Đề tài Tài liệu ôn thi môn lý thuyết kinh tế Mác - Bộ tư bản

Câu hỏi: 1. Tuần hoàn tư bản tiền tệ. Nghiên cứu những nội dung cơ bản trình bày để thực hiện chức năng của tuần hoàn tư bản tiền tệ. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tuần hoàn tư bản sản xuất. Nghiên cứu những nội dung cơ bản trình bày để thực hiện chức năng của tuần hoàn tư bản sản xuất. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Tuần hoàn tư bản hàng hóa. Nội dung cơ bản, ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4. Nghiên cứu tổng tuần hoàn của tư bản. 5. Nghiên cứu chu chuyển tư bản: thời gian chu chuyển, tốc độ chu chuyển. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và lợi nhuận. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 7. Tỷ suất lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Ý nghĩa ll và tt rút ra từ việc phân tích tỷ suất lợi nhuận. 8. Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận giảm thành xu hướng (các yếu tố ngăn cản sự giảm của tỷ suất lợi nhuận). Ý nghĩa thực tiễn.

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3304 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tài liệu ôn thi môn lý thuyết kinh tế Mác - Bộ tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN TIỀN TỆ Vị trí: - tr35-79, chương 1, quyển 2 (quá trình lưu thông của tư bản), tập thứ hai, bộ tư bản. - Sau khi Mác phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa thì Mác tiếp tục phân tích quá trình lưu thông của tư bản. Muốn nghiên cứu quá trình lưu thông của tư bản thì cần thông qua việc nghiên cứu tuần hoàn của tư bản. (Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao…thì câu trả lời nằm trong…BTB. Để trả lời câu hỏi đó thì ta phân tích nội dung tuần hoàn của tư bản tiền tệ trong BTB). Đối tượng nghiên cứu của phần này là sự vận động của tư bản cá biệt, cụ thể là tư bản tiền tệ Tuần hoàn tư bản tiền tệ được nghiên cứu dưới góc độ 2 mặt: vừa là hình thái đặc biệt (phiến diện nhất), vừa là hình thái chung nhất (đặc trưng nhất) của sự vận động của tư bản. Khi nghiên cứu những biến hóa hình thái và tuần hoàn của những biến hóa hình thái ấy thì có nghĩa là nghiên cứu những biến hóa hình thái chung cho mọi hình thái tuần hoàn rồi mới nghiên cứu đến tính đặc thù của các hình thái tuần hoàn riêng biệt. Còn với Chương này – tuần hoàn của tư bản tiền tệ, Mác kết hợp việc phân tich những biến hóa hình thái của tư bản nói chung với viêc phân tích tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Do vậy mà tuần hoàn của tư bản được nghiên cứu vừa trong tính chung lại vừa trong tính riêng của nó. Và chính tính riêng này đã làm cho tuần hoàn của tư bản tiền tệ khác với tuần hoàn của tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản tiền tệ được tiến hành theo phương pháp phân tích lẫn phương pháp tổng hợp. Lúc đầu Mác phân tích từng biến hóa hình thái riêng biệt sau đó phân tích tổng tuần hoàn với tư cách là sự thống nhất của những biến hóa hình thái ấy. Trình tự nghiên cứu: ra đời dưới hình thái tiền tệ, trước hết tư bản hoàn thành biến hóa hình thái T (sld, tlsx), tiếp sau đó là quá trình sản xuất và sau nưa là H’-T’ và cuối cùng Mác nghiên cứu đến toàn bộ tổng tuần hoàn. Nội dung Trong chương này, tuần hoàn của TB tiền tệ được nghiên cứu dưới góc  độ vừa là hình thái đặc biệt, vừa là hình thái đặc trưng nhất của sự vận động của tư bản. Tư bản tiền tệ luôn vận động qua 3 giai đoạn khác nhau và ở mỗi một giai đoạn đó thì nó thể hiện các chức năng và hình thức khác nhau. Quá trình vận động của tư bản là quá trình vận động không ngừng diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại. Vì vậy, mỗi tiến hóa hình thái có thể vừa là điểm bắt đầu, vừa là điểm giữa, vừa là điểm kết thúc. Sau đây, sẽ ta đi sâu nghiên cứu từng giai đoạn: +Giai đoạn 1 mà  Mác nghiên cứu là T-H : TB sẽ thực hiện khâu chuyển từ hình thái tư bản tiền tệ sang các yếu tố vật chất của tư bản sản xuất. Công thức vận động T - H biểu thị việc chuyển một món tiền thành một số hàng hoá: Đối với người mua thì tiền được chuyển thành hàng hóa, còn đối với người bá thì hàng hóa được chuyển thành tiền. Đây là một giai đoạn hoạt động nhất định trong vòng tuần hoàn độc lập của một tư bản cá biệt. Công thức chung của tư bản tiền tệ là: T-H…SX….H’-T’ Vì số hàng hóa H=slđ+tlsx hay H-sld, tlsx => T-H-sld,tlsx => được phân thành: T-slđ và T-tlsx. Lúc này, T được dùng để mua sld và mua tlsx do dó, đã thể hiện lao động thặng dư. Hai hành vi mua bán này diễn ra trên thị trường khác nhau: thị trường hàng hóa và thị trường lao động. T tồn tại ở đây mang tính chất là tư bản tiền tệ. Vì vậy hành vi T – H-sld,tlsx hay dưới công thức chung T - H là tổng hợp số hành vi mua hàng hoá vốn là hành vi lưu thông chung của hàng hoá, là sự chuyển hoá của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Tóm lại, T-H vừa là hình thái chung, hình thái của bất cứ hành vi trao đổi nào, vừa là một hình thái đặc biệt của hành vi trao đổi. Hành vi T-H không những là điểm xuất phát của tuần hoàn tư bản tiền tệ, mà còn là kết quả của tuần hoàn tư bản đó. Giai đoạn 2 mà  Mác nghiên cứu là giai đoạn sản xuất. Đây là giai đoạn sau khi nhà tư bản ra thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất để mua TLSX và SLĐ xong đã trút bỏ hình thức tiền tệ của mình để chuyển sang một hình thức khác, mang tính chất hiện vật. Sự vận động của nó được thể hiện bằng công thức: T - H SLĐ ... SX TLSX Công thức này cho thấy giai đoạn lưu thông của tư bản bị gián đoạn, nhưng quá trình tuần hoàn của tư bản vẫn tiếp tục vì nó đi từ lĩnh vực lưu thông hàng hóa vào lĩnh vực sản xuất. Do đó, giai đoạn thứ nhất là mở đầu cho giai đoạn thứ 2 tức là cho sự hoạt động của tư bản sản xuất.\Trong khi làm chức năng của mình tư bản sản xuất sử dụng các thành phần bản thân nó để biến các thành phần ấy thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Vì lao động của công nhân chỉ tác động như một khhí quan của tư bản, nên thành phần tăng lên của sản phẩm là do lao động thặng dư làm ra. Nhà tư bản đã thu được một lượng giá trị thặng dư mà không phải trả bằng vật ngang giá. Theo Mác, nếu tách riêng giai đoạn sản xuất ra, thì nó là  quá trình sản xuất nói chung, chỉ trong mối liên hệ và quy định lẫn nhau vs T-H , nó mới trở  thành quá trình lao động và quá trình lớn lên của giá trị. Đồng thời, chỉ trong quá  trình tiêu dùng slđ, nhà tư bản mới có thể  tiêu dùng tlsx cho sản xuất và trở thành tư  bản công nghiệp. Sx là kết quả của T-H và  là sự phủ định T-H vì sx có nghĩa là sự gián đoạn của lưu thông. Chức năng của giai đoạn này là sản xuất giá trị và  giá trị thặng dư. Nói cách khác, chức năng của tư bản sản xuất là tái sản xuất vs quy mô  mở rộng không ngừng về mặt giá trị  mặt hiện vật. những bộ phận cấu thành của tư bản sản xuất là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Giai đoạn 3 là  giai đoạn: H’-T’. Tư bản hàng hóa trước hết là hàng hóa, nó chỉ có thể thực hiện chức năng vốn có của hàng hóa, tức là trao đổi lấy tiền. Hàng hoá H’ ở cuối mỗi giai đoạn 2 bây giờ chuyển sang giai đoạn 3 với một hình thái mới đó là tư bản – hàn hoá. Hàng hoá này đã tăng thêm một lượng giá trị do chính quá trình sản xuất tạo ra. Dưới hình thái hàng hoá của mình tư bản nhất định phải hoàn thành chức năng hàng hoá. Tất cả các vật phẩm cấu thành tư bản đó ngay từ đầu đều được sản xuất cho thị trường, cần phải đem bán chuyển hoá thành tiền. Do đó phải thông qua vận động H - T. Nhưng đây chỉ là công thức vận động của một giá trị không thay đổi, sự chuyển hoá giản đơn. ở đây với tư cách đặc thù là một giai đoạn của quá trình tuần hoàn , hành vi lưu thông ấy lại thực hiện một giá trị tư bản hàng hoá cộng thêm với một lượng giá trị thặng dư cũng nằm trong hàng hoá ấy, do đó hành vi đó phải là H’ - T’, sự chuyển hoá của tư bản hàng hoá từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ. H’ được sản xuất ra với chức năng của một sản phẩm hàng hoá, nó được chuyển hoá thành tiền qua quá trình lưu thông H – T. Toàn bộ khối lượng hàng hoá H’ mang một giá trị mới, đó là tăng thêm một lượng giá trị, phải thông qua quá trình lưu thông để thu về giá trị mới H’ - T’ lớn hơn giá trị đầu. H’ dù ở mục đích nào nó cũng nằm trong quá trình H’ - T’, để lấy về lượng tiền T’ trong đó T’ >T ban đầu. Trong tư bản hàng hóa, các quan hệ tư  bản chủ nghĩa biểu hiện ở quan hệ giữa hai giá trị: giá trị tư bản ứng trước và giá trị hàng hóa mới đc sản xuất. Tư bản hàng hóa bao gồm giá trị và  giá trị thặng dư, giá trị thặng dư  này là giá trị thành phẩm, dôi ra ngoài số  giá trị của tư bản sản xuất đã  đc tiêu dùng. Ý nghĩa của H’-T’ trong tuần hoàn trước hết là ở chỗ trong gia đoạn đó, giá trị tư bản lại mang hình thái tiền tệ, mà vs hình thái này, nó có thể bắt  đầu một tuần hoàn mới. Do đó tốc độ thực hiện biến hóa hình thái này có tác dụng to lớn đối vs sự hoạt động của nhà tư bản. H’  chuyển hóa thành T’ càng nhanh bao nhiêu thì giá trị tự lớn lên càng nhanh bấy nhiêu. Cuối cùng, Mác ngiên cứu tổng tuần hoàn. Những biến hóa hình thái tư  bản đã đc Mác nghiên cứu theo trình tự mà  chúng nối tiếp nhau trong tuần hoàn tư bản tiền tệ. Tuần hoàn tư bản tiền tệ có những đặc điểm: 1) Tiền trong tuần hoàn không bị tiêu rút  đi mà đc đưa vào chu chuyển nhằm mục đích thu lại số tiền lớn hơn. 2) Chính vì quá  trình sản xuất đc coi là phương tiện để kiếm tiền nên nó cũng biểu hiện ra một cách chân thực. 3) tuần hoàn TBTT cho ta cái nhìn khóa để hiểu thêm về THTB HH và THTB SX.4) trong THTB TT không có  sự tiêu dùng cá nhân. Ý nghĩa của tuần hoàn TBTT: Tuần hoàn của TB TT biểu lộ một cách đầy đủ mục đích của nền sản xuất TBCN và bản chất của TB vs tư cách là  giá trị lớn lên. Công thức THTB TT cũng che đậy và giấu diếm nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư. TH TBTT là hình thái chung của tuần hoàn tư bản nói chung, là một hình thái tuần hoàn đặc biệt của tư bản. Bên cạnh nó còn có những hình thái khác bổ sung cho nó, khắc phục những mặt phiến diện của nó. Ý nghĩa: Trong giai đoạn H’-T’, giá trị tư bản lại mang hình thái tiền tệ, mà vẫn hình thái này nó có thể mang một tuần hoàn mới. Khi hàng hóa không bán được, thì quá trình sản xuất bị ngừng lại,và trong trường hợp này “tư bản không làm ra sản phẩm, cũng không làm ra giá trị”. Do đó, tốc độ thực hiện hóa thái hình này có tác dụng to lớn đôí với sự hoạt động cuả tư bản với tư cách là giá trị lớn hơn: H’ chuyển hóa thành T’ càng nhanh bao nhiêu thì giá trị càng tự lớn lên càng nhanh bấy nhiêu, mặc dầu bản thân quá trình tự lớn lên của giá trị không diễn ra trong lưu thông. Trong giai đoạn H’-T’,hoàn thành sự lưu thông đã bắt đầu từ trong T-H. Trước đây nhà tư bản rút hàng hóa từ thị trường về, bây giờ thì hắn tung hàng hóa ra thị trường, hơn nữa lại tung ra với số lượng lớn hơn so với khi rút về. Trong giai đoạn H’-T’, nhà tư bản với tư cách là nhà có hàng, chỉ tham gia các quan hệ hàng hóa mà thôi. Các quan hệ giữa lao động và nhà tư bản không trực tiếp biểu hiện trong H’-T’, nhưng: các quan hệ đó được vật hóa trong H’ và trong T’, H’ và T’ được biểu hiện quan hệ giữa giá trị của sản phẩm đã làm ra với giá trị ứng ra ban đầu và trong H’-T’ lộ rõ kết quả của việc chiếm đoạt lao động thặng dư, vì cùng với sự lưu thông của giá trị tư bản có sự lưu thông của giá trị thặng dư, H’-T’ tức là H+ h ____T +t, hoặc tách thành H-T và h-t Chỉ có trong tuần hoàn của tư bản tiền tệ, mục đích của sự vận động của tư bản – làm tăng thêm giá trị ứng trước- bản chất đó mới hoàn toàn bộc lộ và phơi bày ra. Đặc biệt, trong tuần hoàn này nổi rõ ý nghĩa của tiền tệ với tư cách là vật ngang giá chung và do đó, là hình thái đặc thù của của cải trong xã hội tư sản. Đối với công nhân thì hành vi T-Slđ biểu thị hành vi Slđ-T(bán sức lao động), hành vi này được bổ sung bằng hành vi T-H, mua vật phẩm tiêu dùng. Nhưng bản thân tuần hoàn không biểu hiện sự tiêu dùng của công nhân cũng như không biểu hiện sự tiêu dùng của nhà tư bản, vì cả hai sự tiêu dùng này đều thực hiện ở ngoài tuần hoàn, đều thực hiện thông qua lưu thông chung, nhưng đều không phải là một bộ phận của sự vận động đặc thù của tư bản. Đứng về sự vận động đặc thù của tư bản mà xét, thì sự tiêu dùng của công nhân cũng như của nhà tư bản phải giảm tới mức tối thiểu cần thiết. Tóm lai,Tuần hoàn của TB TT biểu lộ một cách đầy đủ mục đích của nền sản xuất TBCN và bản chất của TB vs tư cách là  giá trị lớn lên. Công thức THTB TT cũng che đậy và giấu diếm nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư. TH TBTT là hình thái chung của tuần hoàn tư bản nói chung, là một hình thái tuần hoàn đặc biệt của tư bản. Bên cạnh nó còn có những hình thái khác bổ sung cho nó, khắc phục những mặt phiến diện của nó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx1.tuan hoan tu ban tiền tệ.docx
  • docx2.tuan hoan tư bản sản xuất.docx
  • docx3.tuan hoan tu ban hang hoa.docx
  • docx4.tổng tuần hoàn của tư bản.docx
  • docx5.chu chuyen cua tu ban.docx
  • docx6.chi phi SX TBCN và lợi nhuận.docx
  • docx7.TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN.docx
  • docx8.QUY LUẬT TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CÓ XU HƯỚNG GIẢM.docx
  • docxb.docx
  • docxThêm phần ý nghĩa của lợi nhuận ai chép thì liệu mà chép.docx