Đềtài đã tập trung thực hiện các mục tiêu đềra ban đầu là đánh giá thực trạng pháp luật thuếthu
nhập cá nhân ởnước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến thu nhập từhoạt động sản xuất kinh
doanh, và từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện dựa trên những kiến nghịtừphía cơ
quan nhà nước cho việc sửa đổi bổsung lĩnh vực thuếnày trong thời gian tới.
Hạn chếlớn nhất của đềtài là nguồn sốliệu thống kê thực tếvềmức thu nhập của dân cưtrong
mối quan hệtác động của Thuếthu nhập cá nhân. Chính vì vậy, đềtài không đềcập đến phân tích
định lượng mà chỉtập trung vào những phân tích định tính dựa trên các mối quan hệ, tác động đã
được kiểm chứng trong các nghiên cứu định lượng khác.
Có thểnói vấn đềgóp phần xây dựng chính sách thuếthu nhập cá nhân nhằm đạt được những
mục tiêu công bằng xã hội, thúc đẩy nguồn thu ngân sách và không tạo gánh nặng cho người dân
thực sựlớn lao. Với lượng kiến thức và khảnăng còn nhiều hạn chếcủa tác giảthì những sai sót
trong đềtài là không thểtránh khỏi. Tác giảrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô, bạn bè đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu chính sách để đềtài được hoàn thiện hơn.
30 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp. Sự di
chuyển gánh nặng thuế này sẽ ảnh hưởng đến mức sinh lợi trên vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Vùng miền nào có thuế suất thấp thì mức sinh lợi trên vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ cao hơn và
do đó sẽ có ưu thế hơn về thu hút doanh nhiệp đầu tư kinh doanh tại đó.
Trong nghiên cứu của mình vào năm 1991, Papke đã đưa ra các bằng chứng về tầm quan trọng
của mức lương trả cho người lao động đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư sản
xuất. Vì thuế TNCN có tác động nhất định đến mức lương trước thuế trả cho người lao động nên
chênh lệch về thuế TNCN giữa các vùng/miền của Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong các
quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trong một nghiên cứu khác của Coughlin, Terza và Arromdee năm 1991, các tác giả thấy rằng
vùng/miền có mức lương trước thuế cao thì sẽ gây trở ngại cho đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment- FDI). Theo ước tính của các tác giả, thuế TNCN cao có tác động
ngược chiều đáng kể đến khả năng của vùng/miền trong việc thu hút đầu tư FDI bởi vì thuế
TNCN cao hơn sẽ dẫn đến mức lương trước thuế cao hơn.
b. Tác động đến nguồn cung lao động:
Thuế TNCN có tác động đáng kể đến nguồn cung lao động. Chúng ta có thể xem xét vấn đề này
thông qua phân tích sau:
Trong thị trường lao động, ta có đường cầu lao động (D1) và đường cung lao động (S1). Thị
trường cân bằng ban đầu khi không có thuế với W1 tại điểm A. Bây giờ chính phủ đánh thuế tiền
lương t VND/giờ (thuế TNCN). Thuế làm giảm thu nhập của người lao động t VND/giờ. Kết quả
là cứ mỗi giờ lao động, chi phí lương sẽ tăng lên t VND, khi đó đường cung (S1) sẽ di chuyển đến
(S2). Với đường cầu ở vị trí gốc, sự dịch chuyển này dẫn đến tiền lương cân bằng ở vị trí cao hơn
W2 tại điểm B. Phạm vi ảnh hưởng của thuế được chia sẻ bởi người lao động và công ty phù hợp
với độ co giãn của đường cung và đường cầu (đường nào co giãn hơn thì sẽ chịu gánh nặng thuế
hơn).
Tại vị trí cân bằng mới B, mức lương cân bằng mới là W2 và số giờ lao động lao động cung ứng là
H2<H1 do người lao động chỉ được hưởng mức lương WL, phần còn lại là đoạn BC chính là thuế
4
TNCN phải nộp cho nhà nước. Như vậy gánh nặng thuế TNCN do người lao động chịu là W1WL
và gánh nặng thuế TNCN do doanh nghiệp chịu là W1W2.
WL
(t)
C
H1H2
(S1)
W1
A
B
(S2)
(D1)
Giờ lao động (H)
Tiền lương ( W)
W2
Như vậy ta thấy rằng, gia tăng thuế TNCN có thể sẽ gây ra giảm nguồn cung lao động và tăng
gánh nặng chi phí đối với cả người lao động và doanh nghiệp.
c. Tạo ra sự dịch chuyển các loại hình sản xuất kinh doanh:
Sự dịch chuyển này bao gồm 2 điểm sau:
- Các lĩnh vực có thuế TNCN thấp thì mức sinh lời tương đối trên cơ sở cùng mức rủi ro sẽ
trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nguồn vốn từ các cá nhân di chuyển đến. Nhà nước có thể dựa
trên yếu tố này đề đưa ra chính sách khuyến khích, hạn chế hoạt động đầu tư, sản xuất kinh
doanh theo những chủ trương của mình. Chẳng hạn như để khuyến khích người dân tiết
kiệm nhằm tạo nguồn vốn phục vụ cho đầu tư, Nhà nước có thể không đánh thuế TNCN
hoặc áp dụng với một mức thuế suất thấp, hấp dẫn hơn đối với hình thức tiển gửi tiết kiệm
so với các loại hình đầu tư khác như chuyển nhượng bất động sản, đầu tư chứng khoán.
Hoặc khi lĩnh vực chứng khoán, bất động sản đang bị trì trệ, Nhà nước có thể giảm thuế
TNCN cho các thu nhập từ các lĩnh vực này nhằm kích thích nguồn vốn trong dân chúng di
chuyển vào các lĩnh vực này.
- Các loại thuế khác nhau có thể tạo nên sự chuyển dịch giữa các loại hình hoạt động kinh
doanh nhằm giảm nặng gánh nặng thuế. Chẳng hạn như khi người dân phải chịu thuế TNCN
cao hơn nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) do quy định thuế suất, các
mức giảm trừ, các ưu đãi chưa hợp lý, người dân có thể thành lập doanh nghiệp (doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,…), tận dụng lợi thế các loại hình doanh
5
nghiệp trên về thuế suất, các mức giảm trừ và các ưu đãi khác so với hình thức kinh doanh
cá nhân, hộ gia đình nhằm mục tiêu giảm gánh nặng về thuế.
6
Chương II: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
VIỆT NAM.
1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về Thuế thu nhập cá nhân tại Việt
Nam:
1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, hệ thống chính sách thuế đã được hình thành từ năm
1991 và từng bước hoàn thiện qua các lần cải cách sau:
- Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 50-LCT/HĐNN8 ngày 07/01/1991 về thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao;
- Nghị định số 119/HĐBT ngày 17/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 22/TC-TCT ngày 22/4/1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
của Hội đồng Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về thu thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao;
- Nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH9 ngày 10/3/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về
việc bổ sung Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Nghị định số 23/CP ngày 23/3/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành nghị quyết số
32/NQ-UBTVQH9 ngày 10/3/1993 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc bổ sung pháp
lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 29/TC-TCT ngày 01/4/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị quyết
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc bổ sung Pháp lệnh
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh không số ngày 19/5/1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao;
- Nghị định số 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 27/TC-TCT ngày 30/3/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
số 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao;
7
- Nghị định số 30/CP ngày 05/4/1997 của Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số
05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 39/TC-TCT ngày 26/6/1997 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định
số 5/CP ngày 20/01/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh không số ngày 06/02/1997 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi một số điều
của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh số 14/1999/PL-UBTVQH10 ngày 30/6/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư số 15/2000/TT-BTC ngày 23/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung và
sửa đổi một số điểm trong Thông tư số 39 TC/TCT ngày 26 tháng 6 năm 1997của BộTài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 05/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 và Nghị định số
30/CP ngày 5 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày
19/5/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10;
- Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của
pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Nghị định số 147/2004/NĐ-CP, ngày 23/7/2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị
định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thông tư 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
điểm của Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính.
- Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH do Quốc hội ban hành ngày 21/07/2007
- Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều
của luật thuế TNCN
- Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày
08/09/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN.
8
- Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ
sung thông tư số 84/2008/TT-BTC.
1.2 Nhận định về quá trình hình thành và phát triển:
Luật Thuế TNCN 2007 ra đời là một bước ngoặt lớn đầy ý nghĩa thể hiện tư duy đổi mới trong
việc quản lý pháp luật về lĩnh vực thuế này. So với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao, Luật Thuế TNCN 2007 có những điểm mới sau:
- Về đối tượng nộp thuế: Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cá
nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền
công và một số thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện
hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật thuế TNCN.
- Ngoài ra, có bổ sung thêm đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư
vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
- Thu nhập chịu thuế được mở rộng đối với các khoản như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập
từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản trong đó có chuyển nhượng quyền sở
hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở; chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước. Một
số khoảng thu nhập từ thừa kế, quà tặng; thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức cá
cược, casino.
- Thay việc áp dụng mức khởi điểm chịu thuế bằng quy định về giảm trừ gia cảnh và mở
rộng áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh. Về giảm trừ gia cảnh, ngoài việc
giảm trừ cho cá nhân người tạo ra thu nhập như quy định hiện hành, luật còn quy định
mức giảm trừ cho những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng.
Đây là nội dung cơ bản nhất của Luật, thể hiện được tính công bằng, hợp lý trong điều tiết
TNCN, khắc phục được nhược điểm bình quân cào bằng qua mức khởi điểm của thuế thu
nhập cao.
- Người nộp thuế được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ
thiện, nhân đạo, khuyến học, khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không có nơi nương
tựa.
- Xác định cụ thể về thu nhập tính thuế để đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là khi xác định
thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của các cá nhân
cư trú: Ngoài khoản giảm trừ gia cảnh, thu nhập này còn được trừ thêm các khoản đóng
góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo
9
hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo để áp dụng theo biểu thuế lũy tiến
từng phân.
- Quy định riêng về thu nhập tính thuế, biểu thuế giữa các cá nhân cư trú và cá nhân không
cư trú. Thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Về biểu thuế,
có ba điểm mới là:
• Áp dụng thống nhất biểu thuế lũy tiến từng phần, xóa bỏ được sự phân biệt giữa người
Việt Nam và người nước ngoài (người Việt Nam đang nộp thuế cao hơn);
• Thuế suất lũy tiến từng phần áp dụng đối với cá nhân có thu nhập về tiền lương, tiền
công và thu nhập từ kinh doanh là những thu nhập chính với mức thuế thấp hơn trước
bảo đảm được tính thống nhất và bình đẳng trong động viên;
• Thuế suất cao nhất từ 40% xuống còn 35%, thuế suất thấp nhất 10% giảm xuống còn
5%, vừa nhằm thực hiện chủ trương khoan sức dân, vừa tạo sự hợp lý để khuyến khích
người nộp thuế tự nguyện chấp hành.
2. Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay:
2.1 Nội dung và phạm vi tác động:
Theo luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn dưới luật (nghị định của Chính Phủ và thông tư
của Bộ Tài Chính), nội dung và phạm vi tác động bao gồm:
2.1.1 Khái niệm chung:
a. Thu nhập chịu thuế:
- Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng
chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
• Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
• Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật
về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối
với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm,
phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột
xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần,
tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật
10
lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn
xã hội;
• Tiền thù lao dưới các hình thức;
• Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội
đồng quản lý và các tổ chức;
• Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng
tiền;
• Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong
tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về
cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; Lợi tức cổ phần; Thu nhập từ đầu tư
vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong
các tổ chức kinh tế; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; Thu nhập từ chuyển
nhượng vốn dưới các hình thức khác.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử
dụng nhà ở; Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; Các khoản thu
nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: Trúng thưởng xổ số; Trúng thưởng trong các hình
thức khuyến mại; Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; Trúng thưởng trong
các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ; Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
b. Thu nhập được miễn thuế
11
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con
rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với
nhau.
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân
trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ
với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em
ruột với nhau.
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối,
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ
chế thông thường.
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để
sản xuất.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
- Thu nhập từ kiều hối.
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm
việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
- Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
- Thu nhập từ học bổng, bao gồm: Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; Học bổng
nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của
tổ chức đó.
- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn
lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của
pháp luật.
- Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục
đích lợi nhuận.
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới
hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
2.1.2 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú:
12
a. Thu nhập tính thuế:
- Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập
chịu thuế trừ các khoản sau:
• đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một
số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc;
• Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo bao gồm: (i) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ
sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người
già không nơi nương tựa; (ii) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ
khuyến học.
• Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với
thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau: (i)Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4
triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); (ii)Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là
1,6 triệu đồng/tháng.
- Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng
bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà
tặng là thu nhập chịu thuế của các hoạt động này.
b. Biểu thuế suất:
- Đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công: biểu thuế áp dụng là biểu thuế luỹ
tiến từng phần
Bậc
thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
- Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng
thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng: biểu thuế áp
dụng là biểu thuế toàn phần
13
Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
c) Thu nhập từ trúng thưởng 10
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nộp theo từng lần giao dịch
20
0,1
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản có xác định được chi phí
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không xác định được chi phí
25
2
2.1.3 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú:
a. Đối với thu nhập từ kinh doanh:
- Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh
thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân với thuế suất quy định sau đây:
• Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả
chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không
được hoàn trả. Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế TNCN thì
doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận
được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam
không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
• Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất, kinh doanh như sau: (i) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá; (ii) 5%
đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ; (iii) 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng,
vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
b. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định
bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại luật này nhân với thuế suất
20%.
- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân
không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu
nhập.
c. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
14
- Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số
tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt
Nam nhân với thuế suất 5%.
d. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
- Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định
bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn
tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển
nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
e. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản :
- Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư
trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.
f. Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại:
- Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần
thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế
suất 5%.
- Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định
bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
g. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng:
- Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được
xác định bằng thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 10%.
- Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng
vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; thu nhập từ nhận thừa kế,
quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát
sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam.
2.2 Kết quả đạt được:
Qua hơn ba năm thực hiện, pháp luật về thuế TNCN đã đạt được những mục tiêu đề ra khi ban
hành. Cụ thể:
- Một là, bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế.
• Về đối tượng chịu thuế: Ngoài việc kế thừa có chọn lọc các chính sách điều tiết thu
nhập trước đây (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh
15
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất), Luật
thuế TNCN đã bổ sung điều tiết đối với các khoản thu nhập mới phát sinh, như: thu
nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; thu
nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, bất
động sản và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
Bảng 2.1: Tiền thuế thu được do bổ sung điều tiết đối với các khoản thu (tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Thu từ đầu tư vốn 4,8 642,0 1.300,0
2. Thu từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán 3,7 188,7 210,0
3. Thu từ thừa kế, quà tặng (trừ bất động sản) 15,0 30,5 30,0
Tổng cộng 23,7 861,2 1.540,0
Nguồn: Bộ Tài Chính
• Về số người nộp thuế: đã tăng lên qua các năm: Năm 2009 có trên 747.000 cá nhân
nộp thuế từ tiền lương, tiền công; dự kiến năm 2011 có 1.300.000 cá nhân nộp thuế. Số
người nộp thuế thu nhập từ kinh doanh: Năm 2009 có khoảng 149.700 hộ gia đình, cá
nhân kinh doanh nộp thuế TNCN; đến năm 2011 có gần 194.000 hộ gia đình, cá nhân
kinh doanh nộp thuế. Đối với chuyển nhượng, thừa kế bất động sản: Năm 2009 có gần
850.000 lượt chuyển nhượng, thừa kế; Năm 2011 có trên 1 triệu lượt.
- Hai là, động viên hợp lý thu nhập của dân cư, góp phần đảm bảo công bằng xã hội; thống
nhất các quy định về thuế áp dụng đối với cá nhân có thu nhập, không phân biệt cá nhân
người nước ngoài với người Việt Nam. Luật Thuế TNCN có quy định giảm trừ gia cảnh
trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá
nhân cư trú (mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế 4 triệu đồng/tháng; cho
mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng) và được áp dụng thống nhất không phân biệt
người Việt Nam hay người nước ngoài. Quy định này đã thể hiện nguyên tắc công bằng và
khả năng nộp thuế của người có thu nhập. Bên cạnh đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong công tác quản lý thu, tính đến hết năm 2011 đã có trên 15 triệu cá nhân được cấp mã
số thuế (12,6 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác; 3,2
triệu cá nhân có thu nhập từ kinh doanh). Trong đó chỉ có khoảng 1,3 triệu cá nhân có thu
nhập từ tiền lương tiền công (chiếm 10,2%); 194 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh (chiếm
6%) phải nộp thuế.
16
- Ba là, góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN: Qua 3 năm thực hiện Luật, số thu thuế TNCN
có sự tăng trưởng khá: số thu năm 2009 đạt 110% so với năm 2008, đạt 3,4% tổng số thu
NSNN (năm 2009 Quốc hội cho miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm đối với cá nhân cư trú
có thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, miễn thuế cả năm đối với thu nhập
từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn). Số thu 2010 bằng 183,6% so với thực hiện 2009, đạt
6,1% tổng thu nội địa (khoảng 4,7% tổng thu NSNN). Năm 2011 số thu ước bằng
141,38% so với số thu 2010, đạt khoảng 7,1% số thu nội địa (khoảng 5,5% tổng thu
NSNN).
- Bốn là, góp phần thực hiện kiểm soát thu nhập của dân cư: Tính đến hết năm 2011, ngành
Thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân. Thông qua cá nhân, cơ
quan chi trả được cấp mã số thuế, ngành thuế nắm được số người nộp thuế, số người chưa
phải nộp thuế đối với thu nhập từ tiền lương tiền công và từ thu nhập khác, số thuế thu
được từ các loại thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại nguồn và theo
phương thức kê khai, nộp thuế.
2.3 Các điểm hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định
trong Luật Thuế TNCN đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy
định còn phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế và khó
khăn cho công tác quản lý thuế. Cụ thể:
- Thứ nhất, mức thuế thu nhập chịu thuế không hợp lý, chưa tính đúng, tính đủ chi phí tối
thiểu cho người lao động và để tái tạo sức lao động cũng như trang trải các chi phí xã hội
cần thiết và trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực tế từ năm 2009 đến nay, do
giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao làm ảnh hưởng đến đời sống của người nộp thuế. Vì vậy,
cần thiết phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định trong Luật đối với thu nhập từ
tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh.
- Thứ hai, mức thu quá cao gồm 7 mức thuế từ 5% đến 35% và khoảng cách giữa các bậc
thu nhập để tính thuế chưa hợp lý. Điều này đã làm giảm đi năng lực kinh doanh, không
động viên sự phát triển của doanh nghiệp và người lao động, chưa khuyến khích, thu hút
chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập cao vào Việt Nam làm việc. Doanh nghiệp thì cố
gắng cải thiện quỹ lương mấu chốt để làm sao có thu nhập cho người lao động cao hơn thì
ngược lại phải đóng thuế cho người lao động nhiều hơn và thực tế phần cải thiện lương
cho người lao động rất ít. Do đó đóng bảo hiểm xã hội và đóng thuế cả là một vấn đề hết
sức nặng đối với doanh nghiệp.
17
Ngoài ra, khi xem xét kinh nghiệm của vài nước qui đổi theo ngang giá sức mua PPP thì
mức khởi điểm để tính thuế TNCN của Việt Nam cao. Ví dụ năm 2012, mức khởi điểm
tính thuế của Thái Lan là 8,19 triệu, Trung Quốc là 7,6 triệu, trong khi Việt Nam thu nhập
tính thuế là 5 triệu.
- Thứ ba, mức giảm trừ gia cảnh quá thấp: 1,6 triệu, một người, một tháng, lại qui định cố
định không tính đến yếu tố trượt giá, nhu cầu an sinh xã hội và mức sống của người dân để
xác định mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp.
- Thứ tư, một số quy định về phạm vi, đối tượng đánh thuế chưa phù hợp với thực tế, cụ thể
như: Quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính trong thu nhập chịu thuế từ tiền
lương, tiền công chưa bao quát các trường hợp mới phát sinh theo quy định của pháp luật
liên quan mới sửa đổi, bổ sung; quy định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản chưa
bao quát được các trường hợp uỷ quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người uỷ quyền có
đầy đủ các quyền về nhà, đất, trường hợp đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập nên thiếu
cơ sở để thu thuế.
- Thứ năm, một số quy định về kê khai, quyết toán thuế quy định tại Luật thuế TNCN còn
chưa phù hợp với thực tế, nhất là đối với hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế
khoán.
18
Chương III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Kiến nghị của cơ quan nhà nước trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá
nhân:
Qua phân tích trong chương trước, ta thấy rằng những bất cập còn tồn đọng đối với thuế TNCN
đã gây trở ngại không ít đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo gánh nặng đối với đời sống
của người lao động và giảm tính cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút lao động có trình độ
cao về Việt Nam làm việc. Chính vì vậy, trong dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Thuế TNCN (dự
kiến có hiệu lực từ 01/01/2014), Bộ Tài Chính đã kiến nghị điều chỉnh, hoàn thiện hơn các điểm
quy định trong nội dung luật hiện hành với các mục tiêu, tiêu chí cụ thể như sau.
- Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư
công bằng, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá
nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng;
- Góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương
đồng với nước ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế;
- Đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi
cho người nộp thuế và công tác quản lý thuế, tạo điều kiện cho việc hiện đại hoá quản lý
thuế; Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định, không làm ảnh
hưởng lớn đến số thu ngân sách Nhà nước.
Các điểm sửa đổi cụ thể nổi bật bao gồm:
1.1 Về sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh
Theo Điều 19 Luật thuế TNCN thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế
trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiền công của đối tượng nộp thuế
là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm: giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu/tháng;
cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu/tháng (không hạn chế số người phụ thuộc). Tại thời điểm đó,
Quốc hội chọn mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng đảm bảo
cao hơn mức thu nhập trung bình xã hội và mức này sẽ được giữ ổn định trong một thời gian. Sau
này cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân sẽ tăng dần, khi đó 4 triệu đồng sẽ
trở thành mức thu nhập phổ biến và nhiều người có thu nhập trung bình trong xã hội có điều kiện
để đóng thuế TNCN cho nhà nước và những người có thu nhập thấp vẫn không phải nộp thuế.
Thực tế từ năm 2009 đến nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế - xã hội
19
nước ta gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao làm ảnh hưởng đến đời sống người
nộp thuế. Mặc dù thu nhập có tăng lên cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhưng người nộp thuế vẫn
gặp khó khăn, thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi cần có sự chia sẻ của Nhà nước với người nộp thuế
qua việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh.
Việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh được tính toán, cân nhắc các thông tin
tham khảo sau: (i) Tốc độ tăng trưởng GDP: Với tỷ lệ tăng trưởng GDP những năm qua (2009:
5,32%; năm 2010: 6,78%; 2011: khoảng gần 6,0%) và dự kiến bình quân 5 năm tới (2011 – 2015)
vào khoảng 6,5%-7% thì mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế 4 triệu đồng/tháng tính theo
tốc độ tăng trưởng GDP đến năm 2014 sẽ vào khoảng 5,85 triệu đồng/tháng; (ii) So với biến động
về chỉ số giá (CPI) trong giai đoạn từ năm 2009 – 2014 (CPI năm 2009: 6,52%; năm 2010:
11,75%; 2011: 18.13%, dự kiến các năm sau CPI ở mức dưới 2 con số) thì mức giảm trừ cho bản
thân người nộp thuế 4 triệu đồng/tháng tính theo trượt giá đến năm 2014 khoảng 6,5 triệu
đồng/tháng; (iii) Tham khảo thông tin tại Đề án Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội
và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2013-2020 do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo có đưa ra
một số phương án về mức tiền lương tối thiểu, nhưng căn cứ vào khả năng cân đối của NSNN thì
mức tiền lương tối thiểu cao nhất vào năm 2014 là khoảng 1.650.000 đồng/tháng, tuy nhiên vẫn
đang thiếu nguồn; (iv) Tham khảo kết quả điều tra xã hội học của Tổng cục Thống kê về thu nhập
và mức sống dân cư: năm 2010 công bố tháng 6/2011 thì thu nhập bình quân đầu người năm 2010
tính chung cả nước theo giá hiện hành đạt 1.387.000đồng/người/tháng, trong đó, nhóm hộ giàu
nhất đạt mức bình quân 3.411.000 đồng/tháng/người. Giả định tính toán với tốc độ tăng thu nhập
bình quân mỗi năm khoảng 20% thì đến năm 2014 mức thu nhập bình quân sẽ vào khoảng
2.876.000 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân của nhóm thu nhập cao nhất có thể đạt khoảng
7.073.000 đồng/người/tháng.
Tham khảo kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Hầu như không có nước nào quy
định mức giảm trừ gia cảnh dựa theo một chỉ tiêu, chỉ số cố định mà thường căn cứ vào nhiều yếu
tố như yêu cầu động viên vào ngân sách, chế độ an sinh xã hội, khả năng, thu nhập và mức sống
dân cư để xác định mức giảm trừ hoặc đánh thuế từ đồng thu nhập đầu tiên. Do điều kiện kinh tế
của các nước khác nhau nên khi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Tổ biên tập chọn ra một số
thông số cơ bản nhất để có thể so sánh được, cụ thể như: so sánh với mức GDP bình quân đầu
người, mức thu nhập bình quân xã hội (theo số lần hoặc tỷ lệ %). Đồng thời, các nước đang phát
triển thực hiện mức giảm trừ gia cảnh ổn định trong một thời gian và có thể xem xét sửa đổi mức
giảm trừ gia cảnh khi sửa đổi Luật thuế TNCN.
20
Với các số liệu tính toán, phân tích theo các thông tin về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên và
quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Quốc hội khi thông qua Luật thuế TNCN
năm 2007, của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2015 và quan điểm, mục tiêu, yêu cầu
của việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN lần này thì mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người
nộp thuế 6 triệu đồng/tháng (78 triệu đồng/năm), mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 2,4
triệu đồng/tháng (28,8 triệu đồng/năm) là phù hợp, bởi vì:
Thứ nhất, mức giảm trừ gia cảnh này đã bảo đảm phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ
tăng thu nhập xã hội đến năm 2014 và những năm tiếp theo, không gây khó khăn cho đời sống
người nộp thuế;
Thứ hai, mức giảm trừ gia cảnh này cũng phù hợp với biến động về chỉ số giá (CPI) đến năm
2014;
Thứ ba, mức giảm trừ 6 triệu đồng/người/tháng tương đương 1,7 lần mức GDP bình quân đầu
người năm 2014 (cao nhất so với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng và khá hơn
nước ta). Mức này cũng cao gấp 3,6 lần mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức
(dự kiến là 1.670.000 đồng/tháng) và đảm bảo cao hơn mức thu nhập trung bình của xã hội vào
thời điểm năm 2014.
Thứ tư, với mức giảm trừ gia cảnh này bảo đảm số người nộp thuế không bị giảm nhiều, đáp ứng
được yêu cầu dài hạn là mở rộng diện nộp thuế cùng với tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập
dân cư.
Từ các phân tích trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ và trình Quốc hội điều chỉnh nâng mức giảm
trừ cho bản thân người nộp thuế từ mức 4.000.000 đồng/tháng lên 6.000.000 đồng/tháng; nâng
mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1.600.000 đồng/tháng lên 2.400.000 đồng/tháng. Theo
tính toán ước tính của Bộ Tài chính, nếu không có sự thay đổi về chính sách thì dự kiến vào năm
2014 số thu NSNN từ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khoảng 52.000 tỷ đồng và từ
kinh doanh khoảng 4.000 tỷ đồng, số lượng người nộp thuế dự kiến sẽ có khoảng 4,86 triệu người
chỉ chiếm khoảng 5,5% dân số cả nước vào khoảng trên 20% tổng số cá nhân được cấp mã số
thuế dự kiến năm 2014.
Nếu thực hiện điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu lên 6
triệu đồng/tháng, nâng mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4
triệu đồng/tháng, dự kiến sẽ có khoảng 70% số người đang nộp thuế ở bậc 1 sẽ chuyển sang diện
không phải nộp thuế, 70% số người đang nộp thuế ở bậc 2 sẽ chuyển sang nộp thuế ở bậc 1, tương
tự như vậy, ở các bậc trên cũng sẽ có một bộ phận người nộp thuế được chuyển sang nộp thuế ở
bậc thấp hơn, theo đó, dự kiến giảm thu khoảng 8.150 tỷ đồng.
21
1.2 Về sửa đổi biểu thuế luỹ tiến từng phần
Điều 22 Luật thuế TNCN quy định biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập tính thuế từ tiền
lương, tiền công, từ kinh doanh gồm 7 bậc, mức thuế suất thấp nhất là 5%, mức cao nhất là 35%;
thu nhập tính thuế làm căn cứ áp dụng biểu thuế là thu nhập chịu thuế sau khi đã được trừ các
khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản
đóng góp từ thiện, nhân đạo.
Biểu thuế luỹ tiến từng phần 7 bậc hiện hành được thiết kế trên cơ sở thống nhất nghĩa vụ thuế
giữa người Việt Nam và người nước ngoài, giữa người kinh doanh và người hưởng lương, bảo
đảm thuế đối với người nước ngoài không bị tăng nhiều so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao khi áp dụng Luật thuế TNCN để không tác động tiêu cực đến môi trường
đầu tư. Ngoài ra, bậc thuế suất cao nhất 35% và khoảng cách giữa các bậc thu nhập trong biểu
thuế đã tính đến đặc điểm, tính chất, mối tương quan, tác động giữa thuế TNCN và thuế thu nhập
doanh nghiệp, có tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế. Theo đó, bậc thuế suất cao nhất không
quá cao so với mức thuế suất thuế TNDN (25%) để không gây tác động tới tương quan điều tiết
giữa các loại thu nhập hoặc ảnh hướng tới việc lựa chọn mô hình kinh doanh, giảm thiểu tác động
tiêu cực đến nỗ lực lao động, ý chí kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
Áp dụng biểu thuế này, theo số liệu về quản lý thuế năm 2010 cho thấy số người nộp thuế ở bậc
cao chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng số thuế đóng góp lớn. Thực tế cho thấy mức thuế suất cao nhất
35% hiện nay là cao nên những người nộp thuế ở bậc 7 cho rằng không khuyến khích người có
trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động. Mức thuế cao sẽ làm giảm tính
cạnh tranh nội bộ quốc gia và quốc tế trong thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao
động có tay nghề cao vào Việt Nam làm việc.
Theo chiến lược cải cách thuế 2011 - 2020, mức thuế suất thuế TNDN hiện hành 25%, dự kiến sẽ
điều chỉnh xuống khoảng 22 – 23% vào năm 2015, sau đó giảm xuống còn khoảng 20% vào năm
2020. Để bảo đảm tính tương quan hợp lý giữa thuế TNDN và thuế TNCN, đồng thời có tính đến
xu thế cải cách thuế ở các nước trong khu vực trong thời gian gần đây, cần thiết phải sửa đổi mức
thuế cao 35%.
Để đảm bảo đơn giản, giảm mức điều tiết thuế ở bậc cao mà không gây xáo trộn lớn về chính
sách, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút được chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập cao vào Việt
Nam làm việc, đồng thời đảm bảo được mối tương quan với thuế TNDN theo từng bước của lộ
trình cải cách thuế, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi biểu thuế luỹ tiến
22
từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh quy định
tại khoản 1, Điều 22, Luật thuế TNCN như sau:
Bỏ bậc thuế suất cao nhất 35%, giữ nguyên các bậc thu nhập tính thuế và thuế suất như hiện hành,
theo đó Biểu thuế lũy tiến từng phần còn 6 bậc, thuế suất cao nhất 30%, như sau:
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 30
1.3 Về sửa đổi, bổ sung phạm vi, đối tượng chịu thuế
- Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền
công.
Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì việc bổ sung các khoản phụ cấp, trợ cấp là
cần thiết. Mặc khác, để có cơ sở pháp lý trong thực hiện đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp có thể
sẽ phát sinh sau này do các Luật chuyên ngành khác có quy định, Bộ Tài chính đề xuất trình
Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 3 theo hướng: bổ sung các
khoản phụ cấp, trợ cấp, đồng thời bổ sung quy định “và các khoản trợ cấp, phụ cấp không mang
tính chất tiền lương, tiền công khác theo quy định của Chính phủ” để Chính phủ có thể quy định
kịp thời khi có các khoản phụ cấp, trợ cấp mới phát sinh theo quy định của pháp luật khác.
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Trong thực tế đã phát sinh các trường hợp như người có bất động sản đã làm hợp đồng đổi nhà,
đổi đất có phát sinh thu nhập; hợp đồng uỷ quyền (thực chất là bán) cho các sàn giao dịch bất
động sản tư nhân chuyển nhượng bất động sản… Các hoạt động này thực chất là chuyển nhượng
bất động sản. Để đảm bảo bao quát hết các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính
đề xuất trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 3 Luật thuế TNCN theo
hướng bổ sung quy định: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả thu nhập từ đổi
nhà, đổi đất (nếu có), thu nhập từ uỷ quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người được uỷ quyền có
đầy đủ các quyền về nhà đất theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá về những kiến nghị sửa đổi, bổ sung:
23
Dự luật sửa đổi bổ sung nhìn chung đã thể hiện nhiều đổi mới nhằm khắc phục những bất cập
trong những quy định thuế TNCN hiện hành. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tác giả,
những vấn đề sau đây cần được xem xét:
2.1 Nên hay không nên quy định mức tuyệt đối về giảm trừ gia cảnh trong Luật?
Trong kiến nghị sửa đổi, bổ sung về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài Chính, Có ít nhất hai nhân tố
không khả thi trong các căn cứ nêu trên là:
- Một là, mức giảm trừ gia cảnh này cũng phù hợp với biến động về chỉ số giá (CPI) đến năm
2014.
Việc đảm bảo CPI từ nay đến năm 2014 ở mức một con số chỉ là mơ ước, khó có tính khả thi
bởi vì:
• Nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn, do đó, hiện tượng "nhập khẩu lạm phát" là
khó tránh
• Chủ trương chung của Nhà nước ta là tiến tới thực hiện nguyên tắc giá thị trường, xoá
bỏ các khoản bù lỗ từ Ngân sách Nhà nước. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính
Vương Đình Huệ khẳng định nhiều lần. Theo đó, sẽ xoá bỏ việc bù chéo giá than phục
vụ cho sản xuất điện và giá điện sẽ liên tục tăng.
• Đã và sẽ có rất nhiều loại phí được ban hành nhằm tận thu cho NSNN. Các loại phí
này tất yếu sẽ làm tăng chi phí sản xuất và phí lưu thông, dẫn đến tăng giá hàng hoá,
dịch vụ.
- Hai là, mức này cũng cao gấp 3,6 lần mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức
(dự kiến ở mức cao nhất là 1.650.000 đồng/tháng) và đảm bảo cao hơn mức thu nhập trung
bình của xã hội vào thời điểm năm 2014.
Việc sử dụng mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức làm chuẩn là không thoả đáng vì đó
là mức lương tối thiểu quá lạc hậu, từ nay đến năm 2014 sẽ phải điều chỉnh nhiều lần. Mức
lương tối thiểu đối với người lao động ở vùng I hiện nay là 2.000.000 đ/người và chỉ giữ ổn
định trong năm 2012.
Từ phân tích trên tác giả xin kiến nghị quy định mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người
nộp thuế bằng một hệ số so với mức lương tối thiểu ở vùng I và mức giảm trừ gia cảnh đối với
một người phụ thuộc bằng tỷ lệ % so với mức giảm trừ gia cảnh của bản thân người nộp thuế.
Chẳng hạn, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế bằng 3 lần mức lương tối
thiểu của vùng I; mức giảm trừ gia cảnh của một người phụ thuộc bằng 40% mức giảm trừ gia
cảnh của bản thân người nộp thuế (tính theo tỷ lệ các mức giảm trừ vừa được đưa ra). Quy
định như vậy sẽ tạo ra cơ chế tự động điều chỉnh thuế TNCN khi mức lương tối thiểu được
24
điều chỉnh, không cần có những biện pháp chắp vá, phức tạp gây tốn kém cho cả cơ quan quản
lý nhà nước và người nộp thuế.
2.2 Nên điều chỉnh rộng hơn khoảng cách giữa các bậc thuế?
Về mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế luỹ tiến từng phần mức thuế suất 35% so với nhiều
nước thì cũng chưa phải là cao, Mức thuế suất cao nhất của một số nước trong khu vực như sau:
Việt nam Thai lan Malaysia Trung quốc Philipin
35% 37% 26% 45% 32%
Tuy nhiên, khi so sách mức độ giãn cách giữa các bậc thuế, mức giãn cách của Việt nam là thấp
Quốc gia Tiền tệ Số bậc TNTT bậc thấp nhất TNTT bậc cao
nhất
Số lần
Việt nam Đồng 7 60.000.000 960.000.000 16
Thái lan Bath 5 150.000 4.000.000 27
Malaysia Rm 8 2.500 100.000 40
Trung quốc NDT 7 1.500 80.000 53
Philipin Peso 7 10.000 500.000 50
Singapore SGD 9 20.000 320.000 16
Chính vì vậy, mức điều tiết thuế ở nước ta tăng nhanh. Mức thu nhập chịu thuế suất 35% là trên
80 triệu đồng/tháng tức là trên 960 triệu đồng năm trên thực tế nhiều người có thu nhập trên mức
này chủ yếu là người nước ngoài họ phải chịu mức thuế rất cao so với mức thuế của nước họ. Ví
dụ người độc thân: có thu nhập 5.000 USD/tháng tương đương 100 triệu đồng thì thuế phải nộp
23,8 triệu (so với thu nhập mức điều tiết toàn phần là 23,8%); người có thu nhập 8.000
USD/tháng tương đương 160 triệu đồng, thuế phải nộp 44,8 triệu đồng (so với tổng thu nhập họ bị
điều tiết thuế 28%) như vậy họ phải nộp thuế gần 1/3 thu nhập. Chính vì mức thuế cao đối với cá
nhân có mức thu nhập trên 5.000 USD/tháng họ thường ký hợp đồng lao động không có thuế. Vì
những lẽ đó, tác giả đề nghi tăng độ giãn cách giữa các bậc thuế của Việt Nam lên bằng mức
trung bình của khu vực (khoảng 25 đến 30 lần).
2.3 Thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung
Theo quan điểm của tác giả, thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung Thuế TNCN nên có
hiệu lực từ 1/1/2013 vì:
- Luật Thuế TNCN hiện hành ban hành năm 2007 nhưng đến 1/1/2009 mới có hiệu lực thi
hành là để làm công tác chuẩn bị đưa một sắc thuế hoàn toàn mới vào cuộc sống. Nhưng
đến nay, các văn bản hướng dẫn về Luật thuế TNCN đã có, số người có mã số thuế cá
25
nhân và thực hiện việc nộp thuế TNCN đã tương đối nhiều. Vì vậy, thời gian chờ đợi từ
cuối năm 2012 đến năm 2014 là không cần thiết;
- Nền kinh tế đã và đang có những biến động lớn. Vì vậy, nếu để đến năm 2014, tính khả thi
của Luật sẽ kém, có thể đã phát sinh nhu cầu sửa đổi.
26
KẾT LUẬN
Đề tài đã tập trung thực hiện các mục tiêu đề ra ban đầu là đánh giá thực trạng pháp luật thuế thu
nhập cá nhân ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, và từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện dựa trên những kiến nghị từ phía cơ
quan nhà nước cho việc sửa đổi bổ sung lĩnh vực thuế này trong thời gian tới.
Hạn chế lớn nhất của đề tài là nguồn số liệu thống kê thực tế về mức thu nhập của dân cư trong
mối quan hệ tác động của Thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy, đề tài không đề cập đến phân tích
định lượng mà chỉ tập trung vào những phân tích định tính dựa trên các mối quan hệ, tác động đã
được kiểm chứng trong các nghiên cứu định lượng khác.
Có thể nói vấn đề góp phần xây dựng chính sách thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt được những
mục tiêu công bằng xã hội, thúc đẩy nguồn thu ngân sách và không tạo gánh nặng cho người dân
thực sự lớn lao. Với lượng kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế của tác giả thì những sai sót
trong đề tài là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô, bạn bè đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu chính sách để đề tài được hoàn thiện hơn.
27
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài, “Tài chính công và phân tích
chính sách thuế”, Nhà xuất bản Lao Động năm 2010.
2. Vũ Đình Trọng (2005), Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập với hệ thống thuế Thế giới, Luận văn thạc sĩ
3. PGS.TS Lê Văn Ái – TS Đỗ Đức Minh (2002), Thuế TNCN trên thế giới và vận
dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
4. Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007
5. Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều
của luật Thuế thu nhập cá nhân
6. Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP
ngày 08/09/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá
nhân.
7. Mark Rider (2006), “The effect of Personal Income Tax Rates on Individual and Business
Decisions – A review of the Evidence”,
8. Website:
-
-
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_tieu_luan_cs_thue_detai11_tac_dong_thue_tncn_den_thu_nhap_tu_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_5511.pdf