Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; ý thức tự giác chưa cao, luật pháp chưa nghiêm; do thói quen .
Có nhiều hình thức tuyên truyền về luật giao thông có hiệu quả nhưng các bạn sinh viên đều cho rằng việc kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền là có hiệu quả nhất, tiếp đến là tăng người giám sát trên các tuyến đường, đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, lồng ghép vào các chương trình của Đoàn, Hội .
49 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4124 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mô tô, xe máy. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những điều kiện nhất định”.
Đây là khái niệm then chốt của đề tài, từ khái niệm này chúng tôi tiến hành tổ chức nghiên cứu tìm hiểu thái độ của sinh viên ở trường Đại học Tài chính – Marketing đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
1.3.2.3. Các mặt biểu hiện của thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông là một thuộc tính bên trong trọn vẹn của ý thức tự giác, tích cực của sinh viên đối với việc tìm hiểu, tuân thủ các quy định về nghĩa vụ và vai trò của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Hoặc những hành vi tiêu cực như không chấp hành, cố ý chống đối lại luật…..Chúng được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi tuân thủ và châp hành luật giao thông của sinh viên.
- Về mặt nhận thức: là quá trình các sinh viên tìm hiểu, học hỏi những kiến thức về các quy định của luật lệ giao thông đem lại cho mình những hiểu biết nhất định. Những hiểu biết đó có thể chính xác hoặc chưa chính xác nhưng điều quan trọng là phải có hiểu biết về nó và từ đó hình thành thái độ cho mình và những nhận thức đó thúc đẩy như thế nào đến hành vi của họ.
- Về mặt xúc cảm – tình cảm: thực hiện vai trò như là động cơ của hoạt động. Đối với việc chấp hành luật lệ giao thông thì nó được biểu hiện thông qua việc họ thể hiện cảm xúc ra sao và mức độ nào đối với việc chấp hành luật ( tích cực hay tiêu cực). Việc họ thể hiện những cảm xúc như vậy ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi của mình.
- Về mặt hành vi: Hành vi là sự biểu hiện ra bên ngoài thái độ của cá nhân với đối tượng, thông qua hành vi mà chúng ta đoán biết được đối tượng. Vì vậy thông qua những biểu hiện hành vi của sinh viên khi tham gia giao thông chúng ta có thể nhận biết được thái độ của họ khi tham gia giao thông. Trước những nhận thức về luật lệ giao thông như vậy thì họ thể hiện qua hành vi như thế nào? Có đồng nhất với nhận thức hay không.
1.3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
* Yếu tố môi trường: Môi trường là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hành vi của mọi người. Những khuôn mẫu, cách sống, cách sinh hoạt, hành vi tham gia giao thông của mọi người xung quanh có tác động rõ rệt đến cách nhìn nhận và hành vi của chủ thể. Đồng thời những yếu tố này có thể mang tính bền vững khó xóa bỏ.
* Yếu tố học tập: Học tập đóng vai trò quan trọng, con người học tập những tri thức khoa học đúng đắn, học tập các hành vi ứng xử của người khác nhằm ngày càng nâng cao khả năng nhận thức của mình, biến nó thành cái của mình.
* Yếu tố truyền thông (các phương tiện thông tin đại chúng): Sự tiếp cận của sinh viên với các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách báo, áp phích quảng cáo có nội dung liên quan đến an toàn giao thông như thế nào? Những nội dung tiếp thu được của họ là đúng hay sai…Những yếu tố này có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến thái độ tham gia giao thông của sinh viên. Vì vậy muốn thay đổi nhận thức thái độ của sinh viên thì việc tác động vào yếu tố truyền thông cũng mang hiệu quả rất lớn.
Ngoài ra còn có ảnh hưởng của các cơ chế tâm lý xã hội như:
Cơ chế bắt chước: Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Người ta bắt chước thái độ hành động của nhau và dần dần có thể hình thành nên thái độ của mình trước sự vật hiện tượng.
Cơ chế lây lan: Đây là một hiện tượng khi con người ở trong một nhóm xã hội nhất định, nó gắn liền với hiện tượng lan truyền các tình cảm, xúc cảm, khi con người hấp thụ các tình cảm, xúc cảm của người khác. Tương tự, khi ở trong một nhóm xã hội, nhiều người có thái độ phản đối lên án, có cảm xúc thì có thể lây lan cảm xúc sang người khác và họ cũng có thái độ như vậy.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề thái độ đối với việc chấp hành luật giao khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở khoa KTKT và QTKD trường Đại học Tài chính – Marketing, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Thái độ là một vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu đến nó, không chỉ những công trình nghiên cứu nổi tiếng của các nhà tâm lý học nước ngoài mà cả những nghiên cứu ở Việt Nam. Có nhiều định nghĩa khác nhau được trình bày và từng bước các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ cấu trúc, chức năng, cơ chế hình thành thái độ. Kết quả cho thấy “thái độ” là một vấn đề phức tạp, do đó có rất nhiều quan điểm khác nhau về thái độ. Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về thái độ, song phần lớn các nhà tâm lý học đều nhất trí với cấu trúc 3 thành phần của thái độ là nhận thức, xúc cảm, hành vi.
Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện cụ thể.
Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy là trạng thái tâm lý chủ quan của họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay tiêu cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những điều kiện nhất định.
- Nghiên cứu thái độ đối với việc chấp hành luật giao khi đi mô tô, xe máy của sinh viên từ đó có biện pháp hình thành thái độ tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY CỦA SINH VIÊN KHOA KTKT VÀ QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
2.1. Phân tích thái độ của sinh viên trong việc chấp hành luật giao thông:
2.1.1 TĐ chung của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy:
Nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy, chúng tôi kết hợp phương pháp điều tra viết đối với 306 sinh viên khoa KTKT và QTKD, lấy ý kiến đánh giá. Với tư cách là nhà nghiên cứu, tổng hợp ý kiến tự đánh giá của sinh viên theo tiêu chí thống nhất do chúng tôi xây dựng tại chương 2, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1: TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý chung)
Đánh giá của sinh viên
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhận thức
198
64.7
108
35.3
0
0
306
100
810
2.65
1
Tình cảm
185
60.5
114
37.3
7
2.2
306
100
790
2.58
2
Hành vi
161
52.6
144
47.1
1
0.3
306
100
772
2.52
3
Tổng hợp
166
54.3
139
45.4
1
0.3
306
100
777
2.54
Kết quả tại bảng 2.1 cho thấy: Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có thái độ tích cực và tương đối tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thì vẫn còn những sinh viên có thái độ chưa tích cực.
- Về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi):
+ Nhận thức xếp thứ hạng cao nhất với điểm trung bình là 2.65
+ Tình cảm xếp thứ hạng 2 (2.58 điểm)
+ Hành vi xếp thứ hạng thấp nhất (2.52 điểm)
- Về mức độ của thái độ:
+ Ở mức độ A: Nhận thức chiếm tỉ lệ cao nhất (64.7%) trong khi hành vi là 52.6%, xúc cảm, tình cảm chiếm 60.5%.
+ Ở mức độ B: Hành vi chiếm tỉ lệ cao nhất (47.1%), tình cảm là 37.3%, nhận thức thấp hơn với tỉ lệ là 35.3%.
+ Ở mức độ C: Tình cảm chiếm tỉ lệ cao nhất là 2.2%, hành vi là 0.3% và không có sinh viên nào xếp loại nhận thức ở mức độ này.
Như vậy, có thể nói mặc dù sinh viên đã có nhận thức tốt, có xúc cảm tình cảm tích cực nhưng chưa chuyển biến thành hành vi tích cực.
2.1.1.1. So sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy:
Bảng 2.2: Bảng so sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo khoa)
Khoa
Đánh giá của sinh viên
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
KTKT
Nhận thức
105
66
54
34
0
0
159
100
423
2.66
1
Tình cảm
101
63.5
52
32.7
6
3.8
159
100
413
2.59
2
Hành vi
84
52.8
75
47.2
0
0
159
100
402
2.53
3
Tổng hợp
91
57.2
68
42.8
0
0
159
100
409
2.57
QTKD
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhận thức
93
63.3
54
36.7
0
0
147
100
387
2.63
1
Tình cảm
84
57.1
62
42.2
1
0.7
147
100
377
2.56
2
Hành vi
77
52.4
69
46.9
1
0.7
147
100
370
2.52
3
Tổng hợp
75
51
71
48.3
1
0.7
147
100
368
2.50
Qua bảng 2.2: Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Tuy nhiên giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD vẫn có sự khác biệt, thái độ của sinh viên KTKT tích cực hơn sinh viên QTKD.
So sánh về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi) giữa khoa KTKT và QTKD cho thấy:
+ Nhận thức của sinh viên KTKT chiến tỉ lệ cao hơn so với sinh viên QTKD (2.66 so với 2.63)
+ Tình cảm của sinh viên KTKT cũng chiến tỉ lệ cao hơn so với sinh viên QTKD (2.59 so với 2.56)
+ Hành vi của sinh viên KTKT và sinh viên QTKD chiếm tỉ lệ ngang nhau lần lượt là 2.53 và 2.52.
2.1.1.2 So sánh TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới tính)
Bảng 2.3: Bảng so sánh TĐ của sinh viên nam khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới)
Khoa
SV
Các mặt của TĐ
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nam
Nhận thức
53
66.3
27
33.7
0
0
80
100
213
2.66
1
Tình cảm
49
61.3
30
37.5
1
1.2
80
100
208
2.60
2
Hành vi
40
50
39
48.8
1
1.2
80
100
199
2.49
3
Tổng hợp
39
48.8
40
50
1
1.2
80
100
198
2.48
KTKT
Nam
Nhận thức
49
65.3
26
34.7
0
0
75
100
199
2.65
1
Tình cảm
46
61.3
23
30.7
6
8
75
100
189
2.52
2
Hành vi
38
50.7
37
49.3
0
0
75
100
188
2.51
3
Tổng hợp
40
53.3
35
46.7
0
0
75
100
190
2.53
Qua bảng 2.3 cho thấy sinh viên nam của KTKT có thái độ tích cực hơn (53.3%) so với nam sinh viên của QTKD (48.8%). So sánh về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi) giữa nam sinh viên khoa KTKT và QTKD cho thấy:
+ Nhận thức của sinh viên nam QTKD và nam KTKT chiếm tỉ lệ ngang nhau (2.66 so với 2.65)
+ Tình cảm của sinh viên nam QTKD cũng chiến tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nam KTKT (2.60 so với 2.52)
+ Tuy nhiên hành vi của nam sinh viên KTKT lại cao hơn nam sinh viên QTKD (2.51 so với 2.49).
Bảng 2.4: Bảng so sánh TĐ của sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới)
Khoa
SV
Các mặt của TĐ
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nữ
Nhận thức
40
59.7
27
40.3
0
0
67
100
174
2.59
1
Tình cảm
39
58.2
28
41.8
0
0
67
100
173
2.58
2
Hành vi
37
55.2
30
44.8
0
0
67
100
171
2.55
3
Tổng hợp
36
53.7
31
46.3
0
0
67
100
170
2.54
KTKT
Nữ
Nhận thức
56
66.7
28
33.3
0
0
84
100
224
2.67
1
Tình cảm
55
65.5
29
34.5
0
0
84
100
223
2.65
2
Hành vi
46
54.8
38
45.2
0
0
84
100
214
2.55
3
Tổng hợp
51
60.7
33
39.3
0
0
84
100
219
2.61
Qua bảng 2.4 cho thấy sinh viên nữ của KTKT có thái độ tích cực hơn (60.7%) so với nữ sinh viên của QTKD (53.7%). So sánh về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi) giữa nữ sinh viên khoa KTKT và QTKD cho thấy:
+ Nhận thức của sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ QTKD (2.67 so với 2.59)
+ Tình cảm của sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ QTKD (2.65 so với 2.58)
+ Tuy nhiên ở mặt hành vi thì giữa nữ sinh viên KTKT và nữ QTKD lại có sự giống nhau (2.55).
2.1.2. So sánh biểu hiện thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua các mặt
2.1.2.1 So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức
* Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo.
Việc sinh viên chấp hành đúng luật lệ giao thông khi tham gia giao thông (câu 1). Các loại giấy tờ cần có khi điểu khiển phương tiện (câu 5). Những quy định của luật giao thông (câu 8). Ý nghĩa của các loại biển báo (câu 11).
Bảng 2.5: Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức (Kết quả chung)
Nội dung nhận thức về:
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông
275
89.9
31
10.1
0
0
306
100
887
2.89
1
Luật giao thông
217
70.9
89
29.1
0
0
306
100
829
2.71
2
Tổng hợp các ý kiến
198
64.7
108
35.3
0
0
306
100
810
2.65
Qua bảng 2.5 ta nhận thấy:
- Đa số các bạn sinh viên khoa KTKT và QTKD khi được điều tra đạt mức độ nhận thức tốt (Loại A) và nhận thức khá (Loại B), có 64.7% sinh viên đạt mức loại A và 35.3% sinh viên đạt mức loại B. Trong các mặt nhận thức, sinh viên nhận thức tốt nhất sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông, tiếp đến là các quy định của luật, nhận thức về các loại giấy tờ phải mang theo và cuối cùng là ý nghĩa của các loại biên báo. (Xem bảng phụ lục 3.3)
* Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo.
Bảng 2.6. Bảng so sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo (Kết quả xử lí theo khoa).
Khoa
Nội dung nhận thức về:
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Sự cần thiết của việc chấp hành luật
127
86.4
20
13.6
0
0
147
100
421
2.86
1
Luật giao thông
98
66.7
49
33.3
0
0
147
100
392
2.67
2
KTKT
Sự cần thiết của việc chấp hành luật
148
93.1
11
6.9
0
0
159
100
466
2.93
1
Luật giao thông
119
74.8
40
25.2
0
0
159
100
437
2.75
2
Qua bảng 2.6 chúng tôi phân tích, thống kê về nhận thức của sinh viên khoa KTKT và QTKD, thu được kết quả sau:
- Nhận thức về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau thể hiện ở tỷ lệ sinh viên đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (93.1% so với 86.4%).
- Nhận thức về việc chấp hành các quy định của luật, giữa sinh viên khoa QTKD và khoa KTKT cũng có sự khác nhau thể hiện ở tỷ lệ sinh viên đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (74.8% so với 66.7%).
Như vậy, nghiên cứu TĐ của sinh viên khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua mặt nhận thức chúng tôi thấy: Đa số sinh viên có nhận thức rất tốt và tốt về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông khi đi xe máy, tuy nhiên sinh viên của khoa KTKT có nhận thức tốt hơn so với sinh viên khoa QTKD.
Bảng 2.7. So sánh thái độ của sinh viên nam đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3
Khoa
SV
Nội dung nhận thức về:
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nam
Sự cần thiết của việc chấp hành luật
66
82.5
14
17.5
0
0
80
100
226
2.8
1
Luật giao thông
56
70
24
30
0
0
80
100
216
2.7
2
KTKT
Nam
Sự cần thiết của việc chấp hành luật
69
92
6
8
0
0
75
100
219
2.92
1
Luật giao thông
54
72
21
28
0
0
75
100
204
2.72
2
Qua bảng 2.7 chúng tôi phân tích, thống kê về nhận thức của nam sinh viên khoa KTKT và QTKD, thu được kết quả sau:
- Nhận thức về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau thể hiện ở tỷ lệ sinh viên đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (92% so với 82.5%).
- Nhận thức về việc chấp hành các quy định của luật, giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD cũng có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau đó không quá lớn.
Như vậy, nghiên cứu TĐ của sinh viên nam khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua mặt nhận thức chúng tôi thấy: Đa số các bạn sinh viên nam có nhận thức tốt về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông khi đi xe máy, tuy nhiên thì các bạn nam của khoa KTKT có nhận thức tôt hơn so với nam khoa QTKD.
Bảng 2.8. So sánh thái độ của sinh viên nữ đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3
Khoa
SV
Nội dung nhận thức về:
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nữ
Sự cần thiết của việc chấp hành luật
61
91.1
6
8.9
0
0
67
100
195
2.91
1
Luật giao thông
42
62.7
25
37.3
0
0
67
100
176
2.63
2
KTKT
Nữ
Sự cần thiết của việc chấp hành luật
79
94.1
5
5.9
0
0
84
100
247
2.94
1
Luật giao thông
65
77.4
19
22.6
0
0
84
100
233
2.77
2
Qua bảng 2.8 chúng tôi phân tích, thống kê về nhận thức của nữ sinh viên khoa KTKT và QTKD, thu được kết quả sau:
- Nhận thức về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông giữa sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau nhưng không lớn, sinh viên nữ đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên của khoa QTKD (94.1% so với 91.1%).
- Nhận thức về việc chấp hành các quy định của luật, giữa sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD có sự khác nhau, thể hiện ở tỷ lệ sinh viên nữ đạt mức độ loại A (Nhận thức tốt) của khoa KTKT chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên nữ của khoa QTKD (77.4% so với 62.7%).
Như vậy, nghiên cứu TĐ của sinh viên nữ khoa KTKT và QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua mặt nhận thức chúng tôi thấy: Đa số các bạn sinh viên nữ có nhận thức tốt về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông khi đi xe máy, tuy nhiên thì các bạn nữ của khoa KTKT có nhận thức tôt hơn so với nữ khoa QTKD.
2.1.2.2 Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm
Khi tham gia giao thông mà bạn vi phạm luật giao thông (câu 3). Khi bạn thấy người khác vi phạm luật giao thông (câu 4). Khi bạn không mang theo giấy tờ xe (câu 6). Khi chở quá số người quy định (câu 9). Khi chứng kiến hành vi của người khác (câu 9). Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền luật gaio thông (câu 14).
Để tìm hiểu tình cảm của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy chúng tôi đã tìm hiểu các vấn đề sau: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy người khác vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi chở quá số người qui định, khi gặp hành vi của những người vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông.
Bảng 2.9. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả chung)
Xúc cảm, tình cảm
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khi mình vi phạm luật giao thông
218
71.2
87
28.4
1
0.4
306
100
829
2.71
3
Khi thấy người khác vi phạm
246
80.4
54
17.7
6
1.9
306
100
852
2.78
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền
285
93.1
21
6.9
0
0
306
100
897
2.93
1
Tổng hợp
185
60.5
114
37.3
7
2.2
306
100
790
2.58
* Qua bảng 2.9 , ta nhận thấy:
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi chính bản thân vi phạm luật giao thông: 2/3 số sinh viên được điều tra có xúc cảm, tình cảm tích cực khi bản thân vi phạm luật giao thông (71.2%). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên có xúc cảm tình cảm ít tích cực (28,4%), tiêu cực (0.4%)
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm luật giao thông: hơn 2/3 số sinh viên được điều tra có tình cảm tích cực khi thấy người khác vi phạm luật giao thông chiếm tỉ lệ là 80.4%, tình cảm ít tích cực chiếm tỉ lệ là 17.7%. Đặc biệt vẫn có 1.9% có xúc cảm tiêu cực khi thấy những người khác vi phạm luật.
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông: hầu hết các bạn sinh viên được điều tra có tình cảm tích cực, hào hứng khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông (93.1%). Tỉ lệ sinh viên có tình cảm ít tích cực - mang tâm trạng phải tham gia cho có phong trào chiếm 6.9%.
Bảng 2.10. So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo khoa)
Khoa
Xúc cảm, tình cảm
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Khi mình vi phạm luật giao thông
101
68.7
45
30.6
1
0.7
147
100
394
2.68
3
Khi thấy người khác vi phạm luật
111
75.5
31
21.1
5
3.4
147
100
400
2.72
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông
135
91.8
12
8.2
0
0
147
100
429
2.92
1
KTKT
Khi mình vi phạm luật giao thông
117
73.6
42
26.4
0
0
159
100
435
2.74
3
Khi thấy người khác vi phạm luật
135
84.9
23
14.5
1
0.6
159
100
452
2.84
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông
150
94.3
9
5.7
0
0
159
100
468
3.18
1
* Qua bảng 2.10, ta nhận thấy:
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông: giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực. Sinh viên KTKT có xúc cảm, tình cảm cao hơn sinh viên QTKD (73.6% so với 68.7%). Tình cảm ít tích cực và tiêu cực của sinh viên KTKT đều cao hơn sinh viên QTKD nhưng không đáng kể..
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm: giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch. Tình cảm tích cực của sinh viên KTKT cao hơn so với sinh viên QTKD (84.9% so với 75.5%), tuy nhiên tình cảm ít tích cực và tiêu cực của sinh viên QTKD lại cao hơn sinh viên KTKT.
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông giữa sinh viên QTKD và sinh viên KTKT cũng có sự chênh lệch về tỉ lệ tình cảm tích cực và tình cảm ít tích cực, tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn.
Bảng 2.11. So sánh thái độ của sinh viên nam đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3
Khoa
SV
Xúc cảm, tình cảm
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nam
Khi mình vi phạm luật giao thông
48
60
31
38.8
1
1.2
80
100
207
2.59
3
Khi thấy người khác vi phạm luật
57
71.3
18
22.5
5
6.2
80
100
212
2.65
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông
73
91.3
7
8.7
0
0
80
100
233
2.91
1
KTKT
Nam
Khi mình vi phạm luật giao thông
46
61.3
29
38.7
0
0
75
100
196
2.61
3
Khi thấy người khác vi phạm luật
59
78.7
15
20
1
1.3
75
100
208
2.77
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông
71
94.7
4
5.3
0
0
75
100
221
2.95
1
* Qua bảng 2.11, ta nhận thấy:
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên nam khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông: giữa sinh viên nam KTKT và sinh viên nam QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm nhưng ở mức không đáng kể.
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm: giữa sinh viên nam KTKT và sinh viên nam QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực nhưng ở mức không đáng kể, sinh viên nam KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nam QTKD (78.3% so với 71.3%).
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông giữa sinh viên nam KTKT và sinh viên nam QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực nhưng ở mức không lớn, sinh viên nam KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên QTKD (94.7% so với 91.3%).
Bảng 2.12. So sánh thái độ của sinh viên nữ đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm: khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông, khi thấy bạn của mình vi phạm, khi bạn không mang theo giấy tờ xe, khi gặp hành vi của những người khác vi phạm luật, khi bạn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới). Xem bảng phụ lục 3
Khoa
SV
Xúc cảm, tình cảm
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nữ
Khi mình vi phạm luật giao thông
53
79.1
14
20.9
0
0
67
100
187
2.79
3
Khi thấy người khác vi phạm luật
54
80.6
13
19.4
0
0
67
100
188
2.81
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông
62
92.5
5
7.5
0
0
67
100
196
2.93
1
KTKT
Nữ
Khi mình vi phạm luật giao thông
71
84.5
13
15.5
0
0
84
100
239
2.85
3
Khi thấy người khác vi phạm luật
76
90.5
8
9.5
0
0
84
100
244
2.90
2
Khi tham gia các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông
79
94.1
5
5.9
0
0
84
100
247
2.94
1
* Qua bảng 2.12, ta nhận thấy:
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên nữ khi bản thân các bạn vi phạm luật giao thông: giữa sinh viên nữ KTKT và sinh viên nữ QTKDcó sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực, ít tích cực, sinh viên nữ KTKT có xúc cảm, tình cảm cao hơn so với sinh viên QTKD (84.5% so với 79.1%).
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi thấy người khác vi phạm: giữa sinh viên nữ KTKT và sinh viên nữ QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực, sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nữ QTKD (90.5% so với 80.6%).
+ Xúc cảm, tình cảm của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông giữa sinh viên nữ KTKT và sinh viên nữ QTKD có sự chênh lệch xúc cảm, tình cảm tích cực nhưng ở mức không lớn, sinh viên nữ KTKT chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nữ QTKD (94.1% so với 92.5%).
2.1.2.3 Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi
Khi chứng kiến sinh viên vi phạm luật giao thông (câu 2). Khi bạn điều khiển mô tô, xe máy mà chở quá số người quy định (câu 8). Hành vi khi tham gia giao thông của bạn (câu 10). Biểu hiện của việc chấp hành các loại biển báo khi tham gia giao thông (câu 12).
* Biểu hiện thái độ tham gia giao thông của sinh viên khoa KTKT và QTKD kết quả chung, so sánh theo khoa, theo giới
Bảng 2.13. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi vi phạm luật giao thông, khi bạn chở quá số người qui định, khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả chung)
Hành vi
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
187
61.1
119
38.9
0
0
306
100
799
2.61
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
201
65.9
104
33.9
1
0.2
306
100
812
2.65
1
Tổng hợp
161
52.6
144
47.1
1
0.3
306
100
772
2.52
* Qua đó bảng 2.13 , ta nhận thấy:
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy của các bạn sinh viên là chưa tích cực, cụ thể: hành vi loại A chiếm có 52.6%, trong khi đó hành vi loại B chiếm một tỉ lệ khá lớn là 47.1%. Giải thích cho điều này chúng tôi đã hỏi một bạn sinh viên năm thứ II khoa QTKD : “Theo bạn khi tham gia giao thông trong một số hoàn cảnh mà sinh viên vi phạm luật, trong hoàn cảnh đó bạn sẽ như thế nào?”. Và nhận được câu trả lời: “Đôi khi mình cũng phải thông cảm cho các bạn vì có thể vì một lí do nào đó như ngủ dậy muộn, chậm giờ thi, kiểm tra…..thì cũng phải thông cảm, linh động cho bạn được vì đôi khi bản thân em đôi khi cũng như vậy”. Điều này chứng tỏ mặc dù nhận thức của các bạn là tốt nhưng việc chuyển từ nhận thức sang hành vi của các bạn còn hạn chế.
Bảng 2.14. So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi đặt trong hoàn cảnh các bạn vi phạm luật giao thông khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo khoa)
khoa
Hành vi
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
86
58.5
61
41.5
0
0
147
100
380
2.59
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
97
65.9
49
33.3
1
0.8
147
100
390
2.65
1
KTKT
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
101
63.5
58
36.5
0
0
159
100
419
2.64
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
114
71.7
45
28.3
0
0
159
100
432
2.72
1
* Qua bảng 2.14, ta nhận thấy: tỉ lệ sinh viên khoa KTKT và QTKD có hành vi tích cực, chưa tích cực và ít tích cực giữa sinh viên 2 khoa có sự chênh lệch. Cụ thể:
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên khi đặt trong hoàn cảnh chính các bạn vi phạm luật: so sánh giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên khoa KTKT có hành vi tích cực hơn so với sinh viên QTKD (63.5% so với 58.5%).
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên khi bạn thấy bạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật: so sánh giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên khoa KTKT có hành vi tích cực hơn so với sinh viên QTKD (71.7% so với 65.9%).
Bảng 2.15. So sánh thái độ của sinh viên nam đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi đặt trong hoàn cảnh các bạn vi phạm luật giao thông khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới) Xem phụ lục 3
Khoa
SV
Hành vi
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nam
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
46
57.5
34
42.5
0
0
80
100
206
2.58
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
53
66.3
26
32.5
1
1.2
80
100
212
2.65
1
KTKT
Nam
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
44
58.7
31
41.3
0
0
75
100
194
2.59
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
52
69.3
23
30.7
0
0
75
100
202
2.69
1
* Qua bảng 2.15, ta nhận thấy: tỉ lệ sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có hành vi tích cực, chưa tích cực và ít tích cực giữa sinh viên nam 2 khoa có sự chênh lệch nhưng không lớn. Cụ thể:
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nam khi đặt trong hoàn cảnh chính các bạn vi phạm luật: so sánh giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch nhưng tỉ lệ này không lớn Loại A: nam KTKT là 58.7 %, nam QTKD là 57.5%. Loại B: nam KTKT là 41.3%, nam QTKD là 42.5%.
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nam khi bạn thấy bạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật: so sánh giữa sinh viên nam khoa KTKT và QTKD có sự chênh lệch nhưng tỉ lệ này không lớn Loại A: nam KTKT là 69.3 %, nam QTKD là 66.3%. Loại B: nam KTKT là 30.7%, nam QTKD là 32.5%.
Bảng2.16. So sánh thái độ của sinh viên nữ đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe máy thể hiện qua mặt hành vi: khi đặt trong hoàn cảnh các bạn vi phạm luật giao thông khi bạn có những hành vi vi phạm luật, khi bạn chấp hành các biển báo về luật an toàn giao thông. (Kết quả xử lí theo giới) Xem phụ lục 3
Khoa
SV
Hành vi
Xếp loại
A
B
C
Tổng cộng
TSĐ
ĐTB
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
QTKD
Nữ
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
40
59.7
27
40.3
0
0
67
100
174
2.60
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
44
65.7
23
34.3
0
0
67
100
178
2.66
1
KTKT
Nữ
Khi bạn có hành vi vi phạm luật giao thông
57
67.9
27
32.1
0
0
84
100
225
2.68
2
Khi thấy bạn bè của mình có hành vi vi phạm luật
62
73.8
22
26.2
0
0
84
100
230
2.74
1
* Qua bảng 2.16 , ta nhận thấy: tỉ lệ sinh viên nữ có hành vi tích cực, chưa tích cực và ít tích cực giữa sinh viên nữ 2 khoa có sự chênh lệch. Cụ thể:
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nữ khi đặt trong hoàn cảnh chính các bạn vi phạm luật: so sánh giữa sinh viên nữ KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên nữ KTKT có hành vi tích cực cao hơn so với sinh viên nữ QTKD: Loại A: nữ KTKT là 67.9%, nữ QTKD là 59.7%. Loại B: nữ KTKT là 32.1%, nữ QTKD là 40.3%.
+ Hành vi tham gia giao thông của sinh viên nữ khi bạn thấy bạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật: so sánh giữa sinh viên nữ KTKT và QTKD có sự chênh lệch, sinh viên nữ KTKT có hành vi tích cực cao hơn so với sinh viên nữ QTKD: Loại A: nữ KTKT là 73.8%, nữ QTKD là 65.7%. Loại B: nữ KTKT là 26.2%, nữ QTKD là 34.3%.
* Quan sát hành vi khi đi mô tô, xe máy của sinh viên khoa QTKD và KTKT
Chúng tôi tiến hành quan sát ngẫu nhiên trên 100 xe máy khi ra, vào cổng trường:
Bảng 2.16.
Khoa
Ngày quan sát
Số xe máy
Đi ngược chiều
Không đội mũ bảo hiểm
Chở quá số người quy định
Tụ tập dưới lòng đường
Sử dụng điện thoại di động
Đi dàn hàng ngang
Đi kéo theo xe khác
QTKD
25/05/2012
50
15
3
2
9
5
1
1
26/05/2012
50
23
2
1
11
7
0
0
27/05/2012
50
28
3
3
7
3
0
1
28/05/2012
50
33
0
1
16
2
2
0
29/05/2012
50
36
1
1
14
2
0
0
30/05/2012
50
21
0
3
6
3
1
1
TB
26
1.5
1.8
10.5
3.6
0.6
0.2
KTKT
25/05/2012
50
29
2
2
6
2
1
1
26/05/2012
50
24
2
1
5
5
1
0
27/05/2012
50
21
3
2
3
3
0
0
28/05/2012
50
35
1
1
1
1
0
0
29/05/2012
50
31
1
1
0
1
0
0
30/05/2012
50
28
0
2
1
3
1
0
TB
28
1.5
1.5
2.7
2.5
0.5
0.2
Trong quá trình quan sát, chúng tôi thấy rằng sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông trong những hoàn cảnh sau: trường Đại học Tài chính – Marketing nằm đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Q7. Đây là đoạn đường 2 chiều, cách khoảng từ 250m – 300m mới có một đoạn vòng đầu xe. Trường nằm chính giữa ở khoảng này nên sinh viên khi đi từ trung tâm thành phố về trường thường đi ngược chiều để “rút ngắn” đoạn đường và “tiết kiệm” thời gian. Từ bảng 3.16 cho thấy trong 50 xe máy chúng tôi quan sát có đến hơn ½ số phương tiện vi phạm đi ngược chiều. Nhiều bạn sinh viên đã từng nói: “Mỗi lần phải vòng đầu xe để đi đúng luật thật vất vả, nếu như không thấy cảnh sát giao thông là tôi sang đường để “đi tắt” cho nhanh”. Ngoài ra qua quá trình quan sát chúng tôi còn thấy hiện tượng các bạn sinh viên tụ tập dưới lòng đường, đặc biệt là vào thời gian lúc sáng khi các bạn đến trường và khi tan học.
Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định là rất ít, trong một ngày quan sát chúng tôi chỉ gặp hai hay ba trường hợp. Theo quan sát, đối với sinh viên tham giao thông bằng phương tiện xe máy 98% các bạn chấp hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm, chỉ còn vài trường hợp là vi phạm.
2.2. Nguyên nhân sinh viên vi phạm luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông
Nguyên nhân sinh viên vi phạm luật (Câu 7).
Bảng 2.17. Bảng kết quả tổng hợp nguyên nhân sinh viên vi phạm luật giao thông.
Nguyên nhân
Số lượng
a. Không hiểu rõ quy định cụ thể của luật an toàn giao thông
77
b. Do có việc gấp, bị trễ học
251
c. Do thói quen
101
d. Ý thức tự giác chưa cao
137
e. Hệ thống giao thông chưa hợp lý
89
f. Chương trình giáo dục chưa đầy đủ
36
g. Luật pháp chưa nghiêm
131
i. Tâm lý muốn thể hiện cái tôi, cái khác biệt
45
j. Học được từ bạn bè và những người đi đường
71
k. Do tiện đường
219
L. Ý kiến khác………………………………………………
0
Từ bảng 3.17 , chúng ta nhận thấy sinh viên khoa QTKD và KTKT vi phạm luật an toàn giao thông tập trung vào hai nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan: là do luật pháp chưa nghiêm, hầu hết khi được hỏi các bạn đều nói rằng: “luật quy định vẫn còn nhẹ, chỉ có tính chất giáo dục, răn đe vì vật cần phải có những hình thức xử lí kiên quyết hơn”. Một số sinh viên khác cho rằng: họ vi phạm luật giao thông là do hệ thống giao thông chưa hợp lý, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, ách tắc giao thông, hay là do không hiểu rõ quy định của luật, do học được từ những người khác.
- Nguyên nhân chủ quan: hầu hết sinh viên cho rằng họ vi phạm luật giao thông là do có việc gấp và do tiện đường. Nguyên nhân xếp vị trí tiếp theo là do ý thức tự giác chưa cao, do thói quen. Và một số ít sinh viên cho rằng vi phạm luật an toàn giao thông là chưa nắm rõ về luật và do tâm lí bản thân.
2.3. Nhận định của sinh viên về những hình thức tuyên truyền luật giao thông
Bảng 2.18. Bảng kết quả tổng hợp về mức độ hiệu quả của các hình thức tuyên truyền luật giao thông.
Hình thức tuyên truyền
Rất hiệu quả
Hiệu quả
Không hiệu quả
TSĐ
ĐTB
TB
In tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên
43
125
138
517
1.69
7
Đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường
104
171
31
685
2.24
3
Tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố
150
132
24
738
2.41
2
Cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư
62
179
65
609
1.99
6
Lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội
75
180
51
636
2.08
4
Dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người
71
163
72
611
2.00
5
Kết hợp các hình thức trên
198
103
5
805
2.63
1
Từ bảng 2.18 chúng ta thấy, đa số sinh sinh viên nhận định rằng những hình thức tuyên truyền đưa ra đạt mức độ rất hiệu quả và hiệu quả để hạn chế tình trạng sinh vi phạm luật an toàn giao thông. Cụ thể:
+ Ở mức độ rất hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất là phải có sự kết hợp tất cả các hình thức về tuyên truyền giao thông (198 lựa chọn), tiếp đến là phải tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố (150 lựa chọn), tiếp theo lần lượt là đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường (104 lựa chọn), lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội, dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người, cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư, , và cuối cùng là in tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên (có 43 lựa chọn).
+ Ở mức độ hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất là lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn, Hội (180 lựa chọn), là cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư (179 lựa chọn), tiếp đến đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường (171 lựa chọn), tiếp theo lần lượt phải tăng cường người giám sát thực hiện giao thông trên đường phố, dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người, in tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên và cuối cùng là kết hợp các hình thức trên (103 lựa chọn).
+ Ở mức độ không hiệu quả: Hình thức tuyên truyền về luật giao thông được các bạn sinh viên đánh giá không hiệu quả là in tài liệu phát thường kỳ cho phòng sinh viên (138 lựa chọn), tiếp đến là dùng biển báo, áp phích tại nơi đông người (72 lựa chọn), cử sinh viên tình nguyện đi tuyên truyền phổ biến tại các trường học, khu dân cư. Các hình thức tuyên truyền khác cũng được lựa chọn nhưng ở mức độ thấp.
2.4 Giải pháp
Cần tổ chức các buổi nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về luật giao thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi kéo tất cả các bạn sinh viên tham gia.
Đổi mới, thay đổi phương pháp tổ chức hình thức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: biên soạn, sản xuất, phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi sao cho phong phú, hấp dẫn.
Kết luận chương 2
Nghiên cứu thực trạng thái độ chấp hành luật giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy của 306 sinh viên khoa KTKT và QTKD, chúng tôi rút ra một số kết luận sau từ kết quả nghiên cứu thu được: Đa số sinh viên có TĐ tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông của sinh viên khi đi mô tô, xe máy (54,3%), đây là một điều đáng mừng nhưng trên thực tế khi đối chiếu với việc quan sát chúng tôi đưa ra kết luận: Thái độ của sinh viên khoa KTKT và QTKD là vẫn chưa cao, điều này cho thấy mặc dù các bạn sinh viên có nhận thưc stoots về việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy nhưng việc chuyển hóa thành hành vi cụ thể còn hạn chế. Trong các mặt biểu hiện của TĐ, mặt nhận thức có biểu hiện tốt nhất, mặt hành vi có biểu hiện kém nhất. Cụ thể:
Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD có nhận thức đúng về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo, quy định của luật giao thông và ý nghĩa của các biển báo khi tham gia giao thông; có xúc cảm tình cảm tích cực khi tham gia giao thông, và cũng có một bộ phận sinh viên có hành vi tích cực khi tham gia giao thông .
Có sự khác biệt trong thái độ tham gia giao thông giữa sinh viên khoa KTKT và QTKD, nam sinh viên và nữ sinh viên của KTKT có thái độ tích cực hơn so với sinh viên nam và nữ của QTKD.
Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; ý thức tự giác chưa cao, luật pháp chưa nghiêm; do thói quen….
Có nhiều hình thức tuyên truyền về luật giao thông có hiệu quả nhưng các bạn sinh viên đều cho rằng việc kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền là có hiệu quả nhất, tiếp đến là tăng người giám sát trên các tuyến đường, đưa vào chương trình hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, lồng ghép vào các chương trình của Đoàn, Hội….
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
TĐ trong đề tài được hiểu là: “Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định (tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện cụ thể.”
TĐ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được hiểu: là trạng thái tâm lý chủ quan của sinh viên, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay ngược lại) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, điều kiện cụ thể.
Đa số sinh viên khoa KTKT và QTKD có TĐ tích cực và khá tích cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy máy (54,3%), đây là một điều đáng mừng nhưng trên thực tế khi đối chiếu với việc quan sát chúng tôi đưa ra kết luận: Thái độ của sinh viên trường KTKT và QTKD là vẫn chưa cao, điều này cho thấy mặc dù các bạn sinh viên có nhận thưc stoots về việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy nhưng việc chuyển hóa thành hành vi cụ thể còn hạn chế.. Trong 3 mặt của TĐ mặt nhận thức có biểu hiện tốt nhất, tiếp đến là mặt tình cảm, biểu hiện kém nhất là mặt hành vi.
TĐ của sinh viên trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Có sự khác biệt này là do đặc điểm của từng nghề, cũng như sự quan tâm, cách nhìn nhận và sự tham gia khác nhau.
TĐ của sinh viên nam trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên nam QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
TĐ của sinh viên nữ trường KTKT tích cực hơn so với sinh viên nữ QTKD đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
Mỗi sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; do ý thức tự giác chưa cao; do luật giao thông; do ý thức chưa cao…
Kiến nghị
Qua kết quả của đề tài, chúng tôi xin kiến nghị một số ý kiến để nâng cao tính tích cực của sinh viên
3.2.1. Đối với bản thân:
Bảo đảm an toàn giao thông là một việc làm hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, trong đó có các bạn sinh viên – những người góp phần xây dựng và phát triển đất nước sau này, vì vậy bản thân mỗi sinh viên phải tự nâng cao ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân mình, phải có nhận thức đúng, đầy đủ về việc chấp hành các quy định của luật giao thông,tích cực tham gia cùng với cộng đồng vào việc tuyên truyền cho tất cả mọi người nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông như hiện nay.
3.2.2. Đối với nhà trường:
Cần tổ chức các buổi nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, chương trình tìm hiểu về luật giao thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn để lôi kéo tất cả các bạn sinh viên tham gia.
Thành lập các đội tuyên truyền giao thông và đội bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở trường, khoa, lớp và có hình thức kỉ luật đối với sinh viên vi phạm luật giao thông.
Cần có chính sách hổ trợ, động viên, khuyến khích kịp thời đối với những sinh viên có thành tích tốt, tích cực trong hoạt động tuyên truyền về luật giao thông.
3.2.3 Đối với xã hội
Đổi mới, thay đổi phương pháp tổ chức hình thức tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: biên soạn, sản xuất, phát hành nhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi sao cho phong phú, hấp dẫn.
Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt hơn nữa, đặc biệt phải xử lí nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật giao thông.
Cần tăng cường hơn nữa các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống các trang thiết bị, phương tiện phục vụ. Nâng cấp hệ thông đường xá,cần có sự bố trí hợp lí biển báo giao thông.
Phát động, hưởng ứng nhiều chương trình, phong trào thi đua trong tất cả mọi người như: tuần lễ an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông…để từ đó nâng cao hơn nữa hiểu biết cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm của mọi người.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên.doc