SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
- SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
- CHIA SẺ HẠNH PHÚC THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP PRA
- LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG THỨC CỘNG ĐỒNG THAM GIA ĐÁNH GIÁ
- BẢN ĐỒ VÀ BẢNG KIỂM KÊ
- Tham Gia Vào Quá Trình Đánh Giá Cộng Đồng
- CÁC NGUỒN LỰC BÊN TRONG TỪ CỘNG ĐỒNG
- Chuyến viếng thăm một buổi lên ý tưởng
- Những lưu ý về lên ý tưởng dành cho người tham gia
- ĐẠT ĐƯỢC SỞ HỮU CỘNG ĐỒNG
- SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
- CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA ĐÁNH GIÁ
- THỐNG NHẤT CỘNG ĐỒNG
- Vai trò của thực phẩm trong nâng cao năng lực cộng đồng
- THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA TỰ ĐÁNH GIÁ
- TẬP HUẤN CHO NGƯỜI THÚC ĐẨY CỘNG ĐỒNG THAM GIA ĐÁNH GIÁ
- Cộng đồng
- TRAO QUYỀN CHO CỘNG ĐỒNG
- MƯỜI HAI BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
- NHÂN TỐ CON NGƯỜI VÀ TRAO QUYỀN CHO CỘNG ĐỒNG
- NHỮNG CHIẾN LƯỢC VỀ GIỚI
- Lãnh đạo cộng đồng và sự vận động trong nội bộ: Duy trì bởi sự tự vận động
139 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tập hợp một số bài viết về vấn đề: Sự tham gia của cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các nhà động viên cộng đồng nên can thiệp trên tinh thần thúc đẩy, thông tin và hướng dẫn. Tuyệt đối tránh cách làm quy hoạch xã hội. Sự thuyết phục, thông tin hướng dẫn và sự động viên là rất cần thiết.
Tổ chức chỉ có thể mạnh hơn qua hành động, đấu tranh và đối mặt với khó khăn. Phương pháp trao quyền có bao hàm nguyên lí tổ chức xã hội này.
Sự tham gia thực tế của người tiếp nhận đặc biệt trong quá trình ra quyết định có vai trò rất quan trọng trong gia tăng sức mạnh cộng đồng.
Mục tiêu của chúng ta là làm sao để ngay từ đầu các thành viên cộng đồng nắm toàn quyền kiểm soát, tham gia đầy đủ vào việc ra quyết sách và chấp nhân toàn bộ trách nhiệm về những hành động nhằm nâng cao năng lực cộng đồng.
Xem chi tiết về các nguyên lí này tại Bartle 2004
Đây là những nguyên lí cốt lõi của phương pháp trao quyền. Mỗi phương diện văn hóa, mỗi nhân tố sức mạnh đều được đề cập đến trong quá trình giúp đỡ cộng đồng tự gia tăng sức mạnh, dựa trên các nguyên lí này.
Các Nhân Tố Của Sức Mạnh
Sau 40 năm, phương pháp thúc đẩy cộng đồng tự tăng cường sức mạnh đã hé mở ra 16 nhân tố sức mạnh(3) Những khám phá mới đây chứng tỏ rằng (4) 16 nhân tố này cũng cấu trúc nên sức mạnh của một gia đình hay bất cứ một tổ chức xã hội nào khác
Mười Sáu Nhân Tố Của Sức Mạnh
Tính tập thể:
Mức độ mà các cá nhân sẵn sàng cống hiến lợi ích của cá nhân cho lợi ích cộng đồng (mức độ rộng lượng, sự khiêm nhường cá nhân, lòng tự hào tập thể, sự hỗ trợ lẫn nhau, sự trung thành, sự quan tâm, tình đồng chí anh em). Khi một cộng đồng phát triển tính tập thể, năng lực của nó cũng phát triển. (Khi các cá nhân, gia đình và phân nhóm tự cho mình quyền tham lam ích kỉ trên lợi ích của cộng đồng, cộng đồng sẽ suy yếu).
Hệ giá trị chung:
Mức độ mà theo đó các thành viên trong cộng đồng chia sẻ chung một hệ giá trị, đặc biệt là niềm tin rằng họ thuộc về một thực thể chung vượt lên trên lợi ích của các cá thể tồn tại trong đó. Cộng đồng càng có nhiều cái chung, chẳng hạn như sự am hiểu và dung hòa các giá trị và thái độ sống, cộng đồng sẽ càng mạnh. (Sự phân biệt chủng tộc, định kiến và ganh ghét làm suy yếu bất cứ cộng đồng hay tổ chức nào).
Dịch vụ công cộng:
Các công trình và dịch vụ công cộng (đường xá, chợ, nước sạch, y tế, giáo dục) và tình trạng sử dụng (bảo trì và sửa chữa), sự bền vững và mức độ được tiếp cận chúng của mọi thành viên cộng đồng. Mức độ tiếp cận càng nhiều, cộng đồng càng trở nên mạnh. (Đo lường năng lực cộng đồng bao gồm cả các trang thiết bị, công cụ, vật tư cung ứng, tiếp cận dịch vụ vệ sinh công cộng,và các cơ sở vật chất khác dành cho làm việc, vấn đề cá nhân và sức khỏe.
Giao tiếp:
Trong một cộng đồhông và giữa các cộng đồng với nhau, thông tin liên lạc có thể được truyền đi bằng đường bộ, các phương tiện điện tử (điện thoại, đài, ti vi, internet) hay in ấn (tạp chí, sách, báo), các mạng liên lạc, ngôn ngữ hiểu được bởi hai bên, văn học và sự sẵn sàng cũng như khả năng giao tiếp (sự nhạy bén, tinh tế, sẵn sàng lắng nghe và đối thoại). Sự giao tiếp càng cao, cộng đồng càng mạnh. (Đối với một tổ chức, đó là các phương tiện, trang thiết bị truyền thông sẵn có cho nhân viên). Thông tin liên lạc kém có nghĩa là một cộng đồng hay tổ chức yếu.
Sự tự tin:
Sự tự tin của toàn thể cộng đồng được thể hiện qua các cá nhân như thế nào? Chẳng hạn như sự tin rắng cộng đồng có thể làm được những điều mà nó muốn. Đó là những thái độ tích cực, sự sẵn sằng, tự động viên, sự đam mê, lạc quan, và tự chủ chứ không phải thái độ phụ thuộc, là sự sẵn sàng tranh đấu vì quyền lợi của cộng đồng chứ không phải sự thờ ơ và tư lợi, là tầm nhìn về những điều có thể. Sự gia tăng sức mạnh có nghĩa là gia tăng sự tự tin.
Hoàn cảnh (Chính trị và cai quản):
Một cộng đồng mạnh sẽ có khả năng trở nên mạnh hơn nếu nó tồn tại trong một môi trường thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh đó. Môi trường đó bao gồm (1) chính trị (thái độ và hệ giá trị của các nhà lãnh đạo quốc gia, luật pháp và lập pháp) và (2) sự cai quản (thái độ của công chức, các quy định và thủ tục của chính quyền). Môi trường lập pháp. Khi các chính trị gia, lãnh đạo và công chức cũng như các quy định và luật lệ đi theo phương thức cung cấp một cách áp đặt, cộng đồng sẽ yếu đi, nhưng nếu theo phương thức cho phép cộng đồng tự hành động trên cơ sở tự giúp mình, cộng đồng sẽ mạnh lên. Các cộng đồng chỉ mạnh lên nếu tồn tại trong môi trường cho phép.
Thông tin:
Không chỉ đơn thuần là có thông tin liên lạc, sức mạnh của cộng đồng phụ thuộc vào việc xử lý và phân tích thông tin như thế nào, mức độ hiểu biết, kiến thức và nhận thức giữa các thành viên chủ chốt và giữa các nhóm chính trong cộng đồng ra sao. Khi thông tin hiệu quả và hữu ích hơn chứ không phải là nhiều hơn, cộng đồng sẽ mạnh. (Lưu ý rằng nhân tố thông tin khác với nhân tố giao tiếp trình bày ở trên).
Sự tham gia:
Mức độ hiệu qủa của việc thúc đẩy cộng đồng (động viên, đào tạo quản lí, nâng cao nhận thức) như thế nào? Các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng có làm cho cộng đồng trở nên suy yếu hay thử thách cộng đồng trở nên mạnh hơn? Sự tham gia của cộng đồng là bền vững hay chỉ phụ thuộc vào các nhà tài trợ với những mục tiêu và lịch trình khác nhau? Khi một cộng đồng có nhiều nguồn thúc đẩy, nó sẽ có nhiều sức mạnh.
Khả năng lãnh đạo:
Các nhà lãnh đạo có quyền lực, sức ảnh hưởng và khả năng để chuyển dịch cộng đồng. Lãnh đạo càng hiệu quả, cộng đồng càng mạnh. Tất nhiên đây không phải là nơi để tranh luận về lý tưởng theo đuổi giữa dân chủ hay tham gia, đối lập với độc tài, chuyên quyền, nhưng sự lãnh đạo hiệu quả và bền vững nhất (nhằm củng cố sức mạnh cộng đồng chứ không phải để củng cố quyền lực) phải là sự lãnh đạo tuân theo những quyết sách và mong muốn của toàn thể cộng đồng, với vai trò thúc đẩy và hỗ trợ. Nhà lãnh đạo phải sở hữu những kĩ năng, sự sẵn sàng và sự mềm mỏng.
Hệ thống các mối quan hệ:
Nguồn gốc của sức mạnh không chỉ đến từ những gì bạn biết mà còn từ những ai bạn biết. (Người ta vẫn nói đùa rằng được để được tuyển dụng, bạn không chỉ cần biết làm gì mà còn cần biết những người cần biết). Mức độ các thành viên cộng đồng đặc biệt là các nhà lãnh đạo biết về các cá nhân (hay cơ quan, tổ chức của họ), những người mà có thể cung cấp những nguồn lực hỗ trợ cộng đồng như thế nào? Những mối liên kết hữu ích dù đã được biết đến hay dưới dạng tiềm năng tốn tại trong và cả với bên ngoài cộng đồng. Hệ thống đó càng hiệu quả, cộng đồng, tổ chức càng mạnh. (Sự cô lập chỉ làm cộng đồng yếu đi).
Sự tổ chức:
Mức độ mà các thành viên cộng đồng tự nhìn nhận mình như là một mắt xích trong toàn thể cộng đồng (đối lập với tập hợp một nhóm cá thể), bao gồm (theo ý nghĩa xã hội học) sự thống nhất về tổ chức, cấu trúc, tiến trình, quá trình ra quyết sách, hiệu quả, phân công lao động và các chức năng vai trò bổ sung. Càng được tổ chức hiệu quả, năng lực cộng đồng càng tăng.
Quyền lực chính trị:
Mức độ theo đó các thành viên cộng đồng có thể tham gia vào quá trình ra quyết sách ở cấp trung ương và địa phương. Cũng như việc các thành viên trong một cộng đồng có mức độ quyền lực khác nhau, các cộng đồng trong một địa phương hay một quốc gia cũng vậy. Một cộng đồng hay tổ chức được thực hiện nhiều quyền hơn, năng lực càng cao hơn.
Kĩ năng:
Khả năng thể hiện bởi các cá nhân, đóng góp cho sự tổ chức cộng đồng và khả năng đạt được những gì mà cộng đồng muốn. Đó là các kĩ năng công nghệ kỹ thuật, các kĩ năng tổ chức, quản lí động viên. Cộng đồng càng đạt được và sử dụng được nhiều kĩ năng, cộng đồng đó càng trở nên mạnh hơn.
Sự tin cậy:
Mức độ các thành viên cộng đồng tin cậy lẫn nhau, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo công chức. Điều này phản ánh mức độ thống nhất trong cộng đồng (sự trung thực, sự tín nhiệm, sự cởi mở, sự minh bạch, sự tin tưởng). Sự tin cậy càng cao cộng đồng càng mạnh. (Sự dối trá, tham nhũng, bòn rút nguồn lực đóng góp cho sự suy yếu của cộng đồng).
Sự thống nhất:
Một nhận thức chung của các thành viên cộng đồng rằng họ thuộc về một thực thể lớn, dù họ có những khác biệt (tôn giáo, giai cấp, địa vị, thu nhập, tuổi tác, giới tính, sắc tộc), mức độ mà các thành viên cộng đồng sẵn sàng dung hòa những dị biệt để làm việc và hợp tác cùng nhau, tìm kiếm nhận thức về mục tiêu, tầm nhìn và những giá trị chung. Khi một cộng đồng hay tổ chức trở nên thống nhất, nó mạnh hơn. (Thống nhất không có nghĩa là cào bằng ai cũng như ai mà là sự hòa hợp những dị biệt cho mục đích chung).
Sự giàu có:
Mức độ mà tất cả các thành viên cộng đồng (chứ không chỉ vài cá nhân) có thể kiểm soát các nguồn lực thực có cũng như tiềm năng, bao gồm sự sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ, các nguồn lực tiền tệ và cả phi tiền tệ (sức lao động, đất đai, trang thiết bị, vật tư, tri thức, kĩ năng). Cộng đồng càng giàu có thì càng mạnh. (Khi các cá nhân, gia đình hay các phân nhóm tham lam tích trữ của cải cho riêng mình trên lợi ích của cộng đồng, cộng đồng sẽ bị suy yếu).
Sáu Phương Diện Văn Hóa Trong Cộng Đồng:
Ở trên chúng ta đã nhắc đến phương pháp trao quyền cho cộng đồng liên quan đến 6 phương diện của văn hóa và 5 nguyên tắc để phát huy chúng. Ở đây các phương diện sẽ được đề cập chi tiết.
Phương Diện Khoa Học Kĩ Thuật Của Văn Hóa:
Phương diện kĩ thuật của văn hóa thể hiện qua tư bản sản xuất, công cụ sản xuất, kĩ năng và cách thức ứng xử với môi trường. Đó là sự tương tác giữa con người và tự nhiên.
Cần nhớ rằng phương diện kĩ thuật của văn hóa không phải là bản thân những công cụ, tư liệu sản xuất đó mà chính là những ý tưởng và hành động được truyền lại qua các thế hệ cho phép con người sáng tạo, sử dụng và dạy lẫn nhau. Kĩ thuật cũng giống như các phương diện khác của văn hóa, nó có tính biểu tượng. Kĩ thuật là văn hóa.
Phương diện này được các nhà kinh tế học gọi là tư bản thực (đối lập với tư bản tài chính). Đó là những thứ được làm ra không phải cho tiêu dùng trực tiếp mà để gia tăng sản xuất (do đó tăng sự giàu có) trong tương lai; đó là đầu tư
Trong phát triển năng lực, kĩ thuật là một trong 16 nhân tố sức mạnh tăng lên khi cộng đồng trở nên mạnh hơn. Trong cuộc chiến chống đói nghèo, đó là một trong những bộ vũ khí chủ lực.
Đối với cá nhân, phương diện kĩ thuật thể hiện qua ngôi nhà, tiện nghi và cơ sở vật chất sinh hoạt của họ bao gồm thiết bị dụng cụ nhà bếp, cửa chính, cửa sổ, giường và đèn chiếu. Ngôn ngữ một trong những đặc tính quan trọng của loài người, cũng thuộc về phương diện kĩ thuật (đó là một công cụ). Nó còn bao gồm cả những phương tiện truyền thông như đài báo, ti vi, điện thoại, sách vở, máy tính...
Đối với một tổ chức, kĩ thuật bao gồm bàn ghế, máy tính, giấy, bút, không gian văn phòng, điện thoại, phòng vệ sinh và phòng ăn. Một vài tổ chức còn có những phương tiện kĩ thuật đặc thù như các quả bóng và đồng phục cho các câu lạc bộ, phấn bảng và bàn ghế cho trường học, bệ thờ trong nhà thờ, súng và dùi cui cho lực lượng cảnh sát, máy thu phát tín hiệu và micro cho đài phát thanh.
Đối với một cộng đồng, phương tiện kĩ thuật công bao gồm các cơ sở vật chất công cộng như nhà vệ sinh, điểm cấp nước, đường xá, chợ, trạm xá, trường học, biển báo, công viên, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, sân vận động. Các công trình sở hữu tư bao gồm các cửa hàng, xí nghiệp, nhà và quán ăn.
Khi một nhà động viên khuyến khích cộng đồng xây dựng một nhà vệ sinh hay giếng nước, kĩ thuật mới được giới thiệu. Giếng nước hay nhà vệ sinh đó cũng giống như các phương tiện kĩ thuật khác chẳng hạn máy tính hay cái búa. Đó là một sự đầu tư.
Nhìn chung, kĩ thuật là phương diện dễ nhận biết nhất trong 6 phương diện văn hóa đề cập đến khi giới thiệu những biến đổi văn hóa và xã hội. Việc giới thiệu một máy nghe đài mới sẽ dễ dàng hơn là đưa ra một tín ngưỡng tôn giáo mới, một hệ giá trị mới hay một kiểu gia đình mới. Nghịch lí là việc giới thiệu công cụ kĩ thuật mới cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong các phương diện khác của văn hóa.
Nên nhớ rằng luôn có những ngoại lệ; trong xã hội Amish chẳng hạn, có những quyết sách cộng đồng được ý thức rộng rãi về việc chống lại việc đưa ra những kĩ thuật mới. Họ sống dựa trên sự bảo thủ những kĩ thuật lạc hậu (không máy kéo, ô tô, không đường xá) mà chỉ có xe ngựa, cái cày để khẳng định bản sắc văn hóa của họ.
Những thay đổi này không dễ để dự đoán trước, và cũng không phải lúc nào cũng theo hướng kì vọng. Sau khi chúng xảy ra, người ta mới nhận ra logic thậm chí khi không được dự đoán trước.
Xuyên suốt quá trình lịch sử của loài người, kĩ thuật ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi với sự kiểm soát năng lượng tốt hơn. Hình thái này không ngay tức khắc thay thế hình thái khác mà qua một giai đoạn nhất định. (những chiếc xe ngựa không ngay lập tức biến mất mà phải sau một thế kỉ khi ô tô ra đời).
Thường thì sự thay đổi sẽ phải tích lũy dần dần, những công nghệ cũ chết dần khi chúng trở nên kém hiệu quả và tốn kém hơn. Săn bắt và hái lượm nhường chỗ cho trồng trọt (trừ một số tộc người còn sót lại hiện nay). Cứ như thế, công nghiệp thay cho nông nghiệp. Những người còn sử dụng những công cụ thô sơ lạc hậu thường là những người nghèo và bị đẩy ra bên lề xã hội phát triển. Ở những nơi khoa học kĩ thuật tiên tiến, (công nghệ thông tin, máy tính, internet), cũng chỉ có một số ít người được tiếp cận và sử dụng.
Những công nghệ được đưa ra bởi một nhà động viên cộng đồng cũng có thể là về y tế (trạm xá và thuốc men), sức khỏe (nước sạch, vệ sinh), trường học hay hệ thống chợ được che chắn cho các khu nông thôn. Trước khi được thúc đẩy đến với những công nghệ ấy, những người dân ở đó không phải là không biết gì về chúng; đơn giản chỉ vì họ không thể có được chúng. Nhà động viên phải lường trước những thay đổi trong các phương diện văn hóa khác do thay đổi về công nghệ kĩ thuật mang lại.
Phương Diện Kinh Tế Của Văn Hóa:
Phương diện kinh tế của cộng đồng là những phương thức và phương tiện khác nhau để sản xuất và phân bổ các nguồn lực khan hiếm (hàng hóa, dịch vụ, của cải), dưới hình thức biếu tặng, dâng nộp, trao đổi hàng hóa, trao đổi thương mại hay phân bổ của nhà nước.
Không phải những yếu tố vật chất như tiền làm nên phương diện kinh tế của văn hóa mà là những hành động ý tưởng đã mang lại giá trị của tiền bạc sử dụng bởi những người đã tạo ra hệ thống kinh tế đó. Sự giàu có không chỉ là tiền bạc, cũng giống như nghèo không hẳn là một sự thiếu thốn của cải vật chất.
Sự giàu có là một trong 16 nhân tố của sức mạnh cộng đồng. Khi một tổ chức hay cộng đồng càng giàu có (có khả năng tự kiểm soát), nó càng mạnh và càng có khả năng đạt được những gì mong muốn.
Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, khuynh hướng chung của biến đổi hình thái kinh tế là từ đơn giản đến phức tạp. Một hình thái mới không lập tức thay thế hình thái cũ mà chuyển đổi dần dần cho đến khi cái cũ biến mất.
Trong một nhóm người, của cải (bất cứ thứ gì khan hiếm và hữu dụng) được phân phối chủ yếu bằng nghĩa vụ gia đình. Khi ai đó trở về nhà với một lượng thức ăn hay quần áo, chúng sẽ được chia cho các thành viên khác mà không cần mong được nhận lại gì.
Khi xã hội ngày càng phức tạp, các tộc người tiếp xúc với nhau và đạt được những hình thức giao thương đơn giản nhất. Phân phối trong mỗi gia đình dường như không thay đổi nhiều. Khi trao đổi hàng trở nên phức tạp và tinh vi hơn, các thể chế mới được thiết lập để làm đơn giản hóa công việc kế toán bao gồm: tiền tệ, tài khoản, ngân hàng,tín dụng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Điều này không lập tức xóa bỏ những hình thức trao đổi cũ nhưng trao tặng dần dần thu hẹp so với các hình thức phân phối khác, và trao đổi hàng cũng vậy.
Cần ghi nhớ rằng tiền tệ không có giá trị nội tại. Nó có giá trị vì xã hội cộng đồng hay nền văn hóa đó đã gắn giá trị cho nó. Một tờ 10 euro chẳng hạn có thể dùng để nhóm lửa hay cuốn thuốc lá nhưng giá trị bề mặt của nó lớn hơn thế nhiều.
Trong bất cứ cộng đồng nào, chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều hình thức phân phối của cải. Người động viên cộng đồng phải xác định được đó là những hình thức nào, những gì được trao đổi hay mua bán. Trong nhiều xã hội, một vài dạng của cải không được mua bán ví dụ như bạn tình, vợ chồng, con cái, giải trí. Nhà động viên phải tỉm ra cách thức phân phối cũng như điều kiện và người tham gia.
Khi một cộng đồng quyết định phân bổ nguồn nước trên cơ sở tỉ lệ ngang nhau cho mọi cư dân, hay dựa trên số tiền thanh toán cho mỗi thùng nước khi lấy tức là đã có sự lựa chọn giữa hai hệ thống phân phối kinh tế khác nhau.
Người cổ vũ cần khuyến khích cộng đồng lựa chọn những gì mình muốn nhưng phải phù hợp với những giá trị và thái độ phổ biến. (Một người động viên cộng đồng giỏi không bao giờ cố áp đặt ý kiến riêng của họ về phương pháp phân phối hiệu quả nhất. Tất cả các thành viên cộng đồng phải đi đến một kết luận thống nhất).
Phương Diện Chính Trị Của Văn Hóa:
Phương diện chính trị của văn hóa là tất cả những cách thức và phương tiện mà qua đó quyền lực và sự ra quyết sách được phân bổ. Nó không giống như hệ tư tưởng, một phần của phương diện giá trị. Nó bao gồm chứ không phải chỉ đơn thuần là hệ thống chính quyền và sự cai quản. Nó bao gồm cả cách thức mà một cộng đồng đưa ra quyết sách khi không có nhà lãnh đạo xuất chúng nào.
Quyền lực chính trị là một trong 16 nhân tố của sức mạnh hay năng lực cộng đồng. Cộng đồng càng có nhiều quyền lực và sự ảnh hưởng, nó càng có nhiều khả năng đạt được những gì mình muốn.
Người cổ vũ cộng đồng phải có khả năng xác định rõ những thành phần lãnh đạo khác nhau trong một cộng đồng. Một vài trong số họ có quyền lực dòng dõi cha truyền con nối, số khác có những phẩm chất được kính trọng. Khi làm việc với một cộng đồng, người cổ vũ phải có khả năng phát triển hệ thống quyền lực và năng lực đưa ra các quyết sách hiện có để mang lại lợi ích cho toàn cộng đồng chứ không phải cho một vài cá nhân.
Trong suốt chiều dài lịch sử, quyền lực lãnh đạo sơ khai được phân tán, lâm thời và rất nhỏ. Trong một nhóm săn bắt và hái lượm, nhà lãnh đạo có thể là bất cứ ai có thể gợi ý hay tổ chức một cuộc đi săn. Trong những nhóm nhỏ hơn thì hoàn toàn không có người lãnh đạo, các nhà nhân loại học gọi đó là bầy đàn.
Lịch sử phát triển, các hệ thống chính trị trở nên ngày càng phức tạp, và quyền lực cũng như sức ảnh hưởng ngày càng lan tỏa đến nhiều người. Mức độ phát triển của hệ thống chính trị đi từ bầy, đàn, bộ tộc, đến vương quốc và nhà nước.
Trong một nhóm người đơn giản, sự chênh lệch về quyền lực là rất nhỏ. Nhưng bạn có thấy sự khác biệt đó giữa tổng thống Hoa Kì và những nhân viên vệ sinh cọ toilet ở những nhà nghỉ lụp xụp ngoại ô Oashington?
Tất cả mọi cộng đồng, gồm cả nơi mà bạn đang làm việc đều có hệ thống chính trị và khoảng cách quyền lực nhất định giữa các cá nhân và nhóm nhỏ. Nhiệm vụ đầu tiên của người động viên cộng đồng là phải hiểu được hệ thống đó, sự chênh lệch đó và những thay đổi đang diễn ra.
Người động viên cộng đồng phải có những ảnh hưởng nhất định lên sự phân bổ quyền lực khi thiết lập ủy ban phát triển cộng đồng. Anh/chị cũng có trách nhiệm khuyến khích sinh hoạt chính trị sôi động hơn, nếu như đó là tổ chức chính trị đầu tiên được lập ra trong cộng đồng.
Phương Diện Thể Chế Của Văn Hóa:
Phương diện thể chế hay tổ chức xã hội của văn hóa bao gồm cách thức mà con người hành động và tương tác lẫn nhau. Nó bao gồm các thể chế tổ chức như hôn nhân, tình bạn, các vai trò như làm mẹ, làm cảnh sát, địa vị hay tầng lớp hoặc các kiểu hành vi của con người.
Phương diện thể chế của xã hội là thứ mà những người không nghiên cứu chuyên sâu nghĩ tới khi họ nghe từ xã hội học. Thực ra đó chỉ là một trong 5 phương diện của sự tổ chức xã hội (văn hóa) mà thôi.
Phương diện này cho thấy cách thức ứng xử của con người, những kì vọng, giả tưởng, phán xét, dự đoán, phản ứng đối với nhau. Đôi khi những cách thức đó thể hiện thành vai trò và địa vị của mỗi người cũng như sự hình thành của các nhóm và thể chế khác nhau.
Một bà mẹ chồng chẳng hạn vừa là một vai trò vừa là một thể chế. Trong một cộng đồng, sự tổ chức xã hội là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ và kiểu ứng xử đó.
Mức độ tổ chức (sự phức tạp của cấu trúc), mức độ phân chia lao động, phân chia vai trò và chức năng, là một trong 16 nhân tố sức mạnh hay năng lực của cộng đồng. Cộng đồng càng được tổ chức hiệu quả (người động viên có thể giúp cộng đồng tổ chức sao cho hiệu quả), năng lực đạt được những mục tiêu chung càng cao.
Cũng giống như với những phương diện khác, sự dịch chuyển có khuynh hướng đi từ đơn giản đến phức tạp. Trong một xã hội sơ khai, cộng đồng hay xã hội chỉ dừng lại ở quy mô gia đình. Gia đình quyết định tất cả các vai trò và địa vị. Khi xã hội trở nên phức tạp hơn, trước tiên quy mô gia đình phức tạp hơn, các mối quan hệ phi gia đình phát triển và được công nhận. Sau đó chính mối quan hệ huyết thống giảm dần vai trò và nhường chỗ cho những mối quan hệ khác.
Mỗi lần một vai trò mới với những bổn phận, nghĩa vụ, quyền lợi và kiểu ứng xử mới xuất hiện, xã hội lại phức tạp hơn. Nếu nhà động viên cộng đồng cổ xúy cho sự thiết lập một ủy ban phát triển mới với những vị trí công việc và thành viên mới, cộng đồng do đó cũng sẽ trở nên phức tạp hơn.
Một cộng đồng nhỏ không trường học hay trạm y tế rất có thể là một tổ hợp có quan hệ huyết thống hoặc qua hôn nhân. Nếu bạn thúc đẩy cộng đồng xây dựng chúng và thiết lập những vai trò mới như giáo viên, hay nhân viên y tế được trả lương, đồng thời cũng đã làm cộng đồng phức tạp hơn.
Với ý nghĩa đó, phương diện xã hội cũng giống như phương diện kĩ thuật ở chỗ kém phức tạp hơn những phương diện khác. Xét trên tổng thể sáu phương diện, bất cứ sự thay đổi nào trong một phương diện nhất định cũng sẽ kéo theo sự thay đổi trong những phương diện khác.
Người cổ vũ muốn đạt được thành công phải biết được đâu là những thể chế của địa phương, vai trò khác nhau của nữ giới và nam giới và các tương tác xã hội.
Phương Diện Giá Trị Thẩm Mĩ Của Văn Hóa:
Phương diện giá trị thẩm mĩ của văn hóa là hệ thống các ý niệm đôi khi mâu thuẫn, không thống nhất hay đối lập nhau của con người về tốt và xấu, xinh và xấu, đúng và sai. Đó là những biện hộ cho hành vi của con người.
Ba trục này cùng với cách thức con người đưa ra những phán xét đều phụ thuộc vào những gì mà họ được học từ nhỏ: cái gì là đúng, là sai, là đẹp, là xấu. Tất cả đều dựa trên hệ giá trị của cộng đồng và xã hội.
Chúng không được truyền lại qua hệ thống gien của chúng ta mà qua quá trình xã hội hóa, tức là chúng được học. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có thể thay đổi cách phán xét, nhìn nhận của mình. Tuy nhiên, hệ giá trị của một cộng đồng là rất khó thay đổi, nhất là khi những thành viên của nó cho rằng bạn đang nỗ lực để bắt họ thay đổi. Họ sẽ thay đổi một khi các chuẩn mực thay đổi, nhưng sự thay đổi đó không thể vội vã hay nhờ vào những nỗ lực ảnh hưởng của bên ngoài.
Các giá trị chung của cộng đồng có vai trò quan trọng đối với bản sắc của nó cũng như của các cá thể. Người ta là những gì thể hiện qua những giá trị mà họ tôn thờ. Mức độ mà các thành viên cộng đồng hay tổ chức chia sẻ các giá trị chung hay tôn trọng những hệ giá trị của nhau là một trong những nhân tố của sức mạnh hay năng lực cộng đồng.
Các giá trị có xu hướng thay đổi khi cộng đồng trở nên phức tạp hơn, nhiều dị biệt hơn và kết nối rộng rãi hơn với thế giới bên ngoài. Những thay đổi trong hệ giá trị thường bắt nguồn từ những thay đổi về khoa học kĩ thuật và tổ chức xã hội, chứ không phải trực tiếp từ những bài thuyết giảng hay răn dạy.
Sự thay đổi dường như không đi theo một hướng chung trong lịch sử loài người, rằng sự phán xét trở nên tự do, dung hòa, công tư, linh hoạt nhiều hơn hay ít hơn. Các cộng đồng trong dải phức tạp xã hội ở cả hai cực điểm đều có những chuẩn mực cứng nhắc nhất định. Và dường như không phụ thuộc vào phạm vi đó, trong mỗi gia đình cũng có những quy chuẩn nhất định. Các cộng đồng nhiều dị biệt và ở các khu đô thị thì càng có sự khác biệt lớn hơn trong các chuẩn giá trị và thẩm mĩ.
Nhà động viên cộng đồng sẽ khó có thể biết trước được những chuẩn giá trị đó cho tới khi họ tới sống và làm việc cùng cộng đồng. Tuy vậy ý thức được vai trò quan trọng của mình, nhà động viên cộng đồng cần phải học hỏi về những chuẩn mực trong cộng đồng càng nhiều càng tốt, và không bao giờ tự cho rằng họ cũng giống như mình mà thôi.
Dù việc đưa ra những cơ sở vật chất và dịch vụ mới trong cộng đồng cuối cùng cũng sẽ làm thay đổi các chuẩn mực của họ, các nhà động viên cộng đồng phải đề xuất những ý kiến phù hợp với hệ giá trị phổ biến trong cộng đồng. Và ngay cả khi những giá trị đó mang tính mâu thuẫn hay dị biệt, thì chúng cũng cần được cân nhắc kĩ càng.
Phương Diện Khái Niệm Tín Ngưỡng Của Văn Hóa:
Phương diện khái niệm tín ngưỡng của văn hóa là một hệ thống những ý niệm đôi khi mâu thuẫn nhau của con người về tự nhiên và vũ trụ, thế giới xung quanh, vai trò của con người, hệ nhân quả cũng như là bản chất của thời gian vật chất và hành vi.
Phương diện này đôi khi được hiểu là tôn giáo. Thực ra nó rộng hơn nhiều và bao gồm cả ý niệm về thẩm mĩ, hoặc về Chúa chẳng hạn. Nó bao gồm tất cả những ý niệm chung về sự hình thành, hoạt động và thực tế tồn tại của vũ trụ
Khi một nhà động viên làm rơi một chiếc bút xuống sàn nhà chẳng hạn, anh ta có thể giaỉ thích đó là do trọng lực. Nhưng khi anh ta nói mặt trời mọc vào buổi sáng (thực ra không phải thế mà là do trái đất quay), anh ta đang thể hiện một quan điểm đã lạc hậu.
Nếu cộng đồng coi người động viên như một kẻ tấn công vào tín ngưỡng truyền thống của họ. công việc của anh ta sẽ bị cản trở, phản đối và dẫn đến thất bại. Dù muốn phản bác lại những niềm tin đó của họ, người động viên cộng đồng phải tỏ ra rằng anh ta không muốn bắt họ phải thay đổi.
Trong suốt quá trình tồn tại của loài người, xu hướng thay đổi chung của các tín ngưỡng đó là sự giảm đi số lượng các vị thần và sự suy giảm từ của cả quan điểm nhạo báng thần thánh và thế tục. Từ chỗ tín ngưỡng đa thần đến đơn thần và số lượng người không tin vào thần thánh cũng tăng lên.
Theo trải nghiệm của loài người, những nhóm người có thờ vị thần truyền thống địa phương họ thường có xu hướng dễ dung hòa với các tín ngưỡng khác hơn là những người theo những tôn giáo chính thống. Các cuộc chiến tranh đã nổ ra vì mâu thuẫn tôn giáo (nghịch lí là tất cả các tôn giáo lại đều kêu gọi hòa bình và hóa hợp). Đó cũng là một sự cảnh giác cho các nhà hoạt động về mức nhiệt huyết bảo vệ tín ngưỡng riêng của nhiều cộng đồng.
Người cổ vũ cộng đồng phải ý thức được những tín ngưỡng phổ biến trong cộng đồng. Để có thể xúc tác thành công cải tạo xã hội, người cổ vũ phải đưa ra những gợi ý và khuyến khích những hành động không xúc phạm đến những tín ngưỡng đó và phải phù hợp với cả những ý niệm và niềm tin đang tồn tại về cách thức hoạt động của vũ trụ.
Nhân Tố Con Người và Sức Mạnh Cộng Đồng
Một trong số những lợi ích của việc sử dụng phương pháp tiếp cận Nhân Tố Con Người để lí giải về xã hội và văn hóa là phương pháp này xem xét toàn diện thực thể, cả về các mặt tinh thần, kĩ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị và những đặc tính có thể đánh giá được.
Điều này hỗ trợ việc sử dụng sáu phương diện văn hóa để tìm hiểu và nghiên cứu về xã hội và văn hóa. Sáu phương diện đó bao gồm: khoa học kĩ thuật, kinh tế, chính trị, thể chế, tư tưởng và ý niệm về thế giới. Sáu phương diện này rất hữu ích trong việc soạn thảo các tài liệu địa lí tôn giáo để giảng dạy về bản chất của văn hóa, và phát triển các chiến lược nghiên cứu. (5)
Phát triển cộng đồng và trao quyền cộng đồng đều thuộc về khoa học xã hội học ứng dụng. Cả hai phương pháp đều sẽ không thể thành công nếu không tính đến nhân tố con người. Một cộng đồng là một định chế xã hội, một phần của văn hóa gồm những ý niệm và hành vi của con người. Để cộng đồng phát triển và trở nên mạnh hơn, sự phát triển đó phải được đặt trong hoàn cảnh của những con người hình thành nên cộng đồng đó. Vì phương pháp Nhân Tố Con Người giải phẫu toàn diện một cá thể nên trao quyền cho cộng đồng phải xem xét toàn thể cộng đồng với tư cách một cá thể như vậy.
NHỮNG CHIẾN LƯỢC VỀ GIỚI
viết bởi Phil Bartle, Tiến sĩ
dịch bởi Thanh Hiền
Chú ý cho những người vận động
Phương pháp cho những người vận động tăng cường nhận thức về giới và thúc đẩy cân bằng giới
Bản tóm tắt:
Đây là phần giới thiệu tới những vấn đề chính về giới, và một vài phương pháp có thể được những người vận động sử dụng.
Giới thiệu:
Tài liệu này, cũng giống như những tài liệu khác, dành cho những người vận động, không phải bài giảng học thuật hay lý thuyết.
Mục tiêu của nó là giới thiệu những vấn đề liên quan đến giới, trợ giúp người vận động những kỹ năng nâng cao nhận thức về giới và giúp cộng đồng cũng như tổ chức tiến đến một sự cân bằng và công bằng hơn về giới.
Mary Nagu, Bộ trưởng bộ phát triển cộng đồng, Các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, của Cộng hoà dân chủ Tanzania, nói: "Bạn không thể có một cộng đồng phát triển mà không có sự cân bằng giới, và điều quan trọng nhất để tiến đến cân bằng giới là sự tham gia của toàn thể cộng đồng" (Giao tiếp cá nhân, Istanbul, 1996).
Rõ ràng, công việc cộng đồng là một kênh hữu hiệu tăng cường nhận thức về giới và cân bằng sự thiếu bình đẳng. Ngược lại, công việc này sẽ dở dang nếu không tăng cường nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới.
Giới và giới tính:
Một vài người chủ trương cứng rắn về việc duy trì áp đặt với nữ giới cho rằng "giới" không phải một từ thích hợp, được sáng tạo ra để thúc đẩy phong trào đảo ngược cơ chế xã hội truyền thống. Đây là điều không đúng, và người vận động cần hiểu về "giới", tại sao nó lại được sử dụng, và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển năng lực, trang bị sức mạnh cho những cộng đồng có thu nhập thấp.
Bước khởi đầu tốt là phân biệt "giới tính" và "giới"
Tổng quan, "giới tính" là về mặt sinh học, "giới" là về mặt xã hội. Các đặc điểm sinh học được di truyền từ các thế hệ qua gien (và sự sinh sản để duy trì nòi giống) trong khi đặc điểm xã hội thì có thông qua học và được duy trì qua học tập và giao tiếp (tái sản xuất xã hội).
Điểm khác biệt chủ yếu trong giới tính phân biệt giữa "đàn ông" và "đàn bà", còn trong giới, là "nam" và "nữ". (Nghiên cứu về gien chỉ ra chúng ta có thể có hơn 2 giới ính, dựa trên sự kết hợp khác nhau của các nhiễm sắc thể X và Y).
Những điều tạo thành "nam" và "nữ" thì rất đa dạng, thay đổi theo nền văn hoá, thời gian. Điều này cho thấy những thành tố của cộng đồng (nam và nữ) với tư cách con người có thể được áp dụng cho nhiều người dựa trên đặc điểm sinh học, là tuỳ nghi, và có thể thay đổi theo sự phát triển xã hội.
(Đặc điểm sinh học dựa chủ yếu vào di truyền gien, và có thể thay đổi, tuy khó khăn, nhờ vào phẫu thuật, hoặc các phương thức khác).
Vấn đề quyền con người:
Trong khi giá trị thay đổi theo cộng đồng, quốc gia, và thời gian, chúng ta có thể công nhận rằng luôn có sự đồng thuận chung về đúng và sai trong một khái niệm rộng.
Phân biệt chủng tộc là một khái niệm rộng, thường được coi là sai trái, mặc dù có thể chỉ ra rõ vài người theo đuổi nó. Niềm tin trong phân biệt chủng tộc là một số người có đặc điểm thể chất (màu da, tóc, cấu trúc xương), và những người phân biệt chủng tộc tin rằng những đặc điểm đó tồn tại trong một nhóm người, và những đặc điểm xã hội, tâm lý, văn hoá và phi thể chất khác.
Những định kiến này thường được nêu ra khi đánh giá, theo một cách hằn học và phân biệt, hoặc trong luật pháp để hạn chế sự tham gia toàn diện của họ vào đời sống dân sự. Khi phân tích, rõ ràng là phân biệt giới tính cũng nghiêm trọng như phân biệt chủng tộc. Nó là định kiến và thái độ hành xử đối với những người có nhóm đặc điểm sinh học khác.
Nếu nhìn vào những thoả ước quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền, chúng ta có thể thấy những giá trị rộng lớn mà ta theo đuổi. Trong đó là ý tưởng rằng mọi người đều có nghĩa vụ, cơ hội, sự đối xử của luật pháp, tiếp cận với sự tham gia đời sống dân sự, bất chấp chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, hoặc những vấn đề có nguy cơ chia rẽ loài người khác.
Tuy nhiên, trong những miền xa xôi cách biệt, trong cộng đồng có thu nhập thấp và giáo dục nghèo nàn, những giá trị đó không được chia sẻ, thậm chí không được biết tới. Điều đó đặt gánh nặng lên vai những người làm công tác vận động, khiến những giá trị này được biết tới, và làm việc như những người tạo sự thay đổi, để thực hiện những giá trị toàn cầu này, như một phần trong cộng việc của họ.
Vấn đề kinh tế và chính trị
Tất cả cá nhân đều có thể đóng góp cho xã hội và cộng đồng, theo nhiều cách. Cộng đồng và xã hội được củng cố bởi những đóng góp đó, chính bởi vì sự đa dạng.
Nếu một nhóm người có thói quen loại trừ một nửa số dân trong đó khỏi những công việc, thì sản lượng sẽ giảm một nửa so với đầu vào. Bởi vì những tác động đó, nếu một nửa kia được thêm vào, sản lượng sẽ tăng lên thậm chí gấp năm lần trước kia.
Tương tự, nếu một nhóm người có thói quen loại trừ một nửa ra khỏi quá trình ra quyết định (ảnh hưởng tới toàn thể cộng đồng), khả năng cho những quyết định có thể có được sẽ bị giảm xuống. Viễn cảnh của cộng đồng hay xã hội có được tương lai của nó sẽ bị hạn chế. Các giá trị mất đi. Cần phải có phụ nữ tham gia bình đẳng vào quá trình ra quyết định của bất cứ xã hội nào.
Một cách khác để hiểu vấn đề là hãy thử xem sẽ ra sao nếu đàn ông bị loại trừ khỏi hoạt động kinh tế hay quá trình ra quyết định. Không có một luận cứ khoa học nào cho thấy nam giới đóng góp nhiều hơn nữ giới.
Những người bị loại trừ (ví dụ phụ nữ) khỏi sự tham gia vào các hoạt động kinh tế chính trị tạo thành một nguồn lực qúi giá không nên phớt lờ hay xem qua trong quá trình phát triển. Không có họ, nghèo đói sẽ tồi tệ hơn.
Một cộng đồng sẽ lớn mạnh hơn cả về kinh tế và chính trị, đa dạng hơn, sáng tạo hơn, năng suất hơn, công bằng hơn, nếu cả nam giới và phụ nữ đều được trao cho những cơ hội ngang nhau để tham gia vào đời sống kinh tế chính trị.
Vấn đề văn hóa:
Trong một buổi họp cộng đồng được tạo điều kiện bởi hai phụ nữ trẻ từ Ủy ban giới Uganda (thay mặt chương trình cộng đồng), tôi nghe thấy một người đàn ông gào lên "Các người đang định giết chết nền văn hoá của chúng tôi sao?". Ông ta tin rằng truyền thống, tập tục chính là phụ nữ thấp kém hơn nam giới, phụ nữ không nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng, vai trò của phụ nữ chỉ là phục vụ nam giới mà thôi.Chúng tôi đâu có giết nền văn hoá.," "Chúng tôi muốn củng cố những mặt tốt đẹp và để lại những gì không còn cần thiết nữa".
Bạn, với tư cách một người vận động, cần có câu trả lời cho những người muốn bảo tồn tập tục, những người lo sợ nếu thay đổi một vài phong tục và thái độ sẽ huỷ hoại cả một nền văn hoá.
Hãy bắt đầu bằng việc hiểu văn hóa là gì. (Xem bản chất của văn hoá trong tài liệu, Văn hóa). Văn hóa là một thực thể sống, về mặt xã hội chứ không phải sinh học. Nó bao gồm tất cả (thái độ, hành vi, niềm tin) được học hỏi hơn là thừa hưởng. Để tồn tại, nó phải lớn lên và thích ứng, cũng như thực thể sinh học vậy. Lớn lên và thích ứng có nghĩa là thay đổi.
Tất cả những gì được bảo tồn một cách vô lí nghĩa là đã chết. Cá mòi phải chết để được đóng hộp. Dưa chua trong hộp mứt cũng là đã chết. Đồ tạo tác trong bảo tàng cũng là đã chết. Nó không còn thay đổi được nữa, đó chính là mục đích bảo quản chúng.
Chúng ta, những người vận động tôn trọng truyền thống và di sản văn hoá. Chúng ta coi văn hóa là vật thể sống, tuy nhiên, không phải là đã chết như ngôn ngữ Latinh. Để nền văn hóa đó tồn tại, nó cần lớn lên và thích ứng; nó phải thay đổi để đáp ứng thời đai mới, có nghĩa là thế giới đang thay đổi.
Thay đổi là tất yếu. Nếu cần thay đổi, tốt hơn cả là có tác động lên đường hướng thay đổi hơn là để nó tự thay đổi mà không có sự tham gia của chúng ta. Nếu luật pháp phải thay đổi, thì nó cần thay đổi theo tuyên ngôn nhân quyền hơn là theo luật rừng ở địa phương.
Trong ngắn hạn, cân bằng sự tham gia của giới có vẻ như đi ngược lại truyền thống, nhất là ở những nơi phụ nữ bị áp bức trong lịch sử. Về dài hạn, ngược lại, sự tham gia bình đẳng của nam và nữ sẽ đóng góp vào một xã hội mạnh hơn, vào sự phát triển và tồn tại của văn hoá.
Những phần trên giải thích bản chất xã hội và văn hóa của giới và yêu cầu cải thiện cân bằng giới để củng cố xã hội và cộng đồng, những phần tiếp sau sẽ hướng dẫn việc hình thành chiến lược để giúp đỡ cộng đồng trong việc tiến tới một sự công bằng và bình đẳng về giới.
Nâng cao nhận thức:
Chúng ta không thể giải quyết vấn đề nếu chúng ta không biết nó tồn tại.
Hãy nhớ rằng thành viên trong cộng đồng phải giải quyết những vấn đề xã hội và cộng đồng của chính họ. Bạn không phát triển cộng đồng, cộng đồng tự nó phát triển. Việc can thiệp của bạn, bao gồm hướng dẫn, khuyến khích, đào tạo, có thể cung cấp vài đường hướng, nhưng sự thay đổi đến từ các thành viên cộng đồng.
Nhiều người không biết có vấn đề cần giải quyết, hoặc không muốn thấy nó. Nhiều thành viên hưởng lợi từ sự bất bình đẳng và cảm thấy bị đe doạ bởi sự thay đổi sẽ có thể hạ thấp địa vị, sức mạnh, lợi thế kinh tế của mình. Họ, với những tư lợi cá nhân, sẽ nói rằng không có vấn đề gì đâu, hoặc sửa đổi những tục lệ và niềm tin sẽ huỷ hoại nền văn hoá.
Câu trả lời của bạn là đầu tiên cần phải nâng cao nhận thức và ý thức của cả cộng đồng. Thứ hai là phải giải quyết những tư lợi trong quá trình.
Quá trình nâng cao nhận thức được thực hiện tốt nhất nếu có sự cùng tham gia.
Hãy nhớ rằng chúng ta học được ít nhất qua việc nghe, nhiều hơn chút qua việc quan sát nó được làm thế nào, và nhiều nhất bằng việc tham gia. Các thành viên cộng đồng sẽ đảm nhiệm nhiều trách nhiệm nếu họ quyết định thực hiện nó, và không cảm thấy bị áp đặt từ bên ngoài. Họ phải "sở hữu" quá trình thực hiện kế hoạch. Đó là nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng được giải thích trong Hướng dẫn người vận động.
Phương pháp nền tảng là trong các buổi nhóm họp, đặt câu hỏi, giống Socrats. Đừng rao giảng, lớn tiếng với người tham dự. Hãy đặt câu hỏi hướng tới tình hình, cộng đồng của họ, về vấn đề cân bằng giới như nó tồn tại và có thể tồn tại.
Nếu tiện, hãy gặp riêng những tín ngưỡng đồng cảm, những người lãnh đạo cộng đồng, và khuyến khích họ rao giảng lớn tiếng về vấn đề này.
Những câu hỏi về cân bằng giới không chỉ giới hạn ở buổi thảo luận (sẽ kết thúc giống như buổi rao giảng) mà nên kết hợp cùng với việc vận động cộng đồng tham gia thực hiện kế hoạch
Thúc đẩy cân bằng giới:
Trong thế giới thực có rất nhiều sự bất bình đẳng, thường thì bất lợi luôn thuộc về nữ giới. Mục đích của cân bằng giới là điều chỉnh những sự bất bình đẳng này.
(Một hạn ngạch nghiêm ngặt một nửa sẽ rất cứng nhắc, và làm việc theo đó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết nó)
Sau khi thấy cân bằng giới quan hệ chặt chẽ với những giá trị về nhân quyền, cũng như lợi thế văn hoá, bao gồm hệ thống kinh tế chính trị, cần đặt câu hỏi nên áp dụng phương pháp nào để làm nó. Đây không phải lúc áp dụng cách tiếp cận tổng hợp cố gắng áp dung các công thức trong tất cả các tình huống. Quan trọng là phải phân tích tình hình và xác định phương pháp phù hợp cho mỗi tình huống đó. Catalina Trujillo, Chương trình phụ nữ của UNCHS, đã sử dụng một slogan rất nổi tiếng trong trường hợp này: "Nghĩ toàn cầu, hành động địa phương". Xem UNCHS
Khi một sự thay đổi xã hội được cân nhắc, sẽ có những người ủng hộ và người thì phản đối. Điều này là sự quan ngại đối với người vận động về sự tham gia của cộng đồng.
Những người phản đối thường tin rằng họ sẽ mất những gì đã có nếu thay đổi diễn ra. Ngạc nhiên là, đôi khi những người có vẻ thua thiệt cũng phản đối thay đổi, bởi vì họ tin sẽ mất thứ gì đó, thậm chí đó không phải thứ quan trọng. Đôi khi những người bị đàn áp, nô lệ, bỏ tù, không muốn cởi bỏ những xiềng xích đó, bởi vì họ không muốn trách nhiệm và ra quyết định.
Những người hưởng lợi từ sự thay đổi, là đồng minh, hoặc đồng minh tiềm năng của bạn và những người khác muốn tạo sự thay đổi.
Chiến lược của bạn, do đó, là chỉ ra những thay đổi đề xuất sẽ làm lợi cho tất cả mọi người, trong đó có những người cho rằng họ sẽ mất gì đó. Hãy làm cho sự thay đổi trở nên có giá trị với những người có thể phản đối nó, và họ có thể rút sự chống đối, thậm chí có thể ủng hộ sự thay đổi. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự không dễ thực hiện.
Một biện pháp là tổ chức nghiệp đoàn. Bằng việc tổ chức nghiệp đoàn các thành viên sẽ hưởng lợi từ việc được trả lương và điều kiện lao động tốt hơn, nhưng chỉ khi có đủ người tham gia nghiệp đoàn.
Một điều đã nói từ trước, là tổ chức, cộng đồng, cá nhân sẽ hưởng lợi từ việc tham gia của cả nam và nữ. Xoá bỏ sự hạn chế tham gia đảm bảo việc đầu vào (chính trị, văn hoá, kỹ thuật, kinh tế) đa dạng, phong phú và sáng tạo hơn. Điều này sẽ cho cộng đồng sức mạnh và tất cả thành viên đều được hưởng lợi. Dễ dàng giao tiếp với những người nhận thức tốt về xã hội và chính trị. Do vậy, công việc của bạn như đã nói ở trên, không chỉ đào sâu về mặt bất bình đẳng, mà còn chỉ rõ lợi ích của cân bằng giới đối với toàn thể cộng đồng và mỗi cá nhân.
Nguyên tắc là một chính sách tổng hợp sẽ có lợi cho cả (cộng đồng, tổ chức, xã hội) và cá nhân trong nó.
Xu thế chủ đạo về giới
Một chiến lược phổ biến trong sự thay đổi xã hội và chương trình phát triển là khởi động sự thay đổi ở một lĩnh vực, dựa trên sự thành công và những bài học ở đó, phổ biến rộng khắp trong cộng đồng.
Về phần bạn, huy động cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển tổ chức, đào tạo quản lý, thúc đẩy tự lực, những cách thức tiếp cận chủ đạo như vậy không được khuyến khích. Xu thế chủ đạo trong nhận thức về giới và thúc đẩy cân bằng giới cần được làm tốt ngay từ lúc khởi đầu và trong suốt quá trình làm việc.
Vấn đề tập trung vào lĩnh vực nào về giới, như đã nói ở trên, dẫn đến việc đặt ra ngoài vấn đề. Nếu bạn tổ chức một hội thảo về giới, bạn sẽ có khả năng thu hút những người đã có nhận thức về vấn đề này và ủng hộ giải pháp. Nếu bạn bao gồm chiến lược nhận thức về giới và cân bằng giới như một chủ đề trong suốt buổi đào tạo, và lồng ghép với công việc, bạn sẽ thu hút được những người nên nghe thông điệp của mình.
Thời điểm thuận lợi để tổ chức hội thảo chuyên đề về giới là khi bạn đang tổ chức một TOT (Đào tạo người hướng dẫn) hoặc khi tóm tắt cho tình nguyện viên; khi đó bạn chỉ tập trung vào các chiến lược phát triển hơn là nâng cao nhận thức. Trường hợp đó bạn không phải thực hiện chiến lược về giới mà là lên kế hoạch chiến lược về giới.
Đồng thời, trong các hoạt động, huy động cộng đồng, tạo nhóm, đào tạo quản lý, giảm nghèo, bạn cần kết hợp nhận thức về giới và cân bằng giới. Biến nó thành xu thế chủ đạo ngay từ đầu.
Kết luận:
Tăng cường nhận thức về giới và xúc tiến cân bằng giới là phần thiết yếu trong huy động, đào tạo quản lý, phát triển năng lực và giảm nghèo.
Bạn cần phát triển những chiến lược cụ thể, phân loại những người chống lại sự thay đổi, khiến họ nhận thức được lợi ích và lồng ghép nó vào hoạt động của mình ngay từ đầu.
Không có một công thức nào để theo sẵn cả.
Bạn cần phân tích tình huống, tận dụng nguyên tắc trong tài liệu này, và biến đổi để nó trở thành chiến lược phù hợp.
Duy trì qúa trình của sự phát triển động viên giúp đỡ
Mỗi dự án cộng đồng chỉ mới là sự bắt đầu
bởi Phil Bartle, PhD
Phiên dịch bởi SoTa
Tài liệu hướng dẫn
Mỗi sự can thiệp, mỗi quá trình động viên, mỗi dự án cộng đồng đều góp phần uỷ quyền cho cộng đồng; chúng phải được lặp đi lặp lại như một quá trình.
Trước tiên, công việc của bạn - sự can thiệp của bạn - đã được miêu tả như là một sự kích thích quá trình xã hội. Hàng loạt các hoạt động, ( sự đánh giá , nâng cao ý thức, đồng nhất tổ chức, lập kế hoạch và triển khai hành động và đánh giá lại lần nữa), làm cho cộng đồng tăng cường và gia tăng sự tín nhiệm.
Từ ngữ "quá trình" có thể gây ra sự nhầm lẫn ở đây. Chắc chắn rằng điểm cuối mà bạn quay lại và bắt đầu xuất phát lại là một điểm nhưng nó sẽ là sự thay đổi bạn và cả cộng đồng . Tục ngữ của Phật giáo xưa có nói rằng " Cùng một con người không thể vượt qua con sông hai lần" ( có nghĩa là cả chính bản thân con người và dòng sông ấy trở nên khác nhau vì họ luôn luôn thay đổi ).
Tuy nhiên, nếu bạn muốn lặp lại những sự can thiệp cần thiết và khuyến khích thúc đẩy những quá trình cần thiết của xã hội. Như một vòng bánh xe đạp, nó cứ chạy lòng vòng, mỗi phần tiếp xúc với mặt đường dường như sẽ xa hơn theo thời gian quay tròn.
Trong khi đó, bạn phải tiếp tục nhớ đến sự khởi hành quen thuộc trong tâm trí mình, ngay từ lúc bạn bắt đầu công việc của mình. Nếu cộng đồng không thể phát triển mà thiếu bạn, sau đó nó trở nên phụ thuộc vào bạn. Lúc đó, "kẻ thù" của bạn chính là sự lệ thuộc.
Do đó, trong khi bạn lặp lại quá trình này, bạn phải nghĩ đến sự rút lui của mình để quá trình đó vẫn có thể tiếp tục mà không có bạn. Nếu bạn được thay thế, những ghi chú trong sổ tay của bạn sẽ quay trở về những điều ở chương 1, là cơ sở để bạn có thể truyền lại những lời chỉ dẫn cho người thay thế bạn. Nếu bạn không bị cơ quan thay đổi, bạn phải tìm ra và phát triển các nguồn lực động viên tiềm năng từ bên trong cộng đồng.
Lãnh đạo cộng đồng và sự vận động trong nội bộ
Duy trì bởi sự tự vận động
bởi Tiến Sĩ Phil Bartle
Phiên dịch bởi SoTa
Tài liệu hướng dẫn
Sự can thiệp của bạn như một người động viên là yếu tố tác động từ bên ngoài; cho sự phát triển để duy trì, cộng đồng cũng phải tự đáp ứng tiếp tục sự can thiệp
Chìa khoá để ta có thể duy trì sự can thiệp cho việc khuyến khích cộng đồng hướng đến sự gia tăng độ tin cậy chỉ đơn giản là trong cộng đồng. CƠ quan của bạn có thể sẵn sàng và thay thế bạn nhưng mục tiêu cuối cùng của bạn cũng là để cho cộng đồng tiếp tục tự động viên riêng cho mình.
Cách thức mà bạn thực hiện điều này là nhận biết được những người đang sống trong cộng đồng mà có tiềm năng để trờ thành người động viên giúp đỡ và có thái độ thích đáng và coi trọng, và cũng như hướng dẫn họ bằng những kỹ năng của bạn, hướng dẫn họ để nối tiếp theo công việc của bạn.
Bạn muốn tự mình thực hiện công việc.
Sự phát triển của cộng đồng là quá trình thay đổi của xã hội. Bạn không thế phát triển một cộng đồng mà cộng đồng tự phát triển.
Điều duy nhất bạn có thể là một chất xúc tác hay chất kích thích cho quá trình xã hội đó. Đây là một trích dẫn nổi tiếng của Mwalimu Julius Myerere " Con người không thể được phát triển; họ chỉ có thể phát triển chính bản thân họ".
Hãy ghi nhớ rằng công cụ và kỹ năng mà bạn có có thể hoạt động như một chất xúc tác mạnh mẽ đến sự thay đổi của xã hội. Do đó như những công cụ khác, chúng có thể được sử dụng sai. Khi bạn xác định những thành viên trong cộng đồng được hướng dẫn để thay thế bạn, điều đó quan trọng khi bạn xem xét những đặc điểm của họ để có thể đảm bảo rằng họ sẽ sử dụng những công cụ cho cuộc vận động mang lại lợi ích cho cộng đồng, chứ không phải cho chính bản thân h bằng các chi phí của cộng đồng.
Biết rằng có một vài người có mục đích chính trị và công việc. Với việc tạo điều kiện tham gia tốt và dễ dàng cho kỹ năng, một người có thể làm sai mục đích cuộc vận động và động viên cho lợi ích cá nhân. Xem lại ở Biết những kỹ năng mà bạn cần và cũng tương tự bài " thợ khoá". Khi bạn xác định những thành viên tiềm năng từ bên trong cộng đồng, hãy quan sát họ một cách cẩn thận qua thời gian. Đừng vội vã mà tìm người thay thế bạn; hãy dành đủ thời gian để làm tốt việc này.
Khi bạn nói với một nhóm rằng họ nên dành thời gian và làm việc gì đó đúng đắn, bạn có thể kể cho họ nghe về một câu chuyện nhỏ về hai con bò đực từ xã hội của thú nuôi ở phía Tây châu Phi.
Hai con bò đực đang đi qua một ngọn đồi và chúng thấy cả trăm con bò cái ở dưới thung lũng phía trước họ. Con bò đực trẻ lên tiếng " Ồ chú ơi, ta cùng chạy xuống đó và lựa chọn một vài con.". Con bò đực già hơn trả lời " Không, chúng ta sẽ đi xuống đó và lấy tất cả bọn họ".
Dành đủ thời gian để tìm và hướng dẫn cho người thay thế của bạn.
Khi bạn đã xác định một hay vài người mà xuất hiện với tiềm năng trở thành một người vận động, có những phẩm chất về sự thành thật, lãnh đạo, sự quan tâm chân thật của họ với sự phát triển ở con người thì bạn cần phải huấn luyện họ. Nếu họ hứng thú, bạn có thể thiết lập cho họ vài điều như " người thực tập", dành thời gian để giải thích với họ tại sao bạn lại làm những điều mà bạn đang làm.
Tổng quan hết các chủ để trong một vài bài đầu tiên của sổ tay. Giúp đỡ họ học thêm về các nguyên tắc cũng quan trọng như việc học về những kỹ năng. Cho họ thử dẫn dắt một phiên họp dần dần. Và thường xuyên hơn để những kỹ năng của họ có thể tiến bộ hơn. Sau đó họ có thể vượt qua được hai hay nhiều hơn những quá trình cuộc động viên, họ nên sẵn sàng để tiếp tục công việc với sự vắng mặt của bạn.
Bạn cũng sẽ hoàn thành tốt trên con đường thực hiện công việc động viên của mình trở nên bền vững.
Những bài được học
và ý thức về khả năng để tiếp tục
bởi Tiến Sĩ Phil Bartle
Phiên dịch bởi SoTa
Tài liệu hướng dẫn
Như là một người động viên đi và đến mỗi cộng đồng, cần nên có sự liên kết và liên tục giữa chúng; với mỗi điều ta học được nên trở thành một phần trong ký ức chung của cuộc tổng can thiệp này.
Con người chúng ta có thể học từ sự thành công lẫn thất bại, từ những thành tựu và lỗi lầm. Hãy nhớ rằng phạm lỗi, thất bại và thảm hoạ đều không như nhau.
Lỗi lầm không phải là sự thất bại; phạm tội là con người. Sự thất bại cũng không phải là thảm hoạ; thất bại trong việc thực hiện điều gì đó không có nghĩa là bạn thất bại. Thảm hoạ không có nghĩa là cuộc sống kết thúc hay thời gian kết thúc. Khi chúng ta bị ngã, chúng ta phải tự đứng dậy và tiếp tục. Một ngày là một thời khắc.
Nếu bạn thành công trong việc dẫn dắt cộng đồng để xây dựng nhà vệ sinh công cộng riêng hay hoàn tất vài dự án khác, sau đó bạn đã đi được một bước tiếp theo để làm cho họ thêm phần tự tin. Điều đó sẽ không diễn ra một cách trôi chảy và hoàn hảo. Nếu bạn nghĩ nó làm được và sau đó bạn không thành thật với bản thân mình.
Phân tích quá trình và vai trò của bạn trong nó. Hãy cam đảm và trung thực khi thừa nhận lỗi lầm của mình. Viết ra những phân tích cả bạn về quá trình vận động, động viên. Hãy khác quan và trung lập về những phạm lỗi và thất bại; đừng sử dụng chúng như một cái cớ để làm bạn nhục chí với sự chán nản.
Xem chúng như một bài học; mức độ hữu ích và thực tế còn nhiều hơn những điều mà bạn có thể học từ sách vở hay sổ ghi chú như cái này. Sử dụng nhật ký của bạn, sử dụng phân tích của bạn để phát triển mạnh mẽ hơn và nhiều kỹ năng hơn như một người động viên giúp đỡ.
Làm điều tương tự cho cộng đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tập hợp một số bài viết về vấn đề- sự tham gia của cộng đồng.doc