Đề tài Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

- Phải tuyên truyền phổ biến luật BĐG vào chương trình học phổ thông để nâng cao nhận thức cho giới trẻ cũng như phổ biến sâu rộng luật BĐG cho mọi tầng lớp nhân dân. - Có lớp học tiền hôn nhân cho phổ cập kiến thức về hôn nhân gia đình cũng như phổ biến tuyên truyền các luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình. - Cần tăng cường công tác tuyên truyền về giới tính, nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên hình thức tuyên truyền cần phải thiết thực, phù hợp, nội dung phong phú, hấp dẫn nhằm thay đổi hành vi của những cặp vợ chồng.

doc32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chiếm tỷ lệ sát nút quyền quyết định của hai vợ chồng bằng nhau. Như vậy trong gia đình hiện giữa vợ và chồng quyền quyết định giữa vợ và chồng có nhiều thay đổi người vợ đã có tiếng nói nhất định trong gia đình. Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, đồng thời bổ sung những khía cạnh khác của vấn đề bình đẳng giới. Các đề tài đã phần nào nêu lên thực trạng, nhận thức của xã hội về bình đẳng giới trong gia đình. Nhiều đề tài đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của các cặp vợ chồng, người tri thức trẻ, các em học sinh. Nhưng còn thái độ của các bạn sinh viên về bình đẳng giới vẫn chưa được nghiên cứu. Đề tài của tôi tìm hiểu về thái độ của giới trẻ về bình đẳng giới trong quan hệ vợ và chồng để xem xét nhận thức và hành vi ứng xử tương lai của giới trẻ về vấn đề này như thế nào. Mục tiêu:  Mục tiêu tổng quát: Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Tìm hiểu hành vi của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Đối tượng nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại Học Tôn ĐứcThắng: sinh viên khối ngành kinh tế và xã hội. Phạm vi nghiên cứu: 5.1 Phạm vi không gian: Trường Đại Học Tôn Đức Thắng. 5.2 Phạm vi thời gian: từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1  Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu. 6.2 Phương pháp xử lý số liệu:       Phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài. Phân tích kết quả phỏng vấn sâu. 6.3 Tiêu chí chọn mẫu: - Chọn mẫu theo giới tính với tỉ lệ thích hợp: 6 nam, 6 nữ. - Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. 7. Khung phân tích Biến độc lập là các biến như phương tiện truyền thông đại chúng, định kiến giới và gia đình. Biến phụ thuộc là thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Biến thái độ sẽ được đo lường qua nhận thức và hành vi. 8. Giả thuyết nghiên cứu: Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Khái niệm liên quan Thái độ: Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng; những nghiên cứu về thái độ xã hội, tức là thái độ đối với đối tượng xã hội trước hết nghiên cứu các điều kiện thay đổi thái độ và mối liên quan giữa một mặt là thái độ và mặt kia là ứng xử bị nó ảnh hưởng (theo Từ điển xã hội học, G. Endrưeit và G. Trommsdoff, NXB Thế giới, 2002). Sinh viên: Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh : “Student” với nghĩa để chỉ những người học tập, tìm kiếm khai thác tri thức. Giới sinh viên là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Đây là nhóm dân số có địa vị, vai trò xã hội xác định. Như vậy, có thể hiểu sinh viên là những người đang theo học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng gắn với những vị trí và vai trò xã hội nhất định trong quá trình xã hội hóa. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Theo điều 5 chương 1 - Luật bình đẳng giới) Lý thuyết áp dụng Thuyết chức năng: Thuyết chức năng tập trung chủ yếu vào các vấn đề ổn định xã hội và hòa thuận xã hội. Talcott Parsons là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng luận. Xã hội bao gồm một mạng lưới khổng lồ các bộ phận kết nối với nhau, mỗi bộ phận đềucó một chức năng riêng. Các bộ phận có liên hệ chặc chẽ với nhau, đóng góp cho sự ổn định và vận hành của hệ thống xã hội với tư cách một toàn thể. Theo quan điểm của Parsons, gia đình hạt nhân là đều tất yếu trong xã hội công nghiệp hóa bị cô lập. Từ sự cô lập nổi lên vai trò của nam và nữ với nam đảm nhận vai trò công cụ tích cực và nữ đảm nhận vai trò tình cảm xã hội. Ông khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng của quan điểm văn hóa liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình và gia đình là trở thành trung tâm hoạt động xã hội. Phụ nữ duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con. Nam giới thực hiện chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lượng lao động. Với quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò người vợ) và nam giới (trong vai trò là người chồng) có sự phân định chức năng riêng biệt, từ đó, phạm vi hoạt động của họ cũng khác nhau. Với sự mặc định đó người ta công nhận điều này: Nam giới hướng ngoại còn phụ nữ hướng nội. Theo Parsons, trong gia đình trẻ em học các vai trò tình cảm là vai trò được tạo nên với sự nuôi dưỡng chăm sóc và trông nom gia đình đều là những công việc của người phụ nữ thường làm. Còn vai trò công cụ, làm kinh tế, vai trò tạo thu nhập do nam giới thực hiện. Theo quan điểm của Parsons, những vai trò này giúp xã hội ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác. Áp dụng lý thuyết chức năng của Parsons vào đề tài này ta có thể thấy: có nhiều quan điểm cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là điểm mấu chốt thúc đẩy sự vận hành và phát triển trong xã hội. Vì thế gia đình mang những đặc điểm chức năng riêng, mà theo như nhà xã hội học William F. Ogburn là người đầu tiên phác họa sáu chức năng hàng đầu mà gia đình thực hiện: chức năng sinh sản, bảo vệ, xã hội hóa, điều tiết hành vi tính dục, tình cảm và sự gắn bó, cung cấp nguồn lực xã hội. Những chức năng không tách rời mà luôn đan xen nhau, và tất cả chúng đều góp phần tạo nên sự ổn định xã hội. Bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng giúp mối quan hệ gia đình tốt đẹp hơn và tiếp đó là các mối quan hệ xã hội được mở rộng, từ đó làm cho gia đình khó chu toàn những chức năng của mình. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi dùng thuyết duy chức năng để giải thích về chức năng của vợ và chồng trong công việc gia đình từ đó nhận biết nhận thức và hành vi của sinh viên. Từ những chức năng cơ bản được gán cho mỗi cá nhân dẫn đến sự định kiến giới ảnh hưởng bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Tiếp cận thuyết trao đổi xã hội của Peter Michael Blau Quan điểm chính trong học thuyết này là: Dựa trên nguyên tắc “ cùng có lợi” trong mối tương tác giữa các cá nhân. Mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, tính toán thiệt hơn để theo đuổi mục đích, thõa mãn nhu cầu. Mọi tương tác xã hội đều dựa trên cơ chế cho-nhận, tức là trao đổi “ngang giá” (kinh tế học). Trao đổi xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã hội- làm cho cá nhân gắn kết với nhóm, tạo thành nhóm xã hội. Trao đổi xã hội có vai trò tạo dựng và phát triển các giá trị, chuẩn mực của nhóm, tổ chức và cộng đồng. Thuyết trao đổi xã hội coi quyền lực là tương tác nhiều chiều (khác với thuyết xung đột và thuyết chức năng nhấn mạnh đến tính chất một chiều): người có quyền lực không những chi phối, tác động mà còn bị phụ thuộc vào người không có quyền lực với nghĩa nếu không có người dưới quyền thì ý chí của người có quyền không thể trở thành hiện thực (quy định lẫn nhau),(đó là sự thể hiện của bất bình đẳng). Áp dụng học thuyết này vào trong đề tài, mục đích của nhóm nghiên cứu chúng tôi là cố gắng tìm ra những giải pháp, bên cạnh việc thu thập những thông tin, quan điểm mà đáp viên cung cấp. Dựa trên nguyên tắc “cùng có lợi”, đó như là sự thỏa thuận trong mối quan hệ giữa vợ chồng, tạo nên sự đổng cảm chia sẽ những gánh nặng, chia sẽ về lợi ích và giá trị (K.Marx) góp phần tạo nên tính ổn định trong đời sống hôn nhân và đời sống ngoài xã hội. Chương 2: Thái độ của sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Giới thiệu chung về trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng (tiền thân là Trường đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường được Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập, đầu tư và quản lý thông qua Hội đồng quản trị nhà trường. Ngày 11/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thành một trường công lập) hoạt động theo phương châm: "Vì sự phát triển con người và một xã hội tăng trưởng ổn định, bền vững" với triết lý hoạt động: "Chất lượng và Tin cậy" dựa trên nguyên tắc hoạt động: "Hiệu quả, Công bằng và Ổn định". Với những nổ lực của cán bộ nhân viên, giảng viên nhà trường nhiều năm qua, kể từ khi thành lập, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường (09/2007), trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Ba. Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành. Tổng số sinh viên - học sinh nhà trường tới nay gần 27.000 người học ở các đối tượng: học viên (cao học), sinh viên (đại học - cao đẳng) và học sinh (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề). Từ khóa sinh viên đầu tiên ra trường vào 3/2002 với 218 cử nhân, kỹ sư, tới nay trường đã đào tạo tốt nghiệp ra trường 22 thạc sĩ (chuyên ngành quản trị kinh doanh); 9.093 cử nhân, kỹ sư đại học, 448 cử nhân cao đẳng chính quy, 4.429 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, hầu như tất cả đã có việc làm và đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Kết quả đào tạo mỗi năm một tiến bộ hơn, tỷ lệ khá - giỏi tăng dần trong các năm học, chất lượng tuyển sinh và đào tạo mỗi năm một tốt hơn. (Trích dẫn từ trang web trường, giới thiệu thông tin về trường Đại học Tôn Đức Thắng, sổ tay nội trú của sinh viên trường) Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Nhận thức của các bạn sinh viên về vấn đề này được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Những người được hỏi đang trong độ tuổi học tập và lao động sung sức nhất. Họ là những người sinh viên có tri thức và tự ý thức được trác nhiệm xây dựng quê hương đất nước Việt Nam. Việc thực hiện bình đẳng giới cũng góp phần vào việc xây dựng một xã hội Việt Nam dân chủ văn minh. Khi được hỏi bạn nghĩ bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình là như thế nào thì có 7/12 người trả lời sự bình đẳng giới là vợ chồng có quyền bình đẳng cùng nhau về quyền và nghĩa vụ như nhau trong công việc xây dựng gia đình. Ý kiến phổ biến của người được phỏng vấn là “Vợ chồng có quyền bình đẳng cùng nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình”. (Nam – 20 tuổi – ngành Việt Nam học). Đều này có thể hiểu được là do khi mọi người nghe đến bình đẳng thì họ nghĩ đến là sự ngang bằng nhau về quyền và nghĩa vụ. Đa số những người phỏng vấn là người trí thức nên họ thường chú ý hơn về quyền và nghĩa vụ. Trong khi đó có 2/12 người cho rằng bình đẳng giới là vợ chồng phải công bằng nhau trong công việc nhà tức là giữa vợ và chồng phải có sự phân công chia sẽ nhau từ việc chăm sóc nuôi day con cái đến việc nội trợ trong gia đình. Bình đẳng giới được xem xét ở khía cạnh người làm những công việc trong gia đình. Trong các gia đình ngày nay thi đa phần người phụ nữ thường đảm đương các công việc nội trợ. Ý kiến phổ biến là “bình đẳng giới là vợ chồng phải công bằng với nhau, phải biết cân bằng về công việc lẫn nuôi dạy con cái về việc làm của gia đình. Nói chung là hai người phải 50:50 với nhau.” ( Nữ – 21 tuổi – ngành Việt Nam học). Bình đẳng giới không chỉ thể hiện về quyền, nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau về công việc gia đình mà còn thể hiện qua cách nghĩ giữa người vợ và chồng. Một nam sinh viên cho biết về bình đẳng giới: “Vợ chồng ngang bằng nhau, không ai hơn ai, vai trò tương đương nhau, không ai phụ thuộc ai, không ai có quyền bắt nạt người kia” (Nam - 21 tuổi – ngành công nghệ thông tin). Từ trong cuộc sống có thể thấy có nhiều gia đình không hạnh phúc xuất phát từ việc giữa vợ và chồng có sự bất bình đẳng. Đời sống giữa vợ chồng đòi hỏi phải xuất phát từ sự yêu thương còn phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Hầu hết các bạn sinh viên đều nhận thức được vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ hôn nhân gia đình nói chung và trong quan hệ vợ chồng nói riêng. Nhưng các bạn sinh viên chỉ nhận thức được một phần của bình đẳng giới. Các bạn thường xem xét đến quyền và nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau giữa vợ chồng. Nhận thức của các bạn sinh viên còn hạn chế về vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Có trường hợp khi hỏi về bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình một nam sinh viên tỏ ra chưa biết biết về vấn đề này. Có thể nói dù nước ta đã có luật bình đẳng giới nhưng về nhận thức các bạn sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về bình đẳng giới. Để tìm hiểu xem nhận thức của sinh viên về vấn đề này thông qua việc tìm hiểu về Luật bình đẳng giới của nước ta chưa và bạn nghĩ vì sao phải cần có luật bình đẳng giới? Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy có 6/12 người trả lời chưa biết rõ về luật bình đẳng giới của nước ta. Ban đầu họ chỉ mới nghe đến luật bình đẳng giới chứ chưa hiểu về luật này. Một nam sinh viên khi được hỏi cho biết: “Luật một vợ, một chồng, trước tòa đàn ông hoặc là phụ nữ đều chịu trách nhiệm như nhau về pháp lý” (Nam – 20 tuổi – ngành Việt Nam học). Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Nhưng các bạn sinh viên vẫn còn lầm lẫm với luật hôn nhân gia đình. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường phổ biến các luật mọi người sinh viên. Có lẽ do về vấn đề bình đẳng giới chưa nhận được sự quan tâm của mọi người nên việc tìm hiểu luật này còn nhiều hạn chế. Trả lời phỏng vấn về việc bạn có biết luật bình đẳng giới một bạn cho biết “Mình có nghe trên truyền thông , báo chí nhiều. Nhưng mà mình không có biết cụ thể nhiều lắm, tại vì mình cũng không quan tâm vấn đề đó,mình chỉ nghe và biết bình đẳng giới là rất cần thôi”(Nữ – 21 tuổi – ngành Việt Nam học). Như vậy dù cụm từ bình đẳng giới cũng được nhiều bạn biết đến như việc tìm hiểu vấn đề này còn nhiều hạn chế. Các bạn chỉ biết một cách mơ hồ về vấn đề này nghe trên các phương tiện truyền thông nhưng nội dung thật sự vẫn chưa hiểu rõ nó. Nước ta đã đưa luật bình đẳng giới áp dụng trong cuộc sống nhưng luật này vẫn chưa phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Luật dù chỉ đề cập đến vấn đề giới đảm bảo quyền lợi của nam và nữ. Nhưng luật này có ý nghĩa thể hiện sự tiến bộ văn minh của xã hội và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề bất bình đẳng giới hiện nay. Cần quan tâm tuyên truyền luật bình đẳng giới cho sinh viên cũng như đến mọi tầng lớp nhân dân. Một bạn sinh viên đã nói: “Mình nghĩ bình đẳng giới rất cần thiết cho cuộc sống ,tại vì một khi mà bình đẳng giới thì vợ chồng có thể hiểu nhau nhiều hơn .Đặt trường hợp mình vô người khác mình có thể hiểu và từ đó yêu thương nhiều hơn,cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình”(Nữ – 21 tuổi – ngành Việt Nam học). Đây là ý kiến tiêu biểu về cách nhìn nhận xem cần có luật bình đẳng giới cũng như bình đẳng giới như công cụ giữa gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa vợ và chồng. Khi gia đình có sự phân công ngang nhau giữa vợ chồng thì mọi công việc gia đình sẽ thuận lợi giải quyết và mối quan hệ càng bền chặt hơn. Cũng có ý kiến cho rằng “Cần luật BĐG vì hiện tại bây giờ thì đang sống trong môi trường cần sự BĐG giữa vợ và chồng trong gia đình, giữa nam và nữ trong công việc và trong xã hội. Tuy nhiên là nhiều nơi vẫn còn sự ngược đãi và bạo hành. Cần có luật để chế tài.” (Nam - 23 tuổi – ngành xã hội học). Vấn đề bạo lực trong gia đình hay bất bình đẳng trong gia đình vẫn diễn ra trong cuộc sống cần có giải pháp cho việc bảo vệ quyền lợi của người vợ và chồng. Vài bạn nhận thấy rằng cần có luật bình đẳng giới để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ ngăn chặn việc bất công trong gia đình (2/12 người phỏng vấn). Theo các bạn thì cần có bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng trong gia đình để vừa bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc vừa xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ. Trong cuộc sống gia đình thì mỗi người thực hiện một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa nam giới và nữ giới ai giữa vai trò gì còn tùy cách nghĩ mỗi người. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ gắn liền với vai trò chăm sóc gia đình, còn nam giới đảm nhiệm những công việc lớn trụ cột trong gia đình. Vậy ngày nay các bạn nghĩ gì về vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình? Qua kết quả phỏng vấn sâu có 5/12 người cho rằng nam giới nên là người trụ cột trong gia đình còn người phụ nữ nội trợ chăm sóc cuộc sống gia đình. Đây là ý kiến nhiều nhất của đối tượng được phỏng vấn sâu với nhận định: “Phân công công bằng tức là người đàn ông: có trách nhiệm đi làm kiếm tiền phụ giúp vợ con chăm lo gia đình, dạy con, lo về đời sống vật chất và tinh thần.Người vợ: Chăm lo sức khỏe cho cả nhà và nuôi nấng, dạy dỗ con cái tốt.” (Nam – 21 tuổi – ngành công nghệ thông tin). Vai trò của người chồng hay người vợ trong gia đình còn gắn liền với quan niệm truyền thống của cha ông ta. Người nam giới trong gia đình phải đảm đương công việc nặng nhọc, tạo ra thu nhập chính chăm lo cuộc sống gia đình. Người nữ giới với vai trò là người vợ bên cạnh công việc ngoài xã hội họ còn phải đảm đương công việc nội trợ trong gia đình. Vai trò của người vợ thường được gán cho người đảm đương công việc nội trợ còn người chồng thì vai trò trụ cột trong gia đình. Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của người nam giới và nữ giới có nhiều thay đổi. Người phụ nữ không chỉ nội trợ mà còn tham gia vào việc tạo ra thu nhập trong gia đình. Người đàn ông không chỉ đóng vai trò trụ cột mà còn tham gia những công việc trong gia đình. Trong cuộc sống gia đình cần có sự đồng lòng giữa nam và nữ trong gia đình. Trả lời về vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình một bạn cho biết: “Cả nam và nữ phải đều phải chăm lo cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái làm việc nhà phải như nhau.” (Nam – 22 tuổi – ngành xây dựng). Đây là ý kiến tiêu biểu cho 2/12 ý kiến cho rằng vai trò của nam giới nữ giới trong gia đình cần có trao đổi với nhau cùng nhau đảm nhiệm các công việc trong gia đình. Nhận định về vai trò về giới sẽ dẫn đến nhận thức của cá nhân về các công việc mà người vợ hay người chồng phải làm. Khi được hỏi nhiều người vẫn cho rằng “Công việc giáo dục, chăm sóc con cái, nội trợ là nhiệm vụ chủ yếu của nữ giới” Bạn nghĩ như thế nào về ý kiến trên? thì có 3/12 người đồng ý với kiến đó. Quan điểm “Thì nội trợ ,chăm sóc giáo dục con cái thì mình nghĩ cái đó của phụ nữ là đúng ,rất cần cho phụ nữ, về mặt xã hội người ta nhìn vô đó là một người vợ đảm đan, bản thân mình khi mà mình làm gì cho gia đình thì mình sẽ thấy hạnh phúc, còn người chồng tất nhiên cũng phải gánh vác khi vợ vắng nhà , đi công tác xa thì người chồng phải biết về vấn đề đó”(Nữ – 21 tuổi – ngành Việt Nam học) mang tính đại diện cho nhóm người đồng ý với ý kiến trên. Trong ba người đồng ý thì có hai nam và một nữ nhìn nhận công việc này là của người nữ giới trong gia đình phải làm. Họ mong muốn người nữ sẽ đảm đương những công việc trong gia đình và người đàn ông chỉ đóng vai trò phụ giúp khi người nữ ốm đau hay đi công tác xa. Trong công việc của gia đình thì không phải công việc gì người nữ cũng làm một mình “Công việc chăm sóc giáo dục con cái không hẳn là chỉ riêng của người phụ nữ,vì vẫn cần có người đàn ông để có thể giáo dục nghiêm khắc,định hình nhân cách cho đứa con từ đó đứa con có thể trưởng thành một cách đúng đắn, chín chắn hơn” (Nữ – 19 tuổi – ngành tài chính ngân hàng). Có 2/12 người cho rằng trong công việc giáo dục con cái nên cho người người nam giới đóng vai trò là cha cùng chăm sóc giáo dục con cái. Một đứa trẻ muốn phát triển hoàn thiện thì cần có sự giáo dục chăm sóc cả cha lẫn mẹ. Nhưng đa số ý kiến của các bạn sinh viên không đồng ý những việc đó là chủ yếu của người nữ giới phải làm 6/12 người không đồng ý. Một nữ sinh trả lời vấn đề này cho biết: “Tức nhiên là không đống tình rồi. Con là của cả hai va người đàn ông có trách nhiệm, biết yêu thương thì sẽ cùng vợ chăm sóc con cái, giáo dục con. Và cùng vợ làm những công việc trong gia đình là cách thể hiện tình cảm, sự quan tâm của minh đối với vợ và các thành viên trong gia đình. Tức nhiên gia đình sẽ hạnh phúc hơn” (Nữ – 21 tuổi – ngành xã hội học). Những bạn không đồng ý cho biết công việc này cần có chia sẽ giữa vợ và chồng. Nhận thức các bạn sinh viên phần nào cũng có sự tiến bộ nhận thức được rằng các công việc nội trong gia đình cần có sự giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng. Xét về vấn đề khi mà người vợ chỉ lo nội trợ còn người chồng chỉ lo giao tiếp ngoài xã hội có 7/12 người không đồng ý và cho rằng đó là sự bất bình đẳng giới. Một quan điểm đại diện cho những người không đồng ý kiến trên nhận định: “Mình nghĩ cái đó rất bất bình đẳng, đây là thế kỉ 21, đàn ông và phụ nữ cân bằng , thế giới công nhận, các tổ chức xã hội công nhận, phụ nữ cũng có chức vụ trong nhà nước thì mình nghĩ cái đó là bất bình đẳng, tại vì phụ nữ ngoài công việc gia đình họ còn gánh vác ngoài xã hội nữa, đàn ông một phần gánh vác ngoài xã hội cũng phải làm công việc gia đình và phải cân bằng với nhau” (Nữ – 21 tuổi – ngành Việt Nam học). Họ thấy rằng trong gia đình mà việc nội trợ chỉ là công việc của người vợ còn người chỉ làm những công việc ngoài xã hội thì nó còn nhiều bất công cho người phụ nữ. Người phụ chỉ ở nhà nội trợ không có cơ hội giao tiếp ngoài xã hội sẽ bị thiệt thòi hơn so với người chồng có cơ hội giao tiếp ngoài xã hội. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó không phải là sự bất bình đẳng với tỉ lệ 4/12 người không cho rằng đó là bất bình đẳng. Một nữ sinh trả lời rằng: “Đây không hẳn là sự bất bình đẳng giới, nếu như đó là sự áp đặt thì là bất bình đẳng, còn nếu người vợ không có nhu cầu giao tiếp với xã hội thì không gọi là bất bình đẳng” ( Nữ – 20 tuổi – ngành kế toán). Sự bất bình đẳng hay không còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình như trình độ học vấn, công việc của người vợ và chồng. Theo ý kiến các bạn thì trong gia đình nếu người phụ nữ không bị áp đặt hay tự nguyện thì đó không phải là bất bình đẳng. Nhìn chung trong cách nhìn nhận vấn đề của các bạn còn mang định kiến xem công việc nội trợ là của người vợ. Một trả lời phỏng vấn cho biết “Mình nghĩ cái đó không phải là bất bình đẳng đâu. Vì trong một số trường hợp, người phụ nữ có thiên chức làm mẹ, nên vợ làm nội trợ, còn chồng đi kiếm tiền thì không phải là bất bình đẳng” (Nữ – 18 tuổi – ngành quản trị kinh doanh). Quan niệm truyền thống đã ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của các bạn sinh viên. Họ cho rằng người phụ nữ thì gắn liền với thiên chức làm vợ làm mẹ nên thường phải đảm đương các công việc trong gia đình. Nhìn chung qua việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới cho thấy vấn đề bình đẳng giới vẫn còn xa lạ với sinh viên. Cách hiểu về bình đẳng giới còn chỉ xem xét ở khía cạnh về quyền lợi nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Các bạn sinh viên nhận thức được rằng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng nên có sự quan tâm giúp đỡ chia sẽ công việc trong gia đình. Nhưng trong cách nhìn nhận vấn đề của các bạn thì vai trò của người vợ trong gia đình vẫn là người nội trợ còn người chồng thì vẫn là trụ cột kinh tế tạo ra thu nhập. Trong các công việc trong gia đình thì việc chăm sóc giáo dục con cái được đa số các bạn nhìn nhận là công việc mà cả người chồng và vợ nên cùng thực hiện còn việc nội trợ thì người vợ vẫn đảm nhiệm chủ yếu. Hành vi sẽ thực hiện sau khi lập gia đình Thực tế hiện nay cho thấy: hiện trạng bình đẳng giới trong gia đình biểu hiện rõ nhất ở ba khía cạnh: Vợ chồng chia sẻ công việc với nhau, từng thành viên biết quan tâm và cùng nhau thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình để xây dựng tổ ấm, người chồng sẽ san sẻ việc dạy dỗ con cái học tập và điều quan trọng giữa vợ và chồng là sự tôn trọng ý kiến và thống nhất trong quyết định công việc gia đình. Kết quả nghiên cứu định hướng hành vi của sinh viên ngày nay đối với vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình, trong mối quan hệ vợ chồng sẽ thiết thực hơn trong tương lai nếu họ có nhận định đúng đắn và thực hiện hành vi đúng mực khi gặp phải những tình huống thực tế trong gia đình. Tổng hợp phân tích từ 12 cuộc phỏng vấn sinh viên, nhóm tôi thu được kết quả khá khả quan, sinh viên đại học Tôn Đức Thắng sau khi có được nhận thức đúng đắn thì ý tưởng thực hiện hành vi trong tương lai sẽ là kết hôn và hướng đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc, giữa vợ và chồng sẽ đảm trách công việc và chia sẽ với nhau, tuy nhiên cũng có đôi chút khác biệt trong suy nghĩ thực hiện hành vi bình đẳng giới của các bạn sinh viên. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, tất cả tạo nên một trật tự và hệ thống cho sự vận động của quy luật cuộc sống trong xã hội loài người. Điều 18 Luật Bình đẳng giới trong gia đình cũng đưa ra những quy định bình đẳng giữa vợ, chồng về bình đẳng trong quan hệ dân sự, quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực, việc chăm sóc con cái và tạo điều kiện phát triển như nhau giữa con trai và con gái, các thành viên cùng chia sẻ công việc gia đình. Nội trợ trong gia đình tốt không phải là việc dễ, cho dù đó là những công việc được mọi người xem là lặt vặt nhưng nó thuộc loại công việc có mức độ cần thiết thường xuyên và quan trọng trong cuộc sống. Thế nhưng việc nội trợ trong gia đình, hầu hết là phụ nữ đảm trách: quét nhà, lau sàn, nấu cơm, rửa chén, giặt giũ, chăm con, may vá, sắp xếp đồ dùng, đi chợ... Rất hiếm khi nào chúng ta nhìn thấy hình ảnh người chồng cầm cây lau nhà, quét sân, giặt đồ, rửa bát, nấu ăn, đi chợ…Bởi lẽ định kiến giới từ xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Ngày nay, đất nước ta đang đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, việc bình đẳng giới mọi mặt sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho việc phát huy nguồn nhân lực, sự đóng góp tài năng và trí tuệ của nữ giới trong việc phát triển kinh tế - xây dựng xã hội ổn định. Khi được hỏi về công việc cụ thể khi trở thành người chồng trong gia đình: 6/6 cuộc phỏng vấn trả lời sẽ giúp đỡ vợ trong công việc gia đình, tuy nhiên sự đắn đo trong suy nghĩ của nam giới là chủ yếu họ chỉ giúp vợ khi nhìn thấy vợ bận hoặc ốm đau bệnh tật, và kèm theo đó là khi nào họ có thời gian rảnh. Trong công việc họ, cũng chủ yếu tập trung vào vấn đề kiếm tiền, lo về kinh tế gia đình, chỉ có 1/6 ý kiến nam sinh viên nghĩ rằng mình sẽ phụ những công việc cụ thể như rửa chén quét nhà, học may vá thuê thùa từ vợ và điều đó cũng là ý tưởng giải pháp giảm bất bình đẳng được đề xuất :“Là người chồng tôi sẽ phụ giúp vợ tôi khi vợ bận như rửa chén, quét nhà… Người đàn ông nên học nấu ăn từ vợ, may vá thêu thùa…người vợ năng động khôn khéo, sẽ làm sang cho chồng.” (Nam – 21 tuổi – ngành công nghệ thông tin). Một ý kiến khác “Trong một gia đình, nếu có thời gian thì chắc chắn mình sẽ giúp vợ”. (Nam – 18 tuổi – Ngành tài chính ngân hàng). Có thể nhận thấy rằng người đàn ông cho rằng họ phải đảm đương việc kiếm tiền làm trụ cột trong gia đình. Việc phụ giúp người vợ trong công việc nội trợ thì còn hạn chế chỉ khi người vợ bận, bệnh và có thời gian rảnh mới phụ vợ. Có 3/6 ý kiến nam sinh viên tập trung trong vấn đề dạy dỗ con cái chính là phần phụ vợ: Ngoài công việc kiếm tiền thì thời gian rảnh thì giúp người vợ làm những công việc nhà chăm sóc nuôi dạy con cái. (Nam - 23 tuổi – ngành Xây dựng). Trách nhiệm giáo dục con cái là của chung hai vợ chồng nên đa số người được hỏi điều chọn công việc chăm sóc con cái. Họ nhận thấy sẽ dạy cho con cái cách sống, giao tiếp: “Chăm sóc con cái cùng vợ; giáo dục con cái đạo đức cách sống, cho con cái giao tiếp ngoài xã hội”; (Nam - 21 tuổi – ngành xây dựng). Đối với các bạn nữ, họ nhận thấy vai trò trách nhiệm của người vợ nhưng họ vẫn có mông muốn được sự san sẻ công việc từ phía người chồng và sẵn sàng phụ giúp các công việc với chồng. Chứng tỏ rằng hành vi được định hướng trong tương lai họ sẽ trở thành người vợ đảm đang, vừa đảm nhiệm công việc gia đình, vừa đảm nhiệm được việc ngoài xã hội. Một bạn cho biết: “Sau này mình sẽ làm về buôn bán. Ngoài ra, là người vợ, nên mình sẽ lo việc nấu nướng. Mình không thích ăn ngoài đâu, mình thích nấu nướng lắm (cười). Nói chung là mình cũng thích chăm sóc cho gia đình, thích làm việc nội trợ”. (Nữ – 18 tuổi – ngành quản trị kinh doanh) Khi hỏi 6 bạn sinh viên nữ suy nghĩ về việc làm cụ thể của bản thân khi trở thành người vợ, người mẹ trong gia đình tương lai, hầu như các bạn đều nghĩ ngay việc chăm sóc con cái, gia đình, việc nhà. Đó đã là vai trò trách nhiệm mà xã hội quy gán cho người phụ nữ từ rất lâu đời. Riêng về nhiệm vụ của người chồng thì họ nghĩ rằng khi chồng mình rảnh sẽ phụ giúp mình, đôi khi lại tùy vào khả năng của mình có thể giúp lại công việc cho chồng, cùng nhau san sẻ, xây dựng hạnh phúc gia đình, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên họ vẫn không thích sự ràng buộc, họ vẫn muốn tương lai người chồng sẽ giúp họ và cùng nhau quyết định công việc gia đình, người chồng vẫn chấp nhận cho người vợ giao tiếp xã hội và tham gia đi làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình, và một phần nào đó đảm bảo tốt công viêc gia đình. “Người phụ nữ có thể giao tiếp ngoài xã hội một cách bình thường, còn thậm chí người đàn ông có thể ở nhà nội trợ, không vấn đề gì cả. Quan trọng là trong hoàn cảnh nào: người vợ bận đi công tác, bận phải giao tiếp ngoài xã hội không thể lo công việc nhà thì người đàn ông khi rảnh rổi phải làm điều đó. Không nhất thiết phải phụ thuộc vào người phụ nữ.” (Nam – 22 tuổi – ngành xã hội học). Về việc quyết định công việc trong gia đình: từ xưa người chồng luôn nắm quyền và người vợ sẽ là người im lặng, phụ thuộc vào quyết định đó. ủng hộ theo người chồng. Thế nhưng tuổi trẻ đang có nhiều xu hướng khác nhau, trong xã hội ngày nay điều đó không còn phù hợp nữa. Trong công việc gia đình, hầu hết các bạn đều muốn giải quyết công việc gia đình theo dự thống nhất cả vợ lẫn chồng: “Cả hai vợ chồng cùng thống nhất ý kiến, đưa ra quyết định” (Nữ – 20 tuổi – ngành tài chính ngân hàng). Đây là ý kiến tiêu biểu cho 8/12 người cho rằng trong công việc gia đình nên có sự quyết định của hai vợ chồng. Nhận thức về mặt hành vi sẽ thực hiện của sinh viên nhìn chung khá dân chủ giữa vợ và chồng. Trong gia đình người vợ cùng chồng quyết định mọi công việc thì việc thực hiện bình đẳng giới có thể sẽ dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó vẫn có ý kiến cho rằng “Mình nghĩ là con trai nên quyết định những công việc trong gia đình” (Nam – 23 tuổi – ngành xây dựng). Có 2/12 ý kiến cho rằng đàn ông nên quyết định công việc gia đình. Đáng lưu ý trong có cả một bạn nữ cũng cho rằng: “Trong công việc gia đình thường thì công việc lớn sẽ do người đàn ông quyết định nhưng không bỏ qua ý kiến của người vợ.” (Nữ – 19 tuổi – ngành tài chính ngân hàng). Có thể nhận thấy rằng các bạn vẫn còn ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống là người đàn ông nên quyết định các công việc trong gia đình. Cũng có bạn sinh viên trả lời ai nên quyết định các công việc trong gia đình cho biết: “Theo tôi thì tùy vào công việc mà người nào quyết định. Không hẳn là người đàn ông.” (Nam – 22 tuổi – ngành xã hội học). Trong việc tìm hiểu hành vi sẽ thực hiện trong quan hệ vợ chồng tương lai của sinh viên cho thấy hầu hết các bạn nhận thấy rằng trong công việc gia đình nên có sự san sẽ giữa hai vợ chồng. Người phụ nữ vẫn là người đảm đan những công việc nội trợ còn người đàn ông thì tạo ra thu nhập cho gia đình là chính. Trong công việc gia đình thì việc giáo dục chăm sóc con cái được đa số người đàn ông sẽ làm. Quyền quyết định các công việc trong gia đình thì cả hai vợ chồng cùng quyết định. Tuy nhiên trong việc thực hiện công việc gia đình vẫn còn nhiều bạn có định kiến giới. Một trường hợp điển hình khi trả lời câu hỏi “Có bao giờ bạn nghĩ, mình sẽ ở nhà lo việc nội trợ, còn vợ kiếm tiền không” thì một nam sinh viên trả lời rằng “Xét về tương lai thì không biết trước được, nhưng theo quan điểm hiện giờ thì không đồng ý. Tại vì người phụ nữ có một phần trách nhiệm là làm mẹ, chính xác hơn là có một thời gian mang thai, cho nên dù thế nào đi nữa, người đàn ông vẫn phải là người kiếm tiền trong gia đình” (Nam – 18 tuổi – ngành tài chính ngân hàng). Định kiến vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều sinh viên cần có giải pháp để cải thiện việc định kiến giới này. Các yếu tố tác động tác động đến thái độ của sinh viên về bình đẳng giới Tư tương trọng nam khinh nữ là một tư tưởng trong đó coi nam giới là quan trọng hơn phụ nữ;  tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nước ta được lý giải dựa trên ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và nhận thức của người dân về thực tiễn cuộc sống: Người đàn ông có trách nhiệm nối dõng dòng họ, sẽ trông nom chăm sóc mồ mả tổ tiên; không có con trai là một điều bất kính với tổ tiên dòng họ. Nam giới là nguồn lao động chính, kế thừa tài sản của gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già. Khi hệ thống phúc lợi xã hội đối với người già còn chưa phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn, nơi 74% dân số đang sinh sống, con cái chăm sóc cha mẹ già vẫn là hết sức quan trọng. Người già vẫn đa phần phải dựa vào sự hỗ trợ trong gia đình. Những suy nghĩ, cách hành xử, sự dạy dỗ có liên quan đến phân biệt, định kiến giới của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị chính là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc hình thành quan niệm về giới của mỗi thành viên trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình có  những định kiến giới thì những định kiến này sẽ được lặp lại ở các thế hệ tiếp theo. Mặt khác, chúng ta đã duy trì được mức sinh thấp kéo dài liên tục trong nhiều năm. Nhưng từ đó cũng xuất hiện mẫu thuẫn, các gia đình muốn chỉ có 1-2 con thì trong đó phải có con trai. Vì thế mới có chuyện cố tình đẻ con trai cho bằng được. Một số ngành nghề đòi hỏi phải có nam giới, như việc đi biển, con gái thì không thể làm được. Nhưng nguyên nhân trực tiếp chính là mong muốn có con trai của các gia đình. Chính những quan niệm từ phía gia đình đã phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn sinh viên về bình đẳng giới. Qua kết quả phỏng vấn sâu có 10/12 người trả lời quan niệm của gia đình có ảnh hưởng đến mình. Hầu hết các bạn đều đồng ý với sự phân công lao động trong gia đình mình người đàn ông thì làm những công việc chung còn người phụ nữ thì nội trợ. Đối với các bạn trong mẫu nghiên cứu thì gia đình họ là hình mẫu một gia đình hạnh phúc có sự bình đẳng với nhau. Một bạn trả lời về sự ảnh hưởng của gia đình cho biết: “Gia đình có ảnh hưởng đến em.Gia đình em là mẫu hình của em, đặc biệt là bố em. Nói chung là gia đình em rất hòa thuận, bố mẹ chưa bao giờ cãi nhau cả (cười). Em ước mong sau này cũng gặp một người giống như bố” (Nữ - 18 tuổi – ngành quản trị kinh doanh). Kết quả cho thấy gia đình là một trong những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cản trở phân chia bình đẳng công việc trong gia đình ở Việt Nam là quan niệm xã hội: “Công việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ’. Không những thế, xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình làm cho nam giới thiếu động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phụ nữ phải phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, nam giới là độc lập, mạnh mẽ có năng lực và là người ra quyết định.Chồng có quyền dạy vợ, vợ phải nghe theo chồng. Nam là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn quan trọng trong gia đình, nữ có trách nhiệm nuôi dạy con cái, nội trợ trong nhà. Nam giỏi việc xã hội, nữ phải giỏi việc nhà. Đặt biệt quan niệm truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của một số bạn được hỏi. Có 6/12 người trả lời đồng ý với quan niệm này. Bản thân các bạn sinh viên, dù chưa lập gia đình và tuổi đời còn rất trẻ nhưng cũng đã nhận thức được trác nhiệm của người chồng người vợ phải đảm đương gánh vác trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc. Vai trò của người đàn ông được xem trọng còn người phụ nữ đóng vai trò là người vun đấp gia đình: “Theo mình thì quan điểm này vẫn đúng vì ngôi nhà cần sự vững chải của người đàn ông,và hơi ấm của người phụ nữ để có thể vun đắp cho hạnh phúc của gia đình,làm cho gia đình bền vững hơn” (Nữ - 19 tuổi – ngành tài chính ngân hàng). Bên cạnh đó thì có 4/12 người cho rằng quan niệm này chưa đúng hoàn toàn. Trong công việc gia đình thì cần có sự chung tay góp sức của cả hai vợ chồng. Ý kiến của một nam sinh viên nhận định: “Theo mình thì đó chưa đúng lắm. vì công việc này cần cả hai thực hiện mới có được tổ ấm hạnh phúc” ( Nam – 21 tuổi – ngành xây dựng). Trong việc xây dựng một gia đình thì mọi người thường nghĩ người chồng đóng vai trò trụ cột có trác nhiệm đem đến cuộc sống tốt đẹp về mặt vật chất và tinh thần cho gia đình. Với cách nghĩ này, nhiều người nghĩ đây là gia đình hạnh phúc người chồng có trác nhiệm với gia đình. Có thể thấy dường như có tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng biểu hiện qua nhận thức của bạn còn xem vai trò truyền thống của người phụ nữ là chăm lo hạnh phúc gia đình. Ngày nay với sự phát triển xã hội, truyền thông đại chúng đóng vai trò ngày càng quan trọng. Trên các phương tiện truyền thông thường đưa nhiều tinh tức về chuyện hôn nhân gia đình. Thái độ của nhiều người dễ bị tác động bởi dư luận truyền thông. Thái độ của mỗi người về bình đẳng giới cũng vậy. Nếu vấn đề bình đẳng giới được tuyên truyền trên truyền thông đại chúng thì sẽ phần nào tác động đến nhận thức sinh viên. Một bạn sinh viên trả lời về sự ảnh hưởng của truyền thông đến nhận thức của mình cho biết: “Nó ảnh hưởng nhiều, như trên các phương tiện truyền thông đàn ông vào bếp mình thấy rất cần cho cuộc sống của mình, cái quyền bình đẳng chồng vợ là rất cần” (Nữ - 19 tuổi – ngành việt nam học). Tuyên truyền bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng cần chú ý nhiều hơn. Nhìn chung qua kết quả nghiên cứu có thể thấy ba yếu tố cơ bản tác động đến thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng là gia đình, truyền thông và định kiến giới. Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành suy nghĩ hành động của các bạn trẻ. Gia đình không chỉ là nơi tổ ấm mà còn mô hình để các bạn noi theo. Truyền thông phát huy vai trò truyền đạt thông tin tác động đến nhận thức giới trẻ. Do ảnh hưởng từ các quan niệm truyền thống nên nhiều bạn còn bị ảnh hưởng. Các yếu tố khác như giới tính, ngành học, độ tuổi, quê quán nhìn chung không tác động đến thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Phần 3: KẾT LUẬN Kết luận Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đã khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong Hiến pháp và đã được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội. Xã hội có mức bình đẳng giới càng cao thì thành quả tăng trưởng kinh tế càng phục vụ tốt cho công tác giảm nghèo vì xã hội đó cớ sự công bằng ai cũng có quyền và cơ hội để phát triển và hưởng thụ sự phát triển của xã hội. Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, bình đẳng giới cũng đóng vai trò quan trọng giúp gia đình ổn định hạnh phúc. Việc có thái độ đúng về bình đẳng giới rất quan trọng đối với hôn nhân gia đình cũng như ngoài xã hội. Gia đình thực hiện được bình đẳng giới sẽ là cơ sở cho việc thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội. Hiện nay tình trạng bất bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng đã được cải thiện một phần so với trước đây. Nhận thức của các bạn sinh viên có phần tiến bộ nhận thức được rằng người chồng nên cùng người vợ tham gia đảm đương những công việc nhà. Thái độ của sinh viên cho thấy giới trẻ đang quan tâm hơn đến vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên nhiều sinh viên TĐT chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Cách nhìn nhận về bình đẳng giới còn khá mơ hồ chung chung chưa thật sự hiểu rõ vấn đề. Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng. Trong công việc gia đình thì người vợ vẫn được xem là người đảm nhiệm chính trong việc nội trợ và người đàn ông thì là trụ cột của gia đình. Qua kết quả cuộc nghiên cứu cũng khẳng định giả thuyết “Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng”. Các bạn sinh viên chỉ nhận thức được một phần của bình đẳng giới. Các bạn thường xem xét đến quyền và nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau giữa vợ chồng. Nhận thức của các bạn sinh viên còn hạn chế về vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Có trường hợp khi hỏi về bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình một nam sinh viên tỏ ra chưa biết biết về vấn đề này. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy giả thuyết “Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng”. Qua kết quả phỏng vấn sâu có 10/12 người trả lời quan niệm của gia đình có ảnh hưởng đến mình. Hầu hết các bạn đều đồng ý với sự phân công lao động trong gia đình mình người đàn ông thì làm những công việc chung còn người phụ nữ thì nội trợ. Đặt biệt quan niệm truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của một số bạn được hỏi. Có 6/12 người trả lời đồng ý với quan niệm này. Khuyến nghị Để thực hiện được bình đẳng giới trong gia đình cũng như toàn xã hội thì cần có sự hành động cả xã hội: Về phía các cặp vợ chồng: Vợ chồng phải thường xuyên chia sẽ những công việc trong gia đình. Vợ chồng phải cùng nhau trao đổi bàn bạc thống nhất ý kiến nhường nhịn nhau khi vợ chồng có mâu thuẫn. Cả hai vợ chồng phải biết tôn trọng lẫn nhau, không nên áp đặt ý kiến của mình lên bất cứ một chuyện nào cả. Phải thay đổi tư tưởng tiêu cực như trọng nam, khinh nữ, tư tưởng gia trưởng trong gia đình. Với vai trò là công dân, người phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới. Người chồng cần có ý thức giúp đỡ người vợ trong công việc gia đình, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong gia đình. Mỗi người phải ý thức về vai trò của mình, phải quan tâm nhiều hơn đến người bạn đời, thiết thực nhất là chia sẻ mọi việc trong gia đình. Để thực hiện bình đẳng giới trước hết cần có nhận thức đúng của mỗi cá nhân và không có sự phân biệt đối xử về giới. Nếu người ta không phân biệt đối xử về giới, thì chắc chắn sự bình đẳng sẽ được bảo đảm, mọi hành vi phân biệt đối xử về giới cần được xem xét và xóa bỏ. Về phía nhà trường Tăng cường giáo dục vấn đề về giới, tác động vào nhận thức thay đổi hành vi. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề hay hội thảo về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức cho học sinh viên. Lồng ghép giới trong việc giáo dục, triển khai luật bình đẳng giới đến học sinh và sinh viên. Về phía xã hội Phải tuyên truyền phổ biến luật BĐG vào chương trình học phổ thông để nâng cao nhận thức cho giới trẻ cũng như phổ biến sâu rộng luật BĐG cho mọi tầng lớp nhân dân. Có lớp học tiền hôn nhân cho phổ cập kiến thức về hôn nhân gia đình…cũng như phổ biến tuyên truyền các luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình. Cần tăng cường công tác tuyên truyền về giới tính, nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên hình thức tuyên truyền cần phải thiết thực, phù hợp, nội dung phong phú, hấp dẫn nhằm thay đổi hành vi của những cặp vợ chồng. Tạo điều kiện cơ hội phát triển cho người phụ nữ trong công việc ngoài xã hội. Các cấp Hội phụ nữ cũng như các cơ quan, tổ chức có trác nhiệm cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân. Phổ biến các luật cần thiết đến trực tiếp các hộ gia đình như luật hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình xã hội học về Giới. Hoàng Bá Thịnh - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 2. Trần Thị Cẩm Nhung. Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình. Tạp chí Gia đình và Giới số 1 năm 2007. 3. Trương Thu Trang. Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giớ trong phân công thực hiện nội trợ giữa vợ và chồng. Thông tin khoa học xã hội số 4 năm 2008 4. Trần Thị Anh Thư. Quan điểm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình. Tạp chí Gia đình và Giới số 5 năm 2010 5. Lê Ngọc Văn. Quan điểm về người chủ gia đình. Tạp chí Gia đình và Giới số 5 năm 2008 6. Một số tài liệu trên các trang web sau: Thongtinphapluatdansu.wordpress.com. Vietbao.vn. Vietnamnet.vn. Baomoi.com. Phụ lục Tiêu chí phỏng vấn sâu Người phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Thời gian: Địa điểm: I/ Thông tin cá nhân: Giới tính: - Tuổi: Khóa học: - Ngành: Quê quán: II/ Nội dung: A/ Nhận thức của sinh viên về quan điểm bình đẳng giới Bạn nghĩ bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình là như thế nào? Bạn đã từng biết đến Luật bình đẳng giới của nước ta chưa? Bạn được biết qua phương tiện truyền thông nào? Theo bạn tại sao lại cần có Luật bình đẳng giới? Bạn nhận thấy sự phân chia công việc như thế trong một gia đình là có công bằng hay không? Tại sao? Vậy bạn nghĩ vai trò nữ giới và nam giới trong gia đình phải như thế nào? Nhiều người vẫn cho rằng “Công việc giáo dục, chăm sóc con cái, nội trợ là nhiệm vụ chủ yếu của nữ giới” Bạn nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Câu nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” theo bạn còn phù hợp hay không? Bạn nhận thấy trách nhiệm của nam giới thể hiện ở đâu? Trong vai trò gì? Bạn nghĩ như thế nào khi mà người vợ chỉ lo nội trợ còn người chồng chỉ lo giao tiếp ngoài xã hội? Đó có phải là sự bất bình đẳng giới hay không? B/ Hành vi Sau khi lập gia đình, là người vợ( hoặc người chồng) bạn sẽ làm những công việc gì ? Trong việc chăm sóc, giáo dục con cái, với vai trò của mình bạn sẽ làm việc gì? Tại sao bạn chọn công việc đó? Trong công việc của mỗi người, nếu bạn là vợ hoặc chồng thì bạn có thường hay giúp đỡ nhau không? Theo bạn thì trong gia đình ai nên quyết định các công việc gia đình? Sau khi kết hôn, bạn có sẽ chọn việc nội trợ hay đi làm? Vì sao? Trong gia đình bạn có bảo bạn là con trai hay con gái phải làm thế này thế kia không? Ví dụ. C/ Các yếu tố tác động Bạn có đồng ý với việc phân công làm việc của gia đình bạn không? Vì sao? Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” theo bạn nghĩ có đúng không? Nó ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của bạn không? Quan niệm của gia đình bạn có ảnh hưởng đến bạn hay không? Vì sao? Bạn thấy như thế nào khi người đàn ông chỉ chăm lo gia đình và người phụ nữ thì chỉ lo giao tiếp ngoài xã hội? Trên các phương tiện truyền thông hay nói chuyện hôn nhân gia đình, nó có ảnh hưởng gì về quan điểm bình đẳng giới của bạn không? D/ Khuyến nghị Theo bạn thì mỗi cặp vợ,chồng cần phải làm gì để giảm sự bất bình đẳng trong hôn nhân gia đình? Theo bạn để thực hiện bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình thì cần phải làm như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxa_hoi_hoc_gia_dinh_binh_dang_gioi_trong_sinh_vien_2758.doc
Luận văn liên quan