Các cán bộ lãnh đạo, quản lý khoa cần có những chỉ đạo cụ thể nghiêm túc đối với cán bộ giảng viên, cũng như HSSV trong vấn đề đấu tranh PCTNXH.
Các cán bộ giảng viên, bí thư, phó bí thư liên chi đoàn cần quản lý theo dõi sát xao hơn về tình hình TNXH trong sinh viên.
Chỉ đạo những biện pháp kịp thời, chủ động, tích cực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của TNXH đến sinh viên.
Làm tốt công tác tư tưởng chính trị cho sinh viên, khiến sinh viên ổn định tư tưởng học tập, yên tâm với nghề nghiệp, con đường đã lựa chọn.
Tổ chức nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa thiết thực liên quan đến công tác PCTNXH để thông qua đó góp phần nâng cao ý thức, thái độ cho sinh viên trước vấn đề TNXH.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 13610 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của sinh viên đối với vấn đề tệ nạn xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới chuẩn mực đạo đức xã hội thực tế nhưng nó diễn ra theo hướng thực hiện những khuôn mẫu, tác phong, lý tưởng mà đa số con người trong xã hội đang muốn hướng tới.
Sai lệch tiêu cực là những hành vi không được tán thành trong thực tế xã hội, nó thường là những khuôn mẫu tác phong dưới chuẩn mực văn hóa, nghĩa là thấp hơn mẫu trung bình của thực tế xã hội, những hành vi như thế này thường bị xã hội lên án.
Dưới góc độ pháp lý, ta có thể hiểu tệ nạn xã hội như sau:
Tệ nạn xã hội là hiện tượng tiêu cực có tính lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực, có tính lây lan, phổ biến gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Với quan niệm này, tệ nạn xã hội có 4 đặc trưng:
- Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến.
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội (đạo đức lối sống, tập quán tiến bộ).
- Tệ nạn là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội nặng nề.
- Tệ nạn xã hội phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận. Đặc trung này chỉ ra rằng pháp luật cần bám sát thực tiễn để có nội dung điều chỉnh phù hợp.
Tóm lại những nội dung trên ta có thể hiểu: Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức của con người khiến người ta lao vào con đường phạm pháp gây vi phạm đạo đức và pháp luật, để lại hậu quả xấu cho con người và đời sống xã hội. Những tệ nạn xã hội xảy ra khi có mâu thuẫn, cạnh tranh giữa người với người trong cùng một cộng động vì cuộc sống sinh nhai của mình. Vì vậy tệ nạn xã hội cũng đang là một vấn đề làm nhức nhối các nhà chức trách và cần sớm được loại bỏ.
1.2.3.2. Các tệ nạn xã hội
* Tệ nạn ma túy
Ma túy
- Theo nghĩa rộng: Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể (Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
- Theo nghĩa hẹp: Ma túy là một số chất tự nhiên hoặc tổng hợp khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc gây ảo giác.
Theo Liên Hiệp Quốc, “ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạc khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng, do vậy, việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật”.
Tệ nạn ma túy.
- Theo nghĩa rộng: nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội là những người có thói quen dùng các chất ma túy, thường tìm mọi thủ đoạn, hành vi để có được các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật và dư luận xã hội.
- Theo nghĩa hẹp: Nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.
Người nghiện ma túy là người thường xuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện (được gọi chung là ma túy như: heroin, cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được, khi không sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, quyết định 167/TTg ngày 08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Từ các khái niệm trên, ta thấy ma túy có những đặc tính:
+ Gây cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kìm chế được là phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào.
+ Gây cho người sử dụng nó có khuynh hướng phải tăng liều dùng, tức là càng ngày liều dùng càng phải cao hơn mới thấy có tác dụng.
+ Gây cho người sử dụng nó có sự nô lệ về mặt tinh thần và vật chất. Nếu đã nghiện mà ngưng sử dụng sẽ bị hội chứng cai thuốc làm cho cơ thể vật vã, bị những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người nghiện.
* Tệ nạn mại dâm
Theo quan điểm của một số nhà tâm lý học cho rằng: “mại dâm là hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân”.
Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về mại dâm cho rằng: “mại dâm là một dịch vụ kinh doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân trong những trường hợp nhất định, nó cung cấp tình dục mang tính cách đồi trụy và tạo ra không khí vô đạo đức đáng ngờ và nguy hiểm, tác dụng như thuốc kích thích đối với một số người nhất định, nó cung cấp và đáp ứng như cầu tình dục cho những người không cần sự gắn bó về tình cảm”.
Vì vậy, một hành vi được coi là mại dâm khi có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản là có sự quan hệ trao đổi tình dục ngoài hôn nhân và quan hệ đó có bên mua và bên bán.
Mua dâm và bán dâm là những hành vi được thực hiện ít nhất cũng là từ khi con người biết đến lịch sử của mình và ở một chừng mực nào đó, có thể gọi đó là “một nghề lâu đời nhất thế giới”. Mua dâm là dùng vật chất để đổi lấy sự thỏa mãn tình dục cho bản thân mình.
Bán dâm là mang thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho người khác để kiếm tiền. Hay nói cách khác đây là hành vi cho thuê thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho người khác để được trả một giá trị vật chất nhất định.
Mại dâm là nỗi đau nhức nhối của lương tâm nhân loại, cũng có thể xem đó là sự sỉ nhục đối với lương tri.
* Cờ, bạc:
Cờ và bạc vốn là hai trò chơi khác nhau. Cờ khởi đầu là một trò chơi mang tính trí tuệ và được tổ chức tranh tài cùng với những môn thể thao như cờ vua, cờ tướng, cờ cá ngựa... Nhưng dần dà nó gắn với những trận ăn thua đi liền với tiền bạc nên dân gian gọi là cờ bạc. Cờ bạc chỉ những trò chơi ăn tiền. Cùng với sự phát triển của xã hội, trò cờ bạc ngày nay cũng biến hoá muôn hình vạn dạng.
* Lô đề:
Khác với đánh bạc vốn đã bị cấm và ngăn chặn, nạn lô đề có xuất xứ khác hẳn vì nó dựa theo kết quả của xổ số - một hình thức hợp pháp được nhà nước chấp nhận. Khắp các nơi, từ thành phố đến nông thôn và đủ mọi tầng lớp nhân dân đang lao vào tệ nạn này.
Lô đề hiện nay chẳng khác gì một sòng bài vô cùng lớn, bao trùm toàn bộ đất nước chúng ta. Người tham gia có thể là bất cứ ai, ngoài những người dân bình thường ra thì cũng có không ít người là công an, bộ đội, rồi trí thức, cán bộ,... tham gia chơi xổ số, lô đề. Và tệ nạn này đã và đang dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.
* Sống thử:
Hiện nay, “sống thử” đang là vấn đề gây nhiều tranh luận trong xã hội Việt Nam. Đã có rất nhiều người viết về đề tài này nhưng để có cái nhìn đúng về khái niệm “sống thử”, trước hết chúng ta cần hiểu đúng Sống thử có nghĩa là gì?
“Sống thử” là sống như vợ chồng trước khi kết hôn chính thức. Người nam và người nữ cùng thỏa thuận sẽ sống chung với nhau như một cặp vợ chồng đã cưới nhau thật sự.
”Sống thử” diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đa phần là những người sống xa nhà như: Công nhân, nhân viên, sinh viên. Trong xã hội hiện nay, phần đa giới trẻ đều muốn “sống thử”. Nhưng sau một quá trình “sống thử”, có rất ít cặp bước đến “sống thật”. Bởi khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, dẫn đến xung đột, rồi vỡ mộng và chia tay. Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm... thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau. Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Có một số người ủng hộ quan điểm “sống thử”. Một số người cho rằng “sống thử là điều không nên”. Vậy chúng ta phải đứng ở đâu, nhìn từ góc độ nào để dưa ra lời khuyên đúng đắn và hữu hiệu cho giới trẻ?
* Cá độ bóng đá:
Định nghĩa:
Cá độ bóng đá là việc dùng hiện vật (tiền, hoặc các vật dụng, giấy tờ có giá quy đổi được ra tiền) để đặt cược vào sự thắng thua của các đội bóng trong mỗi trận đấu. Tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, cá nhân, xã hội.
*Bạo hành
Bạo hành là tất cả những hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói… làm người khác bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, trong cuộc sống riêng tư cũng như nơi công cộng”.
* Mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan, theo định nghĩa, là niềm tin rằng một hiện tượng xảy ra vì là hậu quả của một hiện tượng khác, trong khi thật ra không có mối liên hệ nguyên nhân hậu quả gì giữa những hiện tượng này. Trong thực tế, người ta thường làm (hoặc tránh làm) một hành động gì đó để một sự việc gì khác xảy ra (hoặc không xảy ra) trong khi thật sự là hành động này không tạo thành hay sinh ra bởi sự việc này.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức của con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự an ninh, xã hội, suy thoái giống nòi, làm mất tư cách công dân. Điều đặc biệt nguy hiểm nhất là TNXH thường diễn ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, những người được coi là chủ nhân tương lai của đất nước. Có nhiều nguyên nhân khiến các em dễ xa vào TNXH, và chúng tôi có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:
1.3.1. yếu tố cá nhân
Do bản thân trẻ chưa thật sự trưởng thành. Suy nghĩ, ý chí còn non nớt có nhận thức chưa thật sự đầy đủ về các TNXH, các em dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của lối sống vội, sống gấp, sống hưởng thụ một cách cực đoan
Mặt khác lập trường của các em chưa thật sự vững vàng nên dễ bị lôi kéo, rủ rê, có lý tưởng sống đúng đắn.
Bản thân cá nhân lười lao động, thích hưởng thụ, vì lười lao động nên sinh ra trộm cắp, cướp giật..., tham gia vận chuyển ma túy trái phép để kiếm lời.
Do cá nhân tò mò, thích thú muốn khám phá của lạ (ví dụ thử hút ma túy để biết cảm giác, đánh cờ bạc để thử vận may)
Cá nhân thiếu hiểu biết về các TNXH, thiếu kiến thức phòng chống TNXH nên không ý thức được việc làm của mình nên dễ dàng sa vào TNXH.
Do lối sống buông thả, thói ăn chơi đua đòi, lối sống sa đọa, có tính hiếu kỳ, hiếu thắng cũng khiến cá nhân dễ xa vào TNXH
Cá nhân thích chơi trội, tìm khoái lạc, bị áp lực học tập, gia đình,, tâm lý căng thẳng, buồn chán cũng dễ dẫn đến xa vào TNXH như ma túy, mại dâm…
1.3.2. yếu tố gia đình
Do cấu trúc gia đình không hoàn hảo, cha mẹ ly hôn, mồ côi, chỉ có mẹ hoặc cha… các em thiếu sự quan tâm đầy đủ, đúng mức của gia đình, lại sống xa nhà, ở trong môi trường xã hội phức tạp dễ bị tiêm nhiễm những ảnh hưởng xấu, những tác động tiêu cực từ phía môi trường.
Gia đình có nhiều mâu thuẫn, bất hòa, làm cho tâm lý trẻ chán chường, căng thẳng dễ đi tìm đến sự giải tỏa, dễ sống buông thả, sống bất cần đời, từ đó dễ sa vào TNXH, đặc biệt như ma túy…
Một khía cạnh khác nữa có thể kể đến là do gia đình quá đông con, bố mẹ không quan tâm đầy đủ đến các con, tạo cho trẻ tâm lý mặc cảm cho rằng bố mẹ không yêu thương, không cần mình. Từ đó không coi trọng giá trị của chính bản thân mình. Đồng thời phương pháp giáo dục của bố mẹ đối với con cái cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, thói quen, nếp sống của trẻ ngay từ bé.
Như tục ngữ vẫn có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. chính vì vậy nếu trẻ sống trong môi trường gia đình có bố mẹ có phương pháp giáo dục không tốt cũng rất dễ xa vào TNXH.
Gia đình mất đi những giá trị truyền thống như lòng thủy chung, hiếu thảo, tình làng nghĩa xóm làm cho trẻ mất đi những chuẩn mực để noi theo.
Thêm một lý do nữa từ phía gia đình là do điều kiện kinh tế gia đình yếu kém, hoặc có hoàn cảnh éo le. Khiến trẻ bi quan, chán nản nhiều khi rơi vào tình thế cùng quẫn, bí tiền dễ làm liều hoặc nảy sinh những ý đồ xấu như trộm cắp, chơi lô đề…. Hoặc do gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, hoặc quá chú tâm vào công việc, vào việc kiếm tiền, mà quên đi việc chăm sóc về mặt tinh thần cho con cái cũng là một trong những lý do khiến trẻ xa vào TNXH.
1.3.3. yếu tố xã hội
Sự gia tăng dân số dẫn đến đất chật, người đông, thiếu việc làm, dư thừa lao động xuất hiện các TNXH như là trộm cắp, cướp giật. Tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng cũng kéo theo sự gia tăng các TNXH ngày một nhiều hơn.
Các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta trên các phương diện khác nhau như tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, tác động xấu đến tư tưởng con người kéo theo TNXH như mại dâm, ma túy…
Mặt khác do kỷ cương pháp luật không nghiêm dẫn đến nhiều tiêu cực trong xã hội, các tệ nạn phát triển tràn lan dưới nhiều hình thức, mức độ và tính chất khác nhau, khó phát hiện triệt tiêu.
Trong xã hội luôn đầy rẫy những gương mù, gương xấu như gian tham, giả dối, lừa đảo, trục lợi, cầu danh. Trật tư từ trong gia đình, học đường, xã hội bị đảo lộn do kỳ thị bè phái, tham danh, lợi, nhiều bất công và chênh lệch trong xã hội gây tâm lý bất ổn, chán nản cho giới trẻ.
Hơn thế nữa các cơ quan chức năng không quản lý chặt chẽ, không kiểm soát và không có giải pháp ngăn chặn từ gốc rễ các tệ nạn. Chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường cũng kéo theo các TNXH xuất hiện. Sống trong môi trường như thế nếu mỗi người chúng ta không đủ bản lĩnh thì việc xa vào các TNXH là điều khó tránh khỏi.
1.3.4. yếu tố nhà trường
Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách mỗi người ngay từ nhỏ. Tuy nhiên nhiều nơi nhà trường có những yếu kém, sai lầm góp phần làm gia tăng những TNXh trong học sinh, sinh viên. Cụ thể là:
Các tổ chức đoàn, hội, đội chưa thật sự là nơi để các thành viên trao đổi tâm tư, nguyện vọng hoàn thiện bản thân.
Kỷ luật của nhà trường, đoàn hội, đội còn lơ là, lỏng lẻo không có chiều sâu về nội dung và cả hình thức.
Quá nặng nề về thành tích, ít quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên, lẩn tránh những vấn đề gai góc hiện nay như hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh với các TNXH (ma túy, mại dâm, cờ bạc…). Điều này dẫn đến các hoạt động tiêu cực (tụ tập, chơi bời), từ đó sẽ dẫn đến các em dễ xa vào TNXH.
Thiếu giáo dục toàn diện, có chiều sâu dẫn đến học sinh, sinh viên sa sút về phẩm chất và lối sống và vi phạm pháp luật.
Thiếu phong trào hoạt động lành mạnh, ít tổ chức giao lưa văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên. Vì vậy học sinh, sinh viên tìm đến các hoạt động chơi bời sa đọa khác dẫn đến sa vào TNXH.
Học mà không thấy tương lai khiến sinh viên dễ chán nản, lơ là việc học, dễ xa vào các TNXH.
1.4. Các tiêu chí đánh giá thái độ
Để nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên Tâm lý (QTNS) trường ĐHHĐ đối với các tệ nạn xã hội chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên ba mặt đó là nhận thức, thái đô, hành vi.
1.4.1. Thang đánh giá
Mặt nhận thức: 3đ.
Tiêu chí đánh giá: Nhận thức đúng, đầy đủ
Thang điểm:
- Nhận thức đúng, đầy đủ: 3đ
- Nhận thức đúng, chưa đầy đủ: 2đ
- Nhận thức chưa đúng: 1đ
Mặt thái độ: 3đ
Tiêu chí đánh giá: Thái độ đúng đắn, hợp tình, hợp lý.
Thang điểm:
- Thái độ đúng đắn, hợp tình, hợp lý: 3đ
- Thái độ đúng đắn, nhưng chưa hợp tình, hợp lý: 2đ
- Thái độ chưa đúng đắn: 1đ
Mặt hành vi:
Tiêu chí đánh giá: Tích cực, đúng, hợp lý.
Thang điểm
- Tích cực: 3đ
- Bình thường: 2đ
- Không tham gia: 1đ
1.4.2. Các mức độ đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi
Tốt: 2,5→3đ
Khá: 2,0 → 2,49đ
TB: Dưới 1,7→2,0
Kết luận chương 1:
Vấn đề TNXH là vấn đề nổi cộm, nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay. Đấu tranh PCTNXH là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay. TNXH đã xâm nhập và len lỏi vào mọi ngóc ngách, ngõ hẻm và cả vào giới học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục từng bước nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho sinh viên trước vấn đề TNXH nhằm góp phần thiết thực vào công tác PCTNXH.
Song việc thực hiện điều đó không phải đơn giản và dễ thực hiện. Nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường, cũng như tính tích cực, ý thức của chính học sinh, sinh viên mới mong có hiệu quả.
Chính vì thế nhóm chúng tôi nghiên cứu về vấn đề “thái độ của sinh viên Tâm lý học – QTNS, trường Đại học Hồng Đức nhằm đề xuất một số kiến nghị thiết thực góp phần nâng cao ý thức, thái độ của sinh viên đối với vấn đề TNXH.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Vài nét về trường Đại học Hồng Đức.
Đại học Hồng Đức là một trường Đại Học địa phương trực thuộc sự tham mưu và giúp đỡ cuả Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Trường được thành lập theo quyết định số 799/TTG ngày 24/9/1997 của thủ tướng chính phủ. Từ khi thành lập đến nay, trường đã đào tạo và cung cấp cho tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung một đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực và phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa và xu thế hội nhập.
Hiện nay nhà trường có hai cơ sở đào tạo. Cơ sở 1 tại cầu Quán Nam phường Đông Vệ, Thành Phố Thanh Hóa. Cơ sở 2 tại phường Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa.
2.2. Bộ môn Tâm lý – Giáo dục và sinh viên Tâm lý học (QTNS).
Bộ môn Tâm lý – Giáo dục là đơn vị trực thuộc ban giám hiệu, tham mưu và giúp Hiệu trưởng về đào tạo các môn học được phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
Bộ môn được thành lập từ năm 2007, tới nay bộ môn có khoảng 350 sinh viên đang theo học.
Sinh viên k11, k12, k13, k14 là những sinh viên đang học năm thứ tư, năm thứ ba, năm thứ hai, và năm thứ nhất của khoa thuộc chuyên ngành quản trị nhân sự.
2.3. Thực trạng thái độ của sinh viên Tâm lý Học quản trị nhân sự đối với vấn đề tệ nạn xã hội.
Sau quá trình điều tra nghiên cứu về thái độ của sinh viên Tâm lý học (QTNS), trường Đại học Hồng Đức với vấn đề tệ nạn xã hội. Chúng tôi đã thu được một số tài liệu về thực trạng như sau:
2.3.1.Nhận thức của sinh viên về vấn đề tệ nạn xã hội.
2.3.1.1. Nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức của con người khiến người ta lao vào con đường phạm pháp gây vi phạm đạo đức và pháp luật, để lại hậu quả xấu cho con người và đời sống xã hội. Chính vì vậy mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng
của tệ nạn xã hội đối với cá nhân, gia đình, xã hội từ đó mới có thái độ đúng đắn trước vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay nói chung và đối với việc tham gia công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng.
Nghiên cứu về vấn đề này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Theo bạn Tệ nạn xã hội ảnh hưởng ở mức độ như thế nào đến sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội. Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với lựa chọn của bạn.”
Qua điều tra, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của TNXH đến cá nhân, gia đình, xã hội.
Mức độ
Khối
Lớp
Rất xấu
Xấu
Bình thường
Thứ bậc
SL
Điểm
SL
Điểm
SL
Điểm
K11
60
180
16
32
4
4
2,7
1
K12
75
225
23
46
7
7
2,68
2
K13
55
165
20
40
5
5
2,62
3
K14
24
72
10
20
6
6
2,45
4
Chung: 2.6
Nhận xét:
Thông qua kết quả điều tra, và từ bảng số liệu nêu trên cũng như căn cứ vào tiêu chí đánh giá mặt nhận thức, các mức độ đánh giá mặt nhận thức của sinh viên như đã nêu ở mục trước, chúng tôi thấy rằng nhìn chung sinh viên có nhận thức tương đối đúng đắn về ảnh hưởng cuả TNXH đến sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội. Điểm trung bình cả 4 khối lớp về mặt nhận thức đạt 2,6 điểm so với điếm tối đa là 3 điểm.
Xét về mặt nhận thức của từng khối lớp thì ta có thể thấy rõ rằng nhóm sinh viên k11 nhận thức về ảnh hưởng của TNXH là cao nhất đây là điểm số tương đối cao, các nhóm sinh viên còn lại bao gồm sinh viên K12, K13, K14 cũng có bình về mặt nhận thức về ảnh hưởng của TNXH tương đối tốt, với điểm trung bình lần lượt là 2,68, 2,62. Điều này chứng tỏ sinh viên Tâm lý học có nhận thức khá tốt về ảnh hưởng của TNXH. Chỉ có sinh viên K14 là nhận thức ở mức độ khá.
Lý giải về điều này chúng ta có thể thấy ngay rằng nhóm sinh viên k11 là nhóm sinh viên có nhận thức khá rõ, và đúng đắn nhất do họ có sự cọ xát về xã hội nhiều hơn, có kinh nghiệm, kiến thức nhiều hơn về các vấn đề nói chung và về TNXH nói riêng so với khóa dưới. Còn nhóm sinh viên k14 đạt mức độ nhận thức thấp nhất, mới ở mức độ khá do các em còn yếu kém về mặt kiến thức, cũng như kinh nghiệm so với những người đi trước.
2.3.1.2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của công tác phòng chống TNXH.
Công tác phòng chống TNXH là một hoạt động có ý nghĩa và có vai trò vô cùng quan trọng trong mặt trận đấu tranh đẩy lùi TNXH nói chung, nhưng liệu rằng các bạn sinh viên có thật sự nhận thức được tầm quan trọng của nó ?.
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã tiến hành điều tra 300 sinh viên Tâm lý học – QTNS, trường Đại học Hồng Đức với câu hỏi: “Theo bạn công tác phòng chống TNXH có vai trò như thế nào trong mặt trận đấu tranh đẩy lùi TNXH nói chung. Khoanh tròn vào đáp án phù hợp với ý kiến của bạn”. Qua điều tra chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về vai trò của công tác phòng chống TNXH.
Mức độ
Vai trò
Khối
Lớp
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Thứ bậc
SL
Điểm
SL
Điểm
SL
Điểm
K11
70
210
17
34
3
3
2,74
1
K12
74
222
19
38
7
7
2,67
2
K13
46
138
24
42
10
10
2,45
3
K14
21
63
14
28
5
5
2,4
4
Chung: 2,56
Nhận xét:
Từ kết quả điều tra và bảng số liệu ta ta thấy rằng nhìn chung sinh viên tâm lý học – QTNS có nhận thức tương đối rõ ràng, đúng đắn về vai trò của công tác phòng chống TNXH. Biểu hiện cụ thể là tổng điểm về mặt nhận thức của sinh viên là 2,56 so với mức điểm tối đa là 3 điểm.
Trong đó sinh viên K11 đạt điểm trung bình nhận thức về vai trò của công tác phòng chống TNXH ở mức cao nhất là 2,74 điểm, sinh viên k12 đạt mức độ nhận thức cao xếp thứ hai với số điểm trung bình là 2,67 điểm. Sinh viên K13 và K14 đạt mức độ nhận thức về vai trò của công tác phòng chống TNXH ở mức độ khá với mức điểm trung bình lần lượt là: 2,45 và 2,4
Có thể nói nhận thức của sinh viên về vai trò của công tác phòng chống TNXH rất quan trọng. bởi đây là một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, nhưng chỉ khi sinh viên thấy rõ được vai trò của nó thì mới có cơ sở để có thái độ tích cực đối với hoạt động này. Nhưng giữa mặt nhận thức và thái độ không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhau, để tìm hiểu kỹ vấn đề này, bên cạnh điều tra về mặt nhận thức thì vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề thái độ của sinh viên đối với vấn đề TNXH. chúng tôi đã tiến hành điều tra vấn đề này và kết quả thu được như sau:
2.3.2. Thái độ của sinh viên Tâm lý học – QTNS trường Đại học Hồng Đức đối với vấn đề TNXH.
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Khi phát hiện các đối tượng đang thực hiện hành vi được xem là TNXH thì bạn cảm thấy thế nào. Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với sự lựa chọn của bạn. Qua điều tra, quan sát chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Thái độ của sinh viên trước hiện tượng mọi người mắc vào TNXH
Thái độ
Đối tượng
Rất bực tức
Bực tức
Dửng dưng
SL
%
SL
%
SL
%
Người thân
175
58,3
100
33,3
25
8,4
Bạn thân
127
42,3
93
31,0
80
26,7
Bạn cùng lớp
75
25,0
125
41,6
100
33,3
Người quen
63
21,0
76
25,3
161
53,7
Người khác
16
5,3
21
7,0
263
87,7
Nhận xét:
Thông qua kết quả điều tra, bảng số liệu kết hợp với phương pháp quan sát và phương pháp trò chuyện chúng tôi thấy rằng thái độ của sinh viên đối với vấn đề TNXH chưa thật sự đúng đắn và nhất quán, thái độ của sinh viên thể hiện còn tùy vào đối tượng mắc TNXH, cụ thể là:
Đối với trường hợp sinh viên có người thân mắc phải TNXH thì có 175/300 sinh viên lựa chọn thái độ là rất bực tức, chiếm 58,3%, và 100/300 sinh viên có thái độ bực tức, chiếm 33,3%. Chỉ có khoảng 8,4% sinh viên cảm thấy bình thường trước hiện tượng này. Như vậy có thể thấy kh người thân mắc vào TNXH sinh viên có thái độ rất nghiêm túc và đúng đắn.
Tiếp đó là đối với bạn thân, thì có 127/300 sinh viên, chiếm 42,3% sinh viên trả lời là có thái độ rất bực tức, và 93/300 sinh viên chiếm 31%sinh viên có thái độ bực tức khi bạn thân mình mắc vào TNXH. đây là hai đối tượng mà sinh viên có thái độ nghiêm túc, đúng đắn nhất.
Nhưng mặt khác nhiều sinh viên tỏ ra thờ ơ khi thấy bạn bè và người xung quanh mắc vào TNXH. Họ cảm thấy rất bình thường khi bắt gặp các hiện tượng TNXH. Vì họ cho rằng đố không phải là việc của mình, không liên quan đến mình, hay sống theo tư tưởng việc ai nấy làm. Chỉ có một số lượng không nhiều sinh viên cảm thấy bực tức khi bắt gặp các hiện tượng TNXH với người quen, người xung quanh. Đối với người xung quanh chỉ có 16/300 sinh viên tỏ thái độ bực tức, chiếm 5,3%.
Thực trạng nói trên đặt ra vấn đề mà khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bởi lẽ thanh niên nói chung, HSSV nói riêng là một lực lượng hùng hậu, quan trọng trong nhiều hoạt động nói chung và trong công tác PCTNXH thì lực lượng sinh viên cũng có vai trò rất quan trọng trong công tác này. Tuy nhiên để họ thực sự có thể phát huy được vai trò của mình thì trước hết không chỉ đòi hỏi về mặt nhận thức của họ phải đúng đắn đầy đủ về vấn đề TNXH mà còn cần lòng nhiệt huyết hay nói đúng hơn chính là thái độ đúng đắn của họ đối với vấn đề này.
Đến đây có lẽ phần nào ta cũng trả lời được câu hỏi ta đã đặt ra ở phần trước. Đó là, nhận thức và thái độ có phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận, cũng tương xứng với nhau ?. Sự thật thì không phải như vậy. Qua điều tra đã cho chúng ta thấy rằng sinh viên ta có nhận thức tương đối tốt về vấn đề TNXH nhưng thái độ đối với nó chưa thật sự đúng đắn. Thêm một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là tại sao sinh viên có nhận thức tương đối rõ ràng như vậy mà thái độ của họ lại như thế. Phải chăng những ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động tới tâm lý, thái độ của sinh viên. Sinh viên ngày nay dường như sống vô cảm, thờ ơ trước những hiện tượng xấu xảy ra trước mặt mình, tiêu biểu là các hiện tượng TNXH. Nhiều người luôn cho rằng việc không liên quan đến mình thì tốt nhất không nên bận tâm. Lối sống và suy nghĩ này là một điều hết sức nguy hại. Nó cho thấy bộ phận những người này chỉ biết nghĩ về mình, về cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến tương lai. Hay nói dễ hiểu hơn việc sinh viên thờ ở với những hiện tượng TNXH đã và đang diễn ra xung quanh mình chính là một hiểm họa cho mỗi người. Vậy phải làm sao cho sinh viên có thái độ đúng đắn hơn về vấn đề này ?. Đây chính là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhóm nghiên cứu.
Bên cạnh nhận thức, và thái độ của sinh viên trước vấn đề TNXH thì để có kết luận khách quan về vấn đề nghiên cứu chúng tôi đã tiếp tục tìm hiểu về biểu hiện hành vi của sinh viên Tâm lý học – QTNS trường Đại học Hồng Đức trước vấn đề TNXH. Bởi trong cấu trúc của thái độ như chúng tôi đã nêu ở phần đầu, thì hành vi cũng là một phần rất quan trọng. Hay có thể nói muốn đánh giá thái độ thì ta có thể thông qua hành vi, vì hành vi chính là sự biểu hiện thái độ. Sau đây là những kết quả mà chúng tôi đã thu thập được qua quá trình nghiên cứu.
2.3.3. Biểu hiện hành vi của sinh viên Tâm lý học – QTNS trường Đại học Hồng Đức đối với vấn đề TNXH.
2.3.3.1. Mức độ tích cực tham gia các HĐ phòng chống TNXH của sinh viên.
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: Bạn hãy cho biết mức độ tích cực khi tham gia các HĐPC TNXH của mình. Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với sự lựa chọn của mình.
Qua điều tra, kết hợp với phương pháp thống kê toán học trong xử lý số liệu chúng tôi đã thu được kết quả như sau
Bảng 4: Mức độ tích cực tham gia các hoạt động phòng chống TNXH của sinh viên
Mức độ tham gia
Các hoạt động
Tích cực
Bình thường
Không tham gia
Thứ bậc
SL
Điểm
SL
Điểm
SL
Điểm
Cuộc thi tìm hiểu về vấn đề TNXH
85
255
176
352
39
39
2,15
3
Phong trào nói không với TNXH trong học đường
170
510
121
242
9
9
2,64
1
Diễn đàn bàn về vấn đề TNXH
90
270
102
204
90
90
2,0
5
Thiết kế tờ rơi có nội dung tuyên truyền phòng chống TNXH
76
228
105
210
119
119
1,86
6
Phối hợp với địa phương trong công tác phòng chống TNXH
95
285
130
260
75
75
2,1
4
Các hoạt động phòng chống TNXH do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức
130
390
141
282
29
29
2,34
2
Chung:
2,19
Nhận xét:
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy sinh viên đạt mức độ tích cực ở mức khá trong việc tham gia các hoạt động PCTNXH, với điểm trung bình cộng = 2,19, so với điểm tối đa là 3đ theo thang điểm và mức độ đánh giá đã cho từ trước. Cụ thể:
Trong tất cả các hoạt động nêu trên thì ở hoạt động phong trào nói không với TNXH trong học đường thu hút sinh viên tham gia ở mức độ tích cực cao nhất. Có 170/300 sinh viên lựa chọn tham gia ở mức độ tích cực, và 121/300 sinh viên tham gia ở mức độ bình thường, có 9/300 sinh viên trả lời là không tham gia. Ở hoạt động này đạt mức điểm = 2,64 so với điểm tối đa là 3 điểm, chứng tỏ mức độ tích cực của sinh viên trong hoạt động này tương đối cao. Hoạt động tiếp theo thu hút học sinh tham gia ở mức độ tích cực xếp thứ hai là: các hoạt động do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức, với =2,34. Tuy nhiên căn cứ theo tiêu chí đánh giá đã đưa ra thì hoạt động này cũng chỉ đạt mức độ khá tốt so với điểm tối đa là 3đ. Đây chính là một vấn đề gây nhiều băn khoăn cho nhóm nghiên cứu. Bởi vậy bên cạnh kết quả điều tra chúng tôi đã tiến hành trò chuyện với các sinh viên để tìm hiểu nguyên nhân thì nhận được một số câu trả lời rằng: các hoạt động, phong trào PCTNXH do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức chưa thật sự phong phú về nội dung, hình thức, và nhiều sinh viên không có điều kiện để tham gia đầy đủ các phong trào như các cuộc thi thường giới hạn số lượng thí sinh tham gia… chính vì vậy các phong trào của nhà trường, đoàn, hội tổ chức thu hút được sinh viên tham gia ở mức độ tích cực cao nhất.
Hoạt động ít thu hút sinh viên tham gia ở mức độ tích cực thấp nhất là hoạt động thi thiết kế tờ rơi có nội dung PCTNXH. Với = 1,86.
Nhìn chung các hoạt động PCTNXH có thu hút được sinh viên tham gia ở mức độ tích cực nhất định nhưng chưa phải là cao nhất. chính vì vậy cần có biện phap góp phần nâng cao tính tích cực cho sinh viên trong việc tham gia các hoạt động PCTNXH.
2.3.3.2. Tính tích cực của sinh viên trong việc phát hiện các hành vi TNXH
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Khi bắt gặp các hiện tượng TNXH dưới đây bạn sẽ làm gì. Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với lựa chọn của bạn.
Bảng 5: Tính tích cực của sinh viên trong việc phát hiện hành vi TNXH
STT
Biểu hiện
Hành vi
Loại
Tệ nạn
Trực tiếp góp ý với đối tượng vi phạm
Báo cáo với cơ quan công an
Coi như không hay biết
SL
%
SL
%
SL
%
1
Ma túy
56
18,7
11
3,7
233
77,6
2
Mại dâm
60
20
42
14
198
66
3
Lô đề
34
11,3
26
8,7
240
80
4
Cờ bạc
55
18,3
31
10,3
214
71,4
5
Sống thử
5
1,7
0
0
295
98,3
6
Cá độ bóng đá
77
25,7
33
11
190
63,3
7
Bạo hành
146
48,6
98
32,7
56
18,7
8
Mê tín dị đoan
60
20,0
7,0
2,3
233
77,7
Nhận xét:
Thông qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng bên cạnh những sinh viên có hành vi đúng đắn thì nhiều sinh viên chưa có hành vi thật sự đúng đắn khi phát hiện các hành vi TNXH.
Cụ thể là chỉ có 56/300 sinh viên khi phát hiện TN ma túy sẽ lựa chọn phương án trực tiếp góp ý với đối tượng vi phạm về hiện tượng này, chiếm tỉ lệ 18,7%, 11/300 người lựa chọn là báo cáo chiếm tỉ lệ là 3,7% và có tới 233/300 sinh viên, chiếm 77,6% sinh viên lựa chọn phương án là không biết gì.
Đối với TN mại dâm: có 60/300 sinh viên, chiếm 20% sinh viên lựa chọn phương án trực tiếp góp ý với đối tượng vi phạm. 42/300 sinh viên, chiếm 14,0% lựa chọn phương án là báo cáo. Và có tới 198/300 sinh viên, chiếm 66% sinh viên lựa chọn phương án là coi như không hay biết gì khi phát hiện TN mại dâm.
Đối với TN lô đề, thì số lượng sinh viên lựa chọn phương án báo cáo và lập tức báo cáo là rất ít. Nhưng lại có tới 80% sinh viên, với 240 sinh viên lựa chọn phương án là không hay biết gì.
Căn cứ vào bảng số liệu ta cũng thấy rằng chỉ đối với TN bạo hành là có số người lựa chọn phương án trực tiếp góp ý với đối tượng vi phạm nhiều nhất với tỉ lệ 146/300 sinh viên, chiếm 48,6% sinh viên. Và 98/300 sinh viên lựa chọn phương án báo cáo ngay lập tức.
Các TN cờ bạc, cá độ bóng đá, mê tín dị đoan cũng có ít sinh viên lựa chọn các phương Trực tiếp góp ý với đối tượng vi phạm hoặc báo cáo ngay lập tức.
Đặc biệt đối với TN sống thử thì số lượng sinh viên lựa chọn 2 phương án đầu cực kỳ thấp. Chỉ có 5/300 sinh viên, chiếm 1,7% sinh viên lựa chọn phương án trực tiếp góp ý với đối tượng vi phạm. Lý giải về điều này, nhiều sinh viên cho biết sống thử là quền riêng tư của mỗi người, và không dại gì xía vào việc của họ. Mà thông qua thâm nhập, tìm hiểu thực tế nhóm chúng tôi được biết có không ít cặp đôi sống thử như vợ chồng, mặc dù chưa kết hôn. Bộ phận này bao gồm những công nhân, người đi làm sống xa nhà, và cũng có một bộ phận không nhỏ là sinh viên. Nhưng cho đến nay hiện tượng này không những bị loại bỏ mà ngày càng trở thành một xu thế của giới trẻ hiện nay. Đây cũng là một điều đáng để cho chúng ta suy ngĩ
Còn đối với các TNXH khác có ít sinh viên lựa chọn 2 phương án đầu chúng tôi cũng đã trao đổi trực tiếp với họ, và được họ cho biết rằng: “các hoạt động đó người ta tổ chức lớn và bí mật lắm, có bảo kê…mình báo cáo nhỡ họ biết thì nguy hiểm lắm…”
Trước những câu trả lời như thế chúng tôi không bất ngờ nhưng lại thấy buồn vì suy nghĩ và hành động của nhiều sinh viên. Bởi lẽ nếu tất cả mọi người luôn như vậy thì xã hội này sẽ như thế nào?, liệu rằng công cuộc đấu tranh đẩy lùi tội phạm TNXH có thật sự có hiệu quả nếu chỉ dưạ vào lực lượng cán bộ, công an nhân dân…
Từ bảng số liệu và những điều trên ta có thể kết luận rằng một bộ phận lớn sinh viên có thái độ, hành vi chưa thực sự đúng đắn khi phát hiện các hành vi TNXH. Đây là điều đáng trách và đáng lên án. Đã đến lúc chúng ta phải có những biện pháp điều chỉnh giúp sinh viên phát huy tinh thần trách nhiệm của chính mình trong công cuộc đấu tranh đẩy lùi tội phạm TNXH.
Nhưng muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, con đường dẫn đến TNXH.
2.4. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
Bên cạnh việc tìm hiểu, đọc tài liệu, thu thập các thông tin… để có thể nêu khái quát một số những nguyên nhân cơ bản khiến sinh viên sa vào TNXH, cũng như thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến tệ nạn xã hội như đã nêu ở phần cơ sở lý luận chúng tôi còn sử sụng bảng hỏi để lấy ý kiến sinh viên tâm lý học – QTNS về nguyên nhân nào được xem là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến tệ nạn xã hội.
Nghiên cứu vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi: C¸c yÕu tè díi ®©y cã ¶nh hëng ®Õn TNXH. B¹n vui lßng cho ý kiÕn cña m×nh vÒ møc ®é ¶nh hëng cña c¸c yÕu tè ®ã b»ng c¸ch ®¸nh dÊu X vµo « trèng phï hîp víi ý kiÕn cña b¹n.
Qua kết quả điều tra và việc xử lý số liệu bằng phương pháp toán thống kê chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 6: Các yÕu tè ¶nh hëng ®Õn TNXH
Nguyên nhân
Ảnh hëng
Ph©n v©n
Kh«ng ¶nh hëng
Thứ bậc
SL
Điểm
SL
Điểm
SL
Điểm
Do lối sống buông thả của b¶n th©n
175
3
30
2
95
1
2,27
1
Môi trường sống quá phức tạp
49
3
76
2
175
1
1,58
3
Bạn bè rủ rê, lôi kéo
19
3
31
2
250
1
1,23
5
Gia đình chưa quan tâm đúng mức
124
3
93
2
83
1
2,14
2
Xã hội chưa thật sự khắt khe
75
3
48
2
177
1
1,66
4
Nhận thức của c¸ nh©n về tệ nạn xã hội còn hạn chế
12
3
27
2
261
1
1,17
6
Nhận xét:
Thông qua việc tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân như đã nêu ở trên, cùng với kết quả bảng số liệu từ việc điều tra chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ¶nh hëng ®Õn TNXH. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân từ phía cá nhân, từ phía gia đình, xã hội.... Nhưng theo ý kiến của sinh viên cho biết thì nguyên nhân cơ bản nhất là do lối sèng bu«ng th¶ cña chÝnh b¶n th©n mçi c¸ nh©n, tiếp đó là do gia đình chưa quan tâm đúng mức. §ây là hai nhóm nguyên nhân có nhiều sinh viên lựa chọn nhất, nguyên nhân do lối sống buông thả của chính cá nhân có tỉ lệ là 175/300 sinh viên tham gia trả lời, tiếp theo là do gia đình chưa quan tâm đúng mức với tỉ lệ: 124/300 sinh viên lựa chọn là có ảnh hưởng.
Cũng theo ý kiến của sinh viên thì nguyên nhân ít ảnh hưởng đến việc dÉn ®Õn TNXH là yếu tố nhận thức của sinh viên còn hạn chế, chỉ 12/300 sinh viên lựa chọn là có ảnh hưởng. Tiếp đó là yếu tố do bạn bè rủ rê, lôi kéo, có 19/300 sinh viên lựa chọn đây là yếu tố có ảnh hưởng dẫn đến TNXH.
Từ những số liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng các hiện tượng TNXH nảy sinh khá phức tạp, khó kiểm soát, ngăn chặn. Muốn ngăn chặn được nó thiết nghĩ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, xã hội, và yếu tố quan trọng nhất chính là ý thức tự giác, tự bảo vệ chính mình của mỗi c¸ nh©n.
Kết luận chương II
Tệ nạn xã hội có tác hại rất to lớn về nhiều mặt đối với đời sống xã hội, các tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay là: ma túy, mại dâm, cờ bạc,... đó là những tệ nạn có sức lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm, chính vì vậy, học sinh, sinh viên cần có thái độ đúng đắn trước vấn đề tệ nạn xã hội
Nhưng qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên chưa có thái độ đúng đắn trước các tệ nạn xã hội. Vì thế nhà trường cần có các biện pháp kịp thời để nâng cao nhận thức thái độ cho sinh viên về vấn đề tệ nạn xã hội, góp phần thiết thực vào công cuộc đấu tranh đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu thu đựoc chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Thái độ của sinh viên Tâm lý học – QTNS nói riêng và thái độ của sinh viên trường Đại học Hồng Đức nói chung đối với vấn đề TNXH hiện nay là một vấn đề tương đối bức thiết. Bởi trong chương trình giáo dục đại học hiện nay thì bên cạnh việc cung cấp tri thức, kiến thức về ngành nghề cho sinh viên thì việc trang bị cho sinh viên vốn kỹ năng, hiểu biết thực tiễn, khả năng ứng phó với những tình huống cụ thể trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Một trong những vấn đề đó là vấn đề TNXH.
Chúng ta đều biết TNXH là một vấn đề nhức nhối hiện nay, và nó cũng là nguyên nhân của sự bần cùng hoá gia đình, làm băng hoại sức khoẻ, đạo đức, nhân cách của con người, là căn bệnh nguy hiểm có sức cuốn hút mạh mẽ đến tầng lớp học sinh, sinh viên, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu họ không được giáo dục, định hướng đầy đủ thì rất dễ sa vào TNXH.
Mà điều đáng quan ngại nhất hiện nay là là đứng trước tình hình TNXH đang ngày càng gia tăng thì nhiều học sinh, sinh viên chưa thật sự có ý thức, thái độ đúng đắn đới với vấn đề TNXH. Và chưa thật sự tích cực trong công tác PCTNXH. Nhiều người còn lơ là và cho rằng đó không phải là việc của mình. Mà thực tế cho thấy TNXH là một vấn đề hết sức phức tạp, mà mỗi bản thân chúng ta nếu không có thái độ đúng đắn với nó thì rất khó đứng vững trước những cám dỗ của TNXH.
Hơn nữa vấn đề đấu tranh phòng chống TNXH là vấn đề chung của toàn xã hội hiện nay, mà trong đó lực lượng thanh thiếu niên, học sinh là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong công tác này. Chính vì vậy giáo dục ý thức thái độ cho sinh viên là điều hết sức cấp thiết.
Nhưng giáo dục như thế nào, thực hiện biện pháp nào để cho có hiệu quả thì không phải là điều đơn giản bởi lẽ một thức trạng đáng buồn hiên nay là: về mặt nhận thức sinh viên chúng ta có nhận thức tương đối khá rõ về vấn đề TNXH, ảnh hưởng của nó, cũng như vai trò của công tác PCTNXH. Nhưng họ lại chưa có thái độ đúng mực.
Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể giáo dục trong nhà trường để đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức thái độ cho sinh viên đối với hoạt động PCTNXH nhưng chưa thật sự hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhan dẫn đến sự chênh lệch về mặt nhận thức và thái độ, hành vi của sinh viên như: các phong trào của nhà trường chưa thật sự thu hút được sinh viên, sinh viên không có điều kiện để tham gia, cách thức tổ chức các hoạt động chưa hợp lý... tất cả những lý do trên phần nào ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề TNXH.
Để thực hiện có hiệu quả công tác PCTNXH và nâng cao ý thức thái độ của sinh viên đối với công tác này thiết nghĩ chúng ta phải có các biện pháp nhằm động viên, thuyết phục mọi người cùng tham gia vào công cuộc đấu tranh, bài trừ TNXH ra khỏi nhà trường, ra khỏi cộng đồng xã hội. Muốn thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, và học sinh, sinh viên.
2. Kiến nghị
2.1. KiÕn nghÞ ®èi víi x· héi.
Các cơ quan chức năng cÇn quản lý chặt chẽ, kiểm soát và có giải pháp ngăn chặn từ gốc rễ các tệ nạn. Kû c¬ng ph¸p luËt nhµ níc cÇn thËt sù nghiªm kh¾c vµ kh¾t khe h¬n ®èi víi c¸c hiÖn tîng TNXH.
2.2. KiÕn nghÞ ®èi víi nhµ trêng.
Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách mỗi người ngay từ nhỏ chÝnh v× vËy ban gi¸m hiÖu nhµ trêng, c¸c tæ chøc ®oµn thÓ gi¸o dôc trong nhµ trêng cÇn ®a ra nhiÒu niÖn ph¸p cô thÓ nh»m n©ng cao ý thøc th¸i ®é cho sinh viªn ®èi víi ho¹t ®éng PCTNXH.
Các tổ chức đoàn, hội, đội ph¶i thật sự là nơi để các thành viên trao đổi tâm tư, nguyện vọng hoàn thiện bản thân.
Kỷ luật của nhà trường, đoàn hội, đội ph¶i thËt sù nghiªm kh¾c vµ ph¶i quan tâm nhiÒu h¬n tới đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viênThiếu giáo dục toàn diện, có chiều sâu dẫn đến học sinh, sinh viên sa sút về phẩm chất và lối sống và vi phạm pháp luật.
Tæ chøc nhiÒu phong trào hoạt động lành mạnh, tổ chức giao lưu văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên.
2.3. KiÕn nghÞ ®èi víi khoa.
Các cán bộ lãnh đạo, quản lý khoa cần có những chỉ đạo cụ thể nghiêm túc đối với cán bộ giảng viên, cũng như HSSV trong vấn đề đấu tranh PCTNXH.
Các cán bộ giảng viên, bí thư, phó bí thư liên chi đoàn cần quản lý theo dõi sát xao hơn về tình hình TNXH trong sinh viên.
Chỉ đạo những biện pháp kịp thời, chủ động, tích cực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của TNXH đến sinh viên.
Làm tốt công tác tư tưởng chính trị cho sinh viên, khiến sinh viên ổn định tư tưởng học tập, yên tâm với nghề nghiệp, con đường đã lựa chọn.
Tổ chức nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa thiết thực liên quan đến công tác PCTNXH để thông qua đó góp phần nâng cao ý thức, thái độ cho sinh viên trước vấn đề TNXH.
Có biện pháp khuyến khích, động viên sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức.
Có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc với những sinh viên có hiện tượng mắc vào các TNXH, cũng như các HSSV chưa tích cực, hoặc không tham gia vào các hoạt động của trường, của khoa tổ chức.
2.4. KiÕn nghÞ ®èi víi sinh viªn.
Cần có ý thức tốt hơn nữa đối với vấn đề TNXH, và để làm được điều đó trước hết cần phải:
Học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, nhân cách để nâng cao nhận thức của mình trong mọi lĩnh vực nói chung và vấn đề tệ nạn xã hội nói riêng.
Nhìn nhận vấn đề tệ nạn xã hội một cách đúng đắn, khách quan và phải có thái độ nghiêm túc với nó.
Tích cực hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức.
Nâng cao ý thức tự bảo vệ mình tránh khỏi các tệ nạn xã hội
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.N. Lêônchiép. Hoạt động – giao tiếp – nhân cách. NXB giáo dục, Hà Nội, 1989
M.Reuchlin. Tâm lý học đại cương- tập I, II. NXB thế giới. Hà Nội 1995
Bộ giáo dục và đào tạo(2006), HIV/AIDS và giáo dục, UNAIDS – Hà Nội.
Bộ giáo dục và đào tạo (2004), nội dung cơ bản về phòng chống ma túy
Bộ giáo dục và đào tạo (1998), sổ tay công tác giáo dục phòng chống nhiễm HIV/AIDS, ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma túy- NXB giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và đào tạo (2005), tài liệu giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm cho HSSV các trường ĐH, CĐ và THCN, Hà Nội.
Các văn bản hướng dẫn về phòng, chống và kiểm soát ma túy
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy. Tâm lý học – tập I. NXB giáo dục, Hà Nội, 1995.
Trần Trọng Thủy (chủ biên). Bài tập thực hành Tâm lý học. NXB giáo dục, Hà Nội, 1990
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành. Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục, Hà Nội 1995.
Các trang mạng :
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho các bạn sinh viên)
Thanh niên – sinh viên là một bộ phận rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội. Và để thực hiện có hiệu quả công cuộc này đòi hỏi các bạn phải có ý thức, thái độ đấu tranh tích cực đối với vấn đề này. Hệ thống câu hỏi này nhằm tìm hiểu “thái độ” của sinh viên đối với vấn đề tệ nạn xã hội. Bạn hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Theo bạn tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội. đánh dấu X vào ô trống bạn cho là phù hợp.
STT
Ảnh hưởng
Xu hướng ảnh hưởng
Rất xấu
Xấu
Không ảnh hưởng
1
Đến cá nhân
2
Đến gia đình
3
Đến xã hội
Câu 2: “Theo bạn công tác phòng chống TNXH có vai trò như thế nào trong mặt trận đấu tranh đẩy lùi TNXH nói chung. khoanh tròn vào đáp án phù hợp với ý kiến của bạn
Rất quan trọng.
Quan trọng.
Không quan trọng.
Câu 3: Khi phát hiện các đối tượng đang thực hiện hành vi TNXH thì bạn cảm thấy thế nào. Hãy cho biết thái độ của bạn bằng cách đánh dấu X vào ô trống phù hợp với sự lựa chọn của bạn.
STT
Thái độ
Đối tượng
Rất bực tức
Bực tức
Dửng dưng
1
Người thân
2
Bạn thân
3
Người quen
4
Bạn cùng lớp
5
Người khác
Câu 4: Khi bắt gặp các hiện tượng TNXH dưới đây bạn sẽ làm gì. Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với lựa chọn của bạn.
STT
Biểu hiện
Hành vi
Loại
Tệ nạn
Trực tiếp góp ý với đối tượng
Báo cáo với cơ quan công an
Coi như không hay biết
1
Ma túy
2
Mại dâm
3
Lô đề
4
Cờ bạc
5
Sống thử
6
Cá độ bóng đá
7
Bạo hành
8
Mê tín dị đoan
Câu 5: Bạn hãy cho biết mức độ tích cực khi tham gia các HĐPC TNXH của mình. Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với sự lựa chọn của mình.
Mức độ tham gia
Các
hoạt động
Tích cực
Bình thường
Không tham gia
Cuộc thi tìm hiểu về vấn đề TNXH
Phong trào nói không với TNXH trong học đường
Diễn đàn bàn về vấn đề TNXH
Thiết kế tờ rơi có nội dung tuyên truyền phòng chống TNXH
Phối hợp với địa phương trong công tác phòng chống TNXH
Lên án, phản đối hoạt động ghi lô, đề
Các hoạt động phòng chống TNXH do đoàn trường, hội sinh viên tổ chức
Câu 6: C¸c yÕu tè díi ®©y cã ¶nh hëng ®Õn TNXH. B¹n vui lßng cho ý kiÕn cña m×nh vÒ møc ®é ¶nh hëng cña c¸c yÕu tè ®ã b»ng c¸ch ®¸nh dÊu X vµo « trèng phï hîp víi ý kiÕn cña b¹n.
Mức độ ảnh hưởng
Yếu tố
Ảnh hưởng
Phân vân
Không ảnh hưởng
Do lối sống buông thả của b¶n th©n
Môi trường sống quá phức tạp
Bạn bè rủ rê, lôi kéo
Gia đình chưa quan tâm đúng mức
Xã hội chưa thật sự khắt khe
Nhận thức của c¸ nh©n về tệ nạn xã hội còn hạn chế
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “thái độ của sinh viên ngành Tâm lý học – QTNS trường Đại học Hồng Đức đối với vấn đề tệ nạn xã hội”
Cấp dự thi: Cấp khoa.
Nhóm sinh viên thực hiện:
Danh sách nhóm
TT
Họ và tên
Lớp
Hình thức tham gia
1
Phạm Thị Thúy
K12B Tâm lý
Chủ nhiệm đề tài
2
Lương Thị Diệp
K12B Tâm lý
Thư ký đề tài
3
Lê Thị Thùy
K12B Tâm lý
Cộng tác viên
4
Phạm Thị Tâm
K12B Tâm lý
Cộng tác viên
5
Vũ Thị Thắm
K12B Tâm lý
Cộng tác viên
- Khoa: Tâm lý – giáo dục.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Thị Tâm
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2011 đến tháng 04/2012
Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức
Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa tâm lý – giáo dục.
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO
Kí hiệu, chữ viết tắt
Được hiểu là
TNXH
Tệ nạn xã hội
PCTNXH
Phòng chống tệ nạn xã hôi
TN
Tệ nạn
HSSV
Học sinh, sinh viên
QTNS
Quản trị nhân sự
HĐ
Hoạt động
Mục lục
Mục
Tên chương mục và tiểu mục
Trang
Thông tin chung về đề tài
Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt dùng trong báo cáo
Mục lục
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Nhiệm vụ nghiên cứu
4
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5
Giới hạn đề tài
6
Phương pháp nghiên cứu
7
Dự kiến cái mới của đề tài
Nội dung
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1
Trên thế giới
1.1.2
Ở Việt Nam
1.2
Một số khái niệm công cụ
1.2.1
Các vấn đề lý luận về thái độ
1.2.1.1
Định nghĩa về thái độ
1.2.1.2
Cấu trúc của thái độ
1.2.1.3
Đặc trưng của thái độ
1.2.1.4
Quan hệ của thái độ với các thuộc tính của nhân cách
1.2.2
Sinh viên
1.2.3
Tệ nạn xã hội
1.2.3.1
Định nghĩa
1.2.3.2
Các tệ nạn xã hội
1.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến tệ nạn xã hội
1.3.1
Thang đánh giá
1.3.2
Các mức độ đánh giá của mặt nhận thức, thái độ, hành vi
Kết luận chương I
Chương II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1
Vài nét về trường đại học Hồng Đức
2.2
Bộ môn tâm lý giáo dục và sinh viên tâm lý học (QTNS)
2.3
Thực trạng thái độ của sinh viên tâm lý học (QTNS) đối với vấn đề tệ nạn xã hội
2.3.1
Nhận thức của sinh viên về vấn đề TNXH
2.3.1.1
Nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của TNXH đối với sự phát triển cá nhân, gia đình và xã hội
2.3.1.2
Nhận thức của sinh viên về vai trò của công tác phòng chống TNXH
2.3.2
Thái độ của sinh viên tâm lý học (QTNS) trường đại học Hồng Đức đối với vấn đề TNXH
2.3.3
Biểu hiện hành vi của sinh viên tâm lý học (QTNS) trường đại học Hồng Đức đối với vấn đề TNXH
2.3.3.1
Mức độ tích cực tham gia các hoạt động phòng chống TNXH của sinh viên
2.3.3.2
Tính tích cực của sinh viên trong việc phát hiện các hành vi TNXH
2.4
Nguyên nhân dẫn đến TNXH
Kết luận chương 2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1
KẾT LUẬN
2
KIẾN NGHỊ
2.1
Đối với xã hội
2.2
Đối với nhà trường
2.3
Đối với khoa
2.4
Đối với sinh viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_khoa_hoc_thuy_hoanchih_1__3891.doc