Chương I : Hàng hóa thị trường tiền tệ
GTCG ngắn hạn
I. TÍN PHIẾU KHO BẠC
1. Định nghĩa
- Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ(tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành)
- Mục đích : Để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước
Là một công cụ trong những côn g cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
- Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Mệnh giá thường lớn.
- Tín phiếu kho bạc có mức rủi ro thấp nhất trong tất các công cụ trên TTTT, thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản), vì nó được NN đảm bảo thanh toán, và thời hạn ngắn nên tác động của biến động lãi suất trên thị trường không đáng kể.
- Tính thanh khoản cao nhất, dễ chuyển nhượng, lãi suất thấp.
- Thu nhập từ TPKB không bị đánh thuế do chúng không được coi là tài sản vốn, do lãi suất thấp, mục đích chủ yếu khi nắm giữ là an toàn chứ ko phải sinh lợi, chủ yếu làm nghĩa vụ tài chính với chính phủ.
=> Vì tín phiếu kho bạc có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại CK khác, chẳng hạn như: công cụ có tính thanh khoản cao nhất, rủi ro vỡ nợ thấp nhất. Do đó, đây là kênh các Tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác đầu tư vốn khả dụng của mình, hưởng lãi, khi cần đem giao dịch trên thị trường mở đáp ứng nhu cầu vốn của mình.Điều đó đã cho ta thấy được tính hấp dẫn của nó trong việc đầu tư kiếm lợi. Chính vì vậy mà tín phiếu KB chủ yếu do các ngân hang thương mại nắm giữ.
Tín phiếu Kho bạc không những quan trọng do ý nghĩa về số lượng mà còn vì nó được NHTW cũng như nhiều tổ chức tài chính và phi tài chính sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Tín phiếu Kho bạc là công cụ truyền thống để điều chỉnh thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Tín phiếu Kho bạc còn có tầm quan trọng khác, và là hàng hóa chủ yếu của thị trường mở.
- Hình thức phát hành: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lý trên thị trường thứ cấp.
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài liệu về thị trường tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : Hàng hóa thị trường tiền tệ
GTCG ngắn hạn
I. TÍN PHIẾU KHO BẠC
1. Định nghĩa
- Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ(tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành)
- Mục đích : Để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước
Là một công cụ trong những côn g cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
- Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Mệnh giá thường lớn.
- Tín phiếu kho bạc có mức rủi ro thấp nhất trong tất các công cụ trên TTTT, thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản), vì nó được NN đảm bảo thanh toán, và thời hạn ngắn nên tác động của biến động lãi suất trên thị trường không đáng kể.
- Tính thanh khoản cao nhất, dễ chuyển nhượng, lãi suất thấp.
- Thu nhập từ TPKB không bị đánh thuế do chúng không được coi là tài sản vốn, do lãi suất thấp, mục đích chủ yếu khi nắm giữ là an toàn chứ ko phải sinh lợi, chủ yếu làm nghĩa vụ tài chính với chính phủ.
=> Vì tín phiếu kho bạc có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại CK khác, chẳng hạn như: công cụ có tính thanh khoản cao nhất, rủi ro vỡ nợ thấp nhất. Do đó, đây là kênh các Tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác đầu tư vốn khả dụng của mình, hưởng lãi, khi cần đem giao dịch trên thị trường mở đáp ứng nhu cầu vốn của mình.Điều đó đã cho ta thấy được tính hấp dẫn của nó trong việc đầu tư kiếm lợi. Chính vì vậy mà tín phiếu KB chủ yếu do các ngân hang thương mại nắm giữ.
Tín phiếu Kho bạc không những quan trọng do ý nghĩa về số lượng mà còn vì nó được NHTW cũng như nhiều tổ chức tài chính và phi tài chính sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Tín phiếu Kho bạc là công cụ truyền thống để điều chỉnh thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Tín phiếu Kho bạc còn có tầm quan trọng khác, và là hàng hóa chủ yếu của thị trường mở.
- Hình thức phát hành: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lý trên thị trường thứ cấp.
2. Quá trình phát hành tín phiếu
Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở đấu thầu.
Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (Xem Khung 1). Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được dựa vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động.1
Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất, mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu.
Ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), chính phủ đưa ra lãi suất chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và lãi suất trúng thầu không được vượt quá lãi suất chỉ đạo này. Lãi suất chỉ đạo được áp dụng để giới hạn mức lãi tối
đa mà chính phủ phải trả cho tín phiếu kho bạc huy động, nhưng khi áp dụng biện pháp này thì chính phủ có thể không huy động được đủ khối lượng tín phiếu mong muốn.
Khung 1: Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc (02 tháng 02 năm 2001)
Các đối tượng được phép tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tại Ngân hàng Nhà nước phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, có tài khoản tiền đồng mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định. Ngoài ra, Ngân hang Nhà nước cũng quy định rằng mỗi thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc phải ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu
3. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp
Về cơ bản, công thức 2 vẫn được áp dụng, nhưng lúc này ta phải chiết khấu bằng lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường là i %/năm.
Giá tín phiếu kho bạc mua bán lại trên thị trường thứ cấp được tính theo công thức sau:
F
P =
1 +i.t / 365
P là giá tín phiếu kho bạc
F là mệnh giá tín phiếu kho bạc
i là lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường (%/năm)
t số ngày từ thời điểm tính toán đến khi tín phiếu đáo hạn
VD về phát hành tín phiếu kho bạc
*Đấu thầu (qua NHTW): Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch và tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước hàng năm , dự kiến khối lượng tín phiếu phát hành, thời điểm phát hành, kỳ hạn của tín phiếu, mức lãi xuất chỉ đạo (lãi xuất tối đa) của tín phiếu, trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước trước khi tổ chức phát hành tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở dự thầu của các thành viên, NHNN sẽ xác định giá và khối lượng trúng thầu căn cứ vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến huy động. NHTW có thể thực hiện hai phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đầu thầu không cạnh tranh lãi suất. Tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư muốn tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc phải có vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng, có tài khoản tiền đồng mở tại ngân hàng, khối lượng đặt thầu tối thiểu là 100 triệu đồng. Đồng thời, các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu phải ký quỹ tại SBV tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu. =>Uu điểm:
Phương thức phát hành Tín phiếu Kho bạc qua đấu thầu tại NHTW có nhiều ưu điểm:
- Nhà nước tiết kiệm được nhiều chi phí vay nợ do xác định lãi suất một cách khách quan, tận dụng được mạng lưới khách hàng sẵn có, giảm được các chi phí in ấn và bán lẻ, kho bạc nhà nước chủ động kiểm soát được khối lượng phát ra và thu về cho ngân sách.
- NHTW thống nhất chỉ đạo chính sách lãi suất, tạo lập thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thị trường mở.
- Sự kết hợp giữa bộ Tài chính và NHTW được thường xuyên, đồng bộ và kịp thời.*Phát hành tín phiều Kho bạc trực tiếp thông qua Kho bạc nhà nước: Các đơn vị kho bạc ở các tỉnh thành phố được trực tiếp tổ chức bán lẻ tín phiếu Kho bạc cho các đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng... Trước mỗi đợt phát hành, Bộ tài chính thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch phát hành như: doanh số, thời hạn, lãi suất, mệnh giá, thời gian, phương thức thanh toán, địa điểm... Vì tín phiếu KB phát hành dưới hình thức ghi sổ, người mua phải mở tài khoản chứng khoán và tiền mặt chỉ định để phản ánh các khoản thanh toán tiền và chứng khoán phát sinh từ việc mua bán tín phiếu. Mọi khoản lãi, gốc được thanh toán trực tiếp vào tài khoản tiền chỉ định của người mua.Phát hành thông qua đại lý:
- Kho bạc nhà nước có thể phát hành tín phiếu Kho bạc thông qua đại lý là các tổ chức tín dụng. Các đại lý này được hưởng một khoản phí do Bộ TC quy định. - Trên thị trường OTC, tín phiếu Kho bạc được mua bán vào bất cứ lúc nào. Các giao dịch này được tiến hành bằng điện thoại, telex, qua các trạm máy giao dịch Các nhà kinh doanh tín phiếu kho bạc chính là các nhà tạo thị trường, còn các nhà môi giới đóng vai trò trung gian cho khách hàng của mình. Các tín phiếu kho bạc thường được trao đổi với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Khối lượng phát hành mỗi lần rất lớn, số lần phát hành nhiều và với mạng lưới các nhà giao dịch linh hoạt trên thị trường thứ cấp của các chứng khoán chính phủ đã mang lại khả năng thanh toán rất cao cho thị trường này. Các chứng khoán chính phủ Mĩ hấp dẫn đối với công dân Hoa Kì vì tiền lãi từ các chứng khoán này là đối tượng không phải chịu thuế tiểu bang mà chi phải chịu thuế liên bang.=>Thực trạng: Tuy nhiên, thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN vẫn còn một số tồn tại như : thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu vẫn là các Ngân hàng thương mại Nhà nước, số lượng các NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài tham gia rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là các NHTMCP chưa thực sự quan tâm tới thị trường này do lãi suất TPKB chưa thực sự hấp dẫn so với các loại trái phiếu phát hành qua Uỷ Ban chứng khoán. Mặt khác, lượng vốn khả dụng dư thừa để đầu tư vào TPKB của các NHTMCP vẫn còn hạn chế. Việc đầu tư vào TPKB của các thành viên chủ yếu nhằm mục đích dự phòng an toàn về khả năng thanh toán vào giai đoạn nhạy cảm ( Tết dương lịch và tết âm lịch) do đó việc giao dịch các loại GTCG giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng với nhau chưa linh hoạt, một phần nguyên nhân do cơ sở hạ tầng (công nghệ, pháp lý) của thị trường thứ cấp chưa phát triển. Quy chế 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 tuy đã cho phép việc tổ chức hình thức đấu thầu kết hợp cả cạnh tranh và không canh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu nhưng đến nay vẫn chưa áp dụng. =>Giải pháp: Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các NHTM cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.
III. Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit / CDs/ CD)
- Chứng chỉ tiền gửi là văn bản do ngân hàng phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hang nhằm huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
Đây là công cụ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như 1 khoản tiền gửi có kỳ hạn.Theo đó người sở hữu CD được hưởng các khoản lãi suất định kỳ tính toán trên cơ sở 360 ngày và được hoàn trả mệnh giá khi đến hạn.
- Thời hạn của CD thường từ 1-3 tháng, hoặc 6 tháng, có thể là 5-7 năm, nhưng nói chung là ngắn hạn. (Các ngân hàng thường phát hành CD ngắn hạn, hoặc phát hành kỳ phiếu để huy động vốn ngắn hạn. Còn nếu muốn huy động vốn dài hạn thì phát hành trái phiếu, lãi suất dài hạn thường được ấn định dựa vào lãi suất dài hạn hoặc lãi suất của các công cụ tương đương).
- Lãi suất của CD được tổ chức phát hành ấn định dưa trên lãi suất cạnh tranh của thị trường tiền tệ, tình trạng tài chính của người phát hành, và thời hạn của CD.
- CD chủ yếu được phát hành cho các công ty và các ngân hàng khác mua, được nắm giữ như là tài sản thay thế cho tín phiếu kho bạc và các trái khoán ngắn hạn khác.
- CD tương tự như Tiền gửi tiết kiệm nhưng khác ở chỗ:
+ Tiền gửi tiết kiệm có thể được huy động bất kỳ lúc nào, kể cả khi không có kế hoạch sử dụng vốn, vì có thể phát sinh nhu cầu sử dụng vốn bất kỳ lúc nào, hoặc có thể cho vay trên thị trường tt liên ngân hàng. CD thì chỉ phát hành khi đã có ké hoạch sử dụng vốn.
+ Được hưởng lãi suất cao hơn so với 2 loại trên, do uy tín của NHTM thấp hơn so với Chính phủ và NHTƯ.
+ Được phép chuyển nhượng tạo nên nhiều sự hấp dẫn cho chứng chỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác
+ Không được đáo hạn.
+ Mệnh giá được thống nhẩt theo 1 mức giá trị chuẩn. Điều này thể hiện rõ sự phát triển của 1 công cụ đã được chuyên môn hóa nhằm mở rộng nguồn vốn mới.
Việc xuất hiện CD là 1 cuộc cách mạng trong hoạt động ngân hang. Các chủ ngân hang giờ đây có trong tay công cụ huy động vốn chủ động theo nhu cầu sử dụng vốn mà không phụ thuộc hoàn vào nhu cầu gửi tiền của khách hang
Trước đây, các ngân hang thường phải đi vay để cho vay, tức là sau khi nhận được tiền gửi của khách hang mới xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, hoàn toàn bị động về số lượng , thời gian và chi phí sử dụng vốn. Đối với CD, các ngân hang chuyển từ quản lý tài sản nợ sang tài sản có, tức là đi tìm các dự án đầu tư trước, sau đó huy động vốn bằng cách phát hành CD, hoàn toàn chủ động về số lượng, thời hạn và chi phí sử dụng vốn.
Theo trợ lý đầu tư của một ngân hàng thương mại cổ phần, về lý thuyết, người mua chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn và vì thế, ngân hàng sẽ “yên tâm” hơn trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn.
Nếu có nhu cầu về vốn mà giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, người mua chỉ có thể “cầm cố” giấy tờ có giá này để vay vốn và tất nhiên, lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất mà ngân hàng trả cho người mua. Như vậy, lợi tức cao của giấy tờ có giá sẽ giảm đi rất nhiều nếu khách hàng thực hiện việc “cầm cố”.
Chẳng hạn trong thể lệ của đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi này, Sacombank quy định, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn trước thời gian đáo hạn thì khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay lại.
Khách hàng được chiết khấu khi đã nắm giữ chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 1/2 thời gian kể từ ngày phát hành và thời gian chiết khấu là thời hạn còn lại của chứng chỉ tiền gửi được. Trường hợp khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, tỷ lệ cho vay/mệnh giá chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo quy định của Sacombank về cho vay cầm cố.
Thậm chí, khi ngân hàng “ưu đãi” cho phép khách hàng chủ động nguồn vốn đột xuất bằng cách thanh toán trước hạn thì mức lãi suất mà khách hàng được hưởng cũng không hề hấp dẫn.
Như trong quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi của một ngân hàng lớn, lãi suất thanh toán trước hạn được căn cứ vào thời gian thực gửi, cụ thể: dưới 1 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn; từ 1 - 3 tháng lãi suất bằng 45% lãi suất cam kết; từ 3 - 6 tháng bằng 50% lãi suất cam kết; từ 6 - 9 tháng bằng 60% lãi suất cam kết và từ 9-12 tháng bằng 70% lãi suất cam kết.
Bởi vậy, theo bà trợ lý trên, mặc dù có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, nhưng người mua cần tính toán kỹ, chỉ nên mua khi đã kế hoạch hóa được việc sử dụng vốn của mình.
Đặc biệt, người mua nên nắm rõ mức lãi suất cho vay nếu ngân hàng quy định chỉ có thể rút vốn bằng cách cầm cố giấy tờ có giá để vay lại tiền hoặc mức lãi suất thanh toán trước hạn nếu được phép thanh toán trước.
Lịch sử ra đời và phổ biến
Chứng chỉ tiền gửi áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ lần đầu tiên vào năm 1961, sau đó được lưu hành ở Anh.Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi mới chỉ xuất hiện những năm gần đây và chưa được phổ biến rộng rãi.
Các loại chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi ghi danh;
Chứng chỉ tiền gửi vô danh;
Chứng chỉ tiên gửi ghi sổ.
IV. Thương phiếu
- Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
+ Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
+ Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Tính chất:
+Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền.
+Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.
+ Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố, tính chất này khiến thương phiếu trở thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu.
- Đặc điểm :
+ Tính lỏng cao, rủi ro thấp. Cũng giống như Tín phiếu Kho bạc, CP được mua bán dễ dàng trên thị trường trước khi đáo hạn. Các nhà kinh doanh duy trì thị trường CP bằng cách sẵn sàng mua lại CP khi nhà đầu tư muốn bán CP trước hạn. Đến kì thanh toán, CP bị thu hồi bơi ngân hàng thanh toán, tức ngân hàng được người phát hành chỉ định làm cơ quan thanh toán.
+ Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng và thanh toán thương phiếu, các hoạt động về thương phiếu phải được điểu chỉnh bởi các văn bản pháp luật ở từng quốc gia, ở VN là luật các công cụ chuyển nhượng.
-Lãi suất Thương phiếu ko được ghi trên thương phiếu, nó chính là chênh lệch giữa giá trả ngay và giá mua chịu. Lãi suất thương phiếu phụ thuộc vào thời hạn thanh toán, vào số vốn cần vay, mức lãi suất chung của thị trường tiền tệ, sự xếp hạng tín nhiệm của người phát hành. Lãi suất của thương phiếu cao hơn 3 loại trên vì mức rủi ro cao hơn.
-Thương phiếu phát sinh đối với các DN sản xuất và tiêu thụ. Thông thường, để giải quyết những lúc kẹt tiền mặt đột xuất trong thương mại vì hàng hóa của doanh nghiệp chưa bán kịp, vì nhu cầu nhập hàng mới, các công ty có thể ký quĩ và xin phép ngân hàng bảo trợ để phát hành CP vay tiền. Công ty được phép phát hành một số lượng CP nhỏ hơn tái sản ròng của họ (thường nhỏ hơn hoặc bằng 75%) để khi đáo hạn mà công ty không trả được tiền cho người mua CP, NHTM sẽ căn cứ theo luật trả tiền cho dân bằng cách mua lại CP đồng thời phát mại tài sản để thu nợ.Đây được coi như 1 khoản tín dụng của ngân hàng đối với DN. Nó có nhược điểm : bị giới hạn bởi số lượng vốn.
- Hình thức phát hành:
+ Phát hành trực tiếp : CP được chủ thể phát hành bán thẳng cho người đầu tư không qua môi giới và người kinh doanh
+ Phát hành gián tiếp : CP phát hành thông qua người môi giới và người kinh doanh chuyên nghiệp.
- Cũng giống như Tín phiếu Kho bạc, CP được mua bán dễ dàng trên thị trường trước khi đáo hạn. Các nhà kinh doanh duy trì thị trường CP bằng cách sẵn sàng mua lại CP khi nhà đầu tư muốn bán CP trước hạn. Đến kì thanh toán, CP bị thu hồi bơi ngân hàng thanh toán, tức ngân hàng được người phát hành chỉ định làm cơ quan thanh toán. Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng và thanh toán thương phiếu, các hoạt động về thương phiếu phải được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản pháp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia và thông lệ quốc tế.
V. Chấp phiếu (BA: banker’s acceptance )
- K/n : BA là các hối phiếu do các công ty phát hành, có thời hạn ngắn và được nhân hàng thương mại đảm bảo thanh toán bằng cách đánh dấu chấp nhận lên hối phiếu.
Việc chấp nhận của ngân hàng làm tăng thêm độ tin cậy và tính thanh khoản cho hối phiếu, tuy vậy điều này đặt ngân hàng trước rủi ro tiềm năng trong trường hợp chủ thể phát hành không đảm bảo khả năng thanh toán. Để tránh rủi ro cho mình, ngân hàng yêu cầu công ty phát hành hối phiếu phải ký quỹ 1 phần hoặc toàn bộ số tiền thanh toán. Đối với trường hợp ngân hàng yêu cầu ký quỹ toàn bộ thì thực ra công ty chỉ có 1 phần tiền, còn lại do ngân hàng cho công ty vay để ký quỹ.
- Đặc điểm:
+ NH đứng ra bảo lãnh thanh toán làm tăng độ tin cậy và khả năng thanh khoản cho BA
+ NH có thể sử dụng tiền ký quỹ của công ty, đồng thời thu phí đảm bảo thanh toán.
+ Người sở hữu BA có thể đem bán lại trên thị trường thứ cấp với giá chiết khấu.
+ Độ rỉ ro thấp hơn thương phiếu.
-Vai trò :
+ Là công cụ đảm bảo cung cấp tín dụng ngắn hạn, tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
+ BA là 1 công cụ hấp dẫn trong trường hợp uy tín tín dụng của người mua thấp.
+ BA là công cụ tài trợ vốn với chi phí thấp, lãi suất chỉ cao hơn TP kho bạc 1 ít.
VI. Hợp đồng mua lại
- K/n : Là hợp đồng mua (bán) kèm theo cam kết mua (bán) lại.Một hợp đồng mua lại gồm 2 giao dịch sau:
+ Bán chứng khoán kèm theo cam kết mua lại chứng khoán theo cùng mức giá tại thời điểm xác định trong tương lai. Người bán chứng khoán cam kết trả cho người mua 1 lãi suất cố định (phí).
+ Mua chứng khoán kèm theo cam kết bán lại chứng khoán theo cùng 1 mức giá tại 1 thời điểm xác định trong tương lai. Người mua chứng khoán sẻ được nhận 1 mức lãi suất nhất định(Hợp đông mua lại nghịch chiều).
Vd :
bán 100 ck, giá 5$
A
500$
Sau thời gian t:
A 100 ck, giá 5$ B
500$ + phí
Đây thực chất là 1 khoản vay ngắn hạn của ngân hàng ( thường không quá 2 tuần) trong đó chứng khoán được dùng làm tài sản đảm bảo.
-Đặc điểm :
+ Thời hạn từ qua đêm đến 1 vài tháng.
+ Lãi suất được tính toán trên cơ sở lãi suất thị trường hiện hành và lãi suất các công cụ nợ ngắn hạn. Nói chung lãi suất repo là 1 trong những mức lãi suất thấp nhất trên thị trường tiền tệ.
- HĐML khác với các khoản đi vay thế chấp thông thường :
+ Các khoản vay thế chấp thông thường thì tài sản đảm bảo chỉ được phong tỏa, tức là ngân hàng không có quyền sử dụng.
+ Còn ở HĐML thì tài sản đảm bảo (ck) hoàn toàn có quyền sử dụng (vì đã mua, bán hẳn). Sau đó đến hạn có đủ CK giao ra là đc.
VII. Đôla châu Âu:
Đôla Châu Âu là khoản tiền gửi bằng ÚD tại ngân hàng ở ngòai nước Mỹ,Với tư cách là 1 công cụ của thị trường tiền tệ.Đôla Châu Âu được kinh doanh khắp thế giới, tạo ra thịư trường Đôla Châu Âu với trung tâm la London, Hongkong, Singapore, Tokyo…
Tiền gửi Đôla Châu Âu có thời hạn rất đa dạng, từ qua đêm tới 5 năm, nhưng hầu hết tiền gửi Đôla Châu Âu có thời hạn 6 tháng hoắc ít hơn.Lãi suất Đôla Châu Âu dựa trên lãi suất Libor tại London.Các ngân hàng thương mại sử dụng Đôla Châu Âu để điều chỉnh trạng thái vốn khả dụng của mình.Việc giao dịch Đôla Châu Âu được thực hiện thông qua hệ thống ghi sổ.
VIII. Tiền Ngân hàng Trung Ương:
Đây là những món vay nợ ngắn hạn điển hình giữa các ngân hàng bằng những khoản tiền gửi của họ tại NHTW.Nó không phải là món cho vay của chính phủ hay NHTW mà là do NHTM này cho NHTM khác vay khi ngân hàng này không đạt tới tổng số tiền gửi theo quy địng phải có ở NHTW.Khi đó ngân hàng này có thể vay những món tiền gửi ở đây của những ngân hàng khác.Các ngân hàng cho vay sẽ chuyển khoản thông qua hệ thống chuyển khoản điện tử của NHTW tới ngân hàng đi vay.
Giao dịch trên thị trường quỹ liên bang chinhs là khoản vay qua đêm và có kỳ hạn trong đó vay qua đêm chiếm tỷ trọng lớn nhất.Lãi suất quỹ liên bang đựoc xác định trên cơ sở 360 ngày 1 năm và có vai trò như 1 phong vũ biểu chính xác để đo lường mức căng thẳng của thị trường tín dụng trong hệ thống ngân hàng.Lãi suất quỹ liên bang do các bên tham gia giao dịch thiết lập hay theo nguyên tắc thỏa thuận.Các quỹ này chính là công cụ thị trường tiền tệ và được giao dịch trên thị trường tiền tệ
Giấy tờ có giá dài hạn
I.Trái phiếu chính phủ :
- K/N : trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành (Chính phủ hoặc chính quyền địa phương) nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
- Đặc điểm :
+ An toàn cao, rủi ro thấp = 0
+ Khối lượng phát hành lớn , ổn định.
+ Tính lỏng cao.
II.Trái phiếu công ty:
-Khái niệm: Là trái phiếu do công ty phát hành với mục đích huy động vốn bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt phục vụ cho đầu tư phát triển của công ty
-Trái phiếu công ty gồm:
+Trái phiếu tín chấp
+Trái phiếu thế chấp hoặc cầm cố
+Trái phiếu thu nhập
- Đặc điểm :
+ Là công cụ có độ rủi ro cao, tính thanh khoản thấp.
+ Trái phiếu công ty hứa hẹn 1 tỷ lệ thu nhập cao hơn các Trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn.
+ Các trái chủ luôn được thanh toán lợi tức trước các cổ đông, không phụ thuộc vào tình hình tài chính của công ty.
Chương II Cung cầu vốn khả dụng
I.Khái niệm
- Đối với các NH : VKD là nguồn vốn mà các ngân hang sẵn sang thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình như: đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hang, cấp tín dụng, thanh toán các khoản nợ với NHTW và NH khác, các nghĩa vụ phải trả khác.
-Đói với NHTW : VKD là số tiền gửi của các NHTM tại NHTW gồm : DTBB, DTVM, Tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác,…
II Cầu vốn khả dụng
1.Cầu tự sinh:
- Hình thành từ hoạt động giao dịch trực tiếp giữa ngân hang với các chủ thể trong nền kinh tế
- Gồm:
+Bộ phận dự trữ được duy trì để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng phát sinh trong quá trình hoạt động :
Đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hang
Đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa các ngân hang
Thực hiện nghĩa vụ tài chính với NHTW
Thực hiện giao dịch ngoại tệ
+ Bộ phận tiền gửi thanh toán của NHTM tại NHTW
Các NHTM gửi DTVM tại NHTW để đáp ứng nhu cầu thanh toán
Nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: các quy định về DTBB, thực trạng của hệ thống thanh toán.
2. Cầu chính sách:
- Cầu chính sách hình thành do sự can thiệp của NHTW nhằm thực thi CSTT từng thời kỳ, là dự trữ bắt buộc. DTBB là số tiền mà NHTM buộc phải duy trì trên 1 TKTG tại NHTW.
- Mức DTBB = tỷ lệ DTBB * số dư tiền gửi huy động
Nếu quản lý theo kỳ duy trì :
Mức DTBB = rd * SD bq ngày trên TK thuộc đối tượng DTBB trong kỳ xđ DTBB
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ DTBB rd:
+ mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
+ Chi phí phải trả cho các NHTM khi phải duy trì DTBB (lãi).Nếu rd cao thì sẽ trả lãi suất cao hơn do DTBB chính là khoản thuế vô hình đánh vào các NHTM.
+ Quy mô tiền gửi. Khi quy mô tiền gửi càng lớn thì rd càng lớn, vì nếu lượng tiền gửi lớn mà KH rút nhiều thì gây nguy hiểm cho hệ thống, cho nên phải quy định rd lớn để giảm rủi ro
+ Tính ổn định của các loại tiền gửi (kỳ hạn). Kỳ hạn càng dài thì rd càng thấp do tiền gửi dài hạn thường an toàn và ổn định.
III. Cung vốn khả dụng
BCĐ rút gọn NHTW
TSC ngoại tệ ròng NFA
Tiền mặt ngoài NHTW: quỹ NHTM và tiền ngoài lưu thông
Cho vay CP ròng NCG
Dự trữ của NHTM: DTBB và DTDT
Cho vay NHTM CDMB
TSC khác OiN
Theo BCĐ rút gọn của NHTƯ
Cung VKD = (NFA + NCG + oiN – tiền ngoài NHTW)+ CDMB
1 2 3 4 5
1.Cung tự định
1.1 Tài sản có ngoại tệ ròng NFA
NFA = TSC ngoại tệ - TSN ngoại tệ
1.2 Cho vay chính phủ ròng NCG
NCG = cho vay chính phủ - tiền gửi chính phủ
1.3 Tài sản có khác OiN
OiN = TSC khác – TSN khác
TSC khác : TSCĐ, CCLĐ, các khoản phải thu, tài sản nợ khác,…
TSN khác : các khoản phải trả, khấu hao TSCĐ, vốn và các quỹ
1.4 Tiền ngoài NHTW
2. Cung chính sách
1.5 Cho vay NHTM Tái cấp vốn
Nghiệp vụ thị trường mở
Tái cấp vốn cho các NHTM
- Xét về dài hạn :
+ Căn cứ vào mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ
+ Việc sử dụng tiền cung ứng hang quý qua kênh tái cấp vốn của các TCTD
- Xét về dài hạn :
+ Kế hoạch xin vay
+ Nhu cầu xin vay
+ Các điều kiện kinh tế tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở
- Mua bán GTCG
GD ko hoàn lại
GD có hoàn lại
Là hình thức GD chuyển hẳn quyền sở hữuđối với các chứng khoán của người giao dịch
Là hình thức GD mà NHTW và người GD chỉ chuyển quyền sở hữu tạm thời
Ảnh hưởng của các GTCG đến dự trữ của các NHTM là dài hạn nên nó thường được sử dụng trong trường hợp NHTW muốn điều chỉnh cơ cấu hoặc can thiệp vào thị trương để điều chỉnh các điều kiện tiền tệ
-Phát hành chứng chỉ nợ : NHTW thường phát hành các chứng chỉ nợ để hấp thụ khả năng thanh toán đang dư thừa. Hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ. phương thức bắt buộc hoặc đấu thầu.
P = F/ (1 + iT/365)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ gồm 2 giao dịch là giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ được chọn.
- Qua đó NHTW tác động tới VKD của nền kt:
+ Cung ứng cho nền kt : Mua giao ngay ngoại tệ và bán kỳ hạn
+ Hấp thụ từ nền kinh tế: bán giao ngay ngoại tệ và mua kỳ hạn
IV. Dự báo VKD
1.Vai trò của việc dự báo VKD
- Dự báo VKD là cơ sở để NHTW chủ động đề ra các giải pháp điều hành CSTT phù hợp
- Để NHTW chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp điều tiết VKD, nhằm cân bằng giữa cung và cầu vốn khả dụng.
- Khi dự báo được VKD, NHTW sẽ quyết định nên bơm hay hút VKD trên thị trường bằng việc sử dụng các công cụ của CSTT
2.Phương pháp
Dự báo trên cơ sở tiếp cận BCĐ của NHTW
a. Cơ sở : Dựa trên sự biến động của các khoản mục trên BCĐ
b. Phương pháp kỹ thuật dự báo:
Sự biến động các khoản mục được đo bằng bđTSC – bđ về tiền mặt trong lưu
thông bên TSN
∆VKD = ∆NFA + ∆NCG + ∆CDMB + ∆OiN - ∆TM ngoài lưu thông.
Bước 1 : Xác định các yếu tố cần dự báo:
Các yếu tố về cung VKD
* Các yếu tố tự định về cung VKD
- NFA : TSC ngoại tệ ròng.
+ NFA = TSC ngọai tệ - TSN ngoại tệ
+ Phương pháp chủ yếu là dựa trên cơ sở kế hoạch mua bán ngoại tệ của
NHTW và các hợp đồng đã ký kết về việc mua bán ngoại tệ của NHTW với các NHTM
+ Việc dự báo của khoản mua bán ngoại tệ giữa NHTW với các NH chủ
yếu dựa trên cơ sở kế hoạch mua bán ngoại tệ của NHTW và các hoạt động đã ký kết về việc mua bán ngoại tệ của NHTW và các ngân hang.
+Thông thường các giao dịch mua bán ngoại tệ sẽ được thực hiên 2 ngày
sau khi ký hợp đồng (kể cả giao dịch giao ngay spot). Như vậy khi có hợp đồng đã ký kết thì hoàn toàn có thể dự báo giá trị giao dịch có tác động tăng hay giảm VKD sau 2 ngày tiếp theo.
Như vậy NHTW có thể sử dụng các công cụ CSTT để điều chỉnh các tác
động từ GD ngoại hối tới VKD của các NH : NHTW mua ngoại tệ làm tăng VKD của NHTM, NHTW bán ngoại tệ làm giảm VKD của NHTM.
+ Nếu không có thông tin về dự kiến các GD mua bán ngoại tệ giữa
NHTW và các NH, hoặc chưa có HĐ ký kết thì có thể dự kiến DSGD mua bán = 0.
-NCG : cho vay chính phủ ròng
+ NCG = Cho vay CP – tiền gửi CP
NCG = ∑ thu - ∑ chi
= (Chi thường xuyên + chi trả nợ ) - Các khoản thu và tài trợ - các khoản vay mới từ hệ thống NHTM – các khoản phát hành chứng khoán mới của CP – các khoản vay nước ngoài mới .
+ TK TG của CP:
CP có thể gửi tiền ở NHTW, hoặc gửi tiền ở NHTM, vì gửi tại NHTM có thể hưởng lãi cao, hoặc làm dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên khi xảy ra lạm phát thì NHTW sữ yêu cầu CP rút tiền từ NHTM về để tại NHTW.
Nếu CP chỉ gửi tiền tại các NHTM thì thường biến động về khoản mục cho vay CP ròng ko có tác động đến VKD của NHTM xét trên toàn hệ thống. Vì khi CP rút tiền tại NH này sẽ có thể gửi tại NHTM khác nên ko ảnh hưởng tới VKD của toàn hệ thống, CP cũng giống như dân chúng.
Trường hợp CP đồng thời gửi ở cả NHTW và NHTM thì VKD của hệ thống NHTM sẽ chịu tác động bởi các hoạt động của NSNN. Sự chuyển dịch giữa các tài khoản của CP sẽ gây hó khăn đói với việc dư báo VKD.
+ TG tại NHTW được dự báo trên cơ sở nguồn thu của CP trừ các khoản chi CP
Để dự báo các yếu tố này, BTC cung cấp cho NHTW các thông tin về hoạt động thu chi NS và dự báo luồng ngân sách, tạo điều kiện NHTW dự báo được xu hướng VKD.NHTW sẽ cung cấp BTC kết quả dự báo VKD của toàn hệ thống làm cơ sở cho BTC có quyết định phát hành các CK chính phủ phù hợp.
+ Dự báo các khoản chi NSNN
Nguyên tắc : Căn cứ vào số liệu lịch sử , qua đó xác định mức độ , thời điểm chi tiêu và chú ý đến các hoạt động NS, có thể áp dụng nguyên tắc chia đều kế hoach ngân sách hang năm thành 12 tháng hoặc 52 tuần, trên cơ sở đó tiếp tục chia đều cho các ngày trong tuần để có được dự báo hang ngày. Ngoài ra có thể dự báo bằng pp đối chứng so sánh dự đoán ngân sách và số thực hiện cập nhật làm cơ sở.
+ Dự báo các khoản thu ngân sách (thuế , phí , lệ phí, bán TSCĐ, TS vô hình, đất và các chuyển giao về vốn)
Nguyên tắc : Cần chia nhỏ dự toán năm thành các kỳ, tháng ,tuần thích hợp và kết hợp phân tích số liệu lịch sử để tìm ra tính thời vụ.
-Tiền ngoài NHTW:
+ về ngắn hạn : cầu tiền mặt chủ yếu chịu tác động bởi yếu tố có tính thời vụ như ngày chi lương, ngày nghỉ. Vì vậy việc dự báo yếu tố tiền mặt cần dựa trên các yếu tố lịch sử để phân tích, tìm ra các yếu tố có tính thời vụ.
+ Về dài hạn: Cầu tiền mặt chịu tác động của 1 số yếu tố khác như GDP, tiêu dung cá nhân, lãi suất, lạm phát, tỷ giá. Cầu tiền mặt có thể dự báo trên cơ sở sử dụng các mô hình cấu trúc tính đến các yếu tố thời vụ
- Các TSC khác ròng.
+ TSC khác ròng = TSC khác – TSN khác
= (TSCĐ + CCLĐ + CKPThu) – (CKP trả + khấu hao TSCĐ)
+ Về ngắn hạn, TSC khác ròng biến đổi không đáng kể, thậm chí có khoản không có tác động đến VKD của TCTD, dự báo mục này nếu không có các thông tin biết trước thì có thể dự báo không thay đổi trừ các khoản phải thu , phải trả.
*Các yếu tố chính sách về cung VKD
-Cho vay các NHTM dưới hình thức tái cấp vốn
-Thông qua nghiệp vụ thị trường mở
Dự báo các yếu tố về cầu VKD
*Cầu về DTBB
- Sử dụng mô hình cáu trúc hay mô hình chuỗi thời gian, có tính đến thời vụ
của yếu tố tiền gửi, và các yếu tố như thay đổi hệ thống thuế.
- Dự báo DTBB chỉ khó khăn khi kỳ duy trì và kỳ xác định trùng nhau 1 phần
hoặc trùng nhau hoàn toàn. Trường hợp kỳ nối tiếp nhau thì NHTW hoàn toàn có thể biết chắc về lượng cầu DTBB. Vì vậy những biến động về cầu VKD của 1 TCTD chính là do biến động về DTVM.
- Dự báo cầu DTBB , NHTW cần dự báo những thay đổi về cơ sở tính DTBB
(các loại TG huy động). Nếu rd thống nhất với các loại TG thì việc thực hiện dễ dàng , còn rd khác nhau thì dự báo từng loại TG cần tính đến sự chuyển dịch giữa các loại TG (VD chuyển từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài, từ không KH sang có KH).
- Kỳ xác định : là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.Là kỳ xác định số dư TG thuộc đối tượng DTBB cho kỳ duy trì. (Kỳ xác định là kỳ đã xảy ra rồi, có số dư TG mà NH huy động được).
- Kỳ duy trì : là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu
tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.Là khoảng thời gian mà NH phải duy trì số dư TG bình quân thuộc đối tượng DTBB theo quy định.
- Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được tính bằng cách lấy số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng (quy định tại Điều 12 Quy chế này) trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng loại hình tổ chức tín dụng và cho từng loại tiền gửi tương ứng.
Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ.
-Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc : Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian giữa kỳ xác định và kỳ duy trì.
Phương pháp nối tiếp
Phương pháp nối tiếp là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau.
Đặc điểm:
+ Đối tượng phải dự trữ bắt buộc chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc phải thực hiện trong kỳ
+ Số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc biến động không ngừng
+ Lãi suất ngắn hạn có thể biến động lớn, gây bất ổn định cho thị trường tiền tệ
=> Công cụ dự trữ bắt buộc không thể kiểm soát được khả năng cho vay của các đối tượng phải dự trữ.
Phương pháp trùng một phần
Phương pháp trùng một phần là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần. Phương pháp này được phần lớn các nước sử dụng
Đặc điểm:
+ Đối tượng phải thực hiện dự trữ bắt buộc luôn phải quan tâm đến dự trữ bắt buộc và không được sử dụng quá mức dự trữ có được.
+ Số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc ít biến động
+ Lãi suất thị trường ít biến động
=> Công cụ dự trữ bắt buộc phát huy hiệu quả cao hơn so với phương pháp nối tiếp trong việc thực thi CSTT.
Phương pháp trùng hoàn toàn
Về mặt lý thuyết phương pháp trùng hoàn toàn quy định kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳ xác định, còn trên thực tế không có sự trùng khớp hoàn toàn mà luôn có một độ trễ nhất định (có thể từ 2 đến 3 ngày).
Đặc điểm:
+ Đối tượng chịu sự quản lý về dự trữ bắt buộc phải chủ động duy trì dự trữ ở mức cụ thể mà không thể sử dụng dự trữ vì mục tiêu lợi nhuận một cách tuỳ ý.
=> Công cụ dự trữ bắt buộc phát huy được hiệu quả cao nhất
Lưu ý:
Thời hạn của kỳ xác định và kỳ duy trì càng ngắn thì công cụ dự trữ bắt buộc càng có hiệu quả cao vì trong thời gian ngắn, số dư tài khoản biến động không lớn, việc xác định dự trữ bắt buộc sẽ chính xác hơn.
Thông thường, kỳ xác định và kỳ duy trì có khoảng thời gian trung bình là một tháng với kỳ xác định thưòng chậm hơn kỳ duy trì là một hoặc nửa kỳ.
* Dự báo về DT vượt mức :
Các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ vượt mức :
- Quy định về DTBB :
+ Độ dài kỳ duy trì tăng -> chênh lệch DTBB thực tế so với mức DTBB tăng -> chi phí phát sinh tăng ->cần dự trữ vượt mức tăng.
+ Lãi suất trả lãi DTBB tăng -> cầu DTVM tăng trước khi lãi suất thực diễn ra.
-Thực trạng hệ thống thanh toán : tốc độ xử lý, thời điểm thanh toán, thực trạng thị trường thanh toán liên ngân hang, …
-dự báo cầu về DTVM cần kết hợp giữa việc sử dụng mô hình kinh té lượng và mô hình mang tính thể chế, có thể sử dụng số liệu lịch sử để thiết lập mô hình cấu trúc hay mô hình theo chuỗi thời gian, kết hợp với các dự đoán, đánh giá về thay đổi cầu VKD.
Bước hai : Lập dãy số liệu lịch sử vè các yếu tố cần dự báo
Bước ba : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu thức dự báo trong kỳ dự báo.
Bước bốn : Phân tích lỗi kỹ thuật của kỳ dự báo trước
Sai số do thời điểm thực hiện 1 số khoản mục khác so với dự kiến. VD
chính phủ hoãn chưa thực hiện 1 số khoản giải ngân.
Sai số do sơ suất trong khâu nhập số liệu đầu vào.
Sai số do quá trình dự báo có thể không sử dụng tất cả các thông tin thích
hợp, hoặc sử dụng các yếu tố điều chỉnh theo thời vụ có tính đặc biệt.
Các sai số khác.
Bước năm : Tiến hành dự báo
PP1
*Phân tích theo số liệu lịch sử và điều chỉnh theo tính thời vụ ( các khoản phát
hành – thu hồi tiền mặt, các khoản thu – chi ngân sách ). Đây là pp thường được sử dụng nhiều nhất khi dự báo các chỉ tiêu kinh tế .
*Cơ sở dự báo : xác định trên giả định tốc độ tăng giảm của các yếu tố tác động đến VKD năm nay = tốc độ tăng giảm của các yếu tố cùng kỳ năm ngoái, trong điều kiện nền kinh tế ko có những biến động lớn. Tuy nhiên pp này ko tính toán được hết những thay đổi bất thường (thiên tai hạn hán). Các số liệu dự báo theo pp này cần được điều chỉnh lại để phù hợp với tình hình thực tế.
Y(t -1)nt + y(t-2)nt + y(t-3)nt
Ytnn = * yt nt
Y(t-1)nn + y(t-2)nn + y(t-3)nn
Ytnn : số dự báo kỳ t năm nay
Ytnt : số dự báo kỳ t năm trước
Y(t-1)nt : số thực tế năm trước
Y(t-1)nn : số
VD : Dự báo cho tháng 4 năm 2010:
2009
1 2 3 4
2010
1 2 3 4
PP2
* PP này dựa trên các khoản thu chi đến hạn theo hợp đồng như các khoản cho vay , thu nợ của NHTW đói với các NHTM, thời điểm đến hạn của các hợp đồng mua bán có kỳ hạn với NHTW.
* Ưu điểm : do căn cứ dự báo là những khoản hợp đồng sẽ hoặc đã ký, cho nên khá chính xác, nhất là đối với dự báo ngắn hạn và thông tin chính xác cập nhật thường xuyên.
=> Thông thường kết hợp hai pp trên.
Bước sáu : Tổng hợp kết quả dự báo :
Nếu cầu > cung VKD, NHTW cần bơm them tiền thông qua kênh tái cấp
vốn hoặc nghiệp vụ thị trường mở, làm thay đổi khoản mục cho vay các ngân hàng ròng.
Nếu cầu < cung, NHTW phải hút bớt 1 lượng tiền về qua nghiệp vụ tị trường mở.
2.2 Dự báo bằng cách tiếp cận các TCTD
a.Cơ sở dự báo :
Phân tích luồng tiền các TCTD : theo dõi, phân tích theo thời hạn còn lại của các khoản mục TSC và TSN trên BCĐ của TCTD, trên cơ sở hợp đồng và các khoản phát sinh bên TSC và TSN
Luồng tiền ròng = ∑ các luồng tiền vào - ∑ các luồng tiền ra
b. Phương pháp dự báo:
PP hiệu quả nhất là từng TCTD có hệ thống theo dõi và thực hiện việc
phân tích luồng tiền của đvị mình.NHTW tổng hợp kết quả dự báo của TCTD và xem xét điều chỉnh nếu thấy cần.
PP dự báo này chủ yếu căn cứ vào việc quản lý và theo dõi online tất cả
các khoản mục phát sinh bên TSC, TSN trong toàn hệ thống của TCTD thực hiện việc theo dõi và cập nhật thường xuyên việc diều chỉnh thời hạn còn lại của các khoản mục TSC và TSN để xác định lượng tiền vào và ra.
c. Tổng hợp và phân tích kết quả dự báo
Tổng hợp kết quả dự báo :
Kết quả dự báo được NHTW tổng hợp từ dự báo của từng TCTD về luồng
tiền ròng theo thời gian nhất định
Phân tích kết quả, sai số dự báo.
d. Ưu, nhược điểm :
Ưu điểm :
-Tạo điều kiện dự báo chính xác hơn VKD, đảm bảo khả năng thanh toán
trong trường hợp 1 số khoản thanh toán của TCTD ko thực hiện qua hệ thống thanh toán tại NHTW, qua đó số dư tiền gửi của TCTD tại NHTW ko phản ánh đầy đủ vị thế VKD của TCTD.
-NHTW có thể yêu cầu từng TCTD xem xé phân tích, điều chỉnh thông rin dự báo khi thấy cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dự báo VKD.
Nhược điểm :
-Vai trò chủ động của NHTW bị hạn chế, vì việc dự báo của NHTW chủ
yếu dựa trên kết quả dự báo của NHTM
-Các TCTD phải đầu tư đổi mới công nghệ , nhân lực để thực hiện việc
quản lý và theo dõi toàn hệ thống của mình. NHTW phải có hệ thống nối mạng trực tuyến
Chương III : Thị trường tiền tệ liên ngân hang
I.Khái niệm , đặc điểm :
- Thị trường tiền tệ lien ngân hang là nơi các ngân hang hoặc các TCTD vay mượn nhau khoản dự trữ dư thừa nhằm bù đắp nhu cầu ngân quỹ tạm thời cho cấc nhĩa vụ tài chính thường xuyên.
- Đặc điểm :
+ Chuyển giao nhanh chóng các khoản vốn dư thừa. Hàng hóa là các nguồn vốn ngắn hạn nhàn rỗi của các TCTD.
+ Thời hạn các giao dịch liên ngân hang là rất ngắn. Phần lớn là các giao dịch qua đêm, khoảng 20 – 30% giao dịch lien ngân hang là có kỳ hạn 1 ngày đến vài tháng.Còn 70-80% các giao dịch là qua đêm.
+ Khối lượng vốn chiếm tỷ trọng cao trên thị trường tiền tệ.
+ Các giao dịch vay mượn có rủi ro cao do ko có TSĐB.
+ Phần lớn các giao dịch lien ngân hang được thực hiện qua môi giới, hoặc qua trung gian giao dịch.
+ Để làm thành viên trên thị trường LNH, phải thỏa mãn tiêu chuẩn ký quỹ, hạn mức tái chiết khấu, có tình trạng tài chính lành mạnh.
II. Các chủ thể tham gia TTTT liên ngân hàng :
1.Các TCTD :
Mục đích :
-Tham gia với mục đích lợi nhuận với vai trò là người cung ứng vốn tong điều kiện thặng dư ngân quỹ. Đối với các ngân hàng không cho vay hết mà vẫn có vốn dự trữ tại ngân quỹ, số vốn này không những không sinh lời mà còn phải trả them lãi cho khách hàng, ngân hàng có thể tranh thủ kiếm thêm lợi nhuận bằng cách cho vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
-Vay vốn khi thiếu hụt ngân quỹ. Đối với các ngân hàng huy động ít hoặc cho vay nhiều dẫn đến thiếu hụt vốn, thì cách nhanh nhất là đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
=> Như vậy, các TCTD tham gia TTTT lien ngân hàng với vai trò là người tạo lập thị trường, hình thành cung – cầu và giá cả của thị trường.
- Tham gia vì mục tiêu thanh khoản. Các TCTD tham gia TTTT lien ngân hàng để quản lý dự trữ 1 cách có hiệu quả và xây dựng 1 kết cấu danh mục tài sản tối ưu. VD khi DTBB của NH không đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của khách hàng thì NHTM đi vay them trên TTTT lien ngân hàng
Quản lý dự trữ của các TCTD:
+ DTBB được quản lý theo nguyên tắc bình quân nên các NH không biết chính xác mức dự trữ yêu cầu bình quân ngay quỹ đầu kỳ dự trữ.
+ Giao dịch dự trữ có thể hặp rủi ro về khối lượng và lãi suất khi khó dự đoán thay đổi lãi suất liên ngân hàng.
+ Quản lý dự trữ phải đảm bảo về khối lượng dự trữ giảm chi phí cơ hội trên cơ sở dự đoán sự thay đổi lãi suất trên tt liên ngân hàng.
2. Ngân hàng trung ương :
Mục đích :
-NHTW tham gia TTTT với tư cách là người điều tiết TTTT thông qua các
công cụ CSTT để duy trì các điều kiện tiền tệ trên thị trường lien ngân hàng phù hợp với mục tiêu hoạt động tong từng thời kỳ.
-Các công cụ CSTT được NHTW sử dụng để tác động vào cung cầu ngân
quỹ của TCTD và từ đó quyết định chiều hướng hoạt động cuả các chủ thể này trên TTTT liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu CSTT.
Kết luận :
-Xét theo chiều ngang : TTTT lien ngân hàng biểu hiện mối quan hệ giữa
NHTM –NHTM
-Xét theo chiều dọc : TTTT liên ngân hàng biểu hiện mối quan hệ giữa
NHTW – NHTM
3. Nhà môi giới và các trung gian giao dịch
Nhà môi giới chỉ làm chức năng kết nói các nhu cầu mua bán và hưởng
hoa hồng mà không được quyền kinh doanh cho mình
Các trung gian giao dịch là nguời tổ chức thị trường khi thông báo mua
bán tại từng thời điểm và thực hiện vai trò trung gian giao dịch giữa các ngân hàng. Chênh lệch giá mua, bán ngân quỹ là nguồn lợi nhuận của các tổ chức này.
III. Hàng hóa và giá cả của TTTT liên ngân hàng
1.Hàng hóa trao đổi trên thị trường :
Hàng hóa là khoản dự trữ tạm thời dư thừa thể hiện trên số dư TKTG của
TCTD tại NHTW bao gồm nội tệ và ngoại tệ
Thực chất hàng hóa là quyền sử dụng các khoản ngân quỹ dư thừa tạm
thời (VKD của các TCTD)
2. Giá cả (lãi suất) :
Lãi suất liên ngân hàng thường là lãi suất thỏa thuận , thay đổi theo thời
gian và phù hợp với chính sách lãi suất của NHTW
Lãi suất LNH được coi là thước đo tổng quát về mục đích của NHTW đối
với CSTT. Mức lãi suất liên ngân hàng tăng hay giảm như 1 dấu hiệu của CSTT thắt chặt hay nới lỏng.
Nhân tố tác động :
- Ls liên ngân hàng được hình thành do quan hệ cung cầu về VKD trên
TTTT liên ngân hàng.
-Tuy nhiên NHTW là người chi phối sự biến động của ls liên ngân hàng
thông qua việc kiểm soát lượng dự trữ của hệ thống NHTM.
- NHTW kiểm soát bằng cách tác động đến các loại lãi suất : ls cho vay qua
đêm của NHTW, ls TTM, LS tiền gửi của các TCTD tại NHTW.
Các mô hình kiểm soát lãi suất liên ngân hàng hàng ngày :
- Mô hình sử dụng các phương tiện thường xuyên
- Mô hình sử dụng nghiệp vụ thị trường mở kết hợp với lãi suất tái cấp vốn
- Mô hình sử dụng nghiệp vụ thị trường mở kết hợp với các phương tiện
thường xuyên.
Liên hệ VN:
LS VNibor : ls băng VND do VNBA xác định trên cơ sở 15 NHTM lớn thường xuyên niêm yết ls cho vay
LS cho vay qua đêm của NHTW : đây là mức ls trần trên tttt liên NH, phát tín hiệu thắt chặt hay nới lỏng CSTT
LS TCK : ls VNbor < ls TCK < ls cho vay qua đêm.
NHTW có thể thường xuyên tác động vào ls lien ngân hàng theo yêu cầu của CSTT thông qua việc thiết kế 1 hệ thống lãi suất chủ đạo và sử dụng để điều chỉnh ls lien ngân hàng hàng ngày.
IV. Phương thức giao dịch giữa các ngân hàng :
1.Gửi tiền và nhận tiền gửi :
Có kỳ hạn : (<12 tháng), thờ hạn và lãi suất xác định , quy định lãi suất thống nhất cho các khoản tiền gửi tối thiểu
Không kỳ hạn : Có thể rút ra bất cứ lúc nào sau khi đã thông báo trước
2.Vay và cho vay :
Cho vay thanh toán : cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ
Cho vay ngắn hạn : cho vay để mở rộng tín dụng ngắn hạn
Việc cho vay này có thể do NHTW cho các NHTM vay hoặc các thành viên cho vay lẫn nhau. Việc cho vay này phụ thuộc vào :
-Nhu cầu vốn để đáp ứng thiếu hụt thanh toán bù trừ của các NH
-Yêu cầu của CSTT từng thời kỳ
-Khả năng cho vay của các thành viên
3. Mua bán các GTCG
Mua bán hẳn
Mua bán có kỳ hạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu về thị trường tiền tệ.doc