Bài tiểu luận hay được 9,5 điểm đấy nhé:
Lời mở đầu
Cuộc sống ngày càng phát triển, ngày càng tiến bộ, con người ngày càng có cuộc sống đầy đủ, phong phú hơn, song quy luật “sinh lão bệnh tử” không chừa một ai, cuộc sống luôn luôn tồn tại những khó khăn, rủi ro khó lường từ các hoạt động của con người, từ thiên nhiên, dịch bệnh, các quá trình phát triển kinh tế - xã hội .Điều đó tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của con người, để tồn tại và phát triển con người đã có nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn. An sinh xã hội (ASXH) ra đời đã ngăn chặn và hạn chế bớt những khó khăn, rủi ro trên.
Truyền thống tương trợ, hỗ trợ, san sẻ nhau đã xuất hiện từ xa xưa lúc con người cùng nhau săn bắt, hái lượm để tồn tại, cùng nhau chiến đấu với thú dữ, thiên tai, và cho đến ngày nay trước những biến cố, rủi ro của cuộc sống, tinh thần ấy vẫn được phát huy mạnh mẽ và ngày càng có những hình thức đa dạng như: bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, trợ cấp gia đình, các chương trình xoá đói giảm nghèo, các quỹ tiết kiệm xã hội .Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước.
Vậy an sinh xã hội (ASXH) là gì? Thực trạng ASXH ở nước ta như thế nào? Còn những hạn chế, tiêu cực gì trong ASXH? Vai trò của chính phủ như thế nào trong việc giúp cuộc sống của người dân được nâng cao hơn, đảm bảo công bằng hơn? .Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp từ những tài liệu trên sách, báo, internet .và những gì thấy được ở thực tế, nhóm tiểu luận sẽ giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp trong việc thực hiện an sinh xã hội được tốt hơn, công bằng hơn.
Song kiến thức là bao la, thực tế lại là một bí ẩn khó có thể khám phá hết mọi khía cạnh, những hiểu biết của chúng em lại còn hạn chế nên khó có thể tránh được thiếu sót trong quá trình viết bài này. Rất mong thầy và các bạn góp ý thêm để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài chính công: An sinh xã hội tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được cuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế” trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người gặp rủi ro, bất hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chế hoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống ASXH hình thành và phát triển. Tất nhiên, ASXH là một quá trình phát triển toàn diện, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng phong phú, đa dạng.
Phần 2: Tìm hiểu và phân tích An Sinh Xã Hội ở Việt Nam ( ASXH)
Các vấn đề chung về ASXH ở Việt Nam
1.1 Khái niệm theo quan điểm ở Việt Nam
An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ
1.2 Các bộ phận cấu thành chủ yếu của ASXH ở Việt Nam
Bảo hiểm xã hội.
Trợ giúp xã hội.
Trợ cấp gia đình.
Các quỹ tiết kiệm xã hội.
Các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng…
Các tổ chức chính liên quan đến ASXH ở Việt Nam
Bô lao đông -thương binh và xã hội
Bộ Y tế
Hội chữ thập đỏ
Ngân hàng chính sách xã hội
1.4 Vai trò và tầm quan trọng của ASXH ở Việt Nam.
1.4.1 Vai trò của an sinh xã hội:
Hệ thống an sinh xã hội có vai trò là quản lý và đối phó với rủi ro, bao gồm ba nấc:
Một là, phòng ngừa rủi ro thông qua hệ thống các chính sách bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa vô cùng to lớn và thiết thực đối với đời sống của người lao động trong hệ thống an sinh xã hội. Với việc mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội đến mọi người dân dưới hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện; với chế độ bảo hiểm xã hội bằng các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế; với việc quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội tập trung thống nhất, và với việc quỹ bảo hiểm xã hội được thanh toán độc lập dưới sự bảo trợ và điều hành của Nhà nước, thì hệ thống an sinh xã hội sẽ hoàn toàn có thể làm tốt chức năng phòng ngừa rủi ro.
Trong cuộc sống hầu như không ai không một lần gặp rủi ro, bất hạnh. Có những rủi ro đột xuất không thể dự đoán được, như tai nạn nghề nghiệp, thất nghiệp, nhưng cũng có những rủi ro không ai có thể tránh được như bệnh tật, tuổi già. Bởi vậy, phòng ngừa rủi ro là nhiệm vụ của mỗi người, của toàn dân mà Nhà nước là người đứng ra tổ chức, điều hành. Phòng ngừa rủi ro phải phòng ngừa từ xa. Từ lúc con người còn trẻ khỏe, làm việc, sống bình thường, phải lo tích lũy một số vốn nào đó trong quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế… để khi đã già, yếu không còn sức lao động nữa họ vẫn có thể sống được nhờ vào lương hưu, tiền bảo hiểm tuổi già, tiền bảo hiểm y tế tại các bệnh viện. Thực tế cho thấy, chi phí cho phòng ngừa rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí để khắc phục rủi ro.
Hai là, giảm thiểu rủi ro. Rủi ro xảy ra có thể rất nặng nề, gây nên những mất mát rất lớn về vật chất và tinh thần, nhưng với hệ thống các chính sách an sinh xã hội, hậu quả của các rủi ro đó hoàn toàn có thể được giảm nhẹ, được khống chế ở mức độ có thể chấp nhận được. Để có thể giảm thiểu rủi ro, một mặt, Nhà nước phải có một hệ thống tổ chức, điều hành chặt chẽ, nhưng linh hoạt hệ thống an sinh xã hội; mặt khác, mọi thành viên trong xã hội cũng cần phải có ý thức tự giác tham gia vào các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ an sinh xã hội v.v.. trước hết vì cuộc sống của bản thân và gia đình của mỗi người, sau nữa là vì cộng đồng, sự ổn định và phát triển của xã hội. Việc giảm thiểu rủi ro này chủ yếu thuộc về các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách trợ giúp xã hội có liên quan đến giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm.
Ba là, khắc phục rủi ro được thực hiện chủ yếu thông qua các chính sách trợ giúp xã hội (trợ cấp xã hội, tương trợ xã hội và cứu tế xã hội). Có hai chế độ trợ giúp: thường xuyên (áp dụng đối với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật nặng…) và trợ giúp đột xuất đối với những đối tượng chẳng may gặp rủi ro, hoạn nạn. Hệ thống an sinh xã hội phải có trách nhiệm chủ đạo trong việc khắc phục các rủi ro đó nhằm giúp cho mọi thành viên trong xã hội mau chóng ổn định cuộc sống.
1.4.2 Tầm quan trọng của ASXH:
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, với hơn 100 năm đô hộ của thực dân đế quốc. Đến năm 2009, thu nhập trung bình của Việt nam là 1000 USD thuộc tốt thu nhập trung bình thấp của Thế Giới. Vì vậy, phúc lợi xã hội là vô cùng cần thiết khi đại bộ phận người là người nghèo khổ. Vậy, ASXH là vô cùng quan trọng cho đời sống người dân.
Hệ thống bảo hiểm xã hội:
BHXH đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động.
Bản chất của BHXH là bảo đãm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mật thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp…
Thực hiện BHXH,BHYT nhằm ổn định cuộc sống người dân, trợ giúp người lao động khi họ gặp rủi ro đau ốm … đối với Doanh nghiệp thì nó giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp khi gặp sự cố để họ yên tâm sản xuất kinh doanh.
Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp nhà nước điều tiết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô. Bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển nhưng vẫn giữ vững ổn định xã hội trong từng thời kì cũng như trong xuốt quá trình.
Với quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia BHXH, BHYT đã góp phần thu hút lực lượng lao động vào sản xuất. Việc được tham gia bảo hiểm khi đang làm việc và được hưởng lương hưu khiến ngừoi lao đông hứng khởi trong công việc, tâm lý ổn định hơn.
BHXH là một công cụ quan trọng góp phần điều tiết thu nhập một cách công bằng và hợp lý giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Hệ thống trợ cấp
Hệ thống này hoàn toàn dựa vào các chế độ phúc lợi từ ngân sách nhà nước. người nhận được các quyền lợi mà không cần phải đóng góp. Chính sách này giúp người co công với cách mạng, những người gặp khó khăn như người già neo đơn, bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt … có thể cải thiện đời sống của mình, lạc quan tin tưởng vào tương lai. Qua đó, giúp giữ vững và ổn định chính trị xã hội.
1.4.2.3 Hệ thống các chương trình xã hội khác
Đây cũng là kênh phân phối dựa vào ngân sách nhà nước, nó giúp phân phối lại thu nhập theo từng đối tượng. Chính sách này giúp có ý nghĩa ổn định kinh tế một cách bền vững khi cứu trợ và giúp người dân thoát nghèo.
2.Phân tích thực trạng ASXH ở Việt Nam
2.1 Thực trạng chung hiện nay
Hiện nay, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế còn thấp, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao, tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế ( BHYT) bắt buộc của lao động làm việc ngoài nhà nước còn thấp, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội còn thấp… . Đây là một số đặc điểm chính trong thực trạng ASXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, ASXH ở nước ta hiện nay vẫn có những thành tựu của nó. Nhìn vào thực trạng ASXH hiện nay ta phải tìm ra cách phát huy những thành tựu, mặt tốt của nó. Đồng thời khắc phục những bất cập, thiếu sót của ASXH hiện nay.
Hệ thống các chính sách ASXH của Việt Nam hiện nay gồm nhiều vấn đề. Có thể chia thành 3 nhóm sau đây:
1/ Nhóm các chế độ về Bảo hiểm xã hội: gồm Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện trên nguyên tắc đóng thị được hưởng và cùng chia sẽ rủi ro. Đối tượng tham gia là Lao động theo quy định, các mức đóng góp tạo thành quỹ chung. Các thành viên được nhận Bảo hiểm khi gặp sự cố. Mọi chi phí lấy từ nguồn quỹ chung.
2/ Nhóm các chế độ trợ cấp xã hội: bao gồm các chế độ trợ cấp cho các đối tượng gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do gặp phải rủi ro không may trong cuộc sống. Nguồn chi trả lấy từ Ngân sách nhà nước.
3/ Nhóm các chương trình xã hội khác: Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình y tế, gồm các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác.
Sau đây là thực trạng của các vấn đề đó hiện nay:
1/ Nhóm các chế độ bảo hiểm xã hội:
Mặc dù được tạo điểu kiện nhưng thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do công tác tổ chức thực hiện các chế độ của BHXH còn nhiều bất cập dẫn đến việc thực thi các qui định của Luật bảo hiểm còn nhiều hạn chế.
Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành gồm 03 loại bảo hiểm, gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, và bảo hiểm thất nghiệp đã tạo cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm.
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Từ 4,8 triệu người năm 2001 tăng lên 9,4 triệu người năm 2009, chiếm 18% tổng số lực lượng lao động. Nguồn thu quỹ BHXH bắt buộc tăng nhanh từ 6348 tỷ đồng vào năm 2001 lên 36,8 nghìn tỷ đồng năm 2009. Tổng chi BHXH bắt buộc cũng tăng nhanh, từ 1856 tỷ đồng năm 2001 lên 54,9 nghìn tỷ đồng năm 2009 ( trong đó chi từ ngân sách Nhà nước là 26,8 nghìn tỷ).
Sau một năm triển khai thực hiện BHXH tự nguyện, số người tham gia đạt gần 50000 người. Nguồn thu quỹ BHXH tự nguyện ước tính đạt 69,5 tỷ đồng và chi khoảng 10,9 tỷ đồng năm 2009.
Năm 2009, có khoảng 9% dân số từ 50 tuổi trở lên sống bằng lương hưu.
Công tác quản lý ngày càng đi vào nề nếp, công tác giám sát ngày càng tăng cường, mạng lưới thu chi ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa tham gia BHXH bắt buộc, Nói về bảo hiểm thất nghiệp, luật chỉ cho phép đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều này làm hạn chế khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động làm cho doanh nghiệp nhỏ.
Một bộ phận lớn người lao động không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện do không có cơ hội được hưởng lương hưu khi đến tuổi về hưu vì điều kiện phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
2/ Nhóm các chế độ trợ cấp xã hội:
Cứu trợ xã hội đối với những người nghèo, người không may bị rủi ro trong cuộc sống gồm chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: cách xác định tai nạn lao động như hiện nay là chưa rõ ràng. Có khả năng phát sinh tiêu cực trong thực hiện trợ cấp này.
Trợ cấp ưu đãi người có công đã đạt hiệu quả tích cực. Đã chi trả chế độ trợ cấp 1 lần cho khoảng 3,5 triệu người hoạt động kháng chiến được nhà nước khen tặng Huy chương. Hoàn thành trợ cấp ưu đãi một lần cho khoảng 4 triệu người và khoảng 1,7 triệu thương binh, thân nhân liệt sỹ, lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng … tiếp tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Ngoài chế độ trợ cấp thường xuyên, người có công được ưu đãi nhiều mặt của đời sống xã hội. Một số chế độ ưu đãi được hướng dẫn và thực hiện như BHYT, giáo dục đào tạo và một phần của chế độ ưu đãi nhà, đất.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như người nhận trợ cấp chậm được nhận tiền gây khó khăn cho cuộc sống của họ, các cán bộ xã phường có tình trạng tham nhũng của công, hoặc sử dụng sai mục đích.
Đặc biệt, nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 67/2007NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội đã mở rộng đến các đối tượng tàn tật nặng không có khả năng lao động không chỉ ở các hộ nghèo.
Theo ước tính số đối tượng bảo trợ xã hội năm 2010 sẽ tăng lên 1,6 triệu. Cuộc sống các đối tượng được cải thiện do mức chuẩn tính trợ cấp tăng.
3/ Nhóm các chương trình xã hội khác:
Xóa đói giảm nghèo: Các chính sách, chương trình giảm nghèo trong thời gian qua đã đóng góp vai trò quan trọng trong bảo đảm ASXH cho người nghèo, hộ nghèo, địa bàn nghèo. Hệ thống chính sách giảm nghèo tương đối toàn diện , tập trung vào các vùng đặc thù, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, miền núi.
Giảm nghèo được thực hiện đồng thời trên 3 phương diện: Tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề.. – Hỗ trợ chính sách phát triển thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi.. – Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã đặc biệt khó khăn.
Kết quả tỉ lệ nghèo đã giảm nhanh, từ 29% năm 2002 giảm xuống còn 15,9% năm 2006, và 11,3 % vào cuối năm 2009. Hộ nghèo được tăng cường tiếp cận chính sách. Trong 3 năm 2006-2008, gần 4,2 triệu hộ được vay vốn; gần 2,1 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn làm ăn, chuyển đổi kỷ thuật. 60 nghìn người nghèo được miễn giãm học phí nghề; mỗi năm hỗ trợ được 30nghìn người học nghề; khoảng 7,8 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho trường; 99,54% người nghèo được cấp BHYT năm 2008; 340 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, một số hộ nghèo vẫn không được hưởng các chính sách do bị hạn chế điều kiện tham gia.Các chính sách thiên về hỗ trợ bằng tiền và hiện vật hơn là tạo cơ hội việc làm cho người nghèo tự vương lên. Tuy đã có các chính sách miễn giảm học phí, tặng sách tập cho con em hộ nghèo, nhưng nhìn chung chi phí còn lại họ phải chịu còn cao vượt mức khả năng chi trả. Nên một bộ phận con em hộ nghèo vẫn chưa hoàn thành phổ cập giáo dục. Hỗ trợ y tế còn nhiều bất cập.
Hệ thống dịch vụ xã hội:
Về y tế: song song với phát triển dịch vụ khám chửa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các vùng nghèo, đối vơi hộ nghèo ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức như việc thiết lập các tổ, đội y tế lưu động đi khám, chữa bệnh, thực hiện các hoạt động phòng bệnh theo định kỳ ở nông thôn, bản. Tuy vậy, Các trạm y tế ở các xã chất lượng còn thấp, mới có 46% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ y bác sĩ còn thiếu, các trang thiết bị còn thô sơ, lạc hậu không đãm bảo chất lượng.
Về giáo dục: các mô hình giao dục tập trung, trường bán trú dân nuôi, giáo dục từ xa, từng bước được mở rộng dưới nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều đôi1 tượng xã hội. Tuy nhiên, phòng học cho học sinh các cấp nhất là ở vùng cao còn tạm bợ.
Về điện sinh hoạt: Hệ thống điện ở vùng sâu, vùng xa từng bước được nâng cấp, đồng thời được mở rộng phạm vi bao phủ. Tuy nhiên, vẫn còn 30% số hộ gia đình người dân tộc vẫn chưa có điện so với 12% và 3% của người kinh và người Hoa.
Về nước sạch và vệ sinh môi trường: Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhất là người dân nông thôn vùng sâu, vùng xa được cải thiện thông qua các chương trình nước sạch quốc gia, của UNICEF. Tuy nhiên, vẫn còn 45% hộ dân tộc thiểu số chưa có nước sinh hoạt. Đại bộ phận dân cư nông thôn vẫn còn phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo và sống trong điều kiện vệ sinh thấp kém.
2.2 Những việc đã làm được của ASXH
Cho hộ nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh. Đã giúp nhìều hộ gia đình tự thoát nghèo và không bị tái nghèo.
Xây dựng trường học, trường dạy nghề giúp tăng trình độ tri thức, nhận thức của người dân.
Xây dựng nhiều bệnh viện, trạm xá kể cả ở những vùng nông thôn, núi,…
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giảm khỏang cách giàu, nghèo trong nước.
Hội chữ thập đỏ họat động khá mạnh, đi tới những vùng khó khăn hỗ trợ về nhiều mặt.
Hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật, thành lập quỹ dành cho ngưởi tàn tật.
Xây dựng những chương trình di dân, xóa đói giảm nghèo đã đáp ứng về phân bố nguồn nhân lực, ổn định đởi sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phòng
Tái thành lập Tổng cục dạy nghề để tạo điều kiện nâng cao chất lượng việc làm của người lao động thông qua nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia các hình thức BHXH và BHYT.
Hàng năm cứu trợ đồng bào miền trung gặp thiên tai ( bão tố, lũ lụt,..)
Thành lập quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, …
Đưa ra chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam, chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công Cách mạng.
Chính sách đối với người cao tuổi, đối với bà mẹ và trẻ em.
Các chính sách trợ cấp đối với hộ nghèo, ngưởi thất nghiệp,…
2.3 Những việc chưa làm được của ASXH
Hệ thống ASXH phát triển chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu sự liên kết và hỗ trợ nhau.
Một số chính sách ASXH còn tồn tại những bất hợp lý.
Chưa có các chính sách ASXH đặc thù và phù hợp với dân cư nông thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó khăn.
Diện bao phủ của hệ thống còn chưa cao, tập trung vào các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng nơi có hoàn cảnh sống thuận lợi, chưa mở rộng đối với những đối tượng nông thôn, miền núi vùng khó khăn.
Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế
Năng lực tổ chức và quản lý còn hạn chế đối với các loại hình ASXH.
Nguồn lực đầu tư cho ASXH của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của ASXH.
Hệ thống an sinh xã hội không tác động ngang nhau lên toàn bộ dân số
+ Người giàu hưởng nhiều, người nghèo hưởng ít.
+ Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7%.
+ Người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở nông thôn.
+ Người dân tộc Kinh, Hoa hưởng lợi nhiều hơn dân tộc thiểu số.
+ Sống ở miền Bắc hưởng nhiều an sinh xã hội hơn miền Nam.
2.4 Các vấn đề tiêu cực trong ASXH tại Việt Nam.
Tuy nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách trong công tác ASXH. Nhưng nhìn chung muốn chúng trở nên hoàn thiện, phát huy được còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Thành thật mà nói, công tác kiểm tra, giám sát của chúng ta còn yếu.Trong quá trình thực hiện đã xảy ra nhiều tiêu cực làm hạn chế những hiệu quả của việc thực hiện ASXH nước ta, hoặc có tác động ngược lại gây bức xúc, bất bình trong dư luận. Sau đây là một số trong rất nhiều vấn đề tiêu cực mà nhóm đưa ra để phần nào thấy được những bất cập trong việc thực hiện ASXH ở nước ta. Và những suy nghĩ của nhóm chúng tôi xoay quanh vấn đề này
Một trong những vấn đề đáng quan tâm là bảo hiểm xã hội. Đối với mọi người trong xã hội mà nói, thì những rủi ro thường xuyên đối mặt là: Tai nạn, ốm đau, thất nghiệp, hoặc đơn thuần là già yếu hết khả năng lao động... Và điều mà họ gặp phải khi các vấn đề trên phát sinh là hạn chế hoặc không có tiền chi phí cho cuộc sống. Đây chính là mục tiêu chính của bảo hiểm xã hội, nhưng trong quá trinh thực hiện thì còn nhiều vấn đề nan giải. Một số bệnh nhân đã không ngần ngại lạm dụng khám chữa bệnh để lấy thuốc bằng cách khám nhiều lần, khám nhiều chuyên khoa, khám bất cứ khi nào...rảnh. Những bệnh nhân tham lam đó không phải chỉ là những người bệnh nghèo khổ muốn kiếm thêm chút tiền mà chính là những y bác sĩ nhà nước tại cơ quan y tế tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhiều hình thức lạm dụng và gian lận đã xảy ra như kê nhiều chỉ định cận lâm sàng, kỹ thuật cao để mau thu hồi vốn đầu tư thiết bị cận lâm sàng hoặc để kiếm lời nhiều hơn khi hợp tác với đơn vị thứ ba. Có không ít đơn vị y tế kê khống số lượng, giả mạo chữ ký bệnh nhân để nhận nhiều tiến chi trả BHYT. Có nơi báo cáo quyết toán chỉ căn cứ vào chỉ định của bác sĩ chứ không kiểm tra chỉ định đó có được thực hiện hay không. Việc kiểm tra đối chiếu quyết toán hoàn toàn dựa vào báo cáo của bệnh viện đưa lên chứ không căn cứ vào thực tế. Điều đó tạo kẻ hở cho một số bác sĩ lợi dụng nhiệm vụ tham gia khám BHYT để giả mạo hồ sơ bệnh nhân BHYT rút tiền hàng chục tỷ đồng.
Hay như việc chậm chi trả bảo hiểm cho bệnh nhân, hoặc người khám bảo hiểm thì phải chờ lâu hơn người khám không bảo hiểm. Không nói đâu xa, những người già ốm đau, sinh viên, học sinh...mặc dù đến trước nhưng vẫn phải ngồi chờ hàng giờ để được khám bệnh. Như, Tất cả sinh viên các trường Đại Học, Cao Đẳng đều mua BHYT và BHTN đây là các bảo hiểm bắt buộc theo qui định mới của chính phủ. Tuy nhiên, nhìn chung không phải chỉ có riêng bản thân tôi chán nản với BHYT.Chúng tôi tin tưởng vào chính sách của nhà nước.Nhưng chúng tôi lại rất ít khi dùng đến nó, không phải chúng tôi không bị bệnh mà là chúng tôi chấp nhận khám không cần Bảo hiểm. Vì sao? Một câu hỏi mà ai cũng rõ. Vì hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều bệnh viện khám bệnh, khi bệnh nhân khám theo BHYT thì thái độ của các cán bộ, y bác sĩ là không tốt. Đôi khi bệnh nhân phải chờ rất lâu mới tới lượt, khám qua loa, sự thờ ơ với nỗi đau của bệnh nhân khiến tôi nãn lòng. Điển hình: Nhiều sản phụ khó sanh, nhưng vẫn không được mỗ. Bác sĩ nói để sanh tự nhiên cho tốt, nên cứ nằm chờ. Biết là sanh tự nhiên là tốt nhưng thử hỏi làm sao sanh được khi đứa trẻ năng 4,2 kg. Khi họ đau nằm chờ cũng không có người quan tâm, hỏi han. Chỉ mỗ khi người me ngất đi. Đứa trẻ ra đời nhưng thân thể tím tái, phải nằm lồng ấp, phải thở ôxi, được chuẩn đoán là bị ngạt, và cũng có những đứa trẻ bị chết . Sau khi sanh, người nhà đều biếu “phong bì” cho bác sĩ, y tá, hộ lý để họ quan tâm chăm sóc hơn. Thái độ của họ cũng thay đổi theo, từ sự lạnh nhạt, thờ ơ trở nên quan tâm,chăm sóc. Thử hỏi, sao chúng ta có thể trách người dân đã tiếp tay cho tệ nạn, khi sinh mạng người thân họ đang nằm trong tay người khác.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để tư lợi. Trong đó có những doanh nghiệp lớn, có “tên tuổi” nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội lên đến hàng tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng cao là do nhiều doanh nghiệp đã đến kỳ quyết toán nhưng không chịu dồn tiền trả nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động, tháng sau chồng lên tháng trước. Nhưng thực chất là người sử dụng lao động luôn tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Người nghèo là đối tượng dễ tổn thương cần được chính quyền vá toàn xã hội quan tâm. Và thực tế là đã có những khoản trợ cấp, những quỹ ủng hộ cho người nghèo và những đối tượng khó khăn khác. Nhưng thực tế đã không ít cán bộ, tổ chức lợi dụng chức quyền chiếm đoạt phần trợ cấp, hỗ trợ đó. Tình trạng cán bộ cơ sở ăn chặn, địa phương khấu trừ, đưa ra những chiêu bớt xén tiền Chính phủ hỗ trợ người nghèo ăn tết, trong đó có nơi trừ vào các quỹ, có nơi trừ vào tiền điện... không còn xa lạ gì. Tết Nguyên đán 2009, Ở các xã Đức Tùng, Đức Yên (Đức Thọ, Hà Tĩnh), xã và xóm giữ lại tiền mà không cấp đủ cho hộ nghèo. Thậm chí tại xã Thạch Tiến (Thạch Hà), tiền hỗ trợ được cấp “nhầm” cho người... không nghèo để mua điện thoại di động, trong khi một số hộ thực sự nghèo lại không được đồng nào. Một số xã như Hương Bình, Hòa Hải, Phú Gia (Hương Khê) thì mỗi hộ nghèo chỉ được cấp từ 100.000 đồng - 110.000 đồng/khẩu; số tiền còn lại trưởng xóm tự quyết chia đều cho những hộ khác từ 47.000 - 50.000 đồng/khẩu, kể cả hộ giàu. Tại xã Thanh Khê (Thanh Chương, Nghệ An) nhiều hộ dân cho biết, sau khi có thông báo nhận tiền của Chính phủ hỗ trợ người nghèo ăn tết nhưng khi nhận bị cán bộ xóm trừ vào tiền đóng góp quỹ khuyến học của địa phương.
Nói về tiền trợ cấp, cũng có nhiều điều cần bàn.
“Chuyện lạ ở xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai:
Bà Nguyễn Thị Xuân đã chết, nhưng danh sách nhận tiền trợ cấp vẫn còn đến quý III/2006
Không ít người chết đã 2 - 3 năm, nhưng hàng tháng, họ vẫn đều đặn có tên trong danh sách nhận tiền trợ cấp thường xuyên. Thậm chí, những người đã chết này còn ký tên, hoặc điểm chỉ vân tay trên danh sách nhận tiền.
Như bà Lại Thị Vui cũng đã chết, nhưng tiền trợ cấp vẫn còn đến quý III/2006.
Qua điều tra, một nguồn tin khác cho chúng tôi biết, ông Phạm Tiến Hưng - cán bộ phụ trách chi trả tiền xã hội, thuộc UBND xã Gia Tân 1 - cũng xà xẻo, bớt xén tiền trợ cấp của 20 người đang còn sống. Thí dụ: Quý III năm 2006, thay vì bà Phạm Thị Liễu được hưởng 590.000 đồng, thì ông Hưng chỉ đưa bà Liễu 500.000 đồng.
Tỉnh Hà Tĩnh sai phạm liên quan đến vụ việc sử dụng tiền cứu trợ lũ quét năm 2002 tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Tháng 9/2002, huyện Hương Sơn xảy ra trận lũ quét lịch sử, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Ước tính thiệt hại vật chất hơn 200 tỷ đồng. Ngoài lương thực, Hương Sơn được trợ cấp, tiền tiếp nhận quản lý, sử dụng là 24,4 tỷ đồng.
Tổng số tiền hỗ trợ nhân dân là 5,3 tỷ đồng được giao cho hai phòng chức năng là LĐ-TBXH và Kế hoạch-tài chính trực tiếp cấp phát cho các xã. Tuy nhiên, hai phòng này chuyển cho các xã chỉ vỏn vẹn gần 1,6 tỷ đồng. Số còn lại,được chi tuỳ tiện vào những mục đích không có trong danh mục cứu trợ. Trong gần 1,6 tỷ đồng mà hai phòng chức năng của UBND huyện phân bổ cho các xã cũng phát sinh những vấn đề nghiêm trọng.Thị trấn Phố Châu và 4 xã lân cận được "chia" 688 triệu đồng, nhưng theo danh sách, nhân dân tại các địa phương này chỉ nhận được gần 200 triệu đồng, số tiền còn lại, chính quyền các xã lại tiếp tục chi sai nguyên tắc. Không dừng lại ở đó, hơn hai tỷ đồng trong số 3,8 tỷ còn lại được Phòng LĐ-TBXH chia cho cơ sở theo kiểu "ai quý thì được nhiều", tất cả đều được giao theo kiểm “trao tay” mà không có bất cứ một loại chứng từ nào.
Tham nhũng không phải chỉ là vấn nạn của riêng quốc gia nào, mà nó có trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, nhà nước ta cần phải quản láy chặt chẻ hơn nguồn quỹ ASXH, nguồn quỹ này để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo khổ. Dù các chinh sách là toán diện,qui mô… nhưng nếu quản lý không tốt thì tiền cứu trợ sẽ không đến được tay người cần nó, mà chỉ chui vào túi những kẻ tham lam. Như vậy, dù cho có nhiều chính sách tới đâu người đáng được hưởng vẫn không được hưởng, còn ngân sách nhà nước thì lại cạn đi.
3. Các chính sách và vai trò của chính phủ trong thực hiện ASXH để đảm bảo công bằng xã hội.
3.1 Các chính sách của chính phủ trong việc thực hiện ASXH để đảm bảo công bằng xã hội :
3.1.1 Cứu trợ xã hội :
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên có thiên tai (bão tố, lũ lụt, …), hơn nữa, liên miên trải qua chiến tranh chống xâm lược, vì vậy một bộ phận không nhỏ người dân luôn sống trong tình trạng nghèo túng, khó khăn. Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam sớm nảy nở và phát huy cao độ.Do đó từ khi thực hiện đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta càng quan tâm thực hiện các chính sách cứu trợ, bảo trợ xã hội đối với những người nghèo khó, tàn tật . Cụ thể :
• Chính sách cứu trợ đối với trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa: bao gồm trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất;
• Chính sách đối với người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số: Thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo, quan tâm đến người lao động nghèo trong quá trình chuyển đổi DNNN thành công ti cổ phần, Thành lập Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu XĐGN, Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
• Chính sách đối với người tàn tật: Ban hành pháp lệnh người tàn tật, Khuyến khích thành lập và hỗ trợ Hội bảo trợ người tàn tật (Hội người mù,…);
• Chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam: Thành lập quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, …
• Chính sách cứu trợ xã hội đối với công chức nhà nuớc, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang qua hình thức trợ cấp khó khăn đột xuất và thường xuyên.
Ngoài ra nhà nước đã mở rộng cơ chế để tạo sự trợ giúp từ cộng đồng ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của quiõ xã hội, quiõ từ thiện, phát động phong trào tình nguyện . Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn nhân tài vật lực đóng góp cho cứu trợ xã hội không chỉ được đóng góp từ trong nước mà còn đến từ kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và cả kiều bào nước ngoài.
3.1.2 Chăm sóc y tế .
Ở nước ta, việc chăm sóc y tế được thực hiện theo cách khác nhau qua ba giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1961 đến 1992: Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH năm 1961 coi việc chăm sóc y tế cùng với chế độ trợ cấp ốm đau là một chế độ quan trọng hàng đầu của BHXH. Cụ thể như sau:
Đảm bảo chăm sóc y tế cho công nhân, viên chức nhà nước;
Đảm bảo cho cả trường hợp ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, mang thai và sinh đẻ;
Thực hiện chăm sóc y tế miễn phí tức toàn bộ do nhà nước đài thọ (cung cấp dịch vụ khám, điều trị, tiền thuốc men, bồi dưỡng, phí tổn tàu xe đi lại khám – chữa bệnh, …). Tuy nhiên, có sự phân biệt nơi khám và điều trị theo nhóm mức lương, nhóm cán bộ, công nhân, nhân viên.
Giai đoạn từ năm 1992 đến 2002: Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/ HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và chính thức tách Bảo hiểm y tế ra hệ thống BHXH đặt dưới sự quản lý của Bộ Y tế. Hệ thống cơ quan bảo hiểm y tế được thành lập từ trung ương đến địa phương. Các nét chính của chế độ chăm sóc y tế giai đoạn này là : Đảm bảo chăm sóc y tế theo chế độ bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước mà còn mở rộng ra đối với mọi người lao động ăn lương;
Đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm y tế bị ốm đau, thai sản, không đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (Điều này là điểm khác so với giai đoạn trước và khác với Công ước 102) , không đảm bảo chăm sóc y tế đối với những bệnh xã hội , bệnh tật bẩm sinh, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân giả – tay giả – mắt giả, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ bảo vệ sức khỏe đặc biệt, dịch vụ y tế tự chọn, khám chữa bệnh ở nước ngoài, tai nạn chiến tranh, thiên tai;
Nguồn tài chính đảm bảo cho chăm sóc y tế được huy động từ người lao động (1% tiền lương) và người sử dụng lao động (2% quiõ lương) không có sự hỗ trợ của nhà nước. Mặc dù cơ quan bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế vẫn theo mô hình gián tiếp qua việc ký hợp đồng khám chữa bệnh giữa Bảo hiểm y tế và cơ sở y tế.
Giai đoạn hiện nay: Bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển Bảo hiểm y tế sang quản lý chung với BHXH vì các lý do sau:
Đối tượng quản lý của BHXH và Bảo hiểm y tế là tương đồng (loại áp dụng chế độ bắt buộc), việc sát nhập làm cho việc quản lý thuận lợi hơn, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người được bảo hiểm;
Dù trước đây, Bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế vẫn là theo mô hình gián tiếp. Về lâu dài, dù muốn chắc chắn nước ta cũng chưa có thể áp dụng mô hình trực tiếp chăm sóc y tế, nên việc chuyển về BHXH một mặt, vẫn giữ nguyên mô hình gián tiếp; mặt khác, vai trò, trách nhiệm một người quản lý quiõ tiền sẽ dễ phát huy hơn trong việc tổ chức thu – chi, giám sát việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của cơ sở y tế, đầu tư và phát triển quiõ, …
3.1.3 Ưu đãi xã hội :
Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau:
Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, …). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có:
Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam;
Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng.
Nhóm những người đã và sẽ cung cấp sức lao động quiù báu cho nền kinh tế-xã hội bao gồm những người già đã có quá trình làm việc, lao động lâu năm, cống hiến sức lao động cho xã hội, những bà mẹ có công sinh nở, nuôi nấng con trẻ và trẻ em – nguồn sức lao động cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai lâu dài. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này ở Việt Nam gồm có:
Chính sách đối với người cao tuổi (Pháp lệnh người cao tuổi);
Chính sách đối với bà mẹ và trẻ em.
Nguồn tài chính để tạo quiõ ưu đãi xã hội đối với những người này trước tiên là NSNN, tiếp đó là sự đóng góp của toàn cộng đồng đầy tính nhân văn qua các phong trào, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào tình nguyện đã và đang diễn dưới nhiều hình thức da dạng và hiệu quả, thiết thực ở khắp mọi miền đất nước.
3.1.4 Dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội và trợ cấp (bằng tiền) ASXH (trợ cấp BHXH, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, …) là 2 mặt của cùng một hành động bảo vệ an toàn cho xã hội nói chung và cho người lao động nói riêng. Sẽ không thể có hiệu quả tích cực dù tiền trợ cấp có cao đến đâu mà dịch vụ nghèo nàn không đáp ứng nhu cầu của người lao động. Dịch vụ xã hội có thể bao gồm những dịch vụ y tế, phòng ngừa y tế (vệ sinh phòng dịch, y tế dự phòng, …), phòng ngừa tai nạn, dịch vụ đối với người tàn tật (phục hồi chức năng, cung cấp bộ phận giả, …), dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tái thích ứng nghề, … Tùy thuộc vào sự phát triển của kinh tế cũng như nhu cầu của xã hội trong từng thời kỳ mà dịch vụ xã hội phát triển ở những loại nào nhưng hầu như quốc gia nào cũng quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo cho rủi ro ốm đau lên hàng đầu.
Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã có nhiều quan tâm đến nhiều nội dung dịch vụ xã hội: tổ chức mạng lưới y tế đến thôn xã, đào tạo cán bộ y tế, thực hiện y tế dự phòng phòng chống bệnh bướu cổ, AIDS, các dịch bệnh truyền nhiễm, thực hiện một thời gian dài cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí, thực hiện hệ thống trường dạy nghề để tái thích ứng nghề cho người lao động nói chung, người lao động thương tật nói riêng. Hiện nay, từ khi đổi mới kinh tế, nhà nước ta có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ xã hội bằng các nguồn lực đa dạng của xã hội, điều này, một mặt làm cho cơ sở vật chất dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, mặt khác, nhà nước có thể tập trung nguồn lực của mình để chăm sóc tốt hơn cho các đối tượng ưu đãi xã hội và BHXH.
3.1.5 Các khoản đảm bảo khác được cung cấp bởi người sử dụng lao động
a. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền của người sử dụng lao động trả cho người lao động thuộc quyền quản lý khi người lao động thôi việc theo các truờng hợp đã có qui định của pháp luật như: mãn hạn hợp đồng, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng một các hợp pháp, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải vì lý do nguời lao động phạm lỗi nặng bị sa thải. Trợ cấp mất việc là trợ cấp cho người lao động bị thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ khiến cho người lao động chưa đến hạn hoặc chưa đến lúc chấm dứt hợp đồng đã bị mất việc một cách bị động. Trợ cấp mất việc vừa bao hàm ý nghĩa là trợ cấp thôi việc vừa có ý nghĩa là một khoản bồi thường, bù đắp thiệt thòi cho người lao động do người sử dụng lao động dơn phương đình chỉ hợp đồng.
b. Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với người lao động tàn tật
Đây có thể xem là một loại chế độ cứu trợ xã hội đối với người lao động tàn tật, chỉ có điều là nhà nước không trực tiếp thực hiện mà qui định buộc người sử dụng lao động phải thực hiện. Luật Lao động có mục riêng về lao động là người tàn tật có qui định các doanh nghiệp phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật so với tổng số lao động để làm việc ở vị trí thích hợp, nếu không nhận thì phải nộp một khoản tiền góp vào quiõ tạo việc làm cho người tàn tật, qui định các chế độ ưu đãi giảm, miễn thuế cho những doanh nghiệp dành riêng cho người tàn tật hoặc nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ qui định.
c. Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với lao động bị tai nạn lao động
Trong phần chăm sóc xã hội, chúng ta thấy chế độ chăm sóc y tế ở Việt Nam thông qua bảo hiểm y tế đối với người lao động không bao gồm trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khác với công uớc 102 – ILO). Tuy nhiên, Luật Lao động có qui định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
3.2 Vai trò của chính phủ trong thực hiện ASXH
Vai trò cua chính phủ trong việc thực hiện ASXH để đảm bảo công bằng xã hội
3.2.1.Ban hành các chinh sách và triển khai thực hiện chúng
Bảo hiểm xã hội
Tập trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động, người sử dụng lao động, đồng thời hỗ trợ của nhà nước, thực hiện việc trợ cấp vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và gia đình họ trong các trường hợp người lao động tham gia BHXH bị ốm đau, thai sản…
Cứu trợ xã hội
Cụ thể Chính phủ đã:
Tái thành lập Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (năm 1998) để tạo điều kiện nâng cao chất lượng việc làm của người lao động thông qua nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Đã xây dựng các chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Xây dựng chính sách về học bổng cho các đối tượng thuộc diện chính sách, tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Chính sách về dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số, đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2008-2015 theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008.
Đề án về Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các đối tượng này đến hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Dịch vụ việc làm
, Chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế mới; phát triển các chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg); xây dựng chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo. Các chương trình di dân đã đáp ứng một phần về tái phân bố nguồn lao động, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phòng
Các chính sách hỗ trợ lao động là người tàn tật, lao động nữ, lao động làm công hưởng lương bị mất việc làm cũng được đưa vào thực hiện:
Hỗ trợ tạo việc làm đối với người tàn tật trên cơ sở Pháp lệnh về người tàn tật và thành lập các quĩ việc làm dành cho người tàn tật.
Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ trong mọi ngành nghề để phù hợp với sức khỏe của lao động nữ.
Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm từ ngày 1/1/2009
Chăm sóc y tế
Đảm bảo chăm sóc y tế cho công nhân, viên chức nhà nước;
Đảm bảo cho cả trường hợp ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, mang thai và sinh đẻ;
Thực hiện chăm sóc y tế miễn phí tức toàn bộ do nhà nước đài thọ (cung cấp dịch vụ khám, điều trị, tiền thuốc men, bồi dưỡng, phí tổn tàu xe đi lại khám – chữa bệnh, …). Tuy nhiên, có sự phân biệt nơi khám và điều trị theo nhóm mức lương, nhóm cán bộ, công nhân, nhân viên.
Đảm bảo chăm sóc y tế theo chế độ bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước mà còn mở rộng ra đối với mọi người lao động ăn lương;
Giai đoạn hiện nay: Bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển Bảo hiểm y tế sang quản lý chung với BHXH vì các lý do sau:
Đối tượng quản lý của BHXH và Bảo hiểm y tế là tương đồng (loại áp dụng chế độ bắt buộc), việc sát nhập làm cho việc quản lý thuận lợi hơn, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người được bảo hiểm;
Ưu đãi xã hội
Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam;
Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng.
như: hưu bổng, thương tật, tử tuất
Đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, qui định chế độ trợ cấp thương tật, chế độ đối với thương binh ở trại, chế độ miễn, giảm tiền tàu xe, ưu tiên sắp xếp việc làm, xác định khái niệm “liệt sĩ”thay cho “tử sĩ”, trợ cấp tử tuất cho gia đình liệt sĩ, chính sách trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ trong hoạt động hợp tác xã nông nghiệp
Chính sách đối với người cao tuổi (Pháp lệnh người cao tuổi);
Chính sách đối với bà mẹ và trẻ em.
Nguồn tài chính để tạo quỹ ưu đãi xã hội đối với những người này trước tiên là NSNN, tiếp đó là sự đóng góp của toàn cộng đồng đầy tính nhân văn qua các phong trào, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào tình nguyện đã và đang diễn dưới nhiều hình thức da dạng và hiệu quả, thiết thực ở khắp mọi miền đất nước.
Dịch vụ xã hội
Tổ chức mạng lưới y tế đến thôn xã, đào tạo cán bộ y tế, thực hiện y tế dự phòng phòng chống bệnh bướu cổ, AIDS, các dịch bệnh truyền nhiễm, thực hiện một thời gian dài cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí, thực hiện hệ thống trường dạy nghề để tái thích ứng nghề cho người lao động nói chung, người lao động thương tật nói riêng.
Dịch vụ xã hội và trợ cấp (bằng tiền) ASXH (trợ cấp BHXH, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, …)
Luật Lao động qui định rõ người sử dụng lao động phải lập quiõ dự phòng về trợ cấp mất việc làm; khi phải cho người lao động thôi việc do phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ một năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương. Việc lập quiõ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp bằng cách trích trong lợi nhuận ròng. Đối với địa phương, ngành có quá nhiều người mất việc làm do thay đổi cơ cấu và công nghệ mới có thể có sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước.
Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với người lao động tàn tật
Các doanh nghiệp phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật so với tổng số lao động để làm việc ở vị trí thích hợp, nếu không nhận thì phải nộp một khoản tiền góp vào quiõ tạo việc làm cho người tàn tật, qui định các chế độ ưu đãi giảm, miễn thuế cho những doanh nghiệp dành riêng cho người tàn tật hoặc nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ qui định.
Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với lao động bị tai nạn lao động
Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
3.2 Chính phủ công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về: Bảo hiểm xã hội; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; ưu đãi đối với người có công; vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo trợ xã hội và các chương trình xã hội (gọi chung là thực hiện an sinh xã hội).
Quyết định này không áp dụng đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân.
. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội; người được hưởng chính sách an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Mục đích công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát
1. Công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát nhằm thúc đẩy việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng; ngăn chặn những sai phạm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
2. Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đầy đủ, chính xác về mục đích, ý nghĩa, nội dung chính sách; đối tượng thụ hưởng, thứ tự ưu tiên; trình tự, thời gian, thủ tục thực hiện để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
3. Kiểm tra việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng ngừa vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; xem xét, đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách.
4. Giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo chính xác, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất khi phát hiện hoặc khi nhận được phản ánh, kiến nghị về sai phạm, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại Quyết định này.
2. Tuỳ theo tình hình thực tế người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này tổ chức việc kiểm tra theo quy định tại Quyết định này và các quy định khác có liên quan.
Xử lý kết quả kiểm tra
Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này có trách nhiệm:
1. Công khai kết quả kiểm tra, công khai việc xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này.
2. Chấn chỉnh, công tác quản lý việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, hướng dẫn thực hiện đúng quy định về an sinh xã hội.
3. Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát.
4. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà chuyển cơ quan thanh tra hoặc cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Chủ thể giám sát
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an sinh xã hội giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về an sinh xã hội theo các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
3. Công dân dân trực tiếp giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội hoặc giám sát thông qua Ban thanh tra nhân dân theo quy định tại Quyết định này.
Xử lý kết quả giám sát
Căn cứ kết quả giám sát, kiến nghị của công dân, Mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, Ban thanh tra nhân dân, tổ chức xã hội kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị đó hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Phần 4: Các giải pháp kiến nghị của nhóm:
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đó không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà còn là của toàn xã hội. Dưới đây là một số giải pháp theo chủ quan của nhóm để thực hiện ASXH có hiệu quả hơn, công bằng hơn:
4.1 Các giải pháp chung:
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật một cách đồng bộ, hợp lý, tránh tình trạng chung chung không thể thực thi. Nhưng vẫn phải phù hợp với kinh tế xã hội đất nước.
Hoàn thiện bộ máy quản lý ASXH theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hiệu quả, giảm chi tiêu.
Đào tạo cán bộ quản lý có kiến thức chuyên môn cao nhưng biết kết hợp với thực tế.
Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng thất thu hoặc sử dụng sai mục đích,
Tình trạng cung cấp dịch vụ ASXH ở Việt Nam được đánh giá đang lũy thoái, người giàu hưởng nhiều hơn người nghèo… Vì vậy, chính phủ cần phân bổ đồng đều các dịch vụ công giữa các vùng miền nhất là vùng xâu, vùng xa.
4.2 Các giải pháp cụ thể:
4.2.1 Về BHXH:
Tăng cường qui mô đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Việc thu BHXH phải đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ nguồn thu. Tăng cường quản lý nguồn thu.
Tuyên truyền, khuyến khich người dân để thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tự nguyện để hạn chế bớt rủi ro, trên nguyên tắc “đa số bù thiểu số” như thế nào.
Để khuyến khích người dân chủ động tham gia các loại bảo hiểm ( bắt buộc hay tự nguyện) thì phải thể hiện tính hiệu quả của nó khi tham gia, tránh bớt các thủ tục rắc rối, không cần thiết để không tốn nhiều thời gian, chi phí khác.
Bên cạnh đó phải có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm thường xuyên, tránh việc “lạm dụng” bảo hiểm nhưng không tốn quá nhiều chi phí để rồi lại tăng mức đóng bảo hiểm.
Cần định mức phí bảo hiểm thích hợp với những đối tượng khác nhau, đối với những trường hợp khó khăn như người nghèo, sinh viên, học sinh...thì cần được hỗ trợ từ chính phủ...
Về BHYT : Đẩy mạnh kế hoạch, chương trình cụ thể, hỗ trợ người nghèo khám bệnh. Mỡ rông BHYT kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện để đáp ứng yêu cầu linh hoạt của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người giàu.
Nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, bệnh viện công, đặc biệt ở vùng xâu vùng xa.
Đề cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ, các cán bộ y tế. có các chính sách cụ thể về lương, thời gian công tác đối với các cán bộ y bác sĩ ở vùng xâu, vùng xa, hải đảo.
Có các biện pháp kỷ luật cụ thể đối với các cán bộ y tế có thái độ phân biệt giữa các loại dịch vụ khám bệnh. Đặc biệt sử lý nghiêm minh với các trường hợp chiếm đoạt, tham nhũng quỹ bảo hiểm xã hội.
4.2.2 Trợ cấp xã hội :
Tăng cường trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ địa phương.
Mức chuẫn trợ cấp cần thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
Nên giảm dần các mức xem xét để xét đối tượng nhận trợ cấp.
Khuyến khích cá tổ chức phi lợi nhuận tham gia công tác bảo trợ xã hội. Giảm gánh nặng cho nhà nước.
Có hình phạt thích đáng đối với những cán bộ, công chức, các tổ chức “khoác áo giả mạo” từ thiện để tư lợi, ăn chặn tiền trợ cấp xã hội, các quỹ xã hội khác...
4.2.3 Các chương trình xã hội khác.
Có các chính sách xóa đói giảm nghèo hợp lý, đồng thời có các hướng dẫn giúp người dân giảm nghèo. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn tránh tình trạng người dân sử dụng vốn sai mục đích. Công việc kiểm tra giám sat nên giao cho các địa phương, và địa phương chịu trách nhiệm trước chính phủ.
Tăng cường các chương trình y tế xuống vùng xâu, và phải cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người dân đều biết.
Về lâu dài cần có giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp, cải cách nông nghiệp nông thôn, đào tạo lao động có tay nghề, từ đó nâng cao mức sống của người lao động...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài chính công- An sinh xã hội tại Việt Nam.doc