Đề tài Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 1.1. Cục Đầu Tư Nước Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư 1.1.1.Cơ cấu tổ chức 1.1.1.1.Lãnh đạo 1.1.1.2.Bộ máy giúp việc Cục trưởng 1.1.1.3.Các đơn vị trực thuộc Cục 1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1.1.2.1.Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài 1.1.2.2.Về công tác tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư 1.1.2.3.Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách 1.1.2.4.Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài 1.1.2.5.Về xúc tiến đầu tư 1.1.2.6.Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài 1.1.2.7.Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 1.1.2.8.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao 1.1.3.Website chính thức của Cục 1.2.Các hoạt động thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 2.1. Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài 2.1.1. Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ thời gian qua 2.1.2. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài nói chung 2.1.2.1. Một số đặc điểm và xu hướng cùa đầu tư Hoa Kỳ 2.1.2.2.Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2.2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam 2.2.1. Giai đoạn trước 1986 2.2.2. Giai đoạn 1986 – 2000 2.2.3.Giai đoạn từ 2001 – 2007 2.2.4.Giai đoạn 2007- 2009 2.3.Các hoạt động thu hút FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam 2.3.1.Các hoạt động của FIA 2.3.2.Các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương 2.4.Đánh giá việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 2.4.1.Thành công 2.4.2.Hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 3.1. Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam 3.2.Một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam trong tương lai KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 51

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả với ASEAN là một định hướng ưu tiên trong chính sách của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Mỹ rất quan tâm đến thị trường ASEAN. Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng ASEAN có tiềm năng phát triển thành một thị trường lớn, năng động trong khu vực. Theo dự báo, khu vực này đến năm 2010 sẽ bao trùm 686 triệu dân, tổng sản phẩm lên đến 1,1 ngàn tỷ USD và thu nhập từ các dự án hạ tầng cơ sở bao gồm cả các nước ASEAN có thể lên đến 1000 tỷ USD. Chính vì vậy, Mỹ đã mở rộng danh sách “ các thị trưởng đang nổi lên” sang cả các nước thành viên khối ASEAN. Danh sách này thể hiện sự đánh giá lại của Mỹ đối với các thị trường bên ngoài, xem đây là đIều kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Do đó, việc Mỹ chủ trương cộng tác chặt chẽ với các nước ASEAN không phải là ngẫu nhiên, khi tính đến tiềm năng của khu vực này. Một định hướng quan trọng khác trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực ASEAN là xúc tiến tự do hoá hơn nữa chế độ thương mại của các nước này nhằm thúc đẩy những lợi ích kinh tế từ sự tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Dưới tác động của Mỹ và theo xu thế chung của thời đại, quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong khối ASEAN và trong các nước này đã được đẩy nhanh. Phương hướng chính trong hoạt động của Mỹ ở đây trong những năm tới là thực hiện chính sách tự do hoá các luồng vốn trong nội bộ các nước thành viên của ASEAN. Chính sách kinh tế của Mỹ còn trù định việc tiến hành các sáng kiến song phương cùng với một số nước ASEAN nhằm tạo đIều kiện cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị và cải cách thị trường vì lợi ích của chính bản thân nước Mỹ. Về cơ bản, chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam cũng bao hàm 3 định hướng chủ yếu trên. Việc tăng cường hợp tác kinh tế đối với Việt Nam xuất phát từ chính bản thân nước Mỹ và nó cũng phù hợp với xu thế toàn cầu hiện nay: hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Việt Nam ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI của Hoa Kỳ với những lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn lao động dồi dào với chi phí lao động thấp , lại là một nước có nhiều cảng biển sẽ góp phần thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Vì vậy, Việt Nam sẽ là một địa điểm quan trọng thu hút các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào đây. 2.2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam. 2.2.1. Giai đoạn trước 1986. Như chúng ta đều đã biết, trong quá khứ, Việt Nam và Mỹ đã có những kỉ niệm đau thương, và luôn ở thế đối đầu suốt nhiều năm dài. Suốt trong những năm 1975-1986, khi nước ta vừa giành được độc lập và đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam gần như coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một, và gần như không có quan hệ kinh tế. Do vậy, thời kì này là thời kì FDI của Mỹ vào Việt Nam gần như là con số “0” tròn trĩnh. 2.2.2. Giai đoạn 1986 – 2000. Năm 1986 được coi là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn lao trong lịch sử dân tộc. Đất nước ta chính thức mở cửa nền kinh tế, gửi tới toàn thế giới thông điệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác, “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Và đến đầu năm 1995, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, mở ra một trang sử mới trong hợp tác kinh tế giữa hai dân tộc. Từ đây, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn FDI từ quốc gia lớn nhất Thế giới. Tuy nhiên, trong những năm 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế cũng như các chính sách của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro lớn, và còn tồn tại quá nhiều vấn đề của chế độ cũ khiến cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ chưa thể an tâm đầu tư. Điều đó lí giải phần nào việc nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt nam giai đoạn này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hai quốc gia. Như chúng ta thấy trong bảng dưới đây: BẢNG 1 ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 – 2006 (Số dự án, tỉ lệ phần trăm và giá trị dự án tính bằng triệu USD) Trong giai đoạn từ 1988 đến 2006, tổng số dự án có nguồn vốn FDI mà Mỹ (và cả Canada) đầu tư tại Việt Nam chỉ là 459/8237 dự án, chiếm chỉ 5.6%. Và tổng số vốn đăng kí cũng chỉ là 3,630 triệu USD, chỉ chiếm 4.6% tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Những con số thật sự là quá nhỏ bé so với tiềm năng của hai nước. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao, cơ chế dần trở nên thông thoáng và rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI ào ạt đổ về Việt Nam. Và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. Niềm tin nơi các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nguồn vốn FDI khổng lồ từ siêu cường số một thế giới bắt đầu chảy về Việt Nam và vẫn đang tăng lên từng ngày. Tôi sẽ phân tích tình hình đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2000 theo 3 ý chính sau: *Theo lĩnh vực đầu tư: Với trên 100 dự án và tổng vốn đăng ký là 1.094.829.771 USD, FDI từ Hoa Kỳ chiếm 3,05% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí...) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhưng chiếm 62% về vốn đàu tư. Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáo dục, tài chính, Ngân hàng...) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275 triệu USD, chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn. Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130.9 triệu USD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn. Chi tiết được trình bày ở bảng sau. BẢNG 2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO NGÀNH TT Ngành Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng 1 Công nghiệp nặng 12 11.81 % 359.017 30.37 % 2 Công nghiệp nhẹ 28 27.72 % 336.421 28.46 % 3 Y tế, văn hoá, giáo dục 17 16.83 % 116.215 9.83 % 4 Kinh doanh, du lịch, khách sạn 6 5.96 % 102.791 8.69 % 5 Xây dựng 7 6.95 % 87.259 7.38 % 6 Nông – Lâm 9 8.91 % 72.664 6.65 % 7 Vận tải 4 3.98 % 40.350 3.41 % 8 Dịch vụ 12 11.88 % 37.502 3.17 % 9 Dầu khí 4 3.98 % 19.200 1.62 % 10 Thủy sản 2 1.94 % 4.816 0.41 % Tổng 101 100 % 1,176.236 100 % Nguồn: “Bộ Kế hoạch & Đầu tư” Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt trên 20%/năm, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt trên 10%/năm. Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, trong đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài về khách sạn, du lịch giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông, y tế, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh. Đây là dấu hiệu rất tích cực nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả đầu tư. *Về địa bàn đầu tư: Cũng như các quốc gia khác, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Riêng 5 tỉnh này đã chiếm 62% về số dự án và 12% tổng số vốn đầu tư. BẢNG 3 FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO LÃNH THỔ TT Địa bàn Số dự án Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng 1 TP HCM 29 28.71 % 351.111 29.7 % 2 Đồng Nai 8 7.92 % 250.909 21.22 % 3 Hà Nội 22 21.78 % 196.118 16.59 % 4 Hải Dương 1 0.99 % 102.700 8.96 % 5 Bà Rịa Vũng Tàu 5 4.95 % 100.432 8.5 % 6 Bình Dương 11 10.89 % 50.910 4.31 % 7 Đà Nẵng 4 3.96 % 35.093 2.97 % 8 Hà Tây 1 0.99 % 20.000 1.69 % 9 Đak Lak 3 2.97 % 12.035 1.02 % 10 Quảng Nam 1 0.99 % 11.283 0.95 % 11 Các địa phương khác 16 15.84 % 46.645 4.37 % Tổng 101 100 % 1,176.236 100 % Nguồn : “Bộ Kế hoạch & Đầu tư” Tại vùng Bắc Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng 63.8%, ngành công nghiệp nặng chiếm 12.2%, ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 9.3%. Tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng chiếm 23.3%, ngành khách sạn du lịch chiếm 22.6% và ngành giao thông vận tải bưu điện chiếm 13%. Tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 24%, ngành xây dựng chiếm 19.7%, ngành khách sạn du lịch chiếm 36.7% và ngành công nghiệp nhẹ chiếm 10.5%. Tại vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng chiếm 22.8%, ngành công nghiệp nhẹ chiếm 19.4%, ngành xây dựng văn phòng, trang trí nội thất chiếm 15.4%. *Theo hình thức đầu tư. FDI của Mỹ còn có một số Công ty đăng ký tại Singapore, British Virgin Islands,... thuộc tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư sang Việt Nam như Coca Cola, Procter & Gamble... không thuộc danh mục đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam. BẢNG 4 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) (Đơn vị: triệu USD) STT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng 1 100% vốn nước ngoài 61 60 % 503.6 47 % 2 Liên doanh 31 31 % 516 48 % 3 Hợp đồng hợp tác LD 9 9 % 45.5 5 % Tổng 101 100 % 1,065.100 100 % Nguồn: “Bộ Kế hoạch & Đầu tư” Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 61 dự án (chiếm 60% số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký là 503.6 triệu USD (chiếm 47%); 31 dự án liên doanh (chiếm 31%), tổng vốn đầu tư đăng ký 516 triệu USD (chiếm 48%), 9 dự án hợp doanh (chiếm 9%) với vốn đăng ký 45.5 triệu USD chiếm 5%. Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 03/02/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt Nam đã có bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt Nam với mục đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994 - năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ - số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã tăng vọt lên 120.310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam. So với cả giai đoạn 1988-1993, khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3.34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, "mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt nam". Chỉ vài năm sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ tại Việt nam đã tăng lên nhanh chóng. Các dòng vốn ào ạt đổ vào Việt Nam như một minh chứng rõ ràng nhất cho sức hấp dẫn của thị trường mới này với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Cụ thể: BẢNG 5 ĐẦU TƯ CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN 2001) Năm Số dự án Tổng số vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng (%) Quy mô dự án (triệu USD) 1994 12 120.310 8.57 10.03 1995 19 397.871 28.34 20.94 1996 16 159.722 11.38 9.98 1997 12 98.544 7.02 8.21 1998 15 306.955 21.87 20.46 1999 14 66.352 4.73 4.74 2000 12 95.275 6.79 7.94 2001 23 110.8 7.89 4.82 Tổng cộng 123 1.403,680 100 9.75 Nguồn: “Bộ Kế hoạch & Đầu tư” Với quy mô và tốc độ đầu tư tăng khá lớn vào Việt nam, chỉ 2 năm sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Mỹ đã vượt lên thứ 6 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam và chỉ sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Thuỵ Điển. Năm 1995, đã tạo ra một bước đột biến mới với 19 dự án đầu tư của Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 397.871 triệu USD. Đây là năm đạt mức đầu tư cao kỷ lục cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư và quy mô dự án, chiếm tới 28.34% tổng vốn đầu tư; 13.19% số dự án đầu tư, với quy mô dự án bình quân đạt 20.94 triệu USD - mức cao nhất từ trước đến giờ của đầu tư Mỹ vào Việt Nam và cao hơn nhiều so với quy mô dự án của cả giai đoạn (9.75 triệu USD). Vị trí này Mỹ tiếp tục giữ trong năm 1997, mặc dù cả số dự án lẫn tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giảm mạnh (trong năm chỉ có thêm 12 dự án với tổng số vốn 98.544 triệu USD). Sau hai năm theo xu hướng giảm sút, đầu tư của Mỹ vào Việt nam năm 1998 lại tạo được bước tăng đột biến với số vốn đầu tư tăng hơn 3 lần so với năm trước, đạt 306.955 triệu USD với 15 dự án. Sang năm 1999 - năm ảm đạm nhất trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam - đầu tư của Mỹ vào Việt nam cũng trong tình trạng chung. Mặc dù số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giảm không đáng kể so với năm trước, đạt 66.352 triệu USD. Nếu như năm 1995 được ghi nhận là năm đạt mức cao kỷ lục về tổng vốn đầu tư, số dự án và quy mô dự án thì năm 1999 đánh dấu mức thấp nhất về tổng vốn đầu tư và quy mô dự án của vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam. Quy mô trung bình một dự án chỉ bằng 48.62% mức trung bình của cả giai đoạn và chỉ gần bằng 1/4 so với mức tương ứng năm 1995. Sự giảm sút này đã đẩy Mỹ xuống vị trí cuối cùng trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong năm 1999. Tính đến hết năm 2000, Mỹ chỉ chiếm 3.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, xếp thứ 9 trong tổng số 13 nước này. Năm 2001, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam được cải thiện hơn với 23 dự án và tổng só vốn đầu tư là 110.8 triệu. Điều này đã đưa Mỹ lên vị trí thứ 6 trong tổng số 10 nhà đầu tư lớn vào Việt nam năm 2001. Mặc dù vậy, nếu so với các quốc gia khác như Hà Lan - nước dẫn đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam năm 2001- thì tổng vốn đầu tư của Mỹ chưa bằng 1/5 của Hà Lan. 2.2.3.Giai đoạn từ 2001 – 2007. Sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thương mại và đầu tư cùng với Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 đã đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. - Đầu tư có xuất xứ Hoa Kỳ đứng đầu đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong năm 2004 và đạt 531 triệu USD, đưa tổng số vốn đầu tư trực tiếp có xuất xứ Hoa Kỳ lên đến 2,6 tỷ USD. - FDI có xuất xứ Hoa Kỳ bao gồm đầu tư từ các công ty con của Hoa Kỳ tại Singapore, Hồng Kông và các nước khác. “Con số chính thức” đã tính vốn đầu tư này là FDI từ Singapore, Hồng Kông, và các nước khác. - FDI có xuất xứ Hoa Kỳ tăng 27% năm trong thời gian 3 năm 2002-2004, sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001. - Tỷ lệ vốn đầu tư có xuất xứ Hoa Kỳ trên tổng số vốn đầu tư trong năm 2004 là vào khoảng 20%. - Sự thay đổi môi trường kinh doanh tại Việt Nam do BTA mang lại đã cải thiện đáng kể điều kiện kinh doanh và đã khuyến khích sự tăng vọt đầu tư có xuất xứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. - Những sự thay đổi tương tự trong việc chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường Vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ sẽ khuyến khích thêm đầu tư có xuất xứ Hoa Kỳ vào Việt Nam. - BTA cũng khuyến khích đáng kể FDI không phải từ Hoa Kỳ, đặc biệt các xí nghiệp sản xuất dệt may, giày dép, đồ gỗ, hải sản, các ngành công nghiệp nhẹ, các sản phẩm dùng nhiều lao động được xuất khẩu sang thị trường khổng lồ của Hoa Kỳ. Tính đến 2004, FDI có xuất xứ Hoa Kỳ đã được thực hiện là 2,6 tỷ USD so với số vốn FDI đã được báo cáo 730 triệu USD. Điều này cho thấy FDI của các công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam là cao hơn nhiều so với báo cáo thường thấy trong nhiều năm qua. Trong thời gian hơn 3 năm sau khi thi hành BTA từ tháng 12 năm 2001, từ tháng 01/2002 - 12/ 2004, FDI đã tăng 27%. Trong năm 2004, FDI có xuất xứ Hoa Kỳ là 531 triệu USD là số vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 20% tổng số FDI trong năm 2004; hơn cả FDI của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, là những nước được coi là những nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. FDI từ các công ty Hoa Kỳ đã có phản ứng mạnh từ khi BTA có hiệu lực theo số liệu được thu thập cho bản Báo cáo của MPI, theo đó 53% công ty Hoa Kỳ có tính đến BTA trong quyết định mở rộng hoặc đầu tư mới của mình tại Việt Nam, trong khi chỉ có 43% công ty của các nước khác có xét đến yếu tố này. Mặc dù FDI của Hoa Kỳ tăng lên, nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm không đến 1% FDI của Hoa Kỳ vào khu vực Đông Nam Á (xem Biểu đồ dưới đây). Do đó chúng ta còn rất nhiều cơ hội ở phía trước. BIỂU 1 FDI TỪ HOA KỲ VÀO KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (1976-2003) Vào ngày 11/9/2006, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, không kể đầu tư qua nước thứ 3, Hoa Kỳ có 289 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, vốn thực hiện đạt khoảng 777 triệu USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2006, đã có 25 dự án đầu tư mới được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký 444,2 triệu USD, đứng thứ 3 trong tổng số 33 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính cả đầu tư thông qua nước thứ ba, thì tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD.Và trong top hai mươi quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 1998-2007, Hoa Kỳ đã chiếm vị trí thứ 7 với tổng số vốn đăng kí là 2,598 triệu USD. BIỂU 2 TOP 20 NHÀ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM (1998-2007) (Nguồn 2.2.4.Giai đoạn 2007- 2009. Vào ngày 06/11/2007, quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ qua 6 năm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA). Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam hiện cũng đạt tới 2,6 tỉ USD, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 là 5 tỉ USD, đứng thứ 6 trong 70 nước đầu tư vào Việt Nam. Nguồn vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam chủ yếu là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài (68% về số dự án và 57% về vốn đầu tư), hình thức liên doanh (23% về số dự án và 30% về vốn đầu tư), hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 9% về số dự án và 13% về vốn đầu tư. Có thể vẫn là một hiện tượng chưa đủ tin tưởng vào khả năng kinh doanh của đối tác trong nước. Vào tháng 8/2007, với 348 dự án và tổng số vốn đăng kí là 2,582 triệu USD, Mỹ đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 7 tại Việt Nam: BẢNG 6 TOP 20 NHÀ ĐẦU TƯ (08/2007) Dòng vốn FDI từ Mỹ về Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những năm 2005 – 2009.Tính đến ngày 22/11/2008, Hoa Kỳ đứng thứ 11/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 421 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 4,1 tỷ USD (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu Tư): Phân theo ngành: Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ với 131 dự án có tổng vốn đầu tư là 2, 7 tỷ USD (chiếm khoảng 29% về số dự án và 66% tổng vốn đầu tư đăng ký). Riêng lĩnh vực khách sạn - du lịch mặc dù chỉ chiếm 3% về số dự án nhưng chiếm tới 52% tổng vốn đăng ký, do có nhiều dự án lớn nên quy mô trung bình một dự án lớn nhất (166 triệu USD /dự án). Điều này là do một số tập đoàn Hoa Kỳ đầu tư vào một số dự án lớn, như Good Choice USA cam kết đầu tư gần 1,3 tỷ USD để xây dựng khu khách sạn cao cấp tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 02/01/2008; tập đoàn Winvest Investment LLC đầu tư 300 triệu USD để xây dựng khu khách sạn cao cấp, Rockingham Asset với dự án 112 triệu USD tại Quảng Ninh. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 254 dự án và tổng vốn đầu tư là 1,24 tỷ USD (chiếm khoảng 60% về số dự án và 30% về vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam).  Số còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Phân theo hình thức đầu tư: Khi đầu tư vào Việt Nam, đa số các nhà đầu tư Hoa Kỳ lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 80% về số dự án và 78% về vốn đăng ký. Hình thức liên doanh chiếm 15% về số dự án và 17% về vốn đăng ký. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí có 14 dự án với tổng vốn đầu tư 80,4 triệu USD. Ngoài ra, Hoa Kỳ có 10 dự án hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Phân theo địa phương: Trừ lĩnh vực dầu khí, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 35/64 địa phương của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các địa phương thuộc trọng điểm kinh tế phía Nam, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước như Bà Rịa -Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Chỉ với 11 dự án, Bà Rịa -Vũng Tàu đã vượt lên trở thành địa phương có số vốn đầu tư của Hoa Kỳ cao nhất, đạt 1, 796 triệu USD chiếm 44% tổng vốn đầu tư; Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 585 triệu USD, chiếm 13%, Đồng Nai đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký 341 triệu USD, chiếm 9%; số còn lại là các địa phương khác. Những tháng đầu 2009, nguồn vốn đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam đạt gần 5 tỉ USD và dự kiến sắp tới sẽ ký kết đầu tư một số dự án lớn có trị hàng tỉ USD, đưa Mỹ vào nhóm 5 nước hàng đầu đầu tư tại VN. Trong chín tháng đầu năm 2009, Hoa Hỳ đã có 24 dự án được cấp mới với số vốn đăng kí cấp mới là 104.1 triệu USD; có 11 lượt dự án tăng vốn với số vốn đăng kí tăng thêm kỉ lục, đạt 3,853.9 triệu USD. Như vậy, tổng số vốn đăng kí mới và tăng thêm của Mỹ tại Việt Nam chín tháng đầu năm 2009 là 3,957.9 triệu USD, đứng số một trong tất cả các quốc gia đầu tư FDI tại Việt Nam (Nguồn: “Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư”). Tính tổng trong cả năm 2009, Hoa Kỳ đang là nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2009). Theo số liệu thống kê của Cục Đầu Tư Nước Ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I-2010 các quốc gia đang tích cực đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư cấp mới; Xin-ga-po chiếm 7,1%; Xlô-va-ki-a chiếm 5,2%; Quần đảo Virgin thuộc Anh chiếm 4,9%; Đài Loan chiếm 3,6%; CHND Trung Hoa chiếm 1,4%... Hoa kỳ vươn lên dẫn đầu và trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam chiếm 47,8% tổng vốn đầu tư cấp mới.  Như vậy, FDI từ Mỹ đã bắt đầu tăng tốc vào Việt Nam, với những dự án lớn, hứa hẹn sự hợp tác lâu dài, cùng có lợi. Sự tăng nhanh FDI của Mỹ BIỂU 3 SỰ TĂNG NHANH FDI CỦA MỸ đã góp phần khẳng định một sự chuyển mình mạnh mẽ nơi nền kinh tế Việt Nam, một bước tiến vững chắc và mạnh mẽ dù cả Thế giới vẫn đang quay cuồng trong cơn bão khủng hoảng. Việt Nam – “Một Ngôi Sao Đang Lên”. 2.3.Các hoạt động thu hút FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam. 2.3.1.Các hoạt động của FIA. Đảng và Chính phủ đã xác định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực quan trọng, một nguồn lực chủ chốt trong công cuộc Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước, đưa nền kinh tế nước ta phát triển, thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có thể sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Cũng vì tầm quan trọng của nguồn vốn FDI với sự phát triển của nền kinh tế như vậy, mà các hoạt động thu hút vốn FDI ở Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ, trên tất cả các lĩnh vực và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với cả xã hội. Đó cũng là bước phát triển tất yếu mà công cuộc đổi mới đã mang lại, và cũng đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Kể từ sau khi nước ta bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được kí kết, mối quan hệ hợp tác đầu tư với nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã được cải thiện đáng kể. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam. Và các hoạt động thu hút vốn FDI từ Mỹ cũng đã được Chính phủ và các địa phương quan tâm, củng cố hơn. Với tư cách là cơ quan quản lí trực tiếp, Cục Đầu Tư Nước Ngoài đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ, có thể kể ra: Thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,... Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được rà soát, thống nhất đồng bộ; hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hóa các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương. Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động ĐTNN cần được tập trung giải quyết như: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng,... Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án ĐTNN có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề; phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động nhằm hạn chế các cuộc định công có thể xảy ra. Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt động này. Công tác quản lý nhà nước, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả. Các biện pháp trên, về cơ bản đã giải phóng sức ỳ của môi trường đầu tư trong nước, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và tiến tới đầu tư ở Việt Nam. Thêm nữa, trong những năm qua, kết quả kinh tế ấn tượng (GDP tăng trưởng khá và ổn định, dòng vốn FDI đầu tư vào nước ta tăng lên theo từng năm...), môi trường chính trị - xã hội ổn định đã góp thêm một phần rất quan trọng, tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư quốc tế. 2.3.2.Các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương. Mở rộng hình thức thu hút FDI: Công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là loại hình công ty phổ biến trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. So với công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình này có nhiều lợi thế về huy động vốn và giảm rủi ro. Cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ý kiến của các nhà đầu tư, luật đầu tư quy định donh nghiệp liên doanh không được phép huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, chứng khoán là quá cứng nhắc và gây bất lợi cho phía Việt Nam. Nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với các yêu cầu của mình. Cải tiến quy chế đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam: Giảm giá thuê đất trong các khu công nghiệp và khu chế xuất để đảm bảo cho các chủ đầu tư có lợi, thúc đẩy họ đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhà nước phải đầu tư đồng bộ để xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh dôanh của các dự án FDI. Cần xác định rõ số lượng các lệ phí và phí mà chủ đầu tư phải có trách nhiệm chi trả, cũng như mức thu của từng loại lệ phí. Tránh tình trạngthu lệ phí quá nhiều, chồng chéo, quá nhiều tổ chức, cơ quan thu lệ phí. Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất phải đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, diện tích đất sử dụng cho mỗi dự án phải phù hợp trước mắt, cũng như phát triển lâu dài của dự án. Nhà đầu tư tự do chọn lựa địa điểm, vị trí dự án trong hay ngoài khu công nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải cách thủ tục hành chính, khắc phục sự trì trệ trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa”, “một dấu”. Các cơ quan phụ trách hợp tác và đầu tư tạo điều kiện thận lợi cho họ đăng kí. Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường sửa đổi, điêù chỉnh một số nội dung theo hướng giảm bớt các danh mục phải báo cáo đánh giá tác động đến môi trường và quy định cụ thể các dự án được miễn lập các loại báo cáo này. Với các dự án đó, cơ quan thẩm định phải tiến hành khẩn trương và bảo đảm độ chính xác cao để vừa rút ngắn thời gian đăng kí vừa hạn chế được các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Muốn vậy các cơ quan phải thường xuyên thu thập các thông tin về công nghệ tiên tiến của thế giới. Để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án nhanh sau khi được cấp giấy phép đầu tư, nhà nước giải quyết nhanh chóng các thủ tục. Thủ tục cấp đất: Sở địa chính ở các tỉnh, thành phố chỉ tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính một lần và đơn giản hoá mọi thủ tục khác về đất đai. Đồng thời đề nghị tổng cục địa chính và các cơ quan hữu quan soạn thảo ngay các quy định về giả phóngmặt bằng, về đèn bù cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như quy định về chuyển quyền sử dụng đất. Thủ tục quản lý xây dựng cơ bản theo thiết kế đã đăng kí cần được tổ chức chặt chẽ nhưng không được can thiệp quá sâu. cơ quan nhà nước quản lý xây dựng cơ bản cần thực hiện đúng chức năng thẩm quyền của mình, đồng thời cải tiến các thủ tục theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Đơn giản hoá thủ tục hải quan, các quy định thủ tục hải quan phải được sửa đổi ngay và công bố công khai theo hướng đơn giản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục ngay các hiện tượng phiền hà, tiêu cực; biết tiếp thu và xử lý các ý kiến đóng góp hoặc khiếu nại của khách hàng. Muốn vậy phải có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành có liên quan như thương mại, hải quan, công nghệ môi trường. Giáo dục pháp luật cho lao động trong các doanh gnhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Về hạn chế tối đa những bất công giữa công nhân và chủ đầu tư do thiếu hiểu biết về pháp luật, các cán bộ quản lý của Việt Nam và tổ chức công đoàn phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các điều khoản về lao động cho công nhân biết, từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và quyền hạn của mình mà yên tâm sản xuất. Tổ chức công đoàn và cán bộ quản lý của Việt Nam phải phát huy hết những vai trò của mình trong khuôn khổ luật định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đồng thời nhắc nhở nhà đầu tư biết những việc làm chưa đúng của họ. Có như vậy mới tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa các bên. Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các bộ, cơ quan thuộc chính phủ và UBND cấp tỉnh, thành thực hiện quản lý đầu tư cần phải có sự phối hợp trong công tác quản lý. UBND tỉnh có trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại giấy phép đầu tư và pháp luật, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn. Nếu doanh nghiệp có sai phạm phải thông báo cho doanh nghiệp biết để kiến nghị lên các cơ quan có chức năng giải quyết. Thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng soạn thảo và ban hành các văn bản quy định chế độ bảo lãnh tín dụng về: thế chấp, cầm cố khi các doanh nghiệp muốn đi vay. Bên cạnh đó cũng cần ban hành quy chế thu hồi nợ, Luật đầu tư nước ngoài hiện nay quy định bên nước ngoài tham gia vào liên doanh phỉa góp vốn bằng tiền nước ngoài. Song thực tế có không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận của mình bằng tiền Việt Nam hoặc có được nhờ thừa kế, chuyển nhượng vốn… muốn tái đầu tư mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới. Do đó nên cho phép các nhà đầu tư góp vốn bằng tiền Việt Nam nhưng có qui định các khoản thu nào được cho phép góp vốn để đầu tư. Thực tế phát sinh cho thấy: trong nhiều liên doanh nhờ đàm phán đôi bên, bên Việt Nam nhận được lợi nhuận nhiều hơn tỷ lệ vốn góp. Vì vậy, nhà nước nêu qui định “các bên liên doanh đợc phân chia lỗ lãi tuỳ theo sự đàm phán song không được thấp hơn tỉ lệ góp vốn” để đảm bảo quyền lợi cho phía Việt Nam. Tu sửa kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Kết cấu hạ thầng giữ vai trò quan trọng; nó tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó quyết định sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế đặc biệt là công nghiệp xây dung và dịc vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta phả ttập trung vốn cho việc tu bổ và vây dung cơ sở hạ tầng. Chúng ta phải đầu tư tập trung vào các vùng trọng điểm quyết định tới tăng trưởng kinh tế. Ngoài việc huy động vốn FDI cho xây dung cơ sở hạ tầng, chúng ta cũng phải huy động tối đa vốn ODA và vốn trong nước để đầu tư hỗ trợ cho các dự án, đặc biệt là những địa bàn khó khăn. Tiềm năng nông thôn của chúng ta còn lớn, nếu chúng ta xây dung hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu vực này, điều đó sẽ tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quy hoạch thu hút vốn FDI Bộ kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng lập qui hoạch các ngành, lãnh thổ cơ cấu kinh tế thống nhất trên phạm vi cả nước. Trước hết, cần khẩn trương qui hoạch các khu công nghiệp, các sản phẩm quan trọng thuộc các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, dệt, may; công nghiệp chế tạo như: cơ khí, hoá chất, điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu; công nghiệp hoá dầu; công nghiệp luyện kim; công nghiệp thông tin... Trên cơ sở đó xác định các dự án trong nước tự đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư theo ngành và lãnh thổ cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ. Các ngành cần hoàn chỉnh thêm một bước công tác quy hoạch; phối hợp với các thành phố và địa phương xây dựng quy hoạch trên địa bàn lãnh thổ. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động để tạo dựng chính xác hình ảnh một đất nước Việt Nam thực sự muốn mở rộng quan hệ với bên ngoài. Về nội dung, hoạt động xúc tiến đầu tư cần tập trung vào việc cải thiện, tuyên truyền tốt hơn môi trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Từng ngành, từng địa phương cùng với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch kêu gọi đầu tư tực tiếp nước ngoài cũng cần xây dung các dự án cụ thể và có biện pháp bố trí đối tác, cán bộ, giải pháp tài chính. Mặt khác cần nghiên cứu thành lập các tổ chức tư vần đầu tư chuyên ngành ở một số địa phương để cung cấp cá dịch vụ triển khai dự án khi được cấp giấy phép đầu tư như dịch vụ về đất đai, dịch vụ quản lý xây dựng… tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư 100% vốn. Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI: Với mục tiêu đưa nước ta tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, bên cạnh việc phát huy nội lực, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho mục tiêu này cũng là một nguồn lực hết sức quan trọng. Quá trình hoàn thiện về chính sách đất đai, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm phải đặt trong mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả và các chính sách này phải được đặt ra trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau một cách thống nhất ăn khớp. Nhìn chung, các hoạt động thu hút FDI từ Hoa Kỳ của cả FIA và các Bộ, ngành, địa phương đều có những điểm chung nhất định, cùng vì mục đích chính là thu hút ngày càng nhiều hơn nữa nguồn vốn quan trọng này nhằm phát triển kinh tế đất nước. Các hoạt động của FIA mang tầm vóc lớn hơn, đại diện cho tiếng nói của Bộ chủ quản và chính sách của Chính phủ (tầm vĩ mô). Còn các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương thì trực tiếp, cụ thể và phù hợp với đặc điểm riêng (tầm vi mô). 2.4.Đánh giá việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. 2.4.1.Thành công. Các biện pháp thu hút FDI từ nước ngoài đã đạt được những thành công nhất định, đã quảng bá hình ảnh Việt Nam rộng khắp một cách khá xuất sắc và đã thực sự thu hút được luồng vốn FDI lớn cho nền kinh tế nước nhà. Trong đó, dòng vốn FDI từ cường quốc số một thế giới cũng vẫn đang tăng lên từng ngày. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã biết nhiều hơn về Việt Nam, đã phần nào vượt qua được rào cản của lịch sử để thấy được một Việt Nam đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, một thị trường ổn định và đầy tiềm năng. Những kết quả kinh tế ấn tượng, cùng với FDI đang tăng cao và liên tiếp lập các kỷ lục mới, có thể nói các hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam, đặc biệt là FDI của Hoa Kỳ đã đạt được những thành công như mong đợi. Năm 2009 vừa qua đã đánh một dấu mốc mới trong mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa 2 quốc gia khi Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Đây là một thành quả đáng tự hào. 2.4.2.Hạn chế. Tuy nhiên, việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vẫn còn có nhiều hạn chế. Căn bệnh thành tích vẫn là một căn bệnh trầm kha, việc thực hiện tại nhiều nơi rất hời hợt, đối phó nhưng khi báo cáo thì vẫn rất tốt đẹp. Đôi lúc vì đặt mục đích hút vốn quá lớn mà không quan tâm đến các mục tiêu khác như môi trường, an ninh quốc phòng. Và đặc biệt, hạn chế lớn nhất vẫn là sự không minh bạch của cả hai phía. Sự không minh bạch trong chính sách, cùng với đó là tệ tham nhũng, của quyền của nước chủ nhà. Sự không minh bạch trong khả năng thực hiện vốn đầu tư nơi các nhà đầu tư Hoa Kỳ, sự mập mờ về khả năng tài chính... Cải thiện sự minh bạch chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong những năm tới mà Việt Nam cần cố gắng thực hiện. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. Nguyên nhân lớn nhất đến từ chính sách của Chính phủ. Việt Nam, với định hướng xã hội chủ nghĩa của mình, đã đề ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế. Nhưng tất cả các chính sách đó đều gặp nhiều mâu thuẫn đến từ các quốc gia phát triển, nhất là với Hoa Kỳ. Đó chính là độ “mở” của thị trường. Việt Nam vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, vẫn còn mang nặng tính quan liêu, rất thiếu sự minh bạch. Nền kinh tế đạm tính chủ quan, từ trên xuống khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy cơ hội của mình bị ảnh hưởng nhiều, không được tự do quyết định các kế hoạh kinh doanh. Cùng với đó là sự độc quyền của Nhà nước trong nhiều ngành kinh tế trọng điểm. Tất cả tạo nên sự không an toàn trong tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù còn có những hạn chế như vậy, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những dóng góp to lớn mà các nhà đầu tư quốc tế mang lại, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong bối cảnh mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đang ngày một nồng ấm hơn. Cơ hội là rất nhiều, cả Việt Nam và Mỹ đều sẽ phải cố gắng hơn nữa để mối quan hệ này tốt đẹp hơn, đôi bên cùng có lợi, hướng tới những mục tiêu lớn trong tương lai. CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 3.1. Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam. Trong đà hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh và tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Một Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lại nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới đã có sức hút nhất định trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Cùng với việc Việt Nam từ tháng 7 năm 1995 đã trở thành một thành viên chính thức của ASEAN và bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ được thực hiện sau tuyên bố ngày 13/07/1995 của Tổng thống Mỹ Bill Clintơn và gần đây nhất là gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam càng được đánh giá cao trong con mắt bạn bè quốc tế. Hơn nữa, việc đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại, xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ công bằng, trình độ dân trí ngày một nâng cao…đã khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng, một khu vực thu hút vốn đầu tư ổn định. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp như hiện nay, trước hết là nhờ sự cố gắng nỗ lực của cả hai nước. Đồng thời xu thế hoà nhập, hợp tác của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức quan trọng, để khởi động thúc đẩy và củng cố quan hệ này. Cơ sở chính để duy trì các quan hệ lâu dài đó chính là xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai nước. Đây là nét nổi bật trong quan hệ hai nước trong thời gian qua. Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, ngày nay, các doanh nghiệp Mỹ đang dần thay đổi quan niệm, không  chỉ coi Việt Nam là một cơ sở sản xuất mà còn là một thị trường tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp Mỹ. Nguồn nhân công rẻ, khả năng phát triển của thị trường nội địa và nguồn cung cho ngành công nghiệp lắp ráp là ba tiêu chí hàng đầu được các doanh nhân Mỹ đánh giá rất cao khi đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn được đánh giá rất cao về vai trò của chính phủ trong việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư để tránh rủi ro và việc thực hiện tốt các cam kết WTO về các vấn đề sở hữu trí tuệ, đầu tư, quyền kinh doanh... Trong những năm tới, mặc dù nền kinh tế Mỹ đang rơi vào khủng hoảng, nhưng luồng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam sẽ vẫn tăng. Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam là rất sáng sủa. Hiện tại, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2009 với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD. Số vốn của công ty Hoa Kỳ chiếm 45,6 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam và được đưa vào 55 dự án khác nhau. Doanh nghiệp Mỹ dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhờ các dự án xây khu du lịch và khách sạn lớn. Thứ nhất là Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC. Dự án này xin tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỷ USD. Thứ hai là một dự án có vốn đăng ký 1,16 tỷ USD. Dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng do hai Công ty TANO Capital, LLC và Global C&D, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích 400 ha tại xã Điện Dương (Điện Bàn - Quảng Nam). Khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng là tổ hợp du lịch với 9 khách sạn cao cấp hơn 15.000 phòng; trung tâm hội nghị quốc tế 10.000 chỗ ngồi; trung tâm thương mại quốc tế và khu văn phòng, nhà ở công vụ, khu căn hộ, biệt thự cao cấp... đồng thời kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài. Dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa do Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, tổng diện tích khoảng 1.347,8 ha thuộc thành phố Tuy Hòa và một phần huyện Đông Hòa và Tây Hòa. Dự án bao gồm khu trung tâm thành phố có diện tích khoảng 394 ha; khu công viên văn hóa giải trí diện tích khoảng 753,8 ha; khu du lịch Vực Phun diện tích khoảng 200 ha. Một tập đoàn trong lĩnh vực hàng không của Mỹ đang cân nhắc tham gia xây dựng các sân bay quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là sân bay Long Thành (Đồng Nai). ..................... Năm 2010, những lĩnh vực vẫn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ là phát triển du lịch  khách sạn cao cấp, dịch vụ lưu trú và đặc biệt là bất động sản. Theo đà tăng trưởng và hồi phục của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trường nhiều tiềm năng nên nó trở thành “miếng mồi” hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam là thị trường đang nổi với nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện tử, ôtô, máy nông nghiệp… của Hoa Kỳ đang xem Việt Nam là địa điểm lựa chọn tốt để xây nhà máy. Việt Nam được xem là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư trong khối ASEAN. Việt Nam sẽ trở thành các nhà máy vệ tinh được đầu tư mở rộng bên cạnh các nhà máy đã được đầu tư trước tại Trung Quốc, Ấn Độ. Thông thường, đầu tư luôn theo sau thương mại, vì thế đây là lý do chính khiến các Doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam. Như vậy, trong đà hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung và của nước Mỹ nói riêng. Các doanh nghiệp của Mỹ đã và đang tìm mọi cách để tìm kiếm thị trường đầu tư ổn định. Thị trường hơn 80 triệu dân, với lực lượng lao động hùng hậu, nền chính trị đảm bảo của Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp của Mỹ. Việc vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam càng ngày càng tăng là điều chắc chắn sẽ xảy ra. 3.2.Một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam trong tương lai. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định Thương mại (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Thu hút nguồn vốn FDI từ Mỹ đang và sẽ là mục tiêu quan trọng trong chính sách đầu tư của Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong ba đối tác chính nhằm thu hút vốn FDI trong tương lai, cùng với EU và Nhật Bản. Dưới đây là một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Hoa Kỳ: - Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác tiềm năng. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác xúc tiến đầu tư. - Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng. - Cần xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết. - Hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép. - Cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Trong đó, cần rà soát lại các văn bản phát quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy định của WTO. - Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ. - Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước. - Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. - Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước; một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ... Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng: tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản....; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam. KẾT LUẬN Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xu hướng di chuyển luồng vốn FDI đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế khách quan do có các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, là thành viên của ASEAN nên sẽ huy động được nhiều vốn FDI cho đầu tư phát triển. Hiện nay, chiến lược thu hút và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm trong chiến lược tổng thể tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam , là một trong những vấn đề quan trọng. Kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục, việc thu hút FDI sẽ ngày càng được chú trọng hơn, đặc biệt khi mà kinh tế Mỹ cũng đang khởi sắc và các nhà đầu tư Mỹ cũng thực sự quan tâm đến Việt Nam. Do vậy, để nắm bắt cơ hội, để công tác thu hút vốn FDI có hiệu quả trên các khu vực kinh tế, Việt Nam cần phải hội nhập sâu rộng hơn nữa, phải thể hiện sự minh bạch trong các chính sách và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư để khẳng định niềm tin nơi các nhà đầu tư là đúng đắn. Để đạt được mục tiêu đó, tất nhiên là không dễ dàng. Nhưng bằng quyết tâm, sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một niềm tin lớn lao cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu của mình. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Mai Thế Cường, người giảng viên đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành khóa luận này. Do phạm vi hạn hẹp của bản khóa luận cũng như những hạn chế về tư liệu tham khảo, nên bản khóa luận không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế học quốc tế, NXB Thống kê, Hà nội. Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ (2001), NXB Thống kê, Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương (2002), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội TIẾNG ANH Hymer, Stephen H. (1960, published 1976), The International Operations of National Firms: a Study of Direct Foreign Investment, Cambridge, MA: MIT Press. UNCTAD (2003), World Investment Report 2003. Dunning, John H. (2001) "The Eclectic (OLI) Paradigm of International Production: Past, Present and Future," International Journal of the Economics of Business. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU BẢNG 1: ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 – 2006 18 BẢNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO NGÀNH 20 BẢNG 3: FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO LÃNH THỔ 22 BẢNG 4: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) 23 BẢNG 5: ĐẦU TƯ CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN 2001) 25 BẢNG 6: TOP 20 NHÀ ĐẦU TƯ (08/2007) 31 BIỂU 1: FDI TỪ HOA KỲ VÀO KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (1976-2003) 28 BIỂU 2: TOP 20 NHÀ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM (1998-2007) 29 BIỂU 3: SỰ TĂNG NHANH FDI CỦA MỸ 34 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt khóa luận cuối khóa này, trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên, Tiến sĩ Mai Thế Cường của Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế, người đã rất tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến đáng quý cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu trong gần 4 năm tôi học tập và trưởng thành dưới mái trường thân thương này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi có thể chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam.doc
Luận văn liên quan