Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng đồng bộ, tăng quy mô và tăng tính thanh khoản cho thị trường. Trong đó, sự tương xứng về cung và cầu của thị trường cần được chú trọng.
- Về tính đồng bộ của thị trường: cần xúc tiến nhanh việc đưa trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động. Hiện nay cả nước có hàng ngàn các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và một lực lương công ty cổ phần nhưng sản gia dịch chứng khoán TP.HCM chỉ có 24 loại cổ phiếu. Một lượng rất lớn hàng hóa được giao dịch theo phương thức trao tay. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ là nơi để chứng khoán chưa niêm yết có điều kiện lưu thông dễ dàng.
- Quy mô thị trường còn khá nhỏ đã là một trở ngại khi Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Và đầu tư trong nước cũng theo chiều hướng như vậy: còn rất dè dặt. Để tăna năng lực hấp thu đầu tư đò hỏi thị trưởng chứng khoán phải đủ lớn. Việc gia tăng chủng loại hàng hoá cũng là một giải pháp ảnh hưởng đáng kể. Thật ra, thị trường sẽ không bị xem là quá nhỏ một khi tất cả những chứng khoán giao dịch trao tay được “thừa nhận” bằng một thị trường cho riêng chúng. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, là một giải pháp khả thi nhưng phải thận trọng. Trên thị trường chứng khoán, nguồn cung không thiếu và cũng không mấy khó khăn trong việc gia tăng nó, vấn đề là phía cầu của thị trường. Một thị trường sôi động và phát triển khi mối quan hệ giữa cung và cầu chứng khoán được giải quyết hài hòa. Do đó, đã đến lúc Chính phủ cần có những can thiệp phù hợp chứ không chỉ tập trung vào các giải pháp thiên về kích thích nguồn cung như hiện nay.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài chính doanh ngghiệp - Đầu tư mạo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ giám đốc công ty.
Công ty còn nhận được sự tư vấn ở cấp chiến lược hướng dẫn họ bước sang giai đoạn tăng trưởng kế tiếp. Đây là một lợi thế rất lớn bởi lẽ những công ty này vốn còn rất “trẻ” trong công tác quản lý điều hành.
Các nhà đầu tư và các doanh nhân khởi nghiệp thống nhất với nhau về mục tiêu vì hình thức đầu tư mạo hiểm là nắm giữ cổ phần, tham gia chia sẻ thành công nếu công ty phát đạt, song cũng gánh chịu rủi ro nếu thất bại.
CHƯƠNG II : VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM
1. Vài nét về các Công ty quản lý quỹ và các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài chủ yếu tại Việt Nam :
Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD.
Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital, IDG…
v Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu :
Ø Dragon Capital :
Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).
Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên.
Ø VinaCapital :
Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003 với việc ra đời quỹ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quỹ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam.
Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu trên thị trường OTC và địa ốc.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD.
Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited–VIL) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm: năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.
VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Công ty quản lý quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton (DFJ) - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.
Ø Mekong Capital :
Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm 2001.
Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty.
Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với việc thành lập Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund I (MEF) với tổng số vốn đầu tư 18,5 triệu USD. Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ làm đối tác.
Đến nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như: Công ty Xây dựng và Kiến trúc AA, Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại Hưng, Công ty gỗ Đức Thành.
Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần thứ 2 (Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu USD, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3 triệu USD).
Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần.
Tháng 06/2007 thành lập Vietnam Azalea Fund Limited (VAF) là quỹ đầu tư với trị giá 100 triệu đô-la Mỹ tập trung thực hiện các khoản đầu tư thiểu số vào các phân khúc trước niêm yết và đã niêm yết của thị trường đầu tư cổ phần tư nhân. Quỹ nhắm đến các công ty sẽ dẫn đầu Việt Nam trong tương lai, bao gồm các công ty tư nhân và công ty nhà nước cổ phần hóa.
Quỹ VAF khác với những quỹ đầu tư khác tại Việt Nam trên những phương diện sau:
+ Quỹ đầu tư vào các công ty hàng đầu tại Việt Nam với tiềm năng sẽ trở thành blue-chip trong những lĩnh vực tạo giá trị được kiểm chứng vào thời điểm Quỹ bán ra khoản đầu tư.
+ Quỹ cam kết đóng góp giá trị gia tăng cho những công ty mà Quỹ đầu tư, bao gồm tư vấn Quản trị Doanh nghiệp, tư vấn truyền thông quan hệ với các nhà đầu tư, hỗ trợ giai đoạn chuẩn bị IPO, giới thiệu cơ hội kinh doanh, mua bán sáp nhập, và hỗ trợ tư vấn chiến lược cần thiết khác;
+ Quỹ chỉ tập trung đầu tư vào những công ty có đội ngũ quản lý mạnh và cam kết liên tục củng cố đội ngũ quản lý của họ;
+ Quỹ có hệ thống tiêu chí nghiêm ngặt cho việc lựa chọn các khoản đầu tư. Quỹ chỉ đầu tư vào những công ty xuất sắc mà ở đó sự kết hợp của các bên có khả năng trở thành những khoản đầu tư thành công;
+ Quỹ đầu tư với giá giảm mạnh so với bội số dự kiến vào thời điểm Quỹ bán ra khoản đầu tư.
Ø Indochina Capital:
Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm
Trong 15 năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ (Hà Nội)... và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).
Ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty còn đầu tư vào thị trường chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư khoảng 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán. Hiện công ty đang quản lý số vốn khá lớn của các tổ chức tài chính và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2006, Indochina Capital cũng đã thành lập hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ.
Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London với quy mô ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD.
v Một số quỹ đầu tư mạo hiểm chủ yếu:
Ø Prudential:
Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Prudential Việt Nam thành lập năm 2006.
Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán.
Ø Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) :
VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen.
Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam.
VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.
Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài sản ròng.
Ø Vietnam Growth Fund (VGF) :
Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD.
Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không đầu tư vào thị trường bất động sản. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ và giá giao dịch của VGF vào cuối năm 2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước.
Ø Vietnam Dragon Fund (VDF) :
Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy động vốn bởi các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng.
Trong 9 tháng đầu năm 2006, VDF đã thực hiện 30 khoảng đầu tư vào các công ty niêm yết và không niêm yết hoạt động chủ yếu ở Việt Nam. Tổng giá trị tài sản ròng tính đến cuối tháng 9-2006 đạt hơn 169 triệu USD tăng gần 22,5% so với tháng 12-2005.
Ø Vietnam Opportunity Fund (VOF):
VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ.
Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh. Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%.
Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam.
Ø PXP Vietnam Fund :
Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường.
Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết quả đầu tư, sau 2 năm hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động.
Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua. Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ 25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu cổ phiếu.
Ø Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) :
Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB). VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập.
Ø Mekong Enterprise Fund (MEF) :
Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD.
MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD và cùng chiến lược đầu tư như MEF.
Ø IDG Ventures Vietnam (IDG) :
IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam.
Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com.
Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu tư CNTT tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD.
Cho đến nay, IDG có 16 dự án đầu tư vào các công ty của Việt Nam với tổng số vốn trên 25 triệu USD. Theo kế hoạch, từ nay tới cuối năm, IDG sẽ đầu tư vào hai công ty nữa với số vốn từ 10 đến 12 triệu USD.
Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình 1 tháng IDG nhận được hơn 100 dự án mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và media.
2. Một số chứng cứ thực nghiệm:
¶ IDG Ventures Vietnam (IDG) :
Ø Ngay khi mới thành lập, Quỹ IDGVV đã chọn đầu tư đầu tiên vào hai công ty Việt Nam là Công ty Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (Peacesoft) và Công ty phần mềm iSphere, đều là các DN trẻ của Hà Nội.
- Lý do chọn Peacesoft và ISphere là :
+ PeaceSoft có một cổng thông tin đa dạng với website www.chodientu.com à PeaceSoft sẽ là công ty hàng đầu về phát triển thị trường thương mại điện tử tại VN.
+ Còn ISphere là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng DN và ứng dụng trên nền tảng website.
- Hình thức đầu tư:
+ Đối với PeaceSoft, nguồn vốn đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm truyền thống của công ty, mở rộng thị trường, và phát triển một dự án về Thương mại điện tử có tên gọi CHỢĐIỆNTỬ.COM.
+ Số tiền đầu tư sẽ được tính theo hình thức góp vốn mua cổ phiếu. Sau 3-5 năm (thời gian dự kiến hoàn vốn), cổ phiếu sẽ được rao bán trên thị trường chứng khoán (IPO).
+ Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDG Ventures sẽ tham gia điều hành trong Ban Giám đốc của công ty cả hai này à những kinh nghiệm của ông Hoàng sẽ giúp PeaceSoft và Isphere giải quyết nhiều bài toán khó về nhân sự, phương pháp tiếp cận và phát triển thị trường… theo phương pháp tiên tiến và chuyên nghiệp.
+ Tiền đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, các dịch vụ và sản phẩm, đồng thời hỗ trợ và mở rộng thị trường của iSphere ở VN và Hàn Quốc.
Ø Tháng 12-2006, IDG Ventures Viet Nam đầu tư vào Công ty Dream Viet của một doanh nhân trẻ nguyễn Minh Hiếu. IDG đánh giá trang web www.AHA.vn là “cổng thông tin điện tử hàng đầu cung cấp thông tin trực tuyến và so sánh giá cả các sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng Việt Nam”.
- Lý do chọn đầu tư vào Công ty Dream Viet :
+ Dream Viet sẽ giải quyết một lĩnh vực còn chưa được chú trọng trong thương mại điện tử tại Việt Nam như: thông tin mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến và so sánh giá trực tuyến. Với tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng hằng năm tại khu vực thành thị lên đến 25%, người tiêu dùng Việt Nam rất cần có thông tin mới nhất và chính xác nhất về những mặt hàng điện tử mới xuất hiện trên thị trường.
+ AHA.vn đưa ra dịch vụ so sánh giá về sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, qua đó tạo ra sự thay đổi cần thiết đối với thị trường tiêu dùng truyền thống tại Việt Nam vốn rất thiếu thông tin rõ ràng giữa người mua và người bán.
+ Cổng thông tin này còn giúp cho người tiêu dùng có thêm kiến thức tham khảo trước khi mua sản phẩm, cũng như giúp ích các nhà cung cấp hàng hóa có được khả năng tiếp cận người tiêu dùng rộng rãi hơn nhiều so với các công cụ truyền thông truyền thống.
+ Sự ra đời của AHA còn giúp cho người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm và khảo sát thông tin truyền thống và chuyển sang một hình thức mua sắm và khảo sát thông tin hiện đại và tiện ích của thời đại công nghệ mới.
+ Nguồn thu của trang web www.AHA.vn là từ các thao tác truy cập (click) của người mua hàng tới website của nhà bán lẻ theo hình thức Pay-per-click, tương tự như dịch vụ quảng cáo AdSense của Google. Hiện trung bình có trên 5.000 người (IP)/ngày, mỗi tháng có khoảng 200.000 lượt người truy cập AHA.
+ Theo bình chọn của mạng AHA thuộc top 20 website thương mại được người tiêu dùng ưa thích nhất Việt Nam.
Ø Ngày 7/11/2007, Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock), đã công bố tiếp nhận khoản đầu tư từ Quỹ IDG Ventures Vietnam.
- Lý do chọn đầu tư vào Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock):
+ Trang web www.vietstock.com.vn của công ty Vietstock chuyên cung cấp các thông tin về tài chính và doanh nghiệp, các bản báo cáo hàng năm, phân tích thị trường và các thông tin chứng khoán, tin kinh tế vĩ mô, vi mô phục vụ cho đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, trang web còn có chuyên mục đào tạo, kiến thức chứng khoán, trao đổi các kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và văn bản pháp luật về chứng khoán.
+ Bên cạnh đó, với việc trở thành nhà cung cấp chính thức phần mềm phần tích MetaStock và dữ liệu thị trường chứng khoán Việt Nam của hãng Equis trong thời gian qua, Vietstock đã khẳng định được tên tuổi trong giới các nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
+ Trang web www.vietstock.com.vn hiện đang xếp hạng 68 trong số 100 trang web có số lượng người truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.
- Ngoài đầu tư tài chính, IDG Ventures sẽ hỗ trợ Vietstock trong công tác quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược phát triển, kỹ thuật công nghệ thông tin.
Ø Ngày 12 tháng 03 năm 2008, Quỹ Đầu tư IDG Ventures Việt Nam chính thức công bố đầu tư vào Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Việt – SPV đơn vị chủ quản của Website www.vietnamb2b.com
- Lý do chọn đầu tư vào Công ty cổ phần Sản Phẩm Việt – SPV:
+ www.vietnamb2b.com là sàn thương mại điện tử B2B với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc giao thương trong và ngoài nước. Chỉ sau hơn một năm chính thức hoạt động, www.vietnamb2b.com đã có hơn 20.000 doanh nghiệp tham gia làm thành viên. Trong số đó, có hơn 60% doanh nghiệp từ Việt Nam, và số còn lại đến từ hơn 60 nước trên thế giới. Cũng trong thời gian này, www.vietnamb2b.com đã mang lại hơn 40.000 cơ hội giao thương cho các thành viên.
+ Đặc biệt, SPV có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng và quan hệ quốc tế, chuyên tìm kiếm các thông tin mua hàng và những nhà nhập khẩu tiềm năng trên thế giới nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp thành viên, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Với việc tham gia vào sàn thương mại điện tử này, các doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội kinh doanh trong thời kỳ hội nhập thế giới hiện nay.
- Một đối tác quan trọng khác của SPV là Tổ chức Doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (Asia Company Profile-ACP), tổ chức chuyên xác minh và xác nhận tính pháp lý và hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn cầu khi giao dịch qua hình thức thương mại điện tử www.vietnamb2b.com là đối tác duy nhất của ACP tại Việt Nam. ACP cũng là đối tác của những website về B2B lớn trên thế giới như www.alibaba.com, www.ec21.com.
- Đầu tư vào SPV, Quỹ IDG Ventures Việt Nam tin tưởng sẽ cùng công ty đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam một chọn lựa tốt để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của họ không những ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế thông qua sàn Thương mại điện tử B2B www.vietnamb2b.com của SPV.
¶ Mekong Capital :
Ø Quỹ Mekong Enterprise Fund đã đầu tư vào Lạc Việt trong tháng 10 năm 2003. Doanh thu của Lạc Việt đã tăng 143% trong suốt thời gian Quỹ Mekong Enterprise đầu tư vào công ty.
- Lạc Việt là một trong số các công ty chuyên về công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng về phần cứng cũng như phần mềm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho một giải pháp trọn gói. Lạc Việt đã xây dựng một số phần mềm ứng dụng hoàn chỉnh, một số trong số đó là các sản phẩm hàng đầu trong thị trường ở Việt Nam. Sức mạnh của Lạc Việt thể hiện qua cam kết của công ty không ngừng hoàn thiện quy trình và hệ thống quản lý và sự tiên phong của công ty trong việc nhận dạng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Lạc Việt cũng là công ty độc nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này có nhiều thành viên trong đội ngũ quản lý là cổ đông của công ty.
Doanh thu năm 2007 của Lạc Việt là 9,7 triệu đô Mỹ, tăng 18% so với năm 2006. Cho đến cuối năm 2005, Lạc Việt đã có khoảng 300 nhân viên ở 3 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Ø Quỹ Mekong Enterprise Fund II đã đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng Gia dụng Quốc tế ICP :
- ICP là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tiêu thụ nhanh tại Việt Nam với một số nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường như Vegy, OCleen, X-Men, Dr.Men, X-men for boss, Hatrick, Teen-X, L’Ovité, Q-girl, X-series.
Có được thành công này là do cam kết lâu dài của công ty trong việc đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng quốc tế và đầu tư dài hạn cho hoạt động xây dựng thương hiệu.
Doanh thu của ICP trong năm 2007 là 20 triệu đô-la Mỹ, tăng 60% so với năm 2006.
- Việc đầu tư này không chỉ phản ảnh thành công của ICP mà còn giúp cho công ty có thêm nguồn lực để tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường và đeo đuổi các kế hoạch giúp tăng trưởng bền vững.
Ø Tháng 06/2007 Quỹ Mekong Enterprise Fund II đầu tư 4,5 triệu USD vào Công ty Cổ phần Thế giới Di động
- Lý do chọn đầu tư vào Công ty Cổ phần Thế giới Di động :
+ Thế giới Di động có một hình thức kinh doanh rất ấn tượng và đã thành công trong việc lôi cuốn các khách hàng đến các siêu thị của mình, chỉ cần ghé thăm bất cứ một siêu thị nào trong hệ thống của Thế giới Di động là có thể thấy trung bình lượng khách hàng vào đông hơn các cửa tiệm khác.
+ Ban lãnh đạo của Thế giới Di động đã rất thành công trong việc xây dựng một hệ thống quản lý tinh vi hỗ trợ cho khả năng phát triển quy mô nhanh chóng, từ đó dẫn đến những mốc phát triển ấn tượng. Chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, Công ty Thế giới Di động đã trở thành hệ thống siêu thị điện thoại di động có số lượng bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 20% thị phần hàng chính hãng tại Tp.HCM.
+ Thành lập vào năm 2004 bởi một đội ngũ doanh nhân trẻ nhưng Thế giới Di động đã nhanh chóng trở thành một hệ thống siêu thị điện thoại di động hàng đầu và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Hiện công ty này đang sở hữu 8 siêu thị điện thoại di động, một siêu thị laptop và một trung tâm bảo hành tại TP.HCM. Trang web www.thegioididong.com của công ty là một trang web hàng đầu về thương mại điện tử, theo đánh giá của Alexa có thứ hạng 12 ở Việt Nam với khoảng 500.000 lượt truy cập mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng công ty này bán khoảng 20.000 chiếc máy ĐTDĐ (chiếm 20% thị phần hàng chính hãng tại Việt Nam) với doanh thu bình quân 55-60 tỷ đồng/tháng.
- Hình thức đầu tư :
+ MEF II chủ động và tích cực giúp đỡ Thế giới Di động trong việc tuyển dụng nhân sự cho những vị trí chủ chốt nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển mạnh mẽ của công ty. + Bên cạnh đó giúp công ty hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán cũng như các phương pháp quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ tiên tiến. Việc này nhằm giúp công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư bên ngoài khi công ty tiến hành IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ø Mekong Enterprise Fund II đã đầu tư 4 triệu đô-la Mỹ vào công ty cổ phần Thông minh MK vào tháng 12 năm 2007:
- Công ty cổ phần Thông minh MK là nhà sản xuất và cung cấp các dịch vụ đi kèm cho ngành thẻ (thẻ ngân hàng, thẻ hội viên, SIM điện thoại, thẻ cào, thẻ nhận dạng…) và các dịch vụ in ấn văn phòng khác cho thị trường viễn thông, tài chính, nhận dạng và hội viên. Công ty đặt trụ sở chính và Trung Tâm nghiên cứu và phát triển giải pháp tại Hà Nội, nhà máy tại khu công nghiệp Quang Minh, tỉnh Vĩnh Phúc và có văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh.
- Với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành và có nhiều trải nghiệm quốc tế, công ty cổ phần Thông minh MK đã đạt được những thành quả đáng tự hào từ khi thành lập, xác định được chỗ đững vững chắc trên thị trường và hiện đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển tại thị trường trong nước và khu vực.
- Máy móc hiện đại và qui trình sản xuất trên qui mô lớn khép kín từ in thẻ, gắn bộ vi xử lý, cá thể hóa tới đóng gói đem lại cho MK lợi thế cạnh tranh về giải pháp an toàn và thẻ chất lượng cao, không chỉ giới hạn ở những sản phẩm thẻ từ, thẻ tiếp xúc với đầu đọc, thẻ không tiếp xúc với đầu đọc, thẻ kết hợp, thẻ chip.
3. Những trở lực và thực trạng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam:
Với những thông tin về quỹ đầu tư mạo hiểm, rõ ràng đây là một hình thức đầu tư hứa hẹn sẽ có tác động tích cực vào ngành công nghiệp phần mềm nước ta. Nhưng trên thực tế, việc triển khai quỹ mạo hiểm ở nước ta không phải là đơn giản và dễ dàng.
Việc thiếu một thị trường chứng khoán đúng nghĩa đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà đầu tư mạo hiểm muốn đổ tiền vào các công ty thông qua vấn đề niêm yết công ty. Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới nổi lên và vẫn còn nhỏ bé nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay. Các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn nhanh trên thị trường chứng khoán.
Vấn đề tiếp theo là sự thiếu hụt đầu tư chất lượng doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được với các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn của quỹ.
Đó cũng là lý do để một quỹ đầu tư mạo hiểm đã phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1998. Ví dụ quỹ IDG, đến thời điểm này, nói là mạo hiểm, nhưng IDG vẫn rất thận trọng trong việc chọn đối tác đầu tư mạo hiểm!
- Sự thận trọng đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm một phần đến từ sự chưa sẵn sàng của môi trường pháp lý. Nghị định 99 của Chính phủ ban hành quy chế Khu công nghệ cao cũng chỉ mới đề cập chung về định nghĩa và chức năng của Quỹ đầu tư mạo hiểm mà thiếu những quy định về cấu trúc pháp lý cũng như các ưu đãi cho các nhà đầu tư khi thiết lập quỹ mạo hiểm tại Việt Nam dẫn đến trường hợp của IDG phải lựa chọn hình thức quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thay vì một quỹ được thiết lập ngay tại Việt Nam.
- Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không quá 30% vốn điều lệ doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đối tượng tiếp nhận đầu tư mạo hiểm lại cần vốn lớn. Sự khống chế đó cũng không cho phép nhà đầu tư được can thiệp vào các quyết định chiến lược phát triển kinh doanh vốn là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp khởi sự.
- Ngành công nghệ phần mềm nước ta sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn khi có sự trợ giúp từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, sự sẵn sàng tiếp nhận loại hình đầu tư này ở Việt Nam chưa cao từ góc độ doanh nghiệp lẫn môi trường pháp lý. Số lượng DN Việt Nam đủ điều kiện tiếp cận các quỹ nói trên còn quá ít, nhiều công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam quá nhỏ đối với những nhà đầu tư vốn cổ phần tư nhân , trừ những nhà đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures có thể sẵn sàng đầu tư vào công ty nhỏ. Hầu hết các công ty công nghệ thông tin hạn chế ở điểm chưa đầu tư để thu hút và phát triển đội ngũ quản lý giỏi. Trong khi nhân tố quan trọng nhất mà các quỹ thường xem xét khi xét chọn đầu tư là sự cam kết, năng lực và động lực của những cổ đông chính và đội ngũ quản lý cao cấp.
- Khi chuẩn bị đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về doanh nghiệp ấy từ những nguồn lực, con người, công nghệ tới tài chính hiện tại, khả năng phát triển, những rủi ro có thể xảy ra… Nguyên lý của đầu tư mạo hiểm là chấp nhận rủi ro cao để thu lại khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy tại Việt Nam là các quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ chấp nhận rủi ro rất thấp. Hầu hết những cuộc đầu tư của họ hướng tới các doanh nghiệp đã có những thành công nhất định trên thương trường, có uy tín và có lượng khách hàng lớn. Tất nhiên, với thị trường mới như Việt Nam thì nhiều công ty trong Top nhưng vẫn còn rất hạn chế về nhiều mặt. Hơn nữa, môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng chưa làm an tâm các nhà đầu tư mạo hiểm.
CHƯƠNG III: ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 VÀ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
1. Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm:
Các tác động chung của cuộc khủng hoảng tài chính còn nhiều yếu tố chưa dự báo trước được, nhưng một tác động rõ nhất là sự tăng trưởng chậm lại của nhiều thị trường, trong đó có các thị trường của các công ty được đầu tư trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, việc giảm đầu tư của các quỹ đầu tư ở Trung Quốc và một số nước khác là điều dễ hiểu, vì các thị trường này đã phát triển một thời gian dài và tương đối bão hòa, nên tác động của "cầu" giảm là khá rõ rệt.
- Ở Mỹ, đầu tư mạo hiểm quý 1/2009 giảm 61% xuống thấp nhất trong 12 năm. Đầu tư mạo hiểm trong các ngành đồng loạt giảm ba tháng đầu năm 2009, tổng số tiền dành cho đầu tư mạo hiểm chỉ là 3 tỷ USD. Cùng kỳ năm 2008, số tiền đầu tư lên tới 7,74 tỷ USD.
- Bên cạnh Mỹ, đầu tư ở Trung Quốc cũng bị thu hẹp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ đã rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc.
Trước cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu này, việc đầu tư mạo hiểm Việt Nam vẫn không bị thu hẹp.
Nguyên nhân của sự việc này là do ở Việt Nam hiện nay hơn nửa các công ty được quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư đang ở trong thời kỳ xây dựng sản phẩm và thị trường, chưa phải là thời kỳ hiện thực hóa lợi nhuận, nên tác động của khủng hoảng tài chính là không nhiều, chủ yếu nằm ở ba khía cạnh là: chi phí đầu vào cao hơn, thị trường có thể bị giảm trong ngắn hạn, việc quản lý tài chính cần tốt hơn vì việc tiếp cận các nguồn tài chính ngắn hạn cho kinh doanh trong thời kỳ này sẽ không dễ như thời gian trước.
Như vậy, đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ đi vào chiều sâu trong thời kỳ này. Ngoài sứ mệnh tài chính thì nhiệm vụ giúp đỡ các công ty được đầu tư trong việc quản lý tốt nguồn vốn và chi phí sẽ là những ưu tiên trong thời kỳ này của việc đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Quỹ đầu tư IDG :
Khác với nhiều nước, thị trường của các công ty được đầu tư (phần nhiều trong lĩnh vực công nghệ, internet, viễn thông, truyền thông) tại Việt Nam vẫn còn rất lớn và chưa đến điểm bão hòa nên hoạt động đầu tư của IDG tại Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, không thu hẹp phạm vi, thậm chí còn mở rộng. IDG vẫn tiếp tục đầu tư trong các lĩnh vực CNTT, công nghệ sinh học, y dược, công nghệ vật liệu, viễn thông và truyền thông. Việt Nam và IDG tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Ví dụ cụ thể: là ngày 24/3/2009, Web tìm kiếm Việt www.Socbay.com đã ký thỏa thuận nhận đầu tư từ Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam và Softbank với số tiền “không nhỏ”. Mặt dù trước đó, IDG Việt Nam đã rót vốn đầu tư lần đầu vào Socbay.com của công ty NAISCORP từ tháng 8/2006. Vì Web tìm kiếm ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, thời điểm quảng cáo trên các web tìm kiếm sẽ đến trong vài năm tới. Và sau khoảng 18-24 tháng, dữ liệu tiếng Việt tăng gấp đôi, trong khi đó tốc độ tăng trưởng người dùng Internet tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, vì vậy cơ hội cho những Web tìm kiếm đang rất rộng mở.
Chủ tịch Tập đoàn IDG Patrick Mc.Govern nhận định: “Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để hợp tác, đầu tư phát triển về công nghệ thông tin. Sinh viên Việt Nam rất thông minh, năng động. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, giáo trình chuyên ngành công nghệ thông tin hiện đại; các phương tiện vật chất, kỹ thuật của ngành còn thiếu. Đây là những hạn chế trong lĩnh vực đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. IDG luôn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin.”
Ông Patrick Mc.Govern còn cho biết: “Việt Nam luôn là ưu tiên trong chiến lược phát triển của IDG. Hiện IDG đã dành quỹ trị giá 100 triệu USD để đầu tư vào Việt Nam, cho đến nay quỹ này đã đầu tư vào 16 công ty phần mềm tại Việt Nam với số vốn tương đương 30% quỹ. Nếu làm ăn có hiệu quả, IDG có thể tăng quỹ đầu tư vào Việt Nam lên tới 1 tỉ USD vào năm 2010”.
Chủ tịch IDG cũng đã đề nghị Chính phủ Việt Nam có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để IDG có thể hợp tác với một số trường đại học ở Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; đồng thời đề nghị được hợp tác với Việt Nam để xuất bản, phát hành giáo trình công nghệ thông tin của IDG bằng tiếng Việt tại Việt Nam.
Quỹ đầu tư Mekong Capital:
Mặc dù đang đứng trước thời kỳ khó khăn về tài chính, năm 2008, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Mekong Capital cho biết Quỹ Mekong Enterprise Fund II (MEF II) vừa đầu tư 5 triệu USD vào Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld).
MEF II quyết định đầu tư vào Digiworld bởi trong 11 năm qua Digiworld đã hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng công nghệ thông tin rất hiệu quả. Hiện nay, công ty đang kinh doanh máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm với doanh thu năm 2007 là 1.000 tỷ đồng.
Đến nay, Digiworld có mạng lưới phân phối rộng khắp với hơn 800 đại lý trên toàn quốc và có 3 trung tâm dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng tại 3 thành phố lớn là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Thành lập vào năm 1997, Digiworld hiện là nhà cung cấp phân phối chính thức cho Acer, HP- Compaq, Dell, Toshiba Fujitsu, Lexmark, InFocus và Logitech.
Ông Đoàn Hồng Việt, đồng sáng lập viên kiêm CEO của Digiworld, cho biết MEF II là một trong số ít những quỹ đầu tư cổ phần tư nhân ở Việt Nam nhắm đến sự tăng trưởng dài hạn thông qua các hoạt động gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Ông Vie65i cho rằng:“Kế hoạch đầu tư này nhằm đưa Digiworld sang một giai đoạn tăng trưởng mới. Digiworld cũng quyết định chọn MEF II là đối tác chiến lược để cùng xây dựng công ty trở thành nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ này, Digiworld sẽ trở thành một trong những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất về khả năng sinh lợi cho các nhà đầu tư khác trong tương lai”.
Còn theo ông Chris Freund, Giám đốc điều hành Mekong Capital, thị trường sản phẩm công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng và còn cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai. Digiworld là nhà phân phối có lợi thế và mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, cũng như có kinh nghiệm hoạt động trong hơn 10 năm qua. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi hài lòng về khoản đầu tư này”.
Digiworld hiện có vốn điều lệ hơn 87,5 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của MEF II qua khoản đầu tư trên không được công bố cụ thể.
Cùng với khoản đầu tư này, Mekong Capital có thể hỗ trợ Digiworld trong các hoạt động như quản lý và lập kế hoạch tài chính, quản lý các dòng tiền, hiệu quả đầu tư, báo cáo quản lý, quản lý nguồn nhân lực, quan hệ với nhà đầu tư…
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty do Mekong Capital quản lý đã đạt mức tăng trưởng trung bình về doanh thu trong năm 2008 là 42,6% tăng vượt trội so với năm 2007 là 32,4%.
Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, Công ty cổ phần Thông Minh MK và Công ty Hàng gia dụng Quốc tế (ICP) là 3 trong số những ví dụ điển hình cho việc tăng trưởng ổn định trong chu kỳ kinh tế khó khăn hiện nay.
Trong năm 2008, đội ngũ quản lý của Thế Giới Di Động đã nhanh chóng nắm bắt thị phần bằng cách thay đổi hệ sản phẩm nhằm tăng tỷ lệ lãi gộp. Công ty cũng đã triển khai một cách hiệu quả chiến lược được xác định từ trước là trở thành chuỗi bán lẻ sản phẩm di động lớn nhất Việt Nam bằng việc mở thêm các cửa hàng tăng cường xâm nhập thị trường. Và kết quả là, từ 15 của hàng bán lẻ năm 2007, Thế Giới Di Động đã mở rộng thành 30 cửa hàng vào cuối năm 2008, đem lại tăng trưởng doanh thu đạt 87%.
Công ty cổ phần Thông Minh MK có tăng trưởng về mặt doanh thu trong năm 2008 đạt 57% nhờ vào việc nâng cao năng suất kinh doanh thẻ thông minh, đồng thời mở rộng sang các dòng sản phẩm dịch vụ mới như in ấn biểu mẫu kinh doanh.
Với cam kết mạnh mẽ từ đội ngũ bán hàng và các thành viên của đội ngũ quản lý trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Công ty ICP đã triển khai một chương trình đặc biệt phát huy năng lực lãnh đạo nội bộ. Trong năm 2008, công ty đã giới thiệu nhiều sản phẩm và mẫu mã mới đến thị trường và không ngừng củng cố vị trí, nắm giữ vị trí thứ 3 trên thị trường dầu gội tại Việt Nam, từng bước rút ngắn khoảng cách với các công ty đa quốc gia là Unilever và P&G. Tăng trưởng doanh thu của ICP trong năm 2008 đạt 43%.
Trên đây là 3 trong số các công ty do Mekong Capital quản lý đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mekong Capital là công ty quản lý đầu tư, hiện đang quản lý 3 Quỹ và hơn 20 khoản đầu tư Private Equity kể từ khi thành lập vào năm 2001.
Quỹ đầu tư mạo hiểm của Google:
Năm 2009, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm Google Inc. đang có kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm có số vốn trị giá 100 triệu USD, nhằm đầu tư vào những doanh nghiệp khởi đầu kinh doanh.
2. Những trở ngại các quỹ đầu tư đối mặt trong năm 2009:
Năm 2008, các quỹ đã có những khoản đầu tư vào các công ty phát triển rất nhanh, trong đó có Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld), công ty dịch vụ thương mại Cổng Vàng (chủ thương hiệu lẩu nấm Ashima)…Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng thị trường vốn toàn cầu đã sụt giảm tổng cộng khoảng gần 60% chỉ trong vòng hai quý cuối của năm 2008, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của hầu hết các quỹ đầu tư cũng như các định chế tài chính trên toàn cầu.
Ông Dominic Scriven, Giám đốc Dragon Capital, cho biết một số quỹ đang tái cơ cấu danh mục, tất toán những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận và chuẩn bị huy động thêm vốn bên ngoài. Tuy nhiên, ông cho rằng: "Việc huy động thêm vốn ở thời điểm này tương đối khó khăn. Lạm phát của Việt Nam so với năm ngoái là cao, trong khi chỉ số P/E chung của thị trường niêm yết là 20-30, không thực sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Những yếu tố này sẽ rất khó thuyết phục nhà đầu tư bỏ thêm tiền".
Hai công ty tài chính có hỗ trợ lớn cho các quỹ tại Việt Nam là CLSA và JP Morgan cũng đã ngừng nhiều hoạt động do khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Với tình hình khó khăn như hiện nay, đa số các quỹ phải thận trọng khi tái cơ cấu danh mục đầu tư. Họ chỉ bán ra những cổ phiếu đã có lời, hoặc triển vọng mang lại lợi nhuận không còn cao như trước. Việc Dragon Capital bán ra cổ phiếu CAN hay TAC là một minh chứng. Tương tự như vậy, VinaCapital bán ra 4 triệu cổ phiếu HPG trong tổng số hơn 14 triệu mà họ đang nắm giữ.
Theo ông Nguyễn Hải Hà, Giám đốc đầu tư Quỹ Hanoi Fund, hiện có rất nhiều chứng chỉ quỹ đang được giao dịch dưới giá trị tài sản ròng (NAV). Việc này là do nhà đầu tư bán ra chứng chỉ quỹ khiến giá đi xuống, tương tự như khi họ bán ra cổ phiếu. Ông Hà đã nhận định: "Chứng chỉ quỹ được giao dịch sâu dưới NAV tạo ra nhiều sức ép cho các công ty quản lý quỹ. Rủi ro bị thôn tính là rất lớn, vì các đối thủ chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ hơn số vốn ban đầu của quỹ là có thể thu gom chứng chỉ quỹ và thôn tính. Tất nhiên việc này chỉ có thể xáy ra nếu có người chấp nhận bán".
Hầu hết quỹ tại Việt Nam là quỹ đóng nên không phải đối mặt với rủi ro rút tiền hàng loạt. Tuy nhiên, NAV của các quỹ đã giảm quá lớn và bất lợi, nên có thể làm gia tăng khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ngắn hạn ra khỏi thị trường Việt Nam.
Nhiều nhà quản lý quỹ cho rằng, lợi thế thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã thua các nước trong khu vực. Lý do là tại nhiều khu vực chỉ số P/E của các công ty chỉ là 3-7, trong khi chỉ số P/E của nhiều công ty Việt Nam vẫn còn 20-30. Do đó, đầu tư tại nhiều thị trường khác vẫn có lợi nhuận hơn, mặc dù tiềm năng của Việt Nam vẫn tốt. Chính vì vậy, bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam không còn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư hiện nay đang kỳ vọng đến giữa năm sau khi thông tin rõ ràng thì tình hình có thể khả quan hơn dù thị trường lên hay xuống.
Ông Hoàng Xuân Chính, Giám đốc Quỹ Enterprise Fund II (Mekong Capital) vẫn lạc quan cho rằng, các quỹ tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội để cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Thái Lan hay Philipines hoặc thậm chí Trung Quốc. Điều này có thể đạt được nếu các giải pháp kích cầu thị trường nội địa có hiệu quả, kiểm soát được những rủi ro của hệ thống ngân hàng do tỷ lệ nợ xấu bắt nguồn từ bong bóng thị trường nhà đất và những khoản đầu tư kém hiệu quả, để đạt được mức tăng trưởng GDP như kỳ vọng.
Đứng trước những trở ngại trên, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp hỗ trợ sau đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.
Bên cạnh đó, đối với các quỹ đầu tư thì khủng hoảng cũng chính là cơ hội. Đã có khá nhiều quỹ được huy động trước và trong giai đoạn khủng hoảng để tận dụng cơ hội mua lại các tài sản được định giá thấp. Tuy nhiên điều này chưa xảy ra ở Việt Nam vì thị trường của chúng ta còn quá nhỏ và các hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ.
3. Chính phủ với vai trò định hướng và phát triển thị trường vốn mạo hiểm, đầu tư mạo hiểm :
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. Trong những năm qua, Nhà nước đã và đang kiên trì thực hiện xây dựng các khu công nghệ cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời đã có những yếu tố công nghệ cao đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vi điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và tự động hoá, vật liệu mới... cùng với nhiều dự án công nghệ cao đang được triển khai tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động tham gia hội nhập. Trong bối cảnh đó, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đầu tư đối với các dự án đổi mới công nghệ và bước đầu trong việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao để chuẩn bị đối mặt với những thách thức của quá trình hội nhập.
Chính phủ có thể tác động bằng một loạt các biện pháp trực tiếp và gián tiếp:
+ Bằng cách đầu tư vào quỹ, Chính phủ đóng vai là người cung cấp “vốn mồi” cho quỹ ĐTMH, như đã từng làm cho quỹ hỗ trợ phát triển. Hoặc cũng có thể đầu tư trực tiếp vào các dự án tiềm năng mà các tổ chức hoặc cá nhân không thể hoặc không có khả năng tài trợ. Việc làm này có ý nghĩa như việc cung cấp vốn hạt giống cho dự án và được đánh giá là mở ra triển vọng trong việc tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng.
+ Về các biện pháp gián tiếp, cần tập trung vào một số nội dung:
- Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng đồng bộ, tăng quy mô và tăng tính thanh khoản cho thị trường. Trong đó, sự tương xứng về cung và cầu của thị trường cần được chú trọng.
- Về tính đồng bộ của thị trường: cần xúc tiến nhanh việc đưa trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động. Hiện nay cả nước có hàng ngàn các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và một lực lương công ty cổ phần nhưng sản gia dịch chứng khoán TP.HCM chỉ có 24 loại cổ phiếu. Một lượng rất lớn hàng hóa được giao dịch theo phương thức trao tay. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ là nơi để chứng khoán chưa niêm yết có điều kiện lưu thông dễ dàng.
- Quy mô thị trường còn khá nhỏ đã là một trở ngại khi Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài. Và đầu tư trong nước cũng theo chiều hướng như vậy: còn rất dè dặt. Để tăna năng lực hấp thu đầu tư đò hỏi thị trưởng chứng khoán phải đủ lớn. Việc gia tăng chủng loại hàng hoá cũng là một giải pháp ảnh hưởng đáng kể. Thật ra, thị trường sẽ không bị xem là quá nhỏ một khi tất cả những chứng khoán giao dịch trao tay được “thừa nhận” bằng một thị trường cho riêng chúng. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, là một giải pháp khả thi nhưng phải thận trọng. Trên thị trường chứng khoán, nguồn cung không thiếu và cũng không mấy khó khăn trong việc gia tăng nó, vấn đề là phía cầu của thị trường. Một thị trường sôi động và phát triển khi mối quan hệ giữa cung và cầu chứng khoán được giải quyết hài hòa. Do đó, đã đến lúc Chính phủ cần có những can thiệp phù hợp chứ không chỉ tập trung vào các giải pháp thiên về kích thích nguồn cung như hiện nay.
Một yếu tố khác tác động đáng kể đến sự lưu chuyển cũa dòng vốn mạo hiểm trong nền kinh tế đó là: khả năng tiếp xúc giữa cung và cầu vốn: nhà tư bản mạo hiểm và dự án. Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, những sản phẩm sáng tạo, có hàm lượng công nghệ cao và có tiềm năng không thiếu nhưng đa số còn trong tình trạng “tiềm tàng”. Các sản phẩm từ những công trình nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu, kết quả từ những cuộc thi tài năng trí tuệ sáng tạo… hoàn toàn có thể là đối tượng quan tâm săn lùng của vốn mạo hiểm. Nhưng với điều kiện là nó phải được giới thiệu, phải cho nhà đầu tư nhận biết. Thị trường khoa học công nghệ là nơi gặp gỡ lý tưởng cho họ. Đây là chiếc nôi của hoạt động đầu tư mạo hiểm, nơi chứng kiến những cuộc hóa thân ngoạn mục của các sản phẩm, dịch vụ có thể chỉ bắt đầu là những ý tưởng trên giấy.
Với đặc trưng đầu tư vào những sản phẩm trí tuệ, nhằm đảm bảo khả năng sinh lợi cho mình, các nhà đầu tư cũng rất thận trọng trong việc nhận định khả năng bị sao chép. Trước tình hình đó, một hệ thống bảo vệ đủ mạnh và chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ cần được thiết lập.
Tóm lại, vốn mạo hiểm được thừa nhận là một giải pháp tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Điều đó đã được chứng minh thực tế rất rõ ràng. Mỹ là nước đã có lịch sữ phát triển vốn mạo hiểm lâu đời. Chính dòng vốn này đã tạo ra một số người khổng lồ hiện nay. Một số quốc gia châu Á gần đây đã thể hiện sự nổi bật của mình từ việc định hình và phát triển vốn mạo hiểm, trong đó Ấn Độ là một địa chỉ mới đầy tiềm năng cho hoạt động đầu tư mạo hiểm với mục tiêu phát triển công nghệ phần mềm nước này. Bên cạnh đó, nhằm hoàn thiện thị trường tài chính trong nền kinh tế hiện đại rất cần có thêm những định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư mạo hiểm. Chính phủ là người có ảnh hưởng đáng kể trong việc định hướng và phát triển loại hình đầu tư mạo hiểm và sự lưu chuyển của vốn mạo hiểm
KẾT LUẬN
Thị trường đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam có tiềm năng phát triển rất đáng kể vì nhu cầu công nghệ và công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng lên rất nhanh. Hạ tầng công nghệ, kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng sẽ được phát triển để theo kịp nhu cầu và sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đang dành nhiều sự quan tâm và hỗ trợ trong việc phát triển nền kinh tế tri thức… Hoạt động đầu tư vốn theo hình thức mới “Quỹ Đầu tư mạo hiểm” của nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian gần đây không thể hiện hết được mục tiêu và mục đích của hình thức đầu tư này. Song có lẽ vì việc đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam mang tính rủi ro cao vì các Quỹ mạo hiểm này đầu tư vào các doanh nghiệp chủ yếu ở giai đoạn rất sớm, giai đoạn khởi sự trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.Do đó thấy được rằng việc đầu tư mạo hiểm này còn mang một mục đích và nhiệm vụ quan trọng hơn là không chỉ hướng tới mục tiêu tài chính mà còn là người hướng dẫn thị trường, nhà sư phạm mang kinh nghiệm, kiến thức đến cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học… nhằm giúp cho các doanh nghiệp này vượt qua thách thức trong việc phát triển hoạt động kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TCDN - Đầu tư mạo hiểm.doc