Không ngừng hoàn thiện, đổi mới, đầu tư vào máy móc, công nghệ hiện đại làm
tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian sản xuất cũng
như giảm chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng vốn vào đúng việc, đúng
kế hoạch đã đề ra tránh gây lãng phí làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
- Nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu
năm hoặc những khách hàng lớn. Chẳng hạn công ty có thể giảm trị giá hợp đồng theo
tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn hoặc
thanh toán nhanh. Vào cuối quý, công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của những
khách hàng đó để xác định xem khách hàng nào là lớn nhất, để có một hình thức ưu
đãi phù hợp. Hoặc đối với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng
hay người giới thiệu một tỷ lệ hoa hồng nào đó tuỳ theo giá trị bản hợp đồng. Trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong
bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu
thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh, góp phần làm giảm thời gian thu hồi vốn,
đưa vốn trở lại vào sản xuất, hạn chế việc đi vay vốn bên ngoài
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn tân phương đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93.167 16,39 701.960.650 22,33
1.Tiền và tƣơng
đƣơng tiền
730.506.437 422.581.305 575.725.677
(307.925.132) (42,15) 153.144.372 36,24
3.Các khoản phải
thu
1.012.308.602 1.212.585.238 1.934.726.012
200.276.636 19,78 722.140.774 59,55
4.Hàng tồn kho 676.826.900 1.001.391.509 1.156.627.416 324.564.609 47,95 155.235.907 15,50
5.Tài sản ngắn hạn
khác
280.932.607 506.709.660 178.149.257
225.777.053 80,37 (328.560.404) (64,84)
II.Tài sản dài hạn 6.563.538.191 7.674.736.708 8.139.427.656 1.111.198.517 16,93 464.690.948 6,05
1.Tài sản cố định 6.563.538.191 7.521.688.837 8.114.651.427 958.150.645 14,60 592.962.590 7,88
3.Tài sản dài hạn
khác
0 153.047.872 24.776.230
153.047.872 0,00 (128.271.642) (83,81)
B.Tổng nguồn vốn 9.264.112.737 10.818.004.420 11.984.656.018 1.553.891.683 16,77 1.166.651.598 10,78
I.Nợ phải trả 4.982.577.995 7.407.117.234 8.480.784.880 2.424.539.239 48,66 1.073.667.646 14,50
1.Nợ ngắn hạn 4.608.818.532 7.175.605.298 8.355.207.330 2.566.786.767 55,69 1.179.602.032 16,44
2.Nợ dài hạn 373.759.463 231.511.936 125.577.550 (142.247.528) (38,06) (105.934.386) (45,76)
II.Vốn chủ sở hữu 4.281.534.742 3.410.887.186 3.503.871.138 (870.647.556) (20,33) 92.983.952 2,53
1.Vốn chủ sở hữu 4.281.534.742 3.410.887.186 3.497.018.846 (870.647.556) (20,33) 86.131.660 2,53
(Nguồn: Phòng kế toán – Tổ chức hành chính)
29
So sánh số liệu BCĐKT qua 3 năm 2011-2013, ta thấy quy mô về vốn kinh doanh
của công ty tăng lên qua từng năm, cụ thể như sau:
- Về tài sản :
Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2012 có sự giảm về tiền mặt so với năm
2011 là 422.581.305 VNĐ, tương đương giảm 42,15%, năm 2013 tăng so với năm
2012 là 153.144.372 VNĐ, tương đương 36,24%. Nhận xét chung là lượng dự dữ tiền
mặt là không lớn, để đảm báo khả năng thanh toán, công ty phải chú trong hơn trong
việc tăng lượng tiền mặt do các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để nắm bắt được khả
năng thanh khoản của công ty mà ra các quyết định đầu tư, hay cho vay, góp phần
nâng cao vị thế của công ty.
Các khoản phải thu: năm 2012 tăng so với năm 2011 là 200.276.636VNĐ, tương
ứng tăng 19,78%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 722.140.774, tương ứng 59,55%.
Đây là nguyên nhân khá lớn làm tài sản ngắn hạn tăng. Khoản phải thu khách hàng
tăng khá mạnh do những năm qua công ty đã tiêu thụ được hàng hóa rất tốt, cụ thể
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 16,52% so với năm 2011, năm
2013 tăng 5,38% so với năm 2013, cộng thêm với việc nới lỏng các chính sách tín
dụng với khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao, vì vậy công ty cần phải tăng
cường thu các khoản nợ tránh bị chiếm dụng vốn như đưa ra tỷ lệ chiết khấu cao cho
những khách hàng thanh toán sớm.
Hàng tồn kho: năm 2012 tăng 324.564.609 VNĐ so với năm 2011, tương ứng tăng
47,95%, năm 2013 tăng 155.235.907 VNĐ so với năm 2012, tương đương 15,50%.
Nguyên nhân là do năm 2012 và 2013 công ty đã tăng sản lượng lên khá nhiều, tuy
nhiên cũng cần phải chú ý không nên tăng quá nhiều khi không dự báo được dịch bệnh
trong năm, vì dịch bệnh gia súc, gia cầm có thể xảy ra bất cứ lúc nào ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng tiêu thụ. Hơn nữa việc dự trữ hàng tồn kho nhiều sẽ gây ứ đọng
vốn, làm cho vòng quay vốn chậm lại, làm gia tăng chi phí bảo quản và lãi vay ngân
hàng.
- Về nguồn vốn:
Nợ ngắn hạn: năm 2012 tăng là 2.566.786.767 VNĐ so với năm 2011, tương ứng
55,69%. Năm 2013 tăng 1.179.602.032 VNĐ so với năm 2012, tương đương 16,44%.
Nợ ngắn hạn tăng do công ty cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư
vào máy móc, thiết bị phục vụ nâng cao sản xuất. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng
doanh nghiệp đang dựa khá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài, điều này hoàn toàn là
không tốt. Trong những năm vừa qua, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới từ năm 2008, những doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty TNHH Tân
Phương Đông gặp khó khăn trong việc đi vay vốn mở rộng sản xuất, việc có thể vay
Thang Long University Library
30
được lượng vốn nhiều như vậy có thể nói công ty là một doanh nghiệp có uy tín, có
phương án kinh doanh đạt hiệu quả đủ tiêu chuẩn để ngân hàng thẩm định cho vay.
Vốn chủ sở hữu: năm 2012 giảm so với năm 2011 là 870.647.556 VNĐ, tương
đương giảm 20,33%. Năm 2013 tăng so với 2012 là 86.131.660 VNĐ, tương đương
2,53%. Nguyên nhân là do trong hai năm 2012 và 2013, cùng với chính sách mở rộng
quy mô sản xuất, công ty cần bổ sung thêm vốn vào mua máy móc thiết bị, nên đã làm
thâm hụt nguồn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên vốn chủ sở hữu giảm như vậy lại làm giảm
năng lực tài chính của công ty.
Kết luận: Trong 3 năm 2011 – 2013, quy mô về tài sản và nguồn vốn đều tăng
lên, chứng tỏ doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn. Tuy nhiên
cũng có thể thấy một vấn đề lớn của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu không đủ
bù đắp cho các tài chính chủ yếu nên doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn,
điều này là rất rủi ro.
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Tân Phƣơng Đông
2.2.1. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tân
Phương Đông
2.2.1.1. Đánh giá hiệu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Tân Phương Đông qua một số chỉ tiêu tổng quát
- Đánh giá hiệu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý CPSX tổng quát
Đơn vị tính :VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng doanh thu 9.175.375.324 10.690.808.737 11.270.850.439
Chi phí SXKD 8.860.348.394 10.302.623.207 10.837.655.165
Tổng chi phí /
tổng doanh thu
0,966 0,964 0,962
(Nguồn: Số liệu được trích từ bảng Báo cáo kết quả kinh doanh)
Chỉ tiêu tỷ suất CPSX trên doanh thu phản ánh để đạt được một đồng doanh thu,
doanh nghiệp cân phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất CPSX trên doanh thu giảm qua các năm
nhưng không đáng kể, cụ thể, năm 2012 tỷ suất là 0,964 giảm 0,002 so với năm 2011,
31
năm 2013 là 0,962 giảm 0,002 so với năm 2012. Chứng tỏ công tác quản lý để tiết
kiệm chi phí tốt lên qua ba năm. Tuy nhiên ta có thể thấy tỷ suất này là khá cao, chi
phí bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thu lại thì ít. Nhận thấy được điều này trong những
năm qua, công ty đã có những chính sách để giảm tỷ suất chi phí, cụ thể là lên kế
hoạch định mức cho chi phí NVL, đây là chi phí chiểm tỷ trọng lớn nhất trong giá
thành sản phẩm tuy nhiên những cố gắng để làm giảm tỷ suất này vẫn chưa thực sự
hiệu quả. Công ty cần phải có những biện pháp nhằm giảm tỷ suất này xuống nữa để
đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp là cao nhất.
- Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.7. Cơ cấu chi phí SXKD của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ
tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chi phí
SXKD
8.860.348394 100,00 10.302.623.207 100,00 10.837.655.165 100,00
Chi phí
NVL
5.504.048.422 62,12 6.522.590.752 63,31 6.886.246.092 63,54
Chi phí
NCTT
1.074.760.260 12,13 1.155.954.324 11,22 1.205.147.254 11,12
Chi phí
SXC
1.130.639.670 12,76 1.090.017.535 10,58 1.213.817.378 11,20
Chí phí
BH
256.773.044 2,90 294.880.021 2,86 272.624.612 2,52
Chi phí
QLDN
545.734.651 6,16 780.761.400 7,58 720.773.693 6,65
Chi phí
TC
348.392.347 3,93 458.392.347 4,45 538.715.804 4,97
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổ chức hành chính)
Cơ cấu chi phí sản xuất là tỷ trọng giữa các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí
sản xuất.
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng của các khoản mục chi phí có thay đổi trong 3 năm,
tuy nhiên sự thay đổi là không nhiều. Nhìn vào bảng cơ cấu chi phí SXKD của công ty
ta có thể thấy chi phí NVL của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2011 là 62,12%,
năm 2012 là 63,31% và năm 2013 là 63,54%, qua đây ta có thể thấy rằng, có sự tăng
Thang Long University Library
32
lên về tỷ trọng chi phí NVL, nguyên nhân la do sự tăng giá của NVL đầu vào và mức
tiêu hao NVL. Tiếp đến là chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng xấp
xỉ từ 11% đến hơn 12% trong tổng chi phí SXKD.
Ba khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng cao nhất trong bảng trên là cơ sở để tính toán
giá vốn hàng bán. Khi phân tích chi tiết các loại chi phí thì ta sẽ dễ dàng đề ra biện
pháp tiết kiệm chi phí.
2.2.1.2. Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong quá trình sản xuất tại công ty TNHH Tân Phương Đông, nguyên vật liệu là
yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Chi phí nguyên vật liệu chiếm từ
87% đến 92% trong tổng giá thành sản phẩm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể.
Do vậy, việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến
giá thành sản phẩm. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công ty là phải quản lý và kiểm soát
chặt chẽ khoản mục chi phí này. Nguyên vật liệu được sử dụng bao gồm nhiều chủng
loại khác nhau; mỗi loại có tính năng, công dụng riêng. Nguyên vật liệu xuất dùng cho
sản xuất được tính vào chi phí nguyên vật liệu bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Là các nguyên vật liệu cấu thành hình thái vật chất của
sản phẩm, bao gồm: ngô, khô đậu, sắn, cám mỳ, bột cá, bột xương, mỡ cá, muối, bột
thịt, premix,. Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn khoảng 83% - 88%
tổng giá thành sản phẩm.
- Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên
vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm, bao gồm: bao
bì, nilon, tem nhãn, chỉ may và các vật liệu khác.
- Nguyên vật liệu động lực: bao gồm tiền nhiên liệu, tiền điện, nước phục vụ
cho quá trình sản xuất.
Số liệu sử dụng chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua bảng sau:
33
Bảng 2.8. Bảng phân tích chi phí NVL năm 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
(Nguồn: Phòng kế toán – Tổ chức hành chính)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Chi phí NVL trực tiếp 5.504.048.422 6.522.590.752 6.886.246.092 1.018.542.330 18,51 363.655.339 5,58
1. Chi phí NVL chính 4.874.385.283 5.501.153.041 5.699.057.265 626.767.758 12,86 197.904.225 3,60
2. Chi phí NVL phụ 472.797.759 730.530.164 847.696.894 257.732.405 54,51 117.166.730 16,04
3. Chi phí NVL động lực 156.865.380 290.907.548 339.491.932 134.042.168 85,45 48.584.385 16,70
Thang Long University Library
34
Chi phí NVL trực tiếp năm 2012 tăng 1.018.542.330 VNĐ so với năm 2011,
tương ứng với tỷ lệ tăng 18,51%, năm 2013 tăng 363.655.339 VNĐ so với năm 2012,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,58%. Cụ thể của sự tăng này là do:
Chi phí NVL chính năm 2012 và 2013 tăng mạnh so với năm 2011. Cụ thể năm
2012 tăng 626.767.758 VNĐ so với năm 2011, năm 2013 tăng 197.904.225 VNĐ so
với năm 2012. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng lên này, ta sẽ đi xem xét tình hình thực
hiện quản lý chi phí NVL chính của công ty giữa kế hoạch và thực tế. Ở đây ta xem
xét một số mặt hàng mà công ty sản xuất chủ yếu năm 2013 để thấy rõ tình hình thực
tế sản xuất gần đây nhất.
Bảng 2.9. kế hoạch sản xuất các mặt hàng của công ty năm 2013
Sản
phẩm
Sản lƣợng
kế hoạch
( bao)
q1
NVL chính
Mức tiêu hao
NVL / đv SP
kế hoạch (kg)
m0i
Đơn giá vật
liệu kế hoạch
(đ/kg)
gv0i
CF NVL kế
hoạch trong
giá thành đv
SP (đ)
Cv0
H01 15.000 Khô đậu 0,39 13.000 76.050.000
H02 300.000 Ngô 0,58 5.989 1.042.086.000
554L 250.000 Bột cá 0,36 18.900 1.701.000.000
55A 125.000 Sắn 0,71 4.689 416.148.750
551S 15.000 Bỏng ngô 0,50 7.150 53.625.000
552S 200.000 Cám gạo 0,66 6.910 912.120.000
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tổ chức hành chính)
Bảng 2.10. Thực tế sản xuất các mặt hàng của công ty năm 2013
Sản
phẩm
Sản lƣợng
thực tế
( bao)
q1
NVL chính
Mức tiêu hao
NVL / đv SP
thực tế (kg)
m1i
Đơn giá vật
liệu thực tế
đ/kg
(gv1i)
CF NVL thực
tế trong giá
thành đv SP
(đ)
Cv1
H01 15.000 Khô đậu 0,41 13.440 82.656.000
H02 300.000 Ngô 0,63 6.289 1.188.621.000
554L 250.000 Bột cá 0,39 19.256 1.877.460.000
55A 125.000 Sắn 0,72 4.900 441.000.000
551S 15.000 Bỏng ngô 0,55 7.200 59.400.000
552S 200.000 Cám gạo 0,69 7.100 979.800.000
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tổ chức hành chính)
Từ hai bảng trên, ta tính toán được bảng sau:
35
Bảng 2.11. Ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí NVL trực tiếp
Đơn vị tính: VNĐ
Sản
phẩm
NVL
chính
Sự tăng,
giảm tƣơng
đối của chi
phí NVL
chính
(∆Cv)
Ảnh hƣởng của
mức tiêu hao
NVL trên 1 đơn
vị SP
(∆m)
Ảnh hƣởng
của đơn giá
vật liệu đến
chi phí NVL
chính
(∆gv)
H01 Khô đậu 6.606.000 3.900.000 2.706.000
H02 Ngô 146.535.000 89.835.000 56.700.000
554L Bột cá 176.460.000 141.750.000 34.710.000
55A Sắn 24.851.250 5.861.250 18.990.000
551S Bỏng ngô 5.775.000 5.362.500 412.500
552S Cám gạo 67.680.000 41.460.000 26.220.000
Tổng 427.907.250 288.168.750 139.738.500
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tổ chức hành chính)
Để tiện cho việc phân tích, ta coi giá trị phế liệu thu hồi là không đáng kể, các sản
phẩm mà công ty sản xuất trong năm 2013 không thay đổi so với năm trước và không
sử dụng vật liệu thay thế.
Qua các bảng trên ta có thể thấy tổng chi phí của NVL chính trong giá thành sản
phẩm thực tế tăng 427.907.250 VNĐ so với kế hoạch, do đó công ty đã không hoàn
thành được kế hoạch chi phí NVL. Nguyên nhân là do:
- Mức tiêu hao NVL: thực tế sản xuất năm 2013 tăng so với kế hoạch là
288.168.750 VNĐ, sự chênh lệch này là khá lớn, nguyên nhân là do công ty đã chú
trọng đầu tư hơn vào chất lượng sản phẩm khi tăng mức tiêu hao NVL chính cho các
sản phẩm. Khách hàng ngày càng khó tính hơn, nên việc chú trọng vào tăng chất lượng
sản phẩm là rất tốt, tuy nhiên, điều này lại làm tăng giá bán của sản phẩm lên, ảnh
hưởng tới mục tiêu giảm giá thành của công ty.
- Đơn giá NVL chính: thực tế sản xuất năm 2013 tăng so với kế hoạch là
139.738.500 VNĐ, đây là một con số khá lớn. Nguyên nhân là do công ty không kiểm
soát và dự báo được sự tăng giá của NVL đầu vào. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
thì NVL chính sản xuất là các sản phẩm nông sản, tuy nhiên những năm vừa qua, tình
hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh thường xuyên xảy ra và ngày càng có chiều hướng xấu
hơn, nông dân phải chịu vô số những thiệt hại, nên việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu
như: ngô, sắn... là điều không thể tránh khỏi cùng với đó là chi phí xăng dầu vận chyển
cũng liên tục tăng lên trong những năm trở lại đây.
Thang Long University Library
36
Chi phí NVL phụ: năm 2012 so với năm 2011 tăng 257.732.405 VNĐ, với tỷ lệ
tăng là 54,51%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 117.166.730 VNĐ, tương ứng với
tỷ lệ tăng 16,04%. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô sản xuất đồng thời
tăng chất lượng sản phẩm, việc tăng chi phí NVL phụ cao như thế cũng là hợp lý. Tuy
nhiên, chi phí NVL phụ năm 2013 tăng mạnh như vậy là do khâu mua bao bì chưa
thực sự tốt. Đầu năm 2013, công ty đã phải chịu một khoản tổn thất khá lớn do bao bì
không đảm bảo chất lượng, nguyên nhân là do công tác tổ chức mua NVL chưa thực
sự tốt, nhằm tiết kiệm chi phí này, phòng kế hoạch đã đặt hàng mua bao bì tại một
công ty địa phương với giá thấp hơn mọi năm, tuy nhiên khi nhận hàng về tiêu chuẩn
không đảm bảo, độ dày của bao bì không đúng quy định, nên vì thế đã xảy ra thiệt hại.
Công ty đã bắt bồi thường tuy nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất
và đóng gói. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, công ty ngày càng chú ý đến chất bao bì
sản phẩm hơn, nhằm đề phòng những thiệt hại khi vận chuyển và bảo quản như rách,
giảm chất lượng sản phẩm... Như vậy tăng chi phí NVL phụ không phải vì mục tiêu lợi
nhuận mà nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại sản phẩm tốt nhất
cho khách hàng, khiến khách hàng yên tâm trong chăn nuôi. Tuy nhiên công ty cũng
cần nên chú trọng hơn công tác lập kế hoạch mua NVL cùng với đó là xem xét lại giá
cả mua vào của NVL này đã hợp lý chưa để tiết kiệm được chi phí mà chất lượng sản
phẩm vẫn đảm bảo.
Chi phí NVL động lực: năm 2012 tăng 134.042.168 VNĐ tương ứng tăng 85,45%
so với năm 2012, năm 2013 tăng 48.584.385 VNĐ, tương ứng tăng 16,70% so với
năm 2012. Sơ dĩ năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 như vậy là do công ty đã đầu
tư thêm máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất, cùng với đó là tình trạng mất điện
trong những ngày hè nên lượng nhiên liệu dùng để chạy máy phát điện tăng cao, nên
chi phí cũng vì thế mà tăng theo.
Như vậy, có thể thấy được chi phí NVL tăng lên như vậy chủ yếu là do sự tăng giá
của NVL nói chung, đặc biệt là chi phí NVL chính. Như vậy việc phải làm là công ty
phải cần có kế hoạch để sử dụng NVL một cách hợp lý, điều chỉnh lại mức tiêu hao
NVL chính sao cho phù hợp, tính toán nhu cầu thị trường, làm sao để với khối lượng
NVL chính đưa vào sản xuất thì công ty thu được kết quả tốt nhất, để sản phẩm vừa có
chất lượng, vừa đạt được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Thứ hai, công ty phải
nghiên cứu, dự báo tình trạng tăng giá của NVL, để tiến hành thu mua và dự trữ khi
giá NVL giảm xuống, có thê tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn, nhưng không làm
chất lượng sản phẩm thay đổi. Đặc biệt công ty cần chú ý tới việc quản lý chi phí vật
liệu phụ, nên thay đổi nhà cung cấp NVL, và tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi phí tốt
hơn.
37
2.2.1.3. Quản lý chi phí nhân công trực tiếp
Tại công ty TNHH Tân Phương Đông, chi phí nhân công trực tiếp được xác định
là những khoản thù lao mà công ty phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm ở nhà
máy (bao gồm công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên kỹ thuật, tổ trưởng các tổ).
Bao gồm các khoản như tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính
chất lương (phụ cấp ăn trưa, làm thêm giờ, thai sản). Ngoài ra, chi phí nhân công
trực tiếp còn bao gồm các khoản mà công ty phải trích nộp cho các quỹ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền lương
cơ bản của tổ trưởng tổ máy sản xuất. Do sử dụng khá nhiều thiết bị máy móc nên
công ty đã giảm được đáng kể chi phí nhân công. Trong tổng giá thành sản phẩm, chi
phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ không lớn nhưng chi phí nhân công trực tiếp lại thể
hiện chính sách của công ty với người lao động. Vì vậy, công ty phải có chế độ chính
sách phù hợp đồng thời cũng phải theo dõi, quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí này.
Hiện tại, công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo thời
gian. Lương của công nhân được tính căn cứ vào số ngày công của công nhân và số
tiền công nhật của từng vị trí mà công nhân đảm nhận.
Tiền lương công nhân
SX
= Số ngày công X Công nhật + Tiền ăn trưa
Ngày công được tính là 8 giờ. Tiền ăn trưa được tính 22.000 VNĐ/ ngày. Ngoài
ra, nếu làm thêm giờ, lao động được tính thêm lương bằng 150% lương làm bình
thường. Công ty tính lương vào cuối tháng và trả lương cho công nhân vào ngày 5
hàng tháng. Công ty chỉ trích lập BHXH, BHYT, BHTN cho tổ trưởng các tổ, và công
nhân kỹ thuật còn chưa trích lập cho công nhân sản xuất. Công ty chưa trích lập kinh
phí công đoàn. Tỷ lệ trích lập các khoản trích theo lương là 30,5%. Trong đó:
- Bảo hiểm xã hội: 24% trong đó công ty chịu 17% tính vào chi phí, người lao
động chịu 7% trừ vào lương.
- Bảo hiểm y tế: 4,5% trong đó công ty chịu 3% tính vào chi phí, người lao động
chịu 1,5% trừ vào lương.
- Bảo hiểm thất nghiệp: 2% trong đó công ty chịu 1% tính vào chi phí, người lao
động chịu 1% trừ vào lương.
Ví dụ về cách tính lương của công ty như sau: trong tháng 10/2013, căn cứ vào
bảng chấm công, kế toán thấy anh Nghiêm Văn Trường làm việc 26 ngày công với
chức vụ là tổ trưởng tổ máy kỹ thuật.
Từ đó, tính ra tiền lương tháng 10:
Tiền lương = số ngày công * công nhật + tiền ăn trưa
= 26 * 308.000 + 572.000 =8.572.000 VNĐ
Thang Long University Library
38
Các khoản giảm trừ lương: trích các quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ so với
lương cơ bản. Tổng các khoản giảm trừ là 285.000 VNĐ, trong đó:
Trích BHXH: 7% * 3.000.000 = 210.000 VNĐ
Trích BHYT: 1,5% *3.000.000 = 45.000 VNĐ
Trích BHTN: 1% *3.000.000 = 30.000 VNĐ
Tiền lương thực nhận của anh Nghiêm Văn Trường
Lương thực nhận = tiền lương - các khoản giảm trừ lương
= 8.572.000 – 285.000 = 8.287.000 VNĐ
Qua bảng 2.8 ta thấy chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 là 1.074.760.260
VNĐ, năm 2012 là 1.155.954.324 VNĐ, năm 2013 là 1.213.817.378 VNĐ. Như vậy ta
thấy qua 3 năm, ta thấy chi phí nhân công trực tiếp đều tăng. Nguyên nhân là do công
ty mở rộng quy mô sản xuất và tuyển thêm nhân viên. Tuy nhiên, cũng có thể thấy
rằng, hình thức trả lương cho công nhân như trên dường như sẽ không thúc đẩy tối đa
năng lực làm việc của công nhân, phần lớn công nhân sản xuất trực tiếp là lao động
phổ thông chưa qua đào tạo bài bản, nên có thể công nhân làm hết ngày để chấm công
tuy nhiên lại không đạt được hiệu quả năng suất lao động, có thể do suy nghĩ làm
nhiều hay không làm nhiều thì lương vẫn như vậy, do đó công ty nên điều chỉnh chính
sách trả lương theo định mức sản phẩm để phù hợp hơn, nhằm tạo cho công nhân có
trách nhiệm và tinh thần trong việc sản xuất, đồng thời đảm bảo đúng tiến độ sản xuất
mà doanh nghiệp yêu cầu.
2.2.1.4. Quản lý chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại phát sinh tại nhà máy phục vụ cho
sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí
sản xuất chung tại công ty TNHH Tân Phương Đông bao gồm:
- Chi phí lương quản đốc nhà máy và các nhân viên kỹ thuật gồm các khoản
lương, phụ cấp, tiền ăn trưa và các khoản phải nộp cho các quỹ ( BHXH, BHYT,
BHTN) trích theo tỷ lệ với tiền lương cơ bản (lương cơ bản quản đốc là 3.600.000
VNĐ/tháng, các thợ máy kỹ thuật là 3.000.000 VNĐ/tháng, các kỹ thuật chất lượng là
2.600.000 VNĐ/tháng).
- Chi phí vật liệu: là những chi phí về vật liệu để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc,
thiết bị, nhà xưởng và các chi phí vật liệu cho quản lý nhà máy như giấy, bút, văn
phòng phẩm
- Chi phí dụng cụ sản xuất: là những chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất dùng
trong nhà máy như dụng cụ đo đạc, vặn, điều chỉnh, lắp ráp máy, máy hàn,
- Chi phí thuê nhà xưởng: là chi phí thuê mặt bằng và một số công trình trên mặt
bằng đó. Chi phí này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất chung (trong tháng
10/2013 chi phí này chiếm 48,31% chi phí sản xuất chung).
39
- Chi phí khấu hao TSCĐ : phản ánh khấu hao thiết bị, máy móc, nhà xưởng phục
vụ cho sản xuất sản phẩm tại nhà máy. Đây là khoản mục chi phí lớn trong chi phí sản
xuất chung (trong tháng 10/2013 chi phí này chiếm gần 30% chi phí sản xuất chung).
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ
cho sản xuất như chi phí điện, nước, hơi
- Chi phí bằng tiền khác: là những chi phí khác ngoài các chi phí kể trên như chi
phí hội họp, giao dịch của bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung qua 3 năm 2011 – 2013 biến động không lớn, cụ thể năm
2011 là 1.130.639.670 VNĐ, năm 2012 là 1.090.017,535 VNĐ, năm 2013 là
1.213.817.378 VNĐ. Năm 2012 tuy có đầu tư thêm máy móc thiết bị so với năm 2011,
tuy nhiên, chi phí sản xuất chung lại giảm đi so với năm 2011, nguyên nhân là do công
nghệ sản xuất của nhà máy khá hiện đại nên đã tiết kiệm được một khoản tiền đầu tư
vào sửa chữa máy móc. Từ đây cho thấy công ty đã đầu tư vào máy móc hiện đại, từ
đó làm tăng năng suất lao động, góp phần rất lớn vào nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
Kết luận: Nhìn chung, 3 năm 2011 – 2013 là những năm sản xuất khó khăn đối
với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, dịch bệnh và thiên tai hoành hành khiến giá cả
các mặt hàng trên thị trường tăng cao và sản lượng tiêu thụ kém. Qua các bảng phân
tích, ta thấy hầu như tất cả các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong
năm 2013 đều tăng lên so với năm hai năm còn lại, một số yếu tố chi phí tăng với tốc
độ nhanh. Vấn đề tồn tại lớn nhất trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là yếu
tố chi phí NVL, đề ra yêu cầu công ty phải làm sao để nhanh chóng đưa ra biện pháp
để giải quyết tồn tại này. Tuy nhiên, ta cũng thấy được những mặt tích cực của công
ty, sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn hiện nay, giá cả lại lên cao công ty đã
cố gắng để tiết kiệm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm, lợi nhuận liên tục tăng qua
các năm.
2.2.2. Quản lý giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Phương
Đông
Công ty TNHH Tân Phương Đông xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm
cuối cùng. Đó là các loại cám đã hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp giản đơn.
Do công ty sản xuất với số lượng lớn, thời gian sản xuất ngắn nên để đảm bảo
phản ánh kịp thời tình hình sử dụng chi phí sản xuất nên công ty áp dụng kỳ tính giá
thành là theo tháng.
Hiện nay, việc tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện trên phần mềm
excel. Căn cứ vào các bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng, giá trị SPDD đầu
Thang Long University Library
40
tháng, số lượng SPDD cuối tháng và thành phẩm, kế toán tính ra tổng giá thành từng
loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. Quy trình tính giá cụ thể như sau:
Căn cứ vào lệnh sản xuất và phiếu nhập kho kế toán xác định số lượng thành
phẩm và số lượng sản phẩm dở dang.
Từ bảng tổng hợp chi phí NVL, xác định được chi phí NVL chính cho sản phẩm
dở dang và từng loại thành phẩm cụ thể. Đồng thời phân bổ chi phí NVL phụ cho sản
phẩm dở dang với mỗi sản phẩm dở dang có chi phí NVL phụ bằng 50% thành phẩm.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán phân bổ chi phí nhân công
trực tiếp cho SPDD theo công thức:
Chi phí
nhân công trực tiếp
trong SPDD
=
1
X
Số lượng SPDD cuối kỳ
X
Tổng chi phí
nhân công trực
tiếp
2
Số lượng TP + số lượng SPDD
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán phân bổ cho sản phẩm
dở dang tương tự như chi phí nhân công trực tiếp.
Sau khi xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán lấy giá trị SPDD đầu
kỳ từ các sổ tổng hợp chi phí sản xuất của kỳ trước để tính giá thành sản phẩm.
Tổng
giá thành
sản phẩm
=
Giá trị
SPDD
đầu kỳ
+
Tổng chi phí
sản xuất
trong kỳ
-
Giá trị
SPDD
Cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản
phẩm
Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Ví dụ về cách tính giá thành sản phẩm của công ty như sau:
Bảng 2.12. Bảng tính giá thành sản phẩm H01 của năm 2013
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu
Giá
trị
SPDD
dầu
kỳ
Chi phí sản
xuất phát
sinh trong
kỳ
Giá
trị
SPDD
cuối
kỳ
Tổng giá
thành sản
phẩm
Số
lƣợng
sản
phẩm
Giá
thành
đơn vị
sản
phẩm
1
Chi phí
NVL
0 179.756.250 0 179.756.250 15.000 11.983,75
2
Chi phí
NCTT
0 2.157.000 0 2.157.000 15.000 143,8
3
Chi phí
SXC
0 14.233.650 0 14.233.650 15.000 948,91
Tổng 0 196.146.900 0 196.146.900 15.000 13.076,46
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tổ chức hành chính)
=
41
- Phân tích nhiệm vụ hạ giá thành của công ty TNHH Tân Phƣơng Đông
Phân tích nhiệm vụ hạ giá thành của công ty qua việc xem xét hai chỉ tiêu mức hạ
giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm. Ta đi xem xét giá thành của các sản phẩm
tiêu biểu, được sản xuất chủ yếu trong năm 2012 và 2013 để thấy thực tế mới nhất của
công tác quản lý giá thành sản phẩm của công ty.
Bảng 2.13. bảng phân tích giá thành sản phẩm
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên sản
phẩm
Số lƣợng
(Qi1)
Giá thành
đơn vị năm
2012
(Zi1)
Giá thành
đơn vị năm
2013
(Zi0)
1 H01 15.000 12.911,54 13.076,46
2 H02 300.000 9951,11 9.961,37
3 554L 250.000 7.300,08 7.456,65
4 55A 125.000 10.214,7 10.354,45
5 551S 15.000 13.911,09 14.398,53
6 552S 200.000 11.350,21 11.465,78
7 553S 275.000 10.155,15 10.236,46
8 X9 15.000 14.578,12 15.374,85
9 9001 20.000 14.115,48 14.364,47
10 V06 50.000 12.123,65 12.364,39
11 2102 10,000 13,109.4 13,263.35
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tổ chức hành chính)
Xét một cách tổng quát thì dễ dàng thấy được giá thành đơn vị sản phẩm năm 2013
cao hơn năm 2012, điều đó chứng tỏ công ty không những không hạ được giá thành
sản phẩm mà năm 2013 còn tăng lên so với năm 2012. Cụ thể như sau:
Ta lấy giá thành đơn vị năm 2012 làm căn cứ để tính mức hạ giá thành năm 2013.
Từ bảng trên và từ công thức tính mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành ta thấy:
Mức hạ giá thành năm 2013 là 145.456.300 VNĐ, tức là nếu cùng một sản lượng
sản xuất như năm 2012 thì trong năm 2013, công ty đã lãng phí một khoản tiền là
145.456.300 VNĐ.
Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm là 1,12%, tức là trong năm 2013 không những công
ty không hạ được giá thành sản phẩm mà giá thành còn tăng lên 1,12% so với năm
2012.
Kết luận: Trong năm 2013, công ty chưa thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành
sản phẩm. Nguyên nhân cũng là do chi phí của các NVL đầu vào tăng lên, thêm vào đó
Thang Long University Library
42
cũng là do công ty chưa quản lý chặt chẽ các loại chi phí, chính vì vậy giá thành của
công ty tăng lên so với năm trước, điều này là một bất lợi, khi mà giá thành sản phẩm
tăng, khách hàng có thể sẽ tìm một doanh nghiệp khác có giá cả cạnh tranh hơn. Vì
vậy công ty cần có những biện pháp tích cực hơn để quản lý chi phí sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, vừa làm sao để tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà
không làm chất lượng sản phẩm giảm xuống, vừa làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng
lên.
2.3. Đánh giá công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản
phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Phƣơng Đông
Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Tân Phương Đông đã trải qua hơn 10
năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cám thức ăn chăn nuôi và đạt được
những thành tựu đáng kể. Để đạt được những thành tựu đó, công ty đã phải trải qua rất
nhiều khó khăn và thách thức. Công ty đã luôn tìm ra các giải pháp để đổi mới công
tác quản lý cho phù hợp với điều kiện và xu thế của kinh tế thị trường. Trong đó, công
ty đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm
tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong thời
gian thực tập tại công ty TNHH Tân Phương Đông, với sự quan tâm giúp đỡ tận tình
của tập thể cán bộ đặc biệt là phòng kế toán và tổ chức hành chính, em đã tìm hiểu
được một số thực tế hoạt động của công ty nói chung và công tác quản lý chi phí sản
xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nói riêng. Vì vậy, em xin mạnh dạn đưa ra một
số đánh giá chung như sau:
2.3.1. Ưu điểm
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,
đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc và các phòng ban chức
năng. Mô hình này có ưu điểm là khá gọn nhẹ, phù hợp với đều kiện sản xuất kinh
doanh của công ty. Đồng thời, nó tập trung quyền điều hành vào giám đốc, tránh
chồng chéo trong việc chấp hành mệnh lệnh ở các đơn vị cấp dưới. Các phòng ban
được phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể, hoạt động độc lập nhưng cũng phối hợp,
hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc. Do đó, tính chuyên môn hóa được nâng cao.
Công ty ngày càng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể là
đầu tư thêm máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ vào sản xuất, giúp tăng chất lượng
và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giảm giá thành
sản phẩm.
Công ty đang từng bước mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra toàn bộ các tỉnh thành phía
Bắc, tích cực tìm kiếm các khách hàng mới như các trang trại chăn nuôi lớn, những
43
hợp tác xã nông nghiệp. Chủ động tìm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp nguyên
vật liệu với chất lượng tốt mà giá cả phải chăng.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sản xuất sản
phẩm tại công ty. Trong tổng giá thành sản phẩm, chi phí NVL chiếm tỷ trọng rất lớn.
Vì vậy, kiểm soát tốt chi phí NVL công việc quan trọng hàng đầu để hạ giá thành sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Nhận thức được vấn đề này, công ty đã xây dựng
định mức tiêu hao cho từng loại NVL để có thể kiểm soát tốt NVL xuất kho cũng như
hạn chế hao hụt.
Công ty theo dõi thường xuyên quá trình lao động của các tổ máy thông qua bảng
chấm công. Bảng thanh toán lương có ghi rõ số công cũng như số tiền lương của mỗi
lao động giúp cho kế toán lập bảng tổng hợp lương, bảng phân bổ tiền lương và
BHXH cũng như tính giá thành sản phẩm được thuận tiện.
Chi phí sản xuất chung được tổng hợp riêng trong đó chi tiết cụ thể từng loại chi
phí như chi phí trả trước, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền điệnNhờ đó, công tác
quản lý hiệu quả và rõ ràng hơn.
2.3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì công tác quản lý chi phí sản xuất kinh
doanh và giá thành sản phẩm vẫn còn một số nhược điểm cần khăc phục:
Ngành sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất thức ăn chăn nuôi như công ty
TNHH Tân Phương Đông nói riêng thì yếu tố NVL đầu vào luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa quản lý tốt cũng như có kế hoạch dự báo
tốt sự tăng giá của NVL, đồng thời việc sử dụng định mức NVL không đúng như kế
hoạch, mặc dù trong sản xuất thực tế đã tăng mức tiêu hao NVL chính so với kế hoạch
làm cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tuy nhiên việc không làm đúng kế hoạch đã
đề ra làm cho công ty không có sự chẩn bị từ trước, thêm vào đó lại làm cho giá thành
sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng đến mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề quản lý chi phí sản xuất chung, đặc biệt là công tác thu mua NVL bao bì
vẫn chưa thực sự tốt dẫn đến làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng, do đó công ty cần
phải có những biện pháp khắc phục.
Công ty tính lương cho công nhân sản xuất theo thời gian. Mặc dù hình thức này
đơn giản cho việc tính lương nhưng lại không công bằng. Hơn thế nữa, hình thức này
còn dẫn đến tình trạng công nhân làm việc không tích cực mà chỉ làm hết thời gian để
hưởng lương. Chính sách đãi ngộ của công ty với lao động chưa thỏa đáng, còn nhiều
bất cập. Ví dụ như khi hiệu quả sản xuất tốt, sản xuất vượt tiến độ thì công ty chủ yếu
Thang Long University Library
44
là thưởng cho quản đốc và tổ trưởng mà ít quan tâm đến công nhân sản xuất. Trong
nhà máy sản xuất, công ty chỉ trích nộp bảo hiểm cho tổ trưởng các tổ và các nhân
viên kỹ thuật trên số lương cơ bản mà chưa trích nộp cho công nhân sản xuất. Điều
này không phù hợp với chế độ tiền lương cũng như chế độ kế toán hiện hành. Mặc dù
cách làm này của công ty sẽ giảm bớt được chi phí nhân công trực tiếp nhưng lại
không tạo động lực tích cực cho lao động và tình trạng nghỉ việc rất hay xảy ra.
Lao động của công ty chủ yếu là nhân công phổ thông, tay nghề chưa cao, công ty
chỉ có một số ít các nhân công được qua đào tạo. Như vậy với trình độ đội ngũ lao
động không cao mà công ty không có chiến lược đào tạo thì năng suất lao động sẽ rất
khó được cải thiện.
Công tác quản lý giá thành của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, kế hoạch giá
thành sơ sài, vài năm gần đây, chỉ lấy giá thành năm trước làm mục tiêu phấn đấu, mà
chưa xây dựng một bản kế hoạch giá thành cụ thể. Có thể nguyên nhân là do công ty
vẫn chưa thực sự quan tâm đúng đắn đến công tác quản lý giá thành, công ty mới chỉ
dừng lại ở mức tính giá thành mà chưa xác định đến chỉ tiêu hạ giá thành và mức hạ
giá thành trong từng sản phẩm.
45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Ở chương 2, em đã trình bày về thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và
hạ giá thành sản phẩm của công ty TNHH Tân Phương Đông. Qua đó, thấy được
những thành tựu trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành
sản phẩm. Tuy nhiên công ty vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế và em cũng đã điểm qua
một số nguyên nhân chủ yếu ở trên.
Đề tài sẽ mất đi tính thiết thực nếu chỉ phân tích thực trạng cũng như những thành
tựu và hạn chế của công ty trong công tác quản lý chi phí SXKD và hạ giá thành sản
phẩm. Vì vậy ở chương 3 với nội dung : “Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi
phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tân Phương
Đông’’, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu mà
công ty đã đạt được cũng như khắc phục những hạn chế mà công ty gặp phải.
Thang Long University Library
46
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ
SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÂN PHƢƠNG ĐÔNG
3.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới
Hiện nay, nền kinh tế đang rất khó khăn, các đơn vị gặp phải vấn đề về tài chính
cũng như sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phá sản đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính chưa vững mạnh. Chính vì vậy, để có thể vượt
qua giai đoạn khủng hoảng này và ngày một phát triển hơn nữa thì công ty TNHH Tân
Phương Đông phải xác định phương hướng phát triển sao cho phù hợp với tình hình
hiện nay, để làm sao có thể đương đầu với những thách thức mới và nắm bắt được
những cơ hội.
Những năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra với chiều hướng xấu,
thậm chí là chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó là sự
cạnh tranh gay gắt giữa những công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi khác như:
Trong năm 2013, cùng với sự căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biển Đông giữa
nước ta với Trung Quốc, người dân đã không còn tin tưởng dùng hàng Trung Quốc
như trước, tạo ra cơ hội cho công ty khi đã bớt được sự cạnh tranh gay gắt từ các sản
phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà vốn nhiều trang trại và nông dân vẫn dùng.
Trên cơ sở đó và công tác dự báo thị trường, công ty đã đặt ra mục tiêu và phương
hướng phát triển trong thời gian tới, cụ thể là kế hoạch đến hết năm 2014 như sau:
- Sản lượng và doanh thu tăng bình quân là 12% so với năm 2013.
- Do không có điều kiện để mở rộng thêm mặt bằng kinh doanh, nên công ty sẽ cố
gắng phát triển thêm nhiều lại sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, chẳng hạn vài
năm trở lại đây, nhu cầu thức ăn cho chim cảnh là rất lớn, nên trong năm 2014, công ty
sẽ nghiên cứu và tung ra thị trường một số dòng sản phẩm cám loại này vào ba tháng
cuối năm.
- Không chỉ mở rộng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, công ty còn cố gắng nâng
cao chất lượng sản phẩm và uy tín trên thị trường thông qua nhập những NVL tốt cùng
với đó là quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng,
chú ý đến việc bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải đúng quy định trong quá trình
sản xuất.
47
- Đầu tư thêm máy móc hiện đại, từng bước thay thế những máy móc đã quá cũ kỹ
làm giảm năng suất lao động. Cụ thể trong năm 2014, công ty sẽ đầu tư thêm một hệ
thống máy trộn với công suất lớn để tăng năng suất lao động, góp phần giảm chi phí
SXKD cụ thể là chi phí nhân công.
- Đào tạo và giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ thanh niên vùng ngoại thành
Hà Nội khu vực: huyện Thường Tín, Thanh Oai và các vùng lân cận. Tạo môi trường
văn hóa lành mạnh trong nội bộ công ty, tạo nên tinh thần đoàn kết giữa tập thể cán bộ
công nhân viên.
- Vay vốn ngân hàng để đầu tư vào mua máy móc và nghiên cứu sản phẩm mới.
Do vậy, công ty sẽ cố gắng sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất nguồn vốn vay này, tránh
những lãng phí không mong muốn làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và các cơ quan, chính quyền trên địa
bàn công ty hoạt động.
3.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá
thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Phƣơng Đông trong
thời gian tới
Trên cơ sở những điểm còn tồn tại và hạn chế đã nêu ở trên, em xin đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá
thành sản phẩm tại công ty như sau:
Giải pháp thứ nhất: như đã trình bày ở trên, vấn đề tồn tại lớn nhất của công ty
nằm ở việc quản lý chi phí NVL do sự tăng giá của NVL đầu vào và công tác lập kế
hoạch định mức tiêu hao NVL chưa sát với tình hình thực tế. Do đó cần có những biện
pháp để khắc phục tồn tại trên:
- Củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp NVL lâu năm và tìm kiếm những nhà
cung cấp NVL mới có giá rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Không chỉ có một
nhà cung ứng duy nhất mà phải dự trên sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng về chất
lượng và giá cả, làm sao để có thể mua được NVL giá cả hợp lý mà chất lượng tốt.
Hơn nữa công ty cần có chính sách ưu đãi với những nhà cung cấp để xây dựng mối
quan hệ càng bền chặt và tin tưởng lẫn nhau như: quyết định ký những hợp đồng mua
NVL dài hạn với giá cả ổn định để tránh tình trạng tăng giá của NVL, giảm giá mua
sản phẩm của công ty cho những bạn hàng thân thiết... Có như vậy, công ty mới có thể
mua được NVL với giá ưu đãi và gắn bó lâu dài.
Thang Long University Library
48
- Để chủ động hơn trong việc cung ứng NVL chính cũng như kiểm soát được sự
tăng giá, đáp ứng được nhu cầu kịp thời, công ty có thể dùng hình thức tự cung tự cấp.
Cụ thể địa điểm sản xuất của công ty nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội, khu vực này
tập trung rất nhiều hộ dân làm nông nghiệp, đất nông nghiệp rất màu mỡ nên việc xây
dựng trang trại để trồng các loại cây trồng làm NVL chính như: ngô, lúa, đậu tương,
sắn... hoặc nuôi cá để tự sản xuất bột cá. Đây là một biện pháp rất tốt, khiến doanh
nghiệp không phải phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp, không bị bất ngờ bởi những
lần tăng giá của NVL, cũng như đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn mà công ty
đặt ra.
- Thường xuyên theo dõi tình hình nguyên liệu cũng như sự biến động về giá trên
thị trường, những thiên tai có thể xảy ra ví dụ như: bão, lũ lụt thường xảy ra vào tháng
9 và tháng 10, sương muối xảy ra vào tháng 1 hàng năm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản
lượng nông phẩm, mất mùa có thể xảy ra, trong đó có những nông phẩm là NVL sản
xuất của công ty, chính vì vậy, không nên thu mua NVL vào những tháng trên vì giá
cả sẽ cao do sản lượng thu hoạch kém, cần thu mua và tích trữ NVL vào những tháng
khác trong năm khi giá cả ổn định và thấp hơn.
- Theo dõi, cập nhật tình hình về những đợt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thời
điểm mà dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, thì nên hạn chế sản xuất vì có thể sẽ
không tiêu thụ được như kế hoạch.
- Việc xây dựng kế hoạch mức tiêu hao NVL cần phải được điều chỉnh sao cho
phù hợp với tình hình thực tế sản xuất, giúp công ty có thể kiểm soát được tình hình sử
dụng cũng như hạn chế sự lãng phí. Cụ thể, công ty cần phải thực hiện đúng với kế
hoạch đã đề ra chứ không nên thay đổi trong quá trình sản xuất như đã trình bày ở trên.
Cố gắng giảm mức tiêu hao NVL xuống nữa.
- Về công tác thu mua NVL phụ như bao bì, để tránh tình trạng sự cố xảy ra như ở
trên, công ty nên đổi nhà cung cấp tốt hơn. Hơn nữa công ty vẫn chưa chú ý khai thác
nguồn phế phẩm từ bao bì đã qua sử dụng. Bao bì của công ty chủ yếu là bao tải làm
bằng sợi nilon, thời gian phân hủy là khá lâu, rất dễ để tái chế và tiếp tục sử dụng. Vì
vậy công ty nên triển khai chính sách thu mua bao bì đã qua sử dụng của khách hàng,
vừa cắt giảm được chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Giải pháp thứ hai: thay đổi cách tính lương và cách trích các khoản bảo hiểm
cho công nhân sản xuất.
- Cách tính lương theo thời gian của công ty có thể không được phù hợp lắm với
doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Công ty có thể nghiên cứu và thay đổi cách tính lương
49
theo định mức sản phẩm, tạo động lực cho công nhân làm việc, làm nhiều thì được
hưởng lương nhiều, từ đó góp phần tăng năng suất lao động.
- Hiện nay, công ty chưa trích BHXH, BHYT, BHTN cho công nhân sản xuất.
Công ty cần trích lập các khoản này theo đúng tỷ lệ quy định để đảm bảo đúng với chế
độ tiền lương, chế độ kế toán. Đồng thời, công ty nên có chính sách thưởng phạt đến
từng công nhân sản xuất thay vì chỉ tập trung vào các tổ trưởng như hiện nay để nâng
cao ý thức người lao động.
Giải pháp thứ ba: nâng cao trình độ nguồn nhân công trong đó chú trọng vào
việc đào tạo tay nghề lao động phổ thông.
- Mở các lớp đào tạo cho những cán bộ tổ trưởng sản xuất về cách sử dụng cũng
như tìm hiểu các đặc tính kỹ thuật của máy móc mà công ty mới nhập về, thường
xuyên cung cấp cho những cán bộ quản lý những thông tin về quy cách quản lý trong
sản xuất theo mô hình hiện đại và khoa học thông qua các buổi họp và hội thảo, để đưa
những vấn đề mới, nóng hổi và những điểm còn tồn tại ra thảo luận và giải quyết kịp
thời.
- Nguồn lao động phổ thông thường làm những công việc như đóng gói, bốc, xếp
sản phẩm, nguồn lao động này hầu như chưa có trình độ khoa học kỹ thuật và kinh
nghiệm nhiều nên nhiều khi còn gây ra những sự cố đáng tiếc không đúng với yêu cầu
đặt ra, vì vậy cần phải thường xuyên mở những khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng
cao tay nghề.
- Cần phải tiến hành kiểm tra và tìm hiểu năng lực của từng người trong công ty
để bố trí và săp xếp công việc sao cho hợp lý và khoa học, tránh để tình trạng chỗ thừa
lao đông, chỗ lại thiếu lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, vì chỉ khi sắp
xếp đúng người vào đúng việc thì họ mới có tự tin làm việc, thúc đẩy sự tư duy, sáng
tạo, đông thời tiết kiệm được những sự lãng phí không đáng có.
- Có chính sách thu hút lao động chất lượng cao, có tay nghề giỏi về làm cho công
ty với mức lương cạnh tranh, vì tìm kiếm nhân tài góp phần rất lớn vào các công việc
điều hành sản xuất cũng như kinh doanh của công ty.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: văn minh, dân chủ, xây dựng chế độ thưởng
phạt hợp lý. Xây dựng môi trường làm việc cởi mở năng động và chuyên nghiệp, để
khuyến khích tất cả các thành viên phát triển, thành công và hài lòng đối với sự cống
hiến.
Thang Long University Library
50
Giải pháp thứ tƣ: nghiên cứu và hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch hạ giá
thành.
Cần xác định chính xác khối lượng sản phẩm cần hoàn thành trong kỳ sản xuất,
lên kế hoạch sản xuất ở từng phân xưởng, từ đó dựa trên kế hoạch sản xuất ở từng
phân xưởng, phòng kế toán – tổ chức hành chính cần tính ra mức tiết kiệm kế hoạch
mà mỗi phân xưởng cần đạt được, mức tiết kiệm thực tế đạt được chia cho mức tiết
kiệm kế hoạch đề ra là cơ sở để xem phân xưởng nào có những nỗ lực nhất định trong
công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm từ đó có chính sách khen thưởng
động viên khích lệ.
Một số giải pháp khác:
- Không ngừng hoàn thiện, đổi mới, đầu tư vào máy móc, công nghệ hiện đại làm
tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian sản xuất cũng
như giảm chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng vốn vào đúng việc, đúng
kế hoạch đã đề ra tránh gây lãng phí làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
- Nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu
năm hoặc những khách hàng lớn. Chẳng hạn công ty có thể giảm trị giá hợp đồng theo
tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn hoặc
thanh toán nhanh. Vào cuối quý, công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của những
khách hàng đó để xác định xem khách hàng nào là lớn nhất, để có một hình thức ưu
đãi phù hợp. Hoặc đối với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng
hay người giới thiệu một tỷ lệ hoa hồng nào đó tuỳ theo giá trị bản hợp đồng. Trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong
bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu
thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh, góp phần làm giảm thời gian thu hồi vốn,
đưa vốn trở lại vào sản xuất, hạn chế việc đi vay vốn bên ngoài
51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để đề tài mang tính thực tiễn, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại
công ty TNHH Tân Phương Đông trong chương 3 ở trên. Em hy vọng, những đề xuất
đã nêu trên sẽ được công ty lưu tâm và áp dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần giải
quyết những hạn chế mà công ty đã gặp phải.
Thang Long University Library
52
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Tân Phương Đông, em nhận thấy rằng
trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi của cơ chế thị
trường, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ thành sản phẩm của công ty
đã không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số
tồn tại mà nếu như tìm được biện pháp khắc phục thì chắc chắn công ty sẽ phát triển
hơn nữa.
Những ý kiến đóng góp của em nhằm phần nào hoàn thiện hơn nữa công tác quản
lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực
tập không nhiều cũng như hạn chế trình độ nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy và toàn
thể cán bộ công ty TNHH Tân Phương Đông đã giúp em hoàn thành đề tài khóa luận
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 / 10 / 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Quỳnh Nga (2011), luận văn Các giải pháp chủ yếu tăng cường công
tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần Nguyên Hồng II.
2. Lê Thị Xuân (2013), giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản
Dân trí.
3. Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2005), giáo trình Tài chính doanh
nghiệp, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Nghiêm Văn Lợi (1997), giáo trình Kế toán tài chính, nhà xuất bản Tài chính.
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a19933_339.pdf