống xa nhà.Vả lại công việc ở nhà phụ nữ đả đương cũng có nhiều thuận lợi hơn như việc nuôi dạy con cái, quán xuyến các công việc nội trợ và ngay cả việc làm nông. Đây là một loại hình phân công lại lao đông khá phỏ biến trong những gia đình có người di cư. Sự phân công lại lao động trong gia đình mang lại cơ hội thay đổi vai trò giới và hy vọng rằng điều này sẽ dẫn tới những bước tiến về công bằng giới điều này có thể xảy ra vì những người vợ ở lại có được nhiều sự khiển soát hơn đối với tài sản của hộ gia đình và cũng bởi vì các công việc sản xuất mà họ đảm nhận rõ ràng hơn những vai trò sinh sản mang tính truyền thống mà người ta thường gán cho người phụ nữ, nhờ đó sẽ tăng vị thế của người phụ nữ tuy nhiên cũng không nên quá tin tưởng vào các tác động mang tính thay đổi này. Trên thực tế những công việc mà người phụ nữ thường đảm nhận là các công việc đồng áng cũng chính những công việc đó đã không mang lại một vị thế rõ ràng cho người phụ nữ. Trong một nghiên cứu tại Nam Định khi phụ nữ di cư thì người chồng thường đảm nhận những trách nhiệm công việc mà người phụ nữ vẫm làm trước khi di cư hoặc đôi khi do những họ hàng lớn tuổi hơn đảm nhiệm. Tuy nhiên sự phân công lao động – như là sự thay đổi vai trò giới tạm thời này trên thực tế không tạo ra sự thay đổi các vai trò về giới vì khi phụ nữ quay về họ lại đảm nhận những công việc của họ. Điều này cho thấy các tác động của di cư lên hộ gia đình tại nơi đi có thể ảnh hưởng tiến tới công bằng giới nhưng để có những thay đổi này cần phải có những thay đổi hơn nữa về mặt xã hội. 2.1.1.2 Tác động đối với người già ở lại nơi đi: Gần đây các vấn đề về phúc lợi xã hội cho người già ở Việt Nam đã được quan tâm phần lớn là do sự suy giảm mô hình gia đình có nhiều thế hệ, người già trong gia điình trở thành những người phụ thuộc vào họ hàng và chỉ một số ít người già được nhận tiền phúc lợi công cộng. Khi những người trong gia đình di cư và để lại người già ở nhà thì phần lớn người già cảm thấy cô đơn nhưng họ cũng bày tỏ sự hài lòng hơn đó là về thu nhập và đời sống của những người già được cải thiện hơn, họ có khả năng chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Điều này có thể lý giải mặc dù vắng bóng người chăm sóc khiến người già cảm thấy cô đơn hơn nhưng những người di cư thường điều chỉnh vấn đề này bằng cách gửi tiền và quà về cho người già. Ngày càng có nhiều dịch vụ chăm sóc người già được thương mại hóa như người nhận tiền gửi có thể thuê những người khác sống tại cộng đồng chăm sóc người già thường xuyên hay không thường xuyên. Trong một số trường hợp việc chăm sóc người già được luân phiên giữa các anh em và đến phiên người nào chăm sóc thì sẽ nhận được phần đóng góp của các anh em khác thường là bằng tiền mặt để chăm sóc cha mẹ. Di cư đầu đi ngoài tác động đến các lĩnh vực trên thì nó còn có tác động tích cực ở đầu đi đó là khi những người di cư trở về quê hương thì họ đã làm thay đổi diện mạo địa phương nơi mình sinh sống như các nhà cao tầng mọc nên như nấm, việc đầu tư cho sản xuất cũng tăng lên so với trước rất nhiều điều đó làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Mối quan hệ trong gia đình, dòng họ của những người di cư cũng là một vấn đề quan trọng mà người di cư gặp phải vì khi họ di cư thì họ ít có cơ hội giao tiếp đối với những người thân trong gia đình điều này gây ra nhiều khó khăn về mặt tinh thần cho người di cư. Khi di cư như vậy thì cũng đã giải quyết được tình trạng thiếu việc làm của nơi đi chẳng hạn như nhưng người di cư theo con lắc thì trong những thời gian rảnh rỗi họ lại ra các thành phố lớn để tìm việc làm và khi mùa vụ đến thì họ lại trở về quê hương, tình trạng xóa đói giảm nghèo cũng được cải thiện hơn. Đây là một loại di cư điển hình ở tất cả các nước trong đó có Việt Nam. 2.1.1.3 Tác động đối với trẻ em ở lại nơi đi: Tác động của di cư tới trẻ em của các gia đình có người di cư là một vấn đề khác cần quan tâm, tuy nhiên vấn đề này chưa được chú ý tới trong bối cảnh di cư trong nước ở Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy khoản chi lớn thứ 3 của gia đình còn ở lại quê hương từ tiền gửi là vào giáo dục. Cứ 5 người được hỏi trong cuộc điều tra thì có một người cho biết có sử dụng tiền gửi vào mục đích này. Điều này phù hợp với kết quả cho rằng tác động lên giáo dục cho trẻ em của gia đình có người di cư là một trong hai mối quan tâm lớn nhất của gia đình ở lại quê hương. Bên cạnh những kết quả về tăng chi tiêu cho học hành của con cái mà người di cư để lại ở quê hương, một vài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu tác động của di cư lên tình trạng sức khỏe và học hành của các em. Chẳng hạn một nghiên cứu gần đây do Viện xã hội học nghiên cứu năm 2009 cho thấy việc thiếu đi hoặc cha hoặc mẹ trong gia đình, trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi trở nên rất yếu thế với các rủi ro về sức khỏe. Về giáo dục, hơn một nửa số gia đình được điều tra cho biết họ không hài lòng với kết quả của con ở trường khi cha mẹ hoặc cả cha và mẹ cùng di cư, điều này đồng nghĩa với việc con cái thiếu hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ và các em phải mất nhiều thời gian cho công việc gia đình hơn. Điều thú vị hơn ở đây là nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra các kết quả khác nhau, đôi khi trái ngược về thời gian lao động mà con cái ( cả con trai và con gái) phải đóng góp để thay thế cho bố mẹ khi bố mẹ di cư. LĐDC ảnh hưởng tới quan hệ giữa cha mẹ - con cái: Có những đứa trẻ thêm thương và hiểu hơn cho bố mẹ chúng, thấu hiểu được những nỗi vất vả cực nhọc của bố mẹ. Cũng có những trường hợp khi cha mẹ đi làm ăn xa, việc quan tâm đến con cái ở nhà cũng không được như trước nữa. Nguyên nhân là do cha mẹ đi xa không quan tâm đến con cái, không có điều kiện tâm sự để hiểu nhau... Họ để lại con cho ông bà nuôi nấng. Có nhiều gia đình ông bà tuy tuổi đã già vẫn phải làm lụng để nuôi cháu thay con. Nhiều gia đình có người đi LĐDC thành công, gửi tiền về cho gia đình, xây dựng nhà cửa. Thế nhưng, nhà thì ngày càng rộng ra mà những đứa trẻ lại thiếu tình thương từ cha mẹ chúng.. Sự tác động đến việc chăm sóc, giáo dục dạy dỗ con cái: Phần lớn người dân đều cho rằng khi có người thân đi LĐDC thì việc chăm sóc giáo dục con cái vẫn bình thường. Bên cạnh đó vẫn có nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục chăm sóc con cái không thuận lợi như trước, con cái thường bỏ học giữa chừng, hoặc học hành sa sút so với trước khi cha mẹ đi làm ăn xa. Tốt hơn là vì có khoản tiền để đầu tư cho con cái học hành, mua sắm đồ dùng, dụng cụ học tập, học thêm. Còn nguyên nhân chính dẫn đến xấu hơn là bố mẹ không ở bên cạnh con để dạy bảo con, không có tiền gửi về để lo việc học hành cho con ở nhà. Nhiều hộ gia đình nghèo không đủ tiền cho con ăn học nên con cái đành nghỉ học sớm, đi làm thuê phụ giúp bố mẹ từ khi học xong cấp 2,... Việc chăm sóc, giáo dục con cái ở các gia đình có người đi LĐDC vẫn là một điều băn khoăn, trăn trở. Rất nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa nhà. Hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe máy, dùng điện thoại di động, bỏ học thường xuyên, đi chơi hay đua đòi bạn bè hút chích... ngày càng nhiều hơn. Tiền của cha mẹ gửi về nhiều làm cho con cái thừa thãi về vật chất nhưng thiếu thốn sự chăm sóc của cha mẹ 2.1.2. Tác động đến cộng đồng: Trên thực tế, rất khó để có thể đánh giá tác động thực sự của di cư đến cộng đồng nếu thông tin chỉ dựa trên các ý kiến chủ quan của người dân. Tác động của di cư lên cộng đồng và gia đình tại nơi đi đã nhận được rất nhiều chú ý qua hàng loạt các tài liệu di cư quốc tế chính là việc chuyển giao kiến thức và hành vi của người di cư trở về. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dân di cư sau khi trở về sẽ có trong tay một số tiền giành dụm và họ có thể bắt đầu kinh doanh và đóng góp nhiều hơn cho phúc lợi gia đình và tiềm năng là cho cả cộng đồng, di cư có thể đóng góp tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cũng cần lưu ý rằng kiến thức và hành vi người di cư mang về cộng đồng không phải lúc nào cũng tốt. Đây dường như là một trong những mối quan tâm lớn nhất của gia đình có người di cư. Họ cho biết vấn đề lây truyền tệ nạn xã hội từ thành phố là một trong những mối quan tâm hàng đầu liên quan đến di cư. Các tệ nạn này bao gồm cờ bạc, tội phạm, sử dụng ma túy và mại dâm. Ở cấp độ cộng đồng, trong một nghiên cứu “ Di cư ở Việt nam từ nông thôn ra thành phố” ( viện nghiên cứu phát triển xã hội nhà xuất bản Lao Động năm 2011) đã tập trung nghiên cứu những quan điểm của người được hỏi về tác động của di cư đến phát triển kinh tế - xã hội tại cộng đồng nơi đi. Như có thể thấy ở hình khoảng một nửa số người được hỏi (49,2%) cho rằng di cư có tác động tích cực; khoảng 27% nghĩ rằng di cư không có tác động gì; một phần năm người được hỏi tin rằng di cư có ảnh hưởng tiêu cực; và một số ít (4%) nhận xét rằng di cư có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Hình 1: Đánh giá về tác động của di cư đến phát triển kinh tế xã hội tại cộng đồng nơi đi (1)tích cực (2) cả tích cực lẫn tiêu cực (3) tiêu cực (4)không tác động Cho đến nay, chính phủ và các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ đề cập đến những đóng góp kinh tế của người di cư quốc tế (người Việt Nam ở nước ngoài (Việt kiều) hoặc người đi xuất khẩu lao động nước ngoài) với các số liệu về kiều hối, trong khi những đóng góp của người di cư trong nước đã bị bỏ qua (IOM, 2005; Skeldon, 2006). Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự đóng góp đáng kể của việc di cư trong việc xóa đói giảm nghèo ở những địa phương nơi đi. Điều tra di cư năm 2004 (gSO, 2004) cho thấy khoảng một nửa số người di cư gửi tiền về nhà trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra; và hai phần ba trong số họ gửi về hơn 1 triệu đồng. Nếu tính đến số lượng người di cư (6,6 triệu người theo Điều tra dân số năm 2009), chúng ta có thể ước tính được số tiền gửi về nhà của người di cư trên toàn quốc. Tuy nhiên, con số thực tế phải cao hơn nhiều, do Điều tra dân số năm 2009 không bao gồm số lượng người di cư tạm thời, ước tính khoảng trên 10 triệu người (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2005). Trên thực tế, không có một con số ước tính cụ thể nào về lượng tiền được người di cư trong nước gửi về nhà. Ngoài ra, tác động của di cư trong nước chủ yếu chỉ được biết đến ở cấp độ gia đình, trong khi rất khó để đánh giá ở cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng tiền mà người di cư gửi về nhà giúp cải thiện mức sống cũng như điều kiện sống của gia đình, xây nhà mới, đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động kinh tế khác. Những tác động này chắc chắn sẽ giúp cho sự phát triển chung của cộng đồng nơi đi, một cách gián tiếp. 2.2 Tiền gửi về nhà của người di cư trong nước: Di cư là 1 chiến lược sống của các hộ gia đình để đối phó với những rủi ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia đình ở nhiều không gian khác nhau nhằm tối đa hóa thu nhập gia đình và giảm thiểu những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng gửi về nhà cần được nhìn nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế hộ gia đình. Việc gửi tiền phổ biến và việc sử dụng tiền gửi là một số chỉ báo về đóng góp của người di cư trong nước vào sự giàu có của các địa phương có người di cư trong quá trình phát triển gần đây ở Việt Nam. Những dòng thu nhập như vậy được chuyển từ những nơi có nhiều cơ hội việc làm tới các vùng nông thôn với ít cơ hội việc làm. Nó góp phần vào việc phân chia lại của cải trên phạm vi cả nước có thể đóng góp vào việc xóa đói, giảm nghèo cho những khu vực kém phát triển hơn ở Việt Nam. Dòng tiền gửi của người dân di cư trong nước cho thấy quyết định di cư không chỉ dựa vào mục đích và các nhu cầu chưa được đáp ứng của cá nhân người di cư mà các quyết định này có thể bị tác động bởi các chiến lược của hộ gia đình muốn nâng cao tối đa thu nhập hoặc giảm thiểu rủi ro bằng cách phân tán các nguồn thu nhập. Tiền gửi là một phần thu nhập của người di cư kiếm được tại nơi đến, gửi về nhà mà hầu hết là các khu vực nông thôn và nghèo hơn và vì thế tiền gửi là một trong những tác động trực tiếp tích cực của sự di chuyển lao động trong nước 2.2.1 Đặc thù của dòng tiền gửi: Tiền gửi về chủ yếu là tiền mặt: Những phát hiện của cuộc khảo sát MIS cho thấy rằng đa số các hộ gia đình di cư (73,5%) đã báo cáo là có nhận được tiền hoặc hàng hóa gửi về từ người di cư đang làm việc tại thành phố trong vòng 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn. Như đã đề cập trong chương trước, việc thiếu đất canh tác và các cơ hội tạo thu nhập khiến cho di cư là một phương án khả thi trong các chiến lược sinh kế đối với nhiều hộ gia đình nông thôn. Do thường xuyên cần tiền mặt để trả cho những dịch vụ kinh tế và xã hội khác nhau của gia đình, tiền gửi về nhà (từ người di cư) tạo nên một nguồn tài chính quan trọng để trang trải những chi phí đó. Cũng theo cuộc khảo Sát trên có tới 88,5% số hộ gia đình chỉ nhận được tiền, trong khi tỷ lệ phần trăm người nhận tiền/hàng gửi về nhà (từ người di cư) bằng hiện vật hoặc bằng cả tiền mặt lẫn hiện vật là rất ít, tương ứng với 9,6% và 1,9%. Các nghiên cứu khác về di cư tại Việt Nam cũng đưa ra các kết quả tương tự về tỷ lệ cao nhận được tiền gửi của các hộ gia đ.nh có người di cư. Ví dụ, qua những số liệu có tính đại diện toàn quốc của các cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2002 và 2004, Nguyễn (2008) cũng tìm thấy tỷ lệ các hộ gia đình di cư nhận được tiền gửi về từ người nhà của họ cao như vậy (78,2% trong VLSS 2002 và 86,3% trong VLSS 2004). Số tiền gửi giữa các giới có sự khác nhau Giới được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới di cư và tiền chuyển về qua: những quyết định di cư, nơi đi, lí do, hình thức di cư. Giới cũng ảnh hưởng tới số lượng và tần suất chuyển tiền của người lao động, cách thức đầu tư hoặc sử dụng nguồn tiền chuyển về , khả năng đóng góp cho hộ gia đình và phát triển cộng đồng nông thôn. Một nghiên cứu về sự khác biệt về giới chỉ ra rằng nhìn chung nam giới gửi nhiều tiền về gia đình hơn phụ nữ di cư. Người di cư là nam giới, lớn tuổi hơn và có học vấn cao hơn thường có nhiều vốn xã hội hơn, do đó đóng góp về thu nhập thường cao hơn những người di cư là nữ, trẻ tuổi và có học vấn kém hơn. Tuy nhiên, nhìn chung số tiền gửi chiếm 10% thu nhập của nam giới trong khi đó tỉ lệ này là 17% đối với phụ nữ. Hơn nữa, phụ nữ thường có xu hướng gửi tiền cho nhiều thế hệ trong khi nam giới thường có xu hướng chăm sóc người trong cùng thế hệ. Giới tính của người di cư có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến lượng tiền họ gửi về nhà. Điều này là phù hợp với những mong đợi về vai trò giới ở Việt Nam cho rằng đàn ông phải có trách nhiệm hỗ trợ gia đình về mặt tài chính trong khi phụ nữ lại được khuyến khích dành dụm một khoản tiền cho bản thân mình. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn nơi mà an sinh xã hội và lương hưu cho người cao tuổi rất hạn chế, người già hầu như chỉ dựa vào sự hỗ trợ của con trai mình. Nghiên cứu về tiền gửi về nhà (từ người di cư) trên toàn thế giới cho thấy rằng tác động kinh tế trực tiếp và rõ ràng nhất của tiền gửi là sự đóng góp đến phúc lợi của hộ gia đình, bao gồm thu nhập gia đình và điều kiện sống. Ở cấp độ cộng đồng, di cư và tiền gửi về nhà có thể làm thay đổi, tăng hoặc giảm, sự phân phối thu nhập ở địa phương. Việc sử dụng tiền gửi về: Như được minh họa ở biểu đồ 2 hầu hết hộ gia đình nhận được tiền gửi (80%) dùng tiền đó để trang trải chi phí hàng ngày. Ưu tiên thứ hai là để dùng cho chăm sóc sức khỏe (khoảng 17%), trong khi giáo dục của con cái nhận được ít sự đầu tư hơn. Mục đích thứ ba của việc sử dụng tiền gửi là để đầu tư vào sản xuất. Một tỷ lệ nhỏ hơn cho biết họ dùng tiền đó vào những việc khác như sửa chữa/xây mới nhà cửa, mua sắm các đồ dùng có giá trị..., nhằm làm tăng địa vị của gia đình họ trong cộng đồng vì tiền nhận được hàng năm là không đủ để nhiều hộ có thể làm như vậy. Ngoài ra, rất ít hộ gia đình sử dụng tiền cho các mục đích xã hội, như đóng góp vào các hoạt động cộng đồng hay giúp đỡ người thân/họ hàng. Biểu đồ2: thể hiện mức độ sử dụng tiền gửi về của các hộ gia đì (Nguồn: Lê Bạch Dương- Nguyễn Thanh Liêm, Từ nông thôn ra thành phố) Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt Nam Việc sử dụng vào chi tiêu cho những hoạt động của các hộ gia đình có tiền gửi về do di cư và hộ không có tiền gửi cũng có sự khác nhau, theo kết quả điều tra của tác giả Lê Bạch Dương- Nguyễn Thanh Liêm. Trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình, những hộ có người di cư thường tiêu nhiều hơn hộ không có người di cư, và trong số những hộ có người di cư, hộ nhận được tiền gửi về thường tiêu nhiều hơn hộ không nhận trong hầu hết tất cả các loại chi tiêu. Bảng 1: Chi tiêu trung bình theo đầu người của các nhóm hộ gia đình Các loại chi tiêu tính theo bình quân đầu người Chi tiêu trung bình tính theo bình quân đầu người (đồng) Hộ nhận tiền gửi Hộ không nhận tiền gửi Hộ có người di cư Hộ không có người di cư Chi tiêu cho lương thực 264.012 258.879 262.177 223.791 Chi tiêu cho giáo dục 72.991 89.564 78.399 60.837 Chi tiêu cho cho chăm sóc sức khỏe 224.179 149.613 203.822 190.289 Chi cho sản xuất 344.067 308.483 334.629 350.909 Chi cho điện/nước 20.576 21.690 20.847 17.079 Chi tiêu cho giải trí/lễ hội/du lịch 18.656 17.670 15.828 12.536 Tổng 317 877 1194 644 Nguồn: Lê Bạch Dương- Nguyễn Thanh Liêm, “Từ nông thôn ra thành phố Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt Nam" Tóm lại, kết quả trình bày ở trên cho thấy di cư và tiền gửi về nhà từ người di cư có đóng góp đáng kể đến phúc lợi của hộ gia định. Số liệu khảo sát đưa ra những bằng chứng về sự khác biệt đáng kể về mức thu nhập hộ gia đình, tình trạng kinh tế gia đình, chi tiêu bình quân đầu người giữa những hộ trong mẫu khảo sát. Giữa những hộ có người di cư, hộ nhận nhiều tiền gửi về hơn trong vòng 12 tháng trước khi diễn ra cuộc khảo sát có mức. Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn, thường cho rằng địa vị kinh tế gia đình họ là “giàu” so với mức trung b.nh trong cộng đồng; họ sống trong những ngôi nhà kiên cố, sở hữu nhiều đồ dùng lâu bền hơn là những hộ không nhận hoặc nhận được ít tiền gửi về. Tương tự như vậy, so với hộ không có người di cư, những hộ có thành viên di cư làm việc ở các khu vực đô thị thường có mức chi tiêu bình quân đầu người cao hơn đáng kể; họ cũng thường tự đánh giá là gia đình họ thuộc hộ giàu, và sống trong những ngôi nhà kiên cố. 2.2.2 Vai trò của tiền gửi: Quá trình dịch chuyển lao động ra đô thị đã làm giảm đáng kể sức ép về nguồn nhân lực và việc làm ở nông thôn. Sự chuyển dịch lao động nông nhàn đến nơi có nhu cầu theo mùa vụ đã phần nào giải quyết sự dôi dư lao động, tạo nguồn thu nhập mới. Tiền gửi về có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng, từ thấp đến cao của một bộ phận thành viên cộng đồng nông thôn. Tiền chuyển về đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho mỗi hộ gia đình nói riêng và làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn nơi đi, vì đa số lao động di cư chủ yếu là từ nông thôn, giúp làm tăng thu nhập, tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ, đóng góp cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho địa phương, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nông thôn và đô thị. Nguồn tiền này cũng có thể dùng để giúp đỡ các gia đình khác bằng việc cho bà con xóm giềng vay mượn lúc khó khăn, vay tiền để đầu tư làm ăn, mở rộng sản xuất. Như vậy nguồn tiền chuyển về không chỉ mang lại những thay đổi cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và còn mang nhiều ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng nông thôn nơi đi. Ý nghĩa tích cực về kinh tế thể hiện ở chỗ dư thừa lao động nông thôn dần được giải quyết, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phát triển những nghề phi nông nghiệp. Nguồn tiền, hàng hóa cũng như những kiến thức được chuyển tải từ thành phố đã giúp thay đổi cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo những ngành nghề kinh doanh mới. Những tiêu dùng thông qua nguồn tiền chuyển về cũng giúp kinh tế địa phương tăng trưởng và phát triển. III. Tác động của di dân tới thành phố Di cư là quá trình thúc đẩy sự phát triển thông qua việc lấp đi những khoảng trống trong thị trường lao động chính quy và không chính quy tại nơi đến. Tuy nhiên điều này mang lại những thách thức cho cộng đồng nơi đến và đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của người di cư tại những nơi này. Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào nơi đến là các khu vực thành thị gồm các thành phố, các khu công nghiệp là các địa bàn đã tăng trưởng đáng kể do di cư. Trong năm 2009, dân số tại khu vực thành thị tăng thêm 7.3 triệu người so với năm 1999, tương đương với 77% dân số tăng trên toàn quốc trong thời kì này. Nói một cách khác trong khi dân số nông thôn chỉ tăng 0.4% trong khi dân số ở khu vực đô thị tăng 3.4%. Mặc dù trong con số này thì chắc chắn có sự đóng góp của gia tăng dân số tự nhiên nhưng với mức sinh ở khu vực thành thị nằm dưới mức sinh thay thế, có thể thấy phần lớn mức tăng dân số tự nhiên của thành thị phần lớn là do di cư. Hơn 60% dân di cư ở độ tuổi 15 - 29 thiếu việc làm đang đổ về thành phố, KCN. Không nhà ở, hộ khẩu, đứng ngoài các dịch vụ xã hội, thu nhập thấp... dân di cư đang gây áp lực lớn cho thành phố. Dù biết trước là sẽ gặp khó khăn, song hầu hết dân di cư đều quyết tâm tìm cuộc sống mới ở nơi di chuyển đến. Ngay như ở Hà Nội, chỉ có 25% số người di cư gặp khó khăn, nhưng những khó khăn mà họ phải đối mặt là rất phức tạp, như: không hộ khẩu, nhà ở…Những rào cản này đã kéo theo thực trạng là họ không được vay vốn, gần như nằm ngoài dịch vụ ưu đãi về y tế, giáo dục, đăng ký xe máy, tìm việc, cấp đất, thuê nhà…; 10 người di cư đến các thành phố (trong đó có Hà Nội) thì chỉ có 1 được chính quyền sở tại giúp đỡ…Điều kiện ăn ở, cư trú rất khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, quyền lợi, con cái người di cư di dân tự do cũng gây ra nhiều hậu quả xấu: mục tiêu phát triển KT-XH của nhiều địa phương bị ảnh hưởng xấu (Đồng Nai, Bình Dương rất thiếu lao động, song chỗ ở của dân lao động gặp nhiều khó khăn); môi trường (xã hội và tự nhiên) bị ô nhiễm, sức khỏe và đời sống tinh thần suy giảm…Ngoài việc phải chịu tác động do đột biến kinh tế, dân di cư nhiều nơi còn lâm vào tình trạng nợ nần; một lượng lớn dân di cư làm thuê không được mua bảo hiểm y tế, xã hội, và chủ sử dụng lao động trốn trách nhiệm… Di dân từ nông thôn ra thành thị có mặt tác động tích cực của nó, nhưng mặt khác nó cũng đặt ra những vấn đề khó khăn và phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị. Những tác động tích cực của nó, chúng ta có thể thấy: ở mức độ nhất định, di dân vào thành thị góp phần thúc đẩy sự phát trỉên đa dạng của các lĩnh vực và các ngành nghề, dịch vụ và có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Chính những người di cư tới Hà Nội để tìm kiếm việc làm đã góp phần bổ sung nguồn lực lao động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triển ngành kinh tế dịch vụ, ngoài ra họ tham gia vào phát triển khu vực phi kết cấu góp phần thỏa mãn nhu cầu về các ngành nghề như: mộc, nề, rèn, …Cung cấp các mặt hàng lương thực và thực phẩm…Hơn nữa, họ cũng tham gia vào lĩnh vực hoạt động lao động phổ thông mà nhà nước chưa bao quát được trong quá trình đô thị hóa như: xích lô, vận chuyển hàng hóa, chuyên chở hành khách và nhiều hình thức hoạt động lao động khác. Nhìn chung, tác động tích cực của di dân ngoại tỉnh vào đô thị tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội tuy không đo đếm được chính xác, nhưng rõ ràng vai trò của nó là không thể phủ nhận. Người dân di cư ngoại tỉnh vào đô thị với mục đích tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Do vậy tính năng động trong việc tìm kiếm việc làm của họ rất cao, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, sức khỏe, khả năng của mỗi người mà họ sẫn sàng tham gia vào các lĩnh vực khác nhau. Do đó, những người lao động này đã bù đắp cho nguồn lực lao động ở thành phố khi tham gia vào những công việc mang tính chất lao động giản đơn, hoặc lao động nặng nhọc nhưng rất cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội. Một số lượng lớn lao động ngoại tỉnh làm việc có tính chất thời vụ ra thành phố tìm việc, họ có thể làm bất cứ công việc gì mà lao động ở thành phố không muốn làm, những công việc nặng nhọc phải dùng sức cơ bắp mặc dù thu nhập của họ không cao lắm song vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở nông thôn. Có thể đưa ra những vấn đề cấp bách nổi bật sau: 3.1 Vấn đề việc làm: Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực tế đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm do tình trạng di dân ngoại thành vào thành phố, điều đó làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây nên sức ép về việc làm tại thành phố ngày càng tăng. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những mặt tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về mặt kinh tế xã hội cho thành phố. Cuộc Điều tra năm 2004 cho thấy mặc dù có thêm thu nhập sau khi di cư, mức thu nhập trung bình của người di cư vẫn thấp hơn nhiều so người không di cư tại nơi họ đến. Trong số những người di cư, nữ di cư và người di cư đến từ các dân tộc thiểu số có vẻ như gặp nhiều thiệt thòi hơn về thu nhập, trung bình họ kiếm được ít tiền hơn so với nữ không di cư và ít hơn thu nhập của nam giới ở cả hai nhóm (di cư và không di cư)90. Vẫn còn tồn tại những sự khác biệt này thậm chí khi xem xét theo các yếu tố về tuổi tác, giáo dục và nghề nghiệp. Một phần của sự khác biệt này có vẻ như là kết quả của việc người di cư tập trung vào các công việc ít được bảo vệ và lương thấp hơn, còn người không di cư lại tập trung trong các lĩnh vực khác. Một số người gợi ý rằng đây là một trong số nhiều hậu quả gián tiếp của hệ thống đăng ký hộ khẩu vì trong thực tiễn, người sử dụng lao động có tính đến tình trạng đăng ký hộ khẩu của người lao động, ngay cả khi việc này không được nói đến trong các văn bản. Số liệu cho thấy người di cư ở khu vực thành thị có xu hướng làm việc ở khu vực dịch vụ (gồm cả dịch vụ chuyên chở như lái xe taxi hay lái xe ôm, công việc làm tại nhà hoặc khách sạn) và khu vực sản xuất và xây dựng. Ngược lại, những người không di cư có xu hướng làm việc ở các vị trí việc làm văn phòng, hành chính và chuyên môn. Một tỷ trọng lớn người di cư ra thành thị là những người tự kinh doanh hoặc làm những công việc ngắn hạn hoặc tạm thời. Việc này cho thấy đảm bảo việc làm cho nhóm dân số di cư này vẫn còn hạn chế. 3.2 Gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: Những năm trở lại đây, Hà Nội tuy đã được Nhà nước chú ý đầu tư về cơ sở hạ tầng, về điều kiện nhà ở nhưng vẫn thiếu và không đồng bộ. Thực tế quỹ nhà ở, công trình công cộng mới xây dựng mặc dù tăng nhanh nhưng không đáp ứng được nhu cầu đô thị hóa (trường học, chăm sóc sức khỏe, cấp thoát nước, điện sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị). Các vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi thêm vào đó khối lượng lớn người di cư ngoại tỉnh tới 2 thành phố. Bên cạnh hàng loạt các hậu quả về xã hội và chất lượng cuộc sống do thiếu cơ sở hạ tầng ở các khu vực đô thị, một hậu quả nhãn tiền khác là hậu quả kinh tế, các hậu quả này bao gồm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời giảm đầu tư trong nước và thậm chí tác động đến du lịch – đây là vấn đề đã được ghi nhận là đã được xảy ra do việc tắc đường triền miên của Băng Koc. Người ta cho rằng sự bế tắc về cơ sở hạ tầng có thể gây đến sự suy giảm kinh tế ở đông nam Việt Nam và sau cùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Để có thể tránh được những tác động tiêu cực này chính phủ cần ưu tiên xây dựng quy hoạch đô thị dành cho người dành cho người nghèo. 3.3 Vấn đề nhà ở Sự hình thành các khu cư trú lấn chiếm đất công, bất hợp pháp, bất quy tắc hay các khu ổ chuột đang là một hiện tượng khá phổ biến. Ở Hà Nội, 4 con sông như Tô Lịch, Lừ, Kim Ngu, Sét là những nơi tiếp nhận nước thải của Thành phố. Hiện nay, ở hai bên bờ sông đã bị nhiều nhà dân xây dựng, lấn chiếm, phần lớn trong số đó là các xóm liều, nhà tạm… của những người di cư tự do, hơn thế nữa họ thải ra sông rất nhiều loại rác thải, làm ứ đọng bùn rác, gây khó khăn cho việc thoát nước, đồng thời gây ô nhiễm môi trờng, dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Trong cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004 người dân di cư cho biết vấn đề nhà ở và tiếp cận với các dịch vụ y tế là những vấn đề mà họ không hài lòng nhất và đặc biệt số phụ nữ không hài lòng về nơi ở cao hơn nam giới. người dân di cư sống trong những nơi không có đủ nhà ở và không tiếp cận đầy đủ tới nước sạch và vệ sinh dẫn tới các hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của người di cư. Chẳng hạn hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có xấp xỉ 30 phường này số dân di cư chiếm hơn 70% dân số cư trú tại địa bàn di cư tại các địa bàn này. Rất nhiều người nghèo đặc biệt là những người mới di cư đến hiện đang sống trong những căn nhà trọ xây tạm và ở những khu vực mà cơ sở hạ tầng hoặc nghèo nàn hoặc không có cơ sở hạ tầng, điện, hệ thống thoát nước và hệ thống giao thông công cộng nghèo nàn hoặc không tồn tại. nhiều người di cư khác lại sống trong những nhà trọ chất lượng thấp và trả tiền cho họ hàng ngày hoặc sống tại nơi làm việc mà thường là các công trình xây dựng. những người di cư này cố dành dụm tiền cho tương lai hoặc gửi tiền về cho gia đình,và vì thế phải giảm thiểu chi phí cho các nhu cầu của mình. Họ chỉ sử dụng rất ít tiền cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe và thực tế này dẫn đến điều kiện sống tạm bợ và không an toàn cho các cư dân và làm tăng các nguy cơ về các bệnh lây nhiễm và sức khỏe kém. Kể cả những khi đã tìm được nhà ở phù hợp, khă năng người di cư thục hiện các yêu cầu quản lý hành chính hoặc giành được các dịch vụ liên quan đến nhà ở thường phức tạp hơn vì lí do hộ khẩu của họ. chẳng hạn những người thuê nhà phải chịu nhiều hạn chế, họ không thể xử dụng đồng hồ công tơ mét riêng và phải chấp nhận mức tiền điện mà chủ nhà đưa ra. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà, người thuê nhà sẽ không có đủ điều kiện đăng ký. Để minh chứng cho nhận định trên nhóm xin đưa ra một hiện tượng đã và đang diễn ra ở hầu hết các thành phố lớn trong cả nước cụ thể là của dân xóm liều của bãi rác Thành Công. Thật khó tưởng tượng ngay bên con đường sầm uất của thủ đô với nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng, lại còn tồn tại một xóm dân cư đông đúc nhưng tạm bợ và nhếch nhác đến nhường vậy. từ đường Thái Hà, vượt qua cây cầu nhỏ vắt vẻo trên dòng mương đen ngòm ngăn cách xóm liều với thế giới văn minh của một đô thị đang trong thời bùng nổ, chúng ta có thể nhìn thấy hàng trăm căn nhà tạm bợ làm bằng đủ các loại vật liệu mà người dân trong xóm có thể kiếm được. Dòng mương đầy xú uế bao quanh bốc mùi nồng nặc. Căn nhà chật chội chủ yếu xây bằng tường mỏng, mái lợp tấm phibroximang hoặc phủ bạt, trần ốp bằng các tấm nhựa rẻ tiền. Vì là đất lấn chiếm nên đường đi lối lại và nhà ở trong xóm nhỏ hẹp, tối tăm và không theo một trật tự nhất định. Ở khu vực những người thuê trọ làm nghề nhặt rác thì chỗ trọ cũng đồng thời là nơi tập kết thu gom phế liệu để phân loại trước khi đem đi tiêu thụ. Có thể nói đủ các hạng người, cùng phế liệu, mùi xú uế, và những căn nhà chật chội, tối tăm là những hình ảnh điển hình của xóm liều bãi rác Thành Công. Bãi rác Thành Công là một khu vực nổi tiếng từ lâu ở Hà Nội nên người tứ xứ rủ nhau đến đây tá túc và tìm kiếm việc làm. Chỉ một bộ phận người lao động ngoại tỉnh, thường là cặp vợ chồng trẻ, có thể mua hay thuê trọn cả một căn nhà tạm, số còn lại thường thuê trọ trong hàng xóm liều theo hai hình thức: thuê ngày và thuê theo tháng. Diện tích các ngôi nhà thường rất nhỏ chỉ khoảng từ 10-15m2 vào khoảng 400 ngàn đồng/phòng/tháng. Đối với người thuê trọ đêm thì vào khoảng 4 ngàn/người/đêm. 3.4 Vấn đề về môi trường Về những ảnh hưởng của di dân tự do đối với môi trường, kiến trúc đô thị: Khi chuyển đến nơi cư trú mới, người di cư có một số nhu cầu cần được đáp ứng, trước hết là nhà ở. Tuy nhiên, do diện tích nhà ở của người dân Thành phố Hà Nội thấp, việc tìm một nơi trú ngụ đối với người nhập cư là hết sức khó khăn. Phần lớn dân di cư tự do tự tìm cho mình chỗ ở tại các “xóm lều” với những mái nhà được dựng lên tạm bợ bằng những vật liệu rẻ tiền như giấy dầu, cót ép, tranh tre, nứa lá. Các khu cư trú này thường ở các vùng giáp ranh, gần ngoại thành, không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc có song rất yếu kém. Phần lớn là gần các sông hồ, các bãi rác, nghĩa địa, gầm cầu…. Đây cũng là khu vực ít bị kiểm soát, có sức thu hút đối với người nghèo đô thị cũng như người di dân tự do ra Hà Nội tìm việc kiếm sống. Chính những điểm này đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu. Quá trình đô thị hóa diến ra nhanh và điều đó cũng tất yếu dẫn tới mâu thuẫn giữa môi trường và sự gia tăng dân số. Những mâu thuẫn đó đã tác động không tốt tới đời sống của người dân thành phố, ví dụ như: - Chất thải sinh hoạt, mức gia tăng dân số quá nhanh hiện nay luôn gắn với việc ô nhiễm môi trường và gây bất lợi cho hệ sinh thái. Hà Nội mỗi ngày có khoảng gần 2.000 m3 rác thải, trong khi chỉ giải quyết được khoảng 50% số rác đó. Như vậy, dân số đông với tốc độ tăng quá nhanh, trong khi khả năng xử lý rác thải chưa đáp ứng được đang đặt ra một vấn đề lớn về tình trạng ô nhiễm vệ sinh môi trường của thành phố. - Nước sinh hoạt, mặc dù có những cải thiện về hệ thống cấp nước, nhưng lượng nước sạch bình quân đầu người của thành phố vẫn không tăng vì dân số tăng nhanh. Hiện nay, một số mạch nước ngầm của thành phố cũng bị ô nhiễm do khai thác quá tải và không tuân thủ quy trình công nghệ khai thác. - Không khí và tiếng ồn, cùng với quá trình đô thị hóa, với sự phát triển của công nghiệp và giao thông vận tải đã làm tăng các loại khí gây độc hại trong thành phố. Sự ô nhiễm trong các khu vực gần nhà máy và các trục giao thông chính vượt quá giới hạn cho phép, bụi vượt quá tiêu chuẩn từ 4-10 lần, khí CO2, NO2 từ 2-4 lần, khí SO2 vượt từ 3-5 lần. Sự phát triển của dân số và các phương tiện giao thông vân tải kéo theo sự gia tăng tiếng ồn. Các khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc bị chịu tiếng ồn đã vượt quá mức độ cho phép. - Tắc nghẽn giao thông: Dân di cư tự do tới Thành phố mưu sinh bằng nhiều loại hình công việc. Có những công việc ở trong nhà, nhưng cũng có những công việc ở ngoài đường như bán hàng rong, bán vé số, vận chuyển nguyên vật liệu, xe ôm… Để cạnh tranh và muốn có thu nhập họ sẵn sàng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, trong quá trình tham gia giao thông nhiều ngời lại không hiểu biết luật lệ giao thông, không biết những quy định của Thành phố về giao thông như các khu vực cấm một số phương tiện lưu thông, hay thời gian cấm một số phương tiện lưu thông, họ bất chấp nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, chở quá số người quy định, không thực hiện đúng các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông…. Tất cả những yếu tố này là những nguyên nhân không nhỏ gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông. 3.5   Mất trật tự công cộng và gia tăng sức ép về quản lý cho các cấp chính quyền. Bảng 2: Đánh gia tac động của di cư lên một số mặt liên quan đến cac tệ nạn xã hội tại thanh phố nơi đến theo tinh trạng di cư Đặc điểm Không di cư Di cư lâu dài Di cư tạm thời Lâu dài Tạm thời Sử dụng chất gây nghiện Tích cực 1,9 0,8 2,7 2,0 Không có tác động 42,3 55,3 62,2 55,8 Tiêu cực 55,9 43,9 35,1 42,2 Mại dâm Tích cực 1,9 0,3 1,3 1,4 Không có tác động 40,2 54,2 61,8 54,5 Tiêu cực 57,9 45,5 36,9 44,1 Trộm cắp Tích cực 2,0 0,8 1,8 1,6 Không có tác động 40,4 53,4 58,2 51,9 Tiêu cực 57,6 45,8 40,0 46,5 An ninh trật tự Tích cực 2,3 0,8 2,2 2,0 Không có tác động 35,7 51,8 56,0 51,2 Tiêu cực 62,0 47,3 41,8 46,8 Nguồn: Lê Bạch Dương- Nguyễn Thanh Liêm, “Từ nông thôn ra thành phố Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt Nam" Lao động tự do di chuyển vào Hà Nội, nhất là di cư mùa vụ tìm việc làm và cư trú trong những khoảng thời gian không xác định, họ thường không đăng ký tạm trú hoặc thường trú, điều này gây ra những khó khăn nhất định cho việc quản lý nhân khẩu tại đô thị. Việc hình thành nhiều chợ lao động (chợ người ) phần nào làm phức tạp thêm cuộc sống tại các đô thị. Chợ lao động là hình thức vốn có của thị trường lao động những hiện nay do không được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến hiện tượng mất trật tự công cộng và an toàn xã hội. Một bộ phận người di cư tự do khi đến Hà Nội vì những lý do khác nhau, kể cả những người vướng mắc đến pháp luật, có tiền án, tiền sự, lênh truy nã …đã gây ra hiện tượng làm mất trật tự an ninh, nhất là ở nơi công cộng, giao thông đường phố làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp cho dân cư đô thị. Các cuộc điều tra cho thấy, những người di chuyển về Hà Nội có những hạn chế nhất định về chuyên môn, tay nghề nên phần đông trong số họ phải làm đủ các loại công việc. Cuộc sống tạm bợ qua ngày của những người lang thang và di dân tự do hình thành nên các tụ điểm chợ lao động như: cầu Mai Động, Ngã tư Sở, dốc Minh Khai… gây mất trật tự công cộng và mỹ quan thành phố. Sau khi làm việc căng thẳng và mệt mỏi, người lao động thường tập trung qua đêm ở các xóm lao động và nhà trọ bình dân rẻ tiền. Điều kiện nghỉ ngơi và sinh sống trong các khu vực này không được đảm bảo. Do tính chất công việc, hàng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội, họ dễ dàng tiếp thu cả cái tốt và cái xấu vì vậy họ rất dễ mắc các tệ nạn xã hội. Theo thống kê của công an Thành phố Hà Nội năm 2007 đã có 2.159 vụ phạm pháp hình sự do dân di cư gây ra, chiếm 30,8% tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn Thành phố. Số vụ việc do dân di cư gây ra hàng năm có chiều hướng gia tăng theo số vụ và số đối tượng tham gia các vụ phạm pháp hình sự. Năm 2005 có 1.317 vụ với 2.293 đối tượng tham gia thì đến năm 2007, số vụ việc đã tăng lên 2159 vụ với 3.841 đối tượng, tăng so với năm 2006 là 1,6 lần về số vụ và 1,7 lần về số đối tượng tham gia. Việc càng nhiều đối tượng tham gia vào các vụ phạm pháp hình sự, cho thấy đã xuất hiện sự cấu kết thành băng ổ nhóm hoạt động phạm tội giữa những người di cư tự do gây ảnh hưởng cho vấn đề an ninh trật tự và khó khăn cho các nhà quản lý. 3.6 Các mạng lưới xã hội nông thôn – đô thị và sự kỳ thị xã hội 3.6.1 Mạng lưới xã hội: Những thành viên gia đình ở lại nông thôn: Các kết quả phân tích cho thấy người di cư, đặc biệt là những người di cư tạm thời, vẫn có nhiều ràng buộc chặt chẽ với quê hương, có tới trên hai phần ba số người di cư lâu dài và đại đa số (trên 90%) người di cư tạm thời có người thân trong gia đình vẫn sống ở quê. Phân theo độ tuổi của người ở lại có thể thấy rất nhiều người trong số những người ở lại là những người già và trẻ em. Liên lạc với người thân trong gia đình hiện sống ở quê : gần như tất cả người di cư ở tất cả các nhóm có liên lạc với người thân trong gia đình hiện sống ở quê trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát: Tỷ lệ này lần lượt là 95%, 98% và 98% cho người di cư lâu dài, tạm thời lâu dài và tạm thời tạm thời. Người di cư liên lạc với người thân ở quê khá thường xuyên. Gần một phần ba số người di cư ở tất cả các nhóm liên lạc với người thân ở quê ở mức độ hàng tuần và thêm trên một nửa số người di cư ở tất cả các nhóm có liên lạc với người thân ở quê ở mức độ hàng tháng. Với nhiều ràng buộc hơn với người ở quê, cũng không ngạc nhiên gì khi các kết quả phân tích cho thấy người di cư tạm thời và nhất là tạm thời tạm thời có tần suất liên lạc với người thân ở quê cao hơn những người di cư lâu dài. Gọi điện và về thăm nhà trực tiếp là hai kênh liên lạc chính của người di cư với người thân trong gia đình hiện sống ở quê. Quan hệ với hàng xóm láng giềng và dân địa phương: mối quan hệ giữa người di cư với những người dân đã sống lâu đời tại địa phương cho thấy đa số người di cư tự đánh giá mình có quan hệ tốt hoặc quan hệ bình thường với người dân địa phương. Hỗ trợ của người dân thành phố và chính quyền địa phương cho người di cư: Theo kết quả 1 cuộc điều tra thì gần hai phần ba số người di cư không nhận được hỗ trợ gì từ những người sống trong cùng thành phố. Trên một nửa số người trả lời cho rằng chính quyền địa phương chưa giúp đỡ hay hỗ trợ gì cho quá trình sinh sống của họ tại địa phương và số còn lại cho rằng họ đã ít nhiều nhận được sự hỗ trợ hay giúp đỡ từ chính quyền địa phương. 3.6.2 Sự kì thị xã hội: Người di cư trong nước hình thành một mạng lưới mạnh mẽ cho chính họ, hướng dẫn việc tiếp tục di cư bằng cách lôi kéo bạn bè và gia đình từ quê hương. Điều tra di cư của Việt Nam năm 2004 cho thấy rằng 55% nam di cư và 59% nữ di cư biết về nơi đến của họ từ một người bà con, và 38% nam và nữ di cư biết về nơi đến từ bạn bè (với 7% nam giới và 3% nữ giới biết về nơi đến thông qua các phương tiện khác). Những mạng lưới này của người di cư tại nơi đến đặc biệt quan trọng đối với người di cư, do tình trạng chưa đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký hộ khẩu tạm trú, họ không kết nối được tới hệ thống hỗ trợ của Chính phủ và hỗ trợ chính thức khác và họ gặp khó khăn khi tiếp cận các tổ chức quần chúng. Thường thì thời gian làm việc kéo dài của họ cũng không cho phép họ tham gia các hoạt động xã hội hoặc tham gia các cuộc họp của các tổ chức quần chúng và sự hiểu biết của họ về tổ chức công đoàn thường rất thấp. Ví dụ, Điều tra di cư của Việt Nam cho thấy trong 3 tháng trước thời điểm điều tra, chưa đến 10% người di cư tham gia các hoạt động của các tổ chức quần chúng hoặc các sự kiện cộng đồng tại nơi họ sinh sống. Họ cũng ít tiếp cận tới báo chí, hay các hoạt động vui chơi, giải trí khác. Nhiều nữ di cư ở độ tuổi trẻ và chưa lập gia đình, họ phải đối mặt với các áp lực của gia đình và xã hội về việc kết hôn, nhưng họ không có thời gian cho các giao tiếp xã hội sau những giờ làm việc kéo dài trong môi trường làm việc nhà máy với nữ giới chiếm đa số. Việc bị cô lập khỏi xã hội trong một môi trường mới lạ có thể dẫn tới sự thiếu tự tin trong việc kết bạn. Phụ nữ nuôi con nhỏ đối mặt nhiều thách thức hơn vì họ không có bố mẹ bên cạnh và mạng lưới tại cộng đồng như ở quê hương để hỗ trợ họ chăm sóc con cái và làm các công việc nội trợ khác. Sự kỳ thị xã hội đối với người di cư cũng khiến họ bị cô lập vì người di cư thường bị người bản xứ coi là không đáng tin cậy và phiền toái. Họ bị phân biệt và bị coi là gốc rễ của những “tệ nạn xã hội” ảnh hưởng tới xã hội như tội phạm, cờ bạc và mại dâm. Điều này, đã dẫn đến việc họ tiếp tục bị tách ra bên lề xã hội và bị chia tách hơn về xã hội, so với những qui định hiện hành của hệ thống đăng ký hộ khẩu và tiếp cận dịch vụ, góp phần làm tăng rủi ro bạo lực và lạm dụng. Những nỗ lực không ngừng của chính quyền phương cũng như của người sử dụng lao động tư nhân và các tổ chức quần chúng để công nhận những đóng góp của di cư đối với phát triển, và để tăng cường lợi ích của việc di cư, chắc chắn góp phần xóa bỏ những kỳ thị này trong một chừng mực nào đó. 3.7 Đánh giá tác động của di cư Mặc dù di cư mang lại nhiều lợi ích, song cái giá phải trả cho việc di cư - chi phí tiền mặt cũng như hiện tượng stress, sự bất trắc và đôi khi các mối hiểm họa trong mỗi chuyến đi có thể rất cao. TS Đặng Nguyên Anh (VASS) cho rằng, việc người dân từ nông thôn di cư đến đô thị đã tạo ra những áp lực về cơ sở hạ tầng hiện nay ở các thành phố và các dịch vụ xã hội như nhà ở, khám chữa bệnh, hệ thống điện, nước và vệ sinh. Bên cạnh đó, người di cư cũng rất dễ bị tổn thương. Đối với người di cư nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, di cư đầy rủi ro và phải trả giá cao. “Thông thường, người di cư sinh sống trong điều kiện thiếu vệ sinh và không an toàn. Họ cũng không đủ tiêu chuẩn để được hưởng các chương trình hỗ trợ giảm nghèo dành cho người dân sở tại. Còn chủ sử dụng lao động lại thường không tuân thủ những điều luật bảo vệ quyền và nhu cầu của người di cư” – TS Đặng Nguyên Anh nói. Những thách thức của di cư không chỉ nhận thấy ở nơi đến mà còn thể hiện ở nơi đi. Mặc dù những gia đình có người trong hộ di cư có được điều kiện sống tốt hơn bằng tiền gửi về nhưng họ lại phải đối phó với các vấn đề kinh tế xã hội và chịu gánh nặng tâm lý do thiếu vắng một số thành viên trong gia đình. Con cái của họ cũng phải chịu nhiều tác động của việc di cư này. Đảm bảo tiếp cận công bằng các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác cho người di cư cũng là một thách thức. Hệ thống đăng ký hộ khẩu hiện nay là rào cản đối với người di cư trong việc tiếp cận các dịch vụ và thông tin mà người dân sở tại được hưởng. Bên cạnh đó, sự kỳ thị xã hội gắn liền với người di cư khiến người dân sở tại có thể nhìn nhận họ một cách không tin cậy và thoải mái. Rủi ro lớn nhất đối với phụ nữ di cư là bị lạm dụng tình dục và bạo lực, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Cùng đó, do yêu cầu của một số ngành công nghiệp chỉ ưu tiên lao động nữ hoặc lao động nam, đã dẫn đến hiện tượng tập trung lao động cùng giới khá phổ biến. Việc đó, theo TS Nguyễn Thanh Liêm có thể tạo ra sự mất cân bằng giới và liên quan đến các vấn đề hôn nhân, sức khỏe tâm lý... IV. Kết luận: Di cư là một yếu tố đóng góp quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Di cư chính là cơ hội thúc đẩy sự phát triển đồng đều và rộng khắp và giảm sự khác biệt vốn có giữa các vùng, thông qua việc đáp ứng được phần lớn nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp và đầu tư nước ngoài sau khi có chính sách Đổi Mới, và sự dịch chuyển một phần thu nhập về các vùng nghèo hơn.Người ta cho rằng trong phát triển bao giờ cũng có người thắng người thua. Rất nhiều cá nhân và hộ gia đình đưa ra quyết định di chuyển tới nơi khác với mục đích tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng họ chưa phải là những người chiến thắng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền của những đối tượng này và đẩy mạnh những tác động của di cư để mang lại nhiều lợi ích nhất cho cá nhân người di cư, gia đình họ và cộng đồng là một nhiệm vụ quan trọng cho phát triển ở Việt Nam trong tương lai. Bài viết chỉ ra rằng các tác động này sẽ phụ thuộc vào các môi trường chính trị, kinh tế xã hội đồng thời phụ thuộc vào hành vi và nguồn lực của cá nhân người di cư và gia đình của họ. Để có thể tận dụng tối đa lợi ích của quá trình di cư, Chính phủ, chính quyền địa phương và khu vực tư nhân đều có những vai trò trong việc tạo ra một môi trường đầy đủ cho người di cư, cho các hộ gia đình và cho xã hội . Tài liệu tham khảo: Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Dang Nguyen Anh và Le Bach Duong (2007), An sinh xã hội và Lao động di cư từ nông thông ra thành thị các vấn đề thực hành và chính sách, Tạp chí phát triển kinh tế Xã hội của Việt Nam, Số 50. Lê Bạch Dương- Nguyễn Thanh Liêm, “Từ nông thôn ra thành phố Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt Nam" Tổng cục Thống kê và UNFPA (2005), Cuộc điều tra Di cư Việt Nam 2004. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxta_c_do_ng_de_n_kinh_te_xa_ho_i_cu_a_hi_nh_thu_c_di_cu_tu_nong_thon_ra_tha_nh_thi__2184.docx
Luận văn liên quan