Đề tài Tác động xã hội của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn (điển cứu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Có nhiều tác giả trong trường phái này như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkhiem, Robert K. Merton, Talcott Parsons, nhưng tất cả đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc xã hội với tư cách một chỉnh thể hệ thống. Theo đó, xã hội là một hệ thống gồm nhiều bộ phận với những chức năng và xã hội phát triển được là do các bộ phận cấu thành hoạt động và gắn kết nhịp nhàng với nhau tạo nên sự cân bằng của cả hệ thống, gồm năm thiết chế là gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị, giáo dục. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong từng bộ phận cũng kéo theo sự thay đổi của cấu trúc xã hội. Sự biến đổi/ thay đổi của cấu trúc tuân theo quy luật tiến hóa, thích nghi và hướng đến sự thiết lập một trạng thái cân bằng, ổn định mới, vừa nhấn mạnh tính hệ thống của cấu trúc xã hội vừa đề cao vai trò của hệ giá trị, chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự thống nhất, cân bằng, ổn định và trật tự xã hội.

doc7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động xã hội của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn (điển cứu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN —&œ– ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG Xà HỘI CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Điển cứu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NHUNG MSSV : 30902030 LỚP: 09030201 Lí do chọn đề tài: Trong văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện định hướng trên, chiến lược đề ra một trong năm quan điểm phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 là: Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển, đồng thời xác định một trong ba khâu đột phá quan trọng là: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân Bà Rịa Vũng Tàu là một trong số ít các tỉnh có được một lúc nhiều lợi thế phát triển công nghiệp. Quá trình phát triển công nghiệp hóa góp phần vào sự tăng trưởng cho quốc gia, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm mức tiến bộ về kinh tế xã hội. Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Một số thể chế, chính sách CNH nông nghiệp, nông thôn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động – nghề nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Quá trình công nghiệp hóa tác động đến đời sống người dân ra sao? Họ có cơ hội gì, thách thức gì và họ được và mất những gì? Với những lý do trên chọn đề tài: tác động xã hội của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu nghiên cứu chung: 1/ Tìm hiểu tác động của một số thể chế, chính sách CNH nông nghiệp, nông thôn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động – nghề nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu 2/ Một số tác động xã hội của quá trình chuyển đối cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động – nghề nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu 3/ Đề xuất một số giải pháp Mục tiêu cụ thể 1/ Tìm hiểu tác động của một số thể chế, chính sách liên quan đến đất đai đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động – nghề nghiệp, việc làm của các nhóm dân cư ở Bà Rịa – Vũng Tàu 2/ Những yếu tố tác động đến cơ hội (khó khăn và thuận lợi) của người dân tiếp cận việc làm mới/ chuyển đổi việc làm (nghề nghiệp) khi có sự thay đổi diện tích, mục đích sử dụng đất nông nghiệp 3/ Tác động xã hội (nhân khẩu học, phân hóa xã hội, lối sống của cộng đồng dân cư) trước tác động của quá trình CNH, ĐTH nông nghiệp, nông thôn ở Bà Rịa – Vũng Tàu 4/ Đề xuất một số giải pháp Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: - Chính quyền địa phương. - Người dân Bà Rịa – Vũng Tàu Đối tượng nghiên cứu: tác động xã hội của quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn (Điển cứu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu về tác động của thể chế, chính sách thường tập trung vào 3 cấp độ: đối với người dân, đối với cộng đồng, đối với quốc gia. Do một số hạn chế, nghiên cứu này tập trung vào tác động của một số thay đổi về thể chế, chính sách dẫn đến những tác động ở cấp độ người dân và cộng đồng nói chung. + Tác động xã hội của một số thay đổi về thể chế, chính sách trong đó tập trung vào vấn đề việc làm, phân hóa xã hội, lối sống người dân - Thời gian: NC giai đoạn từ 1-7-2004 đến nay . - Không gian: xã Phước Thuận Nội dung nghiên cứu 1. Những chính sách, thể chế liên quan đến CNH, nông nghiệp, nông thôn ở Bà Rịa – Vũng Tàu. 2- Tìm hiểu quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động – nghề nghiệp, việc làm ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi (cơ hội & thách thức) đối với người dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp cận việc làm mới,… 3- Cơ cấu xã hội: sự biến động dân số (nhập cư, chuyển cư, di cư); các nhóm vị thế xã hội; cơ cấu xã hội – nghề nghiệp; 4- Mức sống người dân: thu nhập và cơ cấu nguồn thu nhập; Sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm dân cư; Tự đánh giá mức độ hài lòng với mức sống, điều kiện và môi trường sống, điều kiện và môi trường làm việc. 5- Lối sống của các nhóm dân cư: Khả năng điều chỉnh hành vi của người dân để thích nghi với môi trường kinh tế - xã hội mới (lựa chọn hình thức giải trí, mức độ sử dụng thiết bị truyền thông, kênh truyền thông đại chúng,…); Mô hình sử dụng dịch vụ xã hội; Quan hệ xã hội (các hình thức giao tiếp XH, mạng lưới quan hệ XH, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm; mô hình sử dụng thời gian nhàn rỗi 6- Đánh giá về biến đổi xã hội: được và mất? Mức độ lạc quan về tương lai và những lo ngại về các vấn đề xã hội nảy sinh,… 7- Đề xuất giải pháp. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp: NC định lượng và định tính (Đơn vị phân tích: hộ gia đình & cá nhân/ nhóm) Mẫu khảo sát: Ngẫu nhiên phân tầng. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Thu thập thông tin, tư liệu sẵn có: + Các văn bản (nhà nước, tỉnh, địa phương) luật, quy định, chính sách,… liên quan đến CNH, ĐTH; + Báo cáo tổng kết hàng quý/ hàng năm/ 5 năm của UBND, HĐND, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội về tình hỉnh kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương khảo sát; + Các dữ liệu thống kê nghiên cứu về tình hỉnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương khảo sát; - Thu thập thông tin sơ cấp - K/Sát định lượng: bảng hỏi - K/Sát định tính: * Quan sát cộng đồng * PV sâu/ nhóm trong đó PV sâu: 21 hộ (5 hộ/xã): Tiêu chí chọn: + hộ giàu + hộ khá giả + hộ trung bình + hộ cận nghèo + Nghèo + Hộ mua – bán đất phục vụ SX-KD + Hộ bị thu hồi giải tỏa (có/ không được đền bù) PV sâu cán bộ CQ: Chủ tịch/ Phó CT UBND, địa chính, Trưởng ấp Phỏng vấn nhóm: 5 nhóm K/sát về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi việc làm, mức sống của gia đình (Giai đoạn: 2004 – 2011) - Phương pháp xử lý: - Xử lý thông tin định lượng: phần mềm SPSS 11.5 - Xử lý thông tin định tính: phân tích SWOT; mã hóa và phân loại thông tin Khung phân tích: Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Chuyển đổi cơ cấu lao động, nghè nghiệp việc làm Chính sách đất đai Tác động xã hội Lối sống Phân hóa xã hội Nhân khẩu học Giả thuyết nghiên cứu: Ngày nay quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn làm thay đổi đến lối sống của dân cư Hướng tiếp cận nghiên cứu Lí thuyết chức năng: Có nhiều tác giả trong trường phái này như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkhiem, Robert K. Merton, Talcott Parsons, nhưng tất cả đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc xã hội với tư cách một chỉnh thể hệ thống. Theo đó, xã hội là một hệ thống gồm nhiều bộ phận với những chức năng và xã hội phát triển được là do các bộ phận cấu thành hoạt động và gắn kết nhịp nhàng với nhau tạo nên sự cân bằng của cả hệ thống, gồm năm thiết chế là gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị, giáo dục. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong từng bộ phận cũng kéo theo sự thay đổi của cấu trúc xã hội. Sự biến đổi/ thay đổi của cấu trúc tuân theo quy luật tiến hóa, thích nghi và hướng đến sự thiết lập một trạng thái cân bằng, ổn định mới, vừa nhấn mạnh tính hệ thống của cấu trúc xã hội vừa đề cao vai trò của hệ giá trị, chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự thống nhất, cân bằng, ổn định và trật tự xã hội. Sử dụng thuyết chức năng trong đề tài này để nghiên cứu thể chế, chính sách CNH nông nghiệp, nông thôn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động – nghề nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu đặc điểm lối sống văn hóa và các vấn đề của cộng đồng dân cư ở nông thôn. Hàng loạt các vấn đề, các hiện tượng nảy sinh trên cở sở lối sống, giao tiếp của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa Nhiệm vụ bản thân trong trong đề cương chi tiết: tham gia vào việc đi phỏng vấn bằng bảng hỏi và xử lý số liệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctac_dong_xa_hoi_cua_qua_trinh_cong_nghiep_hoa_nong_nghiep_7625.doc
Luận văn liên quan